Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 16 (Đắk Lắk)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bản đồ của Đắk Lắk

Đắk Lắk
Tỉnh của Việt Nam
Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Wikipedia
Diện tích: 5.043 mi²
Dân số: 1,833 triệu (2014)



Những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng, hấp dẫn du khách


Đăk Lăk thuộc khu vực Tây Nguyên có địa hình hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Vì nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo nên chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Chính điều kiện khí hậu và địa hình, đã làm cho Đăk Lăk có những địa danh tham quan ấn tượng khi du lịch Tây Nguyên. Cộng với văn hóa lâu đời của vùng dân tộc thiểu số đã khiến cho du lịch Đăk Lăk  trở thành nguồn khám phá bất tận đối với du khách. Trong bài này, dulich9 sẽ giới thiệu cho các bạn những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng và vô cùng hấp dẫn du khách.

Những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng

Điểm du lịch nổi tiếng – Buôn Đôn

Từ Buôn Đôn có ý nghĩa là làng Đảo theo vì nó được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng trông như một “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Phía bên kia sông là rừng đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ. Buôn Ðôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác cả hai loại du lịch: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nơi đây có Vườn quốc gia Yok Ðôn rộng hơn 100 ngàn ha là bảo tàng phong phú về động thực vật tự nhiên. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…Đây cũng chính là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Buôn Đôn hiện nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Điểm du lịch nổi tiếng - Buôn Đôn
Điểm du lịch nổi tiếng – Buôn Đôn

Khu du lịch đồi Tâm Linh – điểm đến tham quan tín ngưỡng

Đây là khu chùa Tâm Linh, thuộc huyện Buôn Đôn, tại đây có tượng phật Quan Âm cao gần 40 mét. Phía bên ngoài được vườn được xây dựng 18 vị La Hán được chạm khắc trên đá những vẻ mặt với nhiều tâm trạng khác nhau, 18 vị được xếp xung quanh vườn. Tất cả các khu vực này được đầu tư tỉ mỉ, tạo thành một không gian tâm linh rộng lớn chạy dài từ chân lên tới đỉnh đồi. Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc mở nên du khách tới đây có thể vãn cảnh chùa và được ngắm những cánh rừng đại ngàn hai bên đồi. Du lịch đồi Tâm Linh là một trong những điểm tham quan tâm linh du lịch Đăk Lăk. 
Điểm tham quan tâm linh du lịch Đăk Lăk
Điểm tham quan tâm linh du lịch Đăk Lăk

Mộ vua săn bắt Voi (Khunjunob) – địa điểm tham quan lịch sử Đăk Lăk

Khu mộ vua săn voi được nằm trong nghĩa trang Buôn Đôn, nơi đây hội tụ nhiều nét văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của các sắc tộc Tây Nguyên. Đây cũng chính là một chứng tích không thay đổi của quá trình hình thành và phát triển nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng.
Khunjunob tên thật là N’Thu K’nul, sinh năm 1828, một vị tù trưởng được nhân dân trong vùng kính phục và là người có công lớn trong buổi đầu lập nghiệp và phát triển nghề săn bắt voi rừng. Buôn Đôn đã xây dựng mộ của ông theo lối kiến trúc M’nông – Lào và kết hợp với các hình khối, trang trí bằng các búp sen trên bốn góc và đỉnh mộ để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với vị tù trưởng quá cố. Khu mộ săn voi không chỉ là một địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng, thú vị  mà còn là một địa danh tìm hiểu về lịch sử Buôn Đôn.
Mộ vua săn bắt Voi (Khunjunob) - địa điểm tham quan lịch sử Đăk Lăk
Mộ vua săn bắt Voi (Khunjunob) – địa điểm tham quan lịch sử Đăk Lăk

Địa điểm du lịch sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn

Vườn quốc gia Yok Đôn cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía Tây Bắc, thuộc địa bàn của 4 xã, ba huyện: Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M’Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông). Đây là một trong những khu vườn nguyên sinh được bảo tồn của Việt Nam. Nơi đây 62 loài động vật, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và 464 loài thực vật, phần lớn là Ngọc Lan. Trong số 56 loài động vật quý hiếm của Đông Dương, Yok Đôn có tới 38 loài, 17 loài có tên trong sách đỏ thế giới.
Cảnh hoang sơ của núi rừng và thảm thực vật thiên nhiên phong phú đã khiến nơi này trở thành địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng Đăk Lăk.
Địa điểm du lịch sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn
Địa điểm du lịch sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn

Tham quan vườn quốc gia Chư Yang Sin

Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 60km về phía đông nam,vườn quốc gia Chư Yang Sin có tổng diện tích lên tới 59.667ha với địa hình đồi núi, sườn dốc, trong đó có đỉnh Chư Yang Sin cao nhất Đăk Lăk khoảng 2.442m so với mực nước biển. Ở đây cũng là một thảm thực vật và động vật khá phong phú và đa dạng. Có rất nhiều loài đã được ghi vào sách đỏ của Việt Nam cần được bảo tồn. Vườn quốc gia Chư Yang Sin là một trong những địa điểm mạo hiểm hấp dẫn khi du lịch Đăk Lăk.

Địa điểm tham quan đẹp ở Đăk Lăk – Hồ Lăk

Đây là hồ tự nhiên có diện tích rộng lớn nhất Tây Nguyên khoảng 5km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía nam theo quốc lộ 27. Nằm cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Hồ được thông với con sông Krông Ana, mặt sông luôn xanh thắm. Xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt hồ luôn phẳng lặng, yên bình. Đây là địa điểm du lịch chèo thuyền thú vị cho du khách. Những chiếc thuyền độc mộc lững lờ trôi trên sông, lắng nghe những âm thanh âm vang từ những cánh rừng đại ngàn bao bọc xung quanh, cho ta cảm giác như lạc về thời đại Đam San kiêu hãnh. 
Địa điểm tham quan đẹp ở Đăk Lăk - Hồ Lăk
Địa điểm tham quan đẹp ở Đăk Lăk – Hồ Lăk
Bởi sự yên bình, tĩnh lặng và vẻ đẹp núi rừng Tây Nguyên thơ mộng, nên từ xưa vua Bảo Đại đã cho xây dựng một ngôi biệt thự ở đây để có thể nghỉ dưỡng và vãn cảnh. Du khách đến đây cũng sẽ được tham quan ngôi biệt thự cổ này ngay ven hồ.
Địa điểm tham quan đẹp ở Đăk Lăk - Hồ Lăk
Địa điểm tham quan đẹp ở Đăk Lăk – Hồ Lăk

Khám phá Buôn Jun – Buôn Lê

Nằm tựa mình bên hồ Lăk thơ mộng, buôn Jun vẫn mang đầy đủ các đặc điểm của một Tây Nguyên hoang sơ, như một thiếu nữ miền sơn cước. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn với lối kiến trúc mang đậm cổ truyền Tây Nguyên. Dạo quanh buôn làng, ngắm nhìn những cô gái ngồi dệt thổ cẩm bên khung, hay nhâm nhi rượu cần thì chắc hẳn sẽ làm cho du khách không lỡ rời bước chân đi. Buôn Jun – Buôn Lê thực sự là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Đăk Lăk.
Điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Đăk Lăk.
Khám phá Buôn Jun – Buôn Lê
điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Đăk Lăk.

Ngắm nhìn sự kiêu hùng của thác Dray Sáp (thác chồng) và thác Dray Nur (thác vợ)

Đây là hai con thác bắt nguồn từ dòng sông Serepôk sau đó chia đôi ra thành hai con thác đổ xuống hùng vĩ. Hai thác này còn gắn liền với nhiều câu truyện cổ tích truyền miệng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Điểm tham quan du lịch Đăk Lăk nổi tiếng, lý tưởng
Điểm tham quan du lịch Đăk Lăk nổi tiếng, lý tưởng
Đến đây du khách sẽ được ngắm sự kiêu hùng của dòng nước đổ xuống, tiếng ầm ầm vang dậy cả núi rừng. Do vậy đây trở thành điểm tham quan du lịch Đăk Lăk nổi tiếng, lý tưởng cho du khách. 
Điểm tham quan du lịch Đăk Lăk nổi tiếng, lý tưởng
Điểm tham quan du lịch Đăk Lăk nổi tiếng, lý tưởng

Thác Gia Long – điểm đến ấn tượng khi du lịch Đăk Lăk

Thác Gia Long cũng là một trong những con thác trên dòng Serepook thuộc địa phận xã Dray Sáp huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Con thác này khá rộng và đẹp. Không những vậy nó còn ghi dấu ấn của sự tàn độc và bóc lột của thực dân Pháp qua cây cầu bắc ngang qua sông Ea Krông. Năm 1930 -1933, thực dân Pháp đã huy động dân phu và tù nhân ở đây lao dịch hết sức cực nhọc gian khổ, dưới sự tra tấn dã man để xây dựng cầu treo này. Đến đây du khách sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu của sức người khi có thể hoàn thành xong cầu treo này. Thác Gia Long trở thành điểm tham quan ấn tượng khi du lịch Đăk Lăk. 
Thác Gia Long - điểm đến ấn tượng khi du lịch Đăk Lăk
Thác Gia Long – điểm đến ấn tượng khi du lịch Đăk Lăk

Thác Krông K’mar

Là một trong những thác rất đẹp của Đăk Lăk, thác Krông Kmar bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin đổ xuống chân núi tạo thành thác Krông Kmar mang dáng vẻ hoang sơ huyền thoại. Và trở thành điểm du lịch đẹp Đăk Lăk cho du khách thập phương.
Điểm du lịch đẹp Đăk Lăk
Điểm du lịch đẹp Đăk Lăk

Thác Thủy Tiên – thắng cảnh đẹp của Đăk Lăk

Thác Thủy Tiên là một danh lam, thắng cảnh đẹp của Đăk Lăk, đến đây du khách có thể tắm mình với dòng nước xanh mát. Thác có hệ thống phân tầng nên dòng nước ở đây mức độ đổ xuống vừa phải. Vẻ đẹp thơ mộng của dòng thác đã thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và có những trải nghiệm thú vị.
Thác Thủy Tiên - thắng cảnh đẹp của Đăk Lăk
Thác Thủy Tiên – thắng cảnh đẹp của Đăk Lăk

Thác Bảy Nhánh

Từ thành phố Buôn Ma Thuột dọc theo tỉnh lộ 1 về hướng tây bắc 35km, du khách đến buôn N’Drêch, xã Ea Hua, huyện Buôn Đôn, từ đây rẽ trái đi tiếp khoảng 1km nữa là đến thác Bảy Nhánh. Dòng Sêrêpôk chảy qua đây và chia làm 7 dòng sông nhỏ chảy qua các tảng đá lớn tạo thành 6 hòn đảo nhỏ giữa các nhánh sông. Mỗi nhánh sông đều có những nét đặc biệt thú vị mà du khách có thể say mê khám phá. Thác Bảy Nhánh là điểm du lịch Đăk Lăk thú vị, hấp dẫn cho những ai yêu khám phá sinh thái Tây Nguyên
Điểm du lịch Đăk Lăk thú vị, hấp dẫn
Điểm du lịch Đăk Lăk thú vị, hấp dẫn
Sự kiêu hùng của núi rừng Tây Nguyên đều được thể hiện qua nhữngdanh lam, thắng cảnh đẹp Đăk Lăk. Nếu có một lần bạn đến với Tây Nguyên thì hãy khám phá những địa điểm du lịch Đăk Lăk nổi tiếng, hấp dẫn  này nhé! 

Gợi ý du lịch Đăk Lăk mùa hoa cà phê

Đến Đăk Lăk thời điểm này, bạn được chìm vào không khí các lễ hội cũng như sắc hương của những bông hoa cà phê trắng muốt.
    Được xem là trung tâm của văn hóa Tây Nguyên, Đăk Lăk là nơi có nhiều món đặc sản danh tiếng cùng những chú voi ngộ nghĩnh, các cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và cà phê rực trắng vào mùa hoa tháng 3. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lên kế hoạch thành công cho chuyến phượt tới miền đất này.
    Thời điểm du lịch
    Đăk Lăk chia thành hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Khí hậu tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm 23 – 24 độ C.
    Để có chuyến khám phá trọn vẹn, bạn nên đến vào hai thời điểm. Trong đó, tháng 12 dương lịch là mùa hoa dã quỳ vàng rực và các lễ hội địa phương đậm chất hoang sơ. Tháng 3 là mùa hoa cà phê nở trắng đất trời Tây Nguyên và lễ hội đua voi hấp dẫn.
    11028131-654642624664140-468501922-o_142
    Tháng 3 là thời điểm thích hợp để bạn ngây ngất hương thơm cà phê. Ảnh: Tâm Trần.
    Di chuyển
    Du khách đến Đăk Lăk bằng ô tô riêng, xe máy, xe khách hoặc máy bay có thể xuất phát từ Hà Nội, Sài Gòn hay Đà Nẵng.
    Xe khách: Tại Hà Nội, bạn mua vé ở bến xe Giáp Bát, giá khoảng 700.000 đồng. Ở Sài Gòn, du khách đi từ bến xe miền Đông, giá vé 220.000 – 300.000 đồng. Nếu xuất phát từ Đà Nẵng, bạn hãy tới Bến xe Trung tâm mua vé với giá 250.000 – 350.000 đồng.
    Máy bay: Bạn có thể mua vé ở nhiều địa điểm khác nhau với bất kỳ thời điểm nào. Điểm đến là sân bay Buôn Ma Thuột, từ đây bạn dễ dàng bắt xe buýt hay taxi vào trung tâm thành phố.
    Lưu trú
    Trung tâm Đăk Lăk có nhiều nhà nghỉ, khách sạn cho khách lựa chọn. Tuy nhiên, giá cả ở đây hơi cao so với các khu vực khác. Trong đó, 500.000 - 1 triệu đồng là mức giá cho các điểm nghỉ bình dân và 1,2 - 3 triệu đồng đối với khách sạn cao cấp.
    Bạn có thể tìm thấy nhiều điểm lưu trú trên các đường Ngô Quyền, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Chí Thanh… thuộc thành phố Buôn Ma Thuột.
    Di chuyển trong Buôn Ma Thuột
    Du khách nên thuê xe máy để việc tham quan được thuận tiện hơn. Giá thuê xe dao động 150.000 – 200.000 đồng một giờ. Bạn có thể thuê xe ngay tại điểm lưu trú như khách sạn Đam San, nhà nghỉ Thu Hà, Gia Đình...
    Địa điểm du lịch
    Ngoài việc thưởng ngoạn hương sắc cà phê, du khách nên kết hợp các điểm đến dưới đây nhằm tiết kiệm chi phí và chuyến đi được trọn vẹn hơn.
    Rừng hoa cà phê: Đến Tây Nguyên, không khó để tìm những cánh rừng cà phê bạt ngàn, nơi có diện tích trồng lớn nhất cả nước và được xem là “thủ phủ” của loài cây này. Tháng 3 chính là thời  điểm những ngọn đồi phủ đầy sắc trắng, nhìn xa tựa  tuyết phủ trên thân cây xen kẽ những đàn ong, bướm bay lượn tạo nên khung cảnh nên thơ, tuyệt diệu.
    Làng cà phê Trung Nguyên: Là nơi bạn có thể thưởng thức cà phê với nhiều hương vị và phong cách khác nhau. Cùng với loại đồ uống đặc trưng, nơi đây được xem là bảo tàng thu nhỏ với nhiều chi tiết tái hiện buôn làng Tây Nguyên. Các vật dụng sinh hoạt thường ngày của đồng bào dân tộc, nhà sàn, cồng chiêng…được thể hiện rất chi tiết và sinh động.
    Trung tâm du lịch Bản Đôn: Bản Đôn luôn là địa danh quan trọng trong bản đồ du lịch Tây Nguyên. Không chỉ sỡ hữu những thắng cảnh đẹp, từ rừng đại ngàn đến sông hùng vĩ hay những đàn voi rừng vạm vỡ, nơi đây còn có các món ăn đặc sắc như gà nướng sa lửa, rượu Ama Kông.
    2-8850-1425456182.jpg
    Lễ hội đua voi được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3 dương lịch ở Bản Đôn. Ảnh: Cungphuot.info.
    Vườn quốc gia Yok Đôn: Là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước, nằm trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách Buôn Ma Thuột 40 km về phía Tây Bắc.
    Du khách đến đây sẽ tận hưởng các loại hình du lịch sinh thái đặc trưng như cưỡi voi, đi bộ, xe đạp địa hình trong những cánh rừng nguyên sinh. Đặc biệt, ban đêm, bạn có thể đi xem các loài thú hoang dã, ban ngày du thuyền độc mộc trên dòng Sêrêpok thơ mộng. Ngoài ra, tham quan buôn làng, thưởng thức rượu cần với những món đặc sản hấp dẫn đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên cũng là ý tưởng hay.
    Hồ Lắk: Cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về hướng Nam, đây là hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nguyên và thứ nhì Việt Nam (sau hồ Ba Bể). Xung quanh hồ được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh.
    Đến hồ Lắk, du khách không thể bỏ qua thú vui lắc lư trên lưng voi khổng lồ đang bơi. Kế tiếp là ngao du trên chiếc thuyền độc mộc, nhìn ngắm đàn cá tung tăng bơi lội. Bạn cũng có thể mang theo cần câu để có những chú cá tươi ngon, chế biến thành món đặc sản cùng thưởng thức với rượu cần thơm nồng bên ánh lửa cao nguyên bập bùng rực cháy.
    Buôn Jun: Nép mình bên hồ Lắk thơ mộng, Buôn Jun là nét chấm phá tuyệt sắc như một bức tranh sinh động của núi rừng Tây Nguyên. Những ngôi nhà dài truyền thống nằm trên lưng chừng dốc, các cô gái M’Nông thư thả dệt vải, trước nhà là chú voi con ngộ nghĩnh, được ôm trọn bởi các tán cổ thụ cao lớn. Hồ Lắk mênh mông và các cánh rừng cà phê phủ sắc trắng bao quanh. Đến đây, du khách như tìm về bản sắc Tây Nguyên hoang sơ, huyền bí và quá đỗi thanh bình.
    Lễ hội truyền thống
    Lễ hội chính là phần hồn của văn hóa miền đất đỏ, đến đây, du khách chưa tham gia  thường bị coi là  chưa biết đến văn hóa Tây Nguyên. Có lễ hội được tổ chức theo thời gian nhất định, một số khác làm dựa vào khí hậu và mùa màng trong năm.
    Đua voi là lễ hội được tổ chức định kỳ hai năm một lần, vào tháng 3 dương lịch. Còn lễ hội đâm trâu tổ chức từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch. Lễ cưới voi, lễ cúng cắt ngà voi, cúng sức khỏe cho voi, lễ bỏ mả, cúng bến nước, lễ ăn cơm mới…đều là những ngày hội thu hút đông đảo du khách tham gia mà vẫn mang nét nguyên bản, kỳ bí.
    3-JPG-3340-1425456183.jpg
    Gà nướng, cơm lam là món ăn trứ danh mà bạn không thể bỏ qua khi đến đây. Ảnh: Văn Trãi.
    Món ăn đặc sản
    Cơm lam muối vừng, gà nướng Bản Đôn, cá thác lác hồ Lắk, cá lăng Sêrêpok, rau rừng nấu ống, cà đắng, gỏi lá, rượu cần, rượu Ama Kông… là những đặc sản làm nên danh tiếng Tây Nguyên mà du khách không nên bỏ qua.
    Quà mua về
    Cà phê chồn thơm ngon đặc trưng, mật ong rừng nguyên chất, chuối hột rừng phơi khô dùng để ngâm rượu, măng khô rừng, chiếc khăn thổ cẩm dệt truyền thống, ché rượu cần… là những món quà tiện cho du khách làm quà sau những chuyến khám phá.
    Vài lưu ý nhỏ
    Tránh xả rác khi vào các khu rừng nguyên sinh, không nên đùa giỡn thái quá với những chú voi, mặc trang phục lịch sự khi vào các buôn làng, tôn trọng văn hóa địa phương của đồng bào.
    Văn Trãi

    Tháp Chăm Yang Prong
    08:46 | 16/07/2015
    Tháp Chăm Yang Prong thuộc xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100km về phía Tây, còn có tên khác là tháp Chàm Rừng Xanh. Đây là một trong những tháp Chàm duy nhất ở Tây Nguyên được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII để thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga (vị thần vĩ đại), cầu mong sự nảy nở của giống nòi và ấm no hạnh phúc.
    Hang đá Đăk Tuar
    08:43 | 16/07/2015
    Hang đá Đắk Tuar nằm cạnh dòng Thác Đắk Tuar, cách trung tâm xã Cư Pui, huyện Krông Bông khoảng 6km. Những năm kháng chiến chống mỹ cứu nước, hang đá Đắk Tuar là nơi đóng quân của Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đơn vị bộ đội chủ lực.
    Bia Lạc Giao
    14:54 | 15/07/2015
    Bia Lạc Giao nằm tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tấm bia là niềm tưởng nhớ, tri ân của người dân Buôn Ma Thuột đối với sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng vì độc lập tự do của tổ quốc.
    Chùa Khải Đoan
    14:56 | 14/07/2015
    Chùa Khải Đoan tọa lạc tại số 117 Phan Bội Châu, Tp. Buôn Ma Thuột. Chùa được xây dựng vào năm 1951 do Hoà Thượng Thích Đức Thiệu và đại diện phía Hoàng triều là thứ phi Mộng Điệp người đứng ra trông coi, theo dõi việc xây dựng, tôn tạo. Chùa hướng mặt về phía Tây Nam nhìn xuống suối, lưng dựa thế của khu phố Buôn Ma Thuột. Cái thế “tiền thuỷ hậu sơn” theo quan niệm phong thổ hài hoà của kiến trúc cổ Việt, thế đứng vững chải  bền lâu cho muôn đời con cháu.
    Đình Lạc Giao
    14:53 | 14/07/2015
    Đình Lạc Giao tọa lạc tại số 67 Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, là nơi ghi dấu sự có mặt của cộng đồng người kinh đầu tiên trên mảnh đất Đắk Lắk. Theo bước chân của những thương nhân từ vùng Trung châu lên cao nguyên để trao đổi hàng hoá, làm công nhân đồn điền, làm đường, làm công chức ... Những người kinh đã đến Buôn Ma Thuột rất sớm và ngôi đình đầu tiên ra đời vào năm 1928, mang tên Lạc Giao, mang theo tục thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ người lập làng, lập ấp.
    Nhà đày Buôn Ma Thuột
    14:44 | 14/07/2015
    Nhà đày Buôn Ma Thuột tại số 18 đường Tán Thuật, phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, ngôi nhà được thực dân pháp xây dựng năm 1900 để giam cầm những người chiến sĩ cách mạng yêu nước.
    Ngã sáu Buôn Ma Thuột
    14:40 | 14/07/2015
    Ngã sáu Ban Mê là cái tên quen thuộc, người dân Buôn Ma Thuột thường gọi Ngã sáu trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, đây cũng chính là giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26, 27 đi qua thành phố. Ở đây có tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột là biểu tượng của thành phố.
    Mộ vua săn bắt Voi (Khunjunob)
    10:24 | 23/05/2012
    Du khách đến Buôn Đôn khi muốn tìm hiểu lịch sử mảnh đất này hẳn không thể bỏ qua việc ghé thăm Mộ Vua săn voi, một chứng tích bất biến của quá trình hình thành và phát triển của vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
    Bia Lạc Giao
    09:28 | 21/05/2012
    Bia tưởng niệm 100 liệt sĩ Nam Tiến cách ngã sáu chừng 0,5km, Bia Lạc Giao được dựng dưới tán cây râm mát, tấm bia là niềm tưởng nhớ, tri ân của người dân Buôn Ma Thuột đối với sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng vì độc lập tự do của tổ quốc.
    Chùa Khải Đoan
    09:19 | 21/05/2012
    Chùa Khải Đoan nằm tại số 117 đường Phan Bội Châu, Tp. Buôn Ma Thuột. Chùa được xây dựng năm 1951 gồm phần hậu tố và nhà giảng, phần chính điện xây dựng năm 1953. Chùa có kiểu dán kiến trúc nhà rường Huế kết hợp với lối kiến trúc địa phương. 

    Hang Dak Tuar - di tích lịch sử giả tạo ở Đăk Lăk

    Những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong hồ sơ xét duyệt đang yêu cầu Tỉnh ủy, UBND Đăk Lăk kiểm tra lại tính chính xác của các tài liệu về di tích lịch sử Dak Tuar. Họ khẳng định hang đá này chưa bao giờ là căn cứ kháng chiến như bản lý lịch di tích được Bộ VH-TT công nhận năm 1991.

    Theo bản lý lịch di tích lịch sử cách mạng hang đá buôn Dak Tuar năm 1990 của Bảo tàng tỉnh thì năm 1961, trong một trận càn quét của quân Mỹ và lính chế độ Sài Gòn cũ, toàn bộ dân buôn Tuar (nay thuộc xã Cư Pui, huyện Krông Bông) chạy tránh nạn trên núi Chư Yang Sin. Tại đây, 2 người làng phát hiện một hang đá vừa rộng, vừa dài, gần nguồn nước, có nhiều ngóc ngách thuận tiện cho việc trú quân, ăn ở lâu dài. Sau đó, tỉnh ủy Đăk Lăk đã chọn hang này làm căn cứ. Một số cán bộ lúc đó như ông Huỳnh Văn Cần, Mười Nguyên, Lê Chí Quyết, A Ma Thưng, Nam Vinh, Yblốc Êban, Lê Hữu Kiểng… đã ở đây chỉ huy cuộc kháng chiến.
    Bản lý lịch có đoạn: “Gộp Chăng (tức hang đá Dak Tuar) không chỉ là đường dây chuyển liên lạc thông tin tiếp tế từ miền Bắc hậu phương lớn vào miền Trung và các tỉnh miền Nam… mà còn là trung tâm chỉ đạo cách mạng trong toàn tỉnh. Hang đá Dak Tuar mãi mãi đi vào lịch sử…”.
    Căn cứ vào hồ sơ này, kèm với ý kiến của Sở VH-TT và tờ trình của UBND tỉnh Đăk Lăk, ngày 3/8/1991 Bộ VH-TT ký quyết định công nhận hang Dak Tuar là di tích lịch sử.
    Thế nhưng trong danh mục 8 tài liệu tham khảo của Bảo tàng Đăk Lăk nêu ra, kể cả tài liệu tin cậy nhất là các quyển Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk, Vấn đề xây dựng căn cứ miền núi từ năm 1954-1970, Chỉ thị về nhiệm vụ xây dựng căn cứ cách mạng Tây Nguyên... đều không hề nhắc đến hang đá Dak Tuar.
    Những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong hồ sơ xét duyệt di tích lịch sử như ông Huỳnh Văn Cần (nguyên bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk), Hoàng Lê (nguyên chánh văn phòng Tỉnh ủy), Lê Hữu Kiểng (nguyên tỉnh đội trưởng) đều khẳng định chưa hề một ngày ở trong hang Dak Tuar. Có người còn nói không biết hang đá đó ở đâu. Ông Hoàng Lê nói: "Trong kháng chiến chống Mỹ, cơ quan chỉ huy có đóng tại buôn Tuar, chứ không ở trong hang đá. Nếu công nhận di tích lịch sử thì phải công nhận buôn Tuar chứ không phải hang đá nào đó".
    Ông Huỳnh Văn Cần, nay là cán bộ hưu trí, cho rằng: "Để công nhận một địa danh là di tích lịch sử, trước hết phải khảo sát, tập hợp tài liệu, gồm văn bản, hiện vật, lời kể của những nhân chứng sống... Tất cả được lập thành hồ sơ và được đưa ra hội thảo để xem xét độ chính xác của tài liệu, giá trị tầm vóc của di tích, sau đó mới có thể kết luận và đề nghị công nhận. Thế nhưng bảo tàng Đăk Lăk đã không hề đưa ra được bất cứ hiện vật, tài liệu, văn bản, nhân chứng nào chứng minh cho bản lý lịch hang đá Dak Tuar". Ông Cẩn khẳng định những chi tiết trong lý lịch Dak Tuar như: “Từ một hang đá hoang vu nơi chốn rừng thiêng nước độc đã trở thành ngôi nhà thiên nhiên kín đáo vững chắc, tỉnh ủy cùng các cơ quan ban ngành đã đóng chốt cùng với toàn dân Dak Tuar mà hầu hết là người dân tộc M’nông để tổ chức cuộc kháng chiến...” là không có thực.
    Các vị lão thành cho biết đã nhiều lần đề nghị Tỉnh ủy Đăk Lăk xác minh vấn đề này, và UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Sở VH-TT tỉnh giải trình. Nhưng đã hai tháng qua, chuyện thật giả của “di tích lịch sử cách mạng Dak Tuar” vẫn chưa được các cơ quan chức năng tỉnh làm rõ.
    Văn Nhân
                
    Một số di tích lịch sử và văn hoá
    Ngày cập nhật: 12/05/2014
    Là một mảnh đất có bề dày về văn hóa và lịch sử, Đăk Lăk ngày nay có rất nhiều di tích đã và đang được kiểm kê, công nhận và xếp hạng. Ngoài những di tích khảo cổ như khu mộ táng Ea Knuếk (Krông Păc), mộ Chăm Hòa Sơn (Krông Bông), tháp Yang Prong (Ea Súp)...trong tình còn có hàng chục di tích lịch sử và văn hóa, như:
    ·       Nhà đày Buôn Ma Thuột.
    ·       Đồn điền CADA.
    ·       Đình Lạc Giao.
    ·     Buôn Dliêya (Krông Năng), buôn căn cứ trong chống Pháp và chống Mỹ
    ·       Buôn Cháy (Cư Mgar), buôn căn cứ trong chống Mỹ
    ·       Hang đá Đăk Tuôr (Krông Bông) trụ sở của Tỉnh ủy trong vùng căn cứ thời kỳ chống Mỹ.
    ·       Hang đá Khuê Ngọc Điền (Krông Bông)
    ·       Đèo Phượng Hoàng (MĐrăk).
    ·       Hang Ba tầng (Lăk)
    ·       Chùa Khải Đoan (TP.Buôn Ma Thuột)
    ·       Mộ Khun Ju Nốp (Buôn Đôn)
    ·       Mộ thầy giáo Y Jút (Buôn Ma Thuột)
    ·       Nhà dài Ê đê (Buôn Păn Lăm - TP.Buôn Ma Thuột)
            ·       Nhà Lào cổ ở Buôn Đôn....

    Nhà Đày Buôn Ma Thuột
    Cách đây hơn 50 năm đã có một Nhà Đày (một trong những khu biệt giam tù chính trị) với chế độ tàn bạo nhất của bọn thực dân Pháp ở nước ta. Đến Buôn Ma Thuột tìm hiểu về mảnh đất - con người, không thể không đến thăm Khu Di Tích Lịch Sử Cách Mạng đã được Nhà nước xếp hạng này.
    Buôn Ma Thuột xưa được coi là vùng rừng thiêng nước độc, nơi mà những người không phải dân địa phương này đều ngại đặt chân đến. Cũng tại mảnh đất hoang sơ này, với những toan tính về quyền lực, vào năm 1900, người Pháp đã xây dựng lên một nhà lao dùng để giam tù chính trị tại đây. Dựa vào ưu thế về việc giam giữ tù tại đây vì là vùng đất hoang vu, khí hậu độc địa, ít người lui tới, sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa với người dân tộc Ê Đê tại đây, người Pháp quyết định mở rộng nhà lao này. 
    Đình Lạc Giao
    Ở Buôn Ma Thuột, trên địa phận của phường Thống Nhất, có một ngôi đình mang tên là đình Lạc Giao được lập vào năm 1929, là ngôi đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp, thờ vị thành hoàng làng là Đào Duy Từ. Ngôi đình ban đầu làm bằng tranh tre, năm 1932, ngôi đình được xây dựng lại bằng gạch lợp ngói theo hình chữ Môn, gồm có nhà thờ Thần Hoàng và những người có công với nước, hai nhà tả hữu hai bên dùng làm nơi hội họp mỗi khi tế lễ, phía trước có cổng tam quan đi vào, sau cổng có bức bình phong có chạm khắc hổ phù, sau nữa là một lư hương lớn

    Làng Lạc Giao hình thành bắt đầu từ những người bị tù lưu đày xa xứ, rồi những dân phiêu bạt từ các vùng đất miền Trung nghèo khó tìm nơi lập nghiệp sinh sống, rồi những công chức, thầy giáo, binh lính được bổ nhiệm lên vùng đất xa xôi… 

    Ban đầu chỉ dăm nóc nhà dọc theo con đường suối Ea Tam, xóm người Việt ấy được gọi là thôn Nam Bang. Họ làm rẫy dọc theo khu rừng già ven suối, bên cạnh một buôn của Ama Thuột. Năm 1924, họ gọi xóm người Việt di cư đến là Lạc Giao với ý nghĩa: Lạc là con Lạc cháu Hồng, Giao nghĩa là nơi bang giao Kinh – Thượng. Tên gọi Lạc Giao là lời nguyền giao ước an cư lạc nghiệp của đồng bào Kinh- Thượng, cùng chung lưng đấu cật xây dựng vùng đất mới này. Năm 1925, làng Lạc Giao được mở rộng bao trùm cả một khu vực rộng lớn ở ngay trung tâm Buôn Ma Thuột. 
    Tài liệu của đình Lạc Giao ghi: ông Phan Hộ, người Quảng Nam, vào Ninh Hoà (Khánh Hoà) sinh sống. Thuở ấy, lên cao nguyên Dak Lak chưa có đường, ông Phan Hộ cùng một số trai tráng đi bằng voi, ngựa xuyên rừng vài tháng mới tới vùng M'Drak rồi đến Buôn Ma Thuột trao đổi hàng hoá với người Ê Đê, thấy người dân ở đây giàu lòng mến khách, đất đai màu mỡ lại dễ làm ăn, nên ông vận động nhiều gia đình lên đây sinh sống, khai phá đất hoang để lập làng. Nỗi nhớ thương quê nhà bản quán, anh em khôn nguôi trong lòng những người đi xa quê, làm ăn xứ lạ. Từ đó họ có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn, nhất là lễ tết có nơi cúng kiếng ông bà tổ tiên, nhắc chuyện quê hương làng xóm. Họ đã góp tiền của công sức dựng nên ngôi đình trên để thoả nỗi ước mong đó. 


    Đình Lạc Giao ra đời ghi dấu bước chân của người Việt trên mảnh đất cao nguyên, là nơi mọi người cầu mong sức khoẻ và làm ăn phát đạt, nơi thờ các vị tiên hiền và người có công với đất nước, nơi sinh hoạt trong những ngày lễ tết của cư dân Việt trên vùng đất mới.

    Năm 1932, vua Bảo Đại ra chiếu sắc phong cho thần hoàng của làng là Đào Duy Từ, khẳng định đây là đất của “Hoàng triều cương thổ”. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới. Việc đình Lạc Giao được Bảo Đại ban sắc tứ Thần Hoàng làng, mang ý nghĩa lớn lao, như nhắc nhở mọi người dân đang sinh sống nhớ lấy cội nguồn quê hương và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân trên vùng đất mới. 

    Đình Lạc Giao là bằng chứng của mối quan hệ bang giao tốt đẹp Kinh- Thượng và còn là nơi bảo lưu truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắc Lắc. Hằng năm cứ đến ngày 27-10 âm lịch, nhân dân Buôn Ma Thuột lại tổ chức ngày tưởng niệm tại đình hết sức trang trọng về những chiến sĩ Nam tiến và đồng bào đã hy sinh trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp 12-1945.
    Chùa Khải Đoan
    Chùa toạ lạc số 89A đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, là ngôi chùa của những người Việt sinh sống ở Ðắk Lắk.
    Chùa được bà Từ Cung xây dựng năm 1951 trên một khu đất thoáng và rộng. Chùa cúng cho Giáo Hội Tăng Già trung phần. Hoà Thượng Thích Đức Thiệu trụ trì đầu tiên, đến nay đã qua 7 đời. Hiện nay chùa do thượng toạ Thích Châu Quang trụ trì. Tên chùa “Khải Đoan” được ghép bởi hai từ đầu của vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu. Chùa hiện đặt văn phòng ban trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Lắk.
    Chùa có kiến trúc kiểu chữ tam, trước cổng là tam quan, giữa là chánh điện, sau là nhà hậu tổ. Cổng tam quan gồm hai tầng với ba vòm cửa cao 7m, rộng 10,5m. Điện Quan Âm xây tách biệt với bố cục chính của chùa kiến trúc theo dạng tháp trống, hình lục giác với sáu cột trang trí hình rồng mây. Chánh điện là công trình kiến trúc chính, chia hai phần: phần trước kiến trúc theo kiểu nhà dài của Tây Nguyên và cột kèo nhà rường của người Việt. Nửa sau xây theo lối hiện đại. Chánh điện được chia làm 5 gian, giữa chánh điện có bệ thờ Phật Thích Ca ngồi xếp bằng toạ thiền. Chùa có sắc phong năm Quý Tỵ (1953) dài 1,85m và quả chuông có kích thước lớn, nặng 380 kg đúc năm 1954. Sự ra đời của chùa Khải Đoan gắn liền với lịch sử di dân của người Việt lên Đắc Lắc cũng như sự giao lưu, đan xen văn hoá cuả người Việt với nhiều dân tộc địa phương trong quá trình cộng cư.
    Dưới triều nhà Nguyễn, chùa được sắc phong tự hiệu “Sắc tứ Khải Đoan tự” và là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo miền Trung, thời kỳ chấn hưng Phật giáo Việt Nam tại Tây Nguyên, vùng đất hoàng triều cương thổ thời vua Bảo Đại.
    Chùa hướng mặt tây nam, nhìn xuống suối Đốc Học, lưng dựa thế đất cao của khu phố Buôn Ma Thuột “tiền thuỷ hậu sơn” theo quan niệm phong thổ hài hoà của kiến trúc cổ Việt, thế đứng vững chãi bền lâu cho muôn đời con cháu.
    Lối kiến trúc mô phỏng theo kiểu dáng cung đình Huế kết hợp với phong cách nhà sàn của dân tộc Tây Nguyên, pha chút kiến trúc hiện đại. Mái chùa cong, dáng dấp một mái nhà rông, nhưng rất uyển chuyển mềm mại với những đôi giao long quyện mây lướt gió, thật độc đáo mà hài hoà, cổ kính mà cũng thật gần gũi, đậm đà.
    Là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo Trung phần thời chấn hưng, suốt nửa thế kỷ qua, Khải Đoan là trụ sở của Phật giáo tỉnh.
    Khải Đoan được coi là cái nôi Phật giáo Tây Nguyên. Từ đây hàng trăm ngôi chùa trong tỉnh đã được hình thành và phát triển. Vì vậy nhân dân quen gọi là chùa Lớn hay chùa Tỉnh.
    Sau nhiều đợt trùng tu, cất thêm vài công trình mới, chánh điện vẫn y như cũ và dành để thờ Đức Thích Ca; bên hông trái của chùa có tòa lục giác thờ Quan Âm Bồ tát. Ngoài việc là một trong những di tích lịch sử hấp dẫn của thành phố Buôn Ma Thuột, chùa Khải Đoan còn là nơi thể hiện dòng chảy của đạo pháp dân tộc trên đất Tây nguyên.
    Nhà dài Ê Đê
    Đặc điểm chính của nhà dài Ê Đê là thưòng rất dài vì là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Vì vậy có những huyền thoại nhà dài như tiếng chiêng ngân bởi vì đứng ở đầu nhà đánh chiếng thì cuối nhà chỉ còn nghe rất nhỏ, ra khỏi là mất luôn, không còn nghe thấy gì nữa.
    Nhà dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi dầu cùng năm tháng. Các đà ngang, đòn dông luôn luôn bám nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới trên chục mét; đếm chúng, ta có thể biết nhà đã có thêm bao nhiêu lần được nối dài. Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất vì người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì.
    Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát; mái lợp cỏ tranh đánh rất dày, trên 20cm, thường chỉ làm một lần và sử dụng vĩnh viễn không phải lợp lại. Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4-5 m. Gầm sàn cao khoảng hơn 1m trước đây luôn được dùng làm nơi nuôi nhốt trâu, bò, lợn, gà nên rất mất vệ sinh, sau này đã bỏ dần tuy nhiên có một số nơi vẫn theo phong tục cũ này. Khi làm nhà mới, người Ê Đê rất kiêng không bao giờ dùng lại gỗ nhà cũ mà thường đốt bỏ, tuy nhiên ngày nay phong tục này chỉ còn tồn tại ở các vùng sâu gần rừng nơi còn dễ kiếm gỗ làm nhà.
    Những đặc trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặt biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài là nơi chứa các vật dụng như bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) có thể dài tới 20m được đẽo từ những thân cây rừng nguyên vẹn kể cả chân, trên vách có treo cồng chiêng ... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp lửa... Nguyên bản trước đây bếp lửa của người Ê Đê thường được đặt trực tiếp trên sàn, họ đóng một khung vuông bằng gỗ cao khoảng 10 cm, đổ đất nện, sau đó đốt lửa trên đó cả ngày với mục đích giữ lửa và để chống muỗi và các loại côn trùng khác.
    Trà Giang


     

    Khám phá 8 món ngon của ẩm thực Đắk Lắk níu chân du khách


    Du lịch Đắk Lắk – trái tim của Tây Nguyên, không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những món đặc sản làm say lòng du khách.

    Khám phá 8 món ngon của ẩm thực Đắk Lắk níu chân du khách

    1. Gà nướng Bản Đôn

    Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Đất ở Bản Đôn rộng, vườn thưa, gà nuôi ở đây được thả rông tự do, thức ăn chính của chúng là cỏ non, côn trùng và lúa rẫy.
    Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con. Sau khi làm xong, gà để nguyên con, có thể dần cho con gà bẹp lại rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Để ăn gà nướng ở Bản Đôn “đúng bài”, du khách phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả.
    Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng.
    Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Ảnh: VnExpress

    2. Cá bống thác kho riềng

    Món cá bống thác kho riềng là một món ăn có tính truyền thống của những đồng bào dân tộc tại Đắk Lắk. Cá bống Tây Nguyên sống ngay trong dòng thác đổ. Loại cá này chỉ thích nghi với môi trường nước đổ từ cao xuống, mình bé và trắng, thân tròn săn chắc như ngón tay.
    Cá còn tươi nhảy lao xao được xả cho sạch nhớt trên mình, và bỏ vào ít muối ướp cho cứng lại, sau đó lấy riềng rửa sạch giã nhỏ. Người ta bắc chảo cho nóng, và cho vào đó ít dầu ăn, hay mỡ đun cho sôi lên, cho cá vào chiên vàng, đổ riềng đã chuẩn bị sẵn. Mùi riềng, mùi cá bốc lên thơm ngào ngạt, đợi riềng và cá quyện vào nhau, lúc này họ mới cho mắm muối và các gia vị: hành, tiêu, ớt, đường và bột ngọt tạo độ vừa ăn. Du lịch Đắk Lắk mà quên thưởng thức món cá bống thác kho riềng quả là một thiếu sót lớn đối với du khách.
    Món cá bống thác kho riềng là một món ăn có tính truyền thống của những đồng bào dân tộc tại Đắk Lắk.
    Món cá bống thác kho riềng là một món ăn có tính truyền thống của những đồng bào dân tộc tại Đắk Lắk. Ảnh: vietnametravel.com

    3. Lẩu rau rừng

    Gọi là lẩu song lẩu rau rừng giống món canh hơn, với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại. Món “lẩu” rau rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, “lẩu” lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và rất có sức hút với du khách.
    Món lẩu rau rừng lạ miệng.
    Món lẩu rau rừng lạ miệng. Ảnh: vinadiscover.com

    4. Thịt nai

    Thịt nai là món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non.
    Thịt nai có thể chế biến thành nhiều món: nai nướng, nai xào lăn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô hợp lại đủ 7 món như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô lại là những món tiêu biểu nhất.
    Nai khô là món ăn được yêu thích nhất trong các món thịt nai được chế biến.
    Nai khô là món ăn được yêu thích nhất trong các món thịt nai được chế biến.

    5. Lẩu Cá lăng

    Dòng Sêrêpôk hoang dã, bí ẩn và mãnh liệt đã được thiên nhiên ban tặng cho một loại cá quý đó là cá lăng rắn chắc, thịt thơm và là món ngon nổi tiếng. Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Đây là món ăn ngon miệng và có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng.
    Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng.
    Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng. Ảnh: tinmoi

    6. Măng le

    Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất Tây Nguyên. Cây le có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Măng le từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô , măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc… nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát,…
    Với món măng le tươi có thể chế biến món đơn giản nhưng lại đầy hương vị là món gỏi măng trộn hay măng le nấu cùng thịt vịt, măng le hầm giò heo, măng le xào gan đều rất ngon. Vào các buôn được mời bữa cơm gạo nương ăn với măng le nấu với thịt nai khô có kèm muối đâm lá bép ớt hiếm ăn một lần không bao giờ quên.
    Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất Tây Nguyên.
    Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất Tây Nguyên. Ảnh: vietbao

    7. Cơm lam

    Cơm lam là món ăn nổi tiếng của người đồng bào ở bản Đôn. Cơm lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng bởi chắt lọc từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Món ăn này được hình thành từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người đàn ông Tây Nguyên khi xưa.
    Khi thưởng thức chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài, cắt khúc và bạn đã có món cơm lam dẻo, thơm hấp dẫn. Người Tây Nguyên thường dùng cơm lam với muối vừng, thịt gà hoặc thịt lợn rừng nướng. Nước suối trong vắt của núi rừng cùng với vị ngọt của ống nứa nơi đầu non đầu non đã tạo nên món cơm lam có hương vị đặc biệt, làm say lòng bất cứ ai nếu đã từng thưởng thức.
    Cơm lam là món ăn nổi tiếng của người đồng bào ở bản Đôn.
    Cơm lam là món ăn nổi tiếng của người đồng bào ở bản Đôn. Ảnh: m.blog.tamtay.vn

    8. Cà đắng

    Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được người dân khu vực Tây Nguyên trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng.
    Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của người dân tộc Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt rừng,… Ngoài nấu chín, người Ê Đê còn ăn cà đắng sống, bằng cách giã nát cà rồi cho thêm gia vị: muối, ớt, bột ngọt, lá é, lá và củ nén.
    Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của người dân tộc Ê Đê
    Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của người dân tộc Ê Đê. Ảnh: Khánh Hòa.
    Theo Traveltimes.vn
                                              

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét