Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

TIẾU LÂM KIM CỔ 259

(ĐC sưu tầm trên NET)
  
Clip hài hước nhất thế giới cười bể bụng về trẻ em

Xem tiếp...

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 53

                                                            Một Mai giã Từ Vũ Khí

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Thirty Seconds To Mars - This Is War

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận đại chiến Xích Bích, máu nhuộm Trường Giang - Trích Tân Tam Quốc


Đệ nhất thế chiến - Vai trò của người vắng mặt

Phi Hồ |



Đệ nhất thế chiến - Vai trò của người vắng mặt

Nhật Bản bằng thực lực của mình, vẫn có những tác động âm thầm nhưng then chốt đối với việc "dàn quân" của các bên.

Nhật Bản không phải là quốc gia tham chiến trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tuy nhiên, cường quốc Viễn Đông ấy, bằng thực lực của mình, vẫn có những tác động âm thầm nhưng then chốt đối với việc "dàn quân" của các bên, thông qua những tính toán địa chính trị vào thời điểm đó. 
Nói một cách khác, Đệ nhất thế chiến có "thừa hưởng" những hệ quả từ cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1905.
Lựa chọn không thể khác
Trận Đối Mã (Tsushima) năm ấy xứng đáng được xem là chiến thắng huy hoàng nhất trong lịch sử hải chiến của hải quân Nhật Bản, và hiệu ứng tâm lý của nó là vô cùng đáng kể.
Người ta không chỉ thấy một cường quốc đại dương mới nổi lên. Người ta thấy một cường quốc đại dương (từ thời Piotr Đại đế) lụn bại. Lần đầu tiên, một đoàn hải thuyền châu Á đánh bại hoàn toàn một hạm đội châu Âu, mà là đánh bại theo cách thuyết phục nhất. 
Hạm đội liên hợp Thái Bình Dương của đế quốc Nga Sa hoàng đã bị xóa sổ sau trận đánh đó. Nước Nga không còn việc gì để làm ở Viễn Đông, sau thất bại đó nữa.
Nhưng, chỉ 10 năm sau, họ đã lại dấn thân vào một cuộc chiến tranh mới, khốc liệt hơn gấp bội, trước những đối thủ hùng mạnh hơn gấp bội. Điểm khác biệt chỉ là trong Đệ nhất Thế chiến, chẳng còn ai nhắc đến hải quân Nga nữa. 
Vấn đề là, quân đội Nga vẫn thể hiện khá tốt năng lực của mình, và nếu không gặp phải những biến động ở hậu phương, họ vẫn hoàn toàn có thể cùng Anh và Pháp ca khúc khải hoàn.
Đệ nhất thế chiến - Vai trò của người vắng mặt - Ảnh 2.
Binh sĩ Nga trên chiến trường.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân để Anh và Pháp lôi kéo Nga vào cuộc "hoàn cầu đại chiến" này. Ngược lại, nước Nga Sa hoàng cũng có đầy đủ lý do để nhất thiết phải tham dự, và nhất thiết phải chọn lựa phía bên đó của lằn ranh chiến tuyến. Thất bại trước Nhật Bản ép họ lựa chọn như thế.
Khi Anh và Pháp nhận được tín hiệu cảnh báo rằng quân đội Nga Sa hoàng không mạnh như người ta vẫn hình dung, cùng lúc với việc Đức và Áo - Hung có thể cảm thấy hài lòng với sự suy yếu của địch thủ, thì những vận động dây chuyền kế tiếp có lẽ lại đã bị xem nhẹ.
Dù thua trận trước Nhật Bản trên biển, Nga vẫn là một khối tiềm lực khổng lồ, và vẫn đầy tham vọng. Không thể tiếp tục tiến ra Thái Bình Dương bởi Nhật Bản đã chặn đường, đế quốc ấy chỉ còn cách ưu tiên mọi sự tập trung và mọi nguồn lực cho các mặt trận trên lục địa.
Rời mắt khỏi các đường biên giới phía Đông ở châu Á, Nga quay lại chú tâm tìm cách bảo vệ và nới rộng các đường biên giới phía Tây, nơi chắc chắn họ sẽ va chạm trực tiếp với Đức - Áo - Hung. 
Họ cũng quan tâm hơn đến không gian phía Nam Âu, nơi sinh sống của những người Slave với những mối liên hệ truyền thống, nhưng lại đã trở thành bộ phận lãnh thổ của đế chế Áo - Hung. Họ cũng thèm khát đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm qua đó chiếm lấy con đường biển "độc đạo" thông từ Hắc Hải qua eo biển Darnaelles ra Địa Trung Hải.
Thổ Nhĩ Kỳ thất bại liên tiếp trong hai cuộc chiến tranh trên bán đảo Balkan những năm đầu thế kỷ XX, tình thế ấy khiến Nga cảm nhận được "vận thế" của họ dần tốt lên. Rất nhanh, nước Nga Sa hoàng bảo đảm với xứ tự trị Serbia nhỏ bé rằng họ sẵn sàng can thiệp vào mọi vấn đề rắc rối liên quan đến biên giới (giữa Serbia với Áo - Hung).
Trong khi đó, đế chế Áo - Hung lại có vẻ coi thường những "bại tướng" của Nhật Bản. Theo Robert Leckie trong cuốn Đệ nhất Thế chiến, công sứ Áo ở Serbia từng tuyên bố: "Phải làm cho Serbia biết sợ. Nếu không, các vùng biên giới cũ của chúng ta và cả những tỉnh mới sáp nhập sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm".
Và thế là, viên đạn mà thích khách người Serbia nã vào Hoàng tử Áo - Hung Ferdinand đã trở thành cái cớ để chiến tranh bùng nổ, một tia lửa bén vào thùng thuốc súng, một cơ hội mà rất nhiều cường quốc chờ đợi. Trong đó có nước Nga, dĩ nhiên.
Đệ nhất thế chiến - Vai trò của người vắng mặt - Ảnh 4.
Thất bại trước Nhật Bản, nhưng quân đội Nga vẫn là một khối tiềm lực khổng lồ.
Guồng quay nghiệt ngã
Phải nói rằng nước Anh còn mong đợi cuộc chiến này hơn cả nước Nga Sa hoàng. Sự trỗi dậy của nước Đức, đặc biệt là sự mở rộng các đội thương thuyền Đức với tốc độ chóng mặt, có thể xem như một sự công nhiên thách thức vị thế "Nữ hoàng của đại dương" mà nước Anh nắm giữ.
Say sưa với những viễn cảnh tươi sáng, vua Đức Wilhelm thậm chí còn không thèm giấu giếm ý định sẽ phát triển những hạm đội chiến đấu đủ sức so kè với hải quân hoàng gia Anh.
Nước Pháp cũng có những lý do riêng, để không thể bỏ lỡ cơ hội tham chiến. Thua trận năm 1870 dưới tay nước Đức, họ bị cướp mất hai tỉnh Alsace và Lorraine. Khi Quốc hội Pháp tuyên bố điều này, các đại biểu của hai tỉnh ấy rời phòng họp trong nước mắt, và cả nước Pháp xem đó là "quốc nhục". 
Những vết hằn rớm máu này thậm chí còn in dấu trên cả vài truyện ngắn thấm đẫm hương vị nhẹ nhàng và tinh tế của Alphonse Daudet, trong tập Những vì sao (Les Etoilles).
Pháp và Nga - những kẻ bại trận, tìm đến nhau một cách tự nhiên. Liên minh của họ có thêm Anh, quốc gia sẽ bằng mọi giá bảo vệ vị thế. Rất "chiều lòng" họ, phe "các cường quốc trung tâm" nhất quyết không tỏ ra mềm mỏng.
Đệ nhất thế chiến - Vai trò của người vắng mặt - Ảnh 5.
Châu Âu trong Đệ nhất Thế chiến.
Bá tước Leopold Von Berchtold - Bộ trưởng Ngoại giao Đức - phản ứng với vụ ám sát Hoàng tử Ferdinand theo cách của một tay nghiệp dư. Ông ta lập tức đề nghị đưa quân vượt qua biên giới, chiếm đóng Serbia. Và sau đó, khi kế hoạch này bị phản đối (bởi thực sự Áo - Hung chưa chuẩn bị gì cho tình trạng chiến tranh), ông ta cố gắng hạ nhục xứ tự trị đó.
Trước tiên, Berchtold thuyết phục hoàng đế Đức hứa rằng sẽ ủng hộ Áo nếu Áo bị Nga tấn công. Sau đó, Berchtold gửi cho Serbia một tối hậu thư, trong đó đề ra cho tiểu quốc này thời hạn là 48 giờ để đáp ứng những yêu cầu "mà không quốc gia tự trọng nào có thể chấp nhận". 
Nói ngắn gọn, đó là đòi hỏi Serbia phải "dập đầu nhận lỗi, bó gối xưng thần". Và như Ngoại trưởng Anh - Sir Edward Grey - nhận xét: "Đây là yêu sách nặng nề nhất mà một quốc gia này từng đưa ra cho một quốc gia khác".
Serbia, có Nga đứng sau lưng, đáp trả: "Không còn lựa chọn nào khác là quyết chiến". Ngày 28-7-1914, Áo tuyên chiến với Serbia. Nước Nga Sa hoàng lập tức ban lệnh động viên binh sĩ. Ngày 3107, Đức kêu gọi Nga dừng lại. 
Tất nhiên, khi guồng quay đã khởi động, không ai có thể ngăn cản nó dễ dàng như vậy. Đức tuyên chiến với Nga. Rồi đến lượt Pháp ra lệnh tổng động viên. Họ đã sẵn sàng chiến đấu với kẻ cựu thù để rửa nhục.
Vào đúng thời điểm ấy, thực ra, nước Anh cũng đang gặp phải những rắc rối trên đảo Ireland. Có điều, Luân Đôn cũng chẳng thể có lựa chọn nào khác. Họ đã cam kết sát cánh với Nga và Pháp. Họ chỉ còn chờ đợi một điều: Đức liệu có tôn trọng vị thế trung lập của nước Bỉ - điều mà nước Anh cam kết bảo vệ?
Câu trả lời là: Không!
Giới lãnh đạo nước Đức, không hiểu tại sao, lại tin rằng việc xâm phạm lãnh thổ Bỉ "như một nhu cầu cấp bách về mặt quân sự" sẽ được Anh chấp nhận. Ngày 3-8, Đức công khai đòi hỏi Bỉ mở một lối đi tự do vào đất Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.
Cuộc chiến đẫm máu thứ hai trong lịch sử loài người bắt đầu, và quân đội Nga Sa hoàng có mặt trong "vai chính". 
Chúng ta hoàn toàn có thể tự hỏi: Nếu không thua trận Đối Mã, nếu không thua trong cuộc đọ sức với Nhật Bản, nếu vươn được cánh tay của mình ra một dải Viễn Đông - Tây Thái Bình Dương, liệu nước Nga có "mặn mà" với việc dính vào những tranh chấp (vốn thực ra không liên quan gì nhiều đến họ) ở cựu lục địa đến thế? 
Liệu quân đội Nga có dấn thân vào cuộc chiến ấy sâu đến thế, và tạo nên những tác động mạnh mẽ đến thế trong kết cấu xã hội, một xã hội còn đang chưa yên biến chuyển sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản (xuất hiện vào năm diễn ra trận Đối Mã)?
Và loài người liệu sẽ có "Mười ngày rung chuyển thế giới", nếu hạm đội liên hợp Nga không bị đánh tan tành hay không?
theo An ninh Thế giới

Giải mật về cuộc đổ bộ lớn nhất trong Thế chiến II

Chỉ vài tuần trước khi diễn ra cuộc đổ bộ lên Normandy, phe Đồng minh phải đổi mật danh từ Ngày D thành Halcyon do lo ngại kế hoạch đã bị lộ.


   
 giai mat ve cuoc do bo lon nhat trong the chien ii hinh anh 1
Cuộc đổ bộ lên Normandy từng mang mật danh Halcyon chứ không phải Ngày D như các tài liệu đã ghi chép. Ảnh: Wikipedia.
Cuộc đổ bộ Ngày D lên Normandy vào tháng 6/1944 là một trong những cuộc tấn công đổ bộ lớn nhất lịch sử nhân loại. Thành công từ cuộc đổ bộ này đã tạo ra bước ngoặt lớn cho Chiến tranh Thế giới thứ 2, đẩy Đức quốc xã vào thế yếu và thất bại không lâu sau đó.
Yếu tố bất ngờ chính là mấu chốt thành công trong cuộc đổ bộ Ngày D, do đó đảm bảo tuyệt đối bí mật là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong các chiến dịch quân sự, mật danh là yếu tố rất quan trọng đảm bảo tính bí mật của nó. Người ta sẽ sử dụng mật danh trong các liên lạc giữa các đơn vị quân đội lúc phối hợp hành động. Đối phương có thể nghe lén các cuộc điện đàm nhưng việc sử dụng mật danh có thể khiến đối phương không phán đoán được kế hoạch cụ thể.
Theo Warhistoryonline, con trai một sĩ quan quân đội Hoàng gia Anh đã vô tình tìm thấy tập tài liệu tuyệt mật từ Thế chiến 2 khi ông ta dọn dẹp. Trong tập tài liệu mật này có một tài liệu phác thảo về việc đổi mật danh cho kế hoạch đổ bộ Ngày D.
Các tài liệu được công bố vào năm 1999 bởi Paul Wheeler con trai của Sam Wheeler, một sĩ quan quân đội Anh trong Thế chiến thứ 2. Sam Wheeler gia nhập quân đội Hoàng gia Anh từ những ngày đầu của cuộc chiến. Ông gia nhập Tập đoàn quân 21 có trụ sở chính tại London. Sam Wheeler là một phần trong nhóm chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho cuộc đổ bộ Ngày D. Các chuyên gia đã phân tích tài liệu và xác nhận rằng nó là bản gốc, trong khi bản copy có thể đang cất giữ trong hồ sơ lưu trữ quốc gia.
 giai mat ve cuoc do bo lon nhat trong the chien ii hinh anh 2
Bản phác thảo về việc đổi mật danh cho kế hoạch Ngày D do con trai một cựu sĩ quan quân đội Hoàng gia Anh tìm thấy trong nhà của bố mẹ mình. Ảnh: Warhistoryonline.
Theo tài liệu, 3 tuần trước khi kế hoạch diễn ra, các sĩ quan quân đội Anh đã nhận được lệnh phải ngưng sử dụng mật danh Ngày D và Overlord (một tên mã khác trong chiến dịch Normandy). Thay vào đó, họ sẽ sử dụng mật danh mới tương ứng là Halcyon và Hornpipe. Ngoài ra, một mật danh khác mang tên Ripcord cũng được lên kế hoạch trong trường hợp phải hoãn cuộc tấn công thêm 24 giờ nữa.
Tài liệu này tồn tại dưới dạng một bản ghi nhớ khẩn cấp vào ngày 19/5/1944. Nó được chỉ định là phải áp dụng ngay lập tức. Những nghi ngờ về kế hoạch Ngày D bị rò rỉ khi một số từ mã xuất hiện trong các trò chơi ô chữ trên một số tờ báo. Quân đội Hoàng gia Anh nhận thấy cần phải thay đổi mật danh để đảm bảo sự thành công cho chiến dịch.
Tuy nhiên, khi cuộc đổ bộ lên Normandy diễn ra thành công, mọi người đã chuyển sang sử dụng mật danh Ngày D. Trong các tài liệu công bố trước đây về Chiến tranh Thế giới thứ 2, không tài liệu nào đề cập đến việc thay đổi mật danh trong kế hoạch Ngày D.
Theo Đức Hải (Zing)

Tàu lượn khổng lồ kỳ dị của Đức trong chiến tranh Thế giới 2

authorPV Chủ Nhật, ngày 29/09/2019 20:32 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức quốc xã từng chế tạo một loại tàu lượn khổng lồ với mưu đồ tấn công nước Anh nhưng không thành.


   
Tính đến tháng 6/1940, Đức quốc xã đã chiếm phần lớn châu Âu, chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng của họ đã mang lại hiệu quả tối đa. Các cuộc tấn công bất ngờ quy mô lớn với tốc độ cao khiến đối phương không kịp trở tay. Sau khi chiếm nước Pháp, Hitler đã lên kế hoạch tấn công nước Anh.
 tau luon khong lo ky di cua duc trong chien tranh the gioi 2 hinh anh 1
Những chiếc tàu lượn khổng lồ. Ảnh: Wikipedia.
Không quân Đức nhận nhiệm vụ làm tiêu hao sinh lực quân đội Anh bằng cuộc tập kích đường không quy mô lớn hàng đầu trong lịch sử. Hitler đã yêu cầu giới khoa học quân sự phát triển một loại phương tiện phục vụ cho chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng. Hitler muốn sử dụng một lực lượng 160.000 quân cùng vũ khí hạng nặng đổ bộ lên bờ biển Anh.
Các chiến thuật đánh chiếm thành công phần lớn châu Âu không thể áp dụng với nước Anh, khoảng cách 40 km giữa eo biển Anh-Pháp là một trở ngại vô cùng lớn cho kế hoạch tấn công chớp nhoáng vào nước này. Hải quân Đức không có lực lượng đủ mạnh để áp đảo Hải quân Hoàng gia Anh.
 tau luon khong lo ky di cua duc trong chien tranh the gioi 2 hinh anh 2
Tàu lượn Me 321 là một ý tưởng táo bạo và cho thấy sức sáng tạo không giới hạn của các kỹ sư Đức quốc xã. Ảnh: Militaryfactory.
Những năm 1930, người Đức đã phát triển tàu lượn tấn công và đạt được những thành công nhất định. Các tàu lượn này phần lớn là loại nhỏ chỉ có thể chở theo tối đa 10-20 người lính. Nếu sử dụng những tàu lượn này sẽ không thể chở theo các vũ khí hạng nặng và quân số cần thiết.
Hitler đã yêu cầu nhà máy Messerschmitt chế tạo một loại tàu lượn lớn hơn nhằm phục vụ cho kế hoạch “Sư tử biển” táo bạo của ông ta, theo Military Factory. Điều ngạc nhiên là chỉ trong vòng 14 ngày, các nhà thiết kế đã hoàn thành bản vẽ mẫu tàu lượn lớn nhất trong lịch sử.
Mẫu tàu lượn được gọi là Messerschmitt  Me 321 Gigant (phiên âm tiếng Đức có nghĩa là khổng lồ). Chiếc tàu lượn có chiều dài 28,15 m, sải cánh 55 m, cao 10,15 m. Tàu lượn cần có trọng lượng nhẹ để cất cánh trong khi vẫn phải đảm bảo độ chịu lực cần thiết. Các nhà thiết kế đã đưa ra giải pháp xây dựng kết cấu khung tàu lượn làm bằng thép và gỗ cực kỳ độc đáo.
Cấu trúc chính làm bằng các ống thép rỗng được gia cường bằng 22 thanh tạo khung ở mỗi cánh, các thanh xà dọc làm bằng gỗ bên ngoài phủ một lớp vải bọc đặc biệt dùng trong hàng không. Tàu lượn Me 321 có thể chở theo 120 binh lính với đầy đủ trang bị. Nó còn có thể chở theo xe tăng hạng nhẹ, pháo, xe vận tải các loại với tổng tải trọng lên đến 24 tấn.
 tau luon khong lo ky di cua duc trong chien tranh the gioi 2 hinh anh 3
Từ ý tưởng tàu lượn, người ta đã lắp động cơ đưa nó trở thành chiếc máy bay vận tải lớn nhất trong thế chiến thứ 2. Ảnh: Militaryfactory.
Me 321 là một phương tiện vận chuyển khiến Hitler hài lòng và ông ta muốn có nó một cách nhanh chóng để tiến hành xâm lược nước Anh. Tuy nhiên, để đưa chiếc tàu lượn khổng lồ này lên trời thực sự là một thách thức lớn. Các máy bay thời đó không đủ sức mạnh để kéo nó lên không trung.
Các kỹ sư đưa ra giải pháp gắn thêm 4 tên lửa đẩy hai bên cánh nhằm tăng lực đẩy cho nó, trong khi 3 chiếc máy bay chiến đấu Bf 110 sẽ kết hợp kéo nó lên không trung. Việc điều phối hoạt động chung cho 3 máy bay cùng lúc rất khó khăn, đã có rất nhiều vụ va chạm và suýt va chạm giữa 3 chiếc Bf 110 khiến giải pháp này trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Ý tưởng tiếp theo là ghép hai chiếc máy bay Heinkel He 111 thành một máy bay. Giải pháp này có vẻ kỳ dị nhưng lại tỏ ra hiệu quả. Nó đã thành công trong việc đưa chiếc tàu lượn khổng lồ lên không trung. Cuối cùng, người ta lại đưa ra giải pháp lắp động cơ cho chiếc tàu lượn. 6 động cơ cánh quạt  Gnome-Rhone 14N-48/49 biến nó từ tàu lượn thành máy bay vận tải lớn nhất trong thế chiến thứ hai. Biến thể này được gọi là Me 323.
Tàu lượn khổng lồ đã sẵn sàng cho cuộc xâm lược nước Anh nhưng sự kháng cự mạnh mẽ của Không quân Hoàng gia buộc Hitler phải xem xét lại kế hoạch. Chiến dịch Sư tử biển bị hủy bỏ vào tháng 9/1940. Đức quốc xã đã sử dụng tàu lượn Gigant trong cuộc xâm lược Liên Xô. Khoảng 200 chiếc đã được sản xuất trong giai đoạn 1940-1942.
Xem tiếp...

VÕ THUẬT TINH HOA 82

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chấn Động Võ Trung Quốc: Từ Hiểu Đông Hạ Knock-out Võ Sư Vịnh Xuân Trong 47 Giây


Võ sư Nam Anh Kiệt: Tôi sẽ là người đầu tiên góp tiền để Cung Lê đấu Từ Hiểu Đông

Tiểu Mã |

Võ sư Nam Anh Kiệt: Tôi sẽ là người đầu tiên góp tiền để Cung Lê đấu Từ Hiểu Đông

Võ sư Nam Anh Kiệt cho rằng Cung Lê chỉ “ăn mày dĩ vãng” và là một “chuyên gia” xuyên tạc sự thật.

Vừa qua, Cung Lê và võ sư Flores phái Vịnh Xuân Nam Anh lại bước vào một cuộc khẩu chiến mới sau khi võ sĩ gốc Việt về Việt Nam để theo dõi sự kiện boxing Victory 8.
Cung Lê khẳng định rằng anh đã nhắn cho Flores địa chỉ nơi ở của mình và sẵn sàng "đấu đến chết" nhưng Flores không dám đến. Cung Lê ngạo mạn cho rằng nếu giao đấu, chỉ cần một đòn của anh là đủ để khiến Flores "đi ngủ ngay"!.
Lập tức Flores đã đáp trả kịch liệt. Võ sư người Canada cho rằng Cung Lê chỉ là gã "anh hùng rơm, đạo đức giả". Theo Flores thì Cung Lê chưa bao giờ dùng võ thuật để làm những việc cao quý mà tất cả chỉ nhằm mục đích kiếm tiền.
Chứng kiến màn khẩu chiến của Cung Lê, võ sư Nam Anh Kiệt, cựu Tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh tỏ ra rất bức xúc trước động thái "khiêu chiến" của võ sĩ gốc Việt.
Tối 30/10, võ sư Nam Anh Kiệt chia sẻ với Trí Thức Trẻ: "Thực sự tôi không hiểu vì sao một võ sĩ nổi tiếng như Cung Lê lại cứ thích bới bèo ra bọ. Chuyện đã qua lâu rồi tại sao ông ta cứ nhắc lại mãi. Bản thân ông ta từ trước tới nay chỉ đánh vì tiền. Ông ta nhìn nhận vấn đề một cách sai bét.
Ông ta bây giờ lại bới lại chuyện cũ với danh nghĩa là để bảo vệ những võ sư già ở Việt Nam. Khổ nỗi, mấy võ sư Linh và võ sư Châu đều là những người đàng hoàng tử tế, có ai cần ông ta bênh vực đâu. Cách nói của Cung Lê chỉ lừa bịp mấy người không hiểu chuyện thôi. Mục đích của Cung Lê là đánh bóng tên tuổi, cái đó quá rõ rồi. Anh ta chỉ ăn mày dĩ vãng.
Võ sư Nam Anh Kiệt: Tôi sẽ là người đầu tiên góp tiền để Cung Lê đấu Từ Hiểu Đông - Ảnh 1.
Võ sư Nam Anh Kiệt tỏ ra rất bức xúc và cho rằng Cung Lê chỉ là kẻ ăn mày dĩ vãng!.
Cung Lê cố tình lờ đi chuyện Flores chỉ bóc mẽ Huỳnh Tuấn Kiệt, còn hai võ sư Linh và võ sư Châu là giao lưu đơn thuần và đều đã cảnh báo trước về sự chênh lệch tuổi tác rồi nhưng Cung Lê không hề nói đến. Ông ta cũng không hề nói đến việc Flores chấp tuổi để đấu với Lưu Cường. Hơn nữa, chuyện cũ qua lâu rồi sao ông ta cứ bới lại hoài?".
Võ sư Nam Anh Kiệt cũng rất bức xúc và cho rằng, nếu Cung Lê thực sự muốn bảo vệ võ cổ truyền, tại sao không sang thách đấu Từ Hiểu Đông của Trung Quốc. Nếu Cung Lê làm điều đó, anh sẽ là người đầu tiên quyên góp tiền để Từ Hiểu Đông chấp nhận thượng đài.
"Không ai phủ nhận thành tích và tầm cỡ của Cung Lê, nhưng cách nhìn của anh ta là xuyên tạc sự thật để đánh bóng lại tên tuổi, điều đó không xứng tí nào. Tại sao ông ta không thay mặt các võ sư Việt Nam sang đất Trung Quốc mà thách đấu Từ Hiểu Đông khi Hiểu Đông nhục mạ văn hóa võ cổ truyền?
Cung Lê nói rằng anh ta yêu Việt Nam, vậy tại sao ông ta không làm một việc có ích là vạch trần những trò bịp của võ cổ truyền mà đi kiếm chuyện để tìm cách nổi tiếng trở lại. Tôi nghĩ Cung Lê làm gì cũng chỉ vì mục đích kiếm tiền. Có vậy thôi.
Nếu Cung Lê lấy danh nghĩa là người Việt Nam đạt đẳng cấp cao nhất ở đấu trường võ thuật chuyên nghiệp quốc tế để thách đấu Từ Hiểu Đông, tôi dám chắc rằng người chiến thắng sẽ là Cung Lê. Tôi cam đoan rằng chính tôi sẽ là người đầu tiên quyên góp tiền và ủng hộ cho Cung Lê thách đấu Từ Hiểu Đông, bởi đó là anh ta làm một việc có ích và cổ vũ cho võ Việt".
Võ sư Nam Anh Kiệt: Tôi sẽ là người đầu tiên góp tiền để Cung Lê đấu Từ Hiểu Đông - Ảnh 2.
Võ sư Nam Anh Kiệt cho rằng Cung Lê nên bảo vệ và cổ vũ võ cổ truyền Việt Nam bằng cách thách đấu Từ Hiểu Đông thay vì công kích Flores. Nếu Cung Lê làm điều đó, Nam Anh Kiệt sẽ là người đầu tiên quyên góp kinh phí.
Gác lại việc công kích Cung Lê, võ sư Nam Anh Kiệt cũng chia sẻ thêm về những khúc mắc giữa anh với võ sư Nam Nguyên Khánh:
"Tôi vẫn sẽ kiện ông Nam Nguyên Khánh. Nhưng đây là kiện cáo dân sự nên sẽ khá lâu mới có thể giải quyết. Tôi phải kiện để lấy lại danh dự, chứ tiền thì tôi biết ông ta cũng chẳng có đâu để mà đòi".
theo Trí Thức Trẻ

Nóng: Võ sư Nam Nguyên Khánh đòi 81 triệu đồng, võ sư Nam Anh Kiệt ra cú đáp trả bất ngờ

Tiểu Mã |
Nóng: Võ sư Nam Nguyên Khánh đòi 81 triệu đồng, võ sư Nam Anh Kiệt ra cú đáp trả bất ngờ

Căng thẳng giữa hai võ sư Nam Anh Kiệt và Nam Nguyên Khánh có thể sẽ leo thang sau buổi hòa giải bất thành vào sáng nay, 15/8.

Cách đây không lâu, làng võ Việt đã xôn xao xung quanh câu chuyện võ sư Nam Anh Kiệt dùng vũ lực tấn công võ sư Nam Nguyên Khánh, xuất phát từ những mâu thuẫn nội bộ.
Sau sự kiện "gây bão", võ sư Nam Anh Kiệt bị cách chức tổng đàn chủ phái Vịnh Xuân Nam Anh. Trong khi đó, võ sư Nam Nguyên Khánh cũng gửi đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng tại TP.HCM.
Theo võ sư Nam Anh Kiệt (tên khai sinh: Nguyễn Đăng Tùng) thì vào sáng nay (15/8), anh đã có buổi làm việc tại UBND phường 4, quận Phú Nhuận (TP.HCM) theo giấy mời hòa giải của phường nơi mà anh đang cư trú. Giấy mời hòa giải có ghi nội dung: "Hòa giải tranh chấp liên quan đến bồi thường và xin lỗi công khai do có hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác".
Nóng: Võ sư Nam Nguyên Khánh đòi 81 triệu đồng, võ sư Nam Anh Kiệt ra cú đáp trả bất ngờ - Ảnh 1.
Thư mời hòa giải được gửi tới võ sư Nam Anh Kiệt (tên khai sinh là Nguyễn Đăng Tùng).
Tuy nhiên, nỗ lực hòa giải đã bị đổ bể, do võ sư Nam Anh Kiệt không đồng tình với những yêu cầu từ phía luật sư của võ sư Nam Nguyên Khánh đưa ra.
Võ sư Nam Anh Kiệt trao đổi với Trí Thức Trẻ: "Sáng nay, tôi đã lên phường làm việc theo giấy gọi hòa giải nhưng kết quả là hòa giải bất thành. Ở buổi làm việc này, võ sư Nam Nguyên Khánh không có mặt mà ông ta ủy quyền cho luật sư của mình.
Trong buổi hòa giải thì luật sư của Nam Nguyên Khánh đưa ra yêu cầu rằng tôi phải bồi thường cho ông Khánh 81 triệu đồng. Số đó bao gồm 10 tháng lương là 41 triệu đồng và thiệt hại tinh thần là 40 triệu đồng nữa. Ngoài ra, họ yêu cầu tôi phải gỡ bài viết về Nam Nguyên Khánh trên facebook và xin lỗi công khai ông ta.
Tuy nhiên, tôi không chấp nhận được những yêu cầu này. Lý do là bởi những gì tôi từng nói là sự thật và tôi có nhân chứng. Tôi nghĩ ông ta khó kiện tôi tội hình sự nên muốn chuyển sang dân sự. Ông ta muốn hại tôi. Ông ta cũng cùng đường rồi, không ai chơi nữa. Lớp cũng sắp tan và học trò chỉ còn rất ít".
Nóng: Võ sư Nam Nguyên Khánh đòi 81 triệu đồng, võ sư Nam Anh Kiệt ra cú đáp trả bất ngờ - Ảnh 2.
Võ sư Nam Anh Kiệt không chấp nhận yêu cầu phải bồi thường và xin lỗi công khai từ phía luật sư của võ sư Nam Nguyên Khánh.
Cũng theo lời tiết lộ của võ sư Nam Anh Kiệt, buổi hòa giải sáng nay được diễn ra xuất phát từ lý do võ sư Nam Nguyên Khánh gửi đơn lên phường để tố cáo anh "xúc phạm danh dự và nhân phẩm" bởi những bài viết trên mạng xã hội chứ buổi hòa giải này không bao hàm vụ đánh lộn tại nhà của ông Khánh.
Sáng nay, chúng tôi cũng liên hệ với võ sư Nam Nguyên Khánh để tìm hiểu thêm về sự việc này. Vị Chưởng môn phái Vịnh Xuân Quyền Nam Bắc tỏ ra khá bức xúc và còn tuyên bố sẽ làm mọi việc cho ra nhẽ.
Võ sư Nam Nguyên Khánh nói: "Đơn mà tôi gửi lên phường nơi Nam Anh Kiệt cư trú là tôi gửi cho bên Văn hóa – Thông tin bởi anh ta đã sỉ nhục và vu khống tôi ở trên mạng. Còn vụ anh ta hành hung tôi thì tôi đã gửi đơn lên quận 3 là khác. Đó là hai vụ khác nhau.
Riêng chuyện anh ta xúc phạm tôi, nếu phường không hòa giải được, tôi sẽ đưa lên tòa án tối cao. Không phải riêng gì tôi mà cả nước bị bức xúc. Từ những năm 2015, 2016 hay 2017, nó (võ sư Nam Anh Kiệt – PV) luôn kiếm chuyện với tôi. Anh ta bịa đặt ra rất nhiều chuyện rồi vu khống, sỉ nhục tôi.
Còn về vụ hành hung thì tôi vẫn lên trên quận 3 liên tục trong mấy ngày nay. Họ cũng lấy lời khai của Nam Anh Kiệt rồi. Tôi vẫn sẽ chờ quận giải quyết về vụ này".
Nóng: Võ sư Nam Nguyên Khánh đòi 81 triệu đồng, võ sư Nam Anh Kiệt ra cú đáp trả bất ngờ - Ảnh 3.
Võ sư Nam Nguyên Khánh khẳng định đã gửi hai đơn tố cáo Nam Anh Kiệt tới hai cơ quan khác nhau bởi những lý do bị hành hung và bị bôi nhọ danh dự.
Có thể thấy, sau rất nhiều luồng ý kiến trái chiều từ dư luận thì đến thời điểm hiện tại, những mâu thuẫn giữa hai võ sư Nam Anh Kiệt và Nam Nguyên Khánh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Không loại trừ khả năng những xung đột giữa hai nhân vật này sẽ còn tiếp diễn sau vụ hòa giải bị đổ bể vào sáng nay.
theo Trí Thức Trẻ

Nam Anh Kiệt: ‘Tôi không hối hận vì đã dạy dỗ Nam Nguyên Khánh’

Võ sư của Vịnh Xuân Nam Anh khẳng định đánh Nam Nguyên Khánh vì đối thủ đe dọa gia đình và sỉ nhục thầy của anh.
Nam Anh Kiệt (áo đen, đeo kính) được coi là bộ não của môn phái Vịnh Xuân Nam Anh.
Nam Anh Kiệt (áo đen, đeo kính) được coi là bộ não của môn phái Vịnh Xuân Nam Anh.
"Tôi rất buồn khi phải rời vị trí mà mình đảm nhiệm từ năm 2015. Tôi còn muốn đóng góp cho môn phái nhiều nhưng bây giờ bị cách chức, không còn tiếng nói nữa. Tuy nhiên, tôi không hối hận về sự việc với Nam Nguyên Khánh. Anh ta sỉ nhục tôi, thầy và gia đình tôi nên tôi không thể kìm chế", võ sư Nam Anh Kiệt chia sẻ với VnExpress sáng 16/7, sau khi bị phái Vịnh Xuân Nam Anh cách chức Tổng đàn chủ vì đánh chưởng môn Vịnh Xuân Quyền Nam Bắc - Nam Nguyên Khánh.
Hôm qua, trên mạng xuất hiện video quay cảnh một nhóm người - trong đó có võ sư Nam Anh Kiệt - ẩu đả tại nhà của Nam Nguyên Khánh. Tổng đàn chủ Vịnh Xuân Nam Anh hoàn toàn chủ động, liên tục đấm đá, kể cả khi đối thủ ngã ra sàn. Cộng đồng võ thuật tỏ ra bức xúc, cho rằng đây là hành vi phản cảm vì không giống với một cuộc tỷ thí thông thường.
Võ sư Nam Nguyên Khánh kể lại rằng hôm đó ông đang dạy võ thì Nam Anh Kiệt đem theo bốn người đến, bao vây và lợi dụng lúc ông đang gọi điện thoại thì ra tay. Trong khi đó võ sư của Vịnh Xuân Nam Anh khẳng định: "Tôi không tự dưng đột nhập vào nhà Nam Nguyên Khánh. Chính anh ta đã nói tôi có thể tới và tỷ thí bất cứ lúc nào. Tôi nhận lời, còn nói chấp anh ta một tay, một chân. Vậy mà lần nào tôi tới anh ta cũng tìm cách lảng tránh. Hôm đó đi cùng tôi chỉ có hai thành viên, trước đây từng học thầy Trần Ngọc Thắng. Họ không liên quan tới Vịnh Xuân Nam Anh nên không thể nói chúng tôi tới đánh úp. Khi nói chuyện, đôi bên ngồi đối diện nhau. Anh ta lại là chưởng môn, lúc nào chẳng thủ thế, làm sao có thể đánh lén. Đoạn video lan truyền trên mạng là cảnh tôi đánh anh ta, quả thực rất phản cảm với người xem. Tôi hiểu cảm giác đó. Nhưng nếu hiểu đầu đuôi câu chuyện, mọi người sẽ biết vì sao tôi tới đánh anh ta. Tôi khẳng định mình không hối hận vì đánh kẻ xấc xược, sỉ nhục thầy và đe doạ gia đình mình".
Nguyên nhân vụ ẩu đả lần này xuất phát từ những kích bác trên mạng xã hội. Hồi tháng 6, cựu vô địch SEA Games Nguyễn Văn Tuấn thách đấu cả môn phái Vịnh Xuân Nam Anh, nên Tổng đàn chủ Nam Anh Kiệt cử Samuel Lacoste ra nhận lời. Võ sư Nam Nguyên Khánh cho rằng Vịnh Xuân Nam Anh không dám cử người Việt Nam thi đấu mà toàn sử dụng người nước ngoài, có thể hình và thể lực vượt trội. "Ý anh ta muốn tôi thân chinh ra tiếp đòn", võ sư Nam Anh Kiệt lý giải. "Trước những lời khiêu khích đó, tôi đã giải thích rằng đấu với tôi cũng được, nhưng phải có tuần tự vì tôi là Tổng đàn chủ nên cứ vượt qua Samuel Lacoste thì sẽ tới tôi. Ngay lập tức Nam Nguyên Khánh nói rằng anh ta là sư bá của tôi. Thực tế, tôi và anh ta trước cùng học thầy Trần Ngọc Thắng. Anh ta sau đó bị đuổi, ra mở môn phái riêng. Tôi bây giờ theo học thầy Nam Anh. Thế mà anh ta bịa chuyện để đòi làm bậc cha chú của tôi. Tôi còn giữ những tin nhắn anh ta doạ tấn công gia đình tôi. Như thế đâu có được".
Lâm Thoả

Hai lần đến võ đường thách đấu Từ Hiểu Đông bất thành, võ sư Flores trở lại VN

12/07/2019 15:37 GMT+7

TTO – Dù cố gắng tìm gặp võ sĩ MMA Từ Hiểu Đông nhưng không thành, võ sư Vịnh Xuân chính thống phái (còn gọi là Vịnh Xuân Nam Anh) Pierre Francois Flores (Canada) đã trở lại Việt Nam.


Hai lần đến võ đường thách đấu Từ Hiểu Đông bất thành, võ sư Flores trở lại VN - Ảnh 1.
Võ sư Flores hai lần đến võ đường của Từ Hiểu Đông nhưng không gặp mặt - Ảnh cắt từ clip
Theo ông Nam Anh Kiệt, đại diện Việt Nam Vịnh Xuân chính thống phái, võ sư Flores đã 2 lần đến tận võ đường của Từ Hiểu Đông. Lần đầu vào tối 9-7, nhưng không gặp được võ sĩ người Trung Quốc.
Đến sáng 10-7, võ sư Flores một lần nữa quay trở lại nhưng vẫn không gặp được Từ Hiểu Đông. Vì vậy, võ sư Flores đành quay về Việt Nam. Một trong những lý do võ sư  Flores muốn thách đấu với họ Từ là vì muốn chứng minh võ thuật truyền thống "vẫn có nhiều giá trị". 
Từ Hiểu Đông nổi tiếng với việc chuyên đi thách đấu các môn phái võ thuật truyền Trung Quốc, trong đó có phái Vịnh Xuân, để chứng minh họ thiếu tính thực chiến.
Theo ông Nam Anh Kiệt, chiều 12-7, Flores đã có mặt Việt Nam. Kế hoạch trước mắt của Flores là đi du lịch một số tỉnh miền Bắc.
Sau đó, ông sẽ quay về TP. Hồ Chí Minh để gặp mặt đồng môn phái Vịnh Xuân Nam Anh tại Việt Nam rồi trở lại Canada.
Flores đến tận võ đường thách đấu nhưng chưa gặp Từ Hiểu Đông Flores đến tận võ đường thách đấu nhưng chưa gặp Từ Hiểu Đông
TTO - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, võ sư Vịnh Xuân Pierre Francois Flores đã đến tận võ đường của Từ Hiểu Đông tại Trung Quốc để thách đấu vào hôm 9-7. Tuy nhiên, Từ Hiểu Đông không có mặt ở võ đường.
ĐỨC KHUÊ


Từ Hiểu Đông: ‘Võ Trung Quốc cũng chẳng bằng một góc của MMA’

Thái Việt
Xem tiếp...