Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

DU LỊCH QUÁ KHỨ 9/d (Bắc Kỳ)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                     

Cách mạng tháng 8 - Bước ngoặt trong lịch sử dân tộc


Cục diện lúc bấy giờ

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe Phát Xít gồm Đức, Ý, Nhật đánh lại phe Đồng Minh gồm Anh, Pháp, Liên Xô. Sau có Mỹ và nhiều nước nữa tham chiến.

Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Thế chiến thứ hai, Chính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc Xã nên đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ.

Ngay lập tức quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, miền Bắc Việt Nam là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ vùng Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại Châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. (Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc Hải Quân và Không Quân Nhật xuất phát từ Cam Ranh và Sài Gòn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đông của Anh).


Thời gian này, Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn nhưng đều thất bại. Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại.

Vào tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập hợp tại một địa điểm gần biên giới Việt-Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Tổ chức này thường được gọi vắn tắt là Việt Minh.

Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc.

Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).

Tại châu Âu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày 14 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Do đó quân Nhật tại Việt Nam dao động và tan rã. Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi Nhật ngày 26 tháng 7, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân đội Anh từ Nam vĩ tuyến 16.

Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân cướp các kho thóc Nhật. Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước trong mười mấy ngày.

Diễn biến tại miền Bắc
Khi nhậm chức, bộ trưởng tư pháp Trịnh Đình Thảo của chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó và cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai. Tin đồn dân Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội, dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11 tháng 8. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái... và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.
Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945 đã nhận định rằng những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín mùi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.

Ngày 14-8 một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra nhiều xã thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình...
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Tuyên Quang) kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

Tổng khởi nghĩa tại Hà Nội

Sáng ngày 18 tháng 8, Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở làm việc về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các uỷ viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau. 


Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm Sai, cơ quan đầu não của chính phủ, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không có bất kỳ hành động kháng cự nào trước sức mạnh của nhân dân Hà thành. Khâm sai Bắc kỳ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông.
 
Cùng thời gian đó, ông Nguyễn Quyết đã chỉ huy nhân dân chiếm Trại Bảo an binh. Nhưng quân đội Nhật đã can thiệp, đưa xe tăng cùng binh lính bao vây quanh trại, đòi tước vũ khí của lực lượng cách mạng. Ông Nguyễn Khang và ông Trần Tử Bình đã quyết định tiến hành đàm phán với quân đội Nhật vì theo phân tích thì quân Nhật đã rất rệu rã, không còn tinh thần chiến đấu cao và muốn bảo toàn lực lượng khi rút về nước. Hơn nữa nếu quân đội Nhật cố ngăn cản thì cũng không được lợi ích gì vì bản thân chính quyền do họ dựng lên quá yếu ớt, không thể đối trọng với sức mạnh của Việt Minh. Đúng như dự đoán, sau khi tiếp nhận đề nghị của Ủy ban Khởi nghĩa, Nhật đã đồng ý rút quân nhưng yêu cầu phải có một cuộc đàm phán chính thức với cấp chỉ huy tối cao của họ.

Chiều tối 19 tháng 8, phái đoàn đàm phán của Việt Minh do ông Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long dẫn đầu đã trực tiếp gặp gỡ và đàm phán với tướng Tsuchihashi - Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật - ngay tại Tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là 33 Phạm Ngũ Lão). Cuộc đàm phán diễn ra khá gay go nhưng cuối cùng phía Nhật, đúng như đã được dự đoán, đã chấp nhận án binh bất động, không can thiệp vào công việc của Việt Minh; đổi lại binh lính của họ sẽ được bảo đảm an toàn, không bị Việt Minh tấn công. Họ đã chấp nhận chính quyền cách mạng. Kết quả đàm phán với Nhật mang ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Hà Nội bởi phe Việt Minh đã không chỉ tránh được cuộc đối đầu trực tiếp với lực lượng vũ trang của Nhật mà còn loại trừ mọi hy vọng của các lực lượng chính trị khác vào khả năng đảo ngược tình thế tại thủ đô vào thời điểm đó.

Diễn biến tại Huế
Ngày 17/8/1945 chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh ra mắt quốc dân nhưng cuộc mít tinh đã trở thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Ngày 23/8 khởi nghĩa giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp của lực lượng Thanh niên tiền tuyến (Thanh niên Phan Anh).

Diễn biến tại miền Nam
Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc gia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.



Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) là người sáng lập đạo Hòa Hảo.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh mà Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật).
 
Đến ngày 28 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh cướp được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị

Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền. Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 30 tháng 8, hàng mấy vạn người tụ tập trước Ngọ Môn Lâu xem nhà vua thoái vị, ông tuyên bố
"Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ".


Vua Bảo Đại (Đứng giữa).

Sau đó công dân Vĩnh Thụy trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và được gắn huy chương. Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Hồ Chí Minh ở Tân Trào mới về Hà Nội, dân chúng vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu:
"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".


Hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Tiếp theo đó, đất nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng nhà nước dân chủ độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh được 98% ủng hộ.

Tại Sài Gòn
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hàng ngàn người dân từ nhiều tỉnh và tại Sài Gòn kéo về quảng trường Norodom (gần nhà thờ Đức Bà) chờ được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập từ quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Nhưng do thời tiết xấu và trình độ kỹ thuật lúc đó, những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh trước quốc dân không đến được với những người dự mít tinh.

Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm ủy hành chính Nam Bộ bước lên khán đài kêu gọi nhân dân đoàn kết chung quanh chính phủ Hồ Chí Minh, nâng cao cảnh giác, "sẵn sàng đập tan mưu đồ của thực dân, đế quốc trở lại xâm lược nước ta lần nữa". Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt chính phủ tuyên thệ trước quốc dân "Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam".

Khi cuộc mít tinh chuyển sang biểu tình tuần hành, từ trên những tầng lầu cao xung quanh, quân Pháp đã nổ súng bắn vào đoàn biểu tình tuần hành làm 47 người chết và bị thương. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông Trần Văn Giàu viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến:
"Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu..."
Với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai.
Kết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH VỆ QUỐC QUÂN XƯA
Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp
Cập nhật: 12/19/2010 - Số lượt đọc: 28889
Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ mùa thu Tháng Tám của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt thân yêu, để lại với đời mùa thu nay tươi đẹp của hòa bình, hạnh phúc và để lại với lòng người bao chiến công của những chiến sĩ mùa thu xưa – những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ đã dựng nên tượng đài bất hủ trong thơ ca về người chiến sĩ Cách mạng.
Kháng chiến bùng nổ, người trai lên đường ra chiến trận theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch kính yêu – lời kêu gọi của non sông. Lòng người không khỏi luyến tiếc cảnh thanh bình cũ khi bước chân lên đường vào mặt trận. Đó là mùa thu Hà Nội đầy lưu luyến :

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi )

Hay một làng quê Kinh Bắc trù phú, tươi đẹp, nay đã chìm trong máu lửa của quân thù :

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
( Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm )

Quê hương càng tươi đẹp thì lòng người càng xót xa nhớ tiếc và quyết ra đi để dẹp tan kẻ thù giày xéo quê hương. Cảm hứng lãng mạn với khí khái “tráng sĩ” là cảm hứng chủ đạo về hình tượng người lính những ngày đầu cách mạng. Người chiến sĩ mang dáng dấp của chàng Kinh Kha năm xưa khi bước chân vào mặt trận :

Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi ?
Quê hương mong đợi đã bao đời
Biên thùy nghe dậy niềm ai oán
Gươm hận mài chưa ? Khát máu rồi.
( Biết gửi đưa ai – báo Vệ Quốc )

Đó là tâm trạng của những ngày đầu xung trận còn vương lại chút mơ mộng của thời thanh bình đã mất

Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
Mái đầu xanh thề mãi đến khi già
Phơi nắng gió hoa ngàn cỏ dại.
( Ngày về – Chính Hữu )

Họ đi vào chiến trường với những hình ảnh đẹp nhất, anh dũng nhất và cũng đầy chất lãng mạn nhất :

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
( Tây Tiến – Quang Dũng )

Đó là hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân đầy gian khổ : ăn đói, mặc rét, sốt rét đến xanh da trụi tóc. Người chiến sĩ vô danh ấy vẫn tiếp bước trên đường với lòng yêu nước khôn nguôi, cho dù có phải nằm lại nơi chiến trường :

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Aùo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
( Tây Tiến – Quang Dũng )

Nhưng rồi bom đạn, chết chóc, chiến tranh ngày càng ác liệt hơn. Hiện thực cuộc sống đã khiến cho họ không còn những mơ mộng của ngày đầu nhập ngũ. Hình tượng thơ có sự vận động đi từ lãng mạn đến hiện thực. Điều đó cũng là điều phù hợp với những vận động biến đổi trong tâm hồn người chiến sĩ. Như chính Chính Hữu tâm sự : “ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, là chính trị viên, hằng ngày tôi phải chăm nom chôn cất những đồng đội của tôi đã hy sinh và tôi có nhận xét : bạn tôi, không có người nào chết trong động tác nằm ngủ, trong tư thế nghỉ ngơi. Họ đều hy sinh trong khi đang bắn, hoặc ôm bộc phá xông lên. Nhận xét này đã trở thành sự day dứt, âm ỉ, nó trở thành một vấn đề trách nhiệm. Và một lúc nào đó, từ trong kỷ niệm, một cách bất ngờ nhất, nó đã hiện lên thành những câu trọn vẹn :

Bạn ta đó
Chết trên dây thép ba từng
Một bàn tay chưa rời báng súng
Chân lưng chừng nửa bước xung phong
Oâi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công

Đó là hình ảnh đeo đuổi suốt đời tôi về những cái chết, chỉ có tác dụng thôi thúc chúng ta đứng lên”. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh người chiến sĩ không còn gắn với “bụi trường chinh” và “áo hào hoa” nữa, mà đã trở thành người Vệ quốc quân trong tình đồng chí, đồng đội, cùng chiến đấu vì lòng yêu tổ quốc :

Anh với tôi, đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu gác bên đầu,
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷ
Đồng chí !
( Đồng chí – Chính Hữu )

Từ khắp mọi miền đất nước, những con người yêu nước tụ hội với nhau trong cuộc kháng chiến gian khổ. Họ là những thanh niên trí thức Hà thành, lên đường theo tiếng gọi nhập ngũ :
Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô

Lên đường dẻo bước khoác ba lô
( Tự thuật – Tú Mỡ )

Hay những người nông dân chân chất, “chưa biết chữ”, “súng bắn chưa quen”, “quân sự mươi bài”. Tất cả người con đất Việt đã đến và chiến đấu vì đất mẹ yêu thương :

Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài,
Lòng vẫn cười vui kháng chiến. ( Nhớ – Hồng Nguyên )
Phần lớn họ ra đi từ những làng quê nghèo khó :
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
( Đồng chí – Chính Hữu )

Họ bỏ lại đó là cả quãng đời chìm trong đói khổ, là cuộc sống nông thôn đầu tắt mặt tối mà không đủ no :

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
( Đồng chí – Chính Hữu )

Hay :
Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya
( Nhớ – Hồng Nguyên )

Bản thân họ thì thiếu thốn, cực khổ trăm bề, bệnh tật khổ sở :

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán đẫm mồ hôi
Aùo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt già
Chân không giày
( Đồng chí – Chính Hữu )

Ngay cả đến trang bị họ cũng phải “ Lột sắt đường tàu, Rèn thêm đao kiếm”. Từ chỗ nghèo khó họ trở thành những người tri kỷ, cùng chung chí hướng “cùng nhau chung sống căm thù giết Tây”. Họ chia nhau từng hơi ấm đôi bàn tay ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ) rồi lại :

Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa
( Nhớ – Hồng Nguyên )

Những mất mát của họ thật là to lớn. Không biết bao nhiêu đồng đội của họ đã lần lượt hy sinh, vĩnh viễn nằm lại chiến trường :

Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
( Viếng bạn – Hoàng Lộc )

Kể sao cho hết nỗi đau của người chiến sĩ khi hay tin những người thân yêu của mình đã mất dưới bom đạn của kẻ thù. Tuy có bi thảm, đau thương, nhưng chính điều đó lại càng tố cáo mạnh mẽ hơn tội ác của kẻ thù, càng nung nấu mãnh liệt hơn ý chí “căm thù giặc” nơi người Vệ quốc quân. Hình ảnh của những người em gái, những người yêu mãi mãi nằm xuống đi vào thơ ca như những hình ảnh xúc động nhất. Đó là người vợ trẻ nơi hậu phương ngã xuống :

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương…tàn lạnh vây quanh.
( Màu tím hoa sim – Hữu Loan )

Hay người em gái chết anh dũng nơi quê nhà :

Mới đến đầu ao, tin sét đánh
Giặt giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa
Em sống trung thành, chết thủy chung.
( Núi đôi – Vũ Cao )

Đó là nỗi căm hận họ đành chôn kín vào lòng :

Ai biến tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi : em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
( Núi đôi – Vũ Cao )

Những đau thương mất mát đó như tiếp thêm sức mạnh cho họ nơi chiến tuyến để tìm câu trả lời cho những đau thương của họ và cả dân tộc. Họ lao vào chiến dịch với thế tiến công như nước vỡ bờ như Nguyễn Đình Thi kể lại : “Hình ảnh những đoàn dân công tới tấp đến chiến trường, bộ đội ào ào đi vào chiến dịch gợi lên một cái gì rất mạnh mẽ của không khí tức nước tràn bờ

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi )

Tôi viết : “Người lên như nước vỡ bờ!” chính là nói đến sức mạnh ấy của quân đội ta, của quần chúng cách mạng”. Đó là khí thế hừng hực đấu tranh của những ngày khói lửa :

Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chè lưng cứu pháo
Nát chân nhắm mắt còn ôm
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định, mở đường, cho xe ta lên chiến trường tiếp viện.
( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu )

Những ngày chiến đấu anh dũng đã bộc lộ một cách rực rỡ hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ cụ Hồ: kiên trì vượt qua mọi nguy hiểm, anh dũng quên mình vì nhiệm vụ. Càng gian khổ, đau thương càng thắp sáng trong họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, họ vẫn tiếp tục chiến đấu với tâm thế lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi trước mắt của dân tộc. Hình tượng người lính càng về giai đoạn sau càng tỏa sáng vẻ đẹp của một quân đội trưởng thành về việc quân cũng như càng thể hiện tinh thần “vì nước quên thân” của anh bộ đội. Đó là cuộc sống người lính chịu cực khổ nơi chốn rừng sâu vẫn bám trụ với làng bản, với dân, giữ vững tinh thần của người dân sau khi sự tàn phá của giặc đã đi qua :

Có đêm gió bấc lạnh lùng
Áo quần rách nát lá dùng che thân
Khó khăn đau ốm muôn phần
Lấy đâu đủ thuốc mặc dần bệnh nguôi
Có phen giặc chạy tơi bời
Rừng sâu đói rét không người hỏi han
Đến nay họ về đây
Giữ vừng miền núi Cấm
Thổ phỉ quét xong rồi
Đồn Tây xa chục dặm
Kiến thiết lại bản xóm
Bị giặc đốt tan tành.
( Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu )

Sống kham khổ, bệnh tật nhưng họ vẫn vui, vẫn đem lại nhịp sống mới cho làng bản. Và họ vẫn lạc quan trên đường hành quân :

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Lên đường chân lại nối theo chân
Đêm qua đầu chụm, run bên đá
Nay lại cùng mây sưởi nắng hừng.
( Từ đêm 19 – Khương Hữu Dụng )

Họ vẫn cùng nhau vui cười rộn rã khi kể chuyện riêng tư. Sự lạc quan trở thành bản lĩnh Cách mạng giúp người chiến sĩ vượt lên trên tất cả để chiến thắng :

Đằng nớ vợ chưa !
Đằng nớ ?
Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
( Nhớ – Hồng Nguyên )

Bên cạnh tình đồng chí, đồng đội thì tình quân dân chính là nguồn nghị lực khiến họ thêm vững bước chiến đấu với quân thù. Hình ảnh người lính trở nên gần gũi với đời sống qua tình quân dân, hoàn thành chiến lược của quân đội ta trong công tác dân vận “đi dân nhớ, ở dân thương”. Người dân đón tiếp Vệ quốc quân như những người thân đi xa trở về

Bóng tre che mát đường làng
Một hàng quân bước hai hàng người vui
( Quân về – Nguyễn Ngọc Tấn )

Dân làng đón tiếp họ với tấm lòng của người dân nghèo, với “bát nước chè xanh”, đạm bạc, đơn sơ mà thắm đượm nghĩa tình :

Các anh về
Xôn xao làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ,
Tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
( Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông )

Từ tấm lòng bà mẹ chở che cho bộ đội :

Bầm yêu con, bầm yêu đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em. ( Bầm ơi – Tố Hữu )
Đến sự yêu quý của cô gái :
Nếu không nhận hết bánh này
Các anh cũng nhận một hai cái dùm.
( Xếp bánh phồng – Nguyễn Hiêm )

Tất cả tình cảm máu thịt gắn bó đó đã theo các anh trong suốt đường ra mặt trận. Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến thể hiện được vẻ đẹp của cuộc sống Cách mạng đang chuyển biến đi lên.

Hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp là một hình tượng đẹp trong văn học Việt Nam, đó là bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu yêu nước trong quá khứ, và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến sĩ giải phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Cũng xin mượn hình tượng người lính mà Nguyễn Đình Thi miêu tả làm lời kết cho hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hào hùng của dân tộc : “Những người lính trẻ với gương mặt rất tươi sáng nhiều khi cũng lấm lem bùn đất. Họ đi lại với tinh thần xông pha hăng hái, thỉnh thoảng trên gương mặt lại nhoẻn ra một nụ cười. Tôi liên tưởng hình ảnh đẹp đó với hình ảnh đất nước. Đất nước đang trải qua những cơn thử thách và hình ảnh của đất nước vượt lên từ than bụi lấy bùn và rạng rỡ ánh sáng mới :

Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. “ ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi )

HĐ (Sưu tầm)
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 39

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc việt Annie Le (Kỳ 1): Cô gái tài năng

05/1/2015 09:06 UTC+7

    (Công lý) - Nữ nghiên cứu sinh Annie Le đột ngột bị mất tích, thi thể cô được tìm thấy đúng vào ngày lẽ ra hôn lễ được cử hành. Không ai có thể ngờ cuộc đời của cô gái tài năng, xinh đẹp lại kết thúc đột ngột như thế.

    Annie Le sinh ra trong một gia đình có cha mẹ đều là người Mỹ gốc Việt vào ngày 3/7/1985. Gia đình cô sống tại California, tuy nhiên, ngay từ khi còn nhỏ, cô đã sống cùng với chú và dì ở thị trấn nhỏ Placerville cũng thuộc bang California.
    Có thể nói Annie Le có một vẻ đẹp trời phú, đặc trưng cho mẫu người phụ nữ Á Đông. Cô có một vóc người nhỏ bé, rất duyên dáng và xinh đẹp. Là con gái của một gia đình nhập cư và cuộc sống trên đất Mỹ cũng thực sự khó khăn, thế nhưng cô gái xinh đẹp này vẫn chứng tỏ được tài năng và nghị lực học tập của mình.
    Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc việt Annie Le (Kỳ 1): Cô gái tài năng
    Cô gái người Mỹ gốc Việt Annie Le nhỏ nhắn, xinh xắn
    Annie luôn là người có kết quả học tập xuất sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học và nghiên cứu các nghành khoa học khác. Bạn bè cô rất nể phục trí thông minh và tài năng của Annie. Họ gọi cô là "Einstein thế hệ thứ 2”. Năm 2003, Annie tốt nghiệp phổ thông với thành tích thủ khoa.
    Về tính cách, những người quen biết Annie đều nhận xét cô là 1 người rất hài hước, luôn là người gợi mở những trò đùa tếu táo. Có thể nói, cả về mặt học thức lẫn nhân cách, Annie đều được cho là một cô gái trẻ đáng ngưỡng mộ.
    Thầy Tony DeVille, Hiệu trưởng Trường Union Mine, nhận xét: “Em ấy là một học sinh có nhân cách, năng động, được thầy cô và bạn bè yêu quý. Tất cả thầy cô ở đây đều có ấn tượng sâu sắc về Annie. Annie là một trong hai học sinh xuất sắc nhất của lớp 12, đạt điểm trung bình 4,28/5 và là người sống có lý tưởng”.
    Trong cuốn niên giám của nhà trường, Annie cho biết mục đích của cô là trở thành nhà nghiên cứu chuyên ngành tế bào sinh học. Nên ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, Annie đã sử dụng những kiến thức mà mình lĩnh hội được để giúp đỡ những người khác trong các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
    Cô cũng là một tình nguyện viên tích cực của phòng thí nghiệm bệnh lý tại trung tâm y khoa Marshall thuộc thị trấn Placerville. Annie làm việc rất năng nổ và năm 2003 cô được bầu chọn là tình nguyện viên xuất sắc nhất trong năm.
    Với những nỗ lực trong học tập của mình cô dành được rất nhiều học bổng và lời mời đi du học thế nhưng cô quyết định ở học tại trường Đại Học Rochester trực thuộc thành phố New York. Cũng tại đây, Annie gặp Jonathan Widawsky và hai người yêu nhau.
    Năm 2007, Annie đăng ký theo học khóa học y dược nâng cao của trường Đại Học Yale. Trong khi đó, Widawsky thì hướng tới việc tiếp tục theo đuổi vật lý học tại trường Đại Học Columbia. Hai người vẫn tiếp tục có quan hệ qua lại với nhau và chẳng bao lâu sau Annie và Widawsky tổ chức lễ đính hôn.
    Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc việt Annie Le (Kỳ 1): Cô gái tài năng
    Annie Le đã đính hôn cùng Jonathan Widawsky
    Trong thời gian này, Annie Le vẫn tiếp tục con đường học vấn của mình và cô đang cố gắng phấn đấu tới năm 2013 sẽ có được bằng Tiến sĩ khoa học. Căn phòng thí nghiệm của trường Yale, lúc nào cũng trong tình trạng đèn sáng vì cô thường xuyên làm việc quên thời gian mỗi khi bước vào phòng.
    Mặc dù thời gian nghiên cứu chiếm gần hết quỹ thời gian một ngày của Annie, nhưng cô vẫn thường xuyên quan tâm tới mọi người xung quanh mỗi khi rảnh rỗi, đặc biệt là quan tâm tới người bạn trại đã đính hôn Jonathan Widawsky.
    Theo tờ Newsday, một đám cưới được chuẩn bị rất chu đáo. Và theo kế hoạch, cả hai đồng lòng cam kết làm từ thiện, một hành vi hiếm thấy ở những cặp vợ chồng sắp cưới.
    Trên trang web WeddingChannel.com chuyên về cưới hỏi, cả hai đã ký mua quà tại cửa hàng Macy để tặng Quỹ Tài trợ “Tôi mơ một giấc mơ”- một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong các cộng đồng ở Mỹ. Annie và Widawsky cũng chọn “I Do Foundation”- một tổ chức chuyên giúp đỡ các vợ chồng trẻ làm từ thiện.
    Cả hai quyết định tổ chức đám cưới vào lúc 11 giờ ngày 13-9, tại câu lạc bộ North Ritz, thị trấn Syosset, thành phố New York. Nhưng thật trớ trêu, đó cũng chính là ngày cảnh sát tìm thấy thi thể của cô giấu bên trong một bức tường phòng thí nghiệm, sau khi được báo mất tích 5 ngày.
    Hoàng Hà

    Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 2): Sự biến mất đột ngột

    07/1/2015 12:52 UTC+7

      (Công lý) - Một cô gái gốc Việt xinh đẹp, đang gặt hái nhiều thành công trên đất Mỹ thì bị giết hại dã man. Cái chết của cô khiến dư luận xôn xao và bất bình.

      Thứ 3, ngày 8/9/2009, như thường lệ Annie dậy từ rất sớm và đi tới phòng thí nghiệm làm việc. Cô bắt đầu làm việc được một lúc thì chợt nhớ ra phải đi tới tòa nhà bênh cạnh, để kiểm tra chú chuột sẽ được sử dụng làm thí nghiệm.
      Vì khoảng cách hai tòa nhà rất gần, nên Annie để ví tiền và điện thoại di động tại văn phòng. Khi cô đi tới tòa nhà kế bên thì đồng hồ điện tử lúc đó chỉ 10h sáng.
      Đoạn băng từ camera cho thấy, Annie mặc một chiếc váy nâu và một chiếc áo sơ mi màu xanh. Nhưng có một điều kỳ lạ, là hệ thống camera không ghi lại hình ảnh Annie rời khỏi tòa nhà này, sau khi kiểm tra chú chuột xong.
      Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 2): Sự biến mất đột ngột
      Hình ảnh camera cho thấy Annie mặc một chiếc váy nâu và một chiếc áo sơ mi màu xanh
      Cả ngày hôm đó Annie Le vắng mặt tại phòng làm việc, chiếc ví và điện thoại vẫn ở đó.  Những người đồng nghiệp của Le không tin rằng cô mất tích, họ nghĩ là cô đi đâu đó.
      Thế nhưng, tới 9 giờ tối vẫn không thấy cô quay trở về, lúc này bạn bè cô bắt đầu lo lắng và tin vào một vụ mất tích. Họ bắt đầu gọi cho cảnh sát và tự chia nhau đi tìm.
      Bước đầu cơ quan điều tra cho rằng, Annie chỉ ngại ngùng trước lễ kết hôn của mình nên trốn chạy hoặc ẩn mình ở chỗ nào đó. Nhưng bạn bè và gia đình cô, thì thấy  Annie rất vui vẻ và đang hào hứng hướng tới lễ kết hôn và tuần trăng mật ở Hy Lạp.
      Cảnh sát bắt đầu tới tòa nhà bên cạnh để điều tra. Họ không thể hiểu nổi bằng cách nào, Annie ra khỏi tòa nhà mà hệ thống camera không thể phát hiện ra. Họ tiếp tục tìm kiếm khu vực bãi rác gần đó, nhưng rồi cũng không phát hiện ra điều gì. Những chú chó nghiệp vụ cũng không thể đánh hơi được vì không khí và những thứ lộn xộn trong phòng thí nghiệm.
      Lực lượng cảnh sát và cơ quan điều tra tiến hành làm rõ mối quan hệ giữa Annie và vị hôn phu Jonathan Widawsky. Họ cũng tìm hiểu thêm thông tin về người thầy giáo dạy cô. Vì theo một nguồn tin tại trường, người thầy này bỗng nhiên cho lớp nghỉ học vào đúng hôm Annie mất tích, nhưng khả năng này bị loại bỏ ngay sau đó.
      Công tác điều tra bắt đầu được mở rộng ra toàn bộ khu dân cư Yale, vì không có được những nghi can là người thân và quen biết với Le. Cảnh sát quay sang với giả thiết hung thủ là một kẻ lạ, đột nhập vào tầng hầm nơi cô làm thí nghiệm với những chú chuột.
      Sau vài ngày tìm kiếm, cảnh sát tìm thấy vết máu dính trên bộ quần áo được giấu phía trên trần nhà. Đó không phải bộ quần áo mà Annie mặc hôm mất tích. Với quyết tâm tìm ra những manh mối, cảnh sát huy động cả lực lượng tìm kiếm có vũ trang để lần theo từng nơi của tòa nhà.
      Tới ngày 13/9, một người Đức tên Max báo với cảnh sát, đã tìm thấy một thi thể ở gần đường ống dẫn nước, dưới tầng hầm của phòng thí nghiệm và cho đó là xác của Annie Le.
      Nhận được thông tin, cảnh sát tới hiện trường để xác minh thông tin này, đi theo đoàn thanh tra là cơ quan pháp y của Connecticut. Sau khi giám định thi thể, các bác sĩ kết luận đây chính là xác của Annie Le. Cô bị hung thủ bóp cổ tới chết.
      Một câu hỏi được đặt ra sau khi cảnh sát phát hiện ra cô bị giết là: “Tại sao Annie Le lại bị sát hại dã man như vậy?” Nhiều người thì cho rằng vụ án mạng này là hậu quả của mâu thuẫn giữa những sinh viên trong trường và những người công nhân làm việc tại đây.
      Tuy nhiên, các đồng nghiệp của Annie nói, người mà đáng chú ý hơn ai hết đó là Raymond Clark III. Một nhân viên kĩ thuật làm việc tại chính phòng thí nghiệm của Le. Theo lời đồng nghiệp của Clark, thì anh ta là người có tính khí thất thường, rất hay nóng giận đồng thời cũng luôn tỏ ra hách dịch trong phòng thí nghiệm.
      Phản ứng trước vụ việc Annie bị giết, hiệu trưởng trường Yale lên tiếng “không biết kẻ gian ác nào với cái đầu lạnh đã gây ra thảm kịch kinh hoàng này”.
      Vậy là sau khi tưởng vụ biến mất của Annie Le chỉ là một sự trốn chạy khỏi đám cưới vì những ngại ngùng, thì sự thật được phát hiện ra lại hoàn toàn trái ngược. Cô đã bị kẻ thủ ác giết hại rồi giấu xác ở ngay dưới tầng hầm.
        Hoàng Hà

        Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 3): Chân dung nghi phạm

        10/1/2015 11:04 UTC+7

        aymond Clark III là anh chàng nhân viên kỹ thuật, người làm việc trong phòng thí nghiệm cùng với Annie. Vào thời gian mà cô mất tích cũng là lúc hai người đang có những trục trặc.

        Raymond Clark (26 tuổi) lớn lên ở Brandford trong một gia đình thuộc tầng lớp công nhân. Bố của anh ta nghỉ hưu còn mẹ vẫn đang làm việc ở siêu thị Wal Mart.
        Về con đường học hành thì Clark không thành công như Annie Le. Tuy nhiên, anh ta lại được học trong chương trình danh dự của trường THPT Branford từ năm nhất tới năm cuối.
        Trong quá trình học ở đây, Clark tỏ ra là người rất hòa đồng và tích cực tham gia các phong trào của trường. Anh ta cũng là một tay chơi bóng chày và cầu thủ bóng đá cừ khôi.
        Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 3): Chân dung nghi phạm
        Raymond Clark từng là người  rất hòa đồng và tích cực tham gia các phong trào của trường
        Jessica Del Rocco, bạn gái hồi cấp 3 của Clark, cho biết người yêu mình là một người độc đoán và thậm chí còn bạo lực. Anh ta luôn ép Rocco phải tránh xa bạn bè, rồi ra lệnh cho cô mặc loại quần áo gì, cách cư xử ra làm sao.
        Rocco còn tiết lộ cô từng buộc tội Clark vì tội cưỡng hiếp cô nhưng lời buộc tội này chưa bao giờ được cảnh sát ngó ngàng tới vì bản thân cô đang là người yêu của Clark. Từ khi Rocco tố cáo Clark thì anh ta càng trở nên đáng sợ hơn. Rocco phải có người hộ tống từ trường về nhà vì lo sợ Clark sẽ giở trò xấu.
        Sau khi tốt nghiệp, Clark may mắn được nhận vào làm việc trong trường Đại học Yale, nơi Annie làm việc. Đầu tiên, Clark được giao làm công việc chùi rửa những đồ thí nghiệm. Sau đó, nhờ có kinh nghiệm và kiến thức về động vật mà anh ta được nhận vào làm nhân viên kĩ thuật trong phòng thí nghiệm của Annie.
        Công việc thường ngày của Clark là chăm sóc cho những chú chuột thí nghiệm, khi mà các nhà nghiên cứu cũng như thực tập sinh không có mặt tại phòng thí nghiệm. Clark phải đảm bảo rằng những chú chuột này luôn sạch sẽ, khỏe mạnh và không có bệnh tật lây lan.
        Clark cũng là người giám sát những người tới đây làm việc sao cho đúng quy trình và không được làm những con vật thí nghiệm này bị thương. Nếu có vấn đề gì xảy ra với những chú chuột này, thì Clark hoàn toàn có thể khiển trách những người làm nghiên cứu hay thực tập sinh.
        Những công việc thường ngày, khiến cho Clark trở thành nghi can đầu tiên khi vụ án mạng xảy ra. Mọi người cho biết ở trong phòng thí nghiệm, Clark luôn tỏ ra là người độc đoán và thích đặt ra những điều luật và quy định buộc người khác phải làm theo.
        Trong thời gian làm việc ở phòng thí nghiệm, Clark đã làm quen được với Annie Le sau khi bỏ cô bạn gái thứ 2 Jennifer Hromadka. Theo một số nguồn tin cho biết, Clark và Le từng có một mối quan hệ rất gần gũi và thậm chí hai người này còn có quan hệ tình dục với nhau.
        Nhưng những người đồng nghiệp của Annie thì khẳng định chắc chắn không có chuyện đó, vì vào thời điểm mà Annie mất tích thì cô và Clark đang có một số cãi vã trong việc chăm sóc những chú chuột.
        Cơ quan điều tra cũng cho rằng, Clark chính là người gây ra vụ mất tích và y cũng là người giết hại Annie rồi giấu xác ở dưới tầng hầm.
        Thiết bị camera điện tử chỉ ra Clark chính là người cuối cùng có quyền được vào trong phòng thí nghiệm để gặp Annie. Thời gian mà anh ta vào phòng thí nghiệm của Annie Le kéo dài gần 1 giờ đồng hồ. Đây cũng là thời gian mà Le bị sát hại.
        Trong khi đó, Clark khăng khăng nói rằng anh ta không thể vào trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, những gì cơ quan điều tra có trong tay lại hoàn toàn trái ngược với lời Clark nói.
        Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 3): Chân dung nghi phạm
        Cảnh sát nghi ngờ, Clark có liên quan tới cái chết của Annie Le
        Thực tế, những chiếc thẻ mà Le và Clark dùng để di chuyển qua nhiều khu vực trong trường cho thấy cả hai ở cùng phòng ngay trước lúc 10h sáng hôm 8/9. Kể từ khi đó, không ai nhìn thấy Annie Le và thẻ của cô cũng không được sử dụng lại.
        Cảnh sát và bạn của Annie để ý thấy, trong những ngày mà Annie Le mất tích, Clark có những vết thâm tím và vết xước trên cánh tay, ngực, tai và cả phía dưới mắt. Đây có thể là hậu quả của một cuộc vật lộn, điều này đặt ra một câu hỏi, liệu Raymond Clark có phải là hung thủ?
        Các nhà chức trách vẫn chưa công bố chi tiết về cái chết của nữ nghiên cứu sinh gốc Việt Annie Le. Có thể, cô chết do bị bóp cổ hoặc do một dạng ngạt nào khác do tay hay một vật gây ra.
        Đây là vụ án mạng đầu tiên xảy ra ở Đại học Yale kể từ cái chết chưa tìm ra nguyên nhân của sinh viên trong trường, Suzanne Jovin vào tháng 12/ 1998. Jovin, 21 tuổi bị đâm 17 nhát tại East Rock của New Haven, cách khu trường học hơn 3km.
          Hoàng Hà

          Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội

          13/1/2015 10:22 UTC+7

            (Công lý) - Tất cả mọi con mắt đều đổ dồn về phía người nhân viên kỹ thuật của phòng thí nghiệm Raymond Clark III. Anh ta trở thành nghi can số một cho vụ án này.

            Trong cuộc chất vấn đầu tiên với Clark, anh ta phủ nhận việc nhìn thấy Le vào ngày cô mất tích và để chứng minh điều này, Clark phải làm một cuộc kiểm tra nói dối do các thám tử đưa ra.
            Khi cơ quan điều tra hỏi: "Anh có biết Le ở đâu không?", thì tín hiệu điện tim đồ của Clark có dấu hiệu thay đổi.
            Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội
            Annie Le hạnh phúc bên chồng sắp cưới nhưng ngày cưới của cô lại là ngày cảnh sát tìm thấy xác cô
            Tuy nhiên, anh ta cũng là một kẻ khá tỉnh táo khi yêu cầu được nói chuyện với luật sư. Điều này, giúp Clark kết thúc cuộc chất vấn ở đây. Mặc dù có nhiều điều muốn hỏi anh ta, nhưng đây là điều mà cơ quan điều tra không lường trước được.
            Vào hôm xác của Le được phát hiện, Clark vẫn tham gia vào trận đấu bóng tranh vé vớt ở trường. Theo quan sát của các thám tử, anh ta vẫn tỏ ra rất vui vẻ, thoải mái và cười nói như không có chuyện gì xảy ra.
            Sau trận đấu, Clark vẫn chở người thân tới hội chợ hoa quả và vui vẻ thăm thú. Lúc này, các thám tử bí mật đi theo anh ta.
            Trong ngày tiếp theo, các thám tử quyết định gặp gỡ Clark và thuyết phục anh ta nói chuyện để đưa vụ án này đi tới hồi kết. Họ cũng hi vọng anh ta sẽ có một thái độ hợp tác hơn trong cuộc chất vấn lần này.
            Thứ 3 ngày 15/9, với một tờ giấy ủy quyền, cơ quan điều tra có được mẫu ADN của Clark. Trong khi đợi kết quả chính thức, cơ quan điều tra và báo chí đang cố gắng tra hỏi Clark về sự thật của vụ án. Nhưng anh ta vẫn tỏ ra khá bình tĩnh trước những áp lực rất lớn này.
            Tin tức Clark đang là tình nghi số 1 cho một vụ án giết người khiến những đồng đội trong đội bóng của anh ta thấy hoang mang. Clark là cầu thủ mới vào đội thế nên các bạn anh ta cũng chưa hiểu nhiều về cầu thủ này.
            Chính vì thế mà khi phóng viên tiếp cận hỏi thông tin về Clark thì những cầu thủ còn lại trong đội không ai đưa ra được thông tin mà phóng viên cần. Họ chỉ biết anh ta là một người khá phức tạp, nhưng vì có tài năng chơi bóng nên họ cũng không để ý tới điều này nữa.
            Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội
            Mọi người đều không cầm nổi nước mắt trong đám tang cô nghiên cứu sinh gốc Việt
            Cuối cùng, kết quả ADN của Clark cũng được công bố. Cơ quan điều tra kiểm tra mẫu AND này với mẫu máu vương trên quần áo của Le và thấy có sự tương đồng.
            Chưa dừng lại ở đó, họ còn phát hiện ra tóc của Le trên quần áo của Clark, cũng như tìm thấy ADN của Clark trong một cây bút bên dưới thi thể Annie Le.
            Ngay lập tức, sáng ngày 17/9/2009, Clark bị bắt tại khách sạn Super 8, thành phố Cromwell, bang Connecticut với tội danh Giết người. Clark được chở về thành phố New Haven và bị giam tại nhà tù của bang để chờ xét xử.
            Luật sư bào chữa cho anh ta nhanh chóng đề nghị tòa án phải niêm phong những giấy tờ liên quan tới chứng cứ và lời khai của Clark để tránh tình trạng lọt thông tin vào tai của ban bồi thẩm.
            Luật sư chỉ định cho bị cáo, ông Thomas Ullmann, thì lo lắng việc rò rỉ thông tin cá nhân sẽ có thể gây bất lợi cho việc bào chữa.
            Ngày 13/9/2009, xác của Annie Le được tìm thấy và bốn ngày sau, Clark bị bắt. Tuy nhiên, mãi tới tháng 3/2011, cựu nhân viên kỹ thuật Clark mới  nhận tội giết người và âm mưu cưỡng dâm theo một thoả thuận với công tố viên.
            Được biết Raymond Clark III chấp nhận một thỏa thuận khai nhận tội tấn công tình dục và giết hại Annie Le với các công tố viên để giảm mức án tử hình xuống còn 44 năm tù giam. Dự kiến, Clark sẽ bị kết án vào ngày 20/5/2011.
            Gia đình cô gái trẻ xấu số cho rằng thỏa thuận nhận tội trên là thỏa đáng và công lý được thực thi. Mẹ của nạn nhân không tham gia phiên tòa hôm 17/3/2011, vì bà vẫn chưa vượt qua được nỗi đau quá lớn và không muốn nghe thêm về tình tiết vụ việc.
            Thẩm phán Roland Fasano trước khi tuyên án đã nói với Clark rằng: "y đã cướp đi tương lai đầy hứa hẹn của một phụ nữ trẻ, đồng thời hủy hoại cuộc sống của cả hai gia đình".
            Đáp lại, Raymond bày tỏ những lời hối hận: "Annie Le luôn là một cô gái tuyệt vời. Tôi xin lỗi vì cướp đi mạng sống của cô và làm đau lòng nhiều người khác".
            Ngày 22/9/2009, gần 400 người có mặt tại giáo đường Beth El ở Hungtington để tưởng nhớ về Le. Trong buổi lễ kéo dài gần 90 phút, người thân và đông đảo bạn bè cùng bày tỏ nỗi thương tiếc cô gái trẻ thông minh, xinh đẹp với tương lai đang rộng mở phía trước. Bài hát “Amazing Grace” được mọi người hát vang bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
            Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội
            600 người bạn cùng gia đình có mặt tiễn đưa Le về nơi an nghỉ cuối cùng
            Tới ngày 26/9/2009, 600 người bạn cùng gia đình có mặt để tiễn đưa Le về nơi an nghỉ cuối cùng ở đồi El Dorado gần Sacramento.
            Trường Đại học Yale tuyên bố thành lập một quỹ học bổng mang tên Annie Le để tưởng nhớ nữ sinh viên gốc Việt vừa bị sát hại này.
            Bên cạnh đó, trường đại học Yale dành riêng ngày 12/10 là ngày để tưởng nhớ về Annie Le.
              Hoàng Hà

              Xem tiếp...