Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 130

(ĐC sưu tầm trên NET)


Bí ẩn về Saint Germain – Bá tước bất tử

0

Bá tước Saint Germain (St Germain) là một nhân vật có thật trong lịch sử châu Âu ở thế kỷ XVIII nhưng do hành tung bí ẩn và vẻ bề ngoài không in dấu thời gian mà nhiều học giả cho rằng những câu chuyện về ông chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, thêu dệt, bịa đặt.
Liệu con người có thể sống bất tử không? Một trường hợp bất tử được ghi lại trong lịch sử. Đó là bá tước Saint Germain.
Nhiều nhà khoa học khẳng định ông sinh vào những năm 1.600, nhưng nhiều người khác lại tin rằng ông đã ra đời từ trước công nguyên. Nhiều người đã chứng kiến ông xuất hiện vào những năm 1970 với vẻ ngoài chỉ như mới 45 tuổi.
Ông được biết đến cùng với những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử châu Âu như Casanova, Madame de Pampadour, Voltaire, vua Louis XV, Catherine Đại đế, Anton Mesmer và những người khác. Ông còn được cho là liên quan đến một số phong trào tôn giáo thần bí cũng như Thuyết Âm mưu.
Ngày sinh của ông được nhiều giả thuyết khẳng định là vào khoảng những năm 1690. Theo nhà khoa học Annie Besant, ông là con trai của Francis Racoczi II, hoàng tử xứ Transylvania năm 1690. Saint Germain khẳng định, ông đã nắm được bí quyết của thuật giả kim biến kim loại thành vàng, cũng như tìm được cách thức trường sinh bất lão. Trong khoảng những năm 1740-1780, Saint Germain đã đi khắp châu Âu với vẻ ngoài hầu như không thay đổi trong suốt 40 năm.
Bá tước Saint Germain nổi tiếng vì là một nhân vật có hành tung bí ẩn. Ông dường như là người đàn ông không có tuổi, và luôn luôn toát lên vẻ sang trọng, quý phái của một người mang dòng máu hoàng gia. Tất cả các món đồ ông mặc hầu như đều được nạm các loại trang sức quý. Kỳ lạ hơn, người ta viết về ông như một nhà giả kim có kiến thức uyên bác, có thể biến sắt thành vàng, nung chảy kim cương, có thể gộp nhiều viên kim cương nhỏ lại thành viên lớn hơn, hoặc làm ngọc trai lớn với kích thước không tưởng hay một nhà ngoại giao tài ba tinh thông 12 ngoại ngữ, từ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý đến tiếng Hoa, tiếng Phạn……
Bí ẩn về Saint Germain – Bá tước bất tử - anh 1

Saint Germain – Bá tước bất tử.

Saint Germain qua đời năm 1784. Tuy nhiên, nhiều nhân chứng vẫn khẳng định đã nhìn thấy ông trong suốt thế kỷ 19 và cả thế kỷ 20. Năm 1785, người ta nhìn thấy ông tại Đức cùng với Anton Mesmer, một nhà thôi miên học tiên phong. Người ta cho rằng Saint Germain đã truyền dạy cho Anton những kiến thức về thôi miên và hấp dẫn người khác.
Các báo cáo chính thức của tổ chức Freemansonry khẳng định họ đã chọn Saint Germain làm đại biểu trong một cuộc họp năm 1785. Sau vụ phá ngục Bastile dẫn đến cuộc cách mạng Pháp năm 1789, tiểu thư Comtesse d’Adhémar cho biết đã có cuộc nói chuyện rất dài với Saint Germain về tương lai nước Pháp như thể ông đã biết hết chuyện của tương lai. Cô viết trong hồi ký năm 1821: "Tôi đã nhìn thấy Saint Germain rất nhiều lần. Tôi nhìn thấy ông vào ngày hoàng hậu Antoinette bị ám sát và trong rất nhiều ngày xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng của nước Pháp. Lần cuối tôi nhìn thấy ông là vào năm 1820, và trông ông như mới chỉ ngoài 40 tuổi".
Voltaire, triết gia nổi tiếng thế kỷ 18 đã nói về Saint Germain như "Một người đàn ông bất tử và thông tuệ mọi điều". Sự thật về khả năng bất tử của ông, chỉ lịch sử mới có thể trả lời.

Giai thoại về những hành tung bí ẩn của bá tước St Germain

Thái tử Charles của xứ Hesse-Kassel sau này đã kể lại trong một bức thư rằng thái tử là người duy nhất được bá tước St Germain tâm sự thực sự. Bá tước kể với thái tử rằng ông là con trai của hoàng tử Transylvanian Francis Racoczi II và khi đến Schleswig ông đã 88 tuổi. Bá tước St Germain đã chết trong nhà máy vào ngày 27/02/1784 khi thái tử Charles đang ở Kassel. Cái chết đã được ghi lại trong sổ đăng ký của Nicolai Thánh Giáo Hội tại Eckernforde. Ông được chôn cất vào ngày 2/3/1784 và chi phí mai táng được liệt kê trong sổ kế toán của nhà thờ ngày hôm sau.Tuy cái chết của bá tước St Germain đã được xác định như trên nhưng huyền thoại, truyền thuyết và suy đoán về ông vẫn phổ biến rộng rãi trong thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và tiếp tục cho đến ngày hôm nay.Bá tước St Germain đã xuất hiện nhiều lần trong lịch sử, thậm chí gần đây nhất là năm 1970 và lần nào cũng với bộ dạng một người đàn ông khoảng 45 tuổi.

Rùng mình chuyện rắn thần báo oán ở Thái Nguyên

0

Sự tồn tại của rắn thần trong ngôi đền Long Khánh Từ thuộc xã Ký Phú, Đại Từ, Thái Nguyên vơi những lời đồn ma quái, chết chóc nếu có người dám cả gan mạo phạm đến thánh thần làm người nghe rùng mình.

Bị trừng phạt vì coi thường thần linh

Rùng mình chuyện rắn thần báo oán ở Thái Nguyên - anh 1

Cận cảnh trong ngôi đền thờ thần rắn

Câu chuyện ông Lê Văn Thử – thủ từ của ngôi đền Long Khánh Từ - và nhiều người dân trong vùng gặp được hai thần rắn xuất hiện trong ngôi đền càng trở nên kỳ bí hơn khi vào cuối những năm 1968, tại khu vực xã Ký Phú xuất hiện một trận hạn hán kéo dài khiến cho ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ, không thể trồng cấy được bất cứ cây gì, người dân trong vùng cũng không có nước mà uống.
Bí quá, người dân chẳng biết than ai đành tụ họp nhau lại mua lễ đến đền Long Khánh Từ cầu các thần linh ban mưa thuận gió hòa để người dân được trồng cấy. Sau khi khấn vái thần rắn xong, người dân xã Ký Phú mới ra trước cửa đền cùng té nước, tạo mưa giả, sau đó vào ngôi đền nhỏ gần đó thắp hương cầu khấn.
Ngay đêm hôm đó, trời nổi gió và mưa to kéo đến. Kể từ đó, người dân thường xuyên mang lễ vật đến đền Long Khánh Từ thắp hương. Sau này, đền được mọi người tu sửa khang trang. Cứ khi nào gặp hạn hán, người dân cả vùng lại kéo nhau vào đây té nước cầu mưa.
Không dừng lại ở đó, từ sau khi ông Thử diện kiến rắn thần lần đầu tiên vào năm 1968, đã có hàng loạt những hiện tượng lạ xảy ra xung quanh ngôi đền khiến cho mọi người khiếp sợ.
Theo lời ông Thử, vào năm 1970, con ông Mã Điền ở xóm Chuối đi chăn trâu đến gần ngôi đền không có cửa, thấy bên trong có hoa quả người dân đem đến thờ cúng nên đã cả gan vào trộm. Đến tối khi về nhà, đứa bé này bỗng dưng đau bụng dữ dội, tới đêm thì qua đời mà không ai rõ lý do.
Chỉ đến khi sự việc xảy ra gần được 1 tháng, những đứa trẻ trong vùng mới kể cho mọi người nghe về sự việc thì người nhà ông Mã Điền mới ngã ngửa, đem hương hoa lên đền Long Khánh Từ để cầu khấn, mong thần linh phù hộ cho linh hồn đứa con tội lỗi sớm được siêu thoát và thần không giáng tội xuống cả gia đình.
Ông Thử cũng kể thêm câu chuyện về người từng phạm đến đền thiêng và phải chịu tội: “Ở ngôi đền cũ có cây đa rất to, đến khi phải ngả đi thì cây có tuổi thọ là 52 năm, ngoài ra còn có hai cây lựu cao khoảng 18 mét. Năm đó có một người đàn ông tên Thức làm bên thủy lợi, không hiểu vì lý do gì đã chặt cho hai cây lựu đổ về phía đền. Lạ thay, khi cây lựu ngã đổ thì một cơn gió thổi mạnh đẩy cây rạp ra phía bờ suối".
"Người đàn ông đó sau khi về nhà mấy ngày thì tự tay treo cổ hai người con trai, bản thân ông ta ngay tối hôm đó cũng uống thốc sâu tự tử. Bao năm qua, người dân nơi đây vẫn còn nhớ câu chuyện này”.
Đến khi đền Long Khánh Từ được chuyển về khu đất ở nhà ông Lê Văn Thử, tất cả các bát hương cũ ở đền có từ thế kỉ 17 cũng được chuyển về đây. Vào một đêm năm 1998, người đàn ông trong làng do bí tiền quá đã đến ngôi đền này lấy trộm bát hương chính đem bán. Ông Thử biết việc đó nhưng vẫn giữ im lặng vì nghĩ rằng thần linh sẽ tìm ra người này.
Quả nhiên, hai hôm sau khi đền Long Khánh Từ mất bát hương thì một người đàn ông trong vùng bỗng nhiên lăn đùng ra ốm. Gia đình mang đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ để chữa trị nhưng không tìm ra bệnh. Trong khi đó, người đàn ông này lúc tỉnh lúc mê, nhiều khi còn nói năng nhảm nhí, xưng mình là thánh thần giáng trần.
Lúc này, ông Thử mới đến gia đình nói rõ sự tình và khuyên người đàn ông đó thú nhận rồi đem trả bát hương. “Hôm sau, gia đình họ mang bát hương đến ngôi đền đặt lại đúng vị trí cũ rồi mượn thầy về cúng suốt ba ngày ba đêm ở ngôi đền thì anh ta mới hết bệnh”, ông Thử cho biết.
Vào năm 1997, khi chính quyền trong vùng bắt đầu khởi công xây dựng hồ chứa nước Vai Miếu, đã có một đám công nhân đến đây dựng lán ở suốt một thời gian dài để xây dựng công trình. Theo những câu chuyện được truyền miệng, khi đám công nhân tiến hành dỡ bở đền Long Khánh Từ thì đôi rắn thần bất ngờ bò ra. Có một số công nhân thấy thế liền vác cuốc xẻng đuổi bắt nhưng không được.
Đến tối, khi đám công nhân này đã tắm rửa và bắt đầu nghỉ ngơi, kết thúc một ngày làm việc vất vả thì bất ngờ ngôi lán bị sập khiến một công nhân tử vong. Điều làm mọi người kinh hãi là nạn nhân chính là người đầu tiên phát hiện ra đôi rắn và cố đuổi bắt nhưng không được. Từ đó, đám công nhân sợ quá phải nghỉ làm mấy ngày liền. Có người đã phát ốm, không dám làm ở công trình hồ Vai Miếu nữa mà xin nghỉ việc.
Nỗi sợ hãi về việc bị rắn thần trừng phạt vì phạm phải đất thiêng tiếp tục được nối dài khi vào năm 2002, một thanh niên tên Thắng ở xóm Gió, xã Ký Phú đến hồ Vai Miếu tắm lúc trưa nhưng rồi cũng không thấy về. Người thân và bà con hàng xóm cũng đi tìm xác nạn nhân nhưng không thấy. Sau 3 ngày, dân làng thấy xác nạn nhân nổi lên ở vị trí chính giữa chân đập hồ.
Tiếp đến, năm 2005, một người đàn bà tên Tình (xóm Dứa, xã Ký Phú) lội qua suối để sang bờ bên kia đi bộ về nhà, đi đến giữa suối thì bất ngờ nước từ trong nguồn ào ra cuốn trôi bà ra hồ. Bà con nhân dân trong xóm phải thắp đóm đi tìm khắp các ghềnh đá ven hồ. Mọi nỗ lực tìm kiếm tưởng chừng như vô vọng thì may sao một thanh niên trong xóm lặn xuống, đã thấy xác bà mắc ở một gốc cây khô dưới lòng hồ – nơi ấy chính là nền móng của ngôi đền Long Khánh Từ trước đây.

Sự thật về thần rắn trong ngôi đền

Rùng mình chuyện rắn thần báo oán ở Thái Nguyên - anh 2

Đền Long Khánh Từ, thuộc xã Ký Phú, huyện Đại Từ, Thái Nguyên

Để biết thực hư về những lời đồn thổi, chúng tôi đã đến gặp người đại diện chính quyền địa phương. Trao đổi với phóng viên, ông Lỗ Văn Đường, Phó chủ tịch UBND xã Ký Phú, cho biết: chuyện rắn xuất hiện trong đền là do người trông coi đã chứng kiến. Chuyện những người dân trong vùng truyền tai nhau về thần rắn ở Long Khánh Từ là có thật, còn chuyện có phải rắn thần không thì không phải vì nhiều khi tình cờ rắn bò vào đền.
Ông Đường lý giải thêm về những lời đồn ma mị thần thánh bắt người mỗi năm ở hồ Vai Miếu: “Chuyện thần thánh bắt người ở hồ Vai Miếu mỗi năm là hoàn hoàn không có thật. Chuyện người thanh niên tên Thắng chết đuối năm 2002 ở hồ là do anh này bị mắc bệnh tâm thần, đến hồ tắm nhưng do không biết bơi nên bị ngã xuống hồ chết đuối. Trường hợp của bà Tình ở xóm Dứa chết ở hồ là do khi đi hái chè trong núi về, thời gian đó trời hay mưa, nước lũ từ đầu nguồn đổ ra bất ngờ nên bà Tình bị nước cuốn đi”.
Giáo sư Mai Đình Yên – chuyên gia đầu ngành về động vật học của Việt Nam - cho biết: ở nước ta có 3 loài rắn lục hình dáng bên ngoài có thể giống và có thể nói nôm na là “rắn có mào” là: rắn lục mũi hếch, rắn lục sừng và rắn lục voi. Ba loại rắn này phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Mẫu Sơn) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Nhiều khả năng loài rắn này có ở Hà Nội, Hưng Yên.
Giáo sư Yên khẳng định: “Những loài rắn này cực độc, nọc nguy hiểm cho người. Loài rắn này có giá trị nghiên cứu khoa học, số lượng còn rất ít đã được ghi vào sách đỏ, mức độ đe dọa tuyệt chủng loại E. Bởi vậy rất ít người nhìn thấy nó trong tự nhiên. Những loài rắn độc kể trên có hình dạng kỳ quái, đầu rắn có vết sừng nhô cao, hay cái mũi hếch cao lên như cái mào khiến người nhìn vào thấy cảm giác lạnh hết cả người vì sợ".
"Ba loài kể trên đều cực độc, ánh mắt nhìn tập trung của con rắn có khả năng thôi miên, nó làm cho con mồi bị nhũn ra, không còn khả năng kháng cự. Ngay với con người, khi gặp cái nhìn tập trung của loài rắn này cũng có thể bị ngất. Khi gặp rắn lạ, hiếm mà sợ quá bị ngất xỉu thì họ tưởng tượng ra sự thần thánh là điều dễ hiểu”.
Cũng theo giáo sư Mai Đình Yên, những loài rắn cực độc này thích chui vào trong đền, miếu, hốc cây cổ thụ, nơi yên tĩnh để trú ẩn. Đó là đặc tính sinh học của loài rắn, loài ăn thịt nên chui vào đền, miếu vừa để ẩn mình vừa để bắt chuột. Những loài rắn độc sống ở những nơi linh thiêng không phải chuyện lạ.
Nhưng với những người đến cầu khấn ở nơi linh thiêng đền, miếu thường đang có trắc ẩn về tâm linh, họ muốn thỉnh cầu một điều gì đó ở thần linh. Tình cờ họ nhìn thấy một trong số những loài rắn độc có hình thù kì quái thì sẽ nghĩ là “ngài” hiển linh. Họ sẽ tưởng tượng ra nhiều điều kỳ quái mang tính chất tâm linh.
Còn loài rắn mà theo của những lời đồn đại về rắn thần là có lớp vảy ngũ sắc, có màu đỏ như mào gà, đa phần là sự tưởng tượng… thần hồn nát thần tính, sợ bóng sợ gió. Giáo Sư Yên nói: “Trên internet có lưu truyền một bức ảnh con rắn màu xám vàng, có cái màu đỏ chót trên đầu như mào gà nhiều khả năng là sản phẩn của công nghệ chỉnh sửa ảnh. Nếu người dân đã từng chứng kiến một con rắn có mào ở miền Bắc nước ta thì rất có thể đó là loài rắn lục voi, có tên quốc tế là Viperdae”.
Còn tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, thuộc Viện Xã hội học, cho biết: “Đó là chuyện đồn thổi, người ta cố tình dựng lên để đẩy sự tập trung của mọi người vào sự tín ngưỡng nào đấy, hoặc chỉ đơn giản tạo ra sự hấp dẫn, bịa đặt như thật của một câu chuyện hoang đường".
"Gần đây nhất là những tin đồn thổi xung quanh việc rắn thần có mào nhập vào một người ở xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội vào cuối năm 2010 đã làm xôn xao dư luận nhưng thực chất đã được các nhà khoa học chứng minh đấy chỉ là những tin đồn hoang tưởng và đánh vào tâm lý mê tín, hiếu kỳ, muốn tìm hiểu những sự vật, hiện tượng lạ trong xã hội mà có sức lan tỏa nhanh chóng. Đó là ý đồ của người tạo dựng câu chuyện gắn với một loài vật không có thật là rắn thần".
"Còn trong tín ngưỡng dân gian, nhiều nơi có miếu thờ tử xà, mãng xà lại là chuyện khác. Nhưng tục thờ thần thánh là tập tục đã có từ lâu đời trong tâm linh người Việt, những câu chuyện về sư xuất hiện của loài rắn luôn mang đậm màu sắc huyền bí. Dù có hay không những câu chuyện kỳ bí ấy thì chúng ta vẫn nên lưu giữ nét văn hóa tâm linh độc đáo đó để răn dạy con cháu về sau phải biết tôn kính nhưng di tích lịch sử, đền thờ miếu mạo mà không dám xâm phạm".
"Ngoài ra, những câu chuyện như thế còn có mục đích hữu hiệu trong việc răn dạy con cháu, ví như khi một đứa trẻ con không nghe lời, người nhà có thể đưa câu chuyện về rắn thần xuất hiệnn ở những ngôi đền linh thiêng ra để răn thì cháu bé sẽ biết nghe lời và đi vào khuôn mẫu của chuẩn mực đạo đức xã hội hơn”.
Theo Khoe & Dep

Bằng chứng sống về kiếp luân hồi

0

Tồn tại hay không kiếp luân hồi vẫn là một câu hỏi lớn làm đau đầu giới khoa học. Những bằng chứng sống dưới đây sẽ gợi mở phần nào câu hỏi ấy.
Bằng chứng nổi tiếng nhất về kiếp luân hồi phải kể tới cô bé Swarniata Mishra. Cô được sinh ra trong một gia đình có học và giàu có ở Ấn Độ.
Năm lên 3 tuổi, trong một chuyến du lịch cùng cha của mình, khi đi qua thị trấn Katni cách xa nhà cô hơn 100 km, Swarniata Mishra bỗng yêu cầu người lái xe rẽ xuống con đường để về ngôi nhà trước kia cô từng ở.
Bằng chứng sống về kiếp luân hồi - anh 1

Swarniata Mishra


Ngay sau đó, cô bé tiếp tục kể về cuộc sống của mình ở Katni. Swamlata nói rằng, mình tên là Biya Pathak và cô có hai cậu con trai. Tiếp đó, cô mô tả ngôi nhà của mình: nhà sơn màu trắng có cửa sắt đen, bốn phòng được trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá.

Cô miêu tả đằng sau nhà có một trường nữ sinh, đằng trước nhà là đường ray tàu hỏa. Swamlata kể rằng, Biya Pathak chết vì “đau họng” và được chữa trị bởi bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur: Thậm chí cô vẫn còn nhớ về chuyện cô và một người bạn không tìm được nhà vệ sinh trong khi đang dự đám cưới!

Nhận thấy những biểu hiện lạ của con gái, người cha quyết định đi theo lời chỉ đường của cô. Và ông đã rất bất ngờ, sửng sốt khi tới nơi bởi những lời Swarniata Mishra nói từ trước đều là sự thực. Thậm chí, cô bé còn đọc vanh vách toàn bộ người thân của mình từ kiếp trước, mặc dù chưa ai kịp giới thiệu tên tuổi.

Một trường hợp khác được ghi nhận là cậu bé Taranjit Singh đến từ làng Alluna Miana, Ấn Độ. Cậu bé 6 tuổi này cũng đã gây chú ý bởi câu chuyện về kiếp luân hồi của mình.

Cậu bé khẳng định rằng mình đã từng là một cậu bé tên Satnam Singh từng sống ở làng Chakkchela và bị giết trên đường về nhà. Taranjit khiến mọi người tò mò khi cậu có thể kể được tên bố mẹ và những người thân từ kiếp trước. Nhiều người đã kiểm chứng những câu chuyện cậu bé kể. Điều ngạc nhiên nhất là mọi chuyện Taranjit nói đều đúng 100%.

Một sự việc về kiếp luân hồi nữa cũng đã xảy ra ở Ấn Độ. Uttara Huddar đã có những nhận thức về cuộc sống của một cô gái tên Sharada lúc 30 tuổi.

Cuộc sống của Uttara bị ảnh hưởng không ít từ những nhận thức từ kiếp trước này. Đôi lúc, cô nói một thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với những người xung quanh. Đó là tiếng Bangka – một loại tiếng hoàn toàn xa lạ với Uttara trước kia. Không chỉ thế, Uttara Huddar còn cư xử với nhân cách một cô gái 30 tuổi đã lập gia đình. Còn trên thực tế, Uttara chưa có chồng.

Sự thật về loại canh quên lãng con người uống trước khi về thế giới bên kia

0

Người ta nói rằng sau khi con người chết, trên đường hướng tới âm gian, trước khi qua cầu Nại Hà, nhất đinh phải uống một loại chất lỏng. Khi rời khỏi thế giới này để đến một thế giới khác, thì nơi trước tiên phải qua đó là Mạnh Bà, trước cầu Nại Hà.
Người Trung Quốc thường hay nói, uống canh Mạnh Bà, sẽ khiến người ta có thể quên hết tất cả : Những phiền muộn, đau đớn, những lo lắng , yêu thương và thù hận…hết thảy mọi thứ. Vì vậy, canh Mạnh Bà cũng có một tên gọi khác bằng tiếng Anh là Five-Flavored Tea of Forgetfulness (có nghĩa là 5 hương vị trà giúp người ta lãng quên ).
Người ta nói rằng sau khi con người chết, trên đường hướng tới âm gian, trước khi qua cầu Nại Hà, nhất đinh phải uống một loại chất lỏng. Khi rời khỏi thế giới này để đến một thế giới khác, thì nơi trước tiên phải qua đó là Mạnh Bà, trước cầu Nại Hà. Con người khi còn sống, gặp nhiều khổ nhiều nạn, thì uống một bát canh này, sẽ đem lại một loại cảm giác rất nhẹ nhõm, đây là một cách thực hiện triệt để hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ. (Ngoài ra, được biết, khi từ cõi âm gian quay trở lại thế giới này luân hồi chuyển sinh, tất cả các linh hồn đều phải uống canh Mạnh Bà, cũng là để quên đi tất cả những gì đã tồn tại liên quan đến mình trong các kiếp sống quá khứ.

Như vậy thì canh Mạnh Bà chính xác là cái gì?

Theo truyền thuyết, có một con đường được gọi là Hoàng Tuyền Lộ, có một con sông được gọi là Vong Xuyên Hà, trên dòng sông có một chiếc cầu bắc qua được gọi là cầu Nại Hà, đi qua cầu Nại Hà có một nơi gọi là Vọng Hương Đài , cạnh Vọng Hương Đài có một lão bà tên là Mạnh Bà chuyên bán canh, bên cạnh sông Vong Xuyên có một hòn đá gọi là Tam Sinh Thạch, canh Mạnh Bà giúp người ta quên hết tất cả mọi thứ, đá Tam Sinh thì ghi lại toàn bộ cuộc sống từ kiếp trước cho đến hiện tại. Khi qua cầu Nại Hà, tại Đài Vọng Hương nhìn lại lần cuối cùng nhân gian và uống một bát canh Mạnh Bà được nấu từ nước sông Vong Xuyên.
Sự thật về loại canh quên lãng con người uống trước khi về thế giới bên kia - anh 1
Cảnh nồi da nấu thịt dưới địa ngục
Sống ở Nhân gian, bao bọc trong lòng những thất tình lục dục, ảo tưởng và bi phẫn. Có những việc không thể buông bỏ được, những niềm vui và nỗi buồn ly hợp trong cõi hồng trần cuồn cuộn, uống bát canh Mạnh Bà mà dần dần trôi xuống họng, ngập ngừng bước tới cầu Nại Hà mà kết thúc, nhìn lại quãng thời gian mà nỗi buồn được lấp đầy bởi những giọt nước mắt, đã hoá thành những đám mây mù sương, rồi nhẹ nhàng phân tản đi. Chính là một đời tràn đầy hối hận? Là sự tiếc nuối của sự cách biệt âm dương? Hay là quyết định buông bỏ mà rời đi? …… đều đã không còn quan trọng. Bởi vì sau khi uống bát canh Mạnh Bà này, thì tất cả mọi thứ sẽ không phải bận tâm đến nữa.
Vậy canh Mạnh Bà được làm thành như thế nào?
Truyền thuyết về phương pháp chế biến canh Mạnh Bà như sau, trước tiên cần lấy các quỷ hồn mà được phán định tại Diêm la thập điện làm người ở các nơi, sau đó thêm vào các loại thảo mộc được thu thập từ trần thế, điều chế thành như một nửa bát canh rượu, chia thành ngọt, đắng, chát, chua, mặn 5 loại khẩu vị. Đối với những linh hồn mà chuẩn bị đầu thai, họ đều phải uống một bát mê hồn canh của Mạnh Bà .Nếu như một linh hồn nào đó mà có sự khôn lanh xảo quyệt, từ chối uống, thì phía mặt dưới của chân liền mọc ra con dao móc vào hai chân, đồng thời ở cổ họng thì xuất hiện một miếng đồng sắc nhọn đâm xuyên qua. Không có bất kì một linh hồn nào có thể được miễn.
Có một cách nói khác, khi con người còn sống, tất cả họ đều đã từng khóc: do vui, do buồn, do đau, do hận thù, do yêu. Mạnh Bà sẽ thu trở lại từng giọt từng giọt nước mắt đó, mà làm thành canh này.
Có rất nhiều những ghi chép được lưu lại nói về Mạnh Bà, ví dụ như ” Truyền thuyết về xuất thân tu hành của Quán Âm Bồ Tát Nam Hải” của Chu Đỉnh Thần thời đại nhà Minh, “Lịch Đại Từ Thoại” của Vương Dịch Thanh và “Hài Đạc” của Trầm Khởi Phong đều được ghi lại từ triều đại nhà Thanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét