Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/84

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thời sự quốc tế sáng 4/7/2018
 
60 Giây Chiều - Ngày 03/07/2018 - Tin Tức Mới Nhất
 
An ninh ngày mới ngày 04/07/2018 | Tin tức | Tin nóng mới nhất | ANTV
 
Tin tức | Tin nóng | Tin tức 24h mới nhất hôm nay 04/07/2018
 
Khó tin quốc gia có lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất thế giới
 
Việt Nam được Séc số hóa 40 radar thế hệ cũ
 
Bài Ca Thống Nhất - NSND Thu Hiền





HLV Southgate: 'Cái dớp 12 năm đang chờ tuyển Anh phá vỡ'

Trước trận chiến sinh tử với Colombia ở vòng 16 đội, HLV Gareth Southgate lên tiếng động viên tinh thần cho các học trò.
Zing.vn






























Duterte nghi ngờ thị trưởng bị bắn chết là kẻ buôn ma túy

Tổng thống Philippines nêu nghi vấn về việc thị trưởng Halili bị bắn chết vì có dính dáng tới việc buôn bán ma túy trái phép. - VnExpress.
VnExpress



















































Ronaldo tới Juventus để hưởng lương cao nhất thế giới?

Juventus sẵn sàng tạo “bom tấn” ở kỳ chuyển nhượng mùa hè 2018 khi quyết định chi khoản tiền khổng lồ để chiêu mộ Cristiano Ronaldo.
Zing.vn



BBC Tiếng Việt





























Kế toán phường tham ô lãnh án tù

Ngày 3-7, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Võ Thị Minh Tâm (SN 1972, nguyên Kế toán trưởng của UBND phường 19 quận Bình Thạnh, TPHCM) ...
Sài gòn Giải Phóng



































Việt Nam sẽ được xem 'trăng Máu' dài nhất thế kỷ 21 trong tháng 7 này

Trong tháng 7 năm nay, người yêu thiên văn học có thể được chứng kiện sự kiện hiếm gặp, đó là Mặt Trăng Máu kéo dài nhất trong thế kỷ 21.
Báo Thể thao & Văn hóa



Trục vớt các tàu gốm còn nguyên vẹn niên đại 2.000 năm

(Thethaovanhoa.vn) - Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 2/7, Cơ quan cổ vật Israel (IAA) cho biết đã tiến hành trục vớt các tàu gốm còn nguyên vẹn có ...
Báo Thể thao & Văn hóa





































Vân Nhi để lại ánh sáng - Tuổi Trẻ Online

TTO - Sáng 2-7, bé gái Nguyễn Vân Nhi, 12 tuổi ở Hà Nội, đã trút hơi thở cuối cùng sau 11 năm chiến đấu với căn bệnh u nhú dây thanh quản. Ngay sau khi cô ...
Tuổi Trẻ Online









Chiến lợi phẩm SAA thu được tại Daraa

Lực lượng SAA vừa công khai chiến lợi phẩm hạng nặng thu được tại thị trấn Busra sau khi kiểm soát khu vực chiến lược này cuối tháng 6/2018.
BaoDatViet














So sánh lợi ích của chạy bộ và đi bộ

Có người thích chạy bộ, có người thích đi bộ. Người đi bộ thì cho rằng đi bộ tốt hơn cho tim, người chạy bộ thì lại nói chạy giúp tăng sức bền.
Thanh Niên








Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ là ai?

Út "trọc" là biệt danh của ông Đinh Ngọc Hệ, từng mang hàm thượng tá, là lãnh đạo Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) - đơn vị liên quan đến hàng loạt dự ...
Vietnamnet.vn


































Cú đánh không thể chống đỡ của Bulava

Theo nguồn tin mới đây của Tổ hợp Công nghiệp-Quốc phòng Nga, tổ hợp tên lửa D-30 mang theo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-30 Bulava đã vượt ...
Soha







Đây là 8 khẩu súng tệ hại nhất từng được phát minh

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 8 loại súng ngớ ngẩn nhất từng được sản xuất, từ một loại súng lục lai knuckle và dao găm, đến đạn ...
Soha

























Đi tù vẫn được hưởng lương hưu

Những người đang hưởng lương hưu mà bị phạt tù giam vẫn tiếp tục được chi trả lương hưu trong thời gian chấp hành hình phạt tù. - 410726.
VTC News














































Cướp tiệm vàng trong 90 giây

Theo tờ South China Morning Post ngày 2.7, cảnh sát Hồng Kông đang truy lùng băng cướp tấn công tiệm vàng và đồng hồ tại khu mua sắm sầm uất Tiêm Sa ...
Thanh Niên








Xem tiếp...

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 30

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
The Great Raid Exekution
  
Yamato's death

Kết cục bi thảm của siêu chiến hạm Nhật Bản

Yamato là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Đế quốc Nhật. Điều đó khiến con tàu trở thành mục tiêu săn lùng số một của Mỹ.
a
Ngoại trừ tàu sân bay, Yamato là chiến hạm lớn nhất từng được chế tạo. Tàu có chiều dài 263 m, rộng 36,9 m, mớn nước 11 m, lượng giãn nước toàn tải tới 72.800 tấn. Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu đóng chiến hạm này từ tháng 6/1937, hạ thủy tháng 8/1940, hoạt động từ tháng 12/1941. Ảnh: Wikipedia
a
Theo Navasource, Yamato là một pháo đài trên biển với hệ thống hỏa lực cực mạnh, gồm 9 pháo hạm cỡ nòng 460 mm, đây là loại đại bác lớn nhất từng được trang bị trên tàu chiến; 12 pháo 155 mm; 12 khẩu đại bác 127 mm; 162 pháo 25 mm và 4 súng máy 13,2 mm. Ảnh: Wikipedia
a
Con tàu là soái hạm của hạm đội Liên hợp Nhật Bản trong suốt những năm Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chủ lực hạm này xung trận lần đầu trong trận hải chiến Midway giữa tháng 6/1942. Thiết giáp hạm uy lực nhất của Nhật không thể hiện được sức mạnh, thậm chí nó còn rất vất vả để chống lại các đợt tập kích của máy bay Mỹ. Ảnh: Pwencycl
q
Là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nên con tàu trở thành mục tiêu săn lùng số một của Hải quân Mỹ. Mỗi trận đánh có chiến hạm này tham gia, Mỹ luôn điều động số lượng lớn máy bay và tàu chiến để diệt nó bằng mọi giá. Ảnh: Ibiblio
a
Military History nhận định, sự có mặt của Yamato trong biên chế Hải quân Nhật mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn giá trị chiến lược. Lần duy nhất siêu chiến hạm nã những quả đại bác 460 mm vào tàu chiến đối phương trong trận hải chiến ngoài khơi Samar, Philippines tháng 10/1944, góp phần đánh chìm 4 chiến hạm của Mỹ trong trận này. Ảnh: Wikipedia
r
Những trận hải chiến có soái hạm tham dự, Hải quân Đế quốc Nhật chưa một lần giành chiến thắng. Do kích thước quá lớn, nó trở nên nặng nề và chậm chạp trước những đợt tập kích từ trên không. Gần 200 khẩu pháo các loại trên tàu không thể bảo vệ chiến hạm khi đối đầu với những phi cơ nhanh nhẹn. Ảnh: Padresteve
a
Theo Military History, ngày 6/4/1945, soái hạm Yamato cùng 9 tàu chiến khác tiến về tử thủ ở Okinawa trong chiến dịch Ten-Go. Hải quân Mỹ phát hiện ý đồ của Nhật, họ đã huy động gần 400 máy bay tập kích liên tục vào con tàu trong 2 ngày. Ảnh: Wikipedia
a
Các thủy thủ trên tàu đã chống trả quyết liệt trước các đợt tập kích của Không quân Mỹ, nhưng siêu hạm vẫn trúng 10 quả ngư lôi và 7 quả bom. Phần lớn vũ khí trên tàu bị phá hủy sau 2 ngày chiến đấu, con tàu cố gắng quay về căn cứ nhưng không thành công. Ảnh: Wikipedia
a
Siêu hạm lớn nhất thế giới chết máy và dừng lại lúc 14h05 ngày 7/4/1945 . Ít phút sau, con tàu lật nghiêng và phát nổ dữ dội. Vụ nổ lớn đến mức có thể nghe thấy từ khoảng cách 200 km và tạo ra đám mây hình nấm cao 6 km. Ảnh: Wikipedia
a
Người ta cho rằng, khối đạn dược bên trong tàu đã phát nổ khiến 2.489 thủy thủ thiệt mạng bao gồm hạm trưởng Kosaku Aruga và phó đô đốc Seiichi Ito, Tư lệnh Đệ nhị hạm đội. Năm 1982, một nhóm thám hiểm phát hiện xác tàu đứt đôi chìm ở độ sâu 340 m cách 290 km về phía tây nam vùng Kyushu, ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Ảnh: Tripod
a
Thất bại của siêu hạm lớn nhất thế giới trước các cuộc tập kích từ trên không đã báo hiệu sự suy tàn của kỷ nguyên thiết giáp hạm. Từ cuối những năm 1980, hải quân các nước trên thế giới đều ngưng sử dụng những chiến hạm cuối cùng của họ. Ảnh đồ họa: Photobucket
Quốc Việt

Trận đánh đẫm máu nhất mặt trận Thái Bình Dương 70 năm trước

Thất bại trong trận Okinawa ngày 22/6/1945 đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Đế quốc Nhật, kết thúc cuộc chiến ác liệt nhất trong lịch sử nhân loại.
a
Lực lượng đổ bộ của phe Đồng minh tiếp cận bờ biển đảo Okinawa. Ảnh: Japanfocus
Theo Military History, sau khi Đức Quốc xã yếu thế co cụm về gần Berlin, phe Đồng minh dồn sức mạnh sang mặt trận Thái Bình Dương nhằm đánh bại Đế quốc Nhật. Các sĩ quan chỉ huy Mỹ nhận thấy, đảo Okinawa là vị trí mang tầm chiến lược. Hòn đảo nằm cách khoảng 550 km về phía nam Nhật Bản. Địa điểm này có thể làm cơ sở triển khai các máy bay chiến đấu và tập kết lực lượng để tấn công vào lục địa Nhật.
Phía Tokyo cũng nhận thấy vai trò quan trọng của hòn đảo nên ra sức củng cố lực lượng và các vị trí phòng thủ. Họ điều động những chiến hạm mạnh nhất trong đó có siêu thiết giáp hạm Yamato đến bảo vệ đảo. Đặc biệt, Không quân Nhật huy động hàng nghìn máy bay cho chiến thuật tấn công cảm tử “kamikaze”.
Với quyết tâm chiếm Okinawa, phe Đồng minh huy động một lực lượng khổng lồ gồm 183.000 quân sau tăng lên 250.000 thuộc Quân đoàn 10 do tướng Simon B. Buckner chỉ huy; 450 tàu chiến các loại, bao gồm 17 tàu sân bay, hàng trăm tàu đổ bộ cùng 1.000 máy bay chiến đấu.
Lực lượng phòng thủ của Nhật gồm 130.000 quân, trong đó có 9.000 binh lính của Hải quân Đế quốc Nhật, còn lại thuộc Quân đoàn 32. Bên cạnh đó, rất nhiều dân quân và lực lượng bán vũ trang khác trên đảo cũng tham gia. Khoảng 1.500 máy bay làm nhiệm vụ cảm tử cùng hàng nghìn máy bay của hải quân và không quân.
Trận chiến đẫm máu nhất
a
Siêu thiết giáp hạm Yamato, biểu tượng sức mạnh của Hải quân Đế quốc Nhật Bản phát nổ sau đợt tấn công dữ dội của Không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Sáng sớm 1/4/1945, quân đoàn thủy quân lục chiến 24, với sự yểm trợ hỏa lực của các tàu chiến và máy bay, bắt đầu đổ quân lên bãi biển Hagushi, phía bắc Okinawa. Lực lượng tình báo Mỹ đã có tính toán sai lầm về quân số Nhật trên đảo. Họ ước tính khoảng 67.000 binh lính nhưng thực tế hơn 130.000.
Trung tướng Mitsuru Ushijima, chỉ huy quân đội Nhật ở Okinawa ra lệnh cho binh lính tử thủ. Trên đảo có hàng nghìn lô cốt cùng rất nhiều ụ pháo hướng ra biển pháo kích dữ dội vào các xuồng đổ bộ. Bên cạnh đó, lực lượng máy bay tấn công mạnh vào hạm đội tàu chiến ngoài khơi.
Ở phía nam Okinawa, sư đoàn bộ binh 96 và 7 vấp phải sự kháng cự ác liệt của quân Nhật khiến lực lượng đổ bộ không thể tiếp cận bờ biển. Tuy nhiên, cuối tháng 4, phe Đồng minh với sức mạnh áp đảo đã vượt qua phòng tuyến Machinato. Ngày 4/5, quân đoàn 32 của Nhật tổ chức phản công quy mô lớn với ý định đánh vòng ra phía sau lưng lực lượng Đồng minh.
Tướng Ushijima đã huy động pháo binh bắn khoảng 13.000 đạn hỗ trợ cho đợt phản công. Tuy nhiên, lực lượng pháo binh quân đội Mỹ bắn trả hiệu quả, phá hủy hàng chục khẩu đại bác của Nhật. Chiến dịch của quân Nhật phá sản và chịu nhiều tổn thất. Đến giữa tháng 6, quân đoàn 32 vỡ trận, lực lượng còn lại co cụm về phía đông nam Okinawa.
Ngày 18/6, tướng Bunker thiệt mạng trong đợt pháo kích của Nhật khi đang theo dõi tình hình chiến trận. Tàn quân của Nhật kháng cự yếu ớt đến ngày 21/6. Tướng Ushijima tự sát trong hầm chỉ huy ngày 22/6, cùng ngày đại tá Hiromichi Yahara đầu hàng phe Đồng minh. Trận chiến lớn nhất mặt trận Thái Bình Dương kết thúc sau 82 ngày giao tranh ác liệt.
Các nhà sử học nhận định, về quy mô, trận Okinawa chỉ đứng sau cuộc đổ bộ Normandy trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và đây là trận chiến gây thương vong nhiều nhất trên mặt trận Thái Bình Dương.
Tổn thất nặng nề cho đôi bên
a
Tàu sân bay USS Bunker Hill bốc cháy sau đợt tấn công cảm tử của máy bay Nhật. Ảnh: Picturahistoria
Phe Đồng minh chiến thắng và chiếm đóng đảo Okinawa nhưng họ phải chịu tổn thất không nhỏ. Khoảng 7.374 lính thiệt mạng trong nỗ lực chiếm đảo, 31.807 người thương vong, 239 trường hợp mất tích, 225 xe tăng bị phá hủy.
Hải quân Đồng minh cũng thiệt hại nặng với 34 chiến hạm chìm (bao gồm 12 tàu khu trục), 368 chiếc hỏng (bao gồm tàu sân bay USS Bunker Hill). Số thủy thủ thiệt mạng là 4.907 người. Không quân tổn thất 763 máy bay.
Khoảng 105.000 binh lính Nhật tử trận, hơn 7.500 người bị bắt. Hải quân Nhật tổn thất 16 tàu chiến trong đó có siêu thiết giáp hạm Yamato, một tàu tuần dương, 4 khu trục hạm, khoảng 10.000 thủy thủ thiệt mạng.
Tổn thất của Không quân Nhật có nhiều nguồn với số lượng khác biệt khá lớn, Totallyhistory ước tính 4.000 chiếc, Wikipedia thống kê khoảng 7.800 máy bay còn trang Military History đưa ra con số 2.800 phi cơ các loại.
Chưa đầy 2 tháng sau khi thất thủ tại Okinawa cùng với việc Mỹ dội 2 bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Đế quốc Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh. Cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại chính thức kết thúc.
Quốc Việt

Những trận chiến ác liệt nhất Thế chiến II

Trong 6 năm Chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ra, tổng số binh sĩ tử vong của quân đội phe Đồng minh và Phát xít đến hơn 70 triệu người.
Lính thủy đánh bộ Mỹ trên chiến trường ở đảo Okinawa vào tháng 5/1945. Ảnh: Wikipedia
Lính thủy đánh bộ Mỹ trên chiến trường ở đảo Okinawa, Nhật Bản, tháng 5/1945. Ảnh: Wikipedia
Chiến sự ở Okinawa
Dù phần lớn các trận chiến trong Thế chiến II diễn ra ở châu Âu và Liên Xô, đảo Okinawa ở Nhật vẫn là một trong những chiến trường ác liệt nhất. Okinawa là một địa điểm chiến lược của phát xít Nhật mà quân đội Mỹ tấn công.
Trận chiến diễn ra ở ba mặt trận: đất liền, trên không và trên biển. Lính Mỹ đổ bộ đảo vào tháng 3/1945. Ban đầu quân đội Mỹ chiếm nhiều ưu thế nhưng việc quân đội Nhật đáp trả dữ dội khiến cuộc chiến giữa hai bên kéo dài đến cuối tháng 6/1945.
Hơn 100.000 binh sĩ Nhật và 12.000 lính Mỹ thiệt mạng trong trận chiến. Con số này chưa bao gồm hàng chục nghìn binh sĩ thương.
Đổ bộ Normandy

Lính Mỹ đổ bộ bờ biển ở Normandy ngày 6/6/1944. Ảnh: Wikipedia
Lính Mỹ đổ bộ bờ biển ở Normandy ngày 6/6/1944. Ảnh: Wikipedia
Một trong những sự kiện nổi bật trong Thế chiến II là ngày quân Đồng minh đổ bộ bờ biển ở Normandy, miền bắc nước Pháp. Trước đó, quân Đức Quốc xã đang chiếm đóng tại đây. Chiến thắng ở Normandy là một cột mốc quan trọng trong thắng lợi của quân Đồng minh.
Rạng sáng 6/6/1944, quân Đồng minh sử dụng máy bay yểm trợ trên không để dội bom các điểm đóng quân của phát xít Đức. Dù thời điểm đổ bộ sai với tính toán của lính Đức, họ đã chuẩn bị các kế hoạch đối phó.
Sau nhiều tháng giao tranh, quân đội Đồng minh kiểm soát Normandy vào cuối tháng 8/1944. Hai bên gánh chịu thương vong đáng kể: 30.000 lính Đức thiệt mạng, 80.000 người bị thương và hàng chục nghìn người khác mất tích. Trong khi đó, hơn 45.000 lính thuộc phe Đồng minh tử trận và hàng chục nghìn người bị thương.
Trận Bulge
Lính Mỹ di chuyển một xe tăng trong quá trình chiếm thị trấn St. Vith trong trận chiến Bulge. Mỹ kiểm soát thị trấn này vào ngày 23/1/1945. Ảnh: Wikipedia
Lính Mỹ di chuyển một xe tăng trong quá trình chiếm thị trấn St. Vith trong trận chiến Bulge. Mỹ kiểm soát thị trấn này vào ngày 23/1/1945. Ảnh: Wikipedia
Sau khi đổ bộ Normandy, quân Đồng minh tiến về Bỉ. Họ cho rằng lực lượng phòng thủ của Đức Quốc xã tại đây đã suy yếu. Tuy nhiên, quân phát xít đã chống trả quyết liệt khi quân Đồng minh tiến qua cánh rừng nước Bỉ trong mùa đông lạnh giá năm 1944.
Tháng 12/1944, phi đội yểm trợ của phe Đồng minh phải ngưng hoạt động do thời tiết xấu. Lính của Hitler tận dụng cơ hội này để phản công. Trong khoảng vài tuần, quân đội Đức Quốc xã vượt lên và đẩy lùi đối phương.
Tuy nhiên, cục diện đổi chiều vào dịp Giáng sinh. Đến giữa tháng 1/1945, quân Đồng minh đã tiến tới địa điểm quan trọng là khu rừng Ardenes. Những chiến thuật sai lầm của Hitler tiếp tục dẫn đến thất bại của quân phát xít.
Trận Bulge là một trong những trận chiến thương vong cao đối với lính Mỹ. Khoảng 19.000 binh sĩ nước này thiệt mạng, hơn 70.000 người khác bị thương và mất tích. Trong khi đó, quân đội Đức cũng chịu thiệt hại nặng nề với khoảng 85.000 - 100.000 lính chết và bị thương.
Trận Stalingrad
Một người lính Liên Xô vẫy cờ tại tòa nhà trung tâm Stalingrad năm 1943. Ảnh: Wikipedia
Một người lính Liên Xô vẫy cờ tại tòa nhà trung tâm Stalingrad năm 1943. Ảnh: Wikipedia
Giữa năm 1942, Đức Quốc xã bắt đầu đánh vào thành phố Stalingrad (nay là thành phố Volgograd của Nga). Đây không chỉ là cơ sở tiếp viện quân sự quan trọng mà còn là cứ điểm chiến lược trong âm mưu xâm lược Liên Xô của quân phát xít.
Khi phát động tấn công, quân đội Đức triển khai các máy bay ném bom và lực lượng tấn công mặt đất gồm 150.000 binh sĩ cùng 500 xe tăng. Các chỉ huy Đức Quốc xã nghĩ rằng họ có thể chiến thắng dễ dàng. Tuy nhiên, những người lính Hồng quân kiên cường chống trả để bảo vệ thành phố.
Giao tranh giữa hai bên kéo dài khoảng 5 tháng. Đến tháng 11/1942, binh sĩ Liên Xô mở cuộc phản kích quan trọng và đẩy lùi đối phương. Mệt mỏi sau nhiều tháng chiến đấu, phần lớn lính Đức đã đầu hàng trước tháng 2/1943, dù hành động này ngược lại mệnh lệnh của Hitler.
Stalingrad là mặt trận quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho phe Đồng minh. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô chịu tổn thất nhiều hơn đối phương. Con số thương vong của Khối Trục khoảng 850.000 binh sĩ (tử trận, bị thương hoặc bị bắt). Trong khi đó, quân đội Liên Xô ghi nhận khoảng 480.000 binh sĩ thiệt mạng và hơn 650.000 người bị thương.
900 ngày bao vây Leningrad
Chiến dịch vây hãm Leningrad (nay là St. Petersburg) của phe Phát xít bắt đầu từ tháng 9/1941 đến tháng 1/1944. Để bảo vệ thành phố quan trọng này, Liên Xô huy động cả thường dân tham gia canh gác các phòng tuyến trước xe tăng của Đức Quốc xã.
Sau gần 3 năm chiến đấu, quân, dân Liên Xô đã phá vỡ kế hoạch thôn tính thành phố. Leningrad trở thành biểu tượng cho lòng dũng cảm và không thể đánh bại của Liên Xô.
Tuy nhiên, Liên Xô cũng phải gánh tổn thất đáng kể. Khoảng 1 triệu người ở Leningrad thiệt mạng (vì nhiều nguyên nhân, như chết vì bom đạn, hoặc vì đói, rét trong những năm đối mặt với sự phong tỏa của lính Đức), 2 triệu người khác bị thương và bệnh tật. Trong khi đó, 580.000 lính Đức thiệt mạng và bị thương sau trận chiến.

Cuộc tấn công Ba Lan
Kỵ binh và xe cơ giới của quân đội Đức tiến vào Ba Lan năm 1939. Ảnh: Wikipedia
Kỵ binh và xe cơ giới của quân đội Đức tiến vào Ba Lan năm 1939. Ảnh: Wikipedia
Ngày 1/9/1939, Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Ba Lan từ phía tây. Cuộc tấn công Ba Lan năm 1939 là trận chiến mở đầu Thế chiến II. Tình hình khiến Pháp và các nước đồng minh của Ba Lan như Anh, Australia, New Zealand tham gia liên minh tuyên chiến với Đức vào tháng 9/1939.
Sau sự kiện này, 65.000 binh sĩ Ba Lan thiệt mạng và hơn 130.000 người bị thương. Con số tương ứng đối với quân đội Liên Xô là hơn 730 người chết hoặc mất tích, khoảng 1.120 người bị thương. Quân đội Đức ghi nhận hơn 16.300 lính bỏ mạng ở chiến trường Ba Lan và khoảng 27.000 binh sĩ bị thương.
Chiến dịch Bagration
Bagration là chiến dịch tấn công chiến lược của quân đội Liên Xô diễn ra từ 23/6/1944 đến 29/8/1944, nhằm đánh bật lính Đức ra khỏi khu vực đông Liên Xô và Ba Lan.
Quân đội phát xít phải đối phó với đội quân Đồng minh tiến công từ nước Pháp, trong khi Hồng quân Liên Xô tràn về từ Ba Lan. Đối với Đức Quốc xã, thất bại trong chiến dịch Bagration là "trận thua thảm hại nhất trong toàn bộ Thế chiến II".
Theo Sputnik, quân đội Đức mất 350.000 binh sĩ sau chiến dịch, 160.000 tù binh thiệt mạng khi tới trại giam. Chiến dịch Bagration cũng là chiến thắng vĩ đại nhất của Liên Xô suốt giai đoạn Thế chiến II. Tuy nhiên, khoảng 750.000 người lính Hồng quân đã thiệt mạng ở chiến trường.
Giao tranh trên đảo Iwo Jima
Lính Mỹ chĩa pháo nhằm vào các cứ điểm của phát xít Nhật gần núi Suribachi trên đảo Iwo Jima. Ảnh: Wikipedia
Lính Mỹ chĩa pháo nhằm vào các cứ điểm của phát xít Nhật gần núi Suribachi trên đảo Iwo Jima. Ảnh: Wikipedia
Trận chiến trên đảo Iwo Jima bắt đầu từ ngày 19/2/1945 và kéo dài hơn một tháng. Quân đội Nhật nhanh chóng chứng tỏ với Mỹ rằng họ là một đội quân chuyên nghiệp và đáng gờm.
Quân đội Nhật tham chiến với gần 22.000 binh sĩ. Phần lớn họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, chỉ còn 216 người trở thành tù binh của đối phương. Quân đội Mỹ cũng chịu tổn thất đáng kể với 26.000 lính thiệt mạng và bị thương. Trận chiến ở Iwo Jima là lần duy nhất trong Thế chiến II mà thương vong của Mỹ cao hơn quân đội Nhật.
Trận chiến ở Berlin
Mùa xuân năm 1945, quân đội Liên Xô tiến về Berlin. Vì không muốn đầu hàng, Hitler đã cố thủ trong hầm và điều hành kế hoạch chống cự cuối cùng. Nhờ bộ máy tuyên truyền hiệu quả của Đức Quốc xã, người dân Đức tin rằng họ chỉ có lựa chọn duy nhất là chiến đấu với quân Liên Xô đến cùng.
Khi Hồng quân bao vây Berlin, Hitler đã kịp huy động lực lượng phòng thủ, dân quân, cảnh sát và cả những thiếu niên cho trận chiến cuối. Lực lượng Đức Quốc xã bao gồm khoảng 300.000 người, không thể so sánh với quân đội Liên Xô với hàng triệu binh sĩ.
Ngày 20/4/1945, Liên Xô pháo kích các mục tiêu ở Berlin. Chỉ vài ngày sau, họ tiến vào trung tâm Berlin và chiếm quyền kiểm soát thành phố.
Trận chiến Berlin chính thức kết thúc ngày 2/5/1945. Hitler và tình nhân đã tự kết liễu cuộc đời trong một căn hầm. Gần 250.000 lính Đức thiệt mạng trong trận chiến Berlin, trong khi quân đội Liên Xô tổn thất 70.000 binh sĩ.
Minh Anh

Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại

Thứ Ba, ngày 01/11/2016 00:30 AM (GMT+7)

12 tàu sân bay, hàng trăm tàu chiến, 2.200 máy bay đã được huy động trong trận hải chiến lớn nhất lịch sử chiến tranh hiện đại giữa hải quân Mỹ và hải quân Đế quốc Nhật Bản ở vịnh Leyte, Philippines.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 1
Ảnh minh họa.
Chiến tranh Thế giới lần hai là cuộc chiến rộng khắp và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kéo dài 6 năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 triệu người trên toàn thế giới; kéo theo hàng loạt những phát minh về quân sự như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực… Quyết định cục diện Thế Chiến 2 bao gồm những trận đánh đã đi vào lịch sử với số lượng khổng lồ trang thiết bị vũ khí của các bên tham chiến.
Trận chiến vịnh Leyte (hải chiến Philippines lần 2) được các nhà sử học đánh giá là cuộc đối đầu trên biển lớn nhất trong chiến tranh hiện đại dựa trên tiềm lực quân sự của hai bên. Khí tài quân sự hiện đại Mỹ và Nhật Bản đổ vào chiến trường rộng lớn tới 260.000 km2.
Đây được coi là một trong những trận chiến quan trọng nhất trong Thế chiến 2, quyết định sức mạnh hải quân Mỹ và Nhật Bản cũng như khả năng kiểm soát Thái Bình Dương. Trận chiến vịnh Leyte bao gồm 4 trận đánh tại biển Sibuyan, biển Surigao, Cape Engaño và Samar từ ngày 23-26.10.1944.
Bối cảnh lịch sử
Từ tháng 8.1942 đến đầu năm 1944, hải quân Mỹ đã đánh bật lực lượng Nhật Bản ra khỏi các đảo ở phía Nam và miền trung Thái Bình Dương. Giữa năm 1944, hải quân Mỹ đã chiếm được một số đảo quan trọng, bàn đạp cho máy bay ném bom B-29 xuất kích tấn công các đảo chính của Nhật Bản.
Ban đầu, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thiên về giải pháp cô lập lực lượng Nhật tại Philippines và tấn công Đài Loan. Nhưng Đại tướng Lục quân Douglas MacArthur lại muốn tấn công vào Philippines, cắt ngang con đường tiếp tế chiến lược của Nhật Bản.
Để lại Philippines trong tay quân Nhật sẽ là một đòn đánh vào thanh thế của Mỹ và là một sự sỉ nhục vào danh dự cá nhân của MacArthur. Bởi năm 1942 ông đã phát biểu câu nói nổi tiếng: "Tôi sẽ trở lại", ám chỉ rằng sẽ trở lại Philippines.
Sau khi xem xét các yếu tố chiến lược, hải quân Mỹ quyết định mở cuộc tấn công vào Philippines nhằm cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của Nhật Bản qua vịnh Leyte.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 2
Đại tướng lục quân Mỹ Douglas MacArthur (giữa).
Theo kế hoạch, quân đội do tướng MacArthur chỉ huy sẽ đổ bộ lên đảo ở bờ đông Leyte. Các kỹ sư quân sự sẽ xây dựng một sân bay tạm thời để quân đội Mỹ làm bàn đạp tấn công sâu hơn vào Philippines. Hạm đội 7 đóng vai trò yểm trợ đổ bộ và chiến đấu trực tiếp với hải quân Nhật. Ngoài ra, Mỹ còn hạm đội 3 do Đô đốc William F. Halsey, Jr đóng vai trò yểm trợ gần bờ nếu tàu chiến Nhật áp sát.
Việc thiếu tổng chỉ huy làm cho sự phối hợp giữa các lực lượng không đồng nhất, khiến hải quân Mỹ chiến đấu không hiệu quả như kế hoạch. May mắn rằng lực lượng Nhật Bản với 3 chỉ huy riêng biệt, cũng không có tổng chỉ huy chung.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 3
Hàng trăm tàu chiến Mỹ và Nhật Bản đã tham gia vào hải chiến lớn nhất lịch sử ở vịnh Leyte.
Đến ngày 20.10, hải quân Mỹ đã huy động đến vịnh Leyte 8 tàu sân bay cỡ lớn, 8 tàu tuần dương hạng nhẹ, 18 tàu tuần dương hộ tống, 12 thiết giáp hạm, 24 tàu tuần dương, 141 tàu khu trục và khoảng 1.500 máy bay. Trong khi đó, lực lượng Nhật Bản chỉ có 4 tàu sân bay, 9 thiết giáp hạm, 19 tàu tuần dương, 34 tàu khu trục và 700 máy bay.
Điểm mạnh của hải quân Nhật lúc đó là hai thiết giáp hạm lớn nhất và mạnh nhất, bao gồm Yamato và Mushashi. Hải quân Mỹ dựa vào ưu thế của các tàu sân bay cỡ lớn cùng 1.500 máy bay.
Chôn vùi 300.000 tấn sắt thép
Để chuẩn bị cho trận hải chiến quyết định, từ ngày 12.10, hạm đội 3 tấn công các sân bay ở đảo Đài Loan và quần đảo Ryukyu nhằm tiêu diệt lực lượng không quân Nhật Bản tại đây, dọn đường cho cuộc đổ bộ vào Leyte. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 16.10 với chiến thắng của quân đội Mỹ.
Hai ngày sau đó, lực lượng Mỹ chiếm đảo Homonhon và Dinagat, mở đường tiến vào vịnh Leyte. Nhật Bản chuyển sang chiến lược Sho-1. Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy mũi tấn công phía Bắc làm nhiệm vụ thu hút lực lượng Mỹ ra khỏi vịnh Leyte.
Nhóm tàu này làm nhiệm vụ mồi nhử trong khi đó các tàu chiến ở phía Nam do Phó đô đốc Shoji Nishimura chỉ huy tấn công vào khu vực eo biển Surigao. Nhóm tàu chiến ở tâm do Phó đô đốc Takeo Kurita chỉ huy đột kích qua eo biển San Bernardino.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 4
Thủy thủ trên tàu sân bay Zuikaku thực hiện nghi lễ chào cờ cuối cùng sau khi nó bị trúng đạn nghiêng hẳn sang một bên và nhanh chóng bị chìm sau đó.
Trong trận hải chiến vịnh Leyte, lần đầu tiên các phi công Nhật Bản dùng đòn tấn công cảm tử (kamikaze) một cách có tổ chức. Ngày 20.10.1944, hải quân Mỹ bắt đầu đổ bộ lên đảo Leyte khá dễ dàng. Cho đến cuối ngày, 100.000 tấn hàng tiếp tế đã được chuyển đến Leyte.
Cuộc chạm trán giữa hải quân đôi bên lên đến đỉnh điểm của sự ác liệt với quy mô chưa từng có kéo dài 3 ngày, từ ngày 23.10. Một ngày trước đó, 4 hạm đội Nhật Bản lấn lướt hướng về phía hải quân Mỹ để nghênh chiến.
Ngày 23.10, hải quân Mỹ sớm chiếm lợi thế nhờ uy lực của tàu ngầm, đánh đắm hai tàu tuần dương Nhật thuộc quyền chỉ huy của Phó đô đốc Takeo Kurita. Tàu tuần dương thứ ba hư hỏng nặng và phải trở về Brunei.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 5
Thiết giáp hạm Yamato sau khi trúng một quả bom.
Sáng ngày 24.10, Nhật phản công nhờ 200 máy bay cất cánh trên đảo Luzon, vô hiệu hóa tàu sân bay hạng nhẹ Princeton. Tàu sân bay của Phó đô đốc Jisaburō Ozawa dùng hai phần ba máy bay tấn công hạm đội 3 Mỹ do Đô đốc William F. Halsey, Jr nhưng không thành công. Các phi công trên tàu sân bay Nhật vẫn còn thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Ở phía nam, tàu chiến Nhật tấn công hạm đội 7 Mỹ nhưng cũng thất bại, thậm chí còn mất 70 máy bay.
Chống đỡ thành công đợt tấn công của Nhật, hải quân Mỹ đồng loạt phản công, 5 đợt không kích suốt từ sáng đến chiều đã đánh chìm thiết giáp hạm Musashi, một trong hai niềm kiêu hãnh của hải quân Nhật.
Tâm điểm của trận chiến diễn ra vào ngày 25.10 khi các phi công dày dạn kinh nghiệm của Mỹ đánh chìm toàn bộ 4 tàu sân bay Nhật do Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy. Tình cảnh phía nam thậm chí còn tồi tệ hơn khi Phó đô đốc Shoji Nishimura để mất gần như toàn bộ tàu chiến, chỉ còn một tàu khu trục quay trở về.
Đế quốc Nhật chỉ giành được ưu thế ở khu vực trung tâm, khi sức mạnh từ thiết giáp hạm đã đánh chìm một tàu sân bay Mỹ. Hướng đến vịnh Leyte, hạm đội do Phó Đô đốc Takeo Kurita chỉ huy còn đánh chìm tàu sân bay hộ tống Gambier Bay và 3 tàu khác. Lực lượng Nhật cũng tổn thất 3 tàu tuần dương và 1 chiếc bị hư hại nặng. Suốt cả ngày 25.10, Phó Đô đốc Kurita cố gắng truy đuổi hạm đội Mỹ trong vô vọng và chấp nhận bỏ cuộc vào lúc 6 giờ chiều.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 6
Tàu sân bay hạng nhẹ USS Princeton bốc cháy sau khi trúng bom từ máy bay Nhật Bản.
Đến ngày 26.10, trận chiến vịnh Leyte gần như đã kết thúc khi hạm đội 3 Mỹ chỉ truy đuổi và đánh chìm được một tàu tuần dương Nhật trong khi các tàu Nhật đang rút chạy khỏi khu vực.
Kết thúc trận chiến, hải quân Nhật thiệt hại nặng nề, tổn thất 3 thiết giáp hạm (bao gồm niềm kiêu hãnh Musashi), 4 tàu sân bay, 10 tàu tuần dương và 9 tàu khu trục. Tổng cộng 300.000 tấn sắt thép chìm xuống biển. Hải quân Mỹ chỉ thiệt hại tương đương 37.000 tấn, bao gồm 1 tàu sân bay hạng nhẹ và 2 tàu sân bay hộ tống cùng một vài tàu chiến khác.
Trong khi Mỹ dễ dàng bù đắp thiệt hại thì hải quân Nhật mất hoàn toàn năng lực chiến đấu. Hải quân Mỹ từ đây có thể tiến thẳng đến chính quốc Nhật Bản mà không gặp phải bất cứ sự phản kháng đáng kể nào trên biển. Trong nhiệm vụ cuối cùng, thiết giáp hạm Yamato đã bị đánh chìm trên đường đến Okinawa.
Đô đốc Yonai, Bộ trưởng Hải quân Nhật khi đó nhận ra rằng thất bại ở Leyte “tương đương với việc để mất Philippines. “Tôi nghĩ rằng đó là lúc cuộc chiến đến hồi kết thúc”.
Sau này, Đô đốc Nhật Bản Ozawa chia sẻ: “Kể từ sau trận chiến này, các tàu chiến Nhật Bản gần như tê liệt hoàn toàn, đế quốc Nhật chỉ còn biết dựa vào lực lượng trên bộ và các đợt tấn công cảm tử trên bầu trời”.
Thiệt hại quá lớn cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về sản xuất quốc phòng do thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến hạm đội Liên hợp Nhật Bản và quân đội Nhật Bản dần mất sức chiến đấu rồi bị đánh bại hoàn toàn.
________________
Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)

Xem tiếp...

XEM PHIM: "Không Thể Quay Lại"

(ĐC sưu tầm trên NET)
Xem Phim Không Thể Quay Lại - 7 Minutes: Bảy Phút
Không Thể Quay Lại - 7 Minutes: Bảy Phút Việt Sub (2015)

2015


Thời lượng: Full
Trạng thái: Việt Sub

Nội dung Không Thể Quay Lại - 7 Minutes: Bảy Phút Việt Sub (2015)

Ba cậu học sinh trung học bị buộc phải tham gia vào một vụ cướp táo tợn để rồi sự việc càng ngày càng nghiêm trọng, không còn cách nào quay trở lại
Xem tiếp...