Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

TAI NẠN MÁY BAY 3

 (ĐC sưu tầm trên NET)

5 thảm họa hàng không chấn động thế giới
Trong 40 năm qua đã có nhiều thảm kịch hàng không tồi tệ. Dưới đây là một số vụ như vậy: >>> >>> >>> >>> >>>
1- Chiếc máy bay 447 của hãng Air France bị rơi trong chuyến bay từ Brazil tới Paris vào tháng 6/2009 khiến toàn bộ 216 hành khách và 12 thành viên tổ bay thiệt mạng.
Hoạt động tìm kiếm gặp trở ngại lớn do máy bay chìm xuống một khu vực sâu trên Đại Tây Dương. Mãi tới tháng 5/2011, các mảnh vỡ và hộp đen của chiếc máy bay mới được tìm thấy dưới đáy đại dương.
Một chiếc máy bay gặp nạn và bốc cháy (ảnh: USA Today)
2- Thảm họa hàng không thương mại lớn nhất xảy ra vào ngày 27/3/1977 tại Tây Phi khiến 583 người tử nạn. Hai chiếc Boeing 747 của hai hãng khác nhau đã va chạm vào nhau trong sương mù dày đặc phía trên đường băng của sân bay Los Rodeos.
3 - Chỉ hai tháng sau vụ 11/9 năm 2001, chuyến bay 587 của hãng Amercian Airlines trên đường tới Cộng hòa Dominica đã bị rơi ở Queens, N.Y. sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế John F. Kennedy, làm toàn bộ 260 người trên máy bay và 5 người trên mặt đất tử vong. Điều tra kết luận nguyên nhân tai nạn là do sử dụng quá mức cơ chế bánh lái.
4- Ngày 31/10/1999, chuyến bay 990 của hãng Egypt Air (Ai Cập) từ Los Angeles tới Cairo bị rơi trên Đại Tây Dương, làm thiệt mạng toàn bộ 260 người trên khoang. Một cuộc điều tra của Ủy ban An toàn Vận tải Quốc gia (Mỹ) tin rằng lỗi là do viên phi công Ai Cập đã chủ ý hạ thấp máy bay. Tuy nhiên Cơ quan Hàng không Dân dụng Ai Cập xác định máy bay gặp nạn do lỗi kỹ thuật.
5- Vào ngày 2/9/1998, toàn bộ 229 người trên chuyến bay 111 của hãng Swissair đã tử vong khi chiếc máy bay này, bay từ New York tới Thụy Sĩ, đã đâm xuống Đại Tây Dương đoạn nằm về phía tây nam Canada.
Cơ trưởng đã không thể khống chế ngọn lửa phát ra từ trần buồng lái và cuối cùng đã mất kiểm soát chiếc máy bay trong lúc lửa và khói lan ra./.
(Theo USA Today)
PV 

3 thảm họa hàng không kinh hoàng trong 7 ngày


Những thảm họa kinh hoàng liên tiếp giáng xuống ngành hàng không quốc tế, cướp sinh mạng của hàng trăm người chỉ trong một tuần qua.
MH17 nổ tung giữa vùng chiến sự
Hôm 17/7, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines trong lộ trình từ Kuala Lumpur tới Amsterdam đã bị bắn hạ ở độ cao 10.060 m khi bay qua làng Grabovo, Donetsk – khu vực chiến sự ác liệt nhất tại Ukraina. Vụ tai nạn khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng. Phương Tây nói rằng, họ có bằng chứng cho thấy lực lượng nổi dậy đã hạ Boeing 777 do nhầm lẫn bằng tên lửa SA-11, được phóng từ hệ thống Buk-M1 SAM.
Hôm 17/7, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines, đang bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, đã bị bắn hạ ở độ cao 10.060 m khi bay qua làng Grabovo, Donetsk. Đây là khu vực chiến sự ác liệt nhất tại miền đông Ukraina. Vụ tai nạn khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng. Phương Tây nói rằng, họ có bằng chứng cho thấy lực lượng nổi dậy đã bắn hạ máy bay Boeing 777 bằng tên lửa SA-11, được phóng từ hệ thống Buk-M1 SAM, do nhầm lẫn. Ảnh: AP
Trước sức ép từ cộng đồng quốc tế, 5 ngày kể từ khi thảm kịch MH17 xảy ra, phiến quân ở miền đông Ukraina đã chấp thuận để tàu hỏa chở thi thể nạn nhân rời Torez (miền đông) và đến thành phố Kharkov do chính phủ kiểm soát. Sau đó người ta vận chuyển các tử thi sang Hà Lan bằng máy bay và bàn giao cho các chuyên gia pháp y.
5 ngày sau khi thảm kịch MH17 xảy ra, phiến quân ở miền đông Ukraina đã chấp thuận để một đoàn tàu lạnh chở thi thể nạn nhân rời Torez (miền đông) và đến thành phố Kharkov do chính phủ kiểm soát. Sau đó, các thi thể được đưa về Hà Lan bằng máy bay và bàn giao cho các chuyên gia pháp y. Ảnh: Daily Mail
 23/7, hai máy bay chở thi thể nạn nhân trong thảm họa MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraina đã hạ cánh xuống Eindhoven, Hà Lan. Sau khi nhận dạng, 194 hành khách Hà Lan sẽ an nghỉ tại quê hương còn nạn nhân khác sẽ tiếp tục hành trình về đất mẹ. Vụ việc của MH17 đã khiến cả thế giới bàng hoàng và gợi nhớ những đau thương sau sự mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 hồi tháng 3.
Ngày 23/7, hai máy bay chở thi thể nạn nhân đã hạ cánh xuống Eindhoven, Hà Lan. Sau khi nhận dạng, 194 hành khách Hà Lan sẽ an nghỉ tại quê hương, trong khi các nạn nhân khác sẽ tiếp tục hành trình về đất mẹ. Vụ tai nạn của MH17 đã khiến cả thế giới bàng hoàng và gợi nhớ những đau thương sau sự mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 hồi tháng 3. Ảnh: BBC

Toàn cảnh thảm họa MH17 làm thế giới bàng hoàng

Những nạn nhân đầu tiên của thảm kịch MH17 đã về tới Hà Lan nhưng nỗ lực làm sáng tỏ nguyên nhân vụ tai nạn vẫn là thách thức lớn nhất của các điều tra viên quốc tế.
Phi cơ Đài Loan rơi khi cố hạ cánh khẩn cấp
Vào khoảng 19h00 theo giờ địa phương hôm 23/7, chuyến bay mang số hiệu GE 222 của hãng TransAsia Airways chở 58 người đã lao xuống gần một khu dân cư ở nhóm đảo Bành Hồ, Đài Loan, sau nỗ lực hạ cánh lần thứ hai thất bại. Vụ tai nạn khiến 48 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương.
Vào khoảng 19h00 theo giờ địa phương hôm 23/7, chuyến bay mang số hiệu GE 222 của hãng TransAsia Airways chở 58 người đã lao xuống và bốc cháy ở gần một khu dân cư tại nhóm đảo Bành Hồ, Đài Loan, sau nỗ lực hạ cánh lần thứ hai. Vụ tai nạn khiến 48 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương, gồm cả 5 người ở mặt đất. Ảnh: Twitter
CNN dẫn lời các một vài hãng truyền thông cho biết, máy bay hạ cánh trong điều kiện gió mạnh vì cơn bão Matmo đổ bộ vào Đài Loan vào sáng hôm đó. Tuy nhiên, bà Jean Shen, giám đốc Cơ quan hàng không dân dụng Đài Loan, cho biết thời tiết đêm 23/7 thuận lợi cho hoạt động của máy bay và nhấn mạnh các điều tra viên không loại trừ bất kỳ khả năng nào khi tìm hiểu nguyên nhân tai nạn. Hiện họ đã tìm thấy cả hai hộp đen của máy bay. Việc mở và kiểm tra hộp đen sẽ được thực hiện vào ngày 25/7.
CNN dẫn lời một vài hãng truyền thông cho biết phi cơ ATR72 gặp nạn trong điều kiện gió mạnh do ảnh hưởng của cơn bão Matmo. Tuy nhiên, bà Jean Shen, giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Đài Loan, cho biết thời tiết đêm 23/7 thuận lợi cho hoạt động của máy bay và nhấn mạnh các điều tra viên không loại trừ bất kỳ khả năng nào khi tìm hiểu nguyên nhân tai nạn. Cả hai hộp đen của máy bay đã được tìm thấy. Việc mở và kiểm tra hộp đen sẽ được thực hiện vào ngày 25/7. Ảnh: Focus Taiwan

Phi cơ ATR 72 tan nát tại hiện trường tai nạn

Giới chức Đài Loan xác nhận 48 người thiệt mạng và 15 người bị thương khi chiếc ATR 72 của TransAsia Airways gặp nạn ở huyện đảo Bành Hồ.
 Máy bay Algeria rơi tại Mali
Vào lúc 1h55 sáng hôm 24/7 theo giờ GMT (tức 8h55 theo giờ Hà Nội), hãng thông tấn APS dẫn lời các quan chức hàng không Algeria cho biết chuyến bay AH5017 của Air Algerie chở 110 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu chỉ 50 phút sau khi cất cánh. Phi cơ gặp nạn là chiếc MD-83 của hãng hàng không tư nhân Swiftair, Tây Ban Nha. Công ty này cho Air Algerie thuê chiếc máy bay.
Vào lúc 1h55 sáng hôm 24/7 theo giờ GMT (tức 8h55 cùng ngày theo giờ Hà Nội), hãng thông tấn APS dẫn lời các quan chức hàng không Algeria cho biết chuyến bay AH5017 của Air Algerie, chở 110 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đều là người Tây Ban Nha, đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu chỉ 50 phút sau khi cất cánh. Phi cơ gặp nạn là chiếc MD-83 của hãng hàng không tư nhân Swiftair, Tây Ban Nha. Công ty này cho Air Algerie thuê chiếc máy bay. Đồ họa: IDE
Sau khi Bộ Quốc phòng Pháp cho biết hai máy bay chiến đấu Mirage 2000 của nước này đã phát hiện mảnh vỡ của máy bay ở khu vực giữa Gao và Kidal, các máy bay chiến đấu của Pháp, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức khác đã bắt đầu cuộc tìm kiếm máy bay xấu số. Họ đã phát hiện mảnh vỡ của máy bay tại khu vực gần làng Boulikessi ở Mali, cách biên giới Burkina Faso 50 km. “Đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể của các nạn nhân và mảnh vỡ của máy bay. Nó đã bốc cháy và vỡ vụn”, ông Gilbert Diendere, Tướng chỉ huy quân đội Burkina Faso nói với AP.
Sau khi Bộ Quốc phòng Pháp cho biết hai máy bay chiến đấu Mirage 2000 của nước này phát hiện mảnh vỡ của phi cơ gặp nạn ở khu vực giữa Gao và Kidal, các máy bay chiến đấu của Pháp, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức khác đã bắt đầu cuộc tìm kiếm. Họ đã phát hiện mảnh vỡ của máy bay tại khu vực gần làng Boulikessi ở Mali, cách biên giới Burkina Faso khoảng 50 km. "Đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể của các nạn nhân và mảnh vỡ của máy bay. Nó đã bốc cháy và vỡ vụn", ông Gilbert Diendere, thuộc quân đội Burkina Faso nói với AP, đồng thời nhấn mạnh không ai có khả năng sống sót. Ảnh: Planespotters
Hải Anh

Máy bay chở 116 người của Algeria gặp nạn


Chuyến bay AH5017 của hãng Air Algerie, chở 110 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn, hôm nay mất liên lạc lúc đang bay phía trên sa mạc Sahara rồi rơi ở Niger hoặc Mali.
Vụ việc xảy ra lúc 1h55 sáng nay theo giờ GMT (tức 8h55 theo giờ Hà Nội). Hãng thông tấn APS dẫn lời các quan chức hàng không Algeria cho biết, chiếc máy bay của hãng hàng không Air Algerie mất liên lạc lúc đột ngột đổi hướng, khi đang thực hiện lộ trình bay từ Ouagadougou, Burkina Faso tới thủ đô Algiers của Algeria. Chuyến bay mang số hiệu AH5017 mất liên lạc 50 phút sau khi cất cánh. Nơi mất liên lạc là khu vực phía bắc Mali, cách biên giới Algeria 500 km.
Rơi ở Niger hoặc Mali
Hãng Air Algerie đã mở một chiến dịch khẩn cấp để tìm kiếm chuyến bay AH5017 vốn có hành trình 4 tiếng và 4 lần mỗi tuần từ Burkina Faso tới Algeria.
Reuters dẫn lời ông Issa Saly Maiga, người đứng đầu Cơ quan Hàng không dân dụng quốc gia Mali, cho hay: "Chúng tôi không rõ máy bay có ở trong lãnh thổ Mali hay không. Giới chức hàng không ở các nước liên quan như Burkina Faso, Mali, Niger, Algeria và cả Tây Ban Nha đều được huy động".
Sau nửa ngày, AP đưa tin máy bay đã lao xuống Niger, nước láng giềng của Burkina Faso và Algeria. Đài truyền hình tư nhân Elnahar của Algeria xác nhận thông tin này, đồng thời nói vụ tai nạn xảy ra trên bầu trời thủ đô Niamey của Niger.
"Tôi có thể xác nhận rằng máy bay đã rơi", một quan chức ngành hàng không Algerie nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, nhưng từ chối cung cấp chi tiết về địa điểm và nguyên nhân vụ tai nạn.
Một nhà ngoại giao ở thủ đô Bamako, Mali, cho biết một cơn bão cát lớn đã quét qua miền bắc nước này tối qua. Trong khi đó, hãng tin BBC dẫn lời quân đội Liên Hợp Quốc ở Mali cho rằng, máy bay của hãng hàng không Air Algerie đã biến mất ở khu vực giữa Gao và Tessalit của Mali. Đây là khu vực thuộc quyền kiểm soát của tổ chức khủng bố Al-Qaeda, AP đưa tin.
CNN dẫn thông báo của hãng Air Algerie cho biết AH5017 có thể rơi xuống khu vực cách thành phố Gao, miền đông Mali khoảng 70 km.
aaa
Mô phỏng vị trí máy bay mất liên lạc.
Miền bắc Mali từng nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng thiểu số ly khai Tuareg, trước khi rơi vào tay quân đội Hồi giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda, sau một đợt tấn công hồi năm 2012. Một chiến dịch quân sự do Pháp dẫn đầu hồi năm ngoái quét sạch lực lượng cực đoan. Tuy nhiên, quân đội Tuareg đã trở lại nhằm chống đối chính quyền Bamako.
Một quan chức cấp cao ở Pháp cho biết, hiện chưa rõ các chiến binh ở Mali có sở hữu loại vũ khí có thể bắn hạ máy bay hay không.
Tuần trước, Al-Mourabitoun, một tổ chức vũ trang Hồi giáo có liên hệ mật thiết với Al-Qaeda, đã lên tiếng chịu trách nhiệm về vụ đánh bom liều chết khiến một binh sĩ người Pháp thiệt mạng ở miền bắc Mali. Trong một đoạn video được công bố trên Internet, phát ngôn viên của tổ chức này cho biết vụ tấn công là "lời đáp trả tuyên bố đã quét sạch các chiến binh Hồi giáo của quân đội Pháp".
Al-Mourabitoun được thành lập hồi năm ngoái, là sự hợp nhất của hai tổ chức Hồi giáo ở miền bắc Mali: lữ đoàn Mulathameen và Phong trào Thống nhất và Jihad ở Tây Phi.
Một chiếc MD-83. Ảnh: Planespotters.
Một chiếc MD-83. Ảnh: Planespotters.
51 người Pháp có mặt trên máy bay
Hãng tin Reuters dẫn lời Công ty hàng không tư nhân Swiftair của Tây Ban Nha cho biết, họ không thể liên lạc với chiếc máy bay MD-83 đang cho Air Algerie thuê. Chuyến bay AH5017 đã không còn hiển thị trên trang Flightradar24, một website theo dõi trực tiếp hoạt động của tất cả máy bay.
AFP dẫn một nguồn tin giấu tên từ Air Algerie cho hay: "Phi cơ ở cách không xa biên giới Algeria khi phi hành đoàn được yêu cầu chuyển hướng vì tầm nhìn kém và ngăn khả năng va chạm với một máy bay khác trên tuyến Algiers-Bamako. Liên lạc mất sau khi hành trình bay bị đổi".
Theo Bộ trưởng Giao thông Burkina Faso, máy bay được yêu cầu đổi hướng vào lúc 1h38 theo giờ GMT vì thời thiết xấu do bão.
RT dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Pháp Frederic Cuvillier cho hay, nhiều khả năng có hành khách người Pháp trên chuyến bay AH5017. "Có thể có công dân Pháp trên phi cơ, và nếu đó là sự thật, con số có thể rất lớn", ông Cuvillier nói.
Reuters dẫn nguồn tin quân đội Pháp cho hay nước này đã điều hai chiến đấu cơ đến trợ giúp tìm kiếm máy bay. Cụ thể, hai máy bay chiến đấu đang làm nhiệm vụ tại Tây Phi đã được triển khai để cố gắng xác định vị trí của chiếc phi cơ, một phát ngôn viên quân đội Pháp cho hay. "Các máy bay này sẽ tìm kiếm trong một khu vực, từ điểm có tín hiệu cuối cùng dọc theo tuyến bay dự kiến", người phát ngôn Gilles Jaron nói.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho hay, mặc dù hai chiến đấu cơ đã tìm kiếm khắp khu vực nhưng vẫn chưa thể truy dấu máy bay MD-83. Ông Laurent Fabius cũng phủ nhận thông tin cho rằng đã phát hiện một số mảnh vỡ máy bay.
Giới chức Burkina Faso đã lập một đơn vị khẩn cấp ở sân bay Ouagadougou để cung cấp thông tin cho người nhà hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay AH5017.
Trong số 110 hành khách trên máy bay, 51 người Pháp, 27 người mang quốc tịch Burkina Faso, 8 người Lebanon, 6 người Algeria, 5 người Canada, 4 người Đức, hai người Luxemburg, một người Thụy Sĩ, một người Bỉ, một người Ai Cập, một người Ukraina, một người Nigeria, một người Cameroon và một người Mali, Fox News dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Burkina Faso, Jean Bertin Ouedraogo, cho hay. 6 thành viên phi hành đoàn đều là người Tây Ban Nha.
Theo Kara Terki, người phát ngôn của hãng hàng không Air Algerie, hầu hết hành khách trên phi cơ đều đang trong hành trình bay quá cảnh để đến châu Âu, Trung Đông hoặc Canada.
May bay cho 116 nguoi cua Algeria gap nan hinh anh 1
Đường bay của phi cơ gặp nạn. Nó cất cánh ở Burkina Faso để tới Algeria, nhưng mất tín hiệu khi đi qua Mali rồi bị rơi ở Niger. Đồ họa: IDE
Máy bay rơi đã hoạt động 18 năm
Hãng hàng không Air Algerie được thành lập từ năm 1947. Tính đến tháng 7/2014, hãng này có 43 phi cơ trong đội bay. Air Algerie cung cấp các chuyến bay tới 69 điểm đến trên khắp thế giới.
Tai nạn nghiêm trọng nhất của Air Algerie xảy ra vào ngày 6/3/2003, khiến 96 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Đây cũng là thảm họa hàng không lớn trong lịch sử Algeria.
Chiếc máy bay gặp nạn là một trong 4 chiếc MD-83 thuộc sở hữu của công ty Swiftair, Tây Ban Nha. Nó được đưa vào sử dụng từ 18 năm trước. Nó là sản phẩm của công ty chế tạo máy bay McDonnell Douglas, nay đã được Boeing mua lại.
MD-83 là phiên bản cải tiến của những chiếc máy bay McDonnell Douglas MD-80. Nó dài hơn những chiếc máy bay cùng loại nên có khả năng vận tải cao hơn. Động cơ của chiếc máy bay cũng khỏe hơn cùng thùng chứa nhiên liệu lớn giúp nó vận hành tốt.
Thùng chứa nhiên liệu của những chiếc MD-83 có khả năng mang 26.400 lít xăng. Nó có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa đạt 73.000 kg. Tải trọng cất cánh rỗng của những chiếc máy bay loại này đạt 36.200 kg.
Vận tốc tối đa của MD83 đạt 800 km/h, trong khi phạm vi hoạt động của nó đạt 4.600 km với tải trọng cất cánh tối đa. Tính tới năm 1999, 265 máy bay loại này đã ra lò.
Hồng Duy - Quỳnh Hoa

Thảm kịch Germanwings đã không xảy ra nếu áp dụng công nghệ này

Ngọc Linh |
Thảm kịch Germanwings đã không xảy ra nếu áp dụng công nghệ này

Công nghệ ngăn chặn một thảm họa hàng không như GermanWings đã được Không quân Mỹ áp dụng từ lâu, Sputnik News đưa tin.


Trong bối cảnh vụ tai nạn của hãng hàng không Germanwings tại dãy núi Alps (Pháp), nhiều người đang đặt ra câu hỏi làm thế nào - một vụ có ý tự tử của phi công kéo theo cái chết của 150 người trên máy bay - có thể được ngăn chặn trong tương lai.
Trên thực tế, công nghệ thích hợp để thực hiện điều đó đã được Không quân Mỹ áp dụng từ trước.
Một dự án hợp tác với sự tham gia của NASA, Không quân Mỹ và Lockheed Martin đã được khởi xướng từ những năm 1980, nhằm tạo ra một phương thức kiểm soát máy bay để ngăn chặn nguy cơ xảy ra va chạm.
Hệ thống Tự động Phòng tránh Va chạm với Mặt đất (Auto-GCAS) sẽ theo dõi quỹ đạo của một máy bay so với địa hình phía dưới đường bay của nó.
Nếu tính toán chỉ ra rằng một vụ tai nạn sắp xảy ra và không nhận thấy có phản ứng từ phi công, một hệ thống lái tự động sẽ được kích hoạt cho tới khi máy bay trở lại quỹ đạo an toàn.

Đến nay hệ thống này đã được lắp đặt trên các loại máy bay chiến đấu F-16, F-22 và F-35. Tháng Hai mới đây, quân đội Mỹ đã báo cáo trường hợp đầu tiên về một phi công được “cứu” bởi hệ thống này.
Mặc dù chi tiết chưa được công bố, các nguồn tin cho biết vụ việc này có liên quan đến máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Mỹ, trong lúc tham gia diễn tập chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
Trong khi NASA đang xem xét tích hợp cộng nghệ này vào máy bay dân dụng, nhưng vẫn chưa rõ liệu một hệ thống như thế này có thể ngăn chặn một thảm kịch như vụ tai nạn Germanwings, vì hệ thống Auto-GCAS cho phép phi công vô hiệu hóa nó.
Trên lý thuyết, nhà sản xuất có thể tùy chỉnh để bắt buộc có sự đồng ý của cả hai phi công trước khi vô hiệu hóa hệ thống, nhưng phi công thường sẽ đấu tranh để giữ quyền kiểm soát
theo Đại Lộ

Thực hư về video những giây cuối cùng trên máy bay Germanwings

Hồng Anh - Quang Huy |
Thực hư về video những giây cuối cùng trên máy bay Germanwings

Báo Pháp Paris Match và báo Đức Bild dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho hay, một chiếc điện thoại di động trên chiếc máy bay Germanwings rơi ở Pháp đã được tìm thấy.

Điều quan trọng là chiếc điện thoại tìm thấy giữa đống đổ nát của chiếc máy bay Germanwings rơi ngày 24/3 ở dãy Alps (Pháp) chứa một đoạn video ghi lại khung cảnh hỗn loạn bên trong máy bay vào những giờ phút cuối cùng trước khi đâm vào núi.
Đoạn video được quay từ đuôi của máy bay, song hiện chưa rõ ai là người quay nó - hành khách hay thành viên phi hành đoàn.
"Cảnh tượng bên trong hỗn loạn tới mức khó có thể xác định được ai với ai", tờ Paris Match viết. "Nhưng những âm thanh la hét của hành khách cho thấy rõ ràng là họ biết chuyện gì đang sắp xảy ra".
Theo tờ này, những âm thanh trong đoạn video dường như trùng khớp với nội dung những âm thanh trong đoạn băng ghi âm mà Bild tiết lộ trước đó. Paris Match cho hay, họ có thể nghe thấy tiếng hành khách hét lên "Chúa ơi" bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Tờ Bild khẳng định tính chân thực của video là điều không có gì phải nghi ngờ.
Tuy nhiên, theo báo Mỹ USA Today, cảnh sát Pháp cho rằng đoạn video đó chỉ là lừa bịp.
Người phát ngôn cơ quan điều tra Pháp Elaine Cobbe thừa nhận, họ đã tìm thấy nhiều điện thoại di động ở hiện trường, song nội dung của chúng vẫn chưa được kiểm tra.
Ông Cobbe cũng chưa nghe thấy bất cứ thông tin nào về việc chiếc điện thoại nào đó còn tốt tới mức có thể tiếp cận được dữ liệu bên trong nó.
Về phần mình, Công tố viên Marseille Brice Robin, người giám sát cuộc điều tra hình sự vụ rơi máy bay này, khẳng định với AP rằng không có đoạn video nào trong máy bay được tìm thấy.
Trung tá Jean-Marc Menichini, người phát ngôn lực lượng quân cảnh Pháp – phụ trách truyền thông trong hoạt động cứu trợ chuyến bay gặp nạn của Germanwings, cũng phủ nhận thông tin về đoạn video nói trên.
theo Trí Thức Trẻ

Một phi công đã tiên tri thảm họa Germanwings từ 2 tháng trước

Chí Quân |
Một phi công đã tiên tri thảm họa Germanwings từ 2 tháng trước
Một mảnh thân và bánh máy bay được tìm thấy trên dãy Alps.

Một bài viết được đăng trên báo Hà Lan từ 2 tháng trước đã mô tả đúng những gì xảy ra với chuyến bay định mệnh của hãng Germanwings.

Tác giả bài viết chấn động này là Jan Cocheret, một phi công người Hà Lan 35 năm kinh nghiệm hiện đang lái cho hãng Emirates.
Là cây bút bình luận cho website chuyên về hàng không Luchtvaartnieuws (Hà Lan), 2 tháng trước, Cocheret đã viết một bài báo mà sau khi suy xét, chính ông cũng thấy là nó quá rùng rợn và có thể gây hoang mang.
Thế nên thay vì đăng trên website, Cocheret đã gửi bài viết cho một tờ báo giấy có tên là Piloot en Vliegtuig.
Những gì được đề cập trong bài viết này, kỳ lạ thay, lại trùng hợp đến mức khó tin với diễn biến vụ tai nạn thảm khốc của chiếc Airbus 320 của hãng Germanwings ở vùng núi Alps hồi tuần trước.
Phi công Jan Cocheret
Phi công Jan Cocheret
Bài viết có đoạn mô tả:
Nhờ hệ thống chốt cửa siêu an toàn, một phi công có thể dễ dàng chiếm quyền kiểm soát khoang lái, nhốt đồng nghiệp của mình bên ngoài. Chỉ cần chờ thời cơ người đó ra ngoài đi vệ sinh, và thế là anh ta không thể nào mở cửa được nữa.
Tất nhiên, vẫn có cách vào trong mà không cần phá cửa khoang lái (nhờ một mã), nhưng viên phi công bên trong có thể vô hiệu hóa mã này và đẩy cộng sự của mình vào thế bất lực, chỉ biết ngồi lại cùng hành khách để nhìn những gì sẽ đến”.
Jan Cocheret lo ngại thảm kịch xảy ra, lấy dẫn chứng là vụ một phi công của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã áp dụng kịch bản tương tự để chuyển hướng máy bay về Genève.
Vụ việc xảy ra hồi đầu năm ngoái, và mới đây, thủ phạm đã bị kết án 19 năm 6 tháng tù vì tội cướp máy bay.
Cocheret cũng chỉ ra rằng, trong quá khứ, đã có vài phi công cố ý hủy hoại máy bay anh ta điều khiển, gây ra cái chết của các hành khách vô tội.
Viên phi công kỳ cựu này cho rằng, ngay cả những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nhất đôi khi cũng không chế ngự nổi những giây phút cuồng loạn của bản thân.
Đôi khi, tôi lại tự hỏi một cách rất nghiêm túc rằng, người ngồi cạnh tôi trong khoang lái kia là ai... Nếu gặp điều gì đó khủng khiếp trong đời, liệu anh ta có chịu đựng nổi không?
Tôi hy vọng không bao giờ rơi vào cảnh trở về từ nhà vệ sinh trên máy bay, và thấy mình đối diện với cánh cửa khoang lái không bao giờ mở ra nữa”.
Trong bài báo của mình Cocheret kịch liệt phê phán hệ thống đảm bảo an ninh được áp dụng trên máy bay từ sau sự kiện 11/9.
Ngay từ đầu, tôi đã thấy đó là cách làm rất tệ. Nếu có kẻ nào đó với ý nghĩ đen tối trong đầu định xông vào khoang lái thì cánh cửa sẽ ngăn hắn lại. Nhưng nếu vấn đề lại bắt đầu từ chính bên trong khoang lái thì sao?
Sau sự kiện bi thảm xảy ra với chuyến bay của Germanwings, mà thủ phạm được cho là cơ phó, một số hãng hàng không đã bắt buộc một tiếp viên phải vào khoang lái nếu một trong 2 phi công ra ngoài.
Thậm chí, đã có ý kiến đề xuất áp dụng một mã khẩn cấp thứ hai, có thể sử dụng trong trường hợp tình huống xấu xảy ra trong khoang lái.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét