Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

SẮC NƯỚC HƯƠNG TRỜI 13

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Pan City 16 | Cây Bonsai Nguyệt quế lũa thép hơn 40 năm tuổi, khế gân cổ lão mini, ls gió lùa

Ngắm dàn bonsai “mọc ngược” cực độc lạ của lão gàn xứ Quảng

authorTrương Hồng Thứ Tư, ngày 06/05/2020 13:32 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Ở Quảng Nam có một dị nhân trồng cây cảnh "bonsai quái dị", một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.


   
“Lão gàn” đó không ai khác là ông Lê Thạnh (SN 1963, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam - cán bộ ngân hàng Agribank tỉnh Quảng Nam), người được mệnh danh dị nhân cây cảnh có một trường phái khác lạ, ý tưởng mới mang tính đột phá trong nghệ thuật tạo hình bonsai, cây cảnh.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 1
Cây bonsai Linh Sam hoa tím được dị nhân Lê Thạnh thiết kế theo hướng dốc ngược độc đáo, đẹp mắt
Những ngày đầu tháng 5/2020, P.V Dân Việt được diện kiến khu vườn đặc biệt của dị nhân Lê Thạnh nằm ngay trên sân thượng nhà. Nhìn không gian chưa đầy vài chục mét vuông nhưng có hàng trăm loại cây cảnh đủ các thế, từ loại cây bonsai nhỏ cho đến cây cổ thụ đều được ông Thạnh chăm sóc một cách tỉ mỉ, gọn gàng trong một khu vườn “mini”.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 2
Cây bonsai Hồng Ngọc của dị nhân Lê Thạnh trĩu hoa trong ánh nắng ban mai
Dị nhân Lê Thạnh chia sẻ: Ông mê cây cảnh từ thuở nhỏ, nhưng lúc bấy giờ không có đủ nguồn lực cũng như kinh phí để theo đuổi ước mơ của mình.
Đến năm 1997, ông chính thức an cư, lạc nghiệp trên mảnh đất Tam Kỳ, cũng từ đó ông bắt đầu thực hiện lại ước mơ thuở nhỏ của mình là sưu tầm tất cả các loại cây cảnh, nhất là loại bonsai.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 3
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 4
Qua bàn tay của dị nhân Lê Thạnh, những cây bonsai trải mình từ trên cao theo hướng ngược xuống đất như một thác đổ 
“Những lúc nhàn rỗi, tôi lặn lội từ đồng bằng đến cả rừng sâu để sưu tầm cho được các loại cây cảnh. Nhờ vào đó mà nay khu vườn cây cảnh của tôi có đến hàng trăm loại, nhiều nhất là cây cảnh bonsai thế ngược, còn gọi là “gốc trên trời, ngọn dưới đất””, dị nhân Thạnh nói.
Nhờ vào thế chơi ngược đời của ông Thạnh, mà từ đó cái tên dị nhân đã gắn liền với ông và bay xa trong làng chơi cây cảnh khắp mọi miền đất nước.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 5
Mai bonsai ngược tỏa bông vàng óng 
Nói về bonsai dốc ngược, dị nhân Lê Thạnh cho biết, nghệ thuật bonsai kinh điển quan niệm bonsai là nghệ thuật tái hiện hình tượng cây cối từ thiên nhiên vào trong tác phẩm. Nếu như trong thiên nhiên có những cây cổ thụ đơn lẻ cao dong dỏng, những cây bị xô nghiêng hoặc những cây mọc ở triền núi, do tác động của tự nhiên cây phải cong vòng xuống dưới… thì nghệ thuật bonsai đã mô phỏng thành những dáng thế đặc trưng được định hình, lần lượt là văn nhân, bạt phong, thác đổ… Hoặc từ những cây cổ thụ mọc thành cụm 3 cây, 5 cây hay nhiều cây tương ứng với các thế đa thân: Tam đa, ngũ phúc, cụm rừng… trong nghệ thuật bonsai.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 6
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 7
Dị nhân Lê Thạnh giới thiệu về các loại cây bonsai thế ngược do mình tạo nên khác lạ với các loại bonsai khác
Lịch sử nghệ thuật bonsai ghi nhận, từ cổ điển đến hiện đại, cũng chỉ mới tạo tác, mô phỏng được những dáng thế cơ bản như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, trong tự nhiên, những tình huống nói trên chưa phải là tất cả. Thực tế cho thấy, còn rất nhiều tình huống đặc biệt của tự nhiên để sinh ra những hình thù cây cối đặc biệt, mang trên mình một thế độc lạ, khác biệt.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 8
Dị nhân Lê Thạnh tận dụng tất cả các loại bình trà, ấm chén, chum, ché rượu để tạo ra nhiều tác phẩm cho cây bonsai ngược của mình
Một trong những tình huống đặc biệt nhưng không lạ, đó là: Cây mọc ngược, từ trên mọc xuống, trong các hang động chẳng hạn… Cũng từ ý nghĩ đó, dị nhân Lê Thạnh mới đặt riêng cho cây cảnh bonsai mình cái tên khác lạ “bonsai ngược”.
“Đó là trường phái tạo hình tác phẩm bonsai theo hướng ngược. Tức là thay vì cây được trồng “xuôi”, từ trên xuống người chơi cây trồng theo hướng ngược lại, từ dưới lên. Ban đầu, tôi thử nghiệm với những cây nhỏ, trong chậu nhỏ. Sau đó, qua thực tiễn chăm sóc, nuôi trồng rồi rút kinh nghiệm dần đã phát triển mạnh đối với những loại cây có kích thước lớn hơn…”, dị nhân Lê Thạnh chia sẻ.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 9
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 10
Bonsai mai vàng và Linh Sam hoa trắng tô thắm cả trời đêm tại khu vườn dị nhân Lê Thạnh
Theo dị nhân Lê Thạnh, dáng thế và cả các loại chậu trong bonsai ngược cũng được phá cách theo nhiều kiểu đa dạng, phong phú, tạo nên những tác phẩm lạ mắt, ấn tượng.
“Nếu trong bonsai “xuôi” có các thế trực, xiêu, hoành, huyền (thẳng đứng, nghiêng, ngang và đổ) thì trong bonsai ngược cũng có các dạng tương ứng: trực (thẳng nhưng chốc ngược xuống dưới), xiêu (chốc nghiêng), hoành (chốc ngang) và huyền (vừa chốc vừa đổ).
Còn “chậu” cho bonsai ngược thì được sử dụng vô cùng phong phú, thể hiện sức tưởng tượng, đi kèm với chút sáng tạo qua các chậu với một cái lu, cái độc bình cắm hoa, thậm chí là một cái ché rượu...”, dị nhân Thạnh chia sẻ.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 11
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 12
Cây kim quýt trĩu trái, đây là cây bonsai đầu tay của dị nhân Lê Thạnh tạo hướng chốc ngược
Đam mê theo cách riêng và “hóa kiếp” cho cây cảnh, đến nay khu vườn của dị nhân Lê Thạnh đã có đến hơn 100 tác phẩm bonsai các loại. "Chơi cây cảnh không phải để kinh doanh mà phải biết tận hưởng giá trị, độc lạ của nó. Nhiều người trả tôi cả chục, trăm triệu một cây, nhưng không bán vì sợ họ mua theo giá trị chứ không “yêu cây như yêu con”, thà tôi sẵn sàng đem tặng, đem cho người mà biết mê, yêu cây cảnh.
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 13
 ngam dan bonsai “moc nguoc” cuc doc la cua lao gan xu quang hinh anh 14
Linh Sam lá nhỏ, loại cây bonsai có giá trị cao được dị nhân Lê Thạnh tạo dán thác đổ theo hướng ngược từ trên trời xuống đất
Đâu phải con chim quý nào cũng phải ở lồng son, đối với cây cảnh cũng thế, không có cây nào xấu phải bỏ đi, muốn nó đẹp thì phải “hóa kiếp” cho nó mới tạo thành một tác phẩm nghệ thuật được...”, dị nhân Thạnh tâm sự.
Xem tiếp...

KÝ ỨC CHÓI LỌI 142

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
PHIM TÀI LIỆU | Võ Văn Kiệt - người mang họ Mẹ

Con trai chú Sáu Dân

Tôi quen biết với Dũng - con trai chú Sáu Dân - một cách bất ngờ.

Vào tháng 9/1969, sau khi chạy gõ cửa chú Phan Triêm, Phó Ban Tổ chức Trung ương và các chú ở Vụ miền Nam để xin đi Nam, tôi được triệu tập đến Trường 105B, trường huấn luyện cán bộ đi B ở Hòa Bình. Chúng tôi được tập bắn súng, mang gạch, đi bộ để chuẩn bị đi B (về Nam). Tôi ở Chi (*) II đi Khu V. Hằng ngày, tôi vẫn được anh chị em chỉ cho một cậu thanh niên độ 18, 19 tuổi, người roi roi ở Chi I đi Nam Bộ:

Con ông to đấy. Nghe nói hư lắm nên ông bố gọi về Nam để rèn luyện.

Nghe anh em nói vậy, tôi thấy có cảm tình với con ông “quan” này, nhưng cậu ta ở chi khác nên tôi không làm quen vì sợ “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Dạo ấy, tôi học xong đại học đã 2 năm, đang làm ở Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương thì xin đi B.
Con trai chú Sáu Dân
Anh Võ Dũng. ảnh: Phuntutoday
Một hôm, vào tối thứ 7 Trường tổ chức liên hoan văn nghệ. Các bạn biết tôi võ vẽ làm thơ nên ép tôi lên đọc thơ. Tôi đọc bài “Ta sẽ trở về” nói lên nguyện vọng tha thiết về Nam của mình với lời dạo đầu là tôi viết để hưởng ứng bài thơ “Về đi em” của nhà thơ Lê Anh Xuân, một người anh tôi quen biết, kêu gọi các bạn học sinh miền Nam trở về quê hương chiến đấu. Xong cuộc liên hoan văn nghệ, trên đường về chi thì cậu ta níu tôi lại:

- Em là Dũng (tôi nhớ hình như cậu nói cậu là Phan Chí Dũng, bây giờ đi Nam cậu đổi là Võ Dũng cho giống họ ba cậu đang mang), em nghe anh đọc thơ tình cảm quá, lại có quen nhà thơ Lê Anh Xuân người Nam Bộ của em nên em muốn làm quen và từ nay anh em chơi với nhau.

Vậy là lúc rảnh, Dũng hay rủ tôi ra đồi nói chuyện chơi. Dũng bảo Dũng là con chú Sáu Dân (ngày ấy tôi cũng không tò mò hỏi chức vụ này nọ, tôi cứ chơi với Dũng như anh em thôi). Dũng ra Bắc có 2 anh em, Dũng và em gái nữa. Sau này tôi có gặp em lên trường thăm Dũng, em độ 12, 13 tuổi.

Dũng bảo, ba Dũng có ra Bắc họp một vài lần. Ba gửi Dũng cho mấy chú chăm sóc. Mấy chú nói sẽ lo cho Dũng còn hơn con mình. Nhưng đôi lúc Dũng chơi với con họ, con họ sai mà họ đổ cho Dũng này nọ, Dũng chán, bắt đầu nghịch ngợm, đánh lộn. Đứa nào “chơi” Dũng là Dũng “chơi” lại liền.

Đến năm 17, 18 tuổi, Dũng lại gặp chuyện buồn trong tình yêu đầu đời, vì thế Dũng bắt đầu “phản bội” luôn những cô gái khác. Dũng đưa cánh tay cho tôi xem dòng chữ màu xanh mà Dũng xăm: “Tôi là kẻ bất hạnh”. Tôi nói, cậu mà bất hạnh cái nỗi gì, tớ tới 24 tuổi mà chưa được cầm tay con gái. Dũng cười bảo, bất hạnh chớ, bất hạnh vì còn nhỏ mà đã hư thân mất nết, làm phiền lòng ông già.

Thế là Dũng bị các chú viết thư báo tin cho ba. Ba Dũng buồn lắm. Ông viết thư cho Dũng, Dũng lục dưới đáy ba-lô đưa cho tôi xem một lá thư. Bây giờ tôi nhớ đại ý: “Từ khi má con mất ba buồn lắm. Ba lại nghe các chú nói con rất hư, ba buồn hơn. Thôi, con hãy về đây, cha con mình có nhau, để ba có điều kiện giúp đỡ con tiến bộ, trưởng thành, để con sưởi ấm lòng ba…”. Nghe lời ông già, thế là Dũng tình nguyện về Nam. Các chú ở Ban Tổ chức Trung ương bảo:

- Các chú cho cháu đi máy bay qua Campuchia rồi giao liên đưa về chỗ ba cháu.

Dũng bảo:

- Thưa các chú. Con không đi máy bay đâu. Đã đi Nam là phải vượt Trường Sơn. Nhiều chú, bác, anh chị là cán bộ còn vượt Trường Sơn, con mới là học sinh lớp 9, làm sao con lại đi máy bay.

Dũng được phát võng ni-lông, bọc võng vải dù, nhưng lại từ chối, chỉ nhận như các anh chị là võng kaki và màn vải.

Những ngày hành quân, Dũng ở Chi I (đi Nam Bộ), tôi ở Chi II nhưng bao giờ Dũng cũng đi chậm lại để cùng đi với tôi. Dạo đó tôi được phân vào Khu V làm báo nên mang máy ảnh, thuốc rửa ảnh, giấy ảnh nhiều lại thêm tư trang nên rất nặng. Dũng nói, anh nhỏ con, lại yếu, mà mang nặng nên để em mang giúp gạo, ba-lô cho. Biết tôi nghiện thuốc lá nên Dũng mang thuốc lá theo (Dũng cũng hút ít) để thỉnh thoảng cho tôi một gói. Lạ nữa, là khi chúng tôi đến gần Khu V, tôi hết thuốc lá, xin Dũng, Dũng chỉ cho nhin nhín, bảo “Em hết rồi”.

Vào những ngày nghỉ dọc đường, Dũng thường đến chơi với tôi. Tôi quên nói, cùng đi với Dũng có một cậu lớn hơn Dũng mấy tuổi, tên là Quốc. Cậu ấy cũng rất mến tôi nên 3 anh em hay chơi với nhau. Chúng tôi thường tán gẫu, đánh tú lơ khơ là chính, ít nói chuyện gì khác. Một lần nghỉ, tôi tìm được một khóm lá lốt, đang hái thì Tuấn ở Chi III, đoàn đi Trị Thiên cũng xông vào hái. Chẳng rõ thế nào mà tôi và Tuấn to tiếng với nhau. Chợt Dũng từ đâu ùa tới, nạt nộ Tuấn:

- Mày “chơi” với anh hai tao hả mày, coi chừng tao “tẩn” đó.

Tôi biết Dũng thương tôi, nhưng bênh tôi không đúng, tôi nhớ cả tôi và Tuấn đều sai vì ăn nói hơi quá đà, tôi can Dũng:

- Thôi đi em, anh cũng sai mà.

Tôi dắt tay Dũng đi, Dũng càm ràm:

- Từ nay đứa nào “láo” anh cứ gọi em.

Càng đi vào phía Nam, sắp tới Khu V, Dũng càng chăm sóc, mang vác giúp tôi nhiều hơn. Một đêm, tôi nghe Chi trưởng báo ngày mai chúng tôi sẽ rẽ xuống Khu V. Tôi chạy sang Chi Nam Bộ chia tay Dũng và Quốc. Dũng cầm tay tôi rất lâu, không nói gì.

Sáng hôm sau, khi tôi đến đường rẽ về Khu V thì thấy Dũng và Quốc ngồi bên đường. Thấy tôi, hai cậu reo lên:

- Chi em đi trước rồi, bọn em xin phép ở lại để chia tay anh.

Dũng lấy từ trong ba lô ra 2 tút thuốc Tam Đảo bao bạc đưa tôi:

- Anh cầm đi mà hút, anh ghiền hơn em. Bữa trước em không cho anh biết em còn để dành thuốc, vì sợ anh “đục” mãi, hôm nay không còn để tặng anh lúc chia tay….
Ba anh em tôi ôm chặt nhau đứng rất lâu. Dũng rút từ trong túi áo ra một tờ giấy nho nhỏ đã ghi sẵn “Liên hệ em qua chú Sáu Dân, hòm thư…”

Sau đó Dũng cầm tay tôi bảo:

- Anh có làm thơ, viết báo thì cứ ghi tên Thanh Quế để người ta đọc trên đài, ghi trên báo, em sẽ nhận ra. (Khi đi Nam, tôi định sau này có viết gì sẽ lấy tên là Đông San Vĩ, cái tên tôi lấy bút danh để làm thơ từ hồi còn ở trường Học sinh miền Nam. Nhưng nghe Dũng dặn vậy nên sau này tôi lấy bút danh là Thanh Quế luôn).

Dũng lại ôm tôi, mắt rưng rưng:

- Thống nhất anh em mình nhớ tìm nhau nghe. Địa chỉ em đưa đó…

Suốt những năm tháng sau đó, chúng tôi không có dịp liên hệ nhau. Sau giải phóng Sài Gòn, tôi hỏi nhà thơ Diệp Minh Tuyền:

- Anh có biết chú Sáu Dân là ai không? Ổng bây giờ ở đâu?

Diệp Minh Tuyền hỏi lại tôi:

- Mày hỏi chú Sáu Dân làm gì?

- Tôi có quen với thằng Dũng con chú ấy, nó hẹn liên hệ gặp nó qua ổng.

Mắt Diệp Minh Tuyền sáng lên:

- Mày quen thằng Dũng à? Nó đi Nam một đợt với mày à?

- Đi một đợt.

- Tao báo mày một tin buồn: Thằng Dũng vào Nam, xin làm lính trinh sát ở Quân khu 9. Nó dũng cảm lắm, mọi người đều khen nó. Nó cứ bám đơn vị miết. Ông Lê Đức Anh, Tư lệnh Khu 9 được ai nói đó, biết thằng Dũng là con chú Sáu Dân (ông không biết chính chú Sáu Dân, Bí thư Khu 9 là người gửi Dũng vào lính trinh sát để rèn luyện phấn đấu) nên nhắn đơn vị đưa nó về Quân khu để đỡ tổn thất. Chưa kịp rút nó về thì nó hy sinh rồi. Tội nó quá. Tội chú Sáu nữa…

- Anh có biết thằng Quốc bạn thằng Dũng không?

- Thằng Quốc cũng hy sinh rồi.

Tôi đứng lặng hồi lâu ứa nước mắt rồi nói với anh Diệp Minh Tuyền:

- Chú Sáu Dân có ở Sài Gòn không? Tôi đến nhà thăm chú có được không?

Diệp Minh Tuyền cười có vẻ bí mật:

- Mày không biết chú Sáu Dân là ông Võ Văn Kiệt à (Lúc đó ông làm Chủ tịch Ban quân quản Sài Gòn-Gia Định).

Tôi sửng sốt:

- Thế à. Tôi đâu biết. Tôi chỉ nghĩ Dũng là con ông to to cỡ tá tiếc gì đó, chớ đâu có ngờ. Tôi chơi với nó vì tình anh em thôi. Bây giờ biết nó là con ông Kiệt… mà nó lại hy sinh rồi… thì thôi, tôi không đến tìm ông nữa… ngại quá…

Bây giờ, sau mấy chục năm đã trôi qua, ngồi viết lại những kỷ niệm này, tôi càng thương nhớ Dũng, một người em. Dũng, một con người nhìn bề ngoài cứ ngỡ là ngỗ ngược lắm nhưng đằm sâu bên trong là một con người giàu tình cảm, đầy ân tình ân nghĩa. Dũng ra chiến trường với tư cách một cậu bé “hư” bị cha mình kêu về rèn giũa và em đã rèn luyện hết mình, phấn đấu hết mình để làm nhiều việc có ích và đã hy sinh anh dũng.

Tôi còn muốn nói thêm điều này nữa: Người cha ở đây có chức vụ cao có thể can thiệp cho con mình đi học ở nước ngoài để bảo toàn tính mạng giữa đất nước đầy bom rơi đạn nổ và sau này, có kiến thức để có địa vị cao, có tiếng tăm. Nhưng không, ông đã gọi con mình quay lại chiến trường để tham gia chiến đấu và chính ông đã gởi con mình xuống cơ sở, làm một chiến sĩ trinh sát, một nhiệm vụ rất cần lòng dũng cảm, rất dễ hy sinh để rèn luyện con trưởng thành…

Người cha đó, người con đó là ông Võ Văn Kiệt và Dũng, con trai ông…
Theo Thanh Quế - Báo Đà Nẵng

Chuyện chưa biết về sự hy sinh của con cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Đầu năm 1967, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Nhà trường được sơ tán sang Quế Lâm, Trung Quốc. Xa má đã 7 năm mà không có một lá thư, Dũng linh cảm đã có chuyện chẳng lành. 
Hỏi ba thì ba không trả lời. Nhiều lần Dũng lên gặp Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh xin nghỉ học, về nước chiến đấu.
Chuyện chưa biết về sự hy sinh của con cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Di ảnh liệt sỹ Võ Dũng
Trong lịch sử 35 năm tồn tại của Trường Văn hóa Quân đội thì có 5 năm (1965 – 1970) được mang tên Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi (còn gọi là Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, gọi thân mật là Trường Trỗi). Nhà trường đã đào tạo 8 khóa với 1.200 học sinh, hơn 900 học sinh đã nhập ngũ; trong đó hơn 800 người trở thành sĩ quan.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 2 thầy giáo và 28 học sinh của trường đã anh dũng hy sinh, trong đó có người bạn thân thiết của chúng tôi, liệt sỹ Võ Dũng.
Nợ nước, thù nhà
Anh Võ Dũng tên thật là Phan Chí Dũng (SN 1951 tại Rạch Giá), là bạn học Trường Trỗi với chúng tôi. Ba của Dũng là chú Sáu Dân (sau này là Thủ tướng Võ Văn Kiệt), má là cô Trần Kim Anh. Cô kém chú 10 tuổi và họ thành thân năm 1948.
Dũng có 3 em: Phan Hiếu Dân (1955), Phan Thị Ánh Hồng (1958) và Phan Chí Tâm (1966). Sau 1954, đất nước chia cắt, chú Sáu ở lại Nam Bộ. Mấy anh em Dũng phiêu bạt theo má mưu sinh và trốn chạy sự truy bức của chính quyền địch. Cuối những năm 50 của thế kỷ trước, chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp nơi. Cơ quan Trung ương Cục phải tạm lánh sang Phnômpênh. Chú Sáu Dân đưa Dũng và em Dân đi cùng.
Năm 1960, anh em Dũng cùng một số bạn được đón ra Bắc theo tuyến đường đặc biệt trên chuyến bay Air France từ Pochentong tới Hồng Kông rồi qua phà biển về Quảng Châu, Trung Quốc, sau đó đi tàu liên vận quốc tế về Hà Nội. Võ Dũng được gửi vào Trường Học sinh miền Nam ở Cầu Rào, Hải Phòng.
Đến năm 1963, Bộ Giáo dục có chủ trương đưa học sinh miền Nam có cha mẹ hoặc người thân về sống với gia đình. Cô Bảy Huệ, vợ bác Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư), đã đón Dũng về nhà. Theo lời Hiếu Dân kể với chúng tôi, anh Dũng rất thương các em. Đêm nào cũng hay kể những chuyện kiếm hiệp, vừa kể anh vừa hóa thân thành các hiệp sĩ oai hùng.
Tháng 5-1965, Dũng nhập Trường Thiếu sinh quân tại Trại Hòe, Hiệp Hòa, Hà Bắc (cũ, huyện Hiệp Hòa nay thuộc tỉnh Bắc Giang). Những năm tháng ở trường, Dũng rất hiếu động và nghịch ngợm, hay cầm đầu các cuộc vui chơi pha chút mạo hiểm. Những lần máy bay Mỹ bay qua khu vực trường, Dũng không sợ mà đứng hẳn trên bờ hào, lấy tay che mắt, theo dõi đường bay. Khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, Dũng là người đầu tiên nhảy cẫng lên, vỗ tay reo hò...
Trong khi Võ Dũng đang ở miền Bắc thì xảy ra một chuyện đau lòng với má và các em tại quê nhà. Cuối năm 1966, Trung ương Cục cử dì Tư, liên lạc viên, về Sài Gòn đón má và 2 em lên chiến khu thăm chú Sáu. Lúc này, em út Chí Tâm chưa đầy 1 tuổi. Để đảm bảo bí mật, dì Tư chọn đi chuyến tàu Thuận Phong chuyên chở vợ con sĩ quan, binh lính Sài Gòn lên thăm chồng ở đồn Dầu Tiếng.
Đúng ngày 17-12-1966, địch có lệnh thiết quân luật, cấm mọi tàu bè chạy trên tuyến đường sông qua Củ Chi. Chủ tàu Thuận Phong không hay biết vẫn cho tàu chạy, vừa rời Sài Gòn được hơn tiếng đồng hồ thì bị một tốp trực thăng bắn xối xả. Tàu trúng đạn và bị chìm, toàn bộ hành khách trên tàu không còn ai sống sót…
Chú Sáu đau buồn, tha thẩn suốt mấy ngày dọc bờ sông, mong tìm kiếm được chút gì của vợ con, trong đó có thằng út chưa hề biết mặt. Đau đớn đến tột cùng nhưng chú Sáu vẫn dặn anh em, đừng cho Võ Dũng và Hiếu Dân biết tin này.
Đầu năm 1967, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Nhà trường được sơ tán sang Quế Lâm, Trung Quốc. Xa má đã 7 năm mà không có một lá thư, Dũng linh cảm đã có chuyện chẳng lành. Hỏi ba thì ba không trả lời. Nhiều lần Dũng lên gặp Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh xin nghỉ học, về nước chiến đấu. Tháng 3-1968, anh được về nước vào học Trường Quân chính Quân khu Tả ngạn ở Chí Linh, Hải Dương.
Về Nam chiến đấu
Tháng 8-1969, Võ Dũng tập trung ở Trường 105B – Trường huấn luyện cán bộ đi B ở Hòa Bình. Thương Võ Dũng, các chú ở Ban Tổ chức Trung ương bảo: “Các chú cho cháu đi máy bay qua Campuchia, rồi giao liên đưa về chỗ ba cháu”, nhưng Dũng trả lời: “Con không đi máy bay đâu. Đã đi Nam là phải vượt Trường Sơn. Nhiều chú bác, anh chị là cán bộ còn vượt Trường Sơn; con tuổi 18, làm sao con lại đi máy bay”.
Các chú phát cho Dũng tăng võng bằng vải dù, Dũng cũng từ chối, chỉ nhận tăng võng ka-ki, màn vải như các anh chị khác. Trước ngày đi, cô Bảy Huệ cùng cô Tư Duy Liên và em Hiếu Dân lên thăm. Ai cũng lo vì hồi đi học Dũng nghịch ngợm quá, không hiểu Dũng sẽ ra sao khi trở về Nam? Võ Dũng cười và hứa: “Các cô yên tâm đi, con quyết sẽ trả thù cho má và 2 em. Lần này con đi, các cô sẽ thấy “một - xanh cỏ, hai - đỏ ngực”!
Chuyện chưa biết về sự hy sinh của con cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Gia đình ông Võ Văn Kiệt (ảnh ghép)
Dũng hồ hởi nhập đoàn quân “Xẻ dọc Trường Sơn” về Nam chiến đấu. Trong đoàn còn có vợ chồng anh Long, chị Phương. Sau này, Hiếu Dân được anh Long kể lại, dọc đường hành quân, tuy rất vất vả, nhưng Dũng rất vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Khi thì đeo hộ ba lô, lúc lại đeo thêm khẩu súng, tới đâu cũng kể chuyện vui để quên đi vất vả. Có ít thuốc lá mang theo, Dũng chia đều cho mọi người.
Tới căn cứ B2, Dũng được gặp ba. Hai ba con ôm nhau vào lòng, nghẹn ngào không nói nên lời. Chỉ dăm bữa, Dũng nằng nặc xin về Đặc khu Sài Gòn – Gia Định. Biết càng vào sâu thì cái chết càng cận kề, hòn tên mũi đạn có chừa ai; vậy mà chú Sáu đã gật đầu. Các chú cho Dũng về đơn vị Thông tin, nơi ít phải giáp mặt với quân thù; nhưng Dũng xin về Rạch Giá: “Má cháu đã bị giặc giết hại, các chú phải cho cháu về quê má chiến đấu”.
Đến tháng 6-1971, Dũng được điều về Mặt trận T3 thuộc Khu 9. Tháng 10 năm đó, Dũng giấu ba và xin bằng được về Trung đội 2 trinh sát (thuộc Tiểu đoàn 3). Thấy con trai thủ trưởng quyết tâm, các chú đành chấp nhận. Từ đó, Dũng hăng hái lặn lội đi trinh sát cùng anh em, no đói, gian khổ cùng sẻ chia.
Sáng sớm ngày 21-4-1972, Dũng cùng 2 đồng đội đi trinh sát nhưng bị sa vào ổ phục kích và cả 3 anh em hy sinh trên kênh Tây Ký (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Rạch Giá). Võ Dũng hy sinh khi vừa tròn tuổi 21, ngay trên quê hương má Trần Kim Anh.
Sau ngày giải phóng, tháng 11-1975, chú Sáu nhờ đơn vị tìm mộ phần Võ Dũng, cải táng và đưa về nghĩa trang An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Thật cảm động, khi đưa thi hài Dũng lên, trong túi quần vẫn còn bịch nilon đựng thuốc rê… Nghe Hiếu Dân kể đến đây, chúng tôi nhớ lại những ngày học ở trường, Dũng là một trong những số ít “tay nghiện” thuốc lá của lớp.
Sau này, Võ Dũng được đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Không xa bức phù điêu lớn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là nơi yên nghỉ của Võ Dũng cùng bia mộ tượng trưng của má Trần Kim Anh và 2 em. Chín nấm mộ xếp chụm lại như 9 cánh của một bông hoa.
Khi chú Sáu Dân còn bình sinh, mỗi lần Hội trường Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi đều mời chú đến dự. Còn nhớ dịp 27-7-1993, chúng tôi đã đến thắp hương cho Võ Dũng. Chú chia sẻ: “Nhà chú mất thằng Dũng, Trường Nguyễn Văn Trỗi mất 27 bạn nữa như nó cùng 2 thầy. Đất nước có chiến tranh thì mất mát có của riêng ai. Nhưng chúng ta phải sống, phải sống cho tương lai, các con ạ!". Lúc chia tay, chú vấn vương: “Chả hiểu hồi ở trường, Dũng có thương con bé nào? Biết đâu... để chú còn đi tìm?”.
Trước ngày về cõi vĩnh hằng, chú Sáu Dân đã đưa cô Kim Anh, Võ Dũng, Ánh Hồng, Chí Tâm về nghĩa trang dòng họ ở Vĩnh Long... Mới đây, Hiếu Dân gửi cho tôi mấy bức ảnh quý mà chú Sáu đã gìn giữ bấy lâu. Trong đó có bức ảnh cả gia đình, nhưng nhìn là biết ảnh ghép.
Hiếu Dân tâm sự: "Ba em rất thương má, thương anh Dũng và các em. Cụ đã lấy ảnh chụp ba với má đang bế Ánh Hồng, rồi nhờ thợ ghép thêm anh Dũng, em và Chí Tâm vào để có đầy đủ các thành viên trong gia đình".
(Theo CAND)

Vệ sĩ kể chuyện cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vi hành

Đại tá Hồ Hà, nguyên vệ sĩ tiếp cận bảo vệ Thủ tướng Võ Văn Kiệt khoảng 20 năm trước, đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện thú vị về lần vi hành của cố Thủ tướng.
Từ thuở xa xưa, các bậc vua chúa thường "vi hành" xuống địa phương để có dịp hiểu rõ dân tình ra sao, sau rồi về triều đình ban hành chính sách cho phù hợp.
Những cảnh ngang trái, rồi chuyện đám quan nha bên dưới sách nhiễu dân đen, nếu nhà vua tận mắt chứng kiến sẽ bị nghiêm trị thẳng tay. Đó là một cách làm hay. Song hồi ấy, mấy ai biết mặt vua nên mới có thể làm như vậy. Nay thì đã quá khác, công nghệ truyền thông hiện đại ghê gớm nên khó có thể “vi hành” bí mật được như thế. Song, nếu như muốn, tôi nghĩ cũng không phải chuyện quá khó. Thực tế là từ 20 năm trước, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã “vi hành” như thế.
Vệ sĩ kể chuyện cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vi hành
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Ngọc Thắng/Thanh Niên
Đại tá Hồ Hà, nguyên là vệ sĩ tiếp cận bảo vệ Thủ tướng Võ Văn Kiệt khoảng 20 năm trước, đã kể lại cho tôi nghe vào ngày ông Công ông Táo vừa qua câu chuyện thú vị về lần vi hành của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Năm 1994 - 1995 xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm chân đê Yên Phụ (Q.Ba Đình) và Nghi Tàm (H.Từ Liêm), Hà Nội để xây nhà trái phép, vi phạm hành lang đê điều nghiêm trọng, đòi hỏi phải chấn chỉnh kiên quyết, không sẽ rất nguy hiểm nếu chân đê "có chuyện", vì thời điểm đó, người ta phát hiện có những vết nứt ở thân đê cũng như những ổ mối ở chân đê mà nguyên nhân là do người dân tùy tiện đổ phế thải xây dựng hòng lấn chiếm, mở rộng mặt bằng, sau đó xây nhà sát và ngang mặt đê. Tình trạng "phạt cho tồn tại" ngày đó khiến người dân xem thường luật pháp rồi càng "làm tới" để hưởng lợi.
Thế là chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, trật tự xây dựng ở đường đê Yên Phụ - Nghi Tàm - Tứ Liên đã được vãn hồi, sau khi phá dỡ hơn 200 ngôi nhà. Hai bên chân đê được chính quyền Hà Nội cho mở đường nhỏ có bề rộng 5m, xem như vệt ngăn cách giữa nhà dân với đê. Người dân Hà Nội nhìn chung rất đồng tình, thậm chí người nào sống gần đó cũng đều được hưởng lợi. Có lẽ chỉ trừ người có nhà ngay chân đê, bị cưỡng chế phá dỡ phần xây dựng vi phạm.
Theo chủ trương ban đầu, sau khi "chặt" bớt nhà chạm vào chân đê, bước tiếp theo sẽ tiếp tục chặt "ngọn" nhà cao tầng để tránh lún đê. Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó rất quan tâm và trăn trở chuyện này. Việc phá dỡ phần nhà xây sát chân đê là việc rất cần thiết vì nhiều khi chính những ngôi nhà kia tiềm ẩn ổ mối và gây lún, nứt đê. Song, việc chặt ngọn như dự kiến liệu còn cần làm tiếp không, nếu như độ cao của những ngôi nhà đó cũng chỉ mức độ? Để chuẩn bị cho bước ra quyết định trong xử lý nhà cao tầng cạnh đê nói trên, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cho gọi Bộ Công an, đề nghị cử nhân viên nghiệp vụ sang nhà công vụ ông đang ở tại phố Phan Đình Phùng hoá trang giúp ông để "vi hành" thực địa.
Đại tá Hồ Hà nói, nhìn Thủ tướng Võ Văn Kiệt sau khi đã được hoá trang rất khéo léo, quả là rất khó có thể nhận ra ông, trừ giọng nói Nam bộ mà nếu gặp người quen có thể bị phát hiện. Sau khi hoá trang, mấy thầy trò ông Kiệt đã âm thầm đến khu dân cư cạnh con đê để nghe ngóng xem dân nói gì và tâm tư của họ ra sao sau khi chính quyền cưỡng chế phá dỡ (tất nhiên 200 ngôi nhà bị phá dỡ đã được Nhà nước hỗ trợ hàng chục tỉ đồng).
Người dân nơi đây cũng đã nghe phong thanh chính quyền sẽ còn mạnh tay làm tiếp bước 2 (cắt ngọn chiều cao của nhà). Họ nói với ông Kiệt trong một tâm trạng bất mãn kèm cả lo lắng, buồn bã ghê gớm.
Bất chợt, có một người đứng cùng đó nhận ra người đàn ông (bảo vệ) đứng cạnh ông Kiệt (sau này, ông Hồ Hà mới vỡ lẽ ra, anh ta cũng là cán bộ ở Q.Ba Đình nên đã từng gặp ông ở đâu đó cùng Thủ tướng nên sinh nghi ông Hà xuống đây thì người nói giọng Nam bộ kia ắt là ông Kiệt), thế là anh ta thì thầm với những người đang ca thán chuyện nhà cửa của họ bị phá cũng như sẽ làm tiếp ra sao. Người nọ thì thầm với người kia, cho đến lúc có người òa lên kinh ngạc khi biết người đang nghe họ kêu ca chính là Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Vậy là việc đóng giả dân thường của Thủ tướng vào năm 1996 bị bại lộ. Bại lộ không phải do hoá trang kém cho ông Kiệt, mà do chủ quan, không lường trước chuyện tưởng như chẳng ăn nhập gì ấy lại xuất phát từ người vệ sĩ đi theo ông không được hoá trang. Câu chuyện sau đó trở nên cởi mở hơn dù người dân đã biết mình đang có vinh hạnh nói chuyện với ai. Họ vui vì được nói chuyện với Thủ tướng trong hoàn cảnh quá bất ngờ. Họ mếu máo trong nước mắt khi bày tỏ lỗi lầm trong chuyện này nhưng có ý nói rằng lỗi này cũng là do chính quyền đã "phạt cho tồn tại", khiến ai cũng “thích” được phạt.
Từ thực tiễn mắt thấy tai nghe, ông Võ Văn Kiệt đã suy nghĩ rất nhiều, để sau đó chỉ đạo tiếp, trong đó có cả chuyện cho dừng không dỡ nóc những ngôi nhà cao tầng như dự tính. Ông đã nghe và hiểu nỗi đau của người dân, cộng với sự tư vấn của các chuyên gia có chuyên môn, kỹ thuật về xây dựng, thủy lợi, nên sau đó đã không ban hành quyết định cắt ngọn chiều cao của các ngôi nhà cạnh đê.
Thực ra, vào thời điểm trước đó, Phó thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã trực tiếp xuống hiện trường phá dỡ để nghe dân trình bày, phản ứng. Nghĩa là thông tin cũng đủ cả. Song, ông Kiệt vẫn muốn được nghe thêm cũng như có dịp được nghe người dân trải lòng với người họ không biết là Thủ tướng.
Là nhà lãnh đạo luôn muốn lắng nghe dân và rất cầu thị, ông Võ Văn Kiệt hiểu ra một điều: Chính từ việc hữu khuynh và thiếu trách nhiệm của chính quyền cơ sở nên đã buông lỏng kỷ cương phép nước. Chuyện "phạt cho tồn tại" (thậm chí có cả tiêu cực trong cách phạt) đã khiến dân coi thường bộ máy công quyền.
Từ sự việc này, ông đã quyết định "gia cố” kỷ cương phép nước. Một Thứ trưởng Bộ Thủy lợi và nhiều quan chức khác đã bị kỷ luật trong vụ lấn chiếm đê Yên Phụ, thậm chí còn có cán bộ cấp cục phải vào tù vì thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý... trong bảo vệ đê điều.
Việc giải quyết thấu tình đạt lý nhưng rất nghiêm khắc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về tình trạng lấn chiếm đê Yên Phụ - Nghi Tàm (Hà Nội) cũng xuất phát từ chuyện báo chí hồi đó vào cuộc kiên trì đeo bám. Thủ tướng rất sốt ruột và thấy cần phải mạnh tay hơn. Báo Thanh Niên hồi đó với những cây bút như Nguyễn Việt Chiến và Tiến Thanh đã viết tới hàng chục bài điều tra, phóng sự, gây hiệu ứng và có tiếng vang tốt xung quanh đề tài này.
Theo Quốc Phong/Thanh Niên

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Tầm nhìn và nhân tâm của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt


Con người ông Võ Văn Kiệt luôn toát lên sự anh minh của một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với đất nước, với nhân dân!
1. Một buổi trưa giữa tháng 4-2008, tôi bỗng nghe điện thoại reo với tiếng một người nói nhanh:
"Anh Nuôi, chú Sáu Dân nói chuyện với anh nha!". Đầu dây bên kia cất lên giọng nói sang sảng của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt: "Ê Nuôi! Mày đang ở đâu vậy, bây giờ bay ngay ra Đà Nẵng gặp chú được không? Chú đang ngồi với mấy anh em các tỉnh miền Trung đây, bàn chuyện khai thác tài nguyên biển. Mấy bữa nay chú đã đi thăm đồng bào bị bão lụt, rồi đi thị sát tình hình kinh tế miền Trung. Chú vừa đi coi mấy làng bè của bà con nuôi thủy hải sản trên biển. Bà con ngư dân có nhiều cách làm ăn hay lắm, Nuôi ơi!…".
Tôi đáp:
"Dạ thưa chú, hôm nay và ngày mai con bận việc cơ quan. Ngày mốt con mới bay ra Đà Nẵng được. Vậy được không chú?". "Ờ, tối mai chú về rồi! Vậy ngày mốt mày gặp chú ở Sài Gòn bàn chuyện khác nhe!" — chú Sáu trả lời.
Vài ngày sau, chú Sáu Dân gọi tôi đến nhà riêng. Cùng làm việc có anh Phạm Huỳnh Tam Lang, huấn luyện viên bóng đá. Chú Sáu nói gọn về nhu cầu đào tạo nhiều lứa cầu thủ trẻ cho nền bóng đá nước nhà. Do đó, chú đang huy động một số anh em và một số doanh nghiệp cùng nhau vận động thành lập cho ra đời đề án mang tên "Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá trẻ Việt Nam".
Chú Sáu nói tiếp: "Có nhiều việc phải làm cho đề án này. Tam Lang lo công tác chuyên môn đào tạo, còn Nuôi lo việc vận động công chúng và quan hệ anh em báo chí nhé!".
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong một lần trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật P.HCM.
© Ảnh : VI TRẦN/PLO
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong một lần trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật P.HCM.
Ngày 23-4-2008, tôi cùng anh Trịnh, thư ký riêng của chú Sáu, bay ra Hà Nội và về khu nhà khách Hồ Tây gặp chú Sáu Dân đang ở làm việc tại đây. Mỗi buổi sáng, ông gọi tôi xuống phòng ăn điểm tâm cùng rồi bàn công việc trong ngày. Sau đó tôi tháp tùng chú đi làm việc với các doanh nghiệp bàn chuyện xúc tiến đề án lập quỹ đầu tư… tài năng bóng đá. Những lúc xe lướt qua dọc đường đê Yên Phụ, chú Sáu chỉ tay, nói:
"Trước đây chú và Chính phủ phải chỉ đạo quyết liệt lắm mới dẹp được nhà cửa lấn chiếm trên đê để xây bờ kè đê Yên Phụ, rồi mở tuyến đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài, thu ngắn tuyến đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội chỉ còn 30 phút thay vì 2 giờ như trước! Chính phủ cũng cho xây dựng đường Láng Hạ-Hòa Lạc để phát triển phía Tây Hà Nội…".
Nghe chú Sáu nói về phát triển thủ đô, tôi chợt nhớ đầu năm 2008, Hà Nội đã công bố dự án mở rộng thủ đô để lấy ý kiến nhân dân. Sau đó, chú Sáu Dân đã viết bài góp ý về phương án mở rộng Hà Nội, đăng trên nhiều tờ báo…
2. Trở về TP.HCM vào đầu tháng 5-2008, tôi hoàn tất các việc phác thảo kế hoạch truyền thông công chúng về quỹ bóng đá và bài phát biểu của chú Sáu Dân trong lễ ra mắt quỹ này rồi gửi đến chú Sáu xem duyệt. Cuối tháng 5, tôi điện thoại hỏi và được anh Trịnh cho biết chú Sáu đang ở Hà Nội dự họp Quốc hội, chú đang nghe thảo luận về đề án mở rộng thủ đô. Nhưng đến đầu tháng 6-2008, chú Sáu trở bệnh nặng, phải vào bệnh viện điều trị. Bất ngờ, vào sáng 11-6-2008, tôi nhận được hung tin chú đã qua đời. Tôi sững sờ đến chết lặng hồi lâu. Tôi đau đớn, hụt hẫng cả tuần, hệt như cảm giác người cha ruột của tôi đã mất đi vài năm trước!
Ông Sáu Dân trong lần gặp gỡ văn nghệ sĩ, nhà báo năm 2000. Người đứng là nhà báo Lê Văn Nuôi.
Ông Sáu Dân trong lần gặp gỡ văn nghệ sĩ, nhà báo năm 2000. Người đứng là nhà báo Lê Văn Nuôi.
Ngay trong ngày ông Võ Văn Kiệt mất và liên tiếp hàng tuần sau đó, một dòng thác tin tức tràn ngập trên báo, đài trong nước và quốc tế. Chỉ 24 giờ sau, ngày 12-6-2008, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã phát biểu: "Là một lực lượng quan trọng đứng sau công cuộc cải cách kinh tế của người Việt Nam từ cuối thập niên 1980, ông Võ Văn Kiệt là người đã mở đường cho sự chuyển đổi đất nước từ nghèo khổ sang một thập niên phát triển kinh tế đầy ấn tượng" (theo báo Tuổi Trẻ ngày 13-6-2008). Đồng bào nhiều giới trong nước cùng bày tỏ niềm tiếc thương và lòng tri ân đối với ông, người có nhiều quyết sách táo bạo giúp dân, giúp nước.
3. Nhắc đến chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt, người ta không thể không nhớ đến những quyết sách mang tính đột phá của ông thời "Đêm trước đổi mới". Trong hơn 10 năm ông lãnh đạo TP.HCM, từ tháng 5-1975 đến tháng 1-1987, ông đã có nhiều quyết sách nhằm cởi trói khỏi cơ chế bao cấp, ngăn sông cấm chợ, để bung ra sản xuất, tạo ra của cải hàng hóa, vận hành thị trường theo đúng quy luật cung cầu, quy luật giá trị-giá cả… nhằm cải thiện đời sống người lao động và công nhân viên chức.
Còn nhớ Quyết định 34 của UBND TP.HCM (ban hành ngày 29-1-1986) đã mang tính lịch sử đến nhường nào. Quyết định này cho phép người có tiền vốn và tư liệu sản xuất được thuê mướn công nhân không quá 10 người. Bấy giờ, khi việc thuê mướn người lao động bị cấm kỵ, bị quy kết là "người bóc lột người", rõ ràng chủ trương này của ông Kiệt là một bước đột phá táo bạo về cơ chế và quan điểm.
TP.HCM đang bung sản xuất ra nhưng lại thiếu điện trầm trọng. Ông Kiệt quy tụ các chuyên gia về thủy điện, địa chất cùng ông lặn lội khảo sát khắp núi rừng miền Đông Nam bộ. Rồi ông quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. Thủy điện Trị An được xem là một công trình kỷ lục về thời gian thi công và sự ra đời của Trị An đã cứu nguy cho sản xuất công nghiệp thành phố, góp phần điện khí hóa nhiều khu vực nông thôn Nam bộ.
Tháng 2-1987, ông Kiệt rời TP.HCM ra Hà Nội nhận nhiệm vụ phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng — tức phó thủ tướng — kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Đến tháng 8-1991, ông Kiệt được Quốc hội bầu làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đến năm 1992, ông được bầu làm thủ tướng Chính phủ. Thời kỳ này, tôi và giới nhà báo thường xuyên theo chân ông đến những công trình khai phá, mở mang sản xuất, được chứng kiến và cảm nhận nỗi trăn trở và quyết sách quyết liệt của ông, trong đó có công trình xây dựng đường dây điện quốc gia 500 kV lịch sử. Năm 1994, đường dây điện quốc gia 500 kV hoàn tất, hòa vào mạng lưới điện thống nhất, chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ phát điện phân tán từng địa phương. Một lần nữa tầm nhìn Võ Văn Kiệt, bản lĩnh Võ Văn Kiệt được khẳng định.
…Có biết bao câu chuyện kể về những công lao, những quyết sách khai phá, "đội đá vá trời" của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt được truyền tụng trong dân chúng. Những thế hệ sau nghe kể chuyện về chú Sáu cứ tưởng như huyền thoại. Con người ông Võ Văn Kiệt luôn toát lên sự anh minh của một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với đất nước, với nhân dân!
 Nhân 10 năm ngày giỗ của chú Sáu Dân — Võ Văn Kiệt, ngày 11-6-2018
Nhà báo Lê Văn Nuôi
Theo: Báo Pháp luật TP.HCM
Xem tiếp...