Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 20 (Điện Biên)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Bản đồ của Điện Biên
Điện Biên
Tỉnh của Việt Nam
Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây ... Wikipedia
Diện tích: 3.691 mi²
Dân số: 527.300 (1 thg 7, 2013)
                                        

Những điểm du lịch hấp dẫn ở Điện Biên

Bên cạnh những địa danh lịch sử, Điện Biên còn hấp dẫn du khách bởi những địa danh có cảnh quan hùng vĩ và gần gũi với thiên nhiên.
Điện Biên đang háo hức chuẩn bị cho ngày lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Du khách đến đây sẽ được sống trong không khí hào hùng của trận chiến năm xưa và thăm những thắng cảnh nổi tiếng.
1. Cánh đồng Mường Thanh
Vào mùa lúa, cánh đồng Mường Thanh căng tràn sức sống, đẹp như một bức tranh vẽ với màu xanh non mơn mởn trải dài tít tắp hay màu vàng óng dưới nắng vào lúc lúa chín. Với diện tích 4.000 ha, trải rộng khắp lòng chảo Điện Biên Phủ, Mường Thanh được coi là cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc, trở thành vựa lúa cho tỉnh Điện Biên. Nhiều du khách rất thích đến đây vào cuối tháng 9, khi mùa lúa chín rộ bởi nhìn từ trên cao, cánh đồng Mường Thanh như một thung lũng vàng với hương lúa thơm ngan ngát.
canh-dong-muong-thanh1-5533-1398158555.j
Cánh đồng Mường Thanh mùa lúa chín. Ảnh: pystravel
2. Hồ Pá Khoang
Với những thảm thực vật phong phú, rừng xung quanh hồ cùng những vườn hoa lan nở rực rỡ, hồ Pá Khoang rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng. Nếu thích một khung cảnh huyền hoặc, hãy đến vào mùa đông, sương mờ buông phủ quanh hồ tạo nên một phong cảnh mơ mộng.
Còn vào mùa hè, không khí trong lành, thoáng mát, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm mây trời non nước hay chèo thuyền du ngoạn, ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quyến rũ khiến mọi ưu phiền như được bỏ lại phía sau. Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, nơi đây còn hấp dẫn bởi những bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của nhiều dân tộc Thái, Khơ Mú...
3. Đèo Pha Đin
Nằm trên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Điện Biên, đèo được coi là ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, được mệnh danh là "tứ đại đèo" của vùng Tây Bắc với chiều dài 32 km. Đây cũng là một trong những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Pha Đin theo tiếng địa phương nghĩa là trời và đất, hàm nghĩa nơi đây là tiếp giáp giữa trời và đất.
Với độ cao hơn 1200 mét so với mặt nước biển, con đường vượt đèo khi lên dốc, lúc xuống dốc ngoằn ngoèo, chênh vênh với một  bên là dốc núi dựng đứng, bên kia là vực sâu thăm thẳm. Vượt đèo Pha Đin là một hành trình ấn tượng mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị, nhất là những tay phượt, để khám phá thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ.
deo-Pha-in-covera-1987-1398238717.jpg
Đèo Pha Đin thách thức bất kỳ tay lái nào. Ảnh: P.Thảo
4. Động Pa Thơm
Cách trung tâm thành phố chừng 30 km, động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, nổi tiếng là một động đẹp, được người dân nơi đây gọi là "hang nhiều nàng tiên hoa", với những truyền thuyết, huyền thoại về tình yêu đôi lứa.
Qua con đường nhỏ, du khách sẽ nhìn thấy chính giữa lối vào động là một tảng đá khổng lồ giống như đầu voi đang rủ xuống. Động có 9 vòm lớn nhỏ, có nhiều nhũ đá mang những hình dáng sống động, màu sắc huyền ảo. Bên vách là những khối nhũ như những dòng thác lớn đang chảy, óng ánh đang chảy. Từ cửa động, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng không khí trong lành, yên tĩnh. Động đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2009.
5. Động Xá Nhè
Được coi là một trong những động đẹp nhất ở Điện Biên, nơi đây mang một vẻ đẹp kỳ bí, du khách đến đây như đang được lạc vào một nơi nguyên sơ thú vị. Với chiều dài 700 mét, động gồm có 5 khoang lớn nhỏ khác nhau, trên vòm là những khối đá rủ xuống lấp lánh với đường nét khi mềm mại, khi uyển chuyển như những thác nước. Từng khối thạch nhũ như đang tuôn chảy với vô số hạt kết dính lấp lánh. Dưới nền động là những rừng măng đá, nhũ đá muôn hình muôn vẻ với nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn du khách.
6. Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải
Là một địa danh miền núi xa nhất phía Tây Bắc đất nước, A Pa Chải có cột mốc biên giới phân chia ranh giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào- Trung Quốc, nơi một tiếng gà gáy, 3 nước cùng nghe.
Ngã ba A Pa Chải từ lâu đã được những người đam mê khám phá coi là một trong những điểm đến khó chinh phục và thú vị nhất bởi chặng đường lên cột mốc biên giới trên đỉnh vẫn còn rất hoang sơ, khó khăn và nguy hiểm. Đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ ngạc nhiên xen lẫn tự hào trước vẻ đẹp phiêu bồng của vùng núi cao quanh năm mây phủ.
Tay-bac-4162-1398158555.jpg
Cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ hấp dẫn du khách. Ảnh: P.Thảo
7. Chợ phiên vùng cao Tả Sìn Thàng
Ngôi chợ nhỏ, họp ngay ở thung lũng trung tâm của xã giữa bốn bề núi dựng, sương trắng giăng bồng bềnh. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ sắc màu Tây Bắc của một phiên chợ vùng cao giữa bốn bề là núi đá chênh vênh.. Đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, tụ họp mà còn là ngày hội của người dân nơi đây.
Với người Tây Bắc, đi chợ là đi chơi, là giao lưu, tìm hiểu bạn tình, chọn bạn đời nên không ai vội vã. Họ mặc những trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất xuống chợ. Nhộn nhịp nhất là mấy hàng bán đồ ăn như xôi, thắng cố. Chảo thắng cố sôi lục bục trên bếp lúc nào cũng tấp nập người vào ra, bên những bát rượu Mông Pê thơm lừng mang đậm nét văn hóa của vùng cao luôn hấp dẫn du khách khắp nơi.
Anh Phương
DU LỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 4N
Giá:
 2.250.000 VNĐ
Thời gian:
 4 ngày – 3 đêm
Ngày khởi hành:
 1/1/
Khởi hành từ:
 Hà N?i
Địa điểm tham quan:
 TP Điện Biên Phủ, hầm tướng Decat, Mường Thanh, tượng đài chiến thắng
Du lịch Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca bất diệt
(4 ngày 3 đêm bằng ô tô)
Điện Biên Phủ, vùng đất đã đi vào huyền thoại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Vùng đất đã làm lên một tên tuổi Việt Nam, khiến cho những tên đế quốc sừng sỏ nhất phải nghiêng mình nể phục. Và giờ đây, nửa thế kỷ đã trôi qua, Điện Biên Phủ vẫn còn hùng vang tiếng đoàn quân chiến thắng. Một tượng đài uy nghi dựng lên để để đánh dấu một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử Việt Nam. Một nghĩa trang Mường Thanh, quanh năm khói hương nghi ngút là mái nhà chung của hàng vạn người con đất Việt đã ra đi vì tổ quốc. Hãy đến du lịch Điện Biên Phủ để được hòa mình vào đoàn quân anh dũng năm xưa và thắp nén nhang thành kính cho những anh hùng liệt sĩ.
Ngày 01 : Hà Nội - Du lịch Điện Biên Phủ (Ăn trưa, tối)
05h30 : Xe và HDV du lịch Văn Hoá đón quý khách tại điểm tập trung khởi hành bắt đầu chuyến du lịch Điện Biên Phủ. Trên đường đi  đoàn dừng chân ăn trưa, nghỉ ngơi tại Sơn La. Ngắm cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, ngút ngàn.
15h00 : Đến Điện Biên Phủn xe đưa khách về khách sạn nhận phòng tại khu du lịch sinh thái Himlam resort, nghỉ ngơi, tự do dạo chơi, tận hưởng không khi trong lành và cảnh quan tuyệt đẹp tại khu sinh thái, nơi mà du khách có thể thực sự hòa mình với thiên nhiên. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 02 : Du lịch Điện Biên Phủ (Ăn sáng, trưa, tối)

Sáng : Quý khách tham quan bảo tàng Điện Biên Phủ, thăm và tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc tại nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên. Ăn trưa.
Chiều : Quý khách tiếp tục thăm lại Đồi A1Cầu Mường Thanh, hầm tường ĐeCat – nghe lại những câu chuyện hào hùng về tinh thần chiến đấu anh dũng hy sinh của cha ông chúng ta để dành độc lập dân tộc. Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 03 : Du lịch Điện Biên Phủ (Ăn sáng, trưa, tối)
Quý khách thức giấc, lắng nghe những âm thanh của núi rừng Tây bắc, tận hưởng không khí trong lành. Xe đưa quý khách thăm quan căn cứ Mường Păng – khu rừng nguyên sinh nơi từng là căn cứ địa của sở chỉ huy căn cứ địa Điện Biên Phủ, thăm hầm chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thăm hồ Pa Khoang - một thắng cảnh đẹp của Điện Biên Phủ. Cano đưa khách dạo quanh hồ ngắm cảnh hồ, cảm nhận sự hùng vĩ rất lên thơ của núi rừng Tây Bắc. Ăn trưa. Chiều về khách san, tự do nghỉ ngơi tự do tại khu sinh thái Him Lam – mua vé tham gia các chương trình vui chơi, giải trí: bóng bàn, tennis…. Ăn tối, nghỉ tại khách sạn.
Ngày 04 : Du lịch Điện Biên Phủ – Hà Nội (Ăn sáng, trưa)
Sau khi ăn sáng, xe đón quý khách về Hà Nội, trên đường về đoàn dừng chân ăn trưa tại Sơn La, tiêp tục hành trình về Hà Nội, dừng chân ngắm cảnh cao nguyên Mộc Châu, về tới Hà Nội lúc 18h00, xe đưa quý khách về điểm tập trung ban đầu - kết thúc chương trìnhdu lịch Điện Biên Phủ - hẹn gặp lại quý khách.
Giá trọn gói: 2.250.000 đ/khách (nghỉ resort 3*)
(Áp dụng từ 1/12/2012 cho đoàn 30 khách – khởi hành dịp thường, không áp dụng dịp lễ tết.
Nếu đoàn có số lượng lớn hơn hãy liên hệ để lấy giá chi tiết)
Bao gồm:
- Xe đưa đón thăm quan đời mới máy lạnh phục vụ theo chương trình
- Ăn sáng 04 bữa và 07 bữa ăn chính trong chương trình thực đơn đã nêu trên các mức giá
- Phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi tại resort 3 sao (2 người/ phòng)
- Vé thăm quan của thứ nhất 1 lần, ca nô thăm hồ
- Hướng dẫn viên du lịch chuyên tuyến, bảo hiểm du lịch theo quy định của Bảo Việt
- Nước khoáng phục vụ trên xe

Di tích lịch sử Điện Biên xưa và nay

60 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những di tích trong sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" vẫn được giữ nguyên vẹn để giáo dục truyền thống yêu nước cho người dân Việt Nam. 
5-4341-1399179768.jpg
Cầu Mường Thanh bắc qua dòng sông Nậm Rốm là cầu dã chiến do người Pháp xây dựng từ cuối năm 1953, sau cuộc nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu
5b-2055-1399179768.jpg
Nay hai bờ sông được xây kè sạch đẹp, dòng sông cũng được xây đập ngăn nước. Cây cầu là hiện thân của lịch sử vẫn hàng ngày phục vụ người dân qua lại.
7-9760-1399179768.jpg
Hầm tướng De Catries vốn là Sở chỉ huy, cơ quan đầu não của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu
7b-3162-1399179768.jpg
Nay toàn bộ phần mái của hầm đã được làm mới, để bảo vệ di tích trước thời tiết khắc nghiệt.
1-5443-1399179767.jpg
Đồi A1 là điểm cao, trái tim của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu
2-JPG-4441-1399179767.jpg
Những hình ảnh xưa và nay của khu đồi này vẫn được giữ nguyên vẹn. 
3-4930-1399179767.jpg
Lô cốt Cây đa cụt, hay còn gọi là Ụ thằng người nằm ngay lối lên chân đồi A. Lô cốt này bị đại đội 671 tiểu đoàn 251 trung đoàn 174 đại đoàn 316 tiêu diệt lúc 1h30 ngày 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu
4-JPG-5292-1399179768.jpg
Theo thời gian, cây đa không còn, nhưng vẫn còn nguyên những dấu ấn vị trí trọng yếu trong trận đánh đồi A1.
9-8492-1399179768.jpg
Nghĩa trang liệt sĩ A1 được xây dựng năm 1958, nằm cách điểm di tích đồi A1 vài trăm mét về phía Nam. Nơi đây có 644 ngôi mộ là những phiến đá trắng, bia trắng phẳng lì không một nét khắc tên người của những liệt sĩ vô danh. Chỉ có bốn ngôi mộ lớn, ở giữa có có bia khắc đủ họ tên của các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can. Ảnh: Tư liệu
10-JPG-3029-1399179768.jpg
Nghĩa trang ngày nay được nâng cấp, trang hoàng đẹp như một công viên.
13-4861-1399179768.jpg
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm đối diện nghĩa trang liệt sĩ A1, lưu giữ trên 3.000 hiện vật tại hệ thống trưng bày và kho bảo quản, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng. Ảnh: Tư liệu
14-JPG-7319-1399179769.jpg
Với một diện mạo mới để chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 5/5 tới. Công trình rộng hơn 7.000m2 này bao gồm nhiều mô hình các tài liệu, hiện vật, bộ sưu tập hiện vật có liên quan sẽ khái quát sinh động cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ (1945-1954) chống thực dân Pháp của quân ta.
11-7296-1399179768.jpg
Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, cách trung tâm thành phố Điện Biên 35km. Di tích nằm trong một khu rừng nguyên sinh. Đây chính là nơi Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ họp bàn tác chiến, cũng là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và Bộ chỉ huy chiến dịch năm xưa. Ảnh: Tư liệu
12-JPG-8229-1399179768.jpg
Hiện khu di tích được làm đường trải đá để du khách dễ dành tham quan hơn. Nhiều lán của các vị tướng cũng được tu sửa lại do thời tiết làm hư hại. 
Hoàng Thành

Chùm ảnh du lịch: Điện Biên ngập tràn sắc trắng mùa hoa ban

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Từ ngày 13/3 đến 15/3 đã diễn ra Lễ hội hoa ban ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Sau đây là một số hình ảnh của lễ hội và sắc trắng hoa ban phủ khắp Điên Biên những ngày này.













Một số món ăn đặc sản tại Lễ hội hoa ban 2016


LKV

Sắc màu ẩm thực Điện Biên

Sắc màu ẩm thực Điện Biên04/05/2014Đến Điện Biên, bất kỳ ai cũng muốn thưởng thức món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Dù là các món thịt, cá ướp mắc khén nướng hay món cơm nếp, bánh dày dẻo thơm, rêu suối ngọt lừ… mỗi món ăn đều có vị đặc trưng rất đặc sắc.

Đậm đà nếp nương

Kết tinh từ những mảnh đất màu mỡ của núi rừng Tây Bắc, lúa nếp nương Điện Biên mang trong mình vị dẻo và hương  thơm rất khó quên. Gạo nếp thơm từ khi lúa vừa trổ đòng, kết hạt cho đến lúc chín vàng trên nương. Thơm đến nỗi, chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng đủ đưa mùi hương ấy bay xa, làm náo nức cả bản làng. 
Là đặc sản trứ danh của miền Tây Bắc, cây lúa nếp lớn lên từ những mạch nước ngầm ngọt lịm, hít trọn cái không khí tinh sạch nơi rẻo cao. Gạo nếp Điện Biên có hạt mẩy, dài, khi đồ xôi, tuy không kết dính và nở như các loại nếp thường nhưng lúc ăn vào, mới cảm nhận được vị ngọt, sự dẻo thơm trong hạt gạo. 
Người Thái thường đồ xôi bằng chõ gỗ đặc biệt và phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay rồi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, cho xôi dẻo lâu. Từng vốc xôi căng mẩy, hạt đều tăm tắp mà khi xòe tay ra vẫn không bị dính. Hít hà cái hương thơm đặc trưng của núi rừng, rồi dùng kèm với thịt nướng, cá nướng… thực khách mới thưởng thức được đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc.

Bánh dày dẻo thơm

Mang biểu tượng của quả đất tròn, bánh dày không thể thiếu trong những dịp trọng đại của người Mông ở Điện Biên. Đồng bào cẩn thận chọn loại nếp nương chính gốc, được gieo tại vùng cao mới có đủ độ dẻo thơm để làm bánh. Thứ nếp này được giã thủ công, phơi sấy vừa đủ nhiệt để vẫn giữ lớp màng mịn bên ngoài làm tăng hương thơm.
Nếp được đồ chín, khói vẫn bốc nghi ngút thì mang ra cối giã nhuyễn. Mỗi mẻ khoảng 10 kg cơm, do những thanh niên khỏe mạnh trong làng đảm nhiệm. Cối giã bánh làm bằng thân cây gỗ chắc, có mùi thơm và khoét rỗng ruột. Cơm càng giã kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, quyện lấy nhau. Những cuộn xôi mịn màng, trắng ngần, còn nóng hổi được những người phụ nữ vo tròn, gói vào lá dong rừng đã rửa sạch bằng nước suối đầu nguồn.
Màu trắng ngần của miếng bánh nổi bật nên nền màu xanh của lá thật khiến người ta phải thòm thèm. Bánh dày làm công phu nên để được lâu. Dù nướng trên than hồng, chấm với mật ong hoặc ăn cùng với chả đều rất ngon. 

Đặc sắc các món nướng

 

Người Thái gọi chung các món nướng là “lam nhọ”, “lam” nghĩa nướng, còn “nhọ” là nhừ. Đây là món ăn truyền thống của đồng bào, thường có mặt trong những bữa tiệc đãi khách hay bữa cơm ngày lễ Tết. Người ta thái miếng thịt, ướp các gia vị đặc trưng của núi rừng rồi dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng. Còn một cách khách nữa là băm nhỏ thịt, trộn chung với trứng, gói lại bằng lá chuối, lá dong, rồi nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng.
Cá nướng, hay còn gọi là ‘pỉnh tộp” lại dùng những con cá chép, trôi, trắm… mổ lưng, xoa muối rồi tẩm ớt tươi, mắc khén, để ngấm gia vị rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn bởi đã thấm đẫm các hạt gia vị độc đáo của núi rừng. Người Thái còn chế biến ra món cá hun khói... rất độc đáo. Họ thường để cá sấy trong bếp phòng khi có khách đến chỉ cần mang cá nướng lại là đã có mồi ngon để uống rượu trong khi chờ chế biến món tiếp theo. 

Ngọt thanh rêu đá

Rêu có màu xanh lục, bám vào những tảng đá chìm trong khe suối. Để làm sạch rêu, đồng bào vừa đập vừa rũ rêu trong làn nước chảy sau đó mang về nhà dùng tươi hoặc phơi khô. Từng cọng rêu dài miên man, vừa mịn vừa mát ấy thường chỉ dành khoản đãi khách quý trong các đại tiệc.
Ngon nhất là món rêu nướng, trộn cùng hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén cùng ớt, tỏi, gừng, củ sả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ rồi bọc trong lá dong, mang đi vùi tro ấm. Khi nào lá dong cháy sém thì lấy ra hơ cả gói trên than hoa. Lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước rêu chảy ra thì bày ra đĩa. Mùi mắc khén, hạt sẻn và các gia vị bay lên ngào ngạt nhưng vẫn không át được cái vị thanh mát đặc trưng của rêu... Đây quả thực là món ăn  vô cùng đặc sắc của người Thái. 
Món “cay pỉnh” cũng thú vị không kém khi gói rêu bằng lá chanh, lá lốt nướng giòn rồi rán lại lần nữa với mỡ. Rêu luộc lại có vị ngọt mát rất lạ. Bà con dân tộc còn rán rêu, làm bánh mọc với nhân là rêu suối hay đồ băm nhỏ rêu với thịt gà cho vào chõ đồ lên béo ngậy, thơm dịu. Theo người bản xứ, rêu giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt và chống cao huyết áp, sốt rét, sơn lam chướng khí…
(Tổng hợp)

5 món ăn làm nên ẩm thực Điện Biên


  • Đăng ngày 18/02/2016 20:32:09 by Việt Family
Ẩm thực Điện Biên lạ ở cách gia giảm gia vị. cách bài trí cũng như hương vị thơm nồng của những nguyên vật liệu chế biến được trồng ở vùng núi rừng Tây Bắc, nơi không khí hòa quyện với thực vật xanh tươi, nơi mọi thứ mang đậm những dấu ấn của sự trong lành và tinh khiết
Hãy cùng du lịch Gia Đình Việt tìm hiểu và khám phá vài nét chính trong bức tranh ẩm thực Điện Biên

1. Xôi nếp nương

Nói đến Điện Biên, người ta nghĩ ngay đến nếp nương với những hạt nếp căng tròn, mềm dẻo. Cách đồ xôi nếp nương khá công phu, gạo nếp phải được ngâm trong nhiều giờ liền khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của dân tộc, chín bằng hơi, mềm dẻo chứ không dính tay, qua hai lần đồ mới dẻo thơm. Sau khi đồ lần thứ nhất, người ta đổ ra rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau lại cho vào chõ và tiếp tục đồ cho đến khi xôi xín đều.
xoi-nep-nuong-9481-1397809122.jpg
Ngày nay, xôi nếp nương được chiên lên ăn cùng với ruốc cũng mang lại hương vị hấp dẫn.
Ngoài xôi trắng, để tạo màu sắc cho sặc sỡ cho xôi, người ta còn lấy các loại cây rừng để tạo màu xanh đỏ, tím, vàng làm  cho món xôi càng trở nên hấp dẫn. Vo từng nắm xôi trên tay, nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết được hương vị dẻo thơm của loại xôi này.
Xôi nếp nương được chế biến từ thứ gạo nương đặc trưng của núi rừng, nơi có điều kiện về đất đai đặc biệt cộng nguồn nước của núi rừng, cùng khí hậu Tây Bắc đã hình thành loại gạo nếp dẻo, săn, chắc, thơm vô cùng. Xôi nếp nương ăn cùng với món thịt nướng nơi đây giúp thực khách cảm nhận rõ rệt hơn sự mềm dẻo thơm ngon mùi nếp quyện với chút gia vị đậm đà tẩm ướp của thịt nướng ăn vào quả thực ngon vô cùng.

2. Thịt trâu hun khói

Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc ở Điện Biên. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều. Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.
Nếu bạn muốn mang vài cân thịt trâu gác bếp điện biên, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ này để đặt hàng
Holine 0986-35-7272 (24/7)
Địa chỉ: Điện Biên: Số 996, Phường Mường Thanh, Thành Phố Điện Biên

3. Pa pỉnh (cá nướng)

papinhtop2-5870-1397809122.jpg
Món cá nướng hấp dẫn.
Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ...trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than hồng.
Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn.

4. Măng đắng

Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn.
Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên.

5. Rau ban

Những du khách lên Điện Biên vào tháng 3 sẽ thấy ngập sắc ban trắng, ban đỏ, ban tím. Người Thái ở đây thường sử dựng loại hoa và lá ban non để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày như hoa ban xào thịt lợn rừng, nộm hoa ban củ riềng, hoa ban nộm vừng... Các món ăn này đều rất ngon và rất dễ ăn, vị ngon ở từng món ăn cũng rất khác nhau, mang lại những hương vị đặc biệt.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét