Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

CHUYỆN ÍT BIẾT 25

(ĐC sưu tầm trên NET)

5 chiếc ấn báu ‘ngọc tỷ truyền quốc’ độc nhất vô nhị của vua chúa Việt Nam


Ngọc tỉ được làm từ "thiên thạch". (Ảnh minh hoạ)
Ngọc tỉ được làm từ "thiên thạch". (Ảnh minh hoạ)
Xuyên suốt lịch sử các vương triều ở Việt Nam, có rất nhiều loại ấn tín khác nhau, trong đó không thể không nhắc đến những ấn tín có xuất xứ khá đặc biệt.

Trong 143 năm tồn tại của mình, nhà Nguyễn cũng như các vương triều trước đó đều coi ấn tín biểu thị cho quyền lực tối cao, là báu vật của quốc gia và tượng trưng cho đế quyền. Triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn báu, có rất nhiều loại ấn tín khác nhau từ hình dáng đến họa tiết, chất liệu… Rất nhiều trong số đó là những ấn tín độc đáo có một không hai. 
1. Vua Minh Mạng và những chiếc ấn ngọc “tình cờ có được”
Điển hình nhất, có giá trị cao nhất là loại ấn tín của hoàng đế được gọi chung là “Kim ngọc Bảo tỷ”. Kim Ngọc Bảo tỷ là những ấn của nhà vua dùng trong trường hợp danh nghĩa quốc gia trọng đại hay được đóng trên các văn bản quan trọng. Những loại ấn này nếu được làm bằng ngọc gọi là “Ngọc tỷ”, được đúc bằng vàng gọi là “Kim Bảo tỷ”.
Vua Minh Mạng trong thời gian ở ngôi đã cho làm nhiều loại ấn tín bằng các chất liệu khác nhau với mục đích sử dụng cụ thể. Ngoài ra trong số ấn tín của vua lại có những chiếc ấn có được một cách tình cờ. Sách Minh Mạng chính yếu cho biết vào năm Mậu Tý (1828) “có người ở Quảng Trị là Nguyễn Đăng Khoa, được viên ngọc tỷ đem vào dâng vua, trong có khắc bốn chữ: “Vạn thọ vô cương” bằng lối chữ triện.”

Ngọc tỷ khắc chữ “Vạn Thọ vô cương” của vua Minh Mạng. (Ảnh: Doanhdoanh)
Ngọc tỷ khắc chữ “Vạn Thọ vô cương” của vua Minh Mạng. (Ảnh: Doanhdoanh)
Các quan đều tâu mừng rằng: “Đây là điềm đức Hoàng thượng thọ khảo và phúc quốc gia vô cương vậy!”. Nhà vua đem việc ấy mà dụ các quan rằng: “Khi trẫm mới lên ngôi, người ở Long triều đã từng dâng ngọc tỷ khắc bốn chữ: “Trung hòa vị dục”, nay lại được ngọc tỷ này, xem nghĩa bốn chữ ấy thì có lẽ là bảo vật của triều trước di truyền, để lâu ngày mờ ám nên chưa biết rõ”.
Về sau người ở Đông Trì, tỉnh Thừa Thiên là Hoàng Nghĩa Thắng đào được một ngọc tỷ đem dâng, trong có khắc bốn chữ nổi là: “Phong cương vạn thổ”.

Ngọc tỷ khắc chữ “Vạn Thọ vô cương” của vua Minh Mạng. (Ảnh: Doanhdoanh)
Phong cương vạn cổ được làm bằng loại bích ngọc, quai núm vuông, 4 mặt vát hình thang chạm khắc 2 hàng hồi văn chữ S, 4 phía thành hình chữ nhật. (Ảnh: Internet)
Trên mặt núm vuông chạm hình rồng. Mặt ấn chạm 4 chữ Triện: Phong cương vạn cổ. Ấn này không thấy ghi chép trong sách vở nào nhưng rất cổ kính và độc đáo.
Sách Quốc sử di biên cũng cho biết như sau: “Lấy được ấn ngọc ở Quảng Bình. Tôn Thất Sưởng bắt được ở xã Nhan Biều, trấn Quảng Bình, ấn có bốn chữ “Vạn thọ vô cương”. Chiếu cho dùng ấn ngọc này đóng vào tờ ấn chiếu tiết Vạn Thọ. Trước có 6 ấn ngọc như “Quốc gia tín bảo”, “Trị lịch minh thời”.v.v…, đến đây, tăng thêm 6 ấn ngọc nữa là “Hoàng đế chi tỷ”, “Tôn nhân chi tỷ”, “Khâm văn”, “Duệ vũ”, “Sắc chánh vạn dân” và “Thảo tội an dân”, cộng với 6 ấn cũ thành 12 ấn ngọc, đều tùy việc mà dùng”.
2. Chiếc ấn báu của vua Thiệu Trị được làm từ một viên ngọc cực quý hiếm
Theo sử sách ghi lại, vào năm Bính Ngọ niên hiệu Thiệu Trị thứ 6 (1846) có người dân trong khi tìm vàng và đá quý ở núi Ngọc, huyện Hòa Điền, vùng đất Quảng Nam đã đào được một viên ngọc cực lớn, ánh sắc rực rỡ vô cùng bèn dâng vua. Thấy đây là viên ngọc quý hiếm, vua Thiệu Trị rất mừng cho là điềm may mắn liền sai quan Hữu tư mang đi mài dũa, chế tác làm thành quả ấn.

(Ảnh: Internet)
Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”. (Ảnh: Internet)
Sau thời gian một năm trời bỏ công sức, trổ hết tài năng, thợ khắc đã chế tác xong chiếc ấn dâng lên, vua Thiệu Trị xem thấy ngọc tỉ cứng rắn, đẹp đẽ, ôn nhuận sáng sủa, trên núm ấn là hình rồng uốn khúc, cao hơn 4 tấc, mặt hình dấu khắc theo hình vuông, kích thước 3,1×3,1cm. Nhà vua cũng quyết định chọn thời điểm đẹp, ngày tốt là ngày 15 tháng 3 năm Đinh Mùi (1847), tổ chức việc khắc chữ triện vào Ngọc tỉ đúng theo nghi lễ.
Hôm đó vua Thiệu Trị đích thân làm lễ Đại tự, thỉnh mệnh trời đất, kính yết Tổ khảo giúp vận nước lâu dài, và khắc lên mặt ấn ngọc 9 chữ Triện: “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ” (Ngọc Tỷ truyền quốc của nước Đại Nam, nhận mệnh lâu dài từ trời)Nghi lễ xong xuôi, vua lệnh cho các cung giám phụng mang cất giữ cẩn thận ở điện Trung Hòa trong Càn Thành.
Với bảo ấn đó, vua Thiệu Trị cho dùng đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các nước chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ và nó được coi trọng bảo vệ như Kim bảo “Nam Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn tri bảo” được đúc theo lệnh của chúa của Minh Vương Nguyễn Phúc Chu và truyền lại sử dụng trong thời gian cầm quyền của các chúa Nguyễn sau đó.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
3. Vua Đồng Khánh và chiếc ấn làm từ “thiên thạch”
Để tỏ ý thân thiện hữu hảo với vua Đồng Khánh, chính phủ Pháp một món quà rất đặc biệt. “Đối với một vị con Trời như vua Đồng Khánh, không gì hay hơn là nên tặng vua một bảo vật đến từ trời. Vậy, tôi xin yêu cầu chính phủ xứ ta hãy cố tìm cho ra một thiên thạch, sau đó hãy khắc và tiện nó ra thành một cái ấn qúy”, Stanislas Meunier – nhà địa chất học, khoáng vật học, nhà báo khoa học- đã cố vấn cho Tổng thống Pháp và nhận trọng trách đi tìm báu vật.

(Ảnh: Internet)
Viên thiên thạch ‘trong mơ’ ấy cuối cùng cũng đã được tìm thấy tại thành phố Vienne – Áo. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Stanislas Meunier đã phải khắp các nơi để tìm một thiên thạch vừa ý, cuối cùng, tại thành phố Vienne (Áo), ông mới mua được một khối đá đã rơi xuống trái đất vào ngày 30/1/1868 tại Pultusk (Ba Lan). Thiên thạch này không bị nứt nẻ, có dáng đẹp mắt, kích thước thích hợp. Ông mừng quá và mang về giao cho thợ kim hoàn chế tạo. Mặt ấn bằng vàng ròng, có khắc chữ: “Le gouvernement de la République Française à S. M. Dong-Khanh, roi d’Annam” (Chính phủ cộng hoà Pháp tặng vua Đồng Khánh, quốc vương xứ An Nam).

Chiếc ấn của chính phủ Pháp tặng vua Đồng Khánh và mặt ấn. (Ảnh: Sachxua)
Chiếc ấn của chính phủ Pháp tặng vua Đồng Khánh và mặt ấn. (Ảnh: Sachxua)
Theo sách “Đồng Khánh chính yếu”, món quà này được gửi tới vua Đồng Khánh vào tháng 12 năm Đinh Hợi (1887). Khi nhận được chiếc ấn ngọc được gọi là Kim tinh hắc hỏa, vua đã viết thư cảm ơn chính phủ Pháp sau đó ban hành tờ cáo dụ cho toàn dân được biết.
4. Chiếc ấn báu nặng nhất thuộc về vị vua cuối cùng Bảo Đại – 10,7kg
Chiếc ấn quan trọng nhất, biểu tượng cho hoàng đế là ấn Hoàng đế chi bảo. Chiếc bảo ấn lớn và đẹp nhất Triều Nguyễn này được đúc bằng vàng ròng vào mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ tư (15-3-1823). Căn cứ theo ảnh tư liệu có được, TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, mô tả bảo ấn này như sau:

ngoc ti 4
Ấn Hoàng Đế chi bảo nặng nhất (10,7kg vàng) hiện đang ở tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Ảnh: Internet)
… Ấn đúc hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ vương; kỳ (vây lưng) dựng đứng; đuôi cũng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước; 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng. Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện Hoàng đế chi bảo. Mặt trên của ấn, phía 2 bên quai khắc nổi 2 dòng chữ: Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo (đúc vào giờ tốt mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4); Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân (đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân – Nếu tính 27 lạng tương đương 1kg thì chiếc ấn này nặng khoảng 10,7kg)”.
Theo quy định của Triều Nguyễn, ấn Hoàng đế chi bảo chỉ dùng khi “…gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy, và ban sắc, thư cho ngoại quốc”.

(Ảnh: Internet)
Kim Ngọc Bảo Tỷ “Sắc mệnh chi bảo” thời vua Minh Mạng (Ảnh chụp lại từ sách “Kim Ngọc Bảo Tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam”).
Ánh Trăng tổng hợp

Điểm danh 4 nhà khoa học từng tuyên bố phát hiện ‘sự sống ngoài Trái Đất’

Một buổi họp báo của NASA. (Ảnh: Internet)
Một buổi họp báo của NASA. (Ảnh: Internet)
Chưa ai từng có thể thuyết phục tất cả mọi người trong cộng đồng khoa học rằng sự sống ngoài Trái Đất tồn tại. Nhưng từ khi kỷ nguyên khám phá không gian bắt đầu, nhiều nghiên cứu xuất hiện đã cho thấy dấu hiệu của sự sống trên các thiên thạch hay trên sao Hỏa.
Một số nhà sinh học vũ trụ của NASA và các nhà nghiên cứu khác từng nói rằng họ đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về sự sống ngoài hành tinh. Dưới đây là 5 nghiên cứu khá thú vị.

1. Richard Hoover: Hóa thạch trên thiên thạch

Richard Hoover, nhà sinh học vũ trụ của NASA, từng nói rằng ông đã tìm thấy bằng chứng hóa thạch của vi khuẩn lam (cyanobacteria) trên các thiên thạch. Đây là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp.
Vi khuẩn lam dưới kính hiển vi. Đây là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp. (Ảnh: Internet)
Vi khuẩn lam dưới kính hiển vi. Đây là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp. (Ảnh: Internet)
Trong một bài đăng trên trang web của NASA vào năm 2007, ông Hoover đã viết: “Có thể kết luận rằng các sợi hóa thạch được bảo quản tốt cùng các thảm sinh vật dày đặc bên trong [thiên thạch Orgueil đại diện tàn tích của một cộng đồng thảm vi khuẩn lam thủy sinh phức tạp ở tầng đáy – vốn sinh trưởng trên phần chính của một thiên thạch trước khi tiến vào bầu khí quyển Trái Đất”.
Các nhà hoài nghi cho rằng nghiên cứu của ông Hoover là đáng chất vấn, vì vi khuẩn lam sống dưới nước và cần ánh sáng Mặt Trời để sinh trưởng—một hoàn cảnh không thể có trên các sao chổi.
NASA astrobiologist Richard Hoover, who has said he's found what could be evidence of extraterrestrial life. (NASA) Richard Hoover, nhà sinh học vũ trụ của NASA, từng nói rằng ông đã tìm thấy cái có thể là bằng chứng của sự sống ngoài Trái Đất. (Ảnh: NASA)
Richard Hoover, nhà sinh học vũ trụ của NASA, từng nói rằng ông đã tìm thấy cái có thể là bằng chứng của sự sống ngoài Trái Đất. (Ảnh: NASA)

2. TS David McKay: Kết quả nghiên cứu thiên thạch gây tranh cãi được ủng hộ

What Dr. David McKay and his fellow researchers at NASA interpreted as possible microscopic fossil remains, possible proof of life brought via meteorite from Mars. (NASA) Theo Tiến sĩ David McKay và các đồng nghiệp của ông tại NASA, đây rất có thể là những “hóa thạch vi mô” còn sót lại, bằng chứng tiềm năng của sự sống được mang đến bởi các thiên thạch từ Sao Hỏa. (Ảnh: NASA)
Theo Tiến sĩ David McKay và các đồng nghiệp của ông tại NASA, đây rất có thể là những “hóa thạch vi mô” còn sót lại, bằng chứng tiềm năng của sự sống được mang đến bởi các thiên thạch từ Sao Hỏa. (Ảnh: NASA)
Năm 1996, TS David McKay, nhà sinh học vũ trụ chính của NASA, đã tuyên bố phát hiện ra sự sống vi mô từ Sao Hỏa. Bill Clinton, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, đã khen ngợi khám phá này và nó đã nhận được nhiều sự chú ý của dư luận trước khi bị đặt câu hỏi. Tuy nhiên, đến năm 2011, với công nghệ mới trong tay, các nhà nghiên cứu của NASA đã tìm thấy bằng chứng mới củng cố thêm cho lý thuyết của TS McKay.
“Chúng tôi cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết rằng Sao Hỏa có lẽ đã từng là, và vẫn có thể là, nơi trú ngụ của sự sống”, TS McKay nói trong một hội thảo về ngành sinh học vũ trụ được tài trợ bởi NASA vào năm 2011, theo trang Daily Galaxy.
Năm 1996, TS McKay đã đưa ra giả thuyết cho rằng khí Mêtan và các chất liệu khác được tìm thấy trong các thiên thạch có lẽ đã được sản sinh bởi các vi sinh vật. Số khác thì cho rằng các chất liệu này có thể đã được sản sinh bởi nhiệt lượng hoặc sự phân hủy đột xuất các vật chất vô cơ.
Nhóm nghiên cứu của NASA đã kiểm chứng các giả thuyết này và đi đến kết luận rằng các quặng sắt từ magnetit (Fe3O4) hầu như không thể được sản sinh theo những cách này. Giả thuyết cho rằng chúng được sinh ra bởi các sinh vật sống vẫn là trường hợp thuyết phục nhất.
TS McKay đã qua đời vào năm 2013 ở cái tuổi 77.
Late NASA astrobiologist David McKay (NASA) Nhà sinh học vũ trụ quá cố của NASA, TS David McKay. (Ảnh: NASA)
Nhà sinh học vũ trụ quá cố của NASA, TS David McKay. (Ảnh: NASA)

3. Gilbert Levin: Tàu thăm dò Viking Lander đã tìm thấy sự sống trên Sao Hỏa

Năm 1976, tàu đổ bộ lên Sao Hỏa Viking Lander có vẻ đã phát hiện được các vi sinh vật sống trong lớp đất của hành tinh đỏ. TS Gilbert Levin đã phát triển một thí nghiệm “labeled-release” (dán nhãn-kiểm tra khí hơi thoát ra từ mẫu đất) Cho NASA. Đây là cách thức tiến hành thí nghiệm, như được miêu tả chi tiết trên tạp chí của trường Đại học John Hopkins:
1. Các con tàu đổ bộ thu thập mẫu đất trên Sao Hỏa.
2. Mẫu đất đã được niêm phong trong một cái hộp có gắn máy dò phóng xạ để đo lường phóng xạ cơ sở (cường độ phóng xạ ban đầu trước khi tiến hành thí nghiệm).
3. Các chất dinh dưỡng đã được bơm vào đất thành từng liều. Giả thuyết đặt ra là, nếu đất chứa các vi sinh vật này là giống với vi sinh vật trên Trái Đất, thì chúng sẽ cần hấp thụ chất dinh dưỡng và thực hiện chức năng hô hấp (hút khí và thải khí), và những khí này sẽ được máy dò phóng xạ phát hiện ra.
4. Như một mẫu đối chứng, một mẫu đất khác đã được thu thập và nung nóng tới mức nhiệt có khả năng tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật nào; và quá trình tương tự cũng đã được áp dụng với mẫu đất này.
5. TS Levin nói rằng sự khác biệt trong cường độ phóng xạ giữa hai mẫu đất sẽ cho thấy liệu có tồn tại sự sống trên Sao Hỏa hay không.
6. Thí nghiệm trên thực tế đã cho thấy sự phát xuất phóng xạ từ mẫu đất – chứng tỏ có sự sống, còn mẫu đất được nung nóng lại không thấy xuất hiện hiện tượng phát xuất phóng xạ như vậy.
Carl Sagan và mô hình con tàu đổ bộ Sao Hỏa Viking Lander. (Ảnh: Wikimedia)
Carl Sagan và mô hình con tàu đổ bộ Sao Hỏa Viking Lander. (Ảnh: Wikimedia)
NASA đã tiến hành một thí nghiệm khác với một phương pháp khác được phát triển bởi MIT nhưng không phát hiện được sự sống ở trong đất. Thí nghiệm này đã sử dụng một máy sắc ký khí ghép khối phổ (gas chromatograph-mass spectrometer – GC-MS), nhưng đã không thể phát hiện được các hợp chất hữu cơ, có nghĩa là mẫu đất này không thể chứa đựng sự sống như cách hiểu thông thường của chúng ta về sự sống trên Trái Đất.
NASA cho rằng thí nghiệm của TS Levin chắc hẳn là không chính xác—rằng sự khác biệt của thành phần hóa học trong đất hẳn phải là nguyên nhân đằng sau các kết quả này. Tuy rằng TS Levin đã tuyên bố công khai rằng cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa, vì nguyên nhân có thể là do mẫu đất, bằng cách nào đó, đã mô phỏng chức năng hô hấp sinh học (ở động thực vật), nhưng cá nhân ông vẫn cảm thấy rằng chỉ có các chức năng sinh học (và không phải yếu tố hóa học) mới có thể giải thích cho các kết quả thí nghiệm thu được của tàu Viking lander.
Năm 2002, TS Levin đã trao đổi với tạp chí của Đại học John Hopkins rằng bản thân ông tin rằng thí nghiệm này đã phát hiện được sự sống trên Sao Hỏa vào năm 1976.

4. TS Rudolph Schild: Sự sống ngoài Trái Đất đến từ các sao chổi

A large inorganic particle containing biological filaments hypothesized by researchers at the University of Sheffield to be extraterrestrial life. (Screenshot/Journal of Cosmology) Một hạt vô cơ lớn chứa các sợi sinh học, được các nhà nghiên cứu từ Đại học Sheffield ở Anh nhìn nhận là sự sống ngoài hành tinh. (Ảnh chụp màn hình/Tạp chí Vũ trụ học)
Một hạt vô cơ lớn chứa các sợi sinh học, được các nhà nghiên cứu từ Đại học Sheffield ở Anh nhìn nhận là sự sống ngoài hành tinh. (Ảnh chụp màn hình/Tạp chí Vũ trụ học)
Four biological entities isolated from the stratosphere by University of Sheffield researchers. (Screenshot/Journal of Cosmology) Bốn thực thể sinh học được thu thập ở tầng bình lưu bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Sheffield. (Ảnh chụp màn hình/Tạp chí Vũ trụ học)
Bốn thực thể sinh học được thu thập ở tầng bình lưu bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Sheffield. (Ảnh chụp màn hình/Tạp chí Vũ trụ học)
Vào tháng 7/2013, một thiết bị lấy mẫu đã được phóng vào tầng bình lưu của Trái Đất bởi các nhà nghiên cứu ở Anh, và nó đã trở lại với cái họ cho là bằng chứng của sự sống ngoài Trái Đất được đem tới trên các sao chổi.  
Theo một báo cáo được đăng trên Tạp chí Vũ trụ học (Journal of Cosmology), các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Sheffield ở Anh tuyên bố rằng thiết bị đã mang trở về các thực thể sinh học “quá lớn để có thể được chuyên chở từ Trái Đất”.
“Do đó, chúng tôi đi đến kết luận rằng các thực thể sinh học này đã đến từ không gian, có lẽ từ các sao chổi”.
Thiết bị cũng đã mang trở lại ba thực thể sinh học khác khác với bất cứ thứ gì được nhìn thấy trước đây. Một trong số đó được miêu tả là một “bề mặt bẳng phẳng có đường vân trông giống một tế bào”. Cái khác thì được miêu tả là một “cấu trúc giống khiên chắn”. Và cái còn lại thì là một “cấu trúc hình ống dài với kết cấu hình sợi bên trong”.
Tạp chí Vũ trụ học đã bị chỉ trích bởi một số người hoài nghi. Tạp chí này tự miêu tả bản thân là một ấn bản bình duyệt được xây dụng với “một chính sách biên tập khác với tất cả các tạp chí khoa học khác, vì nó giữ một thái độ cởi mở đối với tất cả các quan điểm khoa học, thậm chí cả những quan điểm mà các biên tập viên không đồng tình cũng như những quan điểm thách thức các lý thuyết dòng chính hiện nay”. Tổng biên tập của tạp chí là nhà sinh học vũ trụ tại Trung tâm Sinh học Vũ trụ Harvard-Smithsonian, TS Rudolph Schild.

5. Mưa đỏ

Photos taken during red rain research in Kerala, India. (Wikimedia Commons) Các bức ảnh chụp trong nghiên cứu về mưa đỏ ở Kerala, Ấn Độ. (Ảnh: Wikimedia)
Các bức ảnh chụp trong nghiên cứu về mưa đỏ ở Kerala, Ấn Độ. (Ảnh: Wikimedia)
Trong số những thành phần được phát hiện trong tầng bình lưu theo miêu tả bên trên, có một thứ trông giống với một tế bào mưa đỏ, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu từ Đại học Sheffield. Các tế bào mưa đỏ cũng là đối tượng của một nghiên cứu gây tranh cãi khi tuyên bố có tồn tại sự sống ngoài hành tinh.
Nhiều khu vực ở bang Kerala, Ấn Độ, đã xuất hiện hiện tượng mưa màu đỏ vào năm 2001.
Mưa đỏ ở Kerala, Ấn Độ vào năm 2001. (Ảnh: Internet)
Mưa đỏ ở Kerala, Ấn Độ vào năm 2001. (Ảnh: Internet)
Năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Trái Đất Ấn Độ đã quy trận mưa màu đỏ này cho “các bào tử tảo hình thành địa y màu đỏ có nguồn gốc địa phương”.
Năm 2003, các nhà khoa học tại Trung tâm Không gian Vikram Sarabhai đã quy hiện tượng mưa đỏ này cho một đám mây bụi có màu sắc di chuyển từ Vịnh Ba Tư đến Ấn Độ, theo một bản tin vào thời đó trên tờ Thời báo Ấn Độ.
Năm 2006, hai nhà vật lý Santhosh Kumar và Godfrey Louis từ Đại học Mahatma Gandhi ở Kerala đã đề xuất một mối liên hệ giữa các hạt phần tử màu đỏ với một sự kiện sao băng phát nổ trên không trung.
Họ đã tìm thấy các tế bào sinh học trong nước mưa; tuy nhiên, các tế bào này rất kỳ lạ khi không chứa DNA. Họ lập luận rằng có khả năng các mảnh vụn sao chổi này có nguồn gốc ngoài Trái Đất.

Bạn biết gì về mưa máu – bí ẩn lạ lùng nhất của nhân loại

mua mau
Hiện tượng mưa máu đã xảy ra từ lâu trên thế giới, nhưng gần đây lại được dư luận xôn xao bàn tán vì sự xuất hiện của một bức ảnh được cho là cơn mưa máu đầu tiên tại Việt Nam, cụ thể là ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều nhà khoa học lao vào tìm kiếm lời giải thích thỏa đáng, nhưng hầu hết đều ra về tay không. Vậy mưa máu là gì? Tại sao chúng lại xuất hiện trên Trái Đất và liệu điều này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống loài người hay không.
1. Mưa máu là gì?
Mưa máu, nói đơn giản, chính là hiện tượng mưa có kèm theo sự biến đổi nước mưa từ vô sắc sang màu đỏ. Và chính vì lý do này, nên người ta đã gán cho hiện tượng này là “mưa máu”.
ảnh mưa máu,bí ẩn chưa có lời giải,hiện tượng mưa máu,có thể bạn chưa biết
Theo nhiều ghi chép của các nhà sử học, hiện tượng mưa máu đã được nhắc đến từ rất lâu, ví như vào thời Hy Lạp cổ đại với những miêu tả của nhà thơ Homer trong thiên trường ca Illiad nổi tiếng. Theo đó, vị thần Zeus tối cao trên đỉnh Olympic đã tạo ra một cơn mưa máu đỏ thẫm để cảnh báo một trận chiến lớn sắp xảy ra dưới trần gian.
Ngoài ra, một số tài liệu khác được tìm thấy trước Công nguyên cũng có nhắc đến sự hiện diện của hiện tượng này. Đến thời trung cổ, người ta vẫn tiếp tục chứng kiến những cơn mưa màu đỏ từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, niềm tin cho rằng mưa máu đem lại điềm gở cho nhân loại đã xuất hiện trong phần lớn cộng đồng người dân ở phía Bắc và Tây Âu. Giai đoạn hai năm 1348 – 1349 là thời kỳ đen tối ở Đức khi “Cái chết đen” hoành hành trên khắp mọi miền đất nước, và điều đặc biệt hơn khiến người ta phải quan tâm chính là sự xuất hiện của một cơn mưa máu kéo dài hơn 2 ngày.
Ngày nay, tại thời điểm mà khoa học và công nghệ đã phát triển vượt bật với khả năng ghi nhận chính xác hơn hiện tượng này thì mưa máu lại một lần nữa chứng minh sự tồn tại của nó với thế giới. Và sự kiện đặc biệt nhất có lẽ là trận mưa ở Kerela Ấn Độ.
2. Những trường hợp ghi nhận về mưa máu trên thế giới
Trận mưa “màu đỏ” tại Kerela, Ấn Độ
Vào ngày 25 tháng 7 năm 2001, những cư dân sống ở Kerela, Ấn Độ đã không thể tin vào mắt mình khi trong khu vực xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ chưa ai từng thấy. Đang vào đợt gió mùa nên những cơn mưa không phải là điều xa lạ với mọi người, thế nhưng cơn mưa hôm đó lại khác hẳn với mọi ngày.
ảnh mưa máu,bí ẩn chưa có lời giải,hiện tượng mưa máu,có thể bạn chưa biết
Toàn bộ lượng nước, những hạt mưa từ nhỏ đến lớn đều mang một màu đỏ thẫm như máu. Người dân vô cùng hoảng sợ và liên tục cầu nguyện các vị thần. Toàn bộ trận mưa kéo dài trong vòng 15 phút, và không ai bị thương hoặc có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. Thế nhưng, những trận mưa như thế cứ tiếp tục đến ngày 23 tháng 9 cùng năm.
Điều kỳ lạ là chỉ vài ngày trước đó, những người ở Kottayam và Idukki đã trông thấy những vệt sáng dài chớp nhoáng cùng âm thanh vang dội trên bầu trời. Theo miêu tả, đó như là một tiếng nổ lớn như phá mìn. Ngoài ra, một số nhân chứng kể lại nhiều cây cối xung quanh đã bị thiêu rụi một cách khó hiểu.
Trận mưa ở São Paolo và Rio De Janeiro
Ngày 30 tháng 8 năm 1968, một tờ báo của Brazil đã đưa tin về một cơn mưa “máu và thịt” xảy ra ở hai thị trấn nằm giữa São Paolo và Rio De Janeiro, hai thành phố nổi tiếng của đất nước. Dưới đây là một đoạn trích ngắn gọn từ bài báo:
“Một trận mưa kỳ lạ vừa xuất hiện ở gần São Paolo kèm theo những hiện tượng kỳ dị. Những miếng thịt đỏ nằm trơ trọi trên một khu vực trải dài khoảng vài kilomet, bên trên dính đầy dịch màu đỏ như máu, có chiều dài khoảng 5 – 20cm. hầu hết chúng có màu tím pha lẫn đỏ tía, những vũng nước màu đỏ có mặt ở khắp nơi. Bầu trời lúc ấy không trong, tuy nhiên không có dấu vết chứng tỏ có sự xuất hiện của chim thú hoặc máy bay bay ngang qua vùng này trước và sau sự kiện”.
Mưa máu ở Anh
ảnh mưa máu,bí ẩn chưa có lời giải,hiện tượng mưa máu,có thể bạn chưa biết
Ảnh minh họa.
Một trận mưa máu vừa được ghi nhận ở Anh ngày 10/4/2015. Đây không phải là lần đầu tiên nước này hứng chịu một cơn mưa kỳ lạ như thế. Người ta thậm chí đã quen dần với việc phải lau dọn, tẩy sạch những gì còn sót lại sau cơn mưa. Nhiều giả thuyết cho rằng cơn mưa ở Anh được gây ra bởi bụi từ sa mạc Sahara thổi tới kết hợp cùng nước mưa bình thường
Mưa máu ở Việt Nam
ảnh mưa máu,bí ẩn chưa có lời giải,hiện tượng mưa máu,có thể bạn chưa biết
Mới đây, một bức ảnh được đăng tải trên Facebook với nội dung đề cập đến một trận mưa máu xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên chúng ta được thấy hiện tượng này xuất hiện tại Việt Nam, vì thế rất nhiều người hiếu kỳ lẫn thích thú vẫn đang bàn tán về vấn đề này. Tuy nhiên, để xác định được bức ảnh trên có phải là thật hay không thì không ai dám khẳng định. Được biết, bức ảnh được chụp vào khoảng đầu năm 2015
4. Những giả thuyết
Có rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia đã cất công tìm hiểu về hiện tượng này. Và dĩ nhiên, mỗi người đều có một giả thuyết riêng cho riêng mình. Tuy nhiên, những giả thuyết sau đây đang là tâm điểm khiến dư luận phải đau đầu
ảnh mưa máu,bí ẩn chưa có lời giải,hiện tượng mưa máu,có thể bạn chưa biết
  • Một thiên thạch đã phát nổ ở đâu đó trong vũ trụ và bụi, đá của nó lại rơi xuống tầng bình lưu. Dưới sự cản trở của bầu khí quyển và tầng ozone cùng lực ma sát, những mảnh vỡ đó bị mài nhỏ thành bụi “đỏ” và được gió mang đi khắp nơi trên thế giới cho đến khi xuất hiện một cơn mưa. Tuy nhiên, làm thế nào mà mưa máu chỉ xuất hiện ở một vùng nhất định theo như nhiều báo cáo, khi mà gió đã mang bụi đi khắp nơi. Bản chất của lý thuyết này chính là việc mưa máu sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước thay vì chỉ ở một chỗ cố định
ảnh mưa máu,bí ẩn chưa có lời giải,hiện tượng mưa máu,có thể bạn chưa biết
  • Lý thuyết thứ hai cho rằng, đó không phải là bụi mà là một dạng bào tử có màu đỏ. Các nhà khoa học đã gửi một mẫu nước mưa đến Viện Nghiên cứu Bách thảo Nhiệt đới để xét nghiệm và họ công bố rằng các bào tử đã tách ra từ một loại Địa Y thuộc chi Trentepoliah. Tuy nhiên cho đến nay, người ta vẫn nghi ngờ lập luận này vì các nhà khoa học một mực không chịu công bố tên loại tảo và mẫu vật thử nghiệm
(Ảnh: fyrverkerida/flickr)
  • Vậy còn bụi sa mạc Ả Rập? Theo như đã đề cập ở trên, hầu hết mọi người ở Anh tin rằng trận mưa máu ở nước họ là do bụi từ Saharah thổi đến. Tuy nhiên, những mảng màu đỏ lợn cợn trong nước lại được chứng minh là một loại thực thể khác, chứ không phải là bụi như họ nghĩ.
  • Lý thuyết về những thực thể sống ngoài hành tinh của nhà khoa học Santhosh Kumar của Đại học Kottayam đã gây nên một cơn sốt trong cộng đồng những người quan tâm đến vấn đề này. Cả hai nhà vật lý học đã đề xuất rằng các tế bào màu đỏ lẫn trong nước là dạng thực thể sống phát tán trong khí quyển do các vụ nổ sao băng gây ra. Họ đã tiến hành một số xét nghiệm trên các hạt màu đỏ và công bố những phát hiện gây sốc như
– Kính hiển vi cho thấy đó là các vi sinh vật sống
– Những sinh vật “ngoài hành tinh” này sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ cao, khoảng 300 độ C
– Các vi sinh vật chuyển hóa trong một loạt các phương trình phức tạp giữa hệ vô cơ và hữu cơ
Những phát hiện này không nhất thiết chứng minh được rằng chúng là những vi sinh vật trên Trái Đất. Một thử nghiệm khác cho thấy sinh vật này không thể hiện được DNA trong bộ di truyền. Như bạn đã biết, các sinh vật sống trên Trái Đất đều có DNA và vì thế, sẽ dễ hiểu nếu như một sinh vật phát tán từ sao băng và không có DNA đích thực là có liên quan tới hệ sự sống khác ngoài Trái Đất
5. Câu chuyện chưa có hồi kết
Dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa thì các nhà khoa học của chúng ta vẫn đang nỗ lực hết mình để tìm ra lý do chính xác nhất cho hiện tượng trên. Tuy nhiên, để có được đáp án hoàn hảo nhất, có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đợi một khoảng thời gian dài và để mọi thứ tiếp diễn bình thường.
Theo Saimon TobiOhay TV.
Đăng tải với sự cho phép.

Xem tiếp...

KÝ ỨC CHÓI LỌI 21

(ĐC sưu tầm trên NET)


CHIẾN DỊCH LÊ HỒNG PHONG 11
(Tiến công, từ ngày 7 tháng 2 đến ngày 7 tháng 3 năm 1950)


Sau các chiến dịch Sông Thao, Lê Lợi và những trận tiến công của ta vào Yên Bình Xã, Nghĩa Đô (tháng 11 năm 1949), phòng tuyến Tây Bắc của quân Pháp bị phá vỡ một mảng lớn. Chúng phải rút quân ở một số vị trí tiền tiêu về Yên Bình Xã - Nghĩa Đô, rút Bảo Hà về Võ Lao, phạm vi chiếm đóng thu hẹp lại. Trong khi đó, cách mạng Trung Quốc đang phát triển thuận lợi, Giải phóng quân Trung Quốc đang ào ạt tiến xuống Hoa Nam, dồn tàn quân của Quốc dân đảng chạy xuống sát biên giới Việt - Trung và tản ra biển Đông. Quân Pháp ở tây bắc nước ta rất lo sợ trước diễn biến của tình hình quốc tế và sự hoạt động ngày càng mạnh của quân ta. Để đối phó với tình hình, chúng tăng cường cho phân khu Lào Cai hai đại đội Ta-bo (65 và 68) thuộc tiểu đoàn Ta-bo số 10, một số phân đội công binh, pháo binh và hai đại đội lính bảo an, đưa tổng số địch ở Lào Cai lên đến 1.000 quân. Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét. Bọn phản động địa phương cũng ngóc đầu dậy, chỉ điểm, đưa đường cho chúng lùng bắt cán bộ ta, đánh phá vào các vùng đồng bào người Giáy, Tày, Dao bên tả ngạn sông Hồng như Xuân Quang, Phố Lu, Thái Niên, v.v... Lực lượng vũ trang địa phương mới được củng cố tuy đã tiến bộ trưởng thành nhưng chưa đủ sức đánh tiêu diệt mà chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ chống càn, quấy rối địch.

Trước tình hình trên, nhận rõ tầm quan trọng của Tây Bắc, ngày 6 tháng 5 năm 1949, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị trong đó chỉ rõ nhiệm vụ: “Mở rộng căn cứ địa Tây Bắc của ta suốt từ bờ sông Thao đến sông Đà, phá vỡ phòng tuyến Yên Bình Xã, Bảo Hà, Nghĩa Lộ và cô lập tiểu khu Lào Cai của địch, để phá thế uy hiếp sau lưng Việt Bắc, củng cố bàn đạp tiến sang Thượng Lào. Tiêu diệt một phần sinh lực của địch, phá tan khối ngụy binh Thái trắng, để phá kế hoạch củng cố của địch, làm đà cho cuộc chuẩn bị tổng phản công...”.

Đầu năm 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị mở chiến dịch Tây Bắc. Bộ Tổng tư lệnh quyết định lấy tên là “Chiến dịch Lê Hồng Phong 1”. Mục đích của chiến dịch được Bộ Tổng tư lệnh đề ra là: “… Tối thiểu làm tan rã khối ngụy binh, tiêu diệt một số vị trí địch, lấy ảnh hưởng chính trị với quốc tế và nhân dân để nuôi dưỡng lực lượng ta. Tối đa là khôi phục lại Lào Cai mở thông đường quốc tế” 2.

Sẵn sàng phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa tiêu diệt tàn quân Quốc dân đảng nếu chúng tràn qua biên giới.

Địa bàn chiến dịch diễn ra trên hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Địa hình rừng núi là chủ yếu, xen giữa các dãy núi là cánh đồng lúa, làng mạc chạy dọc theo hai bên bờ sông Hồng từ bắc xuống nam. Tuyến giao thông quốc lộ 1 gồm cả đường bộ và đường sắt chạy dọc từ Lào Cai xuống Yên Bái về Việt Trì xuôi Hà Nội, là tuyến huyết mạch quan trọng nhất. Ngoài ra có các tuyến đường bộ liên tỉnh, liên huyện từ thị xã Lào Cai, thị xã Yên Bái, thị trấn Phố Lu, Bảo Hà, Văn Bàn, Nghĩa Đô... đi các huyện vùng cao. Dân cư trên địa bàn gồm nhiều tộc người thiểu số, ở các thị trấn đa số là người Kinh từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lên định cư lâu đời. Phần lớn nhân dân đã được giác ngộ cách mạng, một lòng ủng hộ kháng chiến. Một bộ phận bị địch mua chuộc làm tề, ngụy cho chúng. Thời điểm chiến dịch mở ra, phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn đang phát triển. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng địa phương, nhân dân đã huy động nhiều lương thực, thực phẩm và hàng ngàn dân công phục vụ chiến dịch.

Hướng chủ yếu của chiến dịch được xác định là Phố Lu, hướng thứ yếu là Nghĩa Đô. Phương châm là bộ đội chủ lực sẽ bao vây tiêu diệt cứ điểm bằng phương pháp cường tập, đồng thời kết hợp đánh viện, làm tan rã khối ngụy binh, tạo điều kiện cho bộ đội địa phương và dân quân du kích diệt tề, trừ gian, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc, khuếch trương thắng lợi, tiếp tục củng cố tổ chức đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và phong trào quần chúng, mở rộng vùng giải phóng. Trong đó quân và dân hai huyện Văn Chấn và Văn Bàn, tỉnh Yên Bái được giao nhiệm vụ nghi binh lừa địch ở Võ Lao (Văn Bàn).

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm trung đoàn 102 thuộc Đại đoàn 308 và trung đoàn 165, tiểu đoàn 11 Phủ Thông, tiểu đoàn pháo binh 40 của Bộ, 10 đại đội địa phương của các huyện, ngoài ra trong quá trình chiến đấu, được trên tăng cường trung đoàn 209.

Bộ chỉ huy chiến dịch: Chỉ huy trưởng: Bằng Giang; Chính ủy; Song Hào; Chỉ huy phó: Cao Văn Khánh; Tham mưu trưởng: Phạm Đức Hóa.

Công tác chính trị: Bộ chỉ huy mặt trận Tây Bắc và Bộ chỉ huy Đại đoàn 308 thống nhất chỉ định Ban công tác chính trị chiến dịch. Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch, công tác chính trị đã tập trung giải quyết các nội dung; Quán triệt nhiệm vụ quan trọng của chiến dịch tới bộ đội, nêu rõ khó khăn và thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ các đơn vị nỗ lực vượt qua. Chú trọng đặc biệt công tác địch vận, nhất là thành phần ngụy binh, ngụy quyền và cả lính Âu - Phi trên địa bàn chiến dịch. Xây dựng kế hoạch và phân công cán bộ nắm nhân dân và khôi phục chính quyền ở những vùng mới giải phóng. Phối hợp hiệp đồng giữa Bộ chỉ huy chiến dịch với Ủy ban kháng chiến Liên khu để huy động sức dân và lương thực, thực phẩm chuẩn bị chiến dịch và để tuyên truyền thắng lợi trong khu tự do, trong vùng mới giải phóng và trong vùng địch hậu. Giáo dục bộ đội về ý thức phòng gian, giữ bí mật quân sự. Cùng lúc với việc giáo dục, quán triệt nhiệm vụ: công tác chính trị đã phát động được tinh thần thi đua lập công giữa các đơn vị với nhau. Bộ đội vừa tích cực làm công tác chuẩn bị chiến đấu, vừa sáng tác thơ ca, báo tường, tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ hướng về nhiệm vụ, xây dựng được tinh thần phấn khởi, lạc quan, khắc phục khó khăn gian khổ khi luyện tập kỹ thuật, chiến thuật cũng như khi hành quân chiếm lĩnh, triển khai nhiệm vụ chiến đấu.

Công tác chuẩn bị chiến trường: Bộ chỉ huy chiến dịch đã tổ chức lực lượng quân báo, tham mưu các thành phần chỉ huy của các đơn vị đánh hướng chính và hướng phụ trực tiếp đi trinh sát thực địa, tiếp cận sát vị trí địch để nắm rõ địa hình quanh khu vực Phố Lu (hướng chính) và Nghĩa Đô (hướng phụ) về bổ sung kế hoạch chiến đấu và điều chỉnh nội dung luyện tập thực binh của bộ đội.

Công tác hậu cần: Ban quân nhu chiến dịch đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức dân chính đảng các địa phương Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái chuẩn bị được 378 tấn gạo, 20 tấn muối, dùng hàng trăm lần tàu thuyền của dân công vận chuyển theo dòng sông Hồng và sông Chảy đến các hướng tiến công của bộ đội. Đến gần ngày nổ súng mở màn chiến dịch (cuối tháng 1 năm 1950), ở hướng sông Chảy, gạo đã lên tập kết ở bến Cóc được 103 tấn, hướng sông Hồng, gạo lên tập kết ở Mậu A, Báo Đáp được gần 100 tấn. Số còn lại sẵn sàng lên thuyền, khi nổ súng sẽ vận chuyển tiếp. Về đạn, các đơn vị mang trên vai đủ cơ số quy định, còn đạn dự trữ chủ yếu là đạn súng trường, súng máy và một ít đạn cối tập kết ở kho Làng Cóc để bổ sung cho các hướng trong quá trình phát triển chiến đấu. Tóm lại đạn và gạo đã được dự trữ đủ để bộ đội chiến đấu dài ngày.

Cùng thời gian này, Bộ đã giao cho trung đoàn 174, tiểu đoàn 426 làm nhiệm vụ nghi binh trên hướng Cao Bằng và Lạng Sơn, đồng thời chuẩn bị chiến trường, khuếch trương chiến quả, sẵn sàng phân tán lực lượng ứng chiến chiến dịch. Mặt khác, Bộ sử dụng trung đoàn 36, hai tiểu đoàn độc lập 88 và 87, cùng bộ đội địa phương đề phòng địch ở hướng trung du, trọng điểm là Thái Nguyên đánh ra vùng tự do của ta; đẩy mạnh du kích chiến tranh, bảo vệ vụ chiêm, tích cực chuẩn bị chiến trường về mọi mặt để phối hợp, tạo hậu thuẫn cho Chiến dịch Tây Bắc - Lê Hồng Phong 1 thắng lợi.
_________________________________
1. Còn gọi là Chiến dịch Nghĩa Đô - Phố Lu.
2. Mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh mở Chiến dịch Tây Bắc (Lê Hồng Phong 1). Trong “Chỉ thị về nhiệm vụ tác chiến mặt trận Lê Hồng Phong” số 13/CT-63 ngày 25 tháng 2 năm 1950 của Bộ Tổng tham mưu có ghi: “... Nếu có điều kiện thuận lợi mới giải phóng thị xã Lào Cai”.






WWW



Trên hướng chủ yếu, trung đoàn 102 được tăng cường tiểu đoàn 11 và tiểu đoàn 40 pháo 75mm được giao nhiệm vụ tiêu diệt Phố Lu, một vị trí lớn do một đại đội Pháp và một đại đội lính khố đỏ cùng 80 lính dõng rất gian ác đóng giữ. Đây là cửa ngõ hiểm yếu trên con đường Việt Trì - Phú Thọ lên biên giới Lào Cai nên địch xây dựng kiên cố, bố phòng cẩn mật với hệ thống lô cốt, tháp canh, hàng rào. Chúng làm tường trình dày hai mét cao hai mét bao quanh thị trấn bố trí những hỏa điểm mạnh để ngăn cản ta tiến công. Cạnh căn cứ là một sân bay dã chiến. Viên chỉ huy phân khu coi Phố Lu là một vị trí bất khả xâm phạm.

Đây là trận đầu tiên ta đánh công kiên cấp trung đoàn, có sử dụng lực lượng pháo binh tập trung bắn cấp tập trước khi bộ binh xung phong và yểm hộ cho bộ binh phát triển chiến đấu.

Theo kế hoạch, tiểu đoàn phóng pháo 69, trung đoàn 102 sẽ bắn loạt mở màn; pháo binh từng khẩu bắn vào các mục tiêu được phân công; tiểu đoàn 79 được tăng cường một đại đội của tiểu đoàn 54 đảm nhiệm hướng đột kích chủ yếu, từ phía đông đánh vào thị trấn; tiểu đoàn 18 vượt sông sang bố trí đánh chặn viện và phối hợp đánh từ phía tây (phía sau) vào thị trấn; tiểu đoàn 54 (thiếu một đại đội) bố trí vòng ngoài bắn máy bay và làm lực lượng dự bị. Tiểu đoàn 11 sẵn sàng vào chiến đấu khi mũi đột kích chủ yếu của tiểu đoàn 79 gặp khó khăn.

Hướng thứ yếu đánh vào Nghĩa Đô do trung đoàn 165 và một số đơn vị bộ đội địa phương đảm nhiệm.

Đêm 7 tháng 2 năm 1950, khi hành quân vào vị trí chiếm lĩnh, một chiến sĩ quân báo để lộ. Các hướng, mũi tiếp tục hành quân vào triển khai chiến đấu, nhưng yếu tố bí mật bất ngờ đã mất, địch đề phòng, tăng cường tuần tiễu, sục sạo và canh gác.

Trên hướng Phố Lu, 17 giờ ngày 8 tháng 2, ta nổ súng tiến công, nhưng do hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh không chặt, sử dụng pháo binh chưa đúng (pháo bố trí phân tán, bắn rải rác không phá được tường trình, không diệt được hỏa điểm), nên mặc dù xung phong rất quyết liệt, nhưng tiểu đoàn 79 không đột phá được hai lô cốt số 1, số 2 và không đánh chiếm được khu đồn dõng. Đợt tiến công đầu tiên phải tạm ngừng.

Địch cho một đại đội tăng viện từ Lào Cai xuống. Tiểu đoàn 18 chặn đánh nhưng chỉ diệt được một số tên, số còn lại tháo chạy. Ta tiếp tục bao vây Phố Lu. Sang ngày 10, tiểu đoàn 54 vào thay tiểu đoàn 69, chia thành ba mũi xung phong quyết liệt, nhưng cả hai mũi của hai đại đội 267 và 269 đều bị hỏa lực địch ngăn chặn, ta thương vong nhiều mà không tiến lên được. Mũi của đại đội 273 do đồng chí Phúc Anh chỉ huy, được khẩu sơn pháo 65mm từ bên kia sông từng bước bắn yểm hộ chính xác, sau loạt đạn pháo, dãy nhà lính bốc cháy, hỏa lực địch rối loạn, đại đội tràn vào được trong đồn, diệt được một số hỏa điểm, nhưng sau đó bị địch tập trung hoả lực ngăn chặn nên cũng không phát triển được. Tình huống ngày càng khó khăn, trung đoàn phải ra lệnh lui quân.

Ngày 12, ta tiến công lần thứ ba. Lần này ta điều cả ba khẩu pháo của tiểu đoàn 40 do đồng chí Doãn Tuế chỉ huy, đồng chí Nguyễn Đình Ước làm chính trị viên về phía đông để tập trung bắn chế áp địch. Tiểu đoàn 11 do đồng chí Dũng Mã chỉ huy được lệnh vào chiến đấu. Trung đoàn hình thành hai hướng rõ rệt: Hướng chủ yếu từ phía đông đánh vào lô cốt số 1 và 2; hướng thứ yếu từ phía tây, sườn bên phải thị trấn vào diệt lô cốt số 3. Các hoả lực cối 81mm được tận dụng triệt để. Ngoài ra trung đoàn kiên quyết đem các cỡ súng trợ chiến bắn thẳng vào gần hơn nữa nhằm tập trung hỏa lực bịt lỗ châu mai, kịp thời yểm hộ cho bộ binh đột phá, xung phong. Đến 16 giờ 30 phút, sau bốn ngày vây hãm, ba lần tiến công ta chiếm được Phố Lu; phần lớn địch ở đây bị diệt, trong đó có đại úy đồn trưởng Gô-chi-ê (Gauthier), ta loại khỏi vòng (chiến đấu hai đại đội địch, số còn lại chạy về Lào Cai.

Trên hướng Nghĩa Đô, lượng thứ yếu của chiến dịch: 24 giờ ngày 27 tháng 2, tiểu đoàn 115 và một bộ phận của tiểu đoàn 542 bắt đầu nổ súng tiến công phân khu Nghĩa Đô. Nhưng do không giữ được bí mật nên cả ba lần tiến công đều không thành công. Sau đó ta chuyển sang bao vây. Ngày 24 tháng 2, địch tăng cường một tiểu đoàn biệt kích dù cho Nghĩa Đô. Ta tiếp tục bao vây, vị trí Nghĩa Đô bị uy hiếp mạnh. Ngày 10 tháng 3, địch buộc phải rút khỏi Nghĩa Đô về Bắc Hà.

4 giờ 30 phút ngày 9 tháng 2, một tiểu đoàn của trung đoàn 165 và một đại đội bộ đội địa phương tiến công địch ở Bản Lầu, địch ở đây phải rút chạy về Mường Khương. Ngay sau đó bộ đội chủ lực cùng bộ đội địa phương tiến hành vũ trang tuyên truyền, phá tề trừ gian, đánh tan hai trung đội địch từ Bản Phiệt sục sạo sang Bản Lầu. Trong 10 ngày (từ ngày 11 đến ngày 22 tháng 2), hai lần quân ta đánh lui quân địch từ Lào Cai, Bản Phiệt đến phản công định chiếm lại đồn Bản Lầu.

Ở Bắc Hà, ta vừa đánh vừa kêu gọi binh lính địch ra hàng, phá được đồn Nậm Núc và Nậm Lùng, tiếp nhận 107 hàng binh, một trung liên và 100 súng trường.

Ngày 20 tháng 2, tiểu đoàn 564 của trung đoàn 165 vòng qua biên giới đánh đồn Bát Xát nhưng không kết quả vì chuyển quân qua sông chậm.

Ở Trịnh Tường, nhờ làm tốt công tác địch vận, ta chiếm được đồn địch, thu toàn bộ vũ khí và lương thực.

Tại Bảo Thắng, sau khi diệt vị trí Phố Lu, ta bắn pháo vào đồn Làng Cù, địch sợ bỏ đồn chạy, nhưng sau đó chúng chiếm lại; đến 27 tháng 2, bộ đội địa phương tiến hành đánh đồn này, địch bỏ đồn rút chạy. Trước đó ngày 26, bộ đội địa phương san bằng đồn Bền Đền, giải phóng 3000 dân; hai xã Xuân Giao và Gia Phú được giải phóng hoàn toàn.

Phía Tả ngạn sông Hồng, trước sức ép về quân sự và hoạt động địch vận của ta, hai tiểu đội lính dõng ở bốt Làng Chì và Làng Nhò xã Xuân Quang cùng với số tàn quân từ Phố Lu chạy sang đã ra đầu hàng quân ta.

Phối hợp với chiến dịch Lê Hồng Phong 1, hai đại đội 96 và 97 bộ đội địa phương tỉnh Yên Bái và trung đội bộ đội địa phương của huyện Văn Bàn kiềm chế địch ở Ca Vịnh, Võ Lao và Phong Dụ, đã giải phóng một nửa xã Phong Dụ, một phần thôn Ba Xá và các làng Võ Lao của người H’mông và người Dao làng Cam Cọn xã Kèn Sơn.

Trước tình hình đó, địch vội vàng thả 200 quân dù xuống Võ Lao, tăng cường cho Lào Cai và bổ sung quân cho vị trí Pa Kha. Ngày 7 tháng 3, địch tăng cường phòng thủ. Nhận thấy sức chiến đấu của quân ta đã giảm sút vì thương vong nhiều, Bộ Tổng tư lệnh quyết định kết thúc chiến dịch.

Kết quả: Ta tiêu diệt bốn vị trí, bức rút năm vị trí khác, phá vỡ một phần phòng tuyến Tây Bắc của địch, uy hiếp Lào Cai, làm cho khối ngụy quân, ngụy quyền hoang mang và bắt đầu tan rã. Ta diệt 300 tên địch, bắt 34 tên, buộc ra hàng 157 tên; phá hủy một khẩu pháo, ba cối 81mm, một kho lương thực; thu ba đại liên, chín trung liên, một cối 60mm, 300 súng trường và tiểu liên; giải phóng 6.000 dân và một vùng đất rộng 2.000 km2.

Chiến dịch kết thúc nhưng không đạt được các mục tiêu đề ra. Hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh không chặt chẽ, sử dụng hỏa lực pháo binh quá phân tán, không tạo được áp lực khống chế để tạo thuận lợi cho bộ binh đột phá, hiệu quả về chiến thuật không đạt cho nên cả mục tiêu chủ yếu (Phố Lu) và thứ yếu (Nghĩa Đô) đều bị “sượng”, đợt 1 đánh trầy trật mấy ngày không được nhưng Bộ chỉ huy không kịp thời rút kinh nghiệm cho đợt 2. Mặt khác, Bộ chỉ huy chiến dịch chưa giải quyết thành công việc đánh viện binh và đánh địch rút chạy. Nghệ thuật chiến dịch trong chỉ đạo chiến thuật với từng trận đánh, nhất là trận then chốt còn thiếu linh hoạt và nhạy bén. Nhận thức về “thắng” và “bại”, về ưu và khuyết điểm của cả Bộ chỉ huy và bộ đội chưa đúng đắn để làm bài học cho các chiến dịch sau1
______________________________________
1. Trong bức điện ngày 20 tháng 3 năm 1950 của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi Ban chỉ huy mặt trận Lê Hồng Phong 1 đã chỉ rõ:
    “1- Ban chỉ huy mặt trận cần tự kiểm thảo nghiêm ngặt. Đứng trên quan điểm nào mà kiểm thảo? Đứng trên quan điểm đường lối chiến lược, chiến thuật của ta nói chung và nói riêng là chủ trương của Bộ trong lúc này.
    Đường lối ấy là: tiêu diệt sinh lực dịch, nghĩa là vừa tiêu diệt địch, vừa bồi dưỡng sức của ta, nghĩa là nhằm theo sự bồi dưỡng lực lượng ta sau chiến dịch mà kiểm điểm chứ không chỉ nhìn thấy sự thiệt hại của địch (... ).
    2- Trong trận Phố Lu, ta tiêu diệt được một thị trấn quan trọng của địch, thu được vũ khí, đạn dược, địch bị thiệt hại gần 100, nhưng ta bị hy sinh 100 chiến sĩ, trong đó có 11 cán bộ cấp trung đội và đại đội, bị thương 180, trong đó có 13 cán bộ.
    Vấn đề cụ thể là: Trước khi đánh Phố Lu, Ban chỉ huy ước lượng mức hy sinh như thế nào? Và nếu biết trước là phải hy sinh đến chừng ấy thì có quyết định đánh không?
    Nếu không ước lượng trước là khuyết điểm. Nếu ước lượng đúng rồi chủ trương đánh, cũng là khuyết điểm. Trong hai trường hợp, Ban chỉ huy đều phải thấy khuyết điểm của mình, nhất là trong lúc chiến thắng.
    3- Nhận khuyết điểm rồi mới tìm nguyên nhân.
    Nếu ước lượng mức hy sinh quá thấp thì tức là không hiểu địch, chủ quan về địch (... ).
    4- Nếu sự hy sinh tăng lên vì “bộ đội quá hăng”, hoặc vũ khí bắn sai, thì tức là khuyết điểm trong việc sử dụng vũ khí, trong việc phối hợp pháo binh và bộ binh (... ).
    5- Ban chỉ huy mặt trận Lê Hồng Phong có tự kiểm thảo theo tinh thần trên hay không?
        a) Thư đồng chí Song Hào: “Sự thiệt hại kể cũng hơi nặng, nhưng Phố Lu là một thị trấn, công sự của địch rất kiên cố, vào đến nơi mới thấy rằng lấy được đồn Phố Lu, mức hy sinh như vậy cũng chưa phải là nhiều”.
        b) Thư đồng chí Khánh về Phố Lu, nêu nhiều kinh nghiệm, nhiều nhận xét, mà không có nhận xét gì về tổn thất của ta. Theo thư ấy thì nếu địch còn tinh thần thì ta còn tốn máu nhiều.
        c) Thư đồng chí Bằng Giang: Tiêu hao nặng của ta không phải vì địch làm ta tiêu hao nhiều, mà chính vì tinh thần của anh em quá hăng nên mới xảy ra.
    Tự kiểm điểm như vậy là không nghiêm ngặt, là chỉ thấy ưu điểm mà không thấy khuyết điểm, thấy thiệt hại của địch mà không thấy thiệt hại của ta, cắt nghĩa mà không nhận khuyết điểm.
    Nhân tiện, tôi nhắc các đồng chí kiểm điểm trận Nghĩa Đô:
    1- Địch bị tiêu hao một số. Ta thu được 20 súng trường và tiểu liên, bị tiêu hao 32 súng trường, bốn trung và tiểu liên, 91 bị hy sinh và thất lạc, 202 bị thương (... ).
    2- Thế là thất bại hay không?
    Đồng chí Khánh cho rằng “không phải hoàn toàn thất bại”. Lúc kết luận cả hai mặt trận thì cho rằng kết qủa thực tế của ban đầu đã làm được bảy phần mười. Nhưng riêng ta thì mua hơi đắt.
    3- Trận Nghĩa Đô phải coi là một trận thất bại. Không nên vì địch rút, vì địch tiêu hao một số, vì gần đây dõng đầu hàng, mà không kiểm điểm nghiêm ngặt những khuyết điểm ở Nghĩa Đô.
    Và nếu làm lễ chiến thắng ở Nghĩa Đô thì trong việc khen thưởng từng chiến sĩ, hay từng đơn vị, không nên để cho cán bộ hiểu nhầm rằng trận Nghĩa Đô là một thành công (...)”.





WWW


CHIẾN DỊCH TRÀ VINH
(Tiến công, từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1950)


Trước sự phát triển lớn mạnh và sức tiến công của quân ta, trong hai năm (1948 - 1949) trên chiến trường chính Bắc Bộ, quân Pháp đang lâm dần vào thế bị động. Trên chiến trường Nam Bộ, cuối năm 1949, đầu 1950 quân ta hoạt động mạnh và liên tục, chiến tranh du kích phát triển rộng khắp khiến cho quân địch luôn bị tiêu hao, tinh thần mệt mỏi. Trước tình hình đó, thực dân Pháp ra sức bắt lính để tăng cường quân đội, xây dựng hệ thống đồn bốt xung quanh các thành phố, thị xã và trên các trục giao thông quan trọng; tập trung lực lượng mở các cuộc hành quân càn quét để mở rộng sự kiểm soát ra các vùng nông thôn; thực hiện âm mưu cắt đứt sự liên lạc giữa hai vùng đông và tây Nam Bộ của ta, tiêu diệt lực lượng du kích và chuyển một phần lực lượng quân chính quy ra tăng viện cho chiến trường chính Bắc Bộ.

Tại Trà Vinh, một tỉnh nằm trong vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, người dân tộc Khơ-me chiếm 80 phần trăm dân số, ngay từ ngày chiếm đóng, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc. Chúng ráo riết bắt lính và tổ chức tề ngụy ở nông thôn, hình thành một tổ chức mới gọi là “bảo an Miên”, lùa hầu hết thanh niên thậm chí có cả người già năm mươi tuổi trong vùng kiểm soát của chúng vào tổ chức này, thực hiện vũ trang không thoát ly, tạo thành lực lượng đông đảo tại chỗ để chống phá cách mạng. Chúng xây dựng ở Trà Vinh thuộc phân khu Sóc Trăng thành sáu tiểu khu: thị xã Trà Vinh, Cầu ngang, Cầu Cống, Trà Cú, Bắc Trang và Tiểu Cần. Sau chiến dịch tiến công Cầu Kè (12-1949) của ta, địch ở Trà Vinh ráo riết củng cố và xây dựng hệ thống cứ điểm dọc các trục giao thông và các vùng đông dân, tăng cường vũ trang cho lực lượng “bảo an Miên”, tuyên truyền kích động dân chúng để thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc, “Dùng người Miên diệt người Việt”.

Để phá hệ thống phòng ngự, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch và cầm chân không cho địch tiếp viện cho chiến trường Bắc Bộ, Bộ tư lệnh Nam Bộ quyết định mở chiến dịch Mùa xuân 1950 trên toàn chiến trường Nam Bộ, lấy tỉnh Sóc Trăng của Khu 9 làm hướng chính, các khu khác trong đó có Trà Vinh là hướng phối hợp (vì không gian chiến dịch “Mùa xuân 1950” trải rộng trên miền Tây Nam Bộ, nên ở trên mỗi hướng lại tổ chức một chiến dịch cụ thể, chủ trương này để tạo cho các hướng tinh thần chủ động đánh địch. Chiến dịch Trà Vinh là một trong những chiến dịch thực hiện theo chủ trương đó).

Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn Cổ Chiên và Bát Sác (nay gọi là Tiền Giang và Hậu Giang), có nhiều rạch lớn đổ ra biển như rạch Giăng, rạch Giốc, rạch Ông Bích, rạch Gia, rạch Cỏ, rạch Ba Động, rạch Láng Sắc, Cồn Lai, La Chỉ... Mỗi sông lớn (sông Tiền và sông Hậu) lại có nhiều vàm, sông Măng Thít nối sông Tiền và sông Hậu là tuyến giao thông thủy chiến lược, tàu lớn đi lại dễ dàng. Tóm lại hệ thống giao thông thuỷ thuận tiện cho ta khi vận chuyển nội địa, nhưng lại bất lợi khi vận tải liên tỉnh, nhất là khi địch dùng trực thăng và súng pháo trên tàu lớn khống chế.

Đường bộ có liên tỉnh lộ 70 (nay là quốc lộ 53) mặt đường trải nhựa, đây là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Vĩnh Long - Trà Vinh. Tỉnh lộ 6A nối Trà Vinh với thị xã Bến Tre. Tỉnh lộ 34 từ Trà Vinh đi Tiểu Cần. Tỉnh lộ 36 từ Trà Vinh qua Trà Cú sang Đôn Châu. Tỉnh lộ 37 nối huyện lỵ Tiểu Cần với huyện lỵ Cầu Kè. Tỉnh lộ 39 nối Cầu Kè với Trung Hiệp. Ngoài ra còn các tuyến đường liên huyện, liên xã tạo nên mạng lưới giao thông bộ thuận tiện.

Đường không, có sân bay thị xã Trà Vinh do Pháp xây dựng năm 1948. Từ đây, máy bay Đa-cô-ta, trực thăng cất cánh đi bắn phá và yểm trợ cho các cuộc hành quân càn quét của chúng.

Lực lượng địch ở Trà Vinh gồm hai tiểu đoàn bộ binh, một đại đội cơ giới, một đại đội pháo và một lực lượng bảo an Miên đông đảo. Chúng tổ chức biên chế thành hai bộ phận. “Bộ phận cơ động” gồm một đại đội bộ binh và một đại đội cơ giới, ngày thường đóng tại thị xã Trà Vinh với nhiệm vụ phản kích khi tác chiến phòng ngự và càn quét khi tiến công. “Bộ phận chiếm đóng” phân tán rải rác ở sáu tiểu khu và dọc trục đường giao thông. Mỗi tiểu khu có từ một trung đội đến một đại đội, trang bị từ một đến hai cối 60mm, hai đến bốn súng máy (trung, đại liên), còn lại là súng trường, tiểu liên và lựa đạn. Bộ phận này có nhiệm vụ kết hợp với bảo an Miên giữ gìn trật tự, bảo vệ giao thông, chiến đấu giữ vị trí khi đối phương tiến công. Công sự phổ biến xây bằng gạch, có hàng rào tre ở bên ngoài.

Căn cứ vào chủ trương của Bộ tư lệnh Nam Bộ, Bộ chỉ huy Khu 8 quyết định mở đợt hoạt động Trà Vinh (sau này tổng kết gọi là “Chiến dịch Trà Vinh”) để phối hợp với chiến dịch Sóc Trăng nhằm mục đích: Bao vây và đánh các tháp canh, bao vây cứ điểm để đánh địch tiếp viện, gây lại cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiếm, phá lực lượng “bảo an Miên”, đập tan âm mưu “dùng người Miên đánh người Việt” của địch.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm năm tiểu đoàn (307, 309, 308, 310 và 312)1 (thiếu hai đại đội) và một trung đội liên quân Miên - Việt.

Đồng chí Nguyễn Văn Quạn, Phó tư lệnh Khu 8 làm Chỉ huy trưởng chiến dịch; Nguyễn Đặng, Phó tư lệnh Khu 8, Nguyễn Hữu Xuyến, Chỉ huy trưởng liên trung đoàn 109 - 111 và Lê Văn Bông, Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Trà Vinh làm Phó chỉ huy chiến dịch2.

Phương châm tác chiến là: Đánh điểm diệt viện và vây điểm diệt viện. Tiến công quân sự kết hợp với địch vận, mật giao, tuyên truyền vũ trang để tạo thế mạnh từ đầu đến khi kết thúc chiến dịch.

Kế hoạch tác chiến: Chia thành ba đợt hoạt động; mỗi đợt từ năm đến sáu ngày, giữa hai đợt có một vài ngày củng cố, nghi binh và bổ sung kế hoạch.

Ý định chiến dịch: Phân tán lực lượng, chia khu vực hoạt động tác chiến cho các tiểu đoàn. Mỗi tiểu đoàn hoạt động độc lập trên một khu vực, đơn vị tác chiến chính là đại đội, nhưng tiểu đoàn phải áp dụng linh hoạt hình thức phân tán và tập trung để đạt được mục đích tác chiến, hoàn thành được nhiệm vụ.

Ở chiến dịch này, tuy chưa thành lập đảng bộ và cử đảng ủy, chưa có ban công tác chính trị, mọi mặt công tác chuẩn bị về quân sự chính trị, hậu cần đều do thủ trưởng quân chính trực tiếp chỉ đạo, nhưng trước chiến dịch, Bộ chỉ huy đã tiến hành chỉ đạo các đơn vị giáo dục nhiệm vụ, động viên tinh thần thi đua giết giặc lập công đối với bộ đội đồng thời tích cực làm công tác dân vận, cùng với lãnh đạo, chính quyền địa phương huy động được hàng nghìn ngày công phục vụ chiến dịch. Toàn bộ việc cung cấp, tiếp tế lương thực, thực phẩm, tải thương... đều do dân quân du kích và quần chúng nhân dân thực hiện. Trước và trong chiến dịch, công tác địch vận đã phát huy tác dụng làm tan rã tổ chức bảo an của địch, một số binh linh đã tình nguyện chạy sang hàng ngũ cách mạng.
__________________________________
1. Trong cuốn “Lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh 30 năm kháng chiến” Đảng ủy - BCHQS Trà Vinh, Nxb QĐND, 1998, trang 94 ghi: Lực lượng tham gia chiến dịch gồm có tiểu đoàn 307 cơ động của Khu 8, các tiểu đoàn 308, 310 và 312 cùng các đại đội địa phương quân tỉnh, du kích tập trung huyện, thị và công an.
2. Hồ sơ lưu trữ BTTM(T35(24)721.3) ghi rõ: Về tổ chức chỉ huy không thấy nói đến vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và của chính ủy, mà là một tổ chức thống nhất quân chính, không có tổ chức hậu phương riêng của quân đội mà tất cả mọi vấn đề: Cung cấp lương thực, tiếp tế, tải thương... đều do cơ quan đoàn thể địa phương đảm nhiệm.






WWW


Đợt 1 (từ Ngày 25 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4 năm 1950):

Phạm vi tác chiến chia thành ba khu vực hoạt động: Từ Giồng Lức - Hưng Hòa - Bắc Trang đến Đôn Châu do tiểu đoàn 307, 309 và một đại đội thuộc tiểu đoàn 312 đảm nhiệm.

- Khu vực Giồng Lức - Cầu Cống - Ba Cum do hai tiểu đoàn 308 và 310 (thiếu hai đại đội) đảm nhiệm.

- Khu vực Ba Cum - Đôn Châu - La Bang do tiểu đoàn 312 (thiếu một đại đội) đảm nhiệm.

23 giờ ngày 25 tháng 3, ta nổ súng1. Đến gần sáng 26 tháng 3, ta mới hạ được tháp canh Xà Lơn2, tước vũ khí và giải tán toàn bộ lính bảo an Miên ở hai sóc Xà Lơn và Cổ Chi. Các nơi khác chỉ tước được một phần vũ khí của bảo an Miên, còn phần lớn chúng chạy thoát. 9 giờ sáng 26 tháng 3, địch cho hai trung đội từ Tiểu Cần xuống thăm dò, đến ngã ba rạch Lớp gặp một bộ phận quân ta chặn đánh, địch chết 10 tên, bỏ lại một khẩu tiểu liên, số còn lại chạy về Tiểu Cần.

Ngày 27, địch đổ bộ 200 quân lên rạch Lớp. Cùng ngày, địch phái một tiểu đoàn bộ binh và một lực lượng cơ giới hình thành một mũi đánh vào đội hình ta đang bao vây Cầu Cống. Bộ chỉ huy kịp thời chỉ thị cho tiểu đoàn 307 và 308 tập trung đánh cánh quân này; đến tối ta hạ được năm tháp canh, thu toàn bộ vũ khí và giải tán số bảo an Miên của ba sóc.

10 giờ ngày 28, địch từ Giồng Lức tổ chức hai cánh quân, dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh đánh xuống Cầu Cống. Cánh 1 - tiểu đoàn 1 Âu - Phi của trung đoàn 6 tiến xuống đến giồng Cổ Chi lọt vào trận địa phục kích của tiểu đoàn 308. Ta nổ súng, địch chết và bị thương nhiều3, số còn lại quay chạy về Giồng Lức cố thủ.

Cánh 2 - một tiểu đoàn Ma-rốc tiến qua rạch Lớp đến rạch Te Te bị một bộ phận quân ta chặn đánh. Thấy cánh 1 bị diệt, cánh 2 không dám tiến vào Cầu Cống mà phân thành hai bộ phận tiến xuống Trà Trót (Tập Sơn) và ấp Ba (ngã ba Len) để chạy về Bắc Trang. Quân ta ở khu vực này bố trí quá phân tán nên không diệt được địch. Địch về đến giồng Bà Của - Cổ Rạng, bị một đại đội của tiểu đoàn 307 chặn đánh, chúng phải dừng quân, tổ chức phòng ngự chờ viện binh.

Ngày 29, địch thả 70 dù tiếp tế cho tiểu đoàn Ma-rốc. Ta xung phong lấy được ba dù, thu hai hòm đạn và một máy vô tuyến điện. Cánh quân Ma-rốc cố gắng phá vòng vây để trở về Bắc Trang. Địch cũng tiếp viện cho lực lượng ở Trà Cú 100 dù, sau đó cánh quân này tổ chức đánh ra; ta bố trí mỏng nên một trung đội bị tiêu hao nặng.

Ngày 30, địch được tăng viện nhưng chưa dám đánh ra. Quân ta bao vây và hạ được tháp canh Nomen, bức hàng địch ở tháp canh Trà Sót, tước khí giới và giải tán toàn bộ bảo an ở sóc Trà Sót. Quân địch ở Cầu Cống phối hợp với một bộ phận ở Trà Cú cùng 30 xe bọc thép tập trung ở Sóc Ruộng tiến đánh quân ta ở Đôn Châu. Bộ chỉ huy lệnh cho tiểu đoàn 310 chặn đánh. Sáng 1 tháng 4, cánh quân này nhờ có gián điệp chỉ điểm, khi tiến xuống đã phát hiện trận địa phục kích của ta. Trước tình thế bất lợi, ta quyết định nổ súng rồi xung phong, bắt được một số tù binh, số khác bỏ chạy, ta truy kích, nhưng do lực lượng quá ít, địch tập trung binh lực và cơ giới phản kích, đội hình quân ta rối loạn, địch đánh thẳng vào sở chỉ huy và giành lại số quân vừa bị ta bắt. Ta tiêu diệt một số tên. Tiểu đoàn 310 bị tiêu hao nặng. Ta chủ động kết thúc đợt 1.

Đợt 2 (từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 4 năm 1950):

Địch đã tăng cường một trung đội cho vị trí Cầu Ngang và tăng cường canh phòng tuần tiễu nên Bộ chỉ huy quyết định thay đổi kế hoạch không đánh Cầu Cống mà đánh giải phóng vùng Đôn Châu (có một cứ điểm và ba tháp canh). Tiểu đoàn 307 được giao nhiệm vụ diệt cứ điểm Đôn Châu và phối hợp với tiểu đoàn 309 diệt viện từ Hậu Giang đổ lên. Tiểu đoàn 308 và một đại đội của tiểu đoàn 310 diệt ba tháp canh. Tiểu đoàn 312 diệt tháp canh Mẽ Lánh và phục kích tàu địch trên sông Láng Sắt.

Địch ở Đôn Châu có hơn một trung đội (có sáu lính Pháp). Đêm 7 tháng 4, tiểu đoàn đào hào lấn vào tiếp cận địch rồi dùng xe trấu, chất củi xung quanh cứ điểm phóng hỏa đốt (hỏa công). Đốt hai đêm liền nhưng không kết quả vì địch dùng hoả lực bắn mạnh ngăn chặn ta tiếp cận.

Sáng 9 tháng 4, tiểu đoàn 308 hạ được một tháp canh, hai tháp còn lại địch sợ bỏ chạy về Cầu Cống. Cùng ngày, tiểu đoàn 310 đánh đắm một tàu chiến trên sông Láng Sắt. Ngày 11, địch dùng một tiểu đoàn có cơ giới và pháo binh đi cùng từ Cầu Ngang tiến xuống chi viện cho Đôn Châu. Bộ chỉ huy chỉ thị cho tiểu đoàn 307 ngừng đánh Đôn Châu, tập trung lực lượng đánh quân tiếp viện. Nhưng vì tiểu đoàn 307 bố trí quân quá phân tán, tập trung không kịp, chưa tổ chức chiến đấu xong thì địch đã đến sát trận địa phục kích. Tiểu đoàn vẫn cố gắng tổ chức đánh tan được bốn đợt xung phong, tiêu diệt được một số quân và xe cơ giới, buộc địch phải vòng qua cánh đồng trống để vào Đôn Châu.
________________________________
1. Ngày 24 tháng 8, trong khi bộ đội đang trên đường hành quân chiếm lĩnh trận địa thì Bộ tư lệnh Khu 8 nhận được chỉ thị của trên là ngừng hoạt động vì chiến trường chính Sóc Trăng chưa chuẩn bị xong. Nhưng vì thu quân không kịp lại sợ lộ hoạt động của bộ đội nên Bộ tư lệnh Khu 8 quyết định vẫn thực hiện kế hoạch tác chiến và chủ trương kéo dài đợt hoạt động để phối hợp với chiến trường chính.
2. Cách đánh tháp canh, vị trí địch: - Bộ đội ta dùng súng máy, súng trường bắn khía từng viên gạch ở lỗ châu mai, dần dần lỗ châu mai mở rộng thì bộ đội xung phong, ném lựu đạn vào.
    - Dùng xe chất đầy bao trấu đi trước, hai, ba người theo sau tiếp cận địch. Khi tiếp cận rồi thì bắn kiềm chế cho bộ đội vứt củi vào xung quanh tháp canh sau đó phóng hỏa, gọi là “chiến thuật hỏa công”.
    - Dùng bùi nhùi tẩm xăng, châm lửa rồi quăng lên nóc tháp canh khiến cho nóc tháp canh nóng bỏng. Đây là sáng kiến của chiến sĩ Nam Bộ ở những năm đầu kháng chiến, khiến cho quân địch rất sợ hãi.

3. Sách “Lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh...” ghi: Ta diệt 60 tên, có bảy sĩ quan; bắt 14 sĩ quan trong đó có Rous - quan tư chỉ huy tiểu khu Trà Vinh.





WWW


Đợt 3 (từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 5 lăm 1950).

Sau hai đợt tác chiến, đạn còn quá ít (trung liên 100 viên, súng trường 20 viên/khẩu); bộ đội đã mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút. Nhưng ngày 4 tháng 4, chiến dịch Sóc Trăng đã mở màn; để phối hợp với mặt trận chính, Bộ chỉ huy quyết định vượt mọi khó khăn, tiếp tục mở đợt 3, tác chiến trong phạm vi Cầu Kè, Mặt Bắt, Tiểu Cần. Phương châm là đánh nhỏ, tránh mũi nhọn của địch, kết hợp tác chiến với phá hoại, làm dân vận và địch vận.

Trong bốn ngày đêm, bộ đội phân tán từng trung đội, đại đội tiến hành bao vây các tháp canh, phum, sóc, kết hợp với kêu gọi binh lính địch trở về với nhân dân. Lực lượng dân quân được sự yểm trợ của bộ đội đã cắt đứt các tuyến giao thông Tiểu Cần - Trà Vinh, Tiểu Cần - Mặt Bắt và Tiểu Cần - Cầu Kè. Các trục đường này bị hoàn toàn tê liệt đã tạo cơ hội tốt cho bộ đội hạ được 11 tháp canh, giải tán được nhiều tổ chức bảo an và thu được nhiều vũ khí của địch.

Vào 21 giờ đêm 30 tháng 4, quân ta bao vây các bốt Sam Bua, Đông Ray, pháo kích sân bay Trà Vinh, tước vũ khí bảo an Bào Kiến, hạ lô cốt Lu Tu, chiếm bốt Hồ Kiếm. Dân quân du kích được sự hỗ trợ của công binh, phá các cầu Ô Chác, Huyền Hội; Bà Lãnh và phá lộ.

Ngày 1 tháng 5, hạ lô cốt An Bình tại vàm Bông Bót, hạ lô cốt Trinh Phụ trên đường Tiểu Cần - Mặt Bắt, đốt cháy lô cốt Đại Trường, Lò Ngò, Lâm Vồ và Sa Đô, hạ lô cốt Cầu Tre, Tha La, Đình Ông, bao vây tiến công mạnh các lô cốt Ban Chang, Ô Tà Rưng, giồng Cây Hẹ, Sóc Kha. Dân quân tràn vào phá các trục lộ giao thông, đột nhập Cầu Kè quấy rối. Trong ngày, phi cơ, pháo binh địch bắn dữ dội vào vùng Huyền Hội, Ô Đùng, Cầu Kè. Sau đó địch từ Ô Chát cắt đường ruộng xuống chi viện cho Tiểu Cần.

Ngày 2 tháng 5, địch cho phi pháo bắn phá vùng phụ cận và dùng 25 xe chở khoảng một tiểu đoàn thuộc trung đoàn RTA, thận trọng tiến quân xuống Tiểu Cần. Ngày 3 tháng 5, ta hạ lô cốt Ô Tà Rưng, đêm đến pháo kích Tiểu Cần, Cầu Kè. Dân quân khẩn trương phá lộ. Ngày 7 tháng 5, một tiểu đoàn bộ binh địch có 25 xe Cờ-ra-béc (Crabes) và phi pháo yểm trợ, càn vào Tân An - Hựu Thành bắn giết dã man. Đến 16 giờ 30 phút, ta chặn đánh gần chợ Thầy Phó xã Hựu Thành hạ ba xe Cờ-ra-béc. Hơn nửa giờ sau cánh quân của ta ở Ngã Chánh cấp tốc vận động đánh vào sườn đội hình địch. Chúng hoảng sợ rút về đồng Trà Mẹt, bỏ lại nhiều xác chết và vũ khí.

Trên các hướng kiềm căng địch: Ở Cầu Ngang, các lực lượng vũ trang và dân quân bao vây huyện lỵ, bức rút đồn Bến Giá, bao vây đồn Sóc Ruộng, địch phải chi viện một trung đội đến giữ. Du kích phá sập cầu Tân Lập, phá tuyến lộ từ Trà Vinh đi Cầu Ngang nhiều ngày. Trục lộ 70 từ Trà Vinh đi Vĩnh Long ta liên tục phá hoại. Ngay từ đầu chiến dịch ta đã đánh sập cầu Mỹ Huê, đốt cháy cầu Mây Tức, gỡ hết ván cầu Ba Sỉ... Suốt chiến dịch ta làm chủ lộ 70, địch chi viện phải dùng tàu đổ bộ lên Trà Vinh hoặc Tiểu Cần...

Ngày 7 tháng 5, Ban chỉ huy quyết định kết thúc chiến dịch1. Các đơn vị được lệnh hành quân về căn cứ. Quân địch tưởng ta chưa rút nên chúng dùng một tiểu đoàn cùng một đại đội cơ giới thọc sâu vào vùng hậu phương của ta. Địch tiến đến xã Hữu Thành bị tiểu đoàn 310 chặn đánh, bắn cháy ba xe lội nước, diệt toàn bộ số địch trên xe. Địch hoảng sợ bỏ chạy về Cầu Kè, bỏ lại hơn 30 xác chết và nhiều vũ khí.

Kết quả: ta đã diệt gần 700 tên địch, triệt hạ 30 tháp canh; bức rút sáu tháp canh khác; thu 240 khẩu súng và cơ bản đã xoá bỏ hệ thống tổ chức bảo an Miên của địch nằm trong thôn xóm.



Ta đã đạt được mục đích của chiến dịch đề ra; tiêu hao tiêu diệt sinh lực địch với số lượng tương đối lớn, hạ và bức rút được hệ thống tháp canh, giải tán được hệ thống tổ chức bảo an Miên và thu nhiều vũ khí của địch để tăng cường cho lực lượng ta. Chiến dịch Trà Vinh thắng lợi đã tạo thuận lợi và hỗ trợ trực tiếp cho chiến dịch Sóc Trăng - hướng đánh chính, mặt trận chính của Nam Bộ. Kết quả của chiến dịch vừa gây được thanh thế cho các đơn vị chủ lực, vừa động viên tinh thần giết giặc lập công của lực lượng vũ trang địa phương, gây được lòng tin lớn với quần chúng nhân dân; đồng thời đã làm hoang mang, rệu rã tinh thần và tổ chức của địch trong vùng, đặc biệt là lực lượng bảo an Miên.

Bộ tư lệnh Khu 8 đã “chọn chiến trường” đúng nơi địch vốn đã yếu lại bố trí phân tán, công sự phòng thủ sơ sài và gần sát hậu phương của ta. Về tổ chức chỉ huy, việc đưa thành viên trong ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh vào Ban chỉ huy chiến dịch đã thống nhất được các lực lượng tham gia chiến dịch, làm cho hành động giữa quân chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương luôn ăn khớp, tiêu biểu nhất là ở đợt 3, chủ lực bao vây và hạ tháp canh, lực lượng vũ trang địa phương thì phục kích và chặn cắt giao thông rất hiệu quả. Do đó, đã huy động được lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân tham gia phá hoại, tiếp tế, cung cấp lương thực, tải thương, v.v... Sử dụng lực lượng theo kiểu phân tán, phân phạm vi hoạt động cho từng tiểu đoàn, không có mục tiêu tập trung, không tổ chức lực lượng dự bị - cách tổ chức này ở tại thời điểm và chiến trường diễn ra chiến dịch là phù hợp, phát huy được tính chủ động của các đơn vị. Nhưng theo đó, cũng bộc lộ nhược điểm lớn là, không phát huy và đáp ứng được yêu cầu về chiến thuật của quân đội ta. Suốt chiến dịch ta chỉ vận dụng hình thức chủ yếu là phục kích và bao vây tháp canh, với lối đánh “hoả công” tuy đạt được mục đích nhưng thể hiện rõ tính chất “du kích chiến”, trình độ còn rất hạn chế của quân ta. Trong sử dụng lực lượng có lúc chưa phù hợp nên hạn chế đến hiệu suất chiến đấu (tiểu đoàn 308 có kinh nghiệm đánh cứ điểm lại không giao cho đánh Đôn Châu mà giao cho tiểu đoàn 307 là đơn vị giỏi đánh phục kích, nên đã không đánh được Đôn Châu). Mệnh lệnh của người chỉ huy trong nhiều tình huống còn chưa cụ thể rõ ràng, đơn vị thực hiện khó.

Các chính sách chiến trường (dân vận, địch vận, thương binh, tử sĩ...) cơ bản làm tốt, mang lại hiệu quả lớn cho chiến dịch. Nhưng có lúc, có nơi còn khuyết điểm: quân phiệt với dân quân, bản vị địa phương, một số thương binh bị tử vong vì chăm sóc không chu đáo, cá biệt có đơn vị đối xử không đúng chính sách với tù, hàng binh. Những khuyết điểm này ảnh hưởng xấu đến đơn vị và hạn chế thành tích của chiến dịch.
____________________________________
1. Sách “Lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh...” ghi: Chiến dịch Trà Vinh, quân ta đánh chiếm 22 lô cốt: Giồng Lức, Tua Thóc, Củ Chi, ngã Ba Trẹm, Sà Lơn, Sóc Ruộng, Nộ Men, Trà Sất Ngoài, Ba Cụm ngoài, Lộ Quẹo, Bà Nhì, kinh La Bang, chùa La Bang, Lu Tu, Đình Ông, Tha La, Hồ Kiếm, Lâm Vồ, Trinh Phụ, An Bình, Sư Độ, Cầu Tre; huỷ diệt hai lô cốt: Lò Ngò, Đại Trường; bức rút sáu lô cốt: Tra Suất trong, Ba Cụm trong, Lạc Sơn, Bến Giá, Cầu Xây, Mé Láng; bắn cháy một tàu, một sà lan, một xe bọc thép, sáu xe lội nước. Ta diệt và làm bị thương 650 tên (có năm quan hai chết). Bắt tù binh 125 tên; hàng binh 184; thu 43 súng (có hai cối 60mm, ba trung liên, 11 tiểu liên, ba Thom Sơn, một vạn viên đạn, 500 lựu đạn); ba máy vô tuyến điện và một máy phát điện; phá hư sáu cầu; đào 500m3 đường, đắp 230 mô, đốn ngả 1800 cây cản đường; cắt gần 2.000 mét dây điện...
    Ta hy sinh 22 Vệ quốc đoàn, 13 dân quân, bị thương 157 đồng chí, mất một cối 60mm, hai đại liên, hai trung liên và 12 súng trường.






WWW


CHIẾN DỊCH SÓC TRĂNG 1*
(Tiến công, từ ngày 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1950).


Sóc Trăng vựa lúa của miền Tây Nam Bộ nằm ở cuối lưu vực sông Hậu, sát biển Đông với ba cửa biển lớn tàu bè ra vào thuận tiện: cửa Trần Đề, Định An và Mỹ Thanh. Sóc Trăng là tỉnh đồng bằng châu thổ, không có rừng núi, chỉ có rừng chồi ngập mặn ven biển, có nhiều cù lao lớn như cù lao Dung, Phong Nẩm... Hệ thống kênh, rạch, sông chằng chịt, sông Bá Sắc với hai cửa lớn, tàu 10 vạn tấn có thể ra vào; sông Mỹ Thanh từ cửa biển Mỹ Thanh vào Cổ Cò, Vàm Lẻo đến trung tâm thị xã Bạc Liêu; sông Xanh Ta, kênh Quảng Lộ, Phụng Hiệp tàu hàng ngàn tấn đi lại dễ dàng. Đường bộ có quốc lộ 1 chạy giữa tỉnh nối liền từ Cần Thơ qua trung tâm thị xã Sóc Trăng đến Bạc Liêu, nối với các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và đường vành đai ven biển.

Nhân dân Sóc Trăng hơn một nửa là người Kinh, còn lại người Khơ-me chiếm hai phần ba và một phần ba là người Hoa kiều và những người có quốc tịch Pháp. Bởi vậy từ năm 1949 đến đầu 1950, thực dân Pháp vừa ra sức củng cố hệ thống đồn bốt tháp canh ở Sóc Trăng, vừa ráo riết xây dựng mạng lưới tề điệp, ngụy quân, ngụy quyền, các sóc Khơ-me vũ trang, tuyên truyền phản động để chia rẽ dân tộc, ra sức xây dựng địa bàn thành hậu phương vững chắc của chúng để có điều kiện đối phó với chiến trường Bắc Bộ ngày càng nóng bỏng, đối phó với thực trạng thiếu quân số nghiêm trọng của chúng.

Về phía ta, Trung ương chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên chiến trường toàn quốc và giành thế chủ động trên chiến trường Nam Bộ, mở các chiến dịch liên hoàn để phối hợp với chiến trường chính mở Chiến dịch Biên Giới. Thực hiện chủ trương đó, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Khu 9 quyết định mở Chiến dịch mùa Xuân và chọn Sóc Trăng làm chiến trường chính. Mục đích của chiến dịch là: Phá hậu phương, thu hẹp phạm vi kiểm soát của địch, phá âm mưu chia rẽ dân tộc của chúng; đồng thời tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, tích cực kiềm chế địch tại chỗ, không để chúng đưa quân ra Bắc Bộ. Khu vực mở chiến dịch là địa bàn ba huyện Châu Thành, Thạnh Trị và Kế Sách; hướng chủ yếu là huyện Châu Thành. Phương châm tác chiến là: đánh điểm, vây điểm để diệt viện, đồng thời với vũ trang tuyên truyền và phá hoại giao thông.

Lực lượng tham gia chiến dịch có tiểu đoàn 402 chủ lực của Khu và tiểu đoàn 404 chủ lực Nam Bộ, ba đại đội (1098, 1089 và 1094) thuộc liên trung đoàn 123 - 125, và lực lượng dân quân du kích của ba huyện Châu Thành, Thạnh Trị và Kế Sách và đơn vị Ít-sa-rắc. Lực lượng phục vụ chiến dịch có 7.000 dân công của hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Bộ tư lệnh Nam Bộ cử đồng chí Võ Quang Anh làm Tư lệnh chiến dịch, đồng chí Nguyễn Hoàn làm Chính uỷ. Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Sóc Trăng đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo địa phương đẩy mạnh hoạt động và phục vụ chiến dịch.

Bộ chỉ huy chiến dịch đã chia địa bàn thành ba mặt trận và phân công nhiệm vụ tác chiến cho từng đơn vị: Mặt trận A (mặt trận chính) tại huyện Châu Thành, do các tiểu đoàn 402, 404, đại đội 2006, trung đội du kích Châu Thành, đội biệt động và đại đội công binh đảm nhiệm. Mặt trận B tại huyện Kế Sách và một phần huyện Long Phú do các đại đội 1089, 1098, trung đội Ít-sa-rắc và dân quân du kích hai huyện đó đảm nhiệm. Mặt trận C tại huyện Thạnh Trị do đại đội 1094, trung đội du kích huyện Thạnh Trị và một bộ phận công binh đảm nhiệm.

Đêm 4 tháng 4, đại đội 3003 chủ lực Nam Bộ nổ súng tiến công đồn Bưng Tróp trên trục lộ An Thạch đi Bố Thảo, cách thị xã 12 ki-lô-mét, do một trung đội lính Khơ-me và hai chỉ huy Pháp đóng giữ. Ta nổ súng muộn nên không diệt được đồn, phải chuyển sang bao vây để chờ đến đêm hôm sau. Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 4, ta tiến công đến 3 giờ sáng thì địch đầu hàng. Ta bắt tù binh, thu vũ khí và san bằng đồn. Lực lượng chính trị và dân quân du kích chiếm tuyến Bưng Tróp làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng và truy bắt, giáo dục và giải tán lực lượng Khơ-me phản động ở đây.

Sáng 6 tháng 4, một đoàn xe quân sự chở khoảng một đại đội từ thị xã Sóc Trăng kéo theo một đại bác 90mm vào chi viện, vì đường sá dân quân ta phá nên chúng phải xuống đi bộ. 11 giờ, địch hành quân đến đoạn Bố Thảo - Mỹ Phước thì lọt vào trận địa phục kích của ta. Ta nổ súng diệt gọn và thu vũ khí (khẩu đại bác địch phá cụt nòng nên ta bỏ lại, ta thu 30 súng có một khẩu cối 60mm và một trung liên). Địch cho máy bay đến bắn phá trận địa. Ta vừa rút lui vừa bắn máy bay. Sau trận công đồn diệt viện đầu tiên giành thắng lợi, địch ở Sóc Trăng lo sợ không dám ra tiếp cứu phải xin Sài Gòn chi viện bằng máy bay. Nhiều phum, sóc, chùa chiền bị máy bay bắn phá hư hỏng. Chính quyền địa phương Châu Thành vẫn huy động 2.000 nhân dân ra phá các lộ Ba Rinh - Đông Dương, Xeo Gừa - Bố Thảo, Bố Thảo - Sóc Trăng, để ngăn cản việc di chuyển của địch.

Từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 4, lực lượng vũ trang đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền. Các tiểu đoàn được phân tán vào các xóm, chùa nói chuyện tuyên truyền cách mạng cho quần chúng nhân dân. Bộ đội địa phương huyện Châu Thành liên tục pháo kích các lô cốt trên tuyến lộ Đông Dương, phát loa kêu gọi, bức rút một số tháp canh. Ở huyện Kế Sách, Long Phú lực lượng vũ trang tiến công gỡ đồn Tập Rèn (Kế Sách) và một đồn ở Long Phú, thu toàn bộ vũ khí. Đại đội 1098 mở nhiều cuộc vũ trang tuyên truyền từ ngã ba An Trạch đi Vũng Thơm và trên tuyến lộ Chung Đôn sát thị xã Sóc Trăng. 1.500 dân quân huyện Kế Sách phá hoại tuyến đường Vũng Thơm - Kế Sách, Vũng Thơm - Trường Khánh. Đại đội 1089 tiến hành vũ trang tuyên truyền trên tuyến lộ Tân Hương đi Long Phú. Hàng ngàn đồng bào tham gia phá lộ Cái Oanh đi Long Phú.

Dân quân du kích huyện Thạnh Trị phá sập cầu Cà Lâm và phá banh lộ Cà Lâm đi Gia Hội. Đại đội 1094 tổ chức nhiều cuộc vũ trang tuyên truyền với đồng bào Khơ me ở Trà Cuôn - Thanh Phú.

Ngày 24 tháng 4, một đại đội thuộc tiểu đoàn 402 đánh đồn Xã Vì. Ngày 27 tháng 4, tiểu đoàn 402 đánh đồn Gióc-đan (Jourdan) đều không đạt kết quả.

Ngày 25 tháng 4, tiểu đoàn chủ lực Nam Bộ, có pháo 90mm yểm trợ, tiến công đồn Mỹ Phước. Sáng hôm sau, ngày 26 tháng 4, địch cho quân tiếp viện, ta phục kích đánh tiêu diệt một trung đội địch trên lộ Bố Thảo - Tam Sóc, thu một số vũ khí. Chiến dịch kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1950.

Kết quả: Ta diệt được đồn Bưng Tróp, loại khỏi vòng chiến đấu hơn một đại đội tiếp viện của địch, thu một pháo 90mm và một số súng đạn. Về quân sự ta không giành được thắng lợi trọn vẹn như mục tiêu chiến dịch đề ra, nhưng về chính trị ta đã giành thắng lợi rất lớn. Ta đã phá vỡ và thâm nhập được vùng mà địch vẫn cho là “bất khả xâm phạm”; bằng tuyên truyền vũ trang, ta đã đưa được tiếng nói của cách mạng, “tiếng nói kháng chiến” của “bộ đội Cụ Hồ” vào giác ngộ cho hàng vạn lượt đồng bào trong vùng đang bị địch kìm kẹp và chia rẽ. Từ đó, làm lung lạc tinh thần binh lính ngụy, thực hiện được ý định chiến dịch: căng kéo và kìm chân lực lượng của địch, không cho chúng mở rộng vùng chiếm đóng, bình định hậu phương và tiếp viện cho chiến trường Bắc Bộ. Cũng từ các cuộc vũ trang tuyên truyền, ta đã huy động được hàng nghìn quần chúng nhân dân tham gia phá đường, tiếp lương tải đạn phục vụ chiến dịch. Đây là thành quả lớn nhất của Chiến dịch Sóc Trăng 1.

Trong nghệ thuật chiến dịch ta còn bộc lộ nhược điểm là: Trong kế hoạch, chưa dự kiến hết khả năng đối phó bằng phi pháo của địch nên khi tình huống xảy ra ta rơi vào thế bị động, lúng túng và không tổ chức bắn trả được máy bay địch. Công tác nắm địch làm chưa tốt, lực lượng ta bố trí dàn trải, không tập trung vào những mục tiêu chính nên hạn chế đến kết quả của chiến dịch.
________________________________________
*.Lúc đầu lấy tên là Chiến dịch TOFACO (tổng phản công). Sau này đổi tên là “Chiến dịch Sóc Trăng 1”.
________________________________________
Xem tiếp...