Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

BÍ ẨN KHOA HỌC 52

(ĐC sưu tầm trên NET)

“Hành Vi” Cổ Quái Của “Lốc Vòi Rồng”

“Hành vi” cổ quái của “Lốc vòi rồng”
            Tại bang Oklahoma của Mỹ, người ta từng phát hiện ra một chuyện lạ như sau: Vào một ngày mùa hạ đẹp trời năm 1950, một đôi vợ chồng nằm nghỉ ngơi trên giường. Đột nhiên có một âm thanh cực lớn vang lên phá vỡ giấc ngủ của hai vợ chồng. Cả hai tỉnh đậy xem xét nhưng rồi hai người đều cho rằng tiếng  động đó chắc là trong mơ nên lại tiếp tục ngủ. Đến khi tỉnh lại, họ mới phát hiện chiếc họ đã tan tành từ lúc nào, xung quanh không còn thấy một căn phòng nào cả, không còn bất cứ một kiến trúc nào còn sót lại ngoài một cái cây cạnh bọn họ, trên cành cây còn có mấy bộ quần áo đang bay phấp phới trước mặt. Sau đó họ mới tìm ra thủ phạm gây ra vụ phá hoại này. Đó chính là lốc vòi rồng. Lốc vòi rồng hiện hữu và xảy ra song người ta vẫn không phát hiện được quy luật hoạt động của nó. Ví dụ như: vì sao có lúc vòi rồng cuốn hết tất cả mọi vật cản trên đường đi của chúng nhưng có lúc thậm chí vật ở ngay phía trung tâm của nó lại không chịu bất cứ một tổn thất nào cả. Vì sao có lúc vòi rồng có thể cuốn đi cả một cái chạn bát nhưng lại không làm vỡ một cái bát nào ở bên trong. Hành vi của vòi rồng càng kì quái ở chỗ có lúc nó chỉ ''vặt'' trụi lông của con gà mái nhưng lại không hề làm tổn thương con gà. Đối với những hành vi như vậy của vòi rồng, con người vẫn chưa thể lí giải được.
            Bí ẩn của vòi rồng
            Diện mạo vòi rồng hết sức ''cổ quái'', trên đầu nó là một đám mây màu đen hoặc màu xám đậm, phía dưới là một cột xoáy trông giống vòi con voi đang rủ xuống. Quá trình đến và ra đi của vòi rồng làm cho hàng chục nghìn người chết và bị thương mỗi năm, do vậy các quốc gia luôn coi trọng công tác nghiên cứu về vòi rồng. Người ta chú ý đến một điều đó là sự hình thành của vòi rồng thông thường có liên quan đến những vùng có khí hậu nóng, gây ra dòng đối lưu trên dưới cực mạnh. Nhưng dòng đối lưu cực mạnh đó chưa chắc đã gây ra hiệu ứng “bơm hút nước chân không” giống như vòi rồng. Hơn nữa tại một số nơi vào mùa đông hay vào ban đêm, lúc không có dòng đối lưu hay mây mưa gì cả thì hôm nào vòi rồng cũng xuất hiện. Chính điều này đã khiến người ta không thể không thấy vấn đề rất phức tạp. Bí ẩn về vòi rồng đến nay vẫn đang chờ một câu giải thích thỏa đáng.

Những Trường Trọng Lực Kỳ Dị

 NHỮNG TRƯỜNG TRỌNG LỰC KÌ DỊ
Trọng lực - những ai đã từng học qua môn vật lí cấp II phổ thông đều phải biết khái niệm này. Bình thường, trọng lực có chiều hướng thẳng từ trên xuống dưới, tỉ lệ nghịch với khoảng cách, tỉ lệ thuận với trọng lượng. Nhưng đối với những hiện tượng trọng lực bất bình thường thì sao?
Đám ma, đèo quái, sông kì dị
Trường trọng lực lớn nhất trong vũ trụ là “lỗ đen'', lực hấp dẫn ở đó lớn đến nỗi ánh sáng cũng không thể thoát được. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn không sao xác định được chính xác vị trí của các loại “xác” thiên thể kì bí và đen ngòm này.
Song, người ta cũng đã phát hiện được những trường trọng lực lớn trên Trái Đất, được bàn tán nhiều nhất có lẽ 1à khu tam giác quỷ Becmuđa nổi tiếng. Hãy khoan bàn đến nó trước hết ta hãy cùng xem xét đến đầm ma trong hang Xinua ở châu Phi.
Hang Xinua là một di chỉ cư trú của người cổ đại Zimbabwe, hang gồm hai hang nhỏ một tối một sáng và một đầm nước sâu giữa hai hang. Đầm nằm dưới đáy một hang đá dựng đứng, cách mặt đất mấy chục mét. Dòng nước trong xanh thẩm trong đầm như khối bảo ngọc khổng lồ long lanh phát sáng. Trên vách đá dựng đứng trong hang có những lỗ thông có thể nhìn sang hai hang sáng, tối kề bên. Ở dưới hang đá có một miệng lỗ nước đầm từ đó chảy ra tạo thành một dòng nước sông ngầm dưới lòng đất dài đến 15km.
Đầm trong hang tại sao lại gọi là “đầm ma”? Bởi nó như có một dẫn lực ma quái. Rõ ràng mặt đầm chỉ rộng hơn 10m, lẽ ra có thể dễ dàng ném một hòn đá từ bờ đầm này sang bờ đầm kia, nhưng thực tế ngay cả một lực sĩ cũng không có cách nào ném qua nổi, bởi hòn đá ném đi, đến phía trên mặt đầm là tự khắc rơi xuống đầm. Có người không tin, dùng sức người không được thì ta dùng máy móc trợ giúp. Nhưng một viên đạn bắn qua mặt đầm, chưa kịp xuyên vào vách đá, thì như có một thần lực hút mạnh khiến nó rơi thẳng xuống lòng đầm.
 Thí nghiệm này thực hiện không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn chung một kết quả. Vậy lực hấp dẫn khó hiểu trong hang Xinua từ đâu mà có? Cho đến ngày nay vẫn chưa ai dám trả lời một cách chắc chắn câu hỏi này.
Những trọng lực thần bí như vậy có rất nhiều trên thế giới. Ai cũng biết, lực hấp dẫn từ tâm Trái Đất điều khiển sự vận động của các vật thể trên mặt đất, vì vậy nước sông chỉ có thể chảy xuống chỗ thấp. Nhưng nếu có cơ hội ghé qua điểm thăm quan ở gần một quốc lộ tại Đài Đông, Đài Loan, thì bạn sẽ phải nghi ngờ lực hút từ tâm Trái Đất ở đây phải chăng là không bình thường. Bạn không thể không ngạc nhiên khi thấy một dòng sông chảy ngược từ chân núi lên sườn núi, đó chính là dòng ''sông chảy ngược'' đanh bất hư truyền. Nhìn thấy cảnh du khách ven bờ phải tặc lưỡi chiêm ngưỡng hiện tượng '' nước chảy lên cao'' , bạn nghĩ sao? Lẽ nào hướng lực hút của Trái Đất 1ại có sai biệt gì ở địa điểm này ?
Những nơi như vậy không chỉ có ở Đài Loan mà nhiều nơi như nước Mỹ và các châu lục khác cũng có. Một trong những địa điểm là đèo quái quỷ. Làm sao để bạn có thể đạp xe một cách đỡ tốn sức nhất? Trên con đường ngoằn ngoèo cách tòa Quốc hội Mỹ về phía tây không xa, có một đoạn sườn núi chênh vênh dài khoảng 500m. Bạn lái xe đến dừng trước sườn núi, nếu bạn thả phanh thì sẽ xảy ra một điều kì lạ: xe của bạn dường như bị một lực kéo hay đẩy thần bí nào đó mà bỗng nhiên từ từ leo ngược lên phía trên sườn núi, khiến bạn vừa ngạc nhiên vừa thích thú, không  hiểu tại sao. Thí nghiệm đối với những vật nặng bao nhiêu thì lực tác dụng lại càng lớn bấy nhiêu.
Các tay tài xế rất thích thú với ''đèo quái quỷ'', nhưng các nhà khoa học thì lại cảm thấy ''đau đầu''.
Dải đất kì quái Santaks
Nơi có hiện tượng phản trọng lực khiến các nhà khoa học ''đau đầu'' nhất là một ''dải đất kì quái'' , nằm ở phía ngoại ô thị trấn Santaks thuộc bang California. Nơi đây thường xuyên tấp nập du khách rừng rậm bao bọc bốn bề, gió lay cây xào xạc rung, không khí thật dễ chịu. Trên cổng cao của một hàng rào gỗ treo tấm biển “Cửa vào dải đất kì lạ''. Bước qua cánh cổng này, bạn như lạc vào một thế giới khác: ở đó đâu đâu cũng khiến bạn phải đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Đã có lấn tôi, không biết hai người Nhật Bản là Iazô và Ôktaihaxi đang làm gì thì ra họ đang giẫm lên hai tảng đá. Hai tảng đất này thoạt nhìn rất bình thường, mỗi tảng dài 50cm, rộng độ 20cm, cách nhau khoảng 40cm, nằm cách cổng vào không xa. Đây là hai ''tảng đá ma thuật”.
Iazô và Ôktaihaxi mỗi người ngồi yên trên một tảng đá rồi lại đổi chỗ cho nhau lúc này các du khách chung quanh như không còn tin vào mắt mình nữa. không hiểu sao bỗng nhiên Iazô vốn chỉ cao 164m trông lại cao to khôi ngô hơn cả Ôktaihaxi với chiều cao 1.8m. Đổi lại chỗ ngồi, thì trong nháy mắt Ôktaihaxi bỗng cao to lên một cách dễ sợ, trong khi đó Iazô lại đột ngột lùn đi trông thật thảm thương.
Khi thay đổi vị trí, chiều cao của họ cũng thay đổi theo, chợt dài ra rồi lại chợt co lại vậy nguyên nhân của sự kỳ quặc này do đâu?
Thử dùng thước đo thì bề ngoài chiều cao có thay đổi nhưng số đo trên thước vẫn chỉ một chỉ số, lại không hề thay đổi. Hai người lại cẩn thận dùng thước thăng bằng để đo hai khối đá thì thấy hai khối đá có mặt trên bằng nhau. Rốt cuộc sự việc là thế nào? Các du khách có thể không bận tâm suy nghĩ, nhưng bí mật có lẽ ở trong tảng đá.
Rời tảng đá, thì cũng là lúc sắp phải trèo đèo. Men theo một đường đèo có độ dốc lớn, du khách hớn hở đi về phía trung tâm ''dải đất kì quái'' trên đường chỉ thấy cây cỏ hai bên nhất loạt đều nghiêng về một hướng đi như bị đổ rạp sau trận gió lốc. Cứ thế đi tiếp có người chợt có cảm giác không nhìn thấy ngón chân mình nữa thì bất ngờ, toàn thân đã đổ rạp về một bên, gần như song song với mặt đèo, thế mà ai cũng đi rất vững vàng, không hề cảm thấy khó khăn gì.
Một căn nhà gốc tềnh toàng không rõ thời, điểm xây dựng nằm ngay giữa trung tâm dải đất kì quái khoảng không gian giữa những bức tường vây bằng gỗ và căn nhà đủ chừa ra một khoảng đất trống cho du khách dừng chân. Các tấm gốc ở đây cũng nghiêng cùng một hướng với cỏ cây. Toàn thân du khách cũng không sao đứng thẳng lên được, dù cố gắng ghìm chân cũng vô ích, tất cả bỗng dưng đều nghiêng về một phía. Có người nghiêng hẳn thân, nhưng tất cả họ đều có cảm giác dễ chịu hơn cả lúc bình thường. Quả là một cảnh tượng khó tả, những lực hút vô hình đã làm thay đổi động tác của con người.
Khi bước qua cánh cửa nhỏ hẹp để tiến vào căn nhà gỗ, hãy cẩn thận một chút, bởi trong nhà có một buồng sức mạnh ngay lập tức sẽ “tấn công'' bạn, như muốn kéo bạn vào trung tâm của trường trọng lực. Những người nhanh nhẹn có thể vịn vào một vật gần đó để cưỡng lại lực hút vô hình này, nhưng chỉ được 10 phút thì sẽ cảm thấy chóng mặt hoa mắt khó chịu như say sóng vậy.
Có những vị khách tò mò lại còn vươn tay đu lên xà nhà. Nếu bạn đứng cạnh thì sẽ thấy thân người đó không đứng thẳng xuống đất mà lại ệch về một bên. Các nhà khoa học đã nghiệm chứng, tất cả các vật treo ở đây đều không thể vuông góc với mặt đất, mà luôn nghiêng về một bên.
Người hướng dẫn du lịch vẫn luôn miệng giải thích. Không cần ai đỡ, ông ta trèo lên thường, đi men theo một cách rất vững vàng từ chân tường nhà in cao, ông giơ tay vẫy, khiến du khách đều thấy kinh ngạc trước tuyệt kĩ công phu “trèo tường, leo vách” đó. Rồi mọi người học theo, cũng trèo lên mặt tường phẳng. Hóa ra như vậy rất bình thường, như tản bộ trên mặt đất bằng. Kiểu đi này mà ở nơi khác thì bất kể diễn viên xiếc kì cựu nào cũng phải lắc đầu chịu thua.
Những sự việc quái đản trong căn nhà gỗ vẫn chưa hết, bạn sẽ nhìn thấy tấm gỗ hướng ra ngoài. Một đầu rõ ràng là hướng lên trên, thế mà lại có thể đặt một quả bóng chơi golf trên đầu đó mà nó không hề lăn xuống dưới. Cho dù bạn có đẩy quả bóng đi thì nó cũng chỉ lăn một đoạn ngắn rồi lại lăn lên chỗ cũ. Cái quả lắc trong nhà cũng hết sức quái đản. Một sợi dây thép mắc lên trần nhà, đầu kia treo một vật hình cầu đường kính 25cm, dày 5cm, thế là thành một quả lắc cho mọi người thưởng ngoạn. Đương nhiên, góc treo của quả tắc đó cũng phải nghiêng. Quả lắc trông khá nặng, nhưng khi bạn đẩy theo một hướng cố định thì chỉ cần đẩy nhẹ là nó sẽ lắc lư dao động quanh vị trí cân bằng; nhưng nếu bạn đẩy theo hướng ngược lại thì nó trước sau không hề nhúc nhích, cho dù bạn dùng cả hai tay ra sức đẩy mạnh thì nó cũng chỉ xê dịch vài phân mà thôi.
Theo lẽ thường, khi bị đẩy qua, quả lắc đồng hồ dao động liên tục theo quy luật, qua trái… với biên độ nhỏ dần, cuối cùng thì dừng lại ở vị trí căn bằng. Nhưng quả lắc trong căn nhà gỗ này lại khác. Khi bị một lực kích thích đầu tiên nó lắc qua hai bên một lúc như thông thường, nhưng sau đó nó bắt đầu lắc hướng về phía bức tranh theo trên tường, được một lát lại quay sang vị trí vài vòng, bên phải bên trái hoặc trước sau. Cứ vậy rồi vòng trở lại, lắc mãi không thôi.
Những hiện tượng kì quái trong vùng đất này đều trái với định luật về trọng lực của Newton. Trường trọng lực kì bí tồn tại trên mảnh đất này làm ''đau đầu'' các nhà khoa học hiện đại, nhưng nó lại mở ra một cánh cửa tri thức cho những người muốn tìm hiểu khám phá bí ẩn về thế giới tự nhiên.

Huyền Thoại "Thuyền Ma"

HUYỀN THOẠI “THUYỀN MA”
Một ngày nóng bức và ngột ngạt của tháng 3 năm 1939, ở vịnh Fos, mũi cực nam của Nam Phi, mặt nước biển xanh trong bị bao phủ bởi làn hơi nước bốc lên như mây mù và ánh nắng mặt trời gay gắt. Trên bãi tắm Grancin có khoảng 60 người đang nghỉ ngơi, đột nhiên, trong đám mây mù bỗng hiện ra lột chiếc thuyền buồm Ấn Độ đang buồm căng lộng gió. Chiếc thuyền kiểu này đã mất tích từ hàng thế kỉ nay tại thủy lực vực của mũi Hảo Vọng. Những người đầu tiên nhìn thấy hô ầm lên gọi những người khác cùng tới xem. Những người trên bãi cát đều đứng cả dậy, phấn khích bàn tán.
Theo tin của báo chí ngày hôm sau lúc xuất hiện con thuyền đang hướng về Muzeburg, buồm tàu căng đầy tuy lúc đó biển không hề có một chút gió nào.
Năm 1939, trên “Đại Anh Nam Phi niên báo”  có chép những dòng sau: “Con thuyền này giống như có một lực lượng thần bí thúc đẩy vụt tiến lên trước, lúc đó những người nằm nghỉ trên bãi Grancin hưng phấn tột độ, đứng hết cả lên, bàn tán xôn xao nhưng đến lúc cuộc bàn luận đến cao trào thì con thuyền thần bí kia lại tiêu biến kì lạ như khi nó đến”.
Sau khi có sự việc ''con thuyền ma'' xuất hiện, người ta đưa ra nhiều kiến giải khác nhau. Trong đó có người cho rằng cái mà những người trên bãi Grancin nhìn thấy chỉ là một ảo cảnh, có lẽ đấy là hình ảnh một chiếc thuyền cách đó mấy trăm hải lí ngẫu nhiên bị Mặt trời chiếu xạ là hiện ra trước mắt.
Thế nhưng chính những người tận mắt nhìn thấy con thuyền hôm ấy chỉ ra hình dạng con thuyền: thân thuyền rộng, đuôi cao, đến cả cột buồm cũng không có điểm gì giống với con thuyền hiện đại. Không còn nghi ngờ gì nữa, nó chính là một chiếc thuyền buồm của thế kỉ XVII.
Helina Thadien hôm đó cũng tận mắt nhìn thấy cảnh tượng đó đã nói: Những người nghi ngờ thì phát ngôn không chuẩn xác nhưng ngoài con “thuyền ma'' của những người Hà Lan phiêu bạt nhất định không phải là thứ gì khác.
Trước khi một nhà viết kịch Vagna viết vở “Người Hà Lan phiêu bạt'' thì truyền thuyết về ''con thuyền ma'' đã sớm lưu truyền trong giới thủy thủ: Trong một văn bản cổ có ghi: ''Năm 1680, một thuyền buôn Hà Lan - Đông Ấn Độ do thuyền trưởng Henry Fandigan chỉ huy đã từ Amsterdam khởi hành đến quần đảo ở Đông Ấn Độ. Henry Pandigan là một người thích đương đầu với: mạo hiểm, có vẻ là một người không từ thủ đoạn và nổi tiếng bê bối nhưng lại là một người rất tinh thông nghề biển.
Henry Fandigan cùng thủy thủ đoàn của ông ta đã lên đường đi về phía nam trong một buổi chiều biển xanh ấm áp, mặt trời lấp lánh chiếu rọi. Mọi việc có vẻ thuận lợi: nhưng đến gần mũi Hảo Vọng, thuyền vẫn bị những cơn gió ngược thổi làm cho không có cách nào tiến lên được, cứ loanh quanh trong thủy vực mũi Hảo Vọng.
Tương truyền tuy Henly Eandigan đã trổ hết tài ba song vẫn không qua được mũi Hảo Vọng. Những cơn giận của Henry Fandigan cứ như bị quỷ ám, xúi bẩy ông ta công nhiên miệt thị đấng toàn năng vì đã ngăn cản ông ta vượt qua mũi Hảo Vọng. Trong cơn cuồng nộ, người thuyền trưởng đã thề độc: ''Ta thề sẽ phản kháng Thượng đế đến cùng, quyết đi hết hải trình đã định, kể cả diêm vương ta cũng không sợ. Ta sẽ đi đến tận ngày phán xử cuối cùng''.
Cho đến bây giờ vẫn không ai biết được ai 1à người đầu tiên lan truyền những lời nói của thuyền trưởng nhưng báo ứng đã xảy ra ngay trước mắt. Sứ giả của Thượng đế đã ra lời phán quyết buộc Henry Fandigan phải mãi lang thang bên ngoài cho tới ''ngày phán xử cuối cùng”. Thuyền viên chết hết nhưng Henry Fandigan nhất định bám chặt lấy con thuyền chờ bằng được cho tới ''ngày phán xử cuối cùng đến''.
Henry Fandigan và con thuyền của ông ta mãi mãi không đến được Grancain. Từ năm 1680 trở đi, có rất nhiều báo cáo nói rằng đã nhìn thấy thuyền của ông ta. Ghi chép cuối cùng về việc nhìn thấy ''con thuyền ma'' là vào tháng 9 năm 1940. Lúc đó, ở Kaputon có bốn người đang ở trên sân phơi, họ đều nhìn thấy một con tàu vụt hướng về vịnh Thaburg, sau đó biến mất sau lưng Lạc Tân Đảo.
Nhiều nhà khoa học vẫn kiên định lập trường cho rằng cái mà các du khách trên bãi Grancin nhìn thấy chỉ là ảo cảnh. Có người ở cảng Adin đã nhìn thấy một con thuyền chở bưu kiện và thư tín vụt đi về phía Ấn Độ. Sau này nhật kí hàng hải trên thuyền cũng chứng minh, lúc đó phải cách cảng Adin khoảng hơn 200 hải lí. Thế nhưng, các nhà khoa học vẫn không giải thích được tại sao những chỉ tiêu mà những người đã từng nhìn thấy “con thuyền ma” miêu tả về nó lại giống hệt như nhau. Vả lại loại thuyền đó đã từ 300 năm nay chẳng ai sử dụng. 

Xem tiếp...

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

BẠN BIẾT CHƯA ? 20

(ĐC sưu tầm trên NET)


Bí mật 'vũ khí tất thắng' của Tôn Quyền - Đại hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc

Tôn Quyền là ông vua duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là "thiên cổ đại đế". Ông nổi tiếng với biệt tài dụng nhân của mình.

Tôn Quyền (5/7/182 – 21/5/252), tức Ngô Thái Tổ hay Ngô Đại Đế, tên tự là Trọng Mưu. Ông là người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Ông là con trai thứ hai của Tôn Kiên, thủ lĩnh quân phiệt ở Giang Đông, em trai của Tôn Sách.

Tôn Quyền qua nét vẽ của Diêm Lập Bản - một họa sĩ thời Đường

Tôn Quyền là vị quân chủ đầu tiên của nước Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Bí mật 'vũ khí tất thắng' của Tôn Quyền

Biệt tài dụng nhân chính là vũ khí "tất thắng" của Tôn Quyền. Điều này thể hiện ở việc ông đề bạt Lữ Mông hay Lục Tốn; phái Gia Cát Cẩn sang Thục cầu hòa...

Chân dung Tôn Quyền đầy oai phong, lẫm liệt

Chuyện kể rằng, danh tướng Lữ Mông vốn dĩ chỉ là một "sĩ quan quèn". Một lần Tôn Quyền duyệt binh, trông thấy Lữ Mông chỉ huy một nhóm lính "bộ pháp chỉnh tề, tinh thần phấn chấn". Tôn Quyền rất hài lòng, bèn phá cách đề bạt Lữ Mông.
Về sau, Lữ Mông trở thành đại tướng anh dũng thiện chiến, vang danh thiên hạ với chiến dịch tập kích "bạch y độ giang" đánh bại Quan Vũ, đoạt lại Kinh Châu về cho Đông Ngô.
Hay, chuyện sử dụng Lục Tốn cũng thể hiện tài dụng nhân của Tôn Quyền.
Danh tướng Lục Tốn của Ngô ban đầu cũng chỉ là một thư sinh, không có công tích gì. Sau khi đại quân Thục - Ngô khai chiến, được Lữ Mông tiến cử, Tôn Quyền lập tức giao đại quyền vào tay Tốn.
Không phụ sự kỳ vọng của Quyền, Lục Tốn đã đánh tan quân Lưu Bị trong trận Di Lăng.
Cũng nhờ sự phá cách trong phương pháp dùng người của Tôn Quyền, mà thời kỳ cai trị của ông được đánh giá là "nhân tài như mây", không rơi vào tình trạng người tài không có đất dụng võ như Thục Hán giai đoạn suy vong.

Hóa thân Tôn Quyền trên phim ảnh

Đáng tiếc, khi về già, Tôn Quyền bị mất đi sự "hùng tài vĩ lược" của mình. Ông trở nên đa nghi, thất chí, khiến mâu thuẫn nội bộ triều Ngô diễn biến phức tạp.
Sau khi Tôn Quyền mất, Đông Ngô rơi vào thời kỳ đen tối bởi những cuộc thanh trừng triều đình đẫm máu, kết cục khiến nước này không thoát khỏi họa diệt vong.
Trang Ly (T/h)


Chu Du - Vị danh tướng đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích

Không những nổi tiếng là vị quân sự tài ba bậc nhất thời Tam Quốc, Chu Du là người có khí chất cao thượng, khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp. Ông được xem là thiên hạ đệ nhất nam tử ở Giang Đông.

Chu Du - Thiên hạ đệ nhất nam tử Giang Đông

Chu Du (175 - 210), tự là Công Cẩn, là danh tướng và khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Chu Du - Vị danh tướng tài giỏi bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sina

Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng đẹp trai ở Giang Đông. Tam quốc chí chép ông "khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp" và còn nói thêm "người Giang Đông gọi ông là Chu Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi.
Giang Đông có hai người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách. 

Chu Du được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất nam tử Giang Đông". Ảnh minh họa

Từ nhỏ, Chu Du đã khổ công học hành, ham mê nghiên cứu binh pháp. Trước khi Tôn Kiên khởi binh đánh Đổng Trác có chuyển nhà đến huyện Thư. Chu Du gặp con Tôn Kiên là Tôn Sách, hai người cùng tuổi, kết bạn với nhau rất thân. 
Chu Du để gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía nam hướng ra đường lớn nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Hai người cùng kết giao với các danh sĩ ở Giang Nam, được mọi người biết đến.

Khí chất phi thường của bậc anh tài Chu Du

Chu Du là người có chí lớn, phong độ hơn người, nói năng đĩnh đạc. Ông đối đãi với mọi người rất khiêm tốn, lễ phép và thường lấy đức để thu phục mọi người. 

Hình ảnh Tổng chỉ huy Chu Du đầy khí phách trong trận Xích Bích nổi tiếng. Ảnh minh họa

Thời Tôn Sách, Tôn Quyền còn trẻ và chỉ làm tướng quân, mọi người vẫn thiếu lễ độ nhưng Chu Du rất giữ phép tắc. Trình Phổ lớn tuổi hơn ông và tỏ ý không phục khi ông có chức vụ cao hơn, nhưng Chu Du không câu chấp, bỏ qua lỗi của Trình Phổ khiến Trình Phổ rất khâm phục.

Không chỉ Tôn Quyền, cả Lưu Bị rất khâm phục tài năng của Chu Du. Lưu Bị nói về ông như sau: Công Cẩn văn vở sách lược, vạn người không bì kịp.

Chu Du - Vị tướng tài giỏi bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc

Không những có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, thông minh, Chu Du còn nổi tiếng là người giỏi điều binh khiển tướng, nắm vững nghệ thuật tiến hành chiến tranh.

Chu Du trên phim ảnh. Ảnh: Sina

Trong trận Xích Bích, ông là Tổng chỉ huy liên quân Tôn - Lưu. Về phong độ Chu Du, Tô Đông Pha đã miêu tả trong Xích Bích hoài cổ: “Nhớ Công Cẩn năm xưa, khi Tiểu Kiều mới sánh duyên cùng, hào hoa phong nhã, quạt lông khăn lượt, nói cười đấy mà kẻ cường địch tan thành tro bụi”.
Trận Xích Bích kết thúc với thắng lợi của liên quân Tôn - Lưu đã đưa tên tuổi Chu Du nổi lên, và được liệt vào hàng những tướng giỏi của lịch sử Trung Quốc.
Sau này, vì bệnh nặng mà Chu Du mất khi mới 36 tuổi. Tôn Quyền nghe tin ông mất cảm thấy như mất một cánh tay, tự mình mặc áo tang đến để tang ông. Sau này Tôn Quyền xưng làm hoàng đế (năm 229), vẫn nhớ tới công lao gây dựng của Chu Du.
Trang Ly (T/h)


'Chiến Thần' Lữ Bố - Vị tướng dũng mãnh bậc nhất thời Tam Quốc

Hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Lữ Bố được xem là vị tướng dũng mãnh bậc nhất thời Tam Quốc.

Lữ Bố - Kiệt xuất anh tài thời Tam Quốc

Lữ Bố (158-199), còn gọi là "Lã Bố", tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. 

Lữ Bố được xem là vị tướng dũng mãnh bậc nhất thời Tam Quốc. Ảnh minh họa

Lữ Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ ngày nay).
Ngay từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng, luôn giành chiến thắng trong những "trận đấu" với bạn bè đồng trang lứa. Hệ quả, không ai dám chơi đùa với Lã Bố.
Lớn lên, Lã Bố được gia đình cho học cầm kì thi thư và luyện võ. Nhưng sở thích lớn nhất của ông vẫn là côn quyền, cung tên, đao kiếm và luôn muốn cho mọi người thấy mình dũng mãnh đến nhường nào. 
Sử sách Trung Quốc ghi lại rằng năm 11 tuổi Lã Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến cái tên thiếu niên anh hùng Lã Bố.

Lữ Bố - Vị 'Chiến Thần' dũng mãnh bậc nhất

Cũng giống như Quan Vũ cầm Thanh Long đao, hình tượng của Lữ Bố cũng được đóng khung trong nhận thức của những người hâm mộ Tam Quốc:
"Chiến Thần" Lữ Bố đầu đội Tam Xoa Thúc Phát Tử Kim Quán, khoác Tây Xuyên Hồng Miên Bách Hoa Bào, thân mặc Thú Diện Thôn Đầu Liên Hoàn Khải, lưng thắt Lặc Giáp Lung Sư Man Đới, tay cầm Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố.

Phương Thiên Họa Kích của Lữ Bố cùng Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ là hai món binh khí lừng danh thời Tam Quốc.

Nhắc tới Lữ Bố, gần như ai cũng sẽ hình dung ra một tạo hình uy phong lẫm liệt, khí khái anh hùng như vậy.
Lữ Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lữ Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam Quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. 
Hình ảnh Lữ Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh. 
Lữ Bố đã từng một mình đánh đồng cân với cả 3 anh em nhà Lưu Bị (gồm Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị) (Còn gọi là Tam anh chiến Lữ Bố).

Điển tích "Tam anh chiến Lữ Bố" vô cùng nổi tiếng

Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19, Lữ Bố ra trận đầu búi tóc, đội kim quan, ngoài phủ giáp đường nghê, thắt bảo đới, mình mặc chiến bào đỏ thêu trăm hoa, ngoài khoác áo giáp thú diện liên hoàn, lưng đeo một bộ cung tên bạc, tay cầm phương thiên hoạ kích, cưỡi ngựa Xích Thố, dũng mãnh vô cùng.
Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh hai cực phẩm nhân gian này.

'Chiến Thần' không khỏi mắc sai lầm

Một khuyết điểm cực lớn của Lữ Bố là ông cậy công mà tự cao tự đại, không để ai trong mắt.
Tính cách này khiến quan hệ giữa Lữ Bố và đồng liêu trở nên vô cùng tồi tệ.
Về điểm này, có quan điểm cho rằng, một phần nguyên nhân Bố ra tay giết Đổng Trác có thể xuất phát từ mâu thuẫn bè phái, giữa phe "người Bình Châu" của Bố và "người Lương Châu" của Trác.

Lữ Bố và chuyện tình với Điêu Thuyền - Một trong Tứ đại Mỹ nhân Trung Quốc cổ đại

Khi chạy về với Viên Thiệu, cũng vì Lữ Bố tin rằng bản thân "có công với Viên gia", cho nên xem thường ra mặt đám thuộc hạ của Thiệu. Kết quả Lữ Bố "không còn chỗ dung thân" trong quân Viên Thiệu.
Nghiêm trọng hơn là, Lữ Bố thực tế đã không hề nhận ra vấn đề của bản thân.
Ông từng than thở với Lưu Bị - "Lữ Bố thấy Quan Đông khởi binh, nên giết Đổng Trác để về theo. Nhưng chư tướng Quan Đông không yên lòng, mà muốn diệt Lữ Bố".
Trong trận tập kích Từ Châu, tuy Lữ Bố thể hiện được tài lĩnh binh, song lại khiến Lưu Bị rơi vào thế nguy hiểm.
Trong mắt Lữ Bố chỉ nhớ ân nghĩa mà người khác nợ ông, chứ không biết những mẫu thuẫn lớn mà mình đã để lại.
Các nhà sử học Trung Quốc đánh giá, sự tồn tại cũng như diệt vong của những cá nhân như Lữ Bố là tất yếu trong giai đoạn lịch sử hỗn loạn.
Lữ Bố rõ ràng xứng đáng với danh xưng "chiến thần", các điển tích cũng như văn học đều ghi lại hình ảnh hào hùng, oai phong lẫm liệt của ông.
Tài năng của Lữ Bố đúng là kiệt xuất, song thời thế cũng định sẵn "Chiến Thần" không bao giờ trở thành vai chính thời chiến loạn, kết cục chỉ có thể rời khỏi vũ đài lịch sử.
Trang Ly (T/h
Xem tiếp...

VIỆT NAM HIỀN HÒA 70

(ĐC sưu tầm trên NET)



Xem tiếp...

CHUYỆN VỤ ÁN 27

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

BẠN BIẾT CHƯA ? 19

(ĐC sưu tầm trên NET)


Cuộc đời vĩ đại của Galileo Galilei – ‘Cha đẻ của khoa học hiện đại’

Galileo Galilei được mệnh danh là “cha đẻ của khoa học hiện đại” với các thành tựu to lớn gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, cùng sự hỗ trợ cho học thuyết của Copernicus.

Galileo Galilei (1564 – 1642) là một nhà vật lí, nhà toán học và nhà thiên văn học nổi tiếng, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và sự hỗ trợ cho học thuyết của Copernicus.
Galileo đã được gọi là "cha đẻ của quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", và "cha đẻ của khoa học hiện đại". Stephen Hawking đã nói: "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại”. Ông mất ngày 8 tháng 1 năm 1642.

Galileo Galilei được mệnh danh là “cha đẻ của khoa học hiện đại”

Galilei - Cậu bé đa tài từ nhỏ

Ðể nhanh chóng muốn cho con mình thành tài, từ khi Galilei còn nhỏ, Vesenxao Galilei đã bắt tay vào việc dạy dỗ con học hành. Khi Galileo biết nói, ông dã dạy cho con tiếng Latin và Hy Lạp. Cậu bé Galileo rất chăm chỉ học hành, tiến bộ rất nhanh, tiếp thu rất tốt những điều mà cha cậu dạy bảo. Và cha cậu cũng dạy thêm cậu rất nhiều tri thức khác trừ Toán học.
Hồi nhỏ, sở thích của Galileo là chơi đàn, vẽ, lao động chân tay và khi rảnh cậu thường làm đồ chơi cho các em của mình. Cậu có lòng khát khao tri thức rất mãnh liệt.
Nói đến Galileo hồi nhỏ là nói đến một cậu bé đa tài. Nhưng cha cậu lại rẽ cho cậu đi một con đường khác: trở thành một danh y.

Galileo Galilei hồi nhỏ đã thể hiện là 1 cậu bé đa tài

Năm 1572, Galilei lên 8 và vui vẻ vâng lời cha đi học. Và khi học, cậu không tập trung vào lời thầy giáo giảng bài mà lại ngẩn ngơ nghĩ về mặt trăng, mặt trời và những vì sao... Tuy nhiên, Galilei vẫn là học sinh xuất sắc nhất trường ở tất cả các môn học.
Năm 1574, gia đình của cậu chuyển đến Florence. Ở dây, cậu lại tiếp tục được học vào Trường Dòng Vallambrosa thuộc Santa Maria gần Florence. Tri thức phải học của Galilei càng được mở rộng và sâu hơn sau thời kỳ Phục Hưng. Cha của cậu mang cậu vào trường cũng rất lo lắng không biết cậu có thể theo nổi không.Và điều làm cho cha cậu và mọi người bất ngờ là cậu say mê học tập và học rất giỏi. Cậu thích Thần học đến nỗi cậu muốn chọn công việc Thần học làm một nghề trong đời mình.

Thời niên thiếu của Galilei đã được học tập đầy đủ, toàn diện, làm cho bao người mến mộ và hi vọng. Cậu vốn rất chăm chỉ nghiên cứu cộng thêm tố chất thông minh, dũng cảm, điều này báo trước rằng cậu sẽ trở thành một nhân tài vĩ đại sau này.

Tuổi trẻ và những nghiên cứu ban đầu về chuyển động

Năm 1581, Galilei vào học y ở Ðại học Pisa. Trong năm đầu tiên học đại học, quan sát một đèn treo đu đưa ở nhà thờ Pisa, ông đã nhận ra rằng chiếc đèn luôn luôn mất cùng một thời gian để thực hiện một dao động dù phạm vi đu đưa rộng hay hẹp như thế nào. 
Ðiều này về sau được ông kiểm chứng bằng thực nghiệm, từ đó đề xuất sử dụng nguyên lý con lắc trong điều tiết đồng hồ.

Galileo Galilei là người đề xuất sử dụng nguyên lý con lắc trong điều tiết đồng hồ

Sau đó, khi được học hình học, ông bắt đầu say mê toán học. Năm 1585, vì không có tiền, ông phải thôi học, trở về Florence giảng dạy. Ở đây, năm 1586, Ông công bố một luận văn về cân thủy tĩnh, luận văn này đã làm ông nổi tiếng khắp nước Ý. Năm 1589, nhờ một cuộc thảo luận về trọng tâm của các vật rắn, ông được mời làm giảng viên toán học ở Ðại học Pisa.
Từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu về lý thuyết chuyển động, lần đầu tiên bác bỏ quan niệm của Aristotle về chuyển động rơi. Năm 1592, do khó khăn về tài chính, ông chuyển sang giảng dạy toán học ở Ðại học Padua; ở đây, trong suốt 18 năm, ông đã có nhiều khám phá khoa học quan trọng. 
Tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển động, vào khoảng năm 1604, ông đã chứng minh bằng lý thuyết rằng các vật rơi tuân theo một quy luật sau này gọi là chuyển động nhanh dần đều. Ông cũng đã đưa ra định luật về chuyển động rơi theo đường parabol. Câu chuyện ông làm thí nghiệm chứng minh các vật rơi như nhau ở tháp nghiêng Pisa không được chứng tỏ là có bằng chứng thực tế.

Galileo Galilei và chiếc kính viễn vọng

Galileo đã rất sớm tin vào lý thuyết của Copernicus về chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời (theo một bức thư gửi cho Kepler đề ngày 4-4-1597) nhưng ông không dám nói ra vì sợ bị chê cười. Năm 1609, khi ở Venice, ông được biết là có phát minh về kính ngắm thấy được các vật ở xa. Trở về Padua, ông đã tự làm ra một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại bằng 3 và sau đó đã nhanh chóng đưa lên tới 32. 
Với chiếc kính viễn vọng này, ông đã chăm chú quan sát bầu trời và chỉ từ cuối 1609 đến đầu 1610 đã phát hiện ra một loạt sự kiện bất ngờ: bề mặt Mặt Trăng lồi lõm, dải Ngân Hà là một tập hợp sao, Sao Mộc có các "mặt trăng" của nó. 
Ông cũng đã quan sát Sao Thổ, các vết đen trên Mặt Trời, các "tuần trăng" Sao Kim. Các quan sát thiên văn đầu tiên của ông được công bố năm 1610 trong tác phẩm "Siderius Nuncius" (Sứ giả của các vì sao).

Galileo Galilei sử dụng kính viễn vọng. Ảnh minh họa

Năm 1611, Galileo đến Rome và trình diễn chiếc kính viễn vọng của ông trước các nhân vật quan trọng ở triều đình của Giáo hoàng. Do được tiếp đón nồng nhiệt, trong ba báo cáo nói về các vết đen của Mặt Trời ấn hành ở Rome năm 1613, ông đã tỏ ra có một lập trường xác định hơn đối với lý thuyết của Copernicus. Theo ông, chuyển động của các vết đen ngang qua bề mặt Mặt Trời là chứng cớ về sự đúng đắn của Copernicus và sự sai lầm của Ptolemy.

Nhờ có kính viễn vọng mà con người có thể quan sát các ngôi sao cách Trái đất hàng triệu năm ánh sáng

Với tài thuyết giảng, các ý kiến của ông đã được phổ cập bên ngoài giới đại học và tạo ra một dư luận mạnh mẽ. Các giáo sư theo học thuyết Aristotle tìm cách chống lại ông và họ đã được sự hợp tác của các thầy tu, những người này bí mật tố cáo Galileo với Tòa án Giáo hội.
Năm 1616, tác phẩm "De revolutionibus..." của Copernicus bị đưa vào danh mục sách cấm. Trước khi lệnh cấm được ban hành, Giáo chủ Hồng y Robert Bellarmine, với tư cách cá nhân, đã báo cho Galileo biết là từ nay trở đi ông không được bảo vệ lý thuyết của Copernicus nhưng vẫn có thể bàn cãi về lý thuyết này như là một giả định toán học.
Trong 7 năm sau đó, Galileo rút về nghiên cứu ở nhà riêng tại Bellosguardo gần Florence. Năm 1623, để trả lời một cuốn sách của Orazio Grassi về bản chất của sao chổi nhằm vào ông, ông đã viết "Saggiatore..." (Người thí nghiệm...), một cuộc luận chiến tuyệt diệu về thực tại vật lý và một sự trình bày về phương pháp khoa học mới. 
Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng "Quyển sách của Tự nhiên... được viết bằng chữ toán học". Cuốn sách được đề tặng Giáo hoàng Urban VIII và được ông này nhiệt tình tiếp nhận.

‘Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!’

Năm 1624, Galileo lại đến Rome với hy vọng xin bỏ lệnh cấm năm 1616. Ông không làm được việc này nhưng được Giáo hoàng cho phép viết về "các hệ thống thế giới", của Ptolemy cũng như của Copernicus, nhưng phải đi đến kết luận được Giáo hoàng đặt ra: con người không thể biết thế giới thực sự là gì vì Chúa có thể mang lại cùng những hệ quả theo những cách mà con người không thể tưởng tượng được và con người không được hạn chế cái quyền tuyệt đối của Chúa.
Galileo trở lại Florence và vào năm sau hoàn thành tác phẩm vĩ đại "Dialogo sopra i due masimi sistemi del mondo, tolemaico e copernicano" (Ðối thoại về hai hệ thống thế giới chính - của Ptolemy và của Copernicus). Cuốn sách xuất hiện năm 1632 và được khắp châu Âu ca ngợi là một kiệt tác về văn học và triết học, nhưng Giáo hoàng thì rất tức giận và ra lệnh khởi tố Galileo.

Galileo trình diễn chiếc kính viễn vọng của mình trước Giáo hoàng. Ảnh minh họa

Mặc dầu đau ốm và già nua, tháng 2/1633, Galileo phải đến Rome để chịu xét xử trước Tòa án Giáo hội. Ông bị buộc tội "bảo vệ và giảng dạy" học thuyết Copernicus và buộc phải nói lên rằng ông "thề từ bỏ mãi mãi, nguyền rủa và ghét cay ghét đắng" những sai lầm đã phạm phải. 
Tòa án buộc ông tội ngồi tù nhưng Giáo hoàng giảm xuống là quản thúc tại nhà ở Arcetri gần Florence mà ông trở lại vào tháng 12/1633. Tội này kéo dài suốt 8 năm cho đến khi ông qua đời. Người ta kể rằng sau khi bị tuyên án, ông đã giậm chân xuống đất và kêu lên "Eppur, si muovo" (Dù sao thì Trái Đất vẫn quay), song đây chỉ là truyền thuyết.

Sau khi bị tuyên án, Galileo đã giậm chân xuống đất và kêu lên "Eppur, si muovo" (Dù sao thì Trái Đất vẫn quay)

Bị quản thúc tại nhà, Galileo vẫn không ngừng làm việc. Chính thời gian này, Galileo đã dành trọn thời gian cho một trong những tác phẩm tốt nhất của ông, “Hai khoa học mới”. Ở đây, ông đã tóm tắt công việc mà mình đã làm trong khoảng 40 năm, về hai khoa học hiện được gọi là động học và sức bền vật liệu. Cuốn sách này nhận được sự đánh giá cao từ Albert Einstein. Nhờ tác phẩm này, Galileo thường được gọi là "người cha của vật lý hiện đại".
Ngoài ra, năm 1637, vài tháng trước khi bị mù, ông đã khám phá ra hiện tượng chuyển động của Mặt Trăng. Ngọn lửa thiên tài trong con người ông không hề tắt. Ông đã nghĩ đến việc sử dụng con lắc trong điều tiết đồng hồ mà sau này năm 1656, Christiaan Huygens áp dụng trong thực tế. Ông giảng cho các học trò Vincenzo Viviani và Evangelista Torricelli những ý tưởng cuối cùng về lý thuyết va chạm khi ông lên cơn sốt và qua đời ngày 8 tháng Giêng năm 1642.

Di sản to lớn để lại cho khoa học hiện đại

Ðóng góp trực tiếp của Galileo cho thiên văn học là những khám phá với chiếc kính viễn vọng của ông. Biên giới của vũ trụ nhìn thấy đã được ông mở rộng ra rất nhiều. Trong hai năm sau khi khám phá ra các vệ tinh của Sao Mộc, ông đã lập các bảng chính xác về sự quay của các vệ tinh này. 
Các quan sát của ông về các vết đen của Mặt Trời đã đạt độ chính xác rất cao và từ đó ông đã rút ra những kết luận rất quan trọng: sự tự quay của Mặt Trời và sự xoay vòng của Trái Ðất.
Có một điều kỳ lạ là Galileo không biết các định luật về chuyển động hành tinh của Kepler, người đương thời của ông. Ông tin rằng các quỹ đạo hành tinh phải là đường tròn để duy trì một trật tự hoàn hảo của vũ trụ. Song ông cũng đã có một số niềm tin đúng đắn như rồi sẽ phát hiện ra các hành tinh ở bên ngoài sao Thổ, ánh sáng có tốc độ hữu hạn tuy rất lớn. Ông cũng đã nói đến việc chế tạo kính hiển vi từ năm 1610 nhưng mãi đến năm 1624, khi nhìn thấy một chiếc kính hiển vi phức hợp ở Rome, ông mới làm ra một chiếc.
Galileo đã có những đóng góp vào cái hiện nay được gọi là công nghệ, phân biệt rõ khỏi vật lý thuần tuý, và đề xuất nhiều thứ khác. Điều này không giống với sự phân biệt của Aristotle, ông coi mọi vật lý của Galileo là techne hay tri thức hữu ích, trái ngược với episteme, hay sự xem xét theo quan điểm triết học đối với các những nguyên nhân của sự vật. Trong giai đoạn 1595–1598, Galileo sáng chế và cải tiến một La bàn Địa lý và Quân sự thích hợp sử dụng cho các pháo thủ và những người vẽ bản đồ. 
Đây là việc cải tiến các thiết bị đã được thiết kế trước đó của Niccolò Tartaglia và Guidobaldo del Monte. Với các pháo thủ, ngoài một cách mới và an toàn hơn để nâng độ chính xác của pháo, nó còn cung cấp một cách tính toán nhanh chóng lượng thuốc súng cho các viên đạn pháo ở các kích thước và vật liệu khác nhau. Như một công cụ địa lý, nó cho phép xây dựng một hình đa giác đều bất kỳ, tính toán diện tích bất kỳ phần nào của hình đa giác hay hình tròn, và thực hiện nhiều tính toán khác.
Ðóng góp quan trọng nhất của Galileo rõ ràng là đóng góp vào việc thiết lập cơ học như một khoa học. Trước Galileo đã có một số khám phá về lực nhưng chính ông mới là người đầu tiên làm rõ ý tưởng lực là một tác nhân cơ học. Tuy ông không phát biểu về sự phụ thuộc giữa chuyển động và lực thành các định luật, nhưng các công trình của ông về động lực học luôn luôn cho thấy có các định luật này. Ông là người đã mở đường cho Isaac Newton sau này hoàn thành môn cơ học được gọi một cách đúng đắn là cơ học Galileo - Newton.

Galileo là người đã mở đường cho Isaac Newton sau này hoàn thành môn cơ học là cơ học Galileo - Newton

Khi còn sống, Galileo Galilei đã từng nói: “Chân lý luôn hàm chứa một sức mạnh; anh càng muốn công kích nó thì nó lại càng vững chắc, và cũng là anh đã chứng minh cho nó”. Cho đến giờ, hệ thống các học thuyết khoa học của ông vẫn là điểm tựa chắc chắn cho khoa học hiện đại phát triển. Trên mộ chí của Galilei, người ta kính cẩn ghi lên dòng chữ: “Ông đã mất thị giác, vì trong thiên nhiên không có cái gì ông chưa nhìn thấy”.
Phong Linh (T/h)


Những câu nói kinh điển của Albert Einstein

Bên cạnh những cống hiến về khoa học vĩ đại cho nhân loại, bộ óc thiên tài Albert Einstein có rất nhiều đúc kết về cuộc sống đáng suy ngẫm.

Albert Einstein (14/3/1879 – 18/4/1955) là nhà vật lý lý thuyết vĩ đại người Đức. Ông là ‘cha đẻ’ của thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng.

Nhà bác học đại tài của nhân loại Albert Einstein

Một trong những câu nói nổi tiếng của ông về trí tuệ và xã hội là “Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêng và trí tuệ thuần lý là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội chỉ tôn kính tên đầy tớ mà quên mất đi cái năng khiếu.”
1. Học từ hôm qua, sống cho ngày hôm nay và hy vọng cho ngày mai. Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi.
2. Người không bao giờ phạm sai lầm thì không bao giờ thử nghiệm điều mới.
3. Nghệ thuật tối cao của giáo viên là đánh thức niềm vui trong kiến thức và sự diễn đạt sáng tạo.
4. Nếu bạn không thể giải thích vấn đề một cách đơn giản thì bạn không hiểu điều đó đủ kỹ càng.

Cùng chiêm nghiệm những câu nói kinh điển của Einstein

5. Dấu hiệu chân thực của trí thông minh không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng.
6. Giáo dục là điều còn lại sau khi một người quên đi những gì anh ta đã học ở trường.
7. Không phải là tôi rất thông minh, chỉ là tôi ở lại với các vấn đề lâu hơn.
8. Tôi không có tài năng đặc biệt gì. Tôi chỉ hiếu kỳ một cách đầy đam mê.
9. Nguồn kiến thức duy nhất đó là kinh nghiệm.
10. Thứ duy nhất quấy rầy việc học hỏi của tôi là sự giáo dục của tôi.
11. Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.
12. Năng khiếu tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng tiếp thu kiến thức.

"Một khi chúng ta chấp nhận những hạn chế của mình thì chúng ta sẽ vượt qua chúng" - A. Einstein

13. Một khi chúng ta chấp nhận những hạn chế của mình thì chúng ta sẽ vượt qua chúng.
14. Đưa ra các câu hỏi mới, giả thuyết mới, nhìn nhận vấn đề cũ từ góc độ mới, đòi hỏi trí tưởng tượng sáng tạo và sẽ đánh dấu sự tiến bộ thật sự trong khoa học.
15. Thật là một điều kỳ diệu khi tính hiếu kỳ tồn tại lâu hơn giáo dục chính quy.
16. Sự phát triển trí tuệ nên bắt đầu từ lúc mới sinh và chỉ kết thúc khi lìa đời.
17. Quá trình khám phá khoa học, trên thực tế là một chuyến bay liên tục từ những điều thắc mắc.
18. Chúng ta vẫn không biết được một phần một ngàn của một phần trăm những gì mà thiên nhiên đã tiết lộ cho chúng ta.
19. Hầu hết những ý tưởng cơ bản của khoa học là cực kỳ đơn giản, và có lẽ, như là một quy luật, được thể hiện bằng ngôn ngữ dễ hiểu đối với mọi người.
20. Tôi từng bỏ đi xa hàng tuần với tâm trạng rối bời.
21. Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

Nhà bác học Albert Einstein có rất nhiều đúc kết về cuộc sống đáng suy ngẫm

22. Sự đơn điệu và cô độc của một cuộc sống yên lặng kích thích trí sáng tạo.
23. Người đọc quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít sẽ rơi vào thói quen suy nghĩ lười biếng.
24. Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.
25. Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!
26. Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít.
27. Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.
28. Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn.
Trang Ly (T/h)
Xem tiếp...

MẶT TRÁI CỦA HUÂN CHƯƠNG 1

 (ĐC sưu tầm trên NET)

01-10-2013


Vừa là người anh hùng có công vừa là viên quan cai trị có tội -- trường hợp Trần Khánh Dư


Bài này tiếp tục khai triển ý tưởng đã trình bày từ tiểu luận Tính cách người cai trị trong lịch sử Việt Nam: trường hợp bạo chúa Lê Long Đĩnh  -- xem tại blog này ngày 23-5-2013   hoặc http://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/05/tinh-cach-nguoi-cai-tri-trong-lich-su.html.

Trong bài trước, tôi đã nói tới trường hợp những người anh hùng thời mới dựng nước, nhân có công đánh thắng giặc ngoại xâm, khi trở thành vua chúa, tự giành cho mình cái quyền đối xử hết sức tàn tệ với nhân dân.
Bài này nói về một trường hợp muộn hơn vào đời Trần và trong một tình thế gần hơn với chúng ta thời nay.


Một cuộc đời nhiều thăng trầm
Trần Khánh Dư (không rõ năm sinh, mất năm 1339), thường được biết tới như một trong những công thần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Sách Đại việt sử ký toàn thư ( bản của NXb KHXH 1985, t. II tr.58), dưới đây gọi tắt là Toàn thư ghi, trong cuộc chống quân Nguyên lần hai, ông được giao giữ vùng biển phía Bắc, nhưng không chặn nổi quân giặc, bị Thượng hoàng Trần Nhân Tông sai người xiềng giải về kinh. Khánh Dư xin hoãn, sau tập trung tàn quân ta đánh đoàn hậu cần của địch, bắt được hết lương thực khí giới của chúng, nên được tha tội.
Trước chiến công đánh chặn quân lương nói trên, trong việc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ nhất, Trần Khánh Dư còn có nhiều công trạng khác, nên từng được phong tước cao như phiêu kỵ tướng quân có lúc được phong tước tử phục thượng vị hầu, quyền chức phán thủ.
Ngoài những thắng thua trong hoạt động quân sự, đời ông còn cả những thăng trầm trên phương diện quan chức.
Điểm thấp nhất trong bước đường công danh của ông xảy ra trước chiến tranh 1285. Do thông dâm với công chúa Thiên Thụy, con dâu Trần Quốc Tuấn, ông bị vua Thánh Tông sai người đánh thật nặng, đoạt hết quan tước và tịch thu toàn bộ tài sản. Khánh Dư lui về Chí Linh, theo chữ của Toàn thư là “cùng bọn hèn hạ làm nghề bán than”.
Nhờ chiến tranh mà ông được phục chức.
Toàn thư (sđ d tr46) kể bấy giờ vua Nhân Tông họp các quý tộc ở bến Bình Than bàn kế chống giặc. Khi đó, nước triều rút gió thổi mạnh có chiếc thuyền lớn chở than củi, người trên thuyền đội nón lá mặc áo ngắn. Vua nhận ra là Trần Khánh Dư, sai người chèo thuyền nhỏ đuổi theo. Quân hiệu gọi, bảo có lệnh vua triệu, người bán than trả lời “Lão là người buôn bán có việc gì mà phải triệu?”. Vua biết chỉ Trần Khánh Dư mới dám nói thế, liền tiếp tục cho gọi đến, cùng ngồi bàn việc nước.Thấy rất hợp nên khôi phục chức phó tướng hồi trước.
Câu chuyện cho thấy Trần Khánh Dư là một con người ngang tàng có bản lĩnh, dám chấp nhận mọi hoàn cảnh. Ngoài tri thức quân sự ông đã sớm làm quen với cuộc đời thường kể cả việc kinh doanh.

Nhân danh chiến đấu chống ngoại xâm để làm giầu
Nhà Trần vốn là một dòng họ bên đất Mân truyền sang (sđd t. II, tr 5) cướp ngôi nhà Lý mà thành. Wikipedia tiếng Việt còn ghi rõ tổ tiên của nhà Trần có nguồn gốc ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Những người đầu tiên từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110.
Trong guồng máy chính quyền lúc ấy, các văn quan, các nhà quản lý có vai trò kinh bang tế thế là một cái gì xa lạ. Việc quản lý từ Trung ương đến địa phương trong tay người trong hoàng tộc cũng tức là các tướng lĩnh quân sự.
Trần Khánh Dư sớm được xếp một vai phụ mẫu chi dân.
Trên cương vị này, người anh hùng của chúng ta hiện ra là người thế nào ? Toàn Thư ( sđd tr 59) viết :
Khi Khánh Dư làm trấn thủ Vân Đồn, tục ở đấy lấy buôn bán làm nghề nghiệp sinh nhai, ăn uống may mặc đều dựa vào khách buôn phương Bắc, cho nên quần áo đồ dùng theo tục người Bắc. Khánh Dư duyệt quân các trang ra lệnh” Quân trấn giữ Vân Đồn là để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón của phương Bắc sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên đội nón Ma Lôi ( Ma Lôi là tên một hương ở Hồng Lộ, hương này khéo nghề đan cật tre làm nón , cho nên lấy tên hương làm tên nón ) ai trái tất phải phạt. Nhưng Khánh Dư đã sai người nhà mua nón Ma Lôi từ trước chở thuyền đến đậu trong cảng rồi. Lệnh vừa ra, sai người ngầm báo dân trong trang: “Hôm qua thấy trước vụng biển có thuyền chở nón Ma Lôi đậu”. Do đó người trong trang nối gót tranh nhau mua nón, ban đầu mua không tới một tiền, sau giá đắt bán một chiếc nón giá một tấm vải. Số vải thu được tới hàng ngàn tấm. Thơ mừng của một người khách phương Bắc có câu Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh ( “Vân Đồn gà chó thẩy đều kinh” ) là nói thác phục uy danh của Khánh Dư, mà thực là châm biếm ngầm ông ta. Khánh Dư tính tham lam thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét.


Đoạn sử nói trên cho thấy:
1/Tình trạng phụ thuộc của xứ ta vào "nước lạ" phương Bắc, càng những miền gần cận biên giới càng phụ thuộc nặng.
2/ Thực trạng công việc quản lý của các nhà quân sự thời Trần.
Toàn bộ hoạt động xã hội lúc ấy dồn vào việc tự vệ chống giặc. Trong khi chuẩn bị chiến đấu lâu dài, người chỉ huy phải có toàn quyền hành động, từ đó dẫn đến sự lợi dụng quyền lực.
Tại sao nên dùng nón Ma Lôi? Là để phân biệt ta với địch. Lệnh thời chiến ai mà dám trái! Nếu chú ý tới chi tiết Trần Khánh Dư cho người đi phao lên rằng thuyền chở nón đã đến để người ta đổ đi mua, thì nói như chúng ta ngày nay, tức là toàn bộ hệ thống chính trị được huy động để phục vụ cho việc kiếm lợi của viên tướng thạo đời này.
Trường hợp của Trần Khánh Dư cũng là trường hợp của nhiều vị anh hùng khác, chẳng qua sử xưa không nói thì chúng ta nay không biết .
Lâu nay ta chỉ nghĩ ông là người anh hùng có công. Nhưng phải nhận, trên cương vị người quản lý xã hội viên quan cai trị dân, người trấn nhậm vùng Vân Đồn lại hiện ra như một kẻ có tội.
Ông tự dành cho mình cái quyền lừa dối nhân dân để kiếm lợi riêng.
Hơn nữa nên biết đó là điều nằm trong quan niệm làm quan (= cai trị) của ông, chứ đây không phải một hành động ngẫu nhiên bị ai xui bẩy. Chính Toàn thư cũng đã ghi một câu thuộc loại “lời nói có cánh” của ông. Đời vua Anh Tông, tiếp theo Nhân Tông, người dân đã kiện Trần Khánh Dư đến tận triều đình, nhưng ông không sợ mà còn tâu vua: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ ? ”. (S đ d, tr 72)

Có công là một chuyện sử dụng trong cai trị là chuyện khác
Sử học dạy ở các nhà trường hiện nay là thứ sử học soạn ra từ hồi chiến tranh, khi mọi ngành học đều phải hướng vào việc đưa thanh niên đi chiến đấu. Những đoạn vân vi về Trần Khánh Dư có lỗi thường không được cho học sinh biết.
Tôi cũng ở vào tình cảnh vậy. Mãi chục năm trước khi về hưu, mới ngộ ra, quyết dành nhiều thời gian cho sử, với nghĩa tìm thêm những bài học của ông cha khi sống trong thời hậu chiến. Nên nhặt lại được câu chuyện Trần Khánh Dư.
Những chi tiết trên lại gợi ra nhiều suy nghĩ có liên quan tới đời sống xã hội hiện nay.
Cũng như Trần Khánh Dư, người anh hùng mà cuộc chiến tranh ở ta sản sinh ra thực ra cũng không phải là những kẻ siêu phàm. Thời thế đã tạo ra họ với tất cả những chỗ mạnh chỗ yếu rõ ràng mà do yêu cầu hoàn cảnh, ta thường quên đi những chỗ yếu mà chỉ nhớ tới những chỗ mạnh.
Cũng như Trần Khánh Dư, sau chiến tranh cả thế hệ anh hùng thời chống Mỹ lại tự đứng ra chia nhau quản lý các công việc mà trước đó họ chưa từng làm quen.
Điều đáng nói là do đã trải qua chiến tranh, nay họ không muốn học nữa, mà cũng không cần cái  tiếng tử tế nữa. Chỉ lo làm giàu thật nhanh để bù đắp lại những vất vả hy sinh mà họ đã gánh chịu trong chiến đấu.
Tôi cho đó là nguồn gốc của những tai vạ trong xã hội hiện nay, khi mà việc làm ăn đều đình đốn và con người thì ngày càng lưu manh sa đọa.
 Không phải riêng tôi mà những người có quan tâm tới thế sự đều nói như vậy.
Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê ở chương XXI (bị tước bỏ khi in trong nước) có đoạn bàn về việc dùng người ở xã hội ta hiện nay. Ông rất hiểu rằng nay là thời sau chiến tranh nên những người được ưu tiên thường là những người có công trong chiến tranh mà lại kém chuyên môn. Còn người có thực tài mà không có “quá khứ anh hùng “ thì cũng bị cho ra rìa. Và ông cho rằng như thế là nhầm là có hại.
Mở rộng ra, Nguyễn Hiến Lê bàn đến cả sự khác nhau giữa thời chiến và thời bình cùng là cách sử dụng người có công thế nào. Cả sách vở Trung Hoa cổ cũng ông viện dẫn ra để làm chứng.
Kinh Dịch, quẻ Sư, hào 6, cũng đã khuyên ta khi chiến thắng rồi, luận công mà khen thưởng thì kẻ ít học, dân thường tuy có tài chiến đấu, lập được công, cũng chỉ nên thưởng tiền bạc thôi, không nên phong đất cho để cai trị, vì công việc kiến thiết quốc gia phải là người có tài, có đức mới gánh nổi.
Rồi cả kinh nghiệm các nước khác trên thế giới:
Nước Anh sau mấy năm thế chiến rồi cũng chỉ thưởng tiền cho các danh tướng; chẳng những vậy, năm 1945, khi chiến tranh chấm dứt, họ thay cả viên Thủ tướng, cho Churchill về vườn, mặc dầu ông có công nhất trong việc cứu quốc, diệt Đức; như vậy chỉ vì chính sách thời bình khác thời chiến, nên phải dùng người khác.

Khác nhau trong sự thương dân
Toàn thư (sđd tr 56) có ghi lại một chi tiết năm Ất Dậu 1285, mùa đông tháng mười [vua] xuống chiếu định hộ khẩu trong nước. Triều thần can là dân vừa qua lao khổ, định hộ khẩu thực không phải là việc cần kíp. Vua nói:”Chỉ có thể định hộ khẩu vào lúc này, chẳng nên qua đó mà xem xét tình trạng hao hụt điêu tàn của dân hay sao?” Quần thần đều khâm phục.
Các nhà sử học chắc dựa vào đoạn này để viết các vua nhà Trần thương dân, luôn luôn biết lo cho dân.
Nhưng nên có sự phân biệt. Vua thương dân nói ở đây là Nhân Tông Trần Khâm trị vì từ 1278 -1293
Đoạn trên đã kể việc Khánh Dư mắc tội thông dâm, vua lúc đó là Thánh Tông liền nổi trận lôi đình, định đánh cho chết; sau có nghĩ lại thì cũng “sai người đánh thật nặng, đoạt hết quan tước tịch thu toàn bộ tài sản, cho lui về Chí Linh “cùng bọn hèn hạ làm nghề bán than”.
Trở lại với câu nói “có cánh” của Trần Khánh Dư mà ở trên tôi đã dẫn:“Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ ?”.
Toàn thư (sđd tr 72) ghi [nghe Khánh Dư nói vậy] “vua không bằng lòng”.Thế thôi. Và vẫn để Khánh Dư lui về nơi đang trị nhậm.
Vị vua về sau này là Trần Anh Tông, đã được Nhân Tông cho tập sự từ 1284, và chính thức lên ngôi khi Nhân Tông qua đời.
Có thể còn là vội vàng khi nói Anh Tông đã thả cho quan chức tùy tiện lột da dân. Nhưng có điều chắc càng về sau các vua càng nể nả với người có công và đã đặt lợi ích của dòng họ cao hơn so với lợi ích của nhân dân. Cũng từ Anh Tông trở đi, nhà Trần đi dần vào khủng hoảng, đưa đất nước từ đỉnh cao rơi xuống vực thẳm.
TÁC GIẢ: VƯƠNG TRÍ NHÀN
Xem tiếp...

BÍ ẨN LỊCH SỬ 86

(ĐC sưu tầm trên NET)

"Lỗ hổng thời gian" đã từng xuất hiện trên bầu trời Mỹ?

Nhật Minh (tổng hợp) | 31/03/2015 11:50

Trên bầu trời Bắc California - Mỹ xuất hiện một quầng sáng màu xanh khiến nhiều người tự hỏi đó có phải là "lỗ hổng thời gian"?

Đầu tháng 5/2014, hình ảnh một lỗ thủng màu xanh sáng kỳ lạ giữa đám mây trên bầu trời Bắc California - Mỹ đã khiến cả thế giới tò mò.
Theo nhiều người khi đó, đám mây có lỗ thủng sáng rực có thể là một UFO (vật thể bay không xác định) hoặc do người ngoài hành tinh gây ra.
Một số người khác thực tế hơn thì nhận định hiện tượng đó chỉ là dấu hiệu cảnh báo thời tiết xấu.
Gần đây, một giả thuyết khác được đưa ra và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học: phải chăng đó là "lỗ hổng thời gian"?
Vậy "lỗ hổng thời gian" là gì?
Giả thuyết đầu tiên về "lỗ hổng thời gian" là thuyết Thời gian đứng lại. Theo đó, thế giới vật chất sau khi tiến vào “lỗ hổng thời gian” đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện.
Như vậy, “lỗ hổng thời gian” và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó, dù có mất tích 3-5 hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.

Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết Thời gian ngược, cho rằng thời gian trong “lỗ hổng thời gian” là quay ngược so với bình thường.
Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.

Giả thuyết thứ ba hiện tại được nhiều người tin cậy hơn cả là thuyết Đóng cửa thời gian. Theo thuyết này, “lỗ hổng thời gian” là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy.
Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, kết quả là xuất hiện hiện tượng mất tích. Mở thêm một lần nữa, người mất tích tái xuất hiện.
Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một học thuyết nào có sức thuyết phục hoàn toàn vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích - tái hiện” vẫn còn là điều bí ẩn đang chờ con người khám phá.
---------------------------

theo Đại Lộ

Giải mã vì sao nhiều người may mắn đến khó tin

NAC | 31/03/2015 06:49

Khoa học có lời giải đáp khác về chuyện nhiều người may mắn thoát chết tai nạn máy bay, máy bay mất tích hay trúng xổ số độc đắc...

Để có được niềm vui, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta sẽ cần đến một yếu tố rất quan trọng - đó chính là vận may. Vận may có thể tìm đến bạn từ khắp mọi nơi, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau mà bạn không ngờ đến.
Vì thế từ trước tới nay, nhiều người quan niệm rằng, vận may sẽ chỉ đến ngẫu nhiên và con người chẳng thể quyết định bao giờ chúng tới.
Tuy nhiên, khoa học có một lời giải đáp khác từ các câu chuyện của những người gặp may mắn thoát khỏi Tử thần hay trúng xổ số.
Từ câu chuyện của người may mắn nhất quả đất...
Một vận động viên xe đạp vừa được trao danh hiệu “Người may mắn nhất thế giới” vì đã thoát khỏi 2 thảm họa máy bay năm vừa rồi. Đó là Maarten de Jonge, 29 tuổi, người Hà Lan.
Anh đã đặt vé trong cả 2 chuyến bay gặp nạn của hãng hàng không Malaysia Airlines trong năm vừa qua và đã thoát chết nhờ... vận may.
Để tham dự giải đua xe đạp cho đội Terengganu của Malaysia, Maarten lựa chọn một suất trên chiếc máy bay MH370, nhưng rồi anh lại quyết định dời thời điểm bay lại muộn hơn.
Sau đó, vì một số lý do anh đã đổi vé của mình sang chuyến của chiếc máy bay mang số hiệu MH17. Cuối cùng chỉ vài phút trước chuyến bay, Maarten lại thay đổi kế hoạch và không lên chuyến bay đó.
Xác MH17 -  chiếc máy bay mà vốn dĩ Maarten đã sử dụng
Sự thay đổi chóng mặt này giúp anh sống sót và trở thành thành người may mắn nhất thế giới, bởi như chúng ta đã biết, chiếc máy bay mang số hiệu MH370 đã mất tích mà không để lại dấu vết, trong khi chiếc MH17 đã bị bắn rơi trên bầu trời châu Âu.
Anh chàng thoát hai thảm họa máy bay khủng khiếp... bằng một cách nào đó.
... hay anh chàng nhảy dù cạnh thiên thạch mà không chết...
Năm 2012, Anders Helstrup, vận động viên nhảy dù người Na Uy đã may mắn tránh được một mảnh thiên thạch đang rơi xuống Trái đất.
Anders cho biết, tại thời điểm khi mở dù, ông cảm thấy có điều gì đó không ổn xung quanh.
Khi thiên thạch bắt đầu xuất hiện, ông cho rằng đó cũng chỉ là một viên đá nhỏ và không thể ngờ được rằng mình đã may mắn thế nào khi thiên thể ấy không bốc cháy và rơi trúng.
Sau khi nghiên cứu về câu chuyện này, nhà địa chất học Hans Amundsen cho rằng Anders đã quá may mắn bởi xác suất để xảy ra sự việc trên còn thấp hơn khả năng trúng thưởng xổ số tới 3 lần.
 ... và vận may khó tin của "người đàn ông bất tử"...
Frane Selak, một giáo viên dạy nhạc người Croatia nổi danh là "người đàn ông bất tử". Trong cuộc đời, ông đã thoát chết tới 7 lần nhờ... vận may.
Phép màu đầu tiên xảy ra vào năm 1957, khi chiếc xe buýt mà ông ngồi đã lao xuống một con sông nhưng Frane không hề hấn gì.
Sau đó, ông từng thoát chết khỏi một vụ rơi máy bay khi nhảy ra ngoài và rơi xuống một đám cỏ khô; hai lần kịp thoát khỏi ô tô sắp phát nổ hay mắc vào cành cây khi ô tô lao xuống vực.
Mới đây nhất, Frane Selak còn trúng 600.000 euros (hơn 14 tỷ VNĐ) trong một lần quay giải xổ số vào năm 2003.
... tới kết luận khoa học lý giải vì sao lại có người may mắn đến vậy
Những câu chuyện trên không ngừng thôi thúc các nhà khoa học tìm kiếm chân lý của vận may. Và có vẻ như họ cũng tìm được lời giải đáp thỏa đáng.
Tiến sĩ Stephann Makri thuộc ĐH London đã thực hiện dự án nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự may mắn ở một số đối tượng nhất định.
Sau quá trình điều tra, ông đã rút ra rằng, những người hay gặp may thường có vài điểm chung. Thực ra họ rất nhạy cảm, biết nắm bắt thời điểm thích hợp, nắm bắt cơ hội và chuyển hóa thành những điều tốt đẹp cho mình.
Giả dụ như một ngày đẹp trời bạn xuống phố và gặp một người bạn cũ.
Hãy đừng ngần ngại tiếp chuyện với người ấy, vì rất có thể bạn sẽ nối lại được một tình bạn tốt đẹp, một đối tác làm ăn hay thậm chí tìm được một nửa của mình trong số các mối quan hệ với các đối tượng này.
Cách nhận biết và nắm bắt cơ hội, tất cả đều phụ thuộc vào khả năng tư duy và giao tiếp của bạn.
Cũng nghiên cứu về vấn đề này, nhà tâm lý học Richard Wiseman đã bỏ ra rất nhiều năm và mọi thành quả của ông đều được đúc kết trong cuốn sách “The Luck Factor”.
Wiseman rất muốn tìm hiểu tại sao một số người luôn có mặt đúng địa điểm và đúng thời điểm để đón nhận sự may mắn.
Cụ thể, trong một cuộc khảo sát, Wiseman đã chuẩn bị một tờ báo có rất nhiều ảnh. Sau đó ông đưa cho những người được khảo sát và yêu cầu họ đếm xem trong tờ báo có tổng cộng bao nhiêu bức hình.
Đặc biệt, Wiseman cố tình để một dòng chữ đặc biệt “Đừng đọc nữa, có tất cả 43 bức hình đấy”.
Ngạc nhiên hơn, thông tin trên được Wiseman sắp xếp tại vị trí đập ngay vào mắt người đọc. Vậy nhưng không hiểu vì sao, rất nhiều người chỉ tập trung đếm số hình mà không để ý tới thông điệp mà Wiseman trình bày.
Chỉ có một số rất ít người với tâm trạng thoải mái phát hiện ra mà thôi.
Kết quả trên giúp ông rút ra được kết luận tương tự như Stephann Makri - những người may mắn hơn thường rất lạc quan, tâm trạng thoải mái và nhanh nhạy hơn trong việc tìm ra cũng như hiện thực hóa cơ hội đến với mình.
Tóm lại, để có được "vận may" giúp bạn thành công, điều này tùy thuộc vào khả năng nhanh nhạy và "giác quan thứ 6" giúp bạn nắm bắt được mấu chốt vấn đề, theo một cách may mắn nào đó!
Nguồn: Dailymail, Mirror
---------------------------

theo Trí Thức Trẻ/ Kênh 14

Xem tiếp...