CÓ LINH HỒN KHÔNG? 35
(Tiếp)
CÓ LINH HỒN KHÔNG?
56 - Trường hợp luân hồi kỳ lạ: Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mìnhCô bé không chỉ có ký ức của một kiếp mà còn nhớ những chuyện đã xảy ra trong 10 tiền kiếp của mình, đây là trường hợp luân hồi đáng kinh ngạc.
Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp
Con người ngày nay thường cho rằng “chết là hết”. Nhưng thực tế, có rất nhiều câu chuyện minh chứng cho sự tồn tại của luân hồi. Trong đó, có một câu chuyện kỳ lạ của cô bé tên là Joey Verway, cô bé có thể nhớ được 10 tiền kiếp của mình.
Từ khi mới 3 tuổi, cô bé đã kể cho gia đình nghe về trải nghiệm và những chuyện đã xảy ra trong những kiếp trước của mình. Đây là những chuyện mà cô bé 3 tuổi chưa hề trải qua và không thể biết được. Điều này khiến những người thân của cô bé vô cùng kinh ngạc.
Đến khi lên 5 tuổi, gia đình đã đưa cô bé đến nhiều giáo sư tâm lý, nhà cố vấn tâm linh luân hồi, nhà thôi miên và phóng viên điều tra, v.v. Người thân của cô bé muốn tìm hiểu điều gì đã xảy ra với cô. Không ngờ rằng, sau khi mọi người nghe câu chuyện của cô bé đều bị thuyết phục. Tất cả mọi người đều tin rằng những gì cô bé nói là sự thật và tin rằng “luân hồi” là thực sự tồn tại!
Các tiền kiếp của cô bé
Tiền kiếp đầu tiên mà cô bé nhớ là 200 triệu năm trước. Lúc đó, cô bé là người nguyên thủy, sống trong hang động và bị khủng long truy đuổi. Cô ấy nói rằng bản thân đã để lại các công cụ làm bằng đá và xương trong hang động. Khi đó, các nhà nghiên cứu nghe cô nói đều tỏ ra nghi ngờ.
Nhưng khi cô bé dẫn họ đến một hang động ở Nam Phi mà cô bé chưa từng đến. Tất cả mọi người đều sững sờ và không thể tin vào mắt mình! Bởi vì những hang động này là nơi nhà khảo cổ học Robert Bloom đã tìm thấy những chiếc đầu lâu của người nguyên thủy!
Cô bé còn nhớ rằng mình đã có hai kiếp trước là nô lệ ở Ai Cập. Cô bé kể lại tỉ mỉ tình huống thực tế trên con tàu nô lệ lúc bấy giờ. Thậm chí còn giải thích cặn kẽ về kỹ thuật cổ xưa dùng để lát đường bằng đá. Những điều này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong lịch sử! Những kiến thức này là điều mà một đứa trẻ không thể nắm vững được.
Không phải mỗi tiền kiếp cô bé đều nhớ một cách rõ ràng. Ở một tiền kiếp, ký ức của cô khá mơ hồ, không rõ đó là thời đại nào. Nhưng cô bé nhớ mình đã đeo một chiếc mạng che mặt và thấy một công chúa xinh đẹp trên lưng voi trước mặt cô.
Cô bé còn nhớ có một tiền kiếp khi cô bé là một tín đồ Cơ đốc giáo và bị đàn áp dưới triều đại khủng bố của Hoàng đế La Mã Nero. Cô bé nói rằng lúc ấy mình đã gặp Thánh Peter!
Tiền kiếp cuối cùng mà cô bé nhớ được là ở Nam Phi vào đầu thế kỷ 20. Khi đó, cô bé là cháu gái của Tổng thống Paul Kruger.
Ở kiếp này, cô đã lấy 2 đời chồng và có tổng cộng 10 người con. Hiện tại, trong số 10 đứa con vẫn còn một cô con gái 90 tuổi còn sống. Dựa trên mô tả của cô bé, các nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu hoàn cảnh của cháu gái Tổng thống Paul Kruger. Cuối cùng, kết quả cho thấy những gì cô bé mô tả là sự thật!
Các nhà nghiên cứu đã sắp xếp cho cô bé 5 tuổi được gặp bà cụ 90 tuổi này. Thật bất ngờ, phản ứng đầu tiên của bà cụ khi gặp cô bé là nói rằng đây chính là mẹ của bà. Cả hai còn nói về những điều mà không ai có thể biết được. Những chuyện mà chỉ có mẹ con họ mới biết thôi!
Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình là một trường hợp luân hồi đáng kinh ngạc, minh chứng cho sự tồn tại của chuyển sinh và luân hồi.
Theo Vision Times
57 - Đi tìm sự thật về những đứa trẻ “đầu thai” ở bản Cọi
Bắt đầu từ số báo này, Chuyên đề ANTG sẽ đăng tải loạt bài về hiện tượng kỳ bí này: Câu chuyện đang diễn ra - ngờ vực - và những lý giải của các nhà khoa học.
Một cậu bé, hai số phận?
"Thuận ơi, chị bảo này!". Đang vội vàng với buổi chợ đầu hôm ở ngã ba thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, chị Thuận giật mình quay lại. Người vừa gọi là cô Phương, giáo viên thị trấn. Cô Phương sinh năm 1961, là giáo viên của Trường tiểu học Yên Phú từ năm 1990. Trường tiểu học Yên Phú gồm các chi Bùi, chi Đá và chi Vành. Cô giáo Phương dạy ở chi Bùi, nhưng rất hay phải vào vận động trong Cọi, là bản người dân tộc Mường nằm cách Vụ Bản chừng 2 cây số đường đất về phía đông.
"Có chuyện này chị định nói với em, nếu phải hay không phải thì em cũng đừng có gì mà buồn nhé", cô Phương nói tiếp: "Có một thằng bé ở trong Cọi, các cô giáo bảo nó là con nhà em "lộn" vào nhà ấy đấy. Em vào trong đó xem thế nào đi!". Trong ngôn ngữ địa phương, từ "con lộn, con lẫn" dùng để chỉ những đứa bé đã chết nhưng qua những biểu hiện, cử chỉ, người ta tin rằng nó đã "đầu thai" vào một đứa trẻ khác? Tất nhiên, ngay cả ở Vụ Bản, không phải ai cũng tin vào điều này.
Theo mô tả của cô Phương thì thằng bé ấy lạ lắm. Có lần bị mẹ đánh, nó khóc và nói: "Mẹ đánh con là con lại chết đuối lần nữa đấy!". Cả bố, mẹ đều là người Mường, vậy mà nó cứ khăng khăng rằng nó là người xuôi. Người trong đó thấy lạ, xúm vào hỏi nhiều lần, thằng bé đều nói rằng mẹ nó không phải làm ruộng như mẹ bây giờ. "Mẹ cháu ở nhà tầng cơ. Mẹ cháu làm việc còn đánh đánh như thế này này", thằng bé giơ hai bàn tay làm động tác giống như người gõ máy chữ vậy.
Chị Phạm Thị Thuận là cán bộ của UBND huyện Lạc Sơn, đóng ngay trung tâm thị trấn Vụ Bản. Chồng chị, anh Nguyễn Phú Tân có nghề sửa chữa điện. Hai anh chị bằng tuổi nhau, đều sinh năm 1960 tuổi Canh Tý. Năm 1992, anh chị sinh cháu trai, đặt tên là Nguyễn Phú Tiến. Cháu Tiến đã mất năm 1997, khi mới 5 tuổi. Trong một lần ra sông Bưởi ngay phía sau nhà chơi, Tiến ngã xuống sông mà không ai hay biết. Thời điểm đó, chị Thuận đang đánh máy chữ cho ủy ban. Hiện tại chị Thuận đã chuyển sang làm thủ quỹ của UBND huyện.
Chị Thuận và cô giáo Ngô Thị Phương mặc dù có biết nhau bởi cùng làm cán bộ trên một địa bàn thị trấn nhỏ, tuy nhiên hai người chưa lần nào nói chuyện với nhau. Chính vì thế nên trong các câu chuyện kể, chị Thuận vẫn gọi cô Phương là chị, xưng em. Nửa tin nửa ngờ, chị Thuận cũng không thực sự quan tâm lắm.
Bẵng đi vài ngày, trong lúc vợ chồng ngồi xem tivi, chị Thuận chợt nhắc lại với anh Tân việc này. Anh chị Thuận - Tân lấy nhau mấy năm mới sinh được cu Tiến, rồi chị Thuận không sinh nở được nữa. Bởi vậy, nỗi nhớ con luôn ám ảnh cả hai vợ chồng. Đang nằm ườn trên chiếc ghế băng, anh Tân bật phắt dậy, nói ngay: "Có chuyện như thế, sao em không nói với anh ngay? Mình đi tìm con!".
Tìm đến nhà cô Phương để nhờ cô dẫn đi nhưng không gặp, hai người quyết định tự đi vào bản Cọi. Không có người dẫn đường nhưng chẳng khó khăn lắm hai vợ chồng cũng tìm được nhà anh Bùi Văn Hoan và chị Bùi Thị Dự, là bố mẹ của bé Bùi Lạc Bình bởi người trong bản hầu như ai cũng biết chuyện lạ về cu Bình. Anh Hoan đi làm ăn xa, chỉ có chị Dự ở nhà. Lúc ấy Bình đã được 4 tuổi. Cậu bé sinh ngày 6/10/2002. Hôm ấy là buổi trưa.
Mẹ nghèo, nhưng đâu để con thiếu áo mặc!
Chị Dự và anh Hoan đều là người dân tộc Mường. Gia đình anh Hoan từ bé sống trong bản Cọi. Hai vợ chồng lấy nhau 6 năm mới sinh được bé Bùi Lạc Bình. Chị Dự sinh khó. Ngày chị sinh, anh Hoan không về kịp, bác cháu là Bùi Văn Tuấn phải thuê xe đưa hai mẹ con đi Hòa Bình đẻ mổ. Khi đón hai mẹ con về, anh Hoan đã đặt tên con là Bùi Lạc Bình. "Là bởi nó không sinh ở đây như những đứa trẻ khác, mà phải ra tận Hòa Bình, nên gọi nó là Lạc Bình", anh Hoan cười.
Như lời chị Dự kể lại, khi còn nhỏ, cu Bình cũng hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác. Bắt đầu từ khi gần 2 tuổi, bập bẹ biết nói, Bình mới bắt đầu có biểu hiện khác. Vì anh Hoan đi làm xa nên ở nhà chỉ có hai mẹ con, giao tiếp với nhau bằng cả tiếng xuôi lẫn tiếng Mường. Tuy nhiên, ngay từ đầu bé Bình đã tỏ ra nói rất rõ tiếng xuôi. Nhiều lần, Bình nằng nặc đòi mẹ "cho con về nhà để lấy quần áo". Chị Dự nói: "Con à, nhà mình tuy nghèo thật, nhưng mẹ chẳng đến nỗi để con phải không có quần áo mặc, việc gì phải đi xin của ai". Thì Bình đáp: "Không, con không xin, con về nhà con để lấy cơ. Con vẫn còn quần áo để ở nhà đấy!". Có lần, vì Bình cứ lẽo nhẽo đòi mãi, tức quá chị Dự đã phết vào mông cu cậu mấy cái. Bình mếu máo: "Con đã chết một lần rồi. Mẹ đánh con là con lại chết lần nữa đấy. Mẹ không thương con à?". Nghe những lời nói không hề trẻ con chút nào ấy, chị Dự sởn gai ốc mà không biết phải làm sao.
Một lần khác, khi đã ngoài 3 tuổi, Bình được mẹ Dự cho theo ra chợ ngoài thị trấn Vụ Bản. Ra đến chợ, Bình cứ kéo tay mẹ và nói: "Mẹ đi với con, con dắt mẹ về nhà con". Chị Dự tức quá, mắng Bình. Bình khóc lóc, nhưng vẫn cố kéo mẹ đi. Cực chẳng đã, chị Dự đành phải chiều thằng bé. Từ chợ thị trấn, Bình dắt mẹ đi ngược lại phía sân vận động rồi rẽ vào đường Hữu Nghị và dừng trước cửa nhà số 25. Chính là nhà anh chị Tân - Thuận bây giờ. "Lúc bấy giờ tôi không để ý số nhà, nhưng nhớ rất rõ đó là nhà một tầng, có giàn cây trước cửa. Bình chỉ vào đó và bảo đấy là nhà nó", chị Dự quả quyết. Khi ấy nhà không có ai, quanh quẩn một lúc hai mẹ con lại đi về. Sau khi dắt mẹ đến chỗ căn nhà đấy, trên đường về Bình có vẻ vui và thoải mái hơn. Chị Dự cũng chẳng hiểu ra làm sao, chỉ mừng là thằng bé bớt lèo nhèo hơn.
Thấy Bình nói nhiều chuyện lạ, các cô giáo ở Trường Mầm non Yên Phú thuộc chi Cọi, nơi Bình đang học, thường xuyên kéo riêng Bình ra hỏi chuyện. Rất nhiều lần, khi hỏi tên, Bình đều nói tên cháu không phải là Bình, mà là Tiến. Bình còn nói mình đã bị chết đuối. Bình kể có một lần đi chơi với hai chị hàng xóm ra bờ sông, Bình trèo lên hòn đá, thò xuống nước rửa chân nên bị trượt, lăn xuống sông chết đuối. Rồi Bình kể chuyện người ta đưa em đi chôn thế nào.
Các cô giáo hỏi làm thế nào mà cháu về được nhà ba Hoan, mẹ Dự? Bình bảo vì "người ta" bỏ cháu trên đồi cao (mộ Nguyễn Phú Tiến táng trên một quả đồi), nên "cháu chẳng có gì ăn. Cháu khát lắm nên tìm đường về nhà. Nhưng về đến ngã ba nhà ông Lai thì có một "bóng lớn" (theo cách của người địa phương thường dùng để chỉ những oan hồn vô chủ) ở đấy nó chặn đường, đuổi đánh nên cháu không về được. Cháu sợ quá chạy vấp xuống một cái mương gần sân rộng thì vừa hay ba đi qua. Cháu quàng vào người ba và theo ba về nhà luôn". "Ba" mà Bình nói đến đây chính là anh Hoan.
Theo quan sát của chúng tôi khi thực hiện loạt ghi chép này, đúng là có một rãnh thoát nước gần sân vận động trung tâm thị trấn Vụ Bản thật. Sân vận động này nằm bên trái Quốc lộ 12B hướng đi về Nho Quan, Ninh Bình. Bên phải là ngã ba rẽ vào đầu đường phố Hữu Nghị. Còn ngã ba thị trấn Vụ Bản có chợ trung tâm thị trấn như đã nói ở phần đầu thì lại nằm lùi phía trên, nơi có Nhà Văn hóa huyện.
Trong số các cô giáo, người quan tâm nhiều nhất đến chuyện này là một cô giáo hàng xóm nhà anh chị Tân - Thuận (mặc dù đồng ý kể chuyện cho tôi, nhưng cô đề nghị xin được giấu tên). Cô giáo người Mường này đã từng dạy Nguyễn Phú Tiến từ khi Tiến còn sống và gửi ở Trường Mầm non Hoa Hồng ngoài thị trấn Vụ Bản. Mấy năm nay, cô giáo được tăng cường vào chi Cọi, và lại dạy cu Bình nên biết chuyện. Khi đem những chuyện lạ về cậu học sinh tên Bình về kể ở nhà, chồng cô đã cấm cô không được nói chuyện đó với anh chị Tân - Thuận.
"Anh ấy không cho tôi nói, vì chưa biết thực hư câu chuyện thế nào, sợ như thế lại gợi vào nỗi đau của người ta", cô giáo bảo thế. Và mãi về sau này, khi vợ chồng anh chị Tân - Thuận đã đón được cu Bình ra ngoài thị trấn rồi, cô giáo mới kể lại toàn bộ những gì cô biết được từ trong trường mầm non chi Cọi.
Như có tình máu mủ ruột rà
"Ngay lần đầu gặp tôi, thằng bé đã chẳng hề tỏ ra sợ sệt. Điều này trái ngược hẳn với đám trẻ con trong bản, vốn rất nhát người lạ", anh Tân nhớ lại lần đầu tiên gặp bé Bùi Lạc Bình ở nhà chị Dự. Ngồi chơi hồi lâu, vợ chồng anh đã rủ mẹ con chị Dự sang nhà chơi. Chẳng đợi mẹ đồng ý, Bình nhận lời ngay. "Thực tình là tôi muốn thử xem câu chuyện về việc nó biết rõ nhà tôi như thế nào", anh Tân nói. Cả 4 người trèo lên chiếc xe máy. Bình ngồi đằng trước. Trước khi lên xe, anh Tân đã nháy mẹ Dự và chị Thuận im lặng, để anh nói chuyện với cháu.
Từ trong bản đi ra, vừa qua cây xăng thị trấn, sắp đến đầu đường Hữu Nghị, Bình đã chỉ sang bên trái: "Bác rẽ vào đây nhé. Rẽ theo lối này này". Anh Tân nhớ rất rõ hôm ấy anh cố tình đi chầm chậm trong phố, nhưng không tạt vào nhà nào cả. Khi đi ngang qua nhà số 25, Bình lập tức hét toáng lên: "Nhà cháu đây rồi. Bác không biết à? Nhà cháu đây rồi mà!".
Cửa nhà vừa mở, Bình chạy xộc vào trong nhà như quen thuộc lắm. Cậu bé mở tủ lục lọi lung tung như muốn tìm cái gì đó. Anh Tân hỏi: Thế giường mà thằng cò hay nằm ở đâu ấy nhỉ? Cu Bình lập tức chạy vào buồng giữa và chỉ lên chiếc giường duy nhất. Nguyên nhà vợ chồng anh chị Tân - Thuận là nhà ống một tầng, mái bằng. Ngoài cùng là sân, gian phòng khách rồi đến buồng ngủ và trong cùng là gian bếp với khu công trình phụ và một bể nuôi cá tăng gia chừng 2m2.
"Khi tôi thử hỏi nó rằng ngày trước nó nằm ở góc nào, nằm như thế nào, cháu nó đã trèo lên giường nằm đúng góc bên trong sát tường, và nằm sấp. Ngày trước thằng cu Tiến cũng hay nằm y hệt như thế!" - anh Tân miêu tả lại.
Một điều lạ nữa là ngay hôm đầu tiên "về nhà" ấy, cu Bình đã tỏ vẻ quyến luyến, không muốn vào lại trong bản nữa. Cả anh Tân và chị Thuận phải dỗ mãi, nó mới chịu theo chị Dự và cả ngày hôm sau ngồi ngóng "hai bác qua đón cháu nhé". Chị Dự cũng xác nhận điều này và còn cho biết thêm Bình chưa bao giờ chịu ở lại nhà ai hồi còn ở trong bản. Đã vài lần chị Dự cho Bình về nhà bà ngoại ở ngoài thị trấn, đối diện Trạm Y tế huyện chơi nhưng Bình không chịu ngủ lại, cứ đến tối là khóc đòi về.
Và thế là bắt đầu từ đấy, theo thỏa thuận giữa hai bên và được sự đồng ý của chính cu Bình, anh chị Tân - Thuận đã đón Bùi Lạc Bình ra ngoài thị trấn ở cả tuần. Đến cuối tuần lại đưa cháu vào trong bản Cọi. Bấy giờ mọi người đều gọi Bình là Tiến, như tên của con anh chị Tân - Thuận trước đây. Chính bản thân Bình cũng rất thích được gọi như thế. Theo anh Tân kể lại, thì lúc đó mặc dù đồng ý cho Bình ra ở ngoài với mình, nhưng anh Tân chưa thực sự tin vào điều gì. "Vợ chồng tôi cũng khó khăn về đường con cái, nên khi thấy cháu có tình cảm như thế, chúng tôi chấp nhận ngay. Nhưng chúng tôi chưa thể tin ngay được. Chúng tôi đã thử rất nhiều lần..." - anh Tân nói.
Liệu Bùi Lạc Bình có phải là Nguyễn Phú Tiến thật không? Nếu đúng thì chẳng lẽ kiếp luân hồi lại có thực, điều mà bấy lâu nay luôn bị khoa học hiện đại bác bỏ? Còn nếu như không có thực, thì tại sao Bình lại biết được những chuyện liên quan đến Tiến mặc dù gia đình hai bên chưa hề bao giờ biết đến nhau? Hay liệu có phải do hoàn cảnh gia đình neo đơn, hiếm con nên anh chị Tân - Thuận đã tìm cách nhận Bình làm con nuôi và dựng chuyện lên như thế?
Nhưng nếu đúng như thế, thì tại sao không tìm một gia đình nào đông con hơn chứ không phải gia đình anh chị Hoan - Dự lấy nhau tới 6 năm trời mới có được một mụn con; hoặc chọn một khoảng cách xa xôi cách trở hơn để có thể hoàn toàn có được đứa bé, thay vì cho nó đi lại thường xuyên như thế? Và, điều quan trọng hơn cả, tại sao người nói ra đầu tiên, như rất nhiều nhân chứng ở đấy, lại chính là cậu bé Bình chứ không phải ai khác?
Có quá nhiều thắc mắc xung quanh chuyện về cậu bé kỳ lạ ấy! Trong số báo tới, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc tiếp câu chuyện và những lý giải khoa học của nó
Nhận xét
Đăng nhận xét