Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 9

-Nhân dân không thể sai, vì đất nước này là của nhân dân! 
-Nhà nước không thể đúng khi tự vỗ ngực xưng tên là nhà nước của dân, do dân và vì dân!
-Tức nước vỡ bờ!
-Kết quả tất yếu và còn nữa, chủ yếu là do chính sách đất đai và định hướng kinh tế sai lầm!

---------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Tranh chấp đất đai:3 người bị bắn chết, 18 người bị thương

24/10/2016 08:58 GMT+7
    TTO -  Vụ việc xảy ra tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Ông Nguyễn Ngọc Long - chủ tịch UBND huyện Tuy Đức - xác nhận nơi xảy ra sự việc là khu vực có tranh chấp đất đai giữa người dân và các đơn vị doanh nghiệp.
    Tranh chấp đất đai:3 người bị bắn chết, 18 người bị thương
    Ông Nguyễn Văn Bon (bảo vệ Công ty Long Sơn) cùng con trai Nguyễn Thanh Hùng bị bắn bị thương, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông - Ảnh: Tiến Thanh
    Theo ông Nguyễn Ngọc Long, ngoài 3 người tử vong gồm Dương Văn Tiến, Điểu Tào, Điểu Vinh (đều là người của Công ty Long Sơn, tỉnh Đắk Nông) còn có 18 người bị thương, trong đó một số người bị thương rất nặng.
    Bị bắn tới tấp
    Nằm tại khoa cấp cứu chờ phẫu thuật, anh Nguyễn Thanh Hùng (18 tuổi, quê Trà Vinh, bảo vệ Công ty Long Sơn) cho biết khoảng 7g30 sáng 23-10, hàng chục người là công nhân, bảo vệ công ty được cử đến tiểu khu 1535 (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức) san ủi phần đất lấn chiếm của người dân...
    “Chúng tôi vừa đến, hàng chục người dân liền bao vây, có ba người cầm súng bắn tới tấp vào đoàn công nhân. Chúng tôi dùng khiên đỡ đạn nhưng có ba bảo vệ gục ngay tại chỗ, các công nhân bỏ chạy cũng bị dính đạn. Tôi trúng hai phát vào bụng, ngã quỵ” - anh Hùng chưa hết bàng hoàng.
    Theo ông Nguyễn Văn Bon (40 tuổi, cha của Hùng, bảo vệ công ty), khi biết tin các anh em đến san ủi đất bị dân chặn, vây bắn, một số người của công ty có chạy đến nhưng không dám vào hiện trường.
    “Nhóm người này rất hung hãn, dọa bắn tất cả những người của công ty nên chúng tôi phải điện báo cho công an, không dám vô đưa người đi cấp cứu. Mãi đến khoảng 11g khi công an tới, nói chuyện với nhóm người dân thì họ mới cho công ty đưa người đi cấp cứu và đưa thi thể những người chết ra khỏi hiện trường” - ông Bon kể.
    Sau khi được cứu, 18 nạn nhân bị thương được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tuy Đức, Trạm xá trung đoàn 720 để cấp cứu.
    Chiều cùng ngày, có bốn người gồm Nguyễn Thanh Hùng, Điểu Duy, Điểu An, Điểu Ka được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Bác sĩ Bùi Chí Trung - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông - thông tin cả bốn nạn nhân bị đa chấn thương ở vùng bụng, đầu, ngực.
    Các nạn nhân bị thương khác cũng đang được chuyển lên bệnh viện tỉnh cứu chữa.
    Tối qua trả lời Tuổi Trẻ, một lãnh đạo xã Đắk Ngo đang ở nơi xảy ra sự việc cho biết phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, phó giám đốc Công an Đắk Nông cùng Viện KSND tỉnh cũng đang ở hiện trường chỉ đạo xử lý vụ việc.
    “Thông tin ban đầu chúng tôi nắm được là khoảng 20 công nhân của Công ty Long Sơn đưa máy móc và người vào san ủi, khai hoang để thực hiện dự án nông lâm. Lúc này có rất nhiều người dân đã tập trung từ trước, những người này tấn công bảo vệ Công ty Long Sơn trước và bắt toàn bộ người của Công ty Long Sơn phải cởi quần áo, sau đó dùng dây trói lại, ai không cởi quần áo thì bị họ dùng súng hoa cải bắn” - vị này nói và còn cho biết hai trong ba người bị bắn là người dân tộc thiểu số, trú tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
    Tranh chấp đất đai:3 người bị bắn chết, 18 người bị thương
    Những nạn nhân trong vụ đụng độ ở xã Đắk Ngo được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông - Ảnh: TIẾN THÀNH
    Đỉnh điểm của 
tranh chấp kéo dài
    Hiện trường nơi xảy ra vụ việc nằm chia cắt hoàn toàn với trung tâm huyện Tuy Đức, phải đi bộ khoảng 20km mới có thể tiếp cận được.
    Theo tìm hiểu, vụ việc xảy ra là hệ quả của một chuỗi bức xúc, tranh chấp kéo dài từ lâu giữa người dân với Công ty Long Sơn.
    Trước đó ít ngày, hàng trăm người dân tập trung tại nơi có tranh chấp phản đối việc Công ty Long Sơn cho người vào làm dự án.
    Trong khi đó, trong một số đơn thư khiếu nại gửi nhiều cơ quan trung ương và địa phương, có hàng chục người dân ký đơn trình bày cho rằng phía Công ty Long Sơn cho người đến san ủi cào phá vườn cà phê, điều của người dân, tự ý đào hào ngăn cách giữa đường qua lại, trong các lần đụng độ “phía người dân luôn bị thiệt hại nặng, có người bị đánh bầm giập, người bị bắt”.
    Theo thông tin từ công an, sau khi gây án, bốn người liên quan trực tiếp vứt súng và bỏ trốn khỏi hiện trường.
    Theo đại tá Lương Ngọc Lếp - phó giám đốc Công an Đắk Nông, cơ quan chức năng tỉnh đang bám sát, phối hợp cùng Công an huyện Bù Đăng (Bình Phước) vây bắt bốn người gây án này.
    Hiện công an huyện cũng đã mời, triệu tập một số người liên quan để lấy lời khai, điều tra nguyên nhân.
    Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu - đại diện Công ty Long Sơn - cho biết hiện công ty chưa thể cung cấp thông tin gì, trước mắt phải giải quyết hậu quả vụ việc.
    Phối hợp cùng Công an Bình Phước vây bắt
    Tối cùng ngày, Công an Bình Phước cho biết đang chốt chặn các ngả đường để vây bắt các đối tượng nổ súng hoa cải bắn chết người của Công ty Long Sơn.
    Đại diện UBND xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng (Bình Phước) cho biết có 32 hộ dân của xã Đắk Nhau có liên quan đến vụ cưỡng chế tại Đắk Nông cùng ngày.
    Sự việc xảy ra chiều 23-10 nhưng đã có những âm ỉ từ trước, hơn một tháng nay Công an Tuy Đức phải cử lực lượng canh gác cả ngày lẫn đêm để bảo đảm an ninh trật tự tại vùng giáp ranh.
    B.SƠN - B.LIÊM - Đ.TRONG
    THÁI BÁ DŨNG - TRUNG TÂN

    Bắc Giang: Dân mất trắng đất vì cho doanh nghiệp thuê

    VnMedia 2 liên quan

    Khánh An
    (VnMedia) - Nhiều hộ dân tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, Bắc Giang đang rất bức xúc vì bị doanh nghiệp "cướp trắng" toàn bộ diện tích đất nông nghiệp. Điểm bất thường hơn cả, chính quyền huyện Lạng Giang đã tiếp tay giúp doanh nghiệp hợp thức hóa toàn bộ số đất này bằng những giấy tờ giả mạo.
    Câu hỏi đặt ra, tại sao, toàn bộ diện tích đất này lại dễ dàng rơi vào tay của doanh nghiệp như vậy?
    Vào thời điểm năm 2003, 32 hộ dân xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã cho công ty Anh Đào thuê gần 1ha đất lúa để làm xưởng gỗ với thời hạn là 10 năm và giá thuê 5 triệu đồng/10 năm.
    Năm 2013, hết thời hạn thuê đất, người dân đến tìm ông Dương Văn Đào – giám đốc công ty Anh Đào để đòi tiếp tiền thuê đất. Song, sau gần 10 năm cho thuê đất, nhiều hộ dân xã Đào Mỹ hết sức ngỡ ngàng khi biết toàn bộ số đất ruộng mà mình cho thuê giờ không còn là của mình. Số đất này đã được UBND huyện Lạng Giang chuyển quyền sử dụng cho ông Dương Ngọc Đào để xây dựng cơ sở sản xuất gỗ từ lúc nào không biết.
    Bac Giang: Dan mat trang dat vi cho doanh nghiep thue - Anh 1
    Khu nhà xưởng và biệt thự của công ty Anh Đào xây dựng trên đất nông nghiệp của người dân xã Đào Mỹ
    Điều đáng nói, trong hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ gần 1ha đất nông nghiệp mà công ty Anh Đào thuê của người dân xã Đào Mỹ, có rất nhiều giấy tờ như giấy xin trả lại ruộng của người dân và giấy chuyển nhượng đất giữa các hộ gia đình cho công ty Anh Đào. Trong khi đó, nhiều hộ dân khẳng định họ không hề ký vào những tờ giấy này. Các chữ ký trên giấy đều là chữ ký giả do ai đó đã ký vào để hợp thức hóa hồ sơ nhằm chiếm đoạt toàn bộ số đất của người dân xã Đào Mỹ.
    Bà Nguyễn Thị Bích – xã Đào Mỹ bức xúc cho biết, vợ chồng bà không hề ký vào đơn xin trả lại đất nông nghiệp cho xã và cũng chưa bao giờ ký vào đơn chuyển nhượng đất nông nghiệp cho công ty Anh Đào. Thế nhưng, mới đây, khi xem tập hồ sơ cấp đất cho công ty Anh Đào, bà Bích và nhiều hộ dân mới tá hóa khi nhìn thấy giấy chuyển nhượng đất, giấy xin trả lại ruộng có chữ ký của mình. Trong khi đó, tại một số giấy chuyển nhượng lại chỉ có chữ ký của 1 người (vợ hoặc chồng - PV), tuy nhiên Văn phòng đăng ký đất đai của huyện Lạng Giang vẫn cho phép chuyển nhượng mà không hề xác minh lại. Như vậy, là vi phạm quy định của pháp luật.
    "Sau khi phát giác sự việc, chúng tôi đã gửi đơn nhiều cấp chính quyền huyện, tỉnh Bắc Giang và gửi cả công an tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, đã 2 năm nay, sự việc vẫn không được giải quyết dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Người dân cũng vô cùng mệt mỏi" - bà Bích nói.
    Ông Dương Quang Thiết - người dân xã Đào Mỹ cho biết: "thời điểm ký văn bản chuyển nhượng đất cho công ty Anh Đào, tôi đang đi làm ăn ở Hà Nội. Tôi không ký vào giấy chuyển nhượng này nhưng không hiểu sao lại có chữ ký của tôi ở đó. Chữ ký này không giống chữ ký của tôi. Bản thân tôi đã nhiều lần đề nghị các cơ quan pháp luật cho giám định chữ ký để làm sáng tỏ ai là người đã ký vào giấy này, nhưng sự việc không được làm rõ".
    Còn theo bà Bùi Thị Minh, sau khi biết sự việc, 32 hộ dân xã Đào Mỹ đã kéo đến nhà ông Dương Văn Đào – Giám đốc công ty Anh Đào để làm rõ. Lúc đó, ông Đào nhận là ông Đào và ông Hồng là cán bộ địa chính xã đã ký vào các tờ đơn này.
    Theo tìm hiểu của PV, trong hồ sơ chuyển nhượng đất giữa người dân và ông Dương Văn Đào có chữ ký xác nhận của ông Nguyễn Hữu Hồng là cán bộ địa chính xã Đào Mỹ.
    Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Hồng xác nhận là có chữ ký của ông nhưng do ông trưởng thôn lúc bấy giờ và ông Dương Văn Đào là chủ doanh nghiệp Anh Đào mang đến nhà để ông ký vào đó và không có mặt người dân.
    “Giấy tờ chuyển nhượng các thửa đất nông nghiệp của người dân xã Đào Mỹ đều do ông Đào tập hợp và chuẩn bị hết. Tôi chỉ làm theo chỉ đạo của lãnh đạo xã Đào Mỹ lúc đó”.
    Còn theo lý giải của ông Dương Văn Đào - Giám đốc công ty Anh Đào, việc trong một số giấy tờ chuyển nhượng đất nông nghiệp chỉ có chữ ký của vợ hoặc chồng là do lúc đến nhà để lấy chữ ký thì gia đình người bán không có đủ ở nhà. Vợ hoặc chồng đi làm ăn xa.
    Vậy ai là người đã ký vào các giấy tờ chuyển nhượng được người dân tố là khống này để làm cơ sở chuyển nhượng đất của người dân sang cho doanh nghiệp? Trong khi theo đúng quy định của pháp luật, khi chuyển nhượng khu đất trên sẽ phải có đủ chữ ký hai người là người vợ và người chồng trong gia đình. Câu hỏi đặt ra tại sao, trong các văn bản chuyển nhượng lại chỉ có chữ ký của 1 người mà Văn phòng quản lý đất đai của huyện Lạng Giang vẫn cho hợp thức hóa để chuyển nhượng và cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp. Vậy sự thật đằng sau các văn bản này là gì?
    Bài 2: Huyện Lạng Giang: 4 ngày ký 2 quyết định thu hồi và giao đất cho doanh nghiệp Anh Đào

    Thảm cảnh người dân bị… “cướp đất” (!?)

    08:23 | 11/10/2014
     Thảm cảnh của những người dân bị.. c ướp đất và..trấn áp tưởng chừng nó chỉ có ở Văn Giang (Hưng Yên). Ai ngờ nó còn xảy ra với người dân ở  làng Chuông (xã Duy Minh, Huyện Duy Minh, Tỉnh Hà Nam). Gần 30 ha đất ruộng của dân bị Tỉnh thu hồi không biết để.. làm gì? Nhưng chỉ biết nó đang là “vết hằn” sâu trong mỗi cuộc đời người dân . PV tamnhin.net đã có cuộc hành trình về làng Chuông để ghi lại những sự thật này.
    Ảnh minh họa 
    Lợi dụng Luật lệ để… cướp đất của dân (!?)

    Bắt đầu từ câu chuyện “Ăn đồng chia đều” ở làng Chuông (xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cách chừng 7-8 năm nay.

    Chuyện là, một số hộ trong làng bị xã thu hồi khoảng chừng 30- 40 m2 đất ruộng để xây dựng đường quốc lộ 38, số tiền này người dân bảo nhau cộng dồn tất cả lại chia đều cho 209 hộ

    Sau đó, lại đem tổng diện tích của 209 hộ còn bao nhiêu lại đem rũ ra chia lại đều . Như vậy, hộ nào cũng “có tiền”, hộ nào cũng mất chỉ vài ba m2 ruộng nhưng cả làng được “vui chung”, được ấm áp tình làng…

    Cái lý lẽ thật hồn nhiên ấy không ngờ, đến bây giờ nó thành cái “cớ” để các quan xã ra nghị quyết “Ăn chia đồng đều” ép dân nghe theo nhằm thực hiện mưu đồ “cướp đất” để chia nhau lợi nhuận

    … lần này, Dự án “Đồng Văn Xanh” của Tỉnh được phê duyệt (năm 2010) ở làng Chuông trong bối cảnh thật thê thảm. Đất nông nghiệp của 209 hộ dân bị thu hồi, hàng trăm hộ dân bị mất trắng 100% diện tích đất nông nghiệp thuộc lại quỹ đất I (2 vụ lúa, 1 vụ màu)

    Nhiều cuộc họp chính quyền thôn xã đưa ra nhưng người dân nhất quyết phản đối. Không có bất kỳ ai tán thưởng cách làm này bởi lẽ, các hộ dân mất đất quá nhiều liên quan đến cuộc sống cả một gia đình.

    Bất chấp các lý lẽ của dân, xã đã đưa ra Nghị quyết thì buộc dân phải thực hiện.

    Giữa lúc người dân không thống nhất, nhiều cuộc họp bàn nhưng không có bất kỳ một biên bản chữ ký nào của dân và trưởng thôn được ký kết

    Tuy vậy, Dự án thu hồi đất để làm gì? Người dân chỉ được thông báo chung chung, lấy xây “ Khu đô thị Đồng Văn Xanh” hay Đỏ gì gì đó

    Giá cả đền bù, thì.. cũng chung chung thế thôi. Chứ các loại văn bản thì không được biết

    Thế nhưng, thông báo thu hồi thì là.. thu hôi. Dù nhận tiền hay không thì ruộng của dân cũng cho Doanh nghiệp xuống..phá.

    Vậy là, tiền bồi thường của 209 hộ dân bị xã tự đem cộng rồi chia đều cho tất cả các hộ. Hộ mất 7-8 sào ruộng (100% diện tích) cũng được nhận tiền bồi thường bằng với hộ mất 1-2 sào.

    Cả hộ nhận tiền và chưa nhận tiền đều bức xúc vì thấy mình bị.. lừa. Không còn ruộng cấy, người dân “giật gấu vá vai” từng m2 đất.

    Người dân mất bao nhiêu đất đều không một ai biết gì vì nó không để lại một.. giấu vết. Người dân chỉ được nghe  thông báo bằng ..miệng và ra nhận tiền bồi thường. Vì vậy diện tích của dân “bị”dư ra hơn 3000 m2 đất ước tính hơn chục tỉ đồng và tiền chênh lệch kiểu “Ăn chia đồng đều” là tất cả bao nhiêu chỉ có “quan” Huyện và Xã biết

    Dân làng Chuông đang trong bối cảnh “màn chờ chiếu đất” với cái dự án “ma quái” và “luật lệ” này. Họ đua nhau viết đơn gửi khắp nơi để tố cáo và.. đòi ruộng

    Muôn “kiểu” trấn áp, ép dân…nhận tiền

    Người đầu tiên tôi gặp có tên Lê Hải Đường, đại diện cho những người dân viết đơn tố cáo

    Trong khuân mặt hốc hác, ông kể:

    “Từ khi có dự án “khu đô thị Đồng Văn Xanh”. Những cảnh cãi lộn nhau giữa các hộ dân thường xuyên xảy ra.  Chủ đầu tư là Công ty TNHH Nam Sơn lúc đầu đồng ý bồi thườn với giá 47.000.000/sào ruộng= 40.000đ và 1kg gao/m2, như vậy mỗi m2  đất không mua nổi ..mở rau. Tuy nhiên, về đất dịch vụ thì sẽ không có”

    Sau nhiều lần thỏa thuận. Người dân không đồng ý vì “số tiền bồi thường quá thấp, công ty lại đưa ra giá 18.000.000/sào thì có đất dịch vụ” ông Đường bức xúc

    Đất ruộng bị thu hồi có vị trí gần mặt đường quốc lộ, đất loại I, trung tâm của xã, vì sao đem trả đất dịch vụ cho dân bằng mấy “ao hồ” lò gạch sâu tới 4-5m cách 2km thuộc địa bàn xã Duy Hải. Nếu đem cả số tiền bồi thường của dân chúng tôi cũng không đủ để lấp đầy những ao chuông này”

    Gia đình ông Đường bị mất 1,2 sào ruộng. Số ruộng này được nhà nước giao lâu dài nên ông không không nhận giá đền bù thấp và cách làm của cán bộ Huyện, Xã

    Vì không nhận tiền, cả ông và vợ đều là Cựu chiến binh (CCB) nhưng đều không được mời dự Đại hội CCB của xã, ông cũng cho biết từ ngày thu hồi đất, dân làng hay có chuyện cãi cọ nhau và rất mất đoàn kết

    Hộ gia đình CCB Nguyễn Văn Tăng có hơn 7 sào ruộng với 4 khẩu, diện tích bị thu hồi hơn 5 sào đều thuộc đất nông nghiệp loại I

    Trước khi cán bộ thôn thông báo họp dân để công bố dự án, bí thư và phó bí thư thôn bắt lập danh sách“Ăn đồng chia đều” nhưng dân không đồng ý. Người dân chỉ được phép ký 3-4  tờ giấy gì của xã chứ không được cầm về bất kỳ loại một tờ giấy nào”

    Trong câu chuyện bị ngắt quãng. Cố nén nỗi nghẹn ngào, ông kể tiếp:

    “ Công an Huyện, Xã tập trung lùng sục ở  làng Chuông quá nhiều, một số  hộ gia đình sợ hãi đành đi nhận. Chúng tôi không muốn bán ruộng vì tiền đền bù  không đúng với chủ trương của Tỉnh”?

    Ông cũng cho biết: “bà Hoài (Chủ tịch xã- PV) ký công văn thành lập tổ chia ruộng lại, đất của dân băm nát chia thành những ruộng nhỏ. Cả thôn Chuông có 15 hộ CCB không nhận tiền đền bù nên Đại hội CCB xã đều không được mời dự. Cách làm này của Xã liệu có mất đi tính dân chủ hay không” ?


    Hộ gia đình ông In thì khác, con trai ông vì không nhận tiền đền bù, khi lên văn phòng xã xin xác nhận để vay vốn kinh doanh bị Chủ tịch xã Dương Thị Hoài bác bỏ với lý do: “vì không nhận tiền đền bù nên tao không ký. Mày muốn kiện đâu thì kiện…”

    “họ trấn áp dân nhiều quá, phao tin dọa nạt ai không lấy tiền thì con em đi học sẽ phải về, họ dồn mọi cách để ép chúng tôi phải lấy tiền..” Ông bức xúc

    Hộ gia đình chị Tài cũng bị thu hồi 4,7 sào ruộng cấy nhưng chỉ được nhận 52.000.000đ, khi được nghe tin cán bộ thôn xã lập danh sách “Ăn chia đồng đều”, chị tá hỏa lên xã để hỏi và nộp đơn kiến nghị nhưng bị xã đuổi về hỏi thôn, chị đi hỏi cán bộ thôn thì thôn bảo lên xã…

    Hộ gia đình anh Lê Thái Cung cay đắng hơn vì gia đình bị thu hồi 100 % diện tích đất ruộng = 8,8 sào. Chị Hòa, vợ anh cho biết:

    “Họ đem giấy đi từng nhà dân nói ký để xác định diện tích đất. Thực chất họ lừa dân ký xong, coi như đồng ý việc Ăn đồng chia đều. Chúng tôi không định ký nhưng tối đến Công an đội mũ đeo khẩu trang đi rầm rầm khắp làng khiến nhiều người sợ hãi. Chúng tôi chỉ yêu cầu đền bù đúng giá nhà nước..”

    Hộ gia đình chị Hương còn.. bi đát hơn nhiều. Vừa là Đảng viên, CCB lại sống độc thân, gần 30 năm làm cán bộ truyền thanh xã. Nay vì không nhận tiền đền bù mà đúng ngày 29 tết 2012, Chủ tịch xã Dương Thị Hoài gọi chị vào phòng yêu cầu chị nghỉ việc để suy nghĩ. Khi nào nhận tiền thì đi làm tiếp

    Hộ bà Nguyễn Thị Loan mất gần 4 sào (100%) diện tích), bà Loan kể:

    Gia đình tôi chưa nhận nhưng có 1 công an huyện đến tận nhà.. Ngày 5-6  tết 2012 tôi đi nhận phải ký 5 loại giấy tờ, hỏi sao ký lắm thế? Họ trả lời: Ký để lấy tiền. Lúc đầu họ bảo tôi ký 77 triệu đồng nhưng lúc nhận thì đưa 47 triệu đồng, họ nói bớt hơn 30 triệu để chia cho hộ khác”

    Bà cũng cho rằng:  “Thời cha ông chúng tôi được chia 2 miếng đất %= 144m2, đất này còn gọi là đất rau xanh trồng lúa, hoa màu cho năng xuất. Trưởng thôn Tam nhiều lần thắc mắc đất % cho dân thì họ hứa trả gần khu vực Dự án nhưng sau lại trả ở ao hồ xã khác. Hiện cả thôn còn 49 hộ dân vẫn chưa nhận tiền..”

    Cuộc sống của những người dân làng Chuông đang trong tình cảnh “dở khóc dở cười” với Dự án của Tỉnh. Cảnh trấn áp ép dân nhận tiền giao đất của các cơ quan công quyền giờ đây vẫn đang là một vết hằn.. sợ hãi suốt cuộc đời họ…
    Tamnhin.net  
    Chú ý : Tin bài này TN đã xuất bản từ 2012 vì thay đổi hệ thống CMS do vậy
     TN đăng lại để minh họa
    Chúng tôi đã chấp nhận nhường cho FLC rất nhiều, từ đồng ruộng, bãi tôm, bãi biển, rừng phòng hộ, nay chỉ còn cái nhà để ở FLC cũng muốn lấy nốt làm biệt thự. Sao lại có thể ngang ngược lấy đất của dân với giá rẻ mạt như thế được?” – một người dân ở thôn Hồng Thắng, Quảng Cư nói trong nước mắt.
    Với phương thức đầu tư bằng cách vẽ ra nhiều dự án, công ty Cổ phần tập đoàn FLC (gọi tắt là FLC) thường nhận đất nông lâm nghiệp sau khi chính quyền địa phương đứng ra thu hồi giùm, đem chuyển đổi mục đích sử dụng rồi để đó. Việc triển khai dự án cầm chừng hoặc không làm gì khiến số đất nông lâm nghiệp bị thu hồi bị bỏ trống vì nằm trong diện “dự án treo”.
    Chân dung ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC đang đè đầu cưỡi cổ, làm giàu trên lưng người nông dân
    Chân dung Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Ông chủ máu lạnh đang đè đầu cưỡi cổ, làm giàu trên lưng người nông dân nghèo khổ
    Báo điện tử Dân Việt ngày 24/3/2015 có đưa thông tin cụ thể về các dự án treo của FLC tại tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể như sau: “Vĩnh Phúc, với 4 dự án FLC đã lấy trọn gần 1.000ha đất nông nghiệp là đất bờ xôi, ruộng mật mà bà con nông dân đang canh tác ổn định. Điều đáng nói là, hầu hết các dự án của FLC đều chậm tiến độ, thậm chí “treo”.
    Trong số các dự án đã được khuyếch trương có hai dự án đã 10 năm rồi vẫn án binh bất động.
    – Dự án thứ nhất là FLC Tower tại số 402, đường Mê Linh, phường Khai Quang (TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Tuy nhiên dự án này đã không được triển khai và hiện tại địa chỉ 402 đường Mê Linh chính là trụ sở của một công ty con mới được thành lập cuối năm 2014 của tập đoàn này, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc FLC với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng do FLC sở hữu 100% vốn.
    – Dự án thứ hai là sân golf – vui chơi giải trí cao cấp hồ Cẩm Quỳ. Được triển khai từ năm 2007, tuy nhiên đến nay khu vực đất dự án vẫn là bãi hoang.
    dan-vay-ubnd-tinh-doi-tra-lai-bien-sam-son
    btb355465-1
    Người dân tụ tập phản đối các dự án máu lạnh của Tập đoàn FLC
    Người dân tụ tập phản đối các dự án máu lạnh của Tập đoàn FLC
    Với dự án FLC Vĩnh Thịnh Resort, từ mục đích ban đầu là “Dự án trang trại nuôi heo” sau xin chuyển đổi thành “Dự án Khu tổ hợp nghỉ dưỡng và thể thao giải trí công cộng đa chức năng FLC Vĩnh Thịnh Resort”, tập đoàn FLC đã có hành vi cướp đất của dân khi không thoả thuận được mức đền bù.
    Từ dự án trang trại nuôi heo do Công ty Cổ phần FLC Travel (FLC Travel) tiền thân là Công ty Cổ phần Trang trại và Nông sản Quý Giáp, với người đứng đầu là ông Trịnh Hồng Quý – cha ruột ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT FLC), số đất thuê của người dân được tự động chuyển nhượng nội bộ cho FLC thay vì thanh lý hợp đồng với dân.
    Chị Nguyễn Thị Huệ, một trong năm hộ còn lại chưa thỏa thuận được với FLC Travel về mức giá bồi thường bức xúc khi cho rằng FLC Travel cướp đất của gia đình chị và bốn hộ còn lại. Theo lý giải của chị Huệ thì chị chỉ cho bố đẻ ông Quyết là ông Quý thuê đất tới hết tháng 12/2013 nhưng khi hết hạn Hợp đồng thì ông Quý không những không trả chị đất mà còn tự ý bàn giao sang cho FLC Travel. Chính vì vậy chị và các hộ không đồng ý với kiểu thỏa thuận của FLC Travel.
    Dự án mới nhất là Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ thu hồi 19.397m2 đất của 28 hộ dân thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư) để làm biệt thự. Phần lớn trong diện tích thu hồi này là nhà cửa, sân vườn của các hộ dân đã ở ổn định nhiều đời nay. Mức giá đền bù là 1,2 triệu đồng/m2, trong khi giá đất phải mua ở khu tái định cư là 2,5 triệu đồn/m2.
    “Họ hứa hẹn dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, kéo theo các dịch vụ khác. Nhưng gần 10 năm rồi vẫn chưa có viên gạch nào được đặt xuống, không biết người dân sẽ còn phải chờ đến bao giờ để được hưởng “lộc” của FLC hay lại chỉ là lời hứa suông mà thôi…” – Ông Đỗ Mạnh Hưng – Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh
    “Họ hứa hẹn dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, kéo theo các dịch vụ khác. Nhưng gần 10 năm rồi vẫn chưa có viên gạch nào được đặt xuống, không biết người dân sẽ còn phải chờ đến bao giờ để được hưởng “lộc” của FLC hay lại chỉ là lời hứa suông mà thôi…” – Ông Đỗ Mạnh Hưng – Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh cho biết
    Các hộ gia đình đều rất hoang mang, băn khoăn vì họ cho rằng, đất đai nhà cửa họ ở bao nhiêu năm nay bỗng dưng bị thu hồi không phải vì mục đích quốc phòng an ninh, chỉ là thu để giao cho doanh nghiệp triển khai dự án bất động sản.
    Hơn nữa, cái giá mà họ nhận được quá rẻ mạt so với giá trị thực. Ông Ngô Hữu Dương (thôn Hồng Thắng, Quảng Cư) bức xúc: “Chúng tôi đã chấp nhận nhường cho FLC rất nhiều, từ đồng ruộng, bãi tôm, bãi biển, rừng phòng hộ, nay chỉ còn cái nhà để ở FLC cũng muốn lấy nốt làm biệt thự. Sao lại có thể ngang ngược cướp đất của dân với giá rẻ mạt như thế được?”.
    Điều đáng nói ở đây, các động thái thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của tập đoàn FLC luôn được người ta sốt sắng, bỏ qua các quy định cụ thể trong Luật đất đai.
    Với phương thức kinh doanh trên đất nông lâm nghiệp, đất ở lâu đời của dân bằng cách vẽ ra nhiều dự án, đền bù với giá rẻ mạt, FLC đã và đang đẩy nhiều người dân vào cảnh mất đất canh tác, mất ruộng vườn, nhà cửa. Đây không thể gọi là hình thức kinh doanh “nhân văn” như báo điện tử Pháp Luật Việt Nam quảng bá.
    Tập đoàn FLC đã và đang làm giàu trên lưng người dân. Ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch FLC ngang ngược chiếm đất dân làm dự án, sử dụng xã hội đen đến đập phá, triệt tận đường sống của người dân các tỉnh nơi Tập đoàn FLC của ông dừng chân làm dự án. Còn bao nhiêu mảnh đời, bao nhiêu gia đình rơi vào cảnh khốn cùng, tan nhà nát cửa vì những dự án máu lạnh mà ông vẫn huênh hoang rằng: “Dự án mang lại sinh khí phát triển mới cho đất nước”.
    Nguồn: Dân Làm Báo

    FLC Vĩnh Thịnh Resort thâu tóm đất nông nghiệp

    authorViệt Tùng Thứ Ba, ngày 22/03/2016 07:16 AM (GMT+7)

    (Dân Việt) Không chỉ bị tố “chặn đường mưu sinh của ngư dân” Sầm Sơn (Thanh Hoá), Tập đoàn FLC còn thâu tóm những khu đồi vàng, nhiều lô đất nông nghiệp bờ xôi ruộng mật, để lại đằng sau đó bao nỗi lo lắng, băn khoăn về một tương lai đầy bất ổn cho người nông dân. Dự án Resort FLC tại Vĩnh Thịnh (Vĩnh Phúc) là một ví dụ. 

      Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) đã biến trại lợn thành một khu nghỉ dưỡng hoành tráng mang tên FLC Vĩnh Thịnh Resort nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Câu hỏi đặt ra: Vì sao FLC lại có thể chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp dễ dàng đến vậy?
      Xin làm chăn nuôi để xây resort
      Ngày 21.4.2008, ông Trịnh Hồng Quý - Giám đốc Công ty CP Trang trại Nông sản Quý Giáp (bố đẻ của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) đã được Sở KHĐT tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2500297546.
       flc vinh thinh resort thau tom dat nong nghiep hinh anh 1
       FLC Vĩnh Thịnh Resort lấy nhiều ruộng của người dân. Ảnh: Việt Tùng
      Theo đó, công ty này đã xin đầu tư dự án chăn nuôi lợn tại xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) với diện tích 4,2ha. Ngoài ra ông Quý còn thuê của người dân khoảng 3,1ha đất ruộng, theo thỏa thuận đến hết tháng 12.2013 sẽ thanh lý hợp đồng và bàn giao đất ruộng lại cho người dân.
      Tuy nhiên, sau khi thầu được gần 2 năm, năm 2009, ông Quý đã chuyển nhượng số diện tích trên cho Công ty CP FLC Travel do ông Trịnh Văn Quyết - con trai ông làm giám đốc, mặc dù không được người dân đồng ý.
      Sau đó, ông Quyết đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng phần diện tích trên thành “Dự án Khu tổng hợp nghỉ dưỡng và thể thao giải trí công cộng đa chức năng FLC Vĩnh Thịnh Resort” với tổng mức đầu tư là 192 tỷ đồng.
      Ngày 20.1.2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định 164/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho dự án này. Theo đó, dự án sẽ gồm khu phức hợp như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, bể bơi, sân thể thao…
      Dự án thu hồi đất nông nghiệp của 251 hộ dân, với phương án đền bù là doanh nghiệp tự thỏa thuận. Như vậy, từ đất nông nghiệp, gia đình ông Quý - Quyết đã biến nó thành trang trại nuôi lợn, sau đó lại thuê đất người dân để mở rộng diện tích trang trại, chuyển nhượng rồi chuyển đổi mục đích sử dụng, biến đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp.
      Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh thừa nhận, FLC Vĩnh Thịnh Resort chính là đất thuộc trang trại lợn của Công ty Quý Giáp. “Nhưng sau đó họ chuyển đổi, bây giờ thì mọi việc xong hết rồi, chỉ còn vài hộ nữa chưa lấy tiền đền bù vì chưa thỏa thuận được” - ông Thành nói.
      Tự ý triển khai khi chưa được phê duyệt
      "Chúng tôi mời phía FLC lên làm việc 3 - 4 lần nhưng họ vẫn không hợp tác. Ban đầu xã và người dân cứ tưởng dự án của tỉnh thu hồi, nên không kiểm tra giấy tờ. Mãi sau mới biết đây là dự án do doanh nghiệp tự thỏa thuận giá cả đền bù với người dân, nhưng khi chưa thỏa thuận xong, họ đã tự ý san lấp, phá vỡ mặt bằng. Họ liều lắm".

      Ông Kiều Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh
      Ngày 20.1.2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới có Quyết định 164/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên trước đó, năm 2009 mặc dù chưa được phê duyệt quy hoạch, chưa thu hồi, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, FLC vẫn lấy đất của dân xây dựng những công trình kiên cố, song vẫn không bị cơ quan quản lý nhà nước nào xử lý… Như vậy, FLC đã tự ý triển khai dự án trước khi có phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
      Ông Kiều Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh cho biết, trước khi có Quyết định 164, FLC đã tự ý thỏa thuận đền bù với người dân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ chưa đồng ý, bởi họ cho rằng, họ cho ông Quý thuê đất đến hết năm 2013 thì ông Quý phải trả lại đất cho họ. Tuy nhiên, hết hạn ông Quý không trả mà tự chuyển nhượng với FLC. Hơn nữa, do không chấp thuận giá đền bù của FLC do đó nhiều người không đồng ý và nhiều người dân vẫn đang khiếu nại.
      Chị Nguyễn Thị Huệ, một trong các hộ chưa nhận tiền đền bù bức xúc: “Gia đình tôi có hơn sào ruộng, cho ông Quý thuê năm 2007, thời hạn đến hết tháng 12.2013. Song khi hết hạn thuê, ông Quý không những không trả đất, cũng không thỏa thuận với gia đình tôi mà tự ý nhượng lại cho FLC. Sau nhiều lần thỏa thuận giá, hai bên không tìm được điểm chung, tôi đã kiện ra tòa. Nhưng đại diện phía FLC đã nhiều lần bỏ, không tham gia phiên tòa. Tòa xử sơ thẩm nhưng chúng tôi không đồng tình với bản án này và đang kháng cáo để Toà án tỉnh Vĩnh Phúc xử phúc thẩm”.
      Mặc dù chưa đền bù, thỏa thuận xong, nhưng năm 2013 FLC đã tự ý san nền và lấp 4 cống mương tưới tiêu của xã, dẫn đến hàng chục ha đất lúa của bà con không có đường tiêu thoát. Vụ việc đã được UBND xã Vĩnh Thịnh vào cuộc, nhiều lần đề nghị FLC lên làm việc và khơi thông cống mương, nhưng họ vẫn bất hợp tác.
      Trước những sai phạm này, ngày 14.6.2013 UBND huyện Vĩnh Tường đã gửi Báo cáo số 111/BC-UBND đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh như sau: “Quá trình Công ty cổ phần FLC Travel (Tập đoàn FLC) triển khai thực hiện dự án từ năm 2009 đến nay đã vi phạm ở tất cả các thủ tục gồm: Trình tự, thủ tục đầu tư dự án; phạm vi giới thiệu địa điểm; chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; chuyển mục đích sử dụng đất; cho thuê đất; giao đất…”. UBND huyện Vĩnh Tường cũng cho rằng, theo quy định, các sở, ngành phải báo cáo đề xuất với UBND tỉnh quyết định rút giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt thực hiện dự án…
      Nhưng cuối cùng, FLC vẫn không bị xử lý vi phạm. Không chỉ vậy, ngày 20.1.2015, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định 164/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho dự án này của FLC.
      Câu hỏi đặt ra là dự án này có nhiều sai phạm, vì sao vẫn được triển khai?
      (Còn nữa)

      UBND Phường Hàm Rồng, Thanh Hóa có tiếp tay “cướp đất” doanh nghiệp?


      13:44:00 07/06/2016

      (DNVN) – Sau khi mua mảnh đất từ những hộ dân đang còn sinh sống trên địa bàn phường Hàm Rồng, Thanh Hóa nhưng mảnh đất này sau đó lại được giao cho người khác khai thác khiến doanh nghiệp trẻ uất ức lên tiếng

      Bị “cướp đất”, doanh nghiệp uất ức lên tiếng?
      Ngày 01/06, ông Lương Trọng Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Bắc Thành đã gửi đơn kiến nghị tới Tòa soạn Doanh nghiệp Việt Nam phản ánh về việc công ty ông có dấu hiệu bị doanh nghiệp khác “bắt tay” với chính quyền phường Hàm Rồng, Thanh Hóa lấy đi mảnh đất mà công ty đã bỏ tiền ra mua của những hộ dân đang sinh sống trên địa bàn phường.

      Đơn kiến nghị của ông Lương Trọng Thắng gửi tòa soạn Doanh nghiệp Việt Nam.

      Theo đơn kiến nghị của ông Lương Trọng Thắng, UBND phường Hàm Rồng đã cố ý giao đất mở rộng không gian trước Động Tiên Sơn tạo điều kiện cho gia đình ông Cao Thanh Luyện - thành viên cổ phần Công ty CP Du lịch Kim Quy liên tục vi phạm xây dựng trái phép từ năm 2005 đến năm 2015 và đã có quyết định số 160 ngày 19/1/2015 và giấy CNQSDĐ của UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo ông Thắng thì mảnh đất mà gia đình ông Luyện đang dùng để khai thác làm điểm đỗ xe vào Động Tiên Sơn là đất thuộc các hộ dân đã bán cho ông.

      Biển dự án đã trở thành khu vực làm bãi đỗ xe của gia đình nhà ông Luyện?

      Chính vì vậy, ông Lương Trọng Thắng đề nghị thanh tra các ban ngành tỉnh Thanh Hóa sớm vào cuộc xử lý, làm rõ con đường nội đồng và đất quản lý sử dụng dự án của Công ty TNHH Bắc Thành có thể hiện trong bản đồ 299 đo vẽ vào tháng 5 năm 1986 do ông Lương Trọng Mạnh - chủ tịch UBND phường Hàm Rồng ký. Thế nhưng, sau này cán bộ địa chính phường là ông Lương Bá Nam vẫn điều hành máy xúc san lấp, giao cho ông Cao Thanh Luyện sử dụng. Hành động của ông Lương Bá Nam là đúng hay sai? Căn cứ vào đâu để thực hiện? Tại sao không làm rõ?
      Đáng chú ý, khi giao đất cho ông Luyện thì UBND phường Hàm Rồng không mời đại diện của Công ty Bắc Thành đến chứng kiến đất giáp danh; Tự tổ chức kiểm kê bồi thường cho 4 hộ thuộc người nhà chủ tịch phường, không kiểm kê bồi thường cho hơn 20 cái mồ mã của các hộ và cây cối được trồng của tổ quản lý Động Tiên Sơn.
      Phải chăng có UBND phường Hàm Rồng có chuyện mập mờ gì mà không công khai giao đất? Kiểm kê bồi thường chỉ có 4 hộ gia đình thuộc người thân của ông chủ tịch? Còn các hộ gia đình, mồ mả khác sao lại không được kiểm kê, bồi thường?
      UBND phường Hàm Rồng có buông lỏng quản lý?
      Để làm rõ đơn kiến nghị của ông Lương Trọng Thắng, phóng viên Tòa soạn Doanh nghiệp Việt Nam đã liên hệ đến phường Hàm Rồng làm việc.

      Trụ sở UBND phường Hàm Rồng, Thanh Hóa. 

      Qua trao đổi, ông Đặng Văn Thanh – Chủ tịch phường Hàm Rồng cho biết: “Hiện phường đang kiểm tra xác định địa chính, đồng thời phối hợp với phòng ban chuyện môn để xác định vị trí, mốc giới xem mảnh đất công ty TNHH Bắc Thành đã mua của dân có trùng với mảnh đất mà ông Luyện được giao hay không? Nhưng hiện vẫn chưa xác định được rõ ràng”.
      Ngay sau đấy, phóng viên đã đưa ra bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao ổn định sản xuất nông nghiệp đã giao cho ông Lương Trọng Thắng của các hộ dân là gia đình ông Nguyễn Văn Huệ; Gia đình ông Lê Xuân Chiến; Gia đình bà Lương Thị Duyến và gia đình ông Dương Đình Cần.
      Sau khi xem xong, vị chủ tịch phường Hàm Rồng vẫn khẳng định cần phải có thời gian để xem xét, xác định lại vị trí của mảnh đất.

      Các bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao ổn định sản xuất nông nghiệp của dân cho ông Lương Trọng Thắng.

      “ Việc tranh chấp đất của công ty TNHH Bắc Thành và đơn vị kia đã được mấy năm nay rồi. Mảnh đất ruộng của gia đình tôi là hơn 1 sào, sát con đường bê tông đi vào trong Động Tiên Sơn. Về sau Công ty Du Lịch Kim Quy vào khai thác Động Tiên Sơn đã dùng máy xúc kéo đất tràn vào ruộng của tôi, hiện là đất của công ty Bắc Thành. Sự việc này chúng tôi có thể làm chứng…” – Ông Nguyễn Văn Huệ người dân phường Hàm Rồng khẳng định.
      Việc không xác định được vị trí của mảnh đất mà các hộ gia đình đang sinh sống ở phường Hàm Rồng đã bán cho ông Lương Trọng Thắng phải chăng cán bộ địa chính phường yếu kém, hay không đủ năng lực chuyên môn, buông lỏng quản lý địa bàn? Kính đề nghị UBND Thành phố, UBND tỉnh Thanh Hóa sớm vào cuộc điều tra, xử lý những cán bộ tắc trách, yếu kém đã để cho khiếu kiện kéo dài.
       
      Tuấn Kiệt

      “Rào đất cướp ruộng” – tích lũy tư bản nguyên thủy và nhà nước Trung Hoa Cộng Sản – Kỳ 1


      Nguyễn Hoài An (Dịch)
      Chỉ trong chưa đầy ¼ thế kỷ từ năm 1991 đến năm 2013, số đất bị trưng thu ở Trung Quốc và số nông dân mất đất đã lên tới con số gây choáng váng. Gần 100 triệu mẫu đất nông nghiệp đã bị chính quyền Trung Quốc chiếm dụng dưới đủ các chiêu bài. Số đất bị cướp đi rồi cho thuê lại này mang về cho chính quyền hàng nghìn tỉ Nhân dân tệ, song cũng đồng thời đẩy khoảng 130 triệu người vào cảnh mất đất, không kế sinh nhai. Cao trào rào đất cướp ruộng trên diện rộng với tốc độ chóng vánh và đi kèm với các biện pháp cưỡng chế bạo lực đã tạo nên một cuộc tích lũy tư bản nguyên thủy vô tiền khoáng hậu trong lịch sử đương đại.
      modernization1
      Một người nông dân bên cạnh ngôi nhà của mình đang bị cô lập giữa các “khu nhà tập trung” và tách biệt khỏi nguồn cung nhu yếu phẩm như điện nước vì không đồng ý giao đất lại cho chính quyền. Ảnh: ramonkiah
      Những con số biết nói
      Chỉ trong hơn 20 năm (1991-2013), các cuộc quây đất để trưng thu ở Trung Quốc đã đưa tới những con số giật mình.
      Có 83,35 triệu mẫu đất[1] (tức 5,56 triệu hecta) đất nông nghiệp có thể canh tác đã bị chiếm dụng và trưng thu theo các chương trình “triệt thôn tịnh cư” (đô thị hóa, xóa bỏ làng kiểu cũ, thay bằng các khu nhà tập trung), “ba tập trung”, “chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, v.v… Nếu tính thêm diện tích đất nông nghiệp đã bị chiếm dụng trước đó, có ít nhất 150 triệu mẫu (tức 10 triệu hecta) đất đã bị chiếm dụng và chuyển thành đất thuộc sở hữu nhà nước.
      Nếu tính tỉ lệ dựa theo tuyên bố chính quyền trưng thu “chưa tới 0,7 mẫu đất canh tác trên bình quân đầu người” (hay nói cách khác, với mỗi mẫu đất canh tác bị chiếm dụng, lại có 1,43 người nông dân bị mất đất), từ năm 1991 đến năm 2002, có 62,3 triệu nông dân đã mất trắng đất. Và mỗi năm lại có thêm 5,19 triệu người nông dân bị tước đất ga nhập đội ngũ này. Tính toán chính xác hơn (theo tỉ lệ trưng thu 0,61 mẫu đất trên đầu người, trong đó với mỗi mẫu đất trưng thu có 1,64 nông dân mất đất), thì số nông dân mất đất trong giai đoạn 2003-2013 là 65,14 triệu người với mức tăng trung bình hàng năm là 5,9 triệu người. Như vậy, tổng cộng trong hai giai đoạn, số nông dân bị mất sạch đất là 127,45 triệu người. Nếu tính cả số nông dân bị mất đất do chương trình “chiếm thay thế cho thuê” đất canh tác, số nông dân mất đất trong toàn bộ giai đoạn này lên tới 130 triệu người.
      Cùng với hàng trăm triệu người dân mất đất là hàng triệu ngôi làng đương nhiên bị xóa sổ. Ước tính, có từ 1,4 đến 1,5 triệu ngôi làng, tức khoảng 33,3-35,7% ngôi làng ở Trung Quốc, đã bị xóa bỏ. Trong năm 1990, ở Trung Quốc có khoảng 4,2 triệu “ngôi làng tự nhiên”, nhưng đến năm 2006, con số này giảm xuống còn chưa đầy 3,3 triệu ngôi làng, và cuối năm 2013, số ngôi làng tự nhiên ở Trung Quốc chỉ còn lại là 2,7-2,8 triệu. Riêng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2013, tốc độ xóa bỏ làng tự nhiên đã lên đến 80.000 ngôi làng mỗi năm. Việc xóa bỏ các ngôi làng tự nhiên diễn ra mạnh nhất là ở các khu vực ven biển và khu vực ngoại vi các thành phố quy mô lớn và vừa. Ví dụ, ở quận Kunshan, tỉnh Jiangsu, một trong “100 quận xuất sắc nhất” Trung Quốc, trong giai đoạn chuyển đổi từ đơn vị hành chính là quận lên thành phố tự trị (1989-2010), đã có 61% ngôi làng tự nhiên bị xóa sổ, trong đó nổi bật là thị trấn Huaqiao có 342 ngôi làng tự nhiên năm 1994, nhưng đến năm 2010, nơi đây chỉ còn lại 10 ngôi làng tự nhiên để “bảo tồn”.
      Các con số trên cho thấy phần nào tốc độ chóng vánh và tính chất tàn bạo của phong trào trưng thu đất ở Trung Quốc: trong chưa đầy ¼ thế kỷ, số nông dân mất đất và số ngôi làng tự nhiên bị xóa sổ đã vượt xa khỏi mọi ước đoán.
      Đẩy người nông dân vào những khu tập trung
      Chính quyền Trung Quốc sử dụng nhiều chiêu bài khác nhau khi tiến hành trưng thu và chiếm dụng đất canh tác. Cụ thể, từ giữa những năm 1990, đô thị hóa trở thành một chiêu bài quan trọng bảo hộ cho công cuộc trưng thu. Trong một nghiên cứu thống kê so sánh cho giai đoạn 2000-2012, “diện tích dành riêng cho xây dựng” của các thị tứ và thành phố đã tăng 89%, từ 53.774 km vuông lên 101.446 km vuông, còn diện tích đất dành riêng cho xây dựng ở các thành phố tự trị tăng 103%. Khi đô thị hóa trở thành chiến lược quốc gia, ở nhiều thành phố, việc xây dựng các khu đô thị mới khiến phong trào quây đất canh tác để trưng thu diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết: chỉ riêng trong năm 2012-2013, đã có 24 thành phố tự trị và thủ phủ tỉnh lị đề xuất kế hoạch xây dựng những khu đô thị mới, ước tính sẽ chiếm dụng 4.600 km vuông đất.

      Các khu nhà tập trung đang được xây dựng tại vùng nông thôn Trung Quốc. Ảnh: AP
      Bộ chiêu bài quan trọng khác, được triển khai rộng khắp các khu vực nông thôn trong mười năm đầu của thế kỷ XXI gồm “ba tập trung” “triệt thôn tịnh cư” và “điều chỉnh mục đích sử dụng đất xây dựng đô thị – nông thôn”. Dưới sức ép của các chương trình này, người nông dân bị đẩy khỏi các ngôi làng tự nhiên và ép sống ở các khu nhà cao tầng tập trung. Cụ thể, theo kế hoạch “ba tập trung” của tỉnh Jiangsu, 250.000 ngôi làng tự nhiên sẽ bị biến thành 40.000 tổ hợp nhà ở. Tương tự, thị trấn Jiepai ở thành phố Danyang (Jiangsu) cũng lên kế hoạch tiến hành một cuộc chuyển đổi toàn diện, tái thiết 178 “ngôi làng tự nhiên” với 14.500 nông dân thành một “Làng Jiepai kiểu mới” – biến đây thành “khu sinh hoạt tập trung cho nông dân lớn nhất tỉnh Jiangsu”.
      Ngoài ra, có những bằng chứng cho thấy những chính sách có danh nghĩa “làm thay da đổi thịt đất và tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất” trên thực tế chỉ phục vụ ý đồ lợi ích của Bộ Đất đai Tài nguyên là “tạo ra những lỗ hổng trong các thành phố tự trị địa phương”: khi diện tích đất được sử dụng cho các công trình xây dựng nông thôn giảm, diện tích đất cho các công trình đô thị sẽ tăng, và cách chủ yếu để thu hẹp diện tích đất cho các công trình nông thôn là buộc nông dân bỏ đất. Như một vị quan chức đã tuyên bố sẽ bỏ ra 3-5 năm xóa sổ các ngôi làng vì “việc đưa 1 triệu nông dân sống ở các khu nhà cao tầng sẽ giải phóng được 700.000 mẫu đất” có thể dùng làm đất xây dựng.
      “Nếu không cưỡng chế, sẽ không có nước Trung Quốc mới”?
      Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các cuộc rào đất để trưng thu ở Trung Quốc thường diễn ra đơn phương từ phía chính quyền. Người dân không được tham khảo ý kiến, chứ chưa nói đến việc hỏi xin sự đồng ý. Các khoản tiền đền bù không đáng kể, với phần thiệt thuộc về người dân, và việc thanh toán đền bù thường chậm trễ. Vì lẽ đó, các cuộc trưng thu đất ở Trung Quốc có hai đặc trưng nổi bật: sự cưỡng chế từ phía chính quyền và sự kháng cự từ phía người nông dân.
      Theo kết quả khảo sát tại 17 tỉnh và 662 thị tứ, khoảng 17,6% số người được phỏng vấn có đất bị trưng thu cho biết chính phủ đã dùng đến các biện phép cưỡng chế khi trưng thu đất. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Hội đồng Nhà nước tiến hành ở 39 ngôi làng thuộc các tỉnh Jiangsu, Shanding, Sichuan và Beijing cho thấy tại 36% làng có đất bị trưng thu, bạo lực đã nổ ra. Dựa trên kết quả thu được từ hai nghiên cứu này, ta có thể ước đoán số lượng các vụ cưỡng chế sử dụng bạo lực khi có hàng vạn ngôi làng bị xóa sổ, hàng triệu nông dân bị tước quyền sử dụng đất.
      Bạo lực trong phong trào trưng thu đất diễn ra một cách có tổ chức với sự tham gia của lực lượng công an, cảnh sát. Ngay cả trong một chiến dịch nhỏ, cũng có hàng trăm công an được huy động để trấn áp những “phần tử cứng đầu”. Ở các chiến dịch lớn, số lượng công an được huy động có thể lên đến hàng ngàn người. Nhiều chiến dịch quây đất để trưng thu diễn ra vào buổi đêm, hoặc lúc rạng sáng, và những hành vi diễn ra trong các chiến dịch kiểu này dễ làm người ta liên tưởng đến khung cảnh thường thấy trong Chiến tranh Thế giới II khi phát xít [Nhật] tràn vào làng.
      Các cuộc quây đất cũng có sự tham gia sâu của các băng đảng xã hội đen. Các băng đảng này có thể hoạt động một mình, hoặc kết hợp lực lượng với chính quyền. Sự liên hiệp giữa băng đảng xã hội đen và chính quyền trong các cuộc trưng thu đất không còn là điều cấm kỵ đối với các quan chức địa phương; trên thực tế, chính quyền địa phương còn mong chờ sự hỗ trợ và tận dụng ảnh hưởng của các băng đảng để trưng thu nhanh gọn.
      Với việc chính quyền sử dụng các biện pháp bạo lực để cưỡng chế trưng thu đất, nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra, đáng buồn nhất là những trường hợp người dân quyên sinh giữ đất. Khi tiến trình quây đất lên cao trào, hình thức kháng cự cực đoan này cũng lên tới đỉnh điểm. Tính riêng trong năm 2010, đã có 10 vụ quyên sinh giữ đất. Riêng ở tỉnh Jiangsu, từ năm 2003 đến nay, số vụ quyên sinh giữ đất là 15 vụ. Ngoài ra, các chương trình trưng thu đất và tái định cư cũng dẫn tới nhiều cuộc biểu tình lôi kéo được sự tham gia của đông đảo quần chủng. Nếu như năm 1993 chỉ có 2.000-4.000 cuộc biểu tình lôi kéo được số đông quần chúng tham gia, thì 10 năm sau đó, con số này đã tăng lên 14.000-26.000 cuộc. Riêng trong năm 2011 có khoảng 45.000-83.000 cuộc biểu tình – trong đó xung đột bạo lực đã nổ ra ở hàng ngàn cuộc biểu tình với số người thiệt mạng lên đến hàng ngàn.
      Những vụ đối đầu tần suất cao trên quy mô lớn và khuynh hướng đàn áp có tính chất bạo lực của chính quyền địa phương có liên quan trực tiếp với nhau. Chẳng hạn, cựu bí thư đảng ủy thành phố Kunming, đã huy động hơn 1.000 cảnh sát có vũ trang và xe bọc thép tới đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân ở quận Jinning. Nhiều chiến dịch cưỡng chế trưng thu huy động cả xe cứu hỏa và xe cứu thương, cho thấy chính quyền đã chuẩn bị sẵn phương án cưỡng chế bạo lực và công nhận các hệ quả của nó là chi phí cần thiết và không thể tránh khỏi – đúng như tinh thần của câu nói “nếu không cưỡng chế, sẽ không có nước Trung Quốc mới.”
      Một điểm khác cần lưu ý là xu hướng bạo lực của các quan chức chính quyền góp phần trực tiếp vào hành vi bạo lực của lực lượng thực thi. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, có ít nhất 20 nông dân mất đất đã bỏ mạng dưới các cỗ máy trưng thu. Có vẻ như người dân vẫn hy vọng họ có thể chặn được những chiếc máy ủi, máy xúc, song chiến dịch loại bỏ các “phần tử cứng đầu” đơn giản là chẳng đếm xỉa gì đến hy vọng này.
      [1] Lưu ý: 1 mẫu đất Trung Quốc tương đương với 667m2, trong khi 1 mẫu đất ở Việt Nam vào khoảng 3.600m2.

      “Rào đất cướp ruộng” – tích lũy tư bản nguyên thủy và nhà nước Trung Hoa Cộng Sản – Kỳ 2


      Nguyễn Hoài An (Dịch)
      “Rào đất cướp ruộng” – Phong kiến Anh Quốc  và xã hội chủ nghĩa Trung Hoa
      Ở phần trước, chúng ta đã thấy được phần nào sự chóng vánh và tính chất bạo lực trong phong trào trưng thu ruộng đất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần chỉ ra rằng phong trào trưng thu ruộng đất ở Trung Quốc diễn ra nhanh và bạo lực không cho thấy hết được đặc thù lịch sử của nó. Khi so sánh với phong trào trưng thu ruộng đất, hay còn gọi là phong trào rào đất ở Anh, nhiều điểm đặc thù của phong trào trưng thu ở Trung Quốc nổi bật lên thấy rõ.
      Lịch sử phong trào ở Anh
      Manh nha từ thế kỷ XII, phong trào rào đất ở Anh chủ yếu nhắm đến những cánh đồng trống, những khu đất công, đất rừng và các khu vực không có người cư trú. Ban đầu, việc rào đất để chiếm dụng chỉ diễn ra rải rác, với mục đích chính là để ghép các dải đất lại với nhau cho tiện quản lý và phục vụ cho cuộc trao đổi giữa các tiểu nông và người lĩnh canh.
      ShepherdsCJan
      Bức ảnh minh họa quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất nuôi cừu và dành cho công nghiệp tại Anh Quốc vào thế kỷ 16. Ảnh: internetshakespeare
      Cao trào rào đất bắt đầu lan rộng trong thế kỷ XV, XVI. Đến thời điểm này, các cuộc rào đất đã mang tính chất chiếm đoạt “cá lớn nuốt cá bé”. Giới chủ, thương gia, luật gia, quý tộc, và đại phú nông quây rào các khu đất công, chiếm dụng làm của riêng, kéo theo đó là việc xóa sổ các nông trang và đẩy nông dân ra khỏi khu đất canh tác. Đợt trưng thu này kéo dài khoảng 400 năm và chiếm dụng ít nhất gần 44 triệu mẫu đất, trong đó đỉnh điểm là giai đoạn 1801-1831 với 27 triệu mẫu đất trưng thu. Trước thế kỷ XVII, những mảnh đất bị chiếm dụng này chủ yếu được biến thành đồng cỏ và nông trại trồng nguyên liệu nhuộm phục vụ cho ngành dệt may đang phát triển của Anh. Sau thế kỷ XVII, đất chiếm dụng chủ yếu được dùng để trồng ngũ cốc, theo tinh thần “cách mạng nông nghiệp”.
      Là một “tiến trình chinh phạt và cưỡng đoạt kéo dài” [trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phương diện một hệ thống xã hội], phong trào rào đất ở Anh được tiến hành như một hình thức “xóa sổ giai cấp nông dân” trong đó “thuộc địa đầu tiên của đế quốc Anh chính là đất nước Anh”. Karl Marx đã chia phong trào rào đất ở Anh thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên có đặc trưng là những hành động bạo lực đơn lẻ; còn giai đoạn sau nổi bật lên như là chiến dịch trưng thu của nhà nước, trong đó luật pháp trở thành công cụ chiếm đoạt đất.
      Là nền tảng của cuộc tích lũy tư bản nguyên thủy, các cuộc rào đất ở Anh đã bần cùng hóa nhiều người dân, đẩy họ vào cảnh phải rời bỏ quê hương. Như Karl Marx nhận xét, các biện pháp chiếm đoạt đất công, chiếm đoạt đất Nhà thờ kiểu này đã “biến đất thành tư bản và tạo ra cho các ngành công nghiệp đô thị nguồn cung cần thiết những người vô sản miễn phí và không có trong tay một quyền hành nào.” Nói cách khác, phong trào rào đất trưng thu đã định hình tiến trình cách mạng nông nghiệp ở Anh, và tạo ra hai thành tố cần thiết cho cách mạng công nghiệp: lao động cho các nhà máy và thực phẩm cho các thành phố.
      Xã hội chủ nghĩa tích lũy tư bản nguyên thủy vượt xa phong kiến Anh Quốc
      Dẫu vậy, hậu bối của Karl Marx có vẻ kế thừa tinh thần của tư bản nguyên thủy hơn là tinh thần của ông.
      Có thể thấy qua các con số, phong trào rào đất để trưng thu ở Trung Quốc vượt xa điều tương tự diễn ra ở Anh Quôc về cả tốc độ lẫn quy mô trưng thu. Trong chưa đầy ¼ thế kỷ, số đất trưng thu ở Trung Quốc đã nhiều hơn gấp 3,4 lần số đất trưng thu ở Anh trong 400 năm. Tương ứng, số nông dân bị tước đất ở Trung Quốc trong các vụ trưng thu cũng nhiều hơn ở Anh 3,4 lần. Tính đến cuối phong trào rào đất ở Anh (1875), số nông dân bị mất đất là 37,5 triệu người, trong khi đó con số này ở Trung Quốc hiện nay là gần 130 triệu người và chưa có dấu hiệu dừng lại. Quan trọng hơn cả, nếu như ở Anh phong trào rào đất để trưng thu phải mất khoảng 300 năm mới lên đến cao trào, thì phong trào quây đất để trưng thu ở Trung Quốc đã diễn ra ồ ạt và mạnh mẽ ngay từ khi bắt đầu.

      Các học sinh Trung Quốc đi bộ từ khu nhà ở tập trung tại Trùng Khánh đến trường sau khi đất đai nông nghiệp của gia đình bị thu hồi. Ảnh: New York Times
      Lý do khiến cao trào trưng thu ở Trung Quốc diễn ra ồ ạt hơn ở Anh là các bên tham gia quây đất ở Trung Quốc hợp tác chặt chẽ với nhau trong một liên minh có tính tổ chức cao: chính quyền địa phương móc ngoặc chặt chẽ với doanh nghiệp, thêm vào đó là sự góp sức của các băng đảng xã hội đen. Nếu như ở Anh, các cuộc rào đất nhắm đến việc chuyển đổi đất thuộc sở hữu công và sở hữu tư một phần thành tài sản hoàn toàn thuộc sở hữu tư, thì các cuộc quây đất ở Trung Quốc lại phục vụ mục đích chuyển đổi đất từ sở hữu tập thể của người nông dân sang sở hữu nhà nước. Người nắm quyền sở hữu thật sự những mảnh đất này là chính quyền địa phương, bên thu được nguồn lợi to lớn từ việc cho thuê đất. Số tiền chính quyền thu được khi cho thuê những mảnh đất trưng thu đã tăng từ gần 130 tỉ Nhân dân tệ năm 2001 lên khoảng 4.000 tỉ Nhân dân tệ năm 2013, và mang về cho chính quyền tổng cộng khoảng 19,4 nghìn tỉ Nhân dân tệ trong vòng 13 năm. Và hẳn nhiên trong miếng bánh ngon ấy, các quan chức nắm trong tay quyền “cấp quyền” sử dụng đất cũng bỏ túi cho mình một phần đáng kể.
      Những khác biệt như vậy về quy mô, tốc độ và nhân tố tham gia trưng thu dẫn đến sự khác biệt trong cách thức sử dụng các phương tiện bạo lực. Như các nghiên cứu ở Trung Quốc đã cho thấy, 17,8% các trường hợp trưng thu có sử dụng biện pháp cưỡng chế, và trưng thu có kèm theo bạo lực diễn ra tại 36% ngôi làng thuộc nhóm mẫu nghiên cứu. Không có dữ liệu tương tự về các cuộc trưng thu ở Anh, song dựa trên đặc điểm dài hạn của các cuộc trưng thu ở đây, có thể dự đoán rằng tình trạng bạo lực ở Anh không diễn ra nhiều như ở Trung Quốc cả theo nghĩa tương đối lẫn nghĩa tuyệt đối. Bạo lực ít có tính tổ chức hơn, các phương tiện bạo lực cũng ít đa dạng hơn và hệ quả ít nghiêm trọng hơn.
      Một điểm khác biệt nữa là, phong trào rào đất ở Anh thường được tiến hành với mục đích tăng tiền thuê đất, biến đất nông trại thành đồng cỏ hoặc cánh đồng trồng ngũ cốc. Nói cách khác, phong trào trưng thu ruộng đất ở Anh không thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, và cũng không phá hỏng nền nông nghiệp hay môi trường tự nhiên. Trong khi đó, ở Trung Quốc, các cuộc quây đất để trưng thu chủ yếu phục vụ mục đích tăng thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh đất bằng cách thúc đẩy công nghiệp hóa và đô thị hóa, xây dựng đủ các loại hình khu đô thị mới, công nghiệp mới. Vì thế, đất bị giải nông nghiệp hóa, đổ bê-tông, rải nhựa, thay đổi mục đích sử dụng và đặc điểm tự nhiên, khiến môi trường và sự đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.
      Vai trò của yếu tố văn hóa
      Thêm một điểm phân biệt phong trào quây đất ở Trung Quốc và phong trào rào đất ở Anh là sự tham gia của yếu tố văn hóa trong nguyên nhân trưng thu.
      Mặc dù nguyên nhân trưng thu ở Trung Quốc thường được gắn với hoạt động kinh doanh đất hay tích lũy tư bản nguyên thủy, song các yếu tố văn hóa như đô thị hóa hay chủ nghĩa tiện nông [coi khinh nghề nông] cũng cần được xét đến ở đây. Đây là hai dạng thức phát triển tư bản chủ nghĩa cực đoan ở Trung Quốc, chúng cho thấy một cuộc chuyển đổi phương thức nhận thức cấu thành nên tổng thể văn hóa của đất nước này. Cơ sở nhận thức luận của chúng biện minh cho một loạt những biện pháp tiêu cực như “triệt thôn tịnh cư” – xóa bỏ làng tự nhiên, dồn dân lên các khu nhà cao tầng. Các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, trở thành biểu tượng cho sự hiện đại, còn nghề nông, các làng quê nông thôn và những người nông dân bị coi là tàn dư của cuộc sống tụt hậu. Do đó, việc phá “làng tự nhiên” và biến “nông dân thành công dân” trở thành chính nghĩa và tất yếu.
      18453_5280988923bf3-386x258
      Tập hợp các nông dân mất đất trong một cuộc biểu tình phản đối trưng thu ruộng đất tại Trung Quốc. Ảnh: TheDiplomat
      Hẳn nhiên, mối quan hệ văn hóa không tách rời khỏi mối quan hệ kinh tế và chính trị; chúng cấu thành lẫn nhau và củng cố lẫn nhau. Tuy nhiên, vẫn còn có điều gì đó khác ở tổ hợp quan hệ này: khi thuế nông nghiệp được xóa bỏ, khi nông nghiệp không còn là một nguồn thu, các ngôi làng và những người nông dân trở thành gánh nặng hay thặng dư xã hội đối với chính quyền địa phương, điều này càng làm tình trạng “tiện nông” thêm trầm trọng và củng cố phong trào trưng thu xóa bỏ các ngôi làng, nghề nông và nền nông nghiệp.
      Như vậy, mặc dù các cuộc trưng thu ở cả Trung Quốc và Anh đều mang tính “ăn thịt người” song vẫn có sự khác biệt giữa “nhà ăn người” với “cừu ăn người”. Trái ngược với các cuộc trưng thu ở Anh, các cuộc trưng thu ở Trung Quốc thiếu vắng cả sự công bằng xã hội lẫn cân bằng sinh thái. Thiệt hại kép này đồng nghĩa với việc các cuộc trưng thu sẽ không định hình tương lai của Trung Quốc thành công hơn vai trò của chúng trong việc định hình tương lai nước Anh.
      Tóm lại, có thể tóm lược như sau về tác động và hệ quả của phong trào trưng thu ở Trung Quốc. Phong trào quây đất để trưng thu đã mang lại nguồn lợi to lớn cho chính phủ thông qua các hoạt động kinh doanh đất. Nó góp phần vào sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, sự mở rộng của các thành phố, và đóng vai trò như một yếu tố quan trọng góp phần làm nên “phép màu Trung Quốc”. Tuy nhiên, phong trào này cũng chuyển đổi các khu đất sản xuất ngũ cốc thành các khu nhập khẩu ngũ cốc, điều này đe dọa đến an ninh lương thực của Trung Quốc. Nó cũng phá hủy mảnh đất nuôi sống hàng trăm triệu người và biến hàng chục triệu người Trung Quốc thành những “nông dân ba không” [không đất đai, không việc làm, và không an sinh xã hội], đẩy tình trạng bất bình đẳng trong xã hội lên cao. Tần suất triển khai vũ lực có tổ chức trong các cuộc trưng thu đang khiến xã hội Trung Quốc nặng mùi chuyên chế. Điểm khởi đầu và kết thúc bằng cuộc giải nông thôn hóa của các cuộc trưng thu ngày càng mở rộng và đẩy sâu tác động sinh thái học: cuộc chuyển đổi đất nông nghiệp thành những khu đất đổ bê-tông với những dãy nhà cao tầng, những con đường rải nhựa, những trung tâm mua sắm đang khiến sự đa dạng sinh học sụt giảm mạnh, và tăng cường hiệu ứng đảo nhiệt đô thị hay hiệu ứng đảo sương mù, những hiện tượng càng làm suy yếu hơn nữa mối quan hệ của người Trung Quốc với tự nhiên theo lối cũng đồng thời làm suy yếu nhân tính.

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét