Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

BIẾT RỒI, KHỔ LẮM...!


-Hữu nghị không có nghĩa là mất cảnh giác!
-Đứng nghĩ Trung Quốc là bạn vì Trung quốc là cộng sản và cùng chung ý thức hệ! Lầm to!
-Từ ngàn xưa, ai cũng thừa nhận, sống cạnh gã khổng lồ thâm độc và tàn ác thì phải đề cao cảnh giác để mong sống còn, nhưng trong thực tế, mấy ai duy trì được thường xuyên tinh thần ấy?
-Vì sao?Vì chủ quan khinh địch, vì không thuộc bài, vì bị mê muội trước danh lợi, vì nhận thức ngu ngốc...?
-Cần phải biết: lan tỏa dân cư, kiếm ăn xa nơi định cư cũng là một qui luật phổ biến nhằm giải tỏa bức xúc nội tại, có nguyên nhân  chính từ tăng trưởng dân số lạm phát. Sự bành trướng có chủ ý phù hợp với xu thế lan tỏa dân cư là hình thức xâm lược không qua chiến tranh, nhưng nguy hiểm nhất.
-Vì tư tưởng bành trướng luôn nằm trong huyết quản các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, nên cần xác định: Trung Quốc không những luôn là kẻ thù chính mà còn là kẻ thù tiềm tàng!
-Sự nghịch thù đó sẽ hết khi Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, giấc mộng đế quốc không còn hoặc kết thúc một quá trình lan tỏa dân cư!
-Hãy ôn lại lịch sử sự hình thành và lan tỏa của người Hoa ra khắp Đông-Nam Á!

--------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu

(Tố Hữu)

Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?”

22/12/2014 09:48
Lê Dũng
Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau:
Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:
Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược.
daophulam1-2d429
Âm mưu của người Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn.
Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam.
Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km).
du-an-khu-nghi-duong-hai-van-hinh-anh1ieriooxm_TAAN
Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam
Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển.
“Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm. Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”.
Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum
Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum
Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD.
Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng. Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới.
Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn.
2_1
Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc.
Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc!
Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014.
Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam. Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam,… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao?
Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, lãnh đạo của các tỉnh thành Việt Nam lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức.
Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
(Bạn đọc viết).

NGƯỜI TRUNG QUỐC XÂY MỘT ĐÀI QUAN SÁT Ở MIỀN TRUNG?

(nguoivietdiendan.com) Mượn danh nghĩa "đầu tư" TQ đã tiến hành hàng loạt việc xây dựng căn cứ ngay trên đất Việt Nam. Formosa Hà Tĩnh là một nút thắt quan trọng, sẽ cắt đứt cuống họng VN khi xẩy ra chiến sự. Tại nơi này phía TQ đã xử dụng tới hàng ngàn nhân công TQ không giấy phép mà chính quyền Hà Tĩnh "không kiểm soát được". Đã từng định xây chùa trong phạm vi đất thuê làm "bằng chứng chủ quyền" lâu dài trên đất Hà Tĩnh. Nay lại cố tình xây một tòa tháp cao ngất ngưởng với lý do "biểu tượng tinh thần bão luỹ" để thay đài quan sát toàn bộ vùng yết hều chiến lược này. Nhân dân Hà Tính có cần "nhớ đến" người TQ ở đây với "tinh thần bão lũy" tức là chiến lũy mạnh hơn bão táp của họ tại nơi yết hầu của Tổ Quốc này không? Chắc chắn không ai muốn, khi hiểu ra thâm ý sâu cay của biểu tượng này. Không hiểu những nhà lãnh đạo Hà Tĩnh vì dốt? hay vì tiền? mà đồng tình với việc xây dựng căn cứ và chiến lũy cùng đài quan sát của TQ tại nơi này trong khi tình hình Biển Đông đang sôi sục?
Đăng lúc: 11-12-2015 06:35:03 PM | Đã xem: 147 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Tin Tức Việt Nam , Âm mưu thâm độc của Trung Quốc
Bên trái giáp đầm Thị Nại, bên phải giáp Biển Đông, “lãnh thổ” của người Trung Quốc bắt đầu từ đây và kéo dài hơn 7km về phía bắc trong Khu kinh tế Nhơn Hội.

Hiểm hoạ Trung Quốc ở Bình Định

(nguoivietdiendan.com) Mặc dù công ty TNHH MTV Hong Yeung Việt Nam – hoạt động từ ngày 01/03/2007, hiện là chủ của 700ha mặt bằng khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nhơn Hội. Song hẩu như mặt bằng rộng lớn này từ đó đến nay còn để trống. Trong khi công nhân Việt Nam đã từng làm việc trong đó cho biết, dưới nền các công trình nổi là các đường ngầm kiên cố tránh được bom , thì nhà cầm quyền Bình Định hầu như chẳng biết gì và còn vui vẻ muốn kết nghĩa với tỉnh Quảng Tây, TQ để "mở rộng hợp tác đầ̉u tư, giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục...." trong bối cảnh TQ đang ngang nhiên phát động cuộc xâm lược Biển Đông, nhằm cướp toàn bộ và vĩnh viễn hai quần đảo Hoàng, Trường Sa cảu Việt Nam.
Đăng lúc: 10-12-2015 03:16:50 AM | Đã xem: 483 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Chống Trung Quốc , Âm mưu thâm độc của Trung Quốc
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giải đáp những lo lắng của cử tri về tình trạng người nước ngoài mua đất ven biển

Đà Nẵng đang mất dần vào tay TQ, lãnh đạo né tránh trách nhiệm

(nguoivietdiendan.com) TQ khá thâm độc khi dùng tiền mở chiến dịch mềm mua dần cán bộ lãnh đạo từ trung ương tới địa phương của VN, mua giới thanh niên, sinh viên, doanh nhân VN bằng các cuộc liên hoan hữu nghị hay các tài trợ cho du học, tham quan TQ. Chúng khôn ngoan cho các doanh nghiệp xâm chiếm dần lãnh thổ VN bằng việc bỏ tiền thuê đất đầu tư dài hạn hay mua đất đai, rừng đầu nguồn, vơ vét tài nguyên giá rẻ của VN.... Vốn dĩ tham lam ích kỷ, thấy tiền hoa mắt, người dân nhắm mắt đứng tên doanh nghiệp, đứng tên mua những vùng đất hiểm yếu của VN giúp thương gia TQ. Lãnh đạo các tỉnh và trung ương dù biết nguy cơ mất nước tiềm ẩn, cũng cố tình dối trá, trấn an dân, nhưng thực chất không có biện pháp nào ngăn cản được. Đồng tiền đã thống trị và thao túng cả pháp luật, nhân cách và con người VN. Vì vậy, việc đơn giản nhất là kẻ nào làm sai, thì phải dỡ bỏ, để không tạo tiền lệ cho những kẻ khác. Hội đồng nhân dân TP đã quyết bắt dỡ khu biệt phủ lấn chiếm trái phép đất rừng Hải Vân. Song lãnh đạo Đà Nẵng không thực hiện nổi, vì đồng tiền đã ngáng ngang họng, nên phải dừa cho Thủ Tướng.... Cứ thế, TQ chiếm dần VN mà không cần phí súng đạn và máu xương.
Đăng lúc: 05-12-2015 07:36:30 PM | Đã xem: 472 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Chống Trung Quốc , Âm mưu thâm độc của Trung Quốc
Khách sạn JW Marriott nằm ở “khu vực nhạy cảm” sát biển và gần sân bay Nước Mặn.

Đà Nẵng đang hình thành khu phố Tầu, lãnh đạo Đà Nẵng bất lực

(nguoivietdiendan.com) Mọi lý do biện minh cho việc làm láo chỉ vì "Nén bạc đâm toạc" luật pháp của VN thôi. Việc đưa cng nhân TQ vào cướp chỗ làm của người VN, làm quân dự phòng trấn giữ những nơi doanh nghiệp TQ thi công trong tình hình Biển Đông căng thẳng, tất nhiên sẽ được nhà cầm quyền các tỉnh lấy lý do "Hoàn thành gấp công trình để phục vụ Hội nghị".... hay gì đó để hợp lý việc đưa người TQ vào VN. Nhưng nguyên nhân chính là: Có tiền thị TQ muốn làm gì trên đất VN đều làm được. Ngay cả việc Hội đồng nhân dân quyết định bắt ông Ngô Văn Quang tháo dỡ "biệt phủ" hoành tráng xây trái phép trên đèo Hải Vân, mà khi ông Quang hứa sẽ bỏ một số tiền (chắc là khủng, mà không biết có phải là tiền ăn cắp của nhà nước hay chui thuế mới có hay không?) để mua các quan là đã "có cửa" cứ việc đàng hoàng chiếm giữ. Đó là thông lệ ĐẦU TIÊN tại VN.
Đăng lúc: 19-11-2015 05:27:04 PM | Đã xem: 72 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Chống Trung Quốc , Âm mưu thâm độc của Trung Quốc
Nhân dân VN đốt ảnh Tập Cận Bình để phản đối chuyến thăm của ông ta

Ông Tập muốn cột chặt Việt Nam với Trung Quốc

(nguoivietdiendan.com) Một thông điệp rất rõ ràng trong chuyến thăm của Tập Cận Bình với ĐCSVN là: VN không thể tách rời TQ. Còn Biển Đông, TQ cho VN thế nào sẽ được thế đó. Những gì TQ đang làm trên 2 quần đảo Hoàng - Trường Sa, VN không được nhắc tới. Ông ta không cần nói nhiều, không cần nói đến mốt chữ nào về những hành động gần đây của TQ và lời phát ngôn ngang ngược, không xứng tầm Nguyên thủ của ông ta trên đất Mỹ. Nhưng thông điệp đã quá rõ ràng là không bao giờ TQ từ bỏ mục đích của mình. Trích - "Tờ báo còn trích lời Luật sư Trương Trọng Nghĩa, đại biểu QH Đoàn TP HCM, nói rằng: “Trong bài phát biểu của mình trước QH, ông Tập Cận Bình không đưa ra một cam kết, hứa hẹn gì về việc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa”." -Hết trích
Đăng lúc: 07-11-2015 02:59:43 PM | Đã xem: 103 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Tin Tức Việt Nam , Chính Trị , Âm mưu thâm độc của Trung Quốc
Tập Cận Bình sang huấn thị VN

Trung Quốc viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ cho Việt Nam

"Đôi lời: Phải chăng cái giá này Tập Cận Bình bỏ ra để mua đứt bãi Tục Lãm, bãi Dậu Gót ở sông Bắc Luân, mua đứt thác Bản Giốc hay có liên quan gì tới hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa hay không? ĐCSVN làm gì có tiền trả nợ mà cho vay? Hiện chính phủ CSVN đang thiếu nợ quốc tế không có tiền trả, Tập Cận Bình biết điều đó, chắc không có chuyện mang tiền cho kẻ nợ như chúa chổm để vay! Một tỷ nhân dân tệ này, Tập Cận Bình và ĐCS Trung Quốc nhận lại được món quà gì? Đất đai của Tổ Tiên VN để lại? Một tỷ nhân dân tệ, tương đương 157,6 triệu USD, một cái giá quá rẻ chỉ riêng thác Bản Giốc không thôi!"
Đăng lúc: 06-11-2015 03:20:08 PM | Đã xem: 115 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Tin Tức Việt Nam , Chính Trị , Âm mưu thâm độc của Trung Quốc
Trương Cao Lệ tiếp kiến TT Nguyễn Tấn Dũng

Báo chí TQ tiếp tục lừa dối

(nguoivietdiendan.com) TQ chưa bao giờ từ bỏ âm mưu nuốt sống VN, đã từng tranh thủ khi đang "giúp Bắc Việt đánh chiếm Nam Việt, cướp luôn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Đã từng xúi dục Campuchia xâm phạm biên giới Tây Nam năm 1976 và nay cũng vậy. Đã đột ngột trở mặt "anh em môi hở răng lạnh" xua quân đồng loạt xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979 và kéo dài suốt 10 năm sau đó. Rồi liên tiếp cướp dần các đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa của VN và tự khoanh đường lưỡi bò 9 đoạn tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, gây nên sự bất ổn ở Biển Đông như hiện nay. Vậy mà Lệ và báo chí TQ còn trơ trẽn nói đến "lòng tin chiến lược" với VN được ư? Trích - "Thành Hán Bình cho rằng "Việt Nam từng là phiên thuộc của Trung Quốc, giữa hai nước đã từng xảy ra chiến tranh" là có ý đồ lèo lái, bóp méo sự thật. Bởi lẽ 1000 năm Bắc thuộc là hậu quả của những cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc mà người Hán tiến xuống phương Nam, reo rắc nỗi kinh hoàng, khổ đau và bất ổn!" - Hết trích.

Thận trọng, cảnh giác với đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam

(Bình luận quân sự) - Những nguy cơ từ đầu tư kinh tế TQ vào Việt Nam đã được đề cập từ lâu, nhưng hiện nay, vấn đề này đã ngày càng trở lên cấp bách.

    Trong hai thập niên vừa qua kinh tế Việt Nam lệ thuộc xấu vào Trung Quốc. Chính sách trải thảm đỏ ưu đãi đầu tư Trung Quốc có thể tạo nên những nguy cơ về an ninh quốc phòng. Hiện nay, tình hình trên biển đang nóng lên từng ngày nên càng phải thận trọng, cảnh giác.  
    Theo hồ sơ “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020” và “Kế hoạch sử dụng đất 2011- 2015” đối với đất quốc phòng và an ninh, quy hoạch đất dành cho 2 lĩnh vực này đều tăng, với quốc phòng có 278 ngàn ha, tăng 87 ngàn ha so với năm 2010. Đất an ninh có 55,6 ngàn ha, đạt 71,25%, so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015.
    Không chỉ ồ ạt thu gom nông sản, người Trung Quốc còn núp bóng dân địa phương thuê lại đất để làm nông nghiệp, rồng rừng, nuôi trồng thủy sản tại các khu vực ven biển... Đáng chú ý là hầu hết diện tích cho thuê đều nằm ở vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, quân cảng, cảng nước sâu...
    Theo thông tin, tới năm 2013 diện tích đất cho thuê là hơn 300.000 ha. Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, thực tế cho thuê dài hạn là 15.664 ha. Tuy nhiên, Ủy ban An ninh Quốc phòng cho biết, toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép ở trồng rừng ở 18 tỉnh với diện tích trên 398.374 ha chứ không phải 305.353ha như bộ báo cáo.
    Từ năm 2010, 8 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương... đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50-70 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó doanh nghiệp từ Hồng Kông, Đài Loan - Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.
    Trung Quốc hiện đang dọn dẹp các công trình có yếu tố nước ngoài ở quanh các cơ sở quân sự (Ảnh: Căn cứ tàu ngầm Trung Quốc ở vịnh Á Long - Tam Á - Hải Nam)
    Trung Quốc hiện đang "dọn dẹp" các công trình có yếu tố nước ngoài ở quanh các cơ sở quân sự (Ảnh: Căn cứ tàu ngầm Trung Quốc ở vịnh Á Long - Tam Á - Hải Nam)
    Các doanh nghiệp Trung Quốc được ưu đãi đến mức độ không còn gì để ưu đãi hơn, trong khi người Việt lại đang thiếu việc làm, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng không sử dụng lao động là người Việt Nam mà lén lút đưa lao động phổ thông từ nước họ sang. Đây là chủ trương lớn của Trung Quốc nhằm khuyến khích đưa người Trung Quốc ra nước ngoài sinh sống.
    Tướng Đồng Sỹ Nguyên đã từng đặt câu hỏi, vì sao các doanh nghiệp nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở các tỉnh khu vực biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên? Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, là những vị trí địa chiến lược quan trọng.
    Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã từng phân tích: "Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ...”.
    Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ đầu tư lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm đường là nhằm mục đích phục vụ chiến lược “tràn ngập Đông dương” của Trung Quốc.
    Bắc Kinh đã đầu tư giúp Lào xây dựng con đường quốc lộ chạy dọc từ biên giới Trung-Lào (bắc Lào) đến nam Lào, ngang khu vực miền trung Việt Nam - đoạn hẹp nhất của nước ta với chiều ngang chạy từ tây (Lào) sang đông (biển Đông) vẻn vẹn có 50km, đặc biệt có liên quan mật thiết đến đặc khu kinh tế Vũng Áng.
    Vị trí chiến lược của cảng Vũng Áng ở miền trung nước ta (đường nối từ cảng Vũng Áng sang căn cứ tàu ngầm Tam Á)
    Vị trí chiến lược của cảng Vũng Áng ở miền trung nước ta (đường nối từ cảng Vũng Áng sang căn cứ tàu ngầm Tam Á)
    Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 227,81 km2, chạy dọc bờ biển Hà Tĩnh dài 15-17 km, có tổng vốn đầu tư vào loại lớn nhất nước, ước khoảng 20-30 tỷ USD. Thời gian cho Trung Quốc thuê đất quá dài đến 70 năm.
    Về phía đông, Vũng Áng nằm đối diện và cách đảo Hải Nam-Trung Quốc vẻn vẹn vài trăm km. Về phía tây, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50km (khu vực có con đường chiến lược do Trung Quốc xây dựng, đồng thời di dân sang ở và phục vụ làm đường). Kết nối con đường này với Vũng Áng, Tam Á là rất nguy hiểm.
    Thuê Khu kinh tế Vũng Áng trong 70 năm, Trung Quốc có thể biến nó thành một “Tiểu quốc gia trong quốc gia” khi xây tường bao xung quanh, người Việt không thể vào được, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm rằng, ở chỗ nào người Trung Quốc đầu tư, thì người Việt “cấm cửa” không được vào.
    Điều này không phải không có cơ sở khi tướng Đồng Sĩ Nguyên cũng đã "thực mục sở thị" điều này. Ông từng kể lại, mình đã trực tiếp đến kiểm tra một cơ sở nước ngoài ở Đồ Sơn, xung quanh khu vực đó, họ đóng những cột mốc to như cột mốc biên giới và không cho người Việt vào đó. Cận vệ của ông tiếp cận xin vào họ cũng không cho, đến khi ông trực tiếp xuống xe, làm căng quá mới vào được.
    Sân golf Vĩnh Thuận chạy dài 3km dọc bãi biển có thể là một bãi đổ bộ lí tưởng
    Sân golf Vĩnh Thuận chạy dài 3km dọc bãi biển có thể là một bãi đổ bộ lí tưởng
    Một ví dụ khác là những cơ sở đầu tư của Trung Quốc ở thành phố địa đầu Móng Cái - Quảng Ninh, trong đó nổi bật nhất là sân golf ở mũi Trà Vĩ dọc bãi biển Trà Cổ và dãy ki-ốt, siêu thị Trung Quốc ở cạnh của khẩu tiểu ngạch Ka Long. Một địa điểm quan trọng cho an ninh quốc phòng vùng Đông Bắc.
    Dọc khu vực sông Ka Long, hai vị trí đẹp nhất đã được các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc đầu tư, nổi bật nhất là Công ty Hồng Vận và Công ty Liên doanh Hải Ninh - Lợi Lai. 2 công ty này được thuê đất 50 năm với nhiều loại hình kinh doanh như sàn nhảy, sòng bạc (dành cho người nước ngoài), khách sạn, dịch vụ, cửa hàng đồ ăn Trung Quốc...
    Sân golf quốc tế Móng Cái - một sân golf 18 lỗ hiện đại khánh thành năm 2009 ở mũi Sa Vĩ, chủ đầu tư là Công ty Liên doanh Vĩnh Thuận, có sự góp vốn đầu tư của Công ty Hải Ninh - Lợi Lai. Vĩnh Thuận được ưu đãi thuê đất 50 năm với phạm vi kinh doanh đa dạng như kinh doanh sân golf 18 lỗ, khu vui chơi giải trí...
    Suốt dọc 3km bờ biển, sân golf này tựa như một “căn cứ quân sự” khi họ cho trồng phi lao, cây gai xung quanh, bên ngoài hàng cây là bờ rào thép gai giăng tứ phía.  
    Sân golf Vĩnh Thuận được rào chắn kín mít tựa như một “căn cứ hải quân”, chỉ trong nhìn ra được chứ ngoài thì không thể.
    Sân golf Vĩnh Thuận được rào chắn kín mít tựa như một “căn cứ hải quân”, chỉ trong nhìn ra được chứ ngoài nhìn vào thì không thể.
    Hàng loạt các cơ sở kinh tế lớn cùng hàng trăm kho bãi của các công ty Trung Quốc chạy dọc bờ sông Ka Long - Móng Cái. Có ai kiểm tra được hết hàng hóa trong đó có những gì?
    Sự phát triển mạnh của kinh tế Việt Nam trong vòng vài chục năm tới đòi hỏi chúng ta sẽ phải có sự điều chỉnh quy hoạch chiến lược về trọng điểm kinh tế và an ninh quốc phòng.
    Ví dụ như một mai lực lượng tàu nổi và tàu ngầm của hải quân Việt Nam trở lên đông đảo, đòi hỏi phải có những căn cứ hải quân mới hoặc các căn cứ dự bị, nếu muốn sử dụng cảng nước sâu ở Vũng Áng thì sao? Dù có đòi lại được thì có yên tâm xây dựng căn cứ hải quân ở đây không, khi Trung Quốc đã nắm rõ mực nước, luồng lạch, thậm chí ai biết họ thả cái gì đó xuống đáy biển?
    Công tác quản lý địa bàn của các cơ quan chức năng địa phương cũng rất lỏng lẻo để mặc người Trung Quốc vào đầu tư làm ăn hàng năm trời tại các địa bàn trọng yếu. Điển hình trong số này là vụ việc dân Trung Quốc nuôi tôm hàng năm trời ở cảng Cam Ranh mà các cơ quan chức năng thành phố này không hề biết, trong khi đó dân mình vừa làm gì là họ biết ngay.
    Lồng nuôi thuỉy sản của dân Trung Quốc ở cảng Cam Ranh
    Lồng nuôi thuỉy sản của dân Trung Quốc ở cảng Cam Ranh
    Bè nuôi cá của người Trung Quốc nằm cách cảng Cam Ranh khoảng 300m về phía đông, có những ngôi nhà lợp tôn được thiết kế kiên cố, mỗi bè rộng khoảng 100m2, có hàng chục lồng nuôi cá được kết với nhau. Những bè cá của người Trung Quốc thuộc dạng lớn không nhất thì cũng nhì ở đây. Hàng ngày họ thường xuyên ra vào khu vực này và các địa bàn lân cận để thu mua tôm, cá nhỏ trong dân.
    Hầu như ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh cũng biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Họ còn cho biết có những người Trung Quốc đã ở đây hàng chục năm, thậm chí còn đưa tàu sắt hàng trăm tấn mang tên Việt Điện Bạch 8366 (tàu đăng ký thuộc thành phố Điện Bạch, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc) sang.
    Tàu cá này thường xuyên ra vào khu vực gần cảng Cam Ranh để chở hải sản đi tiêu thụ, chỉ đến khi sự việc này được đưa lên mặt báo các cơ quan chức năng thành phố Cam Ranh và tỉnh Khánh Hòa mới biết.
    Một hầm chứa máy bay trong lòng núi của không quân Trung Quốc
    Một hầm chứa máy bay trong lòng núi của không quân Trung Quốc
    Trên thực tế, vấn đề người nước ngoài hoạt động trên vịnh Cam Ranh được quản lý rất chặt chẽ. Bản thân ông Võ Thiên Lăng - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đã từng chứng kiến khi đưa một chuyên gia người Đan Mạch là nhà tài trợ cho dự án nâng cao năng lực của Hội Nghề cá Khánh Hòa, đi thăm một mô hình nuôi tôm hùm lồng trên vịnh.
    Vừa ra đến lồng, Bộ đội Biên phòng đã có mặt kiểm tra ngay. Đoàn của ông phải nhờ Giám đốc Sở NN&PTNT can thiệp nhưng vẫn phải về Đồn Biên phòng để tường trình rằng ra lồng bè không có mục đích gì khác. Quản lý chặt chẽ như vậy mà để lọt thương lái và người nuôi tôm Trung Quốc hoạt động lâu năm trên vịnh Cam Ranh thì quả thực là khó hiểu.
    Liệu tàu ngầm Kilo Việt Nam có được an toàn khi xung quanh cảnh Cam Ranh có quá nhiều các công trình của người nước ngoài?
    Tàu ngầm Kilo Việt Nam
    Thời gian qua, Trung Quốc cũng đã chủ động “dọn dẹp” các công trình có yếu tố nước ngoài xung quanh các công trình quốc phòng, đặc biệt là các căn cứ hải quân, sân bay quân sự…, đồng thời sửa đổi “Luật bảo vệ công trình quân sự”, đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban thường vụ đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc lần thứ 12.
    Bộ tổng tham mưu quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cùng các cơ cấu trung ương và các ban ngành có liên quan của quân đội nước này đã tổ chức “Tổ kiểm tra liên ngành”, tiến hành rà soát việc chấp hành luật bảo vệ công trình quân sự tại hơn 20 tỉnh thành và khu vực. Sau sự kiện này, ông Khương Vĩ Tân - Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Xây dựng thành thị - nông thôn Trung Quốc đã mất chức.
    Kiên quyết hơn, chính phủ Trung Quốc đã bỏ ra mấy trăm triệu Tệ cho việc mua lại, phá dỡ các công trình này, bất chấp những thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế. Vậy thì những hành động người Trung Quốc tiến hành ở Việt Nam là có hoàn toàn vì mục đích kinh tế hay không?
    Đã đến lúc Việt Nam cũng phải xiết chặt vấn đề gắn quốc phòng an ninh với đầu tư kinh tế nước ngoài, đặc biệt là những dự án có yếu tố Trung Quốc.

    • Thiên Nam 

                             

                       

    Tại sao Trung Quốc lại chọn Vũng Áng?

    Hoàng Mai
    Cuối năm 2013 và những ngày đầu năm 2014 vừa qua, hãng truyền thông quốc RFA cũng như giới Blogger Việt Nam đã phát tín hiệu về nguy cơ người Trung Quốc có mặt ở Hà Tĩnh. Mà trong đó, vị trí xung yếu là khu vực Vũng Áng, huyện Kỳ Anh.
    Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng với diện tích 227,81 km2, có tổng vốn đầu tư vào loại lớn nhất nước, ước khoảng 20-30 tỷ USD (1), với những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, bên cạnh nỗi lo thời gian cho Trung Quốc thuê quá dài: đến 70 năm, còn nỗi lo ở góc độ vị trí chiến lược của Vũng Áng xét về an ninh-quốc phòng của cả nước.
    Trong một bài viết trước đây đăng trên Bauxite VN, tác giả Nguyễn Hữu Quý đã đề cập đến “tam giác căn cứ quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt” (2), bài báo đó chỉ mới đề cập về nguy cơ đến từ hướng Biển Đông.
    Rõ ràng, nguy cơ TQ chia cắt Việt Nam còn có thể đến từ hướng Lào. Trước đây, trong cuộc chiến chống Mỹ, người Việt đã một phần dựa vào lãnh thổ Lào để tiếp viện từ Bắc vào Nam, và góp phần làm nên chiến thắng. Trong tương lai, một khi TQ làm chủ Bắc và miền Trung của Lào thì họ hoàn toàn có thể chia cắt Việt Nam thành hai miền tại Hà Tĩnh hoặc Quảng Bình.
    Theo góc nhìn đó, một gọng kìm từ hai hướng Biển Đông và Lào sẽ là yếu tố tiên quyết để TQ chia cắt Việt Nam thành hai miền sẽ diễn ra trong tương lai.
    clip_image001
    Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt,
    và nguy cơ Việt Nam một lần nữa bị chia cắt làm hai miền tại Vũng Áng
    (chân núi phía Bắc của dãy núi Hoành Sơn).
    Những hậu quả và âm mưu của TQ liên quan đến Vũng Áng
    - Việc tỉnh Hà Tĩnh cho TQ thuê đất và có mặt ở KKT Vũng Áng trong 70 năm là cả một dự tính chiến lược của người TQ, và đến thời điểm này, với sự đầu tư ban đầu, xây tường bao xung quanh tạo thành một lãnh địa riêng, người Việt không thể vào được, thì đó là thắng lợi bước đầu của TQ. Tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, rằng, ở chỗ nào người TQ vào đầu tư, thì người Việt cấm cửa không được vào (thực tế, trên khắp Việt Nam đã là như vậy).
    - Với tốc độ đầu tư và di dân hiện nay, đến cuối thế kỷ 21 này, người TQ tại Lào sẽ có khoảng 4-5 triệu (năm 2012 dân số Lào là 6,646 triệu), và chiếm khoảng 30-35% dân số Lào, dự kiến dân số Lào khi đó là khoảng 13-15 triệu. Không sớm thì muộn, TQ sẽ thôn tính nước Lào.
    - Trong bài viết đăng vào cuối năm 2012 “Trung Quốc mưu tính gì sau đầu tư khủng vào Lào, Campuchia?” (3), có đoạn đáng chú ý: “Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, phân tích: Trung quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà đoạn cuối Tây Nguyên thì CPC và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ…. Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế”.
    - Không biết là vô tình, hay cố ý; cuối năm 2010, không hiểu từ đâu, giới khoa học Việt Nam dự định và mở hội thảo “Mở tuyến xa lộ song hành xuyên Đông Dương” (4) với dự tính: “mở hướng lưu thông mới phía thượng nguồn, thẳng từ khu vực đèo Mụ Giạ, tỉnh Quảng Bình, qua lãnh thổ Lào, Campuchia xuôi về Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cần được tính đến. Về chi phí đầu tư, dựa vào các tuyến đã có sẵn thì cả phần dựng rào sắt ngăn cách ven đường để đảm bảo an ninh cũng chỉ hết 14-15 tỷ USD”.
    Đáng chú ý là, với nguồn vốn lớn như thế, rõ ràng, TQ sẽ là nhà tài trợ và trúng thầu xây dựng, vô hình dung họ có mặt ở địa bàn dọc Tây Trường Sơn một cách hợp pháp. Và chắc chắn, một khi họ đã nhảy vào thì có đủ lý do để công trình hoàn thành trong vòng 20-30 năm, đủ để hình thành một thế hệ người TQ khoảng 1 triệu người dọc hành lang quan trọng này. Rất may, dự án bị sự phản đối của dư luận và buộc phải dừng lại.
    Dễ dàng nhận thấy, việc TQ chọn Vũng Áng làm vị trí quân sự chiến lược của mình trên đất Việt Nam, ngoài việc cùng với quân cảng Du Lâm trên đảo Hải Nam có thể khống chế miền Bắc và Vịnh Bắc Bộ khi chiến sự xảy ra, thì vị trí Vũng Áng dễ dàng cho kết nối với tuyến hành lang đường bộ từ Vân Nam dọc Lào xuống đến Tây Nguyên. Tạo nên gọng kìm để chia cắt Việt Nam trong tương lai.
    Tạm kết luận:
    1. Không còn nghi ngờ gì nữa, TQ đang hình thành một gọng kìm từ hai hướng là Biển Đông và tuyến hành lang đường bộ từ Vân Nam dọc Lào xuống đến Tây Nguyên và thông sang CPC. Vị trí Vũng Áng sẽ là điểm cắt chiến lược để chia Việt Nam làm hai miền.
    2. Không ai khác, chính TQ là thủ phạm để chia đôi Việt Nam thành 2 miền tại vĩ tuyến 17 (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị) ở Hiệp định Geneve năm 1954; và họ đã thất bại bằng sự thống nhất của người Việt vào năm 1975. Tuy nhiên, chính họ chứ không ai khác xúi dục để có cuộc chiến “giải phóng miền Nam”, mà hậu quả nặng nề về mọi mặt còn đến ngày hôm nay. Lần này, những học trò kế tiếp của Mao đang âm thầm giở lại bài học cũ một lần nữa, và với tham vọng còn lớn hơn, là chia đôi Việt Nam tại Vũng Áng (chân núi phía Bắc của dãy núi Hoành Sơn) trong mưu đồ thôn tính toàn bộ Biển Đông.
    3. Sự sai lầm của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam kể từ 1975 đến nay, đang dần đưa miền Bắc và Trung Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Và cùng với việc chia cắt Việt Nam tại Vũng Áng, khi đó, Việt Nam chỉ là mảnh đất Đại Việt của hơn nghìn năm trở về trước, và nguy cơ bị đồng hóa, xóa sổ cả 3 nước Đông Dương như đã được nhìn thấy từ hôm nay.
    08.3.2014
    H.M.
                                        

    'Phố' Trung Quốc ở Đà Nẵng bao vây sân bay quân sự

    Đoàn Nguyên - Ngọc Minh | 25/12/2015 19:03


    Gần 10 nhà cao tầng đã được xây dựng trong số hàng trăm lô đất nghi rơi vào tay người Trung Quốc ở Đà Nẵng, khiến khả năng phòng thủ và tấn công của sân bay Nước Mặn bị tê liệt.



    Các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đã khoanh vùng hàng trăm lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn) vào diện nghi vấn. Trong ảnh: Bản đồ phân lô các biệt thự gần sân bay Nước Mặn.


    Trong hồ sơ, đây là những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc. Trong ảnh: Bên phải là sân bay Nước Mặn còn phía đối diện là các khu biệt thự của người nước ngoài.



    Trao đổi với Zing.vn, các tướng lĩnh quân đội về hưu đều tỏ ra lo lắng vì đây là vùng "nhạy cảm" liên quan đến an ninh quốc phòng.


    Chỉ cách các lô đất một bức tường cao khoảng 3 m là sân bay Nước Mặn. Mặc dù nơi này đã được một đơn vị tư nhân thuê làm du lịch, nhưng trên thực tế nó vẫn là sân bay quân sự và thuộc quyền quản lý của Vùng 3 Hải quân.


    Sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 - 20 tầng. Chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay. "Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội", thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 lo lắng.


    Còn đại tá Nguyễn Lành - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 375 - Quân chủng Phòng không không quân, cho biết: "Tuyệt đối không được để cho bất cứ cá nhân, đơn vị nào xây dựng các tòa nhà cao hơn 12 m sát sân bay".


    Theo đại tá Lành, việc xây các khách sạn sát sân bay như thế này sẽ vô hiệu hóa sức tấn công, phòng thủ của tên lửa, pháo phòng không; việc cất hạ cánh các máy bay chiến đấu cũng không thực hiện được.


    "Theo quan sát của tôi, ở ngay sát sân bay có nhiều tòa nhà cao khoảng 50 m thì xem như sân bay Nước Mặn đã bị tê liệt, không còn khả năng tấn công, phòng thủ tuyến đường ven biển Đà Nẵng", ông Lành nói.


    Nhiều chuyên gia quân sự khác cũng nói rằng, cách tốt nhất là chính quyền Đà Nẵng có giải pháp thu hồi lại các lô đất nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc. "Đất ở sát sân bay, không được bán cho bất cứ ai. Nếu rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm. Tuyệt đối không để họ xây khách sạn, lấy vợ sinh con và thành lập phố Tàu ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng", thiếu tướng Trần Minh Hùng nói.


    Đây là một khách sạn 5 sao cao khoảng 30 tầng do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shores (có giám đốc là người Trung Quốc) thực hiện. Dự án này chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 50 m.


    5 năm trước, Công ty Silver Shores khánh thành, đưa vào hoạt động khu du lịch quốc tế với tổ hợp khách sạn 5 sao cùng khu vui chơi giải trí có thưởng (casino) chỉ dành cho người nước ngoài. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người Trung Quốc làm việc.


    Sau khi xây khách sạn ở sát sân bay, họ chỉ đón tiếp khách du lịch người Trung Quốc. Còn các cá nhân người Việt vào đây thì nhân viên đều đưa ra lý do hết phòng.


    Biển hiệu của các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có chữ Trung Quốc và các ký tự bằng số rất lạ. Nhiều người lo ngại nếu chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn thì trong tương lai không xa, ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng sẽ xuất hiện phố Trung Quốc.


    Để kiểm chứng những hoài nghi trên, phóng viên đã ghé vào một quán massage thì ngay lập tức bị mời ra ngoài.


    Cổng sân bay Nước
    theo zing.vn

    Các tướng Việt Nam cảnh báo việc người Trung Quốc đứng sau vụ mua đất “bao vây” sân bay Nước Mặn Đà Nẵng

    Nhà hàng khách sạn Trung Quốc “bao vây” sân bay Nước Mặn - (Ảnh: gfpro.net)
    Nhà hàng khách sạn Trung Quốc “bao vây” sân bay Nước Mặn - (Ảnh: gfpro.net)
    Thiếu tướng Lê Văn Cương, thiếu tướng Lê Mã Lương cùng thiếu tướng Trần Minh Hùng đồng loạt lên tiếng trước việc 246 lô đất được người Trung Quốc núp dưới tên người Việt mua áp sát sân bay Nước Mặn, một vị trí đặc biệt nhạy cảm về an ninh quốc phòng.
    Trao đổi với truyền thông thông trong nước, cả 3 thiếu tướng đều tỏ ra “quan ngại” trước sự việc trên.
    Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công An chia sẻ trên báo Người Đưa Tin: “Tại sao lại để người Trung Quốc núp dưới danh nghĩa người Việt Nam mua được nhiều đất như vậy? Tại sao, người Trung Quốc lại có thể làm được điều đó ở trên lãnh thổ Việt Nam?
    Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là, các cơ quan chức năng, cụ thể là Chủ tịch TP. Đà Nẵng – cơ quan thẩm quyền chung chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề diễn ra trên địa bàn TP phải trả lời được những câu hỏi này trước dư luận”.
    Ông Cương cũng cho rằng đây là vùng đất nhạy cảm và lo ngại nếu như ‘lực lượng xấu’ muốn tấn công để cắt ngang đất nước thì cực kỳ nguy hiểm.


    246 lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn) với diện tích gần 40.000 m2 nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc – (Ảnh: enternews.vn)
    246 lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn) với diện tích gần 40.000 m2 nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc – (Ảnh: enternews.vn)

    Còn Thiếu tướng Lê Mã Lương – nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết trên báo Trí Thức Trẻ: “Để cho người Trung Quốc giấu mặt mua đất như vậy thì theo tôi chắc chắn có ảnh hưởng, tác động trực tiếp, thậm chí rất nguy hiểm đến vấn đề quốc phòng, an ninh…”. Vị thiếu tướng cũng cho rằng: “Chúng ta không vì kinh tế với bất cứ giá nào mà quên, xao nhãng, gây ảnh hưởng, đe dọa đến quốc phòng…”
    Ông Lương rất ngạc nhiên và tỏ ra lo lắng trước hàng loạt suất đất cạnh tường rào chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 1m, do người Việt đứng tên mua hộ cho người Trung Quốc.
    Bên cạnh đó, thiếu tướng Trần Minh Hùng – nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 cũng lo ngại khi người Trung Quốc hợp thức hóa số lô đất trên sẽ sang đây làm ăn sinh sống và sẽ thành 1 khu phố của Tàu.


    Khách sạn Marriott 18 tầng của Trung Quốc gần sân bay Nước Mặn ở Đà Nẵng đang được xây dựng coi như như phế chức năng phòng thủ và tấn công của sân bay quân sự Nước Mặn – (Ảnh: nld.com.vn)
    Khách sạn Marriott 18 tầng của Trung Quốc gần sân bay quân sự Nước Mặn ở Đà Nẵng đang được xây dựng coi như ‘phế’ chức năng phòng thủ và tấn công của sân bay này – (Ảnh: nld.com.vn)

    Theo thông tin trên báo Người Lao Động, hầu hết 246 lô đất này đều do người Trung Quốc đứng đằng sau thu gom, nhờ người Việt Nam đứng tên để lách luật.
    Trong đó, có 77 lô do các công ty quản lý, 74 lô đất do các cá nhân mua từ 2 lô trở lên. Ông Lý Phước Cang (thôn Dương Sơn,  xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là người mua nhiều nhất với tổng số 12 lô, rộng khoảng 2.000 m2, trị giá khoảng 60 tỷ đồng; tuy nhiên qua tìm hiểu, ông Cang được cho là hộ nghèo nhất thôn Dương Sơn.


    Nhiều tòa nhà ghi chữ Trung Quốc ở TP Đà Nẵng  – (Ảnh: doisongphapluat.com)

    Ngoài cho người Việt đứng tên mua đất, cũng xuất hiện các công ty được người Việt đứng tên nhưng đằng sau chủ là người Trung Quốc.
    Gần đây, cơ quan chức năng đã vừa xử phạt cửa hàng H.A cao su thiên nhiên (Công ty TNHH Thương mại – Du lịch Tuệ Dân) ở Đà Nẵng 15,5 triệu đồng do các sai phạm trong kinh doanh. Đây là cửa hàng bán các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, chỉ bán cho khách Trung Quốc,  “cấm cửa” khách Việt. Sau khi cơ quan chức năng điều tra, tìm hiểu thì phát hiện giám đốc cửa hàng này là người Trung Quốc.
    Theo nhiều chuyên gia quân sự trong nước, trước vấn đề trên, TP Đà Nẵng cần phối hợp với Bộ Quốc phòng rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, hoặc mua, bán trên địa bàn; có thể chấp nhận bồi thường để ngưng những dự án tại những vùng nhạy cảm về quốc phòng này…
    Từ Ân tổng hợp

    TRUNG QUỐC ĐÃ TỪNG GIẾT TRƯỞNG ĐOÀN NGOẠI GIAO ĐẠI VIỆT

    Ảnh: Đền thờ Giang Văn Minh. Ảnh: internet

    Ngày xưa, việc chọn Trưởng đoàn ngoại giao (Chánh sứ) là rất quan trọng, nhất là đi sứ Trung Quốc. Những người được chọn làm Chánh sứ thường là những nhà khoa bảng giỏi văn chương chữ nghĩa và có khí tiết. Tại các cuộc tiếp sứ, các vua Tàu thường ra những vế đối hiểm hóc, và đặt ra các cuộc xướng họa thơ phú với nhiều hàm ý.

    Đường Lâm cổ ấp quê tôi là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh người đã từng được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Ông bị vua quan nhà Minh giết tại Yên Kinh (TQ) bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Khi đưa thi hài về đến quê nhà, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng [rể Đường Lâm] bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

    Dưới đây là chép từ Từ điển Wikipedia:

    Giang Văn Minh (chữ Hán: 江文明, 1573 - 1638[1]) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi. 

    Cuộc đời và sự nghiệp

    Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây trước năm 1945)[2], (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông[3]. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi[3]. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630)[3], Thái bộc tự khanh (1631)[3].

    Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh[1]. Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1]. 

    Giai thoại 

    Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài[4]. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.

    Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

    Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
    “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”  Nghĩa là:  Cột đồng đến nay rêu đã xanh[5]
    Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).

    Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
    "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"  Nghĩa là: Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ[5]

    Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

    Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước[5][6] Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông[5] và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ)[7].

    Vế đối của Giang Văn Minh trước vua Minh của Tàu được các nhà thư pháp 
    của Viện Nghiên cứu Hán Nôm viết và treo ngay tại tiền sảnh của Viện.
    Hình ảnh trên là đôi câu đối và bài Nam Quốc Sơn Hà (giữa)

    Đôi câu đối do thư pháp gia trẻ Tử Hư Nguyễn Ngọc Thanh viết

    Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, [thực ra là Gò Đõng - NXD] thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm[7]. Trên cánh đồng này có một quán (hiện có dạng ngôi nhà) nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán Giang. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa[5]. ‎

    Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.[8] 

    Tác phẩm
    • Hoa Nghiêm tự bi: trên tấm bia của chùa Hoa Nghiêm ở thôn Vô Song, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có ghi người soạn văn bia năm Dương Hòa thứ 2 (1636) là Phúc Lộc hầu Giang Văn Minh, đỗ thám hoa khoa Mậu Thìn (1628), chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái bộc tự khanh.[9]
    Đánh giá : Ông là người trí dũng song toàn.[10]
    ________


    Thi sĩ Hoài Yên có thơ rằng:
    Giang Văn Minh


    Một sớm về thăm Mông Phụ ấp,  

    Suốt đời nhớ mãi Thám hoa môn.  
    Ngoại giao, lo tính tìm mưu chước,  
    Đối đáp, không làm thẹn núi sông.  
    "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục,  
    Đằng giang tự cổ huyết do hồng".  
    Quên thân, quyết báo đền ơn nước,  
    Khí tiết xin phơi một tấm lòng.  

    (Chân dung. Thơ Hoài Yên. Nxb. Hà Nội, 2008. tr21). 
    .
     

    Mộ Thám hoa Giang Văn Minh. Bốn chữ: THIÊN CỔ ANH HÙNG. Ảnh: Đỗ Ngọc Sơn
    Quán Giang. Nơi quàn thi hài của Giang Văn Minh khi đưa từ Tàu về. Ảnh: Đ.N.Sơn

    Mời chư vị nghe khúc hùng ca Sứ thần Giang Văn Minh:
     



    Hình ảnh sáng 24 tháng 07 năm 2011 tại Bờ Hồ:
    một người biểu tình mang biểu ngữ viết câu đối của Thám hoa Giang Văn Minh 
    "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"

    Người ‘giấu mặt’ thâu tóm đất khu nhạy cảm ở Đà Nẵng

    Nhiều diện tích đất xung quanh sân bay Nước Mặn (Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) được cho đã bị người nước ngoài giấu mặt đứng sau người Việt Nam để thâu tóm.
    Người ‘giấu mặt’ thâu tóm đất khu nhạy cảm ở Đà Nẵng
    Nhiều lô đất quanh khu vực sân bay Nước Mặn được cho bị người TQ giấu mặt thâu tóm – Ảnh: Hoàng Sơn
    Văn phòng đăng ký đất đai Q.Ngũ Hành Sơn cho biết, vệt đất nằm giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp và sân bay Nước Mặn có 246 lô đất với diện tích gần 40.000 m2. Theo danh sách nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu này cho thấy, có 7 công ty quản lý 77 lô đất, trong đó Công ty TNHH TM DL-DV V.N.Holiday mua 24 lô, Công ty TNHH TM-DV Diệp Phúc Lợi mua 17 lô.
    Cũng theo danh sách này, có 26 cá nhân đứng tên mua 74 lô đất, trong đó 15 người có hộ khẩu tại TP.Đà Nẵng, số người còn lại cư trú tại Hà Nội và TP.HCM. Đáng chú ý, trong số những người đứng tên mua đất, có nhiều trường hợp gia cảnh không khá giả gì nhưng cũng mua từ 3 – 12 lô đất.
    Lương không đủ nuôi con vẫn… mua 12 lô đất
    Qua tìm hiểu, PV Thanh Niên nắm được thông tin anh Lý Phước C. (30 tuổi, trú tại thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) hiện là người sở hữu 12 lô đất, ước rộng khoảng 2.000 m2 tại khu vực này, theo giá hiện tại khoảng 60 tỉ đồng. Tuy nhiên, gia cảnh anh C. không mấy khá giả. Thậm chí, theo lời bà Nguyễn Thị V. (68 tuổi, mẹ anh C.) thì đồng lương ít ỏi của vợ chồng anh C. không đủ để nuôi con. “Nghe các anh nói con tôi có đến 12 lô đất, tôi thật sự bất ngờ. Thỉnh thoảng C. còn xin tôi tiền thì lấy đâu ra số tiền lớn như thế để mua đất”, bà V. nói.
    Ông Nguyễn Đức Thành, Bí thư Chi bộ thôn Dương Sơn, khẳng định tuy gia đình anh C. không nằm trong hộ nghèo nhưng “với điều kiện hiện nay thì C. không thể có đủ tiền để mua 1 lô chứ nói gì đến 12 lô”. “Ai đứng đằng sau chi tiền cho C. mua thì tôi không biết, có thể là một đại gia hay người nào đó nhiều tiền. Nhưng nếu đứng ra mua cho người TQ thì cũng giống như tôi, nhiều người sẽ không đồng tình”, ông Thành nói.
    Tương tự, ông Trác Duy Ph. (trú P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn) đứng ra mua 3 lô đất. UBND P.Khuê Mỹ cho hay, ông Ph. là người gốc Hoa ở miền núi phía bắc, sau một thời gian làm Đội trưởng Đội bảo vệ Công ty Silver Shores (TQ) tại địa phương, năm 2014 ông Ph. nghỉ việc rồi đứng ra mua 3 lô đất cạnh sân bay Nước Mặn với diện tích gần 500 m2.
    Đúng luật nhưng “rất đáng lo”
    Theo tìm hiểu của PV, các lô đất xung quanh sân bay Nước Mặn hiện đã mọc lên nhiều khách sạn, nhà hàng mang tên TQ và chủ yếu phục vụ khách TQ. Ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch P.Khuê Mỹ (Q.Ngũ Hành Sơn), cho biết người TQ tập trung đông nhất ở các resort, khu vực Công ty Silver Shores.
    “Trong công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn phường thì khó khăn nhất vẫn là việc người VN đứng tên mua đất giúp người TQ. Do khu vực sát bờ biển lại gần sân bay rất nhạy cảm nên chính quyền địa phương rất lo lắng”, ông Nghĩa thừa nhận. 
    Đặc biệt, mới đây cũng tại P.Khuê Mỹ xảy ra vụ 64 lao động là người TQ dùng visa du lịch vào làm việc trái phép tại công trường của nhà thầu Công ty TNHH Shinhua Huashi (công ty mẹ tại TQ). Hiện số lao động này đã bị trục xuất ra khỏi VN (Thanh Niên đã thông tin).
    Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT TP.Đà Nẵng, nói: “Trên danh nghĩa toàn là người VN đứng tên. Việc này cũng khó nói vì người ta mua đất đúng luật thì phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực ra hiện tượng này rất đáng lo nhưng bây giờ người ta làm theo luật. Ai có tiền thì mua và người TQ nếu có mua đất cũng thông qua người Việt thôi”.
    Theo một lãnh đạo Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng, chủ trương chung của TP là nghiêm cấm mua đất rồi gộp lại để làm nhà tại một số khu vực gần sân bay Nước Mặn. “Hôm trước, vấn đề này cũng được Bí thư Nguyễn Xuân Anh thông tin trước hội nghị Thành ủy. 
    Bên cạnh đó, tùy theo quy hoạch, UBND TP đã giao Sở Xây dựng rà soát lại và cấm ghép thửa tại một số vị trí, một số khu vực để giữ đúng theo quy hoạch ban đầu. Ngoài ra, UBND TP chỉ đạo không cho phép xây nhà cao tầng tại một số khu vực này vì nhiều lý do”, vị cán bộ này nói.
    Hoàng Sơn
    Theo Thanhnien

    Dân mua hộ đất cho người TQ: 'Vẫn trong tầm kiểm soát'

    Email In PDF.

    (VP luật sư Triệu Dũng) - Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn nói, chính quyền địa phương đã xác định danh tính 71 cá nhân Việt Nam đứng tên mua đất hộ người Trung Quốc.

    "Số lô đất đã rơi vào tay người Trung Quốc lên đến 138 lô đất - hơn 1 lô so với báo cáo ban đầu",ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho biết.
    Ngoài ra, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có 23 dự án ven biển, trong đó có 10 dự án đang hoạt động. Những dự án này đang có 350 lao động Trung Quốc và 100 người ở các nước khác làm việc.
    Dan mua ho dat cho nguoi TQ: 'Van trong tam kiem soat'
    71 người đã đứng tên mua 138 lô đất cho người Trung Quốc
    Theo chính quyền địa phương, hầu hết những lô đất trên đã được chủ đầu tư xây dựng khách sạn, tòa nhà cao tầng phục vụ kinh doanh.
    Trong khi đó, những vị trí này chỉ cách sân Sân bay Nước Mặn 2- 3 km, gây lo ngại cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
    Bí thư quận Ngũ Hành Sơn thừa nhận, thực trạng lao động, khách du lịch "chui" và người nước ngoài đến Đà Nẵng mua đất sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. "Tuy nhiên, vấn đề này vẫn trong tầm quyển soát. Danh sách 71 cá nhân người Việt này các cơ quan chức năng đều nắm rất rõ", ông Bằng cho biết thêm.
    Liên quan đến vụ việc, trước đó, ông Trần Thọ, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho rằng việc người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất là chuyện cực kỳ nguy hiểm, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng lưu ý thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật.
    Bày tỏ khó khăn trong khâu quản lý, ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho hay: “Cần hết sức thận trọng trước hiện tượng người nước ngoài mua đất, xây dựng các công trình cao tầng tại những khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
    Thành phố cần rà soát ngay về quy hoạch, bố trí đất đai tại khu vực ven biển để có các biện pháp quản lý tốt hơn. Đặc biệt phải lưu tâm tới vấn đề quản lý người tạm trú”.
    Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo các sở ngành, quận, huyện và đặc biệt là công an thành phố phải tăng cường quản lý ở một số khu vực nhạy cảm.
    Theo ông Nguyễn Xuân Anh, thường trực cũng đã có ý kiến không ghép thửa, xây dựng các công trình cao tầng tại các khu vực nhạy cảm; việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn phải hết sức chặt chẽ và không chủ quan.
    Minh Thái (Theo ĐVO)

    Đại tá Lành nói gì về khu đất dân Trung Quốc mua sát sân bay?

    Bảo Ngọc |
    Đại tá Lành nói gì về khu đất dân Trung Quốc mua sát sân bay?

    Đại tá Nguyễn Lành cho rằng, phải đặt câu hỏi tại sao người Trung Quốc mua ở đấy... Họ mà quản lý cả bờ biển là rất nguy hiểm.

    “Họ mua cả bờ biển là nguy hiểm rồi”
    Trước thông tin người Trung Quốc đứng đằng sau nhờ người Việt đứng tên mua 246 lô đất ven biển Đà Nẵng, nằm ngay cạnh sân bay Nước Mặn, Đại tá Nguyễn Lành rất lo lắng về vấn đề này.
    Đại tá Lành cho biết sân bay Nước Mặn được Sư đoàn 375 tiếp nhận từ ngày giải phóng. Trước đó, sân bay này thuộc Hải quân Việt Nam Cộng Hòa có nhiệm vụ bảo quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
    Theo đại tá Lành, cố Thượng tướng Đào Đình Luyện – Nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã từng có đánh giá rằng khu vực sân bay Nước Mặn là vô cùng quan trọng đối với quốc phòng.
    “Năm 1991, anh Luyện vào khảo sát ở đây. Anh ấy có đề nghị rằng: Khu đất này rất quan trọng, không được giao làm kinh tế, chỉ giao cho phòng quốc quản lý thôi”, đại tá Lành nhớ lại.
    
Đại tá Nguyễn Lành, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không 375
    Đại tá Nguyễn Lành, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không 375
    Đại tá Lành cho hay, bây giờ nhà nước bán đất cho dân thì người dân có quyền mua.
    “Tôi có tiền thì tôi mua. Điều đó không quan trọng. Tuy nhiên khi khui ra thì thực chất toàn bộ là người Trung Quốc bỏ tiền ra mua...
    Phải đặt câu hỏi tại sao họ mua ở đấy. Họ mua cả dãy đất ven sân bay, sát bờ biển thì sẽ do họ quản lý. Họ mà quản lý cả bờ biển này là nguy hiểm rồi.
    Chỉ tính chuyện đơn giản trước mắt là dân Đà Nẵng, người Việt Nam không được xuống tắm biển ở khu bờ biển họ mua là đã phức tạp rồi”, đại tá Lành nói.
    Đại tá Lành cho hay cả Pháp và Mỹ khi đánh chiếm nước ta đều chọn Đà Nẵng để mở đầu cuộc chiến bằng cách đổ bộ từ biển vào. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của bờ biển Đà Nẵng.
    Đất nước mình còn nghèo nhưng không phải thế mà bất chấp để cho làm kinh tế. Làm gì thế làm nhưng việc đầu tiên là phải nghĩ đến an ninh, quốc phòng.
    “Họ mua đất ven biển rồi dần dần tiến gần đến chân núi Hải Vân. Mà quản lý được núi Hải Vân thì quản lý được Đà Nẵng. Quản lý được Đà Nẵng thì quản lý được miền Trung", đại tá Nguyễn Lành lo lắng.
    
Dải đất ven biển, sát cạnh sân bay Nước Mặn nghi người Trung Quốc đứng sau nhờ người Việt Nam mua và đứng tên.
    Dải đất ven biển, sát cạnh sân bay Nước Mặn nghi người Trung Quốc đứng sau nhờ người Việt Nam mua và đứng tên.
    Cũng theo đại tá, thường người nước ngoài họ chỉ mua chung cư, biệt thự để ở chứ không ai mua đất rồi xây nhà cả.
    Theo đại tá Lành, để giải quyết vấn đề người Trung Quốc giấu mặt mua đất thì chính quyền Đà Nẵng phải kiên quyết. Đại tá Lành cũng đưa ra hai giải pháp thực hiện.
    “Những lô đất ven biển đã bán cho người Việt Nam hay người Trung Quốc giấu mặt thì không được phép ghép thửa. Anh mua 12 lô đất thì anh xây 12 căn nhà riêng biệt, không được liên kết lại.
    Anh xây nhà ở đó cũng không được xây cao quá 3 tầng. Tôi biết có một công trình đang xây dựng tới tầng thứ 7 rồi nhưng chính quyền đã yêu cầu tạm ngưng thi công”, đại tá Lành đề xuất.
    Cần thu hồi giấy phép của hàng cấm người Việt
    Trò chuyện cùng PV, đại tá Nguyễn Lành vô cùng bức xúc trước thông tin xuất hiện một số cửa hàng trên địa bàn TP Đà Nẵng cấm cửa người Việt Nam, chỉ bán cho khách Trung Quốc:
    “Tôi đi cũng nhiều nơi, từ Nga, Trung Quốc, Mỹ... nhưng chưa thấy ở đất nước nào, cửa hàng nào có quy định kỳ quặc như vậy".
    
Showroom H.A của Công ty Tuệ Dân chỉ bán cho khách Trung Quốc, cấm khách Việt Nam
    Showroom H.A của Công ty Tuệ Dân chỉ bán cho khách Trung Quốc, cấm khách Việt Nam
    Đại tá Lành cũng đặt nghi vấn về thiết kế kỳ lạ của các showroom, cửa hàng chỉ bán cho khách Trung Quốc:
    “Làm gì có cửa hàng nào kỳ lạ như thế. Họ thiết kế kín mít, chỉ có một lối ra vào. Bốn bức tường được xây bê tông kiên cố người ngoài không biết bên trong có ai, đang làm gì?
    Khách người Việt không vào được thì phải cần đặt nghi vấn họ đang làm gì?”, đại tá Lành đưa ra nghi vấn.
    Theo đại tá Lành, TP Đà Nẵng không nên cho phép mở những cửa hàng như thế.
    Họ có thể làm đúng pháp luật nhưng chính quyền cần biện pháp quản lý mạnh đối với những cửa hàng như thế này. Ở nước mình mà cấm dân mình là sai rõ ràng, phải thu hồi giấy phép”, ông Lành kiên quyết.
    Đại tá Nguyễn Lành nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không 375 từ năm 1975 đến 1995, quản lý vùng không phận từ phía nam Hà Tĩnh đến phía bắc Khánh Hòa.
    Sư đoàn 375 cũng là đơn vị tiếp quản sân bay Nước Mặn từ sau giải phóng đến năm 1995. Đây là vị trí rất nhạy cảm mà người Trung Quốc đang giấu mặt phía sau để gom đất khiến dư luận trong nước vô cùng lo lắng.
    theo Trí Thức Trẻ

    Lãnh đạo Đà Nẵng trần tình về thông tin người Trung Quốc mua đất 'chui'

    Lê Phi - Thứ Năm, ngày 31/12/2015 - 15:34
      (PLO)- Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết quan điểm của TP nói chung là đối với người nước ngoài đến làm ăn thì chúng ta tôn trọng, giúp đỡ, hỗ trợ họ.
      Những thông tin về người Trung Quốc mua gom đất nổi lên trong thời gian qua đã được ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy) và ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) lý giải trong sáng nay (31-12).
      Về người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua đất ven biển, ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND TP) cho hay thời gian gần đây tình hình người nước ngoài và đặc biệt là Trung Quốc rộ lên. Lãnh đạo TP ý thức rất rõ về quản lý người nước ngoài về cả du lịch, đầu tư hay chuyện dựng vợ gả chồng, sinh con của người nước ngoài với người Việt.
      TP Đà Nẵng ý thức rất rõ việc quản lý người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc trên địa bàn. Ảnh: LÊ PHI
      Theo ông Thơ, hiện việc quản lý đều làm đúng theo pháp luật, không có cái nào vi phạm pháp luật cả. Riêng hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư Trung Quốc ở Đà Nẵng rất ít, công nghiệp hầu như không có gì. Lĩnh vực du lịch thì có khách sạn Crowne plaza, đăng ký tại Mỹ nhưng người Trung Quốc điều hành. 
      "Hiện nay các dự án ven biển là một phần người nước ngoài và người Việt quản lý, sở hữu nhưng có hiện tượng chuyển nhượng. Đây là điều bình thường. Có người nước ngoài đứng ra nhận chuyển nhượng trong đó có cả người Hong Kong, Trung Quốc. Tuy nhiên, TP đã có kiến nghị các biện pháp các đơn vị ưu tiên cho chuyển nhượng nội địa. Nhưng bây giờ theo luật thì họ có quyền mua bán chuyển nhượng, gia nhập cộng đồng ASEAN, TPP thì cũng phải cho họ hoạt động” - ông Thơ nói.
      Về thông tin người Trung Quốc mua bán "chui" đất đai, ông Thơ cho hay: “Chúng tôi thường xuyên cập nhật báo cáo đầy đủ thông tin từ các cơ quan chức năng nhưng chưa có trường hợp nào vi phạm cả. Luật không cấm người Việt mua bán đất đai còn người Trung Quốc đứng sau chỉ mới là thông tin thôi. TP chỉ có thể khuyến cáo người dân tránh tranh chấp khi có người đứng sau. Còn nếu có các trường hợp nghi ngờ khi đến làm thì chính quyền có thể khuyến nghị ngăn chặn”.
      Ông Thơ cũng khẳng định các hoạt động khác của người nước ngoài, hiện nay cơ bản là chúng ta quản lý tốt. “Vừa qua phát hiện một số trường hợp du lịch nhưng ở lại lao động, đã trục xuất về nước sau khi cơ quan chức năng phát hiện. Việc phát hiện thông tin về sự việc vừa qua của báo chí đã giúp chúng tôi tăng cường thêm trong việc quản lý người nước ngoài. Đến giờ phút này có thể nói về an ninh chính trị không có vấn đề gì” - ông Thơ khẳng định.
      Trong khi đó, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết quan điểm của TP nói chung là đối với người nước ngoài đến làm ăn thì chúng ta tôn trọng, giúp đỡ, hỗ trợ họ. “Bất cứ công dân nào vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị xử lý như nhau, không phải chỉ là Trung Quốc. Chúng ta không bài xích bất cứ một công dân nào cả. Ngày xưa Việt kiều chúng ta về nước đâu có mua được đất phải nhờ bà con mua. Những cái gì pháp luật không cấm thì chúng ta ủng hộ, còn vi phạm thì xử lý” - ông Anh nói.
      Ông Nguyễn Xuân Anh cũng cho hay riêng khách sạn Crowne plaza và Marriott mỗi tuần có 60 chuyến máy bay đưa du khách Trung Quốc tới Đà Nẵng. Đa phần người Trung Quốc sau đi du lịch mua hàng hóa mang về rất nhiều. Có cửa hàng bày bán trong sân bay một tuần bán được 3-5 tỉ đồng hàng hóa cho du khách Trung Quốc. “Chúng tôi không có chủ trương và không ủng hộ việc bài xích bất cứ công dân nước nào cả” - ông Anh nhấn mạnh. 
      Lê Phi

       

      Tướng Cương: Người Trung Quốc đứng sau mua đất Đà Nẵng là vì sao?

      Thiếu tường Lê Văn Cương cho rằng, cần phải làm rõ vì sao người Trung Quốc mua được nhiều đất như vậy ở khu vực quân sự nhạy cảm như Đà Nẵng?

      Thông tin từ cơ quan quản lý đất đai quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng mới đây về việc người Trung Quốc đứng đằng sau mua gần 250 lô đất ven biển khiến dư luận xã hội lo lắng. PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.
         Tướng Cương: Người Trung Quốc đứng sau mua đất Đà Nẵng là vì sao? - Ảnh 1
      Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an.
      Phóng viên: Thiếu tướng có quan điểm như thế nào về việc, người Trung Quốc đứng đằng sau mua gần 250 lô đất ở Đà Nẵng?
      Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tại sao lại để người Trung Quốc núp dưới danh nghĩa người Việt Nam mua được nhiều đất như vậy? Tại sao, người Trung Quốc lại có thể làm được điều đó ở trên lãnh thổ Việt Nam?

      Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là, các cơ quan chức năng, cụ thể là Chủ tịch TP. Đà Nẵng - cơ quan thẩm quyền chung chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề diễn ra trên địa bàn TP phải trả lời được những câu hỏi này trước dư luận.
      Muốn trả lời những câu hỏi này, tôi nghĩ, Chủ tịch TP. Đà Nẵng phải mời các cán bộ quản lý, các nhà khoa học liên quan cả trong và ngoài TP để thảo luận và đưa ra lý giải cho sự việc này. Khi nào tìm ra đúng nguyên nhân người Trung Quốc đứng đằng sau mua đất thì mới tính được đến những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn những ý đồ xấu nếu có.
      Trên thực tế, có nhiều việc xảy ra mà chúng ta không tìm được nguyên nhân chính xác. Cho nên, lần này, phải làm rõ vấn đề đến cùng, tại sao lại như vậy.
      Phóng viên: Được biết, đất tại vệt biệt thự sân bay Nước Mặn – nơi người Trung Quốc thu gom kể trên, là một trong những khu vực nhạy cảm. Ông nghĩ sao về điều này?
      Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cho rằng, một vấn đề có liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia thì phía quốc phòng và an ninh phải có ý kiến.
      Tôi thấy vấn đề này vượt ra ngoài thẩm quyền của TP. Đà Nẵng. Vì quốc phòng là việc của cả quốc gia chứ riêng thành phố không thể quyết được. Cho nên, trước hết, Bộ chỉ huy quân sự TP. Đà Nẵng phải có ý kiến, Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng phải có ý kiến. Nếu Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng và Bộ chỉ huy quân sự TP nói được thì những người ký văn bản bán số đất này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vấn đề xảy ra.
      Một thực tế, chúng ta không thể yêu cầu Chủ tich TP thông thạo hết tất cả mọi việc. Do đó, trước khi quyết định cho một tổ chức cơ quan hay cá nhân nước ngoài đầu tư vào, tôi đề nghị Bộ chỉ huy quân sự, thậm chí cả Tư lệnh quân khu phải có ý kiến, lý giải cụ thể. Còn nếu Tư lệnh quân khu và Bộ tư lệnh quân sự TP nói không được thì Chủ tịch TP không thể ký duyệt quyết định bán đất.
         Tướng Cương: Người Trung Quốc đứng sau mua đất Đà Nẵng là vì sao? - Ảnh 2
      Người Trung Quốc đứng đằng sau mua nhiều lô đất ở những vị trí trọng yếu của Đà Nẵng.
      Phóng viên: Việc người nước ngoài sử dụng những lô đất ở vị trí trọng yếu như thế này, theo Thiếu tướng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
      Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trong các nghị quyết của Đảng đều nhất quán, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đi liền với quốc phòng và an ninh quốc gia. Các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng được phát triển theo vùng lãnh thổ và theo chuyên ngành.
      Những vị trí quan trọng như Đà Nẵng hay cả khu vực Đông Bắc, nếu muốn cho ai vào đầu tư phát triển đều phải tính toán thật kỹ. Đây là những vùng đất nhạy cảm. Ví dụ như với Đà Nẵng, nếu lực lượng xấu muốn tấn công để cắt ngang đất nước thì cực kỳ nguy hiểm. Cho nên, không cứ nước nào, quá trình phòng thủ đất nước có những vùng trọng điểm chiến lược về an ninh quốc phòng không thể cho nước ngoài đầu tư được.
      Có những vùng trọng điểm có thể cho nước này đầu tư nhưng phải hạn chế và thậm chí là không thể cho nước khác đầu tư. Vì chúng ta không biết ngoài chuyện kinh tế còn chuyện gì khác nữa.
      Về việc xảy ra ở Đà Nẵng lần này, tôi nghĩ, ai cũng cần có trách nhiệm với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Đúng ra trước khi phê duyệt bán đất, Đà Nẵng phải có sự tham mưu của nhiều bên liên quan như tôi đã nói ở trên.
      Phóng viên: Thiếu tướng nghĩ như thế nào về việc xem xét lại và ngừng bán đất ở khu vực này?
      Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cho rằng, không chỉ ở Đà Nẵng mà ở bất cứ địa phương nào, nếu vi phạm, xâm phạm đến quốc phòng và an ninh quốc gia thì dù bất cứ người nào, kể cả là ai ký đi chăng nữa cũng phải hủy bỏ, bất cứ giá nào cũng phải thay đổi.
      Chúng ta hoàn toàn không nên đem những vùng đất nhạy cảm ra để mua bán, trao đổi để đối tượng xấu dễ lợi dụng. Như thế sẽ là thiếu một tầm nhìn chiến lược, thiếu quy hoạch đúng đắn, đe dọa đến an ninh quốc gia.
      Nên nhớ rằng, cơ sở quân sự trên đất liền không tổ chức ở chỗ này có thể làm ở chỗ khác, không ở Xuân Mai có thể chuyển sang Hòa Bình,... Còn với địa hình trên biển, tìm được căn cứ quân sự là hiếm lắm, khó lắm, không dễ thay đổi. Chúng ta cần nhớ lại bài học xương máu là mời người Trung Quốc vào nuôi tôm quanh cảng Cam Ranh.
      Do đó, tôi cho rằng, phải kiên quyết xử lý một cách dứt khoát vấn đề bán đất ở Đà Nẵng khi có người Trung Quốc đứng sau thu mua. Đó là việc liên quan đến lợi ích quốc gia tối thượng.
      Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trò chuyện!
      http://www.nguoiduatin.vn/tuong-cuong-nguoi-trung-quoc-dung-sau-mua-dat-da-nang-la-vi-sao-a221372.html

      Các tướng Việt Nam cảnh báo việc người Trung Quốc đứng sau vụ mua đất “bao vây” sân bay Nước Mặn Đà Nẵng

      Nhà hàng khách sạn Trung Quốc “bao vây” sân bay Nước Mặn - (Ảnh: gfpro.net)
      Nhà hàng khách sạn Trung Quốc “bao vây” sân bay Nước Mặn - (Ảnh: gfpro.net)
      Thiếu tướng Lê Văn Cương, thiếu tướng Lê Mã Lương cùng thiếu tướng Trần Minh Hùng đồng loạt lên tiếng trước việc 246 lô đất được người Trung Quốc núp dưới tên người Việt mua áp sát sân bay Nước Mặn, một vị trí đặc biệt nhạy cảm về an ninh quốc phòng.
      Trao đổi với truyền thông thông trong nước, cả 3 thiếu tướng đều tỏ ra “quan ngại” trước sự việc trên.
      Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công An chia sẻ trên báo Người Đưa Tin: “Tại sao lại để người Trung Quốc núp dưới danh nghĩa người Việt Nam mua được nhiều đất như vậy? Tại sao, người Trung Quốc lại có thể làm được điều đó ở trên lãnh thổ Việt Nam?
      Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là, các cơ quan chức năng, cụ thể là Chủ tịch TP. Đà Nẵng – cơ quan thẩm quyền chung chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề diễn ra trên địa bàn TP phải trả lời được những câu hỏi này trước dư luận”.
      Ông Cương cũng cho rằng đây là vùng đất nhạy cảm và lo ngại nếu như ‘lực lượng xấu’ muốn tấn công để cắt ngang đất nước thì cực kỳ nguy hiểm.


      246 lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn) với diện tích gần 40.000 m2 nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc – (Ảnh: enternews.vn)
      246 lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn) với diện tích gần 40.000 m2 nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc – (Ảnh: enternews.vn)

      Còn Thiếu tướng Lê Mã Lương – nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết trên báo Trí Thức Trẻ: “Để cho người Trung Quốc giấu mặt mua đất như vậy thì theo tôi chắc chắn có ảnh hưởng, tác động trực tiếp, thậm chí rất nguy hiểm đến vấn đề quốc phòng, an ninh…”. Vị thiếu tướng cũng cho rằng: “Chúng ta không vì kinh tế với bất cứ giá nào mà quên, xao nhãng, gây ảnh hưởng, đe dọa đến quốc phòng…”
      Ông Lương rất ngạc nhiên và tỏ ra lo lắng trước hàng loạt suất đất cạnh tường rào chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 1m, do người Việt đứng tên mua hộ cho người Trung Quốc.
      Bên cạnh đó, thiếu tướng Trần Minh Hùng – nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 cũng lo ngại khi người Trung Quốc hợp thức hóa số lô đất trên sẽ sang đây làm ăn sinh sống và sẽ thành 1 khu phố của Tàu.


      Khách sạn Marriott 18 tầng của Trung Quốc gần sân bay Nước Mặn ở Đà Nẵng đang được xây dựng coi như như phế chức năng phòng thủ và tấn công của sân bay quân sự Nước Mặn – (Ảnh: nld.com.vn)
      Khách sạn Marriott 18 tầng của Trung Quốc gần sân bay quân sự Nước Mặn ở Đà Nẵng đang được xây dựng coi như ‘phế’ chức năng phòng thủ và tấn công của sân bay này – (Ảnh: nld.com.vn)

      Theo thông tin trên báo Người Lao Động, hầu hết 246 lô đất này đều do người Trung Quốc đứng đằng sau thu gom, nhờ người Việt Nam đứng tên để lách luật.
      Trong đó, có 77 lô do các công ty quản lý, 74 lô đất do các cá nhân mua từ 2 lô trở lên. Ông Lý Phước Cang (thôn Dương Sơn,  xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là người mua nhiều nhất với tổng số 12 lô, rộng khoảng 2.000 m2, trị giá khoảng 60 tỷ đồng; tuy nhiên qua tìm hiểu, ông Cang được cho là hộ nghèo nhất thôn Dương Sơn.


      Nhiều tòa nhà ghi chữ Trung Quốc ở TP Đà Nẵng  – (Ảnh: doisongphapluat.com)

      Ngoài cho người Việt đứng tên mua đất, cũng xuất hiện các công ty được người Việt đứng tên nhưng đằng sau chủ là người Trung Quốc.
      Gần đây, cơ quan chức năng đã vừa xử phạt cửa hàng H.A cao su thiên nhiên (Công ty TNHH Thương mại – Du lịch Tuệ Dân) ở Đà Nẵng 15,5 triệu đồng do các sai phạm trong kinh doanh. Đây là cửa hàng bán các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, chỉ bán cho khách Trung Quốc,  “cấm cửa” khách Việt. Sau khi cơ quan chức năng điều tra, tìm hiểu thì phát hiện giám đốc cửa hàng này là người Trung Quốc.
      Theo nhiều chuyên gia quân sự trong nước, trước vấn đề trên, TP Đà Nẵng cần phối hợp với Bộ Quốc phòng rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, hoặc mua, bán trên địa bàn; có thể chấp nhận bồi thường để ngưng những dự án tại những vùng nhạy cảm về quốc phòng này…
      Từ Ân tổng hợp

      Trung Quốc “săn lùng” đất nông nghiệp khắp hành tinh

      Trung Quốc “săn lùng” đất nông nghiệp khắp hành tinh

      Trung Quốc có tham vọng “bành trướng” trên thị trường lương thực toàn cầu, các công ty của nước này đi khắp hành tinh để mua những cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống. 

      Chỉ riêng trong năm ngoái, Trung Quốc đã chi hơn 12 tỷ USD cho mục đích này. Đến nay, chính phủ Trung Quốc đã dựa vào chiến lược "nhập khẩu vừa phải" các loại cây trồng và mua lại đất nông nghiệp ở các nước khác nhau. Trung Quốc thuê đất nông nghiệp tại Úc, Châu Đại Dương, Nam Mỹ và ở nước Nga láng giềng. Bây giờ Bắc Kinh đang thay đổi định hướng. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã mua những kho thóc tại Argentina, các nhà máy đường ở Brazil, các nhà máy xay bột ở các nước Trung Âu và các nhà máy chế biến hạt hướng dương ở Nam Phi và Ukraina.
      Sau đây là ý kiến của chuyên viên Ivan Obolentsev từ Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga: “Trung Quốc có thị trường thực phẩm khổng lồ đang phát triển nhanh chóng. Đất nước với một phần năm dân số trên hành tinh chỉ có 9% diện tích đất canh tác trên thế giới. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc không chỉ phát triển sản xuất lương thực ở các nước có nhu cầu về đầu tư, mà còn mua các tập đoàn nông nghiệp có sẵn”.
      Tuy nhiên, con đường của Trung Quốc tới an ninh lương thực sẽ không dễ dàng. “Thế giới nông nghiệp” được phân chia từ lâu. Cái gọi là "bộ tứ ABCD” – gồm ba công ty Mỹ ADM, Bunge, Cargill và công ty Pháp “Louis Dreyfus Holding” đang kiểm soát gần 70% thị trường ngũ cốc thế giới. Nhật Bản cũng vượt trước Trung Quốc: trong năm 2007, “Mitsui & Co” đã thành lập "đế chế thực phẩm" riêng với tài sản trên năm châu lục. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ lấy miếng bánh của mình. Ông Ivan Obolentsev cho biết: “Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ mua một hoặc hai công ty trong “bộ tứ” toàn cầu nói trên. Đặc biệt là, Bắc Kinh có đủ khả năng để mua bất kỳ tài sản có tầm quan trọng toàn cầu. Tên gọi của tập đoàn sẽ duy trì, nhưng, chủ sở hữu sẽ thay đổi. Lưu thông hàng hóa cũng sẽ thay đổi tương ứng với nhu cầu Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh quan tâm đến việc gia tăng khối lượng lương thực thực phẩm cung cấp từ nước Nga láng giềng”.
      Ví dụ, chỉ riêng tỉnh Hắc Long Giang thuê ở vùng Viễn Đông của Nga gần 600 nghìn ha đất nông nghiệp. Vụ mùa trên diện tích này được gửi sang Trung Quốc. Nhưng, chuyên viên Ivan Obolontsev từ Hiệp hội các nhà công kỹ nghệ Nga cảnh báo về một nhược điểm của hoạt động này. Có những trường hợp khi đất đai màu mỡ được thuê bởi các đối tác Trung Quốc lâm vào trạng thái tồi tệ mà thậm chí không có cả cỏ dại. Nguyên nhân là khối lượng lớn các hóa chất được sử dụng bởi những người trồng rau từ Trung Quốc. Bao gồm cả những hoá chất độc hại bị cấm sử dụng ở Nga. Song, khó có thể nói về thái độ chu đáo đối với các vùng đất của Nga trong khi những người này không chăm sóc đến các vùng đất ở quê hương. Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận rằng, hơn 3 triệu ha đất canh tác ở Trung Quốc không thích hợp cho cây trồng vì bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu.
      Đọc tiếp: http://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2014_06_06/273238659/
      Xem tiếp...

      BÀI VIẾT HAY 9

      -Ngày xưa, trong cảnh nước mất nhà tan, ĐCS đứng lên phất cao ngọn cờ tiên phong, dẫn dắt Dân Tộc Đánh bại hai đế quốc to, đến bến bờ giải phóng. Vì đúng với ước nguyện lúc bấy giờ của toàn Dân Tộc, nên đã huy động được toàn bộ sức người, sức của của nhân dân vào cuộc kháng chiến vĩ đại và giành được thắng lợi vẻ vang, nhân dân mến phục, tôn vinh. Hồi đó, ĐCS thực sự là Đảng của Dân Tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của Dân Tộc, của nhân dân…Ngày nay, ĐCS không thể "quên mình" được nữa, không còn địa vị như xưa được nữa, dù muốn,vì như thế là ảo tưởng, vì mục đích của ĐCS mặc nhiên đã phần nào nhuốm màu danh lợi cá nhân, xa rời nguyện vọng nhân dân, vì ai cũng lấy danh lợi cá nhân làm mục đích cao trọng, vì không thể có những đảng viên kiên cường, "lấy thân mình lấp lỗ châu mai", "lấy thân mình làm giá súng" như xưa kia nữa...Giai đoạn lịch sử xuất hiện những con người mang não trạng "vì nước quên thân" qua lâu rồi!
      -Khi mục đích của ĐCS trở thành huyễn hoặc, mất hết ý nghĩa thực tế cũng như tính thiêng liêng, thì sự tồn tại của nó trở thành vật cản cho tiến bộ xã hội!
      -Thụy Sĩ đâu cần ĐCS mở đường, chỉ lối?
      -Phải chăng ở Việt Nam, tư duy chính trị vẫn đóng khung trong nhận thức bị xiềng xích bởi ý thức hệ?
      -Điều tất yếu: khi nhận thức bị ràng buộc thì tư duy cũng mất tự do (mà không biết) dẫn đến hành động khiên cưỡng, phạm nhiều sai lầm, mâu thuẫn với mục đích ban đầu!
      -Phải chăng Việt Nam (và cả thế giới) đang đứng trước một cuộc cách mạng về nhận thức triết học? Và cuộc cách mạng ấy nhất quyết sẽ xảy ra, nhưng không biết bao giờ và theo cách nào?
      -Phải chăng Việt Nam đang cần một thể chế lấy Nhà Nước làm lãnh đạo tối cao, lấy ĐCS (đã đổi mới nhận thức) làm cố vấn (nằm trong Quốc hội, chỉ được quyền biểu quyết, không có quyền áp đặt), hoạt động kiên định trên nền tảng "của dân, do dân và vì dân", thực hiện mọi chính sách, đường lối do Quốc Hội (đại diện chân chính duy nhất của quần chúng nhân dân) đề ra?
      -Vì sao một nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tuyệt đối "của dân, do dân và vì dân" là một nhà nước tối ưu khả năng làm cho dân giàu, nước mạnh? Vì trong xã hội có nhiều người tài năng, hầu hết đều yêu nước và sẵn lòng đem hết trí tuệ, sức lực giúp nước, cho nên một nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tuyệt đối "của dân, do dân và vì dân" sẽ phát huy được tối đa nhân tài, vật lực cho quyền lợi chung toàn xã hội. Và như vậy, sẽ giảm thiểu những tiêu cực xã hội như: lợi ích nhóm, thói lạm dụng quyền lực, tham nhũng, sự bất bình đẳng xã hội, lề trái...
      -Đúng không, đó là hình mẫu chân lý, là đích hướng tới cuối cùng của mọi xã hội trong xã hội loài người? Và đúng không, Định hướng XHCN , trước tiên, phải xây dựng cho được một thể chế nhà nước như vậy?
      -Trước mắt hãy xuất hiện một nhân tài như Hồ Chí Minh!
      -Hy vọng!

      -----------------------------------
      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Chúng ta đã thực sự tin nhân dân?

      Tiến sĩ Lý Lê Kiên Thành |
      Chúng ta đã thực sự tin nhân dân?
      Tiến sĩ Toán - Lý Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

      Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, Tiến sĩ Toán - Lý Lê Kiên Thành có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…

      Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ diễn ra. Đến thời điểm này, Đảng đã tròn 85 tuổi, với 70 năm lãnh đạo đất nước.
      Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, tôi có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…
      Nhưng những đêm vắt trán nằm suy nghĩ về đất nước, tôi hiểu chúng ta còn thiếu và sai nhiều. Một trong những cái sai đó là chúng ta chưa thực sự biết tin dân!
      Ở châu Âu, Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé, không giáp biển, không tài nguyên thiên nhiên. Đất nước Thụy Sĩ không có ngôn ngữ chung: 40% nói tiếng Pháp, 30% nói tiếng Đức, 20% nói tiếng Italia và một số nói thổ ngữ…
      Nhưng nước Thụy Sĩ có thịnh vượng không? Rất thịnh vượng!
      Vì sao nước Thụy Sĩ thịnh vượng, với hoàn cảnh đất nước phức tạp như thế?
      Đó là vì cái gì họ cũng trưng cầu dân ý. Mọi quyết định lớn nhỏ của đất nước giàu có đó, đều được Chính phủ Thụy Sỹ thực hiện trưng cầu dân ý, hỏi ý kiến nhân dân.
      Khi Chính phủ trưng cầu dân ý có nên hạn chế lương của người giám đốc công ty chỉ được cao hơn 12 lần so với lương của công nhân không? Người Thụy Sĩ bảo không. Họ nói người tài đã ít, chúng ta muốn giàu thì phải tôn trọng người tài!
      Khi Chính phủ hỏi nhân dân, người Pháp làm 35 giờ một tuần, chúng ta có nên làm theo không? Người Thụy Sĩ nói không, nước mình nghèo nên mình vẫn phải làm 40 giờ một tuần…
      Nhờ đó, Chính phủ Thụy Sĩ biết nhân dân cần gì, muốn gì. Mọi quyết định hệ trọng của đất nước đều được sự góp ý và đồng thuận của nhân dân.
      Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi sang gặp Tổng thống Thụy Sĩ, đã từng được Tổng thống Thụy  Sĩ tiếp đón trong một bốt bưu điện, với chỉ một cái giường, một cái bàn, hai cái ghế.
      Theo luật, Tổng thống nước họ không được ở khách sạn mà phải ở nhà của bưu điện. Và người làm Tổng thống của họ không có quyền hành gì ghê gớm mà là do các Bộ trưởng thay nhau làm tổng thống trong vài tháng.
      Tổng thống chỉ đơn thuần sẽ có vai trò báo cáo lại với nhân dân. Nghĩa là ở đất nước đó, người dân giám sát chính phủ một cách gần như tuyệt đối và có quyền đồng ý hay phủ quyết với mọi việc chính phủ làm.
      Đó chính là ví dụ rõ nét nhất về sự giám sát và làm chủ của nhân dân.
      Đó là lý do khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia được cả thế giới tôn trọng về những thành tựu đã đạt được.
      Việc thừa nhận vai trò của người dân và lắng nghe ý kiến của người dân là bài học mà chúng ta phải học từ đất nước này!
      Năm 1284, khi quân Nguyên Mông mang 50 vạn quân xâm lược nước ta lần thứ hai, nhà Trần đã biết tổ chức Hội nghị Diên Hồng, để hỏi ý kiến nhân dân về việc chủ hoà hay chủ chiến.
      Nhờ nhân dân cả nước đồng lòng đánh giặc, nhà Trần đã đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới khi đó.
      Nghĩa là từ cả nghìn năm trước, những người đứng đầu đất nước ta thời kỳ đó đã biết hỏi ý kiến nhân dân, biết tin nhân dân, và biết cách để quân dân trên dưới một lòng trong những quyết định lớn lao của dân tộc.
      Và thực tế đã chứng minh, khi có được sự đồng lòng, thì một dân tộc nhỏ bé cũng có thể trở thành vĩ đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta cũng mang vóc dáng đó, và cũng vì thế mà ta đã chiến thắng được Mỹ.
      Nhưng ngày hôm nay, Đảng còn tin vào sự sáng suốt của dân như đã từng tin trong quá khứ hay không?
      Tôi vẫn thường nghĩ đi nghĩ lại, là tại sao, Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường theo tư tưởng của Karl Marx, lấy giai cấp công nhân là nòng cốt, ngay từ thuở ban đầu chưa có thành công gì mà lại có thể hấp dẫn quần chúng nhân dân ở một đất nước nông nghiệp như nước ta thuở trước?
      Điều đặc biệt là Đảng đã thu hút được những người tinh túy nhất của xã hội vào trong lòng nó, hấp dẫn được cả dân tộc tham gia vào sự nghiệp đó.
      Năm xưa, khi bà mẹ miền Bắc gửi con vào miền Nam đánh giặc, khi bà má miền Nam đào hầm nuôi giấu bộ đội, họ - những người phụ nữ ấy, chẳng thể hiểu thế nào là Chủ nghĩa Xã hội, cũng chẳng biết ông Karl Marx, ông Lenin là ai.
      Nhưng họ vẫn theo Đảng, theo Bác Hồ. Không phải họ chọn chúng ta vì lý thuyết đó, mà vì thời điểm ấy, ngay khi ra đời Đảng đã đặt mục đích của giai cấp, mục tiêu của giai cấp nằm trong lòng mục đích, mục tiêu của dân tộc.
      Chưa bao giờ ở thời đó Đảng đặt vị trí của giai cấp, vị trí của Đảng lên cao hơn mục đích, lý tưởng của cả dân tộc này.
      Và khi biết đặt mục đích của dân tộc, của đất nước lên cao, không phải vì một nhóm người nào, Đảng đã quy tụ được những người ưu tú nhất vào trong hàng ngũ của mình và có được sự ủng hộ mãnh liệt nhất của cả đất nước này.
      Suốt một thời gian dài, Đảng gần như dựa hết vào người dân, người dân nuôi, người dân bảo vệ, người dân ủng hộ. Người Cộng sản có thể gửi gắm cả tính mạng mình cho nhân dân khi bị kẻ thù uy hiếp.
      Nhưng khi sự nghiệp lớn đã thành công, những người Cộng sản trở thành những người lãnh đạo đất nước, họ dần dần trở thành giai cấp cầm quyền và có lúc “nhìn xuống” nhân dân của mình.
      Bác Hồ nói “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân”. Nhưng một số người Cộng sản, khi đã trở thành quan chức, khi đã đi xe hơi, ở nhà lầu thì họ không còn nhìn thấy phần “đầy tớ” thực thụ của họ trước nhân dân.
      Tôi cho anh quyền ở cái nhà này, đi cái xe này, nhưng anh phải làm như trâu như ngựa cho tôi. Đó mới là thân phận thực sự, là ý nghĩa thực sự, bản chất thực sự của hai từ “đầy tớ”.
      Cũng có nghĩa là, anh chỉ là người lái xe ôtô,  còn người chủ thực sự là tất cả những người mua xe đó, ngồi trong xe đó, và bất kể anh muốn lái chiếc xe đó đi theo con đường nào, lái nhanh hay lái chậm, đều phải có được sự đồng thuận từ chủ nhân thực sự của nó, là nhân dân.
      Người lãnh đạo ở Thụy Sĩ hiểu một điều, nếu người dân không đồng ý thì anh sẽ không được nắm quyền. Quyền đó là người dân trao cho anh, chứ không phải tự anh sinh ra đã có.
      Người Cộng sản Việt Nam cũng phải hiểu điều đó!
      Nhưng tôi vẫn lo sợ rằng, cách mà chúng ta đang điều hành bây giờ có thể đó đây phần nào đã làm lu mờ đi vai trò của nhân dân với tư cách “làm chủ”.
      Những cụm từ “Đảng soi đường”, “Đảng chỉ lối”, “Đảng dẫn dắt” mà chúng ta vẫn hay dùng, vô hình trung đã  khiến cho tất cả chúng ta đều có cảm giác Đảng đang vượt lên cả dân tộc và làm cho vai trò rất lớn của nhân dân phần nào bị lu mờ đi.
      Tôi rất lo sợ, qua năm tháng, chính những câu chữ đó cũng đã tạo ra sự ngộ nhận cho chính những người trong Đảng.
      Nhưng người Cộng sản không được phép quên rằng, Đảng sinh ra là từ dân tộc này, tồn tại được cũng nhờ dân tộc này, vinh quang được cũng là nhờ dân tộc này, thành công này cũng là do cả dân tộc cùng đồng lòng trả bằng xương bằng máu.
      Vượt lên trên dân tộc là điều không bao giờ được phép!
      Năm nay là tròn 70 năm Đảng lãnh đạo đất nước, nhưng theo tôi nhớ chúng ta chưa một lần trưng cầu ý dân.
      Phải mãi đến ngày 25/11/2015, đúng một tháng trước, sau rất nhiều lần nâng lên đặt xuống, Luật Trưng cầu dân ý mới được Quốc hội chính thức thông qua, trong khi đó đáng lẽ là điều phải làm từ lâu lắm rồi!
      Lẽ nào đất nước mình tốt đẹp đến mức, hùng mạnh đến mức không còn bất cứ vấn đề nào cần thiết để trưng cầu ý dân?
      Tất cả chúng ta đều biết sự thật không phải vậy! Những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã báo động về sự tồn vong của Đảng, sự tồn vong của dân tộc trước sự tha hoá của một bộ phận không nhỏ đảng viên.
      Những ai thẳng thắn nhất, sòng phẳng nhất đều phải đối diện với sự thật này.
      Một đảng cộng sản đã từng được nhân dân che chở từ những ngày đầu, nhờ nhân dân mà trở nên hùng mạnh, nhờ dân tộc mà trở thành Đảng lãnh đạo, không có lý do gì lại không nhờ nhân dân hiến kế để sửa chữa những vấn đề của mình.
      Nếu không làm được việc này, chỉ có thể là vì chúng ta đã chưa thực sự tin vào nhân dân và không hiểu được đến tận cùng sức mạnh của nhân dân. Mà, muốn tin nhân dân, thì phải có trí tuệ, phải có lòng dũng cảm.
      Tôi mãi băn khoăn một điều, tại sao ở nước ta, hình thức bầu cử là “Đảng cử, dân bầu” mà không phải là “Đảng cử, dân cử, dân bầu”, để nhân dân cũng được quyền trực tiếp đề cử và lựa chọn những người lãnh đạo mà họ thực sự mong muốn?
      Tôi cũng mãi băn khoăn một điều, khi Quốc hội - cơ quan đại diện cho nhân dân giám sát Đảng và Nhà nước mà lại có đến  90% là đảng viên thì mình sẽ hình dung được cách làm của Quốc hội như thế nào?
      Khi một cơ quan của dân và không nhiều người dân ở trong đó đến như vậy, thì chúng ta đã tin dân hay chưa? Tất nhiên Quốc hội đang phấn đấu thay đổi tỷ lệ này trong khóa tới.
      Với những chính sách ràng buộc khiến 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên, vô hình trung, chúng ta đã khiến Quốc hội không còn là cơ quan nói lên tiếng nói của dân. Mà cơ quan dân cử phải là của dân, đó là lẽ đương nhiên.
      Những sự ràng buộc đó chỉ chứng tỏ rằng bản thân chúng ta không tự tin vào sự sáng suốt của người dân, chúng ta không đủ dũng cảm để tin vào người dân như chúng ta đã từng tin trong quá khứ.
      Trước đây sự sống còn của Đảng là do người dân, và tất cả những đảng viên đều hiểu điều đó. Vậy mà giờ đây, khi vận mệnh của Đảng đang khó khăn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chúng ta lại không dám hỏi ý kiến dân.
      Trước đây khi chúng ta muốn nói điều gì với dân, chỉ dùng một tờ truyền đơn là người dân tin.
      Trong khi đó hiện chúng ta có đến khoảng 800 đầu báo mà chúng ta lại lo sợ nhân dân sẽ hiểu sai về Đảng khi đọc những tiếng nói trái chiều trên những trang báo lề trái. Đó là điều phi lý mà tôi không cắt nghĩa được.
      Lẽ nào chúng ta không đủ tự tin vào sự nhận thức của nhân dân? Vào khả năng phân biệt đúng sai của nhân dân trước những luận điệu đó?
      Thật ra có lẽ điều đáng sợ nhất hôm nay, điều mà người Cộng sản nên lo lắng nhất hôm nay, không phải là những bài viết mà chúng ta quy kết là “phản động”, là “chống phá” trên mạng xã hội. Điều đáng sợ là tại sao người dân bây giờ lại ít mua báo?
      Ngày xưa những bài báo làm nức lòng người nhất là trên báo Nhân Dân, ngược lại ngày nay những tờ báo như vậy hầu như không bán được ở sạp, vậy mà không lãnh đạo nào để ý, hay cảm thấy lo lắng, khi mà điều đó đã đánh động rằng, tiếng nói của Đảng và dân đang ngày càng cách xa nhau.
      Thế giới đang thay đổi theo từng giờ, từng ngày.
      Mọi thứ đều phải đổi mới, đương nhiên dòng sông không chảy thì sẽ thành một vũng nước, con chim không đập cánh thì sẽ trở thành một bộ xương ở gốc cây và cá nhân một người Cộng sản, mặc dù vẫn là con người ấy, chính thể ấy nhưng vẫn phải đổi thay từng bước.
      Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản cũng cần phải thay đổi để tránh những nguy cơ ấy.
      Đầu tiên, có lẽ là học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân!

      'Tôi đồng ý với anh Lê Kiên Thành'

      • 30 tháng 12 2015
      TS. Vũ Cao PhanTS. Vũ Cao Phan cho rằng nếu không 'quyết được' triệt để vấn đề nhân sự lãnh đạo ở Hội nghị 14, Đảng CSVN có thể sẽ phải cần thêm hội nghị 'phụ' hoặc thời gian. 
       
      Một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương cho hay ông tán thành 'tất cả những ý kiến' được nêu ra trong một bài báo hôm 30/12/2015 của con trai cố Tổng bí thư Đảng CSVN, ông Lê Duẩn, trước thềm Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản lần thứ 12.
      Hôm thứ Tư, trên tờ 'An ninh Thế giới', một tờ báo của ngành công an Việt Nam, trong bài báo có tựa đề " Chúng ta đã thực sự tin nhân dân?", Tiến sỹ Lê Kiên Thành đề cập một loạt vấn đề có tính nhận thức luận liên quan đảng cộng sản, từ sự cần thiết đề cao niềm tin vào dân, các quyền của người dân như giám sát và làm chủ, quyền trưng cầu dân ý, tới khoảng cách giữa đảng và dân, hay 'siêu tỷ lệ đảng viên' trong Quốc Hội v.v... và kêu gọi đảng 'học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân'.
      Bình luận với BBC về bài báo của TS. Lê Kiên Thành, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, Viện trưởng Viện Chính trị & Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, từ Đại học Bình Dương, nói:
      "Ông Lê Kiên Thành là một người tôi cũng biết. Ông ấy có những quan điểm của ông ấy. Hầu hết những quan điểm của Lê Kiên Thành tôi đồng ý. Tôi thấy tất cả những ý kiến của anh Thành là đều đúng cả."Thế còn người ta có thể làm được đến đâu hay chưa làm, thì cũng không dễ trả lời lúc này."

      Ý kiến và thời điểm

      Trả lời câu hỏi tại sao tại thời điểm hiện nay, lại có nhiều ý kiến, thông tin, bài viết, kiến nghị, được đưa ra, như kiểu ý kiến, quan điểm trong bài báo của TS Lê Kiên Thành, công bố ngay trên truyền thông chính thống, hoặc những bài viết, thông tin 'nhạy cảm' trên truyền thông và mạng xã hội, TS. Vũ Cao Phan nói:
      "Tại sao lại có những thông tin như thế, thì kỳ này rất đơn giản thôi, ta cũng biết rằng hiện nay Hội nghị Trung ương lần thứ 13 chưa quyết được vấn đề nhân sự, nhất là vấn đề nhân sự cấp cao.
      "Và phải chờ đến Hội nghị Trung ương lần thứ 14. Có một lần Đại hội Đảng còn phải tới Hội nghị Trung ương 14 rưỡi như Đại hội 9.
      "Tức là vấn đề nhân sự với Đảng là rất quan trọng, nhưng cách làm của Đảng để có thể quyết sớm, do cách làm của Đảng vẫn chưa được tốt lắm, cho nên hiện nay là đang có vấn đề nhân sự.
      "Và tôi nghĩ đang có cuộc đấu tranh giữa những người này, người khác, hay là như hay gọi là phái này, phái khác, tất cả những phát biểu trên báo chí, chính thức hay không chính thức, ta phải nhìn dưới góc cạnh là nó phản ảnh quan điểm của một số người nhất định nào đó, về vấn đề nhân sự."

      Đánh giá tác động

      Đánh giá về tác động của những bài báo, quan điểm, ý kiến như của Tiến sỹ Lê Kiên Thành tới lãnh đạo, nhà nước và xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói thêm:
      "Tôi cho rằng nếu gọi là có tác động như thế nào ấy, thì ở thời điểm này khó có một tác động gì, nó chỉ là một tiếng nói để nó phản ảnh, ta gọi là của một phái nào đó, hay là của một số người nào đó cũng được, nói lên."Tôi tán thành với quan điểm của anh Thành vừa nêu, nhưng mà đó cũng chỉ để phản ảnh quan điểm của một số người mà thôi, của một xu hướng nào đó thôi, còn nó có tác động tức thời đến ngay không là rất khó. Còn có thể nó sẽ có tác động lâu dài.
      "Nhưng có tác động lâu dài đến mức độ nào đó thì cũng còn cần thêm nhiều tiếng nói nữa.
      "Tôi nói thật, như có lần tôi đã phát biểu, đảng này ai lên làm Tổng bí thư, ai làm người lãnh đạo cao nhất cũng được, 'cũng được' - tôi nói rõ, bởi vì nó không có khuôn mặt nào thật xuất sắc cả."

      Quyền lực đích thực

      Bài báo trên An ninh Thế giới hôm thứ Tư của tác giả Lê Kiên Thành có đoạn: "Suốt một thời gian dài, Đảng gần như dựa hết vào người dân, người dân nuôi, người dân bảo vệ, người dân ủng hộ. Người Cộng sản có thể gửi gắm cả tính mạng mình cho nhân dân khi bị kẻ thù uy hiếp.
      Việt Nam 
      Các lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam (trái sang: Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn) trong thập niên 1980.
      "Nhưng khi sự nghiệp lớn đã thành công, những người Cộng sản trở thành những người lãnh đạo đất nước, họ dần dần trở thành giai cấp cầm quyền và có lúc “nhìn xuống” nhân dân của mình."Bình luận về quyền lực, trong lối nói so sánh, ví von, TS. Lê Kiên Thành viết: "Anh chỉ là người lái xe ôtô, còn người chủ thực sự là tất cả những người mua xe đó, ngồi trong xe đó, và bất kể anh muốn lái chiếc xe đó đi theo con đường nào, lái nhanh hay lái chậm, đều phải có được sự đồng thuận từ chủ nhân thực sự của nó, là nhân dân.
      "Người lãnh đạo ở Thụy Sĩ hiểu một điều, nếu người dân không đồng ý thì anh sẽ không được nắm quyền. Quyền đó là người dân trao cho anh, chứ không phải tự anh sinh ra đã có. Người Cộng sản Việt Nam cũng phải hiểu điều đó!"
      Và tác giả Lê Kiên Thành kết luận: "Thế giới đang thay đổi theo từng giờ, từng ngày. Mọi thứ đều phải đổi mới, đương nhiên dòng sông không chảy thì sẽ thành một vũng nước, con chim không đập cánh thì sẽ trở thành một bộ xương ở gốc cây và cá nhân một người Cộng sản, mặc dù vẫn là con người ấy, chính thể ấy nhưng vẫn phải đổi thay từng bước. Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản cũng cần phải thay đổi để tránh những nguy cơ ấy.
      "Đầu tiên, có lẽ là học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân!", tác giả viết trên tờ An ninh Thế giới.
      Xem tiếp...

      CẦU MONG ĐÚNG ĐƯỜNG !

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Tướng Lê Đức Anh, đưa VN thoát vòng xoáy nước lớn

      “Khi mâu thuẫn Trung - Xô chuyển thành mâu thuẫn đối kháng, rồi xuất hiện xu hướng liên kết Mỹ - Trung chống Liên Xô bằng "con bài Việt Nam” đã khiến ta rơi vào vòng xoáy giữa các mối mâu thuẫn giữa các nước lớn.”, đại tướng Lê Đức Anh
      LTS:Năm 2016 được xác định có ý nghĩa đặc biệt đối với kinh tế - xã hội khi Việt Nam là thành viên trong Khối Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC). Từ những ý kiến nhận định sáng suốt của Đại tướng-nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại thời điểm hơn 40 năm trước, thư ký của ông, Đại tá Khuất Biên Hòa đã viết về câu chuyện “Ý tưởng gia nhập Asean – khởi điểm hành trình đến AEC hôm nay”.
      Trong vòng xoáy các nước lớn
      Trước thềm Đại hội Đảng VI, khi đại hội Đảng toàn quân từ ngày 13-18/10/1986 , đồng chí Lê Đức Anh được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng thay cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn vừa đột ngột qua đời. Vừa nhậm chức, ông lập tức lên thị sát biên giới phía Bắc, rồi trở vào Nam Trung Bộ thám sát tất cả các đảo của quần đảo Trường Sa và quân cảng Cam Ranh. Lúc này, nhận định về vị thế “VN đang bị cuốn vào các vòng xoáy các nước lớn” trong tâm trí ông càng rõ.
      Sau khi được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh có điều kiện để trình bày một cách đầy đủ với Bộ Chính trị về những nhận định và đề xuất ý tưởng của mình.
      Lê Đức Anh, nước lớn, ASEAN, hội nhập, Đổi Mới
      Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
      Tại cuộc họp Bộ Chính trị hẹp tại Nhà con rồng – Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng tại Hoàng thành Thăng Long tháng 2/1987, ông đã trình bày toàn bộ báo cáo phân tích và nhận định về tình hình thế giới, trong nước, biên giới, đồng thời đưa ra ý tưởng phải tìm cách để đưa VN “thoát ra khỏi vòng xoáy ba nước lớn” là Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ:
      - 30/4/1975, ta giải phóng miền Nam. Sau đó 5 tháng, từ 19 đến 23/10/1975, cấp cao Mỹ-Trung đã gặp nhau ở Bắc Kinh và ngay sau đó ở Wasinhton, thỏa thuận 5 điểm với nội dung chủ yếu là: Mỹ sẽ viện trợ quân sự cho Trung Quốc trị giá một tỷ USD, đồng thời mở cửa thị trường và hỗ trợ kinh tế cho Trung Quốc. Đổi lại, sau 18 tháng chuẩn bị, Trung Quốc sẽ dùng tập đoàn Pôn Pốt đánh VN từ hướng Tây Nam. Bên cạnh đó, Mỹ-Trung dùng các nước thứ ba bao vây VN từ các hướng khác…
      Mâu thuẫn Xô-Trung có từ những năm 50, rõ nhất từ sau Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân, mùa Thu 1960 ở Matxcơva – từ mâu thuẫn về quan điểm, đường lối, đã trở thành mâu thuẫn đối kháng và ngày càng gay gắt.
      Sau khi có “Hiệp định hợp tác toàn diện Xô-Việt”, Liên Xô một mặt đưa Hải quân và Không quân tới đóng và hoạt động ở quân cảng Cam Ranh, lập cầu hàng không vận chuyển vũ khí và phương tiện chiến đấu cho Việt Nam, một mặt thiết lập “đoàn cố vấn quân sự” từ cấp sư đoàn bộ binh và trung đoàn binh, quân chủng kỹ thuật trở lên.
      Họ cũng yêu cầu ta bỏ “cơ chế Đảng ủy” trong Quân đội, đồng thời đưa cả 19 sư đoàn bộ binh lên áp sát biên giới Việt-Trung. Chưa hết, họ còn đề nghị ta thành lập Quân đoàn thứ 10. Nếu làm như vậy quân số thường trực sẽ lên tới một triệu sáu. Không một nền kinh tế nào có thể nuôi nổi, huống hồ ta vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Có thể hình dung, trong “Đội hình tiến công” của Liên-xô, quân cảng Cam Ranh như một mũi dao, còn bộ đội Việt Nam áp sát biên giới như một tên lính xung kích.
      Khi mâu thuẫn Trung - Xô chuyển thành mâu thuẫn đối kháng (trước đã có, bây giờ tăng lên), rồi xuất hiện xu hướng liên kết Mỹ - Trung chống Liên Xô bằng "con bài Việt Nam” đã khiến ta rơi vào vòng xoáy giữa các mối mâu thuẫn giữa các nước lớn.
      Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thoát khỏi vòng xoáy này mà vẫn giữ được độc lập dân tộc?
      Sau khi phân tích tình hình, đại tướng đã đề xuất ba bước đi cơ bản và cần thiết: Thứ nhất, hoạt động tích cực để “tháo ngòi nổ xung đột biên giới” tiến tới lập lại quan hệ bình thường hóa với Trung Quốc; Thứ hai, tháo gỡ thế bao vây cấm vận của Mỹ để tiến tới thiết lập quan hệ bình thường với Hoa Kỳ như ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và hai Cố vấn Trường Chinh và Phạm Văn Đồng; Thứ ba, tìm đường gia nhập ASEAN.
      Theo Đại tướng, nếu đạt được 2 mục tiêu đầu ta sẽ thoát ra khỏi vòng xoáy mâu thuẫn, thoát khỏi tầm ảnh hưởng của các nước lớn nói trên. Tiếp đó, khi vào được ASEAN sẽ là bước đi để chúng ta thoát khỏi vòng xoáy ba nước lớn một cách bền vững.
      Địa chính trị Việt Nam
      Sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã câu kết với Trung Quốc, dùng Pôn Pốt ở Campuchia trả thù ta và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực. Kế hoạch này đã thất bại.
      Trong khi Mỹ chưa có chính sách mới đối với Việt Nam là thời cơ để ta có thể tiến hành phá bao vây cấm vận. Nhiều lãnh đạo của các nước ASEAN lệ thuộc Mỹ và Trung Quốc. Nếu ta tìm cách gia nhập ASEAN để nâng tinh thần độc lập tự chủ của họ lên, họ sẽ dần cảm thấy không bị lệ thuộc vào Trung Quốc và Mỹ nữa.
      Lúc đó cũng có ý kiến băn khoăn, liệu vào ASEAN ta có lôi kéo được họ không hay ta lại bị họ lôi kéo? Và, liệu họ có chịu không? Vì nếu xét ở khía cạnh kinh tế họ sẽ không chịu mình đâu...
      Đại tướng phân tích: “Nếu chỉ vì mục đích kinh tế thì khó, vì ta đang nghèo. Nhưng ta có hai cái "giàu" là giàu về chính trị và về địa lý, giàu về tiềm năng con người. Ban đầu về kinh tế có thể ta chưa có lợi gì, nhưng về chính trị thì ta có thế của một nước độc lập có chủ quyền, mà nền độc lập của ta không phải nói suông, cả dân tộc ta đã đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu và trí tuệ mới có được. Lòng tự trọng, tự tôn dân tộc thì anh nào cũng có. Ta vào thì họ sẽ có chỗ dựa về chính trị để họ vươn lên vì từ trước đến nay họ thường xuyên bị nước lớn chi phối. Họ cần ở ta là cần về chính trị trước tiên, mà ta lại có "vốn lớn" về chính trị. Trong khối Asean hiện tại một số nước trước đây rất "căng" với ta, gần đây đã có những dấu hiệu thay đổi. Sẽ có những nước ủng hộ ta. Ta sẽ đặt chân vào Asean từ cánh cửa của những nước như vậy.
      Ông nói thêm, nhưng những bước đi đầu tiên phải hết sức bí mật và thận trọng. Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Khi ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về chính trị để các nước ASEAN vươn lên.”  
      Phân tích thấu đáo của Đại tướng đã được đồng tình cao. Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: "Việc này bên Ngoại giao làm là đúng chức năng, Bộ Quốc phòng phải phối hợp. Việc lớn này cả Đảng và Nhà nước cùng làm mới xong". Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tiếp lời: "Bây giờ các anh cứ quyết, tôi xin làm ngay!". Cố vấn Trường Chinh  đề nghị “giao cho anh Lê Đức Anh làm cái đoạn "mở đầu". Mọi người cùng nhất trí…
      Ngăn Liên Xô đưa đầu đạn hạt nhân vào Cam Ranh
      Song song với việc thực thi kế hoạch “Tháo ngòi nổ cuộc xung đột Biên giới phía Bắc” và đạt tới thành công, Đại tướng Lê Đức Anh đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng văn bản Hiệp định giữa Việt Nam ký kết cùng Liên Xô.
      Nhận thấy không có điều khoản nào nói Liên Xô được đưa đầu đạn hạt nhân vào Cam Ranh. Sau khi được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đồng ý, Đại tướng đã làm việc với Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam, yêu cầu không đưa đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm quân sự vào khu vực cảng Cam Ranh. Người Nga nhận thấy nếu không đưa được tàu ngầm mang đầu đạn H vào Cam Ranh, thì mục tiêu không đạt được nên đã đồng ý rút khỏi Hiệp định sớm 4 năm, bộ đội Hải quân và Không quân Nga cũng rút khỏi Cam Ranh.
      Ngay sau khi Nga rút, VN đã kí với ASEAN Hiệp định “Khu vực Đông Nam Á là khu vực phi hạt nhân”. Các nước Asean rất đồng tình và thấy rõ VN có thiện chí. Đây chính là bước ngoặt quan trọng để sau đó Việt Nam từng bước đạt được những lộ trình quan trọng và cơ bản của 3 mục tiêu đã đề ra, sau cùng là chính thức gia nhập Hiệp hội ASEAN:
      Tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định lập lại quan hệ bình thường.
      Tháng 7/1993, Tổng thống Bill Clinton đã mở đường cho các tổ chức tài chính quốc tế gồm IMF, WB bắt đầu cung cấp tín dụng cho VN. Tháng 2/1994, Mỹ tuyên bố chấm dứt cấm vận sau 19 năm. Ngày 12/7/1995, VN và Mỹ chính thức lập quan hệ bình thường, lập văn phòng ngoại giao.
      Ở vị trí Chủ tịch Nước, ngày 29/4/1994, Đại tướng Lê Đức Anh đã thăm Indonesia và gặp Tổng thư kí khối ASEAN. Tại cuộc gặp này, ông đã chia sẻ ý định gia nhập ASEAN của Việt Nam và nhận được ủng hộ. Sau đó, là các cuộc viếng thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các thành viên Chính phủ đã diễn ra. Cuối cùng chúng ta đã trở thành thành viên của ASEAN vào ngày 28/71995
      ***
      Nhìn lại ý tưởng hội nhập khởi đầu đưa ra từ Đại hội VI đến cuối nhiệm kì Đại hội VII, đặc biệt nhiệm kỳ 91-97 là giai đoạn VN ĐỔI MỚI toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác đối ngoại đã được triển khai thận trọng, nghiêm túc và thu được kết quả quan trọng.
      Ta đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ và ghi nhận chính sách của Đảng, Nhà nước và Nhân dân VN – kiên trì đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau – hợp tác cùng có lợi.
      Thành quả của công tác đối ngoại và kết quả của công cuộc đổi mới đất nước đã thực sự nâng tầm vị trí VN trên trường quốc tế. Khẩu hiệu “VN muốn là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới” đã trở thành hiện thực. Từ đây, ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ, khai thác được thế mạnh của từng quốc gia, từng tổ chức quốc tế vào công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước của ta. AEC ngày hôm nay, là thành tựu, thành quả của một bước tiến dài trong ý tưởng – kế hoạch – thực thi mục tiêu độc lập, phát triển, tiến bộ của con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
      Đại tá Khuất Biên Hòa, Thư ký của Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

      Cộng đồng ASEAN 2015 - người dân thụ hưởng nhiều lợi ích

      VOV.VN - Để có được kết quả như hiện tại, các nước ASEAN một năm qua đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thành những nhiệm vụ đề ra.
      Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ ở là một tuyên bố chính trị (Tuyên bố Bangkok) với 5 thành viên ban đầu. Sau gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN đã chuyển hóa căn bản về chất và chính thức trở thành Cộng đồng chung vào ngày hôm nay (ngày 31/12/2015). 
      cong dong asean 2015 - nguoi dan thu huong nhieu loi ich hinh 0
      Là cờ của Cộng đồng ASEAN tung bay trong gió. (ảnh: ITN).
      Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN được đề cậ­p sau khi ASEAN đã bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á và thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 1997. Đến năm 2003, các Lãnh đạo ASEAN chính thức quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020; và đến năm 2007, nhất trí sẽ đạt mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (thay vì đến năm 2020 như thỏa thuận trước đó).
      Dấu mốc lịch sử
      Sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 là dấu mốc lịch sử của tiến trình liên kết ASEAN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Hiệp hội và khu vực cùng như từng nước thành viên.
      Cộng đồng ASEAN thể hiện sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN sau gần 5 thập kỷ tồn tại, phát triển. ASEAN đã, đang và sẽ mang lại những lợi ích quan trọng và thiết thực cho các nước thành viên, mà bao trùm là tạo tạo môi trường khu vực hòa bình và ổn định để mỗi nước tập trung phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.
      Có thể nói, cộng đồng chung chính là thành tựu hợp tác của các nước ASEAN, tạo cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho ASEAN tiếp tục liên kết sâu rộng hơn và đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực. Cộng đồng cũng phản ánh nhận thức và lợi ích chung của các nước thành viên về nhu cầu liên kết khu vực cao hơn.
      ASEAN hiện là một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất trên thế giới, có vai trò quan trọng ở khu vực. Vai trò và vị thế quốc tế của ASEAN thể hiện ở các khía cạnh sau.
      ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác vì phát triển ở khu vực. Đó là kết quả của những nỗ lực liên kết nội khối, hợp tác về chính trị- an ninh (kể cả với các đối tác), và nhất là ngăn ngừa xung đột thông qua việc xây dựng lòng tin và chia sẻ các quy tắc ứng xử. ASEAN cũng đã khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong các diễn đàn/cơ chế khu vực, với sự tham gia và đóng góp của cả các đối tác, nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác xử lý những thách thức đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.
      ASEAN đóng vai trò là động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á, nhất là về kinh tế- thương mại, thông qua cơ chế và khuôn khổ khác nhau ở khu vực.
      Cùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp hội đã chủ động đi đầu trong việc hình thành một mạng lưới các Khu vực mậu dịch tự do (FTA) với từng đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand; thúc đẩy nhiều chương trình hợp tác kinh tế- thương mại đa dạng với các đối tác lớn như Mỹ, Canada, EU, Nga và đang đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
      Các đối tác đều coi trọng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN cả về đa phương và song phương, hỗ trợ việc ASEAN xây dựng Cộng đồng, ủng hộ vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực. Đến nay đã có 83 nước ngoài khu vực cử Đại sứ tại ASEAN. 
      2015- năm bản lề cho tương lai ASEAN
      Để có được kết quả như hiện tại, các nước ASEAN một năm qua đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thành những nhiệm vụ đề ra trong lộ trình Xây dựng Cộng đồng ASEAN.
      Về đối ngoại, trong năm vừa qua các nước thành viên ASEAN đã tích cực tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu, trao đổi… nhằm tìm kiếm giải pháp chung cho những vấn đề còn tồn đọng và tạo điều kiện để tăng sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố niềm tin.
      Về đối nội, mỗi nước ASEAN đều chú trọng đến việc truyền bá thông tin tới mỗi người dân về Cộng đồng chung thông qua báo, đài, tivi; qua các cuộc thi tìm hiểu, hay đưa vào chương trình giáo dục. 
      Có nhiều thách thức đe dọa đến an ninh và ổn định của ASEAN trong năm qua như vấn đề Biển Đông (vụ việc Trung Quốc tăng cường xây dựng trái phép đảo nhân tạo, vụ kiện của Philippines), vấn đề khủng bố (khủng bố đẫm máu ở Bangkok, Thái Lan; sự trỗi dậy của phần tử Hồi giáo cực đoan) … nhưng các nước ASEAN vẫn vững vàng, đoàn kết, đồng thuận để đến được ngày hôm nay- trở thành một Cộng đồng thống nhất. 
      cong dong asean 2015 - nguoi dan thu huong nhieu loi ich hinh 2
      Lãnh đạo 10 nước ASEAN thể hiện quyết tâm phát triển Cộng đồng ASEAN ngày càng thịnh vượng. (Ảnh: Nhật Bắc).
      Năm 2015 cũng là năm ASEAN đã tổ chức thành công 2 Hội nghị cấp cao vào tháng 4 và tháng 11, mở đường cho một tương lai mới của ASEAN dưới tên gọi Cộng đồng chung. 
      Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 (từ ngày 26-27/4/2015) được tổ chức ở Kuala Lumpur (Malaysia) đã bàn thảo 8 nội dung trong đó có một số điểm nhấn quan trọng như ASEAN tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cấp khu vực và quốc gia nhằm đảm bảo hình thành Cộng đồng ASEAN (AEC) đúng thời hạn vào cuối năm 2015, tích cực chuẩn bị cho giai đoạn phát triển sau 2015.
      Sau Hội nghị lần thứ 26, các nước ASEAN tổng kết: ASEAN hoàn thành được hơn 93% các hoạt động trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015; triển khai 285 dự án trong Kế hoạch tổng thể về kết nối, tập trung chủ yếu vào các dự án phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng; đã có 6/10 thành viên có tỷ lệ công việc hoàn thành ở mức cao, 4/10 thành viên còn lại một số vấn đề cần được đẩy mạnh.
      Tiếp đó, ngày 18-22/11/2015, Malaysia tiếp tục tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27. Tại Hội nghị ngày, các nhà lãnh đạo đã ký Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/ 2015 và Tuyên bố về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 “Cùng vững vàng tiến bước”.
      Đây là hai văn kiện mang tính lịch sử đối với tiến trình liên kết và phát triển của ASEAN sau gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển, không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân 10 nước Đông Nam Á mà cả cộng đồng quốc tế.
      Văn kiện Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN là sự tuyên bố chính thức đối với thế giới về việc thành lập Cộng đồng ASEAN. Đây là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội khẳng định vị thế mới của Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng quốc tế, biểu thị mạnh mẽ cam kết của ASEAN sẽ nỗ lực củng cố vững mạnh Cộng đồng ASEAN vì mục tiêu chung hòa bình, ổn định và phát triển. Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình liên kết của ASEAN. 
      Bên cạnh đó, các nước thành viên cũng đã ký Tuyên bố Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Đây là văn kiện chủ đạo, làm cơ sở và khuôn khổ cho liên kết của ASEAN trong 10 năm tới. Định hướng bao trùm của Tầm nhìn là củng cố và nâng tầm liên kết ASEAN một cách toàn diện và sâu rộng hơn trên cả 3 trụ cột chính-trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội. 
      Đánh giá về năm 2015 của ASEAN, TTXVN dẫn lời ông Trương Uẩn Lĩnh, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, việc ASEAN có thể duy trì được sự phát triển, ổn định tình hình chính trị là điều không phải dễ dàng.
      Chuyên gia Trương cho biết thêm, về mặt kinh tế, do kinh tế thế giới phục hồi yếu ớt, tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á cũng đối mặt với áp lực suy thoái và áp lực điều chỉnh kết cấu kinh tế khá lớn trong khi tiếp tục dẫn đầu, dự báo tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng từng khiến thị trường tài chính một số nước Đông Nam Á xuất hiện dấu hiệu bấp bênh. Nhưng nhìn chung, trong tình hình cả nền kinh tế toàn cầu không ổn định, kinh tế ASEAN cũng có thể duy trì sự ổn định cơ bản.
      Nhiệm vụ kế tiếp
      Xây dựng Cộng đồng ASEAN là một giai đoạn của tiến trình phát triển, do đó mốc 31/12/2015 khi Cộng đồng ASEAN hình thành không phải là đích cuối cùng của liên kết ASEAN, mà là sự khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới của Hiệp hội. Trên cơ sở nhận thức chung như vậy, các quốc gia thành viên ASEAN đã nhất trí xây dựng nội dung Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau 2015 (giai đoạn 2016 - 2025).
      Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đề ra định hướng tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn Cộng đồng ASEAN với mục tiêu bao trùm là đưa ASEAN trở thành một tổ chức hợp tác khu vực mở có mức độ liên kết sâu rộng hơn và có vai trò quan trọng hơn ở khu vực; một Cộng đồng vận hành theo luật lệ, có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân và mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho người dân. 
      cong dong asean 2015 - nguoi dan thu huong nhieu loi ich hinh 4
      Cộng đồng ASEAN 2015- người dân thụ hưởng nhiều lợi ích. (ảnh: KT).
      Theo văn kiện, Cộng đồng Chính trị- An ninh hướng tới 4 mục tiêu lớn: Một là hoạt động theo luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm. Hai là duy trì hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Ba là tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN. Bốn là tăng cưởng năng lực thể chế và sự hiện diện của ASEAN.
      Cộng đồng Kinh tế hướng tới 5 mục tiêu: Trước hết ASEAN hướng đến một nền kinh tế thống nhất và liên kết cao. Thứ hai, ASEAN sẽ là một nền kinh tế năng động, đổi mới và cạnh tranh. Tiếp đó là mục tiêu kết nối kinh tế và liên kết theo ngành. Mục tiêu tiếp theo là tự cường, dung nạp và chú trọng người dân. Mục tiêu cuối cùng là gắn kể nền kinh tế ASEAN vào nền kinh tế toàn cầu.
      Công đồng Văn hóa- Xã hội ASEAN cũng đề ra 5 mục tiêu bao gồm: Một là thu hút sự tham gia của người dân và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Hai là cộng đồng dung nạp nhằm đáp ứng tốt hơn lợi ích của người dân về phúc lợi, bảo trợ xã hội, bình đẳng giới, quyền con người, giảm nghèo, y tế, việc làm, giáo dục và thông tin. Ba là cộng đồng bền vững. Bốn là cộng đồng tự cường. Năm là cộng đồng năng động.
      Có thế thấy, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đã đặt ra nhiều việc cần thực hiện trong thời gian tới cho các nước thành viên. Muốn liên kết sâu rộng hơn, các nước thành viên cần phải nỗ lực hơn nữa trên mọi mặt, mà trước hết là sự hợp tác về kinh tế. Đây là văn kiện “mở” để ngỏ khả năng điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện. 
      Chớp lấy thời cơ
      Sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 tạo ra cả cơ hội và thách thức đan xen đối với Việt Nam. Nhìn chung, các cơ hội về cơ bản là những lợi ích có được trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN trong 20 năm qua nhưng sẽ lớn hơn và cụ thể hơn; các thách thức cũng nhiều hơn và trực tiếp hơn. 
      Về kinh tế, Cộng đồng chung mở ra cho Việt Nam cơ hội một thị trường rộng lớn cho xuất khẩu. ASEAN có tổng cộng khoảng 625 triệu dân với tổng GDP 2.600 tỉ USD. Tiếp cận thị trường này sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư và kinh doanh từ bên ngoài vào Việt Nam, đồng thời thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra các nước ASEAN. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt hơn do năng lực cạnh tranh nền kinh tế nước ta còn hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh thấp sẽ khó có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng có giá trị cao và lợi nhuận tốt.
      Về chính trị- an ninh, Việt Nam tiếp tục có những điều kiện thuận lợi hơn để góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định khu vực, nâng cao khả năng xử lý những thách thức an ninh phi truyền thống; hỗ trợ đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Mặt khác, Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn hơn khi thỏa thuận hoặc triển khai một số biện pháp nhạy cảm và có mức liên kết sâu hơn. Việt Nam cũng phải xử lý nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh xã hội như tội phạm qua biên giới, lao động nhập cư…
      Về văn hóa- xã hội, Việt Nam có điều kiện nâng cao năng lực đối thông qua cơ hội tiếp nhận được thông tin, khoa học- công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại và nguồn lục, đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật lệ và thủ tục trong nước cho phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập quốc tế. Khó khăn chính là các hoạt động trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thiếu sự gắn kết, trong khi nguồn lực tham gia của ta có hạn. 
      cong dong asean 2015 - nguoi dan thu huong nhieu loi ich hinh 6
      Lễ thượng cờ ngày 31/12/2015- ngày thành lập Cộng đồng ASEAN ở Hà Nội. 
      Về đối ngoại, đây là điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng và tăng cường quan hệ song phương đối với các đối tác của ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng như tham gia sâu rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế hay liên khu rộng lớn hơn; qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Mặt khác chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trước tác động của các nước lớn đối với ASEAN.
      Đối với người dân, đây sẽ là đối tượng được thụ hưởng những lợi ích thiết thực như: được sống trong môi trường hòa bình, an ninh, an toàn, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau; có nhiều lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với giá cả thấp và chất lượng cao hơn; cơ nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm có tay nghề tại các nước ASEAN khác (đến nay ASEAN đã ký Hiệp định về di chuyển thể nhân và 8 thỏa thuận công nhận lẫn nhu đối với 8 ngành nghề: kế toán, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, vận chuyển và du lịch); người dân cũng sẽ đi lại thuận tiện hơn trong các nước ASEAN (được miễn thị thực 15-30 ngày) và được thụ hưởng nhất định từ sự cải thiện của mạng an ninh xã hội.
      Tuy nhiên, người dân cũng gặp một vài thách thức, nhất là phải cạnh tranh về tìm kiếm việc làm có tay nghề, ngay cả tại Việt Nam./.
      Phương Chi/VOV.VN

      Bảo hiểm y tế: Cứu cánh cho hơn 23 triệu hộ nghèo

      Cập nhật: 01/01/2016 06:32

      (Thanh tra) - Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) mới đang tác động rất lớn đối với khoảng 23,7 triệu người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội, giúp họ yên tâm hơn trong việc khám, chữa bệnh.

      Bảo hiểm y tế: Cứu cánh cho hơn 23 triệu hộ nghèo
      Tấm thẻ BHYT giúp bệnh nhân nghèo giảm gánh nặng chi phí bệnh tật. Ảnh: N.N
      Phao cứu sinh của người nghèo
      Mắc bệnh suy thận đã 5 năm và phải chạy thận suốt nhiều năm, bà Trần Thị S (65 tuổi ở Nam Định) cho biết, thời gian đầu khi chưa thuộc diện hộ nghèo, bà tham gia BHYT tự nguyện nên chi phí mỗi tháng lên chạy thận, lọc máu, mua thuốc hết hơn 4 triệu đồng.
      Cuối năm 2014, bà được đưa vào diện hộ nghèo. Đầu 2015, Luật BHYT sửa đổi chính thức có hiệu lực, nhờ tấm thẻ BHYT đối với người nghèo, bà S không phải đóng tiền thuốc, chỉ phải đóng tiền chạy thận và lọc máu nên chi phí giảm xuống còn khoảng 2 triệu đồng/tháng.
      Anh Hoàng Văn P (45 tuổi, quê ở Phú Thọ) bị ung thư tuyến tụy, hơn 2 năm nay anh liên tục điều trị dài ngày do bệnh di căn. Chi phí đi lại tốn kém cộng với tiền thuốc men khiến gia đình anh vốn đã khó khăn lại càng vất vả hơn. Vợ anh P chia sẻ, nhờ có thẻ BHYT, nên gánh nặng chi phí nhẹ hơn. Số tiền gia đình phải bỏ ra chi phí cho chồng nằm viện không quá lớn, chứ không gia đình chỉ còn cách phải bán đất, bán ruộng, trâu bò mà không biết có đủ tiền để cho anh đi chữa bệnh hay không.
      Mở rộng đối tượng hộ cận nghèo
      Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện Chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, nhiều người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo khi đi khám, chữa bệnh, phải nằm viện trong thời gian dài ngày mới thấy hết được giá trị của chiếc thẻ BHYT, của chính sách BHYT. Quỹ BHYT không chỉ chi trả hầu hết những dịch vụ, những loại thuốc trong danh mục mà còn thể hiện ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc... “Thống kê của các bệnh viện gửi về cho thấy, trung bình một năm, BHYT chi trả bệnh nhân nghèo mắc ung thư có thể lên tới 300 - 400 triệu đồng, nhưng cũng có những bệnh nhân tiền chi phí lên tới 1 tỷ đồng. Nhờ có chiếc thẻ BHYT mà nhiều người nghèo đã tìm lại sự sống cho chính bản thân và gia đình”, ông Sơn nói.
      Ông Lê Văn Khảm, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, trong thời gian tới sẽ tiến hành tính đúng, tính đủ chi phí khám chữa bệnh. Khi đó chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng lên, đồng nghĩa với việc những người có BHYT, nhất là những hộ nghèo không phải chi trả và được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất.
      Riêng những hộ thuộc diện cận nghèo, Bộ Y tế cho biết, Nhà nước đang hỗ trợ 70% để mua thẻ BHYT, nhưng một số người vẫn chưa có điều kiện để tham gia. Do vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương, các nguồn vốn khác để hỗ trợ. Bộ Y tế đã huy động một số dự án ODA, kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ và đề nghị các tỉnh, thành phố huy động mọi nguồn lực hỗ trợ thêm cho người cận nghèo, phấn đấu 100% số người trong nhóm này có BHYT.
      Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương đẩy nhanh việc xác định và lập danh sách hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2014 - 2015 để có hình thức hỗ trợ phù hợp, giúp họ tham gia BHYT.
      Phương Anh


      Xem tiếp...