Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/933

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 25/9: Căn nhà bốc cháy trong đêm, một nữ giúp việc tử vong | ANTV
 
Thời sự Quốc tế tối 25/9. Nga tấn công hơn 100 điểm nóng Ukraine;Thụy Sĩ không tiếp nhận người di cư
 
BẢN TIN SÁNG ngày 26/9 - Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | VTVcab Tin tức
 
Tập Cận Bình HOẢNG HỐT Vì Sợ Bị Ám Sát | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Cho tôi được một lần - Bảo Thu (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Ukraine nhận xe tăng “thay đổi cuộc chơi” từ Mỹ

 

Xem tiếp...

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/932

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online ngày 24/9: Đề xuất thăng quân hàm cho Trung úy Công an hy sinh khi làm nhiệm vụ
 
Toàn cảnh thời sự quốc tế tối 24/9:Trực thăng tấn công Nga phá hủy mục tiêu Ukraine hướng Zaporizhia
 
Tin tức thời sự mới nhất: Bản tin 22h ngày 24-9-2023
 
Vẫn có em bên đời - Trịnh Công Sơn (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Người phụ nữ khuyết tật ở Đồng Nai bị lừa tráo hơn 800 tờ vé số

 

 

Xem tiếp...

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

ƯỚC MONG KHÔNG TƯỞNG

 
Túp Lều Lý Tưởng

 Sức khỏe - Bệnh lạ: Hoang tưởng về tình yêu là một bệnh (Hình 3).

ƯỚC MONG KHÔNG TƯỞNG
 
 
Em ước có được người yêu
Yêu em hết mực, nuông chiều nhất em
Cúc cung phục vụ tình duyên 
Tận tâm nô lệ cho niềm riêng thôi
Em dò khắp bốn phương trời
Than van nỗi khó kiếm tìm gần, xa...

***

Khó hay không, tự mình ra!
Mình đòi như thế, người ta cũng đòi!...
 
Trần Hạnh Thu 

 
Căn Nhà Ngoại Ô - Trường Vũ (Tác giả: Anh Bằng) | Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ

Bệnh lạ: Hoang tưởng về tình yêu là một bệnh

Thứ 6, 27/12/2019 | 13:00
0
Nếu không được hồi đáp lại tình cảm nhưng vẫn nghĩ người ấy thích mình, rất có thể bạn đã bị mắc hội chứng tâm lý tình cảm nghiêm trọng mang tên Erotomania.

Một ngày đẹp trời bạn nhìn thấy người ấy lạnh lùng bước qua, nhưng oái oăm thay, bạn không nghĩ như vậy, bạn tự vẽ ra một thế giới hoang đường có người ấy và bạn.

Bạn đã mắc hội chứng hoang tưởng về tình yêu cực kì nghiêm trọng.

Quay về lịch sử y khoa, thuật ngữ erotomania lần đầu được bác sĩ tâm thần người Pháp Gaetan Gatian de Clérambault sử dụng vào năm 1921, bởi vậy nên nó còn tên gọi khác là hội chứng De Clérambault.

Sức khỏe - Bệnh lạ: Hoang tưởng về tình yêu là một bệnh

Hội chứng Erotomania hoặc hội chứng Clerambault, là một tình trạng mà người bị bệnh có ảo tưởng rằng có một người nào đó yêu mình tha thiết.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác nhận nguyên nhân chính thức của hội chứng hoang tưởng tình yêu này ngoài vấn đề tâm lý.

Theo đó, người bị erotomania thường xuyên ngộ nhận những người có địa vị xã hội, kinh tế, chính trị cao đang si mê họ đến mất lý trí.

Bệnh nhân có niềm tin mãnh liệt vào việc người kia dù không hề có bất kì bằng chứng nào chứng minh cho tình yêu của người đó.

Họ tự ngụy tạo mọi lý do để hợp thức hóa tình cảm giả dựng kia và hoàn toàn đặt niềm tin vào tình yêu đó.

Sức khỏe - Bệnh lạ: Hoang tưởng về tình yêu là một bệnh (Hình 2).

Tình yêu khiến họ trở nên phấn khích hơn và ngày càng chìm đắm đến mức phát bệnh với các dấu hiệu cơ bản như: cuồng yêu, liên tục nói về "người ấy", liên tục gửi thư, email hoặc quà tặng cho người yêu trong tưởng tượng, nhắn tin hoặc gọi "người ấy" giả tạo, điên loạn mất kiểm soát thậm chí có hành vi quấy rối người khác nơi công cộng, đôi khi bị cơ quan chức năng khiển trách hoặc bắt giữ,…

Erotomania là tình trạng sức khỏe tâm thần có sự liên kết với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác liên quan đến ảo tưởng hoặc hành vi hưng cảm.

Theo Medical News Today, người bệnh sống với niềm tin được một người hoàn mỹ yêu thương, dù thực tế không phải vậy.

Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình có thể xảy ra trong thời gian dài hoặc chỉ trong những giai đoạn ngắn, được gọi là "phá vỡ tâm thần".

Phá vỡ tâm thần là một triệu chứng phổ biến của các tình trạng sức khỏe tâm thần, có thể xảy ra trong các rối loạn như tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng và rối loạn lưỡng cực.

Sức khỏe - Bệnh lạ: Hoang tưởng về tình yêu là một bệnh (Hình 3).
00:00
00:07
00:31

Có một vài quan điểm đồng thuận rằng hội chứng này bắt nguồn từ ám ảnh thiếu tình cảm từ thời ấu thơ.

Việc thiếu tình cảm trong thời kỳ ấu thơ là một trong các điểm ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển tâm lý gây nên căn bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý và tâm thần của người bệnh.

Nhà nhân chủng học, tiến sĩ Helen Fisher cho biết, hình ảnh chụp não của 18 bệnh nhân hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình đã cho thấy sự hưng phấn khác thường.

Tình yêu thật sự sẽ kích hoạt sự hưng phấn của não bộ, nhưng nếu tình yêu đó không được đáp trả thì nó sẽ biến thành nỗi ám ảnh và dẫn tới chứng bệnh nguy hiểm này.

Năm 1980, bệnh nhân đầu tiên được xác minh là một người phụ nữ. Theo đó, cô ta tin rằng có nhiều người đàn ông khác nhau (ở những thời điểm khác nhau) đang yêu và theo đuổi mình một cách mãnh liệt.

Năm 1995, Robert Dewey Hoskins theo đuổi ca sĩ nổi tiếng Madonna và anh tin rằng cô đã được định sẵn là vợ anh. Anh ta trèo tường vào nhà Madonna nhiều lần, đe dọa cô trước khi bị tòa xét xử và bị tống giam 10 năm.

Sức khỏe - Bệnh lạ: Hoang tưởng về tình yêu là một bệnh (Hình 4).

 Robert Dewey Hoskins, 54 tuổi, bị kết án 10 năm tù sau khi bị bắt vì leo qua tường nhà Madonna ở Hollywood Hills và đe dọa cắt cổ diva này nếu cô không làm vợ ông ta năm 1996.

Erotomania có thể khiến bệnh nhân thể hiện hành vi hung hăng và gây nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, những hành động này có thể khiến người bệnh bị bắt vì tội rình rập hoặc quấy rối.

Tồi tệ hơn, hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình có thể khiến một người phát cuồng và sẵn sàng giết chết người họ yêu, sau đó tự sát.

Erotomania có thể chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng thường bệnh sẽ tiếp diễn và trầm trọng hơn trong nhiều năm nếu không được phát hiện kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Minh Anh (Nguồn Scitechdaily)

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/931

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 23/9: Trung úy Công an ở Thái Bình bị chém tử vong khi làm nhiệm vụ
 
Toàn cảnh thời sự quốc tế tối 23/9:Nga phóng tên lửa tấn công đợt 2, Ukraine cảnh báo khẩn 5 khu vực
 
Bão hoặc áp thấp nhiệt đới có thể hình thành trên Biển Đông vào cuối tháng 9
 
Bản tin sáng ngày 23-9-2023 | Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Dự báo thời tiết hôm nay
 
Bản tình cuối - Ngô Thụy Miên (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Ukraine kiểm soát làng ở miền nam, Nga công bố thiệt hại vụ tập kích ở Crưm

 

 

Xem tiếp...

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/929

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 21/9: Các nghệ sĩ rút đòi bồi thường, xin giảm án cho bà Hằng |ANTV
 
Toàn cảnh thời sự quốc tế tối 21/9: Nga triển khai lực lượng ở mọi mặt trận ngăn Ukraine phản công
 
BẢN TIN SÁNG ngày 21/9 - Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | VTVcab Tin tức
 
Cánh hoa yêu - Hoàng Trọng & Vĩnh Phúc (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Thi thể trên sông Đuống khả năng là nghi phạm sát hại cháu bé 21 tháng tuổi - Báo Công an Nhân dân điện tử

 

 

Xem tiếp...

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/928

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 20/9: Cháy quán karaoke ở Đắk Lắk, khói bốc cao hàng chục mét
 
Toàn cảnh thời sự quốc tế tối 20/9: Vì sao Ukraine thúc giục ông Trump công khai kế hoạch hòa bình?
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 20-9-2023
 
Mưa chiều kỷ niệm Hoàng Phương Mai

Thông tin về nghi phạm bắt cóc cháu bé đã tử vong tại Văn Giang (Hưng Yên)

Huy động hàng trăm cảnh sát dập đám cháy quán karaoke - bida

Nga dàn xếp xong giao tranh ở Nagorno-Karabakh?

Phạt tử hình người buôn ma túy số lượng lớn nhất Đà Nẵng

 

 

Xem tiếp...

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

À, THÌ RA

  

 
Simon & Garfunkel - The 25th Anniversary Rock & Roll Hall Of Fame Concert, October 29, 2009

Đời là bể khổ - Có thật không? -0

À, THÌ RA

 
Anh không hiểu một cuộc tình mộng ảo
Mà lại gây ra được vết thương lòng?
Không lẽ hư ảo rồi hóa thành hiện hữu
Làm mũi tên xuyên đau buốt trái tim!
 
Anh đã từng ngẫm nghĩ triền miên
Từng ngạc nhiên trước huyền linh ảo - thực
Yêu là bước vào nhớ thương, ao ước 
Kết thúc thường dang dở, tủi buồn!

À thì ra:
Đời không yêu là đời đầy lói lở
Nhưng yêu rồi thì đau khổ khó lường!
Em ơi em, nhớ đời là bể khổ
Mà cố vui, bám víu lấy yêu thương!
 
Trần Hạnh Thu  
 
 
Một Cõi Đi Về (Trịnh Công Sơn ) - Tuấn Ngọc

Đời là bể khổ - Có thật không?

Câu hỏi ấy đã vang lên trong tôi một vài lần, mà lần gần nhất cách đây chừng 10 năm. Đấy là lần một người bạn “Alo” gấp: “Rảnh không? Vào viện nhanh đi, giúp tôi cái”. Anh muốn tôi đón tay đứa con đầu lòng của anh, đứa con mà hai anh chị mong ngóng, chờ đợi sau bao ngày long đong chữa chạy. Tôi vẫn nhớ mãi khoảnh khắc bác sĩ bế thiên thần bé nhỏ ấy ra, trao cho tôi.

Một cảm giác hân hoan kỳ lạ ngập tràn tâm hồn tôi. Rồi tôi chuyển lại thiên thần cho anh bạn. Thiên thần nằm lim dim trong vòng tay bố. Tôi nhìn kỹ những ngón tay của thiên thần. Chúng nhỏ, xinh, đáng yêu quá đỗi. Hai má thiên thần phúng phính, hồng hồng và có những phủ mịn trăng trắng. Lúc ấy, với tâm thế của người “chưa từng có con”, tôi còn tưởng các bác sĩ vừa phẩy nhẹ một ít phấn lên má thiên thần. Sau này tôi mới biết, nhiều em bé sơ sinh đều tự nhiên như vậy. Cái tay nhỏ xinh, cái má phúng phính, cái mắt lim dim, cái mồm chúm chím..., yêu quá là yêu.

Đấy là lần đầu tiên tôi được chạm vào một sinh linh vừa chính thức thành người. Đấy là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cái cảnh một ông bố hân hoan vui sướng ôm đứa con mình chờ đợi bao năm tháng vào lòng. Rồi ông bà, cô chú của em bé ấy nữa, nhìn vào sắc thái của họ, không khó nhận ra tất cả đều đang sóng sánh trong một bến bờ vui. Trời ơi, cuộc đời hóa ra có những khoảnh khắc thiêng liêng, đẹp đẽ thế này đây, tôi nghĩ. Và, chính cái lúc ý nghĩ ấy bị đẩy lên đến cao trào lại là lúc tôi hồ nghi đức Phật. Nếu đời vui như thế này, tại sao đức Phật lại bảo “đời là bổ khổ?”. Câu hỏi này truy kích con người bên trong của tôi trong suốt một thời gian dài, mỗi lúc tôi lại trả lời một chút, và mỗi lúc, nhận thức trong tôi lại dày thêm một chút.

_108108691_2c779b88_7838_470a_aa-1657600217706.jpg
Ảnh: S.t

Cuộc đời có thật là “bể khổ” không, theo bạn?

Tôi đã nghiền ngẫm rất kỹ tư tưởng “tứ diệu đế” của Phật giáo, đặc biệt là “khổ đế” và tôi thấy về cơ bản đức Phật chỉ ra 8 nỗi khổ của một đời người.

1. Khổ vì mình được/bị sinh ra.

2. Khổ vì theo năm tháng mình sẽ già đi.

3. Khổ vì trước sau, ít nhiều mình cũng phải đối diện với bệnh tật.

4. Khổ vì cuối cùng ai rồi cũng phải chết.

5. Khổ vì yêu nhau nhưng phải xa nhau.

6. Khổ vì ghét nhau nhưng phải gần nhau

7. Khổ vì muốn mà không thành, không được.

8. Khổ vì chấp vào ngũ ẩn: Sắc -thọ - tưởng - hành - thức, 5 yếu tố tạo nên thân và tâm con người, theo quan điểm Phật giáo.

Đã có rất nhiều bậc tu hành trí giả giảng giải kỹ lưỡng về 8 nỗi khổ này. Bạn có thể mở sách ra đọc, hoặc bật YouTube lên nghe một cách dễ dàng. Với mình, sau nhiều năm nghiền ngẫm và phân loại, tôi nghĩ có thể chia 8 nỗi khổ này ra thành 2 loại. Loại 1: khổ vì yếu tố khách quan, đó chính là “khổ vì được/bị sinh ra”. Chúng ta không được hỏi ý kiến trước khi được/bị sinh ra. Cho nên, việc được/bị sinh ra nằm ngoài thế giới chủ quan của ta. Nó hoàn toàn là câu chuyện của bố ta và mẹ ta. Ta tuyệt nhiên, tuyệt đối không thể can dự vào quá trình đi tới quyết định mình có được/bị sinh ra hay không. Loại 2: Khổ vì phải đối diện với những hoàn cảnh không như ý mình, bao gồm toàn bộ 7 nỗi khổ còn lại. Ta muốn mình được trẻ mãi nhưng rồi ta vẫn phải già. Ta muốn mình được khỏe mãi nhưng rồi ta vẫn phải bệnh. Ta muốn mình trường sinh bất tử nhưng rồi ta vẫn phải chết. Ta muốn mãi mãi được ở gần người mình yêu và ở xa người mình ghét nhưng rồi vẫn phải đối diện với hoàn cảnh ngược lại. Ta muốn tâm thần mình vững chãi, an lạc nhưng tâm thân cũng luân chuyển vô thường. Như vậy, ta khổ vì ta muốn quá nhiều đấy chứ. Cuộc đời bản thân nó đâu có làm ta khổ, chính những ham muốn mới làm ta khổ.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Ham muốn trong ta ghê gớm, khủng khiếp thế cơ mà! Cho nên, nếu nói “đời là bể khổ” thì có lẽ nó chỉ ứng nhiệm với cái khổ đầu tiên (khổ vì được/bị sinh ra). Với 7 nỗi khổ còn lại, nó đến hoàn toàn từ những ham muốn của ta đấy chứ. Cái khổ đầu tiên thì như đã nói, chúng ta không can thiệp được, nhưng 7 cái khổ còn lại hoàn toàn nằm trong vùng điều chỉnh của chúng ta. Vì thế, khi nói về nguồn gốc của nỗi khổ, thực ra đức Phật nghiêng hẳn về việc lý giải 7 cái khổ còn lại. Ngài bảo chúng ta khổ vì “tham” (tham lam, vơ vét, mong cầu...), “sân” (so sánh, đố kỵ, sân hận...), và “si” (si mê, lầm lạc, u tối...). Điều chỉnh về tham - sân - si chính là điều chỉnh mức độ ham muốn trong một con người. Điều chỉnh mức độ ham muốn trong một con người là để giải quyết bài toán khổ đau.

Đời là bể khổ - Có thật không? -0

Vậy thì thay vì dịch “đời là bể khổ”, chúng ta nên dịch thành “ham muốn là bể khổ” được chăng? Dịch như thế sẽ trúng vấn đề hơn và gần với tư tưởng gốc của đức Phật hơn chăng? Khi đặt ra hai câu hỏi này, tôi luôn ý thức mình vẫn đang là một con người u tối. Vẫn phải tiếp tục nghiền ngẫm, quan sát, ứng dụng, chia sẻ nhiều hơn nữa, để có thể đưa ra những góc nhìn chân xác hơn nữa. Thành thử, nếu có chỗ nào chưa chuẩn (dẫu chỉ là cái “chuẩn” trong quan điểm của bạn) thì mong bạn lượng thứ và chỉ giáo thêm. Nhưng, những trăn trở trên đây là sự thực và tôi nghĩ, việc không ngừng chia sẻ những trăn trở với nhau sẽ giúp chúng ta dễ “vỡ”, dễ “ngộ” hơn rất nhiều.

Trở lại với câu chuyện về sự ra đời của thiên thần bé nhỏ mà tôi kể ở đầu bài viết. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy, sự ra đời ấy đáp ứng mong muốn bấy lâu của một ông bố, một bà mẹ, một gia đình nên năng lượng an vui tràn ngập. Nhưng, trong những trường hợp khác, nếu đứa bé ra đời không đáp ứng mong muốn vốn có của gia đình thì xung quanh sự ra đời đó có thể lại là một năng lượng hoàn toàn khác. Giả dụ, gia đình mong sinh ra một bé trai nhưng cuối cùng đấy là bé gái. Giả dụ gia đình mong sinh ra một em bé lành lặn nhưng chẳng may sinh linh mới ra đời lại có điểm nọ, điểm kia chưa lành lặn. Giả dụ, gia đình mong em bé cất tiếng khóc chào đời vào đúng khung giờ A nhưng cuối cùng nó lại rơi vào khung giờ B. Tức là, ngay trong một câu chuyện có thể coi là điển hình nhất của niềm vui thì chưa chắc bản thân câu chuyện ấy đã đem đến niềm vui, mà vì những yếu tố ham muốn trong câu chuyện ấy được thỏa mãn nên người ta vui.

Phải diệt bỏ ham muốn, đấy là cốt lõi tu tập của Phật giáo. Khi nào diệt hết được các ham muốn, người ta tự nhiên sẽ thành phật. Phật theo nghĩa là “người giác ngộ”, người hiểu rõ quy luật của vũ trụ, chứ không phải là người có phép lạ như thần thánh. Nhưng, trên trái đất này, chắc chắn chỉ có một số lượng vô cùng hiếm hoi những người có thể diệt bỏ toàn bộ ham muốn để thành phật. Mà, nếu gần 8 tỉ người trên trái đất đều có thể diệt bỏ toàn bộ ham muốn của mình để trở thành gần 8 tỉ “đấng giác ngộ” thì trái đất cũng chẳng còn là trái đất. Những động vật bậc cao trên trái đất được thiết kế dựa trên các cơ chế ham muốn. Ở góc độ sinh học: cái mồm có ham muốn ăn. Cái tai có ham muốn nghe. Cái mắt có ham muốn nhìn. Ở góc độ xã hội: Người này có ham muốn thành đạt hơn người kia. Người này có ham muốn chi phối người kia. Rồi quốc gia này, quốc gia kia cũng luôn có ham muốn chèn ép, thôn tính, tạo tầm ảnh hưởng tới những quốc gia còn lại. Diệt trừ ham muốn là diệt trừa cái mà động vật bậc cao vốn thuộc về. Cho nên, ngoại trừ một số rất hiếm hoi, ít ỏi những bậc chân tu, đòi hỏi phần đông nhân loại phải diệt bỏ ham muốn là điều không tưởng.

Với phần đông nhân loại, điều thực tế hơn cả là phải điều hòa các ham muốn. Trong mỗi chúng ta luôn có cái tham, vậy thì chúng ta phải điều hòa, tiết chế cái tham. Trong mỗi chúng ta luôn có cái sân, cái si thì phải tiết chế, điều hòa làm sao để ngày hôm nay ít sân/si hơn ngày hôm qua. Và, phải hướng tới việc làm sao để biểu đồ tham - sân - si của mình không ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quanh. Làm được như thế, sự khổ đau đã giảm đi rất nhiều.

Không! Đức Phật không nhầm khi nói về “khổ đế”, càng không nhầm khi đặt “khổ đế” là yếu tố đầu tiên trong 4 yếu tố tạo nên “tứ diệu đế” (khổ đế - tập đế - diệt đế - đạo đế). Nhưng, để gần với tư tưởng của đức Phật hơn và cũng để nhắc nhở mình thường trực, sát sườn hơn, phải chăng thay vì nói “đời là bể khổ”, chúng ta hãy thành thực nói với nhau “ham muốn là bể khổ”.

“Đời”, suy cho cùng chỉ là nơi chứa đựng những ham muốn trong lòng chúng ta. Khi chúng ta điều chỉnh được các ham muốn một cách tốt nhất thì “đời” cũng đâu còn khổ nữa! 

Vương Trọng Tín

Xem tiếp...