Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

CHUYỆN ÍT BIẾT 32

(ĐC sưu tầm trên NET)


Tại sao bạn thấy giọng của mình khi hát karaoke không hay như bình thường?

zknight |
Tại sao bạn thấy giọng của mình khi hát karaoke không hay như bình thường?

Nếu cảm thấy ghét giọng hát của mình theo cách này, bạn nên biết nó chỉ là một hiệu ứng tâm lý.


Khi hát karaoke hoặc nghe lại một bản thu âm, có bao giờ bạn thấy giọng hát của mình bị “dìm hàng” đi khá nhiều? Nó rất khác so với những âm thanh nghe được khi bạn hát một mình.
Tin tốt, bạn không hề gặp vấn đề gì với thính giác. “Đó là một hiện tượng khá phổ biến và xảy ra ở nhiều người”, Aaron Johnson, một phó giáo sư đến từ Đại học Illinois, Hoa Kỳ cho biết.
Khoa học dĩ nhiên có câu trả lời cho hiện tượng này. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Rất nhiều người cảm thấy giọng mình bị dìm hàng
Rất nhiều người cảm thấy giọng mình bị "dìm hàng"
Giọng hát đến từ đâu?
Trước hết, bạn phải biết cách chúng ta tạo ra giọng hát của mình. Nó đến từ một bộ phận của đường hô hấp trên, gọi là thanh quản.
Thanh quản sẽ có dây thanh, thực chất là những mô hình nếp gấp. Khi có một luồng không khí đi qua, dây thanh sẽ rung động.
Những rung động này tạo ra âm thanh ở ngay sau cổ họng bạn. Dây thanh đóng mở, biến đổi dày mỏng, căng chùng.
Cùng với đó là cấu hình đường ra của âm thanh bao gồm vòm họng, nơi đặt lưỡi, cử động môi... sẽ tạo ra nhiều âm thanh khác nhau.
Vị trí của âm thanh được phát ra
Vị trí của âm thanh được phát ra
Bạn tự nghe mình hát như thế nào?
Điểm mấu chốt nằm ở đây. Khi đã tạo ra được âm thanh, nó khởi điểm ở phía sau vòm họng và bạn nghe thấy nó như thế nào?
Bạn sẽ nghĩ âm thanh đi ra từ miệng và mũi. Sau đó nó đến tai của bạn. Không đơn thuần là vậy. Sóng âm còn được dẫn qua cả các mô và xương trong hộp sọ.
Kết quả là bạn có thể nghe thấy một điều rất kỳ lạ ở đây: âm thanh có thể phát ra từ chính tai của bạn.
Khi bạn kích hoạt dây thanh âm, nó cũng gây rung xương sọ và âm thanh đó, bạn có thể cảm nhận được”, Rachel Feltman, một tác giả khoa học giải thích trên tờ The Washington Post.
Những âm thanh truyền qua xương và mô bị giảm tần số. Về cơ bản, bạn như có thêm những âm trầm”. Kết quả là tiếng hát mà bạn tự nghe được trong đầu, nó có phần êm ái và dễ chịu hơn.
Thế còn âm thanh trên loa karaoke?
Micro không thể thu được âm thanh truyền qua xương và các mô trong sọ
Micro không thể thu được âm thanh truyền qua xương và các mô trong sọ
Lẽ dĩ nhiên, một chiếc micro không thể thu được những rung động của xương sọ và các mô bên trong đầu. Nó chỉ chuyển được những âm thanh phát ra từ miệng bạn thành tín hiệu điện.
Những tín hiệu này được tái tạo và khuyếch đại lại để phát ra loa karaoke. Kết quả là những âm trầm không xuất hiện, bạn sẽ nghe thấy giọng hát của mình đôi khi là thanh hơn và thậm chí như người ngoài hành tinh.
Rất may, đa số những thiết bị hát karaoke đều cho phép chúng ta can thiệp tự động vào giọng hát của mình. Bạn có thể thêm âm trầm vào giọng hát hay làm nó êm dịu hơn với nhiều hiệu ứng lặp và vang nhẹ.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn biết cách mà người khác thực sự nghe giọng hát của mình, hãy tới một phòng thu chuyên nghiệp.
Nhiều người đã phải nhăn mặt khi nghe thấy giọng hát của mình. Đôi khi, họ cảm thấy ghét nó và không còn dám tự tin hát như trước nữa. Ngay cả những ca sĩ cũng đã từng trải qua cảm giác này.
Tại sao bạn thấy giọng của mình bị dìm hàng khi hát karaoke?
Tại sao bạn thấy giọng của mình bị "dìm hàng" khi hát karaoke?
Cách giải quyết
Nếu cảm thấy ghét giọng hát của mình theo cách này, bạn nên biết nó chỉ là một hiệu ứng tâm lý. Đa số chúng ta cảm thấy bối rối khi nhìn thấy những “phiên bản thực” của mình. Đó là bởi chúng ta đã quá quen với những “phản chiếu”.
Hàng ngày, bạn đều soi gương và quen với cơ thể của mình theo hình ảnh trong đó. Nhưng nếu đột nhiên xuất hiện trên một bức ảnh hay video, chúng ta sẽ thấy một hình ảnh có vẻ hơi khác.
Có thể bạn sẽ bối rối, có thể là một bức ảnh khiến bạn muốn xóa nó ngay lập tức. Đó là bởi hình ảnh phản chiếu trong gương và trên ảnh là khác nhau, không ai có một thân hình đối xứng hoàn toàn.
Điều tương tự xảy ra với cách chúng ta nghe giọng hát của chính mình. Mặc dù vậy, nó không gây khó chịu cho những người xung quanh, bởi họ cũng đã quen nghe giọng thực của bạn. Vấn đề là bạn phải học cách quen với giọng thực của chính mình.
Ngay cả các ca sĩ cũng phải thường xuyên nghe giọng hát thực của mình để cảm thấy bớt lạ lẫm và tự tin hơn.
Ngay cả các ca sĩ cũng phải thường xuyên nghe giọng hát thực của mình để cảm thấy bớt lạ lẫm và tự tin hơn.
Nếu bạn lắng nghe thật nhiều giọng thực của mình, bạn có thể chấp nhận nó”, Johnson nói. Anh đề nghị một cách luyện tập đơn giản. Khi nói, hãy đặt hai tay của bạn phía trước tai. Nó sẽ tạo thành một bức tường chắn giữa tai và miệng.
Bằng cách này, tuy không thể loại bỏ âm thanh truyền trong đầu bạn, nó sẽ giúp ghi đè những âm thanh phát ra từ miệng vang trong phòng. Bạn sẽ thấy giọng của mình thật hơn.
Về phía các ca sĩ, họ cũng phải thường xuyên nghe giọng hát thực của mình để cảm thấy bớt lạ lẫm và tự tin hơn.
Vừa hát vừa nghe lại âm thanh qua tai nghe là cách họ sử dụng để ghi đè giọng hát thực lên trên “giọng phản chiếu” của mình. Bạn cũng có thể thực hành điều này nếu có một tai nghe kèm micro.
Kết luận
Nói tóm lại, cách mà bạn nghe chính mình hát với giọng hát thực của bạn là khác nhau. Điều này đến từ cơ chế truyền âm thanh.
Bạn nghe thấy chính mình với cả âm trầm truyền qua xương và mô trong hộp sọ. Giọng hát thực của bạn chỉ gồm âm thanh truyền qua không khí, đi ra từ miệng và mũi.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy ghét giọng của mình khi hát karaoke, thu âm hay trong video, đó chỉ là một hiệu ứng tâm lý.
Bạn phải học cách quen dần với nó, tương tự như cách các ca sĩ phải làm để bớt lạ lẫm và tự tin hơn trên sân khấu.
Tham khảo Buzzfeed, ScienceAlert, Businessinsider
theo GenK/TTVN

Tại sao con ngươi của mèo thẳng đứng?

Hải Nguyễn |
Tại sao con ngươi của mèo thẳng đứng?

Tại sao con ngươi của mèo hay của một số loài động vật khác lúc thì mở rộng to tròn, lúc lại co lại thành một đường thẳng đứng?



Con ngươi (Đồng tử) là lỗ nhỏ tròn giữa tròng đen con mắt.
Tuy nhiên, con ngươi của một số động vật lại biến dạng thành một đường thẳng đứng hoặc dọc. Tại sao mắt chúng lại đặc biệt như vậy?
Theo nghiên cứu mới cho thấy, đó là do việc chúng sử dụng tầm nhìn của mình.

Con ngươi mắt mèo thay đổi
Con ngươi mắt mèo thay đổi
Sau khi tiến hành phân tích 214 loài động vật khác nhau, các nhà nghiên cứu đến từ đại học UC Berkeley (Mỹ) đã phát hiện ra hình dạng con ngươi của mèo thay đổi do tập tính hoạt động ban đêm của chúng.
Nhóm nghiên cứu đã công bố công trình nghiên cứu này của mình vào ngày 7/8/2015 trên tạp chí Science Advances.
Theo công bố, hình dạng và kích cỡ con ngươi của mèo cho biết chúng cảm thụ ánh sáng như thế nào. Sau đó, não tiếp nhận và xử lý hình ảnh mà chúng thấy.
Con ngươi trong mắt mèo có thể mở to tròn hết mức và cũng có thể co lại thành một đường thẳng đứng. Khi trời tối, đồng tử trong mắt mèo mở rộng để chúng có thể tiếp nhận ánh sáng tối đa và nâng cao tầm nhìn.
Nhưng khi trời sáng, đồng tử của chúng lại khép lại để thích nghi với ánh sáng mạnh. Theo một báo cáo từ đại học UC Berkeley, khi đồng tử mèo co lại, dẫn đến một sự thay đổi lớn giữa các trạng thái co lại và giãn ra.
Nó có thể làm tăng kích thước con ngươi từ 135 đến 300 lần. Trong khi, con ngươi của người chỉ tăng khoảng 15 lần.
Mèo là một loài ăn đêm và hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Do đó, sự biến dạng này mang lại cho chúng một lợi thế rất lớn khi đi săn.
Bởi con người chủ yếu hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đên, nên đồng tử của chúng ta không cần phải thay đổi để thích nghi với nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau.
Tuy nhiên, một số động vật chăn thả như cừu, ngựa và hươu có con ngươi co lại thành hàng ngang.

Con ngươi của một số động vật nằm ngang
Con ngươi của một số động vật nằm ngang
Theo các nhà khoa học, những loài động vật này có khả năng “kiểm soát” một cánh động rộng lớn, ngay cả khi chúng cúi đầu xuống để ăn.
Nhà nghiên cứu Martin Banks, một giáo sư nhãn khoa tại Berkeley cho biết: “Nhu cầu đầu tiên của việc thay đổi hình dạng đồng tử là để phát hiện sự tiếp cận của kẻ thù.
Khi đó, chúng cần phải quan sát được mọi thứ xung quanh với những điểm mù tối thiểu.
Nhu cầu thứ hai, chúng cần phải vừa xác định vị trí mà kẻ thù đang lao tới vừa quan sát đường đi và chạy thật nhanh để thoát khỏi vùng nguy hiểm.”
Theo nhóm nghiên cứu, đồng tử co lại theo chiều ngang làm giảm lượng ánh sáng từ mặt trời chiếu vào mắt, giúp chúng quan sát mọi vật xungh quanh tốt hơn.
Và sau khi dành nhiều giờ tại vườn thú Oakland, Banks phát hiện ra rằng nhãn cầu của nhiều loài động vật - ngựa, dê và hươu - cũng xoay khi đầu cúi xuống đất. Điều này làm cho đường thẳng nằm ngang trong con ngươi của chúng luôn song song với mặt đất.
Những động vật ăn thịt như mèo, rắn, cá sấu có đồng tử thẳng đứng giúp chúng chiếm được lợi thế khi cạnh tranh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, không phải con ngươi của tất cả các động vật ăn thịt lớn đều thẳng đứng. Ví dụ như con ngươi của sư tử và hổ tròn giống như con người.
Nhóm các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết về sự khác biệt trong hình dạng đồng tử của loài này có thể là do kích thước to lớn của chúng.
Bởi các loài động vật ăn thịt lớn này sống xa các đồng cỏ, nên đôi mắt của chúng không cần phải có nhiều “thủ đoạn” để bắt mồi.
Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về sự phức tạp này của mắt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ kết luận trên tạp chí Science Advances.
"Nghiên cứu này còn có rất nhiều trường hợp ngoại lệ về hình dạng đồng tử của động vật ăn thịt hoặc con mồi, động vật lớn hoặc nhỏ”, Ronald HH Kröger, nhà sinh vật học từ Đại học Lunds (Thụy Điển), nói với tờ The New York Times.
Nghiên cứu này cũng chỉ là một trong những trường hợp thể hiện nhãn quan của các loài động vật đặc biệt như thế nào.
theo Trí Thức Trẻ

Phát hiện siêu lỗ đen "sát nách" Trái Đất: Loài người đi về đâu?

Hoa Hướng Dương |
Phát hiện siêu lỗ đen "sát nách" Trái Đất: Loài người đi về đâu?
Siêu lỗ đen "quái vật" này liệu có gây nguy hiểm cho loài người? Hình minh họa

Bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp ảnh Chandra, các nhà thiên văn đã phát hiện siêu lỗ đen “quái vật” ngay cạnh Trái Đất. Đây có thể là mối nguy hiểm gần nhất đối với Địa cầu.


Đó chính là một siêu lỗ đen (còn gọi là hố đen) khổng lồ đã trải qua quá trình bùng phát năng lượng, bức ảnh dưới đây chụp lại ảnh của ngân hà M51 và một phần nhỏ khu vực NGC 5195.
Khi nhìn gần hơn, một cặp đường cong có thể dễ dàng nhận thấy trong dữ liệu Chandra.

Hình ảnh 2 bán cung
Hình ảnh 2 bán cung
Đây là bằng chứng về quá trình giải phóng năng lượng trước đây của siêu lỗ đen tại trung tâm khu vực NGC 5195.
Nghiên cứu chỉ ra rằng lỗ đen này đã “ợ” ra chúng sau quá trình nuốt chửng những vật chất xung quanh và điều này diễn ra từ lúc hình thành vũ trụ sau vụ nổ Big Bang.
Các nhà khoa học sử dụng kính thiên văn Chandra X-ray của NASA để phát hiện 2 luồng sáng gần trung tâm khu vực NGC 5195, một ngân hà nhỏ nằm cách chúng ta 27 triệu năm ánh sáng.
Ngân hà này đang trong quá trình hợp nhất với một ngân hà khác, NGC 5194, một ngân hà xoắn ốc khổng lồ được biết với cái tên “Xoáy nước”.

Vị trí hố đen
Vị trí hố đen
Ngoài ra dữ liệu quan sát của đài thiên văn quốc gia Kitt Peak cũng chỉ ra rằng, có một cùng mỏng khí gas hydro lạnh quanh những đường cung này.
Các nhà khoa học tin rằng khí gas nóng, nguồn phát xạ ra tia X đã hòa vào vùng lạnh hơn đó.
Theo nhà thiên văn Eric Schlegel và chuyên gia của đại học Texas, San Antonio phát biểu tại cuộc họp Amarician Astronomical Society tại Kissimmee, Florida vào thứ ba:
“Đây là cách rõ ràng để đẩy khí gas từ một ngân hà, chúng tôi mong rằng quá trình này sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong vũ trụ, nếu bạn có một ngân hà với mật độ lớn, nó sẽ tự va chạm nhau thường xuyên hơn và hiệu ứng này sẽ xảy ra”.

Hố đen không chỉ nuốt vật chất, nó cũng ợ ra vật chất
Hố đen không chỉ "nuốt" vật chất, nó cũng "ợ" ra vật chất
Nghiên cứu chỉ ră rằng lỗ đen này không chỉ nuốt vật chất xung quanh vào khu vực không gian bị bóp méo bởi trọng lực của nó, nó còn giải phóng ra vật chất.
Schegel cho biết đường cong tia X trên có thể là kết quả của quá trình “sát nhập” ngân hà đang diễn ra.
Bằng việc quan sát quá trình diễn ra tại khu vực ngân hà NGC 5195 với các bước sóng khác sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn chuyện gì đang diễn ra.
Schegel nói rằng: “Nó cho chúng tôi một vật thể xác định để nghiên cứu”.

Hố đen là vấn đề hóc búa của Vật lý và thiên văn khi có quá ít thực thể để nghiên cứu
Hố đen là vấn đề hóc búa của Vật lý và thiên văn khi có quá ít thực thể để nghiên cứu
Nhà thiên văn Julie Comerford của Đại học Colorado (Mỹ), Boulder phát biểu tại hội nghị AAS cũng cho biết:
"Khi nghiên cứu xung quanh vấn đề này, họ phát hiện ra trường hợp 2 siêu lỗ đen gần nhau khác cách 1 tỉ năm ánh sáng tại khu vực ngân hà SDSS j1126+2944."
Ông cho rằng đây là trường hợp vô cùng hiếm trong 12 ngân hà đã biết đến khi tồn tại 2 siêu lỗ đen cạnh nhau, như là kết quả của sự hòa trộn 2 ngân hà.
Ông còn cho rằng, kết quả khi 2 lỗ đen va chạm sẽ tạo nên một siêu lỗ đen lớn hơn. Đây là kết quả của việc kết hợp 2 ngân hà.
Việc lỗ đen va chạm nhau rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của địa cầu.
*Thông tin được dịch từ Discovery
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét