Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 62

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ảnh hưởng của vũ trụ lên cơ thể người


Cơ thể của con người sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với các tần số trong vũ trụ. (Ảnh: Best Designs/iStock)
Cơ thể của con người sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với các tần số trong vũ trụ. (Ảnh: Best Designs/iStock)

Có rất nhiều cuộc thảo luận trong giới y khoa về việc hướng năng lượng trong cơ thể người phù hợp với các tần số chữa bệnh trong vũ trụ. Liệu các phương pháp được quảng bá đó có thực sự hiệu quả? Hoặc liệu những phương pháp như vậy dưới góc độ khoa học có hợp lý hay không? Đây là các vấn đề thảo luận nằm ngoài phạm vi bài viết này.
Tuy nhiên, một nghiên cứu được trình bày tại hội thảo của Hiệp hội Khám phá Khoa học (Society for Scientific Exploration) ở Washington, D.C, Mỹ vào tháng 5 vừa qua, đã đưa ra giả thuyết rằng, cơ thể của chúng ta sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với các tần số trong vũ trụ.
York Dobyns hoàn thành luận án tiến sĩ ngành vật lý tại Đại học Princeton và đã làm việc ở “Phòng Nghiên cứu những Hiện tượng bất thường Princeton” trong 30 năm. Ông là đồng tác giả nghiên cứu và là người thuyết trình tại buổi hội thảo, còn Tiến sĩ Rollin McCraty đến từ Viện HeartMath là người chịu trách nhiệm chính. Theo đó, Rollin và nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng, các biến số môi trường như: tia vũ trụ, tình trạng hoạt động của Mặt Trời và các sóng điện từ trong bầu khí quyển Trái Đất… có thể là tác nhân gây nên 2-8% sự thay đổi trong nhịp tim.
Trong nghiên cứu của Rollin, 16 tình nguyện viên tham gia đến từ Ả-rập Xê-út (Ả-rập Saudi) đã được đo sự biến thiên của nhịp tim từ ngày 1/3 đến ngày 31/8/2012. Trong khoảng thời gian đó, 12 biến số của từ trường Trái Đất, vũ trụ và các nhân tố như nhịp điệu sinh học của cơ thể cũng được đồng thời ghi lại để xem xét khi tiến hành phân tích dữ liệu.
Kết quả thu được cho thấy, 74/120 thử nghiệm có xác suất ngẫu nhiên p < 0,05. Nghĩa là chỉ có 5% sự thay đổi của nhịp tim xảy ra một cách ngẫu nhiên. 31/120 thử nghiệm còn lại cho xác xuất p < 0,001 tức là trong những thử nghiệm này, 99% sự thay đổi nhịp tim là do các nhân tố bên ngoài tác động.

Có đến hơn 99,9% khả năng các nhân tố môi trường đã tác động đến sự thay đổi nhịp tim.

Theo TS Dobyns, hiện tượng cộng hưởng Schumann và các tia vũ trụ là một trong những nhân tố được cho thấy có sự tác động đáng kể đến sự thay đổi nhịp tim.

Tia vũ trụ rất giàu năng lượng và chúng được bắn hàng ngày vào bầu khí quyển của chúng ta. (Ảnh: Nasa)

Trang web của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ đã miêu tả về các tia vũ trụ như sau: “Các tia vũ trụ được tìm thấy trong không gian vũ trụ, chúng rất giàu năng lượng và được phóng liên tục vào bầu khí quyển của Trái đất. Chúng đến từ mọi hướng trong không gian vũ trụ và nguồn gốc của những tia này đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn”.

Cộng hưởng (Ảnh: Gettyimages)
Cộng hưởng Schumann (Ảnh: Gettyimages)

Còn đối với các cộng hưởng Schumann, trang Wikipedia đã miêu tả như sau:
“Cộng hưởng Schumann là hiện tượng các bức xạ điện từ được tạo ra bao quanh theo chu vi trái đất như ở trong một hốc cộng hưởng sóng dọc. Nguyên nhân có thể do sét, nhưng biên độ của chúng cực bé cho nên chỉ có thể phát hiện bằng các máy đo có độ nhạy cao. Cộng hưởng Schumann có ảnh hưởng đối với sự thay đổi khí hậu, các hoạt động địa chấn và hệ thần kinh của con người. Loại cộng hưởng này dường như có liên hệ với các hoạt động điện trong bầu khí quyển, đặc biệt trong những khoảng thời gian hoạt động ánh sáng cường độ mạnh.
Cộng hưởng Schumann tương tự như một loại nhiệt kế, trong đó các chỉ số tần số giúp đo nhiệt độ chung của Trái Đất, cũng như sự thay đổi của khí hậu và thậm chí là có khả năng dự báo về những trận động đất lớn. Ngoài ra, tần số chính của Cộng hưởng Schumann trùng hợp với tần số Alpha của não bộ, được miêu tả như là sóng điện từ đại diện cho các hoạt động của vỏ não trong giai đoạn nghỉ ngơi, và là một trong những tham số được sử dụng đối với hệ thần kinh trung ương.”
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưởng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.

Thanh Hải biên dịch

Người đàn ông này yêu cầu Vũ trụ cho một ‘dấu hiệu’ – và ông đã nhận được


(Ảnh: LexussK/iStock)
(Ảnh: LexussK/iStock)

Trong một cuộc phỏng vấn với Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, Rick Dodson nhớ lại một số trải nghiệm siêu thường vào những năm 1980. Điều gì đã thực sự xảy ra vào lúc đó? Tất cả những điều này có ý nghĩa gì?
Giờ đây, hiện thực của các trải nghiệm siêu thường đã dần phai mờ, chỉ còn lại sự nghi hoặc len lỏi vào suy nghĩ của ông. Ông đã nhận được các cuộc điện thoại kỳ lạ—có thể là các cuộc điện thoại từ những người đã khuất. Khi ông phát hiện thấy rất nhiều người khác, bao gồm bà ngoại của ông, cũng từng trải nghiệm hiện tượng này, ông đã bắt đầu một cuộc tìm kiếm sự thật đầy hứng khởi. Nhưng thật khó nắm bắt sự thực trong những trường hợp như vậy.
Để biết thêm chi tiết về những trải nghiệm của Dodson vào những năm 1980, hãy đọc thêm bài Người đàn ông hơn 30 năm đi tìm lời giải cho hiện tượng điện tử bí ẩn.
Giờ đây, khoảng 20 năm sau, ông muốn một dấu hiệu—thứ gì đó để làm sống lại niềm tin rằng những gì ông đã trải nghiệm thực sự đến từ một tấm màn bí ẩn phân cách giữa thế giới này và thế giới bên kia.

Ông đã đặt câu hỏi này với Vũ trụ: “Đây có phải sự thật không?!” Câu trả lời dường như xuất hiện một cách trùng hợp đến không ngờ, “Có! Có rất nhiều nguồn lực kỳ diệu đang hoạt động trong thế giới này!”

Ông thoáng nghĩ đến người cha đã mất khoảng 7 năm về trước và tự hỏi nếu người chết có khả năng liên lạc với người sống thì liệu cha ông có đang cố gắng liên lạc với ông hay không. Vào cuối ngày hôm đó, ông nhận được điện thoại từ một người phụ nữ bảo rằng một gói đồ cho Charles Dodson đã được chuyển nhầm đến nhà bà. Đó là tên cha ông.
Người phụ nữ hỏi rằng liệu ông có sống ở địa chỉ ghi trên gói đồ không. Dodson cho biết ông không sống ở đó, nhưng ông từng sở hữu một cửa hàng ở địa chỉ đó. Dodson sống ở Driftwood, Texas, một thị trấn nhỏ đến nỗi ông khá chắc rằng không có bất cứ một Charles Dodson nào khác sống ở đây. Cha ông đã chuyển đi khỏi Driftwood từ rất lâu trước khi ông mất. Dodson hiếm khi nhận được thư từ gửi cho cha ông và bưu phẩm thì cũng rất hiếm.
Dodson gọi cho bưu điện địa phương và hỏi xem có ai khác tên Charles Dodson trong danh sách sống ở thị trấn này không. Trong hồ sơ của họ có một thùng thư đề tên Charles Dodson. Sự trùng hợp của một địa chỉ nhầm lẫn gắn liền với nơi Dodson từng sở hữu một cửa hàng, tên người cha của ông, và ý nghĩ muốn một dấu hiệu và có lẽ liên quan đến cha ông, đã làm Dodson băn khoăn. Nhưng sự trùng hợp không dừng lại ở đó.

Rick Dodson (Courtesy of Rick Dodson)
Ông Rick Dodson

Ông cầu một dấu hiệu khác, chỉ để chắc chắn.
Ông nghĩ về cuộc hội thoại sắp tới với tôi. Ông nghĩ về tên tôi, Tara, vì nó quả là một cái tên kỳ lạ vì ông không biết bất kỳ ai khác có tên như vậy. Ông cầu một sự trùng hợp cụ thể liên quan đến tôi để xác nhận tính chất kỳ diệu của các sự kiện trước đó.
Không lâu sau khi có suy nghĩ này, ông nhận được một yêu cầu gia nhập nhóm cộng đồng trên Facebook do ông quản lý. Yêu cầu đến từ một người phụ nữ tên Tara. Khi vợ Dodson về nhà, ông kể với bà về chuỗi sự kiện trùng hợp liên tiếp này. Bà nói, “Tôi biết ông sẽ nhận được yêu cầu đó”. Số là bà đang ở quán cà phê thì nghe thấy một người phụ nữ đề cập đến việc gia nhập nhóm Facebook. Biết rằng Dodson là người quản lý nhóm này, vợ Dodson đã bắt chuyện với cô và biết được tên cô là Tara và cô vừa mới chuyển vào thị trấn.
Đó chưa phải là kết thúc. Người bạn của ông tên Orbra đã gọi cho ông không lâu sau cuộc nói chuyện của với vợ. Lúc trước, khi ông nghĩ rằng tên tôi (Tara) có chút kỳ lạ, ông đã nghĩ đến Orbra, người bạn có cái tên mà ông cũng cảm thấy rất kỳ lạ. Mặc dù bản thân cuộc gọi của cô không có gì quá ngạc nhiên, nhưng bình thường cô rất ít gọi cho ông. Nếu kết hợp với tất cả những sự kiện đã trôi qua đến thời điểm này, thì đây lại chính là một thời điểm rất kỳ lạ để cô quyết định gọi cho ông.
“Đây quả là là thứ gì đó thật to lớn”, Dodson kết luận. “Thứ gì đó siêu thường”.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch

7 sự trùng hợp lạ lùng làm bạn nhớ tới phim ‘Ma trận’


(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

Mặt Trăng là vật thể nổi bật nhất trên bầu trời của chúng ta vào ban đêm, gợi lên cả những điều kỳ diệu và thần thoại từ xa xưa. Vài thập kỷ vừa qua đã đưa đến hiểu biết mới về những điều bí ẩn của Mặt Trăng, nhiều câu hỏi chưa có lời đáp vẫn bao trùm chiếc “vệ tinh tự nhiên” duy nhất này. 
Chúng ta dần phụ thuộc vào tiểu hành tinh màu trắng ấy – thiên thể không ngừng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo 28 ngày – như một phần quan trọng trong thế giới tự nhiên của chúng ta. Nhưng khi phân tích các đặc tính vật lý của ‘người láng giềng’ quen thuộc, nhiều chi tiết cho thấy Mặt Trăng không hoàn toàn ‘tự nhiên’ đến vậy.
Một Mặt Trăng được-chế-tạo?!!! Giả thuyết phi lý này bắt nguồn từ đâu? Giả thuyết được thừa nhận lần đầu vào những năm 1960 bởi hai nhà khoa học Nga là Mijail Vasin và Alexander Sherbakov; sau đó, nó được xác nhận bởi các điều tra viên và đồng nghiệp, những người cũng hứng thú với giả thuyết này. Ý tưởng gồm có 7 định đề phân tích một số trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của người bạn đồng hành Mặt Trăng. Dưới đây là bản tóm tắt ngắn gọn các kết quả quan sát.
Bí ẩn số 1: Vệ tinh lớn, hành tinh nhỏ
So sánh với những hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, cả đường quỹ đạo và kích thước của Mặt Trăng đều khác thường đáng kể. Tất nhiên, nhiều hành tinh cũng có các ‘mặt trăng’. Nhưng bởi lực hút yếu hơn, những hành tinh nhỏ hơn—như là Sao Thủy (Mercury) và Sao Kim (Venus)—không có mặt trăng. Tuy có kích thước tương đương nhưng Trái Đất lại mang theo Mặt Trăng bằng ¼ kích thước của nó.

Các hành tinh theo kích cỡ, từ trái qua phải: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, và Sao Hỏa. Trong đó, Sao Kim có kích cỡ tương đương với Trái Đất (diện tích bề mặt bằng 0,902 Trái Đất và thể tích bằng 0,866 Trái Đất), nhưng Sao Kim không có vệ tinh tự nhiên giống như Trái Đất của chúng ta – ND (Ảnh: Scooter20, Wikipedia)
Hãy so sánh điều này với các đại hành tinh như Sao Mộc hay Sao Thổ, vốn có một số vệ tinh tương đối nhỏ (mặt trăng của Sao Mộc xấp xỉ 1/80 kích thước của hành tinh này). Dường như, Mặt Trăng của chúng ta lại là sự hiện diện hiếm hoi trong vũ trụ.

Các đại hành tinh như Sao Mộc và Sao Thổ có kích cỡ lớn hơn Trái Đất nhiều lần. Thế nhưng, mặt trăng của Sao Mộc chỉ bằng khoảng 1/80 hành tinh này, còn Mặt Trăng của chúng ta lại tương đương ¼ Trái Đất – ND (Ảnh: Wikipedia)
Một chi tiết thú vị khác là khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất—đủ gần để nó trông có vẻ tương đương với khích thước của Mặt Trời. Sự trùng hợp kỳ lạ này thể hiện rõ nhất trong lúc nhật thực toàn phần, khi Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời.
Và cuối cùng, với đường quỹ đạo tròn gần như hoàn hảo, Mặt Trăng không hành xử giống như những vệ tinh khác. Hầu hết các vệ tinh đều có xu hướng đi theo hình elip hơn là hình tròn.
Bí ẩn số 2: Đường cong khó tin
Trung tâm lực hấp dẫn của Mặt Trăng cách Trái Đất gần hơn gần 1829m so với trung tâm hình học của nó. Với sự chênh lệch đáng kể như vậy, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được tại sao Mặt Trăng vẫn duy trì đường quỹ đạo theo hình tròn gần như hoàn hảo mà không bị chệch ra ngoài.

“Có phải Mặt Trăng là con tàu vũ trụ rỗng bên trong, được đưa vào quỹ đạo Trái Đất của chúng ta từ thời tiền sử xa xôi?”

—Don Wilson viết trong quyển “Our Mysterious Spaceship Moon” (Tạm dịch: Tàu vũ trụ mặt trăng bí ẩn của chúng ta)
Bí ẩn số 3: Các hố va chạm
Hãy nghĩ về những bức ảnh chụp bề mặt của Mặt Trăng, chắc chắn bạn sẽ tưởng tượng đến một nơi đầy các hố va chạm.
Phần lớn những thiên thạch bay về phía bề mặt Trái Đất đều sẽ bị bốc cháy hoàn toàn hoặc một phần, nhờ có tầng khí quyển bảo vệ dày. Vì không có lớp khí quyển như vậy, có vẻ Mặt Trăng không được bảo vệ tốt như Trái Đất. Tuy nhiên, độ sâu của những hố va chạm này khá nông so với chu vi của chúng – điều này cho thấy Mặt Trăng sở hữu lớp chất liệu có độ bền cực lớn, nhờ đó ngăn chặn sự xâm nhập sâu hơn của các thiên thạch.
Thậm chí, những hố va chạm có đường kính lớn hơn 180 dặm cũng không sâu quá 4 dặm. Nếu Mặt Trăng chỉ đơn thuần là một khối đá đồng nhất, thì sẽ phải có những hố va chạm có độ sâu tối thiểu gấp 4-5 lần.

Hố va chạm Copernicus trên bề mặt Mặt Trăng. Theo tính toán khoa học, một thiên thạch có đường kính vài dặm với vận tốc 30.000 dặm/giây sẽ tạo ra hố sâu gấp 4-5 lần đường kính của nó. Các hố thiên thạch trên trái đất đã chứng minh tính toán này là chính xác. Thế nhưng các hố thiên thạch trên bề mặt mặt trăng lại nông một cách khác thường – ND (Ảnh: Courtesy NASA/JPL-Caltech)
Hai nhà khoa học Vasin và Sherbakov cho rằng lớp vỏ Mặt Trăng có lẽ được tạo bằng một khung titanium. Thực tế, điều này đã được xác minh: vỏ Mặt Trăng có chứa một lượng titanium cao. Theo ước tính của nhóm các nhà nghiên cứu Xô Viết, lớp titanium này có độ dày gần 32km.
Bí ẩn số 4: Biển Mặt Trăng
Cái được gọi là “biển Mặt Trăng” này hình thành như thế nào? Người ta tin rằng vùng khổng lồ này là dung nham cứng, đến từ bên trong Mặt Trăng, và xảy ra do một thiên thạch gây tác động. Giả thuyết này có thể được giải thích dễ dàng đối với một hành tinh ấm áp và nóng chảy ở bên trong. Nhưng nhiều người cho rằng, có nhiều khả năng Mặt Trăng luôn luôn là một thiên thể lạnh lẽo.
Minh họa sự hình thành lớp vỏ magma trên Mặt Trăng. Theo giả thuyết truyền thống, sau vụ va chạm lớn, một phần Mặt Trăng bị tan chảy và được gọi là “biển magma Mặt Trăng”. Khi biển magma nguội đi, nó tạo thành một lớp phủ, hình thành chủ yếu bởi sự kết tủa và lắng đọng của một số loại khoáng chất như Olivin, anorthit,… – ND (Ảnh: Wikipedia)
Bí ẩn số 5: Không cân xứng về mặt địa lý
Trên bề mặt không nhìn thấy được của Mặt Trăng (phía tối của Mặt Trăng), chúng ta đã phát hiện nhiều hố va chạm, núi đồi, và các địa hình mấp mô. Nhưng bề mặt đối diện với Trái Đất lại là nơi khá bằng phẳng, chiếm phần lớn các đại dương. Tại sao 80% biển lại chỉ có ở một phía của Mặt Trăng?

Hình ảnh quen thuộc của Mặt Trăng mà chúng ta luôn thấy khi nhìn từ Trái Đất… (Ảnh: NASA/GSFC/Arizona State University, Wikipedia)
…so sánh với bề mặt không nhìn thấy được của Mặt Trăng nếu quan sát từ Trái Đất… (Ảnh: NASA/GSFC/Arizona State University, Wikipedia)
Bí ẩn số 6: Mật độ thấp
Người ta phát hiện rằng độ đậm đặc của Mặt Trăng bằng khoảng 60% của Trái Đất. Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau đã chứng minh Mặt Trăng chỉ có thể rỗng ở bên trong. Trong cuốn sách năm 1982 “Moongate: Suppressed Findings of the U.S. Space Program” (tạm dịch: ‘Nguyệt môn: Những phát hiện được giữ kín của Chương trình Không gian Hoa Kỳ’), nhà nghiên cứu và kỹ sư hạt nhân William L. Brian II đã viết rằng: bằng chứng từ các cuộc thí nghiệm địa chấn Apollo cho thấy “Mặt Trăng là rỗng và tương đối cứng”. Thêm vào đó, một số nhà khoa học khẳng định táo bạo rằng đó là rỗng nhân tạo.
Thực tế, theo vị trí của các lớp địa chất bề mặt đã được xác định, nhiều nhà khoa học tuyên bố rằng, có vẻ như Mặt Trăng là hành tinh được hình thành “ngược”. Một số người đã trích dẫn điều này làm lý lẽ ủng hộ cho giả thuyết xây dựng nhân tạo.
Thí nghiệm về làn sóng rung chứng minh Mặt Trăng là rỗng. Kết thí nghiệm cho thấy, các làn sóng rung chỉ lan ra từ tâm chấn dọc theo bề mặt mặt trăng, chứ không đi vào trung tâm mặt trăng. Điều này cho thấy mặt trăng là rỗng (Ảnh: zhengjian.org)
Bí ẩn số 7: Các giả thuyết nguồn gốc khác
Hơn một thế kỷ qua, có 3 giả thuyết chính giải thích về nguồn gốc của Mặt Trăng.
  • Một giả thuyết cho rằng Mặt Trăng thực tế là một bộ phận của Trái Đất, sau đó đã tách ra.
  • Một giả thuyết khác tin rằng Mặt Trăng được hình thành cùng thời điểm với Trái Đất, nổi lên từ các đám tinh vân nguyên thủy giống như Trái Đất.
  • Còn theo giả thuyết thứ ba, khi đi lang thang trong vũ trụ, Mặt Trăng bị hấp dẫn và bị giữ lại trong vòng quỹ đạo của Trái Đất.
Giả thuyết vụ va chạm lớn cho rằng, một thiên thể đã va chạm với Trái Đất, bắn tung lên các vật chất và bụi khí. Những vật chất này hợp nhất lại tạo thành Mặt Trăng. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa thể giải thích được nhiều điều bí ẩn về Mặt Trăng -ND (Ảnh: Marvel, Wikipedia)
Nhưng những bí ẩn đã nêu ở trên cho thấy vấn đề trong 3 giả thuyết này: quỹ đạo mang tính chu kỳ và theo một đường tròn gần như hoàn hảo của Mặt Trăng, và kích cỡ tương đối lớn của nó. Trong các trường hợp khi một vệ tinh bị một hành tinh giữ lại, thì thông thường nó sẽ có quỹ đạo lệch tâm – hay ít nhất cũng là hình elip. Một vấn đề khác là cả 3 giả thuyết đều không thể giải thích đà quay (angular momentum) lớn giữa Mặt Trăng và Trái Đất
Giả thuyết thứ tư cho rằng Mặt Trăng được-chế-tạo, có lẽ gây nhiều kinh ngạc hơn cả. Tuy nhiên, nó có thể giải thích những đặc điểm bất thường khác nhau đang hiện diện ở Mặt Trăng, bởi vì một vệ tinh do những sinh vật có trí tuệ chế tạo sẽ không giống các thiên thể hình thành ngẫu nhiên hàng tỉ năm về trước. Thực tế, nhiều nhà khoa học đã chấp nhận giả thuyết này có giá trị không kém những giả thuyết khác.
“Lần đầu tiên tình cờ thấy giả thuyết gây sốc [của các nhà khoa học] Xô Viết, tiết lộ về bản chất thật sự của Mặt Trăng, tôi đã choáng váng. Lúc đầu, tôi cho rằng điều đó thật khó tin và một cách tự nhiên tôi bác bỏ nó. Sau đó, khi thông tin khoa học từ các cuộc thám hiểm Apollo của chúng tôi mang lại ngày càng nhiều dữ kiện hỗ trợ cho giả thuyết Xô Viết, tôi thấy mình buộc phải chấp nhận nó”, trích lời mở đầu của Don Wilson trong cuốn sách khám phá về giả thuyết vệ tinh nhân tạo của ông với tựa đề “Our Mysterious Spaceship Moon” (tạm dịch: Tàu vũ trụ Mặt Trăng bí ẩn của chúng ta)
Nếu thực sự Mặt Trăng là nhân tạo, vậy mục đích của nó là gì, và ai đã xây dựng nó? Có phải nó được tạo ra đơn giản chỉ để chiếu sáng bầu trời đêm? hay còn có những ý đồ thiết kế nào khác? Từ trường của Mặt Trăng có ảnh hưởng đến thủy triều trên Trái Đất, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, và một số người tin rằng trăng tròn còn có thể ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của chúng ta.
Nó đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống trên Trái Đất, thật khó để tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu không có Mặt Trăng. Nhưng có lẽ, nhân loại một thời kì xa xưa đã từng biết đến một kỷ nguyên không có vầng Trăng.
Leonardo Vintiñi, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Hồng Liên biên dịch

3 điều trùng hợp lạ thường trong hệ Mặt trời: Chúng có ý nghĩa gì?


Sơ đồ hệ Mặt trời. (Ảnh: Shutterstock)
Sơ đồ hệ Mặt trời. (Ảnh: Shutterstock)

1. Thiên văn học cổ đại dường như đã biết được những kiến thức về lượng tử, điều mà chúng ta mới biết từ năm 1913.
Từ thời cổ đại, các hành tinh đã được liên hệ với 7 kim loại đã biết (sắt, đồng, bạc, thiếc, vàng, thủy ngân và chì) và chúng cũng được sắp xếp theo một thứ tự truyền thống.
Vào năm 1913, Henry Gwyn-Jefferies Moseley, đã khám phá ra một cách để đo lường số nguyên tử, nhờ vào đó để đánh số thứ tự các nguyên tố hóa học.
Trật tự truyền thống của các hành tinh, mà đã được biết đến từ hàng nghìn năm trước phát hiện của ông Moseley, là tương đồng với trật tự các nguyên tố được ông Moseley phát hiện.
cac hanh tinh va ki hieu kim loai Các hành tinh, Mặt trời, Mặt trăng được liệt kê trong bảng theo một trật tự truyền thống.
Điều trùng hợp này được trình bày trong cuốn sách “A Little Book of Coincidence in the Solar System” (tạm dịch: Cuốn sách nhỏ về sự trùng hợp trong hệ Mặt trời), của tác giả John Martineau.
2. Bố cục của các ngôi sao và thiên hà dường như song song với phương hướng chuyển động của mặt trời
Ông Dragan Huterer là giáo sư vật lý và nhà lý thuyết vũ trụ học, thuộc trường Đại học Michigan. Ông đã giải thích trong một bài viết về cách thức tại sao mà các mô hình được thấy trong vũ trụ lại có sự trùng hợp đáng kinh ngạc, hoặc là dấu hiệu của một cấu trúc vượt quá hiểu biết hiện nay về hệ Mặt trời và vũ trụ.
Ông quan sát một hình ảnh nền bức xạ vi sóng vũ trụ (CMB – cosmic microwave background), chụp vũ trụ thời sơ khai và đưa ra nhận định: các hạt Photon, proton và electrons tụ hợp lại trong một khối dày đặc trong vũ trụ sơ khai; sau đó cái khối này sẽ được phóng thích để di chuyển xuyên qua vũ trụ. Ông mô tả hình ảnh CMB này như là “một màn sương cấu thành từ các hạt photon vi sóng tiếp cận chúng ta từ mọi hướng, lấp đầy toàn bộ vũ trụ.”
Một phân tích các điểm lạnh và nóng của màn sương này cho thấy những mô hình cơ bản. Những mô hình này cho thấy có những sự sắp xếp nhất định, với tỉ lệ xảy ra tình cờ nhỏ hơn 0,1%, Huterer nói.

Những mô hình này cho thấy có những sự sắp xếp nhất định, với tỉ lệ xảy ra tình cờ nhỏ hơn 0,1%

Kate Land và Joao Magueijo tại đại học Imperial ở London đã tìm thấy một số sự sắp xếp trong CMB, và cũng có những sự sắp đặt trong chuyển động của Mặt Trời trong không gian.
“Họ đã đặt một cái tên hài hước cho cách sắp xếp kỳ quái này—tất nhiên đây cũng là cái chúng ta phát hiện ra—là ‘trục của quỷ’”, Huterer nói.
Ông viết: “Rất nhiều các nhà vũ trụ học cảm thấy rằng các cách sắp xếp đa dạng của CMB là cực kỳ khó có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Hơn nữa, gần như tất cả sự liên kết đều chỉ theo hướng chuyển động của hệ mặt trời, hoặc định hướng của mặt phẳng hoàng đạo. Liệu có một lời giải thích nào sâu hơn không?”
Một ví dụ về bản đồ nhiệt độ bức xạ nền vi sóng vũ trụ, với màu xanh biểu thị nhiệt độ lạnh hơn và màu đỏ biểu thị nhiệt độ ấm hơn. (Ảnh: NASA)
3. Mối liên hệ giữa mặt trăng và trái đất tuân theo những phép tính toán lạ thường trong toán học
Mối liên hệ giữa kích thước của Trái đất và Mặt trăng (Ảnh: Wiki)
Bán kính Mặt trăng = 1080 dặm = 3 x 360
Bán kính Trái đất = 3960 dặm = 11 x 360
Bán kính Trái đất + Bán kính Mặt trăng = 5040 dặm = 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 = 7 x 8 x 9 x 10
Đường kính Trái đất (D) = 7920 dặm = 8 x 9 x 10 x 11
Trong đó: 1 dặm = 5280 feet = (10 x 11 x 12 x 13) – (9 x 10 x 11 x 12)
Sự trùng hợp ngẫu nhiên này cũng được Martineau nhấn mạnh; các phép tính toán đã được kiểm định lại bởi Đại Kỷ Nguyên.
Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch

Có kiếp sau hay không? Những thí nghiệm kỳ lạ nhất trong lịch sử


Ảnh minh họa (poster phim "After life")
Ảnh minh họa (poster phim "After life")

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Từ rất lâu nhân loại đã trăn trở với câu hỏi này. Đối với một số người, tôn giáo đã cung cấp cho họ lời giải đáp. Trong khi đối với những người khác, họ vẫn tiếp tục tìm kiếm và thường hay sử dụng những phương pháp kỳ lạ để kiểm định xem liệu cái chết có phải là kết thúc hay không.
Dưới đây chúng ta cùng điểm qua một số thí nghiệm hấp dẫn và kỳ quái nhất mà con người từng tiến hành để công nhận hoặc phủ nhận ẩn đố này:
Thí nghiệm 21 grams
thi nghiem 21g
Bạn có thể cảm thấy khá quen thuộc khi nghe đến thí nghiệm này. Trên thực tế đây là một giả thuyết khá thú vị, mặc dù có sai sót. Năm 1901, tiến sĩ Duncan MacDougall, một nhà vật lý ở Massachusetts, Mỹ đã tiến hành một loạt các thí nghiệm để chứng minh rằng linh hồn con người có trọng lượng, hiểu theo nghĩa một đơn vị vật lý xác thực.
MacDougall muốn đo đạc xem liệu có bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong khối lượng của bệnh nhân vào thời khắc cuối đời của họ hay không. Ộng đã đặt sáu bệnh nhân mắc chứng lao giai đoạn cuối trên một chiếc cân công nghiệp có khả năng đo đạc chính xác đến 2/10 của một ounce (1 ounce = 28 gram).
Theo lời kể của TS MacDougall, cả sáu bệnh nhân đã mất ¾ ounce hay khoảng 21 gram sau khi trút hơi thở cuối cùng. Tương tự, ông tiến hành thí nghiệm trên 15 con chó nhưng không phát hiện thấy thay đổi về khối lượng. Từ đó ông kết luận rằng sự chênh lệch khối lượng ở đây chính là khối lượng của linh hồn con người.
Mặc dù nghe có vẻ logic, nhưng thí nghiệm này lại không có căn cứ khoa học và trên thực tế TS MacDougall đã tuyển chọn khi công bố các kết quả thí nghiệm của mình. Thực ra, chỉ một trong số các bệnh nhân của ông bị mất 21 gram sau khi chết và có một cách giải thích hợp lý cho hiện tượng này: sau khi chết, hai lá phổi không còn thực hiện chức năng làm nguội máu nên có thể xuất hiện tình trạng toát mồ hôi. Lượng nước mất đi trong quá trình toát mồ hôi sau khi chết có thể lên đến 21 gram. Còn về trường hợp của những chú chó tội nghiệp, chúng sẽ không thể mất nước vì chúng không có tuyến mồ hôi.
Hiện tượng giọng nói điện tử
Ghost-evp-300x168
EVP (Electronic Voice Phenomena – hiện tượng giọng nói điện tử) là hiện tượng xuất hiện các âm thanh kỳ lạ trong các cuộn băng thâu âm điện tử. Những ai có thiên hướng tâm linh tin rằng những âm thanh này chính là giọng nói của người đã khuất. Âm thanh dạng này thường không có trong quá trình thu âm, nhưng lại xuất hiện trong quá trình tua lại.
Người đàn ông đầu tiên đã thử tiếp xúc với thế giới linh hồn là nhiếp ảnh gia người Mỹ Atilla von Szalay. Những thí nghiệm đầu tiên của ông được tiến hành vào năm 1941 với đĩa hát 78 rpm. Nhưng ông đã không gặp may mắn với chúng. Szalay gặt hái được ‘thành công’ đầu tiên vào năm 1956, khi ông bắt đầu sử dụng máy thâu băng. Một số thông điệp ông ghi nhận được là “Hotdog, Art!”, “This is G!” (Đây là G!) và “Merry Christmas and Happy New Year to you all!” (Giáng sinh vui vẻ và Chúc mừng năm mới tất cả mọi người!).

Đĩa hát 78 rpm

Máy thâu băng
Trong nhiều năm qua, rất nhiều người đã thử liên lạc với người chết thông qua biện pháp EVP và một số người thậm chí còn tuyên bố chế tạo được những thiết bị được thiết kế riêng cho mục đích này. Hai trong số những thiết bị nổi tiếng nhất làSpiricom của O’Neil và Ghost Box của Frank Sumption.
h_07_meek_spiri_045_pic
Spiricom của William O’neil
Chiếc hộp ma Ghost Box của Frank Sumption

Liệu có tồn tại sự sống sau khi chết? Nghiên cứu về nguyên tử hé lộ câu trả lời


Sự sống sau khi chết: Nếu cơ thể vật chất của chúng ta khi chết giống như sự tắt ngúm của một ngọn đèn, liệu linh hồn có còn tiếp tục sống hay không? (Ảnh: internet)
Sự sống sau khi chết: Nếu cơ thể vật chất của chúng ta khi chết giống như sự tắt ngúm của một ngọn đèn, liệu linh hồn có còn tiếp tục sống hay không? (Ảnh: internet)

Liệu có tồn tại sự sống sau khi chết, và phải chăng thực chất của sự bất tử nằm bên trong một linh hồn dưới dạng thức ‘nguyên tử’?
Nói một cách nghiêm túc, cơ thể con người đều “chết” sau mỗi thập kỷ. Bởi vì mỗi tế bào sẽ nhân đôi, biến mất, và được thay thế bằng các tế bào mới với một tần suất nhất định, phụ thuộc vào loại tế bào đó (tế bào cơ, tế bào kết nối các mô, tế bào nội tạng, tế bào thần kinh…). Tuy rằng các tế bào nguyên gốc vốn tạo thành khuôn mặt, xương, hay máu của chúng ta đã biến mất trong nhiều giờ, nhiều ngày hay nhiều năm (được thay thế bằng các tế bào mới), nhưng cơ thể chúng ta vẫn luôn tái sinh (sản sinh tế bào mới) mà vẫn duy trì được một ý thức như trước.
Vậy ý thức trú ngụ ở nơi đâu? Phải chăng nó không bị tác động bởi chu kỳ sinh tử của cơ thể vật chất? Sự sống là gì? Và điều gì quyết định cái chết?
Câu trả lời cho những dạng câu hỏi này thường được tìm thấy đâu đó trên ranh giới giữa khoa học và triết học. Tuy nhiên, để tiến hành các chuyến thám hiểm ngoài không gian tìm kiếm sự sống trong tương lai, cộng đồng khoa học cần trả lời các câu hỏi quan trọng này về thời điểm sự sống bắt đầu, kết thúc, và nơi sự sống trú ngụ…

Sự bất tử của nguyên tử

Theo ngành sinh học hiện đại, việc học tập bao gồm một loạt các kích thích môi trường và thiết lập sự phân nhánh hình cây xuyên suốt vòng đời của một sinh vật; việc học tập sẽ phát triển một cái gọi là “lưu trữ thông tin thần kinh”.
Loại lưu trữ này là khá nhanh, nhưng nó không hiệu quả bằng thông tin gen. Một gói thông tin gen sẽ ngay lập tức được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần quá trình học tập nhàm chán ở trung gian.
Nói cách khác, đặc điểm của cơ thể chúng ta tồn tại trong những đứa con dưới dạng gen. Màu tóc, hình dáng cơ thể, huyết tương, hay một thiết lập đặc thù sẽ được bảo quản trong các gói thông tin gen và có thể di truyền qua nhiều thế hệ.
Cái gói thông tin gen vừa đề cập đến có phải là bất tử không? Câu trả lời là không. Khi các giao tử (tinh trùng ở nam và trứng ở nữ) kết hợp với nhau trước quá trình thụ thai, một lượng lớn các gen sẽ bị mất trong quá trình hình thành hợp tử. Các đặc điểm sẽ được truyền sang thế hệ sau, nhưng các đặc tính cá nhân sẽ mất đi khi chết.

Tuy các tế bào chết đi khá nhanh chóng, các nguyên tử lại gần như là bất tử.

Tuy vậy, một số nhà khoa học đã xác nhận được rằng tâm trí và cơ thể sẽ đi theo các con đường riêng rẽ sau khi chu kỳ sự sống kết thúc. Theo tiến sĩ Rene Severijnen và Ger Bongaerts—2 nhà nghiên cứu tại trung tâm y tế thuộc trường Đại học Radboud ở Hà Lan, sự sống đồng thời tồn tại ở các tầng các khau. Họ cho rằng tuy các tế bào chết đi khá nhanh chóng, các nguyên tử lại gần như là bất tử.
Theo TS Bongaerts, sự tử vong của một nguyên tử đồng nghĩa với sự chuyển đổi vật chất thành năng lượng—cũng tương tự như khi phát nổ bom nguyên tử. Điều này nói lên rằng, trong khi cơ thể đang phân hủy tại nhà xác (phân hủy ở tầng tế bào), các nhân nguyên tử sẽ không thoái hóa. Nếu không thì sau khi chết, mỗi người sẽ đều là một quả bom nguyên tử nổ chậm.
Nếu hoạt động của nguyên tử không kết thúc sau khi chết, vậy điều gì sẽ xảy ra với những nguyên tử này khi một người qua đời?
Trong tín ngưỡng của những nền văn hóa phương Đông thời cổ đại, họ nói rằng con người có nhiều cơ thể tồn tại ở nhiều trường không gian khác nhau. Theo cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng khi cơ thể trong nhà xác đang phân hủy, tầng tế bào cũng đang phân rã (cơ thể vật chất). Tuy nhiên cùng lúc đó, các nguyên tử cực nhỏ bên trong những tế bào này, tồn tại ở một trường không gian không bị ảnh hưởng bởi sự phân hủy đó, sẽ vẫn bảo trì kết cấu vật chất như lúc ban đầu.
Như vậy, những “cơ thể” được tạo thành từ các phần tử nhỏ hơn tế bào, vốn không trải qua quá trình phân rã mà chúng ta chứng kiến trong nhà xác, rất có thể chính là linh hồn, tâm trí, hay ý thức con người mà chúng ta có thể cảm nhận được qua trực giác nhưng vẫn chưa thể xác định bằng trình độ khoa học hiện nay.
Sự hiện hữu của chúng nói lên rằng ngay cả sau khi cơ thể chết đi, sự sống có thể vẫn chưa kết thúc. Theo nhận định của Tiến sĩ Severijnen, sự chấm dứt các hoạt động sinh trưởng và trao đổi chất vào thời điểm tử vong chỉ là một mặt của đồng tiền.

Sự sống vi mô

Theo một số nhà khoa học, các nguyên tử có thể ghi nhớ mỗi cảm xúc, mỗi cảm giác, mỗi từng trải nghiệm chi li của chủ thể. Mặc dù ý tưởng về các nguyên tử có khả năng lưu trữ ký ức nghe có vẻ xa vời, nhưng việc phát hiện trí thông minh ở mức độ vi mô đã mở ra cánh cửa cho các cuộc tranh luận mới về nguồn gốc của sự sống.
Trong nhiều năm, khoa học tin rằng các tế bào không có tính độc lập; người ta cho rằng chúng chỉ hoạt động theo nhóm như một sợi vải trong một tấm vải. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Giáo sư Brian Ford, nhà sinh học và chủ tịch Hội Ứng dụng Nghiên cứu thuộc trường Đại học Cambridge, đã cho thấy điều ngược lại.
Công trình của ông cho thấy các tế bào đơn lẻ trên thực tế là các thực thể hoàn thiện, với trí tuệ, có khả năng giao tiếp và chia sẻ thông tin. Theo quan điểm của ông, tế bào đơn lẻ là một cơ thể hoàn thiện có khả năng đưa ra quyết định.
Vậy hãy thử nghĩ xem, nếu dung lượng lưu trữ của một tế bào – theo nghiên cứu mới này, được chuyển tiếp vào các cấu trúc nguyên tử nhỏ và tinh tế hơn, thì rất có thể đó chính là một trạng thái lưu trữ của ý thức hay “linh hồn” tiếp tục tồn tại sau khi chết.
Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Quý Khải biên dịch

Nhà phẫu thuật nổi tiếng: Bằng chứng cho thấy linh hồn rời cơ thể trong trải nghiệm cận tử


Trái: Tiến sĩ Lloyd W. Rudy. (Cảnh chụp/DentalMastermindGroup.com/YouTube) Nền: Ảnh chụp một bệnh nhân trong bệnh viện. (Edwin Verin/Hemera/Thinkstock)
Trái: Tiến sĩ Lloyd W. Rudy. (Cảnh chụp/DentalMastermindGroup.com/YouTube) Nền: Ảnh chụp một bệnh nhân trong bệnh viện. (Edwin Verin/Hemera/Thinkstock)

Bị tuyên bố là đã chết, người đàn ông quan sát cảnh tượng bệnh viện trong trạng thái linh hồn, sau đó trở về và kể lại.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Các nhà nghiên cứu về trải nghiệm cận tử ở Hà Lan đã thu thập được hơn 70 trường hợp những người rời khỏi thân xác và chứng kiến những cảnh tượng mà bình thường họ không thể nhìn thấy.
Những điều họ nhìn thấy (ví dụ, hành động của những người trong bệnh viện) có thể được xác nhận, từ đó cung cấp một số bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy ý thức hiện hữu bên ngoài não bộ.
Titus Rivas, Anny Dirven, và Rudolf Smit đã đăng tải bộ sưu tập này trong quyển sách có tựa đề “Wat een stervend brein niet kan” (“Điều một bộ não đang chết không thể làm”). Họ đang tìm kiếm nguồn tài trợ để dịch cuốn sách từ tiếng Hà Lan. Trong thời gian chờ đợi, Đại Kỷ Nguyên đã chủ động dịch một số trường hợp để tham khảo.
Trong một trường hợp được báo cáo bởi bác sĩ phẫu thuật tim Lloyd W. Rudy (1934-2012), một bệnh nhân được tuyên bố là đã chết trong ít nhất 20 phút, đột nhiên sống lại. Ngoài ra, điều ông nói về khoảng thời gian chết cũng đã đi ngược lại tất cả các lý giải thông thường.

Bệnh nhân đã miêu tả chính xác sự kiện lý ra ông không thể nhìn thấy, vì cặp mắt ông bị băng kín để bảo vệ giác mạc trong quá trình phẫu thuật.

Tiến sĩ Rudy tốt nghiệp trường Y đại học Washington, ông từng là trưởng khoa Tim tại trường Y đại học Georgia, đồng thời là thành viên của đội ngũ cấy ghép tim đầu tiên tại trường đại học Stanford. Vào một ngày Giáng sinh, Rudy và người phụ tá Roberto Amado-Cattaneo đang thực hiện ca mổ để thay thế một van tim bị nhiễm trùng. Bệnh nhân bị chứng phình mạch gây ra do nhiễm trùng, và khi ca mổ hoàn tất, người bệnh chỉ có thể sống sót nhờ máy duy trì sự sống.
Sau khi tình trạng bệnh nhân trở nên tuyệt vọng, các bác sĩ phẫu thuật đã viết một tờ giấy chứng tử, để thông báo cho vợ anh ta, rồi ngắt các thiết bị y tế.
nhip tim trai nghiem can tu
(Jeremy Culp Design/iStock/Thinkstock)
“Vì lý do này khác, họ đã quên tắt máy đo các chức năng cơ thể như huyết áp,” các nhà nghiên cứu viết. “Ngoài ra, trước khi tuyên bố không thể chữa trị cho bệnh nhân, họ đã hạ một ống dài có micro vào cơ thể ông để có thể thu thập thông tin chính xác về một số chức năng cơ thể, ví dụ như nhịp tim.”
“Rudy và phụ tá của ông đã đang thay đồ rồi. Cả hai bọn họ đều cởi áo khoác, găng tay, và mặt nạ và đứng gần cánh cửa đang mở. Họ đề cập đến những điều có thể làm và loại thuốc họ đã có thể dùng để cứu lấy bệnh nhân.
“Khoảng 20 đến 25 phút trôi qua từ khi bệnh nhân bị tuyên bố là đã chết. Đột nghiên, dường như ghi nhận được một dạng hoạt động điện tích nào đó … Rudy và phu tá của ông nghĩ đây có thể là các cơn co thắt tim, nhưng tình trạng này gia tăng và bắt đầu xuất hiện nhịp đập, đầu tiên thì chậm nhưng sau đó nhanh dần lên.”

Không một ai làm bất cứ điều gì để hồi sức cho bệnh nhân vì ông được tuyên bố là đã chết, và tự ông đã sống lại.

Không một ai làm bất cứ điều gì để hồi sức cho bệnh nhân vì ông được tuyên bố là đã chết, và tự ông đã sống lại. Người bệnh lấy lại ý thức trong một vài ngày sau đó, nhưng ông đã phục hồi mà không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương não bộ.
Amado-Cattaneo nói, “Tôi đã bắt gặp một vài người phục hồi sau khi bị sốc mạnh và kéo dài, nhưng những người này vẫn còn sống, trong khi trường hợp này thì người đàn ông đã chết rồi.”
Với rất nhiều người tuyên bố đã rời khỏi cơ thể trong trải nghiệm cận tử, bệnh nhân miêu tả một ánh sáng chói lòa ở phía cuối con đường hầm. Tuy nhiên, chính những việc ông chứng kiến trong bệnh viện đã hấp dẫn những người muốn chứng thực các trải nghiệm cận tử một cách khoa học.
Ông ta đã nhìn thấy Rudy và Amado-Cattaneo đang trao đổi, ông ta có thể miêu tả chính xác vị trí của họ trong căn phòng, tư thế khi họ đứng khoanh tay trước ngực; ông cũng nhìn thấy chuyên viên gây mê tiến vào phòng. Thú vị nhất là việc ông đã nhìn thấy màn hình máy tính của y tá với một hàng các giấy ghi chú, cái này chồng lên cái kia. Thật vậy, y tá đã ghi chép lại tin nhắn qua điện thoại cho Rudy trên các tờ giấy ghi chú đó và dán chúng lên như vậy.
giay ghi chu ma benh nhan trai nghiem can tu ke
(Digital Vision/Photodisc/Thinkstock)
Các tác giả viết: “Rudy chỉ ra rằng bệnh nhân không thể nhìn thấy các mảnh giấy ghi chú trước cuộc phẫu thuật, vì không có cuộc gọi nhỡ vào lúc đó. Rõ ràng là người ta không hay dán các mảnh giấy ghi chú dính đè lên nhau, và bệnh nhân không thể đoán một cách tình cờ cách y tá dán những mảnh giấy đó trong trường hợp này.
“Rudy kết luận rằng bệnh nhân hẳn phải đứng ở vị trí bên trên cơ thể của ông, bởi vì ông không thể miêu tả căn phòng và những thứ khác trong khi đang nằm như vậy. Vì thế ông phỏng đoán rằng sự ngẫu nhiên hay suy diễn thông thường không thể là một lời giải thích hợp lý.”

“Sự ngẫu nhiên hay suy diễn thông thường không thể là một lời giải thích hợp lý.”

Từ quyển sách “Điều một bộ não đang chết không thể làm”
Amado-Cattaneo cũng không thể giải thích hiện tượng này. Ông xác nhận rằng bệnh nhân đã miêu tả chính xác những sự kiện lý ra ông không thể nhìn thấy, bởi vì cặp mắt của ông bị băng kín để bảo vệ giác mạc trong quá trình phẫu thuật.
Thiết bị theo dõi các chỉ số sinh học của ông không hề bị hỏng, trái tim ông đã ngừng đập và không hề có bất cứ dấu hiệu hô hấp nào trong ít nhất 20 phút. Amado-Cattaneo không thể nhớ tên của bệnh nhân, tuy nhiên Rudy đã qua đời khi Rivas và đồng nghiêp nghiên cứu tiến hành điều tra trường hợp này.
Trong một bài viết được xuất bản trên Tạp chí Nghiên cứu Hiện tượng Cận tử, Rivas và Smit đã viết về trường hợp này: “Tất nhiên, trường hợp này sẽ hoàn thiện nếu có thể xác nhận danh tính của bệnh nhân, từ đó cho phép họ tiếp cận các hồ sơ y tế, nhưng trừ phi Amado-Cattaneo nhắc lại tên mình, việc nghiên cứu sâu hơn là không thể. Tuy nhiên, trong quan điểm của chúng tôi, điểm thiếu sót này chỉ có có thể giảm thiểu chút ít, chứ không cách nào phủ nhận trường hợp này như một bằng chứng nghiêm túc cho tính chất AVP (“apparently non-physical veridical perception”, hay “nhận thức trung thực dường như phi vật chất”, một thuật ngữ dùng để chỉ các nhận thức không thể có, nếu xét đến trạng thái và vị trí cơ thể của người trải nghiệm).”
Rivas và Smit đã kết luận trong bài viết như sau: “Chúng tôi tin rằng việc thu thập các bằng chứng vụn vặt như vậy đang khiến việc phản bác trường hợp loại này càng ngày càng khó khăn hơn.
Nhân viên Đại Kỷ Nguyên – Marieke Vos đã cung cấp bản dịch từ tiếng Hà Lan sang tiếng Anh
Tara MacIsaac, Epoch Times
Biên dịch: phastacook



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét