Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Nghe tin cúm H5N1 trỗi dậy...(ĐL)


...sực buồn nhớ về*:

TẾT ẤT DẬU 

Năm nay Tết đến, buồn buồn là
Làm ăn hậu đậu, bị chửi cha
Xui xẻo gặp phải toàn kẻ quịt
Người nợ giằng dai, nợ người ta!

Năm nay Tết đến, buồn buồn là
Đào đường đặt cống trước cổng nhà
Chợ chạy nháo nhào cơn giải tỏa
Tá hỏa tam tinh nạn cúm gà!

Năm nay Tết đến buồn buồn là
Ngẫm mình đâu đến nỗi tà ma
Ngẫm đời sao tréo ngoe cẳng ngỗng
Trời cao có mắt lại thế a?!

Năm nay Tết đến, buồn buồn là
Mai, lười tỉa lá, chẳng ra hoa
Cá cảnh vật vờ trong bể đục
Ngồi dựa tường rêu, rượu uống ta!


                                  Trần Hạnh Thu 

Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Những bài thơ về rượu có thể chuyển tải được tâm trạng của con người ta khi đang say. Bên cạnh đó các bài thơ này cũng chính là một cách để thức tỉnh dành cho mọi người. Đó cũng chính là lý do các bài thơ này dễ đi vào lòng người đọc. Và bạn đã bao giờ chìm trong men cay và nhớ về những nỗi niềm xót xa của mình hay chưa? Hãy cùng đọc và cảm nhận những bài thơ hay dưới đây bạn nhé!

Chùm thơ về rượu chế châm biếm đáng suy nghĩ nhất

Những bài thơ về rượu chế làm bất cứ ai khi đọc lên cũng cảm thấy vui vẻ. Và đó cũng chính là một đặc trưng của các bài thơ chế. Tuy nhiên khi nhìn nhận kỹ lại thì con người ta mới thấy thấm thía và cảm nhận sâu sắc hơn về các khía cạnh của bia rượu. Đó gần như chỉ là một thú vui, giải trí chứ không nên để rượu bia thành một thức uống quen thuộc. Bởi khi say sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà có thể ta không kiểm soát được.

Bài 1

Còn trời, còn nước còn non Còn cô bán rượu, anh còn say sưa
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Bài 2

Đừng chê người uống say không đứng nổi Hắn đã sống chân tình, không giả dối! Anh không say, nhưng chớ vội tự hào Xấu hơn say là làm điều tội lỗi.

Bài 3

Một ly nhâm nhi tình bạn Hai ly uống cạn lòng sâu Ba ly mũi chảy tới râu Bốn ly ngồi đâu gục đó Năm ly cho chó ăn chè Sáu ly vợ đè cạo gío

Bài 4

Đêm nay trăng cô đơn vàng võ lạnh Ta nghe lòng mình còn lạnh hơn trăng Uống say xưa cạn chén rượu nồng Đễ lòng này chết lặng như trăng

Bài 5

Lên cao mới biết núi cao Uống rồi mới biết rất hao túi tiền Chọn xoài đừng chọn xoài chua, Chọn bạn đừng để bạn dzô dùm mình Chơi hoa đừng để hoa tàn Chơi bạn đừng để bạn dành trai bia
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Thơ vui uống rượu

Uống rượu là để giải sầu Không phải uống rượu đau đầu đâu nhen Uống rượu sao để người khen Đừng để uống rượu ma men dẫn đường
Uống rượu nho nhã người thương Không phải uống rượu nằm đường thấy ghê Uống rượu vui vẻ người mê Đừng để uống rượu người chê, người cười
Uống rượu xã giao với đời Bạn bè sum họp nói cười cùng nhau Uống rượu đừng để bệnh đau Gia đình xào xáo cùng nhau ra tòa
Uống rượu đừng có đào hoa Một chồng, một vợ cho nhà yên vui Nếu không uống rượu càng vui Gia đình hạnh phúc không gì đẹp hơn!

Rượu bia lợi hay hại

Đàn ông chẳng uống rượu bia Như giầy không tất như xe không vành Cởi quần mặc váy đi anh Về cho con bú cơm canh lau nhà
Rượu cho sự nghiệp thăng hoa Khách hàng đối tác từ xa thành gần Nhưng say lừa mất cả quần Công danh sụp đổ nợ nần tả tơi
Rượu cho lễ tết vui tươi Lên xe chớ để răng rơi ra ngoài Rượu thêm tình bạn lâu dài Đừng lên uống cố good bye bạn hiền
Rượu mừng đôi lứa nên duyên Kết thành chồng vợ hai bên họ hàng Nhiều ông vợ đẹp con ngoan Triền miên say sỉn về phang vỡ đầu
Gia đình tan nát do đâu Là tác dụng phụ quay đầu mà thôi Lắm ông giàu có tiền rơi Xơ gan do rượu đi đời nhà ma
Thất tình ai cũng trải qua Uống say quên hết con bà nó đi Có thằng mê mẩn tình si Say xong bỏ dép hồn phi về trời
Lắm cảnh nghèo xác mùng tơi Con quần áo rách vợ dơ xương vè Chồng thì nghiện rượu lẫn chè Mỗi ngày một lít sao nghe đau lòng
Viết mồ hôi chảy dòng dòng Ba chai hà nội cạn không còn gì Ngẫm đời hay tại say bia Mà sao thơ ướt đẫm đìa giọt rơi
Rượu nhiều tác dụng ai ơi Đừng nên lạm dụng thành đời ma men Kính thưa toàn thể anh em Uống hay không uống nên xem bài này.
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Thơ lục bát nhậu

Tháng Giêng là tháng ăn chơi Tháng Hai nhậu nhẹt, tháng Ba rượu chè Tháng Tư bia bọt bét be Tháng Năm say xĩn đi về ngã nghiêng
Tháng Sáu túi đã cạn tiền Nhìn người ta nhậu thèm điên cái đầu Tháng Bảy trời đổ mưa ngâu Sương sương tí đỉnh giải sầu ngày mưa
Tháng Tám hun hút gió lùa Ít ly ấm bụng…chờ mùa bội thu ! Tháng Chín mưa bão đến rồi Ngồi không buồn miệng kiếm mồi nhậu chơi
Tháng Mười bão lũ khắp nơi Tiếp tục nâng cốc ta bơi tới bờ Mười Một chuẩn bị tết về Lai rai cụng chén đợi chờ xuân sang
Mười Hai lễ, tết tràn lan Tội gì hổng uống cho tràn cung mây Mười hai tháng đủ rồi đây Làm anh…bợm nhậu kiểu này…thành tiên
Ông trời nghe tiếng cũng kiêng Thôi thì…kệ nó, lũ điên ấy mà…

Thơ hài hước nói về rượu

Rượu vào cái xấu lòi ra Rượu vào bỏ cửa bỏ nhà đi chơi Rượu vào quần áo tả tơi Rượu vào v_ăng tục nói lời luyên thuyên
Rượu vào hao tổn bạc tiền Rượu vào nhìn vợ nghĩ tiên trên trời Rượu vào say nói lắm lời Rượu vào than trách đất trời không thương
Rượu vào nằm ngủ ngoài đường Rượu vào đi lại coi thường công an Rượu vào ăn nói làm càn Rượu vào phán chuyện thế gian như thần
Rượu vào đời cũng bất cần Rượu vào quên hết tình thân họ hàng Rượu vào bạn với nghĩa trang Rượu vào cả họ cả làng đều khinh
Rượu vào chết bất thình lình Nếu có sống được bệnh tình rất nguy Anh ơi uống nữa làm gì Nếu anh uống nữa em quỳ xuống xin.
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Không say không về

Say vì chén rượu bạn mời Chân đi vắt sổ khổ đời tôi chưa Hôm nay quá chén say xưa Chân tay quờ quạng như vừa tập đi
Đầu thì nặng trịch như chì Ruột gan phèo phổi thôi thì lộn tung Đầu óc nghĩ ngợi mông lung Lúc mới vào trận thật xung phi thường
Bây giờ đâu cũng là giường Người thì mềm nhũn không xương khó lường Quặn ruột phi hết ra đường Không ngờ ma rượu nó tương mình rồi
Đầu óc bây giờ rối bời Quần áo xộc xệch tả tơi khó nhìn Họng rát khát nước khó tin Mặt tái, miệng ngọng van xin rượu mà
Từ nay em cạch đến già Nếu uống, uống ít để mà không say Cứ diễn cảnh không hay này Hình ảnh đại diện có ngày xấu đi.

Chùm thơ về rượu hay ý nghĩa, tâm trạng nhất

Say trong men rượu là một trong những đề tài thường thấy của các bài thơ về rượu. Đó là những cảm xúc chân thật nhất của con người ta. Và khi ấy cũng là lúc mang nhiều nỗi niềm tâm sự nhất. Đó cũng chính là lý do các vần thơ này đều mang một màu buồn rất cô quạnh và cô đơn. Cùng đọc và cảm nhận nhé!

Độc ấm

Lang thang một bước một mình Đèn vàng phố vắng bóng hình cô liêu Nhà tranh trống vắng đìu hiu Không em không trẻ buồn thiu tiếng cười.
Một mình một chén rượu vơi Không ai đối ẩm chia lời ủi an Sương đêm mờ mịt giăng màn Nuốt vào giọt đắng trái ngang phận người.
Trắng đen nhân thế ở đời Nghèo khinh giàu trọng thói đời éo le Hơn thua trân tráo ngựa xe Đồng tiền tờ bạc tréo ngoe đắng lòng.
Long đong cho kiếp má hồng Tấm chồng nghèo mạt đèo bồng với ai Bỏ tình chối nghĩa đắng cay Ra đi vứt áo mặc ai oán hờn.
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Rượu một mình

Mình ta uống cạn ly này Nâng lên hạ xuống vơi đầy tình ta Nhìn sâu trong đáy nhạt nhòa Đắng cay cay đắng mình ta với đời
Chơi vơi sóng sánh men cay Quyện vào khói thuốc nhẹ bay vào hồn Môi hôn miệng chén nồng say Vàng tay khói thuốc ngất ngây nhớ người
Nụ cười ánh mắt bờ môi Hình bóng em mãi rạng ngời đáy ly Làm gì uống hết được đây Đầy vơi ly rượu vẫn đây bóng hình
Ngước nhìn khói thuốc lung linh Nụ cười em mãi đẹp xinh rạng ngời Chơi vơi nỗi nhớ cuồng quay Say em say mãi anh say một đời.

Tửu sầu

Ta buồn mượn rượu để say Giọt chua giọt đắng giọt cay giọt nồng Ta say trong cõi hư không Giọt sầu cay đắng lãng bồng bi ai
Này đây giọt ngọt trang đài Mỹ nhân tửu đế ép nài chua cay Lắc lư chén rượu trong tay Sầu bi rũ bỏ men say chát nồng
Nâng ly đáy mắt phiêu bồng Hồn ta rơi khoảng trời không mịt mù Phiêu diêu bay bổng lãng du Để ta quên hết lời ru tình sầu
Xác thì chẳng biết đi đâu Lờ mờ đôi mắt một màu nhạt phai Rượu vào một hóa thành hai Lại thêm tình khúc bi ai tửu sầu !
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Rượu sầu

Chén rượu vơi dần sao vẫn tỉnh Men đời đắng ngắt chẳng làm say Người ơi hãy rót đầy hơn nữa Uống cạn rồi quên nỗi khổ này.
Chủ quán! Thêm nào, cho chén nữa… Say rồi…chẳng nhớ được người đâu Tình yêu vỗ cánh bay đi khỏi Ngất ngưởng tàn canh đổ bóng sầu.
Rót nữa! Ly này không đủ rượu Ai người cụng chén sẻ buồn vui Nàng đi chẳng nói câu nào cả Nốc cạn ngàn chung lại khóc vùi.

Đêm đầy vơi

Màn đêm phủ xuống vai gầy Từng giọt sương lạnh phủ đầy hồn ai Trăng soi sáng tỏ đêm dài Sao ta chợt thấy bóng ai cuối trời
Môi cười duyên dáng gọi mời Bay bay suối tóc rối bời lòng ai Vầng trăng sao sẻ chia hai Trăng chờ sao đợi đêm dài tái tê
Đê mê ly rượu vơi đầy Men cay thắm đượm hồn say lạc loài Nâng lên cho hết u hoài Uống đi cho cạn dáng ai gọi mời
Trăng thời cứ rót ta nâng Hạ xuống sao lại bâng khuâng rót đầy.
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Rượu tình

Giọt sầu trong chén ngả nghiêng Đưa hồn hoang hoải giữa miền giá băng Ta say bên bóng chị hằng Mà hồn ngơ ngẩn … nhớ hằn trong tim.
Cho đêm đêm dạ kiếm tìm Bao nhiêu ân ái im lìm nơi đâu Cho hồn dâng đẫm u sầu Con tim quặn thắt giữa cầu tình duyên
Nhớ nhung nhung nhớ mắt huyền Nồng nàn êm ái truân chuyên giữa dòng Sao cuộc đời mãi long đong Nên tình duyên mãi cũng không vẹn tròn…
Nhớ thương bao thuở mãi còn In trong đáy dạ tình son vẹn tình Xa nhau mãi nhớ bóng hình Đêm nâng chén rượu men tình ngất ngây.

Tình say

Anh về rót cả hồn thơ Gởi theo mây gió thẫn thờ đợi em Dệt bao ước mộng êm đềm Tình trong như đã .. bên thềm ái ân
Vương lên môi mắt trong ngần Tình say chếnh choáng dâng tràn khát khao Thả vần thơ với ngàn sao Lung linh huyền ảo dạt dào tình ca
Nồng nàn… cháy bỏng thiết tha Sáng trong ngây ngất như là ánh dương Để đêm đêm mãi vấn vương Duyên tình thắm đượm môi hường đắm say…
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Đêm say

Để quên nỗi nhớ vào đêm Trăng thề ngồi khóc bên thềm khổ chưa Mây về sao chẳng thấy mưa Lá rơi ngỡ bước ai vừa qua đây
Bao nhiêu cái nhớ đong đầy Để cho tình cứ mãi say trăng chiều Hôm nay người mở vườn yêu Cho mây lả lướt trăng chiều chơi vơi
Rượu nồng say giấc mơ đời Cánh diều say với gió trời vi vu Núi cao say sớm sương mù Bướm vàng say trái mù u thuở nào
Chuồn chuồn say nước cầu ao Còn anh say mãi má đào nơi em Mắt say ngọn nến sau rèm Chiếu giường say nỗi khát thèm mộng mơ
Trăng thề say bến sông thơ Đò say con nước lững lờ đang trôi Anh say vị mặn làn môi Cho đời say tít khoảng trời riêng tư…

Ai về trong cơn say

Lặng lờ gió ngủ bên thềm cửa Đêm nay say quá, rõ thật là! Bâng khuâng khói thuốc ven trời lạnh Mơ hồ… tôi nhớ một người xa
Nhưng nhớ làm chi để ngậm ngùi? Đây niềm xa cách có chi vui? Cớ sao tôi cười như mê dại, Trong những đau thương lẫn ngọt bùi?
Trăng đứng tự tình tiêu điều khóc Đêm chẳng chung lời với nước mây Hình bóng ai về trong sương khói Xiêm y tha thướt dáng trang đài
Kiều nữ giật mình từ đáy mộ Hay gió vô ngôn bỗng ồn ào? Sao tôi nghe tiếng như ai đó… Bước giữa hồn tôi đương xôn xao!
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Đêm say

Ta lơ lửng giữa bến bờ quên – nhớ Khoảng trời nào thôi ngơ ngẩn tim yêu? Lạc bước chân bên thềm tối mưa nhiều Hồn vắng lặng xé lòng cô liêu khóc
Quên và nhớ, nghĩ suy chi nhằn nhọc Nhấp chén sầu cạn cốc rượu đêm nay Trời cuồng quay hay ta đã thấy say? Dáng ai gầy bên vầng trăng mờ tỏ?
Tình yêu đấy, hỡi hồn yêu cô độc Chút men đời níu tạm bước lang thang Giá tình yêu như giọt rượu hoang đàng Say quên lãng, tình yêu thành dĩ vãng
Đêm sao sáng bước chân ta bỗng nặng Đầu rỗng không, đâu đất, đất hay trời? Chỉ còn rượu và mây gió lả lơi Say cùng ta với nỗi buồn vời vợi

Hồn yêu

Ta đang say mối tình ngây dại Tiếng nói nào vang mãi bên tai Không gian nặng xuống theo làn khói Đôi chân mệt mỏi tháng ngày dài
Tình yên lặng đâu hẳn tình phai? Tim ngủ yên lẽ nào ngủ mãi Mưa sẽ kéo ưu phiền trở lại Con tim hoang tàn… sẽ lại thét

Tình ơi!

Ly rượu đầy phút chốc lại vơi Ta mãi mơ một giấc mơ đời Nẻo tình duyên còn xa vời vợi Sống buông lơi chốt cửa cài then
Căn phòng mờ khói đẫm hơi men Mùi hương nào len qua khe cửa Ánh mắt nào rực hồng như lửa Là hồn ma, hay một nửa tình yêu?
Xác xơ héo úa nỗi cô liêu Bao nhiêu những hồn hoang kêu thét Ôi mặc kệ, ma tình ta đang rét Thét vào đêm, xé ký ức con tim
Tuyển tập thơ về rượu hay, hài hước làm thức tỉnh mọi người

Say

Đêm say ta lạc chốn hư không Tửu sắc say mê giấc mộng hồng Lả lơi cung đàn trong tiếng hát Ấm lòng lạnh giá tiết trời đông Nâng yếm dùm em, kìa quân tử Phấn son mê muội cõi tiên bồng Chân em mỏi rồi cho em tựa Thân chàng em gối có được không?
Đêm nay lạnh giá chỉ nàng – ta Mùi hương thoang thoảng ở làn da Bàn tay nho nhỏ trông xinh quá Trao hết nàng đây, hỡi ngọc ngà Bỗng gà đâu gáy chưa tròn giấc Giật mình mới ngộ giấc mơ tan Phòng hoang gió lạnh tựa núi ngàn Ta tiếc vô vàn, ơi nàng ơi
Trên đây là những bài thơ về rượu hay mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chắc hẳn bạn cũng sẽ dễ dàng trong việc bắt gặp những hình dáng của mình trong những vần thơ này. Nếu bạn yêu thích những vần thơ này thì đừng quên chia sẻ và đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi bạn nhé!

 

Xem tiếp...

TỔ TIÊN THIÊN CỔ 07 (Trống đồng)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
TRỐNG ĐỒNG Bắt Nguồn Từ Việt Nam Hay Trung Quốc 
Nội dung: kỷ nguyên đồ đồng tại vùng đất Việt Nam ngày nay diễn ra muộn hơn Lưỡng Hà, Trung Hoa (3000 – 2800 TCN) hay Ai Cập và Âu Châu (2200 – 2000 TCN) rất nhiều. Nó cùng thời với mảnh đất Thái Lan, chỉ vào khoảng 1500 – 1400 TCN. 
(Văn hóa) - Trong sách viết về nguồn gốc trống đồng của người Trung Quốc họ nói chiếc trống cổ do 6 dân tộc chế tạo, trong đó có người Lạc Việt…
GS Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ cho hay, hiện nay nhiều nước Đông Nam Á cũng có trống đồng. Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc trống đồng có niên đại lâu hơn cả. Việc phân định trống đồng của nước ta có trước, hay Trung Quốc có trước vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Một số chuyên gia khảo cổ học phương Tây cho rằng, Việt Nam là cái nôi của trống đồng, người Trung Quốc đã lấy mẫu trống đó về thêm một số họa tiết để đúc lại. Nhưng theo quan điểm thống trị của Trung Quốc thì trống đồng Vạn Gia Bá ở Vân Nam có đầu tiên, ra đời thứ hai là trống Đông Sơn, thứ ba là trống Thạch Trại Sơn.
Nguồn gốc trống đồng: Cuộc tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nguồn gốc trống đồng: Cuộc tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc
Để phản bác điều đó nhiều nhà nghiên cứu của nước ta đưa ra lập luận khẳng định Việt Nam là cái nôi của trống đồng. TS Hảo đồng ý với ý kiến Cụ Đào Duy Anh cho rằng, trống đồng Đông Sơn ra đời đầu tiên, sau đó người Hán mới mang về biến cái đó thành của mình. “Không phải tôi là người Việt mà tôi nhất trí như vậy mà nghiên cứu của tôi đã chỉ ra. Khi nói tới trống đồng người ta thừa nhận là nhạc cụ gõ, yếu tố nào quyết định là nhạc cụ thì đầu tiên là hình dáng, mặt trống gõ phát ra âm thanh, thân trống là phần cộng hưởng. Thứ hai, hình dáng trống cũng quyết định đến âm thanh. Thứ ba, chất liệu chế tạo trống. Ba yếu tố đó không chỉ tạo thành âm sắc, âm vực của chiếc trống mà nó có ý nghĩa, nó biểu hiện hồn phách của dân tộc có trống đó, dân tộc nào vẽ hoa văn của dân tộc đó. Hoa văn trên trống đồng là hoa văn thể hiện văn hóa, của dân tộc chế tạo ra hoa văn đó chứ không phải mỗi trống có hoa văn riêng”, GS Hảo cho biết.
Trong sách viết về nguồn gốc trống đồng của người Trung Quốc họ nói chiếc trống cổ do 6 dân tộc chế tạo, trong đó có người Lạc Việt. Số lượng trống tìm thấy là 46 chiếc. Điều đó là bất hợp lý, không thể 6 dân tộc lại chế tạo một loại trống.
Theo nghiên cứu của GS Hảo, chiếc trống Thạch Trại Sơn có hoa văn giống Đông Sơn, nhưng người Điền đã khắc thêm những hoa văn của họ, đè lên hoa văn của Đông Sơn. Trong hội nghị quốc tế tổ chức tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc, khi TS Hảo phát biểu và đưa ra những giải thích khiến các nhà khoa học Trung Quốc cũng phải đồng ý. Chính một GS – Hiệu phó của trường Học viện Dân tộc học Quảng Tây tiến hành phân tích đồng vị chì chiếc trống ở Quý Huyện, Quảng Tây cũng khẳng định rằng, chiếc trống đồng cổ nhất của người Đông Sơn chế tạo. Bằng cách nào đó chiếc trống được đưa sang Trung Quốc và được thợ khắc thêm hoa văn trên trống.
Qua tìm hiểu của GS Hảo, những chiếc trống mà Trung Quốc nói là trống cổ của họ, được tìm thấy trong ngôi mộ của viên quan từng cai trị ở nước ta. Vì thế, ông ta mất đi, biết trống đồng quý đã bảo con cháu chôn cất trong mộ của mình. Giống như Mã Viện sang đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó lấy trống đồng về đúc ngựa. Do vậy, việc Trung Quốc cũng có những chiếc trống đồng bằng với niên đại ở nước ta là do họ đã mang về để sử dụng.
Những chiếc trống đồng Thạch Trại Sơn của người Điền có cách nay hơn 1 nghìn năm hoa văn tả thực hơn trống Đông Sơn, độ tả thực cao, chi tiết. Tay người đeo vòng, người mặc áo hoa kẻ sọc, có khuyên tai. Điều đó chứng tỏ người Điền lấy trống Đông Sơn cải tạo thành thùng đựng vỏ ốc, mặt họ phá đi đúc mặt mới làm nắp, dưới làm một cái đáy để bỏ vỏ ốc. Đối với người Điền thì ốc là tiền, những vỏ con ốc lợn được lấy từ biển của Ấn Độ, là những thứ rất quý. Những hoa văn gốc của trống như hình ảnh người mặc nửa trần, đội mũ lông chim đặc trưng người Đông Sơn đã bị cạo, khắc hình ảnh đặc trưng của người Điền.
Những lý giải của GS Hảo về trống đồng cổ của ông được Hội đồng nghiên cứu trống đồng Trung Quốc cũng phải công nhận là đúng. Tập luận văn nghiên cứu về trống đồng của GS Hảo hiện được Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ghi nhận và lưu giữ tại đây. Nhiều người trong giới chuyên môn đã công nhận Việt Nam là cái nôi của trống đồng.
(Theo Kiến Thức)

Trống đồng nguồn ngốc xuất phát từ đâu

Chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc
Tại phương Tây, đã có dấu vết rằng người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682[8]. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng là của Trung Quốc. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Nam. Trong cuốn Alte Metalltrommeln aus Südost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) năm 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định rằng trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở vùng này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại – phân loại Heger. Trước thập niên 1950, một số phân loại khác đã được đề xuất, nhưng không có cách nào được chấp nhận rộng rãi như phân loại của Heger[9].
Các nghiên cứu về trống đồng mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được bắt đầu và được bắt đầu bởi người phương Tây. Trước thập niên 1950, hầu hết các nghiên cứu quan trọng đều được viết bởi các học giả phương Tây, đặc biệt nhất là Heger. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống…, nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc[10]. Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất. Còn các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. Từ khi trống loại Vạn Gia Bá, loại trống gần giống loại Đông Sơn nhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Heger nhưng bổ sung một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thuong Nong tìm thấy ở Việt Nam thập niên 1980 thuộc loại này) được xếp vào loại con của thời kỳ cuối của loại trống Đông Sơn.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa đi được đến một kết thống nhất về một xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc của trống đồng – một truyền thống mà có thể đã được chia sẻ giữa tổ tiên của cả hai. Thực tế là tại thời điểm trống đồng được phát minh, không có một đường biên giới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nhiều nhóm người sống trong vùng đất rộng lớn đó đã có quan hệ với nhau về sinh học hoặc văn hóa hoặc cả hai. Học giả phương Tây Charles Higham, người đứng ngoài cuộc tranh cãi, cho rằng các xu thế dân tộc chủ nghĩa của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Trung Quốc đã che lấp tình huống mà khảo cổ học đã khai lộ. Ông đưa ra giả thuyết rằng trống đồng đã được tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm các xã hội có tổ chức ngày càng phức tạp với địa bàn trải rộng qua biên giới Việt-Trung hiện đại, để trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo. Ông viết: “Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng. Các thay đổi đã được thực hiện suốt từ vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại sự bành trướng từ phía Bắc của một quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến”[11]. Quan điểm này tương đồng với sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, hay phương Tây rằng trống đồng là sản phẩm của người Lạc Việt – tộc người Việt cổ được cho là có địa bàn sinh sống trải từ miền Nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.
trong dong ngoc lu phien ban thu nho

Tài liệu nguyên cứu về nguồn gốc Trống đồng

Tại phương Tây, đã có dấu vết rằng người ta đã biết về trống đồng từ năm 1682[8]. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890), tác giả này cho rằng trống đồng là của Trung Quốc. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Nam. Trong cuốn Alte Metalltrommeln aus Südost Asien (Trống kim loại cổ Đông Nam Á) năm 1902, Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo khẳng định rằng trống đồng xuất phát từ miền Bắc Việt Nam và trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở vùng này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại – phân loại Heger. Trước thập niên 1950, một số phân loại khác đã được đề xuất, nhưng không có cách nào được chấp nhận rộng rãi như phân loại của Heger[9].
Các nghiên cứu về trống đồng mãi đến cuối thế kỷ 19 mới được bắt đầu và được bắt đầu bởi người phương Tây. Trước thập niên 1950, hầu hết các nghiên cứu quan trọng đều được viết bởi các học giả phương Tây, đặc biệt nhất là Heger. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Việt Nam bị chia cắt vào năm 1954, các học giả Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu chiếm lĩnh lĩnh vực nghiên cứu về trống đồng. Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống…, nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc[10]. Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất. Còn các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. Từ khi trống loại Vạn Gia Bá, loại trống gần giống loại Đông Sơn nhưng hoa văn đơn giản hơn, được tìm thấy ở Vân Nam, các học giả Trung Quốc lại quay về thống nhất với một cách phân loại theo thứ tự phân loại của Heger nhưng bổ sung một loại xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I, đó là loại trống Vạn Gia Bá. Theo cách phân loại của Việt Nam, trống Vạn Gia Bá (trống Thuong Nong tìm thấy ở Việt Nam thập niên 1980 thuộc loại này) được xếp vào loại con của thời kỳ cuối của loại trống Đông Sơn.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa đi được đến một kết thống nhất về một xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc của trống đồng – một truyền thống mà có thể đã được chia sẻ giữa tổ tiên của cả hai. Thực tế là tại thời điểm trống đồng được phát minh, không có một đường biên giới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nhiều nhóm người sống trong vùng đất rộng lớn đó đã có quan hệ với nhau về sinh học hoặc văn hóa hoặc cả hai. Học giả phương Tây Charles Higham, người đứng ngoài cuộc tranh cãi, cho rằng các xu thế dân tộc chủ nghĩa của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Trung Quốc đã che lấp tình huống mà khảo cổ học đã khai lộ. Ông đưa ra giả thuyết rằng trống đồng đã được tạo bởi các nghệ sĩ tài hoa của một nhóm các xã hội có tổ chức ngày càng phức tạp với địa bàn trải rộng qua biên giới Việt-Trung hiện đại, để trang bị cho các chiến binh và làm biểu tượng cho vị thế cao của những người lãnh đạo. Ông viết: “Việc tìm kiếm nguồn gốc tại một vùng này hay vùng khác đã bỏ qua điểm quan trọng. Các thay đổi đã được thực hiện suốt từ vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Hoa tới đồng bằng sông Hồng bởi các nhóm người mà thời đó đã trao đổi hàng hóa, tư tưởng, và cùng chống lại sự bành trướng từ phía Bắc của một quốc gia hùng mạnh và hiếu chiến”[11]. Quan điểm này tương đồng với sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam, Trung Quốc, hay phương Tây rằng trống đồng là sản phẩm của người Lạc Việt – tộc người Việt cổ được cho là có địa bàn sinh sống trải từ miền Nam Trung Quốc tới miền Bắc Việt Nam.

Nguồn gốc Vân Nam của trống đồng Việt ?

6 Comments
Theo Ben Kiernan trong quyển Viet Nam: A history from earliest times to present (2017), kỷ nguyên đồ đồng tại vùng đất là nước Việt Nam ngày nay diễn ra muộn hơn Lưỡng Hà, Trung Hoa (3000 – 2800 BC) hay Ai Cập và Âu Châu (2200 – 2000 BC) rất nhiều. Nó cùng thời với mảnh đất Thái Lan, chỉ vào khoảng 1500 – 1400 BC.
Theo nghiên cứu “The Distribution of Bronze Drums of the Heger I and Pre-I Types: Temporal Changes and Historical Background“, của sử gia người Nhật Keiji Imamura, quá trình hình thành và phát triển trống đồng được chia làm 4 giai đoạn như liệt kê bên dưới, kèm theo họa đồ phân bổ. Các diễn giải và khớp nối lịch sử theo sau là của chúng tôi.
  1. Giai đoạn thứ nhất, phase 0, TK 4 đến TK 3 trước công nguyên:
Phase0
Phát tích trống đồng có lẽ là từ Vân Nam. Nhánh thứ nhất lan truyền xuống châu thổ sông Hồng dọc theo Hồng hà và Đà giang. Nhánh thứ hai đến đầu nguồn Tây Giang ở Quảng Tây. Ở giai đoạn này trống đồng chưa xuất hiện tại Đông Sơn – Thanh Hóa.  Cuối TK 4 BC, Vân Nam đã bị người Sở thôn tính. Chuyện này ghi rõ trong Sử Ký: “Bắt đầu từ thời Sở Uy Vương (339 BC – 329 BC), đã sai tướng quân Trang Kiểu theo thượng lưu Trường giang chiếm các vùng phía tây đất Ba và Kiềm Trung. Trang Kiểu là hậu duệ của Sở Trang Vương ( 613 BC – 591 BC). Kiểu đến hồ Điền, rộng ba trăm dặm, xung quanh đất đai bằng phẳng phì nhiêu trải dài cả ngàn dặm, dùng binh lính trấn áp rồi gộp vào nước Sở. Kiểu muốn quay về Sở báo tin, nhằm lúc Tần đang đánh Sở để chiếm Ba quận và Kiềm Trung quận (316 BC), đường bị chặn, bèn quay lại xưng vương xứ Điền, đổi cách ăn mặc, sinh hoạt bằng tập quán bản địa như tù trưởng”.
  1. Giai đoạn thứ hai, phase 1, TK 3 đến TK 1 trước công nguyên:
Phase1
Dưới sức ép thực dân của người Sở rồi sau đó là người Tần và Hán, trống đồng bắt đầu thiên di về phía nam tạo nên đỉnh cao Đông Sơn. Phase 1 này cũng xuất hiện ở Miến Điện, Thái Lan và Nam Lào.
  1. Giai đoạn thứ ba, phase 2, TK 1 trước công nguyên đến TK 2 sau công nguyên:
Phase2
Đông Sơn trở thành trung tâm trống đồng cho đến khi Mã Viện đánh vào Cửu Chân. Từ Cửu Chân, người Đông Sơn đã giong buồm xuống phía nam chạy giặc. Đó là lý do các đảo ở Indonesia xuất hiện dày đặc trống phase 2. Số lượng trống đào được đến năm 2017 đã lên đến 50 chiếc (Ben Kiernan – 2017).
  1. Giai đoạn thứ tư, phase 3, TK 2 sau công nguyên trở đi:
Phase3
Người Hán đã làm chủ những vùng đồng bằng màu mỡ ven biển và cao nguyên Vân Nam trù phú. Các bộ tộc bản địa đi sâu vào rừng rồi lại ngược lên Quảng Tây. Văn hóa trống đồng bỗng bừng sáng ở trung lưu Tây Giang rồi khiêm tốn là một nét văn hóa dân tộc thiểu số ở Hoa Nam từ đó đến nay.
Điều đặc biệt nên lưu ý là Quảng Đông, xứ sở của người Âu Việt, con cháu nước Việt chiến quốc, địa bàn nước Nam Việt của Triệu Đà hoàn toàn không xuất hiện một chiếc trống đồng nào cả. Ở phase 1, Quảng Tây trong thời điểm các bộ tộc Lạc Việt đang bị tấn công, đồng hóa và Hán hóa dữ dội nhất, cũng thấy rất ít trống đồng.
***
Lần theo dấu vết trống đồng, chúng tôi thấy muộn nhất là ở thế kỷ thứ 4 trước công nguyên người Thái cổ ở Vân Nam đã đặt chân đến miền bắc Việt Nam. Ở khía cạnh ngôn ngữ, học giới nói chung đã công nhận Mon – Khmer là lõi ngôn ngữ của các cư dân bản địa Việt Nam thời đồ đá. Sắc dân này có nước da đen như người Khmer, Champa. Hình thái xã hội bộ lạc săn bắt hái lượm, lãnh tụ là tộc trưởng. Một số từ Việt có gốc Mon – Khmer tiêu biểu như sau: Con – Koun; Cháu – Chau; Tay – Dai; Một – Moui; Hai – Pir; Ba – Bei; Bốn – Buon; Năm – Pram; Bầu (bí) – Lpầu; Khèn (kèn) – Khèn; Khố (quần)- Kho-ô; Mẻ – Khmés; Ná (cung nỏ) – Sna…
Thời điểm 400 BC – 300 BC có khả năng là lúc lớp vỏ nông nghiệp Thái cổ đi vào tiếng Việt đồng thời với trống đồng. Văn minh lúa nước và công nghệ luyện kim của trống đồng đã thiên di xuống từ Vân Nam. Xã hội chuyển hóa lên hình thức liên minh các bộ lạc có tù trưởng (chiefdom). Lớp vỏ Thái cổ cùng với hệ thống thanh điệu của nó đã phủ lên tiếng Việt: mương, đồng ruộng, vịt, bún – pún, dứa, ớt… Bằng chứng rõ nét của sự hợp chủng là các từ đẳng lập Việt (Mon – Khmer) – Thái: Chim Chóc, Chó Má, Mặt Nạ…
Sớm nhất là sau năm 81 BC, bắt đầu ở Cửu Chân và sau đó tại quận Giao Chỉ và Nhật Nam người Hán thâm nhập Việt Nam. Từ đó ngôn ngữ Việt được khoác lên bộ áo ngoài rực rỡ nhất, lòe loẹt nhất, chiếm đến 70% từ vựng Việt Ngữ.
Giai đoạn cuối của trống đồng Vân Nam – Đông Sơn bất ngờ bừng sáng tại Quảng Tây từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên là một chi tiết thú vị, nếu chúng ta liên kết với cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng năm 40 – 43.
Hiện trên mạng lưu truyền rất nhiều thông tin cho rằng có những đền thờ Hai Bà Trưng ở rất sâu trong đất Trung Quốc. Họ giải mã bằng hệ địa – chính trị hiện đại và cho đó là dấu hiệu lãnh thổ Lạc Việt từng một thời rộng mênh mông. Rất tiếc, chúng tôi chưa thấy một tài liệu thuyết phục nào cả, trừ bài thơ thời Lê, thế kỷ 15 có tựa “Đề Khâm Châu Trưng nữ tướng miếu – 題欽州徵女將廟” của Nguyễn Thiên Túng.
Giả thiết của chúng tôi là: Từ năm 43 AD đến 100 AD, khi người Hán đã chiếm xong các vùng đồng bằng màu mỡ, giao thông thuận tiện, ven biển hoặc ở các cửa sông, phần lớn người Lạc Việt đã bỏ xứ ra đi. Trên bộ họ tỏa đi mọi hướng, lên rừng phía tây thành người Mường, xuôi nam hoặc ngược bắc đến lãnh thổ Champa sau này hoặc Quảng Tây. Trên biển, xuất phát từ Thanh Hóa, người Lạc Việt xuôi gió mùa đông bắc xuống các đảo Indonesia. Duy nhất nhánh Lạc Việt ở Quảng Tây đã bảo tồn thành công văn hóa trống đồng từng bị Mã Viện âm mưu tận diệt. Sau thời Đông Hán họ tự gọi mình là người Lý, người Lê. Hiện nay lại có thêm tên Tráng tộc, Thủy tộc…
ZH_06-02
Ảnh: Lễ hội trống đồng của người Tráng ở Quảng Tây – Trung Quốc ngày nay.
Trống đồng tại đỉnh cao rực rỡ Đông Sơn – Thanh Hóa của nó hoàn toàn suy tàn, nằm yên dưới nhiều thước đất trong 1800 năm đằng đẵng. Đó chính là lý do sử gia Lê Tắc, hậu duệ của thứ sử Giao Châu thời Đông Tấn ghi nhận các bộ tộc nhỏ sử dụng trống đồng còn ở lại Việt Nam quãng thế kỷ 14 là Man Tử (bọn mọi) hoặc Liêu Tử (bọn hoang dã hung ác). Nguyên văn Hán ngữ trong An Nam Chí Lược như sau:
獠子: 獠子者蠻子異名也. 多隸湖廣雲南. 有服役於交阯. 又有雕題鑿齒者. 種類頗多. 古載有頭形獠子, 赤裩獠子, 鼻飲獠子. 皆居巖窟或橧巢, 飲蘆酒, 好戰敵. 擊銅鼔以髙大者為貴. 鼔初成置庭中設酒招同類來者盈門. 豪富女子以金銀釵擊鼔叩畢留與主人. 或云銅鼔乃諸葛亮征蠻鉦也.
Liêu tử: Liêu tử là tên khác của bọn mọi (Man tử). Đa phần cư trú ở Hồ Quảng (đây là một khu hành chính thời Nguyên và Minh, bao gồm phía nam Hồ Bắc, Hồ Nam, phía đông Trùng Khánh, bắc Quảng Đông và một vài vùng của Quảng Tây) và Vân Nam. Họ cũng phục dịch ở quận Giao Chỉ. Thêm nữa họ còn vẽ trán, cà răng. Có nhiều chủng loại. Sách xưa liệt kê Liêu tử đầu hình (có lẽ là búi tóc), Liêu tử mặc khố đỏ và Liêu tử tị ẩm (theo chúng tôi là uống rượu bằng cần trúc). Họ đều sinh sống cư trú ở hang động trên núi cao hoặc nhà sàn. Họ hay uống các vò rượu có cần trúc hoặc sậy, thích đánh nhau, gõ trống đồng, trống càng to lớn thì càng quý giá. Trống vừa đúc xong thì đặt giữa sân, bày rượu, mời đồng loại đến chật nhà. Con gái các nhà giàu (làm khách) thường dùng những chiếc thoa bằng vàng hoặc bạc gõ vào trống, chúc mừng xong thì trao tặng luôn cho chủ nhân. Có người nói rằng trống đồng chính là chiêng của Gia Cát Lượng khi nam chinh đánh mọi.
Thực ra nội dung trong An Nam Chí Lược có một phần đã được đề cặp tại phần Phong Tục, chương Châu Quận Thập Tứ, sách Thông Điển, thời Đường (năm 801):
(通典. 州郡十四. 古南越) 風俗: 五嶺之南,人雜夷獠,不知教義,以富為雄。父子別業,父貧乃有質身於子者。其富豪並鑄銅為大鼓,初成,懸於庭中,置酒以招同類。又多搆讎怨,欲相攻擊,則鳴此鼓,到者如雲。有鼓者號為都老,群情推服。本之舊事,尉佗於漢,自稱蠻夷大長老夫臣佗,故俚人呼其所尊為倒老也。言訛故又稱都老云。珠崖環海,尤難賓服,是以漢室嘗罷棄之。漢元帝時,珠崖數反叛,賈捐之上書,言不可煩中國師徒,請罷棄。帝從之。大抵南方遐阻,人強吏懦,豪富兼并,役屬貧弱,俘掠不忌,古今是同。其性輕悍,易興迷節。自尉佗、徵側之後,無代不有擾亂,故蕭齊志云:「憑恃險遠,隱伏巖障,恣行寇盜,略無編戶。」爰自前代,及於國朝,多委舊德重臣,撫寧其地也。
Dịch nghĩa: Phía nam Ngũ Lĩnh, các bộ lạc người Di người Liêu cư trú lẫn lộn, không áp dụng phép tắc Trung Quốc, giàu có được xem là tài giỏi. Sản nghiệp của cha và con phân biệt, nếu cha nghèo thì có thể bán thân (làm thuê) cho con. Thủ lĩnh ở đây đều dùng đồng đúc thành trống lớn, trống vừa đúc xong thì treo giữa sân, bày rượu để đón mời đồng loại (ăn mừng). Họ lại thường hay gây thù chuốc oán với nhau, hay đánh nhau, khi đó sẽ gõ trống, người khắp nơi liền tụ về (tham chiến) đông nghịt như mây. Kẻ có trống đồng tự xưng là Đô Lão, dân chúng sẽ tôn phục. Xưa quan úy Triệu Đà đối với nhà Hán, tự xưng là Man Di Đại Trưởng Lão, còn người Lý bản địa thì xưng là Lão thôi. Có kẻ nói nhầm rằng (Triệu Đà) xưng là Đô Lão. Châu Nhai bị biển bao bọc xung quanh, khó bề khuất phục, thời Hán đã bãi bỏ. Những năm Hán nguyên đế, Châu Nhai nhiều lần làm phản, Giả Quyên Chi tâu lên, rằng không nên lao khổ quan binh Trung Quốc, xin triệt thoái. Vua thuận cho. Đại để là phương nam cách trở, dân chúng cứng cỏi, quan lại nhu nhược, các thủ lĩnh địa phương hay chống đối, lính triều đình nghèo nàn yếu đuối, tù binh không kiêng sợ, xưa nay đều vậy. Người ở đấy bản chất ương ngạnh, lòng dạ u mê hay thay đổi. Từ thời quan úy Triệu Đà và (nữ vương) Trưng Trắc trở về sau, chẳng có thời nào là không có nhiễu loạn. Xưa Tiêu Tề có chép: “Dựa vào vị trí xa xôi hiểm nguy, lẩn trốn trong hang hốc ẩn khuất, họ phóng túng cướp bóc, (do đó) không đưa người ở đây vào sổ sách thu thuế được”. Từ đời trước cho đến Đường triều, vẫn phải giao phó sự cai trị bằng các trọng thần đức độ, mới yên ủi phủ dụ được xứ này.
***
Trống đồng từ Mã Viện (Mã Viện Liệt Truyện – Hậu Hán Thư) vốn chỉ được xem như nguyên liệu để nấu chảy đúc ngựa đồng, cột đồng; đến Lê Tắc coi đó là sản phẩm của những sắc dân bán khai, vừa tròn 1300 năm. Các cổ vật này rõ ràng không được Hán quan hoặc giới tinh hoa phong kiến Việt Nam đánh giá cao. Với người Hán thì thật dễ hiểu, đồ đồng Thương Chu của họ đã tinh xảo và mang tính mỹ thuật hàng đầu nhân loại. Nhà Tần đã đúc được những bức tượng ông trọng khổng lồ bằng đồng nặng đến 1000 thạch, khoảng 10,9 tấn. Về phía người Việt, điều hợp lý có thể nhìn nhận ở đây là họ đã tự cho mình là một chi Hán, ít nhất trên khía cạnh văn hóa. Do đó sự vô cảm với trống đồng đã diễn ra rất tự nhiên. Hơn nữa, trống đồng là vật phẩm tuy có giá trị thẩm mỹ nhất định, nhưng nó phục vụ đời sống và tín ngưỡng trong không gian bộ lạc bé nhỏ. Người ta từng dùng nó tập hợp dân chúng khi có chiến tranh hoặc xung đột, nên vào đầu công nguyên, Mã Viện đã tịch thu rất nhiều trống đồng để bẻ gãy các cuộc phản kháng tại quận Giao Chỉ. Trống đồng ngày nay vẫn còn được gõ ở các lễ hội cầu mưa hoặc mừng mùa mới. Đặc biệt, đây là một vật tùy táng quan trọng xưa kia và nó không bị hủy hoại hoàn toàn dưới lòng đất. Nhờ đó, trống đồng giúp lưu giữ và tái hiện quá khứ từ trầm tích thời gian. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam trống đồng vô dụng và hẳn nhiên đã bị quên lãng.
Tình cờ, công trình khảo cổ học Đông Sơn đầu thế kỷ 20 trùng với thời điểm người Việt Nam hiện đại đang xây dựng cho mình mô hình nhà nước dân tộc để giải phong kiến và giành lại độc lập từ thực dân Pháp. Trống đồng bỗng trở thành vưu vật mang tính biểu tượng mà trời đất ban cho mảnh đất hình chữ S, niềm tự hào quá khứ xa xăm, dù lúc đó cổ sử Việt hãy còn tuyệt đối mù mờ.
Sản phẩm dễ thấy nhất của nhà nước dân tộc là tinh thần dân tộc, đôi khi khá thiên lệch. Tinh thần ấy đã phong tỏa và làm biến dạng mọi công trình khảo cổ trống đồng trên đất nước Việt Nam. Nó cô lập di vật Đông Sơn với các thành tựu khảo cổ trống đồng liên tục được cập nhật trong khu vực, từ Indonesia, Thái Lan, Lào, Miến Điện, đến Trung Quốc. Việt Nam ngày nay, không ít người đặt cược vào trống đồng một nền văn minh bản địa thuần Việt rực rỡ, vĩ đại hơn văn minh Trung Hoa rất nhiều. Nhưng đáng tiếc đó chỉ là một tín điều mang bản chất tôn giáo yếm thế và tự ti.
Vào cuối những năm 70 tại Vân Nam – Trung Quốc, khảo cổ đã phát lộ dày đặc trống đồng tùy táng tiền Heger I (Pre Heger I). Trong vòng 20 năm sau đó học giới quốc tế hầu như đã đi đến kết luận văn hóa đồ đồng Đông Sơn xuất phát từ đầu nguồn sông Hồng.
Điển hình như Murowchick, Robert E. 2001, quyển “Political and Ritual Significance of Bronze Production in Ancient Yunnan.” Ông viết: “Nhiều trống đồng Đông Sơn tương đồng với những thứ ở các hố khai quật tại Điền Việt, chúng dường như đã được sao chép từ nguyên mẫu Điền Việt, hoặc trong một số trường hợp có khả năng nhập khẩu từ vùng đất Vân Nam.”
Đi xa hơn nữa, Murowchick còn cho rằng văn minh đồ đồng Hoa nam có nguồn gốc Trung Nguyên: “Các chi tiết giao lưu trực tiếp hoặc gián tiếp giữa miền tây nam Trung Hoa xa xôi và Trung Nguyên trong thời đại đồ đồng vẫn cần các nghiên cứu sâu rộng hơn, nhưng nhiều khía cạnh của công nghệ luyện kim Điền Việt dường như có nguồn gốc từ phương bắc.”
Trống đồng Đông Sơn là cái phao hoàn hảo nâng đỡ thuyết văn minh bản địa Việt Nam đã đến hồi cáo chung!
Saigon @2017

Khám phá thú vị: Việt Nam là cái nôi của trống đồng


(Kiến Thức) - Theo lập luận của GS Nguyễn Văn Hảo, trống đồng ra đời ở Việt Nam và được người Trung Quốc mang về làm thêm một số họa tiết...

Hoa văn trống đồng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ
GS Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ về nguồn gốc của trống đồng cổ có hàng chục năm nghiên cứu về các loại trống đồng, điều ông quan tâm nhiều nhất là chiều chuyển động của hoa văn trên trống đồng cổ. Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn có hai loại: Hoa văn hình học và hoa văn tả thực. Các họa tiết hoa văn hình học được tìm thấy trên đồ gốm của các văn hóa khảo cổ trước đó, đặc biệt trên đồ gốm của văn hóa Gò Mun. Khác với hoa văn hình học, hoa văn tả thực bắt nguồn từ cuộc sống, từ môi trường thiên nhiên mà cư dân Đông Sơn sinh sống. Hoa văn này đã ghi lại những cảnh múa và các con vật trên mặt trống đều chuyển động ngược hướng kim đồng hồ. 
Để chứng minh điều đó GS Hảo đã phải nghiên cứu trên nhiều tư liệu. Ông đã đi tìm hiểu nguồn gốc của nền văn hóa cổ, cũng như tập quán sinh hoạt của các dân tộc ở nước ta. Đến nay một số điệu múa của dân tộc Tây Nguyên như trong điệu múa cồng chiêng, múa trong lễ đâm trâu mọi người xếp hình tròn đi theo ngược kim đồng hồ. Đặc sắc hơn nữa cách hát trống Quân của người Kinh trên mảnh đất vua Hùng Phú Thọ. Trai gái nơi đây xếp thành vòng tròn vừa đi theo ngược hướng ngược chiều kim đồng hồ để múa hát.
Trước đó, ở nước ta cũng có một số nhà khoa học đưa ra nhận định khác nhau về hướng chuyển động của hình vẽ trên trống đồng, người nói nó chuyển động ngược, người nói chuyển động xuôi theo kim đồng hồ. Tuy nhiên, những điều giải thích của họ chưa đúng với thực tế.

GS Hảo đã chứng minh được Việt Nam là cái nôi của trống đồng. 
GS Hảo cho hay, trong hoa văn tả thực trên trống đồng Đông Sơn, chúng ta dễ dàng nhận ra một điều, hình ảnh đi biển của người Đông Sơn được thể hiện nổi bật nhất. Trên trời có chim bay, dưới nước là cá biển, rùa biển để “hộ tống” những chiếc thuyền đi biển, chiếc nọ nối đuôi chiếc kia vận hành theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Nghề đi biển đánh bắt cá, là nghề kiếm sống chủ yếu của người dân thời đó. Sinh sống nhờ biển, điều đó đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với bão tố. Vì thế, họ phải hiểu được quy luật của biển để có biện pháp tránh bão.
“Đường đi của bão trước khi đổ bộ vào đất liền thường xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Theo kinh nghiệm của những người đi biển, khi gặp bão, họ nhìn theo hướng vận động của trung tâm bão, khu vực nguy hiểm (nửa vòng nguy hiểm) sẽ nằm ở hướng di chuyển của bão. Tại khu vực này sóng to, gió lớn mạnh hơn bên trái hướng đi của bão (nửa vòng đi được). Hướng gió phía bên phải gần như đồng nhất với đường đi của bão, một khi thuyền bị gió đẩy vào trung tâm bão thì không thể thoát ra được người đi thuyền đối mặt với cái chết. 
Mặt khác khi bão đổi hướng, phần nhiều đổi hướng bên phải, hướng gió thuận chiều kim đồng hồ chứng tỏ thuyền đang đi vào vòng nguy hiểm, nếu thuyền đi ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ thuyền đang ở nửa vòng có thể đi được. Do vậy, hướng ngược chiều kim đồng hồ là hướng hy vọng, hướng sinh tồn của người  đi biển và là thói quen của ngư dân Đông Sơn xưa.
Theo GS Hảo, người Điền Trung Quốc đã thêm hoa văn vào trống đồng của nước ta để nói nó là của mình. (Ảnh tư liệu).
Trống đồng có nguồn gốc ở Việt Nam
GS Hảo cho hay, hiện nay nhiều nước Đông Nam Á cũng có trống đồng. Nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc trống đồng có niên đại lâu hơn cả. Việc phân định trống đồng của nước ta có trước, hay Trung Quốc có trước vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Một số chuyên gia khảo cổ học phương Tây cho rằng, Việt Nam là cái nôi của trống đồng, người Trung Quốc đã lấy mẫu trống đó về thêm một số họa tiết để đúc lại. Nhưng theo quan điểm thống trị của Trung Quốc thì trống đồng Vạn Gia Bá ở Vân Nam có đầu tiên, ra đời thứ hai là trống Đông Sơn, thứ ba là trống Thạch Trại Sơn.
Để phản bác điều đó nhiều nhà nghiên cứu của nước ta đưa ra lập luận khẳng định Việt Nam là cái nôi của trống đồng. TS Hảo đồng ý với ý kiến Cụ Đào Duy Anh cho rằng, trống đồng Đông Sơn ra đời đầu tiên, sau đó người Hán mới mang về biến cái đó thành của mình. “Không phải tôi là người Việt mà tôi nhất trí như vậy mà nghiên cứu của tôi đã chỉ ra. Khi nói tới trống đồng người ta thừa nhận là nhạc cụ gõ, yếu tố nào quyết định là nhạc cụ thì đầu tiên là hình dáng, mặt trống gõ phát ra âm thanh, thân trống là phần cộng hưởng. Thứ hai, hình dáng trống cũng quyết định đến âm thanh. Thứ ba, chất liệu chế tạo trống. Ba yếu tố đó không chỉ tạo thành âm sắc, âm vực của chiếc trống mà nó có ý nghĩa, nó biểu hiện  hồn phách của dân tộc có trống đó, dân tộc nào vẽ hoa văn của dân tộc đó. Hoa văn trên trống đồng là hoa văn thể hiện văn hóa, của dân tộc chế tạo ra hoa văn đó chứ không phải mỗi trống có hoa văn riêng”, GS Hảo cho biết.
Trong sách viết về nguồn gốc trống đồng của người Trung Quốc họ nói chiếc trống cổ do 6 dân tộc chế tạo, trong đó có người Lạc Việt. Số lượng trống tìm thấy là 46 chiếc. Điều đó là bất hợp lý, không thể 6 dân tộc lại chế tạo một loại trống.

Một chiếc trống Đông Sơn đã bị người Điền khoét đáy, làm thêm nắp. (Ảnh tư liệu) 
Theo nghiên cứu của GS Hảo, chiếc trống Thạch Trại Sơn có hoa văn giống Đông Sơn, nhưng người Điền đã khắc thêm những hoa văn của họ, đè lên hoa văn của Đông Sơn. Trong hội nghị quốc tế tổ chức tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc, khi TS Hảo phát biểu và đưa ra những giải thích khiến các nhà khoa học Trung Quốc cũng phải đồng ý. Chính một GS -  Hiệu phó của trường Học viện Dân tộc học Quảng Tây tiến hành phân tích đồng vị chì chiếc trống ở Quý Huyện, Quảng Tây cũng khẳng định rằng, chiếc trống đồng cổ nhất của người Đông Sơn chế tạo. Bằng cách nào đó chiếc trống được đưa sang Trung Quốc và được thợ khắc thêm hoa văn trên trống.
Qua tìm hiểu của GS Hảo, những chiếc trống mà Trung Quốc nói là trống cổ của họ, được tìm thấy trong ngôi mộ của viên quan từng cai trị ở nước ta. Vì thế, ông ta mất đi, biết trống đồng quý đã bảo con cháu chôn cất trong mộ của mình. Giống như Mã Viện sang đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó lấy trống đồng về đúc ngựa. Do vậy, việc Trung Quốc cũng có những chiếc trống đồng bằng với niên đại ở nước ta là do họ đã mang về để sử dụng.
Những chiếc trống đồng Thạch Trại Sơn của người Điền có cách nay hơn 1 nghìn năm hoa văn tả thực hơn trống Đông Sơn, độ tả thực cao, chi tiết. Tay người đeo vòng, người mặc áo hoa kẻ sọc, có khuyên tai. Điều đó chứng tỏ người Điền lấy trống Đông Sơn cải tạo thành thùng đựng vỏ ốc, mặt họ phá đi đúc mặt mới làm nắp, dưới làm một cái đáy để bỏ vỏ ốc. Đối với người Điền thì ốc là tiền, những vỏ con ốc lợn được lấy từ biển của Ấn Độ, là những thứ rất quý. Những hoa văn gốc của trống như hình ảnh người mặc nửa trần, đội mũ lông chim đặc trưng người Đông Sơn đã bị cạo, khắc hình ảnh đặc trưng của người Điền. 
Những lý giải của GS Hảo về trống đồng cổ của ông được Hội đồng nghiên cứu trống đồng Trung Quốc cũng phải công nhận là đúng. Tập luận văn nghiên cứu về trống đồng của GS Hảo hiện được Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ghi nhận và lưu giữ tại đây. Nhiều người trong giới chuyên môn đã công nhận Việt Nam là cái nôi của trống đồng.
Đức Hồng

Minh Triết Trống Đồng
Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt


Trống Đồng là một vấn đề có liên quan đến khảo cổ. Do đó bài trình bày về Trống Đồng của chúng tôi gồm có 2 phần chính:
  • Thứ nhất là Khảo Cổ Trống Đồng
  • Thứ hai là Minh Triết Trống Đồng
Như chúng ta biết, Trống là một cổ vật chung ở miền Đông Nam Á, gồm cả các nước Tàu, Việt, Miến, Thái, Phi, Mã Lai, Nam Dương… mà trung tâm phát xuất lớn nhất là ở Việt nam. Trống xuất hiện ngay từ thời khuyết sử như trống đất, trống gỗ, trống đồng, trống cầu mưa, trống sấm, trống vu hích, trống cầm canh…
Về cổ thư Việt, vì bị quân Tàu xâm lược lấy mất hết, không tìm được di tích.
Những sách sử từ thế kỷ 14 trở đi có nhắc đến, và rất trân trọng. Trống thường được dùng trong tế lễ, các cuộc thề nguyền rất thiêng liêng, trọng thể.
Triết gia Kim Định mô tả rất chính xác ý nghĩa tôn quý của Trống:
Trống Là Tiếng Vọng của Linh Hồn Việt”
Sử sách xưa của Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, đã đề cập đến trống đồng của Việt Tộc, tuy với ngụ ý xuyên tạc văn hóa, nhưng đã nói lên sự sở hữu của Việt Tộc về Trống đồng. Năm 43, khi Mã Viện đánh Trưng Nữ Vương, đã thu hết trống đồng của ta để đúc ngựa mẫu, nên trống bị quên lãng dần, chỉ còn là đối tượng của sự thờ cúng. Tuy nhiên, khi Trần Lương Trung, sứ nhà Nguyên sang nước ta, đời vua Trần Nhân Tôn (1291), có bài thơ “Cảm sự” trong Sứ Giao Châu tập, về Trống Đồng Việt:
Bóng lòe gươm sắc lòng thêm đắng
Tiếng rộn trống đồng tóc đốm hoa.
Nghĩa là nhớ đến trận chiến quân Nam đuổi đánh quân Mông Cổ sợ kinh khiếp đến nỗi chỉ nghe tiếng trống đồng rộn rã mà sứ giả đã bạc trắng tóc rồi!
Về phía Tây phương, đến thời Pháp thuộc, khỏang 1885-1895 thực dân Pháp mới nhận ra trống đồng Việt là một di vật quí, tìm mua khắp nơi, và trưng bày ở các hội chợ, viện bảo tàng ngọai quốc. Bốn trống nổi tiếng nhất là: Sông Đà, Khai Hóa, Ngọc Lữ, Hòang Hạ. Hai trống Ngọc Lữ, Hòang Hạ đẹp và cổ hơn cả. Trống Ngọc Lữ ở chùa Long Đại Sơn làng Ngọc Lữ tỉnh Hà Nam. Năm 1901 trường Viễn Đông Pháp đã nhờ trung gian chánh sứ Phủ Lý lấy trống ấy về Viễn Đông Bác Cổ, Hà nội. Còn trống Hòang Hạ, tìm được năm 1932, nhân lúc khai sông gần làng Hoàng Hạ, tỉnh Hà Đông, trao cho trườngViễn Đông Pháp ở bảo tàng viện Finot, nay cũng ở Hà nội.
Về khảo cổ, thật ra mới đầu trường Viễn Đông Pháp lập ra năm 1900 chưa chú ý nhiều đến trống đồng. Họ tập trung vào nghiên cứu thời kỳ đồ đá ở Việt Nam như thời Hòa Bình và Bắc Sơn. Nhưng một sự kiện tình cờ xẩy ra năm 1924, một người làng Đông Sơn ra sông Mã câu cá sau trận bão lụt, thấy chiếc trống đồng nằm trên bờ sông, lấy về bán lại cho một người Pháp tên là Pajot. Sau đó trường Viễn Đông Pháp giao cho Pajot khai quật di chỉ Đông Sơn và tìm được tổng cộng 489 đồ đồng, trong đó có 20 chiếc trống loại lớn, thân hình trụ đứng thẳng, trên mặt có hình sao đúc nổi. Lọai này được Heger chuyên gia khảo cổ về trống phân lọai hạng I trong các lọai trống. Từ đó, trên thế giới chú ý và xuất hiện nhiều bài bình luận về Trống Đồng Đông Sơn. Và tên Văn Hóa Đông Sơn trong ngành khảo cổ cũng do một nhà khảo cổ người Đức Heine Geldern đặt tên trong thời gian này. Nhưng cũng từ khi Trống đồng Đông Sơn được nổi tiếng thì nhiều di chỉ trống đồng được thám quật, và Trung Quốc có sự tranh chấp chủ quyền về trống đồng với ta đã bắt đầu, khỏang năm 1950. Gần đây, các nhà nghiên cứu khảo cổ trống đồng phối hợp với các ngành khác như di truyền, hải dương, nhân chủng…thì sự tranh cãi không còn nữa. Sự thật của lịch sử về nền Văn hóa Đông Sơn đã được các nhà khảo cổ trên thế giới thưà nhận là của chủng tộc Việt. Mà Trống Đồng Đông Sơn tại Việt Nam là một đại biểu chói chang nhất.
Nói về các niên đại văn hóa, ta có thể kể sơ:
  • Văn Hóa Hòa Bình: Khỏang ít nhất 10,000 năm trước Tây Lịch: Đây là thời đại đồ đá mới, người Hòa Bình đã khắc phục trở ngại thiên nhiên, chế tạo dụng cụ sản xuất, từ bỏ đời sống hoang dã, hái trái, săn bắt, Khai Sáng nền Văn Minh Nông Nghiệp tại Đông Nam Á. Người Hòa Bình còn di chuyển từ Nam lên Bắc, sau này thành người Tàu, đi qua Nam Dương, Mã Lai, vượt qua Mỹ Châu…Người Hòa Bình là tổ tiên của người Việt chúng ta ngày nay.
     
  • Thời đại Bắc Sơn: Khỏang 5000 năm truớc Tây lịch.
     
  • Thời Phùng Nguyên: Khỏang 3000 năm truớc T.L
     
  • Thời Đông Sơn: Khỏang 900-700 trước TL tới 200 năm sau T.L
Vua Hùng dựng nước từ 2879 trước Tây Lịch, và bị Thục Phán cướp nước vào năm 258 trước Tây Lịch. Như vậy Thời Văn Hóa Đông Sơn nằm trong cuối thời của các Vua Hùng Vương.
Sự nổi tiếng của Trống Đồng Đông Sơn về mặt cổ vật quý vì kỹ thuật luyện kim thời ấy. Trống Đông Sơn là đỉnh cao của kỹ thuật hợp kim đồng, chì và thiếc, nhờ vậy đồng có độ dai bền vô cùng, có thể dát mỏng làm mặt trống mà tha hồ đánh không thủng. Các hoa văn trên trống đồng cũng là những khắc chạm độc đáo cùng với vẻ hòanh tráng của trống đồng đã làm các nhà khảo cổ quốc tế ngưỡng mộ.
Chúng tôi xin tả sơ về các hoa văn trên trống Ngọc Lữ:
Trống Ngọc Lữ có đường kính 79 cm, thân trống cao 63cm, tang trống ( thành trống) phình ra đường kính 86cm. Trên mặt trống ở giữa là hình mặt trời nổi cao có 14 tia sáng . Giữa các tia sáng là hình các tam giác. Từ đó chia làm 16 vòng hoa văn, mỗi vòng bao bởi HAI đường chỉ chạy song song.
16 vòng này lại chia làm BA nhóm vòng:
Nhóm vòng thứ nhất sát vòng mặt trời, gồm hình như chim bay kiểu hình chữ S.
Nhóm vòng thứ hai, ở giữa, chia thành hai nửa bán nguyệt: một bên 6 hình, một bên 8. Triết gia Kim Định gợi ý cho chúng ta rằng có thể đây là dấu hiệu của thời thể thơ lục bát . Điều này cũng dễ đồng ý vì lục bát là lọai thơ riêng của Việt Nam.
Một nửa 7 người hóa trang thành chim tay cầm lao, giáo,kèn.
Một dàn 4 chiếc trống với 4 người đang đánh bằng chầy đứng.
Một dàn cồng chia hai, một bên 7, một bên 8, một người đánh.
Một nhà sàn hình thuyền mái cong, có một chim đậu và hai người ở trong đang múa giao tay giao chân, tức là như lối hát Lý Liên sau này.
Hát Cài Hoa Kết Hoa (Lý Liên)
Nửa khác trên nóc nhà có hai chim, đoàn người bên chẵn bên lẻ.
Nhóm vòng thứ ba, gồm hai vòng nai và chim. Đặc biệt là cứ có một chim đứng thì một con bay, một con đuôi dài cạnh một con đuôi ngắn, một con đực đi đôi với một con cái…
Khảo cổ làm việc để ghi lại các yếu tố vật chất, như hình thể trống thuộc lọai nào, độ cao, chiều kích,hình các hoa văn trên trống liên hệ ra sao với các hoa văn của từng thời đại văn hóa, hay phân tích thành phần hợp kim, kỹ thuật đúc trống, nơi xuất phát trống của từng lọai v.v….Những công trình khảo cổ giúp cho ta có cái nhìn về khía cạnh hữu hình, hữu hạn của di vật cổ mà thôi.
Nhưng Nghệ Thuật không chỉ là những gì bộc lộ ra ngòai. Điều mà nghệ thuật diễn tả được phải là chỗ không lời, không thấy, gợi được cái cảm nghiệm vô biên, cái ý nghĩa thấm vào tận đáy lòng người, làm rung cảm mối suy tư… Do đó, lý tưởng của nghệ thuật cũng là lý tưởng của con người. Vì con người là gì? Có phải rằng chúng ta cũng chỉ là một Tác Phẩm Nghệ Thuật độc đáo, cao cả, mầu nhiệm nhất của vũ trụ ?
Như vậy, ngắm nhìn các hoa văn trên trống đồng dân tộc, nếu tâm hồn trầm lắng các vọng động, ta sẽ cảm được cái nghệ thuật ẩn tàng của trống, nghĩa là tiếp cận miền vi tế của Tâm Linh Tổ Tiên Việt.
Như vậy, Ngắm Nhìn Trống, với Tâm Tư, chính là tác động của một Công Án Thiền Tâm Linh của Đạo Việt.
Hay nói cách khác, theo Triết Lý An Vi, muốn tìm hiểu tư tưởng Tổ tiên, ta phải đặt mọi vấn đề trong cái sinh động của TÒAN THỂ nền văn hóa. Ta sẽ thấy các hoa văn trên di chỉ trống đồng liên hệ chặt chẽ với các yếu tính văn hóa chung trên các khía cạnh khác như ngôn ngữ trong huyền thọai, ca dao, tục ngữ; như con số huyền nhiệm; hay là các phong tục, thể chế trong sinh họat làng quê Việt.
Thật thế, quan sát các hoa văn chạm trổ trên trống đồng ta thấy các ấn tích văn hóa Việt đầy khắp.
1. Mặt trời: Là yếu tố ở trung tâm trống: Điều này cũng trùng hợp với các quốc hiệu xưa của nước ta là Xích Quỷ, Viêm Việt; Xích chỉ lửa đỏ, Quỷ nghĩa là Làm Chủ, Tinh Hoa, Viêm là xứ nóng.
Như vậy, mặt trời có liên hệ với danh hiệu nước, chứng tỏ sự gắn liền với mặt trời của dân xứ nóng, nông nghiệp. Mà Việt Tộc là lãnh đạo. Thêm nữa, Việt Tộc làm nghề nông thì luôn dựa vào thời tiết, mặt trời để canh tác cho thích hợp, nên trước khi sang biểu tượng vật linh, trong giai đoạn đầu còn ảnh hưởng tâm lý bái vật, Việt Tộc đã sùng bái mặt trời như là nguồn sinh dưỡng.
2. Vật biểu chim hiện ra trong việc con người hóa trang bằng lông chim, các con chim đầy khắp vòng trống. Tinh thần nước Việt hiện ra hình chim Tiên bay múa theo chiều tay trái. Truyện Con Rồng Cháu Tiên chính từ biểu tượng của chim bay nhởn nhơ trên ruộng lúa nước từ thời còn là người văn minh tiền sử Hòa bình cả chục ngàn năm xưa.
3. Dấu tả nhậm:Tả nhậm là cài áo tay trái, nói rộng ra là trọng phía trái.Đòan người chim nai trên các vòng trống đồng đều đi về phía trái. Phía trái là dấu riêng của Việt tộc, một lần nữa, trống đồng đã ghi lai nét văn hóa độc đáo của chủng tộc. Chúng tôi có một điều cần lưu ý ở đây: Không hiểu với trình độ cảm nhận Tâm Linh siêu việt tới mức nào, mà Tổ Tiên Việt Tộc chúng ta cứ trọng hướng trái. Vạt áo bên phải, nút áo bên phải, nên khi cài nút áo mặc, người Cổ Việt dùng tay trái. Điểm đặc biệt này ngược với các sắc dân khác, như là người Hoa Hán, họ cài áo tay phải, cho nên họ có câu: “ Tứ Di tả nhậm” để chỉ sự khác biệt của dòng tộc Tứ Di- tức là tiền thân cũa dân tộc Việt. Thế mà ngày nay, với những khám phá mới nhất của khoa thần kinh não bộ học, đã chứng minh phần bán cầu não phải là tập trung của năng lực nghệ thuật, thẩm mỹ, cảm xúc. Mà như chúng ta đã biết, phần bên phải của não điều khiển các vận động bên trái của cơ thể. Như thế có nghĩa là khi sử dụng tay trái là liên hệ tới não phải, phần nghiêng về nghệ thuật, thẩm mỹ, cảm xúc - tức là Minh Triết. Như chúng tôi đã thưa ở trên, Minh Triết gắn liền với Nghệ Thuật và Nhân Sinh, và đó chính là đặc điểm của nền Minh Triết Việt.
Ngòai ra, tả nhậm còn ý nghĩa là hướng ngược chiều mặt trời, ngược chiều kim đồng hồ. Đời sống đi theo chiều kim đồng hồ là đời sống của vật thể, đo đếm, đều đặn, lạnh lùng, vô cảm, lý trí cứng rắn của ý thức phân biệt . Ngược lại với những tính chất này, là đời sống của tâm linh vô phân biệt, của cảm xúc nồng nhiệt của trái tim. Trong ngôn ngữ, văn hóa ta nói vợ chồng, nhà nước… vợ trước chồng, nhà trước nước tức là cái yếu ớt, nhỏ bé, cụ thể trước, đó là tả nhậm.
Có lẽ cũng vì cảm thức với Tiềm Thể Tâm Linh Minh Triết, nên Việt tộc trọng phía trái, còn có nghĩa là sự trọng tình cảm, thương người yếu kém trong văn hóa và đời sống Việt, còn tương quan với sự họat động của thần kinh cảm xúc. Nếu như vậy, cảm xúc, sự tương giao, hòa hợp, hay tình yêu thương của con người với thiên nhiên, vũ trụ, vạn vật, và với nhau đã nằm sẵn trong cơ cấu thần kinh não bộ. Kích động cái nguồn tiềm lực ấy lên, khơi nguồn cái dòng tâm đạo ấy lên, một trong những vận động ấy chính là tác động Tả Nhậm của Tổ tiên Việt Tộc? Ôi! Huyền nhiệm thay sức sáng tạo từ trực giác tâm linh của Tổ Tiên ta. Chúng ta đã tháp đôi cánh Tiên nương bay lượn trong cõi vô cùng, nên thấy ngay cái chân lý tâm linh tả nhậm của bản thể vũ trụ, nhân sinh trong khi khoa học mò mẫm bằng lý trí phải mất mấy ngàn năm mà cũng chỉ tìm được những mảnh vụn rách rời của tấm họa đồ bí mật sự sinh tồn của vũ trụ.
4. Tính Lưỡng Hợp trên trống: con cái và đực, các đuôi chim dài ngắn xen kẽ. Con bay con đứng cũng từng cặp…Rồi đến các vòng song song chạy đều trên mặt trống để phân chia giữa những nhóm vòng hay các vòng tiếp tuyến chạy song song giữa từng vòng. Đây là hình ảnh của tính nhịp đôi của Văn Hóa Việt, là biểu lộ tâm thức hai chiều, đã đầy khắp mặt trống. Hình ảnh này ta còn tìm thấy nơi những hòn sỏi tìm được ở Bắc Sơn (5000 năm trước Tây lịch) có hai dấu vạch song song với nhau. Cũng như theo các nhà nghiên cứu  cấu trúc ngôn ngữ Việt, thì khỏang 80% từ ngữ Việt gồm hai chữ ghép với nhau. Thí dụ như: đi lại, ngang dọc, ăn làm, nói năng…
5. Nông nghiệp đã hiện rõ nơi các chầy đứng giã gạo của nhà nông.
6. Địa vị Con Người : Địa vị của một chủ nhân trong vũ trụ đã thể hiện trong mọi sinh họat trên trống đồng ngay giáp vòng trung tâm mặt trời. Con người xuất hiện trong các động tác của múa, hát, giao hòa . Mọi người cùng múa, cùng hát, cùng giao tay chân . Người điều động là một người của nhóm, ta thấy cảnh mọi người cùng nhau tham dự trong một Tinh Thần Công Thể, như là các phần tử trong một cơ thể. Tuyệt nhiên không hề có cảnh của mối liên hệ chủ –nô, ngay cả hình ảnh của vua quan và thứ dân cũng không có. Đây là điểm nổi bật của tinh thần Nhân Chủ đã thể hiện rõ ràng trong cảnh trên mặt trống. Mọi người bình đẳng bên nhau múa hát vang trời dậy đất trong cuộc đại diễn hành về hướng trái để hội nhập với lửa trời thiêng liêng ở trung tâm Trống Không của lòng mình.
7. Minh Triết Thái Hòa trên mặt trống. 16 vòng bao gồm 3 nhóm vòng cuả Trời, Đất, và Người. Tất cả đang an vui sinh động bên nhau.
Cảnh Trời-Đất-Người Thái Hòa

Tất cả cái khung tâm thức lưỡng hợp, thái hòa như trời - đất, chẵn - lẻ, vuông - tròn… là cái khung họa đồ của tư tưởng dân tộc. Khung tâm thức ấy dù trải qua bao thăng trầm nguy biến, dưới ách lệ thuộc ngàn năm, qua bao âm mưu cướp sạch, tiêu hủy văn hóa Việt để con cháu không con nhớ đuợc cội nguồn, văn hóa của tổ tiên, nhưng kỳ diệu và may mắn thay, Văn Hóa chủng tộc Việt chúng ta vẫn sống còn. Để ngày hôm nay, ta còn cơ hội chiêm ngắm các hoa văn khắc ghi trên mặt trống mà nhận diện tấm họa đồ di bảo của tổ tiên. Nó hướng con người Việt tìm về nội tâm, tìm ra lẽ sống an vui hòa bình. Nó linh thiêng vì lẽ sống ấy không phải là vật chất nên không bị tiêu hủy qua bao ngàn năm tang thương. Sức sống Việt là sức mạnh của Văn Hóa, nên trường tồn, nên linh thiêng. Nên chúng ta có thể gọi tên là Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt.
Khảo cổ đã mang lại cho ta niềm tự hào Việt Tộc, với nền văn minh lúa nước Hòa Bình. Đặc biệt nơi đây, khảo cổ đã mang cho chúng ta tiếng Trống Đồng Đông Sơn rộn rã trong từng đáy lòng con dân Việt.

Nhưng thật ra, Trống Đồng chỉ là một biểu tượng của khía cạnh Văn Minh. Nhưng còn nền Văn Hóa của Tổ tiên, chúng ta chưa có dịp tự hào vì chưa tìm cho thấu triệt, để ôn lại với nhau, truyền đạt cho nhau về ý nghĩa bức tranh Họa Đồ Tâm Linh Việt khắc ghi trên trống. Nơi đây ta sẽ thấy cả một nghệ thuật sống của đạo lý Việt : Chỉ là một chữ HÒA thật lớn lao. Minh Triết HÒA ấy bộc lộ rõ ràng : Mặt trời ở giữa trung tâm, đó là HÒA TRỜI. Như là Hòa với nguồn ánh sáng nuôi dưỡng vạn vật, sự sống cho muôn lòai. Rồi những vòng thú vật hiền lành, các con chim, nai bé nhỏ chính là vòng của đạo sống HÒA với ĐẤT. Và giữa cái cảnh trời đất mênh mông niềm hòa ái ấy, con người mới HÒA NGƯỜI với nhau.Đó là chính từ cảnh hòa hợp khắp cùng trời đất vạn vật, con người làm nên cuộc đại diễn hành thiêng liêng ca múa bên nhau với trời cùng đất. Trên trống đồng chính là cảnh “Ta cùng trời đất ba ngôi sánh, Trời - Đất - Ta đây một chữ đồng”.
Bức họa đồ ấy vẽ nên những nét căn cơ của đời sống. Nét căn cơ ấy là Bản Chất và cũng là Hành Trình của con người. Bản chất con người tóm gọn chỉ là giao điểm của tinh thần vô biên với vật thể hữu hạn. Hành trình của con người chẳng qua là cuộc hành hương về với bản gốc mình, có nhịp tiến lên thanh cao mà cũng có bước đi xuống lưu hành cùng thế tục. Đó là ý nghĩa chữ GIAO CHỈ của Việt tộc. Giao Chỉ là giao lại, nối kết hai Chỉ (hai đầu mối, hai thái cực) Trời và Đất, hai đối cực làm nên con người. Cho nên nói con người là vật chất, như duy vật là “duy chỉ” chứ chưa là “Giao Chỉ”, nên còn tách biệt phân ly thực tại hai chiều Lưỡng Hợp của Chân Lý Việt. Nói con người là linh thiêng xa rời xác thân, vật thể cũng là “duy chỉ” chứ chưa phải là ‘“Giao Chỉ”. Con người là “Giao Chỉ” có nghĩa là con người là một nơi hội tụ, ràng buộc, tương giao của trời và đất, hữu hạn với vô cùng. Trên trống đồng chúng ta thấy tinh thần “Giao Chỉ” cùng cực.
Trời không cô lẻ, đất cũng chẳng xa rời, con người khắc ghi cái cảm thức Hòa điệu Trời - Đất -Người bằng vòng người hóa trang chim nhảy múa theo chiều minh triết tả nhậm. Chúng ta thấy tinh thần ca vũ, hóa trang với lông chim với sự thanh thóat bay bổng của cháu TIÊN. Và chúng ta cũng thấy Tiên không một mình, mà trên tang trống ( thành trống) lại có nét khắc họa cảnh chim Tiên lao thẳng vào miệng Rồng tạo thành cảnh Tiên Rồng hòa hợp sánh đôi để rồi sẽ sinh ra một bọc trăm Con Rồng Cháu Tiên mà Triết Gia Kim Định đã mô tả bằng từ ngữ rất gợi hình: “Thuyền Tình Bể Ái” Tiên Rồng.
Thuyền Tình Bể Ái Tiên Rồng

Ngoài ra, chữ VĂN trong từ ngữ Văn Lang cũng cùng ý nghĩa trời đất giao thoa như GIAO của giao Chỉ. Nước ta quốc hiệu Văn Lang tức là đất nước của con người đã đạt mức độ Văn Trời - Văn Đất, tương quan với Trời cùng Đất. Trên Trống Đồng, họa đồ Con Người Giao Hòa cùng Trời Đất, ca múa những bước hòa nhịp Văn Lang, mà Triết Gia Kim Định đã đặt tên vũ điệu này là Văn Lang Vũ Bộ.
Như vậy, tìm hiểu trống đồng cổ vật quý của văn minh Đông Sơn thời Hùng Vương, cũng như các khía cạnh khác về kích thước, sự luyện kim trong kỹ thuật đúc trống…, chỉ là mới tìm hiểu cái hình thức bên ngòai, các yếu tố vật chất của trống. Nhưng khi mà chúng ta tìm hiểu thâm sâu thêm vào ý nghĩa của trống, qua các hoa văn, thì đó mới là tìm lại những gì trường cửu hơn, văn hóa hơn, nội tâm hơn, mới đúng như cái nhìn ngắm để rồi nghe được “Tiếng Vọng của Linh Hồn Việt”.
Hay nói cách khác, nếu thế giới hôm nay đang miệt mài say sưa hữu vi duy vật quá độ, xa rời yếu tính Giao Chỉ tâm linh, nên gần kề cơ nguy hủy diệt, thì tìm về ý nghĩa Minh Triết Trống Đồng chính là việc kéo con người về với cái luật quân bình tự nhiên An Vi, để sinh tồn. Nghĩa là sống với Đạo Trống. Trống dùng như danh từ, là cái trống, về hình thể bên ngòai. Mà động từ Trống là sự hư tĩnh trống không. TRỐNG chính là HƯ TÂM, theo đạo Trống là làm cho lòng trống không (cái Không dọn đường chứa đựng cái Có, tương tự như Chân Không Diệu Hữu) như tâm thức trong suốt trẻ thơ. Thiên đàng nào ở đâu xa, chính ngay tại tâm thức Giao lại Chỉ Trời và Chỉ Đất, Văn lại cái Hữu Hình với Siêu Hình. Nơi Tâm Thức Vô Phân Biệt hai cõi Hữu và Vô, con người đạt đến cái ngây thơ hồn nhiên của tâm hồn trẻ thơ, chính là Tâm Đạo. Cho nên, Triết Việt là đường về Nội Tâm, tiếp cận được cảnh giới siêu việt, chan hòa niềm an vui thanh tịnh, giao hòa được với bản thể sinh mệnh hai chiều đại ngã tâm linh. Do đó, Triết Việt là triết của TÂM nên rất ĐƠN SƠNỀN TẢNG, chỉ vài nét chạm khắc nghệ thuật như hình Tiên Rồng HAI chiều lưỡng nghi hòa hợp, hay BA vòng đại diễn Trời- Đất- Người cũng đủ đúc cốt xây nền cái trụ cột chính của Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt.
Từ đó, nếu đọc đúng được họa đồ di chúc tinh thần của tổ tiên thì con cháu được an lành, đời là cuộc diễn hành về nhất thể thiêng liêng, như hoa hướng dương hướng về mặt trời Chân Lý. Nếu không đọc đúng, sai một ly đi một dặm, thì phải lâm vào khổ nạn của sai lầm, bất an cả thể xác lẫn tâm hồn, đắm chìm trong thế giới đau thương và hủy diệt. Cuối cùng chúng ta nhận ra rằng trăm sự khổ đau, bất an của con người xuất phát từ tư tưởng giới hạn, vì dùng TRÍ nhiều hơn TÂM, nên chỉ thấy cái chẻ nhỏ của thực tại, chỉ thấy khía cạnh mà chưa thấy cái toàn thể. Chỉ thấy con người của cá nhân tiểu ngã, con người lý trí, con người của đòan lũ, con người của phe nhóm, con người của tôn giáo… Đó là con người còn thiển cận, nhỏ bé, hẹp hòi, nên gọi là con người
“Duy Chỉ”. Con người “GIAO CHỈ” là phải lớn lao hơn, cao cả hơn, là con người tự thân, tự do, đơn sơ, tinh tuyền một chữ NGƯỜI không pha tạp bất cứ sắc mầu nào. Cho nên, Triết Gia Kim Định cứ kêu thống thiết lên rằng: “Đạo mất trước, nước mất sau”. Do đó, muốn cứu nước, cứu nhà, trước tiên ta phải tìm về Đạo Việt, Đạo GIAO CHỈ của nguồn Minh Triết Việt.
Một cách hình ảnh hơn, ta có thể nói rằng Đạo Việt chính là Đạo Trống. Có để lòng trống không, thì mới giao hòa được bao cái mâu thuẫn, chia rẽ chính bản thể của mình với vũ trụ, nhân sinh, trong bao đa đoan, đa sự của cuộc đời… Bình An và Chân Hạnh Phúc nào đến được khi ta chưa mở lòng cho Trống, cho Không.
Thật thế, Đạo Trống đã khắc ghi trên các hoa văn có con dấu ấn LƯỠNG HỢP, THÁI HÒA hay là HAI- BA, dấu chỉ đường về với Đạo. Đọc lịch sử quê hương, ta thấy biết bao thăng trầm, vinh nhục. Và mang Đạo Trống quán chiếu, ta thấy ngay tầm ảnh hưởng của bức họa đồ sinh tử của dân tộc Việt. Hôm nay, trên bước  bất đắc chí phải tha hương, nói đến chuyện cứu quốc, kiến quốc, thì không thể không tìm lại một họa đồ thích hợp với căn tính Việt để xây nhà Việt, cho người Việt khỏi lâm cảnh không cửa không nhà, tinh thần bơ vơ không nơi trú ngụ. Một dân tộc có bản sắc 5000 năm không bị tiêu trầm, chắc hẳn tấm họa đồ của dân tộc ấy phải chứa đựng nổi hồn thiêng văn hóa của giống nòi. Chắc hẳn nền văn hóa ấy phải đủ sức sống mãnh liệt để hàng ngàn năm dòng máu Lạc Việt cứ tuôn đổ ra để bảo vệ nó qua bao thăng trầm. Tấm họa đồ ấy trong thời thanh bình an lạc Hùng Vương đã khắc ghi cái tâm tình, trí tuệ, đau thương của giống nòi Việt Tộc trên hoa văn của Trống Đồng mà đại biểu là Trống Đông Sơn rực rỡ một thời.
Bài tìm hiểu Triết Việt về Minh Triết Trống Đồng này của chúng tôi chỉ như một gợi ý, không có tham vọng giải thích được hết cái đạo, cái tình, cái ý, cái chí của tổ tiên. Chỉ là những phác họa lại trong muôn một, cái Hồn của đất Việt, cái Tâm của Đạo Việt, bức Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt, để chúng ta cùng chia sẻ với nhau gia tài tinh thần của Tổ Tiên trao gửi lại nơi các hoa văn trên Trống Đông Sơn Gọi Hồn Dân Tộc.
 

Xem tiếp...