Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

ĐÃ TỪNG BIA MIỆNG? I0

-Trăm năm bia đá thì mòn 
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ!
-Nhưng mấy ai thoát được sự cám dỗ của danh lợi - quyền lực?
-Và khi đã mù quáng về nhận thức mà lại còn khuếch trương quyền lực thì thật là đáng sợ! 

---------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Mộ bà Hoàng Thị Loan

Date: 22-01-2013





Ở phía tây bắc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An có con đường mang tên Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Bác Hồ) rộng 4 làn xe nối liền quốc lộ 46 hướng về quê Bác. Đi được 12km là đến địa phận xã Nam Giang, huyện Nam Đàn. Ở đây có một con đường nhựa rẽ tay phải về phía bắc 4km sẽ gặp núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi đặt mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ.

Bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868, là con gái đầu lòng của ông bà Hoàng Đường - Nguyễn Thị Kép tại làng Chùa, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, ngày nay gọi là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Năm 15 tuổi (1883) bà kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc (sinh năm 1863) quê ở làng Sen, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, năm 15 tuổi (1878) được ông Hoàng Đường đưa về dạy cho học và khi cưới xong thì làm cho một ngôi nhà tranh 3 gian cạnh nhà mình. Năm 1884 bà sinh con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thanh. Năm 1888, bà sinh con trai cả là Nguyễn Sinh Khiêm và năm 1890 bà sinh ra Nguyễn Sinh Cung (tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1893 bà phải chịu một cái tang lớn: Ông Hoàng Đường qua đời. Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc thi đậu cử nhân ở trường Nghệ. Năm 1895, bà để con gái Nguyễn Thị Thanh (11 tuổi) cho mẹ già rồi cùng hai con trai là Khiêm và Cung theo chồng vào Kinh đô Huế tiếp tục làm nghề dệt vải nuôi con và nuôi chồng ăn học ba năm tại Trường Quốc Tử Giám (1895 - 1898). Năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc đưa theo cậu Khiêm đi làm thư ký khoa thi Hương ở Thanh Hóa. Lúc đó tại Huế, bà ở cùng cậu Cung và sinh thêm một người con trai đặt tên là Nguyễn Sinh Nhuận (tên chữ là Tất Danh, gọi là bé Xin). Sau khi bé Xin ra đời, bà bị lâm bệnh nặng và đột ngột qua đời vào trưa ngày 10-2-1901 khi cậu Cung đang đi mua cơm cháo về cho mẹ.
Thi hài bà Loan được những người láng giềng đưa qua cổng Thanh Long vượt sông Gia Hội lên táng ở chân núi Ba Tầng.
Sau tết Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc nhận được tin đau đớn đó liền vội vàng trở vào Huế cảm ơn bà con lao động láng giềng đã mai táng vợ chu toàn và đến bên mộ thắp hương vái lạy linh hồn vợ rồi cùng các con về quê ngoại Hoàng Trù. Mấy tháng sau, kỳ thi Hội đang đến, ông Sắc gửi các con lại cho mẹ vợ là bà Nguyễn Thị Kép để vào Huế dự thi. Kết quả ông đã giành được học vị Phó bảng và trong lễ xướng danh được vua Thành Thái tặng biển “Ân tứ ninh gia” (ơn ban cho gia đình tốt)…
Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh (đang bị bọn thống trị quản lý ở Huế) đã tìm mọi cơ hội và bí mật lấy hài cốt của mẹ dùng nước thơm rửa sạch, gói bằng lụa quý cho vào một cái túi đẹp giống như hành lý người đi đường. Với cảnh “thân gái dặm trường” vừa đi vừa nghỉ, khoảng nửa tháng mới về đến quê nhà. Hài cốt bà Hoàng Thị Loan được yên vị trong khu vườn ở quê nội làng Sen.
Chuyện dân gian lưu truyền ở xứ Nghệ có câu sấm: “Đụn Sơn phân giới - Bò Đái thất thanh - Nam Đàn sinh thánh”, (nghĩa là: Núi Đụn nứt làm đôi - khe Bò Đái mất tiếng - ở Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân).
Núi Đụn chính là núi Hùng Sơn ở phía tây huyện Nam Đàn. Năm 722, Mai Thúc Loan (tức là vua Mai Hắc Đế) xây dựng kho quân lương ở trên núi để chống giặc Đường nên gọi là Núi Đụn. Khe Bò Đái (tên gọi trong dân gian) chảy từ vách đá dựng đứng ở Rú Kia (còn gọi là Cơ Sơn) nước chảy ồ ồ và tung bọt trắng xóa. Trong một trận động đất, núi Đụn bị phân đôi, khe Bò Đái cũng bị rạn nứt, nước chảy nhưng bị thẩm thấu lan toả nhiều vào lòng đất đá nên không phát ra tiếng ồ ồ như trước. Theo thuyết phong thuỷ trong dân gian ở vùng Nam Đàn vẫn truyền tụng câu: “Bạch tượng uyển hồ, Hồ trung nhất huyệt, nhất đại đế vương” (nghĩa là ở trên con voi trắng trong xứ Ao Hồ có một huyệt đạo, phát làm vua một đời). Câu ca phong thuỷ ấy được huyền thoại như sau: “Ở xứ Ao Hồ, có một huyệt đất, phát một con người, đế chẳng phải đế, vương chẳng phải vương, đi khắp tứ phương, về đứng đầu thiên hạ”. Trong vùng đó có hàng chục dòng họ muốn con cháu được làm vua nên đã đưa hài cốt tổ tiên lên táng ở thung lũng Ao Hồ. Có người còn cắm lều trại ngủ trong đó cầu khẩn thổ thần chỉ cho huyệt đất đó nhưng thổ thần ứng mộng báo cho biết sẽ dành cho họ khác nên phải quay về.
Tháng 8/1941, Nguyễn Sinh Khiêm thoát khỏi nhà tù đế quốc đã đi khắp các dãy núi thuộc hai huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên tìm nơi cát táng mẹ. Cuối cùng ông quyết định chọn mỏm núi Động Tranh thấp là nơi hội tụ đủ các tiêu chí về linh địa làm huyệt đạo. Tháng 3/1942, ông dẫn hai người cháu thân tín lên sườn núi Động Tranh thấp đào 9 cái huyệt ở những nơi ông đã đánh dấu. Ông dặn là khi đào xuống gặp phải hòn đó lớn thì dừng lại. Một đêm khuya ông bí mật mang hài cốt mẹ từ vườn nhà làng Sen đến Động Tranh thấp thắp hương khấn vái xin phép thổ thần xứ Ao Hồ rồi đặt hài cốt mẹ vào một cái huyệt và lấp lại. Sau đó ông tiếp tục lấp bằng phẳng số huyệt đã đào. Vì vậy mọi người, kể cả hai người cháu thân tín cũng không biết ông táng mẹ ở đâu.

Ngày chủ nhật 27/10/1946, bà Nguyễn Thị Thanh ra Hà Nội gặp em trai là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 3/11/1946, ông Nguyễn Sinh Khiêm cũng ra Hà Nội gặp em. Khi trở về, ông Khiêm dẫn bà con hai họ Nguyễn Sinh và Hoàng Xuân lên núi Động Tranh thấp chỉ cụ thể vị trí ngôi mộ mẹ mà ông đã táng bằng phẳng hồi tháng 3/1942.
Để trọn tình trọn nghĩa với bà Hoàng Thị Loan, người mẹ kính yêu đã có công sinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở thiếu thời, ngày 6/7/1983, Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TU quyết định xây dựng khu mộ bà Hoàng Thị Loan cho khang trang đẹp đẽ. Đến tháng 7/2010, khu mộ bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) được bảo tồn, tôn tạo lại có diện tích 65,2 ha với các hạng mục, như cổng đón và cổng kết, mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội Hồ Chủ tịch), mộ bà Hoàng Thị Loan cùng hệ thống các chòi nghỉ và bậc thang đá lên xuống. Đường lên thăm mộ men theo sườn núi phía đông dài 500m với 269 bậc đá. Đường xuống cũng dài 500m ở phía tây với 242 bậc đá. Phía bên phải có một con đường bằng bê tông dẫn đến một cái tháp bằng sắt cao 5 tầng ở trên đỉnh núi. Trèo lên tháp nhìn bằng mắt thường có thể thấy quê hương của Mai Thúc Loan, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Lý Tự Trọng, Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu và thành phố Vinh, nơi sinh của Nguyễn Thị Minh Khai mà tên tuổi của họ đã đi vào lịch sử của dân tộc.
Đứng trên mộ bà nhìn về phía tây - nam 5km là xã Kim Liên có làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại của Bác Hồ. Từng đoàn xe từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 hướng về quê Bác và đến viếng mộ bà Hoàng Thị Loan để thăm quan, nghiên cứu và ngưỡng mộ một người mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục thời ấu thơ của một vĩ nhân mà tư tưởng, đạo đức, lối sống đã sáng chói khắp thế gian.

Con trai Sơn Tùng viết tiếp sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau tai biến, nhà văn Sơn Tùng vẫn ngày ngày dậy từ 2h sáng, nghe lại những bài viết con trai Sơn Định đã thu sẵn. Nhiều hôm ông nằm nghe và lặng lẽ khóc.
Nhà văn Sơn Tùng từng thành công với nhiều cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Búp sen xanh, Bông sen vàng, Hoa râm bụt, Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh, Bác ở nơi đây, Mẹ về...
Tháng 6/2010, vết thương chiến tranh từ năm 1971 với 14 mảnh đạn trên mình đã tái phát, khiến ông bị tai biến mạch máu não. Trước đây Sơn Tùng bị thương nhiều ở bên phải cơ thể, trận đột quỵ làm ông liệt luôn nửa người bên trái. Dù trí nhớ vẫn còn, ông không thể tự dịch chuyển. Trước khi phải nằm một chỗ, ông đang thực hiện dở cuốn sách về Hồ Chủ tịch và ấp ủ viết một cuốn nữa về quê hương Nghệ An.
body-1-7587-1408153971.jpg
Anh Bùi Sơn Định viết tiếp cuốn sách của cha anh - nhà văn Sơn Tùng. Các tư liệu cho cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cha anh thu thập và viết gần hoàn thiện.
Bản thảo có tên Những chuyện Bác Hồ - Cả trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn, được viết dựa trên nhiều nguồn tư liệu. Trong đó, có tư liệu ghi lại từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện của nhà văn Sơn Tùng với bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm (chị và anh ruột của Hồ Chủ tịch).
Anh Bùi Sơn Định - con trai thứ của nhà văn - từ lúc cha bị bệnh - đã tiếp tục tập hợp bản thảo hàng ngày từ các tư liệu nghiên cứu, sổ chép tay của Sơn Tùng. Anh Định cho biết cha anh lưu giữ tư liệu rất cẩn thận. Cả một hòm sắt tây to của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho, nhà văn Sơn Tùng dùng để đựng những trang viết. 
Dù chỉ nằm yên một chỗ và nói được một vài từ đơn giản, trí nhớ của nhà văn vẫn còn khá minh mẫn. Anh Bùi Sơn Định kể trong quá trình thực hiện, có gì khúc mắc, anh thường hỏi cha. Nhà văn tuy không giải thích được tường tận, nhưng ông có thể gật, lắc với những điều đúng sai mà con trai nói. "Viết xong, tôi thường đọc cho cha nghe, hoặc ghi âm lại để ông nghe những lúc sức khỏe cho phép. Trước đây, cha thường dậy từ 2h sáng, ngồi thiền rồi viết lách. Giờ ông cũng dậy từ 2h sáng, nghe lại những bài viết tôi đã thu sẵn. Nhiều hôm ông nằm nghe và lặng lẽ khóc" - anh Sơn Định kể.
Anh Sơn Định còn cho biết, ngày nhà văn Sơn Tùng còn khỏe, ông vẫn thường nói tới một nguyên tắc khi viết về các vĩ nhân: "Viết về Bác và các vĩ nhân, ta có thể thả hồn vào trong đó chứ không được bịa. Bịa là có tội với Bác và các vĩ nhân...". Khi tiếp xúc với các nguồn tin, nhà văn Sơn Tùng có tiêu chí riêng để xác minh: "Một câu chuyện cần phải có ít nhất ba người ở ba nơi khác nhau nói, tuy cách trình bày có thể khác nhau nhưng cùng chung một sự kiện thì mới đủ tin cậy".
Trước khi trở thành nhà văn, Sơn Tùng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tháng 4/1971, ông bị thương nặng trở về với 14 mảnh đạn trên mình: Liệt tay phải, vỡ vai trái, mắt phải còn 1/10, ba mảnh đạn găm trong sọ não không thể mổ gắp ra được. Mất 81% sức khỏe, xếp hạng thương tật 1/4 (hạng thương binh nặng nhất), song ông vẫn cầm bút viết. Từ 1974 đến nay, với bàn tay chỉ còn 3 ngón cầm bút được, ông đã viết hàng chục tiểu thuyết, tập truyện ngắn, văn xuôi.
body-2-7375-1408153971.jpg
Mọi bản thảo, ghi chép đều được nhà văn Sơn Tùng lưu giữ cẩn thận, là tư liệu chính cho anh Sơn Định hoàn tất cuốn sách. Trong ảnh là bản thảo cuốn "Búp sen xanh".
Giáo sư Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung ương - đã đọc bản thảo của Những chuyện Bác Hồ - Cả trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn. Ông viết "Lời giới thiệu" cho sách, trong đó đưa ra nhận xét: "Bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều tư liệu vô cùng quý giá, xúc động về Bác Hồ; và lại thêm một lần nữa ta kính yêu, thương nhớ Bác, ta cảm ơn nhà văn Sơn Tùng với tất cả tấm lòng".
Cuốn sách dự kiến được gia đình nhà văn phát hành đầu năm 2015. 
Lam Thu

Nhà văn Sơn Tùng và hành trình đi tìm tác giả Quốc kỳ

Nha van Son Tung va hanh trinh di tim tac gia Quoc ky
Nhà văn Sơn Tùng đã phải trải qua một hành trình dài nhiều khó khăn để tìm ra tác giả của lá quốc kỳ thiêng liêng. Đó là nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hữu Tiến.
Cuộc thi tìm hiểu 60 năm thành lập Nước đang được hàng triệu người dân quan tâm, trong đó có một câu hỏi “Tác giả Quốc kỳ là ai?”
Nhà văn Sơn Tùng, người chuyên viết về Bác Hồ và các danh nhân cách mạng có một cuốn sách đã xuất bản ngót một phần tư thế kỷ trước đây, tái tạo hình tượng nhà cách mạng kiên trung Nguyễn Hữu Tiến, tác giả Cờ đỏ sao vàng.
Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuộc trò chuyện với ông về quá trình tìm kiếm tư liệu để viết nên cuốn sách này.
Ông có ý định tìm hiểu và viết về tác giả Quốc kỳ từ khi nào? Tại sao ông lại dành nhiều thời gian và công sức cho một công việc hết sức khó khăn này?
Bác Hồ, Cờ đỏ sao vàng, Quốc ca in vào tâm tưởng tôi từ Cách mạng tháng 8/1945. Khoảng năm 1965, tôi bắt đầu tìm hiểu về tác giả Quốc kỳ…
Năm 1946, tôi tìm đến gặp cụ Nguyễn Thị Thanh và cụ Nguyễn Sinh Khiêm - Chị gái và anh trai Bác Hồ. Năm 1948, tôi bắt đầu trăn trở đề tài Bác Hồ với khát vọng tái hiện hình tượng Bác trên những trang viết.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài Hồ Chí Minh, khi đã hình thành chân dung lãnh tụ, một nhà khai sáng thời đại, có những câu hỏi được đặt ra hết sức khó khăn: Bác Hồ thành lập Đảng, lãnh đạo Đảng ta từ đầu cho đến thành công ra sao? Và tôi tìm hiểu về những người lãnh đạo Đảng từ buổi đầu… Bác xây dựng lực lượng vũ trang buổi đầu thế nào? Và tôi tìm hiểu người được Bác giao sáng lập ra quân đội… Có Đảng, có lực lượng vũ trang mới có việc giành chính quyền.
Đồng thời, tôi tìm về cội nguồn Bác chuẩn bị tên Nước từ bao giờ? Tìm về Quốc kỳ, Quốc ca, sau mới tìm về Quốc huy. Qua đó, để có những cứ liệu hình dung về một thời đại mới đã được mở đầu như thế nào.
Quốc kỳ được sáng tạo nên trong thời kỳ bí mật, việc xác minh chắc hẳn phải trải qua quá trình tìm hiểu nhiều hướng, suy đoán và lần tìm các đầu mối rất khó khăn?
Thời kỳ hoạt động bí mật, các chiến sỹ cách mạng và cơ sở của Đảng đều trong bóng tối. Không ai có tên họ thật. Họ giấu mật thám, và giấu cả người thân.
Có người đổi tên hàng chục lần, đổi cả nghề nghiệp. Chẳng hạn như đồng chí Ngô Gia Tự đi làm phu khuân vác, đồng chí Nguyễn Phong Sắc làm nghề kéo xe…
Về lá cờ đỏ sao vàng thì, lần đầu tiên xuất hiện trong khởi nghĩa Nam kỳ tháng 11/1940, nhưng tác giả của nó là một câu hỏi lớn, phải mất nhiều thời gian và công sức mới có thể lần ra được.
Năm 1965, tôi gặp cụ Đặng Thai Mai, theo cụ kể, nhà báo Thép Mới có nói đồng chí Trần Phú đem mẫu cờ từ Liên Xô về. Nhưng cụ lại bảo: “Tôi không tin. Anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) có biết không, tôi không dám chắc”.
Lại có người nói lá cờ đỏ sao vàng do Bác Hồ sáng tạo ra. Khi đọc hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tôi được biết: Năm 1940, Bác Hồ mang bí danh Hồ Quang cùng một số cán bộ từ Quế Lâm về làng Nậm Quang, huyện Tĩnh Tây, (Quảng Tây, Trung Quốc), sát biên giới Trung - Việt.
Tại đây Bác mở lớp "Con đường giải phóng" huấn luyện cán bộ từ trong nước gửi sang để chuẩn bị thành lập mặt trận đại đoàn kết dân tộc. Các đồng chí Phùng Chí Kiên (Bí thư hải ngoại của Đảng), đồng chí Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng), và đồng chí Dương Hoài Nam (Võ Nguyên Giáp) trực tiếp soạn bài giảng cho lớp này.
Đồng chí Dương Hoài Nam được Bác giao nhiệm vụ phụ trách lớp và Bác trao cho đồng chí Hoài Nam lá cờ đỏ sao vàng treo trên bàn thờ Tổ quốc trong lớp học.
Trong hồi ký Từ Pắc Bó đến Tân Trào của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn: “…Lễ tốt nghiệp tổ chức giữa một khu rừng vắng vẻ. Sau những ngày học tập, mọi người phấn khởi, náo nức hẳn lên. Anh em chúng tôi đứng vây quanh Bác, biết rõ ông cụ mảnh khảnh mặc bộ quần áo Nùng giản dị này là người gắn liền với vận mệnh của dân tộc Việt Nam.
Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh phấp phới bay trong gió lạnh như một ngọn lửa thiêng sưởi ấm lòng chúng tôi, khi đó còn là những người dân mất nước phải sống xa quê hương.
Chúng tôi ngoảnh mặt cả về phía Nam, hoan hô tinh thần khởi nghĩa Nam kỳ, thề sẽ thẳng tiến không lùi trên con đường cách mạng chông gai, một ngày kia sẽ đem lá cờ thiêng liêng này về nêu cao giữa thủ đô” (Sách Đầu nguồn, trang 50 - 51, NXB Văn học 1975).
Lá cờ ấy Bác mang theo về Nước. Ngày 19/5/1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh.
Theo lời kể của của cụ Vũ Anh, cụ Lê Quảng Ba: Ngày 22 /12/1944, Bác tín trọng trao lá cờ đỏ sao vàng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp làm lễ khai sinh Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Để làm rõ nguồn gốc lá cờ Bác mang từ nước ngoài về, cũng trong năm 1965, tôi tìm gặp được cụ Đặng Văn Cáp, một nhà nho người Hà Tĩnh, hoạt động cách mạng ở Thái Lan (nhân vật được tái hiện trong tập truyện Con người và con đường, tác giả Sơn Tùng) được Bác phân công theo dõi tin tức qua radio để báo cáo lại cho Người từ năm 1940.
Cụ Đặng Văn Cáp kể hồi ấy ở Quế Lâm, qua radio, biết ở Nam kỳ có khởi nghĩa. Bác lặng đi. Rồi Bác nói: “Dậy non rồi, tổn thất lớn”. Bác lại hỏi: “Trong khởi nghĩa Nam kỳ có gì mới nữa?”. Cụ Cáp báo cáo với Bác, trong khởi nghĩa Nam kỳ lần đầu tiên có cờ đỏ sao vàng.
Bác hỏi: “Sao mấy cánh?”. Cụ Cáp trả lời: “Họ không nói”. Bác lại hỏi: “ Sao vàng ở giữa hay ở góc?”. Cụ Cáp lại trả lời: “Cũng không thấy nói”. Bác lặng đi suy nghĩ. Rồi Bác bảo cụ Cáp ra phố mua cho Bác một tấm vải đỏ… Khi cụ Cáp mua về, Bác đã thửa lá cờ đỏ, sao vàng cắt bằng giấy vàng, có 5 cánh, dán ở giữa.
Từ năm 1955, tôi có duyên gặp và trở thành bạn tri kỷ với nhạc sỹ Văn Cao. Có lần tôi hỏi anh Văn Cao: “Khi viết Tiến quân ca, anh đã nhìn thấy cờ đỏ sao vàng chưa?”. Văn Cao trả lời: “Chưa. Mình tưởng tượng ra chứ chưa hề nhìn thấy”.
Vậy là, có một điều kỳ lạ làm tôi suy nghĩ. Bác Hồ chưa nhìn thấy cờ đỏ sao vàng, chỉ nghe cụ Đặng Văn Cáp báo cáo có cờ đỏ sao vàng trong khởi nghĩa Nam kỳ mà Bác đã thửa ra lá cờ.
Còn nhạc sỹ Văn Cao chưa hề nhìn thấy cờ đỏ sao vàng, nhưng đã viết trong Tiến quân ca: “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước… Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới. Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than”. Dường như ở đây có sự gặp gỡ về mặt tâm linh…
Câu hỏi: Ai đã vẽ cờ đỏ sao vàng tung bay trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ càng lúc càng thúc bách tôi. Nhưng tôi chưa thể có đủ tư liệu để trả lời thì chiến tranh phá hoại của Mỹ ném bom miền Bắc. Tôi trở thành phóng viên chiến tranh vùng Liên khu Bốn cũ, rồi đi B vào năm 1967.
Như có một cơ duyên, năm 1968, tôi gặp được đồng chí Năm Thái, một vị lão thành cách mạng, một chiến sỹ của khởi nghĩa Nam kỳ đang lâm bệnh hiểm nghèo điều trị tại Bệnh viện bà Thúy Ba làm giám đốc, trong rừng miền Đông Nam bộ.
Cùng nằm trong một căn nhà “bán âm bán dương” với ông, những lúc giảm bệnh tĩnh tâm, tôi gợi chuyện được ông kể lại về ký ức của thời Nam kỳ khởi nghĩa.
Chính ông được giao việc in bằng đá ly tô lá cờ đỏ sao vàng, lời kêu gọi của Đảng, truyền đơn và báo Tiến lên của khởi nghĩa Nam kỳ. Ông hé mở cho tôi, tác giả cờ đỏ sao vàng chính là người phụ trách cơ quan ấn loát, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ.
Ông là người Bắc Kỳ, một yếu nhân đã sáng lập chi bộ đầu tiên của tỉnh Hà Nam, bị đày ra Côn Đảo, vượt Côn Đảo về đất liền, hoạt động bí mật ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với tên gọi Hai Bắc Kỳ.
Vì ông thông chữ Tây, chữ Nho, biết sửa chữa đồ dùng có máy nên còn có tên gọi nữa là Hai kỹ sư… Ông thường dạy học. Những nơi ông mở trường dạy học, mọi người gọi ông là thầy giáo Hoài. Ông vẽ truyền thần cho các ông bà già nên được gọi là thầy Hai Họa Sỹ.
Ông thửa một lá cờ đỏ, đính ngôi sao vàng năm cánh chính giữa, viết lời giải thích ý nghĩa lá cờ, đưa cho mấy ông lãnh đạo Xứ uỷ bàn với nhau. Rồi chính ông Hai họa sỹ vẽ lá cờ vào phiến đá, in ra nhiều gói cho chuyển đi xuống các cơ sở bí mật.
Công việc in ấn gần xong thì lính kín ập đến. Không ai trong cơ quan chạy thoát. Ông Hai Bắc kỳ bị xử tử và bị bắn cùng một lúc với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần ngày 28/8/1941 tại Hóc Môn.
Người chiến sỹ của khởi nghĩa Nam kỳ, ông Năm Thái còn đọc cho tôi chép bài thơ “Từ biệt” của ông Hai Bắc kỳ trước khi ra pháp trường:
Vĩnh biệt hôm nay có mấy lời
Nhắn cùng đồng chí khắp nơi nơi
Tinh thần để lại cho non nước
Thù hận ghi sâu giữa đất trời
Án chém Hà Nam đà rũ sạch
Khổ sai Côn Đảo đã qua rồi
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai
Năm 1976, khi đất nước vừa mới giải phóng tôi quay trở vào miền Nam tìm tư liệu về Bác Hồ và tác giả Quốc kỳ…
Nha van Son Tung va hanh trinh di tim tac gia Quoc ky
Tác phẩm "Nguyễn Hữu Tiến" của nhà văn Sơn Tùng
Tôi đã lần tìm từng điểm, từng chi tiết sự kiện trong các kho lưu trữ. Trong tay tôi cũng có cả một bức ảnh Nguyễn Hữu Tiến, do mật thám Pháp chụp. Sau khi ghép nối các bí danh của các thời kỳ hoạt động khác nhau…
Đối chiếu công văn số 4685 - S ngày 2/8/1940 của P.Aknoux - Chánh mật thám Đông Dương: “Kính gửi các ông Thống đốc Nam kỳ, Tổng thanh tra liêm phóng Đông Dương, Tổng biện lý bên cạnh toà thượng thẩm, Trung tướng chỉ huy trung đoàn Nam kỳ, Cao Miên, Đô đốc chỉ huy hải quân ở Đông dương; đồng kính gửi các ông Chánh mật thám Hà Nội, Huế, Phnôm pênh, Viên Chăn…”. Tôi thấy có nhiều điều trùng khớp, chính xác.
Tin tức đặc biệt của sở mật thám Sài Gòn cho biết: Hoạt động của cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai (tức cô Dung), Nguyễn Hữu Tiến (tức Giáo Hoài, tức Trương Xuân Chinh)...
Một ổ cộng sản bí mật đã tổ chức ngay cạnh làng Chà Và trong bãi tha ma giáp nội thị Sài Gòn - Chợ Lớn. Tối 30/7/1940, đã bắt được Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Hữu Tiến - người bị toà án thượng thẩm Hà Nội xử ngày 6/6/1932, kết án 20 năm khổ sai, 20 năm quản thúc về mưu đồ xúi giục dân chúng đứng dậy chống nhà chức trách, tham gia cải tổ Đảng Cộng sản Đông Dương vượt Côn Đảo tháng Giêng năm 1935, sau lại bị bắt lần nữa…
Đến năm 1977, tôi tìm về quê ông Nguyễn Hữu Tiến. Tôi lần ra được người em ruột của ông Nguyễn Hữu Tiến là Nguyễn Hữu Uẩn. Ông Uẩn nguyên Phó bí thư tỉnh Thái Nguyên đang giữ chức Vụ trưởng Vụ Tư liệu lịch sử đảng bộ các địa phương.
Tôi chỉ nhờ ông giúp đỡ về quê ông để tìm hiểu thân thế sự nghiệp của ông Nguyễn Hữu Tiến, một nhà lãnh đạo của Đảng thuộc lớp đầu tiên bị thực dân Pháp đày ra Côn đảo đã mất tích. Tôi không hé ra việc tìm tác giả Quốc kỳ.
16 lần tôi đi về làng Lũng Xuyên (Yên Bắc, Duy Tiên, Nam Hà (cũ). Trong đó có nhiều lần tôi đưa nhạc sỹ Văn Cao và nhà thơ Tân Trà, đồng chí Trịnh Chi - Trưởng ban biên tập và đồng chí Đặng Quang Vinh - Biên tập viên NXB Thanh niên cùng về.
Tôi đã ghi chép được nhiều mảng hồi ức về ông Nguyễn Hữu Tiến của những người thân thích, những người học trò và các bạn chiến đấu cùng vào tù ra tội với ông.
Từ những tư liệu đó, tôi lại tiếp tục đối chiếu các tài liệu đã tìm được từ những nguồn khác và thấy các tư liệu trùng khớp, chính xác.
Từ những tư liệu của ông đã sáng tỏ ra một Nguyễn Hữu Tiến, nhà cách mạng lão thành, nhà trí thức tài năng, am hiểu kỹ thuật, có tài làm thơ, có tài vẽ, từng phụ trách cơ quan ấn loát của Đảng trong Khởi nghĩa Nam kỳ. Nhưng còn có thêm chứng cứ nào nữa để ta khẳng định Nguyễn Hữu Tiến là tác giả cờ đỏ sao vàng?
Ông Nguyễn Hữu Tiến còn để lại một bài thơ giải thích ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng. Bài thơ khá dài, ở đây xin trích một số câu tiêu biểu:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì Nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng mau lên! Hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh
Quyết đánh tan phát xít Nhật Tây…
Lời giải thích ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng này, đối chiếu với các tư liệu, các bài thơ của Nguyễn Hữu Tiến sáng tác từ trước đều nhất quán tinh thần đại đoàn kết dân tộc đấu tranh nhằm chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Những lời giải thích ấy cũng chính là sự triển khai cụ thể những luận điểm về con đường Kách mệnh mà Bác Hồ đã đưa ra từ trước và đang từng bước thấm nhuần vào các tầng lớp cán bộ, nhân dân.
Khi ông đã có đủ bằng chứng để kết luận Nguyễn Hữu Tiến chính là tác giả cờ đỏ sao vàng, có cơ quan nào công nhận kết quả đó?
Khi đã có đủ tư liệu để hình dung ra diện mạo và nhân cách nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến cũng như có bằng chứng để kết luận Nguyễn Hữu Tiến là tác giả cờ đỏ sao vàng (sau là Quốc kỳ), tôi đã viết thành một cuốn truyện danh nhân.
Bản thảo cuốn sách ấy được đưa lên Ban nghiên cứu lịch sử Đảng TW, đồng chí Phạm Bình (tức Thế Tập) - Vụ trưởng Vụ Tư liệu Đảng và Hồ Chủ tịch đã đọc và hoàn toàn nhất trí (thời ấy chưa có Viện Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh).
Sau đó đồng chí Phạm Bình báo cáo lên đồng chí Trường Chinh, lúc ấy kiêm Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương và các đồng chí Phó ban Hà Huy Giáp, Lê Hy.
Các đồng chí ấy đều nhất trí với kết quả nghiên cứu của tôi. Đồng chí Trường Chinh biết rất rõ Nguyễn Hữu Tiến, đồng chí còn nhớ rõ Nguyễn Hữu Tiến bị địch cắt gót chân nên đi thọt, có người vẫn gọi là “Tiến thọt”.
Báo Sài Gòn Giải phóng thời kỳ ấy đã đăng nhiều kỳ bản thảo cuốn sách của tôi với nhan đề Người vẽ cờ Tổ quốc.
Tại huyện Duy Tiên, đã có cuộc hội thảo và tưởng niệm Nguyễn Hữu Tiến -Người vẽ cờ tổ quốc. Cùng đi với tôi có nhạc sỹ Văn Cao, nhà thơ Tân Trà và đồng chí biên tập nhà xuất bản Thanh niên, Đặng Quang Vinh.
Về phía địa phương, có đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nam Hà Phan Điền, các đồng chí chủ chốt của tỉnh Nam Hà và cán bộ huyện Duy Tiên, đại diện cán bộ các xã trong huyện và hơn 200 cán bộ xã Yên Bắc về dự.
Tấm chân dung Nguyễn Hữu Tiến, tác giả Quốc kỳ bằng sơn dầu do Văn Cao vẽ đặt trên bàn thờ nghi ngút khói hương. Tôi viết điếu văn cho lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Hữu Tiến và báo cáo kết quả nghiên cứu.
Cả hội trường oà khóc khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mời cụ bà Nguyễn Hữu Tiến cùng người con gái gần 50 tuổi lên nhận bằng Tổ quốc ghi công và tiền tử tuất sau 39 năm ông mất hút trong lịch sử.
Từ phía bàn thờ, cụ bà Nguyễn Hữu Tiến ôm choàng lấy anh Văn Cao và tôi, nước mắt chan vào tiếng nói: “Nhờ có hai ông mà tôi được gặp lại ông nhà tôi đã ly biệt hơn bốn chục năm trời”.
Năm 1981, Nhà xuất bản Thanh niên được sự đồng ý của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương đã ấn hành cuốn sách với tên Nguyễn Hữu Tiến là vì muốn xây dựng một bộ sách mang tên các nhà lãnh đạo của Đảng ta.
Trước đó, năm 1980, Nhà xuất bản Thanh niên đã ấn hành cuốn Trần Phú của tôi cũng được xếp vào bộ sách này.
Tác phẩm Nguyễn Hữu Tiến từ đó đến nay được bạn đọc đón nhận và đã tái bản nhiều lần.
Xin cảm ơn nhà văn!
Thiên Sơn (Thực hiện)
Xem tiếp...

ĐÃ TỪNG BIA MIỆNG? 9

-Trăm năm bia đá thì mòn 
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ!
-Nhưng mấy ai thoát được sự cám dỗ của danh lợi - quyền lực?
-Và khi đã mù quáng về nhận thức mà lại còn khuếch trương quyền lực thì thật là đáng sợ! 


--------------------------------------------------
 (ĐC sưu tầm trên NET)


Nhà văn Sơn Tùng: Một con người trí mệnh!

20/02/2015 - 11:41 (GMT+7)

Nhà văn Sơn Tùng thực sự là “người có trí mệnh” như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho ông.

Trong số những nhà văn Việt Nam, Sơn Tùng là một trường hợp đặc biệt. Ông đặc biệt không chỉ bởi là nhà văn duy nhất cho đến nay được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, mà bởi ông là thương binh hạng nặng 1/4, mang trên mình tới 14 vết thương, ba mảnh đạn còn găm trong sọ não, nhưng bằng nghị lực và trí lực phi thường, ông sống và sáng tác, tạo nên dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà. Ông thực sự là “người có trí mệnh” như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho ông.
341
Nhà văn Sơn Tùng
Phòng văn ở ngõ Văn Chương
Một sáng đầu năm 2015, trời Hà Nội rét buốt, tôi đến thăm nhà văn Sơn Tùng ở ngõ nhỏ của Khu tập thể Văn Chương cũ kỹ của Hà Nội. Ông nằm bất động trên chiếc giường cá nhân chật hẹp. Mặc dù không nói được nhưng ông vẫn nhận ra khách tới thăm. Ông nắm chặt tay tôi. Nhìn ông, tôi thực sự đau lòng. Hơn 60 năm qua ông đã sống, lao động một cách phi thường, mặc dù trong người có tới 14 vết thương và còn ba mảnh đạn găm trong sọ não. Nhưng rồi, cơn tai biến cách đây ba năm đã “quật ngã” nhà văn. Căn phòng ông ở vẫn vậy: chật hẹp, cũ kỹ. Vẫn cái căn phòng này đây, bao nhiêu năm qua từng đón tiếp biết bao nhiêu các nhà hoạt động chính trị,  nhà ngoại giao,  nhà văn hóa, các văn nghệ sỹ, nhà báo, những “tao nhân mặc khách” ở trong nước và nước ngoài.
Tôi vào phòng làm việc của ông thăm lại tấm phản nơi vẫn được coi là “Chiếu văn” của khách thập phương. Trước đây, khi ông còn khỏe, khách tới, chủ và khách đều “ngồi bệt” dưới tấm phản này. Có không biết bao nhiêu câu chuyện: Chính trị, văn chương, nhân tình thế thái... trong mấy chục năm qua đã được bàn luận trên “Chiếu văn” này. Cũng trên “Chiếu văn” này ông Nguyễn Minh Triết khi đang là Chủ tịch nước cũng đã đến thăm lại người đồng đội cùng chiến đấu ở chiến trường Đông Nam bộ của mình - nhà văn Sơn Tùng.
Trên bức tường cũ kỹ vẫn những bức ảnh ghi dấu ấn lịch sử cuộc đời ông. Trên đó là bức ảnh anh nhà báo trẻ Sơn Tùng đứng cạnh Bác Hồ đang ghi ghi chép chép. Đấy là sân đình làng Lỗ Khê, Đông Anh sáng mồng Một Tết. Khi ấy cả nước đang học tập noi gương Hoa Xuân Tứ, một người “tàn nhưng không phế” do Sơn Tùng phát hiện và viết. Hôm ấy Bác gặp lại Sơn Tùng, thân mật hỏi vui: “Này, chú viết gương Hoa Xuân Tứ tàn mà không phế chú bịa mấy chục phần trăm khai thật với Bác đi!”. Sau này nhà văn kể lại, đó là lần cuối cùng ông được gặp Bác.
Lại kia nữa, cũng trên vách tường nhà. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang thân thiết ôm lấy nhà văn. Đó là lần Thủ tướng sau khi đọc “Búp sen xanh”, biết được hoàn cảnh khó khăn của nhà văn đã mời ông đến cùng ăn cơm chuyện trò. Còn bên cạnh là ảnh nhà văn trong vòng tay ôm siết thân thiết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay bên cạnh đó là tấm bằng Anh hùng Lao động của nhà văn do Nhà nước phong tặng ngày 14/7/2011.
342
Tác giả trong một lần đến thăm nhà văn Sơn Tùng
Một nghị lực phi thường
Sơn Tùng SN 1928, tại làng Hoa Lý (nay là Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An) - một vùng đất ngay bên bờ biển. Sơn Tùng lớn lên trong một cộng đồng dân chài lấy thuyền làm nôi và tiếng sóng vỗ bờ làm lời ru của mẹ. Chính cái mênh mông, phóng khoáng của biển cả đã hun đúc nên khí phách phóng túng pha chút ngang tàng của Sơn Tùng. Nhưng “gã thuyền chài” ấy lại được giáo dưỡng trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống “trọng chữ hơn trọng miếng ăn”. Trước lúc qua đời, ông đồ nho còn cầm tay con mà dặn: “Nếu sau này chẳng may có gặp chuyện oan ức thì cũng chỉ được nhận là nạn nhân chứ không thể là sát nhân”.
Còn mẹ, một người đàn bà hát phường vải nổi tiếng xứ Nghệ thì luôn khuyên con cái phải tuân thủ lời thề của họ Bùi là “muốn làm gì thì làm, nhưng dứt khoát không được làm quan!”. Có lần ông tâm sự: “Mẹ tôi ít học hơn cha nên không hay dùng chữ, chỉ biết dặn con cái những chuyện đại loại như: “Đi lấy phần thì nhường cho người phần hơn, nhận về mình phần ít”; “Cho người vay gạo thì đong có ngọn, khi người trả thì lấy ngón tay gạt ngang ống bơ mà nhận”... 7 anh chị em nhà tôi lớn lên trong tinh thần ấy”. Có lẽ sinh ra và lớn lên trong môi trường như thế nên đã hình thành một Sơn Tùng vừa bướng bỉnh, nhưng vị tha; vừa kiên trì, nhưng lại dứt khoát...
"Phải nói, đó là một con người có nghị lực… Đó là một con người có trí mệnh. Mỗi lần anh gặp tôi thì tôi rất cảm động, bởi vì ngồi nói chuyện về Bác Hồ nhưng phải cố gắng vì vết thương lại đau. Có khi cầm bút viết được, có khi không… Đấy là một con người có chí hướng cách mạng, là một đảng viên trung kiên… Còn đối với riêng tôi, anh là một người bạn chí thiết…”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói về nhà văn Sơn Tùng
Năm 1944, ở tuổi 16 tràn đầy nhiệt huyết, Sơn Tùng tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên ở địa phương hòa vào dòng chảy của cơn lốc cách mạng. Những năm tháng sục sôi cách mạng ấy, ông được gặp bà Nguyễn Thị Thanh (chị ruột Bác Hồ) và ý thức việc sưu tầm tư liệu về Bác. Sau khi Hà Nội giải phóng, Sơn Tùng vào học tại trường Đại học Nhân dân và sau đó trở thành cán bộ tuyên truyền của Đảng. Năm 1961, ông về viết cho báo Nông nghiệp và từ cuối năm 1962 là phóng viên của báo Tiền phong. Năm 1967, ông được điều vào Nam thành lập và phụ trách tờ Thanh niên giải phóng. Năm 1971, ông bị thương nặng và rời chiến trường miền Nam mang trên mình 14 vết thương, ba mảnh đạn còn găm trong sọ não.
Năm 1971, tại căn cứ Tà Nốt chiến khu B (thuộc tỉnh Tây Ninh), khi ông cùng đồng đội đang chuẩn bị lên khuôn cho kỳ báo đặc biệt kỷ niệm 10 năm thành lập Đoàn TNCS HCM, thì máy bay Mỹ ồ ạt tấn công với mưu đồ triệt phá cơ quan đầu não của Quân giải phóng. Sơn Tùng bị thương rất nặng, mảnh đạn M79 găm khắp thân thể ông, từ vỏ não tới các chi và lưng. Giữa bom đạn ác liệt ấy, có một thanh niên đã lao ra bất chấp mưa bom bão đạn, cõng Sơn Tùng đi cấp cứu, đó là Đội trưởng Đội bảo vệ cơ quan Sáu Phong (Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngày nay), người đồng chí và là đồng nghiệp của Sơn Tùng ở Báo Thanh niên giải phóng.
Nửa người bên phải hầu như bị liệt, thần kinh chéo bị tổn thương nặng, mắt bên phải bị mờ. “Nhưng điều làm tôi lo sợ nhất là sau khi tỉnh dậy tôi quên đi rất nhiều. Mình là Bùi Sơn Tùng ở Diễn Châu, Nghệ An thì nhớ, nhưng thời nhỏ lớn lên như thế nào thì không tài nào nhớ nổi. Mình hoảng quá, tự ôn lại cả quá trình đã sống. Trời ơi, như một cuốn phim mốc, loang lổ...”, Sơn Tùng nhớ lại. Ông được đưa sang Trung Quốc chữa bệnh và được vào viện điều dưỡng ba năm liền. Sau đó ông xin về nhà và ... luyện khí công. Với nghị lực phi thường ông khổ luyện từ 2h sáng tới 20h, sức khoẻ ông dần bình phục. Trí nhớ cũng hồi phục dần. Khi tay phải duỗi ra được, chân tập tễnh bước thấp bước cao, Sơn Tùng đã lao vào công việc. 
Người có uy tín nhất viết về tiểu sử Hồ Chí Minh
Đánh giá về sự nghiệp văn chương của Sơn Tùng, giáo sư Phan Ngọc viết: “Đó là con đường khiến anh trở thành con người có uy tín nhất viết về tiểu sử Hồ Chí Minh” với một “Phong cách Sơn Tùng”. Có lần nhà văn Sơn Tùng tâm sự: “Viết về Bác nếu chỉ đơn thuần là những hiểu biết thông thường thì không thể viết được mà phải viết bằng tâm linh”. Những tác phẩm văn học viết về đề tài Bác Hồ của nhà văn Sơn Tùng không chỉ chứa đựng những cứ liệu lịch sử chân xác về sự hình thành nhân cách và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử của thời đại, mà còn là sự vận động không ngừng của sự tiếp cận quy luật để nhận thức Chân - Thiện - Mỹ từ người sáng tạo nghệ thuật. Đó chính là căn cốt của “Phong cách Sơn Tùng”.
Tác phẩm thành công nhất của Sơn Tùng, cho đến nay, vẫn là “Búp sen xanh”. Đây cũng là công trình mà ông bỏ ra nhiều thời gian và công sức nhất, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành vào năm 1980. Bằng những chuyến đi không biết mệt mỏi, những cuộc tìm kiếm kiên trì, cuối cùng ông đã gặp được bà Lê Thị Huệ để rồi từ những câu chuyện với bà Huệ ở tuổi 80, ông đã tái dựng lại một trong những quãng đời gian khó, nhưng đẹp đẽ và thơ mộng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát hiện của Sơn Tùng đã mở ra một bước ngoặt, một cách tiếp cận hoàn toàn mới tới cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Tháng 3/1982 “Búp sen xanh” với 30.200 bản ra đời đã gây một tiếng vang lớn. Hơn 30 năm kể từ ngày ra mắt (1982), với không ít những thăng trầm, đến nay tiểu thuyết “Búp sen xanh” liên tục được tái bản tới hơn 30 lần, một điều hiếm thấy nếu không muốn nói là duy nhất trong đời sống văn học Việt Nam.
Ngoài các tác phẩm viết về đề tài Bác Hồ và các danh nhân văn hóa, Sơn Tùng còn có hai tiểu thuyết chiến tranh là “Trái tim - Quả đất” viết về Chiến dịch Biên giới (1950) và “Lõm” viết về Tổng tiến công Mậu Thân (1968). Ở tiểu thuyết đầu, tác giả có độ lùi khá xa (hoàn thành năm 1989) và sử dụng những nguồn tư liệu lịch sử để dựng nên những hình tượng và hoàn cảnh có tính điển hình.
343
Nhà văn Sơn Tùng và vợ
Tình yêu kỳ diệu
Sẽ là không phải khi viết về Sơn Tùng mà không nhắc tới một người phụ nữ bởi nếu thiếu bà thì cuộc đời ông chắc gì đã được như ngày hôm nay. Đó là vợ ông, người phụ nữ đã chấp nhận thôi làm y tá ở bệnh viện để về nhà làm hộ lý suốt đời cho ông. Bà vừa là thư ký riêng, vừa là người dìu ông vào Nam ra Bắc đi sưu tầm tài liệu. Một mối tình lãng mạn chẳng kém gì một bài thơ đẹp: Ngày xưa có cô bé Phạm Hồng Mai ở tuổi trăng tròn được anh nhà báo Sơn Tùng biểu dương trên báo Tiền phong. Không ngờ cô gái ấy đang là y tá tại một bệnh viện đã gặp lại tác giả bài báo trong một trường hợp khắc nghiệt đến vậy. Cô gái ấy đã tự nguyện đến với ông và Sơn Tùng có lại một cuộc đời... Bà là người chăm sóc ông, là người nối dài cánh tay của nhà văn Sơn Tùng để đánh máy hàng vạn trang viết của nhiều cuốn tiểu thuyết.  Và cho tới hôm nay, khi ông nằm đó bất động, bà vẫn bên cạnh ông, vẫn vì ông mà nồng nàn hơi thở: 
Anh không nhớ thời gian
Mà đếm tuổi cây bàng qua màu lá
Và đo tầm lớn của em qua cửa sổ
Qua chiều sâu thương nhớ giữa lòng anh.
(Trích “Cửa sổ xanh” của Sơn Tùng).

Sơn Tùng (nhà văn)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sơn Tùng (nhà văn)
Sinh Bùi Sơn Tùng
Diễn Châu, Nghệ An
Nơi cư trú Hà Nội, Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Dân tộc Kinh
Quốc tịch Việt Nam Việt Nam
Công việc Nhà văn
Nổi tiếng vì Búp sen xanh

Lõm, Búp sen xanh,
Trái tim quả đất,
Nguyễn Hữu Tiến
Mẹ về, Từ làng Sen
Sơn Tùng, tên thật là Bùi Sơn Tùng (sinh năm 1928 tại Nghệ An), là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh.

Tiểu sử

Sơn Tùng sinh ngày 8 tháng 8 Âm lịch năm Mậu Thìn (tức ngày 21 tháng 8 năm 1928), tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An. Làng Hoa Lũy là vùng bãi ngang nằm sát biển. Gia đình Sơn Tùng là một gia đình nhà nho nghèo nhưng trọng chữ, có quan hệ họ hàng với Hồ Chí Minh. Bà nội Sơn Tùng (cụ Hà Thị Tự) là cháu họ bà nội Hồ Chí Minh (Cụ Hà Thị Hy), và em trai ông nội của Sơn Tùng đỗ tú tài cùng khoa với em trai ông ngoại của Hồ Chí Minh.
Từ 1944 đến 1971, trước khi trở thành nhà văn, là 27 năm Sơn Tùng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoạt động trên các lĩnh vực tuyên huấn, tuyên truyền, huấn luyện, quân sự, phóng viên. Năm 1944, khi mới 16 tuổi Sơn Tùng đã sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên thủ đô. Sau khi Hà Nội giải phóng, Sơn Tùng vào học tại trường Đại học nhân dân và sau đó trở thành cán bộ tuyên truyền của Đảng. Năm 1961 ông về viết cho báo Nông nghiệp và từ cuối năm 1962 là phóng viên của báo Tiền phong.
Năm 1965, Sơn Tùng là đặc phái viên của báo Tiền Phong tác nghiệp chủ yếu tại vùng lửa đạn chiến sự ác liệt ở Quân khu 4, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình và tuyến lửa Vĩnh Linh. Tới năm 1967, ông xung phong đi B, vào chiến trường Đông Nam Bộ thành lập và phụ trách tờ báo Thanh niên Giải phóng. Ông cùng đồng nghiệp bám sát các mặt trận, các đợt trinh sát, gần gũi dân, đến nhiều địa điểm nóng bỏng để phản ánh kịp thời cuộc sống và chiến đấu của bộ đội, đồng bào. Từ thực tế chiến trường, ngoài tin tức, bài vở đăng trên các số báo Thanh niên Giải phóng, Sơn Tùng còn viết , truyện gửi ra các báo ngoài Bắc với bút danh Sơn Phong, và miệt mài ghi chép tài liệu với ý thức chuẩn bị cho các tác phẩm dày dặn sau này.
Ngày 15 tháng 4 năm 1971 tại căn cứ Tà Nốtchiến khu Đ (thuộc tỉnh Tây Ninh), khi Sơn Tùng cùng đồng đội đang chuẩn bị lên khuôn cho kỳ báo đặc biệt kỷ niệm 10 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì bị máy bay Mỹ tấn công. Ông bị thương rất nặng, mảnh đạn M79 găm khắp thân thể, chấn thương sọ não, vỡ xương vai, nửa người bên phải hầu như bị liệt không đi lại được, thần kinh chéo bị tổn thương nặng, tay phải co quắp, tay trái đạn cắt mất chỉ còn hai ngón, thị lực còn 1/10, tai bị rách phải khâu lại không biết bao nhiêu lần,
Xem tiếp...

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 85

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lý Trần Thản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Trần Thản là một tiến sĩ Việt Nam thời Lê trưng hưng, từng giữ chức thượng thư bộ binh, là con rể của Lê Quý Đôn.
Lý Trần Thản quê ở Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Ông sinh ngày 12 tháng Ba năm Tân Sửu (1721), đỗ tam trường năm thứ 4 đời Lê Cảnh Hưng rồi làm tri huyện Phú Xuyên 21 năm. Năm Cảnh Hưng thứ 27, vua Lê Hiển Tông mến trọng tài năng vời ông về kinh đô phong tước hầu, chức Hữu Thị lang, đặc trách dạy dỗ các con vua. Năm 1769, lúc 48 tuổi, Lý Trần Thản đỗ tiến sĩ. Tháng 10 âm lịch cùng năm, chúa Trịnh Sâm bổ dụng Lý Trần Thản giữ chức hữu tư giảng để cùng Nguyễn Lệ (giữ chức tả tư giảng) dạy con trai ông ta là Trịnh Khải. Do tài kiêm văn võ, ông được vua giao trấn giữ Hưng Hóa (Phú Thọ, Sơn Tây), đốc lĩnh các đạo quân ở Tuyên Hưng, được phong Tuy Viễn hầu, Thượng thư Bộ Binh.
Ông còn có hai người anh trai cùng cha khác mẹ là Lý Trần QuánLý Trần Dự. Ông mất ngày 14 tháng Hai năm 1776. Tại đình làng Thanh Liệt thờ Chu Văn An và cháu bốn đời Chu Đình Báo còn lưu nhiều dấu tích của ông. Khi ông mất, vì có công với làng xã nên được phong làm thần hoàng làng Lê Xá, nay đình làng nơi thờ ông đã được Bộ Văn hóa Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 61

(ĐC sưu tầm trên NET)

Malaysia: Chắc chắn mảnh vỡ ở Reunion là của Boeing 777

(TNO) Thứ trưởng Bộ Giao thông Malaysia ngày 30.7 cho biết gần như chắc chắn mảnh vỡ tìm thấy tại đảo Reunion là của một chiếc máy bay Boeing 777, cùng loại với chiếc máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích năm 2014.

Malaysia: Chắc chắn mảnh vỡ ở Reunion là của Boeing 777 - ảnh 1Mảnh vỡ máy bay được tìm thấy tại Reunion ngày 29.7 - Ảnh: AFP
“Gần như chắc chắn phần cánh tà đó là của một chiếc máy bay Boeing 777. Trưởng ban điều tra của chúng tôi tại đó (đảo Reunion) đã báo với tôi như vậy”, Reuters ngày 30.7 dẫn lời Thứ trưởng Giao thông Malaysia, ông Abdul Aziz Kaprawi.
Phần mảnh vỡ này được tìm thấy tại bãi biển phía đông, trên đảo Reunion thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương sáng 29.7.
Giới chức Malaysia ngày 29.7 cho biết đã cử một tổ điều tra đến Reunion để xác minh mảnh vỡ này có phải của máy bay MH370 hay không.
Phó thủ tướng Úc Warren Truss trong cuộc họp báo ngày 30.7 cho hay mã số “BB670” trên phần mảnh vỡ này có thể là mã số bảo trì chứ không phải là số serie, theo The Guardian.
Ông Truss cũng nói rằng Reunion là lãnh thổ của Pháp nên Pháp và Malaysia sẽ dẫn đầu đội tìm kiếm tại đây. Úc sẽ tìm kiếm tại vùng biển gần với lãnh thổ Úc.
Malaysia: Chắc chắn mảnh vỡ ở Reunion là của Boeing 777 - ảnh 2Sơ đồ nơi phát hiện mảnh vỡ nghi của máy bay MH370 - Nguồn: NYT
Trung Quốc ngày 30.7 cũng cho hay đang xác minh tình hình điều tra với các nước liên quan về việc tìm thấy mảnh vỡ này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói rằng chính phủ nước này sẽ theo dõi sát sao diễn tiến sự việc, theo Reuters.
Hãng tin AP cho hay người thân của các nạn nhân người Trung Quốc trên chuyến bay MH370 muốn cơ quan chức năng chắc chắn 100% phần mảnh vỡ vừa tìm thấy là của chiếc máy bay mất tích. Những người này cũng hy vọng tìm ra phần còn lại của chiếc máy bay cũng như xác minh nguyên nhân vụ mất tích.
Một kỹ sư tại thành phố Nam Kinh (Trung Quốc), có cha mẹ là hành khách trên chuyến bay MH370, nói rằng mọi hy vọng về người còn sống giờ đây đã tan biến khi mảnh vỡ được phát hiện tại Reunion.
Hiện vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu nào của chiếc Boeing 777, chuyến bay số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines bị mất tích hồi tháng 3.2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur (Malaysia) đến Bắc Kinh (Trung Quốc), chở theo 239 người. Đây được xem là vụ mất tích bí ẩn nhất lịch sử hàng không.
Bảo Vinh

Mảnh vỡ nghi của MH370 có thể sáng tỏ sau 24 giờ nhờ mã số




Dân trí Trên phần cánh tà của máy bay vừa được tìm thấy có một dãy mã số BB670 còn thấy rõ. Các chuyên gia tin rằng, đây chính là chìa khóa có thể khẳng định chắc chắn cánh tà có phải của MH370 hay không trong vòng 24 giờ tới.
 >> Mảnh vỡ được phát hiện chỉ có thể là của MH370?

Trước đó truyền hình Pháp đưa tin, các nhân viên dọn vệ sinh bờ biển trên đảo La Reunion, tại Ấn Độ Dương đã tìm thấy mảnh vỡ và báo cho chính quyền địa phương. Các nhà điều tra tai nạn hàng không cũng lập tức được thông báo.
Theo thứ trưởng giao thông Malaysia Abdul Aziz Kaprawi, đây đúng là cánh tà của máy bay Boeing 777. “Hầu như chắc chắn chiếc cánh tà là của máy bay Boeing 777. Trưởng nhóm điều tra của chúng tôi đã xác nhận điều này”, ông Kaprawi trả lời báo giới ngày 30/7.
Đáng chú ý, trên mảnh vỡ này, có một số hiệu còn thấy rõ: BB670.
Cựu điều tra viên của Ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ Greg Feith cho biết, mỗi nhà sản xuất đều gán một mã dữ liệu lên mọi bộ phận của máy bay, ngoại trừ những thứ như ốc ít. Có thể là số của phụ tùng, số seri, mã vạch hoặc các thông tin khác.
“Nếu có dữ liệu này, việc đối chiếu thông tin là khá dễ dàng”, ông Feith phát biểu trên tờ Wired.
Martin Dolan, lãnh đạo Ban an toàn giao thông Úc, người đang điều phối chiến dịch tìm kiếm MH370 cho biết, chắc chắn mã số trên sẽ cho biết nó có liên quan hay không tới chiếc máy bay đã mất tích khi đang từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh hồi tháng 3/2014 , “có lẽ trong vòng 24 giờ” nữa.
Vị lãnh đạo này cũng khẳng định, phát hiện về mảnh vỡ này sẽ không khiến cơ quan tìm kiếm thay đổi khu vực rà soát trên Ấn Độ Dương, bởi vị trí phát hiện mảnh vỡ nằm trong mô hình tính toán của các nhà tìm kiếm
Do đó, nếu mảnh vỡ đúng là của MH370, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục tập trung vào diện tích 120.000 km2 đã được khoanh vùng.
“Nếu mảnh vỡ liên quan tới MH370, nó cũng không loại trừ vùng tìm kiếm hiện tại”, Dolan phát biểu với hãng tin AP. “Hoàn toàn có khả năng một mảnh vỡ đã trôi dạt từ khu vực này tới hòn đảo đó”.
Thanh Tùng
Theo SMH, AP

Nga triển khai tên lửa S-400; Thủ lĩnh tối cao Taliban đã chết

(Tấm Gương)- Nga triển khai tên lửa S-400 ở Viễn Đông; Gần 7.000 người thiệt mạng ở miền Đông Ukraine; Thủ lĩnh tối cao Taliban đã chết… là những tin thế giới đáng chú ý.
Nga triển khai tên lửa S-400 ở Viễn Đông
Ngày 28/7, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cho biết, nước này đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới S-400 tới bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông, trên Thái Bình Dương.
Các hệ thống tên lửa này đã được đưa vào các vị trí chiến đấu gần các thành phố Petropavlovsk-Kamchatsky, Yelizovo và Vilyuchinsk, nơi đặt các căn cứ hải quân, không quân và tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương.
Gần 7.000 người thiệt mạng ở miền Đông Ukraine
Báo cáo do Cao Ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) công bố hôm 29/7 cho thấy, đã có gần 7.000 người thiệt mạng, hơn 17.000 người bị thương kể từ khi Ukraine phát động chiến dịch chống khủng bố phía Đông nước này.
Số liệu trên căn cứ theo số liệu do các phái đoàn giám sát của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Ukraine và Tổ chức Y tế Thế giới.
Tuy nhiên, theo bà Cecile Pouilly, con số thực tế còn có thể cao hơn rất nhiều, bởi “Những dữ liệu trên là chưa đầy đủ vì sự cô lập do chiến sự ở một số khu vực địa lý nhất định trong Donbass”.
Đọ súng tại Đại sứ quán Niger ở Ai Cập làm 4 người thương vong
Giới chức Ai Cập cho biết, rạng sáng 29/7 xảy ra một vụ xả súng nhằm vào lực lượng an ninh bên ngoài Đại sứ quan Niger ở quận Giza của thủ đô Cairo làm một người thiệt mạng và 3 người bị thương.
Vụ việc xảy ra vào lúc 1h sáng nên Đại sứ quán Niger lúc đó đóng cửa. Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết, các tay súng đã lái xe ngang qua và xả súng vào lực lượng an ninh đứng gác ngoài tòa nhà. Cơ quan chức năng Ai Cập đang điều tra vụ việc.
Thủ lĩnh tối cao Taliban đã chết
Đài BBC (Anh) dẫn nguồn tin từ chính quyền Afghanistan cho biết, tư lệnh tối cao và thủ lĩnh tinh thần của Taliban, Mullah Omar đã chết.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về thời điểm và nguyên nhân cái chết của ông này. BBC đã liên hệ với người phát ngôn Taliban và nhận được câu trả lời là lực lượng này sẽ sớm đưa ra tuyên bố chính thức.
Mullah Omar từng là nguyên thủ quốc gia thứ 11 của Afghanistan từ năm 1996 đến cuối 2001, khi Taliban đang cầm quyền. Tuy nhiên ông ta chỉ được 3 quốc gia trên thế giới là Pakistan, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất công nhận.

Cán bộ giàu nhanh bất thường: Phát hiện đâu khó?

VOV.VN - Vấn đề quan trọng để đánh giá có tham nhũng hay không là thể hiện bằng tài sản. Nếu không đánh giá được thực chất kê khai tài sản thì chống tham nhũng vẫn chỉ là hình thức.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XI vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: Để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính…”.
Nhiều Đảng viên và dư luận nhân dân rất phấn khởi hoan nghênh và đồng tình với chủ trương này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát hiện cán bộ kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác…?
Phải niêm yết công khai bản kê khai tài sản của cán bộ
Ông Vũ Quốc Hùng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng những quy định về kê khai tài sản ở Việt Nam đã thực hiện nhiều năm nay nhưng làm thế nào để nhận biết sự trung thực trong khai báo ấy và tránh kê khai hình thức.

can bo giau nhanh bat thuong: phat hien dau kho? hinh 0
Ông Vũ Quốc Hùng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
“Cán bộ phải kê khai tài sản của mình và ký ở dưới cam đoan chịu trách nhiệm về tính trung thực của sự khai báo ấy. Sau đó, các cơ quan chức năng được Trung ương cử ra, chọn những người thẳng thắn, trung thực, vô tư đi thẩm tra, xác minh xem những khai báo đó có đúng không. Nếu có điều gì khuất tất thì phải báo cáo đầy đủ với tổ chức.
Việc khai báo này cũng nên mở rộng trong nhân dân. Trước tiên là khai báo tài sản cho toàn cơ quan được biết, sau đó là tại nơi cư trú, thậm chí niêm yết công khai. Còn thực tế lâu nay là sau khi kê khai tài sản xong thì một bộ phận biết rồi cất đi, cộng với sự nể nang, né tránh thì không ổn”, ông Vũ Quốc Hùng đề xuất.
Trên thực tế thời gian qua, đã có những xì xào về việc cán bộ kê khai tài sản không trung thực hoặc đưa những tài sản cho vợ, con, cháu, dâu, rể đứng tên. Theo ông Lê Quang Thưởng, Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, phải làm cho rõ khối tài sản đó ở đâu vì vợ, con, cháu của các cán bộ lãnh đạo không thể bỗng dưng giàu có được. Giàu chính là tiền của người cán bộ đó đưa cho vợ, con, cháu; hoặc người cán bộ đó tạo điều kiện cho con, cháu làm ăn phi pháp, buôn lậu, núp dưới những bóng “minh quân” nào đó để được mua cổ phiếu, tham gia cổ phần các doanh nghiệp, làm chủ hoặc tham gia lãnh đạo ngân hàng...
“Phải phát động dân chủ hóa, công khai vấn đề chi tiêu, lương bổng, phụ cấp và những quyền lợi của người cán bộ. Như tôi nghe thông tin có cán bộ có cổ phần ở ngân hàng nhiều tỷ đồng không rõ nguồn gốc phát sinh hợp pháp, hoặc lĩnh lương trên dưới cả trăm triệu đồng không xứng đáng với đóng góp cá nhân, thì điều đó là vô lý. Mặc dù họ lấy danh nghĩa là thủ trưởng một cơ quan hay Giám đốc một doanh nghiệp nhưng có tài sản và chế độ lương vậy là bất hợp lý.
Do đó, phải công khai việc đó, đưa ra để đấu tranh, để người dân góp ý kiến xem họ có xứng đáng được hưởng mức như thế không, hay phải ngăn chặn những trường hợp hưởng thụ bất minh, quan hệ, chạy chọt, dùng tiền để mua chức vụ...
Vấn đề mà Tổng Bí thư đã nêu là rất đúng. Phải căn cứ vào tiêu chuẩn, vào phẩm chất, kê khai tài sản cá nhân; căn cứ vào khảo sát để xem người cán bộ đó và gia đình họ làm ăn có nghiêm túc không, hay lợi dụng vị trí lãnh đạo để làm ăn phi pháp”, ông Lê Quang Thưởng bày tỏ.

can bo giau nhanh bat thuong: phat hien dau kho? hinh 1
Ông Lê Quang Thưởng, Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương
Phải có luật về kiểm kê tài sản
Theo ông Vũ Mão, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, việc rèn luyện của mỗi cá nhân không phải dễ dàng. Một người rèn luyện, giữ gìn nhưng khi thấy cái xấu tràn lan cả xã hội liệu họ có bị “lung lay”? Những người sống liêm khiết, đúng đắn không được quan tâm đúng mức. Những người tham nhũng không bị phê phán, kiểm điểm. Cuối cùng “hòa cả làng”. Vấn nạn tham nhũng hiện nay như một “làn sóng” tràn lan trong xã hội.
“Đã hơn 10 năm nay chúng ta thực hiện kê khai tài sản, nhưng tôi cho rằng việc kê khai vẫn mang tính hình thức. Chủ yếu mới là tự kê khai, còn việc đánh giá những kê khai đó chưa làm đến nơi đến chốn. Như vậy không thể giải quyết được tham nhũng. Vấn đề quan trọng để đánh giá có tham nhũng hay không là thể hiện bằng tài sản. Nếu không đánh giá được thực chất kê khai tài sản thì chống tham nhũng vẫn chỉ là hình thức.
Theo tôi, cần có giải pháp mạnh về vấn đề kê khai tài sản, đó là phải có luật về kiểm kê tài sản. Sau này chúng ta phải xây dựng Bộ luật về chống tham nhũng, trong đó có nhiều luật nhỏ như luật kiểm kê tài sản. Nếu chỉ quy định vấn đề kiểm kê tài sản trong một vài điều, một chương của luật chống tham nhũng là không thể hiện rõ tầm quan trọng của nội dung này. Bởi nếu coi kiểm kê tài sản là vấn đề mấu chốt của chống tham nhũng thì bắt buộc phải có luật”, ông Vũ Mão nêu ý kiến.
Phải giữ nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) muốn phát hiện và loại bỏ những cán bộ có khuyết điểm thì phải giữ nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước.
“Những chuẩn mực mà Tổng Bí thư nêu ra rất cơ bản và nhất thiết phải làm, nhưng làm cách nào thì đòi hỏi vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở tất cả các cấp chứ không riêng Trung ương. Nếu nêu như vậy nhưng vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng không nghiêm, xuê xoa, dĩ hòa vi quý, thậm chí, bị chi phối bởi lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân hay bởi quan hệ khác thì sẽ làm mất đi tính nghiêm minh. Người nào không đạt được chuẩn mực đó thì gạt khỏi ngay thì mới mang lại kết quả.
Tôi hoàn toàn ủng hộ những tiêu chí, chuẩn mực đặt ra đối với các Ủy viên Trung ương khóa XII tới. Nhưng giữa tiêu chuẩn đặt ra và thực hiện trong thực tế có khoảng cách, đòi hỏi nỗ lực, vai trò lãnh đạo kiên quyết của Đảng từ cấp Trung ương đến cơ sở. Đồng thời trên cơ sở kỷ luật Đảng và pháp luật thì mới phát hiện được những người không đủ tiêu chuẩn vào cơ quan lãnh đạo.
Một vấn đề cũng rất quan trọng là phải lắng nghe ý kiến nhân dân. Dân phát hiện cán bộ tốt hay không tốt, giỏi hay không giỏi rất chính xác, nên phải làm thế nào lắng nghe ý kiến của dân để họ góp ý chọn những người vào các vị trí lãnh đạo từ cấp cao nhất cho tới cơ sở. Vì xét đến cùng, theo Bác Hồ đã nói: lãnh đạo này là để lãnh đạo dân và dân chịu sự lãnh đạo ấy. Người lãnh đạo tốt thì dân được nhờ, người lãnh đạo kém thì người dân sẽ phải chịu hậu quả của sự kém cỏi đó”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói.
can bo giau nhanh bat thuong: phat hien dau kho? hinh 2
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng
Ngày 28/5, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai phương hướng công tác nhân sự và Quy trình giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định: Việc chuẩn bị công tác nhân sự Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Cùng với công tác văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp đã và đang được triển khai tích cực, công tác nhân sự cũng bắt đầu được tiến hành và hết sức chú trọng, bởi đây là vấn đề có tính quyết định.
Theo Tổng Bí thư, cần quán triệt ở dưới phải nhấn mạnh cao độ tinh thần trách nhiệm, nắm vững nguyên tắc. Tinh thần của những người cộng sản là đặt lợi ích của Đảng, đất nước lên trên hết, không vì cá nhân, lợi ích cục bộ, phải trong sáng, công tâm, khách quan, mong muốn xây dựng cơ quan lãnh đạo cao nhất ở các cấp và đặc biệt là ở Trung ương phải thực sự trong sạch, vững mạnh, là một tập thể đoàn kết thống nhất cao, đủ trí tuệ, phẩm chất, năng lực, quan hệ tốt với dân, không tham nhũng tiêu cực, không vướng vào lợi ích nhóm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý phải nắm chắc quy trình, phương pháp, cái nào làm trước, cái nào làm sau, nếu làm công tâm, trong sáng, khách quan, nắm chắc yêu cầu, tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp, cách làm, phát huy trí tuệ tập thể thì chắc chắn sẽ thành công./.
Công Hân/VOV.VN

Đại gia “ẩn danh” tặng siêu xe Phantom để bán, hỗ trợ Quảng Ninh




Dân trí Tại cuộc họp báo sáng nay, 30/7, đại diện Báo Quảng Ninh cho biết, thông qua báo Quảng Ninh một đại gia đã ủng hộ tỉnh chiếc xe Rolls Royce Phantoom để bán đấu giá ủng hộ người dân bị thiệt hại vì trận mưa lũ lịch sử. Chiếc xe được định giá khởi điểm 16 tỉ đồng.
 >> Quảng Ninh: “Đại hồng thủy” nhấn chìm 3.000 hộ dân, làm 17 người chết

xer1-4a871
Mặc dù đại diện báo Quảng Ninh xin giấu tên chủ nhân chiếc siêu xe này. Tuy nhiên, nhìn biển số xe, nhiều người đã khẳng định đây là chiếc xe của ông Đào Hồng Tuyển, chủ nhân đảo Tuần Châu (Hạ Long, Quảng Ninh).
Thông tin từ người đại diện báo Quảng Ninh cho biết, theo đề nghị của vị doanh nhân này đề nghị không công bố tên chủ nhân chiếc siêu xe.
Theo đại diện báo Quảng Ninh, đơn vị này sẽ đứng ra tổ chức chương trình đấu giá để cùng chung tay với các tổ chức, cá nhân giúp đỡ đồng bào Quảng Ninh vượt qua khó khăn sau trận lũ lịch sử.
Chiều 29/7, chủ nhân chiếc siêu xe là người Quảng Ninh đã bàn giao chiếc xe cùng giấy tờ cho Báo Quảng Ninh. Theo đó, mức đấu giá khởi điểm sẽ là 16 tỷ đồng. Cùng với chiếc siêu xe Rolls Royce Phantom nói trên, doanh nhân này đã ủng hộ 2 tỷ đồng thông qua sự tiếp nhận của Ban Cứu trợ tỉnh Quảng Ninh.
Theo thông tin từ vị đại diện Báo Quảng Ninh cho biết, “nếu ai đó trả giá chiếc xe 16 tỉ cộng 1 đồng thì chúng tôi sẽ bán”.
Trước đó, từ ngày 25 - 28/7, tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra trận mưa lớn “khủng khiếp” kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã làm các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hoành Bồ, Hải Hà, Móng Cái, Cô Tô xảy ra những mất mát đâu thương về người và tài sản.
Theo con số thống kê về thiệt hại trong trận mưa lũ lịch sử của tỉnh Quảng Ninh đến ngày 30/7, có 17 người tử vong, 6 người mất tích, gần 4.000 hộ dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, hàng trăm ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn; làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản của người dân; hạ tầng kinh tế, giao thông bị tổn thất nặng nề, giao thông ách tắc, tê liệt nhiều giờ; nhiều khu vực người dân bị chia cắt, cô lập hoàn toàn. Ước tích tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại trên 1.500 tỉ đồng trong trận mưa lũ vừa qua.
xer2-daa10
Chiếc siêu xe Rolls Royce Phantom được chào giá khởi điểm 16 tỉ đồng.
Ngày 29/7, để nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống cho người dân sau trận lũ lịch sử kinh hoàng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh – ông Nguyễn Văn Đọc, có thư kêu gọi các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; các tổ chức kinh tế, các nhà hảo tâm, nhân dân trong và ngoài tỉnh ủng hộ nhân dân khắc phục hậu quả do đợt mưa kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Trong ngày 29/7, tỉnh Quảng Ninh đã nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm số tiền 27 tỉ đồng.
Mọi sự đóng góp ủng hộ xin gửi về Ban Cứu trợ tỉnh Quảng Ninh, số TK 3761 - MQHNS 9060953, Mã quỹ Tài chính: 91049.
Hoặc Báo Quảng Ninh, số tài khoản: 1005282699 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Quảng Ninh, Phòng Giao dịch Hạ Long; số điện thoại: 0915771582.
Tuấn Hợp

Đau xé lòng tiễn đưa 8 người trong một gia đình thiệt mạng do mưa lũ




Dân trí Những giọt nước mắt nghẹn ngào, những tiếng nấc xót xa, đau đớn... Không gì có thể tả hết nỗi đau khi chứng kiến đám tang của 8 nạn nhân xấu số trong vụ sạt lở đất gây sập nhà do mưa lũ tại phường Cao Thắng (TP Hạ Long, Quảng Ninh).

Trong cơn mưa nặng hạt chiều 29/7, tang lễ 8 nạn nhân xấu số trong một gia đình bị thiệt mạng do sạt lở đất gây sập nhà đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
8 nạn nhân xấu số gồm: Cụ Nguyễn Thị Thược (SN 1940), Cao Bá Tiến (SN 1972), Dương Thị Thắm (SN 1976), Đỗ Thu Hiền (SN 1979), Cao Bá Ngọc (1997), Cao Hoài Thu (SN 2005), Cao Thu Trang (SN 2006), Cao Xuân Diệt (SN 2011).
Ngay từ đầu giờ chiều, bà con dân phố phường Cao Thắng đã rục rịch cùng nhau đến dự lễ tang cho 8 người thân trong một gia đình – hàng xóm không may mắn của họ. Nhà tang lễ BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh chật kín người.
tang3-aff59
Các tổ chức chính trị, đoàn thể, UBND các cấp phường, TP Hạ Long, người dân… lặng lẽ chờ đợi đến lượt vào viếng.
Các tổ chức chính trị, đoàn thể, UBND các cấp phường, TP Hạ Long, người dân… lặng lẽ chờ đợi đến lượt vào viếng.
Người duy nhất trong cả gia đình cụ Thược còn sống sót là anh Cao Bá Vỹ. Anh Vỹ may mắn thoát chết do văng vào trong khe của chiếc tủ lạnh, có một khoảng trống để anh lấy không khí đến khi được lực lượng cứu hộ tìm thấy.
Anh Thanh, hàng xóm gia đình bà Thược kể lại: "khi tôi chạy đến nơi, gia đình bà Thược đã bị vùi lấp hoàn toàn. Có lẽ đất đồi đổ sụp xuống quá nhanh vào lúc rạng sáng, cả nhà bà Thược đang say ngủ nên không ai kịp tỉnh dậy để chạy thoát hay hô hoán hàng xóm".

Người dân đến viếng chật kín nhà tang lễ. Ngoài trời, mưa vẫn chưa ngớt… 
Người dân đến viếng chật kín nhà tang lễ. Ngoài trời, mưa vẫn chưa ngớt… 
Theo anh Thanh, đình bà Thược sinh sống dưới chân đồi Tên Lửa (tên quả đồi do người dân tự đặt tên, bởi trước đó có một đơn vị bộ đội đóng quân trên đỉnh đồi) cũng được vài chục năm. Ba ngôi nhà bị đất vùi lấp gồm một ngôi nhà mái bằng, hai ngôi nhà cấp bốn.
“Trước đó, vị trí xây dựng ba ngôi nhà trên thuộc một khe đồi. Theo thời gian, gia đình bà Thược đổ đất san lấp rồi làm nhà trên đó. Chính vì thế, tính ổn định của khu đất không cao. Nhưng thảm họa xảy ra với gia đình bà quá bất ngờ và đau lòng", người hàng xóm nghẹn ngào.
23h đêm 29/7, các nạn nhân xấu số đã được đưa tới Đài hóa thân Thành phố Hải Phòng để hỏa táng.
tang2-1b8cc
Nỗi đau người ở lại.
Theo bà con dân phố của cụ Thược cho biết, trước đó gần một tháng, chồng cụ Thược cũng mới mất.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh sẽ chung tay giúp thân nhân gia đình cụ Thược sớm ổn định lại cuộc sống.
Tuấn Hợp

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Trung Quốc với hồ sơ Duy Ngô Nhĩ nổi cộm

media Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ( Phải) tiếp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 29/07/2015 tại Bắc Kinh. REUTERS/Ng Han Guan/Pool
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đến Trung Quốc vào hôm nay 29/07/2015 trong một chuyến công du cấp Nhà nước dự trù kéo dài hai ngày. Mục tiêu của Ankara rất rõ rệt : Tăng cường hợp tác kinh tế với Bắc Kinh, đồng thời làm dịu căng thẳng trong hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ.
Theo AFP, trong cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vào hôm nay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ vẻ hài lòng, cho rằng : « Với tất cả những thỏa thuận chúng ta sẽ ký kết, đây là chuyến viếng thăm – song phương - quan trọng nhất từ ngày hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ».
Theo hãng tin Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ hiện bị thâm hụt lớn trong trao đổi thương mại với Trung Quốc, trao đổi mậu dịch đã giảm sụt trong 6 tháng đầu năm 2015.
Ankara hiện vẫn đang thương lượng để mua hỏa tiễn phòng không của Trung Quốc. Thương lượng từ 2013 nhưng đến giờ vẫn chưa đúc kết. Tổng thống Erdogan, theo Tân Hoa Xã, sẽ đề cập đến việc mua bán này trong các cuộc tiếp xúc ở Bắc Kinh.
Bên cạnh hồ sơ kinh tế, trong cuộc tiếp xúc dự kiến với chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Erdogan sẽ còn đề cập đên một hồ sơ tế nhị : người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, một cộng đồng nói tiếng Thổ, cùng văn hóa với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bị Trung Quốc đàn áp.
Thổ Nhĩ Kỳ đã thường xuyên lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh. Cách nay không lâu, ngay đầu tháng 7 này, vào mùa chay Ramadan, Ankara đã triệu mời đại sứ Trung Quốc lên để phản đối việc Bắc Kinh giới hạn các sinh hoạt của người Duy Ngô Nhĩ vào mùa chay. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bật đèn xanh để đón tiếp 170 người Duy Ngô Nhĩ chạy khỏi Tân Cương qua ngã Thái Lan, làm Trung Quốc bất bình không ít.
Ngay ông Erdogan trước đây, năm 2009, cũng đã từng lên tiếng tố cáo Bắc Kinh thực hiện một loại ‘diệt chủng’ ở Tân Cương.Tờ báo Anh ngữ China Daily hôm nay đã cảnh cáo là nếu xấu đi thêm, hồ sơ này sẽ ‘đầu độc ‘ quan hệ hai nước, phá hỏng hợp tác.
Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều là thành viên nhóm G20. Năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ giữ chiếc ghế chủ tịch luân phiên, năm 2016, theo AFP, sẽ đến lượt Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên sáng lập của Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở AIIB mà Bắc Kinh thiết lâp.

Thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp: Có làm được việc đâu mà than phiền

VOV.VN -Ngoài việc “chảnh” không muốn chọn nghề top dưới thì tài năng, chuyên môn của các thạc sĩ, cử nhân là một vấn đề đáng quan tâm.

Có bằng thạc sĩ, cử nhân, nhiều người vẫn thất nghiệp. Đâu là nguyên nhân? Nhiều lắm, nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nghĩa là chính những người cầm những tờ giấy, tấm bằng chứng nhận ấy phải xem xét lại mình. Vì những mảnh giấy, tấm bằng ấy không phải là “chìa khóa vạn năng” mở được cửa của tất cả các nhà tuyển dụng.
Bằng cấp không nói lên trình độ chuyên môn. Có người học hết trường này, trường khác, cầm cả sấp bằng trên tay nhưng làm một việc cỏn con có khi cũng chẳng nên hồn. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp nhiều đến thế, gây lãng phí cho gia đình và xã hội?
thac si, cu nhan that nghiep: co lam duoc viec dau ma than phien hinh 0
Gia tăng số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp (nguồn ảnh: Internet)
Học như chơi?
Nhiều sinh viên coi trường học là nơi tụ tập, bù khú với bạn bè. Đến lớp chỉ để điểm danh, hẹn hò chơi bời và trao đổi về thời trang, quần áo, sở thích… Đến khi thi thì lo “chạy” thầy cô. Đấy là sự thật và đã có nhiều vụ việc bị phanh phui nhưng mọi việc rồi vẫn đâu vào đấy.
Chất lượng đào tạo đại học ở nước ta vốn đã thấp kém nay có khi còn thấp kém hơn. Các trường cao đẳng, đại học tự chủ về cơ chế tài chính, tuyển sinh nên trường nào thu hút được đông học sinh thì “doanh thu” càng cao, mà không cần quan tâm đến chất lượng. Trước kia, khi vẫn còn thi giai đoạn, các sinh viên thường hay đùa “vào trường mới khó chứ kiểu gì chả ra trường được”. Còn bây giờ, cả vào – ra trường đều dễ hơn rất nhiều.
Chưa nói đến chuyện “sính” băng cấp, ai cũng có thể trả lời được rằng: thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp là do đào tạo mà ra. Chất lượng đào tạo hiện nay là cả một vấn đề. Ngay tại cơ quan tôi, nhận một sinh viên thực tập tốt nghiệp, nhưng học 4 năm trời mà viết một câu không đủ thành phần; nhiều em thụ động không muốn vận động, thậm chí tìm cách làm gian dối để đủ chỉ tiêu thực tập.


Theo phản ánh của bạn đọc Thức Nguyễn, cả miền Nam có giai đoạn nở rộ trung tâm dạy nghề, tưởng gì, chỉ có kế toán, may công nghiệp. Một vài phòng học là đủ gọi là dạy nghề. Đại học ư? Mớ lý thuyết (trong đó có vài môn học không biết để làm gì) học ốm người kia lạc hậu lắm rồi. Thực hành ư? Vào hai trường Đại học Bách khoa lớn nhất nước xem? Trường nào cũng có khoa chế tạo ô tô nhưng quí vị có đúc được cái lốc máy nào không? Đầu tư con khỉ khô thì ta sẽ gặt hái được con khỉ khô thôi. Thế là mấy em thanh niên học nghề làm nghề không được nên đành chen chân học làm thầy. Mà làm thầy cũng không xong nên thôi học lên bậc thạc sĩ luôn. Thử hỏi thạc sĩ cơ khí ô tô không đúc được động cơ thì thạc sĩ chỉ biết đi dạy mớ lý thuyết thôi. Công ty nào đầu tư vào Việt Nam cũng phải đưa công nhân đi đào tạo lại. Đừng trách con người Việt Nam không nỗ lực học tập và rèn luyện. Hễ em nào có điều kiện ra nước ngoài học tập cũng làm nên kỳ tích nơi xứ người. Hai đứa cháu tôi ra nước ngoài học ngành tàu biển và hàng không đều đã có việc làm. Sức học chúng nó đâu có gì đặc biệt. Đừng nói chúng nó lo lót mới có việc làm nhé. Hãy xem hệ đào tạo 12 + 1 của Úc kìa. Tất cả phim tài liệu nói về kỹ thuật xây dựng hoặc tàu biển trên kênh National Geograhic chiếu trên Ti vi hàng ngày đó đều sử dụng lao động trung cấp nghề và vài anh kỹ sư trưởng thôi. Các công nhân ấy điều khiển tàu biển, đặt chất nổ thi công công trình hết sức bình thường và thành thạo. Đó là nguyên nhân tại sao con cái nhà giàu có và quyền lực đều tính chuyện đi du học. Tôi không nói đến các trường hợp trẻ hư lắm tiền đi du học để rửa tiền đâu nhé. Giáo dục xứ ta bệnh hoạn lắm rồi. Cứ ho sù sụ, rên la mà sao nó chưa tiêu đời để ta xây cái mới tốt đẹp hơn”.
Còn bạn Hà Dương cho biết, là một sinh viên mới ra trường được hai năm, may mắn có việc làm đúng chuyên môn ở một cơ quan Trung ương, bên cạnh đó còn có thêm thu nhập bằng một số công việc khác như viết báo, biên tập sách, tổ chức sự kiện... ngoài giờ hành chính. “Có thể em có hơi "vơ đũa cả nắm", nhưng có thể nói là đại đa số sinh viên của chúng ta cực kỳ thụ động, lười biếng và không hề có ý thức về bản thân, chứ chưa nói đến ý thức đến việc đóng góp cho xã hội và đất nước. Cứ thử vào ký túc xá hay khu trọ sinh viên nào (không phải lúc thi cử nhé), rất ít sinh viên đang học bài, nghiên cứu, hay đơn giản hơn là đọc một cuốn sách, mà chỉ thấy suốt ngày là rượu bia, game, yêu đương… Có những bạn cũng là sinh viên trọ học nhưng được gia đình chu cấp tương đối đầy đủ, không phải đi làm thêm, không tham gia hoạt động phong trào mà kết quả học tập vẫn kém, thì em thật không hiểu thời gian của các bạn đó được dùng làm gì? Vì vậy, các bạn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp hãy đừng trách xã hội những lý do đâu đâu gì, mà cần tự trách mình trước, xem lại vì sao các nhà tuyển dụng đã không thèm nhìn đến mình”.
Ngoài ra, vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục hiện nay ai cũng thấy mà không biết phải làm gì. Đi học thì chỉ lo trốn học, đi chơi, đến lúc thi thì hò nhau nộp tiền chạy thầy. Môn nào sinh viên không qua được thì số tiền “đi thầy” lại tăng lên. Đấy là chưa kể, số lượng sinh viên bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội ngày một tăng.
Lại “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”
Vẫn biết, thời buổi nào cũng có những người thi thật, học thật và có năng lực thật, nhưng số lượng ấy chiếm quá ít. Chính vì thế, khi đi làm việc rồi, các cơ quan quản lý mới “tá hỏa” phát hiện ra có tới 30% cán bộ, công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, ngồi chơi, xơi nước đợi cuối tháng lĩnh lương. Trong một trao đổi với VOV.VN mới đây, một vị nguyên là lãnh đạo một Ủy ban của Quốc hội đã cho biết, từ năm 1992 chúng tôi đã đưa ra con số thống kê chỉ có 1/3 công chức, viên chức hưởng lương là “làm việc chết thôi”, làm việc hiệu quả và là những người chủ chốt; 30% là giao việc gì làm việc đấy, chỉ đâu đánh đấy và số còn lại con ông, cháu cha không làm được việc nhưng không thể tinh giản hay giải quyết theo cách nào được.
Đến thời điểm này thì số lượng viên chức, công chức đã quá lớn, khiến bộ máy ngày một phình ra, và chúng ta bắt đầu tính đến việc tinh giản biên chế. Nhưng giảm ai mới là điều quan trọng. Các nhà quản lý vẫn kêu ca công việc không chạy, giao việc nhưng không hoàn thành… nhưng khi xây dựng đề án vị trí việc làm thì chỗ nào cũng thấy thiếu, ai cũng thấy cần. Và có thể, cuối cùng vẫn đâu vào đấy.


Không làm được trong Nhà nước thì ra ngoài tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng đâu có phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Họ chi ra một đồng lương thì anh phải làm việc với giá trị gia tăng gấp nhiều lần, chứ không thể “ngồi mát ăn bát vàng”. Lưới sàng lọc ở các DN, đơn vị này là khắt khe nhất, vì tư nhân bỏ tiền túi ra nên họ phải chọn lựa kỹ càng. Chính vì thế, ở những nơi này không có đất cho các cử nhân, thạc sĩ rỗng tuếch.
Làm bất kỳ công việc gì, đầu tiên phải yêu nó và phải chuyên cần với nó. Nếu không yêu nghề, yêu công việc thì không bao giờ bạn có thể làm tốt công việc đó. Cũng giống như một đứa trẻ, nếu không hiếu học thì khó lòng đứa trẻ đó học giỏi. Các “ông cử, bà thạc” nếu nghĩ mình có bằng là có tất cả thì đã nhầm lẫn mất rồi./.
Vũ Hạnh/VOV.V

Ocean Group có tân Chủ tịch HĐQT

| Cập nhật 30/07/2015 9:22 AM
CafeLand - Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) vừa thông báo quyết định bầu Chủ tịch HĐQT từ ngày 28/7/2015.
Ocean Group có tân Chủ tịch HĐQTTheo đó, ông Lê Quang Thụ được bầu vào ghế Chủ tịch HĐQT thay thế ông Hà Văn Thắm, ông Thụ cũng trở thành người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Đại Dương.
Ông Lê Quang Thụ sinh năm 1974, trước đó ông giữ chức phó Chủ tịch HĐQT Ocean Group. Đồng thời là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, công ty con của Ocean Group.
Ông Lê Quang Thụ tốt nghiệp trường đại học Kiến trúc với bằng Thạc sỹ chuyên nghành kiến trúc sư. Trước khi làm việc tại Tập đoàn Đại Dương, ông đã từng đảm nhiệm các vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Hoàng Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Capitaland - Hoàng Thành.
Trước đó, đại hội cổ đông thường niên của Ocean Group được tổ chức hôm 28/7 vừa qua đã thông qua qua việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Hà Văn Thắm.
Một năm qua là khoảng thời gian nhiều biến động với Ocean Group  khi người sáng lập tập đoàn Hà Văn Thắm vướng vòng lao lý, OceanBank cũng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
Tại đại hội cổ đông, Ocean Group đã thông tin đang xem xét tái cơ cấu khoản đầu tư vào StarCity Center, Hà Nội. Dự án này do Công ty cổ phần Đầu tư Đại Dương Thăng Long (công ty con của Ocean Group) hợp tác với Tổng công ty Vinaconex triển khai. Trước đó, Ocean Group đã buông mảng bán lẻ khi chuyển nhượng Công ty Ocean Retail cho Vingroup.
Diệu Trang

Xem tiếp...