Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/612

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h an ninh mới nhất ngày 27/10/2022 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 27/10, Giao tranh ác liệt, ông Putin gửi thông điệp đối thoại với ông Zelensky, FBNC
 
Tin biển Đông mới nhất 27/10 Hợp tác vũ khí Mỹ - Đài có làm Trung Quốc bớt tham vọng độc chiếm?
 
Nhiều doanh nghiệp xăng dầu xin ngừng kinh doanh
 
Người biểu tình Anh bị đánh ở lãnh sự quán Trung Quốc | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Nhạc Trịnh Công Sơn | Vàng Phai Trước Ngõ - Tuấn Ngọc |Tuyển Tập Nhạc Trịnh Hay Nhất Mọi Thời Đại


Xem tiếp...

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

Tích xưa 01

 
Rồi Như Ngày Đá Ngây Ngô - Khánh Ly - Nhạc Trịnh Công Sơn 320kb Chất Lượng Cao

 
CỔ HỌC TINH HOA (St)
33. Người Nước Lỗ Sang Nước Việt
Hai vợ chồng người nước Lỗ, chồng khéo đóng giày, vợ khéo đan mũ, muốn đem nhau sang kiếm ăn ở nước Việt.
người đến bảo rằng: “Vợ chồng nhà bác đi chuyến này thế nào cũng cùng khổ.
Người nước Lỗ hỏi: Sao bác lại nói thế?
Người kia bảo: Giày dùng để đi, mà người Việt đi chân không, không thích đi giày; mũ dùng để đội, mà người Việt để đầu không, không cần đội mũ. Vợ chồng nhà bác làm giày, đan mũ giỏi thật, song đến ở nước người ta, người ta không dùng đến tài nghề của mình, thì làm thế nào mà không khốn cùng?”
Hai vợ chồng người nước Lỗ nghe nói, không sang nước Việt nữa.
(Hàn Phi Tử)
Lời Bàn
Đến chỗ đi đầu không, mà bán mũ, đến chỗ đi chân không mà bán giày thì cũng giống như mùa rét mà bán quạt, mùa nực mà bán chăn bông, tuy trái nơi và trái thời khác nhau, nhưng cũng là trái, không được việc cho mình mà lại còn để tiếng cười cho thiên hạ nữa. Cho nên người có tài phải tìm nơi đáng ở mà ở chớ đem đàn mà gảy ta trâu thì có ích chi.
Chú thích
Việt: tên nước thời Xuân Thu ở vào tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Đông bây giờ.
34. Giữ Lấy Nghề Mình
Nước Trịnh có người học nghề làm dù che mưa ba năm mới thành nghề. Trời đại hạn, không ai dùng đến dù, anh ta bèn bỏ nghề làm dù, đi học nghề làm gầu tát nước. Lại học ba năm mới thành nghề làm gầu, thì trời mưa luôn mãi không ai dùng đến gầu. Bây giờ anh ta lại quay về nghề làm dù như trước. Không bao lâu, trong nước có giặc, dân gian nhiều người phải đi lính, mặc đồ nhung phục, không ai cần đến dù, anh ta xoay ra nghề đúc binh khí thì đã già quách rồi.
Úc ly Tử thấy anh ta, thương tình, nói rằng:
-Than ôi, ngươi chẳng đã già đời mất rồi ư! Già hay trẻ không phải là tự người, là tự trời, điều ấy đã cố nhiên. Nhưng nghề nghiệp thành hay bại dù lỡ thời không gặp dịp, cũng không nên đổ cả cho trời, tất có mình ở trong. Ngày xưa nước Việt có một người làm ruộng, cấy lúa chiêm ba năm đều hại vì lụt cả . Có người bảo anh ta nên tháo nước mà cấy mùa, anh ta không nghe, cứ cấy chiêm như trước. Năm ấy nắng to, mà nắng luôn ba năm, vụ chiêm nào cũng được, thành ra anh ta kéo lại hoà cả mấy năm mất mùa trước. Cho nên có câu rằng: "Trời đại hạn nghĩ đến sắm thuyền, trời nóng nực nghĩ đến sắm áo bông", đó là một câu thiên hạ nói rất phải.
(Lưu Cơ)
Lời Bàn
Người ta làm nghề gì, ai chẳng muốn cho nghề ấy được phát đạt, thịnh vượng. Song gặp thời, thì hay, lỡ thời, hoá dở. Như thế thì cái thời cũng là quan hệ với nghề của mình lắm. Khốn cái thời là tự ở đâu đâu chớ không tự mình gây lấy được, cho nên có lắm người làm nghề, không thành nghề, thường nói rằng: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" nghĩa là người chỉ mưu tính công việc, còn công việc nên, hay không nên, là do tại trời. Song người có gan, dù cho lỡ thời cũng cứ vững dạ mà giữ lấy nghề, vì nghề chắc đã thành, thì tất cũng có chốn dụng, chẳng chóng thì chầy, chẳng nhiều thì ít, chớ cứ nay làm nghề này, mai xoay nghề khác, như hòn đá lăn mài không bao giờ mọc rêu, thì chỉ nhọc xác, già người mà vẫn không ăn thua gì cả.
Chú thích
- Trịnh: Tên nước chư hầu thời Xuân Thu tức huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam bây giờ.
- Đại hạn: Nắng to và nắng lâu ngày.
- Nhung phục: Y phục nhà binh.
- Úc ly Tử: Tên một bộ sách của Lưu cơ thác danh làm Úc ly Tử mà nói trong bài này.
- Đại nạn sắm thuyền xa ...: Ý nói người ta cứ phòng xa là hơn, ở đời thường có cái sức đang đi thế này, tất có lúc đi ngược hẳn lại, như nắng lâu quá tất có lúc mưa lụt, nóng nực quá tất có lúc giá rét, nên người khôn lúc nắng lâu nghĩ sắm thuyền trước để phòng khi ngập lụt, lúc nóng nực nghĩ sắm áo bông trước để phòng khi giá rét.
- Lưu Cơ: Người đời Minh tên tự là Bá Ôn có công giúp vua Thái Tổ gây dựng lên nhà Minh, giỏi văn chương lại kiêm cả thiên văn binh pháp.

 

Xem tiếp...

CHUYỆN TÌNH THẾ GIỚI 16

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
CHUYỆN TÌNH YÊU THẾ GIAN - Nhạc Ngoại Lời Việt - Lê như

Marie Curie từng vướng vào bê bối tình ái

Thứ Bảy, 08/10/2016, 08:35
Marie Curie là nhà bác học lỗi lạc, điều này ai cũng biết. Nhưng ít người biết rằng, bà từng là nguyên nhân của 2 cuộc thách đấu tay đôi của 4 người đàn ông khi sự việc bà quan hệ với một người đàn ông có vợ sau khi chồng chết bị vỡ lở.

Người đàn ông có vợ

Maria Curie và chồng là nhà bác học Pierre không còn lạ lẫm gì với báo chí. Năm 1903, hai vợ chồng họ giành giải Nobel Vật lý nhờ nghiên cứu chung về hiện tượng phóng xạ do giáo sư Henri Becquerel phát hiện ra. Mối quan hệ vợ chồng hạnh phúc và họ tương xứng với nhau về mặt trí tuệ. Họ ăn mừng giải Nobel chung và tiếp tục công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, sau vài năm, bi kịch ập đến.

Năm 1906, người chồng yêu dấu của Curie đã chết trong một tai nạn. Chiều ngày 19/4, ông Pierre đang băng qua đường trong cơn mưa lớn thì bị một cỗ xe ngựa chở 6 tấn đồng phục quân đội lao vào. Ông chết ngay tại chỗ. Mặc dù rất đau lòng nhưng Curie đã từ chối khoản trợ cấp mà Chính phủ Pháp đề nghị, nói rằng bà có thể tự nuôi bản thân và con cái. Bà đã sớm đi làm trở lại sau khi chồng chết, thậm chí còn đảm nhận luôn vị trí hàn lâm của chồng.

Bà Curie từng viết: “Bị nghiền nát bởi tai họa này, tôi cảm thấy không thể đối mặt với tương lai. Tuy nhiên, tôi không thể quên chồng tôi thỉnh thoảng từng nói rằng ngay cả khi không có anh ấy, tôi cũng nên tiếp tục công việc”.

Vợ chồng Curie và con gái Irene.

Cuối cùng, bà Curie cũng có thể sống tiếp. Khi trở thành góa phụ, bà mới 38 tuổi. Chẳng bao lâu sau, bà đã để mắt tới một nhà khoa học tên là Paul Langevin kém bà 5 tuổi, học trò cũ của chồng. Một người đàn ông sáng láng, yêu khoa học y như ông Pierre, người đàn ông này sẽ có thể lấp đầy khoảng trống mà chồng Curie để lại. Ngoài ra, Paul còn đẹp trai và có ria mép rất nam tính. Điều duy nhất về Langevin khiến Curie không thích là Langevin đã có vợ.

Dù vậy, Curie và Langevin đã âm thầm bắt đầu một mối quan hệ yêu đương ướt át. Langevin không xa lạ gì với quan hệ ngoài hôn nhân. Cuộc hôn nhân của người đàn ông này không hạnh phúc. Ông từng bị vợ đập chai vào đầu. Dù biết chồng lăng nhăng với những phụ nữ khác trước đó, nhưng chính quan hệ của Langevin với Curie đã khiến vợ Langevin giận dữ.

Khi phát hiện ra chồng và tình nhân thuê một căn hộ riêng ở Sorbonne để gặp gỡ riêng tư, vợ Langevin đã thuê người đột nhập vào căn hộ. Tên trộm lấy đi một số thư từ tình cảm và đưa cho vợ Langevin. Cô này dọa vạch trần quan hệ của hai người cho báo chí nếu họ không chấm dứt.

3 ngày trước khi Marie Curie giành giải Nobel thứ hai, vợ của Langevin đã tung các bức thư cho báo chí, tuyên bố rằng cô ta muốn tiền và quyền nuôi con. Báo chí như phát điên với vụ việc. Họ tô vẽ Curie thành một người đàn bà quyến rũ đàn ông, lừa một người ra khỏi gia đình với vợ đẹp con ngoan. Báo chí làm vụ bê bối này rất dễ dàng khi mà thời điểm đó phụ nữ chịu đựng nhiều thứ định kiến. Curie lại là một người nước ngoài, quê ở Ba Lan.

Trong khi bà Curie nghĩ tới chuyện kết hôn, từng viết thư cho người tình giục ông này ly dị vợ và lấy mình nhưng Langevin rõ ràng không từ bỏ cuộc hôn nhân. Vợ ông ta mang thai đứa con thứ tư trước khi ông ta dấn thân vào mối quan hệ với bà Curie. Báo chí bắt đầu đồn thổi rằng quan hệ của Curie và Langevin đã nhen nhóm từ khi ông Pierre vẫn còn sống.

Marie Curie và chồng Pierre.

Những cáo buộc này không đúng nhưng đã làm ảnh hưởng đến tên tuổi của Curie, tới mức Ủy ban Nobel đã đề nghị bà ở lại Pháp thay vì tới Thụy Điển để nhận giải thưởng. Họ cho rằng chẳng hay ho gì khi một người ngoại tình gặp Vua Thụy Điển.

Trái lại, nhà bác học Albert Einstein lại bảo vệ Curie, nói rằng bà nên tới Thụy Điển bất chấp các cáo buộc. Ông nói: “Tôi tin rằng chị cần tiếp tục coi thường những chuyện bỏ đi này. Nếu lũ người thấp hèn này tiếp tục làm chị phiền lòng, chị hãy đơn giản là ngừng đọc mấy chuyện ngớ ngẩn đó nữa. Hãy để nó cho lũ ác hiểm”.

Hai cuộc đấu tay đôi

Trong khi đó, không chỉ có một, mà có hai trận đấu tay đôi quanh vụ việc của Marie Curie. Một là trận đấu kiếm giữa hai biên tập viên của hai tờ báo đối địch: M. Chervet của tờ Gil Blas và Leon Daudet của tờ Laction Francaise. Cuộc đấu kiếm tay đôi đã khiến Daudet bị thương và sau đó hai người giảng hòa.

Một cuộc đấu tay đôi nữa diễn ra, giữa Paul Langevin và Gustave Tery - một nhà báo phanh phui vụ việc và gọi Langevin là “kẻ thô lỗ, hèn nhát”. Lavengin không chấp nhận bị xúc phạm và đã thách đấu súng tay đôi. Hai bên đã chuẩn bị kỹ càng cho vụ đấu súng nhưng lại không có điều gì xảy ra. Tery từ chối bắn Lavengin vì không muốn tước bỏ của nước Pháp một trong những bộ óc vĩ đại nhất. Langevin thì tuyên bố không phải là kẻ sát nhân và cũng hạ súng.

Dư luận rồi cũng quên vụ việc. Langevin và vợ có thể hàn gắn bất hòa ngoài tòa án và về sau làm lành. Dẫu vậy, Langevin tiếp tục tằng tịu với cô thư ký để rồi có một đứa con ngoài giá thú. Mặc dù bà Curie và Langevin không bao giờ quay lại với nhau nhưng đó chưa phải là dấu chấm hết. Cháu gái của bà Curie là Helene Joliot-Curie đã kết hôn với cháu trai Michel của Langevin.

Marie Curie là người phụ nữ duy nhất giành hai giải Nobel.

Về phần Maria Curie, bà vẫn tới Thụy Điển bất chấp lời khuyên của Ủy ban Nobel và nhận giải Nobel thứ hai. Bà nói: “Giải thưởng được trao cho việc phát hiện ra radi và poloni. Tôi cho rằng không có liên hệ giữa công việc khoa học của tôi và cuộc sống riêng tư. Tôi không thể chấp nhận rằng sự đánh giá giá trị công việc khoa học lại bị ảnh hưởng bởi những lời phỉ báng và xúc phạm liên quan tới đời tư”.

Sau khi nhận giải Nobel, bà đã ngồi ăn bữa tối với Vua Thụy Điển. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Tới nay, bà là người phụ nữ duy nhất giành giải Nobel hai lần. Các thành viên trong gia đình Curie đã ẵm tới 5 giải Nobel, gồm hai giải của bà, một giải của chồng, một giải Nobel Hóa học năm 1935 của con gái Irene Joliot-Curie giành được cùng chồng và một giải Nobel Hòa bình của con gái thứ hai giành được năm 1965

Không may, Marie Curie đã phải trả giá cho thành tựu bằng mạng sống của mình. Năm 1934, bà đã mắc bệnh bạch cầu sau khi trải qua một thời gian dài phơi nhiễm phóng xạ ion hóa. Ngày nay, công việc mà bà từng làm vẫn khiến người ta bị phơi nhiễm quá nhiều phóng xạ nếu không có bảo hộ đầy đủ.

Nhật Minh
Nguyễn Thị Thu Thảo

Hai nhà khoa học nổi tiếng Marie và Pierre Curie

Những thiên tình sử không chỉ xuất hiện từ thời cổ đại hay trung đại mà đến thời hiện đại vẫn có những chuyện tình khiến người đời vô cùng ngưỡng mộ. Như hai nhà khoa học nổi tiếng Marie và Pierre Curie là một ví dụ điển hình. Marie Curie (7/11/1867- 4/7/1934) là nhà vật lý, hóa học nổi tiếng người Ba Lan. Tình yêu của bà với nhà khoa học người Pháp Pierre Curie đẹp và kết thúc có hậu. Ngay từ nhỏ Marie đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người và đam mê khám phá khoa học. Marie biết đọc lúc chỉ có 4 tuổi, lúc nào cũng đứng đầu lớp và có rất nhiều thành tích xuất sắc và học giỏi nhiều môn. Nhưng Marie chẳng thấy vui vì thời đó, người Ba Lan bị cấm đọc, viết tiếng Ba Lan và phải tuân thủ theo các luật lệ của Nga, Tuy nhiên, gia đình vẫn nói tiếng Ba Lan và hát những bài ca dân gian nhằm mong muốn bản sắc dân tộc không bị mai một đi. Hơn nữa, bố của Marie bị đuổi việc, gia đình phải chuyển đến một khu tập thể. Chị cả của Marie, Sophie, qua đời vì bệnh thương hàn. Sau đó, mẹ của Marie cũng qua đời vì bệnh lao phổi, năm Marie 11 tuổi. Tuy nhiên, thời kỳ đó, Ba Lan vẫn chưa công nhận khả năng của nữ giới nên Marie phải đến Paris, Pháp năm 1891 để học trường Sorbonne.


Tại đây, cô gái tóc vàng dành thời gian và tâm huyết đọc sách, nghiên cứu trong thư viện hoặc trong các phòng thí nghiệm.Sự cần cù, chăm chỉ của Marie đã lọt vào mắt của Pierre Curie, giám đốc một phòng thí nghiệm nơi Marie làm việc. Marie đã gặp gỡ Pierre Curie, một nhà khoa học thiên tài có cùng chí hướng và đam mê giống cô. Marie rất vui khi được gặp Pierre. Tuy nhiên, thời ấy mọi người hay có quan niệm rằng nữ giới không thể trở thành nhà khoa học. Sau một thời gian, Pierre đã nhận ra, ai cũng có thể trở thành nhà khoa học và đã ngỏ lời tỏ tình thật lãng mạn đến với Marie. Lần đầu, Marie còn lưỡng lự vì tổ quốc Ba Lan của mình, người cha của mình và gia đình còn ở Ba Lan nhưng sau đó, bà chấp thuận lời cầu hôn của Pierre và đổi tên mình thành Marie Curie. Sự đồng cảm cộng với tình yêu khoa học đã giúp hai tâm hồn đến với nhau. Họ kết hôn năm 1895. Năm 1903, Marie cùng chồng và nhà khoa học Henri Becquerel nhận giải Nobel vật lý vì nghiên cứu phóng xạ. Năm 1911, bà tiếp tục nhận giải Nobel vì khám phá ra 2 nguyên tố hóa học polonium và radium. Khi chồng qua đời, Marie quyết tâm tiếp tục sự nghiệp khoa học của chồng. Bà trở thành nữ giảng viên đầu tiên tại trường đại học Sorbonne. Bà dạy cho đến khi qua đời năm 1934 .


Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và chồng để giúp trong nỗ lực chiến tranh. Bà chú trọng việc điều trị các thương binh ngay tại chiến trường vì bà cho rằng cần phải điều trị cho họ càng sớm càng tốt. Bà thấy rằng cần một trung tâm X-quang thực địa gần tiền tuyến để hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật ngay gần chiến trường. Bà đã nghiên cứu và mua thiết bị X-quang, các xe X-quang di động và máy phát điện phụ trợ. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí radium, một loại khí phóng xạ không màu, được phát ra bởi radium, sau này được nhận ra là radon để khử trùng mô bị nhiễm bệnh. Marie đã tinh chế khí này từ một gam bà được tặng. Bà trở thành giám đốc của Dịch vụ X-quang Chữ thập đỏ và thành lập Trung tâm X-quang phục vụ cho Quân đội đầu tiên của Pháp, hoạt động vào cuối năm 1914. Bà còn có sự hỗ trợ đắc lực từ chính người con gái đầu 17 tuổi của mình Irène và một bác sĩ Quân y khác. Marie đã chỉ đạo lắp đặt 20 xe X-quang di động và 200 đơn vị X quang khác tại các bệnh viện dã chiến trong năm đầu tiên của cuộc chiến. Sau đó, bà bắt đầu đào tạo những người phụ nữ khác làm phụ tá. Người ta ước tính rằng hơn một triệu binh sĩ bị thương đã được điều trị bằng các đơn vị tia X của bà. Vì rất bận rộn với công việc chữa trị nơi chiến trương nên bà đã thực hiện rất ít nghiên cứu khoa học trong thời gian đó. Dù có rất nhiều những đóng góp nhân đạo vô cùng to lớn cho nỗ lực chiến tranh của Pháp nhưng bà lại không nhận được bất cứ lời công nhận nào từ chính phủ Pháp.

Marie và Pierre Curie
Marie và Pierre Curie
Marie và Pierre Curie
Marie và Pierre Curie
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/611

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h an ninh mới nhất 26/10/2022 | ANTV
 
Tổng Hợp Tin Quốc tế mới nhất 26/10: Tân Thủ tướng Anh điện đàm ông Zelensky, Nga phản ứng thế nào?
 
Tin biển Đông mới nhất 26/10 Lý do khiến Mỹ chưa sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông | TV24h
 
MƯA HỒNG (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL


Xem tiếp...

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2022

NHỚ NGƯỜI DƯNG

 

 
Bảo Yến - Thư Tình Cuối Mùa Thu ( Phan Huỳnh Điểu - Xuân Quỳnh )


NHỚ NGƯỜI DƯNG

Ta gầm gừ ca bài "Thơ tình cuối mùa thu"*                                                                                            Gửi vào đất trời nỗi niềm u uất                                                                                                                 Tình yêu ngày xưa hỏi rằng có thật?                                                                                                        Mà sao bây giờ buồn bã mãi về người!

Còn nhớ ta không, hỡi người dưng ơi?                                                                                                         Từ độ chia ly cuối bể chân trời                                                                                                              Người bỏ ta theo đến nơi xứ lạ                                                                                                                    Ta bỏ người về lại thuở xa xôi? 

Ta ngỡ đã quên người dưng lâu rồi!                                                                                                             Và người dưng đang đóng thuyền hạnh phúc?                                                                                              Chợt thấy chiều nay "Mùa thu vào hoa cúc                                                                                                Chỉ còn anh và em..."** dâng ngập tình buồn                                                                                            Nỗi nhớ từ đâu day rứt tâm hồn

Ta tự hỏi: ông tiên nào gây ra nỗi nhớ?                                                                                                       Cho lòng người cứ hướng về một thuở                                                                                                       Cố tìm quên mà lưu luyến khôn nguôi                                                                                                      Ra vẻ dửng dưng mà thương nhớ suốt đời

Có phải không?                                                                                                                                        Nỗi nhớ nảy mầm từ bầu vú mẹ!                                                                                                                Từ thuở nằm nôi, ầu ơ thuở bé                                                                                                                   Ta lớn khôn nhờ dòng sữa tình yêu                                                                                                           Để rồi nhớ nhung thành thứ phủ nhiễu điều                                                                                               Hóa ngọc yêu thương tình sâu, nghĩa nặng!                                                                                           Như phù sa đắp bồi năm tháng                                                                                                                Kết tụ một màu xanh biếc nhớ mong!?...

Chiều nay cuối thu đã pha tiết lập đông                                                                                                       Ở phía cuối trời mây hồng bảng lảng                                                                                                  Thoáng dáng ai quen trên đường chạng vạng                                                                                        Quặn thắt lòng hình bóng người dưng!

Phải chăng người dưng khi đẫm tình yêu thương                                                                                      Sẽ hóa nghĩa tình thành người thân kẻ thuộc?                                                                                           Dẫu duyên lứa đôi đã nhạt nhòa nguyện ước                                                                                             Thì niềm nhớ nhung vẫn ấp ủ trong tim!?

Đường phố vàng hoe, se lạnh, buồn tênh                                                                                                 "Phải chăng lá về rừng mùa thu đi cùng láMùa thu ra biển cả,                                                                                                                                    Theo dòng nước mênh mông...                                                                                                                   ...Chỉ còn anh và em"**

Người dưng ơi còn nhớ ta không?                                                                                                             Sao ta mãi nhớ về người da diết thế?                                                                                                           Khi tình ta đã chan hòa thành lệ                                                                                                              Theo mùa thu trôi ra biển bao la!...

Ta gầm gừ hỏi mãi lời ca:                                                                                                                          "Tình ta như hàng cây đã yên mùa bão tố                                                                                                Tình ta như dòng sông đã yên mùa thác lũ                                                                                               Thời gian như ngọn gió mùa đi cùng tháng năm                                                                                     Tuổi theo mùa đi mãi                                                                                                                                 Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại"**!?...

"Kìa bao người yêu mới đi qua vùng heo may"**                                                                                      Lá vàng trong ta lả tả vơi đầy                                                                                                                 "Chỉ còn anh và em là của mùa thu cũ"**

Trần Hạnh Thu

CT: *Tên một bài hát của Phan Huỳnh Điểu                                                                                                    ** Lời bài hát "Thơ tình cuối mùa thu"

 
Mùa Thu Lá Bay (Lyric Video) - Ngọc Lan

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới. Thu đến, mẹ thiên nhiên ban tặng cho đất trời những gì đẹp nhất. Đó là tiết trời mát mẻ, nhẹ nhàng, là không gian rực rỡ ngập tràn sắc màu, cũng là lúc lòng người dễ rung cảm nhất trước cảnh vật xung quanh mình. Hãy cùng vé máy bay giá rẻ của Vietjet.net chiêm ngưỡng những khung cảnh mùa thu được xếp vào hàng đẹp nhất thế giới.

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Vé máy bay giá rẻ đi Nhật Bản chiêm ngưỡng mùa thu Nara

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Là thủ phủ của Kansai, Nara cũng là cố đô xinh xắn của “đất nước mặt trời mọc” và là di sản thế giới. Thời điểm thu chạm ngõ, cả thành phố trở thành một công viên đầy sắc màu. Bạn sẽ thỏa sức ngắm nhìn những cung đường nhồm đầy sắc đỏ vàng dọc theo lối dẫn vào những ngôi đền, chùa cổ kính hoặc những rừng cây. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ bắt gặp những chú nai hiền lành gương đôi mắt ngơ ngác ngắm nhìn cảnh vật quá đỗi xinh đẹp bên cạnh mình.

Agawa Canyon (Canada)

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Nhặc đến khung cảnh tuyệt đẹp mùa thu, không thể nào bỏ qua Canada. Chính quốc gia này cũng đã mang hình chiếc lá phong đỏ mùa thu lên quốc kỳ của nước mình. Trải khắp Canada rộng lớn sẽ cho bạn những khung hình ngoạn mục nhất mùa thu, thế nhưng nếu không có nhiều thời gian bạn nhất định phải đến với Agawa Canyon. Khi vào mùa thu bạn sẽ được thưởng thức bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc đẹp nhất hành tinh ở Agawa Canyon. Thời điểm đẹp nhất để đến đây là vào khoảng cuối tháng chín và đầu tháng mười.

Rừng Dean (Anh)

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Được mệnh danh là “nữ hoàng của những cánh rừng” ở Anh, Dean là khu rừng sồi lớn nhất, lâu đời nhất ở quốc gia này. Mùa thu đến vô tình đã tạo nên những nét chấm phá tuyệt vời để nơi đây có được những tuyệt tác nghệ thuật đẹp nhất. Với cư dân người Anh, đây là nơi lý tưởng để trút bỏ những ồn ào mệt mỏi của cuộc sống đô thị. Nhưng với cư dân thế giới, đây không chỉ là điểm tuyệt vời để du ngoạn mà còn là nơi tốt nhất để thưởng thức bức tranh nghệ thuật từ thiên nhiên.

Vé máy bay đi Trung Quốc giá rẻ ngắm cảnh thu ở núi Hoàng Sơn

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Nằm ở tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, núi Hoàng Sơn được biết đến với cảnh quan tuyệt đẹp, đặc biệt khi thu về. Sắc đỏ bạt ngàn cùng những hình dạng khác thường của đỉnh núi đá granite ẩn hiện trong mây đã trong và ngoài nước không ngại địa hình khó khăn mà tìm đến đây. Nơi đây cũng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới từ năm 1990. Theo đánh giá của Lonely Planet, sắc thu Hoàng Sơn đẹp nhất vào ban mai, nếu có ý định đến đây bạn dừng bỏ qua thời khắc đắt giá này nhé!

Vé máy bay giá rẻ đi Mỹ ngây ngất với sắc thu ở công viên Núi Trắng (New Hampshire)

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Người Mỹ cho rằng White Mountains là “điểm đến trăm năm” khi luôn mang lại cảm giác thanh thản và bình yên cho con người, và mùa thu nơi đây đáng để du khách thưởng ngoạn một lần trong đời. Nằm cách thành phố Boston khoảng 160 km về phía bắc, công viên Núi Trắng sẽ cho bạn cái nhìn ngoạn mục nhất khi thu về. Đó chính là được ngắm nhìn ngọn núi Washington cao nhất vùng đông bắc Mỹ, chiêm ngưỡng cảnh quan thu lãng mạn ở khu vực hồ Winnipesaukee rộng 115 km2,… Đừng bỏ lỡ nhé!

Thu nhộn nhịp ở thung lũng Loire (Pháp)

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Pháp được biết đến như một vùng đất của lãng mạn, thế nhưng khi thu đến trên thung lũng Loire lại vô cùng nhộn nhịp. Ngoài dòng người đến đây để được chiêm ngưỡng những khu rừng khoác lên mình chiếc áo đỏ thắm, vàng óng dưới tiết trời dịu nhẹ. Thì những những sự kiện, lễ hội văn hóa của địa phương khiến cũng là điều khiến du khách thích thú. Đến đây, bạn cũng sẽ không thể nào quên được cảm giác nhấp một hớp rượu vàng được rót ra ngay tại lò và cảm nhận không gian tuyệt vời xung quanh. Mọi giác quan của con người từ đây bị đánh thức.

Pitlochry (Scotland)

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Tháng 10, thảm thực vật trên những ngọn đồi, những dòng sông vắng bóng chân người ở Pitlochry chuyển sang vàng óng hay đỏ đồng, sắc màu lộng lẫy phản chiếu lung linh trên mặt nước hồ Faskally. Bức tranh thu ở Pitlochry – Scotland còn được điểm xuyết bằng hình ảnh những gia đình sóc tíu tít chuẩn bị kho dự trữ cho mùa đông, những người dân đi hái nấm trong rừng hay những chú nai len lỏi bên các hàng cây. Sau khi thưởng ngoạn sắc thu thiên nhiên, du khách còn được tham gia lễ hội âm thanh và ánh sáng mùa thu diễn ra trong rừng từ ngày 4 đến 27/10 hằng năm, tham quan công viên tuần lộc hoặc viếng thăm những lâu đài long lanh trong nắng thu trong vùng.

Bishop Creek Canyon (California, Mỹ)

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Không ít du khách đã phải sững sờ khi ngắm nhìn hình ảnh những ngọn đồi đá làm nền cho những chiếc lá xanh chuyển màu vàng cam hay đỏ của những tán rừng dương, rừng liễu rực rỡ trong nắng thu. Khung cảnh mùa thu ở Bishop Creek Canyon thậm chí có thể khiến những du khách lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng trong vùng phải kéo dài thời gian lưu trú.

Lombardy (Italia)

Nằm ở phía bắc Italy, Lombardy là một trong những địa điểm lý tưởng nhất để du khách trải nghiệm mùa thu châu Âu. Những chiếc lá vàng rơi từ những hàng cây ở các thành phố, làng mạc của vùng đất này luôn khiến du khách xao xuyến. Những hồ nước như hồ Côme từng tạo nên thương hiệu du lịch cho Lombardy bởi cảnh quan đẹp như tranh vẽ khi trời đất vào thu.

Điểm ngắm mùa thu đẹp nhất thế giới

Đặt mua vé máy bay giá rẻ ở đâu?

Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc săn vé máy bay giá rẻ, hãy liên lạc với Vietjet Air. Các Booker chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ việc săn tìm những chiếc vé máy bay giá rẻ, vé máy bay khuyến mãi phù hợp với hành trình của mình. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin chuyến bay, đặt vé online, giữ chỗ cũng sẽ được các nhân viên nhiệt tình tư vấn. Còn chờ gì nữa mà không đặt ngay cho mình một chiếc vé máy bay giá rẻ.

Ngoài ra, hiện nay chúng tôi đã cung cấp vé máy bay Tết 2016 giá rẻ, đặt ngay hôm nay để có được hành trình thích hợp với giá tốt nhất.

NgaHT – Nhatdvh

Vietjet khuyến mãi – VMB Nam Phương

10C5 Đường D1, P.25, Q. Bình Thạnh

(Gần chợ Văn Thánh – Điện Biên Phủ)

Xem tiếp...