Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

CHUYỆN ÍT BIẾT 13

(ĐC sưu tầm trên NET)



Phát hiện kho vũ khí mật của Sa hoàng đầu tiên nước Nga

Hoa Hướng Dương |
Phát hiện kho vũ khí mật của Sa hoàng đầu tiên nước Nga
Ivan Bạo chúa giữ ngôi Sa hoàng từ năm 1547 đến 1584. Ảnh: Flickr

Một phát hiện khảo cổ giúp chúng ta thấy, vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga, là Ivan "bạo chúa", có trong tay kho vũ khí cùng đội quân rất tinh nhuệ.




Trong quá trình mở rộng xa lộ bên ngoài trị trấn cổ Zvenigorod nằm gần trung tâm Moscow (Nga), một kho vũ khí đã được khai quật.
Theo các chuyên gia khảo cổ kho vũ khí này thuộc về thời kỳ Sa hoàng khi Ivan bạo chúa cai trị.

Ivan bạo chúa. Ảnh: Getty Images
Ivan bạo chúa. Ảnh: Getty Images
Trong đó, có rất nhiều mũ giáp, kiếm lưỡi cong, mũi tên và áo giáp Kolchugs... được cất giữ trong một chiếc rương.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây có thể là kho vũ khí của đội quân tinh nhuệ do Sa hoàng thành lập năm 1550.

Kho vũ khí được cho là của những nhà quý tộc thân cận của Sa hoàng
Kho vũ khí được cho là của những nhà quý tộc thân cận của Sa hoàng
Ngoài ra, vị trí phát hiện kho vũ khí thuộc địa phận của một gia đình quý tộc Nga thời Sa hoàng Ivan giúp những nhà nghiên cứu lịch sử hiểu rõ hơn về cơ chế quân sự.
Cũng như vai trò của những gia đình quý tộc đối với Sa hoàng với tư cách cận thần.
Theo đó mỗi gia đình quý tộc đều được trang bị vũ khí và có những đội quân thường trực nhằm sẵn sàng phục vụ Sa hoàng khi cần theo như ý kiến của nhà khảo cổ học Alexei Alexeyevn - người phụ trách cuộc khai quật.
Xem video:
Phát hiện kho vũ khí của Sa hoàng Ivan Bạo chúa


Những thanh kiếm và mũ sắt,..trong kho vũ khí là những vật bất ly thân của kỵ sĩ Nga thời Sa hoàng.
Những thanh kiếm và mũ sắt,..trong kho vũ khí là những vật bất ly thân của kỵ sĩ Nga thời Sa hoàng.
Ivan IV Vasilyevich (còn gọi là Ivan bạo chúa, Ivan hung bạo...) là Đại công tước Moskva từ năm 1533 tới năm 1547. Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng (năm 1547).

Sa hoàng IV là người bất ổn về tâm lý
Sa hoàng IV là người bất ổn về tâm lý
Mặc dù nổi tiếng với tính cách hung bạo nhưng Sa hoàng Ivan có công lao to lớn khi từng bước định hình lãnh thổ Nga rộng lớn trong suốt thời gian cầm quyền.
Ông có những chính sách giúp nước Nga trở thành một đất nước hùng mạnh lúc bấy giờ.
Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình, ông đã chinh phục các hãn quốc Tartar và Xibia cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo.

Sa hoàng và cái chết của con trai
Sa hoàng và cái chết của con trai
Tính cách "bạo chúa" của Ivan
Tính cách bất ổn gắt gỏng và thất thường của ông khiến nhiều người sợ hãi.
Câu chuyện nổi tiếng về tính cách hung bạo như tên gọi của ông là chuyện ông đánh con dâu tới sẩy thai vì ăn mặc khiếm nhã, sau đó đứa con trai đã tranh cãi nảy lửa với ông và bị ông đánh chết.
Sự kiện này đã được thể hiện trong bức tranh nổi tiếng của Ilya Repin, Ivan Bạo chúa và con trai Ivan vào thứ Sáu, 16 tháng 11 năm 1581 nổi tiếng hơn với tên gọi Ivan Bạo chúa giết con trai.

Sa hoàng Ivan chết khi đang chơi cờ và cái chết này rất bí ẩn.
Sa hoàng Ivan chết khi đang chơi cờ và cái chết này rất bí ẩn.
Vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga cũng được cho là đã hãm hiếp Irina, vợ của Fyodor con trai ông. Sau này cái chết của ông cũng được cho là một âm mưu vì phát hiện ra thủy ngân trong thi thể.
theo Trí Thức Trẻ



Vũ khí này sẽ "tiễn" Trái Đất về thời nguyên thủy ngay tức khắc

Trang Ly |
Vũ khí này sẽ "tiễn" Trái Đất về thời nguyên thủy ngay tức khắc
Chiến tranh hạt nhân có thể "tiễn" Trái Đất về thời nguyên thủy ngay tức khắc. Hình minh họa

Chứng kiến sự leo thang của vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới, các nhà khoa học đã đưa ra kịch bản đáng sợ cho loài người và Trái Đất nếu một ngày chiến tranh hạt nhân xảy ra.





Chiến tranh hạt nhân, hay chiến tranh nguyên tử, là chiến tranh mà trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng.
Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều và gây những hậu quả lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau cuộc chiến.
Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể dẫn đến sự hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất. Và có thể "tiễn" hành tinh xanh của chúng ta trở về thời nguyên thủy, sơ khai.
Vũ khí hạt nhân: Sức mạnh hay sự hủy diệt?
Tính cho tới nay, chỉ có hai quả bom hạt nhân đã được sử dụng trong chiến tranh tại Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) trong Thế chiến II. Cả hai quả bom này đã cho thế giới thấy sức công phá và hủy diệt khủng khiếp của chúng.
Nhưng, không vì vậy mà các kho dự trữ hạt nhân giảm xuống, nhất là sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, số lượng đầu đạn hạt nhân tăng lên một cách chóng mặt.
Business Insider đã có bài mô tả tiềm năng vũ khí hạt nhân của các nước.
Theo đó, tính đến năm 2014, trên thế giới có 10 quốc gia hạt nhân, trong đó mạnh nhất là hai cường quốc Nga và Mỹ với khoảng 8.500 và 7.500 đầu đạn hạt nhân.

ICBM Titan II mang đầu đạn W53 Mt, khiến nó là vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Wikipedia
ICBM Titan II mang đầu đạn W53 Mt, khiến nó là vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Wikipedia
Tiếp đến là 3 cường quốc Anh, Pháp và Trung quốc tương đương nhau với số đầu đạn 225, 300 và 250.
Và cuối cùng là 3 tân quốc gia hạt nhân là Ấn Độ, Pakistan, Iran, Israel. Dù “chậm chân” hơn khoảng 20 - 30 năm, nhưng nay đã có trong kho khoảng trên dưới 100 đơn vị.
Ngoài ra, Triều Tiên sở hữu con số nhỏ nhoi ước tính không quá 10 quả bom, mà chủ yếu là loại bom Plutonium thô sơ.
Bảng thống kê vũ khí của các cường quốc hạt nhân.
Bảng thống kê vũ khí của các cường quốc hạt nhân.

Tiềm năng các quốc gia hạt nhân trên thế giới. Đồ họa: BI
Tiềm năng các quốc gia hạt nhân trên thế giới. Đồ họa: BI
Với tiềm năng khác nhau giữa các quốc gia hạt nhân như vậy, một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu xảy ra cũng có thể ở mức độ ác liệt rất khác nhau.
Xét cho cùng, tai họa của một cuộc chiến tranh xảy ra, dù ở quy mô lớn nhỏ nào, cũng gây hậu quả rất lớn, nhiều mặt và lâu dài đến loài người trên toàn cầu.
Chiến tranh hạt nhân khiến Trái Đất "méo mó" thế nào?
Các nhà nghiên cứu đã đặt bài toán với giả thiết về hậu quả từ một cuộc chiến tranh hạt nhân ở hai mức độ khác nhau. Họ nhấn mạnh, đây chỉ là giả thuyết và hoàn toàn không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Ở cấp độ nhỏ
Xảy ra trong một khu vực trong phạm vi hẹp của quốc gia, trong đó mỗi phía cho nổ 50 quả bom nhỏ (tổng 100 quả) loại 15 koloton, tương đương quả bom ở Hiroshima năm 1945.
Tai họa đầu tiên sẽ là giết chết hàng loạt con người trong địa phận nổ bom. Cái chết này chủ yếu do những lý do cơ học như: Gia tăng áp suất, gió mạnh từ 250 đến 400 km/giờ làm đổ sập nhà cửa và trụ điện…
Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Hình minh họa
Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Hình minh họa
Chưa kể, nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ gây ra những đám cháy khắp vùng.
Còn tiếp theo sau đó, những người sống sót sẽ tiếp tục bị chiếu bởi những tia bức xạ do các mảnh vỡ của bom vung ra khắp nơi, dẫn đến cái chết sớm hoặc bị bệnh tật kéo dài và chết chậm.
Đó là đối với con người. Còn đối với Trái Đất và sinh vật sống thì sao?
Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ sẽ làm nhiệt độ trái đất giảm 2 đến 3 độ. Lượng mưa hàng năm cũng giảm 9%.
Với 100 đầu đạn hạt nhân cùng nổ sẽ nén 5 triệu tấn carbon đen vào khí quyển. Nó sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ Mặt Trời, ngăn chúng tiếp cận bề mặt Trái Đất.
Ảnh mô tả carbon đen ngăn cản ánh nắng Mặt Trời và sẽ gây tử vong cho con người.
Ảnh mô tả carbon đen ngăn cản ánh nắng Mặt Trời và sẽ gây tử vong cho con người.
Sau một thời gian, carbon đen sẽ rơi xuống theo mưa, nhưng các nhà khoa học không thể xác định chính xác thời gian chúng biến mất khỏi bầu khí quyển.
Sau một năm, nhiệt độ trung bình trên toàn Trái Đất sẽ giảm 1,1 độ C. Sau 5 năm, nhiệt độ Trái Đất sẽ giảm 3 độ C.
Nhưng 20 năm sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên và chúng ta chỉ lạnh hơn 1 độ C so với trước khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Ở cấp độ toàn diện
Cấp độ này xảy ra khi các nước sử dụng với số lượng lớn vũ khí hạt nhân tấn công toàn bộ một quốc gia, bao gồm cả mục tiêu quân sự và dân sự.
Cuộc tấn công như vậy nhằm phá hủy toàn bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quân sự của một quốc gia thông qua tấn công hạt nhân áp đảo.
Nếu xảy ra cuộc chiến hạt nhân trên quy mô toàn diện như thế này thì có thể khiến cho loài người tuyệt chủng.
Đây là một trong những thảm họa khiến loài người tự diệt vong. Hình min họa
Đây là một trong những thảm họa khiến loài người tự diệt vong. Hình min họa
Hoặc, chỉ có một số ít sống sót (những người ở những vùng xa cuộc chiến) nhưng với mức sống và tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ trong nhiều thế kỷ.
Ngoài ra, nó cũng sẽ hủy diệt hệ sinh thái và tác động khủng khiếp đến khí hậu Trái Đất.
“Mùa đông hạt nhân” là một giả thuyết mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau chiến tranh hạt nhân, thời tiết và khí hậu Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất giảm ở mức rất lớn.
Đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất giảm ở mức rất lớn.
Tức là đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất giảm ở mức rất lớn. Các vụ nổ hạt nhân trong không trung sẽ làm cho một lượng lớn khói bụi "chu du" vào lớp khí quyển.
Kết quả là, đại bộ phận bức xạ Mặt Trời đi vào tầng khí quyển bị lớp khói bụi hạt nhân này hấp thu và lượng ánh sáng Mặt trời xuống được tới Trái Đất giảm rõ rệt.
Bầu trời bị bao trùm bởi khói và bụi trở nên u ám, cây cối vì vậy không thể sống được dẫn đến lượng oxi giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.
Rõ ràng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn dù nhỏ, cũng tác hại lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn.
Thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu; không loại trừ một quốc gia nào.
Bởi vậy, ngày nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại thì nỗi ám ảnh về Ngày Tận thế khiến Trái Đất quay trở về thời tiền sử mấy trăm vạn năm trước sẽ luôn hiện diện.
theo Trí Thức Trẻ



Cuộc hành trình của 3 ca ghép đầu khỉ khó tin trong lịch sử y học

J |
Cuộc hành trình của 3 ca ghép đầu khỉ khó tin trong lịch sử y học
Ca ghép đầu khỉ lần thứ 2

Đó là những ca đại phẫu thực sự công phu, đem lại tiềm năng thành công cho ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên vào năm 2017 tới đây.




"Ghép đầu" được xem là một trong những ca cấy ghép khó nhất, và hiện mới chỉ thực hiện thành công ở một số loài động vật.
Nhưng mới đây, một bác sĩ người Italy chính thức tuyên bố rằng các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã thực hiện thành công ca ghép đầu khỉ - sinh vật có họ hàng gần gũi nhất với loài người.
Dù thông tin hiện vẫn đang xác minh do các báo cáo về ca phẫu thuật chưa được công bố nhưng trên thực tế, chúng ta đã từng thực hiện những ca ghép đầu khỉ trong quá khứ và đạt được một số thành công nhất định.
1. Ca ghép đầu khỉ đầu tiên năm 1970
Vào ngày 14/3/1970, một nhóm khoa học gia từ ĐH Case Wesstern Reserve (Mỹ), dẫn đầu bởi giáo sư Robert J. White, đã thực hiện ca ghép đầu "độc nhất vô nhị" trong lịch sử loài người thời bấy giờ:
Các nhà khoa học đã tiến hành ghép đầu một con khỉ bị chặt sang một cơ thể mới.

Ca ghép đầu khỉ đầu tiên do các nhà khoa học Mỹ thực hiện
Ca ghép đầu khỉ đầu tiên do các nhà khoa học Mỹ thực hiện
Đó là một ca phẫu thuật gây tranh cãi rất nhiều vì tính đạo đức trong y học.
Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, nó tương đối thành công. Bác sĩ White đã sử dụng thủ thuật đốt động mạch và tĩnh mạch cùng lúc khi tách đầu của con khỉ ra khỏi cơ thể để ngăn quá trình mất máu tại não.
Theo các báo cáo, con khỉ đã thực sự sống lại, có khả năng ngửi, nghe, nhìn và cảm nhận vị giác. Nó thậm chí còn cố gắng cắn một người trong nhóm nghiên cứu.
Tuy nhiên, do không thể kết nối thành công phần tủy sống và não bộ, con khỉ không thể di chuyển được và chết chỉ sau đó vài giờ.
Dưới đây là một video mô phỏng lại quá trình ghép đầu khỉ vào năm 1970.
Ca ghép đầu khỉ đầu tiên năm 1970
2. Ca ghép thứ 2 vào năm 2001
Đến năm 2001, bác sĩ White lại một lần nữa thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu khỉ với các kỹ thuật tương tự.
Và lần này, đội ngũ nghiên cứu của ông đã có thể giữ cho não con khỉ sống trong nhiều ngày do các dây thần kinh không bị tổn hại.
Cũng giống như lần phẫu thuật đầu tiên, con khỉ có thể ngửi, nhìn, nghe ngóng và cảm nhận về thế giới xung quanh.
3. Ca phẫu thuật ghép đầu được cho là thành công nhất năm 2016
Như đã nêu trên, bác sĩ người Ý Sergio Canavero đã công bố rằng đội ngũ nghiên cứu tại Trung Quốc do bác sĩ Nhậm Hiểu Bình thuộc ĐH Y Cáp Nhĩ Tân đã thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép đầu khỉ.
Được biết, bác sĩ Canavero là người từng khiến dư luận thế giới dậy sóng với dự án cấy ghép đầu trên cơ thể người mới vào năm 2017.

Phẫu thuật ghép đầu không gây tổn thương não
Phẫu thuật ghép đầu không gây tổn thương não
Bức ảnh được cho là có trong báo cáo, cho thấy con khỉ với phần cổ được khâu dính liền với thân
Cụ thể hơn, con khỉ đã sống sót mà không phải chịu bất kỳ thương tổn thần kinh nào.
Kết quả của cuộc thử nghiệm này đã chứng minh rằng, nếu chiếc đầu được làm lạnh tới -15°C, con khỉ có thể sống sót qua ca phẫu thuật cấy ghép mà không bị tổn hại não.
Cuộc thử nghiệm này chỉ nhằm mục đích chứng minh con khỉ có thể sống sót qua cuộc phẫu thuật mà không tổn hại đến não, do đó các bác sĩ không nối liền cột sống của con vật.
Cũng vì thế, con khỉ sẽ bị bại liệt ít nhất từ đầu trở xuống và chỉ được duy trì sự sống trong 20 tiếng đồng hồ vì các lý do đạo đức.

Ghép đầu có phạm vi đạo đức trong y học?
Ghép đầu có phạm vi đạo đức trong y học?
Thử nghiệm ghép đầu chuột trong quá khứ
Tuy nhiên, việc kết nối được cột sống là hoàn toàn khả thi. Nguyên nhân là vì một thử nghiệm cũng do bác sĩ Canavero liên kết với nhóm chuyên gia của bác sĩ C-Yoon Kim thuộc ĐH Konkuk (Hàn Quốc).
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện ghép đầu chuột, và chúng có thể di chuyển tương đối bình thường sau cuộc đại phẫu.
Thành công của thử nghiệm chứng minh rằng tủy sống có thể tái nối được nếu nó được cắt gọn ghẽ và dùng một chất keo sinh học bảo tồn màng tế bào, có tên gọi là polyethylene glycol (PEG).
Một video chứng minh điều này đã được công bố. Trong video, con chuột dù khá khó khăn, nhưng vẫn có thể di chuyển sau khi được nối lại cột sống.
Chuột có thể di chuyển bình thường sau khi được nối lại cột sống
Được biết, những cuộc thử nghiệm này sẽ được công bố chi tiết trong những ấn phẩm tương lai của các tạp chí khoa học SurgeryCNS Neuroscience & Therapeutics.
Và nếu thành công thực sự, điều này có tiềm năng đem lại thành công vô cùng lớn cho ca phẫu thuật ghép đầu người vào năm 2017 mà Canavero đang ấp ủ.
Nguồn: Daily Mail, BBC
theo Kenh14/TTVN



Những kịch bản đáng sợ cho loài người nếu Trái Đất... ngừng quay

Trang Ly |
Những kịch bản đáng sợ cho loài người nếu Trái Đất... ngừng quay

Bạn đã bao giờ tự hỏi, loài người và vạn vật sống sẽ ra sao nếu Trái Đất... ngừng quay?





Theo các nhà khoa học, Trái Đất của chúng ta đang quay với vận tốc khoảng 1.670km/h, vì vậy nếu Trái Đất đột ngột ngừng quay, những vật không được gắn cố định vào mặt đất sẽ bị cuốn về phía Đông với tốc độ hơn 1.600 km/h.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyển động quay đó đột ngột dừng lại?
Hình minh họa
Hình minh họa
Dưới đây là những "kịch bản" đáng sợ cho loài người nếu Trái Đất của chúng ta ngừng quay:
1. Con người sẽ... chết ngay lập tức
Theo các nhà khoa học, nếu Trái Đất ngừng quay đột ngột, bầu khí quyển sẽ vẫn dịch chuyển với tốc độ quay ban đầu của Trái đất ở xích đạo (1.670km/h).
Thế nhưng, con người sẽ phải hứng chịu cái chết cực kỳ thảm khốc: Hỏa hoạn sẽ xảy ra khắp nơi. Lý do: Lực ma sát sinh ra khi Trái Đất ngừng quay sẽ va chạm với những cơn gió, gây nên những vụ hỏa hoạn toàn cầu.
Tiếp theo đó, Trái Đất sẽ càng ngày càng nóng lên. Toàn bộ đại dương, sông, hồ sẽ sôi lên sùng sục. Mặt đất sẽ nứt vỡ. Vạn vật sẽ chìm trong màn đêm chết chóc.
2. Một nửa Trái Đất sẽ là ban ngày, nửa còn lại sẽ chìm trong bóng đêm vĩnh cữu
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các sinh vật sống. Cụ thể, tại nửa sáng, ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu rọi 24/24h.
Động - thực vật trên Trái Đất sẽ mất thời gian dài để thích nghi với điều kiện tự nhiên mới cực kỳ nóng, đồng nghĩa với việc rất nhiều loài sẽ bị tuyệt chủng.

Một nửa Trái Đất chìm trong bóng đêm và lạnh lẽo. Nửa còn lại sẽ bị Mặt Trời thiêu đốt. Hình minh họa
Một nửa Trái Đất chìm trong bóng đêm và lạnh lẽo. Nửa còn lại sẽ bị Mặt Trời thiêu đốt. Hình minh họa
Ở nửa tối, không có ánh sáng Mặt Trời, thực vật nơi đây sẽ không thể quang hợp và phát triển, dẫn tới mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp tới các loài vật nơi đây.
Không những thế, sự lạnh giá bao trùm khắp nơi cũng khiến mọi sinh vật sống chết dần mòn.
3. Lũ lụt khắp mọi nơi
Khi Trái Đất ngừng quay, bầu khí quyển cũng ngừng theo, điều này tạo nên những cơn gió có sức tàn phá như một vụ nổ bom nguyên tử.
Những cơn gió này là nguyên nhân tạo nên những cơn sóng thần có khả năng nhấn chìm hơn 27 km đất liền trong chưa đầy một phút.
Hình minh họa
Hình minh họa
Khi Trái Đất quay, lực ly tâm của chuyển động quay sẽ tạo ra một chỗ phình ở xích đạo. Nếu nó ngừng quay, qua thời gian, Trái Đất sẽ có hình cầu hoàn hảo (chỗ phình bị dẹt lại).
Việc Trái Đất phình ở giữa giúp cho các đại dương hiện được kìm giữ cao hơn khoảng 8 km ở đường xích đạo.
Tuy nhiên, trên một Trái Đất hình cầu hoàn hảo (khi nó ngừng quay), các đại dương sẽ tái phân bố lại, làm ngập lụt nhiều khu vực trên hành tinh bằng khối lượng nước khổng lồ.
4. Từ trường sẽ biến mất
Nếu những điều trên vẫn chưa đủ, bạn cũng cần biết rằng từ trường Trái Đất cũng có thể sẽ biến mất.
Nếu những điều trên vẫn chưa đủ, bạn cũng cần biết rằng từ trường Trái Đất cũng có thể sẽ biến mất.
Vẫn chưa ai hoàn toàn chắc chắn về việc từ trường sinh ra thế nào, nhưng giả thuyết được phần đông giới khoa học ủng hộ cho rằng đó chính là kết quả của việc phần lõi trong Trái Đất quay nhanh hơn phần lõi ngoài.
Nếu cả hai cùng ngừng quay, cơ chế này sẽ biến mất, và con người sẽ mất đi tấm lá chắn bảo vệ mình trước những cơn bão Mặt Trời.
Con người chúng ta sẽ phải hứng chịu lượng bức xạ ion hóa chết người.
Mặc dù toàn bộ viễn cảnh trên rất đáng sợ, nhưng theo NASA, khả năng Trái Đất ngừng quay thực tế sẽ không không xảy ra trong vài tỷ năm tới.

*Tham khảo nhiều nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét