Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

CHUYỆN TÌNH THẾ GIỚI 7

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Ngọ ơi, Tình Xưa Thơ: Phạm thiên Thư. Nhạc: Hùng M Nguyễn ( Phổ từ bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị”)

 
CHUYỆN TÌNH THẾ GIỚI 7 (St)
 

Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: "Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn"

Nguyên Hằng, 00:20 07/10/2019

Trong làng văn học Việt Nam, chuyện tình của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và nữ thi sĩ Xuân Quỳnh từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho tình yêu đầy ngọt ngào và thơ mộng.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam có thể cho ra những tác phẩm văn thơ để đời và đi vào lòng người. Để có được xúc cảm sáng tạo nên cái hồn trong từng câu từ không quên ấy, hẳn mỗi người đều cần phải có những thi cảm, thi hứng từ thực tế cuộc sống.

Tương tự đối với sự nghiệp vợ chồng nhà văn, nhà thơ Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh cũng vậy. Không chỉ trong văn học mà ngoài cuộc sống, chuyện tình của cả hai đã trở thành một biểu tượng cho tình yêu đầy lãng mạn, thơ mộng và sống mãi trong lòng bao người. Với họ chất tình trong cuộc sống chính là cội nguồn cho sự sáng tác.

Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn - Ảnh 1.
Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn - Ảnh 2.

Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: Hai tác giả đình đám trong nền văn học Việt Nam

Có một hiện thực đã xảy ra, chính những lời thơ của bà có viết: "Chỉ còn em và anh/ Cùng tình yêu ở lại" như một điềm báo về tương lai của họ. Hay như trong một bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình cũng có những câu khiến người đọc phải suy nghĩ: "Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt."

Tai nạn giao thông năm 1988 đã cướp đi mạng sống của đôi nghệ sĩ tài hoa đang khi đang ở đỉnh cao cống hiến cho văn học nghệ thuật, để lại cho đời và nền văn học Việt Nam vô vàn tiếc thương và một câu chuyện tình đầy lãng mạn, đậm chất ngôn tình hiện thực.

Bằng những đóng góp không ngừng nghỉ cho nền văn học Việt Nam, trong sự nghiệp của hai vợ chồng nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cũng gặt hái những giải thưởng nhất định. Đặc biệt mới đây, google doodle còn trang trọng vinh danh kỷ niệm tuổi 77 của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh như một cách để tri ân những cống hiến của bà cho thơ ca nhân loại. Bà cũng cũng trở thành niềm tự hào của dân tộc khi là người phụ nữ Việt Nam được google vinh danh.

Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn - Ảnh 3.

Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam. Trong các vở kịch, truyện ngắn của mình, Lưu Quang Vũ luôn thể hiện được tính hiện thực và nhân văn, còn về thơ ông lại dồn cảm xúc vào những câu từ bay bổng và khát khao như để phác hoạ lại từng giai đoạn trong cuộc sống của chính bản thân.

Chính bởi cuộc sống luôn ảnh hưởng tới giọng văn hay cách biểu đạt câu chữ của mình, nên nhắc tới việc bày tỏ tình cảm với vợ là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, ông luôn dành những câu nói đầy mộc mạc, không hoa hòe nhưng cũng không kém phần lãng mạn vào trong từng bức thư. Thậm chí sau này khi đọc lại những bức thư tay của Lưu Quang Vũ hay Xuân Quỳnh gửi cho nhau, nhiều người vẫn khẳng định rằng đây chính là những tư liệu quý giá để họ viết nên những tác phẩm để đời.

Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn - Ảnh 4.

Một trong những bức thư tay được Lưu Quang Vũ viết cho Xuân Quỳnh khi bà đi công tác

Xuân Quỳnh (6 tháng 10 năm 1942- 29 tháng 8 năm 1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với loạt thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa.

Thơ Xuân của nữ thi sĩ giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình với cuộc sống của bà. Những bài thơ khi thì hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Cũng bởi sự sáng tạo gần gũi và ý nghĩa với cuộc sống, nên nhiều tác phẩm của hai vợ chồng bà đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông Việt Nam để truyền giảng cho bao thế hệ.

Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn - Ảnh 5.

Nói về chuyện tình đáng người ngưỡng mộ của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh, rất ít người biết rằng họ đến với nhau khi cả hai đã từng có một cuộc hôn nhân rạn nứt trước đó. Chuyện tình cảm của họ thậm chí đã gặp không ít dị nghị, cách trở thế nhưng họ vượt qua mọi rào cản về bên nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn của cuộc sống.

Thời ấy, cả hai sống trong căn hộ rộng 6m2 ở 96A phố Huế. Đó là một gia đình có đầy đủ "con anh, con tôi, con chúng ta", nhưng ngôi nhà nhỏ đầy sách vở ấy luôn đầy ắp tiếng cười, tràn ngập tình yêu thương. Năm 1976 khi Xuân Quỳnh đi công tác miền Nam, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh thường xuyên gửi thư cho nhau. Những bức thư tay đầy chất tình, đầy lãng mạn ấy như là động lực để họ san sẻ tình yêu mỗi khi xa cách.

Đọc những dòng thư ấy, dù là kẻ mộng mơ hay thậm chí những người luôn khăng khăng nhận định mình sống lí trí đều sẽ phải ngưng lại vài đoạn chìm vào trong tình yêu nồng nhiệt và mãnh liệt của cả hai. Trong một bức thư tình, Lưu Quang Vũ có viết: "Em đi đã được một tuần. Nhớ em và buồn lắm. Mấy bố con ở nhà vẫn bình thường. Mẹ đi vắng. Mí cứ quấn bố, tối không chịu xuống bà. Hôm nào cũng bảo: bố với em đi đón mẹ đi. Mí ăn được, ngủ được, vẽ thêm nhiều tranh mới. Tuấn Anh xuống bác, bà Tuấn Anh vẫn ở đây, ngày nào Tuấn Anh cũng về đi bơi, xong ăn cơm chiều với bà hoặc với anh rồi lại xuống bác. Kít thì vẫn về luôn."

Cứ thế suốt 14 năm, tình cảm đối với vợ của Lưu Quang Vũ vẫn như thuở ban đầu, mọi việc nhà mỗi khi vợ đi công tác ông đều san sẻ.

Còn với Xuân Quỳnh lúc nào bà cũng thổn thức với chồng qua từng câu chữ, trong một bức thư khác bà có nhắn: "Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn." Sống cùng nhau ngần ấy năm nhưng có lẽ với bà chưa bao giờ là đủ. Việc họ tìm thấy nhau trong một đoạn đường khó khăn, từng có một đời vợ, một đời chồng có lẽ là điều khiến họ trở nên trân quý từng khoảnh khắc bên nhau hơn.

Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn - Ảnh 6.

Gia đình nhỏ đầy ắp tiếng cười của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ

Chuyện tình đẹp nhưng đầy bi thương của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ: Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn - Ảnh 7.

Hình ảnh chụp chung cùng các con của đôi nghệ sĩ tài năng

--------------------------------------------------
CHUYỆN TÌNH LƯU QUANG VŨ
Chuyện người phụ nữ Lưu Quang Vũ đắm say Phút đầu, nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền dè dặt, rồi tần ngần khi được hỏi về mối tình thầm lặng của chị với nhà viết kịch nổi tiếng. Nhưng khi cảm thấy đã tìm được nơi chia sẻ, chị mải miết độc thoại như không muốn bị cắt ngang những hồi ức về một tình yêu ngọt ngào và thấm đẫm nỗi buồn. Tác giả Hồn Trương Ba da hàng thịt vốn tài năng và đào hoa. Nhiều giai nhân, như lời một bài thơ của anh, đã là “mây trắng của đời tôi”, khi phiêu bồng qua những năm tháng sống nồng say và hết mình của thi sĩ. Nhưng dừng lại dài lâu nhất trong cuộc đời ngắn ngủi đó, ám ảnh dai dẳng nhất trong hồn thơ tài hoa đó là ba người phụ nữ: Tố Uyên, trong cuộc hôn nhân đầu tiên nảy sinh từ tình yêu thời chanh cốm; Xuân Quỳnh, người vợ dịu dàng, ân nghĩa, tình yêu đằm thắm, khốc liệt cuối cùng của Vũ và Nguyễn Thị Hiền, người tình - nàng thơ đắm say của thi nhân trong “những năm tháng đau xót và hy vọng”.
Người con gái của nhà văn Kim Lân gọi mối tình với Lưu Quang Vũ là “tình yêu sét đánh”, mở ra một đoạn đời đầy giống tố cho cả hai. Họ gặp nhau lần đầu trong một buổi họp cuối năm của Tạp chí Thanh Niên, trong đó, Hiền là người phụ trách còn Vũ là cộng tác viên. Tan cuộc, khi vừa về đến nhà, chị nghe bố nói lại: “Vũ vừa đến tìm con”. Tâm hồn nhạy cảm của một thiếu nữ thoáng chút băn khoăn: “Sao vừa gặp nhau đấy thôi...”. Nhưng tình yêu mới chỉ được nhen từ phía thi nhân, dù lúc đó, nữ họa sĩ đã nghe danh và cũng rất cảm phục tài năng của Lưu Quang Vũ. Lần thứ hai, họ gặp lại tại ngôi nhà ở phố Huế cùng nhà văn Đỗ Chu, trong một đêm mất điện. Lúc Hiền đến, Lưu Quang Vũ đang đọc Đất nước đàn bầu cho bạn bè nghe bên ánh sáng đèn dầu. “Ngay lập tức, tôithấy trái tim mình lỗi nhịp. Tôi cảm được chuyện gì đang xảy ra. Nhưng còn biết làm gì hơn là nghe thơ xong thì đi về. Vừa tới nhà, quay ra tôi đã nghe tiếng gõ cửa. Vũ đứng đó, trong chiếc áo mưa lính, chân như xịu xuống, rụt rè: ‘Vũ muốn gặp Hiền’. Chúng tôi lững thững đi dạo bên nhau. Anh đưa tặng tôi một bài thơ vừa hoàn thành và nhỏ nhẹ: ‘Vũ đã yêu Hiền từ lâu’”, chị kể. Đó là khúc dạo đầu và cũng là hồi ức yên bình nhất của một mối tình từng được Lưu Quang Vũ viết là “một tình yêu không biết nói cùng ai/ đến điên dại đến nghẹn ngào đau đớn (Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng).
Lúc bấy giờ, Lưu Quang Vũ vừa rời khỏi quân ngũ, đang thất nghiệp, sống vô phương hướng nhưng quan trọng nhất là đã có gia đình. Còn Nguyễn Thị Hiền làm việc ở Trung ương Đoàn, lại đang được đề xuất đi nước ngoài. Chuyện tình của hai người bị gièm pha, bị phản đối kịch liệt. “Hai đứa đều rất khổ. Nhiều lúc tôi không hiểu, tại sao người ta lại có thể độc ác đến vậy”. Chị bị đặt giữa hai sự lựa chọn: Yêu Vũ hoặc rời xa anh để đi nước ngoài. Người con gái đang yêu đã từ bỏ cơ hội xuất ngoại đầu tiên trong đời để ở lại bên Vũ.
Nhưng cho đến tận lúc Lưu Quang Vũ tử nạn, mối tình giữa thi nhân và họa sĩ vẫn chỉ là một tình yêu thánh thiện, trong sáng và tinh khiết - một tình yêu thuần túy tinh thần. Nữ họa sĩ lý giải nguyên nhân chia xa: "Tôi bị cơ quan đoàn thể kiểm điểm lên xuống. Tôi không sao hiểu nổi cuộc đời lại phũ phàng đến thế? Tại sao một tình yêu trong sáng họ lại có thể biến chúng tôi thành tội đồ... Bố tôi đau khổ quá nên phát bệnh. Trời mùa hè mà cụ quấn áo bông, chân đi tất, nằm đắp chăn rên hừ hừ. Tôi chịu không nổi”. Chỉ cần hình dung dáng điệu gầy gò của Kim Lân trong bộ dạng ấy, những người yêu mến nhà văn đã khó yên lòng, huống hồ chị là cô con gái yêu của ông. “Bố và Lưu Quang Vũ là hai người đàn ông yêu thương, quan trọng nhất với tôi lúc đó. Khi phải giằng xé giữa hai người, tôi nhận ra rằng, yêu một người không có nghĩa là người đó phải thuộc về mình. Chúng tôi hướng đến nhau theo một cách khác, trở thành điểm tựa tinh thần cho nhau trong sáng tạo nghệ thuật”, chị tâm sự. Số phận đưa đẩy Lưu Quang Vũ đến với Xuân Quỳnh trong cuộc hôn nhân lần thứ hai năm 1973, còn Nguyễn Thị Hiền cũng kết hôn với nhà nghiên cứu Lê Dưỡng Hạo năm 1978 và sống ở Sài Gòn. Họ chỉ gặp mặt nhau đôi lần, khi nhà viết kịch vào Nam tìm chị và khi anh, qua nhà thơ Dương Tường, gửi vé mời chị tới xem Hồn Trương Ba da hàng thịt trong một lần họa sĩ ra Bắc. Hỏi chị, nếu quay ngược thời gian, chị có quyết liệt đến cùng trong mối tình với Lưu Quang Vũ, chị không trả lời thẳng vào câu hỏi, nhưng điềm tĩnh nói: “Lúc đó, tôi chỉ là một cô bé hồn nhiên, chỉ biết vẽ và đọc sách thôi, chưa từng biết lo toan, sắp xếp một cuộc sống gia đình. Trong khi Xuân Quỳnh là một phụ nữ rất trải nghiệm. Quỳnh yêu Vũ hết lòng và cũng lo cho anh được rất nhiều. Tôi cũng biết, tình yêu của hai tâm hồn có thể đẹp nhưng khi buộc phải chạm vào đời thực, biết đâu, nó khiến con người vỡ vụn, chơi vơi”. Nghe cách chị nói về vợ của người yêu, mới hiểu điều chị từng ngộ ra rằng: yêu một người không có nghĩa là người đó phải thuộc về mình
Chính vì thế, điều khiến nữ họa sĩ đau khổ nhất không hẳn là mất anh, mà mất đi kỷ vật tình yêu giữa hai người. Họ có một cuốn sổ chung, anh làm thơ còn chị vẽ minh họa luôn vào đó. Cuốn sổ đã mất, chị chỉ còn lại một số bản viết tay những vần thơ của anh tặng chị. “Hai tháng trước khi qua đời, Vũ gặp tôi để nhắc lại một lời hẹn chung của chúng tôi, rằng chúng tôi sẽ in chung một tuyển tập, thơ của anh và những bức họa của tôi. Anh mang ước nguyện đó ra đi mãi mãi còn cuốn sổ cũng rời bỏ tôi”, chị ngậm ngùi. Gần 40 năm xa và đã 20 năm mất anh vĩnh viễn trong cuộc đời này, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền không giấu nổi đau đớn khi nhắc đến cái chết của người nghệ sĩ tài hoa. Khi anh mất, chị đang ở Sài Gòn. Chị đón nhận tin dữ với thái độ nghi hoặc rằng: “Chắc chỉ là lời đồn của kẻ ghen ăn tức ở ác miệng”, dù đêm trước khi Lưu Quang Vũ bị tai nạn, chị đã nằm ác mộng thấy mình cặm cụi đi đóng áo quan. Chỉ đến khi báo chí đồng loạt đưa tin, nữ họa sĩ mới biết đó là sự thật kinh hoàng. Chị kể, trong những ngày mới mất, đêm nào anh cũng trở về trong những giấc mơ của chị
“Người đàn bà không có tên” trong những vần thơ của Lưu Quang Vũ khép lại dòng hồi ức khắc nghiệt của mình bằng tiếng cười có phần mệt mỏi nhưng nghe thanh thản: “Giới trẻ ngày nay thật khó tin được vào một tình yêu tinh thần thuần túy. Nhưng tôi và Vũ đã nhìn nhau như một đốm lửa nhỏ, một ánh sao xa, lặng lẽ soi cho nhau để tự sáng lên trong cuộc đời”. Nghe chuyện người phụ nữ Lưu Quang Vũ đắm say, khó cưỡng lại cảm giác tìm gặp chị trong những vần thơ của thi sĩ. Chị lúc là “tia nắng soi anh đến trọn cuộc đời”, lúc là “Gương mặt đẹp chập chờn sau lọ mực” để anh ước nguyện “Tôi làm sao có thể nguôi yên/ Khi biết ở nơi nào em vẫn sống/ Em sẽ đến như ngày rồi sẽ nắng/ Tôi sống bằng khoảng rộng ở nơi em”... Và kết quả của một mối tình cay đắng, ít nhất cũng đã trổ được những vần thơ, như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhận xét: “Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền đã giúp Vũ làm nên những bài thơ vào loại hay nhất của anh”
 
Một trong những bài thơ Lưu Quang Vũ viết tặng họa sĩ Nguyễn Thị Hiền Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên (II) 
 
Mái nhà nâu nhấp nhô
Trong khói mờ ẩn hiện
Cây bàng cao lá tím
Ướt nhòa sương ngã ba.
Nhìn nhau không thể xa
Đèn mùa đông vụt tắt
Màu áo em đỏ rực
Cháy sau vòm cửa đêm
Giờ anh như con thuyền
Bốn bề lên sóng vỗ
Xô dạt về tựa ngủ
Trên rộng dài bến em
Em chiếm hết anh rồi
Những cánh đồng trắng xoá
Những ngả đường đói lả
Và giấc mơ sau cùng
Anh dâng em tất cả
Đây chùm hoa cúc nhỏ
Rụng cánh xuống vai trần
Anh ngập tràn lòng em
Những màu và những tiếng.
Trời xanh và cánh rộng
Anh hôn từng ngón tay
Anh hôn làn tóc xoã
Trên trán buồn âm u
Anh hôn lên đôi mắt
Môi chạm vào bao la
Ôm em trong vạt áo
Như hoa hồng ngày xưa
Thôi mắt đừng xót xa
Nỗi buồn thời quá khứ
Từ nay anh sẽ thở
Trong mối tình của em.
Lưu lạc giữa hoàng hôn
Đồng mưa và cỏ lạnh
Nghẹn ngào thương nhớ em
Dưới một trời bom đạn.
Đường anh xa vắng lắm
Lòng em có đến cùng
Áo bay về mênh mông
Chập chờn trên gác tối
Ngọn lửa nhỏ cô đơn
Đang nghĩ gì phương ấy?
Lưu Quang Vũ - 1973
 
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét