Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

CÂU CHUYỆN LICH SỬ d-113

(ĐC sưu tầm trên NET)

Việt Nam qua tư liệu của người phương Tây (phần 10): Lễ đăng quang của vua Lê Thần Tông




dang quang 21

Tóm tắt bài viết

Cuối thế kỷ 16, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các nước phương Tây (Bồ Đào Nha, Anh, Pháp...) bắt đầu phát triển. Thuận theo đó, các giáo sĩ, thương nhân cũng lũ lượt vượt biển đến nước ta truyền đạo, buôn bán, làm ăn. Trong quá trình truyền đạo, để lưu dấu những ngày tháng sống ở đất khách quê người, các giáo sĩ, thương nhân đã ghi chép rất tỉ mỉ về phong tục, văn hóa, sinh hoạt của người bản địa. Đại Kỷ Nguyên xin phép được trích đăng lại những tư liệu quý giá đó, thông qua bản dịch của học giả Nguyễn Trọng Phấn (1910 – 1996) đăng trên tạp chí Thanh Nghị.
Jean Baptiste Tavernier (1605 – 1689) là một thương nhân buôn ngọc người Pháp, đã từng tự bỏ tiền ra chu du hơn 120.000 dặm vòng quanh thế giới. Giữa những năm 1630 – 1668, ông đã thực hiện 6 chuyến du hành đến Ba Tư và Ấn Độ. Khi đang buôn bán ở Ấn Độ, Tavernier có nhiều dịp được giao lưu với người Việt ở Đàng Ngoài. Nghe những lời kể của họ, đồng thời khai thác tư liệu riêng, ông đã có cho mình những ghi chép rất tỉ mỉ sau này được tập hợp lại trong cuốn “Sáu cuộc hành trình”, xuất bản năm 1675. Dưới đây là những ghi chép của ông về lễ đăng quang của vua nhà Lê Thần Tông ở Đàng Ngoài khi ấy. 
Mở tiệc đăng quang và ban thưởng



(Ảnh minh hoạ: Internet)
Vua Lê Thần Tông lên ngôi. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Khi đức vua băng hà, các quan tôn ông hoàng nào, được vua chọn và nói cho biết, lên ngôi. Chúa Trịnh cùng các võ quan, nội các viện, các quan đô tổng binh, thừa chính sứ đến tư thất tân vương, dâng áo bào để ngài mặc, rồi rước vua Lê Thần Tông lên mình voi đến chính điện đã phủ vóc vàng và vóc bạc, tân vương ngự lên ngai, các quan đều phủ phục rồi đứng dậy cúi đầu (vái ngài), giơ hai bàn tay chắp liền lên trời và tuyên thệ trung thành với ngài.



(Ảnh minh hoạ: Internet)
Các quan cúi đầu tuyên thệ trung thành với vua mới. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Vua Lê Thần Tông ban cho mỗi vị bốn lạng vàng và sáu lạng bạc, chúa Trịnh được hai mươi lạng vàng và bốn mươi lạng bạc. Quan đứng đầu nội các được mười lạng vàng và hai mươi lạng bạc.
Xong rồi thì bắn ba loạt thần công đặt chung quanh thành và ba loạt súng trường đặt trong một cánh đồng gần đấy (có ba vạn lính cả bộ lẫn kỵ).
Tân vương liền ngự kiệu; chúa Trịnh và quan tổng lý nội các cưỡi ngựa đi đầu tiến vào nội cung. Các vương phi, công chúa, các mệnh phụ đến lạy chào! Xong rồi các quan vào dự tiệc yến. Tiệc yến vãn đến tuồng hát, đốt pháo bông suốt đêm.



(Ảnh minh hoạ: Internet)
Yến tiệc diễn ra từng bừng khắp nơi trong Hoàng cung. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Sáng hôm sau, ba vạn lính hôm trước vẫn tề tựu ở chỗ cũ rất chỉnh tề, các võ quan đều về kinh đông đủ. Tân vương ngự kiệu mười sáu người khiêng, có chúa Trịnh và quan tổng lý nội các cưỡi ngựa đi dẫn đầu, ra khỏi cung, theo sau có nhiều võ quan đi bộ. Kèm với kiệu, có bọn con hát múa chung quanh, có phường bát âm thổi sáo, thổi kèn, đánh trống ầm ĩ, vang trời.
Ra đến chỗ dàn binh, tân vương bước xuống kiệu và ngự lên trên một thớt voi trận đã dạn với tiếng súng và pháo thăng thiên. Tân vương ngự voi ra giữa ba quân và các võ tướng ra tuyên thệ. Ngài ban cho chủ tướng mỗi người một lạng vàng và hai lạng bạc; cho mỗi võ quan tùy thuộc một lạng bạc và nửa lạng vàng. Lính mỗi người được thưởng hai tháng lương. Nhận thưởng rồi thì quân lính bắn súng đoạn rút về trại đã dựng sẵn, ăn uống suốt một đêm.
Đức vua cũng đến ngự tại một tòa lầu bằng gỗ sơn son thếp vàng dựng trong cánh đồng ấy. Ngài ngự đêm ở đấy, trước yến tiệc, sau xem pháo thăng thiên và còn hát vui ca nhảy múa.



(Ảnh minh hoạ: Internet)
Các cung nữ ca múa tưng bừng trong ngày vui này. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Hôm sau thì tân vương ngự voi về thành. Về đến cung, ngài ra ngự ngai và ban thưởng cho những thợ đã chế ra pháo bông, bọn ca vũ và tất cả những người đã tổ chức nên các cuộc vui tối hôm trước và đã làm cho ngày hội ấy được linh đình.
Rồi ngài cho phép chúng dân và hai đại biểu phường buôn, phường thợ vào bệ kiến. Hai người đọc chúc từ, thay mặt dân sự Kẻ Chợ (Hà Nội) nguyện trung thành với ngài; vua ban thưởng cho phường buôn năm mươi lạng vàng và ba trăm lạng bạc, phường thợ hai mươi lạng vàng và một trăm lạng bạc. Dân sự ra về tha hồ mà mở tiệc ăn uống, mở hội chèo hát bỏ thêm tiền riêng ra để giải trí trong hơn một tuần.
Vua thăm người nghèo, giảm thuế
Vài bữa sau thì có các đoàn đại biểu các thôn xã ở xa đến kính mừng vua và tuyên bố trung thành với ngài; những tỉnh nào xưa nay vẫn một lòng với nhà Lê thì được xá thuế một năm; còn những nơi đã hưởng ứng với loạn thần chỉ được giảm có sáu tháng. Bọn tù nợ cũng được vua điều đình với chủ nợ và giảm cho có khi một nửa số tiền nợ.



(Ảnh minh hoạ: Internet)
Vua lên ngôi ân xá cho rất nhiều bọn tù nợ. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Số súc vật bị đem giết để cúng tế nhiều vô kể. Số tiền vua phát ra để mua vải vóc dùng trong việc thờ cúng, để mặc cho các tượng thần, vải màu da cam để phát cho các sãi cũng hàng vạn. Ngài phát rất nhiều tấm vải xanh màu lục cho những kẻ nghèo khổ đã đến ở nhờ các chùa cũng như những người cùng khốn bên ta đến ở nhờ các dưỡng đường.
Chính đức vua trong tuần thứ nhất này cũng đến chùa, sống kham khổ và đi thăm các người nghèo khổ trong các chùa khác và bố thí cho họ; hết tuần đầu ngài sai dựng một ngôi chùa tại một chỗ ngài đã chọn.



(Ảnh minh hoạ: Internet)
Vua cưỡi voi đến một cánh đồng rộng để xem các cuộc thuỷ chiến. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Đầu tuần thứ hai thì ngài cưỡi voi trận, có các võ quan ở triều và một vạn hai nghìn người lính đã tuyển lựa riêng đi hộ giá, ngự đến một cánh đồng rộng, tại đấy đã lập sẵn ba tòa lầu: một tòa cho vua, một tòa cho chúa và một tòa cho quan đứng đầu nội các và vô số nhà nhỏ cho các người tùy giá. Ba tòa lầu dựng bên bờ sông; trên mặt sông đã sắp sẵn nhiều thuyền sơn son thếp vàng rực rỡ; có một chiếc “thủy sư” vừa lớn vừa đẹp hơn cả.
Bọn bơi thuyền đều ăn vận tử tế; vì bọn này đều là binh lính hoặc thường dân, được tự do chớ không như bên ta bọn chèo thuyền chiến là nô lệ hoặc chịu án khổ sai.
Trong bảy hôm vua ngự ở đây, ngài xem các cuộc thủy chiến, các cuộc bơi chải. Thuyền nào bơi hơn các thuyền khác thì được thưởng. Hết tuần thứ hai này, trước khi ngự về cung, tân vương ban cho thủy binh hai tháng lương, cũng như ngài đã ban cho bộ binh hai tháng lương hôm đăng quang.



(Ảnh minh hoạ: Internet)
Các cuộc đua thuyền diễn ra để mua vui cho vua. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Hết tuần ngài ngự về cung; tùy giá cũng theo thứ tự như lúc đi. Ngài ngự vào nội cung, chỉ có các quan mới đi theo, yến ẩm với các phi tần đến hết tháng. Đêm nào cũng đốt pháo bông trước các cung điện của các bà phi, các quan thị cũng nhập bọn với phường hát, phường múa để làm trò cho vui.
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)

Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Ký ức về xứ Đàng Ngoài

Công chức Bắc kỳ xưa - Ảnh: Tư liệu
Công chức Bắc kỳ xưa - Ảnh: Tư liệu
Đọc những tập du ký này, độc giả vui thích nhất khi biết chắc rằng sách viết đúng sự thật và tác giả thành thực, không có ý đánh lừa người đọc.
Xứ Đàng Ngoài từ lâu lắm không được các nước Âu châu biết đến; đôi khi có người viết sách du ký thì lại không biết rõ xứ này, hoặc trí nhớ không được tinh tường chắc chắn cho lắm.
Tập sách tôi đem xuất bản đây là nhờ em tôi. Chuyến thứ hai sang châu Á, tôi đem em tôi theo; từ Batavia tới Bantam (Indonesia - PV), nó có qua Đàng Ngoài mười một mười hai chuyến, giúp tôi khi ở Batavia và Bantam. Tôi còn được gặp nhiều người Đàng Ngoài sang buôn bán, họ có chỉ dẫn cho tôi nhiều điều về xứ họ. Đi với họ có nhiều nhà sư trông nom việc cúng lễ và nhiều văn nhân để dạy dỗ con cháu các ông lái tàu, vì các ông này đem gia đình theo. Các tăng nhân ấy đã vui lòng giúp tôi biết rõ xứ Đàng Ngoài. Trái lại tôi cũng nói cho họ hiểu nền chính trị nước Pháp ta thế nào, tôi bày cho họ xem tập địa đồ thế giới, nhiều địa đồ riêng từng vùng và chỉ cho họ hiểu mặt đất sắp đặt thế nào và có những nước nào. Họ hoan hỉ lắm.
Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Ký ức về xứ Đàng Ngoài - ảnh 1
Mọi việc đều được sắp đặt quy củ, từ việc họ tiếp nhau đến thái độ trước mặt vua. Không có ai được vào bái vua mà không mặc thứ lễ phục riêng gọi là áo chầu, mà đầu không đội mão, để tỏ lòng tôn kính.
Em tôi vốn dĩ là người táo bạo hay bon chen, lại thích du lịch như tôi; nên lúc ở Ấn Độ nghe người ta đồn ở xứ Đàng Ngoài có nhiều sản vật lạ, quyết định sang ngay. Nó lại có khiếu học các thứ tiếng rất mau, nó biết ngay tiếng Mã Lai là thứ tiếng được các nhà thông thái trong những vùng này dùng thông dụng như tiếng Latin bên Âu châu ta. Nó biết rõ rằng bên xứ ấy tơ lụa, xạ hương, nhiều hàng hóa bán rẻ hơn mọi nơi và trong việc buôn bán người ta còn trọng sự tín thực. Thăm hỏi xong nó sửa soạn một chiếc thuyền, nhờ chiếc thuyền này mà suốt lộ trình nó trải qua đều may mắn cả.
Bao giờ nó cũng mang theo trong người một số tiền khá lớn và bao giờ cũng có sẵn ít nhiều đồ vật nho nhỏ lạ mắt để làm quà cho vua và các vị đình thần (vì ở các xứ Đông phương, không nên đi tay không vào bệ kiến vua chúa hay ra mắt các đại thần). Nhờ vậy nó được tiếp đãi tử tế khi mới bước chân đến đất này; viên quan lên chào đầu tiên và được nó tặng một chiếc đồng hồ có quả nặng (L’horloge à poids), một đôi súng cầm tay và hai bức tranh mỹ nữ. Vị quan này lập tức lên báo tin nó đến cho đức vua. Ngài truyền lệnh cho vào triều kiến. Tại triều, nó làm cho mọi người ngạc nhiên sao lại có một người đi khỏi quê hương xa đến thế, mà lại nói tiếng Mã Lai giỏi như thế. Đức vua tiếp đón nó rất ân cần và vui lòng thu nhận những phẩm vật nó dâng tặng: một thanh gươm có chuôi, cán bằng vàng nạm ngọc hồng và ngọc bích, lưỡi rộng hai ngón tay, chỉ mài sắc một bên như kiếm, gươm bản xứ; một đôi súng có bịt bạc; một yên ngựa kiểu Ba Tư thêu chỉ vàng chỉ bạc có dây cương, một chiếc cung có tên và ống đựng, sáu bức tranh mỹ nữ cùng kiểu với những bức nó đã cho viên quan. Những phẩm vật này làm đẹp lòng đức vua lắm. Ngài rút gươm ra khỏi bao để ngắm nghía thật kỹ; một hoàng tử cũng cầm thử xem có vừa tay không rồi đứng vào thế sắp chém địch thủ một nhát. Hoàng tử đứng rất đẹp nhưng theo lối bên phương Đông, nên em tôi có xin phép đức vua chỉ cho hoàng tử hiểu cách đánh gươm ở bên Pháp, đức vua rất vui thích. Nếu độc giả cho phép tôi nói rõ về em tôi, thì tôi xin nói thêm rằng thân hình nó rất đẹp, rất cân đối và trong các phòng đấu kiếm nó không thua ai bao giờ. Hồi niên thiếu nó có theo học các trường dạy đấu kiếm và nó đã không phí thì giờ.
Đấy là lần đầu tiên nó được vào bệ kiến vua xứ Đàng Ngoài. Nó có qua lại xứ ấy nhiều bận và mỗi bận nó đều được biệt đãi thêm. Nó được lòng đức vua và các đình thần, nhất là vì nó thích đánh bạc với các ngài. Tính nó lại liều, có một lần nó thua hơn hai vạn écus. Nhưng đức vua vốn quảng đại, không muốn nó thiệt và có đền bù cho nó nhiều.
Nó đã ở lâu năm tại xứ Đàng Ngoài, được ra vào chốn triều trung, lại quen nghề buôn bán trong nước, cái gì nó cũng tò mò, nên tôi đã tra cứu tập ký ức của nó để viết cuốn du ký này. Nhưng tôi có thể nói rằng tôi cũng có dùng những điều tự tôi ghi chép, tôi đã tiếp chuyện nhiều người Đàng Ngoài sang buôn bán bên Batavia, Bantam và đã khoản đãi họ để biết thêm nhiều phong tục, nghi lễ của họ. Họ cũng ước ao tôi đem phong tục và nghi lễ nước ta nói cho họ nghe, họ thích lắm. Bên họ cũng như bên ta, muốn vào hàng quý phái phải có chiến công rực rỡ, phải có tài điều đình, ngoại giao hoặc đã làm được một việc gì to tát, ích quốc lợi dân, và học hành giỏi giang có thể giữ được những chức cao trong ngạch tư pháp, hành chính hay trong hội đồng cơ mật của vua.
J.B.Tavernier
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)

Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Lễ nghi của người Bắc kỳ

Một gia đình Bắc kỳ xưa chụp ảnh ngày tết - Ảnh: T.L
Một gia đình Bắc kỳ xưa chụp ảnh ngày tết - Ảnh: T.L
Mọi việc đều được sắp đặt quy củ, từ việc họ tiếp nhau đến thái độ trước mặt vua. Không có ai được vào bái vua mà không mặc thứ lễ phục riêng gọi là áo chầu, mà đầu không đội mão, để tỏ lòng tôn kính.
Nghi lễ và trang phục khi vào chầu vua
Những người không có phẩm tước, đội một chiếc mão đen cao chừng nửa thước bẻ rơi ra đằng sau. Văn quan đội theo một lối khác và bằng một chất khác, một thứ mão làm bằng lông đuôi ngựa, cao nửa thước, hình lục lăng, có thêu và trên đỉnh dẹp, khác với các mũ nói trên nhọn. Chỉ có những tội nhân mới để đầu trần ra trước mặt vua. Nhưng chân thì lại khác vì nếu đi giầy vào chầu tức là mắc một trọng tội.
Khi vào yết kiến long nhan, không được đi giầy mang vớ, chỉ có vua và một vài bà hậu, bà phi được phép riêng của vua mới đi hài; các hoàng tử cũng phải theo luật ấy, trừ có hoàng thái tử là người sau này sẽ lên kế vị được đi giầy trong cung hay khi ngài vi hành đi thăm đồng ruộng nhưng khi vào chầu phụ hoàng ngài cũng phải bỏ giầy ra và đã có một tên quân hầu múc nước để ngài rửa chân cho sạch thêm. Người ta còn nghiêm cấm tất cả mọi người dù giời nóng bức đến thế nào, trước mặt vua cũng không được dùng quạt; quạt giấu trong tay áo, tay nọ luồn kín vào ống tay áo kia và chắp lên ngang ngực.
Triều phục và lối vào chầu vua ấy trông thật lạ lùng. Nhưng ta thấy dấu hiệu sự tùng phục và lòng tôn kính lúc họ mới đi mấy bước đầu rồi phủ phục khi họ vào đại điện là chỗ vua ban chầu: Trước nhất phải quỳ lễ bốn lễ, đầu gối trái xuống trước, gối phải xuống sau, đầu dập xuống đất. Bắt đầu từ cửa điện hay từ chỗ ta đứng: tính cho đúng để đến khi làm lễ thứ tư thì ta đến đúng dưới chân vua. Xong rồi ta đứng dậy và hai bàn tay chắp lại, ngón nọ vào ngón kia, giấu kín trong ống tay áo, ta giơ tay lên ngang đầu rồi cúi nhẹ mình, ta chúc vua vạn tuế.
Các quan đại thần tan chầu vội vàng rời cung điện và chạy rất mau về nhà. Không làm như thế là trái phép. Các người cưỡi ngựa, cưỡi voi, qua trước hoàng cung cũng phải xuống đi đất.
Lễ nghi hằng ngày
Đàn bà không phải theo những nghi tắc trên, nhưng khi gặp kẻ hàng trên phải chào, thì họ dừng lại và ngồi sụp xuống đất; xong rồi họ chắp hai tay lại và cúi mình lễ, chân chạm đất năm lần; có khi nói chuyện với nhau họ cũng ngồi như thế trên chiếu, vì ở Bắc kỳ không có ghế chỉ dùng chiếu giải trên đất.
Tại các nhà quan, có một chiếc sập cao chừng một thước trên giải chiếu, không có thảm, dùng để ngồi nói chuyện. Tiếp người ngang hàng thì họ mời cùng ngồi trên chiếc sập; tiếp thuộc hạ, họ cho ngồi xuống chiếu cặp đỏ thấp hơn bậc; còn như kẻ thường thường thì cho ngồi chiếu đơn; bọn cùng đinh thì phải ngồi sệp xuống chỗ đất không giải chiếu.
Khi đi chơi họ không bàn công chuyện làm ăn; chỉ khi ngồi hay lúc đứng hai tay không nhúc nhích họ mới bàn đến công việc thôi; các cố đạo cũng bắt chước cho nên lúc giảng kinh, mình không cử động, tay không đưa đẩy nhưng chắp vào tay áo đưa lên ngang ngực, chỉ có miệng lưỡi là mấp máy thôi. Họ ngạc nhiên khi thấy người Âu châu đi lại luôn và hỏi tôi duyên cớ ấy. Tôi giả nhời họ rằng chúng ta bắt chước mặt trời vận chuyển luôn luôn và nước biển luôn luôn chuyển động để được trong vì nếu đứng yên thì nước biển thối hỏng mất.
Các quan nhỏ đối với các quan to cũng phải cung kính như dân, duy chỉ phải quỳ lễ thôi và lễ xong lễ thứ ba thì họ chắp tay lên trên đầu; đứng trước mặt các quan trên, họ cũng không được phe phẩy quạt.
Để tỏ lòng tôn kính khi gặp vua hay các quan cao cấp, họ để tóc xõa trên hoặc lúc ấy tóc còn đang buộc bằng dây thường hay đang bện thì họ rũ vội ra, nếu không làm như thế thì vị quan kia sai cắt liền; điều ấy là một sự nhục lớn vì người Đàng Ngoài cho mớ tóc là tiêu biểu quý nhất của sự tự do của họ. Gặp kẻ ngang hàng, họ chào: Tôi vui mừng với ông; gặp người trên, họ đưa tay trái cho người kia hình như muốn tỏ ra rằng họ cũng săn sóc đến công việc của người này, còn tay phải họ để không để giúp dập và chống đỡ người trên đối lại với kẻ thù. Còn trong xóm nếu có ông quan to nào trùng tên với một người thì người này muốn tỏ lòng tôn trọng, theo luật nước đổi tên đi; nếu ông quan tên là Ba, thì họ kiêng không nói Ba nhưng nói Tam.
Nói tóm lại, đó là những lễ nghi, những dấu hiệu tôn kính của người Đàng Ngoài dùng lẫn với nhau và để họ tỏ cho những người họ tôn lên trên họ biết. Các vị cố lão được trọng đãi hết sức nên khi một người niên thiếu gặp bực cố lão thường nói: “Thưa cố, cháu xin giúp đỡ cố”.
G.F.De Marini
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)

Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Thực phẩm của người Trung kỳ

Gánh trầu cau bán dạo thời xưa - Ảnh: Tư liệu
Gánh trầu cau bán dạo thời xưa - Ảnh: Tư liệu
Đồ ăn thường của người Trung kỳ là cơm, ăn ngay từ đầu bữa, rồi sau mới gắp và nếm tới các thịt thà khác, như để cho đúng lệ.
Bánh mì đối với ta quan hệ mật thiết thế nào, thì gạo đối với họ cũng vậy, họ không thêm nước chấm hay chế biến khác đi, sợ rằng cho thêm bơ, muối, dầu hay đường vào thì ăn mãi sẽ ngấy. Họ đem gạo đổ vào nước thổi chín lên, nước đổ vừa đủ để gạo khỏi dính vào nồi và cơm khỏi cháy. Hột gạo còn nguyên, chỉ mềm thêm và ướt chút ít thôi. Họ lại còn nghiệm rằng không có gia vị, gạo ăn dễ tiêu; vì thế tất cả những dân tộc nào ở phương Đông ăn gạo, một ngày ít ra cũng ăn đến bốn bữa mới đủ.
Người Trung kỳ, lúc ăn ngồi sệp xuống đất, chân xếp bằng, trước mặt có một chiếc bàn trôn (mâm) cao vừa tầm bụng, chạm trổ rất đẹp, vành thếp bạc hay mạ vàng tùy theo tư cách và tài lực từng người.
Bàn ăn không to, mỗi người theo lệ có riêng một cái, nên trong một đám tiệc có bao nhiêu khách thì có bấy nhiêu bàn, mà thường ngày ở tư thất cũng vậy, trừ khi vợ chồng, cha con ngồi chung một bàn. Ăn không cần dao, nĩa; không cần dao vì thịt đã chặt sẵn ở dưới bếp, không cần nĩa vì đã có những chiếc que (đũa) nhỏ nhẵn bóng, họ cầm giữa mấy ngón tay, dùng rất khéo và rất tài, không có gì là không gắp được. Họ cũng chả cần đến cả khăn ăn vì đã có đũa để gắp đồ ăn, tay họ không bị nhơ nhớp.
Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Thực phẩm của người Trung kỳ - ảnh 1
Họ rất thông minh và có trí nhớ rất tốt, có lẽ không dân tộc nào hơn được; họ học rất dễ và dễ nhớ những điều mà người ta dạy họ.

Họ mở tiệc luôn để mời bạn lân bang hàng xóm, thịt, cá đủ mọi thứ; duy chỉ thiếu cơm vì họ cho rằng cơm thì ở nhà ai chẳng có. Mà chủ nhân, dù nghèo đến đâu nếu không hiến đủ mỗi người khách một trăm món ăn, cũng chưa được coi là người phong nhã. Vì họ mời tất cả thân nhân bạn hữu, lân bang, nên một bữa tiệc cũng phải có ba, bốn, năm chục người dự, đôi khi một, hai trăm người và có một lần tôi đã đến ăn một đám có hai nghìn tân khách. Bởi thế những đám tiệc to phải tổ chức ở các làng mới đủ chỗ chứa nhiều bàn như thế. Tất ai cũng lấy làm lạ rằng mỗi bàn chứa thế nào được trăm món ăn? Thực ra thì họ chặt mía đem bó lại thành mấy tầng xếp lên trên bàn, rồi lần lượt bày những món ăn có đủ sơn hào hải vị: thịt, cá, chim muông, thú vật nuôi tại nhà hay săn bẫy được, các trái cây mùa nào thức ấy. Nếu thiếu một món gì thì chủ nhân bị coi như đáng trách lớn và bữa cơm hôm ấy chưa được nhận là bữa tiệc. Các ông chủ ăn trước được bọn thuộc hạ thân tín hầu bàn; khi các ông chủ đứng dậy, bọn thuộc hạ này ngồi vào bàn, có bọn nô bộc khác kém vế đứng hầu; bọn thuộc hạ thân tín ăn xong, thì bọn nô bộc kém vế này vào ăn. Vì ăn không xuể và đĩa nào cũng phải vét sạch, nên sau chót có bọn nô bộc hàng cuối cùng và bọn rửa bát vào ăn la liệt, còn thừa thì bỏ bị riêng đem về...
Xứ Trung kỳ không có nho, bởi vậy không có rượu nho. Họ uống một thứ rượu cất bằng gạo có màu; có vị cay, hơi hăng, bốc như hỏa tửu. Những người sang thì đem pha rượu này với một thứ rượu khác cất bằng hương mộc, rất thơm.
Ngày thường thì họ đem đun vào nước cho sôi rễ một thứ cỏ gọi là chia (trà); nước ấy gọi là nước trà, uống rất bổ vì nó làm tan những hơi độc trong dạ dày và giúp cho sự tiêu hóa. Người Trung Hoa và Nhật Bản cũng uống trà; nhưng người Trung Hoa thì không dùng rễ mà dùng lá, còn người Nhật Bản thì đem tán nhỏ ra bột; nhưng công hiệu ở đâu cũng vậy.
Ấy là về việc ăn uống cũng như chuyện đi chân không, thói quen làm cho ta sống theo được lối sống của dân bản xứ và khi phải ăn lại những món ăn ngày xưa thấy vị nó lạ. Từ khi trở về Âu châu, tôi càng nghiệm thấy điều ấy và tôi không ao ước gì bằng lúa gạo Trung kỳ tôi đã ăn quen rồi và thích hơn tất cả phẩm vật của nước nhà người ta đem hiến tôi.
Đám tang của người Đàng Ngoài
Khi một người đàn ông chết, thì con cháu họ hàng mặc cho bảy cái áo tốt nhất, đàn bà con gái thì chín cái. Người giàu chết thì được cạy hàm để vài miếng bạc hay vàng hoặc mấy viên ngọc trai vào miệng để sang thế giới bên kia người chết không thiếu thốn gì cả. Nghèo khó thì cắt móng tay, móng chân thay vào vì cho rằng như thế thì vong linh họ không về quấy nhiễu con cháu được nữa. Mỗi bữa ăn họ cũng xới một bát cơm cúng đặt trên quan tài, khi xác chưa đưa ra đồng. Chiếc bát ấy sẽ chôn theo người chết.
Khi linh cữu khiêng qua các phố, người con cả phải lăn ra giữa đường để bọn phu khiêng quan tài bước qua, đoạn người ấy đứng dậy, lấy hai tay đẩy quan tài ra đằng sau hình như muốn giữ lại. Cứ thế cho đến khi hạ huyệt. Sư đi đọc kinh, trống, chiêng, sáo, kèn thổi ầm ĩ tựa như trong một đám rước Cơ đốc. Vàng mã sẽ đốt theo liền sau khi đã đắp mộ.
Có tang cha mẹ thì cắt tóc ngắn ngang vai, nằm đất, ngủ ổ chớ không dùng giường cao chiếu sạch, ăn uống giản dị, bát chén hạng rất thường, thô kệch... không được uống rượu, dự tiệc, nghe nhạc, xem hát múa, cưới xin...
Samuel Baron

Cristoforo Borri
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)

Cách ăn mặc và tính nết người Bắc kỳ

Họ rất thông minh và có trí nhớ rất tốt, có lẽ không dân tộc nào hơn được; họ học rất dễ và dễ nhớ những điều mà người ta dạy họ.
Cách ăn mặc và tính nết người Bắc kỳ - ảnh 1
Phụ nữ Bắc kỳ ngày xưa - Ảnh: T.L
Bản tính họ tốt, nhũn nhặn; miễn là ta tỏ tình yêu mến họ là họ đem lòng tốt trao cho ta một nụ cười, một lời nói tử tế, một sự giúp đỡ cỏn con và chút ít chứng cớ của lòng ta đối với họ là hoàn toàn thu phục được họ ngay. Họ thăm nom và chiêu đãi những người ngoại quốc, ước ao được xem những vật kỳ lạ và khi đã được xem rồi đòi xin cho kỳ được. Dáng điệu họ lễ phép; lời nói lại ôn tồn; nên khi muốn tỏ lòng biết ơn ai đã giúp đỡ, họ tỏ vẻ vui mừng và hết sức trả ơn, dù công việc có khó khăn nguy hiểm đến đâu cũng mặc.
Họ say mê việc buôn bán, luôn luôn bàn về việc bán, mua. Trong các thành thị và các làng, người (Đàng Ngoài) sống giản dị và lương thiện; những chuyện tầm bậy của những kẻ dại dột thiếu hạnh kiểm không thể làm lu mờ những bà mặc y phục giản dị cốt ý gìn giữ danh tiết hơn cả những đàn bà Âu châu và Đông phương. Có lẽ ta có thể trách họ để hở chân đi đất nhưng phong tục ở đây như thế, hai nữa là đất đồng bằng mềm, dễ đi không có đá.
Trừ mặt và hai bàn tay để hở, họ bận một cái áo rộng, gần giống kiểu áo thầy tu, trên cổ rất hẹp, dài từ trên vai xuống hai bàn chân; đầu đội nón không đeo mạng; vành nón rất rộng tựa như dù che nắng làm bằng là một thứ cây mọc trong xứ, tờ nọ xếp lên tờ kia rất khéo và khâu liền với nhau bằng một thứ dây lấy ở một cây thân gai như cây sậy. Nón bán khá đắt nhưng không có gì nhẹ hơn, tiện hơn để che nắng, hơn cả dù vì dù còn phải cầm tay chớ nón đã có quai rất đẹp buộc từ hai bên thanh xuống cằm để cho nón khỏi rơi dù có gió mạnh.
Thường thường họ mặc áo mỏng vì quanh năm nóng bức trừ vài ngày rét buốt thôi. Họ không có lệ đánh phấn nhưng họ nhuộm răng hết sức đen (đàn ông cũng vậy) vì răng càng đen càng quý. Ngày xưa hồi còn nội thuộc nước Tàu, đàn ông và đàn bà còn bới tóc ngược, chải có thứ tự và bện bằng lông đuôi ngựa, trên chùm chiếc mão; nhưng từ ngày họ được tự do, muốn tỏ rằng họ đã thoát ly và khác ý kiến với người Trung Quốc, họ để tóc dài, phủ xuống vai, không chải. Tóc càng đen, không buộc, dài và để hỗn độn bao nhiêu lại càng được chuộng. Những đào kép hát, hát bội thường để tóc như vậy, nhất là đào hát.
Đào nương rất nhiều và tập hát rất cẩn thận tuy không bao giờ họ hát hết bài. Ca nhạc thường réo rắt ban đêm và các ca nương thường làm bọn đàn ông mất ngủ… Người Âu châu nào biết và hiểu tiếng, lại được tường âm nhạc bản xứ chắc sẽ thích lời nói, giọng ca, điệu hát hơn là bọn nữ nhạc của bên ta. Muốn được tiếng là tốt giọng và hát hay, họ giữ gìn giọng hát cẩn thận đến nỗi đã hẹn hát với ai, trong thời kỳ luyện tập, họ kiêng kỵ không đi lại với chồng hay nhân ngãi, nhịn không ăn thịt vì sợ thịt làm sai, hỏng mất tiếng. Nhưng họ rất chuộng một thứ ếch, thịt ăn làm trong được giọng.
Họ kiếm được rất lắm tiền chỉ nhờ về nghề hát. Nếu được đức vua nghe thấy giọng ca và nếu họ làm được ngài vừa ý thì họ sẽ được tuyển vào đội nữ nhạc của vua. Nếu họ có nhan sắc, ngoài giọng hát hay, họ sẽ được tuyển vào cung; nếu họ sinh được con giai thì chẳng những họ sẽ được kính trọng hơn, được thêm bổng lộc mà cậu con lại có hy vọng được lên làm vua, như những ông hoàng khác…
Đàn ông không tốn tiền quần áo. Bọn dân dã suốt năm đi đất và dùng một miếng vải che chỗ mà lễ nhượng bắt họ phải giấu kín. Mùa hè dài. Suốt năm nóng (trừ vài ngày gió bấc thổi hết sức lạnh) nên họ hết sức đảm sự may mặc. Tuy vậy quần áo họ vẫn có vẻ trang nghiêm và bệ vệ. Người giàu có hoặc có ít nhiều quyền thế được tôn trọng mặc một chiếc áo lụa dài đến đầu gối (khác với bọn cùng dân mặc áo vải), ở trên phủ một chiếc áo dài nữa giống như áo ta mặc trong phòng ngủ, chấm đến cổ chân, tay rộng nửa sải và dài như áo. Khác với người Trung Quốc dùng dải lụa buộc vạt phải lên sườn trái để lúc đi áo khỏi tỏa ra làm khó coi và trái với lễ độ, người Bắc kỳ buộc vạt áo cao lên bên trên háng chừng bốn ngón tay như thế áo kín hơn và đúng hơn. Có thắt lưng họ cũng buộc chếp cho áo thành ba bốn nếp dài ở dưới, để phân biệt các người với nhau. Nhưng khi nào họ phải vào chầu hay dự vào các cuộc hội hè, họ mới chếp áo mà thôi.
Áo các sư rộng hơn, may bằng vải hay lụa quý hơn. Mũ ni hình tròn, cao hai ba ngón tay ở đằng sau có miếng vải cùng một thứ hàng, cùng một màu với mũ và che kín nửa vai, áo cà sa màu tím, hạt dẻ nhạt và sẫm phơn phớt hoa đào hay đen bóng; cũng có cái màu xanh, vàng hay đỏ hung.
Cũng có nhà sư mặc một thứ áo ngắn trên có nhiều đường thêu đối nhau lồng hột thủy tinh hay pha lê ngũ sắc, óng ánh rất đẹp trong những dịp lễ lớn.
Người Bắc kỳ chỉ dám ăn mặc ở kinh kỳ, còn ở các tỉnh, và các làng khác, tuy họ không thiếu gì áo đẹp, họ ăn mặc tồi tàn để cho người khác khỏi biết rằng họ giàu có và sung sướng để tránh cho quân gian phi khỏi đến cướp phá, cho bọn quan lại khỏi đến sách nhiễu lợi dụng, bắt chịu thuế má cao, đóng góp nặng.
G.F.De Marini
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)

Việt Nam qua ghi chép của người phương Tây: Buôn bán với chúa Trịnh

Thuyền mua bán năm 1909 - Ảnh: T.L
Thuyền mua bán năm 1909 - Ảnh: T.L
Trong nhật ký hàng hải của tàu buôn Hà Lan Grol đến Đông Dương vào thế kỷ 17 ghi rõ chuyện Karel Hartsinck có cuộc mua bán với chúa Trịnh.
 
Mồng 2 tháng sáu: Chúng tôi cho đò chở 14 người Hòa Lan (Hà Lan) ra tàu. Chúa sai một viên cai bạ trẻ đến hỏi ông Hartsinck xem có phải:
- Chúa Nguyễn đã nhượng lại cho chúng tôi Cù Lao Chàm; và chúa Nguyễn đã đem 17.000 lạng bạc mua 150 hạt ngọc của chúng tôi không?
Chúng tôi trả lời: Không, những chuyện ấy là do người Bồ Đào Nha bịa đặt ra cả.
- Có phải chúa Nguyễn đã lấy tiền của chúng tôi không?
Chúng tôi trả lời rằng có. Năm 1633, chúa Nguyễn cướp hết cả súng, tiền trên chiếc “Yacht” De Kemphaan đắm ở gần Cù Lao Chàm. Sau chúa Nguyễn còn tịch thu hết cả chỗ bạc do bọn thủy thủ chiếc “Yacht” Grootenbrock đắm ở đảo Paracelses, đã cứu được thủy thủ đoàn và đem vào xứ Đàng Trong.
- Thương hội có còn đòi chúa Nguyễn chỗ bạc ấy nữa không?
Chúng tôi trả lời còn.
- Thương hội có sẵn lòng giúp chúa Trịnh đánh nhau với chúa Nguyễn không?
Chúng tôi trả lời: Việc này phải do ông toàn quyền của thương hội quyết định.
- Nếu chúa Trịnh thắng được chúa Nguyễn thì hội có còn đòi chỗ tiền ấy nữa không?
Chúng tôi trả lời: Vẫn còn.
Mồng 3 tháng sáu: Chúa Trịnh bảo chúng tôi nộp hai hòm bạc rồi sẽ có tơ; tơ thứ hạng xấu.
Mồng 4 tháng sáu: Chiếc Galiore Bồ Đào Nha, rời Kẻ Chợ (tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa - PV) bữa mồng 1 tháng năm, bị đắm trong vùng Hải Nam 350 tạ tơ mất cả, nhưng thủy thủ thoát chết, các giáo sĩ lên bộ đi Áo Môn (Macao).
Từ mồng 5 đến mồng 8 tháng sáu: Mấy điều lặt vặt về việc buôn bán.
Mồng 9 tháng sáu: Chúa lại triệu ông Hartsinck vào phủ, hỏi lại những câu hỏi đã thuật trên kia và ông Hartsinck cũng trả lời như trước.
Mồng 10 tháng sáu: Chúa lại dạm bán tơ nhưng theo những điều kiện mà chúng tôi không thể nhận. Chúng tôi được biết rằng chúa là một người ác và không đáng tin cậy. Người ta nghi rằng chúa vừa mới đánh thuốc độc em ruột. Dân chúng sợ chúa lắm.
Ngày 11 tháng sáu: Chúa Trịnh nhờ mấy người làm môi giới để lấy ba hòm bạc; chúa dọa sẽ bắt giam, nếu chúa không lấy được bạc. Muốn chiều lòng chúa, họ gom góp được nghìn lạng và các quan cai bộ cũng thêm được nghìn lạng nữa, còn thiếu bao nhiêu thì họ yêu cầu ông Hartsinck góp vào. Thoạt tiên, chúng tôi không chịu và nhắc lại sự thiệt thòi. Chúa đã lấy mất 20 hòm bạc và trả bằng tơ xấu, giá đắt lòi con ngươi; hai ông cai bộ cũng lấy 10 hòm bạc và cũng trả tơ xấu. Tàu đến 40 hòm bạc thì đã mất 30 hòm rồi, phải để dành 10 hòm cuối mà mua tơ của dân sự chớ. Vả chăng, chúa vẫn còn nợ chúng tôi và chúng tôi không hy vọng lấy lại chỗ tiền thiếu ấy mà không khỏi bị thắt nghẹt. Điều đình mãi, chúng tôi phải để chúa vay số bạc, lãi 2 phân một tháng gốc và lãi sang năm sẽ trả, khi chúng tôi trở lại Đàng Ngoài. Chúng tôi đã tính phác sơ rằng dùng tiền như thế sẽ được lãi 50, 60 phân nếu sang năm chúa trả chúng tôi. Nhưng chúng tôi ngờ vực sự thành thực của chúa… lắm.
Hôm nay, chúa ban yến cho mấy quan cai bộ để dò hỏi họ luôn thể xem ý kiến họ đối với chúng tôi ra sao? Họ trả lời tốt lắm; đồng thanh cho rằng người Hòa Lan đáng tin hơn người Trung Hoa, người Bồ Đào Nha và các dân tộc khác đã qua đây. Họ còn thuật lại những lời tâu ấy cho chúng tôi nghe; nhưng chúng tôi đã thừa biết rằng họ nói thế để mua chuộc cảm tình chúng tôi, chớ thật ra họ vẫn cấm dân sự buôn bán với chúng tôi, và họ giữ lấy tất cả số tơ trong xứ để bán lại rõ thật đắt.
Ngày 12 tháng sáu: Chúng tôi viết thư cho ông thuyền trưởng bảo ông gửi 1.200 lạng bạc.
Ngày 13 tháng sáu: Chúng tôi cố vận động để được yết kiến chúa hoặc các ông cai bộ. Nhưng không ăn thua. Một quan cai bộ trẻ đến thăm chúng tôi; chúng tôi bằng lòng giao cho ông 2 hòm bạc và cho giả cứ 1 fackaer (đơn vị đo lường trọng lượng của Hà Lan thời đó) bạc là 20 fackaer tơ. Ông ta hứa với chúng tôi nhiều điều lắm: năm nay chỉ có tơ xấu, nhưng sang năm tơ sẽ tốt hơn. Ông ta cho chúng tôi xem lệnh kỳ và ấn tín của vua. Ông phàn nàn về sự thất tín của… những người trung gian cần thiết trong sự giao dịch với dân sự. Ông khuyên sang năm chúng tôi nên đem thông ngôn ở Đàng Trong ra hoặc nơi khác đến.
Ngày 13 - 28 tháng sáu: Hàng khuân hết lên thuyền lớn rồi. Chúng tôi giao thêm một hòm bạc cho chúa.
Ngày 29 tháng sáu: Chúng tôi vào phủ từ biệt chúa. Chúa giao cho chúng tôi một bức thư cho ông toàn quyền của thương hội và ông trưởng hội ở Nhật Bản. Chúa giao cho chúng tôi một lá lệnh kỳ và một con dấu. Chúa lại yêu cầu hội giúp cho việc đánh bại chúa Nguyễn. Chúa hứa hẹn với chúng tôi nhiều lắm. Chúng tôi lại yêu cầu chúa tha những người Hòa Lan ra. Chúa bảo đã tha họ rồi.
Viên đốc công và người coi súng bị 30 người có khí giới đánh bị thương hôm nay.
Ngày 30 tháng sáu: Chúng tôi vào thưa quan cai bộ sự hành hung hôm qua; hình như chính quan cai bộ sai bọn thủ hạ của mình làm bậy. Ông chối nói không biết bọn hung đồ ấy và hứa sẽ nghiêm trị nếu bắt được chúng.
Người ta khuyên chúng tôi chớ làm đơn trình chúa vì không ăn thua gì đâu và lại làm chậm cuộc về của chúng tôi thôi.
Mồng 1 tháng bảy: Chúa giao tặng vật biếu ông toàn quyền và ông trưởng hội bên Nhật Bản.
Mồng 2 tháng bảy:
Ông Hartsinck rời khỏi xứ Đàng Ngoài.
Mồng 3, 5 tháng bảy: Đi đò xuôi sông và xuống đến thuyền lớn.
Mồng 6 tháng bảy:
Viên đốc công bị mổ. Tính mệnh ông nguy kịch lắm.
Mồng 7 tháng bảy:
Giương buồm.
Mồng 7 tháng tám: Sau 32 ngày thì hôm nay chúng tôi vào bến Hirado (Nhật Bản). Dọc đường, không có gì đáng kể.
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)
Xem tiếp...

KÝ ỨC CHÓI LỌI 34

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Tiểu đoàn 307

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên tại Nam bộ của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Tiểu đoàn được nhiều người biết đến một phần cũng do một bài hát cùng tên của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí viết về tiểu đoàn này. Trên thực tế, vẫn còn một tiểu đoàn 307 khác cũng từng tham chiến tại miền Nam. Cả 2 tiểu đoàn này về sau đều được tuyên phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp

Tiểu đoàn được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1948 tại vùng căn cứ Đồng Tháp Mười gồm lực lượng của Khu 8 và một bộ phận quan trọng của Trung đoàn 99 Bến Tre hợp thành, với tên "Tiểu đoàn liên quân lưu động". Tiểu đoàn làm lễ xuất quân ngày 5 tháng 7 tại căn cứ Giồng Luông, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Sau đó, vì thấy tên gọi "Tiểu đoàn Liên quân lưu động" dài, dễ lộ bí mật, trên cho đơn vị đổi tên thành Tiểu đoàn 307
Trong năm đầu tiên, Tiểu đoàn đã đánh thắng hai trận nổi tiếng ở Mộc HoáLa Bang (Trà Vinh), mỗi trận tiêu diệt một tiểu đoàn địch 
Cuối năm 1949, Tư lệnh Khu 8 Trần Văn Trà phát động sáng tác ca khúc ca ngợi Tiểu đoàn 307 mới thành lập nhưng đã đánh thắng nhiều trận lớn. Nhà thơ Nguyễn Bính sáng tác bài thơ "Tiểu đoàn 307" đăng trên báo "Tổ quốc" - Khu 8, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng "Tiểu đoàn ba lẻ bảy". Khi đó tiểu đoàn đang đóng trên bờ sông Nhị Mỹ, Cao Lãnh, Long Châu Sa. Bài hát có xuất xứ ở vùng Cao Lãnh, Ðồng Tháp sau phổ biến khắp Nam Bộ, lan rất nhanh trong bộ đội và cả trong nhân dân. Tối 1 tháng 10 năm 1950, lần đầu tiên bài hát được phát sóng trên Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến do Tổ quân nhạc Khu 8 trực tiếp biểu diễn Nổi tiếng với ca từ "Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang, Cửu Long giang sóng trào nước xoáy. Ai đã từng nghe tiếng Tiểu đoàn, tiếng Tiểu đoàn 307! Buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy, cả Tiểu đoàn thề dưới sao vàng, người chiến sĩ tiếc gì máu rơi, buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy nguyện một lòng gìn giữ non sông…", bài hát đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam.
Tính đến năm 1954, Tiểu đoàn 307 đã hơn đánh 110 trận lớn nhỏ. Sau Hiệp định Geneve, Tiểu đoàn 307 hành quân về tiếp quản thị xã Cà Mau và thị trấn Tắc Vân, sau đó xuống tàu tập kết ra Bắc, được tái tổ chức lại thành Tiểu đoàn 7, thuộc Trung đoàn 3, Sư đoàn 330  đóng quân tại Thanh Hóa dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn trưởng Đồng Văn Cống.
Lịch sử của Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp có 3 người tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 307 là ông Ðỗ Huy Rừa quê ở làng La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông đã chỉ huy Tiểu đoàn tại các trận Mộc Hóa, La Bang, ông hy sinh năm 1949. Kế nhiệm ông là Nguyễn Văn Tiên, người về sau trở thành một trong những chỉ huy không quân nổi tiếng, được thăng đến hàm Trung tướng. Tiểu đoàn trưởng cuối cùng trước lúc Tiểu đoàn 307 lên đường tập kết ra Bắc là ông Phạm Hồng Sơn, quê ở Hà Tây.

Tiểu đoàn 307 thời chống Mỹ

Ngày 30 tháng 7 năm 1967, Bộ tư lệnh Quân khu 9, Quân Giải phóng miền Nam đã cho thành lập một tiểu đoàn chủ lực lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 307, tại xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Tiểu đoàn được phiên chế trong đội hình Trung đoàn 1, trung đoàn chủ lực của quân khu . Từ cuối năm 1967 đến năm 1975, tiểu đoàn đã tham gia nhiều trận đánh khắp vùng miền Tây Nam Bộ.
Tháng 10 năm 1976, cùng với các đơn vị chủ lực khác của miền Tây Nam Bộ, tiểu đoàn được phiên chế vào đội hình của Sư đoàn 330. Năm 1978, tiểu đoàn trong đội hình của Sư đoàn, tham chiến trong Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam trên tuyến biên giới An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. Năm 1979, tiểu đoàn sang Campuchia truy quét quân Khmer Đỏ cho đến khi rút về nước năm 1989.
Sau khi về nước, Tiểu đoàn 307 được tái tổ chức lại, thay đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 2, thuộc Trung đoàn 1, Sư đoàn 330 - Quân khu 9.

Vinh danh

Điều khá trớ trêu là Sư đoàn 330 có cả 2 tiểu đoàn 307 khác nhau. Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp nay là Tiểu đoàn 7, thuộc Trung đoàn 3; tiểu đoàn 307 thời chống Mỹ nay là Tiểu đoàn 2, thuộc Trung đoàn 1.
Ngày 22 tháng 12 năm 1979, Tiểu đoàn 307 thời chống Mỹ (từ năm 1989 đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 2) được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy nhiên, mãi đến ngày 2 tháng 9 năm 2005, Nhà nước Việt Nam mới phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp (nay là Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3).
Ngày 5 tháng 7 năm 2008, tỉnh Bến Tre đã tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống của Tiểu đoàn 307.
Những mốc son chói lọi của Tiểu đoàn 307
02/07/2008 | Hoàng An



Ngày 5-7-2008, tỉnh Bến Tre sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Tiểu đoàn 307 (ngày Tiểu đoàn xuất quân lập công tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú). Nhân dịp này, Website Ủy ban nhân dân tỉnh xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc gần xa những tư liệu quý về những mốc son chói lọi của Tiểu đoàn 307 anh hùng - niềm tự hào của quân dân Bến Tre và Khu 8 nói chung trong kháng chiến chống Pháp.

Tiểu đoàn 307 là đơn vị chủ lực đầu tiên của Khu 8, cũng là đơn vị cơ động đầu tiên của Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. Tiểu đoàn được thành lập ngày 1-5-1948 gồm lực lượng của Khu 8 và một bộ phận quan trọng của Trung đoàn 99 Bến Tre hợp thành. Một số cán bộ của Trung đoàn 99 được bổ nhiệm vào Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 như Đỗ Huy Rừa – Trung đoàn phó làm Tiểu đoàn trưởng; Nguyễn Văn Sĩ làm Tiểu đoàn phó; và Hồng Long – Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 99 làm Chính trị viên Tiểu đoàn. Sau 2 tháng tập trung huấn luyện ở Bến Tre, ngày 5-7-1948 Tiểu đoàn 307 đã làm lễ xuất quân tại Giồng Luông (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú). Sau đó Tiểu đoàn liên tiếp lập nhiều chiến công vang dội ở Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long Châu Hà. Ngày 5-7 hàng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Tiểu đoàn 307.



Image

 Năm 1988, các tướng lĩnh QK7, QK9, lãnh đạo Bến Tre và Platon Thành Nga dự kỷ niệm 40 năm truyền thống Tiểu đoàn 307 tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. (Ảnh tư liệu)
Sau lễ xuất quân, Tiểu đoàn vượt sông Tiền nhận nhiệm vụ. Ngày 16-8-1948, một đại đội của Tiểu đoàn 307 vây đồn Mộc Hóa, đại bộ phận còn lại xây dựng trận địa “đả viện”, chặn đánh tiêu diệt gọn một Tiểu đoàn địch ở thị trấn Kompongro (Campuchia) đi cứu viện đồn Mộc Hóa, bắt tù binh Tây, thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng. Trận đầu ra quân thắng lớn, giải phóng huyện Mộc Hóa (Long An), liên kết chiến trường Việt Nam – Campuchia, nối thông Khu 8, Khu 7 và Khu 9, trở thành mốc son đầu tiên trang sử truyền thống vẻ vang của Tiểu đoàn 307, đồng thời được đánh giá là điểm son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của Long An và Khu 8.
Sau chiến thắng Mộc Hóa, Tiểu đoàn hành quân về Trà Vinh thực hiện chiến thuật “công đồn, đả viện”, diệt đồn La Bang, phục kích diệt gọn một Tiểu đoàn địch đến tiếp viện ứng cứu. Giải phóng xã Đôn Châu và phá thế kềm kẹp của địch ở các xã Long Sơn, Long Hiệp, Ngũ Lạc, đập tan ý đồ của địch chiếm đóng vùng biển Trà Cú, Cầu Ngang.
Năm 1949, thực dân Pháp chủ trương càn quét vào Đồng Tháp Mười để tiêu diệt cơ quan đầu não của Nam Bộ và Khu 8, phối hợp với chiến trường Bắc Bộ và đối phó với kế hoạch tổng phản công của ta. Ngày 1-6-1949, địch mở cuộc càn quét lớn trên bốn hướng bao vây căn cứ Đồng Tháp Mười. Tiểu đoàn 307 phụ trách tác chiến từ Ba Sao đến Mỹ An, Thiên Hộ. Tiểu đoàn nhanh chóng hành quân đánh địch ở cánh nam, vừa chia cắt quân đổ bộ đường không ở tây nam, không cho chúng bắt tay với cánh quân phía đông và phía bắc, bẻ gãy cuộc càn bao vây của địch.
Sau chiến thắng Đồng Tháp Mười, bài ca hùng tráng “Tiểu đoàn 307” của nhà thơ Nguyễn Bính và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí ra đời: “…Ai đã từng nghe tiếng Tiểu đoàn, tiếng Tiểu đoàn 307… Buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy, cả Tiểu đoàn thề dưới sao vàng, người chiến sĩ tiếc gì máu rơi... Buổi xuất quân Tiểu đoàn năm ấy nguyện một lòng gìn giữ non sông…” “…Bao năm ròng chiến đấu với bao thành tích huy hoàng. Trận Tháp Mười, trận Mộc Hóa vang tiếng đồn tới trận La Bang…” đã đi vào tâm hồn nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Tiểu đoàn 307 xuất hiện ở đâu quân Pháp cũng khiếp sợ, đi đến đâu cũng mang tin chiến thắng làm nức lòng quân dân cả nước.
Khi kháng chiến toàn quốc bước vào giai đoạn chuẩn bị tổng phản công. Quân khu 8 mở chiến dịch Cầu Kè từ ngày 7-12-1949 đến 25-1-1950. Tiểu đoàn 307 tham gia đánh 10 trận lớn nhỏ, cùng quân dân Cầu Kè giải giới quân bảo an và làm tan rã hệ thống đồn bót của địch ở các xã từ Tiểu Cần đến sát quận lỵ Cầu Kè. Kế tiếp tham gia chiến dịch Trà Vinh từ ngày 26-3 đến 7-5-1950, Tiểu đoàn 307 hạ ba đồn bót, giải giới một trung đội bảo an, bắn cháy và bắn hư bốn xe bọc thép.
Tháng 7-1950, Tiểu đoàn 307 trở lại xứ dừa tham gia chiến dịch Bến Tre. Tiểu đoàn bao vây tiêu diệt, bức hàng, bức rút sáu đồn bót ven thị trấn Cái Mơn. Đứng chân hoạt động ở cù lao Minh, đến trung tuần tháng 8-1950 Tiểu đoàn trú quân ở Giồng Luông (nơi xuất quân 2 năm trước) bảo vệ hội nghị Tổng kết chiến dịch Bến Tre. Tiểu đoàn 307 kịp thời tiến công tiêu diệt gọn hai đại đội, làm thiệt hại nặng Tiểu đoàn của Léon LeRoy hành quân thăm dò ở Tân Trung, đập tan hành động lấn chiếm cù lao Minh của địch. Trong thời gian này, Tiểu đoàn kết hợp vận động trên 200 thanh niên ở huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú tòng quân gia nhập vào Tiểu đoàn, thực hiện huấn luyện tân binh bổ sung vào đơn vị chiến đấu.
Tháng 5-1951, Trung ương quyết định điều chỉnh phân chia chiến trường, sắp xếp lại lực lượng, kiện toàn tổ chức trên chiến trường Nam Bộ. Tiểu đoàn 307 bấy giờ thuộc mặt trận Đồng Tháp. Ngoài việc tham gia các trận đánh then chốt trong các chiến dịch Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Tiểu đoàn 307 còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ trên một ngàn dân quân Đồng Tháp vận chuyển một trăm tấn gạo, muối san sẻ bớt khó khăn thiếu thốn cho quân dân Tây Ninh vào tháng 4-1952.
Từ chiến trường quen thuộc là Phân liên khu miền Đông, Tiểu đoàn 307 thực hiện mệnh lệnh về Phân liên khu miền Tây hoạt động tác chiến từ tháng 5-1952 đến tháng 2-1954. Tại đây, Tiểu đoàn 307 tham gia nhiều trận đánh mà tiêu biểu là trận diệt cứ điểm Bảy Ngàn (Châu Thành – Cần Thơ), đồn Hộ Phòng (Giá Rai), bót Đầu Dừa (Cà Mau)… đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống hàng ngàn tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược, điện đài và quân trang quân dụng.
Tháng 2-1954, Tiểu đoàn 307 tích cực tham gia phối hợp chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng huyện An Biên (Bạc Liêu), làm thiệt hại nặng hai Tiểu đoàn địch, diệt và bức hàng nhiều đồn bót. Tiểu đoàn 307 còn phối hợp với đại đội địa phương 2062 cùng quân dân thị xã Rạch Giá và huyện Châu Thành (Kiên Giang) tiến công, bao vây các đồn bót quanh thị xã, thị trấn, bức rút bức hàng hàng chục đồn bót địch, mở rộng vùng giải phóng.
Tháng 7-1954, Tiểu đoàn 307 đứng chân trên địa bàn tỉnh Long Châu Hà, hoạt động sâu vào vùng kềm kẹp của địch, diệt nhiều đồn bót ở Chắc Cà Đao, diệt gọn một đại đội ở Chông Xây – Chông Rây. Đến ngày 20-7-1954, hiệp định Genève được ký kết. Tiểu đoàn 307 tiếp quản thị xã Cà Mau và thị trấn Tắc Vân, sau đó xuống tàu tập kết ra Bắc trở thành Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3, Sư đoàn 330 đóng quân tại Thanh Hóa dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn trưởng Đồng Văn Cống.

 {mosimage}
Bia lưu niệm nơi xuất quân của Tiểu đoàn 307 tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Ngoài chiến đấu lập công, Tiểu đoàn 307 còn làm tốt công tác vận động quần chúng, chấp hành tốt kỷ luật dân vận, đoàn kết giúp đỡ địa phương tăng gia sản xuất.
Sinh ra và trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, Tiểu đoàn 307 vượt qua gian khổ hy sinh, lập nhiều chiến công xuất sắc, xứng đáng được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm 1988, những người lính “nguyện một lòng gìn giữ non sông” năm xưa đã tụ họp về Bến Tre dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày xuất quân của Tiểu đoàn 307 và khánh thành bia lưu niệm ở xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú). Ngày 5-7-2008 tới đây, Bến Tre tiếp tục là điểm hẹn của những cựu chiến binh Tiểu đoàn 307, cùng nhau ôn lại cội nguồn của những chiến công, kể chuyện truyền thống 60 năm của Tiểu đoàn, giao lưu với thế hệ trẻ Bến Tre và hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở Thạnh Phú – nơi Tiểu đoàn huấn luyện chiến đấu và xuất quân năm xưa.


Một chiến sĩ người Nga - trong Tiểu đoàn 307
Trong hàng ngũ cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 307 có một cựu chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, quê ở Kiev. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trận Khar-cốp của cuộc vệ quốc, Platôn bị bắt làm tù binh. Phát xít Đức giam cầm, đọa đày anh hết trại tù binh này đến trại tù binh khác.
Cuối cùng, trước giờ thua trận, phát xít Đức ngấm ngầm chuyển tù binh sang cho Anh. Cùng phường xâm lược với nhau, Anh giao số tù binh này cho Pháp để bổ sung vào đội quân Lê Dương xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Thế là thay vì được trở về quê hương Xô Viết, Platôn cay đắng bị đẩy xuống tàu sang Đông Dương.
Đường về Tổ quốc của Platôn bị đẩy lệch đi đến nửa vòng trái đất, nhưng dòng máu Hồng quân và trái tim Xô Viết không loạn nhịp. Khi nghe tiếng súng kháng Pháp của nhân dân Việt Nam, anh đã hiểu ý nghĩa cuộc đấu tranh chống áp bức của kẻ thù xâm lược, đó chính là cuộc kháng chiến chính nghĩa.
Thế là Platôn vượt dòng sông Cái Cối đến vùng kháng chiến. Platôn tham gia Ban công tác số 1 thị xã Bến Tre với cái tên Việt Nam là Nguyễn Văn Thành. Platôn thường cùng với anh em đột nhập vào thị xã hoạt động, cải trang thành sĩ quan Pháp thành lính Partisan, vào đồn giả bộ kiểm tra, tước vũ khí, bắt trói lính, chiếm lấy đồn mà bọn địch không ngờ được.
 
 Platôn Nguyễn Văn Thành (hàng đứng, thứ ba từ phải sang) với anh em đại đội trợ chiến Tiểu đoàn 307.                                                                                                                      Ảnh tư liệu
Với nguyện vọng của Platôn, anh được Bộ Tư lệnh Khu 8 đưa vào Trung đoàn Cửu Long, sau đó về Tiểu đoàn 307. Từ Tiểu đội phó anh được đề bạt Tiểu đội trưởng rồi Trung đội phó, Đại đội trợ chiến của Tiểu đoàn 307. Platôn tham gia chiến đấu trong hầu hết các trận đánh của tiểu đoàn.
Bước chân anh cùng đơn vị hành quân băng đồng vượt suối khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ Đồng Tháp Mười đến Mũi Cà Mau. Platôn sử dụng súng lớn 12 ly 7, cối 60. Trong trận Long Sơn - chiến dịch Trà Vinh, anh dùng súng 30 ly do binh công xưởng tự tạo, bắn sập đồn Long Sơn. Trong trận đánh đồn Bảy Ngàn, khẩu 12 ly 7 của anh đối lửa với khẩu Lewis của địch, kiềm chế hỏa lực địch trên lồng cu và buộc tên Remy phải bỏ khẩu Lewis xuống đầu hàng.
Chiến tích ưu tú của Platôn trong Tiểu đoàn 307 đã đưa anh đứng vào hàng ngũ Đảng Lao động Việt Nam. Nhưng do tình hình chiến sự ác liệt nên lễ kết nạp anh rất đơn sơ. Phải chờ đến khi tập kết ra Bắc, Trung ương mới chính thức làm lễ kết nạp anh lần thứ hai tại Thủ đô Hà Nội.
Những năm tháng sống với Tiểu đoàn 307, Platôn đã hòa đồng với anh em trong đơn vị, cùng anh em đi cắm câu, thả lưới, giậm cù bắt chuột, cũng mắm muối tương chao, áo cổ vuông, quần đùi hàm ếch, cũng hút thuốc tàn ở lỗ chân trâu trong đêm hành quân bí mật.
Bà con vùng Cái Cối đã vun vén cho cuộc hôn nhân của Platôn với chị Nguyễn Thị Mai, một hoa khôi của xã. Ngôi nhà nhỏ lợp bằng lá dừa nước đã ấp ủ hạnh phúc của vợ chồng anh và kết quả là cháu Janine ra đời. Bế con được mấy ngày, Platôn phải theo đơn vị hành quân.
Mãi đến ngày đình chiến, bà ngoại cháu mới bế Janine xuống tàu đưa cho cha cháu cùng đi tập kết ra Bắc. Ra Hà Nội, Janine (còn có tên Việt là Hồng Minh) được cùng với các cháu thiếu nhi Liên Xô con của cán bộ ở đại sứ quán vào Bắc Bộ phủ thăm Bác Hồ. Bác Hồ cho kẹo và hỏi thăm cháu bằng tiếng Nga, Janine không hiểu, cô bảo mẫu thưa chuyện của Platôn cho Bác nghe, Bác Hồ vô cùng xúc động khi biết có một người Nga chiến đấu trong hàng ngũ Việt Nam ở chiến trường Nam Bộ.
Mười bốn năm kể từ trại tập trung và quân đội Lê Dương bỏ sang hàng ngũ Việt Nam, Platôn đã trở về quê hương bằng con đường vòng thông minh. Sống và làm việc ở Maxcơva, Platôn vẫn tha thiết nhớ về Việt Nam và Tiểu đoàn 307 mà anh đã nhiều năm gắn bó để chiến đấu cho chính nghĩa. Platôn đã nuôi con gái bằng tấm lòng Việt Nam với cái tên Hồng Minh trìu mến.
Năm 1987, sau 33 năm rời Việt Nam, Hồng Minh trở về quê ngoại thì em được biết bà ngoại và mẹ đều qua đời. Trong niềm đau xót, Hồng Minh được bù lại bằng tình thương mến của các bác, các chú ở Tiểu đoàn 307, nơi Platôn đã sinh ra em. Họa sĩ Diệp Minh Châu đã vẽ tặng Hồng Minh bức tranh cha Platôn Nguyễn Văn Thành đang bế em lúc em 5 tuổi. Janine - Hồng Minh đã làm cuộc hành trình về thăm Bến Tre quê ngoại.
Lịch sử bài hát Tiểu đoàn 307
Ai đã từng đi qua sông Cửu Long giang
Cửu Long giang sóng trào nước xoáy
Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn
Tiếng Tiểu đoàn ba trăm lẻ bảy...
Đó là một đoạn trong bài hát Tiểu đoàn 307, một bài hát mà trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhân dân Nam Bộ đã đặt ra để ca ngợi bộ đội cách mạng của mình. Trải qua cuộc kháng chiến lâu dài, chống Pháp, chống Mỹ dẫn đến thắng lợi lịch sử vẻ vang, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài hát Tiểu đoàn 307 vẫn còn vang vọng mãi trong lòng người Việt Nam yêu nước. Bộ đội hát, nhân dân hát... và mỗi khi hát lên, âm vang sôi nổi giục giã lòng người. Có lẽ nghệ sĩ nhân dân Quốc Hương là người hát bài Tiểu đoàn 307 thành công nhất.
Tiểu đoàn 307 được thành lập năm 1948. Bài hát ra đời sau đó một năm. Trong đó, với hai chiến công vang dội ở Mộc Hóa, tỉnh Tân An và La Bang, tỉnh Trà Vinh, mỗi trận diệt một tiểu đoàn địch, đã làm quân thù khiếp đảm, nhân dân cảm phục.
Nhà thơ Nguyễn Bính lúc đó công tác ở vùng tiểu đoàn hoạt động, dựa vào những ý tưởng lưu truyền trong nhân dân mà viết thành thơ, sau đó nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành bài "Tiểu đoàn 307". Năm 1952 bài hát đã được giải thưởng âm nhạc, văn nghệ Cửu Long.
Bài hát ra đời, tiểu đoàn không hay biết nhưng khi đồng chí cán bộ chính trị ghi được đem về, bài hát lập tức được phổ biến trong đơn vị và lan ra khắp vùng đóng quân. Lúc đó tiểu đoàn đóng trên bờ sông Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Long Châu Sa.
Lời ca hùng tráng từ đó vang lên khắp xóm làng. Khi đơn vị sinh hoạt tập trung, khi bộ đội chung vui với dân, khi tiểu đoàn xuất quân chiến đấu hay khi chiến thắng trở về thì âm thanh sôi nổi hào hùng ấy lại vang lên, tràn ngập trên mặt sông, vườn cây, ruộng lúa.
Tiểu đoàn 307 rất được nhân dân thương yêu đùm bọc. Hình ảnh các chiến sĩ tiểu đoàn qua thực tế và bài hát đã in sâu vào tâm thức của nhân dân qua bao thế hệ. Nhớ chiến sĩ tiểu đoàn bà con hát bài 307, nghe bài hát 307 bà con lại nhớ tiểu đoàn.
Do bài hát được viết bằng máu của chiến sĩ và tình thương yêu của nhân dân đối với tiểu đoàn nên bài hát càng ngày càng có sức cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần chiến đấu chẳng những cho Tiểu đoàn 307 mà còn cho chiến sĩ giải phóng nói chung./.
Lê Thị Hiếu Dân
Xem tiếp...