Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 315

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những bí mật tình báo của Thung lũng Silicon - Khu vực vịnh San Francisco, Bắc California

Bí mật tình báo của Thung lũng Silicon

Nguyễn Thanh Hải |



Bí mật tình báo của Thung lũng Silicon

Nằm ẩn mình ngay một góc của Khu vực vịnh San Francisco (Bắc California), thung lũng Silicon không đơn thuần là một vị trí địa lý, nó là một ý tưởng. Khu vực này là một biểu hiện của sự thôi thúc số hóa mọi thông tin trên thế giới, cùng cơ sở dữ liệu, theo dõi và lưu trữ thông tin.

Kết quả của số hóa là một thế giới không có sự riêng tư. Và các cuộc tranh luận công khai chịu sự chi phối của các tỷ phú công nghệ. Một điều ít người biết là Thung lũng Silicon có một lịch sử rất đặc biệt. Các tỷ phú công nghệ nơi đây đang giám sát và kiểm soát cuộc sống của hàng tỷ người.
Bên trong thung lũng Silicon
Từng nổi tiếng với tên gọi “Thung lũng Tâm Ái”, thung lũng Santa Clara là một khu vực nông nghiệp thuần túy với kiểu khí hậu ôn hòa và cây trái sum suê trĩu quả. Cho đến thập niên 1960, Santa Clara vẫn là vùng sản xuất và đóng gói trái cây lớn nhất thế giới.
Bí mật tình báo của Thung lũng Silicon - Ảnh 1.
Frederick Terman (1900-1982), giáo sư về quản lý học thuật Mỹ, được tôn vinh là “Cha đẻ của Thung lũng Silicon”. Ảnh nguồn: The Guardian.
Hôm nay vùng cây trái được khoác cái tên mới “Thung lũng Silicon”: Ngôi nhà của nhiều hãng truyền thông xã hội và công nghệ hùng mạnh nhất thế giới: Google, Facebook, Apple, Oracle, Netflix, Cisco Systems, PayPal và Hewlett-Packard. Làm thế nào mà từ vùng nông nghiệp lại có bước chuyển đổi thần tốc đến thế? Và tại sao Thung lũng Silicon lại là tâm điểm của sự chuyển đổi này?
Câu trả lời dễ ợt: Đại chiến thế giới thứ hai (ĐCTGII). Dòng nghiên cứu công nghệ cao và công nghiệp đổ đến vùng này là nhờ công lao của Frederick Terman. Ông là con trai của Lewis Terman (người tiên phong về giáo dục tâm lý tại Trường đại học Sư phạm Stanford).
Vốn là người theo thuyết ưu sinh, Lewis Terman đã sáng tạo ra bài kiểm tra trí thông minh (IQ) ở Mỹ, giúp kiểm tra tân binh Mỹ nhập ngũ trong thời kỳ Thế chiến I. Frederick Terman theo học trường Stanford và lấy bằng hóa học, thạc sĩ về kỹ thuật điện trước khi đến Viện công nghệ Massachusetts (MIT) để lấy bằng tiến sĩ về kỹ thuật điện dưới sự dìu dắt của nhà phát minh radar lừng danh Vannevar Bush.
Khi Thế chiến II nổ ra, Vannevar Bush đang là người đứng đầu của Văn phòng nghiên cứu và phát triển Hoa Kỳ (USORD, cơ quan chịu trách nhiệm cho tất cả các nghiên cứu và phát triển của quân đội Mỹ vào thời chiến) đã bổ nhiệm Frederick Terman quản lý Phòng thí nghiệm nghiên cứu vô tuyến (RRL) của Đại học Harvard. Tại RRL, Terman đã chỉ đạo 800 nhà nghiên cứu hàng đầu nước Mỹ trong lĩnh vực chiến tranh điện tử còn non trẻ.
Công việc của RRL bao gồm việc phát triển ra một số thiết bị tình báo điện tử và tình báo tín hiệu như máy dò radar, thiết bị gây nhiễu radar và vỏ nhôm… dùng để đối phó với hệ thống phòng không Đức. Frederick Terman quay lại Stanford giữ chức danh hiệu trưởng Trường kỹ thuật, ngôi trường này được mệnh danh là “MIT của phương Tây”.
Khi ngân sách nghiên cứu quân sự đổ vào khu vực này, Terman đã bắt đầu biến Khu vực vịnh San Francisco thành một trung tâm nghiên cứu công nghệ cao.
Năm 1951, Terman thành lập Công viên công nghệ Stanford (bây giờ là Công viên nghiên cứu Stanford, một liên danh giữa Stanford và thành phố Palo Alto nhằm thu hút các tập đoàn công nghệ “máu mặt” vào khu vực). Công viên đã mời gọi được các tên tuổi nặng ký như Hewlett-Packard, General Electric, Kodak và đặt nền tảng cho Thung lũng Silicon thành điểm hội tụ giữa Stanford, tập đoàn công nghệ và nghiên cứu do chính phủ tài trợ.
Thung lũng Silicon bùng nổ mạnh từ chương trình nghiên cứu của Lầu Năm Góc và các kết nối của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD). Chính DoD có một vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển của Thung lũng Silicon.
Viện nghiên cứu Stanford (SRI) do Frederick Terman thành lập dưới sự ủy thác của Đại học Stanford vào năm 1946 với tôn chỉ không được dính dáng đến các vấn đề chính trị. Nhưng mới hoạt động 6 tháng, SRI đã theo đuổi các hợp đồng với Văn phòng tình báo hải quân Mỹ. SRI có liên quan đến ARPANET (mạng chuyển mạch gói do Lầu Năm Góc sáng tạo ra) khai sinh ra internet hiện đại.
Hoạt động tình báo của Google
Năm 1973, Robert Kahn được sự trợ giúp của Phó giáo sư Vint Cerf (Đại học Stanford) đã phát triển ra giao thức TCP/IP (Bộ Quốc phòng Mỹ) đưa internet thực hiện dễ dàng hơn.
Bí mật tình báo của Thung lũng Silicon - Ảnh 2.
Hội nghị Bilderberg được tổ chức bí mật hàng năm tại đại khách sạn Interalpen-Tyrol (Áo), nơi hiện diện của những nhân vật quyền lực nhất trên thế giới. Ảnh nguồn: Fpoe.at.
Tuy nhiên, trong khi khoản đầu tư trực tiếp tạo nên cuộc cách mạng công nghệ ở Thung lũng Silicon phù hợp các mục đích của Lầu Năm Góc, thì cộng đồng tình báo Mỹ đã bí mật nhắm khai thác các tiềm năng của khu này theo những hướng khác.
Với diễn tiến của cuộc chiến tranh lạnh cùng sự căng thẳng giữa Mỹ và Nga thì ngân sách chi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ hiện đại đã được đặt dưới vỏ bọc “an ninh quốc gia và được phân loại”. Nhờ lớp vỏ bọc tinh vi này mà vai trò của chính phủ trong việc phát triển ra các tập đoàn công nghệ đã bị ỉm đi.
Dấu vết của các cơ quan tình báo vẫn hiển hiện tại gần như mọi công ty lớn tại Thung lũng Silicon. Lấy ví dụ về tập đoàn Oracle. Bản thân cái tên của tập đoàn phần mềm lớn thứ 3 thế giới này lại lấy từ vị khách hàng đầu tiên: CIA.
“Dự án Oracle” là mã danh do CIA đặt ra cho một cơ sở dữ liệu quan hệ khổng lồ đang được xây dựng theo hợp đồng của Ampex (một công ty ở Thung lũng Silicon). Cho đến ngày nay, Oracle vẫn nhận 25% các hợp đồng của chính phủ Mỹ. Chắc chắn một sự thật rằng các cơ quan tình báo và DoD có liên quan đến việc trao ngân sách hoạt động cho “những gã khổng lồ” của Thung lũng Silicon.
Khi dữ liệu khối truyền qua internet đã tạo nên kỷ nguyên Dữ liệu lớn (Big Data), NSA, CIA và các thành viên khác của cộng đồng tình báo Mỹ đã tuyển dụng những ứng viên tươi sáng nhất, tốt nhất trong nước để giúp họ lưu trữ, nghiên cứu và phân tích thông tin này… Và như thường lệ, họ đã quay sang Đại học Stanford và Thung lũng Silicon để nhờ giúp đỡ.
Dự án ít được biết đến mang tựa đề “Các hệ thống dữ liệu số khối” được khởi xướng bởi cộng đồng tình báo Mỹ và được trao ngân sách thông qua các cơ quan được phân loại như Qũy khoa học quốc gia.
Dự án này được tạo ra nhằm giúp các cơ quan tình báo “đóng vai trò chủ động trong việc quản lý hiệu quả cơ sở dữ liệu khối và đảm chắc rằng các yêu cầu của cộng đồng tình báo có thể được tích hợp hoặc thích ứng vào những sản phẩm thương mại”.
Có một sự thật ít người biết là từ khi được thành lập và hoạt động cho đến nay, Google luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với tình báo Mỹ, các bộ máy quân sự và thực thi pháp luật. Năm 2003, Google đã ký hợp đồng 2,1 triệu USD với Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nhằm thu thập, lưu trữ và phân tích tín hiệu tình báo trong các nhiệm vụ tình báo hải ngoại và phản gián. Công cụ tìm kiếm tùy chỉnh của Google được tạo ra để “tìm kiếm 15 triệu tài liệu thuộc 24 ngôn ngữ khác nhau”.
Vào năm 2005 có tin đồn rằng In-Q-Tel (một cánh tay của CIA và có quan hệ với Thung lũng Silicon) đã bán ra hơn 5000 cổ phiếu của Google, cho đến nay việc này vẫn chìm trong vòng bí mật, nhưng có tin rằng Google đã mua lại Keyhole Inc. (nhà phát triển phần mềm mà sau đó trở thành Google Earth). Keyhole, Inc. làm việc chặt chẽ với cộng đồng tình báo Mỹ và khoe khoang rằng công nghệ của họ đã được Lầu Năm Góc sử dụng để hỗ trợ cho cuộc xâm lược Iraq.
Năm 2010, rò rỉ một báo cáo cho thấy mối quan hệ giữa NSA-Google nhưng cả 2 cơ quan này đều phủ nhận việc này.
Năm 2014, thông tin chi tiết đến từ một yêu cầu chiếu theo Đạo luật tự do thông tin (FOIA) đã hé lộ một sự thật rằng Google là một phần của “một sáng kiến bí mật của chính phủ Mỹ với tên gọi “Khuôn khổ bảo mật lâu dài” và có bao gồm Thung lũng Silicon hợp tác với Lầu Năm Góc và cộng đồng tình báo Mỹ để chia sẻ thông tin “đạt tốc độ mạng”.
Trước đó vào năm 2013 rộ lên thông tin rằng những người tham gia vào chương trình PRISM (chương trình giám sát bất hợp pháp có sự tham gia của NSA nhằm tiếp cận mọi thông tin và dữ liệu người dùng của tất cả các tập đoàn công nghệ) đã hoạt động bằng nguồn ngân sách từ một cánh tay của NSA gọi là “Tác chiến nguồn đặc biệt”.
Hoạt động tình báo của Facebook
Vào tháng 6 năm 2003, thông tin rò rỉ từ Cơ quan chỉ đạo các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) đã hé lộ một dự án mới đầy tham vọng mang tên là LifeLog chuyên “thu giữ, lưu trữ và bắt kịp dòng trải nghiệm con người và tương tác với thế giới”.
Bí mật tình báo của Thung lũng Silicon - Ảnh 3.
Một góc Thung lũng Silicon thịnh vượng khi đêm về. Ảnh nguồn: Business Insider.
Hiểu nôm na thì người dùng LifeLog sẽ đeo một thiết bị có thể thu giữ và ghi lại tất cả hoạt động giao dịch và tương tác của họ, các chuyển động cơ thể, email và gọi thoại, và nhiều dạng thông tin khác.
Nhưng bí mật bị che giấu ở đây là mọi dữ liệu mà LifeLog thu thập được sẽ giúp cho DARPA tạo ra một lớp mới các hệ thống nhận thức thực sự mà từ đó có thể suy luận theo nhiều cách khác nhau. Khi bị rò rỉ, dự án LifeLog đã ngay lập tức hứng chịu búa rìu dư luận rằng chính phủ đang tạo ra một công cụ đánh cắp quyền riêng tư của công dân và dự án đã bị hủy bỏ.
Dự án LifeLog bị hủy bỏ vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, cùng ngày hôm đó một cựu sinh viên của Đại học Harvard là Mark Zuckerberg đã chính thức tung ra “TheFacebook.com”, hóa thân đầu tiên của Facebook, trong đó thu thập dữ liệu khối của người sử dụng, hứa hẹn cung cấp cho họ “một cuốn sổ nhật ký tự động đa truyền thông” nhưng trong những năm gần đây giao diện Facebook có thêm các chương trình bí mật thu thập dữ liệu người dùng nhằm phục vụ cho những động cơ bí ẩn.
Thật là trùng hợp: LifeLog vừa hủy xong là nhảy ra “The Facebook” của một sinh viên Harvard vô danh và rồi nó biến thành một tập đoàn mạng khổng lồ trị giá nhiều tỷ USD.
Năm 2004, Facebook dọn tới Palo Alto (California) với khoản đầu tư ban đầu trị giá 500.000 USD từ Peter Thiel, đồng sáng lập ra PayPal. Và cũng chả khó hiểu khi vào năm 2016, cựu giám đốc của DARPA, Regina Dugan, đã được Facebook thuê để tập trung phát triển các công nghệ thử nghiệm như cảm biến não bộ và trí tuệ nhân tạo.
Có một bí mật ít người biết là nhà đầu tư tài chính Peter Thiel đã phát minh ra Palantir (một công cụ phân tích và đào dữ liệu) đang được sử dụng bởi NSA, FBI, CIA và các cơ quan tình báo, chống khủng bố và cơ quan quân sự.
Có tin nội bộ cho hay rằng kể từ năm 1954, ông Eric Schmidt (nguyên CEO của Google và cố vấn kỹ thuật của Alphabet (công ty mẹ của Google) hiện đang là chủ tịch của Ủy ban đổi mới quốc phòng của Lầu Năm Góc, thường xuyên nhóm họp bí mật hàng năm với Ủy ban 3 Bên (Tập đoàn Bilderberg) với sự tề tựu của các nhà công nghiệp, nhà tài chính, quan chức cấp cao, chỉ huy quân sự và các thành viên hoàng gia. Và một sự thật nghiệt ngã là internet đã bị lạm dụng vào việc theo dõi, giám sát và kiểm soát dân cư.
Thung lũng Silicon được Bộ Quốc phòng Mỹ và cộng đồng tình báo Mỹ âm thầm gieo hạt trên đất California nhằm mục tiêu chống lại cuộc chiến thông tin của thế kỷ 21. DoD đã “vũ khí hóa” internet cho các dụng tâm riêng của họ.
Lầu Năm Góc còn lợi dụng các lỗ hổng của internet để phát triển nên những vũ khí mạng có sức hủy diệt ghê gớm như Stuxnet vốn do “bộ sậu” Mỹ/Israel sản xuất ra. Cho đến ngày nay các nhà khoa học của DARPA vẫn đang âm mưu sử dụng Internet vạn vật (IoT) nhằm giúp Mỹ đạt được sự thống trị trong thế giới mạng.

Mổ xẻ các chiến dịch táo bạo của tình báo Liên Xô - KGB

Tình báo KGB (Liên Xô) từng dám tác động lên cả báo chí phương Tây, ngăn chặn âm mưu tấn công hạt nhân, và dùng “võ miệng” để giải cứu con tin.


   
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (viết tắt là KGB, thực chất là cơ quan tình báo-phản gián của Liên Xô) đã dễ dàng tác động lên công luận thế giới, nhắm tới các quan chức hàng đầu của NATO, và giữ cho toàn khối Trung Đông trong trạng thái nơm nớp.
 mo xe cac chien dich tao bao cua tinh bao lien xo - kgb hinh anh 1
Hình ảnh minh họa về KGB và đặc vụ của cơ quan này. Ảnh: Legion Media.
1. Chiến dịch Toucan
Vào thập niên 1970, KGB hùng mạnh đến nỗi họ có thể tác động lên các cơ quan truyền thông hàng đầu ở thế giới tư bản theo hướng có lợi cho mình. Sau đây là câu chuyện thực về việc KGB đã tác động lên tờ báo nổi tiếng New York Times trong chiến dịch Toucan.
Chiến dịch này do cơ quan mật vụ Liên Xô và Cuba phát động chung vào năm 1976. Mục đích của chiến dịch là hạ hình ảnh của nhà độc tài Chile Augusto Pinochet trong con mắt thế giới. Pinochet là một nhân vật coi chủ nghĩa cộng sản là kẻ thù chính của mình.
 mo xe cac chien dich tao bao cua tinh bao lien xo - kgb hinh anh 2
 Tướng Chile Augusto Pinochet. Ảnh: AP.
Cùng năm 1976 đó, tờ New York Times này xuất bản 66 bài báo về các vi phạm nhân quyền ở Chile. Trong thời kỳ này, tờ báo Mỹ danh tiếng đã dành không dưới 10 bài cho các vấn đề tương tự ở Campuchia và Cuba.
Ngoài ra, KGB còn ngụy tạo “sự trao đổi thư từ qua lại” giữa Pinochet và Miguel Contreras – người đứng đầu Cục Tình báo Quốc gia Chile (DINA), trong đó có sự miêu tả chi tiết một kế hoạch vô hiệu hóa các đối thủ của chế độ cầm quyền đang sống lưu vong ở nhiều nước khác nhau. Dựa vào hình thức họ cảm nhận, các nhà báo Mỹ giáng thêm đòn nặng nữa vào hình ảnh vốn đã xấu của nhà độc tài Chile.
2. Chiến dịch RYAN
Đây là chiến dịch tình báo lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử Liên Xô. Năm 1981, KGB và GRU (tình báo quân sự Liên Xô) được giao nhiệm vụ tiến hành chiến dịch Tấn công tên lửa hạt nhân (viết tắt theo tiếng Nga là RYAN).
 mo xe cac chien dich tao bao cua tinh bao lien xo - kgb hinh anh 3
 Một vụ thử bom hạt nhân. Ảnh: Getty.
Mục đích của chiến dịch RYAN là tìm hiểu về khả năng Mỹ chuẩn bị mở một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Liên Xô và phát triển chiến lược tốt nhất để đối phó với một cuộc tấn công như vậy. Nỗi lo lắng của ban lãnh đạo Liên Xô gia tăng nhanh chóng sau khi ông Ronald Reagan có thái độ chống cộng trở thành Tổng thống Mỹ và theo đuổi chính sách cứng rắn nhằm vào Liên Xô.
Tham gia chiến dịch này, các đặc vụ của tình báo Liên Xô sống bên ngoài các nước thuộc khối Warsaw đã đẩy mạnh các hoạt động của mình. Họ thiết lập chế độ theo dõi nhằm vào nhân vật có chức trách ra lệnh tấn công bằng tên lửa hạt nhân và những ai chịu trách nhiệm về phóng tên lửa đạn đạo và hành trình, cũng như theo dõi các quan chức cấp cao trong bộ chỉ huy không quân của các nước NATO. Bên cạnh đó, toàn bộ mạng lưới điệp viên nằm vùng được thiết lập để tung vào cuộc khi nổ ra chiến tranh hạt nhân.
Năm 1984, Liên Xô đã kết thúc chiến dịch tốn kém này sau khi Tổng bí thư Yuri Andropov và Bộ trưởng Quốc phòng Dmitry Ustinov qua đời.
3. KGB đối đầu với Hezbollah
Vào ngày 30/9/1985, các thành viên của tổ chức du kích Hồi giáo Hezbollah đã bắt cóc 4 nhà ngoại giao Liên Xô, 2 trong số đó là nhân viên KGB, ngay ở bên ngoài Đại sứ quán Xô viết ở thủ đô Beirut của Lebanon.
Những kẻ bắt cóc yêu cầu nhà lãnh đạo Syria Hafez al-Assad hủy bỏ hoạt động truy quét an ninh ở miền bắc Lebanon do các lực lượng Syria lên kế hoạch.
Để chứng tỏ mình sẵn sàng làm thật, những kẻ bắt cóc đã bắn chết một trong các con tin. Moscow sau đó gây sức ép lên al-Assad và chiến dịch truy quét của Syria dừng lại. Tuy nhiên Hezbollah không vội thả các nhà ngoại giao Liên Xô và đưa ra các yêu sách mới.
 mo xe cac chien dich tao bao cua tinh bao lien xo - kgb hinh anh 4
 Giáo chủ Fadlallah. Ảnh: Getty.
Do vậy ban lãnh đạo KGB bắt đầu tìm kiếm giải pháp khác cho vấn đề này. Họ xác định tên của những kẻ bắt cóc và vị trí các nhà ngoại giao bị giam giữ. Tuy nhiên ý tưởng dùng vũ lực đột kích vào tòa nhà nơi các con tin bị giam giữ đã nhanh chóng bị loại bỏ vì điều này có thể dẫn tới phản ứng thái quá không mong muốn.
Thế rồi cơ hội đã đến. Trong một cuộc đấu súng với quân đội Lebanon, phía những kẻ bắt cóc đã có 2 người bị giết chết.
KGB quyết định tận dụng tình hình này. Yuri Perfilyev, trưởng chi nhánh KGB ở Lebanon, đã gặp nhà sáng lập và nhà lãnh đạo tinh thần – giáo chủ Fadlallah. Người này đã tiếp đón viên sĩ quan KGB nồng nhiệt. Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại, giáo chủ Fadlallah đã vô hiệu hóa mọi nỗ lực của Perfilyev liên quan đến việc giải quyết vấn đề con tin.
Và rồi sau đó Perfilyev nói những điều mà ông chưa được thượng cấp của mình cho phép tiết lộ. Perfilyev tuyên bố kiểu “nắn gân” rằng nơi ở của giáo chủ Khomeni ở Qom nằm sát biên giới với Liên Xô và rằng một “lỗi” kỹ thuật trong quá trình diễn tập quân sự của Liên Xô có thể dẫn tới hậu quả là một quả tên lửa có thể vô tình đánh trúng Qom.
Lời đe dọa này có hiệu quả. Sau một sự im lặng chết người, giáo chủ Fadlallah nói: “Tôi nghĩ mọi thứ sẽ tốt đẹp”. Hai ngày sau các con tin được phóng thích.
Theo Trung Hiếu (VOV)

Giải mã độc chiêu chuyên gia FBI “đấu trí” với sát nhân hàng loạt

Cựu chuyên gia FBI John Douglas nổi tiếng với việc "đấu trí" với nhiều tên sát nhân hàng loạt khét tiếng tại Mỹ như Ted Bundy, John Wayne Gacy... Để khai thác thông tin, đánh đòn tâm lý lên kẻ sát nhân, ông Douglas tạo môi trường thích hợp để điều tra tội ác của chúng.


   
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 1
John Douglas một trong những chuyên gia FBI trong việc lập hồ sơ tội phạm. Ông đã phỏng vấn và "đấu trí" với nhiều kẻ sát nhân hàng loạt khét tiếng tại Mỹ như Dennis Rader, John Wayne Gacy, David Berkowitz, Edmund Kemper...
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 2
Chuyên gia Douglas tiết lộ bản thân có những "tuyệt chiêu" để khai thác thông tin từ những tên sát nhân "cứng đầu" nhất. Theo chia sẻ của chuyên gia Douglas, trước khi "đấu trí" với tên sát nhân thì cần phải nắm rõ hồ sơ, tư liệu về các vụ án do chúng thực hiện.
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 3
Trong những lần gặp đầu tiên, ông Douglas dùng máy ghi âm hoặc sổ ghi chép. Khi ấy, tên sát nhân trở nên đề phòng hơn và không muốn nói chuyện.
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 4
Vì vậy, về sau, ông Douglas bỏ máy ghi âm, sổ để có thể giao tiếp trực tiếp bằng ánh mắt với tội phạm. Qua đó, tạo sự tin tưởng để tên sát nhân thoải mái hơn khi phỏng vấn.
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 5
Để tên sát nhân nói ra toàn bộ hành vi tội phạm, ông Douglas cố gắng tạo ra môi trường thích hợp khiến chúng thoải mái nhất và dễ "mở lòng" trò chuyện.
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 6
Theo đó, ông Douglas thường phỏng vấn tội phạm vào ban đêm. Khi ấy, trong phòng phỏng vấn đặt một chiếc đèn loại thấp để không gây căng thẳng cho tội phạm.
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 7
Đối với những tên sát nhân bị hoang tưởng nặng, ông Douglas bố trí chỗ ngồi cho tội phạm gần cửa ra vào hoặc cửa sổ.
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 8
Khi đã tạo dựng được môi trường thích hợp, ông Douglas tập trung khai thác thông tin và hiểu tường tận cách thức, động cơ gây án của kẻ sát nhân hàng loạt.
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 9
Đôi lúc, ông Douglas nói dối tên sát nhân về việc cuộc phỏng vấn sẽ giúp được giảm án nhưng thực tế thì người lại.
 giai ma doc chieu chuyen gia fbi “dau tri” voi sat nhan hang loat hinh anh 10
Cũng có lần ông Douglas giả vờ tỏ ra đồng cảm với tội phạm nhằm khai thác được những thông tin quan trọng có thể giúp nhân viên điều tra ngăn chặn và phá được những vụ án mạng khác trong tương lai.
Theo Tâm Anh (Kiến Thức)
Xem tiếp...

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 95

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Choáng Ngợp Trước Cuộc Sống Xa Hoa Và Tốn Kém Của Những Đứa Trẻ Giàu Có Nhất Dubai

Chẳng cần Ngọc Trinh, vlog mới của Vũ Khắc Tiệp vẫn siêu hot với sự xuất hiện của nữ tỷ phú Mỹ và tâm điểm là… Hà Hồ?

Banana, Theo Nhịp Sống Việt 08:10 20/10/2019

Dù không còn sự đồng hành của Ngọc Trinh, sản phẩm mới nhất của Vũ Khắc Tiệp vẫn khiến các fan đứng ngồi không yên bởi sự đầu tư khách mời “khủng” chẳng hề kém cạnh những tập trước.

Tự phát triển mình theo hướng trở thành một travel blogger chính hiệu đi lên từ con số 0, đến nay kênh Vũ Khắc Tiệp Official đã đạt hơn 324k subscribers trên YouTube. Xem qua 11 tập phát sóng vừa qua của anh chàng, quả không ngoa khi nói rằng đây chính là travel blogger "chịu chơi" nhất từ trước tới giờ khi vlog nào cũng đến toàn những nơi xa hoa, thuê toàn khách sạn hạng sang để quay clip.
Chẳng cần Ngọc Trinh, vlog mới của Vũ Khắc Tiệp vẫn siêu hot với sự xuất hiện của nữ tỷ phú Mỹ và tâm điểm là… Hà Hồ? - Ảnh 1.
Số lượng subscribe kênh của Vũ Khắc Tiệp tăng chóng mặt kể từ sau sự xuất hiện của Ngọc Trinh.
Không còn sự xuất hiện của cô em thân thiết Ngọc Trinh kể từ tập vừa qua, thế nhưng video của Vũ Khắc Tiệp vẫn nhận được sự hưởng ứng lớn từ cộng đồng mạng khi tập phát sóng 11 quay ở New York (Mỹ) đã cán mốc hơn 1 triệu lượt xem. Thừa thắng xông lên, nam YouTuber tiếp tục cho ra mắt tập 12 mới đây.
Đặt tên cho vlog lần này là "Vũ Khắc Tiệp choáng ngợp trước sinh nhật tỷ phú Mỹ & hành trình khám phá Niagara – Canada", anh chàng chia sẻ dưới phần mô tả "đây là chuyến đi kết hợp Mỹ và Canada đầu tiên mà Tiệp cảm thấy rất choáng ngợp trước sinh nhật của người chị thân thiết là tỷ phú Mỹ và vẻ đẹp hùng vĩ của thác Niagara – Canada".
Chẳng cần Ngọc Trinh, vlog mới của Vũ Khắc Tiệp vẫn siêu hot với sự xuất hiện của nữ tỷ phú Mỹ và tâm điểm là… Hà Hồ? - Ảnh 2.

Mở đầu video, Vũ Khắc Tiệp chia sẻ hôm nay mình có chuyến ghé thăm ngôi biệt thự của một người chị vô cùng thân thiết ở Mỹ để dự tiệc sinh nhật.

gif
.

Căn biệt thự siêu sang chảnh này có tổng giá trị vào khoảng 35 triệu USD (800 tỷ đồng), nằm ở Newport Coast gần Hollywood thuộc phía nam tiểu bang California – một vị trí vô cùng đắt đỏ ở Mỹ.

gif
.

Bữa tiệc sinh nhật xa xỉ này có chi phí lên đến 370 nghìn USD (khoảng 8 tỷ đồng) với sự xuất hiện của rất nhiều khách mời sang chảnh.

gif
.

Ở phút thứ 2:57, các fan nhanh chóng nhận ra sự xuất hiện của nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà trong buổi tiệc. Ngay lập tức, hàng loạt fan đã comment chi tiết này bên dưới đoạn video.

gif
.
Chẳng cần Ngọc Trinh, vlog mới của Vũ Khắc Tiệp vẫn siêu hot với sự xuất hiện của nữ tỷ phú Mỹ và tâm điểm là… Hà Hồ? - Ảnh 10.
Sự xuất hiện của Hồ Ngọc Hà nhanh chóng thành tâm điểm chú ý của nhiều khán giả khi xem video.

Ngôi nhà của nữ tỷ phú Mỹ này chỉ có 2 vợ chồng cùng 1 con nhỏ, nhưng lại sở hữu tới… 6 chiếc xe hơi thuộc hàng đắt đỏ nhất!

gif
.

Bên cạnh Hà Hồ, câu nói của Vũ Khắc Tiệp ở phút 5:29 cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của khán giả trong vlog lần này: "Nếu có 45 tỷ, Tiệp chỉ mua chiếc xe hơi 10 tỷ, còn lại 35 tỷ sẽ để dành làm YouTube". Nhiều người xem đã bày tỏ sự thích thú với phát ngôn này của "ông bầu lắm tiền".

gif
.

Sau khi rời khỏi buổi tiệc, anh chàng cùng ekip lên đường bay sang thành phố Toronto (Canada). Lên máy bay, nam YouTuber tiếp tục chia sẻ thực ra mình đi du lịch còn nhiều hơn ở nhà. Đôi lúc, nhà cũng chỉ là một "điểm dừng chân" trước những chặng hành trình mới!

gif
.

Ở Canada, cả ekip 6 người quyết định tự lái xe mất khoảng 2 tiếng đến tham quan thác Niagara nổi tiếng. Đây là vùng sản xuất rượu vang lớn nhất Canada với hàng chục nhà máy.

gif
.

Tại đây, du khách có thể trải nghiệm đi tàu khám phá con thác nằm giữa biên giới Mỹ và Canada này ở cự li gần, hoặc ghé thăm nhiều nhà hàng gần đó. Anh chàng cũng chia sẻ sự tiếc nuối khi không thể khám phá con thác hùng vĩ về đêm, vì khi đó nó được lên đèn rất lung linh và huyền ảo.

gif
.

Quay trở lại thành phố Toronto, cả đoàn ghé thăm một trong những quán cafe nổi đình đám trên Instagram và được TripAdvisor đánh giá cao, du khách nhất định phải check-in khi tới Canada.

gif
.

Vũ Khắc Tiệp cũng chia sẻ sự tiếc nuối khi không thể săn mùa lá đỏ ở Canada vào cuối tháng 10 năm nay. Đổi lại, anh chàng check-in hồ Ontario – một hồ nước rộng lớn nằm giữa thành phố Toronto, nơi cho du khách trải nghiệm đi thuyền trên hồ ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp.

gif
.

Địa điểm tiếp theo mà nam travel blogger check-in là tháp truyền hình Toronto – nơi được xem là biểu tượng của đất nước Canada và là một trong những công trình cao nhất trên thế giới với nhà hàng view 360 độ ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao. Đây là nơi du khách không thể bỏ lỡ khi du lịch Canada.

gif
.

Cuối video, cả nhóm ghé ăn nhà hàng Fisshman Lobster Clubhouse – một nhà hàng hải sản rất nổi tiếng với giá cả hợp lý ở Toronto, luôn đông khách và phải đặt bàn trước.

gif
.
Xem tiếp...