Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Nhạc sĩ Châu Kỳ

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Châu Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Châu Kỳ
NS Chau ky.jpg
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Châu Kỳ
Sinh 5 tháng 11, 1923
Huế, Đông Dương thuộc Pháp
Mất 6 tháng 1, 2008 (84 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nghề nghiệp Nhạc sĩ
Thể loại Nhạc vàng
Ca khúc tiêu biểu "Con đường xưa em đi", "Đón xuân này nhớ xuân xưa", "Đừng nói xa nhau", "Được tin em lấy chồng", "Giọt lệ đài trang", "Túy ca"
Châu Kỳ (5 tháng 11 năm 1923 - 6 tháng 1 năm 2008) là một nhạc sĩ Việt Nam thành danh với kho tàng tác phẩm gồm gần 200 ca khúc trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.

Tiểu sử

Châu Kỳ sinh ngày 5 tháng 11 năm 1923 tại Dưỡng Mong, Thừa Thiên. Cha ông là Châu Huy Hà, một nghệ nhân ca Huế; chị là Châu Thị Minh, được coi là một trong Ngũ nữ minh tinh (miền NamPhùng Há, Năm Phỉ; miền Bắc có Ái Liên, Bích Hợp và miền Trung có Châu Thị Minh).
Thuở nhỏ, Châu Kỳ học ở Trường Tiểu học Dưỡng Mong, sau ông lên Huế học ở trường Lycée Khải Định. Ở đây, Châu Kỳ gặp được sư huynh Petrus Thiều, một tu sĩ vừa giỏi về nhạc lý và sáng tác vừa sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ phương Tây.
Sẵn dòng máu văn nghệ trong người, lại được thầy giỏi hướng dẫn, nên việc học nhạc và học hát của Châu Kỳ rất mau tiến bộ. Lúc mới biết hát, ông thường bắt chước ngân nga các bài hát bằng tiếng Pháp thịnh hành vào thời đó như là "J'ai deux amours, Tant qu'il y aura des etoiles" mà nam danh ca người Pháp Tino Rossi thường trình bày, nên ông được bạn bè gọi "là Deuxième Tino Rossi".
Đến khi chị Châu Thị Minh lập đoàn ca kịch Huế mang tên Hồng Thu, ông đi hát trong đoàn của chị. Vừa được hát, lại vừa có tiền giúp cha mẹ, ông bỏ học luôn để đi theo nghiệp cầm ca.
Khoảng năm 1942, Đoàn ca kịch Hồng Thu lưu diễn sang Lào: Savanakhet rồi Thakhet. Ở Thakhet, Châu Kỳ bị mật thám Pháp bắt khi đang diễn vở kịch Hồn lao động (cùng với Trần Văn Lang, Châu Thành và nữ nghệ sĩ Mộng Điệp) và đưa lên Ba Vì (nay thuộc Hà Nội) giam giữ.
Năm 1943, Châu Kỳ được trả tự do, nhưng khi về tới Huế thì mới hay mẹ đã bị chết đuối trong một cơn lũ. Buồn rầu, Châu Kỳ đã viết ca khúc đầu tay Trở về và đã được giới yêu tân nhạc rất chú ý.
Sau đó, một số tác phẩm mang âm hưởng cổ nhạc miền Trung của ông ra đời, như: "Khúc ly ca", "Từ giã kinh thành", "Khi ánh trăng vàng lên khơi",...gặt hái được nhiều thành công. Ông tiếp tục sáng tác cho đến hết đời.
Nhạc của ông đã được nhiều thế hệ ca sĩ từ trước 1975 đến nay thể hiện ở Việt Nam và hải ngoại.
Lúc 1 giờ 10 phút rạng sáng ngày 6 tháng 1 năm 2008 tại Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), nhạc sĩ Châu Kỳ đã qua đời ở tuổi 85 sau gần hai tháng nằm liệt trên giường vì bệnh. Ông được đưa về quê hương Huế và an táng vào ngày 11 tháng 1 năm 2008 tại đồi Nam Giao.

Cuộc sống gia đình

Người vợ đầu của nhạc sĩ Châu Kỳ là nữ ca sĩ gốc Hải Phòng - Mộc Lan, người sau nay đã bỏ Châu Kỳ để đến với một người đàn ông quyền quý khác vốn cũng là chỗ quen biết của ông. Người vợ sau của ông là bà Kha Thị Đàng, chị em con chú con bác với Kha Vạng Cân. Bà gắn bó với ông tới cuối đời và hai người có với nhau bốn người con.

Tác phẩm

Tên ca khúc Năm sáng tác Đồng sáng tác Lời/Thơ
Áo trắng màu vu quy



Âm vang

thơ Đinh Thụy Uyên
Bắc cầu tương tư

thơ Hà Nguyễn
Bến nước Dương Đông[1] 1955


Bỏ phố lên rừng

thơ Trương Minh Dũng
Cành hoa mai



Cánh nhạn hồi âm 1965


Chiến công rừng Sác



Chiều trên đồi thông

thơ Hoài Hương Tử
Chuỗi cười vô tận



Chờ anh



Chuyện người ngậm ngãi tìm trầm

lời Hồ Đình Phương
Cố đô yêu dấu[2] 1968


Con đường xưa em đi 1968
lời Hồ Đình Phương
Cuối đường kỷ niệm



Dưới chân thánh giá 1971
lời Hồ Đình Phương
Đàn tôi đã vỡ



Đàn không tiếng hát 1967


Đi giữa quê hương



Đón xuân này nhớ xuân xưa 1968


Đoàn người gánh cỏ

lời Hồ Đình Phương
Đừng nói xa nhau

lời Hồ Đình Phương
Được tin em lấy chồng 1961


Được tin em lấy chồng 2



Đường về nhà em 1966


Em sắp về chưa 1967
thơ Tô Kiều Ngân
Giòng Bến Hải

lời Hồ Đình Phương
Giòng thời gian



Giọt đàn theo giọt lệ

thơ Trương Minh Dũng
Giọt lệ đài trang 1970


Giữa lòng đất mẹ 1966


Gọi tên em



Gửi người em nhỏ



Hoài thu

lời Hồ Đình Phương
Hồi âm (Sao chưa thấy hồi âm 2) 1965
thơ Trương Minh Dũng
Hương Giang còn tôi chờ



Em bé mồ côi

lời Hồ Đình Phương
Em đi về đâu

thơ Trương Minh Dũng
Em không buồn nữa chị ơi 1966
thơ Nguyễn Bính
Khi bóng trăng vàng lên khơi

lời Hồ Đình Phương
Khúc ly ca



Khuya nay anh đi rồi 1965
lời Hồ Đình Phương
Lá vàng khóc lá xanh rơi



Lòng mẹ



Lời kỹ nữ

thơ Xuân Diệu
Ly hương hoài khúc

lời Hồ Đình Phương
Mái tóc thề 1967


Miền Trung thương nhớ



Mộng đào nguyên 1965


Một chiều mưa

lời Hồ Đình Phương
Mùa thu còn đó[3]

lời Duy Khánh
Mưa trên Quảng Đức

thơ Trương Minh Dũng
Nén hương yêu 1964
lời Duy Khánh
Nếu mai này hoà bình



Ngày mai hôm nay đã tới
Huy Tài

Người đi chưa về

thơ Trương Minh Dũng
Người em văn khoa

thơ Hoài Hương Tử
Người nhớ bài ca, ta nhớ người

thơ Trương Minh Dũng
Nhạc sĩ trong sương chiều



Nhớ

thơ Tô Như
Nhớ mong



Nhớ về xứ Thượng



Nhớ Trúc Giang 1965 Nguyễn Minh Chung

Niềm thương của mẹ
Huy Tài

Nợ trần 1970


Nỗi lòng TTKH



Nửa vầng trăng

thơ Hà Nguyễn
Nước mắt quê hương

lời Hồ Đình Phương
Nụ cười trong mộng 1966 Huy Tài

Phượng tìm hoàng

lời Đinh Hùng
Rừng thay lá



Rừng thương biển nhớ



Sao chưa thấy hồi âm 1965
thơ Trương Minh Dũng
Sầu đông

lời Hồ Đình Phương
Thương người em phố nhỏ



Tiếng ca đó về đâu

thơ Nguyễn Tiến Thịnh
Tiếng hát dân Chàm

lời Hồ Đình Phương
Tiếng hát đồng xanh

lời Hồ Đình Phương
Tiếng ru



Tìm mà không thấy
Hoàng Bảo

Tìm nhau trong kỷ niệm



Tìm quên



Tình quê

lời Hồ Đình Phương
Tình thơ ý nhạc

thơ Trương Minh Dũng
Tôi chưa có mùa xuân



Tôi viết nhạc buồn



Tôi thấy mắt em cười 1966


Trở về



Trôi vào xứ mộng



Từ giã kinh thành 1954
lời Hồ Đình Phương
Túy ca 1973
thơ Trương Minh Dũng
Vào mộng cùng em

thơ Tô Kiều Ngân
Vẫn Huế ngày xưa



Về sông cũ

thơ Trương Minh Dũng
Vui bước phong trần

lời Hồ Đình Phương
Xin làm người tình cô đơn

lời Hồ Đình Phương
Xin trời thôi mưa 1966


Xông pha



Xuân đến con về



Xuân về người có vui





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét