Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 51

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trận Mậu Thân tại Huế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Huế
Một phần của Sự kiện Tết Mậu Thân, Chiến tranh Việt Nam
Unsourced image removed: 300px
Victorious ARVN soldiers raising the flag of South Vietnam over the Citadel.
.
Thời gian 30 tháng 1 - 3 tháng 3 1968
Địa điểm 16°28′30,9″B 107°34′33,6″ĐTọa độ: 16°28′30,9″B 107°34′33,6″Đ
Huế, Việt Nam Cộng hòa
Kết quả Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa thắng về chiến thuật.
Thắng lợi về chính trị cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
Tham chiến
Flag of the United States.svg Hoa Kỳ
Flag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa
Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
FNL Flag.svg Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Chỉ huy
Ngô Quang Trưởng
Foster LaHue
Lê Minh


Lực lượng
Khoảng 25.000 trên toàn tuyến. Trong đó khoảng 15.000 trực tiếp tham gia trận đánh
Không quân và Hải quân Mỹ yểm trợ hỏa lực
8.000, sau tăng lên 12.000
Tổn thất
Nguồn Hoa Kỳ (chỉ tính từ 30/1 tới 25/2):
Hoa Kỳ: 216 chết, 1.584 bị thương
Việt Nam Cộng Hòa: 452 chết, 2.123 bị thương
Tổng: 668 chết, 3.707 bị thương
Theo QĐNDVN: 25.000 chết, bị thương, bị bắt hoặc tan rã. Phá hủy và làm hư hỏng hơn 200 máy bay, 41 tàu chiến và ca nô, 533 xe quân sự.
Tính từ 30/1 đến 25/2: 1.042 chết và mất tích
Tính từ 30/1 đến 28/3: khoảng 2.400 chết và mất tích, 3.000 bị thương, 98 bị bắt
Thảm sát Huế (tranh cãi về tính xác thực). Hoa Kỳ thống kê có 1.900 thiệt mạng trong trận chiến, 4.856 người khác mất tích được Hoa Kỳ cho là bị bắt giữ hoặc bị hành quyết
.
Trận Mậu Thân tại Huế là trận chiến kéo dài 26 ngày giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ trong sự kiện Tết Mậu Thân. Trận chiến này cũng là một phần của Chiến tranh Việt Nam. Đây là một trận đánh ác liệt nhất trong đợt 1 Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Dù quân Giải phóng bị đánh bật khỏi Huế song nó mang lại sự đổ vỡ tâm lý và chính trị lớn nhất cho Hoa Kỳ. Trong đó còn có sự kiện Thảm sát Huế Tết Mậu Thân vẫn còn nhiều tranh cãi về tính xác thực do các bên chưa công bố tài liệu hoặc công bố (tuyên truyền) sai lệch.

Chuẩn bị của Quân Giải phóng

Huế là một trong ba chiến trường chính và là một trong ba trọng điểm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy, từ tháng 5-1967, Trung ương Đảng Lao động quyết định tổ chức lại hệ thống lãnh đạo chỉ huy cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chiến trường trọng điểm này. Theo chỉ đạo của Trung ương, các tỉnh uỷ và tỉnh đội giải thể. Các huyện uỷ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Khu uỷ. Về quân sự, trên từng hướng tiến công thành lập đoàn phụ trách: Đoàn 4 phụ trách khu vực Phú Lộc - bắc đèo Hải Vân; Đoàn 5 phụ trách mặt trận thành phố Huế và ba huyện ngoại thành Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Vang; Đoàn 6 phụ trách hai huyện Phong Điền, Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên); Đoàn 7 phụ trách hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Các đoàn chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên. Đoàn 31, chịu sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh mặt trận B5 (Đường 9 - bắc Quảng Trị), phụ trách khu vực từ Đường 9 trở ra đến giới tuyến quân sự tạm thời.
Nhằm tăng cường sự chỉ đạo, mặt trận trọng điểm Huế được chia thành hai cánh:
- Cánh Bắc phụ trách phần thành phố ở tả ngạn sông Hương và huyện Hương Trà. Đây là hướng chính của cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở thành phố Huế với lực lượng gồm: Trung đoàn 6 bộ binh, Tiểu đoàn 816, Trung đoàn 9, Tiểu đoàn đặc công 12, một đại đội trọng liên 12,7mm (6 khẩu), một đại đội ĐKZ-75 (4 khẩu), một đại đội súng cối 82 mm (6 khẩu), một đại đội công binh, một đại đội trinh sát, một đại đội thông tin, một đại đội vận tải, hai đội biệt động thành phố cùng các lực lượng bảo đảm và lực lượng vũ trang huyện Hương Trà. Cánh này có nhiệm vụ tiêu diệt cơ quan đầu não Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa, đánh chiếm khu thành nội, mục tiêu chủ yếu là Mang Cá, Tây Lộc, Cột Cờ, sau đó phát triển, chiếm lĩnh toàn bộ khu vực tả ngạn thành phố và huyện Hương Trà, tiến lên tiêu hao, tiêu diệt căn cứ Mỹ ở Đồng Lâm, thiết lập chính quyền cách mạng, đánh quân đối phương phản kích, giữ vững trật tự an ninh.
- Cánh Nam bao gồm phần thành phố ở hữu ngạn sông Hương và hai huyện Hương Thuỷ, Phú Vang. Lực lượng cánh này có hai tiểu đoàn bộ binh 840 và 810 thuộc Đoàn 5, hai tiểu đoàn bộ binh 815 và 818 của Trung đoàn 9, hai tiểu đoàn đặc công 1 và 2, một đại đội súng cối 82 mm (6 khẩu), một đại đội súng máy phòng không 12,7mm, một đại đội ĐKZ-75 mm (6 khẩu), một đại đội trinh sát, một đại đội công binh, một đại đội thông tin cùng các lực lượng biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ. Mục tiêu chủ yếu của cánh Nam là các cơ quan hành chính của Việt Nam Cộng Hòa, cơ quan quân sự tỉnh Thừa Thiên, trung đoàn thiết giáp nhà lao, khu tam giác hữu ngạn. Sau khi tiêu diệt các mục tiêu này, cánh Nam từ kiềm chế, bao vây, ngăn chặn tiến lên đánh tê liệt căn cứ Phú Bài, trung đoàn thiết giáp Mỹ, giải phóng toàn bộ vùng nông thôn ngoại thành và hai huyện Hương Thuỷ, Phú Vang, đồng thời đánh phản kích từ ngoài vào thành phố.
Để chiếm được Huế, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã đưa 200 khẩu súng ngắn và chất nổ C4 vào bên trong thành phố. Vũ khí được đưa vào bằng xe lam, bằng các gánh hàng trái cây; còn AK thì dấu dưới những chiếc thuyền hai đáy. Tiến vào Mậu Thân, những con thuyền chở vũ khí vào Huế từ nguồn sông Bồ qua ngã Ba Sình, từ Dương Xuân Hạ xuống, từ Phú Vang lên, hoặc từ chợ Tài Ba vào để kịp thời trang bị cho bên trong.
Ban chỉ huy mặt trận trọng điểm Huế gồm: Lê Minh - Phó Bí thư Khu uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế làm Chỉ huy trưởng; Lê Chưởng - Phó Bí thư Khu uỷ, Chính uỷ quân khu làm Chính uỷ; Nam Long - Uỷ viên Thường vụ Khu uỷ, Phó Tư lệnh quân khu làm Chỉ huy phó; Đặng Kinh - Khu uỷ viên, Phó Tư lệnh quân khu làm Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởng.
Các đơn vị tập dượt đánh các mục tiêu ở Huế đều không chọn người địa phương ra, chỉ lấy người ở quê xa tới để họ không biết mục tiêu gì, ở đâu. Mọi người đều phải tập dượt rất công phu, học tập kỹ lưỡng, và tuyệt nhiên không ai có thể biết được rằng sắp "đánh Huế". Mặt khác, quân khu đề nghị Bộ tăng cường cho chiến trường 2 trung đoàn bộ binh, 3.000 quân bổ sung, 2 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 tiểu đoàn xe tăng và 1 tiểu đoàn thông tin và được Bộ chuẩn y. Nhờ vậy, đến trước ngày nổ ra tổng tiến công và nổi dậy, quân khu đã có 4 trung đoàn và 4 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn đặc công, 15 đội biệt động thành và một số đơn vị binh chủng.
Tấn công Huế, họ đã đặt riêng ra một bộ tư lệnh chiến dịch chỉ huy. Họ dùng hai trung đoàn bộ binh là Đoàn 5 sát nhập chung với các cán bộ Thành đội Huế gọi là Bộ Chỉ huy 5 hay Bộ Chỉ huy Thành đội Huế do Nguyễn Vạn lãnh đạo và Đoàn 6 do trung tá Nguyễn Trọng Dần chỉ huy. Ngoài ra còn 2 trung đoàn bộ binh khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gởi sang làm chi viện là Đoàn 9 (Trung đoàn Cù Chính Lan) và một thành phần của Ðoàn 8.
Do các hoạt động bảo mật của quân Giải phóng làm rất tốt nên cho đến phút chót không một toán quân nào bị đánh vào giữa đội hình, không ai thương vong, không ai bị bắt, trong một thời gian dài, chiến dịch đã đưa về cả ngàn con người, cách trung tâm chỉ huy cách Huế 5 km. Với nỗ lực của các cơ quan kinh tế của khu và hậu cần quân khu, cùng sự đóng góp tích cực của các tầng lớp nhân dân, đến cuối tháng Giêng năm 1968, mặt trận Thừa Thiên - Huế đã có gần 1.000 tấn gạo để rải rác ở vùng giáp ranh và căn cứ miền núi Thừa Thiên, Quảng Trị, hơn 1.100 tấn để trong dân vùng đồng bằng (Thừa Thiên 700 tấn, Quảng Trị 450 tấn). Riêng mặt trận trọng điểm Huế mới có 130 tấn. Ngoài ra còn có 79 tấn muối, 15 tấn đường, 1,2 tấn sữa, 1,5 tấn bột trứng, 590 kg mì chính, chưa tính 350 tấn gạo, 400 tấn vũ khí Bộ Quốc phòng đã chuẩn y cho Trị - Thiên - Huế (qua Bộ Tư lệnh 559). Số hàng này đến ngày 20-1-1968, Đoàn 559 mới giao tại trạm đầu tiên, cách Huế khoảng 10 ngày vận chuyển bộ.
Lịch chung cho toàn quân Giải phóng về Huế là ngày 30 ăn Tết (đúng kỷ niệm lần thứ 180 ngày Tết Quang Trung đi giải phóng Thăng Long, Mậu Thân 1789).

Trận chiến 26 ngày

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta!".
Bài Thơ chúc Tết 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh phát đi trên sóng phát thanh quốc gia của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa chính là hiệu lệnh phát động cuộc tấn công.
Từ chiều 30 đến đêm giao thừa qua ngày mồng một, tiếng pháo nổ liên hồi, dân chúng lũ lượt đi lễ, đi chúc Tết lẫn nhau rất vui vẻ, không có chuyện gì xảy ra.
Sáng mồng một Tết, Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, cùng toàn thể nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh Sư đoàn đến dự lễ chào cờ đầu năm ở Phú Văn Lâu. Ngay sau đó, chuẩn tướng được tin Quân đoàn cho biết quân giải phóng trong đêm 30 Tết đã đột nhập tấn công 2 thị xã Nha TrangQui Nhơn. Lệnh cấm trại được ban hành tức khắc cho các đơn vị trực thuộc. Chính chuẩn tướng cũng ngủ tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn không về nhà. Đang say sưa ăn Tết, binh sĩ đồn trú vẫn không tin quân giải phóng sẽ tấn công.
2 giờ 33 phút ngày 30-1-1968, pháo binh Quân giải phóng đồng loạt bắn phá các mục tiêu Việt Nam Cộng Hòa ở khu Tam giác, khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Động Toàn, Đông Ba, mở đầu cho tổng tiến công vào Nội đô Huế. Sau loạt pháo mở màn, lực lượng vũ trang trên hai hướng cùng lúc đánh vào 40 mục tiêu trong và ngoại thành Huế.
Khởi đầu cuộc tấn công chủ yếu với 2 tiểu đoàn 800 và 802 cùng với lực lượng bí mật xâm nhập trước, đến sáng sớm ngày đầu tiên, quân Giải phóng đã kiểm soát toàn bộ thành phố ngoại trừ Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1/BB (thành Mang Cá) và khu phái bộ Cố vấn Hoa Kỳ MACV (tức Khách sạn Thuận Hóa). Đại đội 1 (Tiểu đoàn 12 đặc công) và Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) đánh vào Mang Cá. Do không nắm chắc địa hình, các đơn vị phải dùng sức mạnh để đột phá vào cổng chính, quân Mỹ trên các nhà tầng bắn trả quyết liệt. Xe tăng Mỹ tiến ra bịt cổng bị quân Giải phóng dùng B-40 bắn cháy 2 xe và đẩy lui. Sau đó 14 chiến sĩ đặc công và 12 chiến sĩ bộ binh xung phong vào căn cứ chiếm được khu nhà đại đội quân y, đại đội chiến tranh tâm lý. Xe tăng Mỹ phản kích cố bịt cho được cửa mở. Lực lượng quân Giải phóng từ phía sau lên tiếp viện không vượt qua được hoả lực rất mạnh. Đến 11 giờ trưa, toàn bộ lực lượng quân Giải phóng phải rút ra.
Ngay hôm đó quân Mỹ tiến vào Huế tăng cường và phòng thủ các nơi kể trên. Quân Giải phóng tăng cường tiểu đoàn 804 với ý đồ chặn đứng các lực lượng tăng phái Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa nhưng họ không thực hiện được ý đồ này. Thành Mang Cá và khu Cố vấn Mỹ được củng cố mạnh mẽ và không còn bị đe dọa nghiêm trọng nữa.
Vào đêm mồng một Tết, 2 giờ sáng quân Giải phóng đồng loạt pháo kích vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1, Bộ Chỉ huy Tiểu khu, Trung tâm Huấn luyện Đống Đa và vị trí của Thiết đoàn 7 Kỵ binh ở An Cựu. Khoảng trên 100 đạn súng cối 82 ly của quân Giải phóng bắn vào khu Mang Cá Lớn. Cùng lúc đó, họ cũng tấn công khu Mang Cá sau khi lọt qua được cửa An Hòa. Một cánh quân Quân Giải phóng tiến đến sân bay Tây Lộc tấn công khu quân cụ của Đại đội 1 Quân cụ, nhưng bị lực lượng Việt Nam Cộng hòa bắn dữ dội. Một cánh quân khác của họ tấn công của thành phía Tây, dùng bộc phá phá tan cổng và tràn vào nội thành. Trong khi đó, một tiểu đoàn khác tấn công vị trí Bắc cầu An Hòa tới 3 giờ 20 sáng thì chiếm được mục tiêu.
Lúc 1 giờ sáng thì quân Giải phóng thuộc trung đoàn 6 báo đầu tiên đã chiếm lĩnh trận địa; tiếp theo, cánh nam báo chiếm lĩnh hai mục tiêu ưu tiên; mỗi điện báo đều mật và chỉ 3 chữ. 6 giờ sáng, điện báo chiến thắng về từ khắp mọi nơi, coi như đã chiếm hết thành phố Huế, các huyện ngoại thành cũng chiếm được các xã địa bàn đã quy định. Như vậy, chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, quân Giải phóng đã đánh chiếm hầu hết thành phố Huế. Đến 11 giờ sáng mùng 2, lá cờ Mặt trận treo trên đỉnh Kỳ Đài Huế; tất cả bộ đội đều nhảy nhót, vỗ tay hoan hô.[5]
Sau khi chiếm cửa An Hòa và cửa chánh Tây, quân Giải phóng miền Nam dồn nỗ lực tấn công khu Mang Cá. Lực lượng phòng thủ từ trên các tầng lầu bắn xuống dữ dội khiến họ tiến lên không nổi. Lực lượng đánh sân bay Tây Lộc bị rào kẽm gai ngăn cản nên chạy lạc sang đánh khu Quân Cụ.
Đến 3 giờ 15 sáng, họ dốc toàn lực tấn công khu sân bay, đột nhập đốt kho đạn, kho xăng và khu nhân viên kỹ thuật, nhưng cả ngày hôm sau vẫn chưa chiếm được khu sân bay này. Đêm đến, lại tấn công nữa, cuối cùng chiếm được khu đậu phi cơ. Sáng hôm sau, quân Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa phản kích chiếm lại sân bay. Tính chung cả hai đợt, quân Giải phóng phá hỏng được 40 máy bay, 100 xe các loại, đốt 1 kho đạn, 1 kho xăng.
Thủy quân lục chiến Mỹ được xe tăng M48 Patton yểm trợ tấn công vào Huế
Quanh khu Đại Nội quân giải phóng miền Nam tấn công Đại Ðội Thám Báo của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Đại đội 4 đột phá cửa Hữu, dùng một mũi thọc sâu nhanh chóng chiếm khu Cột Cờ lúc 4 giờ 30 phút. Còn lại đại bộ phận của Đại đội 4 cùng Đại đội 3 theo đường Yết Kiêu, Lê Huân đánh vào khu Đại Nội. và vào lúc 5 giờ sáng, quân Giải phóng chiếm khu Đại Nội, diệt toàn bộ đại đội thám báo và 130 cảnh sát, bắt 26 lính khác. Tới 8 giờ sáng thì họ chiếm được cột cờ và treo lên đó lá cờ Giải phóng (trên đỏ, dưới xanh, có ngôi sao vàng ngay giữa) rất lớn. Tới sáng mồng 2 Tết tại phía tả ngạn sông Hương, họ trà trộn vào nhiều khu phố và kiểm soát được khu Đại nội, chợ Đông Ba, cửa Thượng Tứ, của Chánh Tây và cửa An Hòa.
Tại hữu ngạn sông Hương, một cánh quân khác phối hợp với thành đội Huế làm chủ tình hình khá dễ dàng. Họ tràn ngập vào các khu dân chúng và bao vây cô lập tất cả các cứ điểm quân sự của Việt Nam Cộng Hòa, đã thành công chiếm tất cả các cơ quan hành chánh, trong đó có Tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên, khu đại học, v.v. Riêng khu tứ giác gồm trung tâm MACV, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên, Đài Phát Thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn nằm trong tay quân Việt Nam Cộng hòa.
Đến ngày 1-2, phần lớn Huế với 90% dân số đã nằm trong tay lực lượng quân giải phóng. Hãng tin Pháp AFP ngày 7-2-1968 đã bình luận: "Sau một đêm đánh nhau, Việt cộng đã kiểm soát 90% dân chúng thành phố Huế. Ngay sáng hôm sau, bộ máy hoạt động và cổ động chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã bắt tay vào làm việc. Rõ ràng họ có một tổ chức mạnh mẽ trong thành phố này vì họ có thể huy động rất nhiều người ra làm việc cho họ".
Vào sáng mồng 2 Tết, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 điều động Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù ở Tứ Hạ kéo về giải tỏa thành phố. Trước hỏa lực rất mạnh của quân giải phóng từ trong các dãy nhà bắn ra, tiểu đoàn Nhảy Dù không sao di chuyển được nhất là trời xấu không có Không Quân yểm trợ. Tiểu Ðoàn 3/3 của Việt Nam Cộng Hòa đóng tại Nam Giao phản công cũng thất bại không giải tỏa được áp lực tại vùng này. Thiết đoàn 7 Kỵ Binh đóng tại An Cựu được lệnh tiến sang Thành nội giải tỏa.
Vào buổi trưa, quân Việt Nam Cộng Hòa mang 3 chiến xa mở đường vào thành phố, nhưng khi vào tới gần Ty Cảnh sát Quốc Gia (vẫn do quân đội Việt Nam Cộng Hòa giữ) thì bất thần bị B-40 của Quân Giải phóng miền Nam từ khu nhà phố bắn cháy xe và Trung Tá Phan Hữu Chí (thiết đoàn trưởng) bị chết ngay tại chỗ.
Tám giờ sáng ngày mồng 3 Tết, Chiến Ðoàn 1 Nhảy Dù gồm các Tiểu Ðoàn 2 và 7 cùng với Chi Ðoàn thiết vận xa từ An Lỗ và Tứ Hạ về giải tỏa cùng lúc Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn 1 và Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù mới được tăng cường từ Saigon tới Huế vào buổi trưa ngày mồng 2 Tết. Bộ đội nghênh chiến nhưng sau đó họ rút lui vào nội thành cố thủ.
Khi Huế bị đánh, Hoa Kỳ không có một lực lượng nào ở trong thành phố ngoài Bộ Chỉ Huy MACV ở ngay sát Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên. Mãi đến chiều mồng 3 Tết mới có 1 đại đội Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ đầu tiên đến tăng cường cho Bộ Chỉ Huy MACV của họ.
Trong 3 ngày mồng 3, 4 và 5 Tết (1, 2 và 3 tháng 2/1968), quân đội Hoa Kỳ gồm 3 đại đội TQLC và 1 chi đoàn thiết xa thuộc Sư Ðoàn 1 TQLC mới mở các cuộc hành quân giải tỏa. Ngày mồng 4 Tết, quân Giải phóng tấn công Tiểu Ðoàn 1 Công Binh tại 1 km phía Nam Huế và tiếp tục duy trì áp lực tại khu vực Tây Lộc, Thành Nội, khu vực cột cờ, khu vực hành chánh và trường Đồng Khánh. Cũng trong đêm này, họ chiếm lao xá giải thoát khoảng 2.000 can phạm đủ thành phần. Trong số này, gần một nửa (1.000 người) được vũ trang và tham gia vào các đơn vị quân Giải phóng. Sự giải thoát các tù nhân này gây thêm sự xáo trộn cho thành phố Huế.

Cuộc phản công của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa

Mồng 5 Tết thì quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa mới bắt đầu phản công với 16 tiểu đoàn, khoảng 15.000 quân thuộc các đơn vị:
  • Lực lượng Hoa Kỳ gồm Tiểu Ðoàn 2/5 TQLC có 3 đại đội và 1 chi đoàn chiến xa xuất phát từ cứ điểm MACV Thừa Thiên cộng với Chiến Ðoàn RAY gồm 2 đại đội TQLC Hoa Kỳ xuất phát từ đầu cầu An Cựu. Các lực lượng này được phân công giải tỏa khu vực hữu ngạn sông Hương. Ngoài ra, cũng cần kể đến một lực lượng khác nằm án ngữ ở phía Tây Bắc và Tây Nam của thành phố Huế. Đó là Sư Ðoàn 1 Không Vận Hoa Kỳ mới được đưa từ An Khê ra trước Tết ứng phó với tình hình chiến sự tại Khe Sanh.
  • Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa gồm Chiến Ðoàn 1 Nhảy Dù với 3 tiểu đoàn và 1 chi đoàn thiết vận xa xuất phát từ phía Bắc Thành Nội tiến vào. Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù được trực thăng vận từ Quảng Trị đến thành Mang Cá vào chiều ngày mồng 4 Tết và xuất phát từ đây tiến vào Thành Nội. Chiến Ðoàn Nhảy Dù còn được tăng cường thêm các đơn vị của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh để giải tỏa khu vực tả ngạn sông Hương.
Ngày mồng 5 Tết, quân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã tái chiếm được một nửa sân bay Thành Nội và cửa An Hòa. Trong trận này quân Giải phóng thương vong 77 người, mất 27 súng đủ loại. Phía Hoa Kỳ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị thiệt hại nhẹ. Trong ngày mồng 6 Tết, tức 4 tháng 2/1968 quân Giải phóng miền Nam nhờ các pháo đài cũ thiết lập thời Pháp cầm chân lực lượng Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực Thượng Tứ và Kỳ đài khiến họ không tiến lên được.
Về phía tả ngạn, Tiểu Ðoàn 2/5 TQLC Hoa Kỳ tấn công giải tỏa tại khu Đại học Huế và Bộ Chỉ Huy MACV. Cứ tiến lên rồi lại bị đẩy lui về, do đó việc giải tỏa khu vực hữu ngạn sông Hương đã chậm trễ và kéo dài trong nhiều ngày. Các đơn vị của Tiểu Ðoàn 2/5 TQLC Hoa Kỳ đã giải tỏa được áp lực cho nhiều cơ sở quân sự và cho nhiều khu dân cư, nhưng sau ít giờ chiếm đóng các đơn vị này lại phải rút lui.
Vào 11 giờ 30 sáng mồng 9 Tết, được tăng cường thêm 2 tiểu đoàn từ phía An Hòa - Kim Long, quân Giải phóng miền Nam mở một cuộc tấn công vào Tiểu Ðoàn 4/3 trú đóng tại Chánh Tây, gây cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa nhiều thương vong, thất lạc một số máy truyền tin cùng vũ khí khá quan trọng mà chỉ mất 7 người. Cũng trong đêm 9 Tết tức 7 tháng 2/1968, quân Giải phóng giật mìn sập cầu Tràng Tiền.
Ngày 10 Tết, lực lượng Hoa Kỳ chiếm lại Tòa Đại Biểu còn lực lượng hành quân Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực tả ngạn không tiến lên được. Đến ngày 9 tháng 2/1968, tức 11 âm lịch, quân Giải phóng miền Nam phân tán mỏng và rút lui về phía Nam Giao.
Để thanh toán Quân Giải phóng miền Nam còn bám trong dân, Tiểu Khu Thừa Thiên đã điều động một số lính Địa Phương Quân của Quận Hương Thủy và các khóa sinh của Trung Tâm Huấn luyện Đống Đa tại Phú Bài để mở các cuộc hành quân lục soát và kiểm soát các khu phố đã được giải tỏa.
Quân Mỹ thương vong tại Huế trong trận Mậu Thân
16 giờ ngày 10 tháng 2/1968, một đơn vị TQLC Hoa Kỳ được trực thăng vận tới tăng viện cho Tiểu Ðoàn 2/5 bên khu vực hữu ngạn sông Hương dù thời tiết rất xấu, trong khi đó, 1 tiểu đoàn TQLC khác được di chuyển bằng xe từ Phú Bài vào thành phố Huế. Cũng trong ngày này 1 chiếc LCU của Hải Thuyền Việt Nam đã cập bến trước Trường Ðại Học Sư Phạm chở các đồ tiếp tế từ Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 bên tả ngạn sông Hương sang hữu ngạn cho các cơ quan quân sự của Tiểu Khu Thừa Thiên. Lúc này Gia Hội vẫn hoàn toàn do Quân Giải phóng miền Nam kiểm soát. Hai phần ba đường Phan Bội Châu cũng vậy. Trong Thành Nội họ cũng chiếm được nhiều cao điểm và nhà dân.
Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 đang đứng trước hai ngả. Một là thận trọng mà tiến, chiếm từng nhà bằng cận chiến vũ khí cá nhân, chấp nhận thương vong cao cho binh sĩ. Hai là quyết tâm đánh mau đánh mạnh, dùng hỏa lực mạnh như bom, pháo thanh toán nhanh chóng Quân Giải phóng miền Nam và như vậy buộc dân chúng phải chấp nhận tổn thất rất lớn. Cuối cùng họ chọn cách thứ 2.
Vào sáng ngày 12 tháng 2/1968, quân Việt Nam Cộng hòa được tăng cường 1 đơn vị tiền thám của Chiến Ðoàn A TQLC, hồi 18 giờ một đơn vị TQLC Hoa Kỳ cũng đã băng qua sông Hương sang bên tả ngạn cập bến Bảo Vinh vào Thành Nội qua cổng hậu. Sáng ngày 13 tháng 2/1968, TQLC Hoa Kỳ tiếp tục đổ bộ lên bến Bảo Vinh.
Nhờ trời quang mây tạnh trong 3 ngày liền 14, rằm (15) và 16 Âm lịch Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam Cộng hòa từ Sài Gòn đến để thay thế cho Chiến Ðoàn Nhảy Dù đã thiệt hại quá nhiều được về lại Sài gòn nghỉ ngơi và bổ sung. Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam Cộng hòa được mang đến Phú Bài, dùng tàu vượt sông đổ bộ lên bến Bao Vinh. Hai trong 3 Tiểu đoàn TQLC đã đổ bộ an toàn vào Thành Nội ngày 12 tháng 2/1968.
Cuộc hành quân của Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam tại chiến trường Huế nay được đặt mật danh là "Cuộc Hành Quân Sóng Thần 739/68," khởi diễn từ Thành Nội vào sáng ngày 14 tháng 2/1968, Tiểu Ðoàn 1 do Thiếu Tá Phan Văn Thắng chỉ huy và Tiểu Ðoàn 5 do Thiếu Tá Phạm Văn Nhã làm tiểu đoàn trưởng.
Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam chia làm 2 cánh quân. Cánh thứ nhất là Tiểu Ðoàn 1, cánh thứ hai là Tiểu Ðoàn 5. Mục tiêu đầu tiên là tiến tới trại Cao Thắng của Đại đội 1 Quân Cụ làm căn cứ tiền tuyến. Trại này đã do 80 lính Việt Nam Cộng Hòa cố thủ trong 15 ngày dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Trần Kim Huê và Trung Úy Nguyễn Văn Cáp. Họ cho biết kho quân cụ này rất quan trọng vì tồn kho rất nhiều vũ khí, đạn dược, đủ loại kể cả 1.400 súng M-16 là súng tối tân nhất của Mỹ, nếu Quân Giải phóng miền Nam chiếm được kho súng đạn này thì thật là "một đại họa" cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.
Súng không giật 106mm của Mỹ bắn đạn đinh có sức sát thương hàng loạt và phá hủy nhà cửa rất mạnh
Hôm 14 tháng 2, lần đầu tiên trong trận đánh 16 ngày tại Huế, phi cơ đã ném bom vào những bức tường kiên cố. Các loại bom được dùng là bom napalm, hỏa tiễn 6.8 inch và bom hơi cay thả vào các vị trí Quân Giải phóng miền Nam. Hôm 15 tháng 2/1968, các phi cơ Hoa Kỳ đã thả các loại bom 250, 500 và 750 cân Anh. Các chiến xa M-50 Ontos sử dụng súng không giật 107 ly bắn đạn tạo mưa mảnh đinh có sức sát thương và phá hủy công trình rất lớn cũng được sử dụng tối đa.
Quân Giải phóng cố tìm cách giữ những yếu điểm ở dọc các bức tường về phía đông bắc và tây nam mặc dù bị tấn công nhiều đợt. Trận đánh ở Huế trở nên gay go vì thời tiết trở lạnh và vì cuộc chiến diễn ra trong từng căn nhà một, bàn ghế được mang ra chất ngổn ngang để làm chướng ngại vật ngăn quân Mỹ. Ổ kháng cự chính của các chiến sĩ quân Giải phóng nằm dọc theo bức tường phía tây nam của pháo đài rộng 2 dậm vuông và chiếm giữ khu nội điện nằm trong Thành Nội.
Ngày 16 tháng 2/1968 tại khu Thành Nội Huế, phi cơ F-8 Crusader thả bom thậm chí đã dùng cả bom napalm oanh kích vào các vị trí của quân Giải phóng.
Ngày 18 tháng 2/1968, việc tiến quân của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa gặp rất nhiều khó khăn, chậm chạp, thời tiết xấu, trực thăng không thể tiếp tế được. Một đoàn xe Việt Nam Cộng Hòa đi từ Phú Bài đã bị pháo kích. Hai bên giao tranh nhiều lần suốt ngày. Phi cơ chiến đấu không yểm trợ được vì thời tiết xấu, khí hậu lạnh và có sương mù thấp cách mặt đất chừng 150 mét.
Lúc 4 giờ 30 ngày 19 tháng 2/1968, 2 tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại khu vực phía tây nam Thành Nội Huế tấn công vào vị trí của Tiểu Ðoàn 1 TQLC Việt Nam cộng hòa, khoảng 300 trái đạn súng cối 82 ly và B-40 bắn vào vị trí của tiểu đoàn này gây thiệt hại. Ngày 20 tháng 2/1968, tại Thành Nội vẫn còn khoảng chừng 350 quân Giải phóng tiếp tục chiến đấu, cầm cự ở những vị trí kiên cố. Trước khi đánh vào Thành Nội, các đơn vị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã truyền loa kêu gọi ra hàng nhưng quân Giải phóng hầu hết bố trí trong hầm hố và địa đạo tại dãy tường thành kiên cố tây nam quyết cố thủ không đầu hàng nên quân đội Hoa Kỳ phải dùng hỏa lực mạnh tấn công vào.
Ngày 21-2, quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm toàn bộ tuyến Bôn Trì, Bôn Phổ, An Lưu, La Chữ, Quế Chữ, Cổ Bưu. Trong thành nội, chúng chiếm thêm cầu Thượng Tứ, dồn lực lượng quân Giải phóng về phía tây. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng tránh bị bao vây, ngày 22-2-1968, Khu uỷ Trị - Thiên và chỉ huy mặt trận Huế quyết định rút toàn bộ lực lượng ra ngoài thành phố.
Mãi tới trưa ngày 23 tháng 2/1968, hai đại đội thuộc một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm cửa Hữu phía tây Thành Nội Huế sau khi thanh toán xong một lực lượng đối phương gồm 31 người, tịch thu một trung liên Bar, 4 súng trường M1, 4 khẩu carbine, một súng trường AK-47. Đồng thời một đơn vị khác của Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa chạm súng với một lực lượng đối phương không rõ quân số tại khu vực tây nam Thành Nội Huế. Còn lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã chiếm được một vòng lầu ở phía đông nam. Nhờ tính chiến lược của địa điểm này, quân Mỹ và đồng minh đã hoàn toàn kiểm soát được cầu Nguyễn Hoàng (tức cầu Tràng Tiền).
Trong trận đánh chiếm giữ thành phố, quân Giải phóng cũng thành công trong việc thành lập Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hoà Bình với Giáo Sư Lê Văn Hảo làm chủ tịch, các ủy viên gồm có bà Thuần Chi, Thượng Tọa Thích Ðôn Hậu, và hai đảng viên Cộng Sản khác.
Quân Giải phóng rút khỏi Huế ngày 23 tháng 2/1968 và cuối ngày 24 tháng 2/1968 thì quân đội Hoa Kỳ tái kiểm soát hết các khu vực nội thành.

Kết quả

Trong 25 ngày chiến đấu, cả 2 bên đều chịu thiệt hại lớn. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa có hơn 4.400 thương vong, còn Quân Giải phóng mất khoảng 3.000 tới 4.000 người (trong đó có 1.042 người tử trận). Tính theo tỷ lệ, các đơn vị Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa thương vong 1/4 quân số, trong khi quân Giải phóng thương vong 1/3.
Tài liệu của Quân Giải phóng ghi nhận: Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế, quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã 25.000 tên địch, bắn rơi và phá hỏng hơn 200 máy bay, bắn cháy 41 tàu chiến, phá huỷ 533 xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn.
Trong khi xét về chiến thuật, quân Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa đã thành công khi tái chiếm được Huế, nhưng xét về toàn cục thì họ đã nếm đòn đau nhất trong các cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Với việc giữ được thành phố 25 ngày, quân Giải phóng ở Huế đã giành thành công lớn nhất và giữ được thành phố lâu nhất so với các thành phố khác, góp phần quan trọng vào thắng lợi chính trị cũng như tạo ý nghĩa tuyên truyền của tổng tiến công và nổi dậy trên toàn Miền.
Mặt khác, chính chiến thuật của Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa cũng đẩy tình cảnh của họ vào thế bất lợi, bởi việc sử dụng vũ khí hạng nặng trong chiến tranh đô thị, tuy giúp giảm thương vong, song lại gây tàn phá chết chóc cho dân thường. Những hình ảnh này được trình chiếu lên truyền hình vô hình trung đã khiến nhân dân Mỹ căm phẫn, làm quân đội Mỹ mất đi sự ủng hộ của công chúng, tác động tiêu cực tới chiến lược chiến tranh của họ. Trận đánh này cùng với Tết Mậu Thân vẫn thường được giới sử học Mỹ coi là "Begin the lost of the War" - Khởi đầu của sự thất bại.

Sự thiệt hại cho dân thường

Tòa tỉnh trưởng, qua đài phát thanh Huế, đã ra thông cáo thiết quân luật 24 trên 24. Tuy nhiên nhiều thường dân đã liều chạy về nhà cũ thu thập chăn mền, chiếu, gạo, nồi niêu, bát đĩa. Tại hữu ngạn sông Hương có 2 trung tâm tỵ nạn, một tại Dòng Chúa Cứu Thế và một tại trường Kiểu Mẫu, một trại khác đã được tạo lập tại Phú Lương.
Một góc thành phố Huế bị vũ khí hạng nặng của Mỹ tàn phá trơ trụi
Những trại tỵ nạn này được lập ngay từ khi quân lực Hoa Kỳ mở cuộc phản công và họ giải tỏa đến đâu thì dân chúng đến tập trung tại các trung tâm tỵ nạn. Đến ngày 10 tháng 2, 1968, người ta mới bắt đầu thu lượm xác chết và dân chúng nằm rải rác rồi tạm chôn ngay bên đường, không thể dời ra nghĩa địa được.
Để tiêu diệt quân Giải phóng trong đô thị, quân Mỹ dùng pháo hạm và máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm. Các loại vũ khí có sức sát thương hàng loạt như súng không giật 107 mm bắn đạn tạo mưa đinh, bom napan, đạn pháo tăng, súng phun lửa... được sử dụng tối đa. Bên cạnh việc giúp tiêu diệt đối phương, những vũ khí này cũng gây tác hại rất lớn cho dân thường. Theo thống kê, sau 25 ngày chiến sự, 80% nhà cửa ở Huế đã bị bom đạn Mỹ phá hủy, hàng ngàn thường dân cũng chết trong các cuộc giao tranh. Theo tài liệu của Quân Giải phóng, họ đã phải chôn cất hàng ngàn dân thường trong các hố chôn tập thể cùng binh sĩ của họ.
Cải táng các thi hài khai quật trong các hố chôn tập thể sau trận Tết Mậu Thân
Một số tài liệu Mỹ và phương Tây cho rằng trong lúc chiếm giữ Huế, quân Giải phóng đã xử tử nhiều nhân viên quân sự và dân sự thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Theo ông Mark Woodruff, một báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi rằng họ đã "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ bị…" tại Huế. Ngược lại, phía quân Giải phóng và một số tài liệu Mỹ và phương Tây cho biết: Cái gọi là "cuộc thảm sát" chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế bom Mỹ đã làm nhiều thường dân chết lẫn lộn cùng binh lính hai bên. Quân Giải phóng đã tự chôn cất thường dân chết do hỏa lực của Mỹ, do vậy Hoa Kỳ mới phát hiện xác thường dân trong các ngôi mộ tập thể. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã đến kiểm chứng các hố chôn tập thể, nhưng bị phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ngăn cản  Điều này đặt nghi vấn: tại sao Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sau khi tái chiếm Huế đã không cho phóng viên quốc tế tới hiện trường để điều tra viết bài, trong khi nếu sự việc có thật thì lẽ ra Mỹ phải tận dụng vì đây sẽ là cơ hội tuyên truyền rất tốt cho họ.

Thiệt hại gây ra cho Hoàng Thành

Sau khi trận tổng công kích của quân Giải phóng miền Nam thực hiện vào Huế kết thúc, Huế đã bị tàn phá tới 80% nhà cửa. Thành Nội với chiều dài 2.5 km kể như hoàn toàn bị tàn phá.
Nhiều công trình bị thiệt hại trong Hoàng Thành. Cửa Ngọ Môn cùng các công trình khác bị hư hại nặng nề, làm biến dạng, mãi đến cuối thập niên 1970 mới được trùng tu, sửa chữa.

Xem tiếp...

BÍ ẨN LỊCH SỬ 50

(ĐC sưu tầm tên NET)

Công thần hay tội đồ

VietnamDefence - Lịch sử tràn đầy những chuyện thú vị khó tin, đôi khi là hoàn toàn không thể tưởng tượng, khơi lên những cảm giác trái ngược. Lúc được muôn người sùng bái như anh hùng dân tộc, lúc bị người người phỉ nhổ.
Mùa hè năm 356TCN, một người dân thành phố Ephesus của Hy Lạp có tên là Herostratus đã đốt cháy Đền thờ nữ thần Artemis. Khi bị tra tấn, hắn đã thú nhận hắn làm việc đó hoàn toàn chỉ để hắn trở nên bất tử và con cháu hắn sẽ nhớ đến tên tuổi hắn. Ngoài án tử hình, Herostratus còn bị tuyên một hình phạt sau khi chết là làm tên tuổi hắn bị lãng quên. Ở La Mã cổ đại, bản án đó gọi là Damnatio memoriae.

Tuy nhiên, sử gia Cổ Hy Lạp Theopompus đã ghi lại cho đời sau cả về tội ác, lẫn hình phạt của hắn và như vậy, Herostatus vẫn đạt được mục đích của hắn.

Ngay cả tên một tên tội phạm, người ta cũng đã chẳng thể quên nổi, còn nếu cần lãng quên tên tuổi một vị anh hùng dân tộc thì sao?

Chẳng hạn như Benedict Arnold, rõ ràng là một người anh hùng chân chính của nước Mỹ.
Một sĩ quan chói sáng mà George Washington đánh giá cao, trong trận đánh Bemis Heights đã chặn đứng cuộc đột kích của quân Anh, truy đuổi họ và bằng các hành động quyết liệt của mình đã đưa quân đội hoàng gia Anh đến chỗ thất bại. Chỉ 10 ngày sau, quân Anh đã đầu hàng ở Saratoga, còn bản thân trận đánh được coi là sự kiện bước ngoặt trong Chiến tranh giành độc lập của nước Mỹ.

Vào cuối trận chiến, một viên đạn bắn trúng chân Arnold và giết chết con ngựa của ông. Khi ngã, con ngựa làm gẫy cái chân đó của Arnold. Vết thương quá nặng nên ông buộc phải rời khỏi quân đội.
Sau khi bình phục, người anh hùng được muôn người thừa nhận (người thực sự là cứu tinh của nước Mỹ) được bổ nhiệm làm tư lệnh quân quản Philadelphia, thủ đô tương lai của nước Mỹ, nơi ông ta đã bắt đầu cuộc sống xa hoa, lấy vợ, nhưng sau đó nhanh chóng bị cáo buộc lạm quyền và làm giàu phi pháp.

Sự túng thiếu tiền bạc đã đẩy Arnold đi đến sự phản bội trắng trợn và đã định giao nộp cho quân Anh pháo đài West Point lấy 20.000 bảng Anh, nhưng sự phản bội của ông ta đã bị khám phá. Arnold kịp chạy sang phía quân Anh, làm chuẩn tướng Anh, dẫn quân đánh lại quân cách mạng Mỹ, rồi được nhận 55.000 USD và chuyển sang Anh, nơi ông ta chết 20 năm sau đó.

Đó chính là câu chuyện một người anh hùng tầm cỡ dân tộc đã biến thành một kẻ phản bội dân tộc.
Người ta kể rằng, khi Benedict Arnold dẫn quân của Vua Anh tấn công lại những đồng bào cũ của mình ở Virginia, trong số các tù nhân của ông ta có một sĩ quan can đảm và dí dỏm. Đáp lại câu hỏi của Arnold: “Người Mỹ sẽ làm gì ta nếu bắt được ta?”, viên sĩ quan nọ trả lời: “Họ sẽ cắt cái chân đã từng bị thương khi ông đã chiến đấu vẻ vang vì sự nghiệp tự do, và chôn nó với nghi lễ quân đội, còn các phần còn lại của cái xác sẽ bị treo lên giá treo cổ”.
Cái chân của Benedict Arnold được tôn vinh

Còn Benedict Arnold mãi mãi là kẻ phản bội
Chính điều đó gần như đã được thực hiện. Năm 1887, người ta đã dựng một tượng đài nhỏ cho một cái chân của Benedict Arnold, nhưng không ghi tên ông ta. Mặt sau, tượng đài có ghi: “Để tưởng nhớ “người lính xuất sắc nhất” của Lục quân lục địa, người đã bị thương ở nơi này trong cuộc tấn công của (tướng Anh) Burgoyne vào đồn phía tây ngày 7/10/1777, đã giành được chiến thắng cho đồng bào mình trong trận đánh quyết định của Cách mạng Mỹ, giành cho bản thân mình quân hàm thiếu tướng”.

Một sự công bằng kỳ lạ của người Mỹ dành cho người anh hùng-phản bội Benedict Arnold của họ.

Nguồn: Rybalych, 18.8.2014.

Lột mặt nạ cuồng sát Jack the Ripper

VietnamDefence - Một thám tử không chuyên người Anh tuyên bố xác định được nhân thân tội phạm khét tiếng nhất 126 năm qua Jack the Ripper - Jack Mổ bụng nhờ ADN.
Aaron Kosminski bị xác định là Jack the Ripper qua phân tích ADN
Jack the Ripper khét tiếng với những tội ác ở vùng ven London vào cuối thế kỷ XIX có thể là thợ làm tóc Aaron Kosminski, thám tử không chuyên người Anh Russel Edwards đã đi đến kết luận đó khi dùng công nghệ phân tích AND trong điều rta của mình.
Jack the Ripper xuất hiện ở khu vực East End của London đúng 126 năm trước và trong nhiều tháng ròng, cái tên này đã gieo kinh hoàng cho toàn thành phố London. Jack the Ripper bị cáo buộc thực hiện 11 vụ giết người từ tháng 4/1888 đến tháng 2/1891 ở quận Whitechapel.

Các nhà sử học khẳng định rằng, đặc điểm riêng của tên sát nhân trong tất cả các vụ đều dễ nhận thấy một cách chắc chắn. Các gái điếm luống tuổi bị cắt cổ họng bị tìm thấy trên các đường phố ở East End, nhưng điều kinh sợ nhất là tên sát nhân với độ chinh xác của một đồ tể hay một phẫu thuật gia đã cắt xẻ các thi thể, bỏ nội tạng của nạn nhân bên cạnh các tử thi biến dạng của họ. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan sinh dục của nạn nhân bị tàn hủy.

Cảnh sát London đã lên một danh sách 6 nghi can, nhưng không có đủ chứng cứ để khẳng định chắc chắn ai trong số đó là thủ phạm.

Một vụ giết người của Jack the Ripper ở Whitechapel

Doanh nhân và người yêu thích điều tra trinh thám Russel Edwards đã hợp tác với bác sĩ Jari Louhelainen, chuyên gia nổi tiếng thế giới về phân tích gien các chứng cứ từ hiện trường tội tác trong lịch sử đã có thêm được các bằng chứng hậu thuẫn cho giả thiết cho rằng, đứng sau hàng loạt vụ giết người có thể chính là Aaron Kosminski, một người nhập cư từ Ba Lan, hồi đó còn thuộc Nga, sang Anh trong những năm 1880 và làm thợ làm tóc ở London.

Russel Edwards cầm chiếc khăn choàng ông mua vào năm 2007 được cho là do một cảnh sát lấy được từ hiện trường và có dấu vết ADN trên đó

Russell chỉ vào chỗ tìm thấy dấu vết ADN trên khăn choàng
Kosminski trước đó cũng nằm trong các danh sách nghi can đủ loại trong loạt vụ giết người bí ẩn ở London, nhưng không thể khẳng định chính xác sự dính líu của y.

Kosminski đã bị Scotland Yard bắt giữ vì một vụ khác, hình như y định giết em gái mình. Các nhà điều tra đã ưu ý đến sự tương đồng giữa hắn với mô tả về “tên sát nhân mổ bụng”, nhưng không tìm được chứng cứ.

Sau này, Kosminski được xác nhận là bị tâm thần, thời gian còn lại của cuộc đời y sống trong bệnh viện, còn các vụ giết người thì chấm dứt.

Năm 2007, Edwards đã mua qua đấu giá một cái khăn choàng. Chủ nhân bán chiếc khăn choàng khẳng định rằng, nó đã được tìm thấy cạnh thi thể của Catherine Eddowes, một trong 5 nạn nhân bị giết trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11/1888.

Nhờ các công nghệ tối tân, Louhelainen đã nhận được tư liệu ADN cần thiết từ con cháu Eddowes và các nghi can, sau đó so sánh chúng với thông tin phân tích gien 2 vết bẩn hữu cơ trên chiếc khăn choàng.

Theo khẳng định của nhà khoa học, sự trùng hợp theo vết đầu tiên là 99,2% với AND của Kosminski, còn vết bẩn thứ hai cho kết quả trùng hợp 100%.

Russell Edwards chỉ vào phố Hambury, nơi đã diễn ra một trong các vụ giết người

Qua giải thích của Edwards, không rõ vì sao ông nghĩ rằng tư liệu gien của Kosminski lại rơi vào chiếc khăn choàng chính là trong lúc giết người.

Các nghi can: Nhiều người đàn ông được cho là Jack the Ripper, gồm, từ trên xuống, từ trái sang phải, Hoàng tử Albert Victor, con trai Vua Edward VII, người bị cho là điên do bệnh giang mai, Sir William Gull, bác sĩ của Nữ hoàng Victoria, họa sĩ Walter Sickert, một thợ đóng giày người Do Thái, một thợ cắt tóc mà sau này đã đầu độc ba phụ nữ, Kosminski

Nguồn: Daily Mail, 6.9, Newsru, VZ, 7.9.2014
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 49

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

NHỚ MỘT THỜI 29

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 93

(ĐC sưu tầm trên NET)

HỒ CHÍ MINH
Từ Góc Nhìn Của Học Giả Hoàng Xuân Hãn
Nguyễn Xuân Ba
31-Mar-2015
Tôi có đọc 2 bài phỏng vấn nhan đề: "Hoàng Xuân Hãn và gia đình Ngô Đình" và bài "Học giả HXH nói về Chính phủ Trần Trọng Kim". Người phỏng vấn thuộc diện không ưa Cộng sản, người trả lời có chỗ cũng tỏ ra không thích Cộng sản. Dù vậy, nhưng với sự trung thực của một trí thức (theo cách nhìn của HXH), ông ấy đã cho chúng ta sự so sánh về những nhân vật có ảnh hưởng lớn đến một giai đoạn của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Cả hai bài phỏng vấn trên cho người đọc hiểu nhận định của ông về Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Trần Trọng Kim và cả bản thân ông nữa.
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gs-hoang-xuan-han-duoc-dat-ten-cho-giang-duong-tai-phap-505277.htm
Trong bài viết này, tác giả xin trích những đoạn ông Hoàng Xuân Hãn nói về các nhân vật trên, có thêm nhận định của mình cho bài thêm phong phú.
Ông Hoàng Xuân Hãn cho biết: ông có mối quan hệ khá gần với gia đình họ Ngô, Ngô Đình Nhu là bạn  học, nhưng không thân nhau. Ông nói: "Tôi và Ngô Đình Nhu ít thân nhau dù là bạn học. Mà nói chung các bạn chúng tôi ít đi lại với Nhu. Anh ấy sắc sảo, chặt chẽ lại tính toán nên các bạn không thích. Những người ở xa nói ông ấy khắc nghiệt. Chúng tôi ở gần thì nói anh ấy nhiều chính trị và kỹ thuật mà thiếu tình cảm.
Ông Diệm lại được lòng với các bạn học của ông Nhu. Những lần nhóm bạn cũ gặp nhau, ông Diệm chăm sóc họ, hay cho lời khuyên, và nếu có ai nghe theo và tỏ lòng kính trọng ông Diệm, ông ấy sẵn lòng giúp đỡ".
Trả lời câu hỏi của người phỏng vấn về những nhà chép sử của Việt Minh nói về Ngô Đình Diệm, ông Hãn nói:
"Những nhà chép sử Việt Minh cũng tố cáo chế độ Diệm bán nước là rất xấu. Về mặt chính trị, hể ghét ai thì nói người đó bán nước. Tuy nhiên, nhìn từ bên ngoài vào phe miền Bắc có chính nghĩa giành độc lập, phe miền Nam không có thế mạnh này"
Cụ Hồ Chí Minh
Ông Hãn trầm ngâm một hồi rồi trả lời câu hỏi tiếp theo:
"Hồi đó bác cũng ủng hộ miền Bắc hơn. Theo Bác, ông Hồ Chí Minh tài giỏi hơn ông Ngô Đình Diệm ở mặt nhanh hơn, táo bạo hơn, biết phân tích và nắm bắt thời cơ. Ông Hồ rất giỏi lôi kéo quần chúng, ông biết cách làm cho người ta phục mình. Ông lại có tài tổ chức đội ngũ. Nếu ông ấy không tài giỏi và lanh lợi, phe Cộng sản đã không giành được chính quyền. Những người bạn tài giỏi nhất của bác (Ông HXH) đều phục ông Hồ".
Năm 1972 ông Hoàng Xuân Hãn có bài viết nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên nội san Sử Địa kể lại lần ông gặp Bác tại Bắc Bộ phủ, vì đăng trên báo ở Sài Gòn nên ông chỉ khen khéo: một cụ già gầy nhưng nhanh nhẹn, phải gánh vác một trách nhiệm nặng nề của đất nước.
Nay trả lời người phỏng vấn ở nước ngoài là người Việt Nam, ông Hãn có điều kiện khác để nói rõ hơn về Hồ Chí Minh như trên đây. Không gần gũi Bác Hồ, tất nhiên ông Hãn không thể nhìn hết những gì có ở Bác. Nhưng ông đã nói được một số điểm về tài năng của Hồ Chí Minh để so sánh với Ngô Đình Diệm. Dù còn quá ít ỏi.
Nếu so sánh giữa Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, ta thấy hai người rất khác xa về tất cả các mặt.
● Hồ Chí Minh tuy xuất thân trong gia đình quan lại nhưng khác với gia đình quan lại của Ngô Đình Diệm. Thân sinh Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một người nghèo, cố công học mới đổ đạt. Cụ là một người yêu nước, thương dân, không có tư tưởng làm quan, muốn Nguyễn Tát Thành phải lo việc nước hơn chuyện nhà như một lần Bác đi thăm, cha con gặp nhau ở Bình Khê (Bình Định), cụ Nguyễn Sinh Sắc đã nói với Bác như thế.
● Ngô Đình Diệm sinh ra trong gia đình theo đạo Thiên chúa, có truyền thống mấy đời làm tay sai cho Pháp. Cha ông là Ngô Đình Khả là quan võ từ triều Đồng Khánh, theo Nguyễn Thân, một người tay sai của Pháp đàn áp các phong trào chống Pháp như nhóm Văn Thân của ngự sử Phan Đình Phùng ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Ngô Đình Khôi, con cả Ngô Đình Khả, làm quan dưới triều nhà Nguyễn đến chức Tổng đốc, Ngô Đình Diệm cũng làm quan dưới triều Bảo Đại đến chức Thượng thư Bộ lại, sau bất đồng ý kiến nên từ chức.(1). Ta thấy hai con người này có ảnh hưởng của gia đình, xã hội, bản thân rèn luyện trái ngược nhau: một bên vì dân vì nước, vì người nghèo khổ bị bóc lột áp bức. Một bên sống trong nhung lụa, có truyền thống làm tay sai cho ngoại bang.  
● Nguyễn Tất Thành lúc tuổi trẻ học ít hơn Ngô Đình Diệm. Nhưng Người có tinh thần yêu nước, thương nòi, mới 21 tuổi, hai bàn tay trắng dám tìm đường ra nước ngoài học hỏi để trở về giúp dân cứu nước. Suốt 30 năm lân lộn ở nhiều nước Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á, Bác làm bất cứ việc gì nuôi sống để đạt tới mục đích của mình: tìm cho được con đường cứu nước. Chính từ cuộc đời của một người cần lao, lòng yêu nước thương nòi, tinh yêu thương những người cùng tầng lớp nghèo càng sâu sắc. Nhờ trải qua tiếp xúc, nhìn nhận từ thực tế, không ngừng học hỏi từ cuộc sống của mỗi tầng lớp người các nước Bác đến đã rèn luyện bản lĩnh, đúc rút, nâng cao tầm trí tuệ, tạo dựng được tư duy của một lãnh tụ, như ông Hãn nhận định về Bác Hồ: giỏi tập hợp, tổ chức đội ngũ quần chúng, nhanh nhạy nắm bắt tình hình, biết chuẩn bị và chớp lấy thời cơ khi nó xuất hiện.
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rất rõ rằng: Những điều Bác tích lũy được theo năm tháng đi khắp các nước, nhất là từ khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lenin, được chứng kiến tận mắt thực tế trên đất nước Nga xô viết, đã hình thành trong Nguyễn Ái Quốc một tư duy khoa học, có phương pháp dẫn dắt mọi người theo Bác làm cách mạng và giành được thắng lợi.
Anh em Ngô Đình Diệm và ngô Đình Nhu
Còn Ngô Đình Diệm? Chúng ta nghe tiếp nhận xét của ông Hoàng Xuân Hãn:
"Ông Diệm có đức độ, trong sạch, lễ nghi. Ông cẩn thận và cần mẫn, tính toán kỹ lưỡng, nhưng không nhanh khi phải giải quyết các việc gấp. Ông yêu nước, nói chuyện với ông, người ta thấy ông mộ đạo và yêu nước. Trước năm 1945, nhiều người phục ông vì việc ông rút lui để phản đối Pháp. Với sự thôi thúc của vợ chồng ông Nhu, ông Diệm ngày càng tin rằng gia đình ông có thể đem lại lợi ích cho đất nước. Thế là gia đình trị. Chế độ gia đình trị vốn đã làm phật lòng dân chúng, trong chế độ đó ông bà Nhu lại làm người ta ghét chế độ hơn. Trong khung cảnh như thế dân chúng đa số theo đạo Phật càng dễ nghĩ rằng gia đình ông Diệm ưu đãi Công giáo mà đàn áp Phật giáo. Lửa đã bốc lên, không còn ai dập nổi".
Ông Hãn nói tiếp:
"Tính cách của hai anh em ông Diệm và ông Nhu khác nhau. Ông Diệm tôn trọng giềng mối, nề nếp, ông Nhu vì thủ đoạn có thể bất chấp lề thói. Ông Diệm tin người hơn, ông Nhu đa nghi hơn. Ông Diệm chân thành, ông Nhu quyền biến. Ông Diệm muốm xây dựng miền Nam thanh bình ấm no, ông Nhu có tham vọng Phát triển miền Nam thành trung tâm các nước Đông Nam Á rồi dùng sức mạnh kinh tế và kỹ thuật sáp nhập miển Bắc để thống nhất. Thậm chí ông Nhu còn nghĩ đến Liên bang Đông Dương làm phương tiện đương đầu với Tàu sau này."
Hãy khoan đưa tiếp ý kiến ông Hoàng Xuân Hãn để có vài lời bình luận.
https://www.ttxva.net/hanh-trinh-quoc-ca-viet-nam/Chúng ta biết ông Diệm có thời gian ra nước ngoài, qua Mỹ, ở trong tu viện, dựa vào nhà dòng (2) để thực hiện mục đích của mình. Dưới cái thời chế độ nhà Ngô ở miền Nam, mỗi khi vào rạp xi-nê, trước khi chiếu phim, rạp phải phát bài chào cờ và suy tôn Ngô Tổng Thống. Bài hát có đoạn: "Ai bao năm từng lê gót nơi quê người. Cứu đất nước, thề tranh đấu cho tự do...", ngay thời ấy người dân miền Nam đã không coi ông Diêm là "cứu tinh của dân tộc" mà hướng về ông Hồ Chí Minh, một lãnh tụ đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì người dân Việt yêu quý và tín nhiệm ông Hồ cao quá, nên Tổng thống Eisenhower không dám thực hiện Tổng tuyển cử, sợ ông Diệm thua ông Hồ. Nếu có Tổng tuyển cử thì chắc là như thế.  Được Mỹ chọn đưa về nước làm tay sai cho họ, thay Bảo Đại - một tay sai của Pháp không còn dùng được với Mỹ. Nhờ có Mỹ hậu thuẩn bằng những tên tình báo CIA gộc, Diệm mới truất phế được Bảo Đại, dẹp được các phe phái đạo giáo như Cao Đài, Bình Xuyên, Hòa Hảo. Nếu không có hậu thuẩn của Mỹ, cả việc Mỹ gây sức ép với Pháp, để Pháp buộc Bảo Đại chấp nhận Ngô Đình Diệm làm thủ tướng,... họ mua chuộc Trịnh Minh Thế đầu hàng Diệm - để rồi bị ám sát trên cầu Tân Thuận - Không có Mỹ hậu thuẩn, dù cho Ngô Đình Nhu có thâm hiểm thế nào cũng không đủ khả năng giúp chế độ Ngô Đình Diệm đánh bại, dẹp nổi quân của các giáo phái.
Tiếp phỏng vấn:
Hỏi: Thưa Bác, Bác nghĩ rằng ông Diệm là một nhà lãnh đạo lớn của dân tộc Việt Nam lúc đó, hay ít nhất là của miền Nam?
Trả lời: Có người so sánh ông Diệm với ông Hồ, theo bác chỉ có ông Hồ mới xứng đáng nhất ở vị trí lãnh đạo. Ông Diệm có tác phong và tầm vóc của một vị quan cao cấp. Ông không thoát ly được khỏi các vướng bận việc gia đình và việc đạo nên không chú tâm hoàn toàn lo việc lớn cho đất nước. Hơn nữa, ông quá để ý tới các chi tiết lễ nghi và đạo đức. Nếu đất nước thanh bình, ổn định thì ông có thể giữ được giềng mối".
Tôi cảm nhận ông Hoàng Xuân Hãn có tự mâu thuẩn với mình? Ở trên ông cho là ông Diệm là người yêu nước. Ở dưới cụ lại nói: "Ông (Diệm) có tác phong và tầm vóc của một vị quan cao cấp. Ông không thoát ly được khỏi các vướn bận việc gia đình và việc đạo nên không chú tâm hoàn toàn lo việc lớn cho đất nước".
Theo ông Hãn ông Diệm không có cái tầm vóc một lãnh tụ, thì đã rõ. Nhưng nói ông Diệm yêu nước, ta phải hiểu thế nào cho đúng? Có lẽ nên nói ông Diệm là người yêu đạo của ông và yêu gia đình họ Ngô mới chính xác. Cái chất yêu nước trong ông Diệm nó có quá ít, cũng chỉ vì quyền lợi một số người, chứ đâu có cho toàn dân Việt -  như ông Hãn nói: ..."ai  nghe theo và tỏ lòng kính trọng ông Diệm, ông ấy sẵn sàng giúp đỡ". Thế thì, ông Diệm là người chưa đủ tầm làm lãnh tụ, và cũng chưa đạt đến mức một người yêu nước, vì lợi ích toàn dân tộc là đúng rồi!
Ông Hãn nói về ông Trần Trọng Kim:

Ông Trần Trọng Kim
"Ông Trần Trọng Kim thì rất có lòng phục vụ Tổ quốc, nhưng ông không đủ tầm vóc hiểu hết các chuyển biến của đại cuộc thế giới. Điều này không thể trách ông vì cả nước Việt Nam mình thời đó chỉ là một thuộc địa. Hơn nữa, lúc ấy ông đã lớn tuổi và không còn tâm lý xông tới.
Trong các ông chỉ có ông Hồ vừa nhìn xa trông rộng, vừa có tài thuyết phục, tổ chức và dẫn dắt quần chúng. Ông ấy thông minh, cương quyết và rất khôn lanh nữa".
Đọc đoạn này của ông Hãn cho chúng ta ba gợi ý thú vị:
- Một là, Nguyễn Ái Quốc ngay từ 21 tuổi đã chọn con đường: ra nước ngoài đến tận Pháp, đi các nước khác xem xem người ta làm ăn thế nào để về nước giúp đồng bào mình cứu nước. Nhờ đi ra nước ngoài nhiều nơi nhiều năm nên Hồ Chí Minh có hiểu biết rộng, nhanh nhạy tình hình, có tầm vóc một lãnh tụ, biết chớp thời cơ giành chính quyền...
- Hai là, Ngô Đình Diệm, Trần Trọng Kim là những người không đủ tầm của một lãnh tụ. Ông Trần Trọng Kim không hiểu hết các chuyển biến của đại cuộc thế giới như ông Hồ Chí Minh.
- Ba là, chỉ có con đường Nguyễn Ái Quốc lựa chọn mới là con đường đúng giúp Nguyễn Ái Quốc được rèn luyện, có đủ các tiêu chuẩn, xứng tầm là một lãnh tụ của cả dân tộc Việt Nam. 
Chúng ta nghe ông Hãn tổng kết về ông Diệm, Nhu:
"Ông Diệm gặp nạn lớn là bởi vì người em của ông. Nhưng không có ông Nhu, chưa chắc ông Diệm sau khi cầm đại quyền có thể bình định và phát triển miền Nam".
Chỗ này, như đã phân tích ở trên, ông Hãn "quên" vai trò của hàng tá CIA, của mấy nghị sĩ và Chính phủ Mỹ hậu thuẩn, có cả Hồng y Spellman ráo riết vận động ủng hộ, chế độ Ngô Đình Diệm mới được ổn trong thời gian từ năm 1955 đến 1963. Ông Nhu có công góp xây dựng và làm sụp đổ chế độ Diệm, nhưng không phải chỉ có từ ông Nhu. Chế độ Diệm vững tám năm là nhờ Mỹ. Chế độ Diệm đổ là do nhân dân miền Nam, trong đó có vai trò lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng. Ông bà Nhu chỉ góp phần làm cho chế độ nhà Ngô sụp đổ nhanh hơn.
Ông Hãn cho người phỏng vấn biết thêm: "Khoảng thời gian trước khi ông Diệm về nước nắm đại quyền, ông Nhu có nói chuyện với bác (Ông Hãn xưng hô với người hỏi) vài lần. Có những việc chúng tôi đồng ý với nhau, có những việc anh ấy và bác không đồng ý, nhưng bác không có ý kiến gì hay hơn của anh ấy.
Theo bác, ông Nhu mới là một nhân vật rất đặc biệt. Anh ấy có cá tính mạnh, kiến thức rộng, tầm nhìn xa, đặc biệt là tham vọng rất lớn. Cách sống của ông bà Nhu làm người ta không thích, còn nhìn xa về tầm chính trị và các nước cờ sâu sắc của ông Nhu thì bác ngờ rằng các nhân vật cùng thời không hiểu hết. Lúc đó miền Nam một nước nhỏ và nghèo yếu nên dễ bị nước ngoài chi phối và tâm lý dân tộc thì dễ sinh ra vụn vặt, đố kị... Hoàn cảnh đó và thời cuộc đó chẳng những không dùng được những người xuất sắc kỳ lạ, mà còn nghiền nát họ".
Hỏi: Thưa Bác, Bác là bạn học của ông Nhu, bác tự nhận xét bác so với ông Nhu như thế nào?
Trả lời:
"Bác là một người bình thường trong giới có học vấn, còn ông Nhu là một trí thức xuất chúng đặc biệt."
o0o
Phải thêm vài đoạn trích trong bài phỏng vấn "Hoàng Xuân Hãn và Chính phủ Trần Trọng Kim" để bạn đọc hiểu rõ hơn về ông Hoàng Xuân Hãn và chính phủ Trần Trọng Kim; người phỏng vấn không ưa Cộng sản, ông Hoàng Xuân Hãn không thích Cộng sản.
Hỏi: Lúc đó chính phủ không có quân đội lấy gì giữ chính quyền trong khi phong trào Việt Minh đang nổi dậy tranh giành?          
Trả lời:
"Thực ra lực lượng Bảo an sẵn sàng trong toàn quốc cũng được 4-5 ngàn, ở Huế độ vài trăm. Khi Nhật đầu hàng họ bàn giúp mộ quân và huấn luyện để giữ an ninh. Lúc đó, chỉ cần hô hào giành và giữ độc lập là mộ được nhiều quân, vận động được nhiều tiền của. Vũ khí thì Nhật sẵn sàng chuyển giao. Về mặt quân sự lúc bấy giờ, phe Việt Minh chưa chắc mạnh hơn phe chính phủ. Chính phủ cũng có uy tín vì mới điều đình thành công với Nhật thu hồi lãnh thổ VN thống nhất. Tuy nhiên, Trần Trọng Kim không muốn các phe phái VN đánh nhau nên chủ trương nhường. Kiến thức chính trị quốc tế của ông không đủ, mối giao thiệp với các nước trên thế giới thì chưa có, còn tuổi tác thì đã khá lớn rồi".
Hỏi: Bác có nghĩ phong trào Việt Minh thắng thế lúc đó là một sai lầm có tính bước ngoặc của dân tộc Việt Nam không?  
Trả lời: "Ta khoan nói quá rộng tới quốc dân, hãy nói về lãnh đạo các phe phái. Lúc đó có nhiều thế lực, phe phái... và chính phủ là người có tư thế tốt nhất để tập hợp họ. Nhưng chính phủ lại nhượng bộ Việt Minh chiếm lãnh. (ông Hãn chỉ Chính phủ Trần Trọng Kim). Trong số các phe phái, các phái ngoài Việt Minh và các phái không Cộng sản trong Việt Minh cũng có nhiều người học cao, có kiến thức nhưng họ không  có tổ chức chặt chẽ và có tài đấu tranh chính trị như Cộng sản nên phải thua. Về tinh thần họ không có quyết tâm giành chính quyền bằng mọi giá và bằng mọi thủ đoạn như phe Cộng sản. Họ ôn hòa hơn phe Cộng sản vì nghĩ rằng phe nào trong chính người Việt Nam nắm chính quyền thì cũng tốt hơn Pháp.
Lúc đó Việt Minh tương đối chiếm được lòng dân hơn, dù chưa có tư thế hơn Chính phủ Trần Trọng Kim. Lúc đó Việt Minh thắng thế không có gì sai, chỉ tiếc họ dẫn dắt dân chúng đi theo cuộc chiến tranh quá lớn và quá lâu.
Mà cũng do tâm lý dân tộc mình, nếu dân tộc mình lúc đó không chủ chiến thì chính phủ nào có thể đẩy họ vào một cuộc chiến tranh? Chính hồi đó tôi cũng ủng hộ chiến tranh chống Pháp. Đám cháy đã bùng lên, làm sao dập tắt được? Cái vận nước mình nó là thế!"
Hỏi: Sau này sử Việt Minh nói Chính phủ Trần Trọng Kim bù nhìn bán nước? Bác Hãn cười, trả lời: "Thì Cộng sản vốn vậy. Ai không theo họ đều là người xấu cả. Người càng có kiến thức và đạo đức thì người đó càng xấu!".
Trả lời: Để vấn đề cho thấu đáo, xin trích bài viết: "Hoàng Xuân Hãn với Nội các Trần Trọng Kim" của Phan Hồng Trung, đăng trên tạp chí Xưa&Nay, số 329, tháng 4-2009:
"Giữa những ngày bão tố cách mạng dâng lên sục sôi đó, Hoàng Xuân Hãn có mặt ở thủ đô Hà Nội. Thái độ của ông như thế nào? Trong bài hồi ký sau này, ông kể lại rằng ngay từ ngày đầu tháng Tám, khi chia tay với Phan Anh, ông đã bàn bạc và thống nhất với chủ trương về việc Nội các từ chức để nhường chỗ cho Việt Minh. Tuy nhiên, theo hồi ký của Lê Trọng Nghĩa thì lúc 8 giờ sáng ngày 18-8-1945, Hoàng Xuân Hãn đã một mình tìm đến đại bản doanh của Ủy ban Khởi nghĩa Bắc kỳ ở ngôi nhà số 101 đường Gambetta (phố Trần Hưng Đạo ngày nay), tự giới thiệu là người đại diện cao cấp của Nội các Trần Trọng Kim đến thương thảo về tình hình khẩn cấp. Ông đề nghị Việt Minh hoãn cuộc khởi nghĩa, "cứ nắm tất cả các vùng nông thôn, nhưng nên để chính phủ tiếp tục quản lý các thành phố lớn, cốt để có danh nghĩa mà nói chuyện với Đồng Minh trong lúc này...". Là người trự tiếp nói chuyện với ông, Lê Trọng Nghĩa nhận xét: "Qua lời nói và thái độ chân thành của ông, tôi cho rằng không có gì thể hiện một mưu đồ đen tối, thâm độc bất cứ từ đâu. Nhưng lúc đó, tình thế đã không thể đảo ngược. Sau khi lịch sự từ chối, đại diện Việt Minh "trân trọng tiễn vị Bộ trưởng ra về với một bộ dạng coi thật thiểu não, buồn lo hiện trên nét mặt. Ngày hôm sau, 19-8, cuộc Tổng khởi nghĩa đã nổ ra ở Hà Nội và giành thắng lợi trọn vẹn.
Phát biểu thế nào về hành động của Hoàng Xuân Hãn vào thời khắc lịch sử đó tại Hà Nội? Phải chăng ông không hiểu thời thế, không ủng hộ cách mạng, còn cố níu kéo, cố bảo vệ Nội các Trần Trọng Kim trong thế cờ tàn?
Thật không dễ gì tìm ra lời đáp thỏa đáng cho những câu hỏi trên. chắc chắn những người như Hoàng Xuân Hãn không những nắm và hiểu rõ hơn ai hết tình thế thời cuộc lúc đó mà các ông cũng có nhiều nguồn thông tin để nắm được tình hình phát triển của lực lượng cách mạng. Tuy nhiên, các ông còn ngộ nhận ở hai điểm rất quan trọng:
Thứ nhất, lúc đó các ông còn chưa dám tin vào lực lượng cách mạng của Việt Minh. Dòng hồi ký sau đây của ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh được các bạn Thanh Nghị cho hay rằng phong trào cách mạng chống Nhật đã bành trướng từ Cao Bằng đến vùng Bắc Cạn, Thái Nguyên. Họ có tổ chức và có vũ khí Mỹ cho. Chúng tôi hơi yên tâm, nhưng cũng tự hỏi rằng vũ khí Mỹ đã cho có bằng khí giới Nhật sẽ cho khi Mỹ đổ bộ..."
Ngộ nhận thứ hai, ông Hoàng Xuân Hãn và Nội các của ông là về địa vị pháp lý Nội các. Các ông toan tính, đứng ra với tư cách là một chính phủ để "nói chuyện" với Đồng Minh sau khi quân Nhật đã đầu hàng. Đây là một ngộ nhận không những ngây thơ mà còn hết sức nguy hiểm, bởi lẽ không có lý do gì để Đồng Minh công nhận và thương thuyết với một chính phủ như Nội các Trần Trọng Kim. Ngược lại, Nội các đó chắc chắn sẽ bị quân Đồng Minh coi như một chính phủ hơp tác với phe Trục, cần phải bị trừng phạt. Do đó, nếu quân Đồng Minh tiến vào mà chính phủ Trần Trọng Kim chưa bị lật đổ để thay thế bằng một chính phủ của nhân dân, được nhân dân hậu thuẩn, thì nhân dân Việt Nam không có cách gì bảo vệ được nề độc lập dân tộc".    
Ông Hoàng Xuân Hãn là Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ nghệ của Chính phủ Trần Trong Kim. Trong Chính phủ này có nhiều người sau Cách mạng tháng Tám theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Còn ông Hoàng Xuân Hãn tuy có gặp Bác Hồ nhưng không theo Việt Minh như Trần Trọng Kim. Ông Hãn qua định cư ở Pháp.
Ông Hãn đã cho ta thấy: "Bác là một người bình thường trong giới có học vấn, còn ông Nhu là một người trí thức xuất chúng đặc biệt". Nghĩa là ông rất non về chính trị.
Ông Hãn nhìn vấn đề dưới con mắt của một người hiểu biết không toàn diện. Thể hiện rõ ở hai việc:
- Một là, ông cho rằng "ai không theo họ đều là người xấu cả", là không đúng. Một sự nhìn nhận chủ quan, cảm tính, chứng tỏ ông không hiểu gì mấy đối với người Cộng sản. Chỉ có những người theo giặc ngoại xâm mới bị người Cộng sản cho là xấu, là phản quốc mà thôi.
- Hai là, ông trách Cộng sản dẫn dắt dân tộc làm cuộc chiến tranh lâu dài quá.
Về điểm này, không biết ông nói lấy lòng người phỏng vấn hay ông thiếu thông tin về việc Cụ Hồ phải nhân nhượng với Pháp tới mức không đòi Pháp công nhận Việt Nam độc lập mà chấp nhận tự do, đồng ý Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, ký hiệp định Sơ bộ 9-3-1946 rồi Tạm ước 14-9-1946, nhưng Pháp không thi hành mà tấn công quân ta ở Hải Phòng rồi gửi tối hậu thư đòi tướt khí giới lực lượng vũ trang của Việt Minh ở Hà Nội. Không thể lùi thêm nữa nên Chủ tịch Hồ Chí Minh phải cho nổ súng, kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946.
Khi đất nước độc lập được một nửa, đúng theo tinh thần Hiệp định Genève, tháng 7 năm 1956 phải tổ chức tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam Bắc. Nhưng Ngô Đình Diệm làm tay sai đế quốc Mỹ, bắt bớ, chém giết những người kháng chiến cũ, vi phạm nghiêm trọng hiệp định Genève: không được trả thù người phía bên kia sinh sống trên lãnh thổ mình quản lý, đàn áp phong trào đòi Tổng tuyển cử; xây dựng quân đội hùng mạnh với viện trợ và cố vấn khổng lồ của đế quốc Mỹ nhằm tiêu diệt những người kháng chiến chống Pháp và hô hào Bắc tiến. Khi chính quyền Sài Gòn có nguy cơ sụp đổ, Mỹ phải đưa cả hơn nửa triệu quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam tiếp cứu ngụy quân ngụy quyền, nhưng cũng phải chịu thua Việt Cộng, chấp nhận ký Hiệp định Paris 1973, rút quân về nước, bỏ rơi VNCH để Việt Cộng giải phóng hoàn toàn miền Nam. Nếu Cộng sản không tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài như thế làm sao thống nhất được Tổ quốc. Ông Hãn không hiểu, không quan tâm những điều nói trên, hoặc biết mà không nói ra lúc này, thì đây là hạn chế của một trí thức non về chính trị như ông thừa nhận.
Nói như trên cho rõ những gì đã có trong bài phỏng vấn, biết lập trường, quan điểm của người trả lời phỏng vấn ra sao. Tôi dành sự kính trọng chừng mực đối với ông Hãn về sự trung thực của một trí thức trong xem xét đánh giá các nhân vật đề cập trong bài này.
Cần nhắc lại: ông Hãn vì không tiếp cận, không nghiên cứu sâu, hoặc còn biết mà chưa nói hết nhiều điều tốt nữa của Cụ Hồ? Nhưng dù sao những điều ông đã nói cũng giúp cho hậu thế, nhất là người phía bên kia hiểu đúng về Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Trần Trọng Kim và ngay bản thân ông Hãn nữa; chỉ có ông Hồ Chí Minh là người thật sự có tài, xứng đáng làm lãnh tụ dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Xuân Ba
_______________
Chú thích :
(1).- Gia đình họ Ngô Đình:
Cha: Ngô Đình Khả ( ? -1925), từng làm quan võ từ triều Đồng Khánh, theo Nguyễn Thân một tên hợp tác với chính phủ bảo hộ (thuộc Pháp) đàn áp các phong trào chống Pháp như nhóm Văn Thân của ngự sử Phan Đình Phùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Mẹ: Phạm Thị Thân
Quê quán: làng Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Các con:
1. Ngô Đình Khôi ((1885-1945), anh cả Ngô Đình Diệm, làm quan triều Nguyễn đến chức Tổng đốc.
2. Ngô Đình Thị Giao (?-1944), tục gọi là bà Thừa Tùng.
3. Ngô Đình Thục (1897-1984).
4. Ngô Đình Diệm (1901-1963)
5. Ngô Đình Thị Hiệp (1928-2002), thường gọi là bà Cả Ấm, bà là mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận.
6. Ngô Đình Thị Hoàng, tục gọi là bà Cả Lễ.
7. Ngô Đình Nhu (1910-1963)
8. Ngô Đình Cẩn (1912-1964).
9. Ngô Đình Luyện (con út) (19 14-1990) là luật sư và đại sứ.
(2).- Lúc ở Mỹ, qua Pháp rồi Bỉ, ông Diệm đều lưu trú tại các nhà dòng. Tại Mỹ ông ngụ trường dòng Lakewood ở New Jersey, Ossining New York... 
Xem tiếp...