Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

CÂU CHUYÊN TÌNH BÁO 65

(ĐC sưu tầm tên NET)

Tình báo điện tử Mỹ: Đại bại - Chiến dịch Gold (1)

VietnamDefence - Một trong những chiến dịch tình báo vô tuyến điện tử quy mô lớn đầu tiên của CIA bắt đầu vào năm 1953. Chính thời đó, đại bản doanh CIA ở Washington đã nhận được tin nói rằng, ở Berlin, trên lãnh thổ Cộng hoà Dân chủ Đức, có một trạm điện thoại lớn ngầm dưới đất hoạt động, thông qua đó có một bộ phận đáng kể lưu lượng liên lạc điện thoại của các cơ quan nhà nước của Cộng hoà Dân chủ Đức.
Đừng cắt tất cả nhưng cái mọc được.
K. Prutkov. “Những trước tác”



“Cấm vào trừ phi được Bộ Chỉ huy Tối cao cho phép”


George Blake giúp tình báo Liên Xô phá tan chiến dịch Gold
Ngày 27 tháng 9 năm 1947, Tổng thống Mỹ H. Truman đã ký Đạo luật An ninh Quốc gia, theo đó Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA đã được thành lập. Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo CIA, Giám đốc CIA còn điều phối hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị trong cộng đồng tình báo Mỹ, giữ vai trò cố vấn thứ nhất của tổng thống về các vấn đề tình báo và bảo đảm thông tin về nước ngoài cho lãnh đạo tối cao của Mỹ.

Trong thành phần của CIA có bốn cục (directorate). Cục lớn nhất là Cục Hoạt động phụ trách tiến hành các chiến dịch tình báo và các hoạt động lật đổ ngầm ở nước ngoài. Cục Phân tích thông tin đảm nhiệm phân tích, chuẩn bị và báo cáo các tin tức do tất cả các thành viên của cộng đồng tình báo Mỹ thu thập đưọc. Cục Khoa học kỹ thuật thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực tình báo bằng phương tiện kỹ thuật, duy trì quan hệ với các hãng công nghiệp quân sự thực hiện đơn đặt hàng chế tạo phương tiện kỹ thuật tình báo mới. Cuối cùng, Cục Hành chính, ngoài các chức năng chung, “hàng ngày” như hậu cần, tài chính, y tế, còn thâu tóm các chức năng an ninh, liên lạc và huấn luyện.

Dĩ nhiên, một cơ quan tình báo hùng mạnh như thế không thể bỏ qua tình báo vô tuyến điện tử.

Một trong những chiến dịch tình báo vô tuyến điện tử quy mô lớn đầu tiên của CIA bắt đầu vào năm 1953. Chính thời đó, đại bản doanh CIA ở Washington đã nhận được tin nói rằng, ở Berlin, trên lãnh thổ Cộng hoà Dân chủ Đức, có một trạm điện thoại lớn ngầm dưới đất hoạt động, thông qua đó có một bộ phận đáng kể lưu lượng liên lạc điện thoại của các cơ quan nhà nước của Cộng hoà Dân chủ Đức. Sự quan tâm của người Mỹ đối với Berlin không phải là tình cờ. Thủ đô Cộng hoà Dân chủ Đức là đầu mối thông tin liên lạc quan trọng thứ hai ở Đông Âu. Điều đó có nghĩa là chẳng hạn khi Tư lệnh Quân quản Liên Xô ở Bucarest hay Varsava liên lạc với Moskva thì cuộc gọi bắt buộc phải đi qua Berlin.

Cuối năm 1954, được sự đồng ý của xếp CIA A. Dulles, các nhân viên ở trung tâm CIA tại Berlin đã bắt tay vào một việc khác thường đối với họ là đào một đường ngầm dưới đất. Chưa ai từng làm việc tương tự, nhưng người Mỹ cho rằng, đào đường hầm là cách duy nhất để xâm nhập vào trạm điện thoại của Đông Berlin. Các cơ quan tình báo Anh có đôi chút kinh nghiệm đào đường ngầm thẳng đứng. Chính vì vậy, người Mỹ đã tin tưởng giao phó cho họ việc nghiên cứu biện pháp đào thẳng đứng mà không làm biến dạng bề mặt lớp đất trên cùng. Họ cũng phải viện đến sự giúp đỡ của người Anh khi lắp đặt máy móc nghe lén trong đường hầm.

Công việc được tiến hành bằng các phương tiện kỹ thuật xây dựng hiện đại nhất và kéo dài gần bốn tháng. Tại Tây Berlin, bên cạnh đường biên giới, Không quân Mỹ đã vội vã lắp đặt một đài radar mới. Để đánh lạc hướng chú ý, xung quanh đài đã xây dựng nhiều toà nhà khác bao quanh bằng hàng rào với các vọng gác. Đường hầm cũng được đào từ vị trí đó. Từ bên trong tầng hầm rộng lớn của đài radar, các máy khoan công suất lớn bắt đầu đào đường hầm ở độ sâu 7 m  dưới mặt con đường nhựa nối Tây Berlin với thủ đô Cộng hoà Dân chủ Đức. Một số lượng lớn đất sét được moi ra từ đường hầm, ban đầu đổ tạm ra tầng hầm đài radar, sau đó được bí mật chở đi trong những contenơ lớn. Trên các contenơ có ghi các hàng chữ hoàn toàn vô hại để đánh lừa những kẻ tò mò nhất. Việc thi công được tiến hành thông tầm, suốt 24/24 giờ.

Họ đã xây dựng nên một công trình kiên cố đặc thù kiểu Mỹ. Đường hầm có đường kính gần hai mét và gồm những khẩu bêtông nối nhau, bên trong xếp bao cát. Không khí được điều hoà, các máy bơm được dùng để bơm nước ngầm phun lên. Các bảng công tắc được đấu với các máy tăng âm. Tổng cộng, họ đã triển khai 400 máy tăng tâm - mỗi kênh liên lạc lắp một máy - và từng đấy máy nghe lén và ghi âm. ở đầu kia đường hầm có lắp hai cánh cửa thép và các đường dây đi qua đó. Các đường dây được nối với những đường cáp điện thoại ở Đông Đức và được đấu sao cho không làm đứt đoạn lấy một giây liên lạc qua trạm điện thoại. Không lâu sau đã đến ngày ăn mừng khi 400 máy ghi âm đồng thời bước vào hoạt động.

Trong suốt gần một năm, chính quyền Mỹ đã sử dụng đường hầm này để nghe lén các cuộc điện đàm giữa Moskva và Berlin. Băng ghi âm các cuộc điện đàm được gửi đi London để một nhóm dân Nga lưu vong luôn sẵn sàng dịch ngay lập tức. Các nội dung chặn thu điện báo cần giải mã thì được gửi đến Nuremberg. Tại đó, có một nhóm đặc biệt nữa gồm năm chuyên gia mã thám. Tại Washington, một nhóm lớn nhân viên CIA trong nhiều tháng trời sẽ tiến hành phân tích và hệ thống hoá thông tin thu được trong đường hầm để chuyển cho các cơ quan chính phủ tương ứng. Tuy vậy, các văn bản đánh giá thông tin này rất khác nhau. Một số thì khẳng định đường hầm này đã cứu mạng không ít điệp viên Mỹ vì nhờ các tin tức thu được, các điệp viên này đã kịp thay đổi phương pháp và kế hoạch hoạt động. Các văn bản đánh giá khác thì nói đường hầm cung cấp được rất ít tài liệu loại một. Và quả thực, nói một cách nhẹ ra thì phần lớn tin tức thu được có giá trị đáng ngờ. Chẳng hạn, Mỹ đã chặn thu được thông tin nói phía Liên Xô có kế hoạch bắt giữ Tư lệnh Quân quản Tây Berlin của Mỹ, tướng Descher khi ông ta đi thăm hội chợ Leipzig. Người Mỹ không hề băn khoăn về tính không tưởng của tin này nên trong một thời gian dài, họ đã tìm đủ lý do để huỷ bỏ chuyến thăm hội chợ của Descher mà không để lộ nguồn tin. Vấn đề tự nó giải quyết khi mà Descher bất ngờ ốm vì viêm phổi.

Để giữ thể diện, sau này người ta có thể nhắc đi nhắc lại bao nhiêu tuỳ thích về “chiến dịch tuyệt vời về sự táo bạo và sáng tạo” đã tạo cơ hội cho CIA trong cả năm trời “bắt được mạch của Liên Xô” để cảnh báo kịp thời cho chính phủ Mỹ về cuộc tấn công đang chuẩn bị của Liên Xô. Nhưng kể cả những kẻ biện giải bênh vực CIA cũng buộc phải thú nhận rằng, nói cho cùng chi phí của đường hầm gián điệp cao hơn nhiều giá trị thông tin thu được nhờ nó.

Một câu hỏi dĩ nhiên nảy sinh: nếu người Mỹ trong một năm đã nghe lén được một số lượng lớn các cuộc gọi điện thoại trên 400 kênh thì chả lẽ tất cả đều là nguồn tin hạng hai? Còn việc khám phá chiến dịch của CIA - có thực là nó đã xảy ra như người ta đã thông báo chính thức cho công luận thế giới? Giả thuyết của người Mỹ về điều đã xảy ra ngày 22 tháng 4 năm 1956 như sau.

Một đêm tháng 4, bốn quân nhân Mỹ đã được huấn luyện đặc biệt như mọi khi vẫn ngồi bên các máy mócđược đấu với các kênh điện thoại chính phủ và quân sự của Cộng hoà Dân chủ Đức. ở trong một boongke tiện nghi đối với họ là chuyện hoàn toàn bình thường. Họ thấy thoải mái như đang làm việc trong đơn vị mình. Nỗi lo sợ đeo đẳng họ trong những tuần trực đầu trong boongke đã qua đi từ lâu. Các trang bị kỹ thuật hoạt động rất tốt, các nhân viên vận hành có thể thư giãn, thậm chí cười đùa. Điểm mà họ khoái nói đến nhất là người Nga sẽ nói gì một khi biết các cuộc gọi điện thoại của mình bị nghe lén. Nhưng lần này, chuyện đùa đã tắc nghẹn trong họng những kẻ hóm hỉnh. Vấn đề là việc bộ đội thông tin Liên Xô tiến hành kiểm tra định kỳ trạm điện thoại. Một người lính đã đụng phải những đường dây không rõ công dụng, sau đó là một cánh cửa thép với dòng chữ tiếng Nga đầy hăm doạ “Cấm vào trừ phi được Bộ Chỉ huy Tối cao cho phép!” Sau một chút dao động, các chiến sĩ thông tin Liên Xô đi sâu vào đường hầm cách âm này. Tại đó, họ không thấy ai. Ngay lúc có ai đó chạm vào một dây dẫn nào đó thì một thiết bị tự động sẽ phát tín hiệu báo động cho nhân viên của đài radar Mỹ đang là bình phong của đường hầm gián điệp này. Nhưng trong đường hầm đèn vẫn sáng, máy điều hoà nhiệt độ vẫn làm việc, tất cả các máy móc vẫn bật, các máy bơm nước vẫn chạy vo vo như không hề có chuyện gì xảy ra, một trong các điện thoại dã chiến vẫn réo chuông không ngớt.

Liên Xô đã gửi công hàm kịch liệt phản đối Mỹ. Đường hầm với tư cách bằng chứng hoạt động gián điệp của Mỹ đã được hàng ngàn khách tham quan đến thăm. Và mặc dù Mỹ giữ im lặng tuyệt đối nhưng chẳng ai trên thế giới mảy may nghi ngờ về tác giả của việc này. Người ta thừa hiểu nếu khách tham quan đi xa hơn nữa theo đường hầm thì sẽ nhanh chóng có mặt trên lãnh thổ Tây Berlin, ngay trong toà nhà có thiết bị radar Mỹ trên nóc. Lời mời đến tham quan đường hầm đã được gửi cho Tư lệnh Quân quản Mỹ ở Tây Berlin Descher, đáp lại ông ta nói đây là lần đầu tiên được nghe thấy nói về về những chuyện này và nhất quyết từ chối đến thăm. Phải 14 năm sau khi phát hiện đường hầm thì câu chuyện chân thực về nó mới được biết đến đầy đủ nhờ con trai một người Do Thái Hà Lan giàu có từng cùng gia đình chạy nạn từ Hà Lan sang Anh khi Đức chiếm đóng Hà Lan. Tại Anh, gia đình này đã đổi từ họ Behar không may sang họ Blake quen thuộc hơn với cái tai của người Anh.


Kết cục của chiến dịch Gold


Ngày 22 tháng 10 năm 1966, trước một bệnh viện của London có một cảnh rất nhộn nhịp. Giờ thăm bệnh nhân đã bắt đầu. Trên bãi đậu xe của bệnh viện không còn đủ chỗ. Lúc đó, các đường phố cũng đang tắc nghẽn nên không ai để ý đến một chiếc ôtô đang đỗ bên cạnh bức tường gạch đỏ trước toà nhà gần bệnh viện, đối diện nhà tù. Từ chiếc xe bước xuống một người đàn ông tay cầm bó hoa cúc. Người ta vẫn thường mang hoa đến bệnh viện nên chả ai chú ý đến anh ta. Thêm vào đó, trời lại mưa lâm thâm. Hai giờ sau, tất cả đã thay đổi. Còi báo động rú inh ỏi, xe ôtô cảnh sát rầm rập lao đến. Trong sân nhà tù đang tiến hành lục soát vì tù nhân George Blake, cựu sĩ quan tình báo Anh bị án tù dài nhất trong lịch sử tư pháp Anh vào năm 1961 vì hoạt động tình báo cho Liên Xô, đã biến khỏi buồng giam.

Năm 1952, nhận thấy đường lối chính nghĩa và cơ cấu nhà nước nhân đạo của Liên Xô nên sĩ quan tình báo Anh lỗi lạc này đã tự nguyện đề nghị cộng tác với tình báo Liên Xô. Trong nhiều năm dài, ông đã làm việc không vụ lợi cho Liên Xô hoàn toàn vì động cơ lý tưởng. Tuy vậy, các tài liệu mà nhân viên tình báo Ba Lan Mikhail Goleniewski phản bội chạy sang phương Tây đem theo đã giúp người Anh lần ra Blake.

Theo bản án, Blake phải ngồi tù không dưới 2/3 thời hạn tù mà toà đã tuyên, có nghĩa là may ra ông chỉ có thể được tự do vào tuổi 66. Ngồi tù được bốn năm và hết hy vọng được Bộ An ninh Quốc gia Liên Xô (MGB) hỗ trợ cứu ra khỏi tù, Blake quyết định tự sắp xếp cuộc chạy trốn. Ông đã tìm được một người tiếp tay trong số tù nhân - một người Ireland có tên Sean Bourke đang sẵn sàng làm mọi việc chỉ để gây phiền toái cho chính quyền Anh. Bourke sắp được thả. Blake đã kịp thống nhất đại thể với ông ta về kế hoạch chạy trốn sắp tới của mình. Sau khi Bourke ra tù, họ đã bàn bạc chi tiết  với nhau bằng cách liên hệ trực tiếp qua các máy vô tuyến điện xách tay. Chỉ máy định vị cơ động bố trí riêng trong khu vực nhà tù mới có thể chặn thu được các cuộc đàm thoại của họ. Tuy vậy, tình báo vô tuyến điện tử Anh hoàn toàn tập trung cho việc chặn thu các điện tín liên lạc gửi ra nước ngoài, chứ họ chẳng quan tâm đến các máy phát công suất nhỏ có bán kính hoạt động 10 m.

Kế hoạch chạy trốn được suy tính từng ly từng tý. Thậm chí, số điện thoại mà Blake cần gọi sau khi thoát được khỏi nhà tù, được ghi trên mẩu giấy và đặt tại chỗ quy định cũng được người tiếp tay mã hoá. Còn khoá mã thì Blake chỉ biết được khi đã ở trong chiếc ôtô đợi đón ông ở gần nhà tù vào giờ chạy trốn đã định.

Bốn năm sau, trong một căn hộ ấm cúng ở Moskva, các cán bộ của toà báo Izvestya (Tin tức) đã trò chuyện với Blake. Vì công lao đối với Liên Xô, ông đã được tặng thưởng hai huân chương cao quý nhất. Khi trò chuyện, Blake đã hồi tưởng cả những sự kiện đã diễn ra hơn 15 năm trước - đó là chiến dịch Gold. Tháng 12 năm 1953, các quan chức cao cấp CIA đã đến London bàn bạc với các đồng nghiệp Anh kế hoạch phối hợp tiến hành một hành động đặc biệt. Đó là về đường hầm gián điệp trên lãnh thổ Cộng hoà Dân chủ Đức. Trong các cuộc trao đổi, về phía Anh có cả Blake tham gia vì anh là phó trưởng phòng phụ trách và bảo đảm các điệp vụ kỹ thuật.

Họ đã lập biên bản ghi nhận kết quả đàm phán của hai cơ quan tình báo và lúc rỗi rãi Blake cũng đã nó cẩn thận. Sau đó, vì tầm quan trọng và tính khẩn cấp của vấn đề, ông đã xin gặp khẩn cấp liên lạc viên của tình báo Liên Xô. Đưa ra quyết định đó không phải là dễ dàng vì tất cả các cuộc gặp với liên lạc viên đều mạo hiểm, kể cả khi có thời gian chuẩn bị. Dù sao thì cuộc gặp của Blake với liên lạc viên cũng đã diễn ra xuôn xẻ.

Như vậy, trong khi người Mỹ còn đang cặm cụi thực hiện dự án đài radar và rất lâu trước khi họ chở chiếc contenơ đựng đất đầu tiên ra khỏi tầng hầm đài radar thì ở Moskva người ta đã biết tỏng tất cả. Còn lúc này, vào năm 1970, Blake tươi cười kể cho các nhà báo Liên Xô những thông tin “cực kỳ giá trị” nào mà người Mỹ đã nhận được cho đến khi phản gián Liên Xô ấn định ngày 22 tháng 4 năm 1956 để “khám phá” hành động tình báo vô tuyến điện tử này của CIA. Chiến dịch Gold mà lúc mới đầu đã làm những người tổ chức nó tràn trề hy vọng và bị định đoạt trở thành một trong những thất bại lớn nhất của CIA trong lĩnh vực tình báo vô tuyến điện tử đã chấm dứt như vậy đấy. Việc khám phá ra nó đã được thực hiện rất tinh tế nên các uỷ ban đặc biệt của CIA được thành lập để điều tra vụ này đều đã nhất trí kết luận rằng, Liên Xô đã “tình cờ” phát hiện ra đường ngầm gián điệp này. Hơn nữa, phần lớn các cuộc đàm thoại bị người Mỹ nghe lén trong quá trình chiến dịch Gold quả thực là có các thông tin tin cậy.

Tin cậy nhưng giá trị thấp bởi vì phía Liên Xô đã được Blake cảnh báo kịp thời nên đã chuyển tất cả những cuộc đàm thoại quan trọng nhất sang các kênh liên lạc khác được triển khai để đi vòng qua tổng đài điện thoại Berlin. Còn thông tin vẫn đi qua tổng đài này bị hy sinh để kéo sự nghi ngờ khỏi điệp viên quý giá là Blake.

Mãi sau này, người Mỹ mới biết uỷ ban đặc biệt của CIA đã nhầm, còn CIA thì vẫn say sưa với những thành công ảo tưởng lại tiếp tục xếp đặt nền móng cho một thất bại đau đớn tai tiếng không kém nữa.

Tình báo điện tử Mỹ: Đại bại - Sự ra đời của U-2 (2)

VietnamDefence - Không lâu sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng Arnold đã gửi cho bộ trưởng chiến tranh một loạt báo cáo tổng kết kinh nghiệm chiến đấu. Liên quan đến các vấn đề gián điệp, ông ta viết rằng, những quan điểm cũ về tình báo không còn phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Sự ra đời của máy bay do thám U-2

Không lâu sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng Arnold đã gửi cho bộ trưởng chiến tranh một loạt báo cáo tổng kết kinh nghiệm chiến đấu. Liên quan đến các vấn đề gián điệp, ông ta viết rằng, những quan điểm cũ về tình báo không còn phù hợp với yêu cầu của thời đại. Việc nắm bắt toàn diện, chi tiết và thường xuyên hoạt động dân sự và quân sự trên lãnh thổ kẻ địch thực tế hay tiềm tàng là cực kỳ cần thiết để hoạch định đúng đắn các biện pháp hành động, kể cả khi có chiến tranh lẫn trong thời bình. Bởi vậy, trong cơ cấu của Không quân Mỹ phải có một cơ quan tình báo không quân có thẩm quyền và tích cực, có thể phối hợp với cộng đồng tình báo quốc gia.

Máy bay trinh sát chiến lược U-2
Các báo cáo này đã phát huy hiệu quả. Máy bay của Không quân Mỹ bắt đầu bay do thám dọc biên giới Liên Xô và trong thập niên 1950 còn xâm nhập không phận Liên Xô. Mỹ đã sử dụng các máy bay B-36 và RB-47 cải tiến vào mục đích này. Chúng có thể mang theo trên khoang một lượng lớn thiết bị chụp ảnh và vô tuyến điện tử tối tân. Tuy vậy, các máy bay này có trần bay thấp nên dễ bị tên lửa và máy bay tiêm kích phòng không bắn hạ.

Họ cũng thử một phương tiện khác là khinh khí cầu mang theo phương tiện kỹ thuật do thám. Được thả từ các căn cứ không quân Mỹ ở Scandinavia, Tây Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, chúng bị các dòng không khí đưa đi và bay ngang lãnh thổ Liên Xô về hướng Nhật Bản. Tuy vậy, cả phương pháp do thám này cũng không đáp ứng sự trông đợi. Sau khi bắn hạ được một số khinh khí cầu, chính quyền Liên Xô đã kịch liệt phản đối gây tiếng vang xã hội rộng rãi.

Mỹ lại phải quay lại với máy bay. Nhưng công việc vẫn khó khăn bởi vấn đề quan trọng và nan giải là trần bay. Đích thân Giám đốc CIA Allen Dulles đã chỉ đạo xây dựng các kế hoạch xâm nhập không phận Liên Xô. “Chúng ta rất cần thông tin tình báo chính xác, - Tổng thống Mỹ Eisenhower đã viết trong cuốn sách “Gánh nặng của thế giới” của mình, - và trong tình trạng đó, theo Allen Dulles, cần phải chế tạo một máy bay siêu cao mới để do thám từ trên không. Tháng 11 năm 1954, Allen Dulles và các cố vấn khác đã đến gặp tôi để xin phép tiếp tục chương trình chế tạo 30 máy bay siêu cao tổng trị giá 35 triệu USD. Nhiều hạng mục thiết kế đã gần hoàn tất. Tôi đã phê chuẩn đề xuất này”.

Một phần lớn công việc thiết kế và phát triển máy bay mới được tiến hành tại căn cứ không quân Wright-Patterson ở bang Ohio. Chiếc máy bay một chỗ ngồi U-2 do hãng Lockheed của Mỹ phát triển là một loại máy bay mới về nguyên tắc. Các đặc điểm thiết kế của máy bay (đặc tính rẽ dòng tốt với chiều dài 15 mét và sải cánh gần 30 mét) cho phép nó bay cao hơn nhiều tầm với của tất cả các loại tên lửa và máy bay đánh chặn hiện có lúc đó và có tầm bay xa bởi ở độ cao này, mức tiêu thụ nhiên liệu giảm nhiều do lực cản không khí nhỏ. Ngoài ra, vỏ máy bay còn được phủ một lớp men đặc biệt làm giảm khả năng bị radar phát hiện.

U-2 được trang bị các thiết bị siêu nhạy để chụp ảnh bề mặt trái đất, cũng như để thu và ghi các loại tín hiệu vô tuyến điện. Nhưng để lên tới độ cao mà các máy bay khác không với tới cùng với một phi công và các thiết bị chụp ảnh và vô tuyến điện tử trên khoang, lại thêm nhiên liệu đủ cho 9 giờ bay liên tục, máy bay cần phải cực kỳ nhẹ. Cần phải hy sinh cái gì đó. Người Mỹ đã hy sinh sự vững chắc. Kết quả là máy bay trở nên quá mỏng mảnh nên đòi hỏi phi công phải có trình độ rất cao.

Tháng 8 năm 1955, U-2 thực hiện các chuyến bay thử đầu tiên và đã thoả mãn các yêu cầu cần thiết, thậm chí còn vượt quá một số yêu cầu. Trong giới tình báo chuyên nghiệp, Dulles không ngớt nhấn mạnh rằng, “máy bay này sẽ có thể thu thập thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, tin cậy hơn bất kỳ điệp viên nào trên mặt đất”.

Sau khi hoàn tất chế tạo máy bay U-2, CIA bắt tay vào tuyển mộ phi công để thực hiện các chuyến bay do thám. Trong số các ứng cử viên có cả thượng uý Không quân Mỹ Garry Francis Powers.

Nhóm mà Powers được biên chế vào gồm các phi công siêu đẳng, có nhiều giờ bay trên các máy bay một động cơ, một chỗ ngồi, chính thức có tên là phi đội 2 của cơ quan khí tượng, tên không chính thức là đơn vị 10-10. Nhóm này được triển khai tại căn cứ Mỹ-Thổ Incirlik, gần thành phố Adana. Theo các chuyên viên CIA, căn cứ này có nhiều ưu thế. Thứ nhất, về địa lý, căn cứ này là điểm xuất phát tuyệt vời cho các chuyến bay xa. Thứ hai, nằm ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần Địa Trung Hải, căn cứ này ở khá xa Liên Xô để các đài radar Liên Xô không thể với tới, đồng thời cũng đủ gần để không quá tốn nhiên liệu cho chuyến bay. Thứ ba là tại căn cứ này đã có sẵn một đơn vị nhỏ của Không quân Mỹ.

Đơn vị 10-10 được thành lập như một phi đội thông thường. Đứng đầu là phi đội trưởng (một quân nhân thuộc Không quân Mỹ) và tham mưu trưởng (một đại diện của CIA). Tất cả thành viên, từ chỉ huy đội mặt đất cho đến kỹ thuật viên đều được lựa chọn đặc biệt và là những chuyên gia tay nghề cao.

Tháng 9 năm 1956, các phi công của nhóm bắt tay vào thực hiện những chuyến bay do thám đầu tiên. Bởi lẽ U-2 là máy bay dễ nhận ra nên NASA đã công bố một thông báo chính thức về việc sử dụng loại máy bay mới U-2 của hãng Lockheed để nghiên cứu các dòng chảy không khí và khí tượng. Không lâu sau, trên báo chí Mỹ, người ta còn có thể đọc được một tin giả khác: “Máy bay U-2 sẽ được sử dụng để đo độ nhiễm xạ ở các tầng cao của khí quyển, cũng như để quan sát khí tượng và nghiên cứu bức xạ hồng ngoại... Các phi công và đội ngũ phục vụ mặt đất đều là nhân viên các công ty dân sự Mỹ”.

Năm 1957 đã mang lại những thay đổi cơ bản bất ngờ đối với Mỹ. Ngày 27 tháng 8 năm 1957, Liên Xô tuyên bố đã phóng thành công tên lửa đường đạn xuyên lục địa đầu tiên. Còn ngày 4 tháng 10, vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô phóng lên quỹ đạo gần trái đất. Điều đó đã làm rung chuyển cả thế giới và làm giới cầm quyền Mỹ rất lo ngại. Các chuyến bay U-2 có vai trò còn quan trọng hơn trong các kế hoạch của Washington và đồng thời cũng trở nên ngày càng mạo hiểm hơn. CIA đã áp dụng các biện pháp để mở rộng mạng lưới căn cứ cho máy bay U-2 và đẩy mạnh hoạt động của chúng. Trước đó, ngoài căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã xuất hiện thêm các căn cứ ở Wiesbaden (Tây Đức) và gần Yokohama (Nhật Bản). Cùng với các chuyến bay nhộn nhịp hơn thì cũng có ngày càng nhiều tin tức lọt lên báo chí khiến các phi công và bộ chỉ huy Mỹ thật sự lo lắng.

Ngày 14 tháng 7 năm 1957, một tạp chí Đức đã đưa tin một chiếc U-2 đã bị các máy bay tiêm kích Trung Quốc chặn bắt trên lãnh thổ Trung Quốc, còn một tạp chí Canada thì đưa tin phi công lái chiếc máy bay này là một người Hoa, nhân viên của Không quân Mỹ, đã cho nổ tung máy bay của mình trên không. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối vì vụ việc này, nhưng Mỹ đã không để ý lắm đến việc đó. Để đánh lạc hướng chú ý, Không quân Mỹ đã thông báo một máy bay ném bom Mỹ do quân đội Đài Loan sử dụng đã gặp nạn.

Ngày 24 tháng 9 năm 1959, tại sân bay tàu lượn cách không xa Tokyo, vào thời điểm cao trào của ngày làm việc, lại có thêm một máy bay U-2 phải hạ cánh bắt buộc. Các vận động viên tàu lượn khi chạy đến gần máy bay đã trông thấy một phi công được vũ trang bằng súng ngắn và từ chối mở nắp cabin. Máy bay này quay về từ chuyến bay do thám vùng Siberia. 15 phút sau, một trực thăng và một xe ôtô rú còi chở các nhân vật dân sự tới nơi. Họ huơ vũ khí đe doạ để xua đuổi những người Nhật ra xa khỏi chiếc máy bay.

Dĩ nhiên là Liên Xô đã biết về các chuyến bay U-2. Và không chỉ qua báo chí nước ngoài. Các phi công U-2, khi trở về sân bay, theo quy định phải báo cáo về chuyến bay vừa thực hiện. Họ cũng phải báo cáo việc họ bị phát hiện từ mặt đất, điều này được ghi nhận bởi các thiết bị do thám trên khoang máy bay của họ. Một lần, một phi công kể rằng, anh ta cảm thấy có tiếng nổ tên lửa đâu đó quãng ba kilômet dưới máy bay của mình. Mạng lưới radar Liên Xô đã ghi nhận được đa số các hoạt động không thám có sử dụng U-2 của Mỹ. Theo lời khai của Powers, các đại diện CIA đã thực sự lo lắng về việc tờ báo “Không quân Xô-viết” (Sovietskaya Aviatsya), cơ quan ngôn luận chính thức của Không quân Liên Xô, đã đăng một loạt bài báo về “công cụ do thám xấu xa” U-2. Trong các bài báo này, người ta khẳng định các phi vụ của U-2 được thực hiện từ Wiesbaden.

“Chúng tôi hiểu rõ rằng, bất kỳ mưu toan xâm nhập nào cũng sẽ không thể tránh khỏi trừng phạt, - Powers nhớ lại trong cuốn sách của mình “Chiến dịch “Chuyến bay xa”“. - ở độ cao đó, chúng tôi không quá sợ các máy bay MiG bắn hạ chúng tôi, nhưng lại lo các tên lửa đất-đối-không, mặc dù người ta cố trấn an tôi là do tên lửa có tốc độ cao và khí quyển cực kỳ loãng nên không thể điều khiển chính xác đường bay cho tên lửa”.

Để bảo vệ trước tên lửa không-đối-không phóng từ máy bay tiêm kích đánh chặn, U-2 đã được lắp thiết bị đối phó vô tuyến để gây nhiễu radar trên máy bay đối phương. Tính đến khả năng máy bay có thể bị tiêu diệt nên ghế lái đã được chuyển thành loại ghế phóng. Người ta cũng dự tính cả các trang bị cứu nạn như phao cao su thổi, quần áo, lượng dự trữ nhỏ nước và thực phẩm, la bàn, pháo hiệu, diêm, hoá chất để nhóm lửa từ củi ẩm, cũng như gói sơ cứu y tế cá nhân. Quần áo gồm bộ đồ săn mùa đông dày mà kiểu dáng của nó được Powers cho rằng mặc nó thì phi công chẳng có mấy hy vọng trà trộn được vào đám đông mà không gây nghi ngờ. Trong bộ dụng cụ còn có một chiếc tấm vải lụa có ghi những lời cầu khẩn bằng 14 thứ tiếng: “Tôi là người Mỹ, tôi không nói được thứ tiếng của các vị. Tôi cần thức ăn, nhà ở và sự giúp đỡ. Tôi sẽ không gây hại cho quý vị. Tôi không có ý đồ tội ác với nhân dân các vị. Các vị sẽ được hậu thưởng về sự giúp đỡ”. Ngoài ra, phi công còn được cấp hơn 7 ngàn rúp Liên Xô, tiền, nhẫn và đồng hồ đeo tay bằng vàng. Như vậy là người Mỹ đã tính đến cả nước dù không biết tiếng Nga, phi công Mỹ vẫn có thể thoả thuận bằng thứ ngôn ngữ của vàng mà mọi dân tộc trên thế giới đều hiểu.

Trước mỗi phi vụ, người ta lắp và tháo ngay khi máy bay trở về một khối thuốc nổ kích nổ 70 giây sau khi bấm nút. Người ta trù tính là trong thời gian đó, phi công sẽ kịp bấm ghế phóng hay rời khỏi máy bay bằng cách nào khác. Tuy vậy, các phi công U-2 lo rằng chắc gì CIA không thiết kế khối nổ để khi bấm nút nó sẽ nổ tức thì để sát hại luôn phi công.

Thêm một chi tiết mới nữa xuất hiện trong trang bị của phi công U-2 - đồng đôla bằng bạc có lỗ. Có thể đeo nó như một đồ trang sức trên cổ hay trên chùm chìa khoá. Bên trong đồng đôla này là một kim găm hoàn toàn không bình thường đựng một mũi kim mảnh có một rãnh nhỏ chứa một chất màu nâu. Người ta giải thích cho phi công rằng đó là thuốc độc loại kurare (loại chất độc mà thổ dân Nam Mỹ sử dụng để tẩm vào các mũi tên). Khi chích kim, cái chết sẽ đến tức thì.

Tình báo điện tử Mỹ: Chuyến bay định mệnh (3)

VietnamDefence - Người ta đã dự tính tiến hành hai chuyến bay xâm nhập không phận Liên Xô trong tháng 4 năm 1960. Trong chuyến bay đầu, Powers được chỉ định là phi công dự bị.
Chuyến bay định mệnh

Người ta đã dự tính tiến hành hai chuyến bay xâm nhập không phận Liên Xô trong tháng 4 năm 1960. Trong chuyến bay đầu, Powers được chỉ định là phi công dự bị.

Chuyến bay này diễn ra ngày 9 tháng 4 với cự ly bay không xa và diễn ra thuận lợi bởi vậy Powers hy vọng cả chuyến bay thứ hai do anh ta lái cũng sẽ xuôn xẻ. Thực ra, chuyến bay này chẳng giống mấy với tất cả các chuyến bay trước đó. Đó là một chuyến bay xa thực sự. Trước tiên, phải bay qua toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, qua Dushanbe, biển Aral, Chelyabinsk, Sverdlovsk, Arkhangelsk, bán đảo Kola, Kandalaksha, Murmansk, sau đó bay về hướng căn cứ Bodo ở Nauy. Thời gian dự tính của chuyến bay kéo dài 9 giờ. Phi vụ được thực hiện từ căn cứ Peshawar (Pakistan), nơi đã có hơn 20 người được đưa tới để phục vụ cho phi vụ này. Để bảo mật, máy bay này chỉ được đưa tới Peshawar vào đêm trước chuyến bay.

Theo kế hoạch bay, phi vụ được ấn định vào ngày thứ tư, nhưng chuyến bay đã bị đình hoãn mấy lần. Chủ nhật, ngày 1 tháng 5, Powers đã bị đánh thức lúc bình minh. Anh ta phải bay. 5 giờ 20 phút, anh ta vào buồng lái. Giờ xuất phát dự định là 6 giờ 00, nhưng lệnh cất cánh bị trì hoãn để chờ Nhà Trắng cho phép. “Đó là điều, Powers khẳng định, lần đầu tiên được làm. Thông thường, người ta nhận được lệnh phê chuẩn của tổng thống từ trước. Tôi sẽ phải bay mà không được liên lạc vô tuyến điện với mặt đất, bởi vậy ở trên không, chỉ có thể trông cậy vào máy lục phân. Tuy vậy, do tất cả các tính toán được đưa ra là dựa trên thời điểm cất cánh là 6 giờ 00 nên máy lục phân trở nên vô ích. Tôi đã nghĩ là chuyến bay sẽ bị huỷ bỏ và mơ được cởi bỏ bộ quần áo đẫm mồ hôi thì lúc 6 giờ 20 phút bỗng có tín hiệu: được phép cất cánh. Tôi lập tức khởi động động cơ và cất cánh”.

Thời tiết không tốt. Mây dâng phủ kín cả núi non, tuy nhiên đối với nhiệm vụ do thám thì điều đó chả có vấn đề gì bởi vùng núi đâu có gì đáng để quan tâm. Sau 1,5 giờ bay, tia sáng đầu tiên xuất hiện trong các đám mây. Máy bay đang ở Đông Nam biển Aral. Độ cao bay đang là tối đa có thể. Bị chệch đường bay một chút, Powers điều chỉnh lại và lập tức trông thấy cái gì đó làm anh ta lo sợ. Khá xa bên dưới máy bay, anh ta trông thấy dấu vết một máy bay phản lực siêu âm bay song song với chiếc U-2.

Powers nói tiếp: “Thật kỳ lạ, nhưng còn chưa đến biên giới, tôi đã cảm thấy người ta đã đợi sẵn tôi... Mây lại dày đặc và chỉ sau ba giờ bay, mây mới bắt đầu tan bớt. Cách Chelyabinsk khoảng 50 dặm thì mây tan. Trong thân máy bay, camera chụp ảnh và các máy móc dùng để ghi tín hiệu vô tuyến điện từ mặt đất vào băng từ bắt đầu làm việc. Tôi lại bay theo hướng cũ, mây đã ở phía sau, tôi hơi an tâm. Lúc đó, máy lái tự động làm việc không chính xác nên máy bay bắt đầu ngóc mũi. Tôi tắt máy lái tự động và tự lái bằng tay trong mấy phút. Sau đó, tôi lại bật máy lái tự động và tình hình lại lặp lại. Tôi buộc phải tắt hẳn máy lái tự động. Một tình huống rất khó chịu xảy ra. Tất cả phụ thuộc vào quyết định của tôi: hoặc là bay quay lại, hoặc là tiếp tục bay. Chỉ một giờ trước, chắc tôi sẽ không nghĩ đến chuyện quay về và thế là xong. Nhưng lúc này, tôi đã vào sâu không phận Liên Xô 1300 dặm, bay qua tầng mây, tầm nhìn phía trước thật tuyệt vời. Tôi quyết định bay tiếp... Khi thấy một hồ nước lớn, tôi đánh dấu nó trên bản đồ. Sau đó, tôi nhìn thấy cả một tổ hợp công trình quân sự hoặc dân sự và đánh dấu nó có chú thêm “mục tiêu lớn”, để lưu ý khi viết báo cáo sau chuyến bay... Gần Sverdlovsk, tôi phải đổi hướng bay về phía Tây Bắc. Tôi đổi hướng và bay theo hướng bay mới trên vùng ngoại ô Tây Nam thành phố. Chuyến bay đã diễn ra gần bốn giờ đồng hồ. Khi thấy một sân bay không được ghi trên bản đồ, tôi đánh dấu nó lại. Đường bay của tôi đi qua đúng trên sân bay này. Tôi phải ghi lại thời gian, độ cao, tốc độ, nhiệt độ khí xả và các tham số làm việc của động cơ hiển thị trên các thiết bị. Tôi đang ghi thì bỗng có một tiếng va chạm khô khốc, máy bay đột ngột vọt về phía trước và một quầng lửa màu da cam ghê sợ sáng loà buồng lái và bầu trời. Máy bay lập tức bắt đầu rơi và tôi cảm thấy cánh và đuôi máy bay sắp văng ra đến nơi. Có thể máy bay không bị bắn trúng trực tiếp, nhưng nó đã bị hỏng do sóng xung kích và mảnh đạn... Máy bay rơi vào trạng thái bay xoắn ốc khác thường có dạng lộn ngược: mũi hướng lên trên trời, đuôi chúi xuống dưới, xuống đất. Tôi bật hệ thống cấp ôxy khẩn cấp. Bộ đồ bay tầng cao của tôi phồng lên hơi sớm (tuy nhiên lúc đó tôi chẳng cảm thấy gì): buồng lái đã bị mất độ kín. Bộ quần áo bay bó chẹt các cử động, còn trọng lực đẩy chúi tôi về phía trước, về phía mũi máy bay lôi khỏi ghế ngồi. Với tay đến các công tắc của khối nổ, tháo bỏ các tấm chắn an toàn, nhưng tôi chù chừ, 70 giây không phải là quá nhiều... Tôi mở nắp cabin và cởi thắt lưng. Nửa thân người tôi lập tức bị ép chặt vào bảng đồng hồ, còn nửa thân kia thì lơ lửng bên ngoài. Điều đó diễn ra nhanh đến mức tôi bị đập người vào kính quan sát phía sau và nó đã biến mất vào không trung. Đó là cái cuối cùng tôi nhìn thấy vì mặt nạ lập tức bị sương phủ mờ tịt. Có cái gì đó còn níu chặt tôi với máy bay. Tôi bỗng nhớ ra: các ống dẫn ôxy. Tôi đã quên tháo chúng ra. Máy bay tiếp tục quay. Sau khi cử động mạnh đôi chân và thoát được cả người ra, có lẽ tôi đã làm đứt đôi chân vì thế mà tôi bất ngờ được tự do - thân tôi rơi và bay lượn rất nhẹ nhàng. Cảm giác thật dễ chịu và sung sướng. Đó chính là điều tôi cảm nhận vào lúc đó. Chắc chắn tôi đang ở trạng thái sốc”.

Dù bung ngay lập tức. Chiếc U-2 không còn người lái bay là là và hạ cánh. Chiếc máy bay rơi xuống cánh đồng mới cày, trượt trên bụng một quãng, sau đó thân của nó gãy gập xuống dưới. Nhiều mảnh nhỏ của thân và cánh chiếc U-2 bị văng ra bởi vụ nổ tên lửa cũng rơi theo sau xuống đất. Các chi tiết đặt cao trên thân máy bay khi tiếp đất không bị hư hại.

Sau khi phát hiện chiếc U-2 biến mất, CIA và Bộ Ngoại giao bắt đầu có những cuộc họp ráo riết. Người ta đã chấp thuận giả thiết máy bay bị nổ tung, phi công đã chết và không còn có chứng cứ nào về hoạt động do thám. Nhưng bỗng ngày 5 tháng 5, Liên Xô đã công bố việc chiếc máy bay quân sự Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ nước mình. Washington liền có ngay phản ứng chính thức. Cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ trong cuộc họp báo chính thức đã tuyên bố rằng, chiếc máy bay U-2 của Mỹ khi tiến hành nghiên cứu khí tượng ở tầng trên khí quyển gần biên giới Liên Xô-Thổ Nhĩ Kỳ, do trục trặc của hệ thống cấp ôxy của phi công nên đã bay lạc đường. Tiếp đó, trong lời tuyên bố còn nói phi công bị ngất, còn máy bay do hệ thống điều khiển tự động lái đã bay lạc vào không phận Liên Xô.

Chiếc máy bay, theo cam đoan của Bộ Ngoại giao Mỹ, không thuộc về Không quân Mỹ, mà thuộc về NASA. Giả thiết lập tức được NASA xác nhận bằng cách tuyên bố máy bay bị thất lạc. Họ cũng đã đăng những số liệu “chính xác” về chuyến bay của chiếc U-2 trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, về các thiết bị đặc biệt của nó để lấy mẫu thử không khí và để thu thập số liệu bức xạ phóng xạ. Trong phần còn lại của tuyên bố, NASA lặp lại những điều đã nêu trong tuyên bố trước đó của Bộ Ngoại giao.

Hai ngày sau, tại Moskva đã diễn ra kỳ họp của Xô-viết Tối cao Liên Xô, trong đó đã đưa ra tuyên bố chính thức về việc phi công chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi vẫn còn sống và đang ở Moskva và có những bằng chứng không thể bác bỏ về tính chất gián điệp của chuyến bay này. Bị dồn vào chân tường bởi các sự kiện và bằng chứng, Bộ Ngoại giao Mỹ liền thay đổi chiến thuật và đưa ra lời tuyên bố mới, trong đó thừa nhận chiếc U-2 đã được phái vào lãnh thổ Liên Xô để thu thập các số liệu do thám quân sự, nhưng nói thác là giới chức Washington đã không cho phép thực hiện chuyến bay đó. Ngay trước kỳ tranh cử tổng thống, tuyên bố này là rất hấp tấp.

Eisenhower đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu thừa nhận chuyến bay được thực hiện mà ông ta không biết gì thì điều đó sẽ làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của tổng thống Mỹ và chính quyền của ông ta. Còn nếu thừa nhận tổng thống đã cho phép tiến hành chuyến bay do thám thì các cuộc đàm phán thượng đỉnh Xô-Mỹ sắp diễn ra trong mấy ngày tới có thể bị phá vỡ. Allen Dulles đề nghị được đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm về vụ này. Eisenhower đã bác bỏ đề xuất này và trong bài phát biểu ngày 11 tháng 5 đã thừa nhận các chuyến bay do thám của các máy bay Mỹ trên lãnh thổ Liên Xô đã được tiến hành với sự cho phép của ông ta và theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947, ông ta đã áp dụng các sắc lệnh để soạn thảo và thực hiện chương trình quan sát rộng rãi từ trên không bằng cách cho các máy bay do thám Mỹ xâm nhập không phận Liên Xô.

Ngày 17 tháng 8 năm 1960, tại Moskva đã bắt đầu phiên toà, trong đó Powers đã thú nhận chuyến bay của anh ta hoàn toàn phục vụ mục đích gián điệp. Kết quả thẩm định các mảnh vụn của thiết bị chụp ảnh và thiết bị vô tuyến điện tử, cũng như các cuộn phim đã chụp và các cuộn băng đã ghi đã khẳng định điều đó. Tại ngày thứ ba của phiên toà, viên phi công Mỹ đã bị tước quyền tự do 10 năm, trong đó 3 năm đầu phải ở tù.

Một năm rưỡi sau, ngày 10 tháng 2 năm 1962, tại Berlin, anh ta đã được trao trả cho người Mỹ để đổi lấy tình báo viên Liên Xô Rudolf Abel. Ngày 2 tháng 8 năm 1977, báo chí Mỹ đã đưa tin Francis Garry Powers, cựu phi công CIA từng thực hiện chuyến bay do thám trên lãnh thổ Liên Xô, đã tử nạn trong một tai nạn trực thăng gần Los Angeles.

Tình báo điện tử Mỹ: Đại bại - Điệp viên Penkovsky (4)

VietnamDefence - Ngày 3 tháng 5 năm 1963, tại Moskva, đã khai mạc phiên toà xử đại tá GRU (Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô) Oleg Vladimirovich Penkovsky.
Điệp viên Penkovsky

Điệp viên ba mang Oleg Penkovsky
Ngày 3 tháng 5 năm 1963, tại Moskva, đã khai mạc phiên toà xử đại tá GRU (Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô) Oleg Vladimirovich Penkovsky. Một tuần sau, toà đã tuyên án hắn: Penkovsky đã thú nhận phạm tội phản bội tổ quốc và bị tuyên án tử hình bằng xử bắn, hắn bị tước quân hàm, tất cả các huân huy chương, tài sản riêng bị tịch thu. Các tờ báo Pravda (Sự thật) và Izvestya (Tin tức) đã đưa tin một tên nghiện rượu, tha hoá về đạo đức, một sĩ quan đã phản bội tổ quốc mình, làm gián điệp cho CIA.

Những người bảo trợ Penkovsky ở CIA, trái lại, đã bày tỏ sự tri ân đối với tên tay sai của họ sau khi chết. Theo họ, Penkovsky, trong những năm tháng rực rỡ nhất của đời mình, đã góp một phần quan trọng vào việc giải toả các cuộc khủng hoảng quốc tế liên quan đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Bất kể việc Mỹ ca ngợi vai trò bảo vệ hoà bình đặc biệt của Penkovsky thì kể cả trong thời cải tổ ở Liên Xô, cũng không có ai vội vàng công khai cảm ơn hắn về việc đã cứu vãn thế giới khỏi hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân. Thậm chí trái lại. Năm 1990, KGB đã công bố danh sách các tài liệu quan trọng nhất mà Penkovsky đã chuyển cho CIA. Từ danh sách này, có thể thấy Penkovsky đã đóng vai trò không đáng kể trong việc giảm bớt căng thẳng đối đầu giữa hai siêu cường vào đầu thập niên 1960.

Đáp lại yêu cầu của CIA thu thập và ghi nhận mọi thông tin về các kênh thông tin liên lạc của Liên Xô, về hoạt động mã thám, cơ yếu và các phương pháp của công tác nhân sự trong lĩnh vực này, Penkovsky đã mô tả đặc điểm của các hệ thống thông tin liên lạc chính phủ của Liên Xô vào đầu thập niên 1960. Thời đó có hai hệ thống như vậy. Một hệ được gọi là VCh và nối bằng cáp ngầm các phòng làm việc của các cán bộ đảng cao cấp trong Điện Kremlin với tất cả các thành phố của Liên Xô. Hệ thống kia được gọi là “Kremlievka”. Đây hoàn toàn là hệ thống điện thoại nội hạt Moskva nối với tất cả các công sở chính phủ ở thủ đô. Một phiên bản của “Kremlievka” là “Vertushka” nối trực tiếp các quan chức nhà nước cao cấp nhất với Điện Kremlin. Trên mạng “Vertushka”, điện thoại sẽ được kết nối lập tức nếu một người dùng nào đó nhấc ống nghe trên một đầu dây của nó. Không thể kết nối với hệ “Kremlievka” từ mạng điện thoại thành phố. Việc phân phối điện thoại được phép đấu với các hệ thống thông tin liên lạc chính phủ do Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cơ quan lãnh đạo của chính đảng duy nhất ở Liên Xô, phụ trách. Ngoài ra, Penkovsky còn chuyển cho Mỹ các quy tắc tổ chức liên lạc và mật mã của Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1955-1956.

Liên Xô và Mỹ bất đồng không chỉ trong đánh giá tầm quan trọng của thông tin mà Penkovsky đã cung cấp cho phương Tây. Người ta cũng không thể có được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi KGB đã khám phá Penkovsky như thế nào. Đó là vì trong cũng như ngay sau chiến tranh lạnh, các cuộc tranh cãi về những sự kiện và động cơ được che giấu trong hoạt động của các cơ quan tình báo và điệp viên của họ là bản chất của cuộc chiến bí mật không ngơi nghỉ giữa KGB và các đối thủ phương Tây của nó. Cả hai phía thường thích cắt nghĩa các sự kiện lịch sử theo cách dễ chịu cho mình.

Năm 1990, đại diện chính thức của KGB đã ra tuyên bố, trong đó có nói rằng, người đã chỉ ra dấu vết của tên phản bội là Charles Chisholm, người đã đến Moskva vào tháng 6 năm 1960 với cương vị bí thư thứ hai sứ quán Anh. Trước đó, KGB đã biết ông ta và vợ là các gián điệp cáo già. Hoạt động theo dõi ngoài đối với bà Chislholm đã dẫn đến Penkovsky.

Theo một giả thiết khác, tình báo Liên Xô đã chặn thu và giải mã được một bức điện gửi đến sứ quán Mỹ ở Moskva, trong đó họ tên của Penkovsky đã được đặc biệt nhấn mạnh về việc cần cấp ngay cho hắn visa để đến hội chợ ở Seattle mùa xuân năm 1962.

Cũng có thể Penkovsky đã bị điệp viên của Liên Xô trong NSA là Jack Edward Dunlap tố giác. Vấn đề là ở chỗ, chỉ có rất ít người ở ngoài CIA được tiếp cận các báo cáo của Penkovsky. Ngoài giám đốc NSA, chỉ còn có khoảng 20 người nữa của cơ quan này được tiếp xúc với chúng. Sau khi lục soát tại nhà Dunlap đã tìm thấy một số tài liệu không phải là bí mật nhất được cho là của “nguồn tin Xô-viết tin cậy”. Tác giả của chúng là Penkovsky. Và mặc dù các tài liệu này khó lòng giúp xác định được nhân thân của hắn, nhưng có lẽ chúng đã là tín hiệu cho KGB thấy đã có một tên phản bội trong giới quân sự Liên Xô.

Còn một giả thiết nữa dựa trên phỏng đoán Penkovsky bị một điệp viên khác của Liên Xô tố giác - đó là trung tá William Henry Whelan, trưởng phòng cơ yếu tại Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông ta cũng được tiếp cận các tài liệu thu được từ Penkovsky và có thể giúp KGB giảm đáng kể thời gian cần để lần ra Penkovsky với tư cách nghi can chính.

Cuối cùng, nguồn tin có thể đã tố giác Penkovsky còn có thể là một điệp viên khác của KGB - Robert Lee Johnson, trung sĩ Mỹ phục vụ tại trạm quân bưu (Armed Forces Courier Station) ở sân bay Orly, cách không xa Paris. Do thông tin của Penkovsky cũng được chuyển cho giới chỉ huy quân sự cao cấp Mỹ ở Tây Âu nên chúng hoàn toàn có thể đã lọt vào tay Johnson. Cả trong trường hợp này thì tên họ Penkovsky cũng không bị nêu rõ ra mà chỉ được đề cập là một sĩ quan cao cấp Liên Xô, điều đó đã khiến KGB tung hết lực lượng ra để truy tìm. Việc xâm nhập của Johnson vào kho bưu phẩm bí mật của trạm quân bưu trùng với thời gian theo dõi bà Chisholm ở Moskva.


Xem tiếp...

ĐIÊN RỒ GIỮA VÒNG DANH LỢI 24

-Không tin nổi cán bộ ngân hàng ngu ngốc đến thế!
-Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là lòng tham vị kỷ nấp bóng quyền lực!
-Quyền lực ấy là của dân nhưng đã bị nhà nước chiếm dụng!
-Quyền lực "về dân" thì tham nhũng cũng hết!

-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)


Đề nghị tù chung thân “siêu lừa” Dương Thanh Cường

TPO - Chiều 28/10, đại diện VKSND TPHCM đã đề nghị mức án tù đối với 11 bị cáo trong vụ án gây thất thoát 966 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh 6 TPHCM, trong đó đề nghị tù chung thân “siêu lừa” Dương Thanh Cường.
Bị cáo Dương Thanh Cường (ngồi giữa) là người chủ mưu trong vụ án này bị đề nghị mức án chung thân. Ảnh Việt Văn Bị cáo Dương Thanh Cường (ngồi giữa) là người chủ mưu trong vụ án này bị đề nghị mức án chung thân. Ảnh Việt Văn
Theo đó, bị cáo Dương Thanh Cường, nguyên tổng giám đốc Cty TNHH Đầu tư xây dựng Tấn Phát (gọi tắt Cty Tấn Phát) bị đề nghị tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tù chung thân về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tổng hình phạt bị cáo này là tù chung thân. 
Theo đại diện VKS, bị cáo Dương Thanh Cường từng bị phạt tù 20 năm nhưng sau khi ra tù trước thời hạn, không những ăn năn hối cải mà tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội nghiêm trọng khác với tính chất chuyên nghiệp. Do đó, cần phải có mức án nghiêm khắc đối với bị cáo Dương Thanh Cường.
Nguyên giám đốc Cty Dệt kim Đông Phương Lê Thành Công bị đề nghị 11 – 12 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và 12 – 13 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hình phạt bị cáo này là từ 23 – 25 năm tù.
Đề nghị 20 năm tù đối với bị cáo Lê Sơn Hùng và mức án từ 18 – 20 năm tù đối với bị cáo Phạm Hoàng Thọ cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hai bị cáo này đều là nguyên phó giám đốc Cty TNHH Sản xuất xây dựng thương mại Thanh Phát.
Đối với bị cáo Thái Cường, nguyên giám đốc Cty Tấn Phát bị VKS đề nghị mức án từ 16 – 18 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Về nhóm cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 6 (Agribank Chi nhánh 6 TPHCM), gồm Hồ Đăng Trung, nguyên giám đốc chi nhánh bị đề nghị mức án 18 – 20 năm tù; Hồ Văn Long mức án 16 – 18 năm tù; Trương Quốc Bảo từ 14 – 16 năm tù; Trương Nhật Quang mức án 12  -14 năm tù; Nguyễn Hoàng Quốc Thụy mức án 8 – 10 năm tù cùng về tội “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Bị cáo Đỗ Trọng Nhân, nguyên giám đốc Cty TNHH Siêu mẫu Việt bị VKS đề nghị mức án 10 – 11 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị cáo Nhân là người giúp sức cho Lê Thành Công trong quá trình thực hiện các hành vi phạm tội.
Đề nghị tù chung thân “siêu lừa” Dương Thanh Cường - ảnh 1  Các bị cáo đứng nghe đại diện VKS đề nghị mức án. Ảnh Việt Văn
Theo cáo trạng, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và UBND TPHCM di dời các nhà máy xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên thành phố về khu công nghiệp, Cty Dệt kim Đông Phương (doanh nghiệp Nhà nước) ký hợp đồng liên doanh với Cty Phương Nam hợp tác kinh doanh xây dựng trung tâm thương mại và chung cư tại lô đất số 10 Âu Cơ (quận Tân Bình). Lợi dụng thực hiện dự án, 11 bị cáo trên phải hầu tòa vì gây thiệt hại và chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền của Nhà nước.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, từ năm 2007 đến tháng 10/2010 các bị cáo lập các dự án đầu tư rồi “phù phép” mang đến ngân hàng vay tiền, chiếm đoạt 966 tỷ đồng của Nhà nước.
Đề nghị tù chung thân “siêu lừa” Dương Thanh Cường - ảnh 2 Các bị cáo tại phiên toà 
Cụ thể, năm 2006, Công ty Dệt kim Đông Phương do Lê Thành Công làm tổng giám đốc được bộ Tài chính chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng hơn 17.000 m2 đất ở quận Tân Phú, TPHCM để xây trung tâm thương mại, chung cư. Dương Thanh Cường đứng ra nhận huy động vốn để đầu tư và khai thác dự án. Mặc dù Cường không có khả năng về tài chính nhưng vẫn lập ra nhiều công ty để thuê người làm giám đốc (gồm các công ty Bình Phát và Tấn Phát).
Sau đó, Dương Thanh Cường chỉ đạo cấp dưới là Thái Cường, giám đốc Cty Tấn Phát lập hồ sơ vay 170 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6 với tài sản thế chấp là 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ (quận Tân Bình) và số 44 An Dương Vương (quận 8).
Tiếp đến tháng 7/2007, Dương Thanh Cường chỉ đạo Lê Văn Tuấn (giám đốc công ty Thanh Phát) lập hồ sơ vay 628 tỷ đồng của Agribank bằng thế chấp 3 giấy sử dụng đất. Khi Agribank Chi nhánh 6 còn đang giải ngân thì Thanh Cường chỉ đạo cấp dưới mượn 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thế chấp trước đó ra, tiếp tục mang đi thế chấp ở Ngân hàng Phương Nam vay thêm hàng trăm tỷ đồng.
Phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

“Siêu lừa” Dương Thanh Cường “ném” tiền chiếm đoạt vào đâu?

TPO - Ngoài việc lừa đảo chiếm đoạt tiền trả cho các khoản vay ngân hàng, tiền nợ cho các đối tác làm ăn, nguyên tổng giám đốc Cty Tấn Phát Dương Thanh Cường khai còn “ném” gần tiền tỷ vào cuộc đấu giá mua điện thoại và cây cảnh trên truyền hình.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày thứ 3. Ảnh: Việt Văn Các bị cáo tại phiên tòa ngày thứ 3. Ảnh: Việt Văn
Không chỉ lấy tiền lừa đảo chiếm đoạt thỏa chí chơi trội của mình, Dương Thanh Cường còn chi gần 1,5 tỷ đồng tiền vay từ Agribank Chi nhánh 6 TPHCM để đi làm từ thiện. Theo bị cáo Cường khai trước tòa, số tiền trên đã chuyển cho công ty đối tác trước đó kí hợp đồng làm từ thiện cho một chương trình trên truyền hình.
“Siêu lừa” Dương Thanh Cường “ném” tiền chiếm đoạt vào đâu? - ảnh 1  “Siêu lừa” Dương Thanh Cường (giữa) còn có thú vui chơi trội khi tham gia đấu giá trên truyền hình.
Trước lời khai này, chủ tọa phiên tòa cho rằng việc bị cáo làm nghe qua rất cảm động tuy nhiên đây đâu có phải là tiền của bị cáo, tiền này là tiền của Nhà nước, bị cáo lừa chiếm đoạt rồi mang đi sử dụng với mục đích cá nhân. 
“Bị cáo nợ nần, lừa vay tiền ngân hàng rồi mang trả nợ cho đối tác giờ thì sao đòi người ta trả tiền lại được? Thu hồi thế nào đây?”, chủ tọa hỏi bị cáo Cường.
“Siêu lừa” Dương Thanh Cường “ném” tiền chiếm đoạt vào đâu? - ảnh 2 Phiên tòa ngày 26/10 vẫn đông đúc người đến tham dự. Ảnh: Việt Văn
Về trách nhiệm của nguyên giám đốc Agribank Chi nhánh 6 TPHCM đã ký duyệt cho các giám đốc dưới quyền của Dương Thanh Cường vay 628 tỷ đồng và sau đó ký duyệt cho mượn lại 23 tài sản đã thế chấp vay trước đó, HĐXX cho rằng bị cáo Hồ Đăng Trung biết rất rõ người đứng sau chỉ đạo vay tiền là Dương Thanh Cường. Nếu không có sự trao đổi, bàn bạc với Thanh Cường thì sao bị cáo Trung ký duyệt cho vay và cho mượn lại tài sản trái quy định. Trong khi cấp dưới là Hồ Văn Long thừa nhận hồ sơ vay từ cấp trên đưa xuống. Trước câu hỏi của chủ tọa, bị cáo Trung cuối đầu im lặng.
Chiều 26/10, HĐXX TAND TPHCM tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo liên quan đến hợp đồng tín dụng cho Dương Thanh Cường vay 628 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6 TPHCM trong vụ án gây thất thoát 966 tỷ đồng của ngân hàng này.
Theo cáo trạng về hợp đồng vay 700 tỷ đồng, cuối năm 2007, Cường đến gặp Hồ Đăng Trung, giám đốc Agribank Chi nhánh 6 TPHCM đề nghị được vay 700 tỷ đồng để thực hiện dự án cao ốc căn hộ và khu biệt thự ở huyện Bình Chánh. Khi được Trung đồng ý, Cường đã lệnh cho giám đốc dưới quyền ký hợp đồng vay và được Agribank chấp nhận cho vay 628 tỷ đồng bằng 23 tài sản thế chấp. Tuy nhiên trong thời gian giải ngân, dự án của Cường không được cơ quan nhà nước chấp thuận. Cường đã chỉ đạo cấp dưới ký mượn 23 tài sản thế chấp vay tại Agribank Chi nhánh 6 để mang sang ngân hàng Phương Nam vay hàng nghìn lượng vàng dẫn đến mất khả năng trả nợ cho Agribank.


Sốc khi đại gia Trầm Bê bị lừa đau đớn trong đại án Agribank

Bằng việc mang sổ đỏ thế chấp 2 nơi, “siêu lừa” Dương Thanh Cường qua mặt đại gia Trầm Bê, nẫng 34.000 lượng vàng.

“Siêu lừa” Dương Thanh Cường 2 lần qua mặt Trầm Bê và ngân hàng Phương Nam vay hàng trăm tỷ đồng và hàng chục ngàn lượng vàng. 
“Siêu lừa” tung chiêu, Trầm Bê “dính” quả đắng
Tại phiên tòa “đại án” tại Agribank Chi nhánh 6 bị thiệt hại gần ngàn tỷ đồng, Dương Thanh Cường đã khai tình tiết liên quan tới ông Trầm Bê.
Theo Dương Thanh Cường, dù ông Trầm Bê tỏ ra “cao cơ” khi ông này ra điều kiện, muốn vay tiền của ngân hàng Phương Nam thì phải có thế chấp và “phải mua 38 ha đất của tại KCN Phước Hòa, tỉnh Long An”.
Trước ý kiến của ông Trầm Bê, Dương Thanh Cường đã chỉ đạo Thái Cường (giám đốc công ty Tấn Phát) ký văn bản mượn lại sổ đỏ lô đất 10 Âu Cơ (chủ quyền đất đứng tên công ty Đông Phương, hiện đang thế chấp để vay 130 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6).
Được cho mượn lại sổ đỏ, Dương Thanh Cường chỉ đạo thuộc cấp làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất từ công ty Đông Phương sang Đông Phương Phát (cả 2 công ty này điều do Dương Thanh Cường lập ra).
Tiếp đến, Dương Thanh Cường qua mặt ông Trầm Bê trót lọt khi Dương Thanh Cường chỉ đạo Phạm Hoàng Thọ (phó giám đốc công ty Đông Phương Phát) ký hợp đồng tín dụng (số 033/05/2008) với ngân hàng Phương Nam vay 15.846 lượng vàng SJC thời hạn 1 năm.
Ngày 11/9/2008, hợp đồng vay vàng này được ký tất toán. Phi vụ vay của ngân hàng Phương Nam này được thế chấp chính sổ đỏ mang tên Đông Phương Phát (tức Đông Phương trước đây – tài sản thế chấp cho Agribank Chi nhánh 6 mà Dương Thanh Cường chỉ đạo thuộc cấp “mượn lại”).
Đáng lưu ý là khi Cơ quan điều tra xác minh, ngân hàng Phương Nam hoàn toàn không biết Dương Thanh Cường đã mang sổ đỏ 10 Âu Cơ này thế chấp trước đó cho Agribank Chi nhánh 6.
Thêm “phi vụ” qua mặt hoàn hảo
Cuối năm 2007, Dương Thanh Cường thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Dương Thanh Cường lập hồ sơ vay của Agribank Chi nhánh 6 700 tỷ đồng, tài sản thế chấp hoàn toàn bằng tài sản hình thành từ vốn vay là 23 sổ đỏ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Từ ngày 4/12/2007 đến ngày 19/9/2008, Agribank Chi nhánh 6 đã giải ngân cho công ty Thanh Phát của Dương Thanh Cường vay 628 tỷ đồng bằng 16 giấy nhận nợ. Tài sản thế chấp là 23 sổ đỏ tại xã Phong Phú như nói ở trên.
Nhận “cục tiền to” từ Agribank Chi nhánh 6, Dương Thanh Cường biết dự án của mình không thể thực hiện được, vì ngày 3/4/2008, Ban quản lý khu Nam thành phố có công văn (số 335/BQLKN-KHĐT) trả lời là “Không thể chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng của công ty Thanh Phát). Cũng xin nhắc lại với bạn đọc là công văn này ban hành trước khi Dương Thanh Cường nhận 628 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6.
Ngày 10/4/2008, Dương Thanh Cường ký văn bản (số 19/CV/TP/2008) gửi Agribank Chi nhánh 6 mượn lại 23 sổ đỏ (đang thế chấp tại đây để vay 628 tỷ đồng) để “Trình UBND TP.HCM duyệt dự án”. Agribank Chi nhánh 6 đã chấp thuận và giao các sổ đỏ này.
Nhận 23 sổ đỏ xong, Dương Thanh Cường đem đến ngân hàng của ông Trầm Bê thế chấp để vay. Trong các ngày 23/4/2008, 31/5/2008 và 5/6/2009 và 1/10/2009, ngân ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Cường số tiền là 270 tỷ đồng và 18 ngàn lượng vàng SJC.
Liên quan tới ngân hàng Phương Nam với cú lừa ngoạn mục của “siêu lừa” Dương Thanh Cường, cáo trạng cho rằng một số cán bộ của ngân hàng này cho Dương Thanh Cường vay số lượng lớn, khi chưa có dự án, tài sản thế chấp là đất nông nghiệp, chưa sang tên, hợp đồng không công chứng, không đăng ký giao dịch đảm bảo… Cơ quan điều tra tách ra khỏi vụ án (đang xét xử) để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Và, trong một diễn biến có liên quan tới 23 sổ đỏ mà “siêu lừa” Dương Thanh Cường thế chấp tại ngân hàng Phương Nam, ngày 19/3/2014, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng TP.HCM kết luận (tại thời điểm thế chấp) trị giá chỉ 127 tỷ đồng.
Và, điều đáng lưu ý là ngày 17/2/2014, Cơ quan điều tra đã ra quyết định thu giữ 23 sổ đỏ này (đang thế chấp tại ngân hàng Phương Nam) – xác định đây là vật chứng của vụ án.
Dương Thanh Cường (SN 1966, hộ khẩu phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM), nguyên tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn Bình Phát.

Ngày 27/6/1996 bị TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xử phạt 18 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN”, 13 năm tù tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”, 10 năm tù tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản công dân”, 3 năm tù tội “Trốn thuế”. Tổng hợp hình phạt là 20 năm tù.

Ngày 11/8/1996, TAND tỉnh Tiền Giang xử phạt 10 năm tù tội “Đưa hối lộ”, tổng hợp với bản án của Bà Rịa-Vũng Tàu, buộc Dương Thanh Cường chấp hành 20 năm tù (ngày 1/2/2005 được đặc xá trước thời hạn).

Tại phiên tòa “đại án” của TAND TP.HCM đang xét xử, Dương Thanh Cường bị truy tố 2 tội danh là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản”. Bị bắt tạm giam ngày 2/10/2012.

(Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết)
Theo Tiền Phong
 
 

Vì sao Agribank dễ bị lừa?

02:43 | 23/10/2015
Hôm qua (22/10), TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử đại án lừa đảo gần 1.000 tỷ đồng tiền nhà nước tại Agribank chi nhánh 6, TP.HCM. Điều dư luận băn khoăn là vì sao Agribank dễ dàng bị lừa cả ngàn tỷ đồng vốn vay?

Đây là một trong 8 đại án mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo đưa ra xét xử trước Đại hội XII của Đảng.

Vốn nhà nước “chảy" vào túi siêu lừa
Cáo trạng cho biết, năm 2006, Công ty Dệt kim Đông Phương được Bộ Tài chính chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng hơn 17.000 m2 đất tại số 10 đường Âu Cơ, quận Tân Phú, TP.HCM để làm dự án trung tâm thương mại, chung cư. Đó cũng là lúc phát sinh nhóm đối tượng dùng dự án còn trên giấy để lừa đảo chiếm đoạt 966 tỷ đồng vốn nhà nước tại Agribank thông qua việc huy động, vay vốn để đầu tư và khai thác dự án.

Trong vụ án này, Hồ Đăng Trung (Giám đốc Agribank chi nhánh 6) có sai phạm lớn. Dù biết dự án chưa phê duyệt, tài sản thế chấp lô đất số 10 Âu Cơ là giấy chứng nhận tạm thời, không đủ điều kiện thế chấp cho vay... nhưng Trung và thuộc cấp vẫn ký duyệt cho nhóm của Dương Thanh Cường vay 170 tỷ đồng.

Ông Trung cũng không đề nghị xin nâng quyền phán quyết cho vay, tự ý cho vay vượt quyền phán quyết, lấy Quyết định nâng quyền phán quyết cho vay của dự án khác đưa vào hợp lý hóa hồ sơ cho vay, ký Hợp đồng thế chấp tài sản là tài sản không được phép thế chấp, không công chứng, không đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân không đúng theo nội dung Hợp đồng cho vay, cho mượn tài sản thế chấp không có bất kỳ biện pháp nào phòng ngừa rủi ro.

Ngoài ra, Trung cùng thuộc cấp tại Agribank chi nhánh 6 còn quyết định cho nhóm Dương Thanh Cường vay 628 tỷ đồng để thực hiện dự án khu biệt thự nhà vườn Thanh Phát tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, trong khi biết rõ dự án này chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không đăng ký giao dịch bảo đảm, không có biện pháp cụ thể kiểm tra cấp dưới sau khi duyệt cho mượn tài sản thế chấp dẫn đến mất tài sản. Trong khi đó, nhóm đối tượng vay vốn dùng để trả các khoản nợ trước đó và đầu tư bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Trên thực tế, những vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng vốn vay tại Agribank hầu như chẳng còn làm dư luận bất ngờ bởi nó xảy ra quá nhiều. Trong 5 năm trở lại đây, số cán bộ, lãnh đạo Agribank bị kết án chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vụ lừa đảo ngân hàng, rải đều ở các chi nhánh, điểm giao dịch. Vấn đề nhiều người đang băn khoăn là vì sao Agribank lại bị lừa một cách dễ dàng đến như vậy, lỗi thuộc về ai?

Cần làm rõ hành vi tham nhũng
Nếu soi kỹ vào từng tình tiết cho vay vốn của Agribank chi nhánh 6 cũng sẽ thấy “căn bệnh" sơ hở trong vấn đề vốn vay. 

Đó là bỏ qua các công đoạn thẩm định quan trọng trong quá trình cho vay vốn. Những hồ sơ vay của các công ty lừa đảo đều có vấn đề, nhưng do được lãnh đạo Agribank ưu ái, chỉ đạo cấp dưới phải làm theo nên cuối cùng vẫn qua mặt dễ dàng. Cán bộ tín dụng của các chi nhánh vì cả nể, làm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo mà không thẩm định hồ sơ trên sổ sách, chứng từ nên đã bỏ qua các hành vi gian dối.

Cần phải nhắc lại, cách đây hơn một năm, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã giao cho Ban Nội chính Trung ương phối hợp với một số ban ngành trong Ngân hàng Nhà nước “tiến hành rà soát, nắm tình hình hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh tiêu cực, tham nhũng tại một số ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần”.

Nhìn từ vụ đại án như Agribank chi nhánh 6, trong phiên tòa sơ thẩm lần này, điều mong mỏi của dư luận là cần làm rõ có hay không hành vi hối lộ, móc ngoặc, chia phần trăm giữa lãnh đạo chi nhánh, chứ không chỉ đơn thuần là vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hay chỉ tại thiếu trách nhiệm. Và cần phải đặt ra vấn đề vai trò, trách nhiệm của ban lãnh đạo Agribank trong vụ này như thế nào, vì xét cho cùng, thủ đoạn lừa đảo này không mới lắm.

Luật Ngân hàng, tín dụng đều quy định chặt chẽ về việc thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi vay vốn. Đối với các doanh nghiệp vay vốn như trên thì phải có tài sản bảo đảm, phải xem xét toàn bộ hợp đồng, dự án có được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay chưa…, cần phải thẩm định trực tiếp để kiểm tra xác thực. Nhưng ở đây lãnh đạo Agribank chi nhánh 6 đã bỏ qua các nguyên tắc đó.

Rõ ràng, để không tái diễn chuyện bị lừa chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng vốn nhà nước, cần có công cụ hữu hiệu để bịt những lỗ hổng vay vốn. Vấn đề này còn quan trọng hơn so với việc đưa các lãnh đạo ngân hàng ra đứng trước vành móng ngựa khi mọi chuyện đã rồi. 
Thế Vinh



Vợ chồng tướng công an Trần Quốc Liêm - em vợ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - là "mắt xích" quan trọng nhất trong vụ án Dương Thanh Cường (lừa đảo ngân hàng Agribank 966 tỷ đồng). Thế nhưng, khi tường thuật phiên tòa diễn từ 22-10-2015 và kéo dài suốt tuần, các nhà báo (lại) đều làm như không nhìn thấy "cặp voi này trong phòng khách".
Không một lần, cái tên Trần Quốc Liêm và vợ ông, Trần Hoa Mai, xuất hiện trong các bài tường thuật. Vụ án, vốn được xếp trong "tám Đại án tham nhũng", nếu vẫn được tuyên vào thứ Tư, 4-11-2015, sẽ đi qua như một vụ hình sự thường.
Dương Thanh Cường, sinh năm 1965, vào giữa thập niên 1990 đã từng đối diện án tử hình với 5 tội danh trong đó có tội lừa đảo và đưa hối lộ; sau đó được giảm xuống chung thân rồi 20 năm. Cường ở tù tới năm 2005 thì được tha.
Năm 2007, nhờ mối quan hệ này và trên cơ sở 5 ha đất của ông bà Trần Quốc Liêm - Trần Hoa Mai tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Cường lập dự án "cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát". Ngoài việc "chuyển nhượng" đất cho Dương Thanh Cường, bà Trần Hoa Mai còn nhận đứng ra "mua gom đất đai" cho Cường làm dự án.
Theo lời khai ban đầu của Cường, anh ta có nhờ tướng Trần Quốc Liêm "trao đổi với ông Nguyễn Thế Bình, Tổng giám đốc Agribank" để ngân hàng cho Cường vay tiền. Cho dù khi bị tạm giam, Cường đã "rút lại lời khai" này, nhưng các diễn tiến của vụ án cho thấy, trong lịch sử làm ăn rất "liều" của mình, nếu không có sức ép đủ lớn, chưa bao giờ Agribank "giải ngân" theo kiểu "ném tiền" như thế.
Chỉ với 23 "sổ đỏ" đất nông nghiệp, "Dự án" chưa hề có một "bút phê" nào của cấp có thẩm quyền, vậy mà Dương Thanh Cường "xin vay 700 tỷ đồng", Agribank "duyệt ngay cho vay 700 tỷ đồng". Và, chỉ trong một thời gian mấy tháng, Agribank đã giải ngân 628 tỷ đồng cho dù "dự án" của Cường không hề có bất cứ dấu hiệu nào khởi động.
Theo Cáo trạng (liệt kê), có tới 566 tỷ đồng (một con số khác là 386,36 tỷ đồng - trong số 628 tỷ đồng này) ngân hàng Agribank chuyển cho Cường thông qua tài khoản cá nhân của bà Trần Hoa Mai.
"Giải ngân" xong, Agribank liền cho Cường "mượn" những cuốn "sổ đỏ" đang được thế chấp này đi làm thủ tục sang tên. Trưởng phòng tín dụng Agribank, chi nhánh 6, Hồ Văn Long khai, lẽ ra Agribank phải cử cán bộ "áp tải" những cuốn sổ đỏ này đến cơ quan chức năng, nhưng Long tin lời Dương Thanh Cường, "nếu để Cường trực tiếp cùng bà Trần Hoa Mai và ông Trần Quốc Liêm đi làm sẽ nhanh hơn".
Cường mang khối tài sản đã thế chấp này đi gặp ông Trầm Bê, ông Trầm Bê cho vay tiếp 1.500 lượng vàng (từ ngân hàng Phương Nam - chúng ta còn có cơ hội "gặp" lại ông Trầm Bê khi nói về gia đình này).
Những hành động tiếp tay khá đắc lực cho Dương Thanh Cường lừa đảo đã không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các cơ quan tố tụng cho rằng, mối quan hệ giữa vợ chồng thiếu tướng Trần Quốc Liêm và Cường là "quan hệ dân sự".
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao vừa đặt vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam. Tham khảo án lệ trong trường hợp này không có ví dụ nào tốt hơn là đối chiếu với hợp đồng chuyển nhượng đất giữa công ty Bình Giã và Tamexco hồi 1994.
Ông Trần Quang Vinh, chủ công ty Bình Giã, vì bán đất cho Tamexco và sau đó số đất này được "định giá cao lên" để Tamexco đi thế chấp mà cả ông, ông giám đốc Tamexco và ông trưởng phòng công chứng Vũng Tàu đều bị tử hình.
Hội đồng thẩm định giá TP HCM định giá "23 sổ đỏ của Cường" chỉ tương đương 126 tỷ đồng - giá tại thời điểm thế chấp - vậy mà Agribank vẫn cho vay 628 tỷ. Và, chỉ riêng 5 hecta của vợ chồng thiếu tướng Trần Quốc Liêm, đã "bán" được cho Dương Thanh Cường 347,9 tỷ đồng (giá 7 triệu đồng/m2 đất ruộng). Vợ chồng ông Liêm bà Mai đã nhận 171,2 tỷ đồng (119 tỷ chuyển khoản; 52,2 tỷ do Cường nhiều lần mang tới tận nhà).
So sánh vụ này với Tamexco là xúc phạm vong linh các bị án trong vụ Tamexco, đặc biệt là xúc phạm ông Trần Quang Vinh. Ông Vinh là một nhà doanh nghiệp nghiêm túc. Ông đã bỏ ra rất nhiều tiền để làm "cơ sở hạ tầng đổi đất", góp phần làm thay đổi bộ mặt Bãi Trước Vũng Tàu. Cho đến khi ông bị hành quyết, Chính quyền Vũng Tàu vẫn còn nợ ông Trần Quang Vinh 17 tỷ.
Khoản tiền "thất thoát" trong vụ án Dương Thanh Cường chủ yếu nằm ở "Dự án Thanh Phát". Một "Dự án ma" - có sự tham gia rất trực tiếp của ông bà Trần Quốc Liêm, Trần Hoa Mai - đã giúp Cường chiếm đoạt của Agribank 966 tỷ đồng (con số thiệt hại trên thực tế theo luật sư Trương Thị Hòa là 1.500 tỷ đồng). Vậy nhưng, trong mấy ngày xử án vừa qua, cho dù được các luật sư yêu cầu, Tòa cũng không triệu tập ông bà Liêm - Mai.
Đất nông nghiệp, chưa được chuyển mục đích sử dụng, không được chấp thuận làm dự án, được mua bán với giá 7 triệu/m2, có thể coi là một "giao dịch dân sự ngay tình" không.
Nếu đã xác định khoản tiền 171,2 tỷ đồng mà Dương Thanh Cường trả cho vợ chồng tướng Trần Quốc Liêm được lấy từ Agribank thì nên coi đó là những đồng tiền "do Cường phạm tội mà có" chứ không thể coi đó là tiền của Cường để xác nhận thương vụ này là bình thường.
Có một câu hỏi mà các "đồng chí trong Đảng" của ông Liêm cũng cần đối chiếu với Nghị quyết TW 4 để đặt ra là, khối tài sản khổng lồ mà tướng công an Trần Quốc Liêm có, liệu đã được kê khai trung thực.
Không phải tự nhiên mà vài bị cáo từ Agribank đã "đấm ngực" trước tòa. Những cán bộ ngân hàng ấy, nếu không có sức ép như các lời khai ban đầu, liệu họ có dám giải ngân một khoản tiền khổng lồ cho một người có nhân thân như Dương Thanh Cường với các điều kiện thế chấp vu vơ như thế.
Tòa án nhân dân TP HCM nên hoãn tuyên án; trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra lại từ đầu như đề nghị của một số luật sư. Và, theo tinh thần mà các vị đại biểu đang đề nghị ở Quốc hội: Với những vụ án liên quan đến những người quyền lực như thế này, nên trao cho một cơ quan điều tra đủ quyền độc lập.
Ông Trần Quốc Liêm không những là em của bà Trần Thanh Kiệm - phu nhân đương kim Thủ tướng - mà còn đang là một viên tướng quyền thế.
Năm 2010, Công an TP HCM (PC46) đã phát hiện, điều tra vụ án này và đã lên kế hoạch bắt "siêu lừa Dương Thanh Cường". Thiếu tướng Phan Anh Minh đích thân chỉ đạo. Nhưng ông Minh - một người được tiếng cương trực - cũng đã không vượt qua được những áp lực. Phải mất hơn hai năm sau, Cơ quan cảnh sát điều tra C48 của Bộ mới khởi tố được một vụ án "lừa đảo hai năm rõ mười".
Nếu phiên tòa xử "đại án tham nhũng" này khép lại vào thứ Tư, 4-11-2015. Và báo chí vẫn vờ như không có hai cái tên Trần Quốc Liêm - Trần Hoa Mai. Thì, cho dù Nghị quyết "Bốn, Năm" của TW có lấy chức Trưởng ban chống tham nhũng ra khỏi tay Thủ tướng. Trưởng ban chống tham nhũng mới, có vẻ như, vẫn chưa nắm được "thượng phương bảo kiếm".
Nguyen Hai Bác Huy Đức không những nắm rất chắc nội tình vụ án mà còn rất can đảm chỉ ra sự thối nát của hệ thông cơ quan điều tra, xét xử.
Võ Ngọc Chuyển Tôi không biết về vụ án này nhưng tôi là người trong cuộc của vụ án Cty Bình Giã - Tamexco, trước hương hồn của Trần Quang Vinh và CCV Lê Đức Cảnh, tôi xác nhận Huy Đức viết đúng về vụ Bình Giã - 
Hy Văn Nhưng bản chất vụ án này không phải tham nhũng, mà là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vô (chứ không phải thiếu) trách nhiệm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Tan Hung Duong Cảm ơn anh Huy Đức! Đồng bào cả nước này biết ơn anh.
Không biết anh sống bằng gì và tiền của vật chất đâu để anh theo đuổi điều tra bao nhiêu việc suốt mấy chục năm nay.
Nhưng anh cũng có nhiều người không những ghét mà còn căm thù anh nữa.
Kẻ ghét anh là những ai nhân dân đều biết.
Hiep Duong Tại sao có những vấn đề mà ta chỉ biết khi đọc FB.
Cuộc chiến và chế độ này dai và dài quá, nó đã làm hư hỏng rất nhiều thệ hệ rồi, đất nước chẳng còn gì cả.
Pan Nguyen Hóa ra agribank và ngân hàng phương nam đều là lợn béo của bố con anh dũng rỗ.
Van Nguyen Dân bây giờ chỉ thích tìm đọc các fb cá nhân vì có rất nhiều tin tức nhanh, quan trọng hay những bình luận giá trị mà không thể tìm thấy ở các báo chính thống, nhất là Fb của nhưng cựu ký giả như Nguyễn Thông, Truong Huy San, Le Nguyen Huong Tra,.....Cám ơn các bác và chúc các bác may mắn và sức khoẻ....(Đây là món nợ mà tôi cũng như cộng đồng nợ các bác và rất mong có dịp được trả món nợ này)
Binh Mai Nguồn gốc đất nước tàn mạt là đây!!!
rung VH đọc dc bên 1 bài câu này, thấy thật đúng" cái cơ chế này nó không còn đất cho chúng ta, nó biến 1 người muốn sống tốt cũng không thể sống tốt được"
Yên Hà Trần Con đường Trần Phú Vũng Tàu ( trước đây gọi là đường Hạ Long) được mệnh danh là con đường đẹp nhất Việt Nam ! Trước năm 1993 ,khi Công Ty Bình Giã chưa làm thì đây là con đường đất rộng chưa được 2met men theo chân núi . Ông Phạm Quang Vinh giám đốc Công Ty Bình Giã là người đi tiên phong trong việc đổi đất lấy công trình ! Nhưng khi công trình hoàn thành bàn giao cho tỉnh thì được giao đất mà không giao chủ quyền. Vòng qua vòng lại cuối cùng ông Phạm Quang Vinh nhận án tử hình còn đất đai cũng như công trình của ông thì Ngư ông đắc lợi !
Con đường Trần Phú đã có triệu triệu lượt người đi nhưng không ai biết được có một người đã giành hết tâm huyết cho con đường để rồi kết cục phải nhận một cái án tử hình ! Vậy cũng gần 20 năm người ấy ra đi ! Anh Phạm Quang Vinh thực sự là một người có tài điều này không ai phủ nhận được ! Nhà báo Huy Đức đã nói được sự thật !
Lúc Nhúc Púc Đọc xong thấy kính trọng sự dũng cảm của anh Huy Đức. Nhưng cũng thật lo lắng cho sự an toàn của bản thân anh. Với chế độ đảng độc quyền tham lam ngu dốt như hiện nay, thì sự nguy hiểm đối với anh không phải nhỏ.
Hưng Tiến Lê Bác Huy Đức lần này to gan dám động đến thằng trùm mafia rồi 
Xuandieu Le Ko còn là một nhà nước nữa, đó là một siêu tập đoàn Mafia kiểu cộng sản.
Phung Kim Vỡ bình ra mặt chuột ! Thẳm nào anh Trọng ho hào : ném chuột ko để vỡ bình ! Vỡ bình thì chuột lam gì có chỗ trú ! Mấy con chuột đầu đen béo mẫm ...


 

Xem tiếp...