Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

ĐỢI MƯA

 
Hạ thương - Ngọc Sơn | Official Music Video


ĐỢI MƯA

Mấy bữa nay khô khốc núi đồi                                                                                                              Nắng phỏng da, gió như bốc lửa                                                                                                            Nóng hầm hập, vã mồ hôi nhớp nhúa                                                                                                    Cảnh vật bơ phờ ngóng đợi mưa rơi

Mùa khô này đã ngự trị lâu rồi                                                                                                                 Mặt trời năm nay gần hơn năm khác (?)                                                                                                Mây gió như rang, tràn lan bực tức                                                                                                         Nắng đốt chang chang cháy rộp làng quê

Mùa mưa đi đâu mà chẳng chịu về                                                                                                         Mặc cho sinh linh hết hơi chờ đợi                                                                                                            Mặc cho sông hồ cạn lòng, hấp hối                                                                                                        Mặc cho ruộng vườn nứt nẻ, hoang tàn?

Mùa khô năm nay phờ phạc, nhọc nhằn.                                                                                                  Tình yêu chúng mình cũng đành xơ xác                                                                                              Không còn những ngày vỗ về dịu mát                                                                                                    Còn toàn dỗi hờn, gằn hắt, chê bai!

Tình ta cằn nhằn, không biết tại ai                                                                                                          Anh phân trần mà em chì chiết mãi                                                                                                          Yêu thương héo tàn, chán chường đọng lại                                                                                           Thành cuộc chia ly hai ngả nắng, mưa

Nhễ nhại mồ hôi, ngồi ao ước thời xưa                                                                                                 Nắng vừa gắt, mưa đã về hỉ hả                                                                                                                Trời đất giao hòa, thắm tươi hoa lá                                                                                                                Và tình yêu bịn rịn tím cuộc đời

Nhớ những ngày nắng mém cháy tơi bời                                                                                                 Mùa khô chực chờ mưu toan đổ lửa                                                                                                        Mưa đã kịp về, sấm sét rền cứu hỏa                                                                                                       Đồng ruộng hả hê, mát rượi thế gian

Trận mưa đầu mùa là trận mưa ngàn                                                                                                        Nước đổ ào ào dạt dào nặng hạt                                                                                                                Anh đứng dưới mưa vui cuồng hò hét                                                                                                     Em tóc đầm đìa, ngặt ngẽo cười anh!...

Mùa khô năm nay hốc hác tan tành                                                                                                         Cây cối héo tàn khô khan chực cháy                                                                                                          Đồng ruộng than van, sông ngòi trơ đáy                                                                                                 Vạn vật, sinh linh thoi thóp đợi mưa!

Mưa ơi mưa, bỏ đi đến bao giờ?                                                                                                                Đừng bỏ buông tình anh như thế                                                                                                                Về đi mưa ơi, xóm làng đang kiệt quệ                                                                                                      Về tưới tình yêu thắm như thuở ban sơ

Về đi em, mình nuôi lại giấc mơ                                                                                                             Anh nhận lỗi mình, nhịn nhường em hết                                                                                                       Em có nghe lời khẩn cầu tha thiết                                                                                                              Thương quê hương đang khao khát chờ mưa

Hình như đã rền tiếng sấm vọng giao mùa                                                                                                  Gió đã nổi, mây cuộn lên rồi đấy!...

Trần Hạnh Thu

 
Hạ Trắng

Long An: Người dân lao đao trong mùa hạn mặn

Lúa khô cháy, đất nứt nẻ là tình trạng chung trên nhiều cánh đồng ở huyện Tân Trụ. Ảnh: Bùi Giang – TTXVN

Giữa cái nắng chói chang trong mùa hạn hán, cánh đồng trồng bí hơn 3 công đất (3.000 m2) của anh Nguyễn Văng Bằng, xã Tân Phước Tây, Tân Trụ bị chết khô hoàn toàn. Đất dưới đồng nứt nẻ, những cây bí trên giàn đã chuyển sang màu đen xám, một vài cây kịp ra trái cũng bị khô cứng lại. Nguyên nhân là do hạn hán kéo dài không có nước tới, ngoài sông thì nước nhiễm mặn. Toàn bộ số vốn gần 100 triệu bỏ ra trồng bí bị mất trắng. Anh Bằng cho biết, chưa năm nào hạn mặn đến sớm như năm nay, từ trước Tết đã thiếu nước tưới, anh đã cố gắng chắt chiu nước tưới để cứu vãn ruộng bí nhưng rồi cũng bó tay.

Không nỡ nhìn công sức của mình bỏ ra bị khô cháy, một số hộ xung quanh nhà anh Bằng tìm mọi cách cứu hoa màu, thậm chí là bỏ số tiền lớn và nhiều công sức để mua nước tưới hoa màu. Nhưng nỗ lực đó chẳng được đền đáp, những giọt nước hiếm hoi rải trên cánh đồng hạn hán cũng như muối bỏ bể, không thể cứu vãn tình hình.

Đầu tư gần 100 triệu đồng trồng bí, giờ đây anh Nguyễn Văn Bằng (Tân Trụ, Long An) chỉ còn lại những giàn bí khô cháy. Ảnh: Bùi Giang – TTXVN

Cũng tại xã Tân Phước Tây, những cánh đồng trồng lúa khô cháy đã chuyển sang màu vàng đậm. Có nơi lúa chưa kịp trổ bông đã khô cháy, nơi trổ bông thì chỉ là những bông lép không hạt. Nắng gay gắt, ruộng nứt nẻ, lúa khô, chỉ cần một mồi lửa nhỏ có thể cháy cả cánh đồng. Người nông dân chỉ biết xót xa khi nhìn ra cánh đồng chết khô, bao nhiêu vốn liếng bỏ ra coi như bốc cháy theo cái nắng trong mùa hạn hán.

“Cánh đồng lúa nhà nào cũng bị hạn. Nắng hạn quá, đồng khô mà mặn thì xâm nhập bơm nước vô không được. Lúa cháy hết, chết hết. Hơn 2 ha ruộng của gia đình tôi không thu được gì” – chị Đặng Thị Thanh chia sẻ.

Cánh đồng trồng bí hơn 3.000 m2 của anh Nguyễn Văn Bằng (Tân Trụ, Long An) khô cháy do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Bùi Giang – TTXVN

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, hiện tại xâm nhập mặn diễn ra rất gay gắt, trên các sông chính, độ mặn đã cao hơn nhiều so với năm 2016. Hạn mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân tại các huyện vùng hạ của tỉnh. Ước tính, gần 4.200 ha lúa, 1.220 ha thanh long, hơn 6.520 ha chanh... sẽ bị thiệt hại do thiếu nước tưới. Đến nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể về thiệt hại do hạn mặn trong toàn tỉnh, tuy nhiên ghi nhận thực tế tại các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa…đã có hàng nghìn ha lúa, rau màu bị khô cháy, thiệt hại toàn bộ.

Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, xâm nhập mặn còn gây khó khăn về sinh hoạt cho người dân Long An. Toàn tỉnh có hơn 8.000 hộ dân ở các xã như Tân Tập, Đông Thạnh, Phước Vĩnh Tây, Phước Vĩnh Đông của huyện Cần Giuộc, Tân Phước Tây của huyện Tân Trụ…bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Từ trước Tết Nguyên đán, những dòng sông, kênh chính trên địa bàn bị nhiễm mặn, ngành chức năng đã cho đóng các cống dẫn nước vào kênh. Những con kênh không có nguồn dẫn nước dần dần khô hạn, nứt nẻ, chỉ còn lại vài vũng nước đọng.

Đầu tư gần 100 triệu đồng trồng bí, giờ đây anh Nguyễn Văn Bằng (Tân Trụ, Long An) chỉ còn lại những giàn bí khô cháy. Ảnh: Bùi Giang – TTXVN

Còn trong các hộ gia đình, các ao, hồ, bể, lu chứa nước cũng dần trơ đáy theo cái nắng hạn gay gắt. Những giọt nước tích trữ dùng cho sinh hoạt cuối cùng đã cạn kiệt từ cả tháng nay, người dân các xã vùng hạ của tỉnh Long An sống trong cảnh lao đao. Họ phải mua nước ngọt từ các xà lan, xe bồn với mức giá rất cao, có lúc lên đến 200 nghìn đồng/m3 để sinh hoạt. Việc chuyên chở nước về nhà cũng gặp nhiều trở ngại, mất nhiều thời gian do đường sá khó khăn, cuộc sống của người dân bị xáo trộn rất nhiều.

Ông Trần Minh Chính , ngụ xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc cho biết: “Cả nhà gồm 5 người, mỗi tháng dùng tiết kiệm cũng hết cả chục khối nước. Vào mùa khô, nước ngọt cạn kiệt, phải mua nước với giá cao nên rất tốn kém, lại phải mất nhiều công sức để đưa nước từ xe về nhà. Nước mua về dùng để tắm giặt, rửa chén xong không dám bỏ, mà phải tận dụng để tưới cây, cho gà vịt uống”.
Nắng hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng khiến cho hàng nghìn hecta lúa ở huyện Tân Trụ bị khô cháy. Ảnh: Bùi Giang – TTXVN
 
Chỉ tay vào những cái chậu, lu khô đáy ở sau nhà, bà Lữ Thị Bạch Loan, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ cho biết: "Mấy cái chậu này dùng để trữ nước mưa, nhưng năm trước mưa ít, hứng không đầy, giờ cũng đã hết. Trước Tết chị đã phải mua nước đóng bình để uống, nước cho các sinh hoạt khác cũng rất khó khăn”.

Thời gian gần đây, nhờ có sự hỗ trợ của lực lượng quân sự cùng chính quyền địa phương huy động các xe bồn chở nước về cấp miễn phí, nên nỗi lo thiếu nước của người dân được giải quyết phần nào. Mỗi ngày, các xe bồn luân phiên chở nước đến từng địa bàn, người dân sử dụng tất cả các vật dụng như xô, can… chở nước về tích trữ trong các lu, chậu để dùng dần. Nhưng ai cũng lo lắng hạn hán kéo dài, tình trạng thiếu nước vẫn tiếp diễn.

Đồng ruộng nứt nẻ, lúa khô cháy; hơn 2ha lúa của chị Đặng Thị Thanh (huyện Tân Trụ) chỉ thu về những bông lúa lép. Ảnh: Bùi Giang – TTXVN

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, dự báo từ nay cho đến hết tháng 4/2020, tình trạng hán hán, xâm nhập mặn vẫn diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Việc thiếu nước sinh hoạt, các lực lượng và chính quyền địa phương đã thực hiện biện pháp hỗ trợ khẩn cấp thông qua việc dùng xe bồn chở nước cấp miễn phí cho dân. Tuy nhiên, việc thiếu nước cho sản xuất hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do không có nguồn nước. Tỉnh đã tổ chức xây dựng một số cống, đập ngăn mặn; lắp đặt các trạm bơm dã chiến để dẫn nước, trữ nước phục vụ sản xuất nhưng không thể tránh khỏi thiệt hại. Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn theo dõi chất lượng nguồn nước hàng ngày, khi có dấu hiệu độ mặn giảm sẽ cho mở cống, bơm để lấy nước phục vụ sản xuất.

Về lâu dài, Long An tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tiết kiệm nước cho vùng hạ, nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của xâm nhập mặn, đồng thời tỉnh kiến nghị các bộ, ngành bố trí vốn xây dựng các công trình phục vụ trữ nước và hệ thống kênh rạch trong vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Bùi Giang

 

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/792

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật 3/5: Bắt đối tượng gây thương tích vì ghen tuông tại Quảng Ngãi | ANTV
 
Toàn cảnh Thời sự quốc tế Tối 3/5 Nga giương bẫy với phòng không Ukraine | NATO chọc giận Trung Quốc
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin 11h30 ngày 5-3-2023
 
Ngoại Ô Buồn - Quang Lập & Thu Hường (MV)

Ukraine phủ nhận tấn công Điện Kremlin, Nga nói ông Putin vẫn an toàn

 

 

Xem tiếp...

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 35

(Tiếp)

 
Nhiếp Ảnh Gia Tâm Linh Bắt Trọn Linh Hồn Người Chết Khiến Giới Khoa Học Phải Giật Mình

 

                            CÓ LINH HỒN KHÔNG?

56 - Trường hợp luân hồi kỳ lạ: Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình
27/10/22, 18:37 Bí ẩn khoa học 285 lượt xem
Trường hợp luân hồi kỳ lạ: Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình
Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình (ảnh: Reincarnationstudies)

Cô bé không chỉ có ký ức của một kiếp mà còn nhớ những chuyện đã xảy ra trong 10 tiền kiếp của mình, đây là trường hợp luân hồi đáng kinh ngạc.

Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp

Con người ngày nay thường cho rằng “chết là hết”. Nhưng thực tế, có rất nhiều câu chuyện minh chứng cho sự tồn tại của luân hồi. Trong đó, có một câu chuyện kỳ lạ của cô bé tên là Joey Verway, cô bé có thể nhớ được 10 tiền kiếp của mình.

Từ khi mới 3 tuổi, cô bé đã kể cho gia đình nghe về trải nghiệm và những chuyện đã xảy ra trong những kiếp trước của mình. Đây là những chuyện mà cô bé 3 tuổi chưa hề trải qua và không thể biết được. Điều này khiến những người thân của cô bé vô cùng kinh ngạc. 

bằng chứng trường hợp luân hồi; bí ẩn các trường hợp luân hồi
Luân hồi có thực sự tồn tại? (ảnh: Adobe Stock)

Đến khi lên 5 tuổi, gia đình đã đưa cô bé đến nhiều giáo sư tâm lý, nhà cố vấn tâm linh luân hồi, nhà thôi miên và phóng viên điều tra, v.v. Người thân của cô bé muốn tìm hiểu điều gì đã xảy ra với cô. Không ngờ rằng, sau khi mọi người nghe câu chuyện của cô bé đều bị thuyết phục. Tất cả mọi người đều tin rằng những gì cô bé nói là sự thật và tin rằng “luân hồi” là thực sự tồn tại!

Các tiền kiếp của cô bé

Tiền kiếp đầu tiên mà cô bé nhớ là 200 triệu năm trước. Lúc đó, cô bé là người nguyên thủy, sống trong hang động và bị khủng long truy đuổi. Cô ấy nói rằng bản thân đã để lại các công cụ làm bằng đá và xương trong hang động. Khi đó, các nhà nghiên cứu nghe cô nói đều tỏ ra nghi ngờ. 

Nhưng khi cô bé dẫn họ đến một hang động ở Nam Phi mà cô bé chưa từng đến. Tất cả mọi người đều sững sờ và không thể tin vào mắt mình! Bởi vì những hang động này là nơi nhà khảo cổ học Robert Bloom đã tìm thấy những chiếc đầu lâu của người nguyên thủy!

Cô bé còn nhớ rằng mình đã có hai kiếp trước là nô lệ ở Ai Cập. Cô bé kể lại tỉ mỉ tình huống thực tế trên con tàu nô lệ lúc bấy giờ. Thậm chí còn giải thích cặn kẽ về kỹ thuật cổ xưa dùng để lát đường bằng đá. Những điều này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong lịch sử! Những kiến ​​thức này là điều mà một đứa trẻ không thể nắm vững được.

trường hợp luân hồi kỳ lạ; các trường hợp luân hồi
Thời kỳ Ai Cập cổ đại (ảnh: Lichsu)

Không phải mỗi tiền kiếp cô bé đều nhớ một cách rõ ràng. Ở một tiền kiếp, ký ức của cô khá mơ hồ, không rõ đó là thời đại nào. Nhưng cô bé nhớ mình đã đeo một chiếc mạng che mặt và thấy một công chúa xinh đẹp trên lưng voi trước mặt cô. 

Cô bé còn nhớ có một tiền kiếp khi cô bé là một tín đồ Cơ đốc giáo và bị đàn áp dưới triều đại khủng bố của Hoàng đế La Mã Nero. Cô bé nói rằng lúc ấy mình đã gặp Thánh Peter! 

bí ẩn các trường hợp luân hồi; các trường hợp luân hồi
Cô bé từng là một tín đồ Cơ đốc giáo bị đàn áp dưới triều đại khủng bố của Hoàng đế La Mã Nero (ảnh: Tansinh)

Tiền kiếp cuối cùng mà cô bé nhớ được là ở Nam Phi vào đầu thế kỷ 20. Khi đó, cô bé là cháu gái của Tổng thống Paul Kruger.

Ở kiếp này, cô đã lấy 2 đời chồng và có tổng cộng 10 người con. Hiện tại, trong số 10 đứa con vẫn còn một cô con gái 90 tuổi còn sống. Dựa trên mô tả của cô bé, các nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu hoàn cảnh của cháu gái Tổng thống Paul Kruger. Cuối cùng, kết quả cho thấy những gì cô bé mô tả là sự thật!

trường hợp luân hồi kỳ lạ; bí ẩn các trường hợp luân hồi
Gia đình cựu Tổng thống Nam Phi Paul Kruger (ảnh chụp màn hình YouTube)

Các nhà nghiên cứu đã sắp xếp cho cô bé 5 tuổi được gặp bà cụ 90 tuổi này. Thật bất ngờ, phản ứng đầu tiên của bà cụ khi gặp cô bé là nói rằng đây chính là mẹ của bà. Cả hai còn nói về những điều mà không ai có thể biết được. Những chuyện mà chỉ có mẹ con họ mới biết thôi!

Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình là một trường hợp luân hồi đáng kinh ngạc, minh chứng cho sự tồn tại của chuyển sinh và luân hồi.

Theo Vision Times

57 - Đi tìm sự thật về những đứa trẻ “đầu thai” ở bản Cọi

Thứ Tư, 15/12/2010, 20:25
Chuyện xảy ra ở bản Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Không phải chỉ một, mà có ít nhất 3 trường hợp. Những đứa trẻ, đã chết vì một lý do bất thường nào đó và rồi người ta tin rằng chúng đã trở về với hình hài của đứa trẻ khác. Những đứa trẻ đã chết là có thật. Những đứa trẻ đang sống cũng có thật. Chỉ có mối liên hệ giữa chúng thì chính những người trong cuộc cũng chưa ai giải thích được.

Bắt đầu từ số báo này, Chuyên đề ANTG sẽ đăng tải loạt bài về hiện tượng kỳ bí này: Câu chuyện đang diễn ra - ngờ vực - và những lý giải của các nhà khoa học.

Một cậu bé, hai số phận?

"Thuận ơi, chị bảo này!". Đang vội vàng với buổi chợ đầu hôm ở ngã ba thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, chị Thuận giật mình quay lại. Người vừa gọi là cô Phương, giáo viên thị trấn. Cô Phương sinh năm 1961, là giáo viên của Trường tiểu học Yên Phú từ năm 1990. Trường tiểu học Yên Phú gồm các chi Bùi, chi Đá và chi Vành. Cô giáo Phương dạy ở chi Bùi, nhưng rất hay phải vào vận động trong Cọi, là bản người dân tộc Mường nằm cách Vụ Bản chừng 2 cây số đường đất về phía đông.

"Có chuyện này chị định nói với em, nếu phải hay không phải thì em cũng đừng có gì mà buồn nhé", cô Phương nói tiếp: "Có một thằng bé ở trong Cọi, các cô giáo bảo nó là con nhà em "lộn" vào nhà ấy đấy. Em vào trong đó xem thế nào đi!". Trong ngôn ngữ địa phương, từ "con lộn, con lẫn" dùng để chỉ những đứa bé đã chết nhưng qua những biểu hiện, cử chỉ, người ta tin rằng nó đã "đầu thai" vào một đứa trẻ khác? Tất nhiên, ngay cả ở Vụ Bản, không phải ai cũng tin vào điều này.

Theo mô tả của cô Phương thì thằng bé ấy lạ lắm. Có lần bị mẹ đánh, nó khóc và nói: "Mẹ đánh con là con lại chết đuối lần nữa đấy!". Cả bố, mẹ đều là người Mường, vậy mà nó cứ khăng khăng rằng nó là người xuôi. Người trong đó thấy lạ, xúm vào hỏi nhiều lần, thằng bé đều nói rằng mẹ nó không phải làm ruộng như mẹ bây giờ. "Mẹ cháu ở nhà tầng cơ. Mẹ cháu làm việc còn đánh đánh như thế này này", thằng bé giơ hai bàn tay làm động tác giống như người gõ máy chữ vậy.

Chị Phạm Thị Thuận là cán bộ của UBND huyện Lạc Sơn, đóng ngay trung tâm thị trấn Vụ Bản. Chồng chị, anh Nguyễn Phú Tân có nghề sửa chữa điện. Hai anh chị bằng tuổi nhau, đều sinh năm 1960 tuổi Canh Tý. Năm 1992, anh chị sinh cháu trai, đặt tên là Nguyễn Phú Tiến. Cháu Tiến đã mất năm 1997, khi mới 5 tuổi. Trong một lần ra sông Bưởi ngay phía sau nhà chơi, Tiến ngã xuống sông mà không ai hay biết. Thời điểm đó, chị Thuận đang đánh máy chữ cho ủy ban. Hiện tại chị Thuận đã chuyển sang làm thủ quỹ của UBND huyện.

Chị Thuận và cô giáo Ngô Thị Phương mặc dù có biết nhau bởi cùng làm cán bộ trên một địa bàn thị trấn nhỏ, tuy nhiên hai người chưa lần nào nói chuyện với nhau. Chính vì thế nên trong các câu chuyện kể, chị Thuận vẫn gọi cô Phương là chị, xưng em. Nửa tin nửa ngờ, chị Thuận cũng không thực sự quan tâm lắm.

Bẵng đi vài ngày, trong lúc vợ chồng ngồi xem tivi, chị Thuận chợt nhắc lại với anh Tân việc này. Anh chị Thuận - Tân lấy nhau mấy năm mới sinh được cu Tiến, rồi chị Thuận không sinh nở được nữa. Bởi vậy, nỗi nhớ con luôn ám ảnh cả hai vợ chồng. Đang nằm ườn trên chiếc ghế băng, anh Tân bật phắt dậy, nói ngay: "Có chuyện như thế, sao em không nói với anh ngay? Mình đi tìm con!".

Tìm đến nhà cô Phương để nhờ cô dẫn đi nhưng không gặp, hai người quyết định tự đi vào bản Cọi. Không có người dẫn đường nhưng chẳng khó khăn lắm hai vợ chồng cũng tìm được nhà anh Bùi Văn Hoan và chị Bùi Thị Dự, là bố mẹ của bé Bùi Lạc Bình bởi người trong bản hầu như ai cũng biết chuyện lạ về cu Bình. Anh Hoan đi làm ăn xa, chỉ có chị Dự ở nhà. Lúc ấy Bình đã được 4 tuổi. Cậu bé sinh ngày 6/10/2002. Hôm ấy là buổi trưa.



Mẹ nghèo, nhưng đâu để con thiếu áo mặc!

Chị Dự và anh Hoan đều là người dân tộc Mường. Gia đình anh Hoan từ bé sống trong bản Cọi. Hai vợ chồng lấy nhau 6 năm mới sinh được bé Bùi Lạc Bình. Chị Dự sinh khó. Ngày chị sinh, anh Hoan không về kịp, bác cháu là Bùi Văn Tuấn phải thuê xe đưa hai mẹ con đi Hòa Bình đẻ mổ. Khi đón hai mẹ con về, anh Hoan đã đặt tên con là Bùi Lạc Bình. "Là bởi nó không sinh ở đây như những đứa trẻ khác, mà phải ra tận Hòa Bình, nên gọi nó là Lạc Bình", anh Hoan cười.

Như lời chị Dự kể lại, khi còn nhỏ, cu Bình cũng hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác. Bắt đầu từ khi gần 2 tuổi, bập bẹ biết nói, Bình mới bắt đầu có biểu hiện khác. Vì anh Hoan đi làm xa nên ở nhà chỉ có hai mẹ con, giao tiếp với nhau bằng cả tiếng xuôi lẫn tiếng Mường. Tuy nhiên, ngay từ đầu bé Bình đã tỏ ra nói rất rõ tiếng xuôi. Nhiều lần, Bình nằng nặc đòi mẹ "cho con về nhà để lấy quần áo". Chị Dự nói: "Con à, nhà mình tuy nghèo thật, nhưng mẹ chẳng đến nỗi để con phải không có quần áo mặc, việc gì phải đi xin của ai". Thì Bình đáp: "Không, con không xin, con về nhà con để lấy cơ. Con vẫn còn quần áo để ở nhà đấy!". Có lần, vì Bình cứ lẽo nhẽo đòi mãi, tức quá chị Dự đã phết vào mông cu cậu mấy cái. Bình mếu máo: "Con đã chết một lần rồi. Mẹ đánh con là con lại chết lần nữa đấy. Mẹ không thương con à?". Nghe những lời nói không hề trẻ con chút nào ấy, chị Dự sởn gai ốc mà không biết phải làm sao.

Một lần khác, khi đã ngoài 3 tuổi, Bình được mẹ Dự cho theo ra chợ ngoài thị trấn Vụ Bản. Ra đến chợ, Bình cứ kéo tay mẹ và nói: "Mẹ đi với con, con dắt mẹ về nhà con". Chị Dự tức quá, mắng Bình. Bình khóc lóc, nhưng vẫn cố kéo mẹ đi. Cực chẳng đã, chị Dự đành phải chiều thằng bé. Từ chợ thị trấn, Bình dắt mẹ đi ngược lại phía sân vận động rồi rẽ vào đường Hữu Nghị và dừng trước cửa nhà số 25. Chính là nhà anh chị Tân - Thuận bây giờ. "Lúc bấy giờ tôi không để ý số nhà, nhưng nhớ rất rõ đó là nhà một tầng, có giàn cây trước cửa. Bình chỉ vào đó và bảo đấy là nhà nó", chị Dự quả quyết. Khi ấy nhà không có ai, quanh quẩn một lúc hai mẹ con lại đi về. Sau khi dắt mẹ đến chỗ căn nhà đấy, trên đường về Bình có vẻ vui và thoải mái hơn. Chị Dự cũng chẳng hiểu ra làm sao, chỉ mừng là thằng bé bớt lèo nhèo hơn.

Thấy Bình nói nhiều chuyện lạ, các cô giáo ở Trường Mầm non Yên Phú thuộc chi Cọi, nơi Bình đang học, thường xuyên kéo riêng Bình ra hỏi chuyện. Rất nhiều lần, khi hỏi tên, Bình đều nói tên cháu không phải là Bình, mà là Tiến. Bình còn nói mình đã bị chết đuối. Bình kể có một lần đi chơi với hai chị hàng xóm ra bờ sông, Bình trèo lên hòn đá, thò xuống nước rửa chân nên bị trượt, lăn xuống sông chết đuối. Rồi Bình kể chuyện người ta đưa em đi chôn thế nào.

Các cô giáo hỏi làm thế nào mà cháu về được nhà ba Hoan, mẹ Dự? Bình bảo vì "người ta" bỏ cháu trên đồi cao (mộ Nguyễn Phú Tiến táng trên một quả đồi), nên "cháu chẳng có gì ăn. Cháu khát lắm nên tìm đường về nhà. Nhưng về đến ngã ba nhà ông Lai thì có một "bóng lớn" (theo cách của người địa phương thường dùng để chỉ những oan hồn vô chủ) ở đấy nó chặn đường, đuổi đánh nên cháu không về được. Cháu sợ quá chạy vấp xuống một cái mương gần sân rộng thì vừa hay ba đi qua. Cháu quàng vào người ba và theo ba về nhà luôn". "Ba" mà Bình nói đến đây chính là anh Hoan.

Theo quan sát của chúng tôi khi thực hiện loạt ghi chép này, đúng là có một rãnh thoát nước gần sân vận động trung tâm thị trấn Vụ Bản thật. Sân vận động này nằm bên trái Quốc lộ 12B hướng đi về Nho Quan, Ninh Bình. Bên phải là ngã ba rẽ vào đầu đường phố Hữu Nghị. Còn ngã ba thị trấn Vụ Bản có chợ trung tâm thị trấn như đã nói ở phần đầu thì lại nằm lùi phía trên, nơi có Nhà Văn hóa huyện.

Trong số các cô giáo, người quan tâm nhiều nhất đến chuyện này là một cô giáo hàng xóm nhà anh chị Tân - Thuận (mặc dù đồng ý kể chuyện cho tôi, nhưng cô đề nghị xin được giấu tên). Cô giáo người Mường này đã từng dạy Nguyễn Phú Tiến từ khi Tiến còn sống và gửi ở Trường Mầm non Hoa Hồng ngoài thị trấn Vụ Bản. Mấy năm nay, cô giáo được tăng cường vào chi Cọi, và lại dạy cu Bình nên biết chuyện. Khi đem những chuyện lạ về cậu học sinh tên Bình về kể ở nhà, chồng cô đã cấm cô không được nói chuyện đó với anh chị Tân - Thuận.

"Anh ấy không cho tôi nói, vì chưa biết thực hư câu chuyện thế nào, sợ như thế lại gợi vào nỗi đau của người ta", cô giáo bảo thế. Và mãi về sau này, khi vợ chồng anh chị Tân - Thuận đã đón được cu Bình ra ngoài thị trấn rồi, cô giáo mới kể lại toàn bộ những gì cô biết được từ trong trường mầm non chi Cọi.

Như có tình máu mủ ruột rà

"Ngay lần đầu gặp tôi, thằng bé đã chẳng hề tỏ ra sợ sệt. Điều này trái ngược hẳn với đám trẻ con trong bản, vốn rất nhát người lạ", anh Tân nhớ lại lần đầu tiên gặp bé Bùi Lạc Bình ở nhà chị Dự. Ngồi chơi hồi lâu, vợ chồng anh đã rủ mẹ con chị Dự sang nhà chơi. Chẳng đợi mẹ đồng ý, Bình nhận lời ngay. "Thực tình là tôi muốn thử xem câu chuyện về việc nó biết rõ nhà tôi như thế nào", anh Tân nói. Cả 4 người trèo lên chiếc xe máy. Bình ngồi đằng trước. Trước khi lên xe, anh Tân đã nháy mẹ Dự và chị Thuận im lặng, để anh nói chuyện với cháu.



Từ trong bản đi ra, vừa qua cây xăng thị trấn, sắp đến đầu đường Hữu Nghị, Bình đã chỉ sang bên trái: "Bác rẽ vào đây nhé. Rẽ theo lối này này". Anh Tân nhớ rất rõ hôm ấy anh cố tình đi chầm chậm trong phố, nhưng không tạt vào nhà nào cả. Khi đi ngang qua nhà số 25, Bình lập tức hét toáng lên: "Nhà cháu đây rồi. Bác không biết à? Nhà cháu đây rồi mà!".

Cửa nhà vừa mở, Bình chạy xộc vào trong nhà như quen thuộc lắm. Cậu bé mở tủ lục lọi lung tung như muốn tìm cái gì đó. Anh Tân hỏi: Thế giường mà thằng cò hay nằm ở đâu ấy nhỉ? Cu Bình lập tức chạy vào buồng giữa và chỉ lên chiếc giường duy nhất. Nguyên nhà vợ chồng anh chị Tân - Thuận là nhà ống một tầng, mái bằng. Ngoài cùng là sân, gian phòng khách rồi đến buồng ngủ và trong cùng là gian bếp với khu công trình phụ và một bể nuôi cá tăng gia chừng 2m2.

"Khi tôi thử hỏi nó rằng ngày trước nó nằm ở góc nào, nằm như thế nào, cháu nó đã trèo lên giường nằm đúng góc bên trong sát tường, và nằm sấp. Ngày trước thằng cu Tiến cũng hay nằm y hệt như thế!" - anh Tân miêu tả lại.

Một điều lạ nữa là ngay hôm đầu tiên "về nhà" ấy, cu Bình đã tỏ vẻ quyến luyến, không muốn vào lại trong bản nữa. Cả anh Tân và chị Thuận phải dỗ mãi, nó mới chịu theo chị Dự và cả ngày hôm sau ngồi ngóng "hai bác qua đón cháu nhé". Chị Dự cũng xác nhận điều này và còn cho biết thêm Bình chưa bao giờ chịu ở lại nhà ai hồi còn ở trong bản. Đã vài lần chị Dự cho Bình về nhà bà ngoại ở ngoài thị trấn, đối diện Trạm Y tế huyện chơi nhưng Bình không chịu ngủ lại, cứ đến tối là khóc đòi về.

Và thế là bắt đầu từ đấy, theo thỏa thuận giữa hai bên và được sự đồng ý của chính cu Bình, anh chị Tân - Thuận đã đón Bùi Lạc Bình ra ngoài thị trấn ở cả tuần. Đến cuối tuần lại đưa cháu vào trong bản Cọi. Bấy giờ mọi người đều gọi Bình là Tiến, như tên của con anh chị Tân - Thuận trước đây. Chính bản thân Bình cũng rất thích được gọi như thế. Theo anh Tân kể lại, thì lúc đó mặc dù đồng ý cho Bình ra ở ngoài với mình, nhưng anh Tân chưa thực sự tin vào điều gì. "Vợ chồng tôi cũng khó khăn về đường con cái, nên khi thấy cháu có tình cảm như thế, chúng tôi chấp nhận ngay. Nhưng chúng tôi chưa thể tin ngay được. Chúng tôi đã thử rất nhiều lần..." - anh Tân nói.

Liệu Bùi Lạc Bình có phải là Nguyễn Phú Tiến thật không? Nếu đúng thì chẳng lẽ kiếp luân hồi lại có thực, điều mà bấy lâu nay luôn bị khoa học hiện đại bác bỏ? Còn nếu như không có thực, thì tại sao Bình lại biết được những chuyện liên quan đến Tiến mặc dù gia đình hai bên chưa hề bao giờ biết đến nhau? Hay liệu có phải do hoàn cảnh gia đình neo đơn, hiếm con nên anh chị Tân - Thuận đã tìm cách nhận Bình làm con nuôi và dựng chuyện lên như thế?

Nhưng nếu đúng như thế, thì tại sao không tìm một gia đình nào đông con hơn chứ không phải gia đình anh chị Hoan - Dự lấy nhau tới 6 năm trời mới có được một mụn con; hoặc chọn một khoảng cách xa xôi cách trở hơn để có thể hoàn toàn có được đứa bé, thay vì cho nó đi lại thường xuyên như thế? Và, điều quan trọng hơn cả, tại sao người nói ra đầu tiên, như rất nhiều nhân chứng ở đấy, lại chính là cậu bé Bình chứ không phải ai khác?

Có quá nhiều thắc mắc xung quanh chuyện về cậu bé kỳ lạ ấy! Trong số báo tới, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc tiếp câu chuyện và những lý giải khoa học của nó

Việt Anh
 
(Còn nữa) 
 

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/792

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Đề nghị truy tố tài xế ô tô drift trước Nhà hát Lớn | ANTV
 
Toàn cảnh Thời sự quốc tế tối 2/5 Ông Putin bị dọa bắt theo lệnh ICC nếu dự thượng đỉnh tại Nam Phi
 
BẢN TIN SÁNG ngày 2/5 - Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | VTVcab Tin tức
 
Tiếng Hát Ngọt Quá Đỗi Với Ca Khúc Thư Tình Em Gái - Thu Hường

Mỹ nêu tổn thất của Nga trong 5 tháng giao tranh ở miền đông Ukraine

 

Xem tiếp...

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2023

CƯỜI TƯƠI THẾ NHÉ!

 
Nụ Cười Xuân

Yoo Jung gây ấn tượng bởi vẻ đẹp thiên thần, mỏng manh và tươi tắn (Nguồn ảnh: Internet).

CƯỜI TƯƠI THẾ NHÉ!

Cười tươi như thế nhé                                                                                                                            Cười cho lòng an vui                                                                                                                             Cười cho đời tỏa nắng                                                                                                                               Cho thế gian rạng ngời 

Biết đời bể khổ rồi                                                                                                                                  Khóc từ thuở chào đời                                                                                                                             Buồn tận kỳ tang tóc                                                                                                                              Cười quí lắm em ơi!

Nên gắng gượng mà cười                                                                                                                          Dù lòng vướng bùi ngùi                                                                                                                            Dù phận đời buồn tủi                                                                                                                                 Cố ngạo nghễ làm người!

Sáng nay thấy em cười                                                                                                                            Lòng anh mừng vui lắm                                                                                                                             Như thuyền tình lướt sóng                                                                                                                     Dưới nắng mai mặt trời!

Cười là toả yêu đời                                                                                                                                   Biết nâng niu cuộc sống                                                                                                                             Là còn niềm hy vọng                                                                                                                            Mong hạnh phúc lứa đôi...

Trần Hạnh Thu

 
Nụ Cười Em là Nắng (𝙨𝙥𝙚𝙚𝙙 𝙪𝙥 các kiểu) - Green / #saigon3107

Nụ cười tỏa nắng
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/791

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 1/5: Chém nhầm người vì ghen vợ nhắn tin lẽn lút với trai lạ | ANTV
 
Thời sự quốc tế tối 1/5 | Hỗn loạn thông tin sau vụ nổ kho dầu của Nga ở Crimea | FBNC
 
Bản tin sáng 1/5: Mỹ nói Trung Quốc dừng ngay 'khiêu khích' ở Biển Đông|Chuyển Động 360
 
[TRỰC TIẾP] Thời sự 24h cập nhật tối ngày 1/5 - Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS
 
Bài Không Tên Cuối Cùng Vũ Thành An Ca Sĩ TRIỀU LINH guitar Thiên An

Chiến sự ngày 431: Nga ồ ạt tấn công ở Ukraine và thay tướng hậu cần

 

Xem tiếp...

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/790

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online ngày 30/4: Bắt nhóm cháu ruột của đàn em Năm Cam thu tiền bảo kê ở chợ Bình Điền
 
Tổng thống Ukraine Zelensky tiết lộ lí do luôn mang bên mình 1 khẩu súng lục | VTC Now
 
Tin tức 24h mới. Tin sáng 29/4: Người dân "nối đuôi" rời Hà Nội và TP.HCM dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
 
CÁNH HẢI ÂU - Ca sĩ TRIỀU LINH

Nga tuyên bố khởi động trả đũa gay gắt vụ Ba Lan tịch thu trường học

Khởi tố "Michiyo Phạm Ngà" về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xem tiếp...