Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

BÔNG HOA CỎ



Nếu ai hỏi bông hoa nào đẹp nhất
Anh trả lời rằng bông hoa đó là em
Chẳng phải bông hồng, bông huệ, bông sen
Bông bạc, bông vàng, kim cương, ngọc đá...
Em chỉ là bông hoa nho nhỏ
Chưa người biết tên nhưng chan chứa vô ngần!

Khuôn mặt thanh xuân dịu ngát ân tình
Làn tóc vén hờ khéo khoe vầng trán mịn
Ánh mắt miên mơ thoáng vương buồn thánh thiện
Bầu má trinh nguyên mát rượi hiền ngoan
Chiếc mũi thon thon vẽ lên nét đoan trang
Đôi môi thắm đã đến thời ngọt lịm
Khi em cười là lộ niềm e thẹn
Luống cuống dấu che hàng răng trắng tinh khôi
Cổ em cao, tròn trịa, muốt sắc ngời
Vươn ngạo nghễ say sưa vầng nhật nguyệt
Tượng Vệ Nữ còn đôi khi tỳ vết
Em giáng trần toàn bích những đường cong

Giữa ngàn hoa, tươi thắm nhất là em
Hiển hiện như mơ, có biết mình rực rỡ
Mà cứ hồn nhiên rúc rích hoài trong gió
Chẳng nhớ thương ai vì chưa biết đợi chờ?

Khách vãng lai nào có thể ngờ
Bên vệ đường có bông hoa xinh xắn
Người ta đến chỉ dừng chân tìm ngắm
Cảnh sắc đẩu đâu, non nước tít xa vời...

Họ biết đâu rằng tuyệt tác rất gần thôi!


                                Trần Hạnh Thu






Xem tiếp...

HÌNH ẢNH 4

(Đại Chúng sưu tầm)                                

                                  (Lấy trên g+)





                      (Lấy trên Net)



                                          Nhận xét:

                                                     Quắc mắt coi khinh ngàn lực sĩ
                                                     Cúi đầu làm ngựa cõng nhi đồng

                                                                                        Lỗ Tấn

                              
Xem tiếp...

LỜI CHA



Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đời đời thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
                                  (Ca dao)

   Hình tượng người mẹ - một biểu trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam


Không bằng lòng mẹ bao la
Con khôn lớn mấy vẫn là nằm nôi
Mà tình cha nặng con ơi
Vụng về khối đá sần sùi Thái Sơn
Chẳng làm ra được vàng son
Gia tài: chỉ một kiếp mòn cha đi
Trải chiêm bao cuộc gian nguy
Đủ thành bại, đủ ngọt bùi đắng cay
Vắt thành hai nắm bàn tay
Cất làm di sản mai này trao con:
"Sống là nhẹ bước hành quân
Vượt muôn biến cố làm nên cuộc đời!"  

Không châu ngọc cũng vàng mười
Con ơi ghi tạc lấy lời của cha:
"Mát lành lòng mẹ thiết tha
Tình cha chát mặn chan hòa đại dương
Dạt dào đằm thắm yêu thương
Thỏa đời con trẻ muôn phương quẫy vùng!"


                                    Trần Hạnh Thu


Xem tiếp...

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

LỆ NGÂU



Lạ thay Chức Nữ - Ngưu Lang
Muôn năm khóc mãi dở dang vuông - tròn!
Đố ai ngăn được nguồn cơn
Cho Thu ráo hoảnh không còn Lệ Ngâu?

                                     Trần Hạnh Thu

 ĐỌC THÊM:

 

 

 

 

 


Ngưu Lang - Chức Nữ , từ truyền thuyết đến thiên văn 

U chuyện cảm động lòng người từ cổ chí kim truyền lại về chuyện tình ngang trái của đôi nam nữ trên cung đình, dựa trên các ngôi sao có thật trên bầu trời. Nhân dịp hôm nay mùng 7 tháng 7 âm lịch, chúng ta hãy tìm hiểu về câu chuyện này và các ngôi sao này trên bầu trời nhé :D 


Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
 
Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.
 
Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.
 
Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.
 
 Các ngôi sao này xuất hiện trên bầu trời thế nào mà dân gian lại gợi ra được hình ảnh và câu chuyện tuyệt vời, cảm động thế này vậy :D cùng tìm hiểu nhé ...
Hình chụp quầng khí quanh sao Chức Nữ
     Hình chụp quầng khí quanh sao Chức N  

 Sao Chức Nữ (α Lyr / α Lyrae / Alpha Lyrae hay Vega hoặc Vêga) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra), và là sao sáng thứ 5 trên bầu trời đêm. Nó là sao sáng thứ 2 ở bầu trời phía bắc sau Arcturus, và thông thường có thể nhìn thấy ở gần thiên đỉnh khi quan sát ở các vĩ độ trung bình (40-50) về mùa hè ở bắc bán cầu.
 
Nó là "ngôi sao gần" cách hệ Mặt Trời chỉ có 25,27 năm ánh sáng, và cùng với Arcturus và sao Thiên Lang (Sirius), là những ngôi sao "hàng xóm" của Mặt Trời sáng nhất. Sao Chức Nữ là một đỉnh của Tam giác mùa hè.
 
Lớp quang phổ của nó là A0V (Sao Thiên Lang là A1V, tức là ít mãnh liệt hơn một chút) và nó là sao thuộc chuỗi chính với các phản ứng hạt nhân chuyển hiđrô thành heli trong lõi của nó. Vì các sao càng mạnh thì sử dụng nguồn nguyên liệu nhiệt hạch càng nhanh, thời gian đang tồn tại của sao Chức Nữ chỉ khoảng 1 tỷ năm, bằng 1/10 của Mặt Trời. Sao Chức Nữ có bán kính 2,5 lần lớn hơn, 3 lần nặng hơn và 50 lần bức xạ mạnh hơn Mặt Trời.
So sánh kích thước Sao Chức Nữ bên trái và Mặt Trời
     So sánh kích thước Sao Chức Nữ bên trái và Mặt Trời

Sao Chức Nữ có một lớp bụi và khí hình chiếc đĩa vây quanh nó, được phát hiện bởi IRAS vào giữa những năm thập niên 1980. Nó hoặc là dấu hiệu của sự hiện diện của các hành tinh hoặc là các hành tinh của nó sẽ sớm được tạo ra. Đĩa mẫu hành tinh, như có thể suy ra từ tên gọi của nó, được tin là sẽ dẫn đến sự hình thành của các hành tinh nhưng cũng có thể tồn tại một thời gian dài sau khi các hành tinh đã hình thành nếu không có các hành tinh khí khổng lồ giống như sao Mộc.
 
Vào khoảng năm 14.000, sao Chức Nữ sẽ trở thành Sao Bắc cực, do hiện tượng tuế sai của các điểm phân. Xem bài Polaris để có thêm thông tin.
 
Các nhà thiên văn học chuyên nghiệp sử dụng sao Chức Nữ để xác định thang độ sáng tuyệt đối. Khi thang độ sáng được quy định thì giá trị cường độ sáng của sao Chức Nữ rất gần với 0. Vì thế độ sáng biểu kiến của Chức Nữ, theo định nghĩa, được chọn là bằng 0 trên mọi bước sóng (nó không được sử dụng gần đây do độ sáng biểu kiến ngày nay chủ yếu được định nghĩa theo thuật ngữ của thông lượng chiếu xạ từ sao). Nó cũng có phổ điện từ tương đối phẳng trong vùng ánh sáng (các bước sóng từ 350 đến 850 nanomét, phần lớn các bước sóng này mắt người có thể cảm nhận được).
 
Sao Chức Nữ là chủ thể của nhiều cái 'đầu tiên' trong Thiên văn học; năm 1850 nó là ngôi sao đầu tiên được chụp ảnh, năm 1872 nó là ngôi sao đầu tiên có quang phổ được ghi lại. Nó cũng được tranh cãi có phải ngôi sao đầu tiên được đo lại biến đổi vị trí góc của mình, trong các thực nghiệm đầu tiên của Friedrich Struve năm 1837. Cuối cùng, nó là ngôi sao đầu tiên có loại xe ô tô được đặt tên theo, khi Chevrolet sản xuất xe 'Vega' năm 1971.
 
Trong tiếng nước ngoài, tên gọi Vega có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập - từ waqi có nghĩa là "rơi rụng", trong thành ngữ نسر الواقع an-nasr al-wāqi‘ có nghĩa là "chim kền kền rơi". Là một phần của chòm sao Thiên Cầm (Lyra) nó tượng trưng cho chuỗi ngọc quý trên thân cây đàn cầm.
 
 Sao Ngưu Lang (α Aql / α Aquilae / Alpha Aquilae / Atair) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng (Aquila) và là sao sáng thứ 12 trong bầu trời đêm, với độ sáng biểu kiến 0,77.
 
Sao Ngưu Lang là một đỉnh của Tam giác mùa hè. Nó là sao dạng "A" hay sao trắng cách Trái Đất 17 năm ánh sáng và là một trong những sao gần nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
 
Trong một số ngôn ngữ nước ngoài, chẳng hạn như trong tiếng Anh, nó có tên là "Altair" hay "Atair" có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập để chỉ "con chim đang bay", từ thành ngữ نسر الطائر an-nasr aţ-ţā?ir "đại bàng bay".

Đáng chú ý nhất của sao Ngưu Lang là tốc độ tự quay cực nhanh của nó; bằng cách đo độ rộng các quang phổ vạch của nó, người ta đã xác định là ở khu vực xích đạo của nó thì nó tự quay một vòng hết khoảng 6 1/2 giờ (các tài liệu khác đôi khi cho là 9 hay 10,4 giờ). So sánh với ngôi sao của chúng ta, tức Mặt Trời, thì nó phải mất hơn 25 ngày một chút để tự quay hết một vòng. Với sự tự quay nhanh như vậy, sao Ngưu Lang có lẽ có hình cầu dẹt: đường kính tại xích đạo ít nhất khoảng 14% lớn hơn so với đường kính tính theo hai cực.
 
Sao Ngưu Lang, cùng với Beta Aquilae và Gamma Aquilae, tạo thành một đường nổi tiếng các sao, đôi khi được nói đến như là mỏ của con đại bàng (tức chòm sao Thiên Ưng).
So sánh kích cỡ sao Ngưu Lang và Mặt Trời
     So sánh kích cỡ sao Ngưu Lang và Mặt Trời
  
Tam giác mùa hè trên bầu trời
    Tam giác mùa hè trên bầu trời

Tam Giác Mùa Hè là một mảng sao (asterism) gồm các sao tạo ra một tam giác tưởng tượng của bầu trời nửa Bắc bán cầu, với các sao ở đỉnh là sao Ngưu Lang (Altair), sao Deneb, và sao Chức Nữ (Vega). Tam giác này nối ba ngôi sao sáng nhất của ba chòm sao: chòm sao Thiên Ưng (Aquila), chòm sao Thiên Nga (Cygnus) và chòm sao Thiên Cầm (Lyra).
 
Thuật ngữ tiếng Anh này được nhà thiên văn Anh Patrick Moore phổ biến trong những năm của thập niên 1950, mặc dù ông không phát minh ra điều này. Nhà thiên văn Áo, Oswald Thomas, miêu tả các sao này như một Tam Giác Lớn (Grosses Dreieck) vào cuối thập niên 1920, về sau ông gọi là Tam Giác Mùa Hè (Sommerliches Dreieck) vào năm 1934. Mảng sao này (asterism) đã được Joseph Johann Littrow để ý đến, ông miêu tả nó như là "tam giác dễ thấy" trên các tài liệu trong bản đồ của ông (năm 1866), và Johann Elert Bode đưa chùm sao này vào sách bản đồ của ông năm 1816, mặc dù chưa có tên gọi.

                                                                                                    (Lược chép từ trang FTVH)
 
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

HÌNH ẢNH 12


(Đại Chúng sưu tầm trên NET)
                                 


                                        Nhận xét  :
                                                                    DẬY MÀ ĐI
                                                      Dậy mà đi! Dậy mà đi!
                                                      Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?
                                                      Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
                                                      Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
                                                      (...)

                                                                                      (Trích thơ Tố Hữu)
                                      
                                           Thất bại...
                                                    

                                                  ...là mẹ thành công


Xem tiếp...

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

VŨ TRỤ KHÔNG CẦN AI SÁNG THẾ

(Chép lại từ sachhiem.net)
 
Phương Hà / ANTG

Vũ trụ rất có thể đã tự hình thành mà không cần tới bàn tay sáng thế của Thiên Chúa. Ở thời điểm hiện nay, các nhà vật lý đã đề xuất một số giả thuyết để giải thích sự xuất hiện của vũ trụ mà không cần sự can thiệp của thượng đế. Đó là ý kiến của Stephen Hawking, nhà thiên văn học nổi tiếng, một trong 10 thiên tài hàng đầu thời hiện đại Buổi giảng bài của Hawking tại Viện Kỹ nghệ California (SH - đại học CIT - California Institute of Techology) ngày 16/4 vừa qua đã thu hút rất đông đảo người nghe và ngồi chật kín cả giảng đường rộng tới 10 nghìn chỗ.
Mặc dù đã ở tuổi “cổ lai hy” và từ lâu đã phải nằm bất động trên xe lăn nhưng Hawking cho tới ngày hôm nay vẫn tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học rất tích cực. Ông đã bắt đầu bài giảng của mình tại đại học Cal Tech bằng những thông tin tổng quan ngắn gọn về các lý thuyết khoa học về sự xuất hiện của vũ trụ. Cụ thể, ông đã nhắc lại việc trong những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với nhà toán học Anh lừng danh Roger Penrose (sinh năm 1931), ông đã chứng minh rằng, vũ trụ không thể “nổ tung” ra khi nó co lại như trước đây người ta đã phỏng đoán.
Chính ở trong giai đoạn đó, Hawking đã bỏ công ra nghiên cứu vấn đề xuất hiện của thế giới và đã phải nhận “tiếng chuông cảnh tỉnh” đầu tiên từ người đứng đầu Giáo hội Công giáo. Đức Giáo hoàng là Gioan Phaolô II (1920-2005) đã bày tỏ thái độ chống lại việc nghiên cứu về sự xuất hiện của thế giới, nếu kết quả nhận được sẽ trái với điều mà các nhà thần học vẫn truyền bá về nó. Kể lại chuyện này, Hawking đã nói đùa: “Tôi đã cảm thấy rất mừng vì không bị đưa ra trước tòa án giáo hội”…
Sau khi sơ kết những kết quả nghiên cứu khoa học, thiên tài Hawking đã đặt ra một loạt những câu hỏi cho những ai là tín đồ của các lý thuyết về nguồn gốc thần linh của thế giới. Trong đó, ông nhấn mạnh: “Thế chúa đã làm gì trước khi tạo nên thế giới? Sắp đặt địa ngục để nhốt những ai sẽ đặt ra các câu hỏi như thế này ư?”.
Trước đây, Hawking hầu như không bao giờ nói thẳng về các quan điểm tôn giáo của mình. Tuy nhiên, ông luôn luôn cho rằng, con người, đó là đỉnh cao của sự tiến hóa và cần được hoàn thiện với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật (như tự động hóa, liệu pháp gien….). Trong các cuốn sách của mình, Hawking thường sử dụng từ “chúa trời” để làm rõ hơn những điều mà ông trình bày.
Người vợ cũ của ông, Jan Wilde, trong quá trình xử ly hôn, đã khẳng định rằng, Hawking là một người vô thần nhất quán. Năm 2010, khi so sánh tôn giáo với khoa học, Hawking đã nhấn mạnh: “Có một sự khác biệt căn bản giữa tôn giáo, dựa trên những giáo điều và khoa học, dựa trên quan sát và tư duy lôgích. Khoa học sẽ giành được chiến thắng vì nó hoạt động”. Trong tác phẩm Ý niệm cao siêu, Hawking cho rằng, để có được vũ trụ không cần đến một người sáng thế: “Một khi đã tồn tại thứ như là trọng lực thì vũ trụ có thế và đã tạo ra chính nó từ không có gì. Một sáng tạo tự phát - đó là lý do tại sao vũ trụ tồn tại và tại sao chúng ta tồn tại. Không có nhu cầu nào về một Đức Chúa Trời đã “đốt cháy” ngọn lửa và khởi động vũ trụ”.
http://www.cand.com.vn/Uploaded_ANTGCT/hoabt2/4_tien140-450.jpg
Tiến sĩ Stephen Hawking được trợ giúp đưa lên sân khấu thuyết trình bài “Nguồn gốc của vũ trụ”.
Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2011, Hawking đã nói: “Tôi coi bộ não như một máy tính, nó sẽ ngừng hoạt động khi các linh kiện của nó hết hạn sử dụng. Không có thiên đường hay thế giới bên kia cho cái máy tính đã bị hỏng; đó chỉ là một câu chuyện cổ tích cho những người sợ bóng tối”…
Năm 2011, trong bộ phim truyền bá khoa học Curiosity làm cho kênh truyền hình Discovery, Hawking đã đặt ra câu hỏi: “Có phải chúa trời đã tạo ra vũ trụ?”. Ông khẳng định rằng, để sáng tạo vũ trụ thì Thiên Chúa “không có thời gian,” kể từ trước khi vụ nổ Big Bang xảy ra, thời gian đã không hề tồn tại…
Tại Hội nghị Zeitgeist của Google trong năm 2011, Hawking cũng đã nói rằng “triết học đã chết.” Ông tin rằng triết học “đã không theo kịp với sự phát triển hiện đại của khoa học”, và các nhà khoa học đã trở thành những người mang ngọn đuốc dẫn đầu cho nhiệm vụ khám phá tri thức. Hawking tin vấn đề triết học có thể được trả lời bằng khoa học, đặc biệt là những lý thuyết khoa học mới sẽ dẫn chúng ta đến một hình ảnh mới rất khác về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong vũ trụ đó…
Ở phần cuối bài giảng tại đại học Cal Tech, nhà vũ trụ học thiên tài đặt ra quan điểm về việc cứu vớt nhân loại: “Chúng ta cần phải tiếp tục khám phá không gian vì tương lai của loài người. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ sống thêm được một ngàn năm nữa nếu rốt cuộc không chạy ra khỏi cái hành tinh mong manh này”.
Buổi giảng bài của Hawking ở California đã rất được công chúng chú ý. Mặc dù chủ đề của nó hoàn toàn mang tính khoa học thuần túy nhưng những người muốn đến nghe vẫn rất đông và họ đã xếp hàng dài tới cả cây số rưỡi. Những người muốn có được một vé miễn phí vào nghe đã phải đứng xếp hàng từ 12 giờ trước đó. Trong hội trường với 1.000 chỗ ngồi chật ních những người đứng nghe vì không còn ghế ngồi nữa. Trong số những người không có may mắn được vào giảng đường đã có những người say mê Hawking đến mức sẵn sàng bỏ ra cả nghìn USD để mua một giấy ra vào. Tuy nhiên, đã không có ai bán giấy mời của mình cả, dù với bất cứ giá nào.
Khán giả sắp hàng dài chờ nghe Stephen Hawking thuyết trình
Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford, vào đúng ngày mà Galileo đã mất trước đó ba trăm năm. Nhà khoa học thiên tài lớn lên như những đứa trẻ bình thường. Hai năm cuối trong Trường Trung học St. Albans ở Oxford, Stephen đã rất thích thú với môn toán nhờ một người thầy tài hoa và giàu tính nghệ sĩ ở trường này. Tuy nhiên, cha ông, dược sĩ Frank Hawking, lại phản đối dự định trở thành nhà toán học của con trai vì muốn cậu phải vào ngành hóa học. Nể và sợ cha nhưng vẫn giữ nguyên ham mê toán học của mình, Stephen Hawking sau khi tốt nghiệp trung học đã vào ngôi trường mà cha đã từng theo học là Đại học Oxford. Tuy nhiên, trong trường này không có ngành toán, nên Hawking đã vào khoa vật lý và tốt nghiệp loại xuất sắc. Sau đó ông chuyển đến Đại học Cambridge để tiếp tục theo đuổi luận án tiến sĩ về vũ trụ học…
Đúng trong giai đoạn đó, 50 năm trước đây, Stephen Hawking đã được chẩn đoán bị mắc chứng bệnh thoái hóa hệ thần kinh trung ương, thường được gọi là bệnh Lou Gehrig. Bệnh nhân gần như mất hết khả năng cử động và luôn luôn phải gắn chặt vào xe lăn. Hầu hết mọi người với chẩn đoán bệnh này hiếm khi sống hơn một chục năm. Ngay cả khi lay lắt sống, họ luôn trong tình trạng khó thở, và cơ bắp suy yếu cho đến khi bất động.
Sau lần phẫu thuật cắt khí quản, Hawking chỉ có thể nói được nhờ một thiết bị phát âm gắn với một máy tính được ông gõ chữ vào đó. Khi đó, ít ai nghĩ rằng ông có thể sống được tới lúc hoàn thành luận án tiến sĩ. Thế nhưng, ông không chỉ vẫn tiếp tục làm việc mà năm 1965, còn kết hôn với nữ sinh viên khoa ngôn ngữ Jane Wilde. Sự kiện này được chính Hawking đánh giá như một bước ngoặt trong cuộc đời ông. Ở một mức độ không nhỏ, chính nhờ thế mà ông đã hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1966. Ông và Jane Wilde đã có một con gái và hai con trai…
Bảo vệ luận án tiến sĩ xong, Hawking đã làm việc ở Viện Thiên văn học một thời gian rồi năm 1977, chuyển đến khoa Toán học ứng dụng và Vật lý lý thuyết của Cambridge. Đây cũng là nơi làm việc của ông cho tới ngay hôm nay… Năm 1970, Hawking trở thành thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia London.
Sau một ca phẫu thuật năm 1985, Hawking đã mất luôn cả khả năng nói và phải sử dụng máy tính có chương trình đặc biệt để giao tiếp với xung quanh.
Năm 1990, ông đã nhận một cô bé người Việt sinh năm 1980 là Nguyễn Thị Thu Nhàn, khi đó đang sống tại làng trẻ em SOS Hà Nội làm con nuôi. Năm 1997, ông đã sang Việt Nam để thăm cô con gái nuôi của mình..
Năm 1990, Hawking đã li thân rồi li dị Jane Wilde. Năm 1995, ông kết hôn với trợ lý chăm sóc cá nhân của mình là Elaine Mason. Đến tháng 10-2006, họ cũng đã ly dị…
Mặc dù mang bệnh hiểm, Hawking vẫn đã sống được tới hơn nửa thế kỷ và tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Khoa học hiện đại không thể nào lý giải được nguyên nhân của sự tồn tại kỳ diệu của Hawking
 
Xem tiếp...

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

TÁC HỢP ĐI, HAI NẺO TIN YÊU

 

Kẻ còn hoài da diết
Tiếng mõ chùa đêm đêm lốc cốc
Người còn mãi thiết tha
Tiếng chuông thờ chiều chiều bing boong

Chuông thờ vang xa ngân nga
Mõ chùa vọng sâu lắng đọng
Hàng ngàn năm rồi cùng niềm cứu chuộc
Chung nỗi hằng mong
Bên nhau nguyện cầu sao vẫn xa lòng?

Kẻ vẫn hoài da diết
Người vẫn mãi thiết tha...
Tác hợp đi, thỏa yêu thương một lối
Đồng điệu khúc thánh thiện ngợi ca
Đồng thanh lời tụng niệm khoan hòa!

Ôi tiếng mõ chùa cô liêu đêm xuống
Ôi tiếng chuông thờ hiu quạnh chiều buông!...


                                      Trần Hạnh Thu



Xem tiếp...

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

LẺ BÓNG

 

Trời sinh ra trầu ra cau
Trăng ơi sao nỡ phiêu diêu một mình
Hay Trăng đã đượm thề nguyền
Mà đành lẻ bóng ôm niềm nhớ thương?
Mối tình xưa, bến Quê Hương
Cô thôn nữ khóc cánh buồm ra đi
Mịt mùng tử biệt sinh ly
Tạc thành vàng đá Xuân Thì Trần Gian
Đêm đêm tỏa ngát Vầng Trăng
Chong chong soi khắp Ngân Giang ánh sầu
Mười hai cửa bể dãi dầu
Mười hai bến nước trước sau đợi chờ
Sóng tình phu phụ trào xô
Ngời dâng dào dạt vỗ bờ muôn năm!...


                                     Trần Hạnh Thu

Xem tiếp...

HIỆN TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT
Cũng xe cũng nhạc
Cũng pháo cũng hoa
Cũng đoàn người đưa
Cũng ưa màu đen trắng
Cũng là nước mắt
Cũng đàn hát rượu chè

Mà khác hoắc:
Một đàng đám ma
Một đàng đám cưới
Đám đóng lại trở về cõi chết
Đám mở ra nảy nở sinh sôi

Đám cưới:
Xe là xe hoa
Hoa là chúc tụng
Pháo rôm rả loan tin tác hợp
Đoàn người hộ tống rình rang
Trắng là cô dâu trinh bạch hiền ngoan
Đen là chú rể trẻ trung khỏe mạnh
Nước mắt là tương lai rạo rực
Nhạc nổi xập xình chè chén hân hoan
Cung chúc tân xuân!

Đám ma:
Xe là xe tang
Hoa là kính viếng
Pháo chát chúa là động quan, cáo phó
Đoàn người đưa tiễn buồn thương
Trắng là khăn sô thống thiết thê lương
Đen là linh hồn mãn kỳ số kiếp
Nước mắt là chia ly vĩnh biệt
Nhạc cử ò e, chè rượu nghẹn ngào
Thành kính phân ưu!

Cũng xe cũng nhạc
Cũng pháo cũng hoa
Cũng rước cũng đưa
Trên đường đời ngược xuôi hối hả
Nhưng hai đám lá vui buồn hai ngả
Hợp-Tan!

Là hai khúc giai điệu Tử-Sinh
Khúc trầm mặc và khúc ngân thánh thót
Hai biến tấu của ồn ào tấp nập
Tạo Hóa tác thành trong giao hưởng Trần-Gian...


                                       Trần Hạnh Thu



Xem tiếp...

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

HÌNH ẢNH 7

NHẬN XÉT:
-Chính chuyên chết cũng ra ma
 Lẳng lơ chết cũng đưa ra ngoài đồng
                                        (Tục ngữ)

-Làm người mà chẳng biết suy
 Đến khi nghĩ lại còn gì là thân
                                          (Tục ngữ)

-Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài
                                        (Ngạn ngữ Pháp)

-Đàn bà là linh hồn của mọi mưu cơ
                                        (Napoleon)

-Người ta dùng lửa để thử vàng, dùng vàng để thử đàn bà và dùng đàn bà để thử đàn ông
                                                                                                               (I. Silon)

-Người đàn bà đẹp đạt được thành công dễ dàng hơn người đàn bà thông minh. Chỉ đơn giản là những người đàn ông mù thì ít, bù lại, những người đàn ông ngốc nghếch lại quá nhiều.
                                                                                                                                  (X. Lorenx)

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)
   
Xem tiếp...