VIỆT NAM HIỀN HÒA 3/5

(ĐC sưu tầm trên NET)

Dân tộc La Chí

Dân tộc La Chí

30 / 05/ 2012, 02:05:38
Tên dân tộc: La Chí (Cù Tê, La Quả).
Dân số: 10.765 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Hà Giang, Lào Cai.
Phong tục tập quán:
Ở nhà sàn ba gian, bàn thờ tổ tiên đặt ở gian to nhất. Con lấy họ cha. Trong lễ cưới nhà trai phải nộp tiền cho nhà gái. Mỗi dòng họ đều có trống và chiêng riêng, dùng vào việc cúng bái. Tết tháng 7 là tết lớn nhất.
Ngôn ngữ:dan toc la chi

Thuộc nhóm Kadai.
Văn hoá:
Nhạc cụ có trống, chiêng, đàn tính, đàn môi bằng lá cây... Các trò chơi trong dịp lễ hội: ném còn, đánh quay, đu quay, đu dây...
Trang phục:
Nam mặc áo 5 thân dài tới ngang bắp chân, quần lá tọa, đầu quấn khăn. Nữ mặc áo dài tứ thân, có dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, mặc quần hoặc váy.
Kinh tế:
Làm ruộng bậc thang. Có nghề dệt vải bông, nhuộm chàm từ lâu đời. Sống định canh định cư thành từng bản.

Dân tộc Kinh (Việt)

Dân tộc Kinh (Việt)

30 / 05/ 2012, 02:05:15
Tên dân tộc: Kinh (Việt).
Dân số: Khoảng 65,8 triệu người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Khắp các tỉnh, đông nhất ở vùng đồng bằng và thành thị.
Phong tục tập quán:dan toc kinh
Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất. Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung.
Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của cô dâu.
Văn hoá:
Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ văn, bộ sách, bài hịch). Ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, diễn xướng đạt trình độ nghệ thuật cao. Có nhiều lễ hội, hàng năm có hội làng.
Trang phục:
dan toc kinh
Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá.
Kinh tế:
Làm ruộng nước, có kinh nghiệm trong việc đắp đê đào mương, trồng lúa nước. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi phát triển. Nghề gốm có từ sớm.

Dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú

30 / 05/ 2012, 02:05:10
Tên dân tộc: Khơ Mú (Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy).
Dân số: 56.542 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Yên Bái.

Phong tục tập quán :
Thờ tổ tiên và các nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất, tin là có ma: "ma trời", "ma đất", "ma rừng"... Hôn nhân tự do, ở rể một năm, người cùng dòng dan toc kho muhọ không được lấy nhau. Nhà ở sơ sài, sống du canh du cư.
Ngôn ngữ :
Ngôn ngữ thuộc nhóm Môn - Khmer.
Văn hoá :
Có vốn truyền thống văn hoá lâu đời.
Trang phục :
Trang phục giống người Thái, nhưng trang sức có nét riêng.
Kinh tế :
Làm nương rẫy, hái lượm và săn bắn. Nghề đan lát phát triển.

Dân tộc Khmer

Dân tộc Khmer

30 / 05/ 2012, 02:05:12
Tên dân tộc: Khmer (Việt gốc Miên, Khmer Krôm).
Dân số: 1.055.174 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang.
Phong tục tập quán:
Theo đạo Bà La Môn, đạo Phật dòng tiểu thừa. Sùng kính đạo Phật. Thanh niên trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà ở lợp bằng lá dừa nước, ít nhà lợp ngói.dan toc Khmer
Văn hoá:
Có tiếng nói và chữ viết riêng. Sống xen kẽ với người Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Các ngày lễ lớn là lễ Chôn Chơ Nam Thơ Mây (năm mới), lễ Phật Đản, lễ Ðôn Ta (Xá tội vong nhân), lễ hội Ooc-Om-Bok (cúng trăng).
Kinh tế:
Làm lúa nước từ lâu đời. Chăn nuôi và các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt.

Dân tộc Kháng

Dân tộc Kháng

30 / 05/ 2012, 02:05:40
Tên dân tộc: Kháng (Xá Khao, Xá Xúa, Xá Ðón, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm).
Dân số: 10.272 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Sơn La, Lai Châu.
Phong tục tập quán:dan toc khang
Người Kháng ở nhà sàn. Nhà thường có 3 gian, hai chái. Mỗi nhà có 2 bếp lửa (một bếp để nấu ăn hàng ngày, còn một bếp để sưởi và nấu đồ cúng khi bố mẹ chết). Tục cưới xin trải qua các lễ thức sau: dạm hỏi, xin ở rể, cưới. Lễ cưới lần đầu cho chàng trai đi ở rể, lễ cưới lần hai, đưa cô dâu về nhà chồng.
Ngôn ngữ:
Thuộc ngôn ngữ Môn - Khmer.
Trang phục:
Trang phục giống người Thái. Nữ nhuộm răng đen, ăn trầu.
Kinh tế:
Làm rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt, trồng nhiều lúa nếp làm lương thực chính, trồng bông rồi đổi lấy vải. Ðồ đan: ghế, rổ, rá, nia, hòm, gùi...

Dân tộc Hrê

Dân tộc Hrê

30 / 05/ 2012, 02:05:34
Tên dân tộc: Hrê (Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy...).
Dân số: 113.111 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Phía tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Ðịnh.
Phong tục tập quán:
Thờ nhiều thần linh, "già làng" có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Hình thức gia đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc này. ở nhà sàn.
Ngôn ngữ:dan toc Hê rê
Thuộc ngôn ngữ Môn - Khmer.
Văn hoá:
Có lễ hội đâm trâu, thích sáng tác thơ ca. Ka Choi và Ka Lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào. Nhạc cụ đa dạng: đàn Brook, Ching Ka La, sáo Ling La...
Trang phục:
Mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa.
Kinh tế:
Làm lúa nước và chăn nuôi. Nghề đan lát khá phát triển.

Dân tộc Hoa

Dân tộc Hoa,kèn, múa,hát

30 / 05/ 2012, 02:05:14
Tên dân tộc: Hoa (Hán).
Dân số: 862.371 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Trong cả nước.
Phong tục tập quán:
dan toc hoaỞ nhà ba gian, hai chái, sống gắn bó với nhau trong một khu vực. Các gia đình trong cùng dòng họ quây quần bên nhau. Người cha là chủ gia đình. Con trai được thừa kế gia tài và con trai cả được phần hơn. Thờ cúng người chết tại nhà. Trong thôn xóm đều có chùa, đền, miếu để thờ cúng. Hôn nhân của con do cha mẹ quyết định trên cơ sở tương đồng về hoàn cảnh kinh tế và địa vị xã hội. Việc ma chay phải qua rất nhiều thủ tục nghiêm ngặt.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Hán.
Vdan toc hoaăn hoá:
Người Hoa thích hát "sơn ca", nhạc kịch. Nhạc cụ có: kèn, sáo, nhị, hồ, trống, thanh la, lão bạt, đàn tỳ bà, tam thập lục,...
Trang phục:
Nam mặc quần áo. Nữ mặc áo 5 thân cài cúc vải ở bên mép.
Kinh tế:

Làm nhiều nghề khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nhân, viên chức, giáo viên, buôn bán... Có truyền thống trồng lúa nước và nổi tiếng về các nghề gia truyền.

Dân tộc Hà Nhì

Dân tộc Hà Nhì

30 / 05/ 2012, 02:05:05
Tên dân tộc: Hà Nhì (U Ní, Xá U Ní).
Dân số: 17.535 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Lai Châu, Lào Cai.
Phong tục tập quán:
Thờ tổ tiên, sống định cư, có nhiều dòng họ, hàng năm cả dòng họ có tục tập trung nghe kể về gia phả. Hôn nhân tự do nhưng phải qua hai lần cưới. Lần cưới đầu, cô dâu về ở nhà chồng và đổi họ theo chồng (cũng có nơi ở rể). Khi làm ăn khấm khá, có con, họ tổ chức cưới lần hai. Khi có ma chay, phải rỡ bỏ tấm liếp của buồng người chết, phá bàn thờ tổ tiên làm giường đặt tử thi ở bếp, chọn ngày giờ tốt đem chôn.
Ngôn ngữ :dan toc ha nhi
Thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng
Văn hoá :
Có nhiều truyện cổ, truyện thơ dài. Nam nữ có điệu múa riêng. Trai gái tỏ tình dùng khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Con trai gảy đàn La khư, con gái thổi Am-ba, Mét-đu, Tuy-huý. Có nhiều bài hát ru, hát đối, hát đám cưới, đám ma.
Trang phục :
Hoa văn màu sặc sỡ (ở Lai Châu), màu xanh chàm (ở Lào Cai).
Kinh tế :
Trồng lúa, có nơi làm ruộng, làm rẫy, làm ruộng bậc thang, đào mương đắp đập lấy nước. Chăn nuôi phát triển. Nghề thủ công: đát lát, dệt vải.

Dân tộc Giẻ Triêng

Dân tộc Giẻ Triêng

30 / 05/ 2012, 02:05:37
Tên dân tộc: Giẻ Triêng (Dgích, Ta Reh, Giảng Rây, Pin, Triềng, Treng Ta Liêng, Ve, La Ve, Bnoong, Ca Tang).
Dân số: 30.243 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Ninh
Phong tục tập quán :dan toc giẻ triêng
Thờ thần linh. Việc cúng bái và xem điềm báo lành, dữ là phổ biến. Vật tế thần lớn nhất là con trâu. ở nhà sàn dài, các nhà trong làng được xếp thành hình tròn xung quanh nhà rông. Con gái chủ động trong việc hôn nhân.
Ngôn ngữ :
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
Trang phục :
Ðàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy quấn hoặc váy ống và che ngực bằng yếm hoặc chính ống váy kéo lên.
Kinh tế :
Sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, hái lượm...
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH