Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình
Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống. Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào hồi 18h09 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, tại Viện quân y 108, Hà Nội, nơi ông nằm điều trị từ năm 2009,  hưởng thọ 103 tuổi (tuổi âm) và là Đại tướng Việt Nam sống thọ nhất.
Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013 và ông được an táng tại quê hương Quảng Bình, theo ý nguyện của ông và gia đình. Địa điểm an táng là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nằm cách đèo Ngang khoảng 4 km 

Các giải thưởng và danh hiệu

Huân chương

Huy chương

Huy hiệu

  • Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng,

Các danh hiệu khác

Các bí danh và bút danh

Bí danh

  • "Võ Giáp": Tên ghi trên bằng cử nhân Luật năm 1935.
  • "Dương Hoài Nam": Bí danh hoạt động tại Trung Quốc từ ngày 3 tháng 5 năm 1940.
  • "Văn": Do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt. Trong quân đội, ông thường được gọi thân mật là "Anh Văn". Bí danh "Văn" này được dùng phổ biến nhất, được ký dưới "Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban chỉ huy lâm thời khu Giải phóng" ngày 12 tháng 8 năm 1945 và Mệnh lệnh số 1371/TK ngày 7 tháng 4 năm 1975.
  • "Hưng": Bí danh ký trong bức thư ngày 30 tháng 1 năm 1954 của ông gửi Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Chính trị bộ để trình bày về chủ trương tác chiến mới tại Điện Biên Phủ khi ông chuyển từ chiến thuật "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, thắng chắc".
  • "Chiến": Bí danh trên điện đài vô tuyến dùng trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975. 

Bút danh

  • "Vân Đình" và "Hải Thanh": Dùng khi viết bài trên các tờ báo tiếng Việt "Hồn trẻ" và tiếng Pháp "Notre Voix" (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động) giai đoạn 1929-1930 và cuốn sách "Vấn đề dân cày" (viết chung với Trường Chinh năm 1938)
  • "Hồng Nam": Dùng khi viết một số bài báo sau Cách mạng tháng Tám.
  • "Chính Nghĩa": Bút danh tại một số bài bình luận quan trọng mang ý nghĩa chỉ đạo toàn quân của Bộ chỉ huy chiến dịch và Bộ Tổng tham mưu đọc trên Đài tiếng nói Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.

Đánh giá

Tại Việt Nam

Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:

Từ bên ngoài

Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Nhà sử học Derek Frisby gọi ông là kiến trúc sư của quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc thậm chí có thể là của nước Việt Nam tồn tại như ngày nay.
Một số người phương Tây chỉ trích ông tàn nhẫn, bất chấp tổn thất mạng sống để đạt đến mục tiêu. Tướng Mỹ William Westmoreland, đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam, coi ông là người tàn nhẫn, "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần". Westmoreland cho rằng: "Một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự."  Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), cho rằng tướng Giáp đã dành trọn khát vọng cuộc đời đến 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ nước ngoài và thống nhất đất nước, do đó ông đã "tách rời cảm xúc với những người cấp dưới cho nên chỉ xem họ như những con cờ để mà sử dụng không ngần ngại, bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ." 
Đối với những chỉ trích từ phương Tây rằng ông là người tàn nhẫn, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc)". Ông cho biết: người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh nào và chiến đấu tới cùng để giải phóng đất đai của họ từ quân đội nước ngoài, và ông cũng không ngoại lệ Trong hồi ký của mình, tướng Giáp chia sẻ: Nắm trong tay một đội quân trang bị nghèo nàn và đối mặt với những đội quân trang bị tối tân nhất, không thể nào giành chiến thắng mà không phải hy sinh, ông không thể thay đổi điều đó mà chỉ có thể hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên Phủ thêm 2 tháng để thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay địch", và ông kiên quyết ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời"  Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh" 
Trả lời lại nhận xét của Westmoreland về Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Derek Frisby chỉ ra: tướng Giáp thừa hiểu một cuộc chiến kéo dài chắc chắn sẽ mang lại nhiều tổn thất nhưng điều đó không có nghĩa là một phe nào đó chắc chắn sẽ thắng hay thua; và chỉ cần quân đội Việt Nam còn tồn tại để tiếp tục chiến đấu thì ý niệm về Việt Nam sẽ tiếp tục sống trong tâm khảm của những người ủng hộ nó. Đó là bản chất của một cuộc chiến tranh cách mạng. Những lời chỉ trích của Westmoreland dành cho tướng Giáp lại chính là chìa khóa để hiểu tại sao viên tướng Mỹ đã không thể đánh bại Võ Nguyên Giáp.  Theo Frisby, Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng sự ỷ lại của người phương Tây vào ưu thế vũ khí để đánh bại họ bằng những chiến thuật không ai ngờ tới. Một ví dụ tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, khi Võ Nguyên Giáp sử dụng những phương tiện thô sơ để đưa đại bác và pháo phòng không đi xuyên qua những vùng địa hình tưởng chừng không thể vượt qua được, và điều này đã khiến quân Pháp "chết điếng người" 
Giáo sư Fredrik Logevall nhận định, dù Võ Nguyên Giáp sẵn sàng chấp nhận tổn thất lớn để giành chiến thắng, nhưng việc đánh bại Pháp và Mỹ không chỉ đơn giản là đánh đổi bằng tổn thất lớn. Võ Nguyên Giáp đã thành công trong việc tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình và sự ủng hộ của người dân để khắc chế ưu thế về hỏa lực và vũ khí của Pháp và Mỹ, ngoài ra ông và các đồng sự cũng tranh thủ được sự ủng hộ của những người dân Pháp, Mỹ phản đối chiến tranh Nếu không có đường lối quân sự đúng đắn này thì dù Việt Nam có hy sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô ích trước những kẻ thù mạnh như Pháp và Mỹ. Cecil B. Currey nhận xét: các tướng Pháp và Mỹ đều ỷ vào sự áp đảo của xe tăng, máy bay, pháo binh với suy nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng đất thì sẽ thắng, họ đã không nắm được yếu tố căn bản của chiến tranh như Võ Nguyên Giáp. Ông có thể thua trong một số trận đánh, nhưng kết quả chung cuộc thì ông luôn thắng. Tư tưởng quân sự của Võ Nguyên Giáp vừa đúc rút từ lịch sử của Việt Nam, vừa chấm phá bằng những màu sắc từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, của Tôn Tử, Napoleon, của Thomas Lawrence và nhiều người khác. Ông tạo nên những nét sáng tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân dân của ông. Bức tranh hoàn toàn là của riêng ông - một kiệt tác nghệ thuật.
Các đánh giá khác:
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,.. 
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Sách dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa của thắng lợi". Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này  Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - gọi ông là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria.".

Các tác phẩm chính

Một số tác phẩm chính của Đại tướng như: 
  1. Tổng tập hồi ký"
  2. Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938;
  3. Đội quân giải phóng, 1950
  4. Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược, 1950
  5. Từ nhân dân mà ra, 1964;
  6. Điện Biên Phủ, 1964;
  7. Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
  8. Những năm tháng không thể nào quên, 1970
  9. Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
  10. Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà raNhững năm tháng không thể nào quên), 1977;
  11. Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
  12. Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
  13. Đường tới Điện Biên Phủ;
  14. Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
  15. Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.
  16. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, 2000

Hồi ký tiếng Anh

  1. Unforgettable Days, Vo Nguyen Giap, NXB Thế giới, 2003;
  2. Dien Bien Phu, Vo Nguyen Giap, NXB Thế giới, 2004;
  3. Fighting under Siege, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;

Gia đình riêng

Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944) (em gái bà Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941)) năm 1934 và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1939-2009), một tiến sĩ khoa học ngành Toán- đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Sau khi bà Quang Thái hy sinh, năm 1946, ông tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (1927), con gái của giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984). Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai
  1. Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
  2. Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
  3. Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Sơn.
  4. Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Máy tính Truyền thông Hồng Nam.

Câu nói nổi tiếng