Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 37

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nhìn lại cảnh người ăn thịt người trong “Cách mạng Văn hóa”


Thời “Cách mạng Văn hóa” là thời “tả khuynh” điên cuồng nhất trong lịch sử ĐCSTQ, phong trào giết “giai cấp thù địch” vô cùng tàn bạo và dã man. (Ảnh: internet)
Thời “Cách mạng Văn hóa” là thời “tả khuynh” điên cuồng nhất trong lịch sử ĐCSTQ, phong
trào giết “giai cấp thù địch” vô cùng tàn bạo và dã man. (Ảnh: internet)
 
Ngày 16/5 vừa qua là tròn 50 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động Cách mạng Văn hóa. Nhân dịp này, giới truyền thông đã nhìn lại tội ác lịch sử man rợ về thảm cảnh người ăn thịt người trong Cách mạng Văn hóa.

Người trải nghiệm ở Quảng Tây

Ngày 16/5, Apple Daily của Hồng Kông đưa tin, hôm nay là tròn 50 năm Cách mạng Văn hóa, một thôn dân ở Quảng Tây đã hồi tưởng lại cảnh nấu thịt người uống rượu trong thời Cách mạng Văn hóa.
Ông Thạch (65 tuổi, người thôn Lộc Tân, huyện Võ Tuyên, thành phố Lai Tân, tỉnh Quảng Tây) đã chia sẻ với phóng viên của Apple Daily, “Cách mạng Văn hóa dùng người đấu người, sau khi đánh chết thì xẻ thịt hầm ăn. Tôi từng chứng kiến cảnh hai người bị đánh chết, sau đó bị bọn hung ác xẻ thịt nấu ăn.”
Khi hỏi tại sao người ta lại ăn thịt đồng loại thì ông trả lời “vì người ta quá căm thù nhau”.
Theo thông tin bài viết, ngày 14/5/1968, học sinh Đàm Thủ Trân và Vệ Quốc Vinh ở thôn Lộc Tân, huyện Võ Tuyên, thành phố Lai Tân, tỉnh Quảng Tây bị bắt làm tù binh, sau khi bị đánh chết đã bị xẻ thịt ăn, bọn ác xẻ thịt moi gan còn xương cốt thì treo lên cây.
Ngày 1/7/1968, ông Hoàng, Hiệu trưởng Trường Trung học Đồng Lĩnh ở thôn Lân thuộc tỉnh Quảng Tây bị đấu tố chết, hôm sau thi thể của ông bị học sinh mổ bụng moi gan và xẻ thịt nướng ăn.

“5 đối tượng đen” bị thu gia sản và giết cả nhà

Mùa xuân hè năm 1968, các huyện tại tỉnh Quảng Tây đã thành lập Ủy ban Cách mạng Văn hóa, thống nhất việc chỉ huy giết người, “5 đối tượng đen” (địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phái hữu) bị tịch thu gia sản và giết chết cả nhà, trẻ sơ sinh cũng không tha. Có nhiều kiểu giết người: chôn sống, chặt đầu, dội nước sôi, quấn thuốc nổ, xẻo vú cắt âm đạo, ép con giết cha, hãm hiếp tập thể.
Chúng ăn thịt người không vì đói mà vì thù hận. Vì giết người bình thường không hết hận nên phong trào “tiệc thịt người” nổi lên khắp nơi.
Tại huyện Vũ Tuyên cứ đến phiên chợ là xảy ra cảnh đấu tố giết người, và đã giết thì phải ăn thịt. Nghe nói nữ dân binh 19 tuổi Trần Văn ăn 5 bộ cơ quan sinh dục nam giới, sau được lên chức Phó Chủ nhiệm Ban Cách mạng của huyện.
Theo hồ sơ nội bộ còn lại thời Cách mạng Văn hóa ở Quảng Tây, năm 1968, chỉ tính riêng huyện Vũ Tuyên đã có 76 người bị xẻ thịt ăn.
Tính cả tỉnh Quảng Tây trong năm 1968 đã có hàng trăm người bị ăn thịt, ở huyện Vũ Minh gần tỉnh Nam Ninh có ít nhất 29 người bị ăn thịt. Anh Hứa Sinh, Hoa kiều Indonesia trốn thoát sang Hồng Kông thời “Cách mạng Văn hóa” chia sẻ với Apple Daily rằng, ở Vũ Minh người ta đấu tố và ăn thịt nhau là thường xuyên.
Cán bộ hưu trí Yến Lạc Bân từng tham gia Tổ Điều tra Trung ương cho biết, theo số liệu do cấp dưới báo cáo lên thì số người chết có ghi rõ danh tính ở Quảng Tây trong thời Cách mạng Văn hóa khoảng 89.700 người, không rõ danh tính khoảng 30.000 người, mất tích hơn 20.000 người; còn thông tin trong dân chúng kể cho nhau thì số người chết vào khoảng 20.000 – 50.000 người.
Tháng 7 – 8/1968, tại Nam Ninh đã xảy ra màn “tàn sát hàng loạt”. Cùng thời gian, cảnh này cũng xảy ra ở các huyện Quế Lâm, Liễu Châu, chỉ trong thời gian ngắn đã chết gần 50.000 người. Thời đó thịnh hành những cách nói như “trồng đậu phộng” chỉ việc giết người, “trồng khoai môn” chỉ việc dùng đá ném chết, “trồng mía” chỉ việc dùng gậy đánh chết.
Theo tờ CNA đưa tin ngày 15/5, từ năm 1967 – 1968 có khoảng 60.000 – 80.000 người thuộc 73 huyện của tỉnh Quảng Tây bị giết chết, có nơi còn tổ chức “tiệc ăn thịt người” (tập thể), thỉnh thoảng lại có cảnh đấu tố và “đã đấu phải chết, đã chết phải ăn”.

Đại tàn sát tại huyện Đạo tỉnh Hồ Nam

Ngày 13/8/1967 đã nổi lên phong trào giết người huyện Đạo cùng vài huyện lân cận của khu Linh Lăng tỉnh Hồ Nam, giết liên tục đến ngày 17/10 mới tạm ngưng, thời gian người tắm máu người kéo dài liên tục 66 ngày làm 9093 người chết.
Vào tháng Tám năm đó tại sông Tiêu Thủy huyện Đạo đã xuất hiện cảnh hàng loạt xác trôi sông, có người làm thống kê trong một tiếng đếm được gần 100 thi thể trôi qua, bình quân mỗi phút có 1,6 thi thể. Có lần xuất hiện hơn chục thi thể nối với nhau bằng sợi thép xuyên qua vai, trong đó có người mẹ đang ôm hài nhi.
Vài năm sau lại xảy ra trận tàn sát tại khu Linh Lăng, điều tra tại huyện Đạo cùng 11 huyện khác có 7696 người bị giết chết, 1379 người bị ép tự sát, 2146 người bị tàn phế. Trong đó riêng huyện Đạo có 4193 người bị giết, 326 người bị ép tự sát, chiếm 1,17% nhân khẩu của huyện; người bị giết chết nhiều tuổi nhất là 78, nhỏ nhất chỉ 10 tuổi.
Trước ngày kỷ niệm tròn 50 năm Cách mạng Văn hóa, tờ CNA đã phỏng vấn ông Đàm Hợp Thành, tác giả sách “Tắm máu trong Cách mạng Văn hóa tại huyện Đạo năm 1967”. Ông Đàm Hợp Thành cho biết, nguyên nhân xảy ra đại tàn sát ở huyện Đạo là nằm trong kế sách “dùng bần nông đánh trung nông” của cán bộ cơ sở.

Bài toán số người chết trong Cách mạng Văn hóa còn nan giải

Phong trào chính trị “đấu tố giai cấp” từ tháng 5/1966 – 10/1976 được gọi là “Đại Cách mạng Văn hóa”, sau này lịch sử Trung Quốc gọi là “Đại họa 10 năm Cách mạng Văn hóa”.
Trong phong trào này, hàng triệu công dân Trung Quốc đã bị bức hại, cưỡng bức lao động hoặc bị hành quyết, gây ra vô số vụ án oan (đặc biệt là phần tử tri thức và quan chức cấp cao trong Đảng); cao nhất lên đến cả Chủ tịch nước, thấp thì đến những quan viên bình thường, nhiều người mất mạng vì bị bức hại, con số người chết cụ thể cho đến nay khó biết rõ được.
Ngày 13/12/1978, nguyên lão ĐCSTQ Diệp Kiếp Anh đã tiết lộ trong Hội nghị Công tác Trung ương rằng, số người chết trong Cách mạng Văn hóa là 20 triệu người, cả trăm triệu người bị bức hại.
Theo sách “Các phong trào chính trị trong lịch sử dựng nước của ĐCSTQ” do Phòng Nghiên cứu Lịch sử Trung ương Đảng Trung Quốc thực hiện, qua đợt thống kê lại vào tháng 5/1984 cho thấy: hơn 4,2 triệu người bị bắt giam điều tra; 1,728 triệu người chết bất thường; 135.000 người bị xử tử hình vì tội phản cách mạng; hơn 71.200 gia đình nhà tan cửa nát.
Còn theo thống kê của Huyện chí Trung Quốc, số người chết bất thường trong Cách mạng Văn hóa ít nhất là 7,73 triệu người.
Vào lúc khởi đầu Cách mạng Văn hóa cũng là thời đỉnh cao của thảm cảnh tự sát, nhiều nhà trí thức nổi tiếng như Lão Xá, Bác Lôi, Tiễn Bác Tán, Ngô Hàm, Trữ An Bình… đều rơi vào đường cùng.
Thời “Cách mạng Văn hóa” là thời “tả khuynh” điên cuồng nhất trong lịch sử ĐCSTQ, phong trào giết “giai cấp thù địch” vô cùng tàn bạo và dã man.
“Cách mạng Văn hóa” còn hủy hoại nền văn hóa truyền thống hàng năm của Trung Quốc, mầm độc của nó đối với người dân Trung Quốc Đại Lục vẫn còn kéo dài đến ngày nay.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Hồ sơ mật về tình trạng ăn thịt người trong thời Cách mạng Văn hóa

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Nhân kỷ niệm 50 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động Cách mạng Văn hóa, Giáo sư Tống Vĩnh Nghị thuộc Đại học California (Mỹ) chuẩn bị xuất bản sách “Hồ sơ mật tại Quảng Tây thời Cách mạng Văn hóa”, sách ghi chép lại câu chuyện ăn thịt người trong thời Cách mạng Văn hóa ở tỉnh Quảng Tây.
Theo VOA đưa tin, sách “Hồ sơ mật tại Quảng Tây thời Cách mạng Văn hóa” chuẩn bị xuất bản vào tháng Sáu tới, gồm 7 triệu chữ với 18 tập, 36 quyển.
Theo Giáo sư Tống Vĩnh Nguyên giới thiệu trên VOA, thời Cách mạng Văn hóa, số người chết bất thường có danh tính cụ thể ở tỉnh Quảng Tây là 150.000 người, số người chết không rõ danh tính là 30.000 người, ngoài ra còn hơn 30.000 người mất tích. Trong số người chết này, chết vì xung đột giữa các phe phái chưa tới 5%, còn lại 95% là bị chính quyền bức hại đến chết.
Trong những cái chết bất thường này, rất nhiều người chết vì tình trạng người ăn thịt người. Theo sách ghi chép, thảm cảnh người ăn thịt người xảy ra trên địa bàn 27 huyện của tỉnh Quảng Tây (chiếm 2/3 số huyện của tỉnh Quảng Tây). Nhưng tình trạng người giết người và ăn thịt nhau không phải xảy ra ở những người dân thường với nhau, mà chính ông Trưởng ban Vũ trang của huyện đích thân chỉ huy giết người. Nhiều kẻ ăn thịt người chính là Trưởng ban Vũ trang của các xã, cán bộ Đảng viên và dân quân vũ trang.
Giáo sư Tống Vĩnh Nguyên đã dẫn ra nhiều ví dụ dẫn chứng.
“Trung tuần tháng 10/1968, ông Trưởng ban Vũ trang của huyện Thượng Tư là Vương Chiêu Đằng đã công khai giết người. Tên đồ tể này đã chỉ huy 5 tên dân binh mổ bụng moi gan 5 người và nấu chín để cùng nhau ăn. Ngày hôm sau tên này lại giết 4 người và cho mổ bụng moi gan, sau đó mang chia gan cho đội sản xuất cùng ăn. Có thể gọi đây là chính quyền ăn thịt người theo đúng nghĩa đen của nó.”
“Có 5 loại đối tượng chính bị xử lý: địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phái hữu. Một người sau khi bị thanh toán còn lại hai người con (11 tuổi và 14 tuổi), bọn cán bộ Đảng viên và dân binh vũ trang nói phải diệt cỏ tận gốc, thế là chúng giết chết và ăn thịt cả hai cháu bé.”
Trong những đối tượng này, đối tượng chủ yếu bị ăn thịt vẫn là địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu và con cái của họ, nhưng nhiều trường hợp không phải phần tử loại này cũng vẫn bị nạn như thường. Ví dụ ngày 14/9/1968, có 3 thanh niên trí thức tham gia đội sản xuất vạch tội người phụ trách Trà Quảng làm nhục nữ thanh niên trí thức. Kết quả người phụ trách đã dẫn một số dân binh giết chết 3 thanh niên trí thức này và moi gan của họ ra nấu ăn, uống rượu mua vui. Sau khi việc này xảy ra, hơn trăm thanh niên trí thức của xã không ai còn dám ho he một tiếng, họ trở thành không khác gì con vật nuôi của bọn ác bá, bất cứ lúc nào cũng có thể bị chúng giết chết ăn thịt.
Giáo sư Tống Vĩnh Nghị chỉ ra, những phong trào chính trị trong thời Cách mạng Văn hóa không chỉ phá hoại toàn diện nền tảng pháp trị cơ bản mà còn kích động chính quyền giết người, theo đó bọn ác bá vô học không còn biết phân biệt ranh giới giữa thú và người.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Bức hại như thời Cách mạng Văn hóa lặp lại ở Trung Quốc

Cảnh mọi người bị sỉ nhục diễu phố (Ảnh: mạng Minh Huệ).
Cảnh mọi người bị sỉ nhục diễu phố (Ảnh: mạng Minh Huệ).
Gần đây mạng Minh Huệ đưa tin, bà Chu Tôn Dung, 68 tuổi, sống ở huyện Cổ Lận tỉnh Tứ Xuyên đã gửi đơn kiện Giang lên Tòa án Tối cao Trung Quốc. Theo nội dung đơn kiện, vào 16 năm trước, bà Chu vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công nên bị bắt đi tẩy não một lần, tạm giam hai lần, bị kết án oan hai lần (3 năm và 4 năm), từng bị cảnh sát trói và bắt đi diễu phố sỉ nhục.
Dưới đây là một phần nội dung trong đơn kiện:
Vào ngày 12/7/1999 tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, sau khi tu luyện, nhiều căn bệnh trước đó tôi gặp như suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, viêm thận, nhọt tử cung đều không cánh mà bay. Qua trải nghiệm bản thân, tôi thấy Pháp Luân Công là môn tu luyện hướng thiện, giúp con người tốt hơn, luyên công rất có ích cho sức khỏe, đối với xã hội trăm lợi mà không có một hại.

Diễu phố sỉ nhục

Tháng 3/2001, cảnh sát bắt trói 30 học viên Pháp Luân Công, cho treo bảng lăng nhục trước ngực, nhốt vào xe tải chở từ đồn công an Cổ Lận đi qua những khu phố sầm uất đến quảng trường huyện Cổ Lận cho “đấu tố trước công chúng”. Tại hiện trường, một người tu luyện Pháp Luân Công ngoài 60 tuổi đã lớn tiếng kể sự thật về Pháp Luân Công, có học viên hét to “Pháp Luân Công tốt”, “luyện công không có tội”… Tại hiện trường, một quan chức đọc lệnh bắt giữ, sau đó mọi người lại bị đưa vào xe tải và cho đi bêu riếu dọc các con phố.
Cảnh mọi người bị sỉ nhục diễu phố (Ảnh: mạng Minh Huệ).
Cảnh mọi người bị sỉ nhục diễu phố (Ảnh: mạng Minh Huệ).
Khi đến thị trấn Thái Bình, tổ chức 610 (cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) của huyện đã yêu cầu các học sinh trung tiểu học ở Thái Bình thực hiện nghi thức ký tên “Chống tà giáo và thượng tôn khoa học”. Chúng tôi hét to với bọn trẻ “không được ký”, “không được ký”, thế là bị cảnh sát áp tải đánh tới tấp. Cả ngày hôm đó chúng tôi bị bắt đứng phơi nắng trên xe tải, cảnh sát không cho chúng tôi ăn uống. Do đường giao thông không tốt nên chúng tôi còn bị bụi đường mù mịt tạt vào mặt, thế nhưng chúng tôi vẫn hét to “làm người tốt không có tội”, “luyện công không có tội”, “Pháp Luân Công tốt”…

Bị bức thực vô cùng man rợ

Do tự nhiên vô cớ bị ngược đãi nên chúng tôi tuyệt thực. Thế là họ ép chúng tôi nằm giường người chết, sau khi cùm hết tay chân vào bốn góc giường, họ đưa ống vào lỗ mũi chúng tôi để rót đồ ăn vào. Có lần tôi còn bị cắm ống vào tận khí quản, không nói không la được, mặt đỏ căng lên, nước mắt chảy ra, cảm giác vô cùng khủng khiếp. Sau khi thấy tôi có biểu hiện tắc thở họ mới buông tay, sau trận đó tôi bị nôn ra máu vài ngày, cổ họng đau đến nỗi không thể nói chuyện được.

Chồng qua đời vì không chịu đựng nổi

Chồng tôi ban đầu mắc bệnh tim, sau khi luyện công thì bệnh tình không còn, nhưng sau ngày 20/7/1999 chúng tôi thường xuyên bị quấy rối, cho đến tháng 2/2000 thì chồng tôi đã qua đời vì không đủ sức chịu đựng cảnh bức hại kéo dài.

Con tôi bị bắt vì nhờ luật sư biện hộ

Lần đầu khi tôi bị bắt giữ trái phép, con tôi không biết tôi đi đâu nên đã đi tìm tôi khắp nơi, chịu nhiều khổ nạn về tinh thần và thiệt hại về kinh tế. Lần thứ hai tôi bị bắt, con tôi đã nhờ luật sư biện hộ cho tôi, luật sư nói đúng lý lẽ làm Công tố của Viện Kiểm soát cứng họng, nhưng tòa án lại vẫn xử tôi theo bản án cũ.

Làm ảnh hưởng sự nghiệp của con gái thứ hai

Con gái thứ hai của tôi tận mắt chứng kiến cảnh tôi bị bắt ở nhà, nó sợ đến nỗi bật khóc, ăn uống không được, ngủ cũng nằm ác mộng, sau đó ảnh hưởng nặng nề trong công việc dẫn đến không được lên chức và mất lao động tiên tiến, cuộc sống bị tổn hại nghiêm trọng.

Con gái út bị ly hôn

Con rể út của tôi là công chức nhà nước, vì không chịu được yêu cầu của công an và ban chính trị – pháp luật ép con tôi phải theo dõi và khai báo hành tung của tôi, đồng thời vì quy định của Phòng 610 là người thân của người tu luyện Pháp Luân Công không được thăng chức, vì thế nó đã phải ly hôn với con gái của tôi. Một gia đình hai vợ chồng trẻ đang đầm ấm hạnh phúc bị ly tán, cháu ngoại tôi chưa tới 10 tuổi đã phải chịu đựng cảnh bố mẹ chia lìa, thành con của gia đình đơn thân.
Pháp Luân Công là môn tu luyện cổ xưa được truyền ra công chúng vào năm 1992, những bài tập thiền định nhẹ nhàng cùng với các nguyên lý đạo đức của Pháp Luân Công đã thu hút tới 70 triệu người Trung Quốc theo tập chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Không thể chịu được việc số lượng người theo tập Pháp Luân Công quá lớn, vượt qua cả số lượng Đảng viên, ĐCSTQ đã đột ngột phát động cuộc đàn áp môn tu luyện ôn hòa này vào năm 1999, phớt lờ Hiến Pháp nước này về quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Hiện nay Pháp Luân Công được phổ truyền tại hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận được hơn 3000 bằng khen của chính phủ các nước vì lợi ích sức khỏe và tinh thần mà môn tập luyện này đem lại cho người dân.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

90% Đảng viên ĐCSTQ có “tín ngưỡng thứ hai”

Theo một chương trình điều tra nội bộ, có đến 67% quan chức đã nghỉ hưu tham gia hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Kết quả điều tra đã làm các Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đương nhiệm phải giật mình. (Ảnh: internet)
Theo một chương trình điều tra nội bộ, có đến 67% quan chức đã nghỉ hưu tham gia hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Kết quả điều tra đã làm các Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đương nhiệm phải giật mình. (Ảnh: internet)
Truyền thông Hồng Kông gần đây đưa tin, hệ tư tưởng nền tảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, vì 90% đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc có “tín ngưỡng thứ hai”. Theo một chương trình điều tra nội bộ, có đến 67% quan chức đã nghỉ hưu tham gia hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Kết quả điều tra đã làm các Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đương nhiệm phải giật mình.

90% Đảng viên Trung Quốc có “tín ngưỡng thứ hai”

Tạp chí Động Hướng ở Hồng Kông số tháng 4/2016 có bài nhắc lại vấn đề thất bại trong hệ tư tưởng nền tảng của ĐCSTQ, theo đó bài viết cho rằng nguyên nhân thực trạng không phải do sự phát triển của mạng Internet mà vì 90% đảng viên có “tôn giáo thứ hai”.
Theo một báo cáo điều tra hoàn thành vào cuối năm 2015, có 67% quan chức cấp tỉnh trở xuống đã nghỉ hưu có “tín ngưỡng thứ hai”. Sau khi báo cáo nghiên cứu trên được gửi đến Văn phòng Thư ký Trung ương, văn phòng đã đề nghị Bộ Chính trị tổ chức buổi họp kín. Theo người chia sẻ thông tin cho biết, “đa số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cảm thấy chấn động”. Vì thế, vào tháng Hai năm nay, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Trung ương Đảng đã cùng ra văn bản đề nghị “cán bộ quan chức nghỉ hưu không được tham gia hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng”.
Trước đó, một điều tra đã khiến giới quan chức cao cấp ở Bắc Kinh không thể không cảm thấy lo lắng. Ví dụ như tại chùa Quy Nguyên ở tỉnh Vũ Hán – Hà Bắc, số người tham gia nghi thức truyền thống tăng 5,9 lần so với năm ngoái, số người vào thăm chùa lên đến 550.000 người trong tỉnh và 230.000 người ngoài tỉnh.

Khi điều tra ngẫu nhiên về thân phận người vào khách sạn trọ khi đi tham gia lễ chùa, trong 1.000 trường hợp thì phát hiện có đến 710 trường hợp là cán bộ đảng viên và người thân gia đình.

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Lý thuyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá sản?

Hàng chục năm qua, lý thuyết của ĐCSTQ đã khiến nhiều người dân Trung Quốc phải chịu bao nhiêu khổ nạn.
ĐCSTQ đã phá hoại nền tảng văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Trung Hoa, vì theo tư tưởng vô thần nên họ kỳ thị tôn giáo tín ngưỡng hữu thần, làm xã hội rối loạn, hàng chục triệu người đã bị chết oan dưới hệ thống độc tài reo rắc bạo lực. Trong lịch sử thống trị của mình, ĐCSTQ đã từng có những cuộc đàn áp dã man các tôn giáo tín ngưỡng, đến hiện nay vẫn còn duy trì cuộc đàn áp Pháp Luân Công và Phật giáo Tây Tạng.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét