Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ 128

(ĐC sưu tầm trên NET)

Quỷ Cốc Tử – Nhân vật thần bí nhất trong lịch sử Trung Hoa


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Trung Hoa cổ xưa có rất nhiều nhân vật thần bí, nhưng kể đến nhân vật thần bí nhất thì dân gian thường kể đến Quỷ Cốc Tử. Quỷ Cốc Tử là bậc thần bí kỳ tài, tiếng tăm lừng lẫy thời Chiến Quốc của Trung Hoa cổ đại. Ông không chỉ được biết đến là nhà chính trị, ngoại giao, mưu lược tài giỏi mà còn là người tinh thông đoán mệnh, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”. Ngoài ra ông còn bồi dưỡng ra nhiều người kỳ tài nên cũng được thế nhân xưng là chuyên gia giáo dục nổi danh.

Thần bí kỳ tài: Quỷ Cốc Tử

Quỷ Cốc Tử tên là Vương Thiền, tự Hủ, Đạo hiệu là Quỷ Cốc, người thế gian gọi ông là “Quỷ Cốc Tử” và “Vương Thiền Tổ Sư”. Tên của Quỷ Cốc Tử là có nguồn gốc từ nơi sinh của ông là ở núi Quy Cốc, tỉnh Hà Nam. Bởi vì chữ “Quy” phát âm gần giống với chữ “Quỷ”, vì vậy ông lấy chữ “Quỷ” làm tên của mình. Nhưng, không hiểu có phải do “an bài” hay ngẫu nhiên mà cái tên này lại khiến cho Quỷ Cốc Tử vốn đã thần bí “thoắt ẩn thoắt hiện” lại càng thêm sắc thái thần bí.
Người thế gian công nhận, Quỷ Cốc Tử là thủy tổ của Tung Hoành Gia (một học phái trong Cửu Lưu thập gia, thiên về nghệ thuật ngoại giao xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc ở Trung Quốc). Ông là sư phụ của nhiều đệ tử tài giỏi xuất chúng như Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên…Cho nên, thế nhân nhiều đời đều ca ngợi ông là bậc kỳ tài.
Những ghi chép đầu tiên về Quỷ Cốc Tử là đến từ cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên. Trong “Sử ký. Tô Tần liệt truyện” có viết rằng Tô Tần, người ở thành Lạc Dương, nhà Đông Chu là học trò của Quỷ Cốc Tử tiên sinh. Trong “Sử ký. Trương Nghi liệt truyện” cũng viết: Trương Nghi người nước Ngụy, là bạn học với Tô Tần, cùng là học trò của Quỷ Cốc Tử. Tô Tần thường than là không tài giỏi bằng Trương Nghi. Trong cuốn “Quận trai độc thư chí” của Công Vũ thời Đại Tống có viết về ông: Thời Chiến Quốc, ông ẩn cư ở vùng núi cao rừng rậm thuộc đất Dương Thành nhà Chu, lấy tên hiệu là Quỷ Cốc, là thầy dưỡng tính trị thân của Tô Tần và Trương Nghi.

Tác phẩm và Đồ đệ của Quỷ Cốc Tử

Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về Quỷ Cốc Tử. Có truyền thuyết nói rằng, Quỷ Cốc Tử là người có tư chất thông minh thiên bẩm. Từ 2 tuổi đã bắt đầu đọc sách, 5 tuổi bắt đầu học tập toán quái (xem bói), hơn 10 tuổi đã trở thành thầy xem bói mà mọi người ở xa gần đều biết. Vì vậy, dân gian cũng cho rằng ông là ông tổ của mệnh lý.
Trong Đạo Giáo, Quỷ Cốc Tử được công nhận là “Cổ chi Chân Tiên”, được tôn xưng là “Huyền đô Đạo trường”. Tác phẩm được lưu lại cho đời sau, có “Bản kinh âm phù thất thuật “, nội dung nói về đạo lý nghỉ ngơi dưỡng sức. Ngoài ra còn có “Bãi hạp sách”(còn gọi là “Quỷ Cốc Tử”), nội dung nói về các kỹ xảo trong sách lược và biện luận. Tác phẩm thể hiện rõ tài hùng biện cao thâm và tinh diệu của Quỷ Cốc Tử. Trong Tứ khố hoàn thư, cuốn sách này được xếp vào Tử Bộ Tạp Giao (Tứ khố hoàn thư là bộ sưu tập sách biên soạn trong suốt triều đại nhà Thanh. Tử bộ là 4 loại: kinh, sử, tử, tập theo sự phân loại của người xưa. Tạp Giao là một học phái thời Tiên Tần, dung hợp các học thuyết thành một). Nhưng bởi vì, tư tưởng đàm luận và chỉ đạo của Tung Hoành Gia khác xa so với tư tưởng của Nho Gia, cho nên các học giả đời sau không sùng bái cuốn sách này.
Trong các đệ tử mà Quỷ Cốc Tử dạy bảo, thì Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên là 4 học trò kiệt xuất thế nhân. Trong tác phẩm “Quỷ Cốc tứ hữu chí” (tên khác là “Tôn Bàng diễn nghĩa thất quốc chí toàn truyện”) có miêu tả về việc đấu mưu giữa Tôn Tẫn và Bàng Quyên, liên hoành hợp tung của Tô Tần và Trương Nghi… Đáng tiếc, Quỷ Cốc Tử nhìn thấy Tô Tần và Trương Nghi nóng lòng muốn truy cầu theo đuổi công danh, nhập thế thi triển khát vọng nên chỉ có thể than khổ: Người thành Tiên thật là khó!
Nhưng tục ngữ có câu: Đạo gia chân chính truyền thừa đều là do Sư Phụ tìm đồ đệ chứ không phải là đồ đệ tìm Sư Phụ. Vậy nên, việc Quỷ Cốc Tử nhìn rõ Tô Tần và Trương Nghi thì không phải là ngẫu nhiên mà là đã có chọn lựa.

Quỷ Cốc Tử báo mộng tìm đồ đệ


(Hình vẽ Tô Tần và Trương Nghi. Ảnh: Internet)
(Hình vẽ Tô Tần và Trương Nghi. Ảnh: Internet)

Tương truyền rằng: Một hôm, Quỷ Cốc Tử ngồi đả tọa trong hang, bỗng nhiên nghe được tín tức từ trong luồng gió rào rào thổi tới. Ông đưa ngón tay lên bấm và mừng rỡ khó hiểu. Hóa ra ông đã đoán ra rằng chư hầu các nước sẽ đem sự thịnh và vong đặt vào tay hai cao thủ hiếm có. Hai vị này là hai danh tài có một không hai. Quỷ Cốc Tử quyết định thu nhận hai vị thanh niên có đầy đủ tiên cốt mà chưa trải qua mài giũa này cho nên đã xuất hang đi tìm kiếm họ.
Trương Nghi ở An ấp, nước Ngụy và Tô Tần ở Lạc Dương, nhà Đông Chu đều là người ôm chí lớn trong lòng, muốn dựng lập sự nghiệp vĩ đại. Vì vậy, họ cùng nhau đàm luận, cùng nhau đi chu du bốn phương, bái phỏng bậc hiền đức. Họ còn miệt mài đọc các kinh sách cổ của các bậc hiền nhân rồi giúp nhau tìm ra những điều tâm đắc trong đó.
Hôm ấy, hai người họ cùng ngồi dưới một gốc cây nghỉ ngơi. Trong bóng tối mờ ảo, Tô Tần nhìn thấy một lão nhân có diện mạo kỳ lạ tiến lại về phía mình. Ông lão hỏi hai người họ vì sao lại phải vất vả như vậy? Sau đó ông tự giới thiệu bản thân là Quỷ Cốc Tử đến từ Quỷ Cốc. Đồng thời, ông cũng lấy từ ngực ra hai cuốn “Âm Phù” và “Sủy Ma” đưa cho Tô Tần đọc. Tô Tần lướt qua xem thử mấy dòng thì chợt hiểu ra đây là cuốn sách mà mình đang cần tìm.
Đúng lúc này, đột nhiên ông lão có tên Quỷ Cốc Tử ấy thu hồi cuốn sách và chỉ để lại một câu: “Muốn lấy sách thì đến Quỷ Cốc!” Ngay sau câu nói ấy thì ông lão kia cũng biến mất. Tô Tần thất thanh la lớn và chợt tỉnh giấc, lúc này ông mới phát hiện là mình vừa gặp mộng. Đang lúc trong lòng buồn bực thì lại nghe thấy Trương Nghi đang nằm ngủ say bên cạnh nói câu: “Lão trượng! Ngài đi thong thả…”
Tô Tần kinh ngạc, lập tức gọi Trương Nghi dậy hỏi: “Vừa rồi có phải huynh mơ thấy một ông lão tên là Quỷ Cốc Tử không? Ông lão ấy có phải đã đưa cho huynh hai cuốn sách để đọc qua không?”
Hai người họ sau khi đối chiếu với nhau thì phát hiện quả nhiên họ vừa đều trải qua cùng một giấc mơ giống hệt như nhau. Hai người vui mừng đến cực điểm, thầm nghĩ trong lòng rằng thành tâm thành ý của họ đã làm ông trời cảm động mà phái Thần Tiên đến báo mộng điểm hóa. Thế là, Tô Tần và Trương Nghi cùng trải qua nhiều ngày tháng cay đắng khổ sở để đến Quỷ Cốc tìm ông già có tên Quỷ Cốc Tử.
Hai người họ đi vào Quỷ Cốc tưởng chừng như đang đi giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Họ bị hấp dẫn bởi núi xanh nước biếc, hoa thơm cỏ lạ ở hai bên đường. Đang lúc mắt họ còn nhìn cảnh vật xung quanh thì ông lão trong mộng hiện ra trước mặt họ. Tô Tần và Trương Nghi lập tức quỳ xụp xuống lễ bái vị Tiên mà họ gặp trong mộng và cũng lên tiếng xin được ông thu nhận làm đồ đệ. Thấy hai người họ sớm đến như vậy lại khẩn thiết xin làm đồ đệ, Quỷ Cốc Tử lòng tràn đầy vui mừng mà thu nhận. Sau đó, hai người đồ đệ này của Quỷ Cốc Tử lại viết tiếp ra những trang sử và truyền thuyết mới!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

6 nhân vật truyền kỳ với những dự ngôn chuẩn xác phi thường


(Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet)
(Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet)

Trong 5000 năm lịch sử Trung Hoa, các bậc thánh hiền nhiều vô kể, người tài giỏi có khả năng đặc biệt lại càng nhiều không kể xiết. Nếu nói rằng những vị thánh nhân tạo thành mặt trời thì những người tài giỏi có khả năng đặc biệt chính là ánh trăng thay phiên nhau thắp sáng bầu trời của lịch sử Trung Hoa cổ đại.
Dưới đây là 6 nhân vật truyền kỳ, không chỉ có tài trí hơn người mà còn có những lời tiên đoán trứ danh, mỗi lời tiên đoán của họ đều  lần lượt trở thành sự thực trong lịch sử.

1. Lưu Bá Ôn (Thiêu bính ca)

Buổi sáng một ngày năm 1368, Chu Nguyên Chương đang ăn cơm, trong đó có món bánh nướng rất phổ biến. Vừa cắn một miếng thì thái giám truyền báo có Lưu Bá Ôn cầu kiến. Chu Nguyên Chương đột nhiên nhớ đến Lưu Bá Ôn đã trợ giúp mình tranh đấu giành thiên hạ, chế định sách lược, dùng binh như thần. Cho nên đã nảy sinh ý định thử Lưu Bá Ôn một chút.
Thế là, Chu Nguyên Chương cắn một miếng bánh nướng rồi giấu ở dưới bát, sau đó mới truyền mời Lưu Bá Ôn vào. Sau khi Lưu Bá Ôn đã ngồi vào chỗ, Chu Nguyên Chương mới hỏi rằng: “Tiên sinh thâm hiểu lý số, vậy có thể biết ở trong bát của ta có vật gì không?”
Lưu Bá Ôn bấm tay tính toán một lúc, rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, vừa bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng.”
Chu Nguyên Chương thán phục, liền hỏi tiếp: “Việc trong thiên hạ sẽ ra sao? Thiên hạ nhà Chu có được lâu dài hay không?”
Lưu Bá Ôn đáp: “Số trời mênh mông, ta là chủ vạn con vạn cháu, hà tất phải hỏi”. Lời tiên đoán này có ý rằng: Giang sơn triều Minh sẽ truyền tới Hoàng đế Sùng Trinh, tức Vạn Lịch Hoàng đế rồi dừng.
Điều khiến mọi người kinh ngạc là tất cả những lời tiên đoán của Lưu Bá Ôn liên quan đến giang sơn khi ấy, từng lời từng lời đều chuẩn xác với thực tế xảy ra sau này.

2. Quỷ Cốc Tử dùng hoa đoán sự nghiệp của Tôn Tẫn và Bàng Quyên

Quỷ Cốc Tử là người sáng lập của Tung Hoành Gia (1 trong 9 dòng phái học thuật – Cửu Lưu). Tôn Tẫn và Bàng Quyên là hai đệ tử đắc ý của ông. Theo sử sách ghi lại, ông là người có bản lĩnh thông thiên triệt địa, giỏi về toán học, chiêm tinh học. Ông còn giỏi về bay binh trận, biến hóa vô cùng, quỷ thần đều khó dự liệu. Ông có khả năng nhớ nhiều biết rộng.
Một lần, Quỷ Cốc Tử bảo Bàng Quyên đi ra ngoài hái một bông hoa về để ông đoán vận mệnh cho. Bàng Quyên đi ra ngoài không thấy loại hoa nào khác ngoài cây Mã Đâu Linh, thế là đành nhổ cả gốc mang về. Quỷ Cốc Tử dựa vào tập tính của loại cây này mà dự đoán ra ngày Bàng Quyên làm thành đại sự. Đồng thời, ông căn cứ địa điểm mà Bàng Quyên nhổ loại cây này là ở Quỷ Cốc, gặp mặt trời mà héo nên đã kết luận nơi mà Bàng Quyên giành được vẻ vang nhất định là ở nước Ngụy.
Quỷ Cốc Tử lại căn cứ vào bông hoa Hoàng cúc mà Tôn Tẫn hái về rồi đoán: “Bông hoa này bị bẻ gãy, không hoàn hảo nhưng lại có tính chịu được rét, trải qua sương giá mà không bị hủy hoại, mặc dù có tàn sát nhưng không phải là đại hung. Lúc cắm trong bình lại được mọi người yêu quý, mà cái bình là do vàng đúc thành, thuộc loại chung đỉnh, chắc rồi sẽ có tiếng tăm lừng lẫy. Nhưng loại hoa này phải trải qua cất nhắc, cuối cùng rồi mới cắm vào bình nên e là nhất thời không thể đắc ý. Thành công của ngươi vẫn là ở quê hương.”
Không lâu sau thì những dự ngôn này của Quỷ Cốc Tử từng cái từng cái đều ứng nghiệm chuẩn xác. Người ta cho rằng, khả năng của Quỷ Cốc Tử là được lập trên cơ sở học rộng tài cao của ông.

3. Khương Tử Nha (Kiền khôn vạn niên ca)

Mặc dù “Kiền khôn vạn niên ca” của Khương Tử Nha cũng không quá nổi tiếng nhưng nó lại tiên đoán chuẩn xác sự biến đổi tương lai của Trung Hoa 5000 năm. Nó là bản dự ngôn lớn nhất, nhiều nhất về Trung Quốc. Trong lịch sử, rất nhiều việc lớn của Trung Quốc phát sinh sau này, từng việc từng việc đều là trùng khớp không sai lệch với dự ngôn này.

4. “Thôi bối đồ” (Đẩy lưng)

Nói “Thôi bối đồ” là đệ nhất kỳ thư của Trung Hoa cũng là xứng đáng.
Tương truyền rằng, “Thôi Bối Đồ” là Đường Cao Tổ Lý Thế Dân vì để đoán vận mệnh của Đường triều nên đã mời hai vị đại sư Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang đến suy tính. Không ngờ, Lý Thuần Phong suy tính ra đến vận mệnh của Trung Quốc 2000 năm sau. Cho đến lúc Viên Thiên Cang đẩy lưng của Lý Thuần Phong và nói: “Thiên cơ không thể tiết lộ, hay là đi về nghỉ ngơi đi!” mới dừng lại. Cho nên cuốn sách này được đặt tên là “Thôi Bối Đồ” (ý là đẩy lưng).
Vì cuốn sách này tiên đoán quá chuẩn xác nên trong ba triều Tống, Nguyên, Minh nó là sách cấm không cho mọi người được phép xem. Những lời tiên đoán trong cuốn sách này chuẩn xác đến mức khiến mọi người hoài nghi rằng, những sự kiện liên quan đến vận mệnh của Trung Quốc đều là dựa theo cuốn sách này mà lần lượt “trình diễn” ra.

5. Tiên đoán của Viên Thiên Cang về Võ Tắc Thiên

Trong cuốn “Tân đường thư – Viên Thiên Cang truyện” ghi lại, lúc ấy, cha của Võ Tắc Thiên là đô đốc ở Lợi Châu. Trong một lần Viên Thiên Cang đi ngang qua ngoài phủ của ông, gặp vợ của ông đã nói rằng trong nhà họ tất có quý tử. Viên Thiên Cang lúc ấy đã là bậc thầy về tướng số. Thế là, Viên Thiên Cang được mời vào trong phủ.
Đầu tiên, hai người con trai của gia đình họ là Võ Nguyên Khánh và Võ Nguyên Sảng được đưa ra. Viên Thiên Cang nhìn thấy hai người này liền khen họ là “bảo gia chi tử”. Sau đó, Viên Thiên Cang nói rằng, con gái của họ tương lai sẽ là quý phu nhân nhưng lại khắc chồng.
Cuối cùng, khi nhìn thấy Võ Tắc Thiên đang tập tễnh học bước đi, Viên Thiên Cang có phần kinh hãi, sau khi nhìn kỹ ông nói rằng Võ Tắc Thiên sinh đúng ở chỗ “long tinh phượng cảnh” (tạm dịch: con ngươi của rồng, cái cổ của phượng hoàng), có tướng đại phú đại quý. Là con trai thì tất sẽ là thiên tử. Sau này, quả nhiên không ngoài dự đoán của Viên Thiên Cang, Võ Tắc Thiên đã trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.

6. “Thất bộ thi” của Tào Thực

Tào Thực là người đất Bái, huyện Tiêu, nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc, là con trai thứ ba của Tào Tháo, em của Tào Phi. Bài thơ “Thất bộ thi” là bài thơ Tào Thực làm trong bảy bước đi trong sự bức ép của Tào Phi. Thoạt nhìn, bài thơ rất đơn giản nhưng nội dung thực sự là châm chọc Tào Phi đa nghi, nhất định thiên hạ của Tào gia cũng sẽ sớm bị thay thế.
“Chử đậu nhiên đậu ki. Đậu tại phủ trung khấp. Bản thị đồng căn sinh. Tương tiên hà thái cấp.” (Tạm dịch: Nấu đậu bằng dây đậu, Đậu ở trong nồi khóc. Vốn cùng một gốc sinh. Đốt nhau sao mà gấp.” Câu chuyện “thất bộ thi” (bài thơ làm trong bảy bước) của Tào Thực đã trở thành một giai thoại trong lịch sử văn học Trung Quốc và được truyền tụng mãi đến ngày nay.
6 đại dự ngôn truyền kỳ trong lịch sử Trung Hoa chuẩn xác đến mức khiến người đời sau phải sợ hãi và thán phục. Đồng thời cũng khiến người ta hoài nghi rằng: “Phải chăng thế giới này thực sự tồn tại một số quy luật mà có thể đoán trước được vận mệnh tương lai?”
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Vì sao Gia Cát Lượng có thể biết được thiên tượng 2.000 năm sau?


Vì sao Gia Cát Lượng có thể biết được thiên tượng 2.000 năm sau?
Vì sao Gia Cát Lượng có thể biết được thiên tượng 2.000 năm sau?

Có rất nhiều điều mà con người không lý giải được. Lúc nhỏ xem Tam quốc diễn nghĩa, điều khiến tôi khó hiểu nhất là vì sao người ta có thể qua bói toán mà biết trước được những sự việc chưa xảy ra.
Đối với tôi, đó là những chi tiết thú vị nhất nhưng cũng khó hiểu nhất. Gia Cát Lượng sống ở vùng Long Trung, ông chưa từng bước chân khỏi quê nhà của mình nhưng đã biết được việc thiên hạ sẽ chia ba. Thời bấy giờ không có báo chí, đài phát thanh hay điện báo, sao ông có thể biết được rõ ràng những chuyện đại sự trong thiên hạ đến vậy?
Tam Quốc diễn nghĩa, “hồi thứ 57”: Lại nói Khổng Minh ở Kinh Châu, ban đêm quan sát thiên văn thấy sao rơi xuống đất, liền cười nói: “Chu Du đã chết rồi.” Đến sáng, nói lại với Huyền Đức. Huyền Đức cử người đi thám thính, quả nhiên đã chết rồi. Huyền Đức hỏi Khổng Minh rằng: “Chu Du đã chết, mọi chuyện sẽ thế nào?” Khổng Minh nói: “Người lãnh binh thay Chu Du ắt là Lỗ Túc. Lượng quan sát thiên tượng, thấy sao Tương tụ ở phương đông. Lượng sẽ lấy cớ viếng lễ tang sang Giang Đông một chuyến để tìm hiền sĩ phò trợ chúa công.” Huyền Đức nói: “Chỉ e là tướng sĩ quân Ngô sẽ hãm hại tiên sinh.” Khổng Minh nói: “Khi Du còn sống Lượng còn chẳng sợ, nay Du đã chết còn lo gì nữa?”
Vi-sao-gia-cat-luong-co-the-biet-duoc-thien-tuong-2000-nam-sau2
Sau liền cùng Triệu Vân dẫn theo 500 quân sĩ, chuẩn bị lễ vật, xuống thuyền đến Ba Khâu đưa tang. Trên đường đi, thám thính được Tôn Quyền đã phong Lỗ Túc làm đô đốc, linh cữu Chu Du đã đưa về Sài Tang. Đoạn này nói Gia Cát Lượng nhìn thấy sao Tương rơi liền biết được Chu Du đã chết, đồng thời, trước chuyến đi sang Đông Ngô lần này ông không hề lo sợ cho tính mạng của mình. Tại sao như vậy, bởi ông đã biết trước rằng lần này đến Đông Ngô, dẫu cho bao nhiêu người căm hận ông nhưng mạng sống của ông vẫn bảo toàn.
“Hồi thứ 63”: Lại nói khi Khổng Minh ở Kinh Châu, vào dịp tết Thất tịch, chúng quan mở hội yến tiệc cùng bàn về việc thu hồi Kinh Châu. Bỗng thấy một ngôi sao to như cái đầu xuất hiện ở phía tây, từ trên trời rơi xuống, ánh sáng tỏa ra bốn phía. Khổng Minh thất kinh, ném ly xuống đất, ôm mặt khóc rằng: “Bi ai thay! Đau xót thay!” Chúng quan hoảng hốt hỏi duyên cớ. Khổng Minh nói: “Trước đây ta đoán rằng năm nay sao Thiên Cương ở hướng tây sẽ bất lợi cho quân sư; Thiên Cẩu xâm phạm quân ta, sao Thái Bạch ở gần Lạc Thành, ta đã gửi thư cho chúa công dặn phải đề phòng cẩn thận. Ngờ đâu đêm nay sao rơi phía tây, mạng sống của Bàng Sĩ Nguyên ắt đã chấm hết rồi!” Nói xong, lớn tiếng khóc rằng: “Hôm nay, chúa công chúng ta đã mất đi một cánh tay rồi!” Chúng quan đều thất kinh, chưa tin lời ông. Khổng Minh nói: “Trong mấy ngày nữa, ắt có tin tức.” Tiệc rượu chưa kịp vui đã tàn cuộc. Mấy ngày sau, quả nhiên có tin báo rằng quân sư Bàng Thống bị tên bắn chết trước gò Lạc Phượng. Người viết nghĩ rằng nếu như Gia Cát Lượng không có khả năng đoán chính xác, việc chưa xảy ra mà đã khóc lớn, nếu sau này Bàng Thống không chết thì chẳng phải tự làm mình mất mặt sao, sau này sao có thể duy trì quân lệnh như sơn được nữa? Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng cũng đều thông qua quan sát tinh tượng mà biết trước được cái chết của Quan Vũ và Trương Phi.
“Hồi thứ 103”: Đang đêm, Khổng Minh đang ốm vẫn ra khỏi lều, ngẩng đầu quan sát thiên văn, ông vô cùng kinh hãi liền vào lều bảo với Khương Duy rằng: “Mệnh ta nội trong sớm tối nay mà thôi!” Duy nói: “Thừa tướng sao lại nói những lời như vậy?”. Khổng Minh nói: “Ta thấy trong sao Tam Đài, sao khách sáng lạn gấp bội, sao chủ u tối, các chòm sao tương phụ nhau, ánh sáng của nó đã mờ tối: thiên tượng như vậy, mệnh ta có thể tự rõ được!” Cùng lúc đó, Tư Mã Ý—một đối thủ đang cố thủ trong một doanh trại khác—bỗng một đêm ngẩng đầu quan sát thiên văn, vô cùng mừng rỡ nói với Hạ Hầu Bá rằng: “Ta thấy sao Tương mất vị trí, Khổng Minh ắt đang mắc bệnh nặng, không lâu sẽ chết.”… Khổng Minh vứt kiếm mà than rằng: “Sống chết có số, không thể cưỡng cầu được!” Ngay đêm hôm đó, Khổng Minh lệnh cho người dìu ra ngoài, ngẩng đầu nhìn sao Bắc Đẩu, chỉ về một ngôi sao xa xôi nói: “Kia là tướng tinh của ta đó.” Mọi người nhìn theo, thấy ngôi sao đó màu sắc u tối, le lói sắp tắt. Quả nhiên đêm đó, Gia Cát Lượng quy tiên.
Nếu như nói Tam quốc diễn nghĩa chỉ là cuốn tiểu thuyết, vậy thì Mã Tiền Khóa của Gia Cát Lượng khẳng định là dự ngôn thực sự, ý nghĩa thâm sâu khó lường. Hai nghìn năm nay, dự ngôn Mã Tiền Khóa chuẩn xác phi thường. Thế nên, người ta bèn hoài nghi rằng Mã Tiền Khóa là do người đời sau dựa vào lịch sử đã qua mà biên tạo thành. Nhưng đến cuối triều Minh, đầu triều Thanh đại văn hào Kim Thánh Thán đã đưa ra chú giải cho Mã Tiền Khóa. Lúc đó, khóa thứ 9 đến khóa thứ 14 trong Mã Tiền Khóa vẫn chưa thành hiện thực. Khóa thứ 9 viết rằng: “Thủy nguyệt hữu chủ, cổ nguyệt vi quân, thập truyền tuyệt thống, tương kính như tân” (nước trăng có chủ, trăng cổ làm vua, truyền mười tuyệt sạch, kính nhau như khách). Khóa thứ 10 viết rằng: “Chư hậu ngưu tiền, thiên nhân nhất khẩu, ngũ nhị đảo trí, bằng lai vô cữu” (lợn sau trâu trước, nghìn người một miệng, năm sau đảo ngược, bạn đến không trách). Kim Thánh Thán đã đưa ra rất nhiều suy đoán về chữ “thống” trong “thập truyền tuyệt thống”, nhưng ông đâu ngờ rằng chữ “thống” này tức chỉ Hoàng đế Tuyên Thống. Triều Mãn Thanh kết thúc bởi hoàng đế Tuyên Thống, thật tuyệt diệu! “Thiên nhân nhất khẩu” trong khóa thứ 10, chính xác là chữ “hòa”. Như vậy, năm 1911 là năm Hợi, năm 1913 là năm Sửu, năm ở giữa chẳng phải là năm 1912 hay sao? Mà nước cộng hòa đầu tiên ở châu Á lại thành lập vào năm 1912, không sai lệch chút nào (1912, Tôn Dật Tiên chính thức tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Đây là một chính thể tiếp nối sau triều đình nhà Thanh năm 1912, chấm dứt hơn 2.000 năm phong kiến Trung Quốc). Lúc đó, Gia Cát Lượng đã mất gần 2,000 năm rồi, sao ông có thể đoán được chuẩn xác đến vậy?
Sự thành lập của nước cộng hòa đầu tiên ở châu Á vào năm 1912 khiến người đời sau được tận mắt kiểm chứng sự tiên đoán thần diệu của Gia Cát Lượng. Mấy nghìn năm nay, người ta đều biết có các loại thần cơ, nhưng không ai có thể giải thích rõ căn nguyên của nó. Trong giới tu luyện có một công năng gọi là Túc mệnh thông. Đây là loại công năng cho phép người ta có thể nhìn thấy quá khứ vị lai của đời người, lớn nữa là của xã hội và lớn hơn nữa là của toàn thiên thể vũ trụ. Nếu ai có được loại công năng này thì không khó có thể đưa ra những dự ngôn chính xác như những gì Gia Cát Lượng đã tiên đoán. Chỉ có điều vì nhiều điều phát sinh sau này của nhân loại mà thời xưa chưa có ngôn từ để diễn giải, nên khi đọc tiên đoán sự việc của tương lai, chúng ta cảm thấy rất khó hiểu và khó có thể lý giải trên câu chữ. Một lý do khác nữa là mà trong giới tu luyện cũng hiểu rõ, thiên cơ thì không thể tuỳ tiện tiết lộ cho con người thế gian, nên các lời dự ngôn đều mang trong đó đầy những sự khó hiểu huyền hoặc.
Nhiều dự ngôn báo trước thế giới sẽ có sự thay đổi đáng sợ, có thể là trong mấy năm một trận đại ôn dịch sẽ bao trùm toàn thế giới như trong lời dự ngôn của Lưu Bá Ôn: “Một vạn người giàu lưu lại hai, ba người, một vạn người nghèo lưu lại 1.000 người.” Ngoài ra còn có rất nhiều dự ngôn báo trước sẽ có tai nạn cực lớn xảy ra.
Đã có rất nhiều dự ngôn khác cũng cảnh báo cho con người sẽ có một cuộc đại đào thải diễn ra ở thế gian. Gia Cát Lượng thậm chí có thể biết trước được sự việc sau 2.000 năm. Nếu những gì được nói đến là sự thật, vậy thì khi đại kiếp nạn xảy ra sẽ giống như thời La Mã cổ đại, người người hễ gặp mặt là tử vong, thật đáng sợ biết nhường nào. Trong thời đại mà đạo đức nhân loại bại hoại chưa từng có trong lịch sử này, có lẽ cũng nên suy nghĩ một cách thấu đáo về những lời dự ngôn và cảnh tỉnh kia?
Biên tập theo chanhkien.org

Truyền thuyết về chiếc quạt lông vũ của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng và quạt lông vũ (Ảnh: Internet)
Gia Cát Lượng và quạt lông vũ (Ảnh: Internet)
Gia Cát Lượng là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao kiệt xuất của thời kỳ Tam Quốc. Ông là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử mà ai ai cũng biết. Ông đã trở thành một hình tượng về trí tuệ và trung nghĩa.
Chiếc quạt lông vũ của Gia Cát Lượng hẳn là có ý nghĩa rất quan trọng với ông, cho nên trong các hình ảnh mà chúng ta thường gặp về Gia Cát Lượng, chúng ta đều nhìn thấy trên tay ông thường cầm chiếc quạt này.
Về chiếc quạt này của Gia Cát Lượng, ngoài truyền thuyết là làm từ đuôi hạc tiên trong chuyện Gia Cát Lượng bái sư học đạo, dân gian còn có lưu truyền một câu chuyện như thế này:
Thiên kim tiểu thư của Hoàng Thừa Ngạn là một cô gái vô cùng thông minh, tài hoa xuất chúng tên là Hoàng Nguyệt Anh. Hoàng Nguyệt Anh không chỉ vẽ đẹp mà còn có võ nghệ hơn người. Cô từng theo học võ của một danh sư nổi tiếng ở trên một ngọn núi. Lúc đã thành tài xuống núi, vị danh sư này đã tặng cho cô một chiếc quạt lông ngỗng, cùng với hai chữ “Minh” và “Lượng”. Bên trong hai chữ này ẩn giấu nhiều kế sách “công thành lược địa” và “trị quốc an bang”.
Đồng thời ông còn dặn dò Hoàng Nguyệt Anh rằng: “Hai chữ này chính là tên của đức lang quân như ý của con!”
Về sau, khi Gia Cát Lượng tới nhà Hoàng Nguyệt Anh cầu hôn, cô liền đem chiếc quạt lông vũ này ra xem như lễ vật tặng lại cho Gia Cát Lượng.
Hoàng Nguyệt Anh hỏi Gia Cát Lượng: “Gia Cát tiên sinh, ngài có biết dụng ý của tôi khi tặng ngài chiếc quạt này không?”
Gia Cát Lượng trả lời: “Là lễ thì nhẹ nhưng nghĩa tình thì nặng có đúng không?”
Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Còn có nghĩa thứ hai nữa?”
Gia Cát Lượng suy nghĩ mãi mà vẫn không ra được ý nghĩa thứ hai này, nên Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện rằng khi ngài nói tới Tào Tháo và Tôn Quyền thì chân mày lại hiện rõ ưu tư, lo lắng. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt những lúc như vậy”.
Với trí thông minh của mình, Hoàng Nguyệt Anh biết rõ, đại trượng phu lúc làm việc lớn phải giữ tâm thái bình thản, không thể để tình cảm làm dao động, xử trí sự việc theo cảm xúc và lại càng không để người khác phát hiện ra. Như vậy sẽ bị khinh thường mà việc lớn không thành.
Sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng yêu chiếc quạt lông vũ như viên ngọc quý, lúc nào cũng cầm trên tay như hình với bóng. Bất kể là ở “lục xuất kỳ sơn” hay ở “thuyền cỏ mượn tên”, “không thành kế”, Gia Cát Lượng đều lay động nhẹ chiếc quạt lông vũ này, thể hiện sự tự tin trong lòng, nắm chắc phần thắng.
Gia Cát Lượng trân quý chiếc quạt không chỉ thể hiện ra tình cảm chân thành tha thiết, không thay đổi giữa hai vợ chồng ông mà còn để vận dụng thành thục mưu lược được ẩn giấu trên chiếc quạt này theo một truyền thuyết khác. Cho nên bất kể xuân hạ thu đông, chiếc quạt này luôn ở trên tay của Gia Cát Lượng mà không rời xa.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
 

Trương Quả Lão tiên đoán số kiếp nhân loại từ 1000 năm trước


Tranh vẽ Trương Quả Lão. (Ảnh: Internet)
Tranh vẽ Trương Quả Lão. (Ảnh: Internet)

Những năm cuối triều đại nhà Đường (618-907), Trương Quả Lão và Trương Thiên Sư tới gặp Vua,  Linh Quan trong buổi nói chuyện đã có đoạn khẳng khái dự đoán đến cảnh thế sự ngày nay.
Trương Quả Lão còn có tên là Trương Quả, là một trong số 8 vị tiên của Đạo giáo, nhờ tu Đạo mà trở thành tiên. Ông là vị tiên có nguyên mẫu là nhân vật có thật trong lịch sử.
Trương Quả Lão nói rằng đúng một ngàn năm sau: “Quan không lo việc nước, chỉ biết nhận hối lội, cứ hối lộ là giải quyết được mọi việc, đút lót cả ban ngày ban mặt, chính là trở thành ma quỷ bóc lột nhân dân. Thiên hạ trở nên vô đạo, phóng túng tình dục, người người chỉ lo cầu lợi cho mình, không kể gì đến liêm sỉ lễ nghĩa”. Hiện nay, những sự tình này đều đã xuất hiện, trong các bài báo tin tức hàng ngày đều thấy các chuyện tham ô, hủ bại, khiêu dâm, chính là cảnh tượng bại hoại của thời mạt thế.
Trương Quả Lão trong dự ngôn thời mạt thế đã phân tích rất sâu sắc, chân thực. Ông đã nói:
“Từ thực chất mà nói, con người thời mạt thế làm hại lẫn nhau, có thể đổi mạng người khác vì cuộc sống của mình, khắp nơi trong thiên hạ bất ổn, chiến tranh liên miên, có thể gọi là đại loạn, không lời nào diễn tả hết. Nhân thế như vậy, sự hỗn loạn ở thiên hạ trở nên bại hoại chủ yếu là do nhân tâm không còn, con người trở thành những con quỷ trong bộ da mới, đó mới thực sự là đại loạn kinh hoàng. Người xưa nói, nhân tâm đảo lộn, đạo trời không dung. Tám chữ đó của cổ nhân đúng là lời chú thích chính xác cho thời kỳ này. Nhân thế loạn đến mức này ắt sẽ bị trừng trị, những linh hồn bất hảo sẽ bị đày xuống quỷ giới”.
Những thời kỳ loạn thế trong lịch sử hoàn toàn không phải là loạn, nó chẳng qua chỉ là những thời kỳ chiến sự, khi kết thúc là thanh bình, chỉ có cảnh đại loạn ngày nay là vì nhân tâm không còn, người hóa thành quỷ. Chính là lúc “nhân tâm đảo lộn, đạo trời không dung” mới thực sự là loạn thế mà trong dự ngôn của Trương Quả Lão nhắc tới.
Trong cuốn Bát tiên đắc Đạo truyện có viết:
Trương Quả Lão nhìn Nhị Linh Quan cười nói: “Người tài có thể nghe mà hiểu rõ. Nhị Công sở nói quỷ thế ngập trời, con người sẽ giống như ác quỷ, lời nói này nghe thật kinh hãi, kỳ thực tương lai chắc chắn sẽ có ngày như thế, bất quá chỉ đến sau 1000 năm nữa mà thôi.”
Về cơ bản, có thiện thì có ác, cũng là có âm thì có dương. Từ thủa sơ khai còn hỗn độn, con người đều rất tự nhiên chất phác, không có xảo trá, đều là người lương thiện. Cho đến hậu thế sau này, thì con người càng ngày càng trở nên xảo trá, mỗi ngày một ghê gớm hơn, nhân tâm đời này qua đời khác nguội lạnh đi từng từng ngày. Đến lúc này đây là như băng giá cũng là lúc dương khí thế gian suy kiệt, âm khí đang ở thời kỳ thịnh vượng.  Nhị công sở nói đó chính là lúc quỷ thế ngập trời.
Quỷ là thuộc về chí âm, con người trở nên quỷ quái, tất cả đều là đê tiện xấu xa và gian hiểm, giảo hoạt như những tên trộm. Trên thì quan không lo việc nước, chỉ biết nhận hối lộ. Cứ hối lộ là giải quyết được mọi việc, đút lót cả ban ngày ban mặt, chính là trở thành ma quỷ bóc lột nhân dân. Thiên hạ trở nên vô đạo, phóng túng tình dục, người người chỉ lo cầu lợi cho mình, không kể gì đến liêm sỉ lễ nghĩa. Con người tiến gần đến với quỷ mà không biết, tùy ý mà phá rối, tuyệt nhiên không ai ngăn cản được. Đó gọi là tâm địa của quỷ, lòng dạ của quỷ, mưu mô của quỷ, suy nghĩ của quỷ, tương lai từng việc từng việc sẽ bộc lộ ra. Cuối cùng là người và quỷ không còn khác biệt, vũ trụ to lớn hoàn toàn trở thành quỷ giới, nhưng đây đều là việc tương lai.
Kẻ bần đạo ước chừng trong khoảng 1500 năm nữa, nhìn chung cảnh tưởng như thế sẽ tới. Hôm nay mà nói về nó thì hãy còn quá sớm mà thôi”.
Thiên Sư nghe xong, cười nói: “Bạn cũ đường xa đến thăm hỏi kỳ thực ra là muốn được nghe chia sẻ”. Nghe xong Trương Quả Lão lại nở nụ cười và nói: “Lời này mọi người hôm nay nghe xong chắc đều cho rằng ta nói hơi quá. Nhưng ta quả quyết đó không phải là những tuyên bố vui đùa, thật sự là tương lai nhất định có ngày đó. Hết thảy trời đất đều thuận theo Đạo, không ngoài hai chữ âm dương. Dương thịnh thì âm suy, âm thịnh thì dương cũng ngừng. Các triều đại ngày xưa cũng vậy, lúc ổn định lúc loạn lạc, lúc thịnh lúc suy, chính là đạo lý này.
Nhân thế loạn đến mức như vậy cũng là lúc những người tốt bị hãm hại, bị chà đạp đại diện cho dương khí của thời loạn thế, còn quỷ giới chính là âm khí của thời này. Trong đó phần dương khí ban đầu đã chuyển thành âm khí, trung gian chẳng thể tính là đã kinh qua mấy nghìn mấy vạn năm. Đến thời kỳ đỉnh điểm của đại loạn này thì chỉ còn âm khí. Dương khí suy kiệt, âm dương đảo lộn như thế so với từ cổ chí kim là hoàn toàn khác hẳn. Thái cực dương vốn lương thiện dù biểu hiện ra bên ngoài thì vẫn còn hào nhoáng đẹp đẽ, nhưng bên trong đã mục rỗng, cảnh tượng khó diễn tả hết bằng lời. Thái cực âm trở nên hỗn độn, vừa rối loạn vừa điên đảo, mơ hồ, không định rõ là gì, chỉ có chướng khí mịt mù. Nhân tâm thế gian lúc này đây có thể coi là cực loạn.
Cái loạn bắt nguồn trong nhân tâm mà không phải ở sự việc bề ngoài nữa. Đó gọi là loạn từ căn bản nhất, không phải là sự loạn nhỏ nhoi nhất thời, không có gì loạn bằng. Thời kỳ con người lương thiện như lúc thượng cổ đã qua, lúc này đây chính là thời kỳ đại loạn.
Từ lúc này về sau, thiên địa chắc chắn hợp lại làm một. Phải chờ đến một giai đoạn khai sáng mới, khôi phục lại bản tính thiện trong con người, để lại bắt đầu một kỷ nguyên mới. Đạo trời chính là như thế, không thuận có được chăng? Dù có trí tuệ to lớn như  Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Vương Mẫu Nương Nương, Tây Phương Phật Hòa Đông Phương Sóc, cũng không thể nào cứu vãn được sự biến hóa nhân tâm lúc này.”
Thiên Sư và Linh Quan nghe xong lấy làm kinh ngạc không thôi.
Theo NTDTV
Minh Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét