Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

BẠN BIẾT CHƯA? 30

(ĐC sưu tầm trên NET)


Núi rác "mầm bệnh" sừng sững mọc ngay giữa khu dân cư

Núi rác thải khổng lồ có chiều cao 12 mét, rộng khoảng hơn 18 mét, chứa 18.000 tấn rác ở đường Cornwall, Bromley, phía đông nam London đang trở thành nỗi khiếp sợ đối với cư dân nơi đây.

Nó đã tồn tại ở đây được 3 năm và đe dọa đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Đống rác chứa khoảng 18.000 tấn rác thải là nỗi ám ảnh đối với người dân sống bên đường Cornwall.
Ông Alan Cowburn (74 tuổi), một cư dân lâu năm ở Cornwall, kinh hãi nói: "Mùi hôi thối từ rác thải đang phân hủy hay khét lẹt khi đốt nhựa, nilon, bụi bặm từ những chiếc xe tải to kềnh càng chở rác đang biến cuộc sống của chúng tôi trở thành một cơn ác mộng. Những đàn ruồi, chuột bọ kéo cả vào trong nhà, tôi từng phát bệnh nặng vì núi rác thải này nhiều lần".

Nasrin Sultana (33 tuổi) rất lo lắng cho sức khỏe của các con cô khi phải sống cạnh đống rác thải tiềm ẩn nhiều mầm bệnh: "Đống rác thực sự khủng khiếp, nó có thể bốc cháy bất cứ lúc nào, điều đó làm chúng tôi mất ăn mất ngủ. Gia đình tôi không dám dạo chơi ngoài vườn vì mùi của nó quá khủng khiếp, cửa sổ lúc nào cũng phải đóng chặt vì quanh đây có quá nhiều bụi. Cứ khoảng 2 tháng, các con tôi lại bị ốm lay lắt nhiều ngày, cả người lớn và trẻ con đều thấy khó chịu vì điều đó".
Mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác khiến người dân không dám dạo chơi trong vườn hoặc mở cửa sổ.
Sự "hiện diện" của đống rác cao chót vót cũng khiến giá căn hộ ở Cornwall rớt thê thảm và người dân đã yêu cầu công ty quản lý phải bồi thường.
Đống rác ngang nhiên tồn tại bên cạnh khu dân cư đã 3 năm nay.
Theo cơ quan quản lý Môi trường địa phương, Waste4Fuel - công ty chuyên thu gom và tái chế các loại rác thải phục vụ cho ngành sản xuất điện chịu trách nhiệm về núi rác trên. Nhà chức trách địa phương đã yêu cầu Waste4Fuel phải xử lý toàn bộ khu vực chứa rác từ tháng 6 năm ngoái nhưng cho đến nay nó vẫn nằm chình ình bên cạnh khu dân cư. Waste4Fuel sẽ phải đối mặt với án phạt của tòa án và chịu trách nhiệm đền bù cho người dân.


Những phát minh bá đạo nhất thời đại

Có những sáng chế độc đáo khiến bạn cười té ghế!

Xích đu độc nhất vô nhị.
Xây lên cao nữa thì phải làm sao?
Vừa tiết kiệm lại vừa thân thiện với môi trường.
Có ai muốn nướng thử Pizza như thế này không?
Những chiếc mặt nạ "bá đạo".
"Có một sự sáng không hề nhẹ".


Giải cứu cho cụ ông 60 tuổi kẹt "của quý" trong ống thép

Ngày 8/6, các nhân viên y tế và cứu hộ thành phố Tuyền Châu, Trung Quốc đã mất 4 giờ để cắt đoạn ống thép bao quanh dương vật của nạn nhân.

Mắc kẹt dương vật bên trong một ống thép dày 5cm, người đàn ông này đã phải nhờ tới sự trợ giúp của nhân viên y tế để thoát nạn.
Phải nhờ tới máy cắt kim loại để cắt được ống thép dày 5cm này.

Đây là những đường ống dày tới 5cm và phải viện tới máy cắt kim loại mới có thể loại bỏ được chúng. 
Người đàn ông 60 tuổi này đã vô cùng xấu hổ khi chấp nhận nói với gia đình những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, việc dương vật của ông bị mắt kẹt trong ống như thế nào thì không được công khai.


Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 24

 (ĐC sưu tầm trên NET)


Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh trị bệnh tại Pháp

02/07/2015 00:00 GMT+7
    TTO - Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần. Tối 30-6, ông Thanh đã được phẫu thuật.
    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong lần trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội vào tháng 10-2014 - Ảnh: Việt Dũng
    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong lần trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội vào tháng 10-2014 - Ảnh: Việt Dũng
    Ngày 1-7, thông tin từ Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương cho hay đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần.
    Tối 30-6, ông Thanh đã được phẫu thuật, có thể là một khối u phổi.
    Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, ông Thanh từng bị chấn thương vùng ngực từ thời chiến tranh, lâu dần chấn thương đó khiến một bộ phận phổi bị xơ.
    Khoảng hai tháng trước, ông Thanh bắt đầu bị ho nặng, sinh thiết chưa phát hiện ung thư nhưng các dấu hiệu xơ hóa vùng phổi cộng với ho nặng là những dấu hiệu đáng ngại của căn bệnh này.
    L.ANH

    Cựu tổng thống Bill Clinton lần thứ 5 đến Việt Nam

    02/07/2015 00:05 GMT+7
      TTO - Cự u Tổng thống Mỹ Bill Clinton sẽ tham dự buổi lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ vào chiều tối 2-7 tại Hà Nội
      Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton trò chuyện với cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng năm 2010 - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ
      Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton trò chuyện với cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng năm 2010 - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ
      Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã thông báo thông tin này trên trang Facebook cá nhân của mình tối 1-7.
      Ông Bill Clinton là người quyết định bỏ lệnh cấm vận, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995, 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc.
      Chuyến thăm đầu tiên của ông Bill Clinton đến Việt Nam với tư cách là Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 năm 2000.
      Sau khi rời Nhà Trắng, ông tiếp tục trở lại Việt Nam trong các cương vị khác nhau lần lượt vào năm 2006, năm 2010, và năm 2014.
      Tham gia lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ vào tối 2-7 sẽ là lần thứ năm ông Bill Clinton đến Việt Nam.
      “Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, người đã tuyên bố quan hệ bình thường hoá, cựu Tổng thống William J. Clinton, sẽ tham gia buổi lễ kỷ niệm ở Hà Nội vào tối ngày mai. Ông sẽ chào mừng sự phát triển trong mối quan hệ hai nước trong hai thập kỷ qua và tái khẳng định tầm nhìn của mình về một thế giới mà ở đó những sự khởi đầu là có thể và sự hợp tác sẽ chiến thắng xung đột.” - Đại sứ Ted Osius viết trên trang cá nhân.
      Theo tin từ Đại sứ quán Mỹ, ngoài cựu tổng thống Bill Clinton, những nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ khác có đóng góp to lớn vào bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ gồm cựu đại sứ Mỹ đầu tiên ở Hà Nội sau bình thường hóa Pete Peterson và đại biện lâm thời đầu tiên của Mỹ ở Hà Nội Desaix Anderson cũng sẽ tham gia vào lễ kỷ niệm tối 2-7.
      QUỲNH TRUNG

      Mỹ-Cuba chính thức nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao sau 54 năm
      Thứ tư, 01/07/2015 - 11:30 PM (GMT+7)
       
      Tổng thống Mỹ Barack Obama (bên phải) phát biểu tại Vườn hồng Nhà Trắng ngày 1-7-2015, tuyên bố Mỹ và Cuba đã nhất trí mở cửa trở lại đại sứ quán tại thủ đô của mỗi nước. (Ảnh: AP)
      NDĐT - Mỹ và Cuba ngày 1-7 đã chính thức nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao vốn bị gián đoạn trong vòng 54 năm và mở cửa trở lại đại sứ quán tại Thủ đô của mỗi nước.

      Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 1-7 đã trao đổi thư nhất trí về việc mở cửa trở lại đại sứ quán tại thủ đô của mỗi nước mà theo phía Cuba dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20-7.
      Bộ Ngoại giao Cuba cho biết, Trưởng Văn phòng đại diện của Mỹ tại Cuba, Jeffrey DeLaurentis, đã chuyển lá thư từ Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Chủ tịch Cuba Raul Castro, trong đó “xác nhận quyết định tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và mở cửa trở lại đại sứ quán tại mỗi nước, bắt đầu từ ngày 20-7-2015”.
      Trong khi đó, Trưởng Văn phòng đại diện quyền lợi Cuba tại Washington, Ramon Cabanas Rodriguez, cũng đã tới Bộ Ngoại giao Mỹ chuyển thư của Chủ tịch Raul Castro tới Tổng thống Obama, trong đó xác nhận quyết định của Cuba tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhật báo Granma đưa tin.
      Phát biểu từ Vườn hồng Nhà trắng cùng ngày, ông Obama đã chính thức tuyên bố Mỹ và Cuba sẽ mở cửa trở lại đại sứ quán của mỗi nước tại Havana và Washington, đánh dấu một chương mới trong quan hệ Mỹ-Cuba sau hơn một nửa thế kỷ đối đầu.
      Ông Obama nhấn mạnh: “Đây là bước tiến lịch sử trong những nỗ lực của chúng ta để bình thường hóa quan hệ với Chính phủ và nhân dân Cuba và bắt đầu một chương mới với những người hàng xóm của chúng ta tại châu Mỹ”.
      “Chúng ta không muốn bị đóng khung bởi quá khứ. Nhân dân Mỹ và Cuba đều sẵn sàng hướng về phía trước”, Tổng thống Mỹ nói tại Vườn hồng Nhà trắng.
      Trong bài phát biểu này, ông Obama cũng tái kêu gọi Quốc hội Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba.
      Truyền hình quốc gia Cuba đã truyền hình trực tiếp bài phát biểu của ông Obama được dịch sang tiếng Tây Ban Nha.
      Trong khi đó, từ Vienna, Thủ đô nước Áo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, ông sẽ tới Havana sau đó trong mùa hè này để dự lễ thượng cờ bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Cuba.
      Thỏa thuận mở cửa trở lại đại sứ quán tại mỗi nước đánh dấu bước đi quan trọng trong trong tiến trình làm tan băng quan hệ Mỹ-Cuba, nhưng những vấn đề quan trọng khác vẫn còn tồn tại khi hai nước tiến tới bình thường hóa quan hệ.
      “Như các quan chức của cả hai nước đã khẳng định, việc có được phái bộ ngoại giao đầy đủ tại Havana và Washington chỉ là một bước trong tiến trình dài hơn và phức tạp hơn để bình thường hóa quan hệ”, nhật báo Granma nhấn mạnh.
      Phía Cuba khẳng định, việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba sẽ phụ thuộc vào việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba và việc rút khỏi vịnh Guantanamo của Mỹ. Trong một thông cáo được đưa ra vào ngày 1-7, Chính phủ Cuba cho biết, Mỹ cũng cần phải tạm ngừng phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình vào Cuba và chấm dứt các chương trình “lật đổ” tại Cuba. Thông cáo này nhất mạnh, những bước đi này là cần thiết để hai nước có được quan hệ bình thường toàn diện một khi quan hệ ngoại giao được khôi phục.
      BÔNG MAI
      (Theo Reuters, AP)

      Đụng độ tại nhà tù ở Yemen: 1.200 tù nhân trốn thoát

      Trung tâm Tin tức VTV24Cập nhật 14:17 ngày 01/07/2015

      VTV.vn-Truyền thông Yemen đưa tin, khoảng 1.200 tù nhân, trong đó có cả các nghi can thuộc nhóm khủng bố Al-Qaeda, đã tẩu thoát trong vụ đụng độ tại nhà tù ở thành phố Taiz, Yemen.

      Đây là vụ việc nghiêm trọng trong hàng loạt vụ vượt ngục những năm gần đây tại quốc gia này. Miền Trung Yemen là địa điểm thường xuyên xảy ra ra các vụ giao tranh dữ dội giữa nhóm Hồi giáo dòng Sunni cực đoan và lực lượng Houthi.

      Trung Quốc tuyên bố hoàn tất bồi đắp ở Trường Sa

      Bắc Kinh thông báo hoàn tất hoạt động bồi đắp trên một số bãi đá thuộc Trường Sa, đồng thời lớn tiếng yêu cầu Tokyo tránh xa vấn đề Biển Đông.

       
      Trung Quốc tuyên bố hoàn tất bồi đắp ở Trường Sa - ảnh 1Công trình phi pháp của Trung Quốc ở đá Gạc Ma thuộc Trường Sa hồi giữa tháng 5.2015 - Ảnh: Mai Thanh Hải
      Ngày 30.6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Doanh cho hay dự án bồi đắp phi pháp ở một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN đã được hoàn tất trong “mấy ngày gần đây”, theo Reuters. Tuy nhiên, bà Hoa không nêu cụ thể các bãi đá nơi hoạt động bồi đắp được hoàn tất.
      Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở để đáp ứng nhu cầu dân sự, hỗ trợ thực hiện “trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế”, đồng thời nhấn mạnh: “Chắc chắn công trình xây dựng liên quan của chúng tôi cũng sẽ nhằm đáp ứng các nhu cầu quân sự cần thiết”.
      Bất chấp quan ngại của cộng đồng quốc tế về hoạt động phi pháp của mình ở Biển Đông, Trung Quốc còn lên giọng với một số quốc gia mong muốn góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Cụ thể, trong cuộc gặp gỡ phái đoàn nghị sĩ Nhật tại Bắc Kinh ngày 29.6, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh đã yêu cầu Tokyo tránh xa các vấn đề Biển Đông, lập luận rằng chúng “không liên quan tới Nhật”, theo Kyodo News.
      Tương tự, thiếu tướng Chu Thành Hổ tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố quân đội Mỹ có thể tuần tra ở Biển Đông, nhưng “chính phủ và người dân Trung Quốc khó chấp nhận sự hiện diện quân sự của Nhật” ở vùng biển này, theo Đài NBC News.
      Các phản ứng trên được đưa ra sau khi Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Katsutoshi Kawano tiết lộ Tokyo đang cân nhắc thực hiện tuần tra ở Biển Đông trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ The Wall Street Journal vào tuần trước. Đô đốc Kawano nhận định hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đã tạo ra “những quan ngại vô cùng sâu sắc” đối với phía Nhật và đó là lý do khiến Tokyo cân nhắc tuần tra ở khu vực.
      Trong một diễn biến liên quan đến quan hệ Nhật - Trung, Cục Hải sự Trung Quốc ngày 29.6 thông báo quân đội nước này sẽ tập trận bắn đạn thật từ ngày 30.6 - 6.7 ở biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước.
      Trung Quốc phản ứng “kế hoạch chiến tranh” của Nhật
      Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) ngày 30.6 đưa tin phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh vừa lên tiếng yêu cầu Nhật “hành động thận trọng và hợp lý” liên quan đến vấn đề an ninh quân sự.
      Bà Hoa đưa phản ứng sau khi tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lại thông tin từ tạp chí Shukan Gendai (Nhật) cho hay Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từng tiết lộ trong một cuộc gặp gỡ riêng tư rằng ông đang chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc chiến tranh tiềm tàng với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh Nhật cần thực hiện quyền phòng vệ tập thể để cùng Mỹ “đánh Trung Quốc ở Biển Đông”. “Nếu thông tin này là chính xác, phía Nhật sẽ phải giải thích và làm rõ điều đó”, bà Hoa tuyên bố.
      Chưa có thông tin về phản ứng từ Tokyo đối với phát biểu của bà Hoa cũng như bài báo của tờ Shukan Gendai.
      Văn Khoa

      Tướng Nguyễn Chí Vịnh: 'Việt - Mỹ cam kết không xâm hại lợi ích chiến lược'

      Hợp tác thực chất; không xâm hại lợi ích chiến lược, không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau là những cam kết cơ bản trong Hợp tác an ninh và quốc phòng Việt - Mỹ.
      vinh-4-2457-1435460590.jpg
      Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nhật Quang
      Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ, VnExpress phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
      - Ngày 11/7/1995 Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hoá quan hệ, liệu có thể nêu ra các dấu mốc nào trong hợp tác quốc phòng 20 năm qua thưa ông?
      - Rất khó phân ra các giai đoạn phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ từ 1995 đến nay. Thực tế quan hệ Việt - Mỹ được phát triển một cách vững chắc, từng bước, theo nhịp độ vừa phải và kết quả theo từng giai đoạn đều làm hài lòng cả hai bên. Nói như vậy có nghĩa là mối quan hệ Việt - Mỹ nói chung và trong đó có quan hệ quốc phòng hết sức đặc biệt, nhạy cảm vì hai nước là cựu thù, chúng ta không thể xúc tiến mối quan hệ như tất cả các nước khác. Chúng ta phải đi từng bước, từ chỗ xóa dần mặc cảm của cuộc chiến tranh, xóa dần thái độ thù địch, rồi đi đến những tìm hiểu, hiểu biết, từng bước xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác, phát triển.
      Tuy nhiên, tôi có thể dẫn ra vài thời điểm đáng nhớ. Đó là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà vào năm 2003. Chuyến thăm để lại dấu ấn nền tảng trong quan hệ quốc phòng hai bên. Hai là, Việt - Mỹ ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2011, vạch ra những khuôn khổ, mức độ, nhịp độ hợp távà gần đây nhất là Tuyên bố chung về tầm nhìn của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
      - Nếu nói một cách cô đọng nhất về nguyên tắc trong quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, ông sẽ nói gì?
      - Nguyên tắc trong quan hệ Việt – Mỹ (cũng như đối với tất cả các nước khác) là tôn trọng độc lập, tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, tôn trọng chế độ chính trị, lợi ích của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và mối quan hệ ấy không gây phương hại, không gây quan ngại cho bất kỳ một quốc gia nào. Hơn thế mối quan hệ đó sẽ đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nguyên tắc này đã được nhấn mạnh trong bản ghi nhớ 2011. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter cũng đã mạnh mẽ khẳng định lại nguyên tắc này khi ký tuyên bố về tầm nhìn quốc phòng Việt - Mỹ vừa qua.
      - Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang ở tầm đối tác toàn diện, vậy hợp tác quốc phòng giữa hai nước phản ánh mối quan hệ này như thế nào?
      - Tôi cho rằng, mọi sự hợp tác đều cần đến lòng tin. Không có lòng tin thì không có hợp tác thực chất, kể cả về chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ... Quan hệ quốc phòng càng cần đến lòng tin. Việt Nam và Mỹ cũng vậy, chúng ta bắt đầu bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, nhưng hợp tác quốc phòng đi sau, chậm hơn, thận trọng nhưng vững chắc. Có thể nói, hai bên đã đạt được sự thống nhất không còn muốn là kẻ thù của nhau, không xâm phạm, xâm hại những lợi ích chiến lược của nhau và đặc biệt là cam kết không bao giờ đem chiến tranh đến cho nhau.
      - Việt Nam từng là nạn nhân của những thoả hiệp giữa các nước lớn. Điều gì khiến ông tin rằng, Mỹ sẽ không xâm hại Việt Nam?
      - Tôi sẽ trả lời câu hỏi này bằng một câu chuyện. Tại Đối thoại Shangri-la năm 2010 ở Singapore, ông Sergei Ivanov, Phó Thủ tướng Nga, đã bày tỏ quan ngại và cho rằng Nga có trách nhiệm với hòa bình, ổn định ở Afghanistan. Các học giả đã đặt câu hỏi: "Nga có định đưa quân trở lại Afganishtan một lần nữa không?" Ông Ivanov trả lời:  "Muốn biết điều này hãy hỏi ông Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang ngồi phía dưới, liệu Mỹ có định bao giờ gửi quân sang Việt Nam nữa không?". Ông Gates lúc ấy chỉ đứng lên và nói đúng một câu: "Never" (không bao giờ). Với những gì đã trải qua trong quá khứ và những gì 2 bên đã nỗ lực đạt được hôm nay, tôi tin Mỹ đã hiểu hậu quả và cái giá phải trả khi đem chiến tranh đến một đất nước yêu chuộng hòa bình và có lòng yêu nước cao độ như Việt Nam.
      - Gần đây ông có nói rằng hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ đã đi vào thực chất, cụ thể thực chất ở đây là gì?
      - Hợp tác quốc phòng nói chung, đặc biệt là giữa Việt Nam và Mỹ có tính chất tiệm tiến, nó không có bước ngoặt. Đừng nghĩ hợp tác thực chất là hợp tác quân sự hay là về cái gì to tát mà là những nội dung hai bên tìm được cái chung để cùng thực chất thực hiện.
      Ví dụ như hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh, vấn đề tìm kiếm lính Mỹ mất tích (MIA), hay việc Mỹ cung cấp thông tin để chúng ta tìm những chiến sĩ đã hy sinh. Vấn đề khắc phục hậu quả chất độc dioxin, bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Ví dụ như Dự án Mỹ hợp tác với khoản hỗ trợ 84 triệu USD để làm sạch dioxin tại Đà Nẵng, Biên Hòa...
      Khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam - hai quốc gia từng đối đầu trong quá khứ là một ví dụ rất điển hình. Các chính khách ở Quốc hội, Chính phủ, quân đội, ngoại giao Mỹ đều nói rằng, đó là hình mẫu trên thế giới về sự hợp tác khép lại quá khứ, hướng tới tương lai của hai cựu thù. Hợp tác hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới, hay nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển cũng là hoạt động thực chất. Thực chất ở đây có nghĩa là hai bên đã nói với nhau cái gì thì làm cái đó và làm đúng cái mà mình nói.
      vinh-4958-1435460590.jpg
      Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nhật Quang
      - Vì sao ông không nhắc đến việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam như là một minh chứng cho quan hệ thực chất?
      - Tôi không cho là như thế. Mặc dù đây là động thái tích cực của Quốc hội và Chính phủ Mỹ, nhưng tôi cũng không thể không nói rằng điều này là quá muộn. Mỹ còn chưa dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm thì đó một điều bất hợp lý trong mối quan hệ giữa hai nước. Việc Mỹ duy trì một phần còn lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam chính là nhân tố "chưa thực chất".
       - Theo ông, sức mạnh quốc phòng của Việt Nam sẽ được tăng cường như thế nào sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm này?
      -  Nếu nói Việt Nam tăng sức mạnh vì có thể mua vũ khí của Mỹ là không chính xác. Chúng ta có sức mạnh nếu chúng ta giữ được độc lập, tự chủ, đồng thời chúng ta có mối hợp tác đa phương, trong đó có cả đa phương về quốc phòng. Về trang bị vũ khí, chúng ta sẽ tự do chọn lựa những gì chúng ta muốn, chúng ta cần. Vấn đề là chúng ta cần có một môi trường rộng lớn hơn để lựa chọn cái chúng ta cần khi cần thiết, nhưng quan trọng hơn, chúng ta có lòng tin rộng lớn hơn của tất cả các quốc gia, theo như chúng ta từng tuyên bố rất nhất quán Việt Nam là bạn của tất cả các nước. Cái đó mới là nhân tố cực kỳ quan trọng để bảo vệ đất nước, chứ không phải là chuyện mua vũ khí.
      - Vây còn giá trị của hợp tác Việt Nam và Mỹ trên khía cạnh thực thi pháp luật trên biển?
      - Hợp tác giữa cảnh sát biển Việt Nam và Mỹ đang tiến hành tốt, phía Mỹ cùng chia sẻ những kinh nghiệm để thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ chúng ta một số trang bị như xuồng cao tốc, các khóa đào tạo về luật pháp quốc tế, về luật biển, đây là những cái Mỹ có nhiều kinh nghiệm.
      Chúng ta hợp tác với Mỹ về thực thi pháp luật trên biển trên cơ sở chính sách nhất quán của chúng ta, là đảm bảo rằng lãnh hải cũng như thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam là vùng an toàn cho các hoạt động tự do hàng hải và luôn được kiểm soát theo đúng pháp luật của Việt Nam, luật pháp quốc tế. 
      Vùng biển Việt Nam không có cướp biển, có chăng là cướp biển ở vùng khác chạy vào chúng ta bắt được và giao trả lại. Cái đó không phải tự nhiên mà có, mà phải là do sức mạnh của chính chúng ta, chúng ta quan tâm đến bảo vệ an toàn không chỉ cho tàu bè của mình, ngư dân mình, mà còn đảm bảo an toàn cho đường vận tải hàng hải quốc tế.
      - Việc hợp tác này có ý nghĩa thế nào với việc bảo đảm chủ quyền trên biển của Việt Nam thưa ông?
      - Việc bảo đảm an toàn trên vùng biển của chúng ta vừa thể hiện trách nhiệm quốc tế của ta và đồng thời cũng khẳng định đây là vùng biển của Việt Nam. Quốc tế tôn trọng sự quản lý, quyền tài phán của chúng ta, trên các vùng biển của Việt Nam. Việc bảo vệ an toàn, an ninh hàng hải, tự do thương mại, tự do đi lại trên các vùng biển của các quốc gia, vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của mọi quốc gia. 
      - Từ những diễn biến thực tế có thể nhận định, tình hình phức tạp trên Biển Đông chính là chất xúc tác đẩy mạnh hợp tác Việt - Mỹ. Ông nghĩ sao?
      - Nếu nói Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ vì tình hình căng thẳng ở Biển Đông thì không đúng. Diễn biến trên Biển Đông không phức tạp thì chúng ta vẫn sẽ hợp tác như thế. Nhưng điều kiện khách quan đẩy mối quan hệ đến mức nào thì không tùy thuộc vào ý chí của chúng ta. Có những cái không có quan hệ mà lại là đồng quan điểm, không bàn bạc gì với nhau nhưng lại cùng lợi ích, thì những cái "đồng" đó tạo ra một mối quan hệ có tính chất tự nhiên hơn.
      Vì sao Mỹ lại can dự vào tình hình Biển Đông như thế? Trước hết là vì chính lợi ích chiến lược của Mỹ. Mỹ đã tốn rất nhiều công sức để bảo vệ tự do thương mại trên các vùng biển quốc tế, trên cơ sở luật pháp quốc tế vì nền kinh tế của họ phụ thuộc vào điều đó, đó là chưa kể các hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ trên toàn cầu, trên không, trên biển... Việt Nam, cũng như Mỹ và đa số các quốc gia khác trên thế giới đều dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ tự do thương mại, tự do hàng hải trên biển, trên không, đồng nghĩa với việc bảo vệ thềm lục địa 200 hải lý của các nước. Cái đó là cái đồng tự nhiên, chứ Mỹ, Việt Nam hay rất nhiều nước khác không bàn để cùng lên tiếng về việc đó. Chúng ta đã nói nhiều lần, Việt Nam ủng hộ Mỹ và các quốc gia khác tăng cường can dự ở khu vực nếu điều đó phù hợp với mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
      Chúng ta cần làm cho thế giới hiểu rằng Việt Nam minh bạch trong quan hệ quốc phòng với các nước, trong đó có Mỹ. Chúng ta đã nói là làm, không chỉ riêng với Mỹ, mà với tất cả các nước. Nếu hợp tác mà không bình đẳng, không có lợi và không tôn trọng nhau thì không hợp tác. Hợp tác mà phương hại đến một quốc gia nào thì chúng ta cũng sẽ không làm. Đây là lập trường của chúng ta. Minh bạch, không mập mờ.
      Việt Anh

      Thương lái Trung Quốc ngừng mua: Vải Lục Ngạn rớt thảm còn 4.000 đồng/kg

      Thương lái Trung Quốc rút về nước làm cho giá vải tại Lục Ngạn “tụt dốc” thảm hại, chỉ còn 4.000 đồng/kg, mang theo nỗi buồn cho những người trồng vải vào dịp cuối vụ.
       >> Vải thiều Bắc Giang: Thương lái tranh mua, không còn bị ép giá!
       >> Đến quả vải Việt cũng bị Trung Quốc chèn ép
       >> Vải đỏ đường Bắc Giang, nông dân lại bị ép giá

      Tới Lục Ngạn vào thời điểm cuối giờ trưa, nắng gần 40 độ C nhưng xung quanh các điểm cân vải vẫn tắc, do người trồng vải lo lắng trong những ngày tới giá vải tiếp tục xuống thấp nên vẫn cố gắng xếp hàng chờ tới lượt cân để bán.
      Giá mỗi kg vải hiện tại
rớt thê thảm, chỉ còn 4.000 đồng/kg
      Giá mỗi kg vải hiện tại rớt thê thảm, chỉ còn 4.000 đồng/kg “Giá rẻ quá chú ạ, cùng thời điểm này vào cuối vụ vải năm ngoái cứ bán hôm trước thì hôm sau lại tăng thêm mấy giá, có dịp cuối vụ còn bán được tới 29.000 – 30.000 đồng/kg nhưng năm nay thì ngược lại, giảm theo từng ngày. Cách đây 3 ngày, giá cao nhất vẫn bán được 26.000 đồng/kg vải loại 1 để xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng ngày hôm nay tìm tới hầu hết các điểm cân cũng chỉ đưa ra giá cao nhất 14.000 đồng/kg. Vải loại 2 chỉ 10.000 đồng/kg và loại 3 chỉ có 4.000 đồng/1kg”, ông Trần Văn Tĩnh nhà ở phố Kim (Lục Ngạn) chua xót.
      Theo ông Tĩnh, với sản lượng 10 tấn vải, gia đình ông mỗi ngày bán khoảng 3-5 tạ từ thời điểm còn được giá 18 – 20.000 đồng/kg nên đến thời điểm này chỉ còn ít, tính trung bình giá được 10.000 đồng/kg nên vẫn có doanh thu khoảng 100 triệu trong vụ vải này.
      Không được may mắn như ông Tĩnh, ông Lê Văn Thìn ở xã Đông Hưng buồn rầu cho biết, gia đình ông có khoảng 8 tấn vải nhưng tới thời điểm này mới bán được 1 tấn thì giá vải lại đột ngột giảm giá “không phanh”. Nguyên nhân chính là do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc mà hiện thương lái không thu mua nên người trồng vải gặp khó khăn.
      “Thời tiết thì nắng nóng, vải cũng tới thời điểm chín rộ nên không thể giữ mãi trên cây được nữa. Càng để lâu vải càng rụng xuống gốc. Mang ra chợ bán với giá hiện chỉ từ 5.000- 7.000 đồng/kg, loại xấu chỉ có 4.000 đồng/kg. Nếu tính ra công chăm bón có khi còn lỗ vốn”, ông Thìn nói.
      Nông dân Lục Ngạn xếp hàng chờ cân vải trước cái nắng gay gắt,
dù giá vải giảm mạnh.
      Nông dân Lục Ngạn xếp hàng chờ cân vải trước cái nắng gay gắt, dù giá vải giảm mạnh. Bà Nguyễn Thị Nga là một trong những thương lái đang thu mua vải tại phố Lim (Lục Ngạn) cho biết: “Không biết lý do gì mà phía Trung Quốc từ 3 hôm nay đã về gần hết, không bán được cho đối tác nên chúng tôi chỉ cân chủ yếu vải loại bình thường về để sấy. Tùy từng loại mẫu mã, quả to hay bé tôi đang cân cho người dân cao nhất là 7.000 đồng/kg và thấp nhất là 4.000 đồng/kg, tính trung bình giá khoảng 6.000 đồng/kg. Mà 4kg mới được 1kg sấy khô, vận chuyển lên tới Đồng Đăng, cả đóng gói cũng đã lên tới 40.000 đồng/kg vải khô rồi. Giờ họ không thu mua vải tươi thì chỉ còn cách sấy khô đem lên cửa khẩu chờ bán nhưng sấy rồi họ không thu mua thì cũng ế hàng. Làm hàng hoa quả cũng như “đánh bạc”, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, bà Nga nói.
      Ông Lê Bá Thành – Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, nhiệt độ cao, nhu cầu tiêu thụ vải thiều giảm cùng với việc thương nhân Trung Quốc rút về nước, giảm thu mua vải thiều là nguyên nhân chính dẫn tới giá vải giảm mạnh vào cuối vụ.
      Lượng vải thiều ở Lục Ngạn hiện vẫn còn khoảng 15% sản lượng chưa tiêu thụ. Số vải này chủ yếu chỉ tiêu thụ ở các tỉnh lân cận xung quanh Bắc Giang và một số vải được thương lái thu mua đưa vào để sấy khô.
      Theo Thanh Xuân

      Dân Việt

      Thủ tướng: Phát triển cơ sở sửa chữa, sản xuất linh kiện máy bay tại Việt Nam

      Dân trí Chiều 1/7/2015, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Airbus Thomas Enders đang có chuyến làm việc tại Việt Nam và dự Lễ tiếp nhận máy bay thế hệ mới A350-900 XWB (do Airbus sản xuất) của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA).

      Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Airbus Thomas Enders tại Chính phủ.
      Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Airbus Thomas Enders tại Chính phủ.
      Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với VNA và các hãng hàng không khác của Việt Nam. Thủ tướng cho rằng kết quả hợp tác thời gian qua là tích cực và triển vọng mở rộng hợp tác giữa hai bên còn lớn.
      Thủ tướng đề nghị hai bên cần nghiêm túc thực hiện các cam kết hợp đồng trong việc bàn giao đúng kế hoạch và tiến độ các dòng máy bay dân dụng cho các hãng hàng không của Việt Nam, trong đó có có hợp đồng 10 máy bay thân rộng, hiện đại A350-900 XWB đến năm 2019 giữa Airbus và VNA nhằm phát triển và hiện đại hóa đội bay của các hãng hàng không Việt Nam. Ngoài ra, hai bên cần xây dựng chiến lược hợp tác lâu dài, theo đó, Airbus tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hậu cần kỹ thuật, trong đó có các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và tiến tới là các cơ sở sản xuất một số linh kiện máy bay tại Việt Nam. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng sẵn sàng thảo luận và xúc tiến việc hợp tác với Airbus trong các lĩnh vực không gian, kỹ thuật quân sự, trong đó có các dòng máy bay vận tải và thiết bị phục vụ quốc phòng.
      Tại buổi tiếp, Tổng giám đốc Tập đoàn Airbus Thomas Enders khẳng định Airbus coi trọng thị trường cũng như sự hợp tác chiến lược, lâu dài với Việt Nam; cam kết hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam phát triển đội bay hiện đại cũng như hỗ trợ hậu cần kỹ thuật, nhân lực để khai thác thành công các dòng máy bay Airbus tại Việt Nam.
      Đối với dòng máy bay Airbus A350-900 XWB, ông Thomas Enders cho biết Việt Nam là khách hàng đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới mua và khai thác loại dòng máy bay thân rộng hiện đại này, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của VNA. Airbus cam kết sẽ hỗ trợ tối đa về nhân lực, kỹ thuật để VNA khai thác hiệu quả và thành công loại máy bay này và đảm bảo tiến độ bàn giao máy bay cho VNA theo hợp đồng đã ký kết.
      Ngoài hợp tác trong lĩnh vực máy bay dân dụng, ông Thomas Enders cho biết Airbus mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực máy bay quân sự, hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ. Airbus cũng sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác lâu dài với Việt Nam để xây dựng và vận hành các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay hàng đầu tại khu vực và từng bước tiến tới việc xem xét xây dựng các cơ sở chế tạo linh kiện máy bay tại Việt Nam trong tương lai.
      P.Thảo
      Xem tiếp...

      Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

      VIỆT NAM HIỀN HÒA 76 (Chùa Thầy)

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Chùa Thầy

      Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
      Chùa Thầy
      Vị trí
      Quốc gia Việt Nam
      Địa chỉ Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội
      Thông tin
      Tông phái Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi
      Khởi lập Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý
      Thầy Thiền sư Từ Đạo Hạnh
      Quản lý Giáo hội Phật giáo Việt Nam
      Dharma Wheel.svg Chủ đề:Phật giáo
      Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.

      Lịch sử

      Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
      Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.

      Truyền thuyết Hóa thân chuyển thế

      Đây là một khái niệm trong Phật giáo liên quan tới luân hồi , tuy nhiên chỉ được hiện thực hóa rõ ràng trong phái Kim Cang Thừa tại Tây Tạng khởi nguyên của việc hóa thân này cũng là thế kỷ 11 cùng thời với Tổ Từ Đạo Hạnh. Có ít nhất 2 vị vua được cho là hóa thân của Từ Đạo Hạnh :
      • Lý Thần Tông (1116-1138)
      • Lê Thần Tông(1607-1662)
      • Lê Hiển Tông ( do mẹ cầu tự tại chùa Thầy và sinh năm 1461)

      Kiến trúc

      Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
      Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca , tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông,
      Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa ,
      Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
      Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.

      Điêu khắc trong chùa

      Chùa thượng của chùa Thầy, Đại Hùng bảo điện
      Tại chùa Hạ có các pho tượng Đức Ông khá đẹp, và một bức bình phong lớn mô tả cảnh địa ngục.
      Các pho Kim Cương đứng trong những tư thế võ mạnh mẽ, sống động. Tại chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, cao gần 4m. Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,..., nên sau hơn ba trăm năm vẫn còn rất tốt.
      Các pho tượng đẹp nhất của chùa Thầy tập trung tại chùa Trên.
      Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào đời Mạc. Phật A Di Đà ngồi giữa dáng vẻ phúc hậu. Pho tượng Quán Thế Âm bên phải ngồi buông chân trái xuống, chân phải co lên, tay cầm một cây phất trần, dáng vẻ ung dung. Pho Đại Thế Chí ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn mật phùng. Ba pho tượng mỗi pho một vẻ không giống nhau, tạo thành một bộ tượng đẹp đặc biệt.
      Dưới đó, chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng.
      Toàn bộ ba pho Di Đà và tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng, được làm vào thời nhà Trần. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda.
      Tượng Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy
      Bên phải là tượng Thiền sư ở kiếp Vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng. Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp Thánh, ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn nói rằng "Thánh thì không phải chào ai cả", nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên. Pho tượng này thể hiện nghệ thuật làm rối nước của dân gian.
      Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải.
      Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rất đẹp. Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành một chỗ hõm rất lớn. Trong chùa Thượng còn có hai cây cột làm bằng loại gỗ quý là gỗ Ngọc am.

      Hệ thống chùa trên núi

      Qua cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am, còn có tên là Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách chùa còn khắc những bài thơ tức cảnh của Nguyễn TrựcNguyễn Thượng Hiền. Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.
      Phía trên chùa Cao, trên đỉnh núi có một mặt bằng gọi là chợ Trời với nhiều tảng đá hình bàn ghế, kệ bày hàng, ly rượu,... trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên. Có lẽ nơi đây ngày xưa các bậc trích tiên vẫn ngồi chơi cờ, uống rượu, thưởng trăng và ngâm thơ.
      Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:
      Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
      Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.
      Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.
      Ở chân núi phía Tây còn có chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa dựa vào vách núi. Truyền thuyết ở khu vực chùa Bối Am, thuộc phạm vi căn cứ Đỗ Động Giang xưa cho biết: Trước kia có một toán quân của Lã Đường tự Lã Tá Công, một trong Thập nhị sứ quân, bị vây hãm trong hang núi và bị chết đói hết cả. Điều này chứng tỏ đã có một cuộc tấn công của sứ quân Lữ Đường tới lãnh địa sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, chiếm đóng tại đây.
      Như vậy, quanh núi Thầy, ngoài chùa Thầy còn có cả một cụm kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong những khoảng thời gian khác nhau.
      Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa".

      Lễ hội và văn hóa

      Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.
      Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở:
      Rủ nhau lên núi Sài Sơn
      Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
      Hỏi non, non những làm thinh
      Phải rằng non đã vô tình với ai?
      Nước non ví chẳng chiều đời
      Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
      Yêu nhau ta dắt nhau cùng
      Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.
      (Á Nam Trần Tuấn Khải)
      Về văn hóa, Chùa thầy có truyền thống nghìn năm về văn hóa. Nơi đây đã sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú làm sáng danh lịch sử nước nhà. Tiếp theo truyền thống quê hương, Câu Lạc Bộ Văn Nghệ thuật Sài Sơn đang tập hợp những người con yêu văn hóa, thơ ca và đã xuất bản nhiều tập thơ, với sự cho phép của nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Núi Thầy là ấn phẩm của CLB Văn học Nghệ Thuật Sài Sơn. Đây là những tác phẩm của của những người con Quê hương Sài Sơn, mang trong mình hồn cốt của một vùng quê giàu truyền thống văn hóa. Hiện nay, các tập 1, 2, 3, 4 của Núi thầy đã được xuất bản. Bạn đọc có thể load những sản phẩm trên tại:
      http://independent.academia.edu/N%C3%9AITH%E1%BA%A6Y

      Các đời trụ trì

      Xem tiếp...

      Lê Uyên Phương

      (ĐC sưu tầm trêm NET)
          

      Lê Uyên Phương

      Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
      Lê Uyên Phương
      Leuyenphuong.jpg
      Thông tin nghệ sĩ
      Mất California
      Nghề nghiệp Nhạc sĩ
      Thể loại Tình khúc 1954-1975
      Ca khúc tiêu biểu Buồn đến bao giờ, Cho lần cuối, Dạ khúc cho tình nhân, Hãy ngồi xuống đây, Lời gọi chân mây, Tình khúc cho em, Trên da tình yêu, Vũng lầy của chúng ta
      Ca sĩ trình bày thành công Lê Uyên, Khánh Ly...
      Lê Uyên Phương (2 tháng 2 năm 194129 tháng 6 năm 1999) là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam trước 1975.
      Ông tên thật là Lê Minh Lập, sinh tại Đà Lạt. Trong thời kỳ chiến tranh, giấy tờ bị thất lạc, trong hai lần làm lại giấy khai sinh, tên của ông bị nhân viên giấy tờ nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Từ đó ông giữ cái tên Lê Văn Lộc.
      Cha của Lê Uyên Phương vốn họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ Lê. Mẹ của Lê Uyên Phương là Công Tôn Nữ Phương Nhi, ông lấy chữ Phương trong tên của mẹ làm tên cho mình. Cùng với chữ Uyên, tên người bạn gái đầu tiên, ông ghép thành nghệ danh Lê Uyên Phương.
      Lê Uyên Phương gặp Lâm Phúc Anh ở Đà Lạt, năm 1968 hai người thành hôn. Họ trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng. Vì Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên lấy nghệ danh là Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương. Hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.

      Vũng Lầy Của Chúng Ta
      Lê Uyên Phương khởi sự viết nhạc từ 1960 với "Buồn đến bao giờ" viết tại Pleiku. Những năm đầu thập kỷ 1970, từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên và Phương đã đem một luồng gió mới đến với tân nhạc. Trong những năm khốc liệt nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Lê Uyên và Phương, với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi bàng bạc, triết lý đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Lê Uyên Phương đã viết nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như: "Bài ca hạnh ngộ", "Còn nắng trên đồi", "Dạ khúc cho tình nhân", "Lời gọi chân mây", "Vũng lầy của chúng ta"...
      Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương rời khỏi Việt Nam và định cư tại nam California, Hoa Kỳ. Họ có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Sau 15 năm chung sống, khoảng 1984, 1985 cuộc hôn nhân của hai người tan vỡ.
      Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine) vì bệnh ung thư phổi.

      Xem tiếp...

      BẠN BIẾT CHƯA ? 29

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Mối tinh si đầy thống khố của thằng gù Quasimodo trong tuyệt phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris"

      Những khổ đau cuộc đời, những bất công ngang trái tưởng chừng đã 'hóa đá' trái tim của thằng gù Quasimodo. Thế nhưng, chỉ với mối tình câm lặng với nàng Esméralda cũng đủ cứu rỗi linh hồn và khiến hắn đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.

      Tuyệt phẩm 'Nhà thờ Đức Bà Paris' của Victor Hugo

      Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame de Paris, 1831) là tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo
      Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô ở thủ đô Paris (Pháp) đã đến với Victor Hugo vào năm 1828.

      Nhà văn Victor Hugo

      Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. 
      Victor Hugo (26/2/1802 tại Besançon – 22/5/1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp.  
      Thành công vang dội của hai tác phẩm 'Nhà thờ Đức Bà Paris' và 'Những người khốn khổ' đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. 
      Victor Hugo muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. 
      Tính cách của các nhân vật trong tuyệt phẩm được khắc họa đậm nét. Mối tình đau khổ dẫn đến ghen tuông của Đức cha Frollo biến ông thành kẻ ích kỷ, độc ác. Viên đại úy Phoebus với nét hào hoa, đỏm dáng nhưng tâm hồn vô cùng hời hợt. Người đẹp Digan Esméralda trong trắng, ngây thơ và có số phận bất hạnh. Còn Quasimodo, một tên gù mồ côi giữ nhiệm vụ kéo chuông tại Nhà thờ Đức Bà Paris, là một tâm hồn đầy thống khổ với nỗi cô đơn và tình yêu, sự hy sinh cao cả dành cho người con gái mà mình tôn thờ.

      Mối tình si trong câm nín của thằng gù Quasimodo 

      Nổi bật nhất trong tác phẩm có lẽ là tình yêu câm nín đầy thống khổ của thằng gù Quasimodo và Esméralda trong trắng, thơ ngây.

      Tạo hình thằng gù Quasimodo vài nàng Esméralda trên kịch.

      Ai đó đã ví, tình yêu của Quasimodo với nàng Esméralda xinh đẹp như 'Quái thú' và 'Người đẹp'. Chỉ khác nhau ở cái kết quá bị thảm trong bối cảnh xã hội Pháp mà Victor Hugo muốn làm nổi bật lên.
      Đó gần như là tình yêu vô vọng, câm nín, đầy thống khổ. Nhưng thứ mà chúng ta cảm nhận được là chính mối tình ấy là sự cứu rỗi vô cùng với tâm hồn Quasimodo, để hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.

      Quasimodo là một thằng gù xấu xí

      Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lỳ, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, tưởng rằng không còn điều gì có thể đánh động nổi trái tim ấy nữa. Vậy mà thằng gù xấu xa đó đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng Esméralda, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng thiếu nữ Bohemien xinh đẹp ấy đã đem lòng yêu một con người khác.
      Tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmerald, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình.

      Quasimodo đã kết thúc cuộc đời mình vì tình yêu

      Tác phẩm của Victor Hugo kết thúc, cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát – giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để những con đường Pari còn vương mãi những tiếng khóc, những tiếng oán hờn, và những cơn gió buồn đến xác xơ lòng người.
      Đó phải chăng là sự cuốn hút vượt thời gian trong những sợi phóng tác của Victor Hugo trong 'Nhà thờ Đức Bà Paris'. Tình yêu vốn luôn tiềm ẩn sự bí ẩn, bằng cách này hay cách khác, nó có một hấp lực mạnh mẽ không thể cưỡng nổi của loài người dù ở thời nào đi nữa, dù ở số phận nào đi chăng nữa!
      Trang Ly (T/h)


      Cuộc đời Conan Doyle và tuyệt phẩm trinh thám Sherlock Holmes

      Cuộc đời của Conan Doyle, cha đẻ của nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes, có khá nhiều nét tương đồng với nhân vật của mình mà không phải độc giả yêu mến Holmes cùng biết.

      Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi danh nhất mọi thời đại. Vị thám tử tài ba xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm trinh thám hay kinh điển “Sherlock Holmes” của nhà văn Arthur Conan Doyle năm 1887.

      Sherlock Holmes trở thành 1 trong những nhân vật được yêu thích nhất mọi thời đại

      Hơn 100 năm kể từ khi ra đời, Sherlock Holmes với chiếc mũ phớt và làn khói thuốc bay ra từ chiếc tẩu, với lối tư duy lạnh lùng đã trở thành hình tượng bất tử về thám tử tài trí, lừng danh trong tiểu thuyết trinh thám và được coi như mẫu nhân vật xuất sắc nhất từng có trong thể loại văn học này.

      Cuộc đời vất vả của Arthur Conan Doyle

      Không phải ai cũng biết rằng lúc sinh thời Conan Doyle có không ít điểm tương đồng với nhân vật mà mình sáng tạo nên, và cách xử lý tình huống của nhà văn cũng ly kỳ không kém những gì mà thám tử Holmes từng phô diễn. 

      Sir Arthur Conan Doyle (22/5/1859 - 7/7/1930)

      Chào đời ngày 22/5/1859 tại Edinburgh, Scotland (nay thuộc nước Anh), Conan Doyle đã phải trải qua một thời thơ ấu khó khăn. Bố ông vốn là một kẻ nát rượu. Conan Doyle được ăn học chu đáo là nhờ những nỗ lực của người mẹ. Bà là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho tới khi ông đã lập gia đình và theo đuổi nghiệp văn.
      Theo học ngành y tại Trường Đại học Edinburgh từ năm 1876 đến năm 1881, sau khi ra trường, Conan Doyle trở thành bác sĩ trên một con tàu biển tới Tây Phi. Một năm sau, ông mở phòng khám tư tại Plymouth. Trong những lúc chờ bệnh nhân, ông bắt đầu viết truyện. 
      Năm 1890, Conan Doyle tới London mở phòng khám mắt. Lúc này, Doyle quyết định viết truyện ngắn và nhân vật chính vẫn là Sherlock Holmes. Doyle tin rằng, Holmes và những vụ án của nhân vật này phù hợp với hình thức truyện ngắn. Đúng như Doyle tin tưởng, những truyện ngắn về Holmes đã tạo nên cơn sốt đối với các độc giả yêu thích truyện trinh thám lúc bấy giờ. 
      Năm 1887, “Chiếc nhẫn tình cờ”, tiểu thuyết đầu tiên về Sherlock Holmes của Conan Doyle ra mắt và được đông đảo độc giả đón nhận. Nhưng thành công của cuốn sách vẫn chưa giúp gì nhiều cho Conan Doyle trong cuộc mưu sinh.
      Conan Doyle được tìm thấy đang ôm chặt ngực trong vườn nhà ngày 7 tháng 7 năm 1930. Ông mất một thời gian ngắn sau đó vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 71, và được chôn trong Vườn Nhà thờ tại Minstead ở New Forest, Hampshire, Anh. Những lời cuối cùng ông dành cho vợ: "Em thật tuyệt vời." 

      Tình yêu 'mâu thuẫn' với 'đứa con tinh thần' của Conan Doyle

      Tình cảm của Doyle dành cho Holmes diễn ra khá phức tạp. Doyle vừa yêu vừa ghét đứa con tinh thần đã đưa ông trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nhân loại. Suốt 2 năm, Doyle cống hiến hết mình cho nhân vật thám tử thông minh kiệt xuất. 
      Nhưng càng đắt khách, áp lực với Doyle càng lớn. Thời hạn hoàn thành tác phẩm do các tạp chí đặt ra ngày càng trở thành gánh nặng với nhà văn. Cuối cùng, Doyle đã quyết định phải "kết liễu" cuộc đời Sherlock Holmes. Trong truyện ngắn "Vấn đề cuối cùng", Conan Doyle đã để Holmes bất cẩn tiến đến mép một tảng đá và rơi xuống thác nước Reeichenbach.

      Nam diễn viên Jeremy Brett vào vai Sherlock Holmes

      Quyết định của nhà văn vấp phải sự phản ứng đầu tiên rất quyết liệt của độc giả. Nhưng Doyle kiên định: "Tôi sẽ bị chỉ trích nhiều lắm nếu “xuống tay” với quý ông lịch lãm này. Nhưng đó không phải là một vụ giết người, đó là hành động tự vệ. Bởi nếu tôi không giết hắn ta. Hắn ta trước sau gì cũng giết tôi".

      Nhưng trước tình yêu mến quá nồng nhiệt của độc giả, gần 10 năm sau, Doyle đã buộc phải mang Holmes trở lại. Nhà văn để vị thám tử "tái sinh" trong cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 1902 - “Con chó săn của dòng họ Baskervilles”.Doyle giải thích, câu chuyện này xảy ra trước khi Holmes đối mặt với cái ngày định mệnh. Năm sau, nhà văn tiếp tục ra mắt “Bí mật ngôi nhà trống”, trong đó Conan Doyle lý giải rằng chỉ có Moriarty rơi khỏi vách đá còn Holmes thì chỉ giả chết để tiếp tục điều tra về tổ chức của Moriarty.
      Hiện nay, nhiều người phải công nhận rằng Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học và là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới.

      Sherlock Holmes - Nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học

      Trong truyện, Sherlock Holmes sinh năm 1854. Ông bắt đầu sống ở 221B phố Baker, London, Anh cùng bác sĩ Watson, bạn thân và người viết tiểu sử cho Holmes trong và sau các vụ án.
      Sách Kỷ lục Guinness đã thống kê Holmes là nhân vật điện ảnh xuất hiện nhiều nhất, với sự diễn xuất của 70 nam diễn viên khác nhau trong trên 200 bộ phim.

      Sherlock Holmes là nhân vật điện ảnh xuất hiện nhiều nhất. Trong hình là nam diễn viên Benedict Cumberbatch hóa thân thành Holmes

      Sherlock Holmes được độc giả hâm mộ tới mức đã có rất nhiều hội những người hâm mộ ông được thành lập, hội đầu tiên được thành lập năm 1934 ở Mỹ, sau đó là ở Anh và Đan Mạch. Năm 1990 người ta đã mở Bảo tàng Sherlock Holmes ở phố Baker, đây là bảo tàng cho một nhân vật hư cấu đầu tiên được mở trên thế giới.
      Nhân vật truyện tranh Shinichi Kudo trong bộ truyện Thám tử lừng danh Conan thường xuyên trích dẫn những câu nói của Holmes và thậm chí còn lấy tên giả theo tên của Conan Doyle (Edogawa Conan).

      Những câu nói nổi tiếng của nhân vật Sherlock Holmes

      1. Tên tôi là Sherlock Holmes. Công việc của tôi là để biết những gì mà người khác không biết.
      2. Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào đó đủ mọi thứ linh tinh đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác, đến nỗi khi cần, hắn khó mà lôi ra sử dụng được. Trái lại, người thợ lành nghề chọn lọc hết sức cẩn thận những thứ xếp vào trong gian phòng ấy. Anh ta chỉ muốn chứa trong đó những dụng cụ có ích cho mình trong công việc; cái nào cái nấy dắp đặt một cách thật ngăn nắp. 
      Thật là sai lầm nếu cho rằng gian buồng nhỏ bé ấy có những bức tường co dãn và nó có thể phình ra vô cùng tận. Anh (chú ấy đang nói vs bác sĩ Watson) hãy tin rằng rồi sẽ đến lúc mà mỗi khi ta thu nhận đc một hiểu biết mới ta sẽ quên mất cái kiến thức gì đó đã có trong óc. Vì vậy, chớ có thu nạp những khái niệm vô ích, chúng sẽ đẩy đi mất những điều có ích.

      Kính lúp, tẩu thuốc và chiếc mũ của Holmes ở Bảo tàng Sherlock Holmes, London, Anh

      3. Một sai lầm cơ bản là cứ đặt trước các giả thiết khi chưa có trong tay các sự việc thực tế. Làm như vậy khiến cho nhận định của chúng ta dễ bị đi chệch lắm.

      4. Tư tưởng của chúng ta phải ngang tầm vĩ đại với tự nhiên khi ta muốn tìm hiểu tự nhiên.

      5. Đối với một bộ óc lớn không có gì là nhỏ.

      6. Vấn đề không phải là bạn đã làm được gì trong thế giới này mà câu hỏi đặt ra là, những gì bạn có thể làm để khiến mọi người tin rằng bạn đã làm?

      7. Khi bạn đã loại bỏ những điều không thể thì điều cuối cùng, dù khó tin đến đâu, cũng chính là sự thật.
      8. Chỉ từ một giọt nước, người giỏi suy luận có thể suy ra khả năng của một đại dương hoặc một thác nước, tuy chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng. Như vậy, toàn bộ cuộc sống là một chuỗi mắt xích rộng lớn mà ta có thể biết bản chất của nó, nếu ta biết được một mắt xích. Như tất cả mọi khoa học khác, “suy đoán và phân tích” là một khoa học mà ta chỉ có thể làm chủ sau một quá trình nghiên cứu lâu dài, bền bỉ. 
      Người mới đi vào lĩnh vực này nên bắt đầu bằng những vấn đề sơ đẳng: gặp bất kì ai, chỉ bằng vào sự quan sát, ta hãy cố tìm hiểu tiểu sử, nghề nghiệp của người ấy. Tuy có vẻ ấu trĩ, nhưng thực ra sự tập luyện này rèn giũa các khả năng quan sát của ta và nó dạy cho ta biết cần phải nhìn vào đâu và phải tìm kiếm cái gì. Móng tay, những vết chai ở ngón trỏ và ngón cái, ống tay áo, đầu gối quần, dáng đi, cách đứng đều là những thứ nói lên nghề nghiệp của một con người…
      9. Con người ta, khi được nghe trình bày một chuỗi sự việc hầu hết sẽ tiên đoán kết cục của những sự việc đó. Họ có thể tập hợp những sự kiện đó trong óc rồi suy ra điều sẽ phải xảy ra. Nhưng không có mấy người, sau khi nghe nó đến cuối cùng, có khả năng suy ra những sự việc nào đã dẫn đến kết cục ấy.

      Trang Ly (T/h)
      Xem tiếp...

      BÍ ẨN LỊCH SỬ 92 (Marilyn Monroe)

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Xem tiếp...

      CÂU CHUYỆN VŨ TRỤ 24

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Xem tiếp...

      VIỆT NAM HIỀN HÒA 74

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Xem tiếp...