Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/144

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bản tin quốc tế - International News 01-09-2018
 
60 Giây Chiều - Ngày 01/09/2018 - Tin Tức Mới Nhất
 
Nhật ký an ninh mới nhất ngày 01/09/2018 | Tin tức | Tin nóng mới nhất | ANTV
 
Tin tức | Tin mới | Tin tức 24h mới nhất 02/09/2018
 
Tàu CSB 8001 điều chỉnh sàn đáp để mang trực thăng lớn?
 
Tâm Sự Với Anh - Dương Hồng Loan ft Lưu Chí Vỹ






























Vụ ám sát làm nóng lại Đông Ukraine

Washington sẵn sàng cung cấp thêm vũ khí sát thương cho chính quyền Ukraine nhằm giúp nước này củng cố lực lượng hải quân và phòng không.
Người Lao Động






































































































Myanmar làm sáng tỏ bí ẩn "tàu ma"

Hải quân Myanmar hôm 31-8 cho biết đã phần nào lý giải được bí ẩn xoay quanh một con tàu bị mắc cạn, không có thủy thủ đoàn và hàng hóa.
Người Lao Động






















































Chưa kịp phong danh hiệu, nghệ sĩ đã ra đi: Vướng từ việc dày đặc “cửa ải”(!?)

Không chỉ riêng nghệ sĩ Bùi Cường, nhiều nghệ sĩ khác như: Cố nghệ sĩ Văn Hiệp, cố nghệ sĩ Phương Thanh… và không ít những nghệ sĩ đã mãi mãi ra đi khi ...






















MU tuyên chiến với… Mourinho | TTVH Online

Anthony Martial đã muốn rời Old Trafford trong hè và Jose Mourinho cũng muốn anh biến mất. Thế nhưng, tiền đạo người Pháp chắc chắn sẽ sống được lâu ...
Báo Thể thao & Văn hóa





Không cúng cô hồn trong tháng 7 có được không?

Những clip xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội về cảnh cúng, giật cô hồn trong tháng 7 âm lịch khiến nhiều người cảm thấy ghê rợn với cảnh giẫm đạp, ...
Người Lao Động










Bí ẩn hồ xương người trên đỉnh Himalaya

(PLO)- Một trong những địa danh du lịch ma mị và hấp dẫn nhất thế giới hiện nay là hồ xương người Roopkund, được một thợ gác rừng tình cờ phát hiện cách ...
PLO























Săn lùng xác tàu chứa kho báu 17 tỉ USD

Cuộc săn tìm “chén thánh của xác tàu” đã chấm dứt cách đây vài năm, nhưng chi tiết về nỗ lực này chỉ mới được công khai trong tháng 8 sau khi các bên đồng ...
Thanh Niên







Giải mã những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử thế giới

Buzkashi, Pelota Purépecha là tên của hai trong số nhiều trò chơi đẫm máu của người xưa thường được tổ chức như một loại hình giải trí, mua vui cho mọi ...



Một tiến sĩ sẽ chữa trị cho Mai Phương nếu cơ thể kháng thuốc

Ốc Thanh Vân cho biết tình hình dùng thuốc thay hóa trị đang tiến triển tốt nhưng cơ thể Mai Phương có thể kháng thuốc bất cứ lúc nào.











Xem tiếp...

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 157

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cây thị tiêu diệt mọi xe ủi mon men lại gần ở Móng Cái, Quảng Ninh
 Nhiều năm nay, du khách đi qua khu vực trung tâm thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đều không khỏi tò mò đặt câu hỏi vì sao trước Nhà văn hoá thành phố lại có một cây thị lù lù “án ngữ”. Lạ một điều là khu vực trước đây đầy bóng cây xanh, nhưng kể từ khi quy hoạch thì chỉ duy nhất cây thị này là không ai dám đụng đến, nay nằm chơ vơ giữa bãi đất trống thênh thang.

Lạ kỳ cuộc chiến cây thị tiêu diệt mọi xe ủi mon men lại gần

Mọi máy ủi, máy xúc cứ đến gần định “triệt hạ” cây thị thì lần nào cũng vậy, khi thì xích bỗng nhiên đứt, khi thì máy móc đang gầm rú bỗng nhiên chết lặng…

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục 1001 bí ẩn của Bocau Network.
Nhiều năm nay, du khách đi qua khu vực trung tâm thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đều không khỏi tò mò đặt câu hỏi vì sao trước Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao (TTVHTTTT) thành phố lại có một cây thị lù lù “án ngữ”. Lạ một điều là khu vực trước đây đầy bóng cây xanh, nhưng kể từ khi quy hoạch thì chỉ duy nhất cây thị này là không ai dám đụng đến, nay nằm chơ vơ giữa bãi đất trống thênh thang.
Mọi loại máy móc đều “quy hàng” Câu chuyện bắt đầu từ hơn 10 năm trước đây, ngày ấy khu vực còn sum suê những cây cổ thụ tựa như một cánh rừng. Ông Lê Việt Cường, Phó Giám đốc trung tâm cho biết, tại khu đất định xây dựng nhiều công trình lớn này, máy móc ầm ào san bằng mọi chướng ngại vật, mọi cây cổ thụ đều đã được di dời nhưng riêng cây thị thì “có vấn đề”. Máy ủi, máy xúc cứ đến gần định “triệt hạ” cây thì lần nào cũng vậy, khi thì xích bỗng nhiên đứt, khi thì máy móc đang gầm rú bỗng nhiên chết lặng.
cây thị linh thiêng, Bí ần,
Ảnh minh họa
Chuyện lạ này lặp đi lặp lại nhiều lần, đến khi cả khu vực đã hóa thành bãi đất trống thì riêng cây thị vẫn “kiên cường bám trụ”. Bỏ phương án dùng máy móc di dời cây, người ta thuê nhân công chặt gốc nhưng “có cho vàng cũng không ai dám làm”. “Cuộc chiến” giữa cây và máy tiếp tục giằng co, cơ quan chức năng tiếp tục nhiều lần điều máy móc đến thì những chuyện lạ nêu trên cứ lặp lại. “Chỉ riêng trong năm 2011, chúng tôi đã 3 lần định di dời cây, một lần đầu năm, hai lần giữa năm nhưng lần nào cũng thế, cứ tiến đến gần cây là tự dưng máy… sinh bệnh”, ông Cường nói.
Ông Bùi Bá Quảng, Giám đốc Trung tâm xác nhận sự việc: “Một số cây cổ thụ lớn hơn cây thị rất nhiều đã được di dời đi nơi khác nhưng riêng cây thị thì bất di bất dịch”. Người ta tuân thủ nguyên tắc “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên đã thắp hương “xin cây” nhiều lần nhưng “thần cây” có lẽ không chấp nhận. “Lúc đầu chúng tôi cho rằng xe hỏng là do máy móc hoặc có vấn đề từ người lái xe.
Chúng thôi đã khắc phục bằng cách thay xe nhiều lần, đổi lái xe liên tục, vậy mà xe vẫn không sao đến gần được. Nếu có đến gần thì bỗng nhiên chết máy, nhưng khi đưa xe đến khu vực khác làm việc thì lại nổ ầm ầm bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra”, vẫn lời ông Quảng.
Theo lời vị giám đốc này, thậm chí còn có lần xe đứt hẳn xích khiến người ta phải thay toàn bộ xích mới cho xe. Có lần người lái xe hoa mắt, khi đến gần cây bỗng nhiên rời vô lăng nhảy xuống đất ra về. Có người lái xe sau khi không “tấn công” được cây thì hoảng sợ nhất quyết xin chuyển công trình. “Vậy “tương lai” của cây thị sẽ ra sao?”. “Chúng tôi đành thống nhất giữ nguyên cây thị ở vị trí đó”, ông Giám đốc trả lời.
Cây gieo rắc tai họa?
Để phần nào “giải mã” những bí ẩn của cây thị, chúng tôi hỏi địa chỉ của gia đình đã từng sở hữu mảnh vườn có cây thị trên thì được biết, khi thành phố bồi thường để giải phóng mặt bằng, gia đình đó đã chuyển sang một vùng khác định cư. Cụ Hoàng Xuân  Thâm (80 tuổi, một người dân ngụ phường Hòa Lạc) là một trong số it người biết chuyện kể lại, cây thị vốn của một gia đình hàng xóm nhà bố mẹ vợ ông. Khi khu đất trên là khu dân cư, cụ thấy chủ nhân hay thắp hương bên gốc cây nhưng chưa khi nào thấy người chủ hái quả hay chặt cành.
Cụ Nguyễn Thị Bẩu (81 tuổi), người ngày trước từng ở gần khu vực cho biết trước đây khi vùng này chưa được quy hoạch, cây thị mọc trong vườn của một gia đình người Hoa Kiều. Lúc đó, cây sai trĩu trịt quả và to một cách lạ thường, có thể lớn như quả bưởi, tròn xoe thơm lừng cả xóm. Sau khi những người Hoa Kiều này rời đi thì một gia đình người Việt Nam đến ở. Bất thường xảy ra kể từ khi đến ở, người trong nhà ấy chẳng ai khỏe khoắn bình thường.
“Họ cứ suốt ngày ốm đau, có người bị dị tật. Bà mẹ già có một cái bướu rất to ở cổ, miệng thì méo xệch; cô cháu gái thì đôi chân dị dạng. Nhất là ông bố suốt ngày ho như muốn nổ phổi. Họ đã thuốc thang chạy chữa rất lâu, còn lập cả bát hương trên cây thị nhưng những căn bệnh ấy đã không thuyên giảm mà còn gây hoang mang, sợ hãi cho cả làng”, bà lão thuật lại. Không hiểu những căn bệnh kỳ quái đó có phải do họ “sống chung” với cây thị lạ nên bị, hay đó chỉ là số đen đủi nên mắc bệnh? “Chẳng ai dám động đến cây thị dù hàng năm nó vẫn đơm hoa kết trái và cho rất nhiều quả”, cụ trầm tư nhớ lại.
Bí ẩn chưa lời giải
Không một người dân địa phương nào biết cây thị có từ lúc nào. Riêng cụ Khâm thì nhớ lại một vài chuyện lạ liên quan đến cái cây khẳng khiu “chẳng hiểu chứa điều thần bí gì mà quanh nó có những chuyện khó có thể giải thích”.
Ông cụ cho biết, những năm kháng chiến chống Pháp, ngày ấy Móng Cái còn có tên huyện Hải Ninh và bọn giặc “trời đánh” không có chuyện gì xấu xa là không làm, từ cướp của, giết người dân vô tội cho đến hãm hiếp con gái nhà lành. Rồi nghe người dân kháo nhau về cây thị linh thiêng mọc ở bên kia sông, chúng cười khẩy khinh bỉ, cho rằng đó chỉ là lời đồn đại của những kẻ nhát gan, yếu bóng vía. Để ra oai, một tên quan Tây đã trèo lên bẻ cành thị rồi “phóng uế” ngay dưới gốc cây.
Sáng ngày hôm sau, bọn lính giặc nháo nhác vì không thấy tên quan Tây đó đâu nữa. Chúng hò nhau đi tìm, lục tung từng con phố, từng nhà dân nhưng dấu vết đồng bọn vẫn biệt tăm. Vài ngày sau đó, xác tên giặc được tìm thấy ở bờ sông cách cây thị một quãng đường. “Không ai rõ tên giặc chết vì du kích ta trừ khử hay hắn mất mạng vì nguyên nhân nào. Chỉ biết là đêm hôm đó, gió cứ rít lên từng cơn dài trên ngọn cây thị. Từ đó, quân Pháp cấm bọn lính bén mảng đến gần cây thị”, ông cụ thuật lại.
Chuyện xưa thì ít người chứng kiến nên dù sao cũng có hơi hướng truyền thuyết. Nhưng câu chuyện cách đây khoảng hai năm thì người dân sống xung quanh cây thị thì ai ai cũng quả quyết “Đừng có dại mà trêu vào cây thị”. Cuối năm 2009. Một tốp thanh niên địa phương kế bên đi qua, nghe người dân kể và để “chứng tỏ bản lĩnh” liền dừng xe trèo lên cây thị hái quả, rồi ra chơi ở bãi biển Trà Cổ cách đó không xa.
 Ngay đêm đó, những tai ương liên tiếp xảy ra với họ, người thì bị đánh, bị cướp; người thì bỗng dưng lăn đùng ra ốm sốt vật vã. Tra hỏi rõ ngọn ngành câu chuyện, vài ngày sau người thân của các thanh niên vội vã đội “mâm lớn mâm bé” ra thắp hương nghi ngút bên gốc cây, còn mời cả “thầy cúng cao tay” về cúng giải hạn. “Nào là ngựa giấy, thuyền giấy, tiền vàng âm phủ và đồ vàng mã khác cứ cháy ngùn ngụt.
Những tưởng cúng khấn xong thì sẽ được bình an. Ai ngờ chính người thanh niên bị đánh và cướp xe ấy chưa đầy hai tháng sau mất mạng vì gặp tai nạn giao thông”, một người dân thuật lại. Cũng không ai kiểm chứng được việc nhóm thanh niên bị cây “trả thù” hay đó chỉ là những tai nạn rủi ro có thể gặp trong cuộc sống, nhưng từ đó cây cổ thụ ngày càng “nổi tiếng” hơn, ai ai cũng tránh xa.
Người ta cũng lấy làm lạ về sức sống diệu kỳ của cây: Toàn bộ gốc cây mục ruỗng, chỉ còn trơ phần vỏ dày khoảng nửa gang tay, bốn cành lớn thì đã gãy do nắng mưa dầu dãi, do gió bão quật đổ. Vào mùa rụng lá, cây như một cây chết với bốn “cánh tay” khẳng khiu vươn lên nền trời ở độ cao khoảng 8m.
Vậy mà đến mùa ra lá, “cây chết” này lại bật ra những mầm xanh li ti, những cành non lại đâm trồi nảy lộc như chứng tỏ sức sống bất diệt. Không ai rõ cây “có hồn” hay không, nhưng câu chuyện máy móc cứ đến gần cây là chết lặng thì có lẽ rất cần các nhà khoa học kiểm chứng, để du khách ngang qua khỏi phải đặt câu hỏi ngạc nhiên: “Vì sao hàng chục năm qua, cây vẫn “ngang nhiên án ngữ” như “trêu ngươi” con người giữa trung tâm thành phố?”.
Nguyễn Hường/Pháp luật & Thời đại

Kì bí "thị vợ, thị chồng" và ngôi đến Bạch Mã linh thiêng

2 Trịnh Nguyễn
ANTĐ Người dân bản Bạch Sơn, xã Cam Lâm, Con Cuông, Nghệ An vẫn truyền nhau những câu chuyện kỳ bí về hai cây thị cổ được gọi là “thị vợ”, “thị chồng” ở đây.
ảnh 1
“Thị chồng”, “thị vợ” là thần hộ mệnh của bà con dân tộc nơi đây

Được coi là bảo vật trấn giữ cho cả bản, hai cây thị già hiên ngang tồn tại hàng ngàn năm nay, gắn liền với hai cây thị này là ngôi đền Bạch Mã linh thiêng. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, giờ đây ngôi đền Bach Mã không còn tuy nhiên hai cây thị thì vẫn sừng sững hiên ngang như là nhân chứng lịch sử cho mảnh đất và con người nơi đây. 
Huyền thoại ngôi đền Bạch Mã linh thiêng
Đến bản Bạch Sơn, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông nằm biệt lập giữa đại ngàn heo hút của miền Tây xứ Nghệ. Giờ đây, tuy điều kiện kinh tế đã khá hơn nhưng con đường vào với bản Bạch Sơn (còn có tên là Bạch Mã) phải trèo đèo, lội suối theo đúng nghĩa của miền núi. Bởi sau khi vượt qua con suối Xì Vàng, và đi bộ hơn 5 km đường rừng nữa mới vào được bản. Theo lời kể của các cụ cao niên trong bản thì cái tên bản Bạch Mã bắt đầu từ thở mới khai sinh thành lập bản, ngày đó, bản chỉ có 5 gia đình nên chưa có tên tuổi gì. Sống biệt lập giữa núi rừng hoang vu, thế nên năm hộ gia đình đó luôn bị thú rừng quấy phá. Vào một ngày nọ, có một con ngựa trắng bay về giúp dân bản đánh đuổi thú rừng. Sau khi giúp người dân xong, ngựa trắng bay đi và không một lần trở lại, để tưởng nhớ công ơn của ngựa trắng, các bô lão trong bản ngày ấy đã đặt tên bản là “Bạch Mã” tiếng địa phương còn gọi là Pả Mạ.
Bên cạnh lấy tên bản là Bạch Mã tức là ngựa trắng, dân làng còn lập đền ngay giữa bản để thờ phụng ngựa trắng như một vị thần linh. Kể từ đó, thú rừng cũng ít đến quấy nhiễu và phá mùa màng của người dân, hàng năm vào dịp đầu năm và cuối năm bà con lại mang lễ vật đến đây để làm lễ dâng lên ngài. Từ đó, bản Bạch Mã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cụ Lô Đình Niên (76 tuổi) già làng của bản Bạch Sơn nhớ lại: “Ngày đó, ngồi đền Bạch Mã linh lắm, đồng bào dân tộc nơi đây 100% là người dân tộc Thái nên họ rất tin vào chuyện thân linh. Hàng năm, có rất nhiều người đến thắp hương và dâng lễ vật để cầu cho một năm được mùa, làng bản được ấm no, hạnh phúc”. Bên cạnh những sự tích về đền Bạch Mã còn được bà con nơi đây lưu truyền còn có thêm sự tích ruộng ba chân bên cạnh ngôi đền thiêng này.
Ông Lương Văn Hoàn, người dân trong bàn kể lại câu chuyện: một hôm có người đàn ông vào trộm đồ của bà con dân bản, thế nhưng khi vừa mang nhưng đồ lấy trộm đó đi đến cuối bản thì bỗng dưng bị chảy máu mũi. Kẻ trộm đã phải mang trả lại hết đồ lấy trộm cho bà con và làm lễ tạ thì ngài mới tha cho. Kể từ khi có câu chuyện dó, người dân bản bạch Sơn không còn lo bị mất trộm nữa mà cũng chẳng có kẻ trộm nào to gan muốn qua mắt thần. Người dân trong bản, ai cũng tin vào sự linh thiêng của đền Bạch Mã nhưng có biến cố xảy ra, năm 1983, một trận dịch kiết lỵ lấy đi mạng sống của 78 người dân trong bản. Trước bệnh dịch hoành hành, người dân làm lễ cầu xin ngài ở đền Bạch Mã nhưng không được, người dân trong bản quay lại đổ lỗi cho ngồi đền. Từ đó, người dân nghĩ ngôi đền mất thiêng nên không thờ cúng nữa, ngôi đền bị bỏ hoang và bị phá bỏ một thời gian sau đó. Dấu tích còn lại của ngôi đền là một mô đất bằng phẳng nằm gần hai cây thị đại thụ. Trước thì hai cây thị nằm ở đầu bản và được coi như cửa để vào ngôi đền.
Năm 1995, một phần do tâm lý ở gần ngôi đền sẽ gặp điều không hay và giao thông đi vào bản khó khăn nên bà con chuyển đến cách xa bản cũ chừng 1km để sống. Nhưng vẫn còn nhiều hộ gia đình bám bản cũ, họ không muốn rời mảnh đất cha ông và hai cây thị đại thụ được coi là thần hộ mệnh của bản và được gọi là “thị vợ”, “thị chồng”.
Kỳ bí “thị vợ”, “thị chồng” 
ảnh 2
Gốc cây thị cổ thụ
Gọi hai cây thị cổ là “thị chồng”, “thị vợ” là do một cây cao hơn được gọi là thị chồng, với cây thị này năm nào cũng cho rất nhiều quả, điều đặc biệt là quả của cây này rất tròn dài và có hạt. Còn cây thấp hơn được gọi là thị vợ và cây thị này cũng đặc biệt bởi dù cũng cho rất nhiều quả nhưng quả của cây này lại dẹt và không có hạt. Không ai rõ là hai cây thị này tồn tại từ bao giờ nhưng những bậc cao niên trong làng thì hai cây thị này có từ lâu lắm rồi.
Ông Lang Văn Trường, trưởng bản Bạch Sơn cho biết: “Từ thở bé, chúng tôi đã chơi trốn tìm trong những hốc cây của hai cây thị đó rồi. Ngày nay, dân bản coi hai cây thị này là bảo vật nên ra sức bảo vệ nó”. Thân hai cây thị xu xù, còn những đụn rễ thì nở ra với những hình thù kỳ quái. Mặc dầu vậy, các cành con, cành cháu vẫn mọc xanh tươi và vươn cao bao trùm lấy cả một vùng. Từng thớ thịt, đụn rễ cắm sâu vào lòng đất như hút những tinh tuý của đất trời khiến người xem chẳng muốn rời. Người ta đồn rằng, hai cây thị nằm bên đền Bạch Mã thiêng lắm! Trải qua hàng trăm năm, mưa gió, lũ rừng cày xéo vậy mà chằng hề gì, hàng năm vẫn đơm hoa kết trái và cho rất nhiều quả. Rồi những đêm trăng rằm, người ta thường nghe tiếng cục… cục… cục giống như là tiếng gà quanh hai gốc thị. Bởi vậy, vào ban đêm người trong bản cũng ít qua lại nơi đây.
Ông Trường cho biết thêm, hai cây thị là những gì còn sót lại của cha ông gìn giữ cho người con của bản Bạch Sơn. Vì vậy, hai cây thị cổ đã trở thành báu vật của bản, giữa đại ngàn heo hút, che chở, gìn giữ bình yên cho bản. Với hai cây thị này, nó đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi người khi đặt chân lên chốn rẻo cao nơi mảnh đất miền Tây xứ Nghệ. Dù được người dân trong bản Bạch Sơn coi như báu vật nhưng “thị vợ”, “thị chồng” vẫn rất cần sự chung tay bảo vệ của mọi người bơi đây là nhân chứng của những biến cố và đổi thay của mảnh đất và con người nơi đây.

Huyền bí cây thị cổ giữa trung tâm thành phố

1 Nguyễn Hường (Theo PL&TĐ)
ANTĐ Mọi máy ủi, máy xúc cứ đến gần định "triệt hạ" cây thị thì lần nào cũng vậy, khi thì xích bỗng nhiên đứt, khi thì máy móc đang gầm rú bỗng nhiên chết lặng...
ảnh 1
Những câu chuyện huyền bí xung quanh cây thị cổ vẫn chưa có lời giải đáp (Ảnh minh họa)

Nhiều năm nay, du khách đi qua khu vực trung tâm thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đều không khỏi tò mò đặt câu hỏi vì sao trước Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao (TTVHTTTT) thành phố lại có một cây thị lù lù “án ngữ”. Lạ một điều là khu vực trước đây đầy bóng cây xanh, nhưng kể từ khi quy hoạch thì chỉ duy nhất cây thị này là không ai dám đụng đến, nay nằm chơ vơ giữa bãi đất trống thênh thang.
Mọi loại máy móc đều “quy hàng”

Câu chuyện bắt đầu từ hơn 10 năm trước đây, ngày ấy khu vực còn sum suê những cây cổ thụ tựa như một cánh rừng. Ông Lê Việt Cường, Phó Giám đốc trung tâm cho biết, tại khu đất định xây dựng nhiều công trình lớn này, máy móc ầm ào san bằng mọi chướng ngại vật, mọi cây cổ thụ đều đã được di dời nhưng riêng cây thị thì “có vấn đề”. Máy ủi, máy xúc cứ đến gần định “triệt hạ” cây thì lần nào cũng vậy, khi thì xích bỗng nhiên đứt, khi thì máy móc đang gầm rú bỗng nhiên chết lặng.

Chuyện lạ này lặp đi lặp lại nhiều lần, đến khi cả khu vực đã hóa thành bãi đất trống thì riêng cây thị vẫn “kiên cường bám trụ”. Bỏ phương án dùng máy móc di dời cây, người ta thuê nhân công chặt gốc nhưng “có cho vàng cũng không ai dám làm”. “Cuộc chiến” giữa cây và máy tiếp tục giằng co, cơ quan chức năng tiếp tục nhiều lần điều máy móc đến thì những chuyện lạ nêu trên cứ lặp lại. “Chỉ riêng trong năm 2011, chúng tôi đã 3 lần định di dời cây, một lần đầu năm, hai lần giữa năm nhưng lần nào cũng thế, cứ tiến đến gần cây là tự dưng máy… sinh bệnh”, ông Cường nói.

Ông Bùi Bá Quảng, Giám đốc Trung tâm xác nhận sự việc: “Một số cây cổ thụ lớn hơn cây thị rất nhiều đã được di dời đi nơi khác nhưng riêng cây thị thì bất di bất dịch”. Người ta tuân thủ nguyên tắc “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên đã thắp hương “xin cây” nhiều lần nhưng “thần cây” có lẽ không chấp nhận. “Lúc đầu chúng tôi cho rằng xe hỏng là do máy móc hoặc có vấn đề từ người lái xe.

Chúng thôi đã khắc phục bằng cách thay xe nhiều lần, đổi lái xe liên tục, vậy mà xe vẫn không sao đến gần được. Nếu có đến gần thì bỗng nhiên chết máy, nhưng khi đưa xe đến khu vực khác làm việc thì lại nổ ầm ầm bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra”, vẫn lời ông Quảng.

Theo lời vị giám đốc này, thậm chí còn có lần xe đứt hẳn xích khiến người ta phải thay toàn bộ xích mới cho xe. Có lần người lái xe hoa mắt, khi đến gần cây bỗng nhiên rời vô lăng nhảy xuống đất ra về. Có người lái xe sau khi không “tấn công” được cây thì hoảng sợ nhất quyết xin chuyển công trình. “Vậy “tương lai” của cây thị sẽ ra sao?”. “Chúng tôi đành thống nhất giữ nguyên cây thị ở vị trí đó”, ông Giám đốc trả lời.

Cây gieo rắc tai họa?

Để phần nào “giải mã” những bí ẩn của cây thị, chúng tôi hỏi địa chỉ của gia đình đã từng sở hữu mảnh vườn có cây thị trên thì được biết, khi thành phố bồi thường để giải phóng mặt bằng, gia đình đó đã chuyển sang một vùng khác định cư. Cụ Hoàng Xuân  Thâm (80 tuổi, một người dân ngụ phường Hòa Lạc) là một trong số it người biết chuyện kể lại, cây thị vốn của một gia đình hàng xóm nhà bố mẹ vợ ông. Khi khu đất trên là khu dân cư, cụ thấy chủ nhân hay thắp hương bên gốc cây nhưng chưa khi nào thấy người chủ hái quả hay chặt cành.

Cụ Nguyễn Thị Bẩu (81 tuổi), người ngày trước từng ở gần khu vực cho biết trước đây khi vùng này chưa được quy hoạch, cây thị mọc trong vườn của một gia đình người Hoa Kiều. Lúc đó, cây sai trĩu trịt quả và to một cách lạ thường, có thể lớn như quả bưởi, tròn xoe thơm lừng cả xóm. Sau khi những người Hoa Kiều này rời đi thì một gia đình người Việt Nam đến ở. Bất thường xảy ra kể từ khi đến ở, người trong nhà ấy chẳng ai khỏe khoắn bình thường.

“Họ cứ suốt ngày ốm đau, có người bị dị tật. Bà mẹ già có một cái bướu rất to ở cổ, miệng thì méo xệch; cô cháu gái thì đôi chân dị dạng. Nhất là ông bố suốt ngày ho như muốn nổ phổi. Họ đã thuốc thang chạy chữa rất lâu, còn lập cả bát hương trên cây thị nhưng những căn bệnh ấy đã không thuyên giảm mà còn gây hoang mang, sợ hãi cho cả làng”, bà lão thuật lại. Không hiểu những căn bệnh kỳ quái đó có phải do họ “sống chung” với cây thị lạ nên bị, hay đó chỉ là số đen đủi nên mắc bệnh? “Chẳng ai dám động đến cây thị dù hàng năm nó vẫn đơm hoa kết trái và cho rất nhiều quả”, cụ trầm tư nhớ lại.

Bí ẩn chưa lời giải

Không một người dân địa phương nào biết cây thị có từ lúc nào. Riêng cụ Khâm thì nhớ lại một vài chuyện lạ liên quan đến cái cây khẳng khiu “chẳng hiểu chứa điều thần bí gì mà quanh nó có những chuyện khó có thể giải thích”.

Ông cụ cho biết, những năm kháng chiến chống Pháp, ngày ấy Móng Cái còn có tên huyện Hải Ninh và bọn giặc “trời đánh” không có chuyện gì xấu xa là không làm, từ cướp của, giết người dân vô tội cho đến hãm hiếp con gái nhà lành. Rồi nghe người dân kháo nhau về cây thị linh thiêng mọc ở bên kia sông, chúng cười khẩy khinh bỉ, cho rằng đó chỉ là lời đồn đại của những kẻ nhát gan, yếu bóng vía. Để ra oai, một tên quan Tây đã trèo lên bẻ cành thị rồi “phóng uế” ngay dưới gốc cây. Sáng ngày hôm sau, bọn lính giặc nháo nhác vì không thấy tên quan Tây đó đâu nữa. Chúng hò nhau đi tìm, lục tung từng con phố, từng nhà dân nhưng dấu vết đồng bọn vẫn biệt tăm. Vài ngày sau đó, xác tên giặc được tìm thấy ở bờ sông cách cây thị một quãng đường. “Không ai rõ tên giặc chết vì du kích ta trừ khử hay hắn mất mạng vì nguyên nhân nào. Chỉ biết là đêm hôm đó, gió cứ rít lên từng cơn dài trên ngọn cây thị. Từ đó, quân Pháp cấm bọn lính bén mảng đến gần cây thị”, ông cụ thuật lại.

Chuyện xưa thì ít người chứng kiến nên dù sao cũng có hơi hướng truyền thuyết. Nhưng câu chuyện cách đây khoảng hai năm thì người dân sống xung quanh cây thị thì ai ai cũng quả quyết “Đừng có dại mà trêu vào cây thị”. Cuối năm 2009. Một tốp thanh niên địa phương kế bên đi qua, nghe người dân kể và để “chứng tỏ bản lĩnh” liền dừng xe trèo lên cây thị hái quả, rồi ra chơi ở bãi biển Trà Cổ cách đó không xa. Ngay đêm đó, những tai ương liên tiếp xảy ra với họ, người thì bị đánh, bị cướp; người thì bỗng dưng lăn đùng ra ốm sốt vật vã. Tra hỏi rõ ngọn ngành câu chuyện, vài ngày sau người thân của các thanh niên vội vã đội “mâm lớn mâm bé” ra thắp hương nghi ngút bên gốc cây, còn mời cả “thầy cúng cao tay” về cúng giải hạn. “Nào là ngựa giấy, thuyền giấy, tiền vàng âm phủ và đồ vàng mã khác cứ cháy ngùn ngụt.

Những tưởng cúng khấn xong thì sẽ được bình an. Ai ngờ chính người thanh niên bị đánh và cướp xe ấy chưa đầy hai tháng sau mất mạng vì gặp tai nạn giao thông”, một người dân thuật lại. Cũng không ai kiểm chứng được việc nhóm thanh niên bị cây “trả thù” hay đó chỉ là những tai nạn rủi ro có thể gặp trong cuộc sống, nhưng từ đó cây cổ thụ ngày càng “nổi tiếng” hơn, ai ai cũng tránh xa.

Người ta cũng lấy làm lạ về sức sống diệu kỳ của cây: Toàn bộ gốc cây mục ruỗng, chỉ còn trơ phần vỏ dày khoảng nửa gang tay, bốn cành lớn thì đã gãy do nắng mưa dầu dãi, do gió bão quật đổ. Vào mùa rụng lá, cây như một cây chết với bốn “cánh tay” khẳng khiu vươn lên nền trời ở độ cao khoảng 8m. Vậy mà đến mùa ra lá, “cây chết” này lại bật ra những mầm xanh li ti, những cành non lại đâm trồi nảy lộc như chứng tỏ sức sống bất diệt. Không ai rõ cây “có hồn” hay không, nhưng câu chuyện máy móc cứ đến gần cây là chết lặng thì có lẽ rất cần các nhà khoa học kiểm chứng, để du khách ngang qua khỏi phải đặt câu hỏi ngạc nhiên: “Vì sao hàng chục năm qua, cây vẫn “ngang nhiên án ngữ” như “trêu ngươi” con người giữa trung tâm thành phố?”.

Những mẩu chuyện ly kỳ về cây thị thần gần 600 năm tuổi ở Bắc Ninh

Từ xưa tới nay, người dân làng Phú Mẫn (thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đều tôn kính gọi cây thị ở đền Chờ là “thị thần” và coi đây như báu vật của dân làng.
Trong số những cây được công nhận là Cây Di sản Việt Nam, cây “thị thần” ở đền Chờ là một trong số những cây có tuổi đời lâu năm nhất.
Năm 2012, các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã về lấy mẫu tăng trưởng, xác định số tuổi của cây thị. 
Điều thu hút rất nhiều người hiếu kỳ không chỉ ở chỗ cây thị này có tuổi đời rất lâu, mà còn là những câu chuyện ly kỳ xung quanh đó. Nếu được một lần ngồi trò chuyện với các bậc cao niên trong làng, chắc chắn những mẩu chuyện được truyền từ đời này, qua đời khác về cây thị thần sẽ kéo dài không dứt.
Nguồn gốc cây thị thần
Cây "thị thần" linh thiêng. (Ảnh: Hội bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam)
Theo báo An ninh thủ đô, cây thị gần 600 năm tuổi tọa lạc tại khu vực đền Chờ, mọc ngay sát vị trí phần mộ của Quý Minh đại vương linh thiêng hơn cả. Sổ sách cũ ghi lại Quý Minh đại vương là một vị tướng thời Hùng Vương thứ 18. Tương truyền rằng sau khi mất, ở vị trí Quý Minh đại vương hóa, đất đùn lên thành nấm mồ, dân làng đã tự tay xây mộ và thờ cúng Ngài cẩn thận.
Cũng vì sự linh thiêng của đền thờ này mà quanh khu vực có hơn 20 địa phương cùng thờ cúng. Tuy nhiên chỉ có đền Chờ được cho là nơi có thể lập đàn tràng cầu đảo mỗi khi mùa màng thất bát do thiên tai, hạn hán gây ra.
Thậm chí, nhiều bậc cao niên trong làng còn kể rằng, vì cây thị mọc lên ngay sát phần mộ của Ngài nên dù trăm năm tuổi vẫn xanh tốt, sum xuê, thân cây to đến mức 7, 8 người ôm vẫn không xuể. Giai thoại về cây thị thần cũng chính là một phần đời sống tâm linh gắn với người dân làng Phú Mẫn từ bao đời nay.
Cây thị thiêng bảo vệ dân làng
Cận cảnh cây thị thần. (Ảnh: Hội bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam)
Một trong những câu chuyện được dân làng truyền tai nhau nhiều nhất chính là việc “thị thần” bảo vệ dân làng khỏi giặc Pháp xâm lược.
Chia sẻ trên báo An ninh thủ đô năm 2013, ông Trần Thế Thử - một trong những người trông coi đền Chờ lâu năm cho biết: “Thời kỳ chống giặc Pháp xâm lược, cư dân các xóm đều về đây cư ngụ để trốn bị bắt đi phu, đi lính. Trong lúc bị giặc truy đuổi ráo riết, một số thanh niên trong làng đã liều mình chui vào ẩn nấp trong lòng bộng, hoặc trèo lên cây thị đợi đến khi giặc đi rồi mới chui ra. Nhờ thần thị mà suốt những năm tháng chiến tranh, cả quân dân Phú Mẫn đã thoát khỏi họng súng của quân thù.
Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bom rơi xuống vùng đất này cũng chệch hướng hoặc không thể nổ, bởi có cây thị “báu vật” và ngôi mộ thiêng của Ngài bảo vệ. Từ đó người dân trong vùng vẫn giữ nguyên miếu và cử người thay phiên nhau quét dọn, thờ cúng theo lễ tiết. Hằng năm theo tục lệ của làng hễ nhà ai có đám sá đều phải mang lễ vật ra đền làng thờ cúng sau đó đánh trống trình báo với các thần, có như vậy các ngài mới chứng dám và phù hộ cho. Với lòng thành kính suốt bao đời nay, người dân ở đây đã được thần cây, thần miếu bao bọc, che chở”.
Dân làng ai cũng tỏ lòng thành kính, không dám mạo phạm thị thần
Các bậc cao niên trong làng tham dự Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam. (Ảnh: Hội bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam)
Người dân làng Phú Mẫn từ bao đời nay đều một lòng tôn kính cây thị thần. Bất cứ ai khi đi ngang qua cây “thị thần” đều cúi đầu tỏ lòng thành kính, không dám có ý nghĩ mạo phạm bao giờ.
Chuyện được ông Trần Thế Thử kể lại trên báo An ninh thủ đô khiến nhiều người không khỏi kinh hãi. Có những đứa trẻ nghịch ngợm giữa buổi trưa, trèo vào trong đền hái trộm thị về ăn nhưng chưa trèo được nửa cây thì bị ngã xuống đất. Cũng có một vài người dân ở vùng khác không biết đến chặt cành thị về làm củi không hiểu sao đang khỏe mạnh bỗng nhiên đổ bệnh đến “thập tử nhất sinh”. Thấy vậy, họ đã đem những cành thị khô đến gốc cây trả lại.
Chính vì sự linh thiêng này mà người dân trong làng bảo nhau không nên đi qua ngôi miếu và cây thị thần vào xế trưa hoặc lúc nhập nhoạng tối, nếu đi thì nên đi đường vòng bởi không may hợp vía thì thần cây sẽ bắt mất hồn vía giấu vào trong miếu, sau mấy ngày mấy đêm mới thả về cho gia đình.
“Thị thần” bói bao nhiêu quả, bấy nhiêu học sinh đỗ đại học
Có một sự trùng hợp đến khó tin được dân làng thường xuyên nhắc đi nhắc lại vào mỗi kỳ thi đại học. Đó chính là “thị thần” bói bao nhiêu quả thì bấy nhiêu người thi đỗ đại học. Chính vì thế, cứ mỗi năm “thị thần” cho quả, các cụ già trong làng đều dự đoán có bấy nhiêu em đỗ đạt. Và trùng hợp là lần nào con số cũng khá chính xác.
Ông Nguyễn Văn Phượng – Thủ từ đền Chờ. (Ảnh: Danviet)
Lý giải về lời tương truyền này, ông Nguyễn Văn Phượng (69 tuổi) – Thủ từ đền Chờ khẳng định trên báo Dân Việt: “Đấy là ngày xưa các cụ truyền tai nhau thế nhưng tôi nghĩ có thể là do sự trùng hợp nào đó. Những năm gần đây, tôi thấy số lượng người đỗ đại học trong làng rất nhiều còn cây thị có năm chỉ đậu duy nhất 1 trái, năm đậu nhiều thì 20-30 trái”.
Những tiếng hú kỳ lạ giữa đêm
Vào những đêm khuya thanh vắng, người dân trong làng đều nghe thấy tiếng động kỳ lạ ngỡ như tiếng người hú gọi. Ban đầu, nhiều lời đồn khiến không ít người khiếp sợ bởi càng về đêm, tiếng hú càng nghe rõ mồn một. Có không ít câu chuyện khó tin liên quan đến tiếng hú phát ra từ phía cây thị thần. Vậy nhưng, sau này, theo nhiều người lý giải đó có thể là do thân cây thị rỗng bên trong, khi có gió thổi vào hốc cây dễ tạo nên những âm thanh lạ kỳ.
Kính cẩn thờ quả “thị thần” chứ không dám ăn
Cây thị 600 năm tuổi ở đền Chờ được người làng xem như “báu vật”. (Ảnh: An ninh thủ đô)
Khác với cây thị thường, cây “thị thần” ở đền Chờ bói rất hiếm quả. Vào mùa gió Nam (gió phơn mùa hạ) trái thị chín vàng rụng xuống sân đền, ai muốn nhặt đem về nhà thì phải vào miếu xin. Đây cũng là một trong những thói quen ăn sâu vào tiềm thức của dân trong làng. “Mỗi mùa như vậy trên cây rơi xuống chưa đầy chục trái, vì vậy dân làng rất quý, khi đem quả thị về nhà thì người dân cung kính bỏ lên bàn thờ chứ không nỡ ăn. Người già, trẻ nhỏ trong làng hít hà hương quả thị để cầu mong sự chở che, bao bọc, đỗ đạt cao của thần miếu, thần cây”, báo An ninh thủ đô viết.
Những giai thoại kỳ lạ, khó tin về cây “thị thần” ở đền Chờ cứ thế tiếp diễn, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đây không đơn thần là một trong những Cây di sản Việt Nam mà còn là báu vật, là “vị cứu tinh” là niềm tự hào của người dân làng Phú Mẫn từ hàng trăm năm nay.
Tháng 12/2012, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã công nhận 104 “cụ cây” đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, trong đó 2 cây thị ở đền và chùa thôn Phú Mẫn cũng được công nhận là 2 trong số nhiều “cụ cây” lâu năm nhất.

Ngày 21/3/2013, tại đền thờ thôn Phú Mẫn, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với chính quyền và nhân dân địa phương long trọng tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam cho 2 cây thị tại đền và chùa thôn Phú Mẫn, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Tính đến nay, cây thị ở đền có tuổi đời khoảng 578 tuổi, còn cây thị ở chùa khoảng hơn 500 tuổi.
Tổng hợp: An ninh thủ đô, Danviet
Ngọc Nguyễn/Tin nhanh Online

Ly kỳ cây gạo cổ “ma ám” ở Phú Thọ

Làng Hương Nha (Tam Nông, Phú Thọ) có một cây gạo cổ rất thiêng, người ta gọi là cây gạo "ma ám" và đồn rằng nó biết báo tin làng có gái chửa hoang.

Cây gạo trồng ngược, báo gái chửa hoang (?!)
Không ai nhớ cây gạo có từ bao giờ, chỉ biết rằng tuổi của của nó có người đoán định đến ngưỡng đơn vị trăm năm. Dân Hương Nha kể rằng, từ rất lâu (cũng có ý kiến cho rằng vào thời Pháp thuộc, khoảng những năm 1850-1858), đất đai Hương Nha trù phú, nhiều khoáng sản nằm ẩn sâu dưới lòng đất, người Tàu biết được nên kéo nhau sang làm ăn, buôn bán và ngày càng trở nên giàu có.
Ly ky cay gao co “ma am” o Phu Tho
 Toàn cảnh cây gạo “ma ám” ở Hương Nha.
Đến khi có chiến sự, buộc họ phải về nước nhưng của cải không được mang theo nên họ tìm cách chôn giấu dưới một cái hố tại làng, đồng thời chôn theo 3 cô gái còn trinh và trồng một cây gạo bên trên để đánh dấu. Điều đặc biệt là cây gạo lại được trồng ngược, ngọn được vùi xuống đất, để rễ cây hướng lên trời.
Chẳng rõ những đồn đại trên đúng bao nhiêu phần nhưng lạ ở chỗ cây gạo trên rất tốt tươi nhưng không mấy khi ra hoa. Hễ cứ năm nào cây gạo có hoa là có gái làng... chửa hoang, và hoa của nó trổ về phía nào thì y như rằng nơi ấy có gái chửa hoang.
Cụ Lương Định, 80 tuổi, nguyên là thầy giáo dạy Lịch sử và Triết học tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, một người con của làng Hương Nha cho biết: “Vì cây gạo ấy được trồng ngược mà vẫn mọc lên tốt tươi nên nó phải có cái gì đấy đặc biệt. Tôi vẫn được nghe các cụ kể lại rằng năm nào cây gạo có hoa là năm ấy có gái làng chửa hoang và hoa gạo ấy chĩa về hướng nào thì gái chửa hoang sẽ ở khu vực ấy”.
Ly ky cay gao co “ma am” o Phu Tho-Hinh-2
 Cụ Lương Định, 80 tuổi, tác giả cuốn Hương Nha tự truyện khẳng định những câu chuyện ma quỷ quanh cây gạo trong làng đều là truyền miệng.
Nhưng cũng có một giả thiết khác xung quanh vị thần thiêng của cây gạo. Đấy là câu chuyện của cụ Lương Công Khanh, 70 tuổi, ở khu 2. Cụ Khanh cho biết, ngày xưa các cụ có kể lại chuyện người Tàu sang đất Việt, để giữ của cải chúng chôn theo một người (người này được cho ngậm sâm 100 ngày thì chết) rồi trấn yểm làm thần giữ của cho chúng.
Sau này, khi người Tàu quay trở lại làng, lấy được của cải mang về nhưng không cho thần giữ của về cùng nên thành hồn ma, ngự tại cây gạo để nhập vào bất kỳ người nào yếu bóng vía.
Người dân làng Hương Nha kể rằng, mỗi khi thấy có người bắt đầu nói lảm nhảm hoặc cứ giả vờ ốm, thích ăn trứng, thịt gà thì dân làng biết chắc người này bị “thằng Ngô” (chỉ hồn ma quanh gốc cây gạo – PV) nhập. Chỉ cần mời thầy đến đánh bằng bùa chú, ngay lập tức “thằng Ngô” ra khỏi và người này trở lại bình thường.
Nghe sự lạ, chúng tôi hỏi tại sao lại gọi thứ ma quỷ của cây gạo là “thằng Ngô” thì bà Trần Thị Tự cho biết: Vì mỗi khi có ai đó trong làng bị nhập thì ban đầu đều nói lảm nhảm “Ta là Ngô Văn Điền” nên làng thuận miệng cứ gọi hiện tượng bị nhập ấy là “thằng Ngô” nhập hồn. Bà Hoàng Thị Thủy, nhà gần ngay cây gạo thì quả quyết chính mắt bà đã trông thấy “thằng Ngô” nhập vào người thật. Chuyện này xảy ra với con gái của bà tên chị Cao Thị Tầm.
Bà Thủy kể, có một lần vào giữa đêm, bà nhận được cuộc điện thoại từ con rể (chồng chị Tầm) báo rằng chị Tầm đang lên cơn sốt rét, người cứ run bần bật, miệng thì rên rẩm “con đau lắm, con đau lắm”. Bà vội xuống nhà để đưa con đi trạm xá cấp cứu. Nhưng đến nơi thì chị Tầm lại “tỉnh như sáo” nói rằng “con có bị làm sao đâu, con khỏi rồi”, cả gia đình lại rồng rắn về nhà.
Sáng hôm sau chị Tầm nằm một chỗ kêu ốm nhưng chuyện gì cũng biết, cứ nói vanh vách với những người đến thăm như thể mình được chứng kiến các biến cố của của làng xã. Đến nửa đêm chị lên cơn sốt, được chồng chăm sóc chu đáo nhưng chị vẫn dỗi bảo: “Nhà đầy tiền mà tao thèm trứng gà không cho tao ăn”.
Lúc đấy mọi người mới biết chị bị “thằng Ngô” nhập. Người nhà lại mời thầy đến, đánh bằng roi dâu thì “thằng Ngô” sợ mà phải chạy ra. Khi ấy người làng chỉ thấy chị Tầm lạy lục van xin, miệng liên tục nói “cho tao xin, cho tao xin, lần sau tao không dám vào nữa”, sau đó chị lăn ra đất và tỉnh.
Một chuyện lạ nữa mà dân làng Hương Nha vẫn kể cho nhau nghe là chuyện một nam thanh niên của làng không tin ma quỷ nhập vào con gái bà Thủy nên khảng khái nói: “Tao không tin, sao không nhập vào tao đây này lại nhập vào mụ đàn bà. Vì mụ ấy hàng tháng bẩn thỉu, đêm lại nuôi con nhỏ, có khi lại bị con cái tè dầm vào, ma dốt mới nhập vào con mụ ấy”.
Thế là ngay buổi tối, nam thanh niên lăn ra ốm thật, cứ đòi người nhà đốt rơm dưới gầm giường như hun chuột, rồi lăm lăm đòi mổ gà ăn. Lúc ấy người nhà mới chột dạ, lại gọi thầy đến để cúng bái thì khỏi ngay.
Ma quỷ quanh cây gạo chỉ là truyền miệng
Liệu có thực ma quỷ tồn tại ở cây gạo như lời đồn thổi? Cụ Lương Định, 80 tuổi, tác giả cuốn Hương Nha tự truyện cho biết: “Từ năm tôi lên 6 tuổi đã được nghe những câu chuyện tương tự rồi. Những câu chuyện về cây gạo và “thằng Ngô” này cứ như huyền thoại ấy. Dân làng cứ truyền miệng cho nhau nghe chứ không có một bút tích lịch sử nào ghi lại.
Một cán bộ làng Hương Nha khi nghe xong chuyện thì quả quyết: Câu chuyện “thằng Ngô” thực chất có nhiều người lên đồng lên cốt nói rằng là do bị chôn từ thời Pháp thuộc, cứ mỗi lần đánh nó là nó bảo nó chỉ ở cây gạo, thi thoảng thấy người đi qua thì nhập chứ cũng không có căn cứ nào để xác tín chuyện này có thật hay không. Đôi khi dân làng mình cứ vun đắp thành một nhân vật hư cấu để dọa cho trẻ con cho nó sợ thôi.
Theo Pháp Luật Việt Nam

Quan niệm "quỷ cây đa ma cây gạo" và tục đóng đinh vào thân cây của người xưa có tác dụng gì?

Chuyện về những thân cây cổ thụ ở nhiều ngôi làng trên đất nước ta bị cho là có ma ám không phải quá lạ lẫm, trong số đó có lời đồn "quỷ cây đa ma cây gạo" từng khiến nhiều người xôn xao...

Anh Minh  - Theo thethaovanhoa.vn
Đã bao giờ cảm thấy “lạnh người” khi đi qua những thân cây to vào ban đêm hoặc nghe tiếng chúng xào xạc mặc dù trời đứng gió? Tuy chỉ là những mẩu chuyện được lưu truyền dân gian nhưng câu chuyện về hồn ma ám vào thân cây dần đi từ hư vô đến đời thực. Và những câu chuyện về các thân cây cổ thụ bị cho là có ma ám không phải là quá lạ lẫm với nhiều người. Một vài trong số đó như lời đồn cây gạo có ma ở Phú Thọ, cây thị bị ám ở Quảng Ninh, cây gòn có thần hiển linh ở Đắk Lắk… từng khiến người dân xôn xao. Phải chăng những lời đồn thổi ấy là có thật?
bestie chuyen cay bi ma am
Tuy chỉ là những mẩu chuyện được lưu truyền dân gian nhưng câu chuyện về hồn ma ám vào thân cây dần đi từ hư vô đến đời thực
Thực ra, câu chuyện về những linh hồn người chết ám vào thân cây cũng được người dân nhiều nước trên thế giới truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Tại khu rừng Hoia Baciu ở Romania, dân làng đồn rằng tại đây thường xuất hiện những quả cầu ánh sáng ngay trên nền khu vực tăm tối nhất. Thứ ánh sáng này đã khiến cho các thiết bị đèn chiếu sáng hay máy dò nhiệt bị vô hiệu hóa.
Khu rừng Hoia Baciu này còn ẩn chứa những loài cây với dáng vẻ rất kì dị. Cụ thể, những chiếc cây này có phần gốc uốn cong 90 độ và vươn thẳng lên trời. Dáng vẻ kỳ dị đó cùng tiếng người vọng ra hay màn sương bỗng nhiên trở nên dày đặc lúc chạng vạng ở khu rừng bí ẩn này khiến nhiều người tin rằng, những cái cây này là nơi lưu giữ linh hồn của những người đã khuất. 
bestie chuyen cay bi ma am
Dáng vẻ kỳ dị của các loài cây trong khu rừng Hoia Baciu cùng tiếng người vọng ra hay màn sương bỗng nhiên trở nên dày đặc lúc chạng vạng đã khiến nhiều người ớn lạnh khi đến đây.
Ngoài ra, Hoia Baciu còn được nhiều người biết đến với danh hiệu "Tam giác quỷ Bermuda" ở Romania. Sở dĩ khu rừng này được gọi với tên như vậy bởi có không ít những câu chuyện kỳ bí liên quan đến sự mất tích bí ẩn hay cảm giác sợ hãi, bất an mỗi khi du khách bước chân vào Hoia Baciu. Người dân địa phương nơi đây còn truyền tai nhau những mẩu chuyện rằng, ngày xưa có một người chăn cừu đã lùa 200 chú cừu vào khu rừng này nhưng sau đó, cả người và cừu đều mất tích bí ẩn và không ai thấy họ quay trở về.
Còn tại một đất nước rất văn minh như Mỹ nhưng nhiều người vẫn tin rằng ma cây là một trong những loại ma ác tính và quái dị nhất. Đó chính là những thân cây xù xì với nhiều hình thù đáng sợ quái lạ, kèm theo những bộ phận như rễ cành có thể giết người một cách man rợ. 
bestie chuyen cay bi ma am
Ngã tư Đinh Tiên Hoàng  - Nguyễn Công Trứ (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) và cây gòn xuất hiện lời đồn có thần hiển linh... 
Thế giới là vậy còn ở Việt Nam thì sao? Mới đây nhất là câu chuyện về mặt “thần” rõ mồn một hiển linh trên thân cây gòn, bắt nguồn từ những cánh tài xế xe ôm thường xuyên đón khách tại ngã tư Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Công Trứ (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Sau đó, câu chuyện nhanh chóng lan rộng ra. Theo lời của những người bán vé số, ba gác tại khu vực này, chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện tin đồn, nhiều người dân hiếu kì kéo đến đây, chạm tay vào mặt thần, cầu mong tài lộc. Một đồn mười, mười đồn trăm, khiến sự huyền bí về thần hiển linh trên cây gòn được thêu dệt với nhiều điều linh thiêng. Cứ thế, chuyện kể về “thần gòn” được lan truyền đi khắp nơi. 
Ngoài câu chuyện về "thần gòn" như trên thì còn có một khu rừng được gọi là rừng ma tọa lạc tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là nơi định cư của đồng bào Raglai và họ tin rằng, linh hồn của người đã khuất sinh sống trong làng sẽ lẩn quẩn quanh những rừng cây này vì họ không còn nơi nào để đi.
Tài trợ
Xem tiếp...