Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 100/g

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Kỳ 1: Cuộc đấu đá nội cung thời Lý || Cuộc chiến chống liên minh Tống - Chiêm - Khmer thời Lý
 
Kỳ 2: Ngoại giao Việt Tống và âm mưu của nước Tống || Cuộc chiến chống Tống - Chiêm - Khmer thời Lý
      Kỳ 3: Chiêm Thành, mối nguy từ phương Nam || Cuộc chiến chống liên minh Tống - Chiêm Khmer thời Lý
 
Kỳ 4: Lý Thường Kiệt quyết định đánh phủ đầu || Cuộc chiến chống liên minh Tống Chiêm Khmer thời Lý

Trong lịch sử vào thời nhà Lý, lúc hoàn cảnh đất nước bị kẹp giữa liên minh Tống – Chiêm, Đại Cồ Việt đã có một cơ hội rất tốt để tiến quân sang Trung Quốc đánh bại nhà Tống. Nhưng đến phút cuối cùng cơ hội này lại bị vuột mất…
Sự việc này liên quan đến một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi: chính quyền Trung Quốc ngày nay tuyên truyền rằng ông là người đã đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến; phía Việt Nam thì từng tôn vinh ông như một hình tượng đoàn kết các dân tộc thiểu số chống lại ngoại xâm; có người xem ông là một thế lực tự trị; cũng có người gọi ông là giặc loạn; lại có người coi ông như một vị anh hùng dân tộc. Ông là Nùng Trí Cao.


Nùng Trí Cao
Nùng Trí Cao là người đã khiến quân Tống khiếp đảm, khiến danh tướng Địch Thanh phải vất vả. Trong ảnh là tạo hình danh tướng Địch Thanh và chùa Trúc Lâm Bản Giốc, nơi có thờ Nùng Trí Cao. (Ảnh tổng hợp – Ảnh gốc: Tai Do Khac, taybacvietnam.wordpress.com)

ADVERTISEMENT
Nùng Trí Cao là thủ lĩnh dân tộc người Choang (hay người Tráng tức người Tày, Nùng ngày nay) ở Quảng Nguyên (nay là tỉnh Cao Bằng). Ông là con của thủ lĩnh địa phương Nùng Tồn Phúc và bà A Nùng. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc tự xưng là Chiêu Thành Hoàng Đế, đặt tên nước là Trường Sinh rồi đem quân tiến đánh các nơi.
Tháng 2/1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh quân của Nùng Tồn Phúc. Nùng Tồn Phúc thua trận, phải cho quân chạy vào núi nhưng vẫn bị bắt. Vua Lý sai chém cả Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông.

Mong muốn thành lập vương quốc tự trị cho người Choang

Vì mong muốn lập một vương quốc tự trị riêng cho người Choang nên nhiều lần Nùng Trí Cao đã nổi lên, nhưng lần nào cũng bị quân triều đình nhà Lý đánh bại.
Năm 1041, Nùng Trí Cao hợp quân tiến đánh châu Thảng Do (gần Quảng Nguyên), Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép rằng:
Năm ấy, Nùng Trí Cao cùng với mẹ là A Nùng từ động Lôi Hỏa lại về chiếm cứ châu Thảng Do, đổi châu ấy làm nước Đại Lịch. Vua sai tướng đi đánh, bắt sống được Trí Cao đem về Kinh sư. Vua thương tình vì cha là Tồn Phúc và anh là Trí Thông đều đã bị giết nên tha tội, cho giữ châu Quảng Nguyên như cũ, lại phụ thêm cho bốn động Lôi Hỏa, Bình, An, Bà và châu Tư Lang nữa.
Năm 1048, Trí Cao lại chiếm giữ phía Tây động Vật Ác (thuộc Quảng Nguyên), vua sai tướng Quách Thịnh Dật đi đánh khiến Trí Cao phải đầu hàng.
Sở dĩ những cuộc nổi dậy của cha con Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao ở Đại Việt đều rất nhanh chóng bị đánh bại là vì nhà Lý có một cơ quan gọi là “Khu Mật Viện” giống như cơ quan tình báo ngày nay, do những người Tày Nùng cung cấp thông tin. Do vậy nhà Lý nắm chắc mọi chi tiết về Nùng Trí Cao, khiến Đại Việt đánh thắng rất dễ dàng. Nùng Trí Cao dù ẩn thân ở đâu cũng bị phát hiện và chỉ cần một cuộc điều binh là bắt sống được. Vì tự tin nắm chắc Nùng Trí Cao trong tay nên khi bắt được, nhà Lý cũng chỉ cần răn đe và thả ra ngay mà không cần lo lắng gì.


Nùng Trí Cao
Nùng Trí Cao xin làm chư hầu phụ thuộc nhà Tống. (Ảnh qua Knews.cc)

Năm 1052, Nùng Trí Cao lại tự xưng là Nhân Huệ Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Nam. Vì không được nhà Lý công nhận, Trí Cao quyết định xin làm làm chư hầu phụ thuộc nhà Tống, mong nhà Tống phong vương và bảo hộ cho mình. Nhưng vua Tống Nhân Tông không đồng ý. Vậy là Nùng Trí Cao liền đem binh tiến sang đất Tống nhằm khẳng định sức mạnh của dân tộc Choang để buộc vua Tống phải phong hầu.

Cuộc tấn công khiến quân Tống kinh hoàng

Được sự giúp đỡ của các thủ lĩnh người Tày, người Thái ở Quảng Tây, quân của Nùng Trí Cao chiếm được rất nhiều châu như: Hoành châu, Quý châu, Cung châu, Tầm châu, Đằng châu, Ngô châu, Khang châu, Đoan châu, Ung châu, rồi đem quân vây hãm Quảng châu.
Thế nhưng thành Quảng châu kiên cố, quân Tống liều chết giữ thành, nên sau 57 ngày công phá không chiếm được thành, Nùng Trí Cao ngừng công kích. Nhưng ông vẫn cho quân tiến tiếp lên phía Bắc đánh chiếm thành Thanh Viễn, Anh châu, Thiều châu.
Thắng trận, Nùng Trí cao cho quân tiến về phía Tây chiếm tiếp Liên Châu, Hạ Châu, Thiệu châu. Toàn thắng, quân của Nùng Trí Cao tiến lên phía Bắc đánh chiếm Cung châu và Toàn châu, đến tận dãy núi Ngũ Lĩnh.


Nùng Trí Cao
Bản đồ đường tiến quân của Nùng Trí Cao của tác giả Trần Việt Bắc – vẽ lại theo tài liệu và bản đồ trong bài viết “Decisive Battles: Parallels Between the Battles of the Kunlun Pass (China, 1054) and Hastings (England, 1066)” Presented at ASPAC ’98. Whitman College, June, 1998. JeffreyBarlow (Ph.D)

Ngũ Lĩnh là dãy núi hiểm trở, rất khó để vượt núi tiến về phía Bắc, nên Nùng Trí Cao Đổi hướng tiến quân về hướng Tây Nam đánh chiếm Quế Châu, Hưng An, Liễu châu, Tấn Châu và chiếm lại Ung Châu (đã bị nhà Tống chiếm lại tháng 10/1052).
Lúc này Nùng Trí Cao đã chiếm được một dải đất rộng lớn. Ông ta dự định xây dựng một vương quốc hùng mạnh riêng của người Choang.
Cuộc tiến binh của Nùng Trí Cao khiến cả triều đình và quan lại nhà Tống lo sợ. Trong khi vua Tống đang bối rối thì vua Lý Thái Tông của Đại Cồ Việt gửi thư xin được mang quân phối hợp với nhà Tống đánh Nùng Trí Cao. Vua Tông liền đồng ý. Quân Đại Cồ Việt tiến về biên giới.
Tuy nhiên danh tướng nhà Tống là Địch Thanh khi nghe tin vua Tống đồng ý để Đại Cồ Việt giúp đánh Nùng Trí Cao thì trong lòng như có lửa đốt. Ông biết rằng quan hệ Tống – Việt vốn chẳng tốt đẹp, Tống – Chiêm luôn là mối họa cho Đại Cồ Việt. Tại sao Đại Cồ Việt lại muốn đem quân sang giúp?


Nùng Trí Cao
Danh tướng Địch Thanh của nhà Tống.

Địch Thanh vội vàng khuyên can Tống Nhân Tông rằng: “Có một Nùng Trí Cao mà đất Lưỡng Quảng không khống chế được, lại phải nhờ quân ngoại quốc vào đánh giúp. Nếu có ai nhân đó mà nổi loạn, thì làm thế nào?”
Vua Tống tỉnh ra cho là phải, liền sai người báo quân Đại Cồ Việt (lúc đó đã gần đến biên giới) là không cần giúp đỡ. Đồng thời Vua sai tướng Dư Tĩnh và Tôn Miện đánh Nùng Trí Cao. Tuy nhiên quân Tống đánh mãi vẫn không sao thắng được.


Nùng Trí Cao
Địch Thanh khuyên can vua Tống. (Ảnh minh họa qua knews.cc)

Thấy thanh thế quân của mình ngày càng mạnh, Nùng Trí Cao dâng biểu xin vua Tống phong cho mình là Tiết độ sứ ở Ung châu và Quý châu. Vua Tống toan đồng ý, nhưng Địch Thanh lại xin dẫn quân đi đánh.

Nùng Trí Cao bại trận

Đầu năm 1053, Địch Thanh hội cùng cánh quân của Dư Tĩnh và Tôn Miện, đóng ở Tân châu (Quảng Tây ngày nay).
Địch Thanh quyết định dùng “Nhẫn” để đánh Nùng Trí Cao. Ông lệnh cho các tướng không được xuất quân, ai trái lại sẽ bị xử theo quân lệnh. Tướng Trần Thự trái lệnh đem quân đi đánh và bị thua trận, Địch Thanh bèn đem xử trảm, đồng thời cho quân nghỉ ngơi 10 ngày.
Quân do thám báo cho Nùng Trí Cao biết tình hình quân Tống. Trí Cao cho rằng quân Tống thua nhiều trận, không dám giao chiến nữa mới nghỉ ngơi 10 ngày, nên chủ quan khinh địch, thành trì không còn canh phóng cẩn mật như trước nữa.


Nùng Trí Cao
Tranh minh họa cuộc chiến giữa Địch Thanh và Nùng Trí Cao. (Ảnh qua Knews.cc)

Lúc này Địch Thanh bất ngờ điều binh tiến đánh. Quân của Nùng Trí Cao hoàn toàn bất ngờ và bị tan vỡ, nhiều tướng bị tử trận. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép rằng: “Tướng tâm phúc của Cao là Hoàng Sư Mật cùng với thủ hạ 57 người chết tại trận. Quân Tống đuổi theo giết hơn 2200 người. Trí Cao đốt thành ban đêm trốn đi.”
Nùng Trí Cao cùng gia quyến chạy đến Đặc Ma, nay là thị trấn Quảng Nam, gần ranh giới Quảng Tây và Vân Nam, cách phía bắc thị xã Đồng Văn, Hà Giang của Việt Nam khoảng 100 km.
Năm 1055, quân Tống tiến đánh Đặc Ma, mẹ và các con của Nùng Trí Cao bị bắt và bị xử tử. Về số phận của Nùng Trí Cao thì Tống sử có ghi chép rằng: “Không biết rõ về cái chết của Nùng Trí Cao”.


Nùng Trí Cao
Trái: Tạo hình danh tướng Địch Thanh trong phim – Phải: Nùng Trí Cao.

Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép rằng: Tháng 10/1053, Nùng Trí Cao cầu cứu Đại Cồ Việt. Vua Lý Thái Tông cho quân đi tiếp ứng, nhưng quân Đại Cồ Việt chưa đến nơi thì quân Trí Cao đã bị Địch Thanh đánh bại. Ông phải chạy trốn sang nước Đại Lý. Đại Cồ Việt cũng rút quân về.
Sử Việt cũng có ghi chép rằng: Năm 1055 quân Tống tiến đánh Đặc Ma bắt được mẹ Trí Cao là A Nùng, em Trí Cao là Trí Quang, con là Kế Phong. Quân cảm tử của Tống bí mật tiến vào Đại Lý truy tìm Nùng Trí Cao, vì không muốn gây hấn với nhà Tống nên Đại Lý đã chủ động bắt Nùng Trí Cao rồi dâng thủ cấp cho nhà Tống.


Nùng Trí Cao
Bàn thờ Nùng Trí Cao trong bộ chiến phục.

Như vậy sử Tống thì ghi không biết rõ số phận Nùng Trí Cao ra sao, nhưng sử Việt lại ghi rõ Đại Lý đã bắt và dâng thủ cấp của Trí Cao cho nhà Tống. Sự mâu thuẫn này dẫn đến những suy luận khác nhau, nhiều người cho rằng nếu Đại Lý thật sự dâng đúng thủ cấp Nùng Trí Cao cho nhà Tống thật thì Tống sử đã không viết “không biết rõ về cái chết của Nùng Trí Cao”. Nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ thì cho rằng Nùng Trí Cao không bị chết như sử Việt đã ghi. Dẫu sao số phận của Nùng Trí Cao cũng là một vấn đề còn để ngỏ.

Đại Cồ Việt bị vuột mất cơ hội đánh bại nhà Tống vào phút cuối

Trong lịch sử có ghi chép việc nhà Lý xin tiến quân sang giúp nhà Tống đánh Nùng Trí Cao và được vua Tống đồng ý. Nhưng sau đó vì sao khi nghe tin, danh tướng Địch Thanh lại nóng lòng khuyên can vua Tống Nhân Tông? Lúc đó quân Đại Cồ Việt đã tiến sát tới biên giới của nhà Tống…
Nếu nhìn lại lịch sử, thì tại thời điểm này, mối quan hệ giữa hai nước Tống – Việt vốn chẳng có gì tốt đẹp. Nhà Tống vẫn muốn liên minh với Chiêm Thành nhằm cô lập Đại Cồ Việt. Vì thế việc Nùng Trí Cao đánh chiếm Tống theo lý phải là hoàn cảnh tốt đẹp cho Đại Cồ Việt. Vậy nên việc Đại Cồ Việt mang quân sang giúp Tống là không hợp lý. Việc Đại Cồ Việt đột nhiên mang quân giúp nhà Tống thậm chí nhiều khả năng là cái cớ để nhà Lý hội quân cùng Nùng Trí Cao, tiến đánh Trung Nguyên.


Nùng Trí Cao
Chùa Trúc Lâm Bản Giốc, nơi có thờ Nùng Trí Cao. (Ảnh:Tai Do Khac, taybacvietnam.wordpress.com)

Bên cạnh đó, cần chú ý đến đoạn ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư rằng: Tháng 10/1053, Nùng Trí Cao cầu cứu Đại Cồ Việt. Vua Lý Thái Tông cho quân đi tiếp ứng, nhưng quân Đại Cồ Việt chưa đến nơi thì quân Trí Cao đã bị Địch Thanh đánh bại. Ông phải chạy trốn sang nước Đại Lý. Đại Cồ Việt cũng rút quân về.
Khi Nùng Trí Cao thua trận liền cầu cứu Đại Cồ Việt. Nhà Lý liền mang quân đi cứu ngay lập tức, tiếc rằng không kịp. Nếu như nhà Lý thật sự muốn đánh Nùng Trí Cao giúp Tống thì sao lại đi ứng cứu cho Nùng Trí Cao?


Nùng Trí Cao
Chùa Trúc Lâm Bản Giốc, nơi có thờ Nùng Trí Cao. (Ảnh:Tai Do Khac, taybacvietnam.wordpress.com)

Nếu theo tư duy ấy, giả như không có danh tướng Địch Thanh khuyên can vua Tống kịp thời, hoặc khuyên can chỉ chậm một chút, thì quân Đại Cồ Việt đã tràn sang phối hợp cùng quân Nùng Trí Cao đánh Tống. Lúc bấy giờ, các cánh quân tinh nhuệ của nhà Tống phải tập trung tại biên giới phía Tây để ngăn quân Tây Hạ, phía Bắc lo phòng thủ trước sự xâm lăng của quân Liêu. Nếu ở phía Nam, Đại Cồ Việt cùng Nùng Trí Cao phối hợp với các thủ lĩnh dân tộc vùng Quảng Đông, Quảng Tây tiến đánh thì nhà Tống khó lòng chống đỡ nổi.


Nùng Trí Cao
Đền thờ Nùng Trí Cao ở xã Vĩnh Quang TP Cao Bằng. (Ảnh từ baocaobang.vn)

Dù ý định lập nên vương quốc riêng của người Choang không thành, nhưng người Tày, Nùng ngày nay đều xem Nùng Trí Cao như một vị anh hùng dân tộc, nhiều nơi dựng miếu thờ ông. Ngày 3/3 hàng năm là ngày lễ tưởng niệm Nùng Trí Cao, là ngày hội chính của người Tày, Nùng. Vào dịp này, người dân các nơi nô nức đổ về các miếu thờ lớn cùng nghe kể chuyện về ông.
Trần Hưng
Lịch sử gìn gữ giang sơn của người Việt cũng ghi nhận nhiều lần quân Việt tiến binh sang Trung Quốc. Nhưng khác với các cuộc xâm lược của Trung Quốc, các cuộc tiến đánh của quân Việt đa phần là nhằm tiêu diệt bớt binh lực Trung Quốc và thị uy, rồi lại rút về.
ADVERTISEMENT
Trước khi dành độc lập, người Việt cũng từng tiến sang lãnh thổ Trung Quốc, như trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sau ngàn năm đô hộ, chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán năm 938 đã mở ra thời kỳ mới cho nước Việt, thời kỳ tự chủ. Người Việt không chỉ chiến thắng các cuộc xâm lược từ phương Bắc, mà còn đem quân Bắc tiến, tiêu diệt sinh lực và ý định xâm lược của người Hán, thể hiện sức mạnh của mình, rồi rút về.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán mở ra thời kỳ tự chủ cho dân tộc. (Bìa sách lịch sử của NXB Kim Đồng)

Lịch sử đã chứng kiến những lần quân Việt vượt biên giới đánh sang Trung Quốc như sau:
Thời tiền Lê
  • Năm 995, hơn 100 chiến thuyền của Đại Cồ Việt đã tiến sang bờ biển nước Tống, đánh vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu.
  • Đến mùa hè năm 995, đội hương binh 5.000 người ở châu Tô Mậu (Lạng Sơn) của Đại Cồ Việt đã tấn công vào Ung Châu rồi lui binh.
Thời nhà Lý
  • Năm 1022 vua Lý Thái Tổ đã sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh giặc Đại Nguyên Lịch.
  • Năm 1052 thủ lĩnh người dân tộc Tày, Nùng là Nùng Trí Cao đưa quân vượt biên giới đánh Tống chiếm được nhiều châu quận.
  • Năm 1059, vua Lý Thánh Tông cho quân đánh Khâm Châu nước Tống.
  • Năm 1060, châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đánh vào đất Tống nhằm cứu dân Việt bị bắt trở về.
  • Năm 1076, quân Tống chuẩn bị đánh Đại Việt, tập kết quân lương ở Ung Châu, Lý Thường Kiệt chủ động đưa quân tiến đánh vào Ung Châu của nhà Tống.
Thời nhà Trần
  • Năm 1241, nhiều toán cướp từ đất Tống thường quấy nhiễu biên giới, vua Trần Thái Tông sai đốc tướng Phạm Kính Ân đem quân vượt biên giới đánh vào hang ổ quân cướp rồi rút về.
  • Năm 1241 đích thân vua Trần Thái Tông đánh sang đất Tống, tấn công nhiều châu, trại.
  • Năm 1242, biên giới có biến, tướng Trần Khuê Bình vượt biên đánh vào lộ Bằng Tường của nước Tống để dẹp loạn.
  • Năm 1266 thủy binh Đại Việt đánh đến tận núi Ô Lôi (Quảng Đông) trong đất Tống nhờ đó phát hiện quân Nguyên có kế hoạch đánh Đại Việt.
  • Năm 1285 lúc này quân Mông Cổ chiếm được Trung Quốc lập ra nhà Nguyên và đưa quân đánh Đại Việt nhưng thua trận phải rút về. Quân Việt truy kích đuổi theo tràn qua cả biên giới vào sâu trong lãnh thổ quân Nguyên ở Vân Nam và Tư Minh.
  • Năm 1313 quân Việt tiến đánh nhà Nguyên ở Vân Động, châu Trấn Yên, sau đó tấn công các xứ Lôi Động, Tri Động và châu Quy Thuận, Dưỡng Lợi. Nhà Nguyên phải cho sứ đến thương lượng quân Đại Việt mới rút lui.
Thời hậu Lê
  • Năm 1438, thổ quan châu Tư Lang của Đại Việt đem quân đánh hai châu An Bình và Tư Lăng (nay thuộc Quảng Tây), vua Minh phải sai sứ sang nước ta thương thuyết.
  • Năm 1480, tổng binh tri Bắc Bình của Đại Việt là Trần Ao sai Đào Phu Hoán đem 600 quân đánh vào Cảm Quả, chiếm được ải Thông Quang (thuộc Quang Lang, Ôn Châu, Trung Quốc) rồi tiến vào Ban Động.

1. Những đợt tấn công sang đất Tống của vua Lê Đại Hành

Năm 996, hơn 100 chiến thuyền của Đại Cồ Việt vượt biên giới nước Tống đánh vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châm Châu. Vua Tống được tin không những làm lơ mà còn sai sứ giả là Lý Nhược Chiếu mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho vua Lê Đại Hành.
Cũng năm đó, quân Đại Cồ Việt tiến đánh Ung Châu của nhà Tống, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép rằng: “Mùa hạ năm ấy, châu Tô Mậu nước ta lại đem 5 nghìn hương bình xâm lược Ung Châu nước Tống”.


Vị vua Việt dám tiến đánh Trung Quốc, không bị trách mà còn được tặng đai ngọc
Vua Lê Đại Hành (Ảnh: Bìa sách NXB Kim Đồng)

Chi tiết việc vua Lê Đại Hành tiến công nhà Tống xem bài : Vị vua Việt dám tiến đánh Trung Quốc, không bị khiển trách mà còn nhận được đai ngọc.

2. Những đợt tấn công sang đất Tống của nhà Lý

Từ thời Lý, triều đình có liên kết chặt chẽ với các thủ lĩnh dân tộc thiểu số ở biên giới phía Bắc, chính các thủ lĩnh này giúp giữ yên vùng biên giới, thậm chí sẵng sàng phối hợp cùng quân triều đình Bắc tiến.
Năm 1022 Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương đưa quân đánh giặc Đại Nguyên Lịch quấy phá ở biên giới, rồi đuổi theo vào sâu trong đất nhà Tống, đến trấn Như Hồng, quân nhà Lý phá hủy kho tàng rồi rút về.
Nùng Trí Cao tiến đánh Tống
Năm 1052 thủ lĩnh người Tày, Nùng vùng Cao Bằng là Nùng Trí Cao đem quân sang đánh nhà Tống. Được sự hậu thuẫn của các thủ lĩnh người Thái – Tày ở Quảng Tây là Nùng Trí Trung, Nùng Kiến Hậu, quân của Nùng Trí Cao tiến đánh và chiếm được 8 châu thuộc Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Đường tiến quân của Nùng Trí Cao tại Trung Hoa (Ảnh qua caobangpro.com)

Vua Đại Cồ Việt là Lý Thái Tông dâng biểu xin mang quân giúp Tống đánh Nùng Trí Cao. Tuy nhiên danh tướng nhà Tống là Địch Thanh can vua Tống, cho rằng Đại Cồ Việt đưa quân sang nếu phối hợp với Nùng Trí Cao đánh Tống thì sẽ rất nguy hiểm.
Vua Tống nghe lời, không dám để quân Việt giúp, sai các tướng Dư Tĩnh và Tôn Miện đi đánh Nùng Trí Cao, nhưng đánh mãi mà không thắng được. Năm 1053 danh tướng Địch Thanh xin đi đánh.
Địch Thanh quyết định dùng “Nhẫn” để đánh, lệnh không ai được phép ra quân, các quân đều chỉ phòng thủ nghiêm ngặt.
Quan Kiểm hạt tỉnh Quảng Tây là Trần Thự trái tướng lệnh đem quân đi đánh bị thua, Địch Thanh đem chém đi, rồi lệnh cho quân sĩ nghỉ ngơi 10 ngày, quân sĩ được nghỉ ngơi thoải mái không tha thiết đánh trận nữa.
Quân do thám báo tình hình cho Nùng Trí Cao biết, ông cho rằng quân Tống thua nhiều trận đã chán nản, muốn nghỉ ngơi không tham chiến, nên chủ quan không phòng bị.
Lúc này Địch Thanh mới bất ngờ đem toàn quân tiến đánh, kỵ binh hai bên tả hữu áp lại, khiến quân Nùng Trí Cao đại bại.
Vua Lý Thánh Tông tiến binh sang Tống
Sau sự việc này quan hệ hai nước Tống – Việt căng thẳng. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông lên ngôi đổi tên nước thành Đại Việt. Vua Tống muốn đánh Đại Việt, vua Lý Thánh Tông chọn cách ngoại giao mềm dẻo, mang cả thú lạ dâng cống cho Tống để thăm dò thái độ. Vua Tống không nhận lễ vật và cho tướng Tiêu Chú mang quân quấy phá biên giới Đại Việt.
Trước sự tình này vua Lý Thánh Tông đã cho quân chống trả rồi vượt biên giới đánh sang đất Tống. Sự kiện này Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi lại rằng: “Đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc”.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Tượng vua Lý Thánh Tông tại Văn miếu Quốc Tử Giám.

Học giả Hoàng Xuân Hãn tìm các sách sử của Trung Quốc có ghi chép lại rằng: Vua Lý đã chiếm các động Cổ Vạn, Tư Lẩm và Chiêm Lăng, giết quan nhà Tống là Lý Duy Tân, bắt nhiều quân Tống nhưng vẫn không lui binh. Vua Tống và các quan lộ Quảng Tây phải ra dụ cấm Tiêu Chú gây sự với Đại Việt, rồi vua Lý mới rút quân về.
Thế nhưng khi quân Việt rút về, xung đột biên giới lại nổ ra. Một số dân Việt bị bắt mang về Tống trốn thoát ở châu Tây Bình của nhà Tống, nhưng viên quan ở đây không trả người mà tìm cách dấu đi số dân này.
Vua Lê Thánh Tông sai phò mã Châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đem quân từ động Giáp sang đòi người. Quân Tống do Tống Sĩ Nghiêu không chịu trả người mà đánh lại. Thân Thiệu Thái đưa quân rút về động Giáp, Tống Sĩ Nghiêu đuổi theo qua biên giới đánh thẳng vào động Giáp nhưng bị quân Đại Việt đánh bại.
Năm 1060 vua Lý Thánh Tông sai Thân Thiệu Thái đánh sang Tống để lấy lại người. Quân Đại Việt lần này chủ động dàn quân tiến sang và đánh bại quân Tống. Tướng chỉ huy quân Tống là Tống Sĩ Nghiêu cùng 4 tướng thuộc hạ bị tử trận. Quân Tống ở Tây Bình không chống nổi.
Chiếm được Tây Bình, quân Đại Việt thừa thắng tiến tới Ung Châu và tấn công trại Vĩnh Bình, quân Tống đại bại, chỉ huy sứ Dương Bảo Tài cùng nhiều quân bị bắt.
Vua Tống sai Thị lang Bộ Lại là Dư Tĩnh tung quân lộ Quảng Nam Tây phản công nhưng lại thất bại.
Sau một loạt các thất bại ở biên giới, vua Tống sa thải các tướng chuyên quấy rối biên giới Đại Việt như Tiêu Cố, Tiêu Chú, rồi sai Dư Tĩnh sang Đại Việt để nghị hòa, mong quân Việt rút về nước và hứa sẽ không xâm phạm biên giới nữa.
Đại Việt đồng ý nghị hòa và rút quân về nước, nhưng không đồng ý trao trả tướng Dương Bảo Tài cùng nhiều quân Tống đã bị bắt, điều này nhằm răn đe các tướng Tống khác đang giữ quân ở biên giới.
Lý Thường Kiệt tiến đánh Ung Châu
Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhà Tống nhân cơ hội này muốn thôn tính Đại Việt.
Năm 1073 nhà Tống chuẩn bị quân sang xâm chiếm Đại Việt, lập căn cứ luyện tập binh mã, chuẩn bị quân lương ở Ung Châu, quân số ở đây là 10 vạn. Nhà Tống chuẩn bị huy động thêm 45.000 cấm binh thiện chiến từ phương Bắc xuống làm quân chủ lực.
Quân Đại Việt biết được tình hình chuẩn bị của Tống, Thái hậu Ỷ Lan quyết định phải đưa quân tiến sang đất Tống đánh trước. Thái hậu bàn với Thái úy Lý Thường Kiệt và giao cho ông chỉ huy việc đưa quân đánh Ung Châu nhằm tiêu diệt bớt quân lương và nhuệ khí của Tống. 10 vạn quân binh bao gồm quân triều đình và quân của thủ lĩnh các dân tục thiểu số miền biên giới được huy động để chuẩn bị tiến đánh.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Lý Thường Kiệt tiến đánh Ung Châu. (Tranh sưu tầm)

Quân Đại Việt chia làm 2 cánh: Phía Đông do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân triều đình từ Móng Cái theo hai đường thủy bộ tiến đánh Khâm Châu của Tống (tỉnh Quảng Tây ngày nay). Phía Tây quân của thủ lĩnh dân tộc thiểu số do Nùng Tông Đản chỉ huy chia làm 4 mũi tiến đánh đến Ung Châu. Quân hướng Tây có nhiệm vụ nghi binh thu hút quân Tống.
Tháng 10/1075 quân phía Tây của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số tiến đánh trước lần lượt chiếm các trại Cổ Vạn, Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, cùng các châu Lộc, Tây Bình.
Khi quân Tống bị hút sang phía Tây, thì quân triều đình do Lý Thường Kiệt chỉ huy bất ngờ đánh thẳng vào Khâm Châu. Quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ không chống đỡ nổi. Các tướng giữ thành của Tống đều bị bắt hoặc bị tiêu diệt.
Thừa thắng quân Đại Việt đánh tiếp vào Liêm Châu, quân Tống đại bại. Sau đó cánh quân Việt chiếm được Khâm Châu tiến đánh Ung Châu, cánh quân chiếm được Liêm Châu tiến đánh Bạch Châu.
Hai cánh quân Đông Tây của Bách Việt hợp sức đi sâu vào đất Tống đánh thẳng vào Ung Châu, trên đường tiến quân Lý Thường Kiệt viết “Phạt Tống lộ bố văn” để dán và phát cho dân Tống nêu rõ mục đính tiến binh là chính nghĩa nhằm tiêu diệt quân lương của Tống chuẩn bị đánh Đại Việt, xong sẽ lui binh.
Học giả Hoàng Xuân Hãn tìm hiểu từ sách sử Trung Quốc có ghi rằng: Dân Tống hiểu rõ mục đích tiến quân cũng vui mừng đồng tình, còn mang cả rượu thịt ra thết đãi quân Việt. Dân Tống thấy cờ hiệu quân nhà Lý đến thì cùng nhau bày án bái phục trên đường, từ đó uy danh quân Việt lan rất nhanh.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Lý Thường Kiệt tiến đánh Ung Châu. (Tranh sưu tầm)

Tin dữ lan truyền đến kinh thành khiến vua Tống lo lắng, lệnh cố gắng di chuyển tiền, vải vóc, lương thực để tránh khỏi bị rơi vào tay quân Đại Việt, đồng thời đưa binh đến ứng cứu.
Tháng 1/1076 Lý Thường Kiệt cho quân bao vây kín thành Ung Châu, tướng giữ thành là Tô Giam cố thủ chờ viện bình. Lý Thường Kiệt cho quân công thành, nhiều tướng tâu với vua Tống rằng thành Ung Châu rất kiên cố với thành cao, hào sâu có thể trụ được. Quan giữ thành là Tô Giam cùng quân binh liều chết giữ thành.
Ban đầu quân Việt dùng máy bắn đá bắn vào thành khiến quân Tống thiệt hại nhiều, sau đó dùng thang vân thê (thang lắp trên xe đẩy) trèo lên tường thành. Quân Tống trên thành dùng đuốc và hỏa tiễn đốt thang khiến quân Việt không leo lên thành được.


Thang Vân Thê dùng để đánh thành của quân Đại Việt. Ảnh kienthucmoi.edu.vn
Thang Vân Thê dùng để đánh thành của quân Đại Việt. (Ảnh qua kienthucmoi.edu.vn)

Tô Giam cho 100 quân cảm tử tinh nhuệ chèo thuyền nhỏ men theo sông Ung Giang tập kích bất ngờ khiến quân Đại Việt có 2 tướng cùng 10 voi chiến tử trận, 100 quân cảm tử của Tống cũng thiệt mạng.
Quân Việt dùng tên có tẩm thuốc độc nhắm lên thành mà bắn khiến quân Tống trên mặt thành chết nhiều. Quân Tống dùng nỏ Thần Tý (một loại nỏ bắn cũng lúc được nhiều mũi tên với sức công phá lớn) để bắn trả khiến quân Đại Việt thương vong nhiều.
Quân Đại Việt không giáp chiến được, lại lui ra xa dùng máy bắn đá bắn vào thành, bao vây không cho quân trong thành Ung Châu ra ngoài thành lấy nước.
Quân Tống ở Quế Châu đến giải nguy cho Ung Châu. Tướng chỉ huy quân viện binh là Trương Thủ Tiết thấy khí thế quân Nam nên không dám sang ngay mà dẫn quân đi đường vòng từ Quế Châu tới Tân Châu, đóng quân ở trại Khang Hòa theo dõi động tĩnh, chuẩn bị tiến quân sang đường vòng nhằm gây bất ngờ.
Lý Thường Kiệt đã tính trước nên cẩn thận cho quân do thám viện binh Tống. Khi quân do thám báo có viện binh đang kéo đến, Lý Thường Kiệt chia quân mai phục ở nơi rất hiểm trở là ải Côn Lôn. Viện binh nhà Tống đến ải Côn Lôn thì bị quân mai phục của Đại Việt tiến đánh úp, quân Tống thua to, Trương Thủ Tiết bị chém ngay giữa trận tiền, các tướng Tống đều bị tử trận.
Quân Đại Việt dùng máy bắn đá và hỏa tiễn bắn vào khiến thành bốc cháy. Nhưng tường thành Ung Châu vững chắc, máy bắn đá không phá hủy được
Quân Tống dựa vào thành cao và chắc khiến quân Đại Việt công phá 40 ngày vẫn chưa hạ được. Cuối cùng Lý Thường Kiệt cho quân mang bao đất đắp dưới chân thành cho cao lên đến tới mặt thành. Quân Việt đi theo bao đất tràn vào thành, quân Tống bại trận.
Sau 42 ngày công phá quân Đại Việt mới chiếm được Ung Châu, thiệt hại 15.000 quân. Chiếm được Ung Châu. Lý Thường Kiệt cho quân phá hết các kho tàng lương thảo, cùng quân nhu của Tống, dùng đá lấp sông Ung Giang, một tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng.
Để đánh lạc hướng quân Tống khi rút về nước, tránh bị đuổi theo, Lý Thường Kiệt phao tin đang chuẩn bị quân tiến đánh Tân Châu. Quan giữ Tân Châu là Cổ Cắn Lạc nghe tin sợ hãi bỏ thành mà chạy. Tháng 3/1076 Lý Thường Kiệt cho quân rút về.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Sau này, vua Tống tiến đánh Đại Việt nhằm phục thù thì gặp phải sự phản kháng quyết liệt, đành phải rút quân về nước. (Tranh sưu tầm)

Sau cuộc chiến này quân tướng nhà Tống mất hết tinh thần, quân lương bị thiệt hại, không còn lực mạnh mà đánh Đại Việt nữa. Vì thế mà khi vua Tống tiến đánh Đại Việt nhằm phục thù thì lại tiếp tục bại trận phải rút quân về nước.

3. Những đợt tiến quân sang Trung Quốc thời nhà Trần

Năm 1241 dân Thổ, Mán từ Tống kéo sang biên giới Đại Việt cướp phá. Vua Trần Thái Tông sai đốc tướng Phạm Kính Ân mang quân dẹp loạn, phá được quân Thổ, Mán, đồng thời vượt biên sang đất Tống đánh thẳng vào hang ổ rồi rút về.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Vua Trần Thái Tông. (Tranh sưu tầm)

Cuối năm 1241 vua Trần Thái Tông thân chinh vượt qua Khâm Châu, Liêm Châu đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống. Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép lại như sau: “Vua thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang. Người châu ấy không biết là vua, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về.”
Năm 1266, vua Trần Thánh Tông chỉ huy thủy binh tiến đánh đến tận núi Ô Lôi (huyện Khâm thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay). Thời gian này đang xảy ra cuộc chiến giữa quân Mông Thát và nhà Tống, tình cờ trong cuộc tiến binh này, quân nhà Trần biết được âm mưu chuẩn bị tiến đánh Đại Việt của quân Nguyên. Sau đó nhà Vua củng cố xây dựng quân đội sẵn sàng chống giặc.
Quân Mông Cổ đánh bại nhà Tống, lập ra triều Nguyên. Năm 1285 hoàng tử Thoát Hoan đưa hơn 50 vạn đại quân tiến đánh Đại Việt. Nhưng khi đi hung hăng bao nhiêu thì lúc bỏ chạy trở về nhục nhã bấy nhiêu, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để tránh tên của quân Đại Việt.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Vua Trần Thánh Tông. (Tranh sưu tầm)

Quân Nguyên chạy trối chết qua được biên giới đến châu Tư Minh tưởng đã yên, nào ngờ bị Hưng Võ Vương Nghiễn và Hưng Hiếu Vương Úy đã vượt biên giới từ trước chở sẵn tiến đánh. Quân Đại Việt tiến sâu vào châu U Minh để đánh đuổi khiến quân tướng nhà Nguyên phải tháo chạy thoát thân.
Năm 1313 quan lại nhà Nguyên cho lấn đất và cướp bóc. Vua Trần Anh Tông cho 3 vạn binh vượt biên giới tiến đánh vào Vân Động, châu Trấn Yên, sau đó tấn công các xứ Lôi Động, Tri Động và châu Quy Thuận, cuối cùng là châu Dưỡng Lợi (nay thuộc Quảng Tây).
Sự kiện này “Nguyên sử loại biên” của Trung Quốc và “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ” có ghi chép như sau:
Lúc ấy, viên Tri châu Trấn An nhà Nguyên là Triệu Giác bắt người châu Tư Lang nước ta, lấy mất một lọ vàng, và lấn hơn một nghìn khoảng ruộng. Nhà vua bèn sai quân sang đánh châu Quy Thuận và châu Dưỡng Lợi nhà Nguyên, nói rõ là cốt sang đánh để báo thù. Nhà Nguyên sai viên thiên hộ Lưu Nguyên Hanh sang dò xét… rồi đưa công điệp sang ta nói: “Trước kia, nhà Hán đặt ra chín quận, danh giáo hóa của Trung Quốc đã tràn lan tới. Huống chi, An Nam đối với Trung Quốc, nào là dâng địa đồ, nào là nộp lệ cống, danh phận trên dưới đã phân minh, Trung Quốc đối với An Nam, thì ban cho một cách đầy đặn không kể đến việc đáp lại đơn sơ, cái ơn huệ yên ủy người phương xa thật là hết sức. Như thế thánh triều có phụ bạc gì quý quốc đâu! Thế mà bây giờ sao lại tự nhiên gây ra sự không yên lành, dùng sức ngông cuồng để mở rộng bờ cõi…”
Vua Trần Anh Tông hồi đáp rằng: “Đấy là những người nhỏ mọn ở ngoài biên giới tự làm việc không yên lành, nước tôi biết thế nào được việc ấy”. Đồng thời sứ giả mang thư cũng nói thêm rằng: “Định lại bờ cõi và nghiêm sức quan lại ở biên giới không được xâm phạm lẫn nhau như thế mới giữ được sự yên ổn lâu dài ở ngoài biên giới”.
Vua Nguyên đồng ý, sai người đem sắc thư đến dụ bảo, quân Đại Việt mới đồng ý lui binh.

4. Những đợt tiến quân sang Trung Quốc thời hậu Lê

Tranh chấp đầu tiên giữa nhà Minh và Đại Việt thời hậu Lê diễn ra vào năm 1438 tại châu An Bình, Tư Lăng (nay thuộc Quảng Tây của Trung Quốc) và châu Tư Lang Hạ (nay thuộc Cao Bằng, Viêt Nam). Hai bên đưa quân vượt biên tiến đánh lẫn nhau.
Theo “Minh sử” và “Minh thực lục” có ghi chép rằng: Vùng châu An Bình, huyện Long Châu, phủ Thái Bình (Quảng Tây) và châu Tư Lăng bị thổ quan châu Tư Lang của Đại Việt là Nông Nguyên Hồng xâm lấn, chiếm 2 động và 21 thôn.
Sách “Bang giao chí” của Phan Huy Chú có ghi lại nội dung thư của Lê Thái Tông gửi Tu Bố chính Quảng Tây cho rằng do chính thổ quan châu An Bình và châu Tư Lăng bên Trung Quốc đánh lấn châu Tư Lang của Đại Việt trước.
Hai nước đã có nghị đàm giải quyết nhưng không có kết quả. Đến năm 1447 hai nước mới thống nhất 11 thôn thuộc về Long Châu của nhà Minh, 6 thôn thuộc về Hạ Tư Lang của Đại Việt.
Năm 1479 giặc cướp từ biên giới nhà Minh hay lấn qua cướp phá của người Việt. Vua Lê Thánh Tông cho 800 quân đánh đuổi giặc cướp rồi đuổi theo sang tận huyện Mông Tự (Vân Nam) dựng doanh trại ở đó. Các quan địa phương nhà Minh phải đến thương thảo, quân Việt mới rút trở về.


Điểm lại những lần quân Việt tiến đánh Trung Quốc trong lịch sử
Bức phù điêu vua Lê Thánh Tông được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Đà Nẵng. (Ảnh qua baotanglichsu.vn)

Năm 1480, tình hình biên giới có chiều hướng căng thẳng khi rất nhiều quân cướp từ biên giới nhà Minh hay kéo sang tàn phá làng xóm người Việt, tổng binh tri Bắc Bình của Đại Việt là Trần Ao sai Đào Phu Hoán đem 600 quân đánh vào Cảm Quả, chiếm được ải Thông Quang (thuộc Quang Lang, Ôn Châu, Trung Quốc) rồi tiến vào Ban Động dựng rào chắn, rồi tâu rõ sự việc cho triều đình. Sau khi hai bên thương thảo với nhau, quân Việt mới rút quân trở về.
Trước những động thái cương quyết bảo vệ lãnh thổ trước những động thái xâm lấn từ phương Bắc, thậm chí sẵn sàng vượt biên tiến đánh khi cần thiết. Vùng biên giới phía Bắc từ năm 1480 trở đi trở nên yên ổn hơn, các toán cướp cùng quân nhà Minh không còn dám tùy ý tràn sang lấn chiếm cướp phá như trước đây nữa.
Trần Hưng
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 196

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
TRINH SÁT KỂ CHUYỆN | Giết người chỉ vì đua đòi

Chuyện "cáo non" chuyên lừa tình "dê già" (Kỳ 1): Người xe ôm có số "đào hoa"

Anh Hiên 35 tuổi, làm nghề xe ôm. Người ta bảo anh có “số hưởng” khi lấy được người vợ chăm chỉ, chịu khó. Và trong một lần chở cô gái xinh đẹp, Hiên tự nhiên được cô ta “tặng quà” là tình một đêm ở nhà nghỉ. Song đến lần thứ hai thì anh Hiên đã phải ngậm trái đắng…

Khoảng 22h một ngày đầu đông năm 1998, đường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) đã vắng người qua lại. Anh Nguyễn Văn Hiên (SN 1965 quê ở Phú Thọ) là tài xế xe ôm ở bến xe buýt gần bến xe Kim Mã (cũ). Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Hiên về quê chăm sóc đồi chè, nương sắn. Nhiều năm tích cóp, Hiên sắm được chiếc xe Dream II và xuống Hà Nội hành nghề xe ôm.
Hôm nay là một ngày may mắn với Hiên, vì có một bà khách thuê chở xuống Hải Phòng rồi quay về. Đưa bà khách về nhà, anh tạt vào quán trà nóng làm một cốc để ấm người.
 chuyen "cao non" chuyen lua tinh "de gia" (ky 1): nguoi xe om co so "dao hoa" hinh anh 1
Một nạn nhân của vụ “cáo non” lừa tình “dê già”. Ảnh minh họa
Khi vừa cạn chén trà thì có một cô gái vóc người cao ráo, chừng hơn 20 tuổi đến ngồi cạnh. Cô gái nói với chủ quán, giọng buồn bực: “Chán quá bác ạ, chờ suốt từ chập tối đến giờ mà người nhà không đến”.
-Thế người nhà của cô ở đâu? - Hiên bắt chuyện
- Dạ, em cháu quê ở Phú Thọ - cô gái trả lời.
- Ồ, thế là đồng hương với tôi đấy - Hiên reo lên.
Câu chuyện giữa anh Hiên và cô gái xinh đẹp trở nên sôi nổi. Chừng ba mươi phút sau, cô gái giơ đồng hồ lên rồi nói: “Thôi chết muộn quá rồi. Nếu có thể anh cho em đi nhờ xe về phường Láng Hạ thì tốt quá ạ”. Dĩ nhiên không thể từ chối yêu cầu của người đẹp, Hiên vội gật đầu.
Trả tiền nước cho cả hai người xong, anh Hiên nổ máy rồi mời cô gái lên xe. Cô gái cứ cố tình áp ngực vào lưng anh Hiên trên suốt quãng đường. Nhất là những lúc vướng ổ gà, hoặc phải phanh gấp thì cô gái gần như dính chặt vào người anh. Và rồi khi đến gần phố Láng Hạ thì cô gái thỏ thẻ: “Anh ơi, vẫn còn sớm. Hay là anh em mình sang Gia Lâm tâm sự?”.
Dường như cô gái đã điểm đúng huyệt của Hiên. Bình thường đọc trên các tờ báo An ninh, Pháp luật… Hiên vẫn thấy người ta kể về những câu chuyện “tình cho không biếu không”, chả ngờ nay lại vận vào mình. “Đúng là hôm nay gặp số đỏ” - nghĩ đến đây Hiên đã thấy lòng lâng lâng, vội rồ ga cho xe hướng cầu Chương Dương thẳng tiến.
Dừng lại tại một nhà nghỉ trên phố Nguyễn Văn Cừ, Hiên và cô gái trẻ bước vào. Để thể hiện mình là “con nhà lành” cô gái chủ động dùng CMT mang tên Lê Hải Hà (trú tại Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) làm thủ tục thuê phòng. Sau những câu chuyện về thóc lúa mùa màng ở quê, cô gái giục Hiên đi tắm. Và rồi...
Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Hiên đã thưởng cho cô gái một khoản tiền hậu hĩnh. Trước khi chia tay, Hiên còn cho cô gái số điện thoại nhà riêng tại Phú Thọ.
Bẵng đi một thời gian, chừng một năm sau khi anh Hiên đang ở nhà thì thấy cô gái gọi đến. Sau khi bịa lý do với vợ con là “anh bạn thân bị tai nạn, phải xuống Hà Nội gấp”, Hiên phóng như bay xuống Gia Lâm với người tình. Hai người đưa nhau đi ăn tối.
Ăn uống no say, cả hai lại đưa nhau đến một nhà nghỉ, thuê căn phòng trên tầng ba. Và đêm ấy, Hiên ở lại tâm sự cùng cô gái sau bao ngày xa cách. Thế nhưng khác với lần trước, sáng hôm sau khi anh Hiên tỉnh dậy thì không thấy ví, giấy tờ và chiếc xe máy Dream II của mình đâu nữa. Anh Hiên chột dạ. Và sau khi soát lại toàn bộ hành động của cô gái từ lúc gọi điện cho anh đến giờ, thì anh Hiên mới cảm thấy trong chuyện này có nhiều điều uẩn khúc…
Anh Hiên vội đến phố Láng Hạ để lần theo địa chỉ của Nguyễn Hải Hà thì thêm một lần anh choáng váng. Chị Hà – người có tên trong CMT cho biết chị đã bị mất CMT trước đó ít lâu. Như vậy chắc chắn là ả lưu manh đã nhặt được CMT của chị Hà rồi dán ảnh của ả vào. Đến nước này, sợ chuyện chơi bời của mình bị phát hiện, anh Hiên buộc phải nói dối vợ con là bị… trộm mất xe máy khi đến chơi nhà bạn.
Mất chiếc “cần câu cơm”, anh Hiên trở về quê làm bạn với đồng ruộng. Những ngày quần quật trên đồi chè, bên gốc sắn… càng nghĩ anh Hiên càng uất ức vì chỉ vì một phút “ham chơi” đã khiến cho số vốn liếng tích cóp bao năm trôi ra sông ra bể.
Trong khi khổ chủ luôn canh cánh trong lòng, ân hận vì sự dại dột của mình thì kẻ rắp tâm chiếm đoạt chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng (tương đương với hàng chục lượng vàng) của anh Hiên lại đang vui thú bên người tình. Thị là Trần Thị Diệu Hương (SN 1977 trú tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội).
Sau khi gây án, Hương đã cùng bạn trai là Chu Văn Dưỡng trú tại Thủy Nguyên (Hải Phòng) mang chiếc xe đến bán cho ông Vũ Đình Giới (trú tại Gia Bình, Bắc Ninh) với giá 22 triệu đồng. Sử dụng được một thời gian, ông Giới đã đổi chiếc xe trên cho ông Nguyễn Văn (trú tại Thuận Thành, Bắc Ninh) lấy chiếc xe cub 82-70. Vốn tính cẩn thận, sau khi đổi xe ông Văn lần theo địa chỉ ghi trong giấy đăng ký xe tìm gặp anh Hiên để xin giấy bán chính chủ. Trước tin vui bất ngờ này, anh Hiên kể cho ông Văn biết việc anh bị lừa mất chiếc xe. Ngay sau đó ông Văn và anh Hiên đã đến CQCA trình báo.
Nhận được tin trình báo từ bị hại, phòng Cảnh sát điều tra CA TP Hà Nội đã cử cán bộ khẩn trương tiến hành điều tra. Các trinh sát phát hiện thời gian gần đây tình trạng các tài xế xe ôm bị lừa vào nhà nghỉ rồi bị lấy đồ, lấy xe máy có chiều hướng gia tăng. Thủ đoạn của các đối tượng thường là vờ đi nhờ xe, rồi rủ các bác tài đi vui vẻ. Nếu ai không cảnh giác rất dễ sa vào bẫy của chúng.
Sau một thời gian tiến hành điều tra, khoảng cuối tháng 5.2000, các trinh sát đội 2, phòng Cảnh sát điều tra CA TP Hà Nội phối hợp với CA huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng đã bắt được Trần Thị Diệu Hương tại Hải Phòng. Tại CQCA, Hương đã khai nhận toàn bộ hành vi đánh cắp chiếc xe Dream II của anh Hiên.
Hương cho biết, lúc đầu chỉ định quan hệ với anh Hiên để lấy tiền mà thôi. Nhưng sau đó được người tình bày cho cách lừa khi anh Hiên ngủ say thì lấy trộm chìa khóa xe máy rồi lặng lẽ chuồn về trước. Khi phát hiện ra mất xe, nhiều khả năng anh Hiên ngại sẽ không đi trình báo với cơ quan chức năng.
Mở rộng vụ án, CQCA còn làm rõ trước đó Hương đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết với ông Nguyễn Văn Thụy, trú tại quận Hà Đôngđể lừa đảo chiếm đoạt của ông chiếc Honda Cup 82-94. Lê Thị Diệu Hương sau đó đã bị truy tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo PV (PL&XH)

Chuyện "cáo non" chuyên lừa tình "dê già" (Kỳ 2): "Chiêu độc" của nữ nhân viên quán gội đầu

Ông Nguyễn Văn Tỉnh vốn là khách ruột của một quán gội đầu trên phố Tuệ Tĩnh (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Mỗi lần đến đây ông đều được một nữ nhân viên trẻ đẹp chăm sóc cực kỳ nhiệt tình. Và rồi hai người đã rủ nhau đi nhà nhỉ. Sau một đêm cuồng nhiệt, ông Tỉnh thức giấc thì không thấy xe máy đồ đạc và cô gái đâu, chỉ còn lại bức thư có dòng chữ: “Thật đáng đời cho những lão già hám gái”.

    Ông Nguyễn Văn Tỉnh (SN 1960) thức giấc trong một ngôi nhà nghỉ ở Gia Lâm (Hà Nội). Kim đồng hồ lúc này đã chỉ 10 giờ sáng nhưng ông cảm thấy đầu óc vẫn còn choáng váng. Phải mất một lúc, sau khi đã mở một chai Lavie, vốc nước lên đầu, lên mặt… thì ông Tỉnh mới cảm thấy tỉnh táo hơn.
    Ông nghĩ lại cái đêm cuồng nhiệt hôm qua mà vẫn cảm thấy hưng phấn. Chưa bao giờ ông lại được một phụ nữ phục vụ nhiệt tình như cô ta. Mà đây không phải là lần đầu tiên ông ăn nằm với cô gái trẻ này mà cô ta cũng đã phục vụ ông cả tháng nay.
     chuyen "cao non" chuyen lua tinh "de gia" (ky 2): "chieu doc" cua nu nhan vien quan goi dau hinh anh 1
    Tuy nhiên khác với mọi lần, lần này ông tỉnh dậy mà đầu đau như búa bổ thì chớ, bên cạnh ông cũng không còn thân hình bốc lửa của cô nhân viên quán cắt tóc nữa. Ông Tỉnh vội tung chăn, lao vào nhà tắm để tìm kiếm. Đáp lại ông chỉ là sự im lặng.
    Thẫn thờ quay lại phòng ngủ, ông Tỉnh thêm một phen choáng váng vì toàn bộ tiền bạc, giấy tờ đăng ký cùng chiếc xe máy của ông đã không cánh mà bay. Chắc chắn là nó đã theo người tình trẻ đi mất rồi. Trên chiếc bàn cạnh giường ngủ, ông Tỉnh còn tìm thấy một lá thư với vài dòng ngắn ngủi: “Ông Tỉnh, tôi mượn tạm ít tiền cùng chiếc xe máy của ông. Đó cũng là khoản “bo” ông nên trả vì suốt cả tháng qua tôi đã phải chiều chuộng một lão già bụng phệ như ông. Vĩnh biệt”.
    Lá thư còn có dòng tái bút được cô gái cố tình tô đậm: “Thật đáng đời cho những lão già hám gái!”. Đọc được lá thư, ông Tỉnh như nhận được một cái tát vào mặt. Và phải mất hàng tiếng đồng hồ sau, ông Tỉnh mới tin là sự thật mình đã bị một ả cave lừa cho một vố đau điếng.
    Trước khi rời khỏi nhà nghỉ, ông Tình còn phải đặt lại chiếc mũ bảo hiểm – vì trong người không còn một xu. Bắt xe ôm về nhà lấy tiền rồi quay lại nhà nghỉ trả tiền phòng, ông Tỉnh căm ả cave đến tận xương tủy. Song ông cũng không dám đến cơ quan công an trình báo. Bởi nếu việc mà lộ ra ngoài, cơ quan biết chuyện, nhất là con mụ sư tử hà đông mà nghe được thì đời ông có mà nát như cám.
    Mặc dù bị hại không trình báo CQCA, nhưng trong một chuyên án về cướp gây mê, tình cờ các chiến sỹ của Đội chống tội phạm cướp, cướp giật Phòng Cảnh sát điều tra CA TP Hà Nội đã tìm thấy tên tuổi của ông Tỉnh.
    Khoảng những năm 1998-1999 trên địa bàn TP Hà Nội liên tục nhiều vụ trộm tài sản bằng cách gây mê. Qua rà soát một số nhà nghỉ trên địa bàn huyện Gia Lâm, các trinh sát được các lễ tân cho biết họ thường xuyên chứng kiến những cảnh “trâu già cỏ non” kéo nhau vào phòng. Rồi sáng hôm sau thì các quý ông thất thểu đi bộ về, mặt buồn như tàu lá chuối héo.
    Tiến hành triệu tập ông Tỉnh lên cơ quan điều tra, ban đầu ông ta kiên quyết bác bỏ việc đã vào nhà nghỉ, và rồi bị lừa. Nhưng sau khi được các trinh sát hỏi chính xác về ngày giờ, có mặt tại phòng nào của nhà nghỉ M.H… thì ông Tỉnh đành phải xác nhận về vụ việc mình bị lừa một cú đau điếng.
    Ông quen cô gái trong một lần đi gội đầu trên phố Tuệ Tĩnh. Ông Tỉnh rất “bồ kết” cô gái này bởi mỗi lần phục vụ ông, đôi tay điêu luyện của cô ta cứ mơn man đầu, cổ, xuống cả bụng ông khiến ông nhiều phen nổi da gà vì sung sướng.
    Và điều gì đến cuối cùng đã đến, ông Tỉnh lấy được số điện thoại của cô gái và rủ đi nhà nghỉ. Sau một hai lần từ chối, cô gái đã trở thành bồ ruột của ông Tỉnh, khi mà tuần nào ông cũng gặp cô ta 2-3 lần. Sau mỗi lần gặp nhau, ông Tỉnh càng mê mệt cô gái nhiều hơn. Có một điều lạ là khác với những cô gái trước, sau mỗi cuộc vui thường đòi ông Tỉnh phải “cho quà”, cô gái này rất vui vẻ ra về mà không đòi hỏi tiền nong gì cả. Vì vậy mà ông càng say đắm cô ta hơn.
    Trước cái hôm ông Tỉnh nhận phải quả đắng, thì buổi tối hôm trước ông còn đưa cô gái đi ăn uống tại một nhà hàng. Sau đó thì cả hai về nhà nghỉ nằm xem tivi. Được cô gái đưa cho chai nước tăng lực để uống lấy sức, ông không ngần ngại tu một hơi hết sạch. Uống xong chai nước thì ông Tỉnh không còn biết gì nữa, khi tỉnh dậy thì đầu đau như búa bổ.
    Một trinh sát thuộc đội Chống tội phạm cướp, cướp giật – Phòng Cảnh sát điều tra - cho chúng tôi biết. Đám tội phạm gây mê rất biết chọn lọc các bị hại. Khi mà các quý ông mò đến cắt tóc gội đầu, lập tức các ả tiếp cận, rồi hỏi han về công việc… Khi biết đích xác con mồi là người có địa vị, tiền bạc, các ả thường giở trò mơn trớn, rồi rủ rê đi vui vẻ. Những quý ông ham vui, có máu trăng hoa rất dễ trúng kế của bọn chúng.
    Sau khi xác minh trường hợp của ông Tỉnh, các trinh sát Đội chống tội phạm cướp, cướp giật đã tiến hành giám định chữ của đối tượng đã viết thư để lại. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát đã xác định được chủ nhân của bức thư là Nguyễn Minh Thúy  (SN 1980 quê ở Hưng Yên, hiện đã chuyển sang làm nhân viên một quán cắt tóc gội đầu trên quận Đống Đa). Thúy khai đã học được mánh trên của một tiếp viên gạo cội.
    Cũng theo trinh sát thuộc Đội chống cướp, sự tinh vi của loại tội phạm này thể hiện ở việc bọn chúng đã tính toán để những bị hại khi nhận ra mình là nạn nhân của những vụ cướp cũng đành nuốt hận chịu mất của, không dám trình báo trước CQCA.
    Bên cạnh đó vài năm trước một nữ sinh rất xinh đẹp (trú tại khu văn công Mai Dịch, là con em của một gia đình nghệ sỹ tên tuổi) cũng đã sử dụng thuốc mê liên tiếp làm gỏi nhiều quý ông có tính trăng hoa. Cô ta tên là Nguyễn Thị Nhiệm, đã cặp bồ với hàng loạt đàn ông có máu trăng hoa rồi pha thuốc mê vào bia, chuốc cho họ ngất ngay trên giường ngủ. Để rồi khoắng sạch tài sản.
    Theo PV (PL&XH)

    Chuyện "cáo non" chuyên lừa tình "dê già" (Kỳ 3): Tài xế xe ôm "sập bẫy"

    Khi gà bắt đầu lên chuồng, Đỗ Thị Liên (một nữ tiếp viên nhà hàng) cũng bắt đầu ra đường. Thị dùng “vốn tự có” để quyến rũ những lái xe ôm hư hỏng, qua đó chiếm đoạt xe máy rồi cùng người tình biến mất…

      Khoảng 19h một ngày mùa đông năm 1999, sương trắng phủ kín những quả đồi vùng trung du. Những cơn mưa phùn khiến cho không khí càng lạnh giá.
      Anh Nguyễn Văn Hà (SN 1968, trú tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) đang ở bên nhà mấy người hàng xóm tán gẫu thì thấy vợ gọi về. Té ra có một cô gái đến nhờ anh Hà đưa ra thị trấn Thanh Sơn (Phú Thọ) tìm chồng. Mặc dù mưa gió rét mướt, song anh Hà không nỡ từ chối.
      Vừa đi anh Hà vừa trò chuyện với cô gái cho đỡ cô quạnh. Hà được biết chị ta tên là Hường, muốn tìm chồng vì anh kia suốt ngày chạy theo gái trẻ. Thế nhưng khi ra đến thị trấn Thanh Sơn thì không tìm được căn nhà mà chồng Hường đang tá túc. Vòng vèo một hồi lâu không có kết quả, Hường ủ rũ bảo: “Anh cố giúp em đến thêm một điểm nữa xem sao. Nếu không thấy em mời anh ăn bát phở rồi về anh ạ. Anh đừng lo chuyện về khuya, em sẽ giải thích với chị cho”.
       chuyen "cao non" chuyen lua tinh "de gia" (ky 3): tai xe xe om "sap bay" hinh anh 1
      Hai đối tượng Liên, Vinh. Ảnh: Đ.Khôi
      Nửa giờ sau, lộn đi lộn lại mấy lần vẫn không tìm thấy địa chỉ, Hường kéo anh Hà vào một quán phở ở thị trấn Thanh Sơn. Khi ăn, Hường tỏ ra rất ân cần lau thìa lau đũa, rồi đôi mắt lúng liếng nhìn sang người đối diện. Bốn bàn chân ở dưới gầm bàn khẽ chạm, rồi xoắt xuýt vào nhau. Anh Hà chợt thấy tim mình đập thật nhanh.
      Ăn uống xong, khi đi qua cầu 19-5, Hà chợt nảy ra sáng kiến: “Em có biết lái xe không?”.  Hường gật đầu, và Hà trao tay lái cho Hường. Đi được khoảng 200m, Hà vòng tay ra ôm chặt lấy eo của Hường nhưng vẫn không thấy cô gái phản ứng gì.
      Khi đến đồi chè thì Hường đột ngột dừng lại, tắt máy. Hường dắt tay Hà vào một bụi chè cao quá đầu người, rồi cả hai lao vào nhau như cặp tình nhân lâu ngày gặp lại… Sau khi mặn nồng, anh Hà cảm thấy buồn ngủ kinh khủng và gục ngay tại chỗ. Cho đến khi tỉnh dậy Hà giật mình nhìn quanh. Chiếc xe máy của anh ta đã biến mất và người đàn bà cuồng nhiệt cũng chẳng thấy đâu nữa.
      Trước đó mấy ngày, anh Lương Văn Tường (SN 1949 trú ở Yên Lập, Phú Thọ) đang thiu thiu ngủ bỗng nghe thấy tiếng gọi ngoài cổng: “Cho cháu hỏi thăm đây có phải là nhà chú Tường không ạ?”.
      Đang nằm trong chăn ấm, Tường ầm ừ, lát sau thì ra mở cổng. Trước mặt anh là một phụ nữ bịt khăn kín mít, chỉ để lộ 2 con mắt: “Chú có phải là chú Tường xe ôm không ạ? Chú giúp cháu với, cháu có việc gấp phải ra bến xe đón bạn cháu vừa từ Hà Nội lên”.
      Nhìn trời tối đen, mưa lâm thâm, Tường định khuyên cô ta để sáng mai hãy đi. Nhưng trước câu nói và đôi mắt khẩn khoản của cô ta thì Tường không nỡ từ chối.
      Tường quay vào nhà mặc quần áo, dắt xe ra. Vợ anh nhắc: “Mưa gió thế này anh đi đứng cho cẩn thận”. Ra khỏi nhà, Tường rùng mình vì trời đang rét đậm, gió phần phật trên những tàu lá chuối. Tường chở người phụ nữ vượt dốc Đá Thờ, ra bến Sơn thuộc xã Tân Long (Yên Lập, Phú Thọ). Nhưng vì đường quá trơn, dốc cao nên Tường không đi nhanh được. Xe gần lên đỉnh dốc, người phụ nữ bất ngờ ôm ngang lưng Tường: “Cháu đói quá, chú dừng lại để cháu ăn chiếc bánh”.
      Tường dừng xe, rồi cả hai người ngồi xuống vệ đường. Tường châm lửa hút thuốc còn cô gái mang bánh trong túi ra, mời Tường ăn. Ban đầu Tường từ chối, nhưng trước lời mời quá nhiệt tình, cùng với cái xoắn xuýt của đôi bàn tay khiến Tường chẳng nỡ từ chối và cầm lấy một chiếc. Ăn xong, Tường và người phụ nữ tiếp tục vượt dốc. Bỗng anh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, người muốn khuỵu xuống. Cô gái ôm chặt lấy Tường động viên anh cố qua nốt con dốc thì ngồi nghỉ. Tường phải vất vả lắm mới giữ được tay lái cho xe lên đỉnh dốc. Và vừa gạt chân chống, Tường ngã vật xuống vệ đường…
      Đêm hôm đó vợ Tường mong mãi nhưng không thấy chồng về. Sáng hôm sau những người đi chợ qua dốc Đá Thờ thấy Tường nằm bất tỉnh bên vệ đường. Người phụ nữ cùng chiếc xe máy và chiếc ví của Tường đã biến mất.
      Các sự việc trên đã được trình báo lên CA tỉnh Phú Thọ. Qua nhận dạng của nhân chứng, CQCA phán đoán thủ phạm của hai vụ đánh thuốc mê cướp xe trên chỉ là của một đối tượng. Song vì thị che mặt, trời lại tối nên họ không miêu tả chi tiết được khuôn mặt hay dung nhan đối tượng. Rà soát nhiều xã quanh đó cũng không thấy ai tên là Hường có dấu hiệu khả nghi…
      Nguồn tin từ nhân dân cung cấp, và qua nhận dạng giọng nói của cô gái tên Hường, một nhân chứng cho biết cô ta có nhiều điểm giống với cô Liên ở xã Đồng Lạc (Yên Lập, Phú Thọ). Các trinh sát tỏa ra nhiều thôn xã, khẩn trương tiến hành xác minh được biết có một đối tượng Đỗ Thị Liên (SN 1974) có nhiều đặc điểm giống với cô gái được các nhân chứng mô tả. Mười lăm tuổi Liên đã bỏ nhà đi làm tiếp viên nhà hàng ở Ba Vì, Sơn Tây (Hà Tây cũ)…rồi sau đó quay lại Yên Lập hành nghề mại dâm.
      Bà Đỗ Thị Trinh mẹ nuôi của Liên cho biết cách đây vài tháng Liên có về nhà và đi cùng 1 thanh niên tên là Vinh. Xác minh được biết, đối tượng trên là Đào Văn Vinh (SN 1969, trú tại Hoàng Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc). Vinh trú ở tổ 20 khu 17 phường Gia Cẩm, TP Việt Trì. Song hiện tại Vinh không có mặt ở nhà.
      Các trinh sát đã đi dọc các tuyến đường Sơn Tây, Xuân Mai, Chương Mỹ… đến các nhà hàng, quán karaoke mà trước đây Liên đã từng phục vụ, song không có kết quả. Tiếp tục theo dấu chân các đối tượng đi Thái Nguyên, Hà Nội… xác minh, nhưng khi các trinh sát vừa ập đến thì chúng đã bỏ đi trước đó vài ngày. Một nguồn tin khác báo về hai đối tượng đang lẩn trốn ở Đông Anh (Hà Nội), lập tức các trinh sát bám theo…
      Tiếp tục theo sát hành tung của hai đối tượng, các trinh sát phát hiện Đỗ Thị Liên có quan hệ rộng và cũng có khá nhiều bạn tình. Vào giữa năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiến (một diễn viên xiếc) từng về Đồng Lạc (Yên Lập) biểu diễn rồi quen Liên. Bẵng đi một thời gian, tháng 1.2000 bỗng nhiên Liên gọi điện nối lại liên lạc. Biết anh Tiến sắp tổ chức lễ cưới, Liên hứa về dự.
      Khoảng 20h ngày 15.1.2000, có một vụ xô xát xảy ra ở đường làng giữa 2 cô gái và một người đàn ông tại Đông Anh. Các trinh sát cải trang liền có mặt và người thanh niên chột dạ, vội xé chứng minh thư vứt đi. Ngay lập tức hắn đã bị các trinh sát tóm gọn. Qua đấu tranh hắn khai là Đào Văn Vinh, đã cùng Liên gây ra 2 vụ cướp xe máy. Vinh “thay mặt” Liên về dự đám cưới của anh Tiến, ý định là thừa cơ sẽ chôm chỉa.
      Theo lời khai của Vinh, Liên hiện có thể ở Tam Dương (Vĩnh Phúc) hoặc ở TP Việt Trì. Ngay lập tức hai tổ công tác của CA Phú Thọ đã có mặt tại hai địa điểm trên. Ngày 18.1.2000, Đỗ Thị Liên đã bị bắt tại khu vực Đồi Xuôi (Nông Trang, Việt Trì). Sau vài giờ đấu tranh, Liên đã khai nhận toàn bộ tội lỗi.
      Liên mua sẵn bánh mì, bánh bao rồi tẩm thuốc mê vào trong đó. Lợi dụng trời tối, Liên đến tận nhà các tài xế xe ôm yêu cầu được chở đi. Thế rồi thị giở ngón nghề quyến rũ, rủ các tài xế ăn uống. Dĩ nhiên, thị cũng không ngại mà dùng “vốn tự có” để khiến cho bị hại mất cảnh giác. Gây án xong, Liên cùng với “chồng hờ” mang xe máy đi tiêu thụ…
      Theo PV (PL&XH)

      Sát thủ “quốc tế” ra tay “khử” hụt bà trùm Dung “Hà” là ai?

      “2 sát thủ được Hải “bánh” điều từ Nga về bỗng điện thoại cho Hải với giọng hờn dỗi: “Đại ca giao nhiệm vụ cho bọn em mà thằng nào đã “thịt” nó rồi?”. “Thế thì bọn mày phắn ngay”, Hải “bánh” ra lệnh.

      Lửa hận tình thù
      “Chú gặp con Dung và bảo nó đừng quậy phá nữa. Phải điều đình với nó để mà sống”. Hải Bánh hỏi lại: “Nếu không điều đình được thì sao?”. Năm Cam gằn giọng: “Việc của chú là phải biết làm sao rồi, điều đình không được thì tự chú tính lấy!”.
      Khi việc điều đình chưa ra đâu vào đâu thì Dung “Hà” đã đưa 20 đàn em đến quậy phá Vũ trường Phi Thuyền khiến Năm Cam giận tím mặt. Có lẽ vì quá bực bội nên ông trùm đã gọi điện cho Hải “bánh” và nói: “Anh không muốn nhìn thấy mặt con cọp cái ấy trên đất Sài Gòn này nữa”.
      Nhận được tín hiệu của Năm Cam, Hải “bánh” nhận định nếu để đàn em trong nước ra tay thì sớm muộn gì cũng bị công an lần ra nên đã chủ động điều hai đàn em bay gấp từ Nga về Việt Nam để chuẩn bị đối phó với Dung “Hà” nếu cần.
      Nhưng trong lúc hai gã đàn em của Hải mới từ Nga về Việt Nam và chưa kịp vào Sài Gòn thì Năm Cam đã nôn nóng gọi Hải “bánh” và nói: “Chú đã nhận việc của anh rồi mà sao không thực hiện? Nếu có xảy ra chuyện gì dính dáng đến pháp luật, thì để anh thu xếp.
      Biết ông trùm không chờ được nữa, Hải “bánh” đành gọi điện cho Nguyễn Thế Phát, bảo Phát kêu Hưng “phi nhon” (tên khai sinh: Nguyễn Việt Hưng, ngụ 9A Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Trường “xoăn” (tên khai sinh: Nguyễn Xuân Trường, ngụ Hàng Mành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến gặp. Sau đó, Hải nói cho Hưng và Trường biết rõ việc Dung quậy phá vũ trường Năm Cam và bàn cách trừ khử.
       sat thu “quoc te” ra tay “khu” hut ba trum dung “ha” la ai? hinh anh 3
      Dung “Hà” bị ông trùm Năm Cam ra lệnh trừ khử vì ngứa mắt?
      Ngay trong đêm đó, Long “Tây” (tên khai sinh: Lê Duy Long, ngụ quận Đống Đa, Hà Nội) đã lái xe chở tôi cùng Hưng “phi nhon” và Trường “xoăn” đi tìm Dung “Hà”. Trên xe, Hải “bánh” nói rõ đặc điểm nhận dạng của Dung cho Hưng, Trường biết. Hưng bảo: “Để đó em tính, “chơi” nó ở nhà mới xây cho tiện”. Nhưng đêm đó cả bọn không tìm được Dung.
       
      Hôm sau, Hưng và Trường lại gặp Hải “bánh” để bàn bạc thêm. Khoảng 8h tối hôm đó, Hải “bánh” gọi Hưng lên gác, đưa khẩu súng Rulo có 6 viên đạn, hướng dẫn cách sử dụng súng và cho nó xem hình của Dung thêm một lần nữa. Sau đó, cả bọn đến Vũ trường Phi Thuyền uống rượu. Hưng uống 1 ly thì ngủ gục xuống bàn.
      Khoảng hơn 11h đêm, Hải “bánh” gọi Hưng dậy, đưa điện thoại của Long “Tây” cho nó, lấy xe Spacy của Anh Thư đưa cho Trường để hai thằng đi “xử” Dung. Trước khi hai đứa đi, Hải “bánh” dặn: “Khi tìm thấy mụ Dung thì một đứa vào bắn, còn một đứa chờ ở ngoài vì xe Spacy của Anh Thư mang biển số thật, rất dễ bị lộ”.
      Cái kết bi thảm của bà trùm
      Hưng “phi nhon” và Trường “xoăn” đi từ Vũ trường Phi Thuyền về hướng ngã 6 Phù Đổng. Sau đó, chúng đi qua số nhà 17 Bùi Thị Xuân xem có Dung hay không. Không hiểu “ma xui quỷ khiến” thế nào, khi hai đứa vòng xe quay lại thì phát hiện Dung “Hà” đang ngồi uống nước cùng với 3 người khác ở trước cửa nhà.
      Trường nói: “Con Dung kìa” và cho xe chạy ra đường Cách Mạng Tháng Tám thì dừng lại bảo Hưng: “Mày đưa súng cho tao!”. Hưng trả lời: “Mày còn có vợ con, để tao”. Nói xong, Hưng đi bộ về phía Dung ngồi, súng để ở túi quần bên phải, khi tới sát chỗ Dung ngồi thì rút sung… Sau hai tiếng nổ, Dung “Hà” ngã vật ra đường.
      Về phần Hải “bánh”, khi chuông điện thoại reo, bên kia đầu dây, Trường nói: “Đại ca, em đã bắn con Dung rồi. Bọn em đang đứng ở đầu đường Trần Quốc Thảo đoạn nối với Lê Văn Sỹ, anh ra lấy xe và điện thoại”. Nghe nó nói vậy, bất giác Hải “bánh” run bắn người lên và không thể nhấc nổi chân để rời Vũ trường Phi Thuyền.
      Sau đó, Hải “bánh” gọi điện thoại nhờ Đằng “Tây” ra lấy xe và điện thoại của Hưng và Trường. Lúc đầu, Đằng “Tây” nói đang bị ốm, không đi được. Thế nên Hải đành nói thật cho nó biết việc Dung “Hà” vừa bị bắn chết. Nghe vậy, Đằng “Tây” liền chở một đứa nữa tên là Lâm đến Vũ trường Phi Thuyền gọi thêm thằng Long “Tây”, rồi cả ba cùng đi đến chỗ Trường “xoăn” hẹn.
      Sau khi gặp Trường, thằng Lâm đi xe máy về quán cà phê Ca Dao của Đằng “Tây” (38 Lý Tự Trọng). Long “Tây” lấy điện thoại của mình và đi về tiệm hớt tóc thanh nữ của Hải “bánh” ở Thủ Khoa Huân. Còn Đằng chở Trường về nhà trọ ở đường Nguyễn Thiện Thuật.
      Khi đó Hải “bánh” điện cho Năm Cam và nói rõ tình hình sự việc, nhưng ông trùm nhắn lại: “Chú đừng đến bệnh viện, ở đó công an rất đông”. Đến lúc này thì Hải “bánh” cũng nhận ra Năm Cam đang sợ. Không chỉ sợ công an mà còn sợ bị đàn em của Dung “Hà” trả thù. Sau khi Dung “Hà” bị sát hại, Thắng “Dừa”, Giới “Trâu” và nhiều dân giang hồ Hải Phòng đã ra tuyên bố sẽ lấy máu những kẻ dính dáng đến vụ ám sát này.
      Thực sự thì Hải “bánh” cũng đâu có muốn thanh toán Dung “Hà”. Nhưng đúng là trong thế giới ngầm xưa nay luôn có quy luật nghiệt ngã là “dù muốn dừng bước thì cũng không hề dễ dàng”, thế nên Hải “bánh” đành nhắm mắt, bước liều. Và rồi quả thật Hải “bánh” đã phải trả giá..
      Theo PV (Người Đưa Tin)

      Ly kỳ vụ án “xác người trong nghĩa trang” (Kỳ 1): Cảnh tượng kinh hoàng

      Với người “xe ôm”, phương tiện hành nghề chỉ có chiếc xe máy. Sang một chút là xe của Thái, của Nhật liên doanh với Việt Nam, còn tàng tàng là một chiếc xe Tàu. Để kiếm được đồng tiền, không chỉ có mồ hôi rơi. Những cung đường dài quanh co cũng giống như cuộc đời con người với nhiều ngả rẽ bởi vẫn luôn có những kẻ ác độc “nhắm” vào họ để thực hiện hành vi phạm tội.

         ly ky vu an “xac nguoi trong nghia trang” (ky 1): canh tuong kinh hoang hinh anh 1
        Đối tượng Tống Văn Khánh và tang vật vụ án.
        Vụ án do Tống Văn Khánh, sinh 1980, ở xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên gây ra ngày 4.10.2008 là bài học để những người hành nghề “xe ôm” nâng cao cảnh giác...
        Vào buổi sớm ngày 5.10.2008, một số người dân thôn Phương Mỹ, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên trong lúc đi làm đồng vô cùng hốt hoảng khi bất ngờ phát hiện thi thể một người đàn ông nằm úp mặt trên bãi cỏ đầu hồi nhà quản trang thuộc nghĩa trang của thôn. Nạn nhân khoảng hơn 70 tuổi, bị thương tích khắp vùng đầu và mặt, bên cạnh vẫn còn một chiếc búa đinh vứt trên vũng máu cùng cuốn sổ nhỏ ghi số điện thoại.
        Cái chết kinh hoàng của người đàn ông xấu số loang đi rất nhanh và trở thành đề tài bàn tán khắp trong vùng. Nhận tin cấp báo, CAH Thủy Nguyên đã khẩn trương có mặt, phối hợp cùng lực lượng Công an xã Mỹ Đồng bảo vệ hiện trường. Nhanh chóng kết nối, xác minh, CAH đã xác định danh tính nạn nhân là ông Vũ Trọng Núi (tức Vũ Xuân Núi), sinh 1937, ở số 3/919 Hào Khê, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, chuyên làm nghề xe ôm, đã đi khỏi nhà từ ngày 4.10.
        Công tác khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường được tiến hành khẩn trương, thận trọng và chi tiết. Kết quả cho thấy, hiện trường chính của vụ án là khu vực bãi cỏ đầu hồi nhà quản trang. Hung thủ đã thực hiện hành vi cực kỳ dã man, để lại hàng chục nhát đập do vật tày có góc cạnh gây nên ở vùng gáy, đầu và mặt nạn nhân.
        Căn cứ vào kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra đã xác định rõ dấu hiệu của một vụ án hình sự giết người, cướp tài sản mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, Giám đốc CATP ngay sau đó đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với CAH Thủy Nguyên triển khai các biện pháp, phá án trong thời gian ngắn nhất.
        Câu hỏi đặt ra với lực lượng điều tra nhanh chóng phải làm rõ, đó là, hung thủ là ai và vì sao một người xe ôm đã hơn 70 tuổi từ Lê Chân lại bị sát hại tại một nghĩa trang ở huyện Thủy Nguyên...(?). Đáng nói, hiện trường vụ án tại một nơi vắng vẻ, cách xa khu dân cư cả cây số, thời điểm trong đêm tối không có nhân chứng trực tiếp nên công tác điều tra ban đầu gặp rất nhiều khó khăn.
        Theo phân công của Ban chuyên án, một mũi trinh sát nhanh chóng phối hợp cùng CAQ Lê Chân tiếp cận phía gia đình bị hại. Theo trình báo của người thân nạn nhân Vũ Trọng Núi, do kinh tế gia đình khó khăn, vốn là người chăm chỉ, chịu khó, ông Núi nghĩ phải tìm thêm việc gì đó để làm, kiếm thêm thu nhập.
        Thời điểm này, phương tiện đi lại còn ít nên việc ông chọn nghề “xe ôm” được mọi người trong gia đình ủng hộ. Mặc dù, trong thâm tâm, mọi người rất lo lắng vì nghề “xe ôm” luôn tiềm ẩn không ít mối nguy hiểm nhưng gia đình cũng rất yên tâm, bởi ông Núi dù tuổi đã cao nhưng còn khỏe mạnh.
        Thành thói quen, hàng ngày ông đều có mặt tại khu vực ngã ba Hào Khê để đón chờ khách. Thấy tính cách vui vẻ, nhiệt tình và điềm đạm của ông, nhiều vị khách cảm thấy yên tâm khi ngồi sau người lái xe ôm già. Thời gian thấm thoát trôi qua, ông Núi cũng đã hành nghề được một thời gian dài. Số tiền kiếm được vẫn giúp ông trang trải việc nhà và duy trì cuộc sống ổn định. Ngày 4.10.2008, như thường lệ, ông Núi lại có mặt tại khu vực ngã ba Hào Khê để chờ đón khách nhưng không thể ngờ rằng, đây cũng là lần cuối cùng như một “định mệnh” của mình.
        Những người cùng ngõ xóm và đồng nghiệp của ông Núi cho biết: Khoảng 15h hôm trước, ông đã sử dụng chiếc Wave màu xanh, BKS 16H8-5190, mang theo giấy tờ và 1 chiếc ĐTDĐ Nokia màu đen, chở 1 thanh niên lạ mặt, dáng người gầy, da trắng, cao chừng 1m60, mặc áo trắng và quần tối màu từ khu Hào Khê đi đâu không rõ. Rồi 2 giờ sau đó, ông Núi gọi điện về nhà báo cho mọi người trong gia đình cứ ăn cơm, không phải đợi.
        Xác định đây là một vụ trọng án không chỉ đặc biệt nghiêm trọng mà còn rất phức tạp, thủ phạm hành động rất dã man, gây hoang mang trong dư luận, Ban chuyên án tung những trinh sát, điều tra viên giỏi nhất vào cuộc. Bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc sảo, kết hợp với công tác rà soát địa bàn, trinh sát nhận được nguồn tin vô cùng “quý giá”.
        Đó là thời điểm sau khi vụ án xảy ra, vào khoảng 10h30 ngày 5.10, có thanh niên đi một chiếc Wave màu xanh có đặc điểm và BKS giống với chiếc xe của nạn nhân đến cửa hàng xe máy tại khu vực ngã 3 Trịnh Xá, thuộc xã Thiên Hương, Thủy Nguyên. Mới đầu, người thanh niên đặt vấn đề với chủ cửa hàng cầm cố chiếc xe với giá 6.000.000 đồng vì vợ đang ốm nằm viện, phải cần tiền.
        Nhưng rồi sau đó, anh ta lại “gạ” bán luôn chiếc xe với giá 7.000.000 đồng và cuối cùng hai bên thống nhất thỏa thuận số tiền 6.500.000 đồng. Với tinh thần khẩn trương chạy đua với thời gian của các trinh sát, những thông tin về đối tượng của vụ án “thi thể trong nghĩa trang” dần được hé mở...
        (Còn nữa)
        Theo Thủy Nguyên (An Ninh Hải Phòng)

        Ly kỳ vụ án “xác người trong nghĩa trang”: Kỳ 2 - Hành trình 40 giờ truy lùng kẻ thủ ác

        THỦY NGUYÊN |

        Ly kỳ vụ án “xác người trong nghĩa trang”: Kỳ 2 - Hành trình 40 giờ truy lùng kẻ thủ ác
        Ảnh minh họa

        Trở lại diễn biến của vụ án, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát được một số nhân chứng và thân nhân của nạn nhân cho biết: Hôm xảy ra vụ trọng án, ông Vũ Trọng Núi đi chiếc xe máy Wave BKS: 16H8-5190 mang theo giấy tờ và 1 chiếc ĐTDĐ Nokia màu đen.

        Chắc chắn chiếc xe máy cùng ĐTDĐ này đã bị hung thủ chiếm đoạt. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (khi đó là Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT- CATP) và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị nghiệp vụ CATP, CAH Thủy Nguyên đã xác định đối tượng gây án chắc chắn là Tống Văn Khánh, sinh 1980, ở thôn 3, xã Mỹ Đồng.
        Về phần gia đình, bố mẹ Khánh đều làm ruộng, trên hắn còn có 1 anh trai. Bản thân Khánh là đối tượng dù tuổi còn trẻ nhưng lại nghiện rượu, đã có vợ và 1 con song hắn đã ly hôn, đứa con gái 4 tuổi gửi ông bà nội nuôi dưỡng.
        Mới đây, Khánh xin vào làm thuê rồi trộm cắp tài sản của Cty CP cơ khí gang Thanh Sơn (địa chỉ tại xã Mỹ Đồng) nên bị đuổi việc. Hiện hắn đang vắng mặt tại địa phương và không liên lạc với người thân...
        Sau nhiều giờ tổ chức lực lượng ráo riết truy lùng, điều tra theo hướng các mối quan hệ của nghi phạm, cuối cùng lực lượng phá án đã phát hiện Tống Văn Khánh xuất hiện tại quê mẹ đẻ ở xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy.
        Ngay trong đêm, 1 tổ công tác gồm các trinh sát dày dặn kinh nghiệm của CAH Thủy Nguyên tức tốc lên đường.
        Liên tục sau 40 giờ truy lùng đối tượng, đến 23h30 ngày 6-10, phối hợp cùng CAH Kiến Thụy và Công an xã Thụy Hương, lực lượng phá án đã bắt gọn Tống Văn Khánh.
        Một trinh sát CAH Thủy Nguyên nhớ lại: Khi đến nhà người thân ở xã Thụy Hương ẩn náu, Khánh không tiết lộ thông tin về vụ án, chỉ nói rằng xin ở nhờ một vài hôm.
        Thoáng thấy bóng dáng người lạ, hắn lập tức lẻn lối cửa sau sang nhà hàng xóm định trốn chạy. Phân tích nhanh địa hình khu vực, tổ công tác vờ rút lui song bí mật bố trí đón lõng tên tội phạm.
        Đúng như dự đoán, khoảng nửa tiếng sau, thấy im ắng, Khánh vừa lò dò chui từ gầm giường nhà hàng xóm ra thì bị khống chế, bắt gọn.
        Khi bị bắt, Khánh vẫn rất ngỡ ngàng vì khi gây án, hắn chỉ thực hiện một mình, quá trình trốn chạy, không hề kể hoặc nói cho ai biết vậy mà vẫn bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ.
        Trước những tài liệu, chứng cứ không thể chối cãi, Khánh xin cán bộ điều tra uống mấy hớp rượu rồi cúi đầu khai nhận toàn bộ hành vi giết người, cướp tài sản vào ngày 4-10-2008 tại nghĩa trang xã Phương Mỹ, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên.
        Theo đó, do không có tiền để chuộc chiếc xe máy của gia đình đã mang đi cầm cố từ trước nên Khánh nảy sinh ý định đi cướp tài sản.
        Thực hiện kế hoạch, khoảng 13h ngày 4-10, Khánh đi xe buýt vào nội thành lang thang, tìm kiếm cơ hội gây án và thuê nhà trọ ở đường Thiên Lôi, quận Lê Chân.
        Đến 15h cùng ngày, hắn đi bộ ra khu vực ngã ba Hào Khê thì bắt gặp ông Núi và một người bạn cùng làm xe ôm đang đón khách.
        Sau khi cân nhắc, thấy ông Núi tuổi đã cao lại có chiếc xe máy đắt tiền hơn, Khánh vờ thuê ông chở ra quận Đồ Sơn chơi, sau đó vòng về huyện Thủy Nguyên.
        Đến địa bàn xã Lâm Động, hắn bảo ông Núi dừng xe, vào quán uống nước rồi lẻn sang gian hàng của bà Nguyễn Thị Đệ mua chiếc búa đinh với giá 20.000 đồng rồi giấu sẵn trong cạp quần.
        Khi Khánh cùng ông Núi đi đến đoạn đường sát nghĩa trang thôn Phương Mỹ, xã Mỹ Đồng, cách đường liên xã khoảng 500 mét thì cũng là lúc trời sẩm tối. Khánh tiếp tục yêu cầu dừng xe.
        Lợi dụng lúc ông Núi tháo mũ bảo hiểm, hắn bất ngờ rút búa và từ phía sau liên tiếp đập vào đầu ông Núi cho đến khi ông nằm bất động.
        Tiếp đó, hắn lục soát lấy toàn bộ giấy tờ, tài sản trong người cùng chiếc xe máy, mũ bảo hiểm của nạn nhân và phóng về nhà tắm rửa, thay quần áo.
        Sáng hôm sau, Khánh phóng chiếc xe đến bán cho hiệu cầm đồ của Phạm Đức Duẩn, sinh 1984, ở khu vực ngã 3 Trịnh Xá, xã Thiên Hương lấy 6,5 triệu đồng và bán chiếc ĐTDĐ của ông Núi cho cửa hàng kinh doanh điện thoại của Vũ Văn Hùng, sinh 1983, ở cùng xã được 450.000 đồng.
        Số tài sản còn lại chiếm đoạt được của nạn nhân, hắn đem giấu ở nóc chuồng lợn của gia đình. Thấy hàng xóm bàn tán về vụ án mạng, Khánh đã thú nhận với ông Tống Văn Thăng, là bố đẻ về việc hắn là thủ phạm gây án.
        Biết rõ con đã phạm tội tày trời nhưng chỉ vì tình cảm mà người bố tội nghiệp đã không trình báo. Khi lực lượng công an truy lùng ráo riết, Khánh đã hối thúc gia đình chuẩn bị tư trang, tiền bạc để chạy trốn biệt tăm khỏi Hải Phòng nhưng chưa kịp "cao chạy xa bay" thì bị bắt gọn...
        Vụ án đã khép lại bằng mức án tử hình dành cho kẻ thủ ác năm 2009. Toàn bộ nội dung vụ án được làm rõ, tài sản được truy thu và hoàn trả cho gia đình người bị hại. Kẻ thủ ác đã phải nhận bản án thích đáng cho hành vi tàn độc của mình.
        Quan trọng hơn cả là pháp luật đã được thực thi một cách nghiêm minh, người dân thêm vững chắc niềm tin vào lực lượng Công an nhân dân.
        theo An ninh Hải Phòng

        Chồng giết vợ, bỏ xuống hồ bơi rồi hoang báo vợ chết đuối

        Anh Phương |
        Chồng giết vợ, bỏ xuống hồ bơi rồi hoang báo vợ chết đuối
        Nạn nhân Michelle Long

        Người chồng bị cáo buộc đánh vợ đến chết và phi tang xuống hồ bơi nhưng nói dối cảnh sát rằng nạn nhân chết đuối.

        Daily Mail của Anh đưa tin, bà Michelle Long, 47 tuổi, được phát hiện trong hồ bơi của căn biệt thự sang trọng tại quận Gloucester, bang New Jersey, Mỹ, nơi nạn nhân sống cùng với chồng mình là Norman Long, 51 tuổi, vào ngày 17/6.
        Công tác khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân tử vong không phải do chết đuối, mà là chấn thương do lực tác động bên ngoài, từ đó cơ quan điều tra đã kết luận đây là vụ án giết người.
        Chồng của nạn nhân Michelle, Norman Long, bị bắt giữ vào thứ Ba vừa qua tại ngôi nhà của hai người và bị cáo buộc tội giết vợ mình, theo thông tin do công tố viên quận Gloucester cung cấp vào thứ Tư.
        Bên cạnh đó, bị cáo, vốn là chủ Công ty Xây dựng Long, cũng bị buộc tội che giấu vật chứng và cản trở thực thi pháp luật. Người đàn ông này đã vứt giấy vệ sinh có dính máu nạn nhân vào thùng rác trong bếp, sau đó ném xác vợ xuống hồ bơi.
        Chồng giết vợ, bỏ xuống hồ bơi rồi hoang báo vợ chết đuối - Ảnh 1.
        Nạn nhân Michelle Long
        Vào ngày xảy ra vụ án, cảnh sát cho biết bị cáo Long đã ra ngoài mua thức ăn ở một nhà hàng gần đó. Khi trở về nhà, ông ta gọi cảnh sát và giả vờ như vừa mới phát hiện ra thi thể của vợ nổi trong hồ bơi.
        Khi các nhân viên cảnh sát đầu tiên có mặt tại hiện trường, bị cáo nói rằng nạn nhân bị chết đuối. Phía cảnh sát cho biết, lúc đó Norman và một số người hàng xóm đang thực hiện hô hấp nhân tạo cho Michelle.
        Những người này sau đó khai với cơ quan điều tra rằng Norman đột nhiên trở nên hung hãn, cáu gắt khi họ hô hấp nhân tạo cho nạn nhân Michelle, thậm chí có người phải giữ ông ta lại.
        Nạn nhân được thông báo đã tử vong tại hiện trường ngay sau đó, và một chú chó nhỏ đã chết cũng được tìm thấy ở cuối hồ bơi.
        Lực lượng chức năng cho biết sau khi Norman bị bắt, ông ta được chuyển đến trung tâm Ann Klein, một bệnh viện tâm thần ở thành phố Trenton, bang New Jersey để kiểm tra sau khi cho thấy các dấu hiệu muốn tự sát.
        Cảnh sát hiện chưa tiết lộ động cơ gây án. Con gái riêng của nạn nhân đã lên tiếng tại cuộc gặp mặt với báo chí vào chiều thứ Tư sau khi cảnh sát bắt giữ bị cáo. 
        Chồng giết vợ, bỏ xuống hồ bơi rồi hoang báo vợ chết đuối - Ảnh 2.
        Xác nạn nhân được tìm thấy trong hồ bơi của ngôi nhà
        "Mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất và bà ấy không đáng bị như thế này," Brittany Maguire chia sẻ. "Chúng tôi hết sức đau buồn khi mẹ không còn nữa."
        Cô Maguire cũng cảm ơn lực lượng chức năng đã kịp thời bắt giữ kẻ tình nghi sát hại mẹ mình.
        Norman và Michelle Long đã kết hôn được hơn 15 năm, và cả hai đồng sở hữu Công ty Xây dựng Long. Website của công ty ghi rằng đây là một công ty gia đình và được thành lập vào năm 1989.
        Bị cáo Norman đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 4 năm nay. Trong đó, các khoản nợ lên tới hơn 500,000 đô la (hơn 10 tỷ đồng) và chủ yếu là do các khoản nợ do tiêu dùng chứ không phải nợ kinh doanh.

        Mẹ bắn chết con gái 6 tuổi để "cứu con khỏi người ngoài hành tinh"

        Anh Phương |
        Mẹ bắn chết con gái 6 tuổi để "cứu con khỏi người ngoài hành tinh"

        Do ảnh hưởng của ma tuý và bệnh tâm thần, bà mẹ trẻ đã "gửi con gái lên thiên đường" để thoát khỏi người ngoài hành tinh.

        Darla Hise, 27 tuổi, ở bang Virginia, Mỹ vừa bị buộc tội bắn chết con gái 6 tuổi của mình vào tháng 2 vừa qua, theo tin đưa trên báo People. Người phụ nữ này nói với cơ quan điều tra rằng cô ta muốn gửi con gái lên thiên đường để cứu cô bé khỏi người ngoài hành tinh.
        Hồ sơ vụ án trình lên toà tuần trước cho biết Darla Hise đã từng nói với bác sĩ ở bệnh viện tâm thần là trong bụng mình có sinh vật ngoài hành tinh và muốn chúng biến mất.
        Vào ngày 6/2, bị cáo Hise gọi cảnh sát nhiều lần nhưng không cung cấp tên và địa chỉ, chỉ nói rằng con gái Abigail của mình vừa bị bắn. Cảnh sát lần theo cuộc gọi và phái người đến ngôi nhà của Hise tại khu Hot Springs, quận Bath, bang Virginia. Sau đó, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của bé Abigail, chết do một vết súng bắn duy nhất.
        Mẹ bắn chết con gái 6 tuổi để cứu con khỏi người ngoài hành tinh - Ảnh 1.
        Bị cáo Darla Hise
        Hise lập tức bị bắt giữ với các tội danh giết người cấp độ một, cố sát, hai tội danh sử dụng súng, tàng trữ ma tuý đá (methamphetamine), và sở hữu súng khi trong người có chất gây nghiện. Bị cáo không nhận tội đối với các tội danh này. Cơ quan chức năng vẫn chưa tiết lộ cô bé Abigail bị bắn ở đâu trên cơ thể.
        Luật sư của bị cáo, Tony Anderson đã viết trong lời bào chữa rằng tình trạng thần kinh và việc sử dụng ma tuý triền miên của thân chủ mình đã khiến cho bị cáo không ý thức được quyền được giữ im lặng khi được cảnh sát thẩm vấn.
        <html><head><style>body{margin:0;}</style></head><body></body></html>
        Mẹ bắn chết con gái 6 tuổi để cứu con khỏi người ngoài hành tinh - Ảnh 2.
        Nạn nhân – bé Abigail 6 tuổi
        Trước đó, Hise đã được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tâm thần do ảnh hưởng của thuốc.
        Kiểm tra y tế cũng cho thấy có các chất methamphetamine, amphetamines (thành phần của ma tuý đá) và cần sa trong cơ thể của Hise, và luật sư cũng cho biết bị cáo đã dùng thuốc trong 3 tuần trước cái chết của Abigail.
        Theo thông tin từ phía cảnh sát, trong lúc hỏi cung, bị cáo Hise nhất mực tin rằng con trai và con gái của mình đang gặp nguy hiểm từ các sinh vật ngoài hành tinh, và bị cáo nghĩ rằng sẽ cứu con gái bằng cách gửi cô bé lên "thiên đường".
        Vào thời điểm xảy ra vụ án, con trai 3 tuổi của Hise đang ở trong nhà nhưng cậu bé không bị hề hấn gì. Hiện bé đang được một người họ hàng trôm nom, cảnh sát cho biết.
        Xem tiếp...