Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 15 (Đà Nẵng)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Map of Đà Nẵng Việt Nam

Đà Nẵng
Thành phố ở Việt Nam
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997,nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Wikipedia
Diện tích: 485 mi²
Thời tiết: 26°C, Gió Đ với 10 km/h, 65% Độ ẩm
Dân số: 1,007 triệu (2014)





10 địa danh không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng



1. Cầu sông Hàn

Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn – cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, do nhân dân thành phố đóng góp phần lớn tiền xây dựng. Cầu được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà. Mỗi buổi tối, cầu sông Hàn đẹp lung linh nổi bật giữa thành phố Đà Nẵng trẻ trung.
Cầu sông Hàn - biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng
Cầu sông Hàn – biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng
Vào khoảng 0 giờ 30 hàng ngày, phần giữa của cầu sông Hàn quay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua, vào khoảng 3 giờ 30 cầu sẽ quay trở lại như cũ. Hóng mát bên sông Hàn và chờ đợi khoảnh khắc cầu quay là thú vui của nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch, mang lại cho họ những cảm xúc phấn khích, bồi hồi khó tả. Đến nỗi nhiều người cho rằng, “không xem cầu Sông Hàn quay nghĩa là chưa đến Đà Nẵng”.


2. Bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà như một cây nấm vươn ra ngoài biển khơi
Bán đảo Sơn Trà như một cây nấm vươn ra ngoài biển khơi
Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng…


3. Đèo Hải Vân

Cảnh đẹp từ đèo Hải Vân
Cảnh đẹp từ đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Với độ cao gần 500m so với mực nước biển, đèo Hải Vân nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam. Từ đỉnh đèo Hải Vân, những phong cảnh ấn tượng về dải vờ biển tuyệt đẹp của tổ quốc hiện ra. Đó là làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ, thành phố Đà Nẵng hiện đại bên bờ sông Hàn, đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ, dải cát trắng phau của bãi biển Non Nước, những tảng đá chênh vênh của Ngũ Hành Sơn… Hiện nay dù đã có hầm đường bộ Hải Vân, nhiều du khách vẫn cất công vượt đường đèo trắc trở với núi cao, vực sâu để được tận mắt ngắm nhìn những cảnh đẹp như tranh vẽ ấy.

4. Ngũ Hành Sơn

Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn
Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, kề bên khu du lịch Non Nước, Ngũ Hành Sơn là năm ngọn núi đá (Kim sơn, Mộc sơn, Thủy sơn, Hỏa sơn và Thổ sơn) trông giống như những hòn non bộ nổi lên giữa một cồn cát đá mênh mông, quanh năm sóng vỗ dưới chân. Đến Ngũ Hành Sơn, du khách thường đến ngọn núi lớn Thủy Sơn, chùa Tam Thai, các hang động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt… Dưới chân Ngũ Hành Sơn có làng đá mỹ nghệ Non Nước với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng đá được bàn tay các nghệ nhân địa phương cần cù tạc nên.

5. Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Làng đá mỹ nghệ Non Nước
Một cửa hàng tại làng đá mỹ nghệ Non Nước
Làng được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát khai phá. Sang thế kỷ 19 thì cả làng đều sinh sống bằng nghề này. Ở Non Nước, sản phẩm mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch khá phong phú như: tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muông thú, vòng đá đeo tay trơn láng đầy mầu sắc chạm trổ tinh xảo, công phu… Đến Ngũ Hành Sơn, du khách có thể tận mắt chứng kiến người nghệ nhân chế tác những tác phẩm đẹp từ đá thiên nhiên, sau đó thoải mái chọn lựa những đồ lưu niệm bằng đá dành tặng người thân.

6. Núi Bà Nà

Tượng Phật trên núi Bà Nà
Tượng Phật trên núi Bà Nà
Núi Bà Nà thuộc nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục,  từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…

7. Bãi Biển Phạm Văn Đồng

Bãi biển Phạm Văn Đồng nằm ngay tại trung tâm thành phố Đà Nẵng
Bãi biển Phạm Văn Đồng nằm ngay tại trung tâm thành phố Đà Nẵng
Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông, đây là một bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng là địa điểm thu hút cư dân địa phương và khách du lịch khắp nơi. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày.

Tham khảo những Khách sạn Gần Biển, giá chỉ từ 417.000 VND

8. Rạn Nam Ô

Đến biển Nam Ô nhớ tham quan rạn Nam Ô
Đến biển Nam Ô nhớ tham quan rạn Nam Ô
Cách trung tâm làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng - nằm giữa Đà Nẵng và đèo Hải Vân) khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. Rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, nên đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô,  du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. 

9. Làng chiếu Cẩm Nê

Làng chiếu Cẩm Nê
Nghệ nhân dệt chiếu tại làng Cẩm Nê
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. Ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.

10. Làng cổ Túy Loan

Đua thuyền tại làng cổ Túy Loan
Đua thuyền tại làng cổ Túy Loan
Làng cổ Túy Loan nằm về hướng Tây Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 15km, bên Quốc lộ 14 B. Theo những dấu tích còn sót lại, làng cổ Túy Loan đã có trên 500 tuổi, nổi bật là ngôi đình cổ đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Dịp hội đình Túy Loan diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng, bạn sẽ được tham dự cuộc đua ghe thuyền đặc sắc của trai làng rồi tham gia những trò chơi dân gian như đẩy gậy, thi cờ tướng, cờ người, nghe hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp… Đến làng cổ Túy Loan, du khách không nên bỏ lỡ dịp được nếm thử món đặc sản bánh tráng và Mỳ Quảng nức tiếng xa gầnnhư câu ca rằng: “Tuý Loan trăm thứ đều ngon/Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ!”.
 Nguồn: Tổng hợp từ Internet

Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng; trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng “địa linh” của xứ Quảng xưa nay. Ngũ Hành Sơn là một địa danh du lịch được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến.

Núi Ngủ Hành Sơn Đà Nẵng
Một phong cảnh của núi Ngủ Hành Sơn

Một nhà thơ đã viết về Ngũ Hành Sơn “Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết” (dịch). Thực ra tên gọi Non Nước đã có từ lâu đời, đã đi vào ca dao như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của dân chúng: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”. Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”.

Ngọn Thủy Sơn - Ngủ Hành Sơn
Ngọn Thủy Sơn


thang máy lên ngonj thủy sơn
Thang máy đưa khách lên ngọn thủy sơn

Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ, quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm. Như vậy là địa danh núi Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của nó chắc phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến vùng đất này. Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước”. Phải thừa nhận rằng tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương ngũ hành.

Động Huyền Không Ngủ Hành Sơn
Động Huyền Không Ngủ Hành Sơn

Người Pháp sau này, cuối thế kỷ XIX, thì lại dựa vào chất liệu của núi đá để đặt tên cho thắng cảnh là “Les montagnes de marbre” (Những ngọn núi đá cẩm thạch).

Động Huyền Không
Động Huyền Không - Núi Ngủ Hành Sơn

Những dấu tích còn lưu lại cho biết rằng trước khi người Việt đến đây, người Chăm đã thờ cúng các vị thần của họ trong các hang động, đền miếu trên các hòn núi này. Người Việt đến mang theo đạo Phật, lập thêm chùa chiền, am, thất làm tôn thêm tính chất uy nghiêm của một thắng cảnh mà không bài trừ nhau.

Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm trên địa phận xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Những núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong. Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là hòn lớn nhất và cũng kiều diễm nhất. Núi cao 106m, có 3 ngọn ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao (Tam Thai). Đây là nơi tập trung nhiều hang động, chùa chiền nhất.


Chùa Tam Thai Ngu Hanh Son
Chính điện Chùa Tam Thai Ngủ Hành Sơn

Về hang động có: Hóa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Lăng Hư, Vân Thông, Thiên Long, Bàn Cờ, Tàng Chân, Chiêm Thành và Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài. Về chùa có: Tam Thai, Tam Tôn, Linh Ứng…

Điều thú vị ở đây mà các điểm du lịch khác khó có thể có được là sau những giờ leo trèo, lên xuống hàng trăm bậc cấp để thăm thú các hang động và chùa chiền, du khách chỉ cần bước ra mấy trăm mét là đến bãi biển non nước cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng êm như mời gọi chào đón đến với làn nước mặn, thư giãn gân cốt, đồng thời ngắm nhìn cảnh núi non, trời biển bao la.

Chụp ảnh từ núi ngủ hành sơn
Du khách thích thú chụp ảnh từ núi Ngủ Hành Sơn

Cả vùng Ngũ Hành Sơn được quy hoạch và đang triển khai xây dựng thành Khu Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn. Trong tương lai ngắn bạn sẽ chứng nơi đây hoàn toàn khác hẳn, đẹp hơn và là điểm thu hút khách du lịch nhiều hơn.

Các khách sạn gần danh thắng Ngũ Hành Sơn

Sandybeach resort

Thắng cảnh đèo Hải Vân – vịnh Đà Nẵng

Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo dài nhất và có mức độ hiểm trở nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam.
Thắng cảnh đẹp Hải Vân
Thắng cảnh đẹp Hải Vân
Với  độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân, đỉnh cao nhất của đèo và được xây từ thời Minh Mạng, được chính nhà vua cho treo biển “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Đến đây, có một khoảng bãi đất rất rộng để dừng xe nghỉ chân, và tại đây có thể ngắm biển và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của cả con đèo.
Hiên nay, hơn 6 km đường hầm đã được xây dựng thay thế cho gần 25 kem đường đèo nguy hiểm, hiểm trở đã tạo sự thuận lợi cho việc đi lại cũng như giảm tai nạn giao thông, đồng thời đã thu hút du khách đến với tuyến du lịch hấp dẫn nhất miền Trung nối Lăng Cô thơ mộng với Nam Ô xinh đẹp chỉ trong vòng chưa đến 14 phút. Đây cũng là đường hầm xuyên núi dài nhất Đông Nam Á được khánh thành vào tháng 6-2005.
– Cách Đà Nẵng 25km về Phía Bắc và mất khoảng 35 – 40 phút nếu đi bằng ô tô, xe máy.
– Lộ trình: Trung tâm Đà Nẵng – Quốc lộ 1A về phía Bắc – chân đèo Hải Vân hoặc từ trung tâm Thành phố – đường biển Nguyễn Tất Thành – quốc lộ 1A – chân đèo.
Bạn có thể xem thêm thông tin mùa thích hợp nhất đi du lịch Đà Nẵng
Vịnh Đà Nẵng
Vịnh Đà Nẵng
Tới Tour Đà Nẵng, bạn sẽ được ngắm vẻ đẹp Vịnh Đà Nẵng  một trong những vịnh biển hình cánh cung đẹp nổi tiếng, nơi có các bãi tắm Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình trải dài theo vòng cung của vịnh nối liên hoàn trên tuyến đường biển Liên Chiểu -Thuận Phước dài gần 14km. Vịnh được che chắn bởi sườn núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà nên rất kín gió, thích hợp cho các trò chơi giải trí trên biển như dù bay, lướt ván, môtô nước… Du khách đến đây còn được thưởng thức đặc sản hải sản tươi ngon được cung cấp từ ngư dân của làng chài ven đó, đặc biệt là món gỏi cá Nam Ô tuyệt vời của vùng biển này.





Di tích lịch sử nổi tiếng ở Đà Nẵng


Đình Quá Giáng – Đà Nẵng

Đình Quá Giáng tọa lạc ở thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Tại đây thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn – những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giáng xưa bao gồm vùng Quá Giáng, Giáng Nam, Trà Kiểm, An Lưu và xóm Cồn Mong.

Đình Quá Giáng
Đình Quá Giáng
Hàng năm dân làng có hai kỳ Xuân Thu tế lễ vào các ngày 20 tháng 2 và 12 tháng 7 âm lịch để tưởng nhớ lại các vị tiền hiền đã mở mang vùng đất này.
Đình Quá Giáng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia năm 2000.

Đình Nại Nam – Đà Nẵng

Đình làng Nại Nam nay thuộc khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đình Nại Nam
Đình Nại Nam
Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.
Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những dinh làng cổ tiêu biểu còn lạì khá nguyên vẹn trong nội thành Đà Nẵng. Đình làng Nại Nam được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia năm 1999.

Đình Hải Châu – Đà Nẵng

Đình làng Hải Châu nằm trên đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, thành phố Đà Nẵng.
Phía trưóc đình Hai Châu có hồ nước lớn, ỏ giữa sừng sững hòn non bộ rợp bóng cây bồ đề trên dưới trăm tuổi.
Đình làng Hải Châu được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 2001.
Đình Hải Châu
Đình Hải Châu

Đình Bồ Bản – Đà Nẵng

Đình Bồ Bản hiện ở tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.
Đình được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XIX bằng tranh tre tại gò miếu Tam Vị. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng. Tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Đình chia làm 3 gian, 2 chái, dài 14,5m, rộng 9,7m.
Đình Bồ Bản đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa năm 1999.
Đình Bồ Bản
Đình Bồ Bản

Di tích K20 – Đà Nẵng

Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Khu di tích nằm trên địa bàn Khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn; trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khu di tích Ngũ Hành Sơn và Đô thị cổ Hội An.
Di tích K20 - Đà Nẵng
Di tích K20 – Đà Nẵng
Nhà truyền thông được xây dựng khang trang, hiện đang lưu giữ tương đối đầy đủ các hiện vật của một thời đấu tranh ngoan cường, bất khuất. Những địa chỉ đỏ, hầm bí mật, chiến hào xưa đang được đưa vào các chương trình tham quan, giáo dục truyền thông. Mỗi hiện vật, mỗi sự tích đều gắn liền những con người có thật, trong đó có người đang còn sống, đang xây dựng cuộc sống mới ngay tại mảnh đất lịch sử này.

Bia chùa An Long (Long Thủ) – Đà Nẵng

Bia chùa Long Thủ được dựng trong khuôn viên chùa Long Thủ nay đổi tên là chùa An Long. Chùa tọa lạc trên một khu đất nằm phía sau Bảo tàng Điêu khác Chăm, thuộc địa bàn phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bia chùa Long Thủ được dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1658).
Ngày nay, tuy ngôi chùa cũ không còn nữa, nhưng tấm bia này là một di tích quan trọng, minh chứng cho sự hiện hữu của ngôi chùa ngày xưa, động thời đây cũng là một trong những tấm bia cổ nhất ỏ Đà Nãng, góp thêm tư liệu cho việc, nghiện cứu lịch sử địa phương.
Bia chùa An Long (Long Thủ) - Đà Nẵng
Bia chùa An Long (Long Thủ) – Đà Nẵng
Bộ Vặn hóa – Thông tin đã công nhận bia chùa Long Thủ là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992.

Đình Túy Loan – Đà Nẵng

Đình Tuý Loan, hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Được xây dựng vào những, năm cuối thế kỷ XVIII. Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bàn, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiến hiền, hậu hiển của làng.
Làng Túy Loan
Làng Túy Loan
Đình đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa năm 1999.

Mộ Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng

Làng mộ danh nhân Ông ích Khiêm hiện tọa lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ông ích Khiêm, tự là Mục Chi. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.
Lăng mộ danh nhân Ông ích Khiêm được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia năm 2001.
Mộ Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng
Mộ Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng

Nghĩa trang Khuê Trung – Đà Nẵng

Nghĩa trang Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trang Hòa Vang) – mộ lớn của nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung – Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để quy tụ hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược năm 1858. Hòa Vang Nghĩa trang đầu tiên được lập ở trang bò làng Nghi An (Phước Tường). Khoảng năm 1920 Pháp mở sân bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trang về vườn Bá Khuê Trung. Đến 1962, quân đội Mỹ mỏ rộng sân bay về phía Nam, lại phải dời nghĩa trang đến chỗ hiện nay, khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Nghĩa trang Khuê Trung - Đà Nẵng
Nghĩa trang Khuê Trung – Đà Nẵng
Nghĩa trang Khuê Trung được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia năm 1999.

Nghĩa trang Phước Ninh – Đà Nẵng

Nghĩa trang Phước Ninh là nơi quy tụ thi hài các chiến sĩ và đồng bào Quảng Nam – Đà Nẵng và các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định chiến đấu ỏ mặt trận Đà Nẵng đã hi sinh trong buổi đầu chốn{~ Pháp (1858-1860).
Di tích này được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận năm 1998.
Nghĩa trang Phước Ninh - Đà Nẵng
Nghĩa trang Phước Ninh – Đà Nẵng

Thành Điện Hải – Đà Nẵng

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nãng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 16) đồn đổi tên là thành Điện Hải.
Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia năm 1988.
Thành Điện Hải - Đà Nẵng
Thành Điện Hải – Đà Nẵng
Chùa Pháp LâmNếu có dịp thực hiện mọt tour du lịch dài ngày đến với thành phố Đà Nẵng hiện đại và sôi động, bạn cũng sẽ có cơ hội chiêm bái và tham quan vô số những cảnh chùa đẹp.
Đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của Phật tử mộ đạo địa phương, các ngôi chùa còn là điểm du lịch Đà Nẵng được du khách háo hức ghé đến tham quan. Không chỉ thu hút du khách bởi bầu không khí thanh tịnh, dung dị, đa phần các ngôi chùa ở thành phố này còn để lại nơi lòng du khách nhiều ấn tượng khó quên bởi kiến trúc độc đáo, cũng như cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp chung quanh. Dưới đây là một số ngôi chùa nổi tiếng của Đà Nẵng, điểm đến đáng lưu ý để bạn ‘bỏ túi’ trong chuyến du lịch sắp tới của mình.
Chùa Linh Ứng Bà Nà, Đà Nẵng
Chánh điện chùa Linh Ứng tại Bà Nà, Đà Nẵng
Trong các ngôi chùa nổi tiếng của Đà Nẵng, không ai không biết đến chùa Linh Ứng. Không biết do vô tình hay hữu ý, Đà Nẵng có đến 3 ngồi chùa cùng mang cái tên Linh Ứng, mỗi nơi lại có vẻ đẹp riêng biệt, cùng toạc lạc thành hình tam giác ở 3 góc của thành phố. Mỗi ngôi chùa Linh Ứng đều có thế đất đắc địa: chùa Linh Ứng Non Nước nằm trên hòn Thuỷ Sơn của ngọn Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên đỉnh Bà Nà hữu tình, hùng vĩ và chùa Linh Ứng Bãi Bụt toạ lạc lưng chừng ngọn núi thuộc bán đảo Sơn Trà. Trong đó chùa Linh Ứng Bãi Bụt to nhất và mới nhất, có kiến trúc cũng đẹp và độc đáo nhất. Cả 3 ngồi chùa đều thu hút đông đảo du khách mỗi năm, là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất của thành phố.
Chùa Phổ Đà
Chùa Phổ ĐàTrong danh sách các ngôi chùa nổi tiếng của Đà Nẵng, người ta cũng thường nhắc đến chùa Phổ Đà. Chùa Phổ Đà thuộc xã Bình Thuận, quận Hải Châu, được khánh thành từ năm 1915. Với nền tảng Phật giáo vững chắc, chùa vừa là điểm chiêm bái linh thiêng của Phật tử, vừa là Phật học đường thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Gần đây ngôi chùa được trùng tu khang trang, không gian thoáng đạt, kiến trúc nổi bậc với mái chùa cong mềm mại, đã dần trở thành điểm du lịch của nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước.
Chùa Tam Bảo – Nét đẹp tín ngưỡng của người dân Đà NẵngToạ lạc trên con đường Phan Chu Trinh, thuộc quận Hải Châu, chùa Tam Bảo được xây dựng từ năm 1953, là tổ đình của Phật giáo Nam Tông của các tỉnh miền Trung. Ngôi chùa sở hữu nhiều bức tượng quý, sống động và linh thiêng, trong đó có tiếng vang nhất là 3 bực tạc đức Thích Ca Mâu Ni đi khất thực, lúc toạ thiền và nhập định.
Chùa Pháp LâmToạ lạc trên đường Ông Ích Khiêm, đậm nét kiến trúc Á Đông, được xây dựng từ năm 1934, đến nay vẫn mang nét đẹp rêu phong trầm mặc. Đặc biệt là cổng tam quan cũ xưa và dung dị. Mỗi năm chùa chào đón hàng vạn du khách, tăng ni và Phật tử tìm đến chiêm bái, vãng cảnh; đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức các nghi lễ cúng bái thường niên của Giáo hội tỉnh nhà.
Chùa Quan Thế ÂmToạ lạc tại chân núi Kim Sơn, đường Sư Vạn Hạnh, Chùa Quan Âm được xây dựng năm 1957. Chùa gắn liền với tích truyện nhiệm mầu của cố Hoà thượng Thích Pháp Nhãn, củng cố lòng tin Phật giáo trong lòng Phật tử địa phương, và cả các đoàn hành hương từ nhiều nơi khác. Giữa cảnh thiên nhiên hùng ví, núi rừng bao la, bạt ngàn, ngôi chùa ẩn hiện như một điểm nhấn giúp cảnh quan ấm áp, thanh tịnh.
Chùa Tam Thai Đà Nẵng - Chốn bồng lai của trần thếChùa Tam Thai cũng là điểm đến phổ biến trong các hành trình tour Đà Nẵng. Chùa Tam Thai không kém các chùa Linh Ứng trong danh sách các ngôi chùa nổi tiếng của Đà Nẵng. Nằm trên ngọn Thuỷ Sơn, thuộc quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai nằm giữa bốn bề thiên nhiên tĩnh lặng, non nước hữu tình, là di sản quý đặc trưng cho kiến trúc đình chùa nhà Nguyễn xưa. Với không gian xen chút huyền ảo, thơ mộng, giữa nhiều hang động kỳ bí, cây cỏ xanh um phủ mờ, những dãy núi trùng điệp, bên dưới là sóng biển ầm ì ngày đêm. Chùa Tam Thai khiến du khách không khỏi khoan khoái hít thở bầu không khí nhiệm màu.

Bãi tắm Non NướcNếu có dịp đi du lịch Đà Nẵng, đến thăm thành phố biển sôi động của miền Trung, cùng với vô số những địa điểm thú vị đang chờ đợi bạn khám phá, đừng quên ghé đến chiêm ngưỡng nét đẹp dịu dàng, uyển chuyển và độc đáo của bãi tắm Non Nước. Được tạp chí Forbes hàng đầu của Mỹ bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, bãi tắm Non Nước được ví như thiên đường nơi hạ giới và là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
Bãi tắm Non Nước
Bãi tắm Non Nước
Bãi tắm Non Nước thuộc địa phận quận Ngũ Hành Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 10km về phía Đông Nam. Bãi tắm có chiều dài khoảng 5km và có hình dáng như vòng cung, nổi bật một màu xanh ngọc, bên thềm cát trắng mịn chạy dài viền sát bờ biển, ôm lấy chân núi Ngũ Hành Sơn. Bãi tắm Non Nước nổi tiếng bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, sơn thuỷ kết hợp hài hoà; bầu không khí trong lành, là nước biển xanh trong, sạch sẽ, gió biển mát rượi mơn man da thịt, ánh nắng mặt trời ấm áp ban ngày lại trở nên mát mẻ, dễ chịu khi chiều tối. Bãi tắm Non Nước như một bức tranh thiên nhiên sinh động, phát hoạ một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hút hồn cả du khách lẫn người dân bản địa. Đặc biệt, bãi tắm Non Nước còn hội tủ đủ các yếu tố càn thiết về khí hậu, thời tiết, độ sóng, độ mặn…phù hợp cho hầu hết các loại hình thể thao trên biển, nhất là môn lướt sóng. Đến với bãi tắm Non Nước, bên cạnh việc nghỉ ngơi, thư giãn và tắm biển, du khách còn có thể kết hợp dã ngoại, khám phá ngọn Ngũ Hành Sơn, viếng thăm thắng tích này với những cảnh chùa thiên liêng, tĩnh lặng, cùng hệ thống hang động bí ẩn, hoặc chọn dạo qua ngôi làng nghề đá mỹ nghệ ngay dưới chân núi và mua sắm những món quà kỷ niệm nhỏ xinh, độc đáo tại đây.
điểm tham quan du lịch Đà Nẵng thú vị và đáng để du khách ghé đến nhất trong hành trình khám phá Đà Nẵng, bãi tắm Non Nước luôn mang lại cho du khách khoảng thời gian nghỉ dưỡng trọn vẹn, cùng những trải nghiệm tuyệt vời rất khó quên.

Hòn ChảoĐà Nẵng thành phố luôn ở tốp đầu của nhiều du khách khi đi du lịch. Thành phố biển miền Trung này nổi tiếng sạch đẹp, với nhiều điểm đến ngất ngây. Ở đây có một hòn đảo nhỏ xinh đẹp đang chờ du khách khám phá, đó là Hòn Chảo.
Hòn Chảo
Hòn Chảo
Hòn Chảo có thể được xem là một điểm tham quan du lịch Đà Nẵng mới, vì có thể nhiều du khách cũng chưa từng nghe đến cái tên này. Từ bãi Xuân Thiều đi canô chừng 10 phút hoặc đi bằng đường sông chừng 40 phút là bạn sẽ đặt chân lên Hòn Chảo.
Từ xa Hòn Chảo nổi lên giữa biển khơi như một chiếc chảo úp ngược nên cái tên cũng từ đó được người dân ở đây gọi. Bên cạnh đó là một số cái tên khác như hòn Sơn Trà hay cù lao Hàn.
Hòn Chảo chỉ rộng chừng 1,5 km nhưng lại có đầy đủ địa hình. Đó là những bãi đá san sát chồng lên nhau, những bãi biển ngắn nhưng tuyệt đẹp, những đồi nhỏ thoai thoải dốc. Rồi những mùa hoa điệp nở vàng rực cả một góc đảo.
Đến Hòn Chảo vào những ngày đẹp trời du khách sẽ được thỏa sức lặn biển để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn dưới lòng biển sâu. Nơi đây có hơn 144 loài san hô, 135 loài rong biển và 162 loài cá đầy sắc màu. Hay một thú vui khác là câu cá, câu mực. Không cần đi quá xa mà ở ngay mép nước du khách cũng có thể bắt được cá, mực. Đây cũng là nơi nhiều loài hải sản khác như tôm hùm, cá mú, bào ngư…sinh sống. Tự mình câu cá, tự mình nướng mực trên một hòn đảo yên bình là điều thú vị không gì bằng.
Vào những hôm biển động đây là nơi của những đàn hải âu kiếm mồi, rồi nếu may mắn du khách sẽ bắt gặp những con đại bàng sải cánh rộng đến hàng mét. Ít ai biết được rằng, nơi đây là không gian sống của nhiều loài thú như trăn, rắn, lợn rừng…Khi đêm xuống cùng làm trại, đốt lửa, nướng mực tươi cá tươi cùng đàn hát giữa đất trời biển mênh mông thoáng mát thì không gì tuyệt vời hơn.
Dành một ngày khám phá hòn đảo hoang sơ Hòn Chảo sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ khi có dịp đi tour du lịch Đà Nẵng. Hiện nay, Hòn Chảo được nhiều du khách yêu mến, luôn có dành thời gian để ghé lại thăm, khi đến thành phố biển xinh đẹp này.

Suối nước nóng Phước NhơnĐến với thành phố du lịch văn minh và hiện đại bậc nhất miền Trung của Việt Nam – Đà Nẵng, bạn sẽ có cơ hội vẫy vùng trong làn nước biển trong xanh, chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên với bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ. Ngoài ra, các điểm tham quan du lịch Đà Nẵng nổi tiếng, được đầu tư mạnh tay của thành phố này cũng thu hút không ít du khách trong và ngoài nước. Một trong số đó phải kể đến suối nước nóng, tắm bùn Phước Nhơn.
Suối nước nóng Phước Nhơn
Suối nước nóng Phước Nhơn
Có thể nói, Khu nước khoáng nóng Phước Nhơn là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du khách có dịp đi tour du lịch Đà Nẵng. Điểm đến này thuộc địa phận thôn Phước Nhơn, huyện Hoà Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km về phía Tây Nam. Khu du lịch này thường xuyên được các công ty điều hành tour sắp xếp trong lộ trình du lịch và khám phá Đà Nẵng, như một điểm nhấn mới mẻ để du khách thoả sức thư giãn. Suối nước nóng Phước Nhơn nằm trong khuôn viên rộng khoảng 20.099 m², với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng để du khách lựa chọn như tắm và bơi ở bể nước nóng công cộng ngoài trời; ngâm mình trong bồn gỗ có nước khoáng nóng; ngâm mình trong bùn; tắm khoáng hương liệu; massage vật lý trị liệu; spa… Đặc biệt hơn tại đây còn có một dịch vụ khá độc đáo rất thu hút khách tham quan đó là tắm thảo mộc với các bài thuốc tắm cổ truyền của người Dao Đỏ.
Suối nước nóng Phước Nhơn
Tắm bùn ở khu du lịch Suối nước nóng Phước Nhơn
Suối nước nóng Phước Nhơn được xây dựng ngay trên mỏ khoáng nóng duy nhất của thành phố. Những dòng nước nóng được trào lên từ lòng đất với nhiệt độ có lúc được hơn 50o C, chứa hàm lượng khoáng chất khá cao có tác dụng thư giãn cơ thể, hồi phục thể trạng đưa cơ thể về trạng thái cân bằng sau những lúc mệt mỏi. Hơn thế nữa, tắm khoáng nóng còn rất tốt cho những người mắc bệnh về đau khớp, thần kinh tọa, đau gân, cơ, căng thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên. Chỉ một buổi sử dụng các dịch vụ tại Phước Nhơn, hầu hết du khách đều rất hài lòng và cảm thấy thư thái, khoẻ khoắn hơn hẳn.
Là một khu du lịch non trẻ, được mở cửa từ cuối năm 2011, nhưng suối nước nóng Phước Nhơn đã trở nên nổi tiếng, thu hút hàng ngàn lượt du khách đi du lịch ghé đến đây hàng năm. Với sự đa dang về dịch vụ, chất lượng tốt và không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên, suối nước nóng Phước Nhơn đã ghi được những điểm cộng rất tốt trong lòng du khách.

Bãi Đá ĐenDu lịch Đà Nẵng vốn nổi tiếng với những bãi biển xanh và đẹp. Tuy lượng khách du lịch đổ về đây rất đông, nhưng không phải ai cũng biết rằng mảnh đất này còn là nơi của nhiều bãi tắm chưa được khám phá. Một trong số những bãi tắm chưa được khám phá ấy chính là Bãi Đá Đen.
Bãi Đá Đen
Bãi Đá Đen
Bãi Đá Đen – như cái tên của nó là một điểm du lịch Đà Nẵng còn rất im hơi lặng tiếng. Nằm ở bờ bắc bán đảo Sơn Trà, bãi đá Đen hoang sơ đến lạ thường dù chỉ cách trung tâm thành phố Đà Nẵng hơn một giờ tàu chạy. Muốn đến được bãi tắm này, du khách cần đi bằng tàu thủy qua sông Hàn, ngang cầu Cảng Tiên Sa là đến.
Với địa hình đúng như tên gọi, có rất nhiều tảng đá to màu đen nằm xen kẽ, xếp chồng lên nhau tạo nên những góc cạnh rất lạ mắt. Đặc biệt, trong khu vực bãi đá có rất nhiều khoảng trống đẹp tựa hồ nước nhân tạo. Được che chắn bởi những tảng đá lớn nên nước ở đây quanh năm trong xanh, sóng dịu nhẹ thích hợp cho du khách tắm biển.
Đây còn là nơi sinh sống của rất nhiều loại hải sản như cá hồng, bống cát, cá mú hay ốc trinh nữ, ốc mỡ, sò điệp, cồi mai… Đặc biệt, ở đây còn là nơi sinh sống của ốc vú nàng, một loại ốc khá hiếm, rất ít nơi có. Hãy thử đeo kính lặn, hoặc thả mình buông câu để tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời ở đây.
Với bãi cát trải dài mềm mượt bên bờ nước trong xanh, nơi đây rất thích hợp để mọi người tổ chức liên hoan, đốt lửa trại những trò chơi tập thể, cuộc thi, tổ chức nấu ăn,….diễn ra thật sôi nổi. Hay thử một lần thưởng thức đêm ở bãi cát cũng hấp dẫn không kém trong ánh lửa bập bùng, hòa quyện cùng tiếng sóng biển vỗ nhẹ và gió đưa hơi biển mằn mặn tràn ngập không gian.
Hiện nay, dù Đà Nẵng không cần quảng bá nhiều nữa, cũng đã trở thành một điểm đến được lựa chọn hàng đầu. Hãy đi du lịch đến thành phố biển Đà Nẵng tươi đẹp này và không quên chút thời gian phiêu lưu đến Bãi Đá Đen, điểm du lịch hãy còn nhiều điều đang chờ đợi chúng ta khám phá.

Bãi RạngTrong các hành trình thưởng ngoạn trong nước hiện nay, Đà Nẵng là điểm dừng chân khá nổi tiếng và được đông đảo du khách trong lẫn ngoài nước dành cho nhiều ưu ái. Và nhắc đến du lịch Đà Nẵng, hẳn là phải nhắc đến những khu nghỉ dưỡng quy mô, những bãi biển đẹp. Trong số đó, nhất định sẽ phải kể đến Bãi Rạng, một bãi biển xinh xắn mỗi ngày một thêm đông đúc du khách đến thăm.
Bãi Rạng
Bãi Rạng
Bãi Rạng là một trong những điểm du lịch Đà Nẵng có nét duyên rất riêng. Điểm đến nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng tầm 20 phút chạy xe máy, nằm theo dải đá bán đảo Sơn Trà, Bãi Rạng thực chất là một bãi đá biển rất đẹp. Với những dãy dài các bãi đá nhấp nhô, xen giữa bãi cát trắng, biển xánh, tiếp tiếp nhau chạy dài vừa tạo nên cảm giác hùng vĩ, vừa tạo nên cảm giác thật nên thơ dưới chân ngọn Sơn Trà.
Với địa hình dốc, nằm dưới chân núi đá, nước trong xanh biêng biếc nhìn thấy đáy, nơi đây không chỉ đơn thuần là cảnh quan để du khách thưởng ngoạn cảnh, là khu du lịch để du khách nghỉ dưỡng mà còn sân chơi tuyệt vời để du khách giải trí với các dịch vụ phong phú như câu cá, leo núi, lặn biển ngắm san hô.
Hãy thử tưởng tượng cảm giác đứng trên những tảng đá, bốn bên là biển trong xanh, đặt một chân xuống là sóng biển vỗ về, vẻ hoang sơ, mộc mạc vẫn còn được giữ gìn, hẳn là không còn gì thú vị hơn. Nét đẹp hoang sơ, chút tinh khôi phảng phất, không khiến chúng ta phải quá ngạc nhiên, nhất là khi đến đây dễ dàng bắt gặp rất nhiều đôi uyên ương chụp ảnh cưới. Chính khung cảnh lãng mạn tuyệt vời của Bãi Rạng, thêm một phần là điểm đến hạnh phúc của bao người.
Một điều thú vị khác nữa là, Bãi Rạng nằm gần Bãi Bụt, Bãi Nam và Mũi Súng, nên du khách có thể kết hợp để tham quan trải nghiệm rất lý thú. Tại Bãi Rạng tuy hoang sơ nhưng cũng có dịch vụ phục vụ khách du lịch như ăn uống, lều nghỉ, tắm nước ngọt, ….Nếu bạn không có đủ thời gian ghé thăm, thì nhìn từ bãi biển Mỹ Khê bạn cũng có thể nhìn thấy khu Bãi Rạng thấp thoáng xa xa với vẻ đẹp ẩn hiện tuyệt vời.
Nếu có dịp đi du lịch đến Đà Nẵng, hy vọng bạn luôn có đủ thời gian để dành thăm Bãi Rạng với một dãy dài các bãi đá nhấp nhô, cát biển trắng xóa, sóng biển rì rầm. Một thắng cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ nằm dưới chân ngọn Sơn Trà sẽ luôn làm du khách phương xa phải vương vấn, vươn vấn chút tinh khôi từ biển xa, chút kỳ vỹ từ đá núi và chút khoáng đạt thênh thang của một không gian rộng lớn bao la.






20 quán ăn ngon ‘nức tiếng’ của du lịch Đà Nẵng


Sau những giờ thăm thú cảnh quan, tắm biển ở Đà Nẵng, những món ăn đậm đà của người địa phương sẽ giúp bạn hài lòng trọn vẹn với chuyến vi vu lần này. Song nếu bạn còn phân vân chưa biết sẽ ăn uống ở đâu khi du lịch Đà Nẵng, iVIVU xin giới thiệu danh sách các quán ăn ngon dưới đây.

Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng
Bánh tráng cuốn thịt heo – Món ngon Đà Nẵng nức tiếng gần xa. Ảnh: Internet

20 quán ăn ngon ‘nức tiếng’ của du lịch Đà Nẵng

1. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
2. Hải sản bà Thôi 1: 98,100,102 Lê Đình Dương – Hải Châu, ĐT: 05113 825 384; quán Hải Sản Bà Thôi 2: KDC Mở Rộng 2 – Đường Hoàng Sa – Sơn Trà, ĐT: 0905 055 511
hai-san-ba-thoi-1-ivivu hai-san-ba-thoi-ivivu
3. Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.
 4. Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Ở đây có món nước chấm bánh xèo đặc biệt, rất đậm đà. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé.
banh-xeo-ba-duong-ivivu
5. Bún mắm bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai. Giá 15.000 – 20.000 VND/tô.
6. Mì Quảng số 1A Hải Phòng. Có nhiều loại: tôm, thịt heo, gà, trứng; Mì quảng bà Vị: 155 Trng Nữ Vương; Giá tham khảo: 20.000 – 30.000 VND/tô
7. Bánh canh cá lóc Thanh Hương: 130 Lê Đình Dương; Bánh canh cá lóc Nhất Vang: 241 Hoàng Diệu; Bánh canh Minh Nguyệt: 8 Yên Bái; Bánh canh Nga: 193 Đống Đa. Giá: 20 – 25.000 VND/tô
banh-canh-ca-loc-thanh-huong-ivivu
8. Bánh nậm lọc, quán Bà Bé: 100 Hoàng Văn Thụ
9. Cháo vịt Thanh Nhàn: 384 Phan Châu Trinh, quán bán từ chiều tối, giá 15.000 – 20.000 VND/tô
10. Cao lầu và cơm gà Hội An ở Đà Nẵng – Cơm gà Hồng Ngọc: 193 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng, giá từ 25.000 – 40.000 VND/phần; Ăn cao lầu tại 267 Thái Thị Bôi, Đà Nẵng (đường Hà Huy Tập quẹo vào), giá 20.000 VND/tô
11. Bánh tráng tương, báng tráng đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn; giá 3.000 – 5.000 VND/cái
12. Chè Hương: 288 Phan Châu Trinh; chè Xuân Trang: 31 Lê Duẩn, Q. Hải Châu; chè xoa xoa: 187 đường Hải Phòng – quận Hải Châu. Mỗi món giá 8.000 – 18.000 VND
13. Tré bà Đệ: 77 Hải Phòng, ĐT: (0511) 382 8067
tré-ba-de-ivivu
14. Quán bún mắm nem tai – bún mắm Ngọc, địa chỉ: số 20 Đoàn Thị Điểm, Đà Nẵng. Giá: 15.000 – 17.00 VND
15. Quán nem lụi, bún thịt nướng… quán Xuân” địa chỉ 491 Hải Phòng, hoạt động cả ngày, giá 15.000 – 20.000 VND/tô, quán bán cả ngày.
16. Bún riêu:  Quán 39 Lê Hồng Phong, quán Số 2 Yên Bái
bun-rieu-cua-ivivu
17. Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc…) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương; cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn.
18. Bò kho 144 đường Huỳnh Thúc Kháng, chỉ bán buổi sáng, bên cạnh buổi chiều có bánh canh. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm; ngoài ra có bún mắm chợ Hòa Khánh (đường Âu Cơ, Q. Liên Chiểu).
19. Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
com-nieu-nha-do-ivivu
20. Bún bò Huế bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).

Ẩm thực Đà Nẵng và những món phải thử khi tới

Đến thành phố sông Hàn, ngoài việc trải nghiệm những bãi biển xanh ngát, cây cầu lung linh về đêm, bạn sẽ khó lòng bỏ qua các món đặc sản hấp dẫn ngay từ vẻ ngoài.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 1
Mì Quảng
Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị riêng biệt từ cách trình bày. Đầu tiên cho vào tô rau sống đủ loại, tiếp đến là mì sợi và chan nước, sau đó thêm hành và ngò lá xanh, đậu phộng rải đều. Nước lèo có độ đậm đặc của tôm giã nhuyễn và những nguyên liệu đặc trưng vừa đủ độ béo, đậm, ngọt. Giá một tô từ 15.000 - 25.000 đồng.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 2
Bánh bèo
Bánh bèo Đà Nẵng thường được đổ trong những chén vừa. Nhân gồm thịt ba rọi, tôm lột vỏ, nấm mèo, đầu hành lá, gia vị và một chút nước màu. Khi bánh bèo chín, người chế biến thêm nhân sệt vào, chan ít nước mắm đã pha, rắc hành phi, đậu phộng giã rồi. Một phần bánh bèo chén cho một người ăn khoảng 20.000 đồng.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 3
Bánh tráng cuốn thịt heo
Món cuốn dân dã này có được hương vị khó quên là nhờ khâu chọn lọc nguyên liệu. Bánh tráng phải là loại phơi sương, thơm mùi gạo. Thịt heo chọn loại ngon, luộc vừa tới rồi ngâm trong nồi nước dùng, sao cho miếng thịt có độ dẻo, phần mỡ trong, phần thịt trắng nõn nà, bì mềm. Nếu có dịp đến thành phố Đà Nẵng, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn đậm đà này ở các nhà hàng đặc sản (hệ thống Trần, quán Mậu…) hay các quán vỉa hè, chợ Cồn, chợ Hàn… với giá dao động từ 50.000- 80.000 đồng một phần.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 4
Ốc hút
Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào xả ớt. Ốc trước khi xào được đập thông hai đầu, khi thưởng thức chỉ cần hút nhẹ ở miệng vỏ sẽ cảm nhận được ngay thịt ốc vừa béo vừa chắc, ăn cùng xoài và đu đủ ngâm chua cay. Vừa ăn vừa hít hà vị cay đặc trưng của các món ăn Đà thành sẽ khiến bạn có trải nghiệm khó quên. Hãy tìm đến các quán vỉa hè bán đồ ăn khuya hoặc quán hải sản gần bãi biển, một đĩa ốc hút có giá khoảng 20.000 - 30.000 đồng.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 5
Mít trộn
Đây là món ăn vô cùng thân thuộc với giới trẻ Đà Nẵng. Mít trộn có vị bùi và ngọt của mít non, giòn của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm… tất cả tạo nên vị ngon hấp dẫn. Một đĩa mít trộn có giá 10.000 - 20.000 đồng.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 6
Cá khô rang chua ngọt
Vùng biển Đà Nẵng mang đến nhiều món hải sản ngon, đặc biệt là các món từ cá. Từ lâu, cá khô là một món dân dã của người dân miền biển. Cá khô xào cay, hay cá khô rang chua ngọt chất chứa hương vị biển mặn mòi. 25.000 đồng là giá một đĩa cá khô đầy đặn.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 7
Chíp chíp xào cay
Đây là loại hải sản ngon, rẻ và vô cùng đặc trưng của Đà Nẵng. Ngoài việc hấp, xào cay chíp chíp cũng là cách làm phổ biến. Hương vị ngọt dịu của chíp chíp cộng thêm mùi hăng của sả, cay của ớt, đậm đà của gia vị làm nên một món ăn nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng. Món này bán ở mọi quán ăn hải sản, với giá 25.000-30.000 đồng đĩa.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 8
Gỏi sứa
Gỏi sứa có cách chế biến đơn giản. Sau khi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, vắt ráo nước, đem trộn sứa với chuối xanh, xoài xanh, đậu phộng, thêm chút rau thơm. Có thể ăn kèm cùng với bánh đa, chấm nước tương hoặc muối tiêu chanh đều rất ngon. Gỏi sứa cũng đặc biệt hợp với thời tiết mùa hè nóng nực vì vị thanh mát, không gây cảm giác ngán, được bán ở gần bãi biển, trong các chợ Cồn, chợ Hàn.... với giá 20.000-30.000 đồng một đĩa.
Ẩm thực đà nẵng và những món phải thử khi tới - 9
Gỏi cá mai
Cá mai có hình dáng tương tự cá cơm nhưng có một lớp vẩy bạc lấp lánh bao quanh và đặc biệt là không có máu nên không có mùi tanh. Cá mai đánh sạch vảy, cắt bỏ đầu đuôi, dùng dao mổ dọc theo lườn cá, rút bỏ xương sống, làm tái bằng nước cốt chanh, vắt ráo và để riêng. Các loại rau như cá rốt thái sợi, hành tây thái mỏng, húng lủi, rau răm thái nhỏ, đậu phộng rang... để trộn gỏi, tạo nên món ăn mang đậm hương vị miền Trung. Các quán ăn gần cầu Rồng, hoặc bãi biển Phạm Văn Đồng có bán nhiều gỏi cá mai, giá khoảng 30.000-40.000 đồng một đĩa cho 4 người ăn.

Má Lúm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét