Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/656

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 02/02/2020 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Sáng Ngày 03/02/2020, Tàu Chiến Mỹ Gửi Thông Điệp Cảnh Báo Venezuela
 
Tin biển đông mới nhất VN - TQ Sáng 02/02, cập nhật diễn biến mới nhất
 
Cảnh sát biển Việt Nam thăm tàu tuần tra USCGC John Midgett sắp được Mỹ bàn giao | Tin Quân Sự
 
Tin tức | Chào buổi sáng | Tin tức Việt Nam mới nhất hôm nay 03/02/2020 | TT24h
 
Virus Corona Trung Quốc: Tình Trạng Khẩn Cấp Toàn Cầu | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Em Gái Có Giọng Hát Siêu Mượt Khiến Người Xem Phát Choáng - Người Đi Ngoài phố - Ngọc Nga




Tổng Bí thư: Lựa chọn một tập thể ăn khớp, nhịp nhàng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết!

Dân Trí






















































































Chuyên án xuyên Tết, bắt “trùm“ ma túy cùng số tang vật khủng

Tin tức 24h



Fan cuồng từng bán nhà, đòi tự tử vì theo đuổi Lưu Đức Hoa giờ ra sao? - Giải trí

Tin tức 24h















































Úc đưa người Úc gốc Trung ở Vũ Hán ra đảo cách ly gây tranh cãi

































Xem tiếp...

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

BÍ ẨN LỊCH SỬ 119

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đây Là Thất Bại Thảm Hại Nhất Của Quân La Mã Cổ Đại Từ Hàng Ngàn Năm Qua - Bí Ẩn Lịch Sử Thế Giới

Vua Lê Thái Tổ và cuộc đánh dẹp dòng dõi họ Hồ cát cứ xưng vương

Trong những năm đầu ở ngôi, Lê Thái Tổ đã nhiều lần cho quân đánh dẹp các thế lực phản loạn, trong đó có hậu duệ của nhà Hồ, tiếc là sự kiện này không được chính sử nhắc đến.


   
Sử sách chép rằng Lê Lợi lên ngôi ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), "đặt quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh. Tức thành Thăng Long, vì Thanh Hóa có Tây Đô nên gọi Thăng Long là Đông Kinh" (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trong thời gian ở ngôi, ông chỉ đặt một niên hiệu là Thuận Thiên; sử sách ghi theo miếu hiệu, gọi ông là Lê Thái Tổ và có nhiều lời ca ngợi, như trong sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn viết:
"Vua dấy nghĩa binh, chưa từng giết bừa một người nào. Chỉ biết lấy mềm chống cứng, lấy yếu địch mạnh, lấy ít thắng nhiều, không đánh mà khuất phục được người, cho nên có thể đổi vận bĩ sang vận thái, chuyển thế nguy thành thế yên, đổi cuộc loạn thành cuộc trị. Câu "Người có nhân, thiên hạ không ai địch nổi" chính hợp với vua. Cho nên, vua lấy được thiên hạ, truyền cơ nghiệp đến muôn đời là phải lắm!".
 vua le thai to va cuoc danh dep dong doi ho ho cat cu xung vuong hinh anh 1
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng viết: "Nhà vua ở ngôi 6 năm, thọ 49 tuổi. Trước kia, nhà vua trỗi dậy, khởi nghĩa, dẹp yên giặc Minh, trải mười năm trong nước được bình định. Kịp khi lên ngôi, quy định thuế khóa, chia ruộng đất, ban hành luật lệnh, mở khoa thi, tổ chức quân cấm vệ, cất đặt quan chức, tưởng lục công thần, dựng trường học... Quy mô sáng nghiệp có thể gọi là rộng lớn".
Dưới thời Lê Thái Tổ cầm quyền, tuy đất nước thái bình thịnh trị, nhưng có một số thời điểm, tại một số nơi đã nảy sinh các thế lực chống đối buộc triều đình trung ương phải có biện pháp mạnh mẽ để trấn áp.
Thí dụ như vua từng trực tiếp cầm quân đánh dẹp vào năm Canh Tuất (1430): "Mùa đông, tháng 11, vua đi đánh bọn nghịch tặc ở châu Thạch Lâm, trấn Thái Nguyên là Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái. Bấy giờ, Khắc Thiệu và Đắc Thái tranh nhau tự lập, nên phải đi đánh" (Đại Việt sử ký toàn thư).
Hay như vào tháng giêng năm Nhâm Tý (1432) vua sai con trai cả là thân vương Lê Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ (vốn là châu Ninh Viễn, sau đổi là châu Phục Lễ, nay thuộc tỉnh Lai Châu); đến tháng 11 năm ấy, vua tự mình cầm quân đi đánh châu Phục Lễ buộc Tù trưởng châu là Đèo Cát Hãn phải quy phục…
Có thể thời gian đầu nhà Hậu Lê mới lập, có những khu vực còn chưa kiểm soát được, có những lực lượng vẫn ra mặt chống đối, nhất là ở những vùng rừng núi, biên cương xa xôi; tuy nhiên sử sách không thể ghi chép đầy đủ, tường tận được hết.
 vua le thai to va cuoc danh dep dong doi ho ho cat cu xung vuong hinh anh 2
Chân dung vua Lê Thái Tổ. (Hình minh họa – Nguồn: baothanhhoa)
Trong số các lực lượng không được chính sử nhắc đến, có một lực lượng tự xưng là dòng dõi của nhà Hồ, nhưng gốc tích sự thực đến đâu chưa thể khảo xét tường tận được. Một số sách sử địa phương có nhắc đến thế lực này, tuy sơ lược nhưng cũng cho chúng ta biết được ít nhiều thông tin lý thú.
Trong sách Nội tự thất tộc lược sử viết bằng chữ Hán, được dịch lấy tên là Sự tích thổ ty Lạng Sơn, trong mục về họ Vi có nhắc đến ông Vi Kim Thắng từng làm quan cuối thời Trần, sau khi Hồ Qúy Ly cướp ngôi, ông đi ở ẩn tại vùng biên giới.
Khi nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Vi Kim Thắng liền mộ dân đinh trong các động, sách để hưởng ứng và sau này trở thành công thần khai quốc, được Lê Thái Tổ phong chức Trụ quốc, tước Lỗ Đề đốc Mật quận công.
Sách Sự tích thổ ty Lạng Sơn có đoạn viết: "Lúc bấy giờ dòng dõi nhà Hồ tiếm cứ đất Lạng Sơn xưng vương, tức Hồ Nhất Khuê, có Mao quốc công làm Nguyên soái. Năm Thuận Thiên thứ 4 [1431] vua sai con trưởng của ông là Vi Phúc Hân, chức Đô đốc Đồng tri Hoàn quận công dẫn hơn 30.000 quân lên Lạng Sơn đánh giặc, chiêu dân (lúc bấy giờ dân phiêu tán), kiêm quản xứ Quảng Yên. Sau ông trấn thủ biên thùy, vua cho lấy Lộc Châu (châu Lộc Bình) làm quê quán, thế tập phiên thần (đời đời nối nghiệp làm quan ở biên thùy), không cho về quê nữa". Sách Thất tộc thổ ty Lạng Sơn cũng ghi chép tương tự như vậy.
 vua le thai to va cuoc danh dep dong doi ho ho cat cu xung vuong hinh anh 3
 (Hình minh họa – Nguồn: sachcuonline)
Về nhân vật Hồ Nhất Khuê (còn gọi là Hồ Kim Khuê) có tài liệu chép là con Hồ Qúy Ly nhưng không rõ gốc tích cụ thể ra sao.
Có sách thì chép rằng người này là dòng dõi con cháu Hồ Qúy Ly tụ tập đồ đảng, lại được hậu thuẫn của đám giặc cướp bên kia biên giới nên đã nổi binh làm loạn, chiếm cứ đất Lạng Sơn xưng vương, đặt quan thuộc như một triều đình riêng. Lực lượng này cướp phá gây bất ổn cả một vùng rộng lớn tại Lạng Sơn và Cao Bằng, trở thành mối lo cho triều đình.
Để diệt trừ, nhà Hậu Lê đã sử dụng các tướng lĩnh người dân tộc thiểu số, vừa có uy tín lớn, lại thông thuộc địa hình, phong tục tập quán người dân vùng biên cương.
Lập công trong đánh dẹp Hồ Nhất Khuê, ngoài Vi Phúc Hân còn có Nguyễn Đức Minh (có tên khác là Nguyễn Cẩm Miên). Theo bản Lộc mệnh chi phả của dòng họ Nguyễn Đình thì Nguyễn Đức Minh xuất thân trong gia tộc nhiều đời, ông làm quan đến chức Đô đốc tướng quân, tước Nhị quận công.
Khi Hồ Nhất Khuê làm loạn, ông phụng mệnh vua Lê Thái Tổ đem 15.000 quân đánh Lạng Sơn, kiểm soát nhiều cửa ải từ Nam Lân đến Lạc Nhi, Bình Nhi, Bình Lăng, Lâm Kết… cho đến sát địa phận Cao Bằng, lại chia quân đóng giữ, vận dụng xen kẽ binh lính người Nùng với người Thổ theo tỷ lệ 1 + 2, 1 + 3.
Trong đánh trận, Nguyễn Đức Minh lập công bắt được một thủ lĩnh quan trọng của quân phản loạn là Mao quốc công tại trận Đoỏng Én (Lạng Sơn), sau đó bắt được "ngụy vương" Hồ Nhất Khuê ở cửa ải Nam Lân (nay thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) rồi đánh bại đám giặc cướp "thiên triều".
Gia phả dòng họ Nguyễn Đình (chi trưởng) ở xã Xung Minh, châu Thoát Lãng (nay thuộc xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), bản Lộc mệnh chi phả cũng có những phần viết về công tích của Nguyễn Đức Minh. Đặc biệt trong giả phả một chi thuộc dòng họ Nguyễn Đình ở thôn Vĩ Thượng, Vĩ Hạ xã Hoàng Đồng, Thành phố Lạng Sơn ghi chép rất rõ về công dẹp loạn của Nguyễn Đức Minh như sau:
"Hồi đó có tên Hồ Kim Khuê, đem tướng là Mao quốc công vào vùng Cao – Lạng nhiễu hại nhân dân, không tuân theo phép nước, không nộp thuế khóa. Hồ Kim Khuê tức là con Hồ Qúy Ly. Nhân dân phiêu tán, chỉ còn lại người Ngô; ruộng đất bỏ hoang, có xã không còn dân, có xã chỉ còn vài ba người vào núi ở, ra ngoài thì ẩn nấp.
Vâng mệnh [triều đình] làm Khâm sai, con thứ 8 là Nguyễn Cẩm Miên, sắc phong Vũ Dực bình Ngô thượng tướng quân đi Lạng Sơn đóng đồn ở Phia Vệ, xã Khánh Dương. Trước tiên ông diệt gian đảng Hồ Kim Khuê, sau đó ông chiêu tập thổ dân đến Lạng Sơn làm ăn, nộp thuế khóa như trước.
Lúc đó bọn giặc đến Lạng Sơn tự xưng là binh sĩ, đem thuốc súng ra phơi nắng. Tướng quân biết tin này cho một người dân ở bản Hoa Hồng giả vờ hút thuốc, châm lửa cháy hết thuốc súng phơi trên chiếu.
 Sáng hôm sau diễn ra trận đánh lớn. Giặc ra thành giáp công, sai tướng Mao quốc công dẫn một toán quân ra đánh nhau một ngày đêm. Tướng Mao quốc công bị tướng ta đuổi đánh, chạy đến xã Hoàng Đồng thôn Đoỏng Én, lún vào cái đầm sâu Tà Nghiều, cả người và ngựa bị chém chết. Hồ Kim Khuê nghe tin Mao quốc công bị giết liền bỏ chạy.
Trận ấy ta giết quân Ngô, mười tên chết chỉ còn một sống, đuổi đến ngoài cửa Nam Quan, thực là "thập nhân khứ, nhất nhân hoàn". Ta lại bắt sống được Hồ Kim Khuê, đảng giặc chạy tan hết".
 vua le thai to va cuoc danh dep dong doi ho ho cat cu xung vuong hinh anh 4
Sau khi dẹp yên phản loạn, vua Lê Thái Tổ luận công ban thưởng ban cho họ Vi, họ Nguyễn đời đời được làm quan, nối chức Thổ tù; phong Vi Kim Thắng làm Trấn ải xứ Lạng Sơn, Nguyễn Đức Minh làm Phó trấn ải, riêng Nguyễn Đức Minh được ban "đất xã Xung Minh, châu Thoát Lãng để làm tổ quán cho con cháu mai sau" (Lộc mệnh chi phả).
Sự kiện dẹp loạn nói trên không chỉ thể hiện sự quyết tâm xây dựng đất nước ổn định, thống nhất của Lê Thái Tổ - bậc đế vương sáng nghiệp nhà Hậu Lê, người đề ra chủ trương: "Biên phòng phải chăm lo phương lược/Giữ nước cần toan tính kế lâu"; mà còn cho thấy vai trò quan trọng của các thổ ty người dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt là ở vùng biên cương.
Theo PV (Trí Thức Trẻ)

5 bí mật mà nhân loại chưa có lời giải từ Thế chiến II

Chuyến tàu chở vàng của Đức quốc xã, kho báu của Đế quốc Nhật là hai trong những bí mật từ Thế chiến II đến nay nhân loại vẫn chưa tìm thấy câu trả lời thỏa đáng nhất.

   
Chiến tranh thế giới thứ II, cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại. Bên cạnh những tổn thất không thể đong đếm về nhân mạng, tài sản và nhiều vấn đề khác. Cuộc đại chiến còn ẩn chứa nhiều bí mật “động trời” mà đến nay 71 năm trôi qua nhân loại vẫn chưa tìm thấy câu trả lời.
Trang mạng War History Online đã tổng hợp 5 bí mật tồn tại suốt 71 năm qua cho dù rất nhiều người cố gắng đi tìm đáp án. Các sự kiện này chứa nhiều thuyết âm mưu và chúng có thực sự tồn tại hay không vẫn là một ẩn số.
Chuyến tàu chở vàng của Đức quốc xã
Tháng 12/2015, trong một cuộc họp báo được tổ chức bởi  Piotr Koper và Andreas Richter tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra manh mối về chuyến tàu chở vàng mất tích của Đức quốc xã. Các thợ săn kho báu khẳng định đoàn tàu vẫn nằm đâu đó và cách tốt nhất để tìm thấy là đào.
 5 bi mat ma nhan loai chua co loi giai tu the chien ii hinh anh 1
Một đường hầm được cho là nơi che giấu đoàn tàu chở vàng bí mật của Đức quốc xã. Ảnh: AFP.
Đội ngũ những người săn kho báu mất tích đã tìm kiếm đoàn tàu hơn 3 năm qua. Họ tuyên bố tìm thấy đường hầm có thể dẫn đến nơi đoàn tàu được Đức quốc xã che giấu những năm cuối Thế chiến II. Quá trình khai quật đường hầm diễn ra rầm rộ nhưng sau đó phải ngưng lại vì không tìm thấy gì.
Đoàn tàu chở vàng của Đức quốc xã có thể chỉ là tin đồn nhưng khối tài sản khổng lồ đó vẫn là động lực để hàng trăm người lao vào cuộc tìm kiếm trong vô vọng.
Phòng hổ phách
Đó là một căn phòng nổi tiếng được trang trí bằng những tấm hổ phách với vàng lá và gương nằm trong cung điện Catherine ở thị trấn Tsarskoye Selo gần St. Petersburg. Ban đầu, căn phòng được xây dựng vào thế kỷ 18 ở Vương quốc Phổ (Đức ngày nay).
Căn phòng được cho là đã biến mất trong Thế chiến II. Nó từng được xem là kỳ quan thứ 8 của thế giới trước khi biến mất. Có tin đồn cho rằng căn phòng vẫn nằm đâu đó ở Ba Lan.
Kho báu Yamashita
Vàng của Yamashita, hay kho báu Yamashita là tên gọi được đặt cho số của cải mà quân đội Đế quốc Nhật Bản bị cáo buộc đánh cắp ở khu vực Đông Nam Á trong Thế chiến II.  Kho báu này được cho là cất giấu trong các hang động, đường hầm và khu phức hợp trong lòng đất ở Philippines.
Kho báu được đặt theo tên tướng Tomoyuki Yamashita, người nổi tiếng khắp thế giới với biệt danh “Con hổ Mã Lai”. Các thợ săn kho báu trên thế giới bị hấp dẫn bởi khối tài sản khổng lồ nói trên lao vào cuộc tìm kiếm suốt hơn 50 năm qua.
 5 bi mat ma nhan loai chua co loi giai tu the chien ii hinh anh 2
Số lượng lớn vàng thỏi được cho là tìm thấy từ kho báu của tướng Yamashita. Ảnh:Tthedailytrends.
Có nguồn tin nói rằng vàng liên quan đến kho báu bí ẩn là chủ đề của một vụ kiện phức tạp được đệ trình lên tòa án Hawaii vào năm 1988. Vụ tranh chấp diễn ra giữa cựu Tổng thống Philippines  Ferdinand Marcos và thợ săn kho báu Rogelio Roxas.
Pháo đài Alpine
Đây là một pháo đài quốc gia theo kế hoạch của Heinrich Himmler, một trong những người quyền lực nhất Đức quốc xã sau Adolf Hitler. Theo kế hoạch quân đội và chính phủ Đức sẽ rút theo tuyến đường từ miền nam Bavaria vào tây Áo để đến miền bắc Italy nhằm thiết lập căn cứ dự phòng trong trường hợp Berlin thất thủ.
Tuy nhiên, kế hoạch không nhận được sự ủng hộ của Hitler và hầu như không được triển khai. Tuy vậy, phe Đồng minh vẫn tin rằng Đức quốc xã sẽ rút lui về căn cứ ở Alpine và một lượng quân sự lớn đã chuyển đến đây để tiếp tục chiến đấu vào cuối Thế chiến II.
Sau chiến tranh, tướng Omar Bradley, tư lệnh lực lượng Mỹ ở mặt trận phía tây nói rằng pháo đài Alpine là một sự phóng đại quá mức và tôi rất ngạc nhiên vì sao chúng ta đã tin tưởng điều đó một cách ngây thơ như vậy. Nhưng ở thời điểm đó, mối đe dọa từ tin đồn này quá lớn để có thể bỏ qua.
Du thuyền Awa Maru
Đây là một du thuyền được đóng mới trong giai đoạn 1941-1943 tại Nagasaki, Nhật Bản. Con tàu được chế tạo để phục vụ mục đích vận chuyển du khách. Khi Thế chiến II bước vào giai đoạn ác liệt, con tàu được hải quân Đế quốc Nhật Bản trưng dụng cho mục đích quân sự.
Ngày 28/3/1945, tàu rời cảng ở Singapore với hàng nghìn nhân viên ngoại giao, quân sự và thường dân trở về Nhật Bản. Có tin đồn cho rằng tàu chở theo khối tài sản trị giá tới 5.000 tỷ USD bao gồm vàng, kim cương, bạch kim và nhiều tài sản giá trị khác.
Đêm ngày 1/4/1945, trong khi đi qua eo biển Đài Loan, tàu bị đánh chìm bởi tàu ngầm USS Queenfish của Mỹ vì nhầm với một tàu khu trục. Chỉ một người duy nhất sống sót trong số 2.004 người trên tàu. Kho báu khổng lồ nếu có đã chìm theo tàu xuống đáy đại dương.
XEM THÊM:
Theo Quốc Việt (Zing)

Lời giải sốc về “nỏ thần” Cổ Loa bách phát bách trúng

(Kiến Thức) - Theo các nghiên cứu, chuyện Rùa vàng cho An Dương Vương vuốt thần để làm nỏ đánh giặc chỉ là truyền thuyết, nhưng chuyện “nỏ thần” thì có thể là thực. 

Đã có thời gian rất dài, thời đại An Dương Vương với thành Cổ Loa và nước Âu Lạc - nhà nước thứ 2 trong lịch sử Việt Nam luôn bị che mờ bởi những huyền thoại rất khó tin.
Tuy nhiên, với những thành tựu của khảo cổ học, các huyền thoại đó dần được sáng tỏ, từ thành Cổ Loa tới truyền thuyết "nỏ thần" An Dương Vương.
Từ truyền thuyết
Chuyện kể rằng, sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy trao cho ông một chiếc móng vuốt để làm lẫy nỏ giữ thành. Chiếc Nỏ Thần được tướng quân Cao Lỗ chế tạo thành công, với cái lẫy được làm từ móng chân của thần Kim Quy.
Nỏ Thần có thể bắn một lần được hàng trăm mũi tên và bách phát bách trúng. Chiếc nỏ lớn và rất cứng, phải là người lực sĩ mới giương nổi. An Dương Vương quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng để gần bên cạnh.
Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân xâm lược Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần nên quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều.
Loi giai soc ve “no than” Co Loa bach phat bach trung
 Hình vẽ nỏ thần An Dương Vương.
Triệu Đà thấy dùng binh không lợi bèn xin giảng hoà, mặt khác cho con là Trọng Thuỷ sang cầu thân nhưng thực chất là tìm cách để lấy trộm lẫy của nỏ thần. An Dương Vương không hề nghi ngờ gì cả, vả lại ông tin tưởng vào nỏ thần nên lơ là mất cảnh giác. Trọng Thuỷ sau khi lấy trộm được chiếc lẫy của nỏ thần bèn xin phép An Dương Vương để về nước thăm cha.
Biết được bí mật của nỏ thần, lại có được chiếc lẫy trong tay nên Triệu Đà cả mừng và lập tức mang quân xâm chiếm Âu Lạc. An Dương Vương vì chủ quan có nỏ thần nên dẫn tới nước mất nhà tan.
Nghe tới đây, hầu hết đều cho rằng chuyện nỏ thần bắn một lần hàng trăm mũi tên bách phát bách trúng chỉ là truyền thuyết.
Tuy vậy, các nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng chuyện thần Kim Quy cho vuốt là truyền thống nhưng “nỏ thần” với sức mạnh khủng khiếp khiến kẻ địch “thất kinh mất vía” lại có thật.
Sự thật không ngờ
Mà ngạc nhiên là chuyện “nỏ thần” lại được chính sử sách Trung Quốc thừa nhận. Cuốn Lịch sử Kỹ thuật Quân sự Việt Nam (giản yếu) của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân dẫn nguồn sách “Tam tài đồ hội” do Vương Kỳ (nhà Minh) soạn có nói đến các máy nỏ thời cổ như loại tam cung sàng lỗ, nhị cung sàng lỗ, thần tý sàng lỗ…
Trong đó, loại nhị cung sàng lỗ có hai cánh cung, có trục để giương nỏ vì cánh nỏ rất cứng, không giương trực tiếp bằng tay được. Loại nỏ này một phát bắn được đồng thời năm mũi tên qua một cái ống như kiểu nòng súng.
Khảo cổ học còn cung cấp một bằng chứng về sự tồn tại của máy nỏ thời Đông Sơn. Đó là những chiếc lẫy nỏ Làng Vạc khá nguyên vẹn, còn đầy đủ các bộ phận hợp thành.
Chiếc lẫy nỏ này gồm bốn bộ phận đúc rời được liên kết lại bằng hai chốt hình trụ. Bốn bộ phận gồm: hộp lẫy rỗng hình chữ nhật, một đầu vát, miệng hộp có rãnh đặt tên và khấc để giữ dây cung; lẫy cong để tiện bóp cò; hai bộ phận còn lại là hai thanh đồng dùng để đưa dây cung vào khấc hãm.
Theo tài liệu dân tộc học, trước đây người ta đã đào được ở chân thành Cổ Loa một cái ống đồng dài khoảng 0,5m, hai đầu bịt kín, dọc thân trổ lỗ như lỗ cây sáo. Phải chăng ống đống này là bộ phận của chiếc nỏ.
Trước Cách mạng Tháng Tám, ở Cổ Loa có tục rước nỏ thần. Chiếc nỏ được làm bằng giấy, giữa thân nỏ để một cái ngáng bằng gỗ, trên thân dùi nhiều lỗ, mỗi lỗ để một mũi tên, tượng trưng cho máy nỏ An Dương Vương một phát bắn đi nhiều mũi tên. Cái ngáng tượng trưng bằng gỗ này cũng có những nét tương đồng với ống đồng nói trên.
Đương nhiên, từ những tài liệu nêu trên, ta chưa thể phục dựng chính xác “nỏ thần” của người Âu Lạc đã làm giặc ngoại xâm phải khiếp vía, nhưng cũng đã đủ để khẳng định sự tồn tại thực sự của loại vũ khí lợi hại của tổ tiên ta thời dựng nước.
Mời độc giả xem phóng sự "người phục chế nỏ thần An Dương Vương":  Nguồn: Truyền hình Nhân dân. 

Hoàng Lê

Xem tiếp...