Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

TIN MỪNG 12

(ĐC chép từ http://molang0205.blogspot.com)

QUỸ "ĐỒNG ĐỘI ƠI CỨU VỚI" ĐÃ CHUYỂN HƠN 1,5 TỈ ĐỒNG ĐẾN ÔNG HÓA

Thứ năm, ngày 02 tháng một năm 2014
Mõ Làng: Sau một thời gian bài báo "Đồng đội ơi cứu với" được đăng tải trên báo Dân Trí và được các blogger đưa lên các trang mạng, những tấm lòng thơm thảo khắp nơi đã hành động thiết thực để trợ giúp gia đình ông Hóa rất hiệu quả. Đến nay, quỹ đã gửi về hơn 1,5 tỉ giúp gia đình ông Hóa vượt qua khó khăn. Chỉ biết nói một điều rằng: Cám ơn những tấm lòng thơm thảo.
                                                Ông Hóa ấm áp trong căn nhà của mình

Thêm 165 triệu đồng đến với "Đồng đội ơi, cứu với"
Trưa ngày 2/1/2014, PV Dân trí có mặt tại gia đình ông Lê Văn Hóa, khối 9 thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An để trao số tiền nói trên của Quỹ Nhân ái tuần 3 tháng 12 năm 2013 đến gia cảnh ông Hóa nhân vật trong bài viết "Đồng đội ơi, cứu với". Cùng có mặt tại buổi trao quà với PV Dân trí có ông Nguyễn Thành Nam - Phó chủ tịch MTTQ thị trấn Cầu Giát cùng anh em bà con lối xóm.
Tại buổi trao quà, ông Nguyễn Thành Nam cho biết, từ ngày báo Dân trí đăng tải bài viết đã có rất nhiều độc giả gọi điện, ủng hộ thông qua các kênh khác nhau với số tiền lên đến khoảng gần 500 triệu đồng; riêng PV Dân trí đã trao của bạn đọc 1,2 tỷ đồng trong 3 đợt (đợt 1: 385.750.000 đ; đợt 2: 648.850.000 đồng và đợt 3: 165.580.000 đồng). Bên cạnh đó hàng trăm độc giả khắp mọi miền đất nước cũng đã về thăm gia đình ông Hóa với hàng tấn gạo, dầu ăn, chăn ấm, áo quần... 
"Thay mặt gia đình ông Hóa tôi xin chân thành cảm ơn độc giả và báo Dân trí đã cùng sẻ chia những khó khăn nhất cho gia đình ông bà trong khoảng thời gian vừa qua. Thú thật là trong cái rủi ro cũng có cái may mắn đó là nhờ báo Dân trí và độc giả đã thương đến gia cảnh ông Hóa chứ không cuộc sống cứ thế bế tắc", ông Nam chia sẻ. 
                     PV Dân trí tiếp tục trao 165.580.000 đồng đến gia đình ông Hóa.

                                              Anh Cường cho em uống thuốc. 
          Còn anh Việt vẫn luôn trong tình trạng phải nhờ chị dâu đút cơm mỗi khi đến bữa ăn.
Sau những ngày nằm viện không tiền, bà Tuyết bị cắt cánh tay phải giờ bà cũng đã đỡ đi rất nhiều, song vẫn còn khá đau. Hiện bà đã tự xúc cơm ăn...
Các tin khác

5 nhận xét:

  1. Xúc động!
    Những tấm lòng nhân ái, của đồng đội và nhân dân, ko chỉ cho riêng cuộc sống gia đình ông Hoá.
    Trả lời
  2. "Sau một thời gian bài báo "Đồng đội ơi cứu với" được đăng tải trên báo Dân Trí và được các blogger đưa lên các trang mạng" thì có nhiều tấm lòng nhân ái đã giúp đỡ gia đinh của cựu chiến binh Lê Văn Hóa. Với sô tiền ủng hộ của những tấm lòng thơm thảo ấy, gia đình ông Hóa có thể thoát khỏi tình cảnh vô cùng trớ trêu này. Thật xúc động, hy vọng rằng gia đình ông sẽ không gặp phải một sự đen đủi tương tự nữa.
    Trả lời
  3. Khi xem bài này mình thấy nhân dân ta còn nhiều người đang trong hoàn cảnh khó khăn quá, thật may là mọi người luôn biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau để giúp những người có hoàn cảnh chưa tốt hay những người thương binh trong chiến tranh đang phải chịu khổ cực vì vết thương chiến tranh hay hoàn cảnh gia đình.
    Trả lời
  4. Qua bài này chúng ta thấy được tình đồng đội và xa hơn nữa là tình cảm của nhân dân Việt Nam chúng ta dành cho nhau là hoàn toàn to lớn, đất nước chúng ta đang có một nền văn hóa tốt với những việc làm giúp đỡ nhau trong cuộc sống vô cùng ý nghĩa, thật tự hào là người dân Việt Nam
    Trả lời
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

EM GÁI MIỀN QUÊ 18

(ĐC sưu tầm trên NET)

Anh nhớ nước Thu Bồn
Nhớ dòng sông Cửa Đại
Nhớ bến Chương Dương lập lòe sao Bánh Lái
Con đò ngang lặng lẽ vút qua sông...
                                                                                                             St

NHAN SẮC NGÀY XƯA


 

Ngày xửa ngày xưa...
Em là cô gái
Quê miệt Gò Công
Có lần anh qua xứ ấy
Quen nàng tiên giữa dòng.

Khuôn mặt sáng hồng
Thơ trong ánh mắt
Mái chèo em khua nắng hòa sông nước
Lóng lánh con đò, óng ánh lưng ong...

Em là cô gái
Quê miệt Gò Công
Hôm nay,
Giữa Đô Thành tình cờ gặp lại
Anh chào mà em dửng dưng
Ngạo nghễ bước đi về phía vũ trường
Đôi chân trần đẹp lắm!
Trắng nõn, mịn màng, thon dài tăm tắp
Làm khao khát đàn ông
Dán mắt dõi theo, chiêm ngưỡng, mơ mòng!

Ôi bông hoa rạng ngời tươi thắm
Thân thương biết bao, giờ sao lạ lẫm?
Có phải em không
Hỡi nàng tiên của một thuở xa xăm
Mà sực nức dầu thơm nước Pháp
Tóc uốn lượn lờ theo mốt Hồng Công?

Thôi rồi, anh đã lầm!
Em hôm nay là diễn viên Hàn Quốc
Môi em là son, má em là phấn
Mắt em xanh nhờ gắn mưới hàng mi
Em được tụng ca trong vai quí phi
Ở cung vàng điện ngọc
Rực rỡ giữa vòng vây quí tộc
Diệu huyền theo ánh nến hoàng cung...

Không!
Em của anh là nàng tiên
Duyên dáng chèo thuyền trên sông Vàm Cỏ
Cây trái bốn mùa xum xuê xứ sở
Bầu má mượt mà, mắt sáng long lanh
Nụ cười ý tứ lúng liêng
Khẽ dấu khẽ khoe lúm đồng tiền lơi lả
Mái chèo em khua hắt nắng lên mát lạ
Chếch choáng đôi bờ, trong vắt tình quê!

Đúng!
Em mãi là nàng tiên
Chèo nhớ nhung trên dòng thương ký ức
Cho thuở ban sơ biếc hoài tiềm thức
Theo suốt đời anh nỗi khắc khoải niềm em
Ngọt ngào nước dừa xiêm
Thơm dịu hương sen Đồng Tháp
Mê ly câu hò điệu hát
Trắc ẩn cung đàn "Dạ cổ hoài lang"!*

 Anh xin lỗi vì lỡ lầm

Chứ lòng anh không thể nào quên 
Dù đất trời đảo điên thay đổi
Dù khắp không gian có hóa cứng bê tông
Và dòng thời gian hóa đục ngầu khói bụi
Ơi, nhan sắc ngày xưa!...



                                        Trần Hạnh Thu

Xem tiếp...

TIẾU LÂM KIM CỔ 16

(ĐC sưu tầm trên NET)

Just For Laughs: Gags - Season 9 - Episode 6

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 9: KHÁM PHÁ NÚI LỬA

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phát hiện núi lửa lớn nhất thế giới ngoài khơi Nhật Bản

Cập nhật lúc 10:29, Chủ Nhật, 08/09/2013 (GMT+7)
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra rằng núi lửa Tamu Massif, nằm dưới đáy biển ngoài khơi Nhật Bản có diện tích lên tới hơn 310.000 km vuông, là núi lửa lớn nhất thế giới, và thậm chí nằm trong số núi lửa lớn nhất cả hệ mặt trời.
Hình ảnh về Tamu Massif được tái hiện thông qua máy quét
Hình ảnh về Tamu Massif được tái hiện thông qua máy quét
Nằm cách bờ biển Nhật Bản khoảng 1600 km, chân của ngọn núi lửa thuộc Thái Bình Dương này nằm cách mặt biển khoảng 6,4 km và được hình thành khoảng 145 triệu năm trước.
William Sager, giáo sư đại học Houston đã nghiên cứu dãy núi lửa này suốt hơn 20 năm, nhưng gần đây mới phát hiện Tamu Massif chỉ là một ngọn núi lửa. Nghiên cứu của ông được xuất bản trên số mới đây của tạp chí Nature Geoscience.
Trước đó, đã có nhiều tranh luận về việc Tamu Massif là một quần thể núi lửa, hay chỉ là một ngọn núi lửa. Một ví dụ về quần thể núi lửa có thể kể đến là Đảo Lớn của Hawaii, bao gồm 4 núi lửa.
Trước khi Tamu Massif được phát hiện, núi lửa Mauna Loa từng được xem là núi lửa còn hoạt động lớn nhất thế giới. Nhưng diện tích của Mauna Loa chỉ bằng 1/6 so với Tamu Massif.
Tamu được đặt tên theo đại học Texas A&M, nơi ông Sager đang làm việc khi ông lần đầu nghiên cứu dãy núi này, vị giáo sư khẳng định với kênh truyền hình CBS của Mỹ.
Chuyên gia này chia sẻ phỏng đoán sát nhất của họ về Tamu Massif cũng chỉ là đây là một quần thể núi lửa. Nhưng trong năm 2009, nhóm của ông bắt đầu nghiên cứu về ngọn núi với những thiết bị hiện đại hơn trên con tàu Marcus G. Langseth. “Con tàu này giống như kính viễn vọng không gian với chúng tôi”, Sager cho biết.
Nếu đây là một quần thể núi lửa, những dung nham chảy ra từ Tamu Massif sẽ cho thấy có nhiều tâm khác nhau. Nhưng sự thực điều họ quan sát được lại khác. “Các cấu trúc đều hướng về trung tâm. Đó là khi chúng tôi nhận ra đây thực sự là một ngọn núi lửa lớn”, ông Sager nhớ lại.
Nhóm nghiên cứu cũng khoan sâu 170 m vào sườn của núi lửa. “Nó cũng chỉ giống như lấy kim đâm voi”, vị giáo sư cho biết thêm. “Chúng tôi đã phân tích các dòng dung nham, có chỗ dày tới 22,9m, và đã lấy được thông tin và khớp nối với các hình ảnh về địa chất”.
Những mẫu vật lấy được từ đỉnh ngọn núi lửa cho thấy, nó từng nằm ở vùng nước nông, nhưng chưa bao giờ vượt lên trên mặt biển. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm xem vì sao ngọn núi này chưa hề nhô lên trên mặt biển.
Theo CBS

Núi lửa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Volcano scheme.svg
Mặt cắt núi lửa
1. Magma chamber- Lò mácma
2. Country rock- đất đá
3. Conduit (pipe)- ống dẫn
4. Base- chân núi
5. Sill- mạch ngang
6. Branch pipe- ống dẫn nhánh
7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước
8. Flank- sườn núi
9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp dung nham đọng lại từ trước
10. Throat- họng núi lửa
11. Parasitic cone- chóp "ký sinh"
12. Lava flow- dòng dung nham
13. Vent- lỗ thoát
14. Crater- miệng núi lửa
15. Ash cloud- mây bụi tro
Núi lửanúi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
Trên thế giới, Indonesia, Nhật BảnMỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.

Phân loại núi lửa

Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành 3 loại:
  • Núi lửa hoạt động
  • Núi lửa đang ngủ
  • Núi lửa đã tắt

Tổng quan


Hai núi lửa Bromo và Semeru đang bốc khói tại đảo Java, Indonesia.
Hầu hết núi lửa và động đất xảy ra dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt Trái Đất. Một trong những vành đĩa nơi động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới AlaskaNam Mỹ.
Vào năm 2000, các nhà khoa học đã ước tính ít nhất 500 triệu người sống gần khu vực núi lửa hoạt động,tương đương với dân số toàn thế giới vào đầu thế kỷ 17.
Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người.

Núi lửa Mauna Loa tháng 5/2009, nhìn từ trên trực thăng
Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương.[2] Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét. Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everest.
Hiện tại (2013) Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên trong lịch sử, cùng với vận động vỏ Trái Đất trong khu vực (Đông Dương, Đông Nam Á) đã có nhiều đợt núi lửa phun trào còn để lại vết tích trong kiến trúc địa lý[cần dẫn nguồn]. Ngày 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt. Đến ngày 20 tháng 3 cùng năm, động đất và núi lửa phun lại xảy ra lần nữa.

Núi lửa Tvashtar trên vệ tinh Io của Sao Mộc.
Hình ảnh động tổng hợp từ 5 bức hình do tàu New Horizons của NASA chụp trong vòng 8 phút từ lúc 23h50 ngày 1/3/2007 theo giờ UT
Mặt Trăng của Trái Đất hiện không quan sát thấy núi lửa nào lớn đang hoạt động. Núi lửa Tvashtar trên vệ tinh Io của Sao Mộc là một trong những núi lửa còn hoạt động lớn nhất hệ Mặt Trời và do đó, lớn nhất vũ trụ hiện quan sát được.

Núi lửa và động đất

Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần.Động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa .
Quan sát từ thực địa nhiều vùng và suy luận rằng: Núi lửa, động đất, đứt gãy đều do sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.Quan sát thấy núi lửa luôn nằm tại giao điểm của 4 đứt gãy. Do đó có thể nói: Núi lửa sinh ra động đất và đứt gãy. Đến lượt mình, các đứt gãy lại tạo điều kiện cho núi lửa chui ra mặt đất tại điểm yếu nhất của vỏ quả đất: nơi giao điểm của 4 đứt gãy. Động đất sẽ có cường độ mạnh nhất tại giao điểm của 4 đứt gãy và trên nóc của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ giàu quặng kim loại. Nhờ đó có thể dùng các phương pháp địa vật lý hàng không ( từ và trọng lực hàng không bằng máy bay và vệ tinh) để xác định tâm của các khối xâm nhập nông á núi lửa - cũng đồng thời là tâm chấn động đất đã xảy ra hoặc có thể tái hoạt động.

Các núi lửa đáng chú ý


Núi lửa Koryaksky trên bán đảo Kamchatk, miền Viễn Đông nước Nga.

Núi Teide trên đảo Tenerife (Tây Ban Nha).
Dưới đây là 16 ngọn núi lửa đáng chú ý theo IAVCEI:
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 11

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cuộc đời một đại tá tình báo
Thứ tư, 16/03/2011 - 10:55 AM (GMT+7)
 
Cuối năm 2009, NXB Quân đội nhân dân in và phát hành cuốn sách Lặng lẽ cùng thời gian - cuốn hồi ký về cuộc đời hoạt động  của Ðại tá tình báo Lê Văn Trọng và những người vợ. Lời đầu sách ông viết: "Bốn năm trở lại đây (từ tháng 12 năm 2005), trên bàn thờ nhà tôi có ba bát nhang là: Vợ tôi - tử tù Trà Thị Tâm, hy sinh năm 1973, vợ kế của tôi Phạm Thị Ðiểm (Sáu Dung) - thương tật tái phát, qua đời tháng 12 năm 2005 và chồng trước đây của Sáu Dung là tử tù Lê Long Châu, hy sinh năm 1958...". Năm nay đã 82 tuổi, trong lòng ông lúc nào cũng bùi ngùi nhớ những ngày tháng hoạt động cách mạng và những chiến thắng lừng lẫy của quân và dân ta để gìn giữ độc lập.
Những chặng đường cách mạng
Ðại tá tình báo Lê Văn Trọng giờ sống trong căn phòng ở nhà B1, khu tập thể Trung Tự (phố Phạm Ngọc Thạch - Hà Nội). Tiếp tôi là ông già ở tuổi 82, tuy đã cao tuổi, nhưng đôi mắt còn rực sáng, tinh anh. Ông Trọng sinh năm 1929, tại xã Ninh Trung, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình có 12 người con, nghèo đói nên phải tha phương cầu thực. Từ năm 1945, khi mới 16 tuổi Lê Văn Trọng đã hoạt  động cách mạng. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc trong đội hình Ðại đoàn 305, đóng quân ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Nam Ðịnh, Thái Bình, Phú Thọ... Năm 1960, ông được cử đi học Trường Quân chính, lớp lý luận chính trị trung cao cấp. Năm 1963 tốt nghiệp, ông trải qua một đợt sát hạch âm thầm của Cục Tình báo. Cả lớp chỉ có mình ông qua và được tuyển chọn để hoạt động trong lòng địch.
Năm 1965, ông Trọng mang bí danh Lê Hiền, được giao nhiệm vụ lưới điệp báo theo dõi tình hình địch khu vực Vùng I chiến thuật ngụy, địa bàn từ Ðà Nẵng đến Huế rồi Quảng Trị, sau đó vào Sài Gòn. Ông bị bắt một lần vào năm 1971 ở xa lộ Biên Hòa (Ðồng Nai), trong người ông có một số tài liệu mật, một tấm thẻ căn cước giả. Tên cảnh sát trưởng của một trạm kiểm soát ra lệnh lục soát tư trang của ông. Rất may là chúng đã không lục soát ngăn bên hông. Không tìm thấy tài liệu mật, chúng giải ông về nhà giam Thủ Ðức. Bọn địch tình nghi ông là Cộng sản, là Việt cộng nằm vùng. Chúng hỏi: 'Mày sử dụng căn cước giả để làm gì?'. Lê Văn Trọng, lúc này mang căn cước với tên là Trịnh Hà trả lời: 'Ðể trốn lính'. Không khai thác được gì, chúng dẫn ông về nhà lao. Ðêm đó, lợi dụng lúc tù nhân đã ngủ, ông lén lấy cuốn sổ tài liệu trong người, nhai trong miệng cho nhừ nát rồi vo thành cục, nhét xuống đáy thùng rác. Những ngày sau đó, ông bị chúng dẫn đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, từ Chi cảnh sát Thủ Ðức, Trung tâm thẩm vấn Gia Ðịnh, rồi khám Chí Hòa.
Ông Trọng kể: 'Ở khám Chí Hòa, tôi mang số tù 3F2-1394. Bọn địch tra tấn, hỏi cung, đánh đập chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần với phương châm: 'Không có cũng đánh cho có'. Chúng dở hết 'võ' ra tra tấn. Ban đầu chúng dùng nước đổ vào mũi cho sặc, hết nước lạnh chúng lại quay ra đổ nước muối. Vừa làm chúng vừa hỏi: 'Nhiệm vụ của mày là gì?'. Tôi cắn răng không khai. Chúng lại dùng dùi cui đập vào các ống chân, ống tay. Ðiều có thể giúp tôi sống qua được những trận đòn là tinh thần cách mạng và người vợ Thanh Tâm yêu quý'.
Sau những ngày chịu tra tấn, toàn thân ông tím bầm, tay chân giập nát, tưởng như không thể nào chịu nổi, nhưng ông không khai nửa lời, cương quyết một mực nói mình mua căn cước giả chỉ là để trốn lính. Ðúng khi đó, ông được gia đình ông Phan Chín, làm nghề cắt tóc ở 181/4 Minh Mạng - nơi ông từng ở trọ cưu mang. Ông Chín đã chạy tiền thuê luật sư, đút lót cai tù để ông được trả tự do tạm thời. Tháng 8-1972, ông bị Tòa gọi đến xử lại, được luật sư Lê Tất Hào bào chữa. Ông bị phạt 45 ngày tù và chịu mọi án phí. Ðược tự do, ông lo làm lại căn cước và tích cực liên lạc với Trung ương để chờ cơ hội ra Hà Nội.
Ngày 21-3-1973, ông gặp được nữ phái viên Trung ương Sáu Dung (Phạm Thị Ðiểm) tại một cơ sở ở 123B đường Cống Quỳnh. Sáu Dung được Cục Tình báo cử, vượt Biển Ðông vào giúp đỡ Lê Văn Trọng. Sau đó bà về Cục thông báo tình hình, để Cục Tình báo chi viện cho Lê Văn Trọng.
Những người bạn đời - những chiến sĩ cách mạng
Vì công việc hoạt động tình báo phải di chuyển nhiều nơi, Lê Văn Trọng phải xa người vợ mà mình cưới đầu tiên để dốc sức cho công việc. Người vợ đầu tên là Ðoàn Thị Cảnh, cưới nhau đầu năm 1954. Ở bên nhau vừa tròn bảy ngày thì ông phải tạm biệt vợ, quê hương Vạn Ninh, Khánh Hòa ra đi hoạt động cách mạng.
Khi vào hoạt động ở Ðà Nẵng (năm 1965-1969), Lê Văn Trọng  đã phải chọn phương án lấy vợ để che mắt kẻ địch. Ông đã gặp cô chủ tiệm may tên Trà Thanh Tâm - một cô gái giỏi giang việc nhà và sớm tham gia cách mạng. Lê Hiền thật lòng tâm sự với người yêu rằng, mình đã có một đời vợ nhưng đã ly hôn. Thanh Tâm cũng tâm sự về một quá khứ đầy nước mắt của mình. Cô là người được cha mẹ tin yêu, nên quyết định lấy chồng của cô được cả song thân ủng hộ. Thế là đám cưới được tổ chức. Vợ chồng Thanh Tâm - Lê Hiền ra sức mở mang cơ nghiệp và bí mật hoạt động. Cưới được một thời gian, sau khi 'thử thách' chính vợ mình, Lê Hiền đề nghị với Cục Tình báo 'kết nạp' vợ vào mạng lưới tình báo, hoạt động tại Ðà Nẵng do mình chỉ huy.
Vào một đêm tháng 5-1968, một nhóm an ninh quân đội bất ngờ ập tới bắt Thanh Tâm với một lý do: 'Tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản'. Bằng bản lĩnh và sự khôn khéo trong đấu tranh, Thanh Tâm vượt qua được các màn tra tấn tinh thần của địch. Vì không có bằng chứng, Thanh Tâm được trả tự do. Rồi Thanh Tâm sinh con, đặt tên là Lê Văn Hùng và vẫn tiếp tục hoạt động. Tháng 6-1973, Thanh Tâm bế bé Hùng bắt xe đi Sài Gòn thăm bà con. Không ngờ, Thanh Tâm vừa xuống đến Sài Gòn thì bị bọn mật vụ của Cục An ninh quân đội Sài Gòn bắt cả hai mẹ con đưa về nhốt ở trại giam số 8, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Mục đích của chúng là bắt và tra tấn Thanh Tâm để tìm ra nơi ẩn náu của chồng. Thanh Tâm giữ trọn lòng sắt son, bà hy sinh sau bốn ngày bị tra tấn dã man. Lê Văn Hùng, lúc đó mới năm tuổi cũng phải ở tù với mẹ. Gia đình ông bà Tăng Thị Ðương - bố mẹ vợ Lê Văn Trọng vào Sài Gòn nhận xác con gái đem chôn và đón đứa cháu mồ côi về nuôi.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh đoàn cán bộ tình báo phục vụ chiến dịch còn có người chiến sĩ tình báo gan dạ Sáu Dung. Trước đó, cuối năm 1974, Lê Văn Trọng đã gặp Sáu Dung tại Hà Nội. Ông gửi bà lá thư tay đến cho con trai Lê Văn Hùng, thông báo mình còn sống. Sáu Dung đi qua Ðà Nẵng đã gặp Lê Văn Hùng giữa TP Ðà Nẵng (vừa giải phóng). Biết cha còn sống, bé Hùng vui khôn xiết.
Sau ngày đất nước  thống nhất, vào tháng 7-1975, tại Hà Nội, Lê Văn Trọng và Sáu Dung gặp lại nhau. Sáu Dung cũng có một cảnh ngộ thương tâm, chồng bị địch bắt và tra tấn cho đến chết, các con bị thất lạc từ năm 1954 chưa biết sống chết ra sao. Hoàn cảnh đã khiến họ xích lại gần nhau. Ðược sự động viên, giúp đỡ của đồng đội, hai cựu binh bị địch bắt tù đày, hai thương binh đã xây dựng  tổ ấm để an ủi, giúp đỡ nhau trong phần đời còn lại.
Bà Sáu Dung đã mất năm 2005. Giờ  đây ông Trọng lặng lẽ sống ở khu nhà tập thể. Người vợ cả của ông, nay cũng đã già, sống ở Nha Trang. Con trai duy nhất của ông Trọng, cùng với bà Thanh Tâm (từng ở tù cùng mẹ lúc năm tuổi) đã thành đạt, thành lập một công ty, khá phát đạt. Ông Trọng chỉ có tâm nguyện là cầu mong cho đất nước ta no ấm, bình yên và phát triển.
Ký ức đẹp và đáng tự hào
Ðại tá Lê Văn Trọng kể rằng, hai người tử tù ông kể trong lời đầu cuốn sách Lặng lẽ cùng thời gian đều vì hoạt động cách mạng, bị địch tù đày, tra tấn cho đến chết. Giờ ở thời bình, vào ngày rằm, mồng một - mỗi lần thắp cây nhang lên ba bát nhang trên bàn thờ, y rằng đêm hôm đó ông thức chong đến sáng. Tất cả những kỷ niệm, những dấu ấn cuộc đời của ông cứ ập ào hiện hữu trở về. Ðó là gương mặt, tính cách các đồng chí đã gắn bó cùng chiến đấu, công tác trên mặt trận thầm lặng; là nỗi nhớ thương da diết những người thân yêu; là tình cảm quý trọng những người dân đã chấp nhận sẵn sàng hy sinh để che chở, bảo vệ ông trong vùng địch hậu. Là nỗi nhớ những địa danh nơi ông từng ở, đi qua với ngôi nhà, con hẻm, đường phố... Hiện tại, cuộc sống của ông gắn bó với gia đình nhỏ của người con trai duy nhất, có con dâu, cháu nội và một cô cháu gái ở Nha Trang ra. Ông vẫn thường xuyên tham gia hoạt động trong Hội Cựu chiến binh, vẫn liên hệ với các đồng chí, đồng đội, vẫn đi thăm thú một số nơi gắn bó máu thịt trong quá trình hoạt động cách mạng.
Ông Trọng tâm sự: 'Trong lòng tôi, cuộc kháng chiến vệ quốc hào hùng của dân tộc ta còn hiện diện rõ nét, với biết bao niềm tự hào. Ngày giải phóng đất nước giúp cho ông được gặp lại con trai và một số người họ hàng, giúp cho non sông gấm vóc của chúng ta thu về một mối. Những hy sinh mất mát của dân tộc ta đã được đền đáp xứng đáng, là nền độc lập tự do'.
Bài và ảnh: ĐINH VÂN
Xem tiếp...

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 9

(ĐC sưu tầm trên NET)

Dùng luật rừng giành rác bẩn trừ nợ ngàn tỷ

- Đối mặt với nợ xấu ngàn tỷ, không ít ông chủ ngân hàng vẫn tự tin vì có tài sản đảm bảo rất lớn. Nhưng, đó là trên giấy tờ, còn thực tế những khoản nợ trăm ngàn tỷ có khi chỉ được đảm bảo bằng tài sản rất nhỏ… Thậm chí, lấy cả rác bẩn, giấy tờ giả cũng được thế chấp để vay ngàn tỷ dễ dàng.
 Mang luật rừng đi đòi nợCuối năm, các vụ việc liên quan đến đại gia thủy sản Phương Nam hay đại gia café Trường Ngân vỡ ra mới thấy sự thật choáng váng về TSĐB (tài sản đảm bảo thế chấp) là hàng tồn kho.
Trong vụ tranh chấp 1 kho café tại Bình Dương của 7 ngân hàng cho thấy, Công ty Trường Ngân nợ các NH 700 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản còn lại trong kho chỉ khoảng 100 tỷ, 600 tỷ còn lại lấy gì để đảm bảo vào và chắc chắn không ít chi nhánh của 7 NH này coi như làm không công cả năm.
Bi đát hơn, với khối TSĐB còn lại thì café phần lớn suy giảm chất lượng, nhiều bao cà phê cứa toàn rác bẩn nhưng đều đã được đưa vào thế chấp vay tiền.
Tháng 11/2013, một loạt lãnh đạo các NH ở ĐBSCL đã bị bắt vì sai phạm cho vay đối Thủy sản Phương Nam. Đại gia này đã sử dụng giấy tờ giả, thế chấp kho hàng tại nhiều NH vay cả ngàn tỷ rồi bỏ sang Mỹ mặc cho NH phải tù tội và lo tái cơ cấu.
Nợ-xấu, tsđb, tài-sản-đảm-bảo, thế-chấp, tồn-kho, cà-phê, đại gia, ngân-hàng, tín-dụng, cho-vay, đòi-nợ, luật-rừng, rủi-ro
Cảnh tranh chấp xiết nợ hỗn loạn khiến công an phải vào cuộc giữ trật tự.
Trước đó vài tháng, cả giới NH cũng rung động trước vụ dàn quân bao vây nhà máy của Công ty Inox Châu Âu để chặn đường lấy hàng trừ nợ.
Đây là những vụ lớn được biết đến, còn không biết bao nhiêu vụ tranh chấp khác không ồn ào và chưa được điểm mặt. Có lẽ lên đến cả ngàn.
Theo giám đốc quản lý rủi ro một ngân hàng cho rằng, qua các vụ xử lý kho hàng tranh chấp, các NH chủ yếu mới dùng ‘luật rừng’ và là chiến thắng thuộc về kẻ mạnh.
“NH nào cũng muốn xông vào kho, thu giữ cho hàng hóa theo thỏa thuận với bên mình và chuyển đi. Đương nhiên, các NH khác sẽ không ngồi im mà sẽ ngăn cản quyết liệt. Vì thế, mới có những chuyện không biết khóc thế nào như cửa kho hàng có mấy khóa, mỗi khóa do một tổ chức tín dụng lắp thêm vào, hay chuyện ngân hàng phải thuê cả xe tải đứng chắn trước cửa kho hàng đến tránh bị tổ chức tín dụng khác “âm mưu” đoạt hàng trong dịp nghỉ...”, vị giám đốc này kể.
Ôm rác bẩn, giấy tờ giả đổi ngàn tỷ
Thực tế cho thấy, TSĐB cho vay là hàng hóa tồn kho ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Có lẽ vì thế mà những vụ vỡ nợ liên quan đến hàng tồn kho thường là những vụ “ra trò” khi mà giá trị luôn ngót nghét chục tỷ đến cả trăm tỷ. Và khi vỡ rồi, thì ngân hàng cũng “méo mặt” đi xử lý vì tài sản trên giấy thì rất to nhưng thực tế thì chả còn là bao.
Tại sao một kho hàng lại đi thế chấp được nhiều ngân hàng? Và tại sao rất nhiều TSĐB không có giả trị, thậm chí không có thực vẫn được các ngân hàng dễ dàng chấp thuận cho vay ngàn tỷ?.
Giám đốc quản lý rủi ro của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Thực ra, hàng tồn kho là TSĐB có tính rủi ro tương đối cao và thường chúng tôi chỉ chấp nhận tỷ lệ cho vay/hàng tồn kho chỉ 50%, không hơn và không ngoại lệ”.
Nợ-xấu, tsđb, tài-sản-đảm-bảo, thế-chấp, tồn-kho, cà-phê, đại gia, ngân-hàng, tín-dụng, cho-vay, đòi-nợ, luật-rừng, rủi-ro
Ngàn tỷ cho vay chỉ ôm về rác bẩn, hàng xuống cấp và giấy tờ giả.
Vị này cho biết thêm, biết rủi ro nhưng các NH vẫn nhận hàng tồn kho làm TSĐB vì “đây là một biện pháp giúp DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các dạng TSĐB khác như bất động sản, bảo lãnh, cầm cố giấy tờ có giá hay ký quỹ đều có hạn về giá trị. Nên hàng tồn kho sẽ là một biện pháp đảm bảo tốt, đảm bảo đủ giá trị cho khoản vay. Còn kinh doanh luôn đồng hành với rủi ro, cái quan trọng là khẩu vị rủi ro, mức độ chịu đựng rủi ro, trình độ quản trị rủi ro đến đâu”.
Theo các chuyên gia pháp chế ngân hàng, “khái niệm kho hàng chỉ là hiểu nôm na, chứ thực chất các tranh chấp ở đây là tranh chấp giá trị thực tế của kho hàng”.
Theo quy định “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Các giao dịch của NH đều được đăng ký giao dịch đảm bảo, nên về mặt lý thuyết, trên bề mặt giấy tờ thì sẽ ít khi tài sản đảm bảo bị trùng nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế thì hàng hóa lại không được phân tách rõ ràng, cụ thể, lại thêm các hành vi tẩu tán, thiếu hàng. Nên khi cần xử lý, các NH mạnh ai người lấy thu giữ mới phát sinh tranh chấp, thậm chí là tranh chấp gay gắt.”
Sau khi nhìn lại các bài học, các NH có lẽ cần rút ra những hành xử đúng mực hơn trong chuyện thu giữ tài sản đảm bảo. Điều quan trọng hơn, mỗi NH phải tự rà soát lại công tác thẩm định, quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan đến con người của hệ thống mình để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc tương tự.
Ngoài ra, trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống như hiện nay, các NH cũng nên xem xét lại cả mô hình quản trị, cơ chế ủy quyền phán quyết của mình để hạn chế các hành vi đi quá xa giới hạn của một bộ phận cán bộ nhân viên trực tiếp tác nghiệp ở các chi nhánh. Các NH cũng nên “ứng xử pháp luật hơn”, xử lý trách nhiệm quyết liệt đối với các cán bộ liên quan, đối với các bảo vệ, công ty cung ứng dịch vụ kho bãi, và trách nhiệm của chính khách hàng để hạn chế rủi ro.
Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng cần thanh tra - giám sát mạnh mẽ, quyết liệt, mang tính chất dự báo cao để răn đe các ngân hàng.
Nguyễn Thanh Ngọc
    Ý kiến bạn đọc (9)

    nguyễn thanh Hải20:37 Thứ tư
    Bó tay với các ngân hàng, người dân đi vay có 10 triệu cả hai vợ chồng cũng ký tên rồi cả cơ quan cũng đứng ra bảo lãnh, khi đi vay lại bắt mang cả bìa đỏ thì mới cho vay, thế mà cho các doanh nghiệp vay nhiều thế, ...
    Dân Thương18:32 Thứ tư
    Ơ hay có thời điểm dân vay vài ba chục triệu thì rất khó khăn, phải thẩm định báo cáo từ tổ dân đến trưởng khu xác nhận vẫn không được với nhiều lý do, Người dân chắc chắn sẽ trả được nợ, nhưng khi vay không có tiền lót tay.
    Hoàng thiên13:22 Thứ tư
    Vì sao tài sản đảm bảo chằng là bao, thậm chí là rác bẩn vẫn thế chấp vay được tiền tỷ .. ngàn tỷ. Tuy tác giả bài này không nói ra nhưng bức ảnh trên đã nói lên tất cả. ... vì tiền lót tay và hoa hồng cho cho cán bộ thẩm định của ngân hàng
    Ngọc Sơn08:15 Thứ tư
    Vì sao tài sản thế chấp không đáng là bao mà vay tới hàng tăm, nghìn tỷ? hoặc 1 tài sản mà đi thế chấp ở mấy ngân hàng? Câu hỏi này ai cũng trả lời được, không cần nghiệp vụ gì cả? đề nghị ông Nguyễn Bá Thanh làm ngay đi (như ông đã hứa trước công luận)
    Lê Văn Trung15:58 Thứ tư
    Ngành Ngân hàng Việt Nam vậy là chứng tỏ chưa có chung một hê thống do một cơ quan duy nhất cung cấp, cập nhật nhanh nhất về tin tức hành trình của một Doanh nghiệp nào đó trong vấn đề thế chấp, vay mượn tiền? Nếu vẫn không có một ...
    psdac14:46 Thứ tư
    Ko biết vì sao các NH lại dễ dãi với các đại gia như vậy, còn với hộ cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ đi vay được tiền NH thì rất chặt chẽ. Có thế chấp, có phương án kinh doanh rõ ràng, khả thi và trả lãi đều đặn, kể cả phải lót tay bôi trơn mới được vay từ 50-60% giá trị thế chấp
    Hoàng thiên13:22 Thứ tư
    Vì sao tài sản đảm bảo chằng là bao, thậm chí là rác bẩn vẫn thế chấp vay được tiền tỷ đến... ngàn tỷ. Tuy tác giả bài này không nói ra nhưng bức ảnh trên đã nói lên tất cả.
    Hoài Hương12:00 Thứ tư
    Hầu hết các NH đều hiểu rất rõ về sự rủi ro này, nhưng tiền cho vay đâu phải là tiền của họ, cho vay được phần trăm, cho vay càng mạo hiểm thì phần trăm càng lớn. Không vậy thì sao cán bộ, nhân viên tín dụng NH có nhà ...
    Châu thương 07:52 Thứ tư
    Luật lệ của chúng ta rất nhiều nhưng để xử lý hoặc ngăn chặn các hành vi lừa đảo lại thiếu . Quá trình xử lý dân sự để phát mãi tài sản thì nhiêu khê không thể tính bằng tháng mà phải hàng năm qua nhiều cấp sơ thẩm, phúc ...
    Xem tiếp...

    VIỆT NAM HIỀN HÒA 18

    (ĐC sưu tầm trên NET)

                                        




    Xem tiếp...

    Buồn ơi, về đây với cô hồn! 12

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Xem tiếp...

    Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

    SANTANA 8

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Xem tiếp...

    VIỆT NAM HIỀN HÒA 17

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch Thế Kỷ nói về Bài chòi và Hát hố Quảng ngãi

    Dân ca bài chòi Bình Định: Đi giữa miền quê 

      http://www.youtube.com/watch?v=mMUNsJ3hFpo

    Xem tiếp...

    BÀI VIẾT HAY 44

    (ĐC chép từ http://donglasg.blogspot.com)

    THƯ NGƯỜI DÂN TỐ CÁO THU UYÊN GỞI "SẾP" CỦA CÔ LÀ ÔNG TRẦN BÌNH MINH

    Gởi ông Trần Bình Minh, TGĐ Đài truyền hình VN.


    Tôi là Nhà văn Đông La (do Nhà thơ lớn Chế Lan Viên giới thiệu, “bắt” tôi làm nhà văn). Phải giới thiệu vậy vì “Lập què” (Nguyễn Quang Lập) từng viết một bài cho ông siêu khinh người: “Tôi nhớ khi tôi xưng danh ông đã nhìn tôi như nhìn một cục cứt” (Xin lỗi độc giả, phải tôn trọng văn bản). Tôi đang sống tại TPHCM, nhưng cùng quê Thanh Miện Hải Dương với ông và ông tân Phó Thủ tướng Đam đấy. Tôi không viết chữ “kính” trước chữ “gởi” vì chương trình của VTV có nhiều cỏ dại, nấm độc quá, nghĩa là trình độ ông kém nên không thể kính trọng được. Tôi không ghi ông là Ủy viên Trung Ương Đảng vì sợ những người hiểu biết sẽ cười ông. Cụ thể như tôi đã viết, ông đã cho chiếu bộ phim về Trần Thủ Độ, dù có là sự thật 100% đi chăng nữa, nó vẫn làm đau lòng con cháu nhà Lý, một triều đại anh hùng, từng đánh ngoại xâm vượt qua cả biên giới, khiến tướng giữ thành tự sát cùng cả nhà; đồng thời nó cũng làm ngượng mặt con cháu Nhà Trần. Nhà Trần 3 lần thắng quân Nguyên oanh liệt thế sao không làm phim mà lại đi làm cái khúc “cướp” ngôi?!

    Thứ nữa cái đề từ bộ phim: “Lịch sử tùy thuộc những góc nhìn” như tôi viết ở bài trước là duy tâm chủ quan, phản Triết học Mác. Điều này mang tính học thuật có thể quá sức hiểu của ông nên có thể phần nào thông cảm, nhưng chuyện VTV của ông luôn trương chình ình cái mặt ông Dương Trung Quốc, người từng chất vấn xỏ xiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước nghị trường mà VTV của ông phát hình trên toàn thế giới: “Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đã nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân?”. Hỏi vậy có nghĩa là tay Dương Trung Quốc này cho Đảng với dân là ngược nhau! Với cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, một cuốn lộn ngược lịch sử, cho Miền Nam giải phóng Miền Bắc, cho những tướng VNCH đường cùng tự sát là “tuẫn tiết”, tức chết vì nghĩa lớn, tức cho VNCH là chính nghĩa, vậy mà mang danh nhà sử học, Dương Trung Quốc nói: “tôi cũng đánh giá là cao”; rồi: “Tôi rất là tin cậy anh Huy Đức” (theo BBC), v.v… Chính vậy “nghị” Phước bảo ông ta là “đại ngu” không sai đâu! VTV cũng thỉnh thoảng trương hình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, một tay nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, một tay ký kiến nghị đòi tước quyền Đảng, v.v…

    Vì thế tôi mới viết không ghi ông là Ủy viên Trung ương Đảng, sợ người hiểu biết sẽ cười ông. Vì nếu ông nhớ mình là Đảng viên thì sẽ không cho đài của mình truyền phát những điều chống Đảng như thế.

    Gần đây nhất, dư luận lại dậy sóng khi ông trao giải Đặc biệt cho cô Thu Uyên vì có tài vu cáo đại ân nhân của các gia đình liệt sĩ là hai nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và Vũ Thị Hòa. Hai chứng nhân lại mới gởi và nhờ tôi đăng hai đơn thư phản đối Thu Uyên của họ sau đây:



    Xem tiếp...

    TIẾU LÂM KIM CỔ 15

    1- "Dư luận ở Kon Tum lấy làm lạ khi ông Phạm Văn Sớm, Giám đốc công ty TNHH MTV cà phê 731 (thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam, tỉnh Kon Tum) đã ký quyết định số 87 về việc xử lý kỷ luật lao động công nhân Tạ Thị Mơ. Lạ là vì, người bị kỷ luật với hình thức sa thải đã qua đời cách đây 16 năm 6 tháng do bị sét đánh..."(dantri.com.vn)

    2- "Theo UBND thành phố Hà Nội, thời gian gần đây dư luận phản ánh tình trạng khu đô thị Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, Cầu Giấy) xuất hiện nhiều tấm biển chỉ đường mang tên khó hiểu, toàn những ký tự đặc biệt như SP1, CD1, LS1…"(dantri.com.vn)
    Những con đường mang tên khó hiểu ở khu đô thị Nam Trung Yên (Ảnh: Lao Động) 
     
    3- Trong bức thông điệp quyết liệt đổi mới trong năm 2014 của Thủ Tướng, có thể đếm được không ít hơn 39 từ "phải". Đây này:
     + "...phải thống nhất hành động với quyết tâm cao..."
     + "Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế..."
     + "Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ..."
     + "Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu  nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội..."
     + "Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch"
     + "...phải đặt mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện..."
     + "Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp"
     + "...phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội..."
     + "...Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển..." 
     + "Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp..."
     + "Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân..."
     + "Quyền làm chủ phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật"
     + "Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường..."
     + "Pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển..."
     + "Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải được phân bổ tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước"
     + "Nhà nước phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao..."
     + "Phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế..."
     + "Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao"
     + "Mọi cơ quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng"
     + "Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ"
     + "Phải hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ"
     + "Người đứng đầu cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ"
     + "Phải tăng cường tương tác giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước..."
     + "...năm 2014 phải tập trung sức cao nhất xây dựng, sửa đổi các luật để thực hiện Hiến pháp"
     + "Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối...)
     + "Thời gian tới phải tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp..."
     + "Phải thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ..."
     + "Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước đang định giá phải tính đúng, tính đủ chi phí, công khai minh bạch..."
     + "Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường..."
     + "Phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước..."
     + "...cần phải được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó phải tập trung thực hiện đồng thời..."
     + "Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể..."
            
              *Lạm bàn: Ba "phải" là nhiều rồi. Đến ba chín "phải" thì e...nhiều quá, sợ năm 2014 "gánh" không nổi! Mà hình như vẫn còn thiếu một "phải" nữa, đó là "phải" cụ thể từ đâu...đầu tiên!
     
    Xem tiếp...