Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

TIẾU LÂM KIM CỔ 135

(ĐC sưu tầm trên NET)
Thứ sáu, 1/7/2016 | 15:19 GMT+7
24h qua rss

Tại sao siêu mẫu tức giận khi xem lại ảnh chụp của mình  

Người đẹp đã vô cùng bất mãn và đòi gỡ bỏ bức ảnh nóng bỏng này chỉ vì một thiếu sót khó chấp nhận trên cơ thể.

Xem tiếp...

KÝ ỨC CHÓI LỌI 9

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào năm 1971

Ban Dong 1971 Trải qua 45  ngày đêm chiến đấu liên tục, quân và dân ta đã đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719″ của Mỹ – VNCH hòng cắt đứt tuyến vận chuyển chiến lược của ta từ gốc, thực hiện chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào diễn biến thành 3 đợt như sau:
A. Đợt 1 (từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1971) (xem sơ đồ 3): Địch điều động, triển khai lực lượng chuẩn bị bàn đạp tiến công. Ta cơ động lực lượng triển khai cơ quan chỉ huy và lực lượng chiến dịch, chuẩn bị chặn đánh địch:
1. Về phía địch:
Trong 9 ngày (từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1971), địch dùng máy bay C.130, máy bay lên thẳng và xe cơ giới cơ động 22 tiểu đoàn bộ binh và 7 tiểu đoàn pháo binh từ Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên ra khu vực Đông Hà, Ái Tử, Khe Sanh. (Xem phụ lục điều động lực lượng của địch).
Đến ngày 7 tháng 2 năm 1971, địch đã triển khai chiếm lĩnh bàn đạp tiến công như sau:
- Phía trước:
+ Sư đoàn dù (đủ 3 lữ đoàn 1, 2, 3) bố trí từ Làng Vây đến Ta-kut (sát Lao Bảo).
+ Liên đoàn 1 biệt động quân triển khai từ động Ta-púc đến động A-hai.
+ Trung đoàn 3 của sư đoàn 1 bộ binh từ An Lỗ, Hiệp Khánh ra đứng chân ở Khe Sanh.
+ Lữ đoàn 1 kỵ binh từ Khe Sanh lên Lao Bảo trong đó có 2 thiết đoàn triển khai trong đội hình của lữ đoàn 1 dù, hình thành chiến đoàn đặc nhiệm gồm lữ đoàn 1 dù và 2 thiết đoàn 11, 17.
+ Sở chỉ huy sư đoàn 1 bộ binh, sư đoàn dù, lữ đoàn 1 kỵ binh đóng ở Khe Sanh.
- Phía sau:
+ Quân Mỹ triển khai lữ đoàn 1 của sư đoàn 5 bộ binh cơ giới từ Đông Hưng Hóa về Tân Lâm làm lực lượng hỗ trợ trực tiếp cho quân VNCH trong cuộc hành quân.
+ Tiền phương bộ tổng tham mưu VNCH và sở chỉ huy sư đoàn thủy quân lục chiến ở Đông Hà (sau chuyển lên Khe Sanh).
+ Địch gấp rút thiết lập các căn cứ hậu cần lớn ở Tà Cơn, Sa Mưu; sửa chữa lại sân bay Tà Cơn để máy bay C.130 có thể hạ cánh được.
- Phía Tây:
+ Trong thời gian này, quân ngụy Lào cũng nống ra Pha-lan và Phu-đô-tua để phối hợp với cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Đường 9.
+ Địch tăng cường các hoạt động biệt kích, thám báo, trinh sát nắm tình hình, phát hiện ta; oanh tạc các trục vận chuyển chiến lược, các trọng điểm.
2. Về phía ta:
Ta khẩn trương hoàn thành các mặt công tác chuẩn bị để sẵn sàng đánh địch, bảo vệ đường vận chuyển chiến lược và kho tàng.
- Các lực lượng thuộc đoàn 559 tiếp tục kế hoạch chấn chỉnh về tổ chức, bổ sung nhiệm vụ để nhanh chóng phù hợp với yêu cầu chiến đấu trực tiếp: trang bị thêm súng đạn; rút bớt cán bộ, nhân viên cơ quan ở các binh trạm và kho ra để tổ chức thêm lực lượng chiến đấu; huấn luyện diễn tập theo phương án tác chiến; tăng thêm lực lượng phòng không để bảo vệ tuyến vận chuyển; tổ chức di chuyển sơ tán các kho tàng, chuyển hàng tránh xa các trọng điểm có thể đánh phá.
- Tổ chức các chốt chặn ở các khu vực Cô-rôc, Cô-bôc, điểm cao 660,…
- Các đơn vị chủ lực của binh đoàn 70 và sư đoàn 2 căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến đã được phân công, lần lượt vào vị trí quy định. Một bộ phận lực lượng khẩn trương chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, sẵn sàng đối phó với địch ngay, đề phòng địch có thể đánh ra trước hoặc trong khi ta đang triển khai đội hình chiến dịch.
- Trung đoàn 24 của sư đoàn 304 đảm nhiệm chốt ở điểm cao 351, cầu Cha Ki trên trục Đường 9 để ngăn chặn địch từ Lao Bảo lên Bản Đông.
- Các lực lượng của B5 cũng gấp rút triển khai bám địch và tích cực đánh địch. Từ ngày 4 tháng 2 năm 1971 đã có trận pháo kích đầu tiên và tiếp sau đó ta đã đánh nhiều trận phục kích vào quân Mỹ, VNCH đang cơ động trên đoạn đường Bộng Kho, Đầu Mầu, tập kích vào đội hình lữ đoàn 1 của sư đoàn 5 bộ binh cơ giới Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ phía sau cho VNCH ở các khu vực Kẽ Sóc, Ba lào, Bộng Kho.
-Các lực lượng vũ trang ở miền Bắc, nhất là ở quân khu 4, đã nâng thêm một bước trình độ sẵn sàng chiến đấu toàn diện, quyết tâm đánh và tiêu diệt địch tại chỗ nếu chúng liều lĩnh tiến công ra quân khu 4 để phối hợp với chiến trường Đường 9 – Nam Lào.

Chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào năm 1971

Ban Dong 1971 B. Đợt 2 ( từ ngày 8 tháng 2 đến ngày 11 tháng 3 năm 1971). Địch tiến công đánh chiếm Bản Đông, tiếp tục kế hoạch phát triển lên Sê-pôn. Ta ngăn chặn địch từng bước, chặn đứng địch ở Bản Đông, phản đột kích bẻ gãy cánh Bắc, đánh thiệt hại cánh Nam, cơ động lực lượng phòng giữ Sê-pôn, tích cực chuẩn bị điều kiện để chuyển sang phản công lớn toàn mặt trận.
Đợt này có thể chia thành 2 bước:
1. Bước thứ nhất (từ ngày 8 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 1971).
Địch tiến công chiếm được Bản Đông và hình thành được 2 cánh bảo vệ sườn Nam và sườn Bắc. Ta tập trung bẻ gãy cánh Bắc, kiềm chế cánh Nam, chặn đứng được cảnh chủ yếu ở Bản Đông, hình thành thế bao vây chiến dịch.
a. Ngày 8 tháng 2 năm 1871, địch mở đầu cuộc tiến công vượt biên giới Việt-Lào, với 6 trung đoàn (lữ đoàn) VNCH, bằng 3 cánh:
- Cánh chủ yếu gồm lữ đoàn 1 dù và 2 thiết đoàn 11, 17 tổ chức thành chiến đoàn đặc nhiệm, tiến công theo trục Đường 9 bằng cơ giới và thiết giáp.
- Cánh bảo vệ sườn Bắc gồm lữ đoàn 3 dù và liên đoàn 1 biệt động quân, cơ động bằng máy bay lên thẳng, đổ quân chiếm các điểm cao và thiết lập các căn cứ hỏa lực sau đây:
+ Tiểu đoàn 39 biệt động quân chiếm điểm cao 500.
+ Tiểu đoàn 21 biệt động quân chiếm điểm cao 316 Bắc Làng Sen.
+ Tiểu đoàn 2 dù chiếm điểm cao 655 lập căn cứ hỏa lực 30.
+ Tiểu đoàn 3 dù và lữ đoàn bộ lữ đoàn 3 dù chiếm điểm cao 543, 456, lập căn cứ hỏa lực 31 ở điểm cao 543.
- Cánh bảo vệ sườn Nam do trung đoàn 1 và trung đoàn 3 của sư đoàn 1 bộ binh đảm nhiệm.
Trung đoàn 3 của sư đoàn 1 bộ binh đổ quân chiếm khu vực Cô-bôc, các điểm cao 619, 537.
Trung đoàn 1 của sư đoàn 1 bộ binh đổ quân chiếm các điểm cao 550, 523, 540.
b. Ta chủ trương tích cực ngăn chặn làm chậm bước tiến của địch tiêu hao tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, vừa đánh địch vừa bảo vệ kho tàng, giao thông vận chuyển, kiên quyết chặn địch ở Bản Đông; nhanh chóng cơ động lực lượng, tập trung lực lượng tiêu diệt địch, bẻ gãy cánh sườn Bắc của chúng, đồng thời điều sư đoàn 324 của Trị Thiên tăng cường cho phía Nam, kiên quyết chặn địch, không cho chúng tiến xuống Sa-đi-Mường Noọng.
c. Diễn biến và kết quả thực hiện bước 1 như sau:
- Tại khu vực phía Bắc:
Trong ngày 8 tháng 2 năm 1971, lực lượng tại chỗ đã bắn rơi nhiều máy bay lên thẳng của địch. Riêng tại cầu Cha ki trong 2 ngày (11 và 12 tháng 2) đã hạ được 30 máy bay lên thẳng. Kết hợp với lực lượng tại chỗ, các đơn vị chủ lực của binh đoàn 70 đã kịp thời cơ động đến thực hành phản đột kích tiêu diệt đich.
+ Trung đoàn 88 của sư đoàn 308 ngay từ đầu đã bám sát địch và tiến tới đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 21 biệt động quân ở điểm cao 316 Bắc Làng Sen. Tập kích tiểu đoàn 39 biệt động quân ở điểm cao 500.
+ Trung đoàn 64 của sư đoàn 320 ngày 13 tháng 2 diệt 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 6 dù ở điểm cao 456, diệt 300 tên, bắt 8 tên.
+ Trung đoàn 102 của sư đoàn 308 từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 2 năm 1971 đã bao vây diệt gọn tiểu đoàn 39 biệt động quân ở điểm cao 500.
+ Trung đoàn 64 của sư đoàn 320 được tăng cường xe tăng và pháo binh, tác chiến hiệp đồng binh chủng diệt lữ đoàn bộ lữ đoàn 3 dù, tiểu đoàn 3 dù và tiểu đoàn pháo binh ở điểm cao 543, diệt 370 tên, bắt sống 137 tên, thu 10 khẩu pháo.
+ Tiếp sau đó, trung đoàn 36 của sư đoàn 308 phối hợp với một bộ phận của trung đoàn 64 của sư đoàn 320 cùng với xe tăng và pháo binh liên tiếp tiến công tiêu diệt thiết đoàn 17 và tiểu đoàn 8 dù từ Bản Đông lên định chiếm lại điểm cao 543.
Đến cuối ngày 3 tháng 3 năm 1971, ta đã căn bản bẻ gãy hoàn toàn cánh bảo vệ sườn Bắc của địch, tiêu diệt được lữ đoàn 3 dù, thiết đoàn 17 và đánh thiệt hại một bộ phận lớn của liên đoàn 1 biệt động quân.
Như vậy là ở cánh phía Bắc, sau khi đổ quân chiếm các điểm cao, địch đã lần lượt bị ta vây hãm ngăn chặn, bị diệt từng đơn vị, buộc chúng ở Bản Đông (cánh Đường 9) phải đưa lực lượng lên phản kích cứu nguy mà vẫn không cứu vãn được tình thế. Kế hoạch tiến quân lên Sê-pôn của địch không thực hiện được.
- Tại khu vực phía Nam:
Ngay từ ngày đầu, các chốt của lực lượng tại chỗ của các binh trạm đã phát huy tác dụng đánh địch đạt kết quả tốt: chốt Cô-bôc với 1 tiểu đội bộ bin và 6 khẩu 12,7 ly đã bắn rơi 6 máy bay lên thẳng, diệt 1 đại đội bộ binh địch; lực lượng chốt ở điểm cao 550 với 5 khẩu 12,7 ly cũng bắn rơi 6 máy bay lên thẳng và đánh thiệt hại nặng 1 đại đội bộ binh khác.
Sau đó, sư đoàn 324 (thiếu) đã nhanh chóng cơ động đến tăng cường lực lượng và triển khai chiến đấu được ngay. Trong 2 ngày (27 và 28 tháng 2 năm 1971), 2 trung đoàn của sư đoàn 324 đã đánh và diệt gọn tiểu đoàn 2, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 3 đều thuộc trung đoàn 3 của sư đoàn 1 VNCH.
Nhờ lực lượng tại chỗ tích cực bám địch, tác chiến ngăn chặn kết hợp với đòn đánh tập trung của chủ lực, ta đã hạn chế được hoạt động lùng sục của địch phá hoại hành lang vận chuyển kho tàng của ta, đẩy lùi được mũi tiến công và đánh thiệt hại cánh phía Nam của chúng.
- Tại khu vực chủ yếu trên trục Đường 9:
Trong 2 ngày (8 và 9 tháng 2 năm 1971), các lực lượng chốt chặn đã kết hợp chặt chẽ giữa hỏa lực pháo binh với xung lực đánh địch từng bước, tiên hao tiêu diệt địch. Riêng lực lượng cao xạ của đoàn 559 đã bắn rơi 50 máy bay lên thẳng; trung đoàn 24 giữ chốt 351 trên trục Đường 9 đã đánh và bẻ gãy nhiều đợt tiến công bằng cơ giới của địch.
Ngày 10 tháng 2 năm 1971, kết hợp với hỏa lực phi pháo, chiến đoàn đặc nhiệm tiếp tục tổ chức tiến công bằng nhiều mũi, đồng thời sử dụng tiểu đoàn 9 dù đổ bộ bằng máy bay lên thẳng. Đến 16 giờ 00 ngày 10 tháng 2, địch vào chiếm được Bản Đông (so với kế hoạch của chúng đề ra chậm hơn 2 ngày).
Từ sau ngày 10 tháng 2 trở đi, thực hiện quyết tâm chiến dịch, một mặt sử dụng lực lượng vây chặn địch tại Bản Đông, kiến quyết không cho chúng phát triển lê Sê-pôn bằng lực lượng của thê đội 1; mặt khác ta tiếp tục tổ chức đánh địch, cắt đứt Đường 9 đoạn Lao Bảo – Bản Đông.
Cùng với hoạt động tích cực ở cánh Bắc và cánh Nam, ta đã chặn đứng được địch ở Bản Đông, tiêu hao, tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.
Ngày 26 tháng 2 năm 1971, sau khi lữ đoàn 3 dù căn bản bị tiêu diệt, địch phải củng cố lại sư đoàn dù, tổ chức thành 2 lữ đoàn gồm 7 tiểu và 1 tiểu đoàn trực thuộc, chuyển nhiệm vụ của sư đoàn dù từ chỗ là lực lượng chủ yếu để phát triển lên Sê-pôn, thành lực lượng phòng giữ Bản Đông và giải tỏa Đường 9 khỏi áp lực chia cắt của ta. Ngày 28 tháng 2, địch sử dụng lữ đoàn 2 dù (vốn là lực lượng dự bị của sư đoàn dù), 2 thiết đoàn 4 và 7 (vốn là lực lượng theo kế hoạch dự tính để phát triển lên Sê-pôn) để tăng cường cho thê đội 1 bảo vệ Đường 9 đoạn Lao Bảo – bản Đông.
Như vậy là tại hướng chính cho đến này 3 tháng 3 năm 1971, ta đã chặn đứng được địch ở Bản Đông, không cho địch tiến lên Sê-pôn với lực lượng thê đội 1 của chiến dịch, bảo vệ được đường vận chuyển chiến lược của ta thông suốt.
- Tại khu vực phía Đông:
Các lực lượng của B5 ngày càng đánh địch dồn dập hơn bằng nhiều trận phục kích giao thông đường bộ, đường sông; bằng những trận pháo kích và tập kích vào các căn cứ hậu cần, sở chỉ huy của địch ở Khe Sanh, Sa Mưu, Đông Hà, Ái Tử, v.v… gây nhiều tổn thất về sinh lực và về phương tiện chiến tranh của Mỹ, VNCH.
- Tại khu vực phía Tây:
Ta và Bạn lần lượt đánh thiệt hại nặng quân ngụy Lào ở Phu-đô-tua, ở Pha-lan, bức chúng phải rút chạy về Đồng Hến.
Tóm lại, trong bước này các lực lượng tại chỗ phát huy tốt tác dụng ngăn chặn, hạ máy bay, diệt cơ giới; nhiều phân đội đã đánh có hiệu suất cao, Binh đoàn 70 và sư đoàn 324 đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, ngăn chặn từng bước và chặn đứng được địch ở Bản Đông, không cho địch tiến lên Sê-pôn bằng lực lượng thê đội 1 chiến dịch; phản đột kích mạnh mẽ bẻ gãy hoàn toàn cánh Bắc của địch, đánh thiệt hại nặng cánh Nam, triển khai được đội hình chiến dịch để hình thành thế bao vây địch rất chắc.
Tất cả các lực lượng của địch triển khai trong cuộc hành quân đều bị đánh cả ở phía trước cũng như phía sau. Kế hoạch hành quân của địch đã bị đảo lộn; địch buộc phải điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh lực lượng.
2. Bước thứ hai (từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 3 năm 1971).
Địch củng cố phòng thủ ở Bản Đông, chúng sử dụng thê đội 2 chiến dịch tiếp tục kế hoạch tiến công Sê-pôn với mục tiêu hạn chế. Ta bảo vệ Sê-pôn, bảo đảm an toàn tuyến vận chuyển chiến lược, tích cực đánh địch, điều động lực lượng bao vây chia cắt địch, chuẩn bị điều kiện để thực hành phản đột kích lớn tiêu diệt lực lượng chiến dịch của địch.
a. Trong bước 1, địch bị bất ngờ vì chủ lực ta xuất hiện sớm ngoài dự kiến của chúng, lại bị đánh thiệt hại nặng ngay từ đầu, nên chúng rất hoang mang lúng túng. Nhưng để vớt vát ảnh hưởng về chính trị, địch tiếp tục thực hiện ý định đổ quân lên Sê-pôn với mục đích phô trương và nghi binh để rút quân.
Để thực hiện ý định trên, địch buộc phải đưa thê đội 2 chiến dịch (sư đoàn 1 bộ binh) thay cho sư đoàn dù bị thiệt hại nặng) vào chiến đấu trong một thế chiến dịch rất bất lợi, do đó bộc lộ thêm sai lầm mới.
- Ở cánh phía Nam: Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 3 năm 1971, địch dùng máy bay lên thẳng đưa bộ phận lớn sư đoàn 1 bộ binh nhảy cóc từ Cô-bôc lên đổ bộ xuống dãy điểm cao 660, 723, Phu Rệp, Phu Om, ở Nam Đường 9; dùng lực lượng của sư đoàn thủy quân lục chiến thay thế cho sư đoàn 1; đưa lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến từ Khe Sanh lên chiếm các điểm cao 550, 540, 532; đưa lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến từ Tích Tường đổ quân chiếm khu vực điểm cao 371, Đông dãy Phu-cô-bôc. Hai lữ đoàn thủy quân lục chiến này, sau khi đến vị trí đã hành động rất tiêu cực, chỉ củng cố phòng thủ tại chỗ.
Sau khi tạo được bàn đạp, địch sử dụng 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2, sư đoàn 1, đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống Đông Bắc Sê-pôn. Theo kế hoạch, 2 tiểu đoàn này định bí mật luồn vào Sê-pôn, tiếp đón các phóng viên báo chí cũng cơ động bằng máy bay lên thẳng đến, tổ chức họp báo tuyên bố là đã chiếm được Sê-pôn. Nhưng vì hốt hoảng trước áp lực của ta, bọn nhà báo không dám lên Sê-pôn, 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2 của sư đoàn 1 cũng chỉ mới đến cách Sê-pôn 1 km đã vội vã rút lui, vượt qua phía Nam sông Sê-pôn sát nhập vào bọn địch ở điểm cao 748.
- Ở cánh Đường 9: Sư đoàn dù đã chuyển sang thế phòng thủ giữ Bản Đông, ngăn chặn sự tiến công của ta từ Bắc xuống và ra sức giải tỏa Đường 9. Địch tung lữ đoàn 2 dù liên tiếp đánh vào các điểm chốt 351, 311, 400B, nhưng các mỹi này lần lượt bị bẻ bãy. Địch chiếm được một phần của chốt 351, nhưng Đường 9 vẫn bị cắt triệt để hơn và vòng vây của ta vào Bản Đông ngày càng áp sát.
Một cánh quân địch từ Bản Đông theo Đường 9 đánh lên Sê-pôn để phối hợp với 2 tiểu đoàn của trung đoàn 2 sư đoàn 1, nhưng cũng bị ta chặn đánh không tiến lên được.
b. Về phía ta, ta chủ trương kiên quyết chặn không cho địch lên Sê-pôn, mặt khác tích cực đánh địch, sử dụng lực lượng lớn hình thành bao vây chia cắt địch để chuẩn bị điều kiện đánh đòn tiêu diệt quyết định của chiến dịch, tập trung tiêu diệt lực lượng sư đoàn 1 bộ binh ở Nam Đường 9 là nơi sơ hở nhất của địch; tiêu diệt lực lượng thủy quân lục chiến ở điểm cao 550, 532, ngăn chặn không cho địch tiến xuống Sa-đi – Mường Noọng.
Thực hiện chủ trương trên, ta đã điều trung đoàn 64 của sư đoàn 320 lên phía Tây để tăng cường giữ Sê-pôn; điều trung đoàn 66 của sư đoàn 304 nhích đội hình về phía Tây vừa làm dự bị cho sư đoàn 2 vừa làm dự bị chung cho hướng Bản Đông; sử dụng sư đoàn 2 (thiếu trung đoàn 31) để tiến công tiêu diệt sư đoàn 1 bộ binh của địch; sử dụng sư đoàn 324 (thiếu trung đoàn 2) tiến công tiêu diệt lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến; sử dụng 3 trung đoàn: trung đoàn 2 của sư đoàn 324, trung đoàn 102 của sư đoàn 308 và trung đoàn 24 của sư đoàn 304 để cắt Đường 9 đoạn Lao Bảo – Bản Đông và đánh địch từ Lao Bảo về Hướng Hóa; sử dụng sư đoàn 308 để chuẩn bị tiêu diệt địch ở Bản Đông sau khi sư đoàn 2 diệt xong sư đoàn 1 bộ binh của chúng. Pháo binh chiến dịch được sử dụng tập trung để đánh Bản Đông, Lao Bảo, Khe Sanh.
Phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại chỗ, các đơn vị chủ lực được phân công đã tích cực kịp thời đánh địch và đạt kết quả tốt.
Ở cánh Nam: Khi địch đổ quân xuống chiếm dãy điểm cao Nam Đường 9, chúng đã bị các lực lượng tại chỗ diệt 8 đại đội, bắn rơi 40 máy bay lên thẳng, chặn đứng không cho địch chiếm các điểm cao Phu Ta Păng (639 và 229), bao vây áp sát địch ở các điểm cao 478, 923, 550, 532.
Ở Đường 9: Các trung đoàn 24 và 102 kiên cường bám giữ chốt kết hợp cơ động đánh địch giải tỏa diệt trên 300 tên, phá hủy nhiều xe tăng thiết giáp.
Ở Bản Đông: Các lực lượng bộ binh (trung đoàn 36), pháo binh, đặc công tiếp tục bao vây áp sát, tập kích tiêu hao tiêu diệt địch.
Như vậy, mặc dù địch đã đưa thê đội 2 chiến dịch vào chiến đấu, nhưng kết quả rất hạn chế, chúng buộc phải dừng cuộc tiến công, chuyển dần sang phòng ngự hẳn ở khu vực Bản Đông, tập trung khai thông, giải tỏa Đường 9 đoạn Lao Bảo – Bản Đông, chủ lực địch bị chia cắt, cô lập trên từng khu vực. Ta vẫn giữ vững tuyến vận chuyển chiến lược, hình thành được thế bố trí có lợi để chuẩn bị chuyển sang thực hành tiến công lớn tiêu diệt lực lượng chiến dịch của địch.

Chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào năm 1971

Ban Dong 1971 C. Đợt 3 (từ ngày 12 đến ngày 23 tháng 3 năm 1971) (Xem sơ đồ 4 và 5). Địch dừng lại và rút lui về chiến dịch. Ta chuyển sang tiến công địch trên toàn chiến dịch và đánh địch rút chạy
1. Bị đánh thiệt hại nặng trên tất cả các hướng, ở phía trước lẫn phía sau, trước nguy cơ bị bao vây và có thể bị tiêu diệt trên từng khu vực, lại do mâu thuẫn nội bộ sâu sắc, địch buộc phải rút lui để kết thúc chiến dịch.
Ngày 12 tháng 3, trung đoàn 2 của sư đoàn 1 VNCH sau khi tiến vào Sê-pôn không thành công, bắt đầu bỏ đồi Yên Ngựa, điểm cao 748, rút về điểm cao 660, đội hình của sư đoàn 1 VNCH co ngắn lại từ điểm cao 723 về phía Đông. Riêng 2 lữ đoàn 147 và 258 thủy quân lục chiến vẫn nằm yên tại chỗ.
2. Trước tình hình đó, ta nhận định địch không thể tiếp tục tiến lên Sê-pôn hoặc lật cánh xuống phía Nam được nữa, mà địch sẽ rút lui. Do đó ta đã kịp thời chủ trương: phải kiên quyết cắt đứt đường rút lui của địch không cho chúng rút nhanh, rút có tổ chức, rút an toàn; kịp thời chuyển sang tiến công địch trên toàn tuyến, tập trung lực lượng đánh trận then chốt quyết định của chiến dịch.
Để thực hiện chủ trương đó, các lực lượng của ta phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại chỗ đẩy mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng, đánh nhiều trận tiêu diệt có hiệu xuất cao.
- Ở cánh Nam:
Ngày 16 tháng 3 năm 1971, sư đoàn 2 được tăng cường 1 tiểu đoàn của trung đoàn 48 sư đoàn 320 đã tiến công tiêu diệt đại bộ phận trung đoàn 1 của sư đoàn 1 VNCH ở điểm cao 713 (Phu Rệp).
Ngày 20 tháng 3, sư đoàn 2 tiếp tục tiến công tiêu diệt 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2 của sư đoàn 1 VNCH ở điểm cao 660.
Ngày 22 tháng 3, sư đoàn 324 được tăng cường xe tăng tiêu diệt đại bộ phận lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến ở điểm cao 550 (Co Peu).
- Ở cánh Đường 9: Trên cơ sở thế trận bao vây đã hình thành, ta tập trung lực lượng đánh trận tiêu diệt tập đoàn chiến dịch chủ yếu của địch co cụm ở Bản Đông.
Từ ngày 13 tháng 3, các đơn vị (trung đoàn 36, trung đoàn 64, một bộ phận trung đoàn 66 cộng binh chủng) được lệnh áp sát Bản Đông, liên tục đánh ngày đêm bằng nhiều hình thức nhằm đánh mẻ, đánh nát hệ thống phòng thủ và cắt triệt tiếp tế đường không của địch. Đồng thời sử dụng trung đoàn 24, trung đoàn 102 đưa lực lượng cơ động áp sát Đường 9, kiên quyết ngăn chặn, tiêu diệt không cho địch chạy thoát cả người và xe.
Trước sức tiến công mãnh liệt của ta, ngày 18 tháng 3 địch bắt đầu rút khỏi Bản Đông một cách hoảng hốt, ta lập tức công kích vào toàn bộ khu vực Bản Đông. Đến ngày 20 tháng 3, ta hoàn toàn lảm chủ ở Bản Đông, diệt 1.762 tên, bắt sống 107 tên, thu và phá hủy 113 xe, 24 khẩu pháo, bắn rơi 52 máy bay. Một bộ phận lực lượng địch ở Bản Đông tháo chạy, ta chuyển sang đánh địch rút lui.
Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 3, ta chuyển đội hình về phía Đông, kết hợp truy kích địch với tác chiến ngăn chặn nhiều tầng, lần lượt tiêu diệt địch co cụm ở các khu vực Cha Ki, Huổi San, Lao Bảo. Đến chiều ngày 22 tháng 3, trước tình thế bị uy hiếp từ nhiều phía, địch đã phải vứt bỏ lại toàn bộ xe tăng, pháo cơ giới để vượt qua phía Nam sông chạy bộ vào rừng. Ta tổ chức hiệp đồng vây chặn phía Nam sông không chặt, nên đã để một bộ phận lực lượng địch có cả sĩ quan chạy thoát. Ta truy lùng bắt được môt số tàn binh.
- Ở phía Đông: Phối hợp chặt chẽ với phía trước, ngày 23 tháng 3 lực lượng đặc công B5 đã tập kích ở khu vực Tà Cơn, diệt 100 tên giặc lái và nhân viên kỹ thuật, phá 42 máy bay lên thẳng 6 xe tăng,… Đồng thời pháo binh ta cũng liên tục tập kích hỏa lực vào các căn cứ phía sau gây nhiều thiệt hại lớn cho địch.
Để khuếch trương chiến quả, một bộ phận lực lượng của ta còn tiếp tục truy kích địch từ biên giới Lào – Việt về phía Đông, phát triển đánh vào khu vực Hương Hóa, Khe Sanh. Thực tế chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào đã kết thúc vào ngày 23 tháng 3 năm 1971.

Xem tiếp...