Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 91

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trực tiếp: Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh

VOV.VN - Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam diễn ra từ 7h sáng nay (2/9) tại Hà Nội.
  • 05:32 ngày 02/09/2015
    Đúng 7h sáng nay (2/9), lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam sẽ diễn ra tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội với sự tham gia diễu binh, diễu hành của khoảng 30.000 người gồm các lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội, công an, du kích, dân quân, tự vệ), lực lượng quần chúng đại diện các thành phần như cựu chiến binh, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ và các dân tộc Việt Nam.
    Đoàn diễu binh, diễu hành sẽ xuất phát từ quảng trưởng Ba Đình sau đó chia theo 2 hướng đi qua các tuyến phố của Hà Nội. Hướng 1 sẽ đi tới đường Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai. Hướng 2 theo ngả đường Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát Lớn - Trần Khánh Dư.
    Tạm cấm toàn bộ các loại xe ô tô tải, xe ô tô chở khách từ 24 chỗ trở lên từ 21h ngày 1/9 đến 12h ngày 2/9 (trừ xe ô tô buýt, xe của Công ty Môi trường thu gom rác, xe có phù hiệu phục vụ diễu binh diễu hành) trên các tuyến phố Cát Linh, Giảng Võ, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn (từ Nguyễn Thái Học đến Đại Cồ Việt), Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nguyễn Khuyến, Hàng Gai, Hàng Bông, Phùng Hưng, Cửa Đông, Lý Nam Đế, Hai Bà Trưng, Lạc Long Quân, Thụy Khuê (từ Văn Cao đến Bưởi), Bưởi, Hoàng Hoa Thám (từ Văn Cao đến Bưởi), Kim Mã (từ Liễu Giai đến Bưởi), Phan Chu Trinh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Láng, Cầu Giấy, Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân, Đội Cấn (từ Văn Cao đến Bưởi), Hàng Than.
    Từ 21h tối qua (1/9), Hà Nội tạm cấm toàn bộ các phương tiện đến 12h ngày 2/9 (trừ các xe có phù hiệu) trên các tuyến phố: Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ, Chùa Một Cột, Độc Lập, Ông Ích Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Tôn Thất Đàm, Nguyễn Cảnh Chân, Bắc Sơn, Mai Xuân Thưởng, Lê Hồng Phong, Ngọc Hà, đường Thanh Niên, Hoàng Hoa Thám (từ Mai Xuân Thưởng đến Văn Cao), Thụy Khuê (từ Quán Thánh đến Văn Cao), Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ, Chu Văn An, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền, Cổ Tân, các tuyến xung quanh quảng trường Cách mạng Tháng 8, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Kim Mã (từ Liễu Giai đến Nguyễn Thái Học), Liễu Giai, Văn Cao, Trần Phú, Sơn Tây, Nguyễn Chí Thanh (từ Kim Mã đến La Thành), Yên Phụ, công viên Bách Thảo, Đội Cấn (từ Lê Hồng Phong đến Văn Cao), dốc La-Pho.
    Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam sẽ được VOV.VN tường thuật trực tuyến. Đài TNVN tường thuật trực tiếp trên sóng Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1). Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.. 

Nhóm PV/VOV.VN

Thủ tướng yêu cầu đánh giá toàn diện kỳ thi THPT Quốc gia 2015

VOV.VN - Bộ trưởng GD-ĐT đã nhận trách nhiệm trước Chính phủ, người dân và có động thái khắc phục ngay trong đợt xét tuyển nguyện vọng 2.

Trả lời câu hỏi của VOV.VN tại họp báo chính phủ chiều 1/9 về những bất cập tại kỳ thi THPT quốc gia, đặc biệt là những vướng mắc các phụ huynh thí sinh gặp phải và Chính phủ đã chỉ đạo khắc phục như thế nào, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Những ngày qua, qua các phương tiện đại chúng đã nghe nhiều tiếng nói từ người dân về kỳ thi THPT quốc gia. Chính phủ đã họp và đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay, đánh giá cao nỗ lực cố gắng quyết tâm đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương  về giáo dục.
Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua có nhiều kết quả đáng được ghi nhận,  khắc phục được nhiều vấn đề tồn tại từ trước, hạn chế được chi phí xã hội đáng kể, giảm bớt các phiền hà.
Tuy nhiên, trong khâu sử dụng kết quả thi để xét tuyển đại học, cao đẳng đã bộc lộ một số bất cập do lỗi kỹ thuật liên quan đến quy trình đăng ký và thay đổi nguyện vọng, thời gian xét tuyển.
“Do chủ trương đổi mới có những việc chưa lường hết được. Có những việc khi thực hiện mới nảy sinh bất cập, ví dụ mục đích ban đầu tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh như mở rộng nguyện vọng, kéo dài thời gian… nhưng lại gây phiền hà cho thí sinh, gia đình và các trường” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói.
Trước tình hình này, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm về những hạn chế, bất cập của tuyển sinh đại học đợt 1 và kịp thời điều chỉnh trong tuyển sinh đợt 2, cụ thể thí sinh sẽ không điều chỉnh nguyện vọng đăng ký và thời gian đăng ký cũng sẽ ngắn lại. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tổng kết, đánh giá toàn diện về việc tổ chức kỳ thi và công tác tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng năm 2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
“Bộ trưởng GD-ĐT đã nhận trách nhiệm trước Chính phủ, người dân và có động thái khắc phục ngay đợt xét tuyển nguyện vọng 2. Mặt nào chúng ta thấy bất cập thì rút kinh nghiệm nhưng đồng thời cũng công nhận các kết quả của kỳ thi”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói.
Làm rõ hơn nội dung này tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Người phát ngôn của Bộ GD-ĐT thừa nhận: “Đây là kỳ thi đầu tiên nên không thể tránh khỏi những vấn đề bất cập. Bộ trưởng GD-ĐT đã nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm tập trung chủ yếu ở các nội dung: đồng thời đăng ký 4 nguyện vọng, thay đổi nguyện vọng trong 20 ngày. Đó là những mặt kỹ thuật không lường hết được”.
Bộ GD-ĐT đã rút kinh nghiệm trong đợt tuyển sinh thứ 2, bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đăng ký nguyện vọng, không phải vất vả đi lại mà có thể nộp hồ sơ tại trường hoặc tại địa phương; thời gian đăng ký nguyện vọng cũng được rút ngắn…/.
Vũ Hạnh/VOV.VN

Bài học giá trị các quy tắc dân chủ

Bài học tận dụng thời cơ, nắm bắt trào lưu thời đại để đưa đất nước vượt qua khó khăn, đi lên vẫn còn nguyên giá trị. Đây là nhận định của Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh (ảnh), thành viên Đoàn đàm phán Hiệp định Paris 1973 với PV Thanh Niên.

Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh

* Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8.1945 đã được đánh giá là thắng lợi của cả một dân tộc biết đứng lên đúng lúc. Sau 70 năm nhìn lại ông có suy nghĩ gì về bài học nắm bắt thời cơ của cuộc cách mạng đặc biệt trong bối cảnh hôm nay?
- Nhắc đến bài học về nắm bắt thời cơ không thể không nói đến vai trò quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người có biệt tài dự báo tình hình. Bác cũng là người vạch ra những bước đi cả về đối nội lẫn đối ngoại nhằm đề cao thế hợp pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đọc Tuyên ngôn độc lập, Người khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời từ cuộc đấu tranh của nhân dân VN gan góc đứng bên cạnh Đồng minh chống phát xít; đưa cựu hoàng Bảo Đại cũng như các cựu quan lại vào chính quyền cách mạng; tổ chức tổng tuyển cử rất sớm...
Có thể nói việc nắm bắt và tận dụng được thời cơ thực tế là việc Bác đã thấy được và nương con thuyền cách mạng VN theo con sóng trào lưu thời đại lúc bấy giờ. Ngày hôm nay bài học ấy vẫn còn rất nhiều ý nghĩa. Như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định, mặc dù có nhiều thành tựu song hiện nay VN cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Thậm chí có ý kiến cho rằng chúng ta đã tụt hậu so với thế giới và cả ở khu vực. Phải tính toán như thế nào để đưa đất nước phát triển, tiến lên có lẽ là điều không chỉ các nhà lãnh đạo mà nhân dân luôn lo nghĩ với quyết tâm làm cho bằng được.
* Nhìn lại Cách mạng Tháng 8 nhiều người cũng nhắc tới bài học về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tập hợp lực lượng, đặc biệt là giới trí thức... Ý nghĩa của bài học đó trong bối cảnh hiện tại?
- Sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập chính quyền dân chủ liên hiệp; đây là tài năng và tư duy sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 25.8.1945, Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng Hồ Chí Minh về Hà Nội. Theo đề nghị của Bác, Ủy ban Dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội ở Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Hà Nội lúc đó đã lập danh sách chính phủ rồi nhưng khi Bác ở Tân Trào về đã thấy rằng danh sách chưa phù hợp. Bác kiên trì tìm đưa vào Chính phủ những người có tài, có uy tín nhưng không thuộc một đảng phái nào đồng thời cũng mời những nhân sĩ có uy tín cao lúc đó như cụ Huỳnh Thúc Kháng ra làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, hay đại diện của triều đại cũ như cựu hoàng Bảo Đại... Do hoàn cảnh lịch sử nếu không đưa những người đó vào thì khó thể tập hợp được các lực lượng quần chúng nhân dân. Có thể nói từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện được giá trị của các quy tắc dân chủ trong đời sống chính trị.
Từ những mong muốn, kỳ vọng được Hồ Chí Minh gửi gắm trong Tuyên ngôn Độc lập đến nay sau 70 năm có thể nói là một quãng đường rất dài, rất nhiều chông gai, khó khăn mà dân tộc ta đã đi qua. Chúng ta có nhiều thành tựu nhưng cũng phải nói rằng những việc cần tiếp tục làm cho dân giàu nước mạnh thì còn rất nhiều.
Quan hệ giữa Đảng với dân nằm ở những thành tựu thực tế cũng như trách nhiệm của Đảng trong việc đem ấm no, hạnh phúc, dân chủ cho nhân dân, bình yên cho Tổ quốc.
*Xin cảm ơn ông!
Trường Sơn
(thực hiện)

Những 'ước muốn lớn nhất đời'

Không chỉ khát vọng cho bản thân, với ước muốn đất nước được cường thịnh, người trẻ hôm nay đã và đang cống hiến hết mình cho Tổ quốc...

“Chúng tôi yêu Việt Nam” - Ảnh: Lê Thanh
“Chúng tôi yêu Việt Nam” - Ảnh: Lê Thanh
Thanh niên & Cuộc sống ghi nhận những ý kiến thể hiện tình yêu và niềm khát vọng vươn lên của nhiều bạn trẻ.
Nhà thiết kế trẻ Huỳnh Quốc Tuấn nói “ước muốn lớn nhất” trong cuộc đời là tạo dựng được một công trình kiến trúc bề thế. “Để bạn bè thế giới nhìn vào sẽ cảm nhận được VN là đất nước xanh - sạch - đẹp, phát triển và tiến bộ. Để những người VN xa xứ có thể tự hào về quê hương”, Tuấn nói.
Còn Đinh Trung Hiếu, Công ty TNHH truyền thông và giải trí Điền Quân, Giám đốc sản xuất chương trình Thách thức danh hài, chia sẻ mong muốn: “Sẽ có một ngày được thực hiện những chương trình “made in VN”, từ ý tưởng đến khâu thực hiện đều là của VN, chứ không phải mua bản quyền từ nước ngoài như phần lớn các chương trình hiện tại”. Để làm được điều ấy, Trung Hiếu không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, hoàn thiện kỹ năng trong nghề và nỗ lực gấp nhiều lần.
Khác với 2 nhân vật trên, Nguyễn Việt Thái, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, thì kể lại chuyện khi còn là sinh viên, những lần về quê, đi tình nguyện... anh thấy rõ cuộc sống khổ cực của bà con nông dân. “Hình ảnh đó cứ ám ảnh tôi và nuôi dưỡng khát vọng học tập, rèn luyện bản thân để giúp cho quê mình. Tôi muốn học cao hơn, tiếp thu những khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, để sau này phục vụ cho quê hương, đặc biệt là những vùng quê còn nghèo khó”, Thái tâm sự.
Còn Vũ Duy Anh, thành viên Hội Từ thiện thật (Hà Nội) thì chia sẻ cuộc sống này vẫn còn rất nhiều mảnh đời khốn khó. Điều ấy luôn khiến chàng sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội này day dứt. Vì lẽ đó, Duy Anh tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, với mong muốn giúp đỡ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải, giảng viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng cuộc sống bình yên cũng là lúc chúng ta bắt tay nhau cùng làm giàu cho đất nước, xây dựng nền tảng văn hóa gắn liền với tình yêu, tinh thần tự hào dân tộc. Chúng ta đã có Quốc kỳ, Quốc ca và nhiều quốc bảo thì bây giờ cần có quốc trí, cần nhiều trí tuệ sáng tạo, cần thật nhiều doanh nghiệp về khoa học, sản xuất công nghệ cao để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Nguyễn Yên Phúc (21 tuổi, ngụ TP.HCM), điều hành Tổ chức Hành động vì động vật hoang dã - AWO đồng thời là sinh viên Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, trăn trở: “Thách thức đối với hoạt động bảo tồn là thiếu sự quan tâm của cộng đồng. Nhiều người dân còn coi đây là việc làm xa lạ với mình và họ không thấy quyền lợi hoặc ảnh hưởng liên quan đến mình”. Tuy vậy, anh vẫn không hề nản chí. “Tôi luôn xem công việc bảo tồn động vật hoang dã là sự nghiệp cuộc đời mình. Là người đi đầu nên tất nhiên phải chấp nhận vất vả hơn. Tôi luôn thích đi và làm việc, cho dù có lúc bị stress”, Phúc chia sẻ.
Khoảnh khắc thích nhất
Nhà vô địch wushu thế giới Dương Thúy Vi kể lại cảm xúc khi thi đấu quốc tế, đó là hình ảnh lá cờ Tổ quốc được kéo lên trong nền nhạc Quốc ca hùng tráng. Đó cũng là động lực giúp các vận động viên không quản ngại khó khăn khổ luyện, thi đấu với quyết tâm cao mang vinh quang về cho đất nước.
Hoàng Quý Phước, vận động viên bơi lội từng đoạt nhiều danh hiệu ở các giải vô địch quốc gia, giải trẻ Đông Nam Á, SEA Game..., chia sẻ: “Đã nhiều lần được vinh dự đứng lên bục nhận huy chương. Và lần nào cũng thế, mỗi khi thấy lá cờ Tổ quốc được kéo và giai điệu Quốc ca vang lên, tôi luôn xúc động khó tả. Tay đặt trên ngực, hát theo, nhiều khi không thể kìm nước mắt”.
Thạch Kim Tuấn, vận động viên cử tạ, đồng cảm: “Khoảnh khắc hát Quốc ca, rồi nhìn cờ đỏ sao vàng tung bay là khoảnh khắc thích nhất trong cuộc đời tôi. Quá đỗi tự hào khi nghe hai tiếng Việt Nam”.
Hoàng Quý Phước đang nỗ lực tập luyện để đạt chuẩn A tham dự Olympic 2016, còn Thạch Kim Tuấn hy vọng sẽ có thành tích cao nhất tại giải đấu này.
Xuân Phương - Phan Hậu - Nguyễn Như

Tin nóng trong ngày: Nghi phạm sát hại em dâu ở Hà Nội bị bắt

VOV.VN -Nghi phạm giết em dâu bị công an Hà Nội bắt giữ, hai cha con giăng điện giật chết người rồi vứt xác xuống sông... là tin nóng trong ngày.
tin nong trong ngay: nghi pham sat hai em dau o ha noi bi bat hinh 0

*Tối 29/8, do nảy sinh mâu thuẫn, giữa nạn nhân và Hoàng đã xảy ra tranh cãi. Trong lúc tranh cãi, Hoàng bất ngờ dùng dao nhọn đâm nhiều nhát vào người chị Hải, khiến nạn nhân tử vong (Xem thêm).
tin nong trong ngay: nghi pham sat hai em dau o ha noi bi bat hinh 1

* Ngày 1/9, Đại tá Phạm Văn Ngân – Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, cơ quan điều tra đang tạm giữ hình sự Đặng Hoàng Tiến (41 tuổi) để điều tra về hành vi Giết người.Đặng Văn Sáu (70 tuổi, cha ruột Tiến, cùng ngụ ấp Thông Nguyên, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình) cũng bị tạm giữ để điều tra hành vi Che giấu tội phạm. Ông Sáu và Tiến thừa nhận, gia đình có sử dụng điện trong vườn nhà dẫn đến chết người. Khi phát hiện thi thể của ông Dành, lo sợ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên đã ném xác nạn nhân xuống sông (Xem thêm).
tin nong trong ngay: nghi pham sat hai em dau o ha noi bi bat hinh 2

* Ngày 31/8, các cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi cho thấy anh Vinh bị chôn lấp dưới một hố cạn đang trong giai đoạn phân hủy mạnh. Trên người có 3 vết đâm và bị đóng đinh trên đỉnh đầu…, các giấy tờ tùy thân đều không còn. Hiện nay, Công an Lâm Đồng đang tập trung lực lượng cùng Công an Đắk Lắk điều tra và truy tìm những kẻ gây án dã man (Xem thêm).
* Bực tức việc mẹ vợ tiếp tục ngăn cản không cho gặp chị Tuyết, 2 tuần trước gã con rể mua 3 chai xăng ném vào nhà bà. Lộc còn nhắn tin hăm dọa đốt nhà, giết con riêng chị Tuyết, tạt axit bà ngoại bé (Xem thêm).
tin nong trong ngay: nghi pham sat hai em dau o ha noi bi bat hinh 3

*Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM vừa ra quyết định trả hồ sơ vụ án “chìm ca nô ở huyện Cần Giờ” để điều tra bổ sung cho Công an TP.HCM.
Theo quyết định trả hồ sơ ký ngày 28/7/2015, cơ quan thực hành quyền công tố yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra, điều tra bổ sung các nội dung nêu tại quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung (lần 2) số 176/2005/HSST-QĐ ngày 17/7/2015 của TAND TP.HCM và các tình tiết mới phát sinh trong quá trình điều tra bổ sung (Xem thêm).
tin nong trong ngay: nghi pham sat hai em dau o ha noi bi bat hinh 4

*Sáng 31/8, ông Đoàn Văn Vươn cùng em trai Đoàn Văn Quý đã chính thức nhận quyết định đặc xá của Chủ tịch nước sau hơn 3 năm bị giam giữ (Xem thêm)./. 
PV/VOV.VN 

Công an thẩm vấn ông Nguyễn Quang A

9 giờ trước
Từ nơi đang bị 'tạm giữ, câu lưu' ở sân bay Nội Bài, Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A thuật lại sự việc ông bị an ninh Việt Nam ngăn chặn nhập cảnh và yêu cầu làm việc về vấn đề 'an ninh quốc gia của Việt Nam'.
Tại thời điểm cuộc trao đổi diễn ra tối hôm 01/9/2015 giờ Hà Nội, nhà vận động cho xã hội dân sự cho hay ông vừa có chuyến đi nước ngoài về Hà Nội thì bị công an và an ninh ở cửa khẩu yêu cầu 'làm việc' và giữ ông trong khoảng 10 tiếng đồng hồ, tính tới thời điểm trả lời BBC.
Ông nói ông đã từ chối trả lời các câu hỏi của các nhân viên an ninh, mặc dù ông cho hay thái độ đối xử của họ đối với ông là 'tử tế, vui vẻ' và 'nói chung là tốt'.

Làm gì, gặp ai?

Theo ông Quang A, phía an ninh có thể quan tâm tới việc ông đã tiếp xúc với những ai và có những hoạt động gì trong chuyến ra nước ngoài nhiều tuần lễ vừa qua, trong đó ông có tới châu Âu và Hoa Kỳ.
Tại thời điểm trả lời phóng viên BBC, ông Quang A cho hay ông 'chưa ăn uống gì' và đang ở trong một căn phòng bị khóa, và nói ông không rõ phía an ninh sẽ còn câu lưu ông trong bao lâu nữa.
Tin cho hay vào cuối ngày 1/9, ông Quang A đã được thả sau hơn 12 tiếng đồng hồ bị giam giữ.

Thái Lan tin 2 nghi phạm đánh bom chính đã trốn sang Campuchia

Dân trí Nguồn tin từ cảnh sát Thái Lan cho biết hai nghi phạm chính trong vụ đánh bom Bangkok vừa qua đang lẩn trốn tại Campuchia và đã đề nghị giới chức nước này hỗ trợ truy tìm.

bangkok-suspects-1441090272701
Nghi phạm chính trong vụ đánh bom Bangkok được tin đang trốn tại Campuchia (Ảnh: Bangkok Post)
Tờ Bangkok Post dẫn một nguồn tin cảnh sát ngày 31/8 cho biết, chỉ huy lực lượng trấp áp tội phạm, ông Akkaradej Pimonsri, đã chỉ thị cho cấp phó của mình đề nghị phía Campuchia hỗ trợ truy tìm hai nghi phạm này.
Quyết định trên được đưa ra sau khi hồ sơ của Cơ quan xuất nhập cảnh Thái Lan cho thấy, hai nghi phạm đã sang thị trấn Poipet của Campuchia, sau khi đi qua cửa khẩu Aranyaprathet, tỉnh Sa Kaeo.
Nguồn tin khẳng định “cảnh sát tin sẽ sớm bắt được họ”.
Dựa trên hình ảnh từ camera an ninh, một nghi phạm được tin là nam giới áo vàng bị nghi đã đặt quả bom tại khu vực đền Erawan. Tên còn lại là kẻ mặc áo xanh trong hình ảnh camera an ninh ghi được tại cầu Sathon, khi tên này thả một túi nylon nghi chứa thuốc nổ xuống kênh Sathon hôm 17/8.
Đây là hai trong số 4 nghi phạm đang bị giới chức Thái Lan phát lệnh truy nã.
Hai nghi phạm còn lại gồm một phụ nữ có tên Wanna Suansan, 26 tuổi, là một người Hồi giáo Thái Lan. Nghi phạm còn lại là một nam giới chưa rõ danh tính, Bangkok Post đưa tin. Tên này được tin ở cùng Wanna trong căn hộ nơi cảnh sát tìm thấy nhiều vật liệu chế tạo bom.
Một nguồn cho biết, có thông tin cho thấy Wanna xuất cảnh đi Dubai hôm 1/7. Cảnh sát đã nói chuyện với người thân của Wanna và được biết người này đang sống tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, cảnh sát không tin rằng Wanna thực sự đã xuất cảnh, bởi một số nhân chứng tại khu căn hộ phát hiện có vật liệu chế tạo bom khẳng định nhìn thấy Wanna cùng người đàn ông trong lệnh truy nã tại căn hộ này, trong khoảng thời gian từ ngày 10 – 20/8.
Trong khi đó, hãng tin AFP đưa tin đã phỏng vấn qua điện thoại với một phụ nữ tự nhận là Wanna. Người này cho biết đang sống cùng chồng tại thành phố Kayseri, Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi rời Thái Lan cách đây 3 tháng. Người này khẳng định gần một năm nay không còn sống trong căn hộ bị cảnh sát lục soát, và rằng đã
cho một người bạn của chồng thuê lại căn hộ. 
Thanh Tùng
 Theo Bangkok Post, AFP 

Tìm vàng sau khi chiến tranh kết thúc

   
Image caption Người Ba Lan tin rằng đâu đó gần lâu đài Ksiaz, Walbrzych có con tàu chở 300 tấn vàng
Tin Ba Lan đang lên cơn sốt tìm con tàu 'chở 300 tấn vàng' mất tích từ năm 1945 là dịp nhắc lại một số chuyện 'tìm kho báu' sau chiến tranh.

Tàu hỏa Nazi chở đầy vàng

Đầu tiên là chính câu chuyện về con tàu phát-xít (Nazi train) mà người Ba Lan tin là chở 300 tấn vàng bạc, châu báu, tác phẩm nghệ thuật bị chôn vùi trong các tuyến hầm bí mật khi Thế Chiến 2 kết thúc.
Người ta đồn rằng khi chạy trốn khỏi Breslau (nay là Wroclaw thuộc Ba Lan), quân Đức đã đem hết nhiều vàng và châu báu đóng thành các kiện lớn chuyển lên tàu hỏa đi về phía Tây Nam.
Nhưng bom đạn của quân Nga và Đồng Minh đã khiến quân Đức không thể đi xa hơn nên họ đã đưa con tàu đến một đường hầm gần lâu đài cổ ở Walbrzych, khi đó vẫn là Waldenburg của Đức.
Từ trong lịch sử, Waldeburg đã là một trung tâm khai khoáng và làm đồ gốm sứ nên có nhiều tuyến xe lửa, hầm ngầm có đường ray.
Thời Hitler, người Đức đã xây thêm hoặc kết nối nhiều đường hầm cho mục tiêu phòng thủ và kinh tế trong vùng.
Cả mạng lưới hỏa xa và đường hầm này có thể dài hàng trăm km và người Ba Lan tin rằng trong phạm vi chừng 60 km quanh Walbrzych có con tàu chở đầy vàng.
Cho đến tháng 8/2015, sau khi có lời khai của hai người dân, một Đức, một Ba Lan, chính quyền Ba Lan đã vào cuộc.
Họ cấm các đợt tìm kho báu tự phát đang bùng phát vì trị giá của các kiện hàng trên con tàu nếu tính ra thời giá hiện nay là 30 tỷ USD và chính quyền nói là 'thuộc về nhân dân Ba Lan'.
Cảnh sát đã ngăn lối vào các khu rừng, ngọn đồi quanh Walbrzych để cơ quan chuyên trách dùng thuốc nổ vào tìm con tàu.
Theo một thứ trưởng bộ văn hóa Ba Lan trả lời báo chí cuối tháng 8 vừa qua thì khả năng tìm ra con tàu là 99% nhưng ông muốn làm nhẹ đi 'trị giá tài sản' của kho báu và chỉ nhấn mạnh đến các tài liệu và di vật lịch sử 'vô giá' phát-xít Đức đã lấy đi từ Ba Lan.
Dù vậy, sự kiện này đang làm bùng lên chú ý của dư luận châu Âu và nhắc lại một loạt kho báu mất tích thời chiến ở Nga và các nơi khác.

Phòng Hổ phách từ St Petersburg

Ly kỳ hơn, cho đến hôm 27/08 vừa qua, một số sử gia ở Anh còn đặt giả thuyết là con tàu phát-xít ở Ba Lan có thể chở ít ra là một phần các tác phẩm từ Phòng Hổ phách (Amber Room) nổi tiếng của Nga.
Vào năm 2003, sau hơn 20 năm phục chế, Nga và Đức hoàn tất công trình này, hiện mở cửa cho du khách xem.
Nhưng bản gốc, gồm nhiều bộ đồ dùng sang trọng, tranh, khung cửa, tấm ghép tường, trần nhà, bằng hổ phách và được bọc, chạm khắc bằng vàng ngọc thì biến mất cũng vào hồi Thế Chiến 2.
   
  Phòng Hổ phách bản phục chế ở Cung Catherine gần St Petersburg
Ban đầu thuộc về Hoàng đế Friedrich-Wilhelm I của nước Phổ, Phòng Hổ phách 'lọt vào mắt xanh' của Nga Hoàng, Peter Đại đế năm 1716 khi ông sang thăm Đức.
Sau đó, để ký kết một liên minh với Nga chống lại Thủy Điển, vua chúa Phổ đã tặng Hoàng gia Nga căn phòng nổi tiếng và nó tiếp tục được Nga bổ sung thêm các tác phẩm mới để đặt trong Cung điện của Nữ hoàng Catherine.
Tổng số các tác phẩm nặng tới sáu tấn và nếu tính theo trị giá ngày hôm nay là khoảng 250 triệu USD.
Phát-xít Đức đã cướp và tháo gỡ toàn bộ Phòng Hổ phách ở gần Leningrad năm 1941 rồi chuyển về Konigsberg ở vùng Đông Phổ.
Lúc chiến tranh tàn cuộc, Đức có thể đã đem các phần Phòng Hổ phách chạy tiếp về phía Tây hoặc các tác phẩm trong Phòng đã bị bom đạn tàn phá.
Bản phục chế của Phòng Hổ phách chỉ dùng có vài trăm kg hổ phách và trị giá 12 triệu USD, chẳng thấm gì so với bản gốc và tất nhiên là không có giá trị lịch sử nên không lạ là nhiều người vẫn hy vọng một ngày nào đó kho báu này lại được tìm ra.

Kho vàng Yamashita

Tại châu Á, Thế Chiến 2 đến hồi kết thúc cũng để lại một bí ẩn là Kho vàng Yamashita ở Philippines khiến người địa phương đến nay vẫn đào bới lung tung để tìm.
Trong thời kỳ quân đội Nhật Hoàng chiếm đóng nhiều nước châu Á, các tài sản quý, vàng bạc, châu báu cướp được đều phải mang về Nhật bằng tàu thủy hoặc hàng không.
Nhưng đến năm 1943, vì quân Đồng Minh dội bom chặn các tuyến giao thông, Nguyên soái Terauchi, tổng tư lệnh quân Nhật ở Đông Nam Á ra lệnh đưa hết những thứ quý giá cướp được từ Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ về Philippines.
 
Một lính Nhật ra đầu hàng ở Philippines nhiều năm sau Thế Chiến 2
Trong số thuộc cấp của ông Terauchi có Tướng Tomoyuki Yamashita, tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Philippines, được cho là người cuối cùng trong quân đội Nhật biết các kho báu cất ở đâu.
Ngày 2/9/1945, Tướng Yamashita ra đầu hàng quân Mỹ ở Hungduan-Tinoc và sau đó bị xử tử vì tội ác chiến tranh ngay tại Philippines.
Chẳng ai biết ông ta có để lại thông tin gì cho ai về nơi chôn giấu kho báu hay không.
Nhưng từ đó, người Philippines vẫn không ngưng cơn sốt tìm Kho vàng Yamashita mà họ tin là tổng cộng có thể tới 6000 tấn, trị giá 100 tỷ USD (trích theo một ước tính của tác giả Tony Wells).
Trong nhiều thập niên hậu chiến, không ít cựu quân nhân Nhật cũng quay lại Philippines để tìm vàng, nhất là ở Baguio và các vùng phụ cận.
Theo báo chí Philippines, tin đồn thổi về Kho vàng của Nhật để lại trong các hố sâu, đường hầm trong núi, thậm chí dưới nước, không ngớt gợi trí tò mò.
Có hàng trăm điểm đào bới cào nát nhiều vùng của Philippines và kẻ tìm vàng còn đào cả phòng trong bưu điện, doanh trại quân đội.
Philippines phải luôn nhắc lại các luật về khai khoáng trong đó có điều cấm đào bới những nơi không được phép để ngăn các nhóm tìm vàng nhưng có vẻ như không hiệu quả.

Thùng vàng Kruger ở Nam Phi

Chiến tranh và các cuộc chạy loạn luôn kéo theo huyền thoại về kho vàng hoặc những khoản tiền triệu.
Tại Nam Phi hồi thế kỷ 19 có cuộc chiến của quân Anh với người định cư gốc Hà Lan (Boer).
Khi biết thủ đô Pretoria của họ thất thủ, lãnh tụ của người Boer, Paul Krugger vào năm 1890 đã đem hàng nghìn đồng tiền vàng cùng đoàn quân của mình chạy về phía Đông, hướng nay thuộc Mozambique.
Tháng 10/1900, ông Krugger đã lên tàu thủy rời Nam Phi về Pháp, để lại đằng sau kho báu mà ngày nay người ta tin rằng được chôn giấu tại vùng Đông Bắc Transvaal.
Nếu tìm ra, trị giá ngày nay của kho báu này có thể lên tới 250 triệu USD.

Mang đi hay để lại?

Chuyện lãnh đạo bỏ đi khi chiến tranh kết thúc và câu hỏi họ có mang đi gì hay không đưa ta đến với hai câu chuyện.
Một là cuộc chạy trốn của Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng của Thanh Triều bên Trung Quốc.
Được phát-xít Nhật đặt lên ngai vàng của Mãn Châu Quốc, ông đã đem một bộ sưu tập tranh và bình phong, cổ văn ra khỏi Cố Cung để lên Trường Xuân, Đông Bắc Trung Quốc.
Khi Nhật thua trận, ông cùng họ hàng đem nhiều vật quý lên phi cơ đi trốn nhưng bị Hồng quân Liên Xô bắt tại sân bay Mukden và bị giam ở Syberia đến 1950 thì bị trả về cho Trung Quốc.
Bộ sưu tập Phổ Nghi được coi là vô giá hiện có nhiều bức họa giữ lại Liêu Ninh mà chỉ bản sao được đặt hàng cũng có giá cả triệu USD.
Tháng 4/1975, cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu rời Sài Gòn bay đi Đài Bắc để sau sang Anh Quốc định cư rồi qua đời tại Hoa Kỳ năm 2001.
Tin đồn mà báo chí ở Việt Nam khi đó cũng như nhiều năm sau 1975 nhắc đi nhắc lại là ông Thiệu 'mang đi 16 tấn vàng' từ kho của Việt Nam Cộng Hòa.
Nhưng về gần đây, các nhân chứng được báo chí ở nước ngoài và tại Việt Nam trích thuật nói không có chuyện đó.
Số vàng 16 tấn của VNCH đã được trao lại cho chính quyền mới tháng 4/1975 và sau được bán sang Liên Xô để trả nợ và mua gạo năm 1979, theo bài ' Thương vụ bán vàng' trên Tuổi Trẻ hôm 10/04/2015.
Xem thêm: ' 16 tấn vàng của VNCH ở lại Việt Nam'

Những “thám tử giấu mặt” trong cuộc săn lùng nghi phạm đánh bom Bangkok

Dân trí Có mặt ở khắp mọi nơi và thuộc nằm lòng đường đi lối lại của thành phố, khoảng 100.000 tài xế xe ôm, taxi tại Bangkok đang được xem là những "thám tử giấu mặt", giúp bắt giữ các nghi phạm trong vụ đánh bom ngày 17/8.

Mạng lưới tai mắt

Nghi phạm đánh bom. (Ảnh: Bangkok Post)
Tối 17/8, ông Kasem Pooksuwan đang ngồi chờ khách như thường lệ thì nghe thấy một tiếng nổ lớn, ngước lên nhìn thì khói đen đã bốc lên cuồn cuộn. Ông tin rằng có một vụ chập điện ở ở đâu đó, nhưng không có thời gian nghĩ thêm bởi một khách hàng áo vàng vừa tiến lại và muốn đi xe.
Trở lại điểm đỗ sau khi đưa vị khách kia đi, ông mới được biết một quả bom đã phát nổ ngay trên tuyến phố trung tâm mua sắm của Bangkok, khiến 20 người, chủ yếu là du khách, thiệt mạng. Vụ nổ còn khiến hơn 100 người khác bị thương.
Nhưng phải đến ngày hôm sau, khi cảnh sát công bố hình ảnh của nghi phạm, Kasem mới nhận ra rằng vị khách áo vàng mình từng chở chính là đối tượng bị truy nã. Cảnh sát nghi ngờ đây chính là người đã bỏ lại một chiếc ba lô chứa chất nổ bên ngoài ngôi đền Erawan của người theo đạo Hindu.
 
Thái Lan bắt nghi phạm mặc áo vàng trong vụ đánh bom Bangkok

Đến thứ Bảy vừa qua, cảnh sát bắt giữ một nam giới người nước ngoài 28 tuổi, cùng rất nhiều vật liệu chế tạo bom, bên trong một căn hộ ở ngoại ô phía Bắc Bangkok. Đây là một trong năm đối tượng tình nghi đang bị cảnh sát truy nã vì có liên quan đến vụ nổ. Động cơ và mục đích của thủ phạm vẫn chưa được làm rõ.
Trong quá trình truy lùng các nghi phạm, cơ quan chức năng Thái Lan dựa nhiều vào những người như Kasem. Ông là một trong số hơn 100.000 lái xe ôm, ngày ngày len lỏi khắp các ngõ ngách Bangkok, sẵn sàng đưa khách hàng nhanh chóng luồn qua đám đông kẹt xe, hoặc xuyên qua những con hẻm nhỏ hẹp. Họ cũng chính là một mạng lưới tai mắt khắp Bangkok, hàng ngày chuyên chở đủ loại khách để kiếm sống, với thu nhập đôi khi chỉ tương đương 10 USD/ngày
Trong vụ đánh bom đền Erawan, điểm đón khách của các xe ôm chính là nơi đầu tiên nhiều cảnh sát tìm đến. Đó là lí do vì sao Kasem, một người đến từ vùng nông thôn đông bắc Thái Lan, nhận ra mình có thể đã vô tình giúp nghi phạm tẩu thoát.
“Tôi vẫn còn sốc và cảm thấy có lỗi về sự việc này bởi tôi đã chở hắn ta”, Kasem nói. “Hàng đêm tôi trằn trọc không ngủ được, nhưng vẫn phải tiếp tục công việc bởi không thể làm khác”.
Kasem và những lái xe khác có thể từng chở nghi phạm trong năm nay đều mô tả y là một người nước ngoài cao, da trắng và nói tiếng Thái lơ lớ. Một điều tra viên giấu tên cho biết, thông tin thu thập được từ những tài xế xe ôm, tài xế taxi và xe tuk-tuk là “rất hữu ích” và “nhất quán”. Người này cho biết thêm tài xế xe ôm là nguồn lực độc đáo của cảnh sát.
“Bangkok là một nơi rất đặc biệt bởi chúng tôi có những lái xe ôm và xe tuk-tuk, trong khi những thành phố khác không có”, vị điều tra viên nói. “Chúng tôi phải nói chuyện với họ bởi họ có mặt ở những nơi gần hiện trường vụ án. Đây là điều đầu tiên chúng tôi cần làm”.
Hợp tác tự nguyện
Cảnh sát Bangkok và các tài xế tại đây có “lịch sử” hợp tác từ lâu, dù mối quan hệ không phải lúc nào cũng gần gũi. Không lâu sau khi xe ôm bắt đầu nở rộ tại Bangkok đầu những năm 1980, các tài xế đã buộc phải chi tiền cho cảnh sát để họ làm ngơ nhiều sai phạm, ví dụ như chiếm dụng đất công làm nơi đón khách.
motorcycle-taxi-police-1441116434191
Các tài xế xe ôm là nguồn thông tin hữu ích cho cảnh sát Bangkok (Ảnh: Nation)
Chính sự phụ thuộc này đã dẫn tới một hệ thống kiểm soát theo kiểu mafia, khi cảnh sát và một số quan chức địa phương “sở hữu” các điểm đậu xe taxi, và cho một số lượng hạn chế tài xế mặc áo khoác màu cam thuê lại kiếm lời.
Hình thức tổ chức sơ khai giữa các tài xế, cộng với những cải cách luật pháp gần đây đã giúp các tài xế taxi được chính quyền trao thêm quyền tự quản, và ghi nhận vai trò của họ. Tuy nhiên, dù đã có những nỗ lực để tuyển dụng và huấn luyện một số tài xế làm người cung cấp tin tự nguyện, hầu hết những hợp tác giữa các tài xế và cảnh sát đều dừng lại ở mức độ không chính thức.
Chalerm Changthongmadan, chủ tịch của một hiệp hội lái xe ôm, muốn tăng cường hợp tác hơn nữa giữa chính quyền và các lái xe, những người thuộc lòng thành phố hơn bất kỳ ai khác. Tuy vậy, vẫn còn có những khó khăn nhất định cản trở sự hợp tác hiếm có này.
“Mối quan hệ của chúng tôi với cảnh sát vẫn gặp khó khăn do vấn đề lòng tin”, ông Chalerm nói. “Trong suốt 30 năm kinh nghiệm, tôi từng thấy những nhân viên cảnh sát và quân đội làm việc cho các nhóm buôn bán ma túy. Và đôi khi chúng tôi bắt được một tên tội phạm và gọi cảnh sát tới thì họ từ chối ghi nhận vụ việc, lại còn trách mắng chúng tôi làm gián đoạn công việc của họ”.
Quyết tâm đóng góp cho xã hội
Khó có thể biết chính xác thông tin cảnh sát có được từ các tài xế xe ôm đã giúp ích ra sao trong vụ bắt giữ nghi phạm hôm 31/8. Tuy nhiên, cảnh sát khẳng định họ chính là những người lập công lớn nhất. Trong ngày thứ Hai, cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan tuyên bố các nhân viên của mình sẽ nhận phần thưởng 84.000 USD từng được hứa trao cho bất kỳ ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ nghi phạm
Về phần mình, ông Chalerm dự định sẽ thay đổi hình ảnh của các tài xế xe ôm trong mắt công chúng, vốn thường bị xem là những lao động nhập cư vô tổ chức từ các tỉnh nông thôn Thái Lan. Nhiều người trong số họ lớn lên từ những ngôi làng thuần nông tại khu vực đông bắc hẻo lánh, nghèo khó nhất Thái Lan và hoàn toàn khác xa Bangkok, nơi có những tòa nhà chọc trời cùng trung tâm mua sắm xa xỉ.
Hình ảnh của những tài xế nhập cư, cũng như nhiều người Bangkok khác, đã chịu nhiều tổn thương năm 2010, khi không ít người quyết định đứng về phía người biểu tình “áo đỏ” hậu thuẫn cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
“Chúng tôi thực sự muốn giúp ích cho xã hội”, Chalerm nói. “Và chúng tôi thực sự muốn mọi người xem mình là một phần tốt đẹp trong xã hội”.
Pichit Seerueangphan, một lái xe ôm đến từ miền tây Thái Lan đã được cảnh sát lấy lời khai về vụ đánh bom gần đây, cho biết ông thường giúp đỡ cảnh sát xử lý các vụ trộm cắp vặt, nhưng chưa từng tham gia truy lùng một nghi phạm khủng bố.
Thường thì những lần hợp tác của ông với cảnh sát diễn ra tự phát, cũng tương tự như tuần trước, khi ông nhảy xuống xe tại một giao lộ để giúp cảnh sát chặn một kẻ cướp giật túi xách. Nhưng ông cho biết sẵn sàng hỗ trợ theo bất kỳ cách nào có thể, và để ý nhiều hơn tới những người bước lên xe của mình.
Thanh Tùng
Theo CS Monitor

Mỹ cân nhắc việc trừng phạt Trung Quốc sau các vụ tấn công mạng

media DR
Hoa Kỳ đang xem xét các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào các cá nhân và doanh nghiệp Trung Quốc bị cho là đã hưởng lợi từ các vụ tấn công tin học vào các cơ sở của Mỹ. Một quan chức Mỹ cao cấp vào hôm qua, 31/08/2015, đã xác nhận với hãng tin Pháp AFP dự định của Mỹ, trước đó đã được nhật báo Mỹ The Washington Post tiết lộ.
Theo quan chức này, Washington sẽ phản ứng « vào thời điểm và theo cách thức » mà chính Hoa Kỳ lựa chọn, sau hàng loạt các vụ tấn công của tin tặc vào các tập đoàn và cơ quan chính phủ Mỹ, bị cáo buộc là do Trung Quốc tiến hành. Bắc Kinh dĩ nhiên đã phủ nhận các tố cáo của Mỹ.
Đối với quan chức được AFP trích dẫn, chính quyền Mỹ đang theo đuổi một « chiến lược toàn diện » để đối phó với những thành phần từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama mệnh danh là « các tác nhân nguy hại trên mạng ».
Chiến lược đó bao gồm nhiều vế : Can thiệp bằng con đường ngoại giao, sử dụng các công cụ của chính sách thương mại, áp dụng các cơ chế thực thi pháp luật, và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân hay tổ chức.
Cho đến nay, một trong những biện pháp trừng phạt cụ thể thông thường là cấm các cá nhân và công ty bị phạt tiếp cận với hệ thống tài chính của Mỹ. Điều đó đồng nghĩa với việc mất hết cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của nhật báo The Washington Post vào hôm qua, chính quyền chưa dứt khoát về việc trừng phạt, nhưng rất có thể sẽ đi đến quyết định tối hậu trong vòng hai tuần lễ tới đây. Đối với nhật báo Mỹ, việc ban hành lệnh trừng phạt sẽ là một bước ngoặt đáng kể của Hoa Kỳ trong việc tìm ra biện pháp hiệu quả chống lại các cuộc tấn công mạng.
Điều khiến Washington phải cân nhắc là các lệnh trừng phạt có nguy cơ gây nên căng thẳng trong bang giao song phương Mỹ Trung, một vấn đề rất tế nhị vì trong tháng 9 này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ công du nước Mỹ.

Hé lộ tương lai của Obama khi rời Nhà Trắng

Hiệu trưởng trường đại học Columbia hôm 31/8 tiết lộ, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là người của ngôi trường New York này, theo một cách nào đó khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt.
 
Obama, tương lai, hậu Nhà Trắng
Hãng tin Sputnik cho hay, Hiệu trưởng Lee Bollinger đã tuyên bố như vậy tại lễ chào đón sinh viên mới của trường. Theo một số tờ báo sinh viên của trường Columbia, ông Bollinger cho hay, trường này đang chờ đón Tổng thống Obama vào năm 2017.
"Hiệu trưởng Bollinger nói, Tổng thống Obama sẽ quay lại trường Columbia trong năm tới. Tuy nhiên, không có thông tin thêm nào được công bố", tin vắn trên blog của nhà trường cho hay.
Trong khi đó, Nhà Trắng tuyên bố, Obama vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc trở lại ngôi trường xưa của ông.
"Tổng thống luôn nói về sự quan tâm của ông với trường Đại học Columbia, cũng như nguyện vọng được tiếp tục làm việc tại trường. Tuy nhiên, thời điểm này, ông vẫn chưa có quyết định cuối cùng về những kế hoạch hậu Nhà Trắng", phát ngôn viên Jennifer Friedman cho hay.
Trường Columbia không bình luận gì về phát biểu của ông Bollinger.
Tờ Chicago Business nhận định, động thái trên có lẽ là bước đầu tiên của nhà Obama trong việc biến New York thành ngôi nhà của họ, sau khi rời Nhà Trắng.
Tin đồn về việc Tổng thống sẽ gia nhập đội ngũ nhân viên của Columbia đã được phát tán từ hồi tháng 4, khi tờ New York Post đưa tin Obama đang bàn chuyện trở lại dạy học ở trường luật thuộc Đại học Columbia, sau khi ông hết nhiệm kỳ.
Hồi tháng 5, Obama đã chọn trường Đại học Chicago là nơi đặt thư viện Tổng thống của mình. Quỹ của nhà lãnh đạo này cũng tỏ ý sẽ duy trì sự hiện diện ở Columbia.
Obama từng dạy luật hiến pháp tại trường Đại học Chicago trước khi đắc cử Thượng nghị sĩ năm 2004. Trước đó, năm 1981, khi 20 tuổi, ông chuyển từ trường Occidental ở California tới Đại học Columbia và sau đó tốt nghiệp trường đại học này vào năm 1983. 
Hoài Linh

Dự thảo Học thuyết quân sự Ukraine xác định ‘Nga là kẻ thù’

TPO - Dự thảo Học thuyết quân sự được Chính phủ Ukraine soạn thảo xác định “Nga là kẻ thù tiềm tàng” của nước này.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk. Ảnh: Interfax Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk. Ảnh: Interfax
Hãng Interfax-Ukraine ngày 1/9 dẫn lời Thủ tướng Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk tại một cuộc họp báo diễn ra ở Odessa cho biết, dự thảo Học thuyết quân sự mới của Ukraine chỉ rõ “Nga là quốc gia xâm lược Ukraine”, và là “kẻ thù tiềm tàng” của nước này.
Theo kế hoạch, dự thảo Học thuyết quân sự mới do Chính phủ Ukraine soạn thảo sẽ được gửi tới Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine xem xét, bổ sung. Tiếp đó dự thảo cần được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phê chuẩn trước khi có hiệu lực.
Hồi tháng 1/2015, Quốc hội Ukraine đã thông qua một tuyên bố xác định “Nga là kẻ xâm lược”.
Ngoài ra, Kiev cũng khẳng định Moscow “ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và ngăn chặn các hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế”.
Ngoài ra, Quốc hội Ukraine cũng kêu gọi các quốc gia đối tác cần xác định lực lượng chủ trương ly khai ở Donetsk và Lugansk là các tổ chức khủng bố.
Tuy nhiên, Moscow đã phủ nhận các cáo buộc trên, đồng thời nhấn mạnh quan điểm của Nga ủng hộ một Ukraine ổn định về chính trị và kinh tế, đoàn kết, thống nhất giữa các đảng phái và khu vực.
Theo Lenta/Interfa

Nhà nguyên phó bí thư huyện ủy chứa gỗ lậu

  Ông Phan Đức Thành - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - ngày 1-9 cho biết đang làm rõ nguồn gốc của hơn 5,5 m3 gỗ xoay (nhóm II) trong nhà ông Nguyễn Xuân Cự, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Ea Kar, để xử lý theo quy định.
Kiểm lâm huyện Ea Kar đã ra quyết định tạm giữ hành chính toàn bộ số gỗ trên vì chủ gỗ không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Số gỗ trong nhà ông Nguyễn Xuân Cự bị thu giữ
Số gỗ trong nhà ông Nguyễn Xuân Cự bị thu giữ
Trước đó, vào rạng sáng 30-8, ông Nguyễn Như Hoạt (SN 1970; ngụ xã Ea Kmút, huyện Ea Kar) phát hiện 1 xe chở gỗ vào sân sau nhà ông Cự (thôn 1, xã Cư Ni) nên đã ghi hình lại. Ngay sau đó, ông Hoạt đã gọi điện thoại báo cho một lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk đề nghị cơ quan chức năng xử lý. Đến chiều cùng ngày, công an tỉnh phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar đến nhà ông Cự và tìm thấy số gỗ trên.
Ông Cự là Phó Bí thư Huyện ủy Ea Kar nhiệm kỳ 2010-2015. Sau kỳ đại hội Đảng bộ huyện vừa qua, ông thôi chức vụ này để nghỉ hưu theo chế độ.
Tin-ảnh: C.Nguyên

Thanh long '10.000 đồng 4kg' bán đổ đống ở Sài Gòn

Đang chính vụ nhưng thương lái Trung Quốc giảm thu mua vì tỷ giá biến động khiến nông sản này bị bán rẻ như cho.
10.000 đồng 4kg thanh long được rao bán tại đường Phan Văn Trị (Bình Thạnh). Ảnh: Thi Hà. 10.000 đồng 4kg thanh long được rao bán tại đường Phan Văn Trị (Bình Thạnh). Ảnh: Thi Hà.
Gần một tuần nay, trên một số tuyến đường ở TP HCM như Lê Văn Việt (quận 9), Phan Văn Trị  (Bình Thạnh), Quang Trung (Gòn Vấp)..., thanh long giá rẻ đổ thành những đống lớn bán đầy đường.
Tại đường Phan Văn Trị, có khoảng 4-5 điểm bán với số lượng lên tới cả tấn. Đa phần thanh long ruột trắng trái to, mẫu mã đẹp chỉ có giá 10.000 đồng 3kg. Trái nhỏ hơn một chút 4kg giá 10.000 đồng. Anh Thiện, một chủ vựa cho biết, mặt hàng này được chở về từ Bình Thuận, đã vào giữa vụ nhưng sức mua không hề tăng. Nhiều nhà bán không được nên đổ đầy vườn và đường. Thấy vậy, anh liền cho thu gom và mua lại với giá rẻ. Nhiều chuyến chở về TP HCM chỉ mất tiền phí vận chuyển nên mới có giá "bèo" như vậy.
Hiện ở Bình Thuận, giá thanh long bán tại vườn chỉ 500 - 3.000 đồng một kg, còn sản phẩm dành cho xuất khẩu giá 4.000 -7.000 đồng.
Cũng bán giá 10.000 đồng 4kg, anh Hoàng, người bán thanh long trên cùng tuyến đường cho biết, những năm trước thời điểm này là cuối của vụ thuận nên giá khá cao, dù là hàng dạt cũng tầm 8.000 -10.000 đồng một kg, nhưng năm nay nhiều trái ngon giá không bằng một phần ba của năm ngoái. Trong khi đó, sức mua ở thị trường nội địa vẫn rất thấp, người tiêu dùng TP HCM không mấy mặn mà.
“Cả tháng nay, thanh long của các hộ trồng ở Bình Thuận đổ bỏ rất nhiều. Tiếc quá nên tôi tìm đến một số nhà vườn để lựa mua những trái chất lượng với giá chỉ 500 - 1.500 đồng một kg. Sau khi tính thêm phí vận chuyển lên TP HCM, tôi chỉ bán giá dao động 3.000 - 4.000 đồng một kg. Thế nhưng, với sức mua kiểu này tôi e mình sẽ bị lỗ”, anh Hoàng nói.
Chị Lan, chủ xe đẩy thanh long tại đường Quang Trung cho biết, rất hiếm khi bán trái cây này nhưng 2 tuần nay vì thấy sản phẩm về chợ quá rẻ nên lấy lại và bán ra với giá 10.000 đồng 2kg. “Đây là sản phẩm tôi cất công chọn kỹ lưỡng nên giá có cao hơn so với các xe đẩy khác. Các trái khá đều đặn và tươi chứ không phải là hàng dạt. Nhưng trung bình một ngày tôi bán chỉ được 20kg, ít hơn so với các sản phẩm khác trước đó, mà lãi cũng không đáng là bao”, chị Lan chia sẻ.
Không chỉ thanh long trắng bán với giá thấp thì thanh long đỏ trên xe đẩy đường Ngô Tất Tố hay chợ Văn Thánh (Bình Thạnh) giá cũng chỉ 10.000 đồng một kg, thậm chí 15.000 đồng 2kg. Trong khi trước đó, vào tháng 3/2015, giá thanh long ruột đỏ loại một ở Tiền Giang bán tại vườn có giá  20.000-21.000 đồng một kg, loại 2 giá 17.000-18.000 đồng.
Tại chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Thủ Đức, giá thanh long ruột đỏ nhập vào chợ hiện có giá từ 5.000 đến 10.000 đồng một kg, tùy loại.
Theo một số tiểu thương chuyên bán lẻ, sở dĩ giá thanh long giảm mạnh là do sức mua giảm. Thêm vào đó, tình hình xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc cũng gặp khó khăn. Riêng với thanh long ruột đỏ, một số sản phẩm có mẫu mã không được đẹp mắt như những vụ trước đó.
Thanh long '10.000 đồng 4kg' bán đổ đống ở Sài Gòn - ảnh 1 2kg thanh long ruột đỏ loại ngon cũng chỉ có giá 15.000 đồng.
Ông Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long chợ Gạo tỉnh Tiền Giang cho biết, cách đây hơn một tuần thanh long ruột đỏ tại vườn chỉ bán được với giá 2.000 - 3.000 đồng một kg, nhiều hộ nông dân không có lãi nhưng vẫn phải cầm cự để chuẩn bị cho vụ kế tiếp.  “Thanh long Việt Nam chủ yếu dựa vào thị trường xuất khẩu chứ tiêu thụ nội địa rất thấp. Thế nhưng cuối vụ thuận năm nay, thời tiết biến đổi thất thường, loại trái cây này bị dịch bệnh dẫn đến mẫu mã xấu nên thương lái giảm thu gom”, ông Ửng cho biết nguyên nhân.
Bên cạnh đó, theo vị này, 70-80% sản phẩm xuất sang Trung Quốc nên khi đồng nhân dân tệ bị phá giá, nhiều thương lái Trung Quốc ngưng nhập hàng vì sợ thua lỗ nên hàng ùn ứ và phải bán với giá rẻ. Hiện tại, ở địa phương có trên 5.000ha thanh long, đa phần người dân đều phải chịu cảnh thua lỗ.
Cũng xác nhận thanh long Việt Nam phụ thuộc thị trường Trung Quốc, ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội thanh long bình thuận cho biết khi nhân dân tệ biến động, nông sản trong đó có thanh long khó tránh khỏi rủi ro ở thị trường này. Mặt khác, các thương lái Trung Quốc rất am hiểu tình hình mùa vụ thanh long tại Việt Nam nên nếu hàng được mùa họ có thể ép giá khi đang thu hoạch rộ.
Là đơn vị xuất khẩu loại trái cây này sang Singapore, ông Nguyễn Anh Đức, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op cũng đánh giá sản phẩm thanh long thiếu đồng đều về chất lượng. Đây là một trong những rào cản khiến thanh long khó len lỏi vào các thị trường khó tính và buộc phải chịu thiệt thòi khi phụ thuộc Trung Quốc. “Thời kỳ đầu, chúng tôi đã chủ động chọn sản phẩm thuộc loại hàng Top để xuất sang Singapore, nhưng rất bất ngờ khi siêu thị ở nước này loại gần hết hàng và chỉ chấp nhận những trái có độ đồng đều cao. Nhiều trái to, tròn mỡ màng nhưng bị loại vì kích cỡ quá lớn không đúng tiêu chuẩn”, ông Đức cho biết.
Theo Vnexpress
 
Xem tiếp...

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

EM GÁI MIỀN QUÊ 29

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ở hai đầu nỗi nhớ (bài thơ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ở hai đầu nỗi nhớ là một bài thơ của nhà báo Trần Đình Chính, được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Đây là bài thơ đã đạt kỷ lục trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ  với giá bản quyền cao nhất hiện nay ở Việt Nam

Bài thơ

Bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" được nhà báo Trần Đình Chính sáng tác vào mùa hè năm 1980, chỉ sau 8 phút. Bài thơ là mối tình đầu cùa ông với một cô sinh viên văn khoa Sài Gòn đi cùng đoàn của Sở Thương nghiệp sang Campuchia xây dựng mạng lưới bán hàng.
Năm 1984, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Nhân dân.

Tác giả

Nhà báo, nhà thơ Trần Đình Chính sinh năm 1955, bút danh Trần Hoài Thu. Ông là bộ đội thông tin trong Chiến tranh Việt-Mỹ, chiến đấu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long  Sau chiến tranh, ông theo học và tốt nghiệp khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó ông làm phóng viên của Báo Nhân Dân  Ông ở Hà Nội và đã hai lần lập gia đình. Ông có hai con với người vợ trước (con gái lớn đã lập gia đình, con trai đang học đại học) và một con gái 8 tuổi với người vợ sau  Trần Đình Chính đã có 40 năm làm phóng viên cho Báo Nhân dân. Năm 2009, ông phát bệnh thận và bệnh tiểu đường biến chứng khiến đôi mắt gần như không nhìn thấy g
Do thiếu tiền chữa bệnh, phải chạy thận thường xuyên nên ông buộc lòng phải đem bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ " ra bán bản quyền  lấy tiền chữa bệnh . Khi biết được thông tin về trường hợp của tác giả Trần Đình Chính, ông Nguyễn Xuân Hàn, một doanh nhânThành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý mua bản quyền của bài thơ với giá 300 triệu đồng
Nhà thơ Trần Đình Chính cũng được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ để chữa bệnh hiểm nghèo. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã chuyển toàn bộ số tiền thu được trong 10 năm của bài thơ cho ông (Dù ông chưa ký hợp đồng ủy thác quyền cho VCPMC, nhưng bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã là thành viên của VCPMC)  
Vì bệnh nặng nên ông đã qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2014 

Phổ nhạc

Năm 1987, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và trở thành bài thơ, bài hát được nhiều người yêu thích . Có nhiều ca sĩ đã hát tác phẩm này, nhưng ca sĩ Bảo Yến được cho là người thể hiện thành công nhất
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhận xét rằng: "Điểm đặc biệt của "Ở hai đầu nỗi nhớ" là càng trải qua thời gian càng có thêm nhiều người yêu mến. Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của mình, "Ở hai đầu nỗi nhớ" là bài thơ, bài hát mà tôi yêu thích nhất." 

Cảm nhận

Phần trích sau đây của bài thơ được lấy từ trang web của Hội nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh:

Có một không gian nào
Đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương
...
Ở đầu này nỗi nhớ
Anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp
Cho ta gần nhau hơn 

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đánh giá: "Bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" thật sự là một tác phẩm thơ xuất sắc và được nhớ. Bài thơ đã đạt đến đỉnh cao của "nghệ thuật sử dụng ngôn từ"."  Không ồn ào, không nỉ non, những từ ngữ trong sáng, mượt mà đẹp như những áng thơ, bản thân nó đã toát lên vẻ thanh khiết của một mối tình"  Bài thơ là tiếng nói đầy ắp yêu thương của tình yêu và nỗi nhớ . Cái dạt dào tình thương đã vượt lên trên tất cả là niềm tin, niềm hy vọng ở một tình yêu được hội tụ bởi tinh hoa của trời và đất, của con người với con người.
Nhà báo Thép Mới từng viết: ""Đời mỗi người làm văn, làm thơ, làm báo cũng chỉ cần một tác phẩm như "Ở hai đầu nỗi nhớ" là đủ"." .

Kỷ lục trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Ngày 13 tháng 01 năm 2013, bản quyền bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" chính thức được bán với giá 300 triệu đồng (nộp thuế 30 triệu) cho ông Nguyễn Xuân Hàn , trước sự chứng kiến của Trung tâm quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam . Với giá trị bản quyền 300 triệu đồng, bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" đã vượt giá trị thương mại so với bài thơ từng được bán bản quyền trước đó là bài Màu tím hoa sim  của Hữu Loan vào năm 2004.
Ngày 25 tháng 04 năm 2013, tổ chức Kỷ lục Việt Nam cùng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học, Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn bài thơ "Ở hai đầu nỗi nhớ" là một trong 10 kỷ lục Việt Nam thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ lần thứ 2 năm 2013 Đây là kỷ lục nhằm tôn vinh những giá trị của Sở hữu trí tuệ do các tổ chức, cá nhân Việt Nam tạo ra 
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 60

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đội nữ điệp viên 20 năm săn lùng bin Laden

Cindy Storer và Barbara Sude trông không giống nhân vật Maya với mái tóc đỏ rực lửa trong phim Zero Dark Thirty nói về cuộc săn lùng trùm khủng bố Osama bin Laden. Tuy nhiên, ẩn sau sự "bình thường" ấy, họ thực sự là những người hùng vì đã giúp Mỹ tiêu diệt được kẻ thù số một của nước này.

Trong phim Zero Dark Thirty của Kathryn Bigelow, Jessica Chastain đã vào vai Maya, nữ chuyên viên phân tích duy nhất của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã giúp nước Mỹ triệt hạ bin Laden. 
Không có một nữ anh hùng duy nhất
Nhưng một bộ phim tài liệu mới mang tên Manhunt do kênh truyền hình HBO vừa công chiếu hôm 1/5 đã cho thấy rõ rằng không chỉ có một nữ điệp viên của CIA ở trong cuộc chơi như Bigelow đã mô tả. Thay vì thế, đã có cả một đội các nữ chuyên gia phân tích, những người từng gióng lên hồi chuông báo động về Bin Laden cả thập kỷ trước vụ khủng bố 11/9.
Một cảnh trong phim Manhunt vừa được trình chiếu trên HBO.
Bộ phim được đạo diễn Greg Barker mô tả là “câu chuyện thực" đằng sau 20 năm săn lùng Bin Laden. Nó gồm nhiều phỏng vấn với các thành viên của một đội chuyên viên phân tích được gọi là Sisterhood. Đây là nhóm đã được CIA giao nhiệm vụ lần theo dấu vết của Bin Laden.
Rất nhiều người được phỏng vấn, gồm các cựu nhân viên tình báo Nada Bakos, Cindy Storer và Barbara Sude, đã lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình để nói về vai trò của họ. Và tất cả họ dường như đã truyền cảm hứng cho việc tạo ra nhân vật Maya trong Zero Dark Thirty, từ nỗ lực kiên trì của họ trong việc thuyết phục các đồng nghiệp rằng Bin Laden là một mối đe dọa nghiêm trọng, cho tới việc đấu tranh để đồng nghiệp coi trọng nghiêm túc công việc của họ, các sức ép của công việc đã ảnh hưởng tới đời sống riêng. 
Cảm thấy có tội với nước Mỹ
Trong những người phụ nữ ấy, Storer đã bắt đầu theo dấu Bin Laden từ đầu những năm 1990. Đó là thời điểm tổ chức khủng bố Al-Qaeda đang chối bỏ sự tồn tại của nó. Storer đã xuất hiện trên HBO với đôi mắt ngấn lệ, khi kể lại việc bà đã bị chỉ trích ra sao trong một bản đánh giá năng lực công tác, do đã "dành quá nhiều thời gian nghiên cứu về Bin Laden”.
"Người ta nói rằng chúng tôi là những chiến binh thập tự bị ám ảnh và bị cảm xúc chi phối" - Storer kể lại. Bà thừa nhận nhóm quả thực đã gần như bị ám ảnh bởiBin Laden, nhưng việc đó là để phục vụ cho những điều tốt đẹp.
Bà nhớ lại việc mình và các cộng sự đã chuyền tay nhau các lọ lớn chứa thuốc Tums chống đau dạ dày khi họ xem các đoạn video đầy kinh tởm mà các thành viên trong mạng lưới của Bin Laden đưa lên mạng. Dựa vào đó, họ đã tạo ra một hồ sơ khá đầy đủ về Al-Qaeda.
"Đó không phải là công việc hấp dẫn nhất" - Bakos kể lại trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Yahoo! News. Nhưng bà nói rằng công việc đã cho thấy phụ nữ đóng vai trò quan trọng ra sao cho CIA. Theo bà "phụ nữ có sự nhẫn nại và kiên trì". “Họ không tìm kiếm một công việc với mức lương hấp dẫn. Đây không phải là công việc giúp người ta được thăng chức. Họ làm việc là để bảo vệ đất nước" - bà nói.
Nhưng những phân tích và cảnh báo của các nữ phân tích đã không được coi trọng. Chỉ sau khi Bin Laden bắt đầu công khai đe dọa tấn công Mỹ, thông tin tình báo của nhóm Sisterhood mới được xem xét nghiêm túc. 
Song bất chấp việc các nhà phân tích nói rằng đã có dấu hiệu về một số "hoạt động lớn" sắp diễn ra, nhà chức trách vẫn không thể ngăn chặn được các vụ khủng bố 11/9/2001. Sau vụ khủng bố, Storer và các cộng sự cảm thấy họ có tội với nước Mỹ và Manhunt đã mô tả điều đó trong phim.
Sự thực không như trong phim
Vụ 11/9 không khép lại cuộc săn lùng Bin Laden của nhóm Sisterhood mà chỉ mở rộng và kéo dài nó ra thêm.
Bakos, một nhà phân tích kỳ cựu của CIA, đã được gửi tới Iraq vào đỉnh cao của cuộc chiến tranh tại đây để lần theo dấu các lãnh đạo Al Qaeda. Bà dường như là nguồn cảm hứng chủ đạo cho nhân vật Maya. 
Trong khuôn khổ nhiệm vụ, Bakos thường phải tham gia các cuộc đột kích để tìm kiếm mục tiêu của bà, Abu Musab Zarqawi, nhân vật khi đó là lãnh đạo Al-Qaeda. Công việc khiến bà không hề thoải mái. Giống như nhân vật Maya, bà thường phải vật lộn để chống lại việc đã chứng kiến các màn thẩm vấn có hơi hướng tra tấn nhằm thu thông tin tình báo trên chiến trường.
Nhưng Manhunt không phán xét về vấn đề đạo đức trong các phương thức thẩm vấn hà khắc của CIA và Bakos nói rằng đó là một trong những lý do bà tham gia bộ phim. Bà cũng nói rằng đã cùng các đồng nghiệp tham gia Manhunt còn vì để khán giả hiểu hơn về công việc của CIA và giới tình báo.
Về bộ phim Zero Dark Thirty, Bakos ca ngợi nó vì đã mô tả chính xác "các khoảnh khắc căng thẳng" trong cuộc săn lùng Bin Laden. Tuy nhiên bà cho rằng phim của Bigelow đã không lột tả được "các sắc thái tình báo" mà bà và các cộng sự từng săn lùng Bin Laden phải đối mặt, cho tới tận giờ. Phim của Bigelow cũng không cho thấy rằng cuộc săn lùng Bin Laden được thực hiện bởi "một tập thể " làm việc cùng nhau, dưới áp lực khổng lồ của việc phải ngăn chặn một vụ tấn công khủng bố.
Theo Thể thao & Văn hóa

Uẩn khúc cuộc đời của 'điệp viên X' gây chấn động

"Điệp viên X" (được coi là cựu nhân viên tình báo của Israel), đã chết trong tù hơn 2 năm trước đây. Những thông tin hiếm hoi về vụ án "Điệp viên X" được tiết lộ đã phần nào cho thấy những phương thức hoạt động của tổ chức tình báo Mossad của Israel.

Bản lý lịch sạch sẽ...
Giới tình báo không xa lạ gì với mật danh "điệp viên X" của tổ chức tình báo Mossad (Israel) nhưng tất cả những gì người ta biết về anh chỉ vẻn vẹn hai chữ "tù nhân". Mọi thông tin dù nhỏ nhất đều được giữ kín, ngay cả ban quản lý nhà tù Ayalon, nơi giam giữ "tù nhân X" cũng không hề biết danh tính thật sự của tù nhân lạ kỳ này.
Tất cả vấn đề liên quan đến "tù nhân X" đều bị chính quyền Israel cấm đưa tin. Thế nhưng, dù thông tin được bảo mật kỹ đến đâu thì vẫn có kẽ hở. Mới đây, danh tính của "tù nhân X" đã được tiết lộ khiến những thắc mắc, tò mò về chàng điệp viên này phần nào được cởi bỏ.
  Uẩn khúc cuộc đời của 'điệp viên X' gây chấn động - Ảnh 1
Trong vòng chưa đầy 7 năm, ít nhất Ben đã ba lần thay đổi tên họ.
Theo Foreign Correspondent, chương trình do đài ABC của Australia tổ chức, "tù nhân X" tên thật là Ben Zygier sinh năm 1976 tại Melbourne (Australia). Sinh trưởng trong một gia đình gốc Do thái khá giả, cả cha mẹ của Ben đều là những người có địa vị cao và nổi tiếng trong các tổ chức Do thái địa phương, Ben đã xác định tư tưởng sau này mình sẽ tham gia vào một tổ chức mang xu hướng Xionit (chủ nghĩa phục quốc Do thái).
Cha Ben là một người Do thái bảo thủ, điều hành một công ty kinh doanh bột ngũ cốc có tiếng. Ngay từ nhỏ, Ben đã được gửi tới học tại một trường Do thái danh tiếng, ở đó cậu được học ngôn ngữ, lễ giáo và lịch sử của dân tộc Do thái.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, năm 1993, Ben theo học tại khoa luật trường đại học Monash, đai học tốt nhất Australia lúc bấy giờ và đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Bản thân Ben luôn tự cảm thấy mình phải thực hiện nghĩa vụ với đất nước Israel. Vì thế, đến năm 1994, Ben đã rời bỏ cuộc sống yên bình ở Australia và quay trở về Israel đầu quân cho một công ty không tên tuổi. Sau đó, anh quyết định gia nhập quân đội Israel.
Với lý lịch khá sạch, thông minh, có học thức, vẻ ngoài châu Âu và đặc biệt lại đến từ một đất nước nổi tiếng thân thiện như Australia nên Ben nhanh chóng trở thành đối tượng thích hợp cho vị trí điệp viên tương lai của tổ chức Mossad. Tất nhiên, với mái tóc vàng và đôi mắt xanh nên không ai nghi ngờ về nguồn gốc Do thái của Ben.
Hạt giống tiêu biểu của Mossad
Bên cạnh đó, Ben cũng dễ dàng qua mắt cơ quan chức năng bằng cách thay đổi tên họ, đồng thời yêu cầu cấp lại hộ hiếu mới nên không ai có thể nhận ra anh, trừ tổ chức Mossad. Trong nhiều thập kỷ qua, Mossad đã thực hiện các chiến dịch bí mật nhằm tiêu diệt những "mầm mống" gây hại cho đất nước như thủ tiêu Imad Mughniyah - chỉ huy Hezbollah tại Damascus vào năm 2008 và chỉ huy Hamas - Mahmoud al Mabhouh ở Dubai trong năm 2010.
Ngoài ra tổ chức này cũng được cho rằng đã thanh toán nhà khoa học hạt nhân của Iran và phá hoại nơi ẩn náu Hezbollah ở Lebanon. Do đó, Mossad rất cần những "hạt giống" mới để có thể tiếp quản những trận chiến "nảy lửa" như thế và Ben được chọn là "hạt giống" tiêu biểu đó.
Năm 2006, Mossad chuyển Ben đến Đông Âu hoạt động. Tuy nhiên, ở đây Ben không thể cung cấp thông tin cần thiết khiến các quan chức Mossad tại Tel Aviv thất vọng và triệu hồi anh về nước để phụ trách công việc văn phòng. Với công việc bàn giấy, Ben cảm thấy chán nản và phát ngán nên đã yêu cầu Mossad để anh trở lại trường học lấy bằng thạc sỹ về quản lý.
Mossad đồng ý và thậm chí vẫn tiếp tục trả lương cho anh đủ để thấy tầm quan trọng của Ben đối với Mossad cao đến mức nào. Tháng 10/2008, Ben Zygier lại một lần nữa ghi danh theo học tại đại học Monash ở Melbourne dưới cái tên "Ben Allen".
Theo thông tin ghi nhận được thì Ben đã báo với trường rằng anh đang làm việc cho một công ty tư vấn tại Geneva và đôi khi vẫn phải trở về Thụy Sĩ để giải quyết công việc. Đây là lý do thích hợp nhất để che giấu những chuyến công tác đột xuất. Theo hồ sơ ghi lại thì trong vòng chưa đầy 7 năm, ít nhất Ben đã ba lần thay đổi tên.
Chính những thay đổi đột ngột này của Ben đã khiến cơ quan đặc biệt của Australia chú ý đến. Năm 2009, phóng viên Jason Koutsoukis của Spiegel, đồng thời là phóng viên chuyên trách Trung Đông cho hai tờ báo Australia The Age và Sydney Morning Herald, đã nhận được email mã hóa từ một nhân viên chính phủ nước này. Bức thư điện tử này có nội dung như sau: "Điều tra tình báo đã phát hiện một điệp viên Israel gốc Australia đang quay trở lại Australia sinh sống.
Ngoài ra, có những thông tin nghi ngờ anh ta đang thực hiện những chiến dịch cho Mossad ngay trên đất nước này". Sau đó, hàng loạt các cuộc điện thoại gọi đến cho Ben nhằm xác minh tin đồn nhưng Ben đều từ chối trả lời. Theo thông tin ghi nhận được, chỉ 10 ngày sau các cuộc điện thoại xác nhận của phóng viên, cơ quan an ninh tình báo nội địa Israel đã bắt giữ Ben Zygier.
Ngoài ra, một phóng viên Australia tên là Trevor Borman đã phát hiện được một chi tiết là vào năm 2008, có một cuộc trao đổi giữa cơ quan tình báo và an ninh Australia với Ben. Tuy nhiên, chưa rõ ai là người chủ động gặp và đôi bên đã thảo luận những gì.
Trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng của Australia thì cho rằng có thể Ben đã tiết lộ với cơ quan tình báo Australia về các điệp viên của Mossad xuất thân từ Australia và các nước phương Tây khác đang ở đâu và làm gì sau khi đến Israel.
  Uẩn khúc cuộc đời của 'điệp viên X' gây chấn động - Ảnh 2
Các tờ báo lần lượt đưa tin về "tù nhân X" sau khi danh tính của anh bị lộ.
Chết vì tự tử hay bị thủ tiêu?
Theo một số điều tra viên, Ben Zygier đã cung cấp những thông tin tình báo cho Lebanon ngay từ tổng hành dinh Tel Aviv, bao gồm cả thông tin liên quan đến đường dây gián điệp của Homsi và Mustafa Ali Awadeh - hai nguồn tin hàng đầu của Mossad tại Lebanon (hai người này đã bị bắt sau đó).
Ngoài ra, khi Zygier bị bắt, các nhân viên an ninh đã tìm thấy một đĩa CD chứa thông tin tối mật trong khi anh ta không được phân quyền để tiếp cận các thông tin này. Khi Ben Zygier bị "tống" vào tù thì giới lãnh đạo Israel quyết định coi cựu điệp viên này như chưa hề tồn tại.
Báo chí cũng bị cấm viết về tù nhân này, ngoài ra, trong phiên tòa xét xử Ben, anh ta cũng bị che mặt để không ai có thể nhận ra. Những người tham dự phiên tòa đều phải ký cam kết vào một lá đơn chấp nhận không tiết lộ bất cứ thông tin gì về cựu điệp viên này. Do đó, cựu điệp viên này được gọi là "tù nhân X".
Vào mùa hè năm 2010, vợ Ben Zygier sinh hạ con gái thứ hai và gia đình được phép vào tù thăm anh ta. Ben Zygier được trò chuyện với mẹ qua điện thoại nhưng vài giờ sau đó "tù nhân X" đã chết với lý do tự tử. Một tuần sau, gia đình xin chuyển thi thể của Ben Zygier về chôn cất trong nghĩa trang dành cho người Do thái ở Australia chứ không phải ở Israel. Có khá nhiều lời đồn đoán xung quanh cái chết bất ngờ của "tù nhân X".
Có người cho rằng Ben cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình, người cho rằng Ben cảm thấy bị tổn thương, một số khác lại đoán có thể Ben Zygier đã bị giết để trả thù. Tuy nhiên, chính quyền Israel vẫn chưa có thông báo chính thức về cái chết của Ben cũng như lý do biệt giam cựu điệp viên Mossad này.
Nhà tù với hệ thống giám sát nghiêm ngặt nhất Israel
Nhà tù Ayalon được xem là một trong những nhà tù có hệ thống bảo vệ tốt nhất của Israel với 700 tù nhân và 260 lính canh. Do đó, cái chết của "tù nhân X" có thể xem là một cái chết không bình thường trong phòng giam có hệ thống giám sát tù nhân 24/24h tiên tiến và hiện đại như vậy. Ngoài ra, giới chức Israel cũng cho biết thêm, Ben Zygier không phải là trường hợp duy nhất chết ngay trong nhà tù bởi nước này có khá nhiều "tù nhân X" khác như Mordechai Kedar - sĩ quan tình báo quân đội phạm tội giết một đồng nghiệp, hay ba điệp viên cơ quan tình báo khét tiếng KGB của Nga là Marcus Klingberg, Shabtai Kalmanovich và Nahum Manbar.
An Mai (Theo Globalpost/ BBC)

Cuộc đời một nữ điệp viên Triều Tiên

Năm 1987, bà Kim Hyun-hee và một điệp viên Triều Tiên khác được giao nhiệm vụ đánh bom một máy bay dân sự của Hàn Quốc đi từ Baghdad tới Seoul, quá cảnh ở Abu Dhabi. Vụ tai nạn khiến 115 hành khách thiệt mạng.

Bà nói về hoạt động điệp viên của mình như sau: Khi đang học tại trường phổ thông, bà gặp một số quan chức chính phủ đến trường; họ yêu cầu bà về nhà chuẩn bị đồ đạc và từ biệt gia đình trong đêm cuối cùng, rồi sẽ được đưa đến trường đào tạo võ thuật, vũ khí và ngôn ngữ để trở thành điệp viên. Bà được dạy nói tiếng Nhật thành thạo.
  Cuộc đời một nữ điệp viên Triều Tiên - Ảnh 1
Bà Kim Hyun-hee
Sau tám năm đào tạo, bà Kim được chọn thực hiện nhiệm vụ đánh bom máy bay, với mục đích làm người nước ngoài sợ hãi trước Olympic 1988 tại Seoul. Bà cùng Kim Seung-il giả vờ là bố con người Nhật đang đi du lịch. Họ lên máy bay từ Baghdad với quả bom đặt trong một chiếc radio. Quả bom phát nổ khi máy bay đang bay tới Seoul. Từ đó, Mỹ liệt Triều Tiên vào danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.
Kim Hyun-hee và Kim Seung-il bị bắt khi họ đang tìm cách rời Bahrain vì chính quyền phát hiện họ đang dùng hộ chiếu giả. Khi bị khám xét, Kim Seung-il đề nghị cả hai nuốt chất độc cyanide giấu trong bao thuốc lá.
Kim Seung-il chết, nhưng Kim Hyun-hee thì không. Kim Hyun-hee bị tòa án Hàn Quốc kết tội tử hình. Sau đó, bà được tha bổng vì chính quyền Hàn Quốc kết luận bà là nạn nhân của chính quyền Triều Tiên.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Úc ABC tại Hàn Quốc, nơi bà Kim đang sống cùng chồng (người Hàn Quốc) và hai con, bà nói: “Triều Tiên đang dùng chương trình hạt nhân để giữ trật tự trong nước và ép Hàn Quốc và Mỹ nhượng bộ”.
“Ông Kim Jong-un quá trẻ và quá thiếu kinh nghiệm. Ông ấy đang nỗ lực giành quyền kiểm soát hoàn toàn đối với quân đội và được mọi người trung thành. Đó là lý do ông ấy đến thăm các căn cứ quân sự nhiều như vậy. Chỉ để chiếm được cảm tình”.
'Ở Triều Tiên, chúng tôi được dạy rằng nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành quan trọng hơn cả bố mẹ', bà Kim Hyun-hee nói.
Diệp Thanh (tổng hợp theo Tiền Phong/ ABC)
Xem tiếp...

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 9

QÚA KHỨ, TƯƠNG LAI, SOI MÌNH TRONG HIỆN TẠI ...
Kết quả hình ảnh cho QÚA KHỨ, TƯƠNG LAI, SOI MÌNH TRONG HIỆN TẠI ...TỐ HỮU

(Trích "THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 26/b"):

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
(Nguyễn Tuân)
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”
(Nguyễn An Ninh)

 (tiếp theo)
      Thượng hoàng vẫn hết mực tin Hồ Quí Ly trung thành. Nhưng Phế Đế đã thấy âm mưu thoán đoạt của kẻ họ Hồ, cùng kẻ tâm phúc tìm cách khử đi để trừ hậu họa. Lộ chuyện, Quí Ly kêu van với Thượng Hoàng: “Cổ lai chỉ bỏ cháu nuôi con, chứ chưa thấy ai bỏ con nuôi cháu bao giờ”.
Thượng hoàng xuống chiếu trách vua Phế Đế trẻ con, có ý hại kẻ trung thần, nguy đến xã tắc nên giáng xuống làm Minh Đức đại vương, lập con của Nghệ Tông làm vua, lấy hiệu là Thuận Tông (1388 - 1398). Sau đó, Phế Đế bị thắt cổ chết, các quan đồng mưu đều bị giết hại.

Năm 1389, Chế Bồng Nga lại đem quân quấy phá Đại Việt. Hồ Quí Ly đem quân đi cự chiến, nhưng thua trận phải rút chạy. Đến cuối năm, quân Chiêm tiến vào sông Hoàng Giang định đánh Thăng Long. Thượng Hoàng sai Trần Khắc Chân đi chặn, đến đóng ở Hải Triều (vùng Hưng Nhân, Thái Bình và Tiên Lữ, Hải Dương). Hàng trăm chiến thuyền quân Chiêm, tiến vào trận địa phòng ngự của quân Đại Việt. Biết được thuyền chở Chế Bồng Nga nhờ chỉ điểm, Trần Khắc Chân cho quân tập trung bắn vào thuyền ấy, Chế Bồng Nga trúng tên chết. Quân Đại Việt được thể đánh dấn, quân Chiêm đại bại. Nạn Chiêm Thành được giải quyết.
Về già, hình như Thượng hoàng Nghệ Tông cũng lờ mờ thấy được tâm địa của Hồ Quí Ly nên có lần gọi Quí Ly vào điện bảo:
- Nhà ngươi là thân tộc, cho nên bao nhiêu việc nước trẫm đều ủy thác cho cả. Nay quốc thể suy nhược, trẫm thì già rồi, ngày sau con trẫm có nên thì giúp, không thì nhà ngươi tự làm lấy.
Quí Ly cởi mũ, khấu đầu, vừa khóc, vừa thề thốt:
- Nếu hạ thần không hết lòng hết sức giúp vua thì trời tru đất diệt…
Lời thề ấy chưa được tày gang!
Năm 1394, Thượng hoàng Nghệ Tông mất, Quí Ly lên làm Phụ chính Thái sư, thâu tóm toàn bộ quyền lực. Để dễ bề thoán đoạt, Quí Ly xây thành Tây Đô (tại xã Yên Tôn, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, dân gian gọi là thành nhà Hồ) và năm 1397, ép vua Thuận Tông dời đô về đó. Thăng Long đổi tên thành Đông Đô.
Năm sau, Quí Ly lại ép Thuận Tông nhường ngôi cho con rồi đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thanh Hóa). Thái tử Án lên ngôi lúc 3 tuổi, hiệu là Thiếu Đế (1398 - 1400). Hồ Quí Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương, sai người giết Thuận Tông, con rể mình.
Triều Trần lúc đó có Thái Bảo Trần Nguyên Hãn, Thượng tướng quân Trần Khắc Chân lập mưu trừ Hồ Quí Ly. Việc bại lộ, 370 người liên quan bị giết hại. Tháng hai năm Canh Thìn (1400), Hồ Quí Ly bỏ Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, lật đổ nhà Trần lập nên nhà Hồ. Ngay sau đó truyền ngôi cho con là Hồ Hán Thương, xưng mình là Thái Thượng Hoàng.
Người đương thời đã phán xét Nghệ Tông là ông vua “chí khí đã không có, trí tuệ cũng hèn kém, để cho gian thần lừa đảo, giết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những trung thần nghĩa sĩ, cứ tin dùng một Quí Ly cho được quyền thế đến nỗi làm xiêu đổ cơ nghiệp nhà Trần”.
Lời phán xét ấy có vẻ là quá nặng chăng?
Nhà Trần tiêu vong là điều không tránh khỏi và đã được báo trước mấy chục năm. Sự phát triển đất nước, xét cho cùng là tự phát tất yếu dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế. Sự thiếu sáng suốt không biết cách giải quyết các cuộc khủng hoảng đó dẫn đến cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân ngày càng lâm vào khốn khó, quẫn bách. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo loạn, khởi nghĩa nông dân làm thế nước suy yếu, và đồng thời là một trong những nguyên nhân không những không dẹp yên dứt khoát được nạn quấy phá của giặc Chiêm Thành mà còn chịu cho Chế Bồng Nga lộng hành, gây chiến liên miên. Chiến tranh, bạo loạn, giặc giã liên miên, đến lượt chúng, làm cho đời sống nhân dân càng cực khổ, thế nước đã suy yếu càng suy yếu nghiêm trọng, và cùng với thiên tai, mất mùa, đã tác động như những kích hoạt, đẩy nhà Trần mau chóng đến tiêu tan.
Một nguyên nhân khác, có vẻ tầm thường nhưng cũng thật tự nhiên và góp phần quan trọng không kém vào quá trình suy vong của nhà Trần. Đó là khi đất nước đã thanh bình, thịnh vượng, mục tiêu vì dân vì nước để từ đó cũng là vì mình đã bị đảo lộn thứ tự. Kiếp đời hữu hạn đã mâu thuẫn với lý tưởng có vẻ xa vời (nhưng thực ra là chân lý, chính nghĩa và cũng là thượng sách để giữ vững ngai vàng!). Những quan niệm sống đầy tham lam, vị kỷ trỗi dậy, lối sống hưởng lạc, xa hoa, buông thả vô độ một cách mù quáng, đầy bản năng, đầy thú tính trở nên nổi trội. Sự sa đọa và thèm khát thấp hèn, kèm theo là bạc nhược tinh thần và nhẫn tâm, độc ác đã được dung túng vì chính cung đình, nơi tập trung cao nhất của quyền sinh sát đất nước lại là mảnh đất màu mỡ làm nở rộ những hành vi mê muội bản năng và dã man thú tính nhất. Vì thế mà nhà Trần trong giai đoạn tồn tại cuối cùng, cùng với công cụ bạo lực của nó, trước tình cảnh rối bời của đất nước, đã không tìm ra lối thoát, và mặc nhiên trong sự dẫy chết của nó, đã trở thành phản động và ngu xuẩn, quay sang bức hại hơn nữa quần chúng nhân dân, cái gốc cội cưu mang, nuôi sống mình, làm cho mình được vinh hoa phú quí.
Khi đã trở thành lực lượng thù địch của Đại Chúng thì dù không có ngoại xâm, nhà Trần cũng coi như mất nước (hay chính nhà Trần lúc đó đã biến tướng thành giặc ngoại xâm?!). Khi tính chính nghĩa đã không còn thì lý do tồn tại trong lòng dân tộc Việt cũng không còn nữa, nhà Trần tất nhiên phải bị loại trừ, không chóng thì chầy. Và thực tế đã xảy ra đúng như vậy. Dân giàu thì nước mạnh, nước mất thì nhà tan, chân lý ấy đã được khắc ghi đến ngàn đời trên nền trời xanh lồng lộng, có lẽ là bất cứ ai cũng thấy. Các bậc khai quốc công thần của triều đại nhà Trần đã thấy và thấm nhuần được chân lý ấy; nhưng những hậu duệ cuối cùng của triều đại đó, do phần ngợm đã lấn át hết phần người, dù có thấy, cũng chẳng bao giờ hiểu được. Oái ăm là như thế!
Như một định mệnh, cơ nghiệp nhà Trần được lập nên như thế nào thì cũng bị mất đi tương tự như thế ấy. Không có Huệ Tông, Trần Thủ Độ này thì cũng có Huệ Tông, Trần Thủ Độ khác, không có Nghệ Tông, Hồ Quí Ly này thì cũng có Nghệ Tông, Hồ Quí Ly khác, vì luật thịnh - suy buộc phải như thế. Chỉ có điều con người và thời thế của Hồ Quí Ly không thể so sánh được với con người và thời thế của Trần Thủ Độ.
Sự chối bỏ kinh đô Thăng Long của Hồ Quí Ly (hay khí thiêng Thăng Long đã từ chối kẻ thèm khát ngôi báu?), đã bộc lộ tầm nhìn thiển cận của ông ta và là điềm báo về sự ngắn ngủi của một triều đại được sinh ra không biết để làm gì, khi chỉ khác triều đại thời mạt Trần cái nhãn mác, thậm chí còn tệ hại hơn, làm cho đất nước loạn lạc, rối bời và suy yếu hơn nữa.
Không biết Hồ Quí Ly có ý gì mà đổi tên nước thành Đại Ngu? Phải chăng “Ngu” đây là ám chỉ đến tổ tông ông - nhà Ngu nào đó bên Trung Quốc? Hay “Ngu” này hàm nghĩa là khôn ngoan như trong truyện “Ngu Công dời núi”? Theo thiển ý của chúng ta thì Đại Trí có thể trông giống như Ngu, nhưng Đại Ngu thì không thể là Trí được, và cũng không là Ngu được. Vậy thì ý nghĩa Đại Ngu ở đây chỉ đơn giản là… Đại Ngu (hoặc nói lái lại!) thôi!
Hành động dời đô của Hồ Quí Ly chỉ là để phục vụ cho mưu đồ đen tối và ích kỷ cá nhân chứ hoàn toàn không chính đáng, hơn nữa còn bất lợi cho đất nước. Đông Đô, với vị trí đắc địa của nó, vẫn luôn là trung tâm của đất nước, nơi đã khắc sâu nỗi nhớ niềm thương của mọi người dân nước Đại Việt. Còn Tây Đô, như lời của Nguyễn Nhữ Thuyết được ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, thì chỉ là nơi “chật hẹp hẻo lánh, cuối nước đầu non, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi”.
Hồ Quí Ly không phải là không thấy được thảm trạng của đất nước mà như Nghệ Tông nói là “Quốc thể suy nhược”. Chắc rằng ông ta cũng muốn khắc phục thảm trạng ấy và chấn hưng đất nước. Nhưng người đứng đầu nhà nước Đại Ngu đã không biết cách, vì đã không có thể nhận biết được nguồn gốc sâu xa cũng như nguyên nhân cơ bản đưa đến thảm trạng ấy. Do đó, Hồ Quí Ly đã thực hiện hàng loạt cải cách về kinh tế - xã hội, vẫn không dập được đám cháy lúc âm ỉ lúc bộc phát, đang lan tràn khắp nước mà còn như đổ thêm dầu vào lửa.
Về mặt kinh tế, những chính sách quan trọng nhất của Hồ Quí Ly là:
"... hạn điền hạn nô, phát hành tiền giấy và đổi mới chế độ thuế khóa. Hạn điều là trừ các đại vương và trưởng công chúa, hạn chế mức độ sở hữu về số lượng ruộng đất từ quan cho tới thứ dân tối đa là 10 mẫu, số dư ra sau khi đo đạc sẽ sung công. Ai có tội được phép lấy ruộng mà chuộc tội. Chính sách này nhằm trước hết tước đoạt lại số đất đai của đám quí tộc Trần có được trước kia dưới thời Trần nhờ được ưu ái và cũng nhờ chiếm đoạt. Việc này khôg thể không đụng chạm đến quyền lợi của phần lớn địa chủ và quan lại. Tuy nhiên chính sách hạn điền đã tập trung được một số lớn điền đất cho nhà nước để tăng thêm thu nhập từ tô, thuế. Thực chất của quá trình này chỉ là thay đổi tên chủ sở hữu, phân phối lại lợi tức từ ruộng đất ở “phía trên” chứ không đếm xỉa gì đến nông dân, những người trực tiếp nai lưng trên đồng ruộng. Hạn nô là “những người được phép dùng gia nô theo cấp bậc của mình mà dùng nhiều ít khác nhau, số gia nô thừa phải đem sung công. Gia nô đều có ghi dấu hiện vào trán” (Cương Mục)
. Chính sách này của Quí Ly nhằm mục đích (đồng thời với hạn điền) khống chế việc duy trì các lực lượng vũ trang lớn của vương hầu quí tộc cũ nhà Trần, đồng thời tạo thêm nguồn nhân lực cho nhà nước.
Việc phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng có thể là chính sách táo bạo của Hồ Quí Ly, nhằm giải quyết khủng hoảng tiền tệ, nạn kiệt quệ tài chính của triều đình. Chính sách này, xét ra chẳng có lợi gì cho dân chúng cả và nếu để lạm phát, chỉ làm cho họ khốn khổ thêm. Nó là giải pháp tình thế và chỉ có lợi cho nhà nước quân chủ chuyên chế trong một thời đoạn.
Chính sách thuế khóa của Quí Ly “tệ” hơn của nhà Trần, tăng thuế ruộng, tăng thuế đinh…
Cho dù Hồ Quí Ly cũng có những hành động được cho là tích cực như lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo, mở “Quảng Tế Thư” (kiểu như bệnh viện công), lập hệ đo lường thống nhất trong cân đo đong đếm, sửa đổi chế độ thi cử, khuyến khích học hành…, nhưng những cái đó chỉ có thể ở mức độ hình thức hoặc cũng lại chỉ vì quyền lợi triều đình, không thiết thực đối với đòi hỏi cấp bách của Đại chúng lúc đó, và như vậy trên toàn cục, công cuộc cải cách kinh tế của Hồ Quí Ly về thực chất là vì quyền lợi ích kỷ của tầng lớp thống trị mới, đứng đầu là Quí Ly. Lòng dân không thuận là phải!
Mặt khác, đi đôi với thủ đoạn kinh tế, để củng cố quyền lực, hòng mong xây dựng được một nhà nước mạnh, Hồ Quí Ly còn ra sức trấn áp, loại bỏ, triệt hạ quan lại, tướng tá quý tộc Trần, thực hiện chính sách “pháp trị” hà khắc kiểu hiến binh, mật thám đến độ người quen biết nhau “chỉ nhìn nhau bằng mắt, không dám nói chuyện với nhau bằng lời”, người đương thời gọi Quí Ly là “gian giảo”. Đối với Phật giáo, năm 1396, Quí Ly lệnh: “Những sư chưa đến tuổi 50 đều phải hoàn tục”; thực hiện khảo sát các sư, ai “thông hiểu đạo Phật” thì mới được coi sóc chùa chiền… Lòng người càng thêm ly tán!
Ngót 30 năm làm tôi cho các vua Trần với nhiều năm thực chất là thay vua điều hành đất nước, Hồ Quí Ly đã bắt đầu thực hiện từng bước cải cách của mình trước khi lên ngôi. Thế nhưng sau khi lên ngôi được 6 năm, đứng trước sự xâm lược không thể tránh khỏi của nhà Minh (Trung Quốc), công cuộc cải cách kinh tế và xây dựng đất nước đạt được thành quả gì, tạo nên thế và lực gì? Ngoài một đội quân chính qui có được từ chế độ quân dịch nghiêm khắc ra. Hồ Quí Ly chỉ hầu như còn lại sự đơn độc. Câu hỏi của Hồ Quí Ly trước tả hữu: “Làm thế nào có trăm vạn quân để đánh giặc Bắc?”, và câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”, đã bộc lộ ra tất cả. Nghe sao mà buồn!
Vào đầu thế kỷ XV, dưới triều Minh Thành Tổ (1403 - 1424), nhà Minh đạt đến toàn thịnh và đưa Trung Quốc lên vị trí một đế chế lớn mạnh nhất phương Đông. Cuối năm 1406, Minh Thành Tổ phát động quân tiến đánh nước Đại Việt, à quên, Đại Ngu.
Trước một đội quân xâm lược đông đảo của một đế chế hùng mạnh, Hồ Quí Ly đã không hèn nhát, ông quyết định kháng chiến.
Trước đó, biết rõ dã tâm xâm lược của nhà Minh, Hồ Quí Ly đã tích cực chuẩn bị đối phó. Bằng nhiều biện pháp, ông đã cố gắng xây dựng một lực lượng quân sự chính qui càng đông càng tốt, cho ra sức huấn luyện, tập dượt. Ráo riết tăng cường trang bị vũ khí và thiết bị chiến tranh cho quân đội ấy như đóng hàng loạt thuyền đinh sắt (gọi là “cổ lâu thuyền”), đúc nhiều loại súng thần công. Súng thần công của nhà Hồ được gọi là “thần cơ”, do Hồ Nguyên Trừng (con Hồ Quí Ly và cũng là tướng lĩnh có năng lực của quân nhà Hồ) sáng chế, có sức công phá hơn hẳn các loại khí giới đương thời, gây nhiều nỗi kinh hoàng cho quân Minh sau này. Chính vì thế, khi Hồ Nguyên Trừng bị quân Minh bắt, ông đã được trọng dụng để dạy cho nhà Minh cách đúc súng “thần cơ” đó. Trong “Vân Đài loại ngữ”, Lê Quí Đôn có nhắc đến tình tiết: “Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”. Bên cạnh đó, Hồ Quí Ly cũng khẩn trương lập thế trận, xây thành đắp lũy phòng ngự, bố trí nhiều lực lượng chặn địch dọc theo các hướng giặc có thể tiến sang (như hướng Lào Cai, hướng Lạng Sơn, các cửa sông, cửa biển…), nhưng chủ yếu là lập phòng tuyến sông Hồng, kéo dài hơn 700 trăm dặm, từ chân núi Tản Viên (Ba Vì) theo sông Đà lên Bạch Hạc và từ đó qua Đông Đô (Thăng Long) trở về xuôi, với hai thành lớn của hệ thống là Đa Bang (Sơn Tây) và Đông Đô. Ngoài công trình phòng ngự chủ yếu đó, Hồ Quí Ly còn thực hiện kế “thanh giã” ở một số nơi (thuộc vùng Lạc Sơn, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phú…).
Nhìn chung, sự chuẩn bị cho kháng chiến của Hồ Quí Ly là dày công, kỹ càng và tương đối hoàn tất.
Lực lượng xâm lược của quân Minh gồm 21,5 vạn người, chưa kể một số đông dân cư và thổ binh tải lương đi theo, chia làm hai đạo vượt biên giới Đại Ngu.
Tháng 11 - 1406, Trương Phụ xuất quân từ Bằng Tường (Quảng Tây) vượt ải Pha Lũy (Nam Quan) vào Lạng Sơn. Quân tiến phong của Trương Phụ nhanh chóng hạ được ải Lưu Quan và Kê Lăng (Chi Lăng), hai vị trí quan trọng, có địa thế hiểm yếu, do khá đông quân ta phòng giữ. Từ đó giặc tiếp tục tiến về Cần Trạm (quãng Kép - Bắc Giang ngày nay), rồi chiếm Xương Giang, Thị Cầu. Kỵ binh giặc trước đó đã tiến đến Gia Lâm làm nhiệm vụ nghi binh, còn đại quân chúng tắt qua những nơi bỏ trống, tiến đến miền Đa Phúc, Lập Thạch, bắt liên lạc với đạo quân thứ hai. Binh giặc tiến rất nhanh do dọc đường hành quân không vấp phải sức kháng cự nào đáng kể.
Đạo quân giặc thứ hai, do Nhược Thạch chỉ huy, từ Vân Nam vượt biên giới tiến theo sông Hồng, sông Lô. Cánh quân này của giặc cũng nhanh chóng triệt hạ được nhiều đồn ải, đánh tan các bộ phận án ngữ, đốt cháy rất nhiều thuyền chiến của quân Hồ, rồi tiến đến Bạch Hạc.
Ngày 11-12-1406, hai đạo quân Minh, theo kế hoạch đã hội sư với nhau ở bờ bắc sông Hồng chuẩn bị công thành Đa Bang, một cứ điểm trọng yếu của hệ thống phòng ngự nhà Hồ.
Quân nhà Hồ tập trung rất đông ở thành Đa Bang, tiếp tục củng cố thêm cho kiên cố, tăng cường dàn tượng binh, tỏ rõ quyết tâm phòng thủ.
Đêm 20-1-1407, quân Minh nổi lửa, thổi tù và làm hiệu lệnh tấn công. Chúng nhanh chóng vượt sông, lợi dụng bãi cát dưới chân thành làm điểm tựa, nổ súng mãnh liệt, ào ạt vượt hào, công thành. Quân Hồ không địch nổi, phải rút vào thành cố thủ. Từ lúc giặc vượt sông cho đến khi đánh vào trong thành, quân Hồ đều ra sức chống đỡ, có lúc phản kích lại quyết liệt, nhưng cuối cùng không giữ nổi, phải bỏ chạy. Thành Đa Bang nhanh chóng thất thủ, phòng tuyến dày công chuẩn bị coi như tan vỡ. Quân Minh thừa thắng tràn xuống chiếm được Đông Đô vào ngày 22-1-1407. Một số quan lại quí tộc quay sang hàng quân Minh, đánh lại Hồ Quí Ly.
Quân nhà Hồ do Hồ Nguyên Trừng chỉ huy, tiếp tục rút chạy về Hoàng Giang (khúc hạ lưu sông Hồng thuộc địa phận Lý Nhân - Nam Hà). Bị giặc kéo đến đánh thua nữa, phải rút về Muội Hải (Giao Thủy - Nam Hà) xây thành, đắp lũy, đúc súng, đóng thuyền, cố thủ, rồi lại bị đánh thua, đành lui về Đại An (cửa sông Đáy).
Vào khoảng tháng 3, do Muội Hải là nơi ẩm thấp, lại không quen khí hậu thủy thổ, bị ốm đau bệnh tật nhiều nên giặc chuyển quân về Hàm Tử (Hưng Yên). Nhân cơ hội đó, nhà Hồ tập trung được 7 vạn quân, tổ chức phản kích. Nhưng giặc biết trước, mai phục đánh làm cuộc phản công bị thất bại nặng. Hồ Quí Ly cùng Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương (vua Hồ) dẫn bại quân chạy vào Thanh Hóa, cố thủ ở thành Tây Đô.
Đầu mùa hạ năm 1407, Trương Phụ kéo đại quân tấn công Tây Đô, đánh bại quân Hồ. Hồ Quí Ly cùng đình thần cắm cổ chạy dài, đến Lỗi Giang (Mã Giang) thì bị quân Minh đuổi kịp đánh cho tan tác. Lúc này tướng nhà Hồ là Ngụy Thức thấy tình thế vô phương cứu chữa, bèn tâu:
- Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn.
Hồ Quí Ly cả giận, chém đầu Ngụy Thức rồi dẫn tàn binh chạy về vùng Hà Tĩnh. Quân giặc đuổi bám ráo riết, đến cửa biển Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thì kịp. Quân nhà Hồ nghênh chiến trong bước đường cùng. Trận đánh nổ ra (chắc là xoàng xĩnh thôi!), quân Hồ “nhanh nhẹn” tan nát hoàn toàn. Cha con Hồ Quí Ly cùng nhiều tướng lĩnh, thân thuộc đều bị quân Minh bắt sống, giải về Kim Lăng (Trung Quốc). Triều Hồ đến đây tiêu vong, Đại Ngu kết thúc, nước Đại Việt bị xâm lăng.
Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến nhà Hồ chống quân Minh xâm lược đã quá rõ. Hồ Quí ly đã xây dựng được một lực lượng quân sự không kém hùng hậu về quân số và trang thiết bị chiến tranh, đã có đủ thời gian để xây thành đắp lũy kiên cố, công phu và bày binh bố trận kỹ càng. Về tương quan lực lượng ban đầu, chắc chắn quân Hồ không thua kém quân Minh và có phần lợi thế hơn, cho nên Quí Ly mới nghĩ đến chọn trận địa chiến làm cách đánh phòng thủ chủ yếu. Tuy nhiên, sự chuẩn bị có vẻ rất chu đáo và hoàn tất ấy lại thiếu mất một bộ phận cơ bản, một khâu cốt lõi mà Quí Ly dù có ao ước đến mấy cũng không thể có được, đó là khối đoàn kết toàn dân tộc và một tài năng quân sự xuất chúng (chúng ta cho rằng cái sau phụ thuộc vào cái trước!).
Chính vì thế mà quân nhà Hồ tuy đông, được trang bị tốt nhưng “trăm vạn người, trăm vạn lòng” (lời Nguyễn Trãi), không có được cái sức mạnh tinh thần hết sức quý báu của một đội quân tự giác, thoát thai từ “toàn dân vi binh”, một lòng cứu nước, đó là tinh thần chủ động tiến công, ý chí quyết chiến. Bên cạnh đó, tư tưởng chỉ đạo chiến tranh sai lầm của bất tài quân sự Quí Ly đã trực tiếp làm nên chiến bại chóng vánh của quân kháng chiến. Thụ động trong phòng ngự, chạy dài trong rút lui, để cho giặc rảnh rang tập trung quân đánh hết đồn ải này đến thành lũy khác thì quân đông mấy cũng thành ít, mạnh mấy cũng thành yếu. Tướng tài đến mấy cũng có thể phạm sai lầm, nhưng hơn người ở chỗ nhanh chóng phát hiện ra điều ấy, nhanh chóng phán đoán được tình huống và quyết đoán chọn phương án tác chiến mới phù hợp. Ở đây, Quí Ly đã không làm được như vậy. Trước những thất bại trong phòng thủ ở vùng biên giới và những trận đánh dọc đường hành tiến của quân Minh, nhà Hồ không những không thu được chiến quả có ý nghĩa nào mà còn bị tổn thất không nhỏ về lực lượng quân sự. Ấy vậy mà quân Hồ tuyến sau vẫn án binh, cứng đờ, ở đâu củng cố ở đó chờ giặc tới để phòng thủ, đồng nghĩa với chờ bị tiêu diệt. Nếu ngay lúc đó Hồ Quí Ly hiểu ra được tình thế ngày một bất lợi, phát hiện được những biểu hiện mầm mống từ những sự kiện chiến trường vùng biên giới về một nguy cơ thất bại của thế trận co cụm phòng ngự máy móc, mà tìm cách bảo toàn lực lượng, quyết đoán chuyển sang trường kỳ kháng chiến, “kiên thủ chờ suy”, lấy trận Đa Bang và thêm trận Đông Đô làm những trận quyết chiến chiến thuật (đánh nghi binh, ngăn chặn quyết liệt để rút lui an toàn…) tổ chức hàng loạt trận tập kích theo các hướng thường xuyên, liên tục để tiêu hao, phân tán địch, thì quân Hồ rất có thể sẽ phòng thủ được Đại Ngu lâu hơn nhiều, thậm chí có cơ may đánh bại quân xâm lược nhà Minh. Kháng chiến kéo dài chỉ có lợi cho nhà Hồ, vì bản chất phi nhân phi nghĩa của quân xâm lược sẽ bị phơi bày, chiêu bài giả dối “phù Trần, diệt Hồ” của chúng sẽ dần mất tác dụng, tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến tăng lên; sẵn nồng nàn yêu nước và có đủ thời gian lựa chọn, chắc rằng lòng dân sẽ ngày càng hướng về và nhờ thế mà cũng có thể nhận thức chính trị của vua quan nhà Hồ được cải thiện ít nhiều, sĩ khí quân Hồ từ đó sẽ được kích thích lên cao.
Nhưng nếu thế thì không phải lịch sử vì đã là lịch sử thì làm gì có chữ “nếu”. Còn nếu chúng ta vẫn cứ muốn “nếu” thì cái “nếu” ấy chỉ có nghĩa: nếu trứng khôn hơn vịt thì vịt sẽ phải có một chọn lựa là không đẻ ra… trứng, mà đẻ ra vịt con để khỏi khôn hơn nó. Nhưng nếu thế thì làm sao có câu: “Hậu sinh khả úy”? Hay trứng khôn hơn vịt là vì trứng nở ra vịt để “bắt” vịt đẻ ra trứng? Nếu thế thì… Ôi, chữ “nếu”!
Quá khứ không thể trở lại nhưng lịch sử thì có thể lặp lại. Vì thế mà người đọc sử có quyền “nếu” để chọn lựa tương lai. Tương lai như thế nào, có một phần quan trọng phụ thuộc vào hiện tại thấm nhuần đến mức độ nào những bài học lịch sử. Hãy đừng để cho lịch sử lặp lại những đau thương! Phải chăng lời kêu gào ấy là vô vọng?
 
Xem tiếp...

BẠN BIẾT CHƯA? 35

(ĐC sưu tầm trên NET)

10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả

Với những cái tên trong danh sách này, việc chi tiêu quá nhiều cho một cuộc sống xa hoa không phải là lẽ sống mà họ hướng đến.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
10. Alexander Lebedev – Doanh nhân người Nga
Không giống những tỷ phú Nga khác đổ tiền cho du thuyền và máy bay cá nhân, Lebedev nổi tiếng với sự tiết kiệm, dù ông có tới 1,1 tỷ USD tài sản. Trên thực tế, ông là người rất quan tâm tới kinh tế Nga khi bỏ tiền để đầu tư và trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ thuộc xứ sở Bạch Dương phát triển.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
9. Tony Hsieh, CEO của Zappos
Tony Hsieh, nhà sáng lập Zappos, đã bán công ty của mình cho Mircosoft lấy 265 triệu USD. Song thay vì tận hưởng cuộc sống giàu sang sau, Hsieh lại móc túi hàng trăm triệu USD để biến khu phố nghèo ở Las Vegas thành một trung tâm công nghệ cao. Như một nhà đầu tư khác vào Zappos là Erik Moore nhận xét: “Tiền chỉ là công cụ để Hsieh đạt được mục đích, nó không có ý nghĩa gì với anh ta. Nếu anh ấy chỉ còn 1 triệu USD (trong số tài sản 1 tỷ USD hiện tại), anh ta sẵn sàng bỏ ra 999.999 USD để đầu tư cho Vegas và hạnh phúc với 1 USD còn lại trong ngân hàng, miễn là anh ta được ở cạnh người mà mình quan tâm và quan tâm đến mình”.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
8. Ingvar Kamprad – CEO của IKEA
Theo một bài báo của Reuters năm 2006, Ingvar Kamprad thường xuyên sử dụng vé máy bay hạng phổ thông trong các chuyến công tác, và đồ nội thất ở nhà vị CEO này cũng là loại rẻ nhất của IKEA. Còn theo Daily Mail, tỷ phú có tài sản khoảng 3 tỷ USD này vẫn giữ thói quen đi ăn cùng vợ tại các nhà hàng bình dân ở địa phương.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
7. Christy Walton – người thừa kế Walmart 
Christy Walton là vợ của John T. Walton – một trong những người con của tỷ phú Sam Walton – nhà sáng lập nên chuỗi bán lẻ Walmart. Sau khi chồng qua đời trong một tai nạn máy bay, cô vẫn giữ thói quen sống giản dị và nuôi dạy những đứa con tại ngôi nhà ở California xây dựng từ năm 1896, bất chấp khối tài sản 27,9 tỷ USD mà mình sở hữu.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
6. Karl Albrecht – Đồng sáng lập Aldi
Hãy hình dung Aldi của Karl Albrecht giống như Walmart của Mỹ, và bạn sẽ hiểu người đàn ông này giàu có thế nào với 25,4 tỷ USD tài sản. Tuy nhiên, người đàn ông này vẫn giữ thói quen tiết kiệm giống như ngày còn bé, khi ông được sinh ra trong một gia đình có mẹ làm nhân viên bán hàng và cha là thợ mỏ.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
5. David Cheriton – Giáo sư đại học Stanford

Bất chấp việc có được 1,3 tỷ USD từ cổ phần trong Google, giáo sư Cheriton của đại học Stanford luôn có ác cảm với việc chi tiêu phung phí: “Tôi cảm thấy rất phản cảm với điều đó, họ xây căn nhà có tới 13 phòng tắm để làm gì chứ? Chắc chắn đầu óc họ đã có vấn đề”. Thậm chí,  tỷ phú này còn tự gọi mình là hư hỏng sau khi đã dành một kỳ nghỉ lướt ván ở Hawaii.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
4. Azim Premji - Chủ tịch Wipro Limited
Sở hữu khối tài sản 12,2 tỷ USD, song Azim Premji là một người cực kỳ tiết kiệm, ông theo dõi cả lượng giấy vệ sinh tiêu thụ ở văn phòng, cũng như thường xuyên nhắc nhở nhân viên tắt đèn khi rời trụ sở. Premji cũng được biết đến với việc sử dụng xe kéo để trở về nhà sau những chuyến công tác, hay lái một chiếc xe Ford giá rẻ để đi làm.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
3. Chuck Feeney – Đồng sáng lập Duty Free Shoppers Group
Tỷ phú Chuck Feeney nổi tiếng với triết lý sống: “Tôi sinh ra để làm việc chăm chỉ, không phải để trở nên giàu có”. Ông thậm chí đã hiến tặng tới 4 tỷ USD (gấp đôi số tài sản hiện tại) cho quỹ vì trẻ em nghèo, và vẫn ưa thích vai trò như một nhà từ thiện vô danh. Ở bên ngoài, Feeney trông giống như một du khách người Mỹ hiền lành với sở thích uống rượu vang giá rẻ - dù ông đủ sức để mua cả một công ty rượu hạng sang.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
2. Mark Zuckerberg – Nhà sáng lập Facebook
Nhờ sự thành công của Facebook, Zuckerberg đã nhanh chóng lọt vào danh sách các tỷ phú hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cuộc sống của anh chàng không hề xa hoa như nhiều tỷ phú trẻ khác. Mặc dù mới đây, Zuckerberg đã mua một căn nhà trị giá 7 triệu USD, song thời báo Los Angeles vẫn nhận định đây là quá rẻ mạt khi so với khối tài sản trị giá 9,4 tỷ USD của anh.  Bên cạnh đó, doanh nhân 28 tuổi này vẫn giữ thói quen lái chiếc Acura và mặc áo sơ mi màu xám giản dị khi đi làm.
10 tỷ phú ghét bỏ cuộc sống vương giả
1. Warren Buffett – Chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway
Với khối tài sản lên tới 46 tỷ USD, Warren Buffett là một trong những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, thay vì tận hưởng một cuộc sống vương giả, vị tỷ phú này dành phần lớn tài sản của mình cho  từ thiện. Ông thậm chí vẫn sống trong căn nhà ở Omaha, Nebraska đã mua 50 năm trước với giá 31.500 USD. Mới đây, Warren Buffett thậm chí đã yêu cầu chính phủ Mỹ tăng mức thuế đối với mình.
Theo Siliconindia/ Tri Thức

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới

Thuộc thế giới siêu giàu, những tỷ phú này có lối suy nghĩ, hành động khác người, thậm chí còn có phần lập dị.

1. Paul Allen

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Nhà đồng sáng lập đã dành nhiều năm để sưu tầm các kỷ vật về khoa học viễn tưởng, trong đó có chiếc ghế của Captain Kirk hay con robot trong phim "Lost in Space".

2. Richard Branson

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Sở hữu nhiều tài sản giá trị lớn như du thuyền, siêu xe, biệt thự, thậm chí cả một hòn đảo, nhà sáng lập tập đoàn Virgin Richard Branson có sở thích hết sức lập dị. Ông không chỉ cho xây dựng cảng vũ trụ thương mại đầu tiên trên thế giới Spaceport America tại bang New Mexico mà còn thường xuyên có những chuyến thưởng ngoạn lạ đời cùng gia đình và bạn bè.

3. James Cameron

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Đạo diễn lừng danh của các phim bom tấn "Avatar" và "Titanic," James Cameron thường xuyên dành thời gian để khám phá thế giới đại dương một mình, tại những vùng biển sâu nhất thế giới.

4. Alki David

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Là người thừa kế của tập đoàn đóng tàu và sáng lập nhiều website như FilmOn, Alki David từng treo giải thưởng 1 triệu USD cho bất cứ ai dám khỏa thân trước mặt tổng thống Mỹ Barack Obama.

5. Nữ công tước xứ Alba của Tây Ban Nha

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Cayetana Fitz-James Stuart, nữ công tước xứ Alba của Tây Ban Nha sở hữu nhiều tước hiệu hoàng gia nhiều hơn bất kỳ ai trên thế giới. Ở tuổi 87, công nương này có sở thích đặc biệt đối với những màu sắc sặc sỡ, kính râm cỡ lớn, và thậm chí cả biniki. Năm 2011, bà thậm chí còn để lại phần lớn tài sản của mình cho con cháu để cưới người tình 60 tuổi.

6. Henry T. Nicholas

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Cựu CEO của công ty truyền thông không dây Broadcom, Henry T. Nicholas từng bị bắt vì việc xây dựng một trại thú ngay trong căn biệt thự tại California.

7. Clive Palmer

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Clive Palmer, ông trùm ngành khai khoáng người Australia, từng nổi tiếng thế giới khi tuyên bố kế hoạch nhân bản khủng long và xây dựng công viên kỷ Jura ngoài đời.

8. Hoàng thân Brunei Jefri Bolkiah

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Em trai quốc vương Brunei, Jefri Bolkiah, có sở thích đặt tên cho những siêu du thuyền của mình theo các bộ phận trên cơ thể người.  

9. Ted Turner

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Nhà sáng lập hãng tin CNN thường xuyên bị cáo buộc có liên quan tới cần sa. Ông là nhà tài trợ chính cho bảo tàng Kentucky Hemp, bảo tàng kỳ quặc tập trung vào chủ đề cây cần sa trong lịch sử nhân loại và các mục đích sử dụng cần sa khác nhau của con người. Nhiều tờ báo còn đưa tin về việc ông trồng cây cần sa trong phòng ký túc xá tại đại học.

10. Jocelyn Wildenstein

10 tỷ phú lập dị nhất thế giới
Jocelyn Wildenstein, vợ cũ của tỷ phú mê nghệ thuật người Pháp Alec Wildenstein, đã được hưởng khoản tiền lớn sau khi ly hôn. Vì nghiện phẫu thuật thẩm mỹ, bà đã chi phần lớn số tiền đó cho các cuộc chỉnh sửa dung nhan. Nhưng trớ trêu thay, nhan sắc của bà ngày càng xuống cấp và hiện Jocelyn bị coi là thảm họa phẫu thuật thẩm mỹ của nước Mỹ.  
Theo MSN/Tri thức
Xem tiếp...