Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

TT&HĐ IV - 33/s

 

                                                Sự tích về ông địa và thần tài trong dân gian

 
 

                                      HUYỀN BÍ LỄ NHẢY LỬA CỦA NGƯỜI PÀ THẺN

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh
 

 



(Tiếp theo)


Ông Đầu Rau là 3 hòn đất nung dùng để kê nồi lên nấu nướng. Người miền Trung gọi là Ông Núc, người miền Bắc gọi hòn đất nung ở giữa là “Đầu rau cái”, 2 hòn hai bên là “Đầu rau đực”, gọi chung là (Ông) Đầu Rau. Ngoài ra, bên cạnh cái bếp còn có một hòn đất hình quả cân, được gọi là Thằng Lốc (ngày xưa ở nông thôn chưa có diêm nên thường vào buổi chiều, người ta phải đổ một mớ trấu bên cạnh bếp, đè hòn đất này lên đó để trấu cháy âm ỉ đến sáng; lúc cần thì thổi lên thành lửa để dùng).
Nhưng vì sao lại thờ cúng cái bếp? Cái bếp là vật dụng vô cùng quan trọng của con người tiền sử, nhất là đối với một gia đình trong thời đại định cư lấy ngũ cốc, gia súc làm nguồn sống chủ yếu và đã chuyển sang cách ăn chín. Để nấu chín lúa gạo thì trước hết phải có cái đựng. Có thể lúc đầu người ta đã dùng đến ống chặt ra từ cây măng, vầu… (họ tre, rỗng bên trong) để nấu nướng, sau mới xuất hiện nồi niêu (bằng đất nung), tiện dụng hơn nhiều. Sự xuất hiện nồi niêu sơ khai (nặn bằng đất) đòi hỏi phải có (ít nhất) là 3 đầu rau và phải chăng việc này đã khai mở ra một thời đại mới: thời đại đồ gốm?
Ngày nay, thật khó hình dung trong nhà lại thiếu cái bếp huống gì xưa kia, khi cái bếp có vai trò lớn lao, chi phối hầu hết sinh hoạt của một gia đình cổ xưa. Ngoài công dụng nấu nướng, cái bếp còn là nguồn sáng của gia đình vào ban đêm, là nguồn sưởi ấm vào mùa đông lạnh giá, là nơi giữ lửa cho ngày hôm sau, là riềng mối của sự quây quần, đoàn tụ… Không có cái bếp, cách sống đồng sức, đồng lòng “góp gạo thổi cơm chung” kiểu gia đình sẽ trở nên lỏng lẻo, hay có thể nói rằng: tiến trình cuộc sống của loài người làm xuất hiện gia đình (đơn vị nhỏ nhất làm nên xã hội), lối sống gia đình sẽ dẫn đến việc tạo ra cái bếp, và cái bếp đến lượt nó, tỏa ra sự ấm áp cho tình thương yêu thêm nồng nàn, cho sự gắn bó keo sơn thêm bền chặt. Thật là khốn khổ và bất hạnh cho một gia đình khi cái bếp bỗng trở nên tắt lạnh…
Cái bếp thời cổ xưa tối quan trọng như thế nên nó cũng trở nên thiêng liêng trong tâm thức con người và người ta thờ cúng nó cũng chính là khẩn cầu trời - đất phù hộ cho gia đình được an ổn, sung túc. Biểu hiện của Trời ở đây chính là lửa, đại diện cho Đất ở đây cũng chính là đầu rau. Không có sự kết hợp Trời - Đất thì sẽ không có nồi thức ăn được nấu chín, sẽ không có ánh sáng để sinh hoạt ban đêm và cũng sẽ không có hơi ấm để sưởi lúc lạnh giá.
Trong “Mùa xuân và phong tục Việt nam”, tác giả Trần Quốc Vượng (và…) có nhận định thế này:
“Về triết lý, cái bộ ba, một thần linh tính nữ và hai thần linh tính nam trong toàn miền Nam Á là biểu tượng của tổ tiên, dù là tổ tiên tô tem giáo, anh hùng văn hóa, tổ tiên huyền thoại hay tổ tiên thực sự theo quan hệ quyến thuộc của ngày sau. Dân tộc học cho chúng ra biết ở người Khmú (Tây Bắc), ba đầu bếp (đầu rau) được gọi là “tại gia”, nghĩa là ông bà, tổ tiên. Dù sau này đã có kiềng sắt thì người Mường vẫn để một hòn đá cạnh kiềng làm biểu tượng Ông Núc tổ tiên. Và chủ nhân văn hóa Hòa Bình trước đây một vạn năm rõ ràng làm ba đầu rau bằng ba tảng đá cuội. Các di tích đầu thời đại sắt Việt Nam (2.300 năm cách ngày nay) như Đường Mây (Hà Nội), Nội Cẩm (Bắc Ninh) đã tìm thấy đầu rau bếp bằng đất nung không khác gì ngày nay. Tục thờ đá chuyển hóa thành tục thờ ông Táo rõ ràng là có sự can thiệp của Đạo Giáo”.


Các vị Thần trong Huyền Thoại Ấn Độ

Các vị Thần trong Huyền Thoại Ấn Độ

Không gian văn hoá xung quanh bếp lửa của đồng bào dân tộc ít người - ảnh 1
Quây quần bên bếp lửa hồng - Ảnh: Báo Đắc Lắc

Có khá nhiều câu chuyện về sự tích Ông Đầu Rau. Tuy nhiên chúng na ná nhau. Có thể chúng là “hậu duệ” của một câu chuyện nguyên thủy đã có từ thời còn chế độ mẫu hệ - mẫu quyền. Nếu lược bỏ, những “hệ lụy” của thời đại sau đó thì câu chuyện nguyên thủy có thể là như sau:
Xưa kia, có hai vợ chồng nhà nọ. Chồng thường đi làm ở xa, thỉnh thoảng mới mang lương thực thực phẩm làm được về nhà. Một chuyến, ông đi biệt khá lâu, không tin tức gì cả. Người vợ chờ mãi vẫn bặt vô tín. Sau đó người vợ mới nối duyên với một người đàn ông khác chuyên nghề săn bắt và làm ruộng. Người đó có vợ chết sớm, nuôi một đứa con tên là Lốc. Một hôm, trong khi người chồng mới cùng đứa con đi săn vắng thì tự nhiên người chồng cũ trở về. Hóa ra là ông bị lạc trong rừng núi hết sức khổ ải. Người vợ dọn cơm cho ăn. Khi chồng mới sắp về, người phụ nữ đưa chồng cũ ra ngoài đống rơm, tạm trốn vào đó. Người chồng mới cùng đứa con tên Lốc trở về mang theo một con thú săn được và hí hửng làm thịt. Trong khi người vợ ra vườn hái rau thì Lốc lấy rơm để thui con thú, không may lửa bén cháy cả đống rơm làm chết người đàn ông đang ngủ trong đó. Người vợ từ vườn chạy đến, thấy thế, đau đớn quá, nhảy vào đống lửa chết theo. Người chồng mới nhảy vào cứu, cũng bị lửa thiêu chết. Thằng Lốc, quá hối hận cũng nhảy luôn vào chịu chết nốt. Ông Trời thấy tình cảnh đáng thương bèn hóa 3 người thành ba ông đầu rau để đoàn tụ mãi mãi. Còn thằng Lốc được hóa thành cục đè không cho trấu bùng cháy, được đặt ở bên cạnh.
Có thể phỏng đoán rằng sự tích Ông Đầu Rau dạng nguyên thủy đã xuất hiện ít ra là vào đầu thời đại Hùng Vương và tập tục thờ cúng Ông Đầu Rau ít ra là đã xuất hiện vào thời Âu - Lạc (Âu Cơ - Lạc Long Quân). Trong cổ ngữ Việt Mường, tiếng “táo” có nghĩa gốc là “tá”, dùng để chỉ các vị thần thuộc dòng lửa như Tá Cần, Tá Cái… Có thể thấy “tá” đồng nghĩa với “hỏa” (lửa) trong thành ngữ “Tá hỏa tam tinh” mà ngày nay người Việt vẫn còn dùng, hay có thể còn có nghĩa là “cháy”.
Vậy tập tục thờ Thổ Công có xuất xứ từ tập tục thờ Ông Đầu Rau. Còn tập tục thờ Ông Đầu Rau lại từ tập tục thờ Ông Tá mà ra. Rất có thể Ông Đầu Rau ở Việt Nam và Ông Táo ở Trung Quốc là hai anh em “cùng huyết thống”, cùng là hậu duệ trực tiếp của Ông Táo, đều có nghĩa là Ông Núc Bếp (ngày nay trong dân gian vẫn hay nói: "chuyện bếp núc...", đó là di tích còn sót lại của thời xa xưa chăng?). Sau này, khi “gặp nhau” trên đất Việt Nam, Táo Quân và Thổ Công đã hòa hợp với nhau thành Ông Táo Việt gọi là Táo Công và do chưa đủ thời gian chuyển hóa nên “trong” Ông Táo này, ngày nay vẫn còn thấy những khiên cưỡng, mâu thuẫn nội tại?
Thế còn Ông Tá? Theo nghĩa ngôn từ thì rõ ràng Ông Tá là Ông Lửa - gọi một cách linh hóa là Thần Lửa.
Từ xa xưa tối cổ, lửa đã trở thành bạn đồng hành không thể thiếu được của bầy đàn người nguyên thủy trên bước đường tiến hóa lên lối sống quần cư xã hội, lấy trồng trọt chăn nuôi làm phương kế sinh nhai chủ yếu. Không có lửa, chắc chắn sẽ không có đồ gốm, đồ đồng cũng như cả nền văn minh ngày nay. Hơn thế nữa, nếu không có lửa, thì thậm chí là nền nông nghiệp lúa nước cũng không thể có nốt. Có thể nói lửa đóng vai trò như một động lực mạnh mẽ thúc đẩy loài người tiến nhanh lên văn minh theo lý trí mà cũng là định mệnh của họ.

[Tóm tắt báo cáo] Biểu tượng lửa trong văn hóa Ấn Độ

 Biểu tượng lửa trong văn hóa Ấn Độ
Agni là vị thần tiêu biểu nhất bởi đây là vị thần cai quản cõi người. Trong kinh Veda, thần lửa Agni là người có vị trí quan trọng chỉ đứng sau thần sấm sét Indra ( người anh song sinh của thần Agni). Agni là thần lửa, vị thần tượng trưng cho sự hiến sinh. Bởi lửa là luôn sáng mãi, lửa ít khi lụi tàn mà luôn bất tử nên Agni được coi là vị thần “trẻ mãi không già”. Agni là thần cai quản hạ giới cùng với thần Vayu (thần cai quản không trung) và thần Mặt Trời Suarya ( thần cai quản Thiên giới) được coi là ba ngôi vị tối linh trong kinh Veda. Thần Agni chính là bản chất chung của cả ba ngôi vị ấy vì dù ở thiên đường, hạ giới hay giữa không trung thì nơi đâu cũng cần có hơi ấm của thần lửa Agni để tồn tại, sinh sôi và phát triển.
Trong kinh Veda, thần Agni được miêu tả là vị thần có thân hình màu đỏ đậm hoặc vàng, có hai đầu ( hai mặt)  được bôi bơ, người Ấn Độ tin rằng đó là hai mặt thiện và ác của người, có một đôi mắt đen tuyền giống như mái tóc của người, có ba chân,  bảy cánh tay ( một tay cầm rìu, một tay cầm đuốc, một tay cầm ngọn giáo lửa, một tay cầm chuỗi hạt) và bảy lưỡi lửa mài nhọn ( dùng để liếm bơ trong các buổi lễ), răng màu vàng. Trên đầu người thường mang những cái sừng của một con bò và có một cái đuôi giống đuôi ngựa ở phía dưới, có bảy tia sáng phát ra từ cơ thể. Vật cưỡi (havana) của người thường là một con cừu ngồi trên một cỗ xe có bảy con ngựa lửa kéo hoặc là bảy con vẹt trong đó khói là cờ, gió là bánh xe. Đôi khi vật cưỡi cũng có thể là một con dê.

Sau khi chia lửa, mọi người cùng nhảy múa, đánh chiêng quanh ngọn lửa thiêng

“Hỡi thần Lửa linh thiêng…! Khắp bốn phương Ngài đang ở đâu?...Chúng con đang làm lễ cúng Ngài - Tre nứa chúng con để sẵn - Đá thiêng chúng con để sẵn - Củi rơm chúng con để sẵn - Chờ Ngài cho lửa - Ngọn lửa sẽ giúp xua đi màn đêm tăm tối - Đem ánh sáng và may mắn về cho buôn làng…”. Sau lời khấn, già làng dùng máu con vật hiến sinh bôi lên những ngọn đuốc và cọ hai thanh tre vào nhau để phát ra ngọn lửa. Lửa từ tay người già truyền cho một chàng trai trẻ khỏe mạnh và giỏi giang. Ngọn lửa được chia về với từng bếp lửa cộng đồng…
Bước đi thản nhiên qua đống lửa đỏ rực - Ảnh: sưu tầm
Hòa mình vào lửa đỏ - Ảnh: sưu tầm
Khảo cổ học cho thấy thời cổ đại, hầu hết các tộc người trên thế giới đều có tục thờ Lửa. Theo Kinh Vêda, 4.000 năm TCN, những tù trưởng Lạtma ở phía bắc Tây Tạng đã thờ Thần Lửa mà họ gọi là Agni. Đối với người cổ đại, những dịp dâng cúng Thần Lửa có tính lễ hội vừa thiêng liêng, vừa cuồng nhiệt, họ nhảy múa thích thú bên đống lửa, thực hiện nhiều trò “vui chơi” với lửa như đi trên than đang cháy, nhảy qua lửa, rước đuốc… mà ngày nay còn thấy.
Ngày nay, phần lớn các tộc người ở Việt Nam vẫn còn giữ được tục lệ thờ Thần Lửa của thời sơ khai ấy. Chẳng hạn tộc người Dao ở Hà Giang mở đầu cho ngày Tết âm lịch của mình bằng nghi lễ cúng Thần Lửa. Người ta chuẩn bị đầy đủ đồ cúng tế và thức ăn, một đống củi to trước bàn cúng tế. Sau khi ông chủ lễ (với trang phục màu đỏ), đọc xong bài cúng tế, cầu mong mưa thuận gió hòa, mọi người khỏe mạnh; mời Thần Lửa về cùng vui lễ hội, dùng gióng vầu (hay tre) xin quẻ âm dương xong thì đến phần “tắm lửa”: các chàng trai đi trên than đỏ rực, rồi nhảy, rồi lăn trên than nóng một cách cuồng nhiệt, người đứng xem, nhất là các cô gái cũng rừng rực, say mê.
Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang cũng có tục nhảy lửa vào tháng giêng. Dân làng mang gạo thịt và củi đến một bãi đất rộng vào ban đêm và đốt lên ở đó một đống lửa rất to. Thầy cúng vừa gõ nhạc cụ vừa đọc bài cúng xin Thổ Địa cho phép nhảy lửa và mời các ma trên trời xuống nhập vào các thanh niên đang ngồi chờ. Các thanh niên này lần lượt rung lên, người lắc lư, đi vào lửa như bị ma nhập. Họ đi trên than hồng, bốc than và tro nóng xoa lên mặt mà không bị bỏng…
Thần lửa trong ngày Tết ở Việt Nam
Lửa là một trong những nhân tố cấu thành vũ trụ và có một vai trò rất lớn đối với con người. Thời cổ đại, hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có tục thờ thần lửa. Ngày nay, phần lớn các dân tộc ở Việt Nam vẫn còn giữ tục lệ đó nhưng cách thức thể hiện và mức độ có khác nhau. Có những dân tộc thờ lửa quanh năm nhưng không có lễ cúng riêng dành cho thần lửa vào dịp Tết. Trong khi ở các dân tộc khác thì Lễ, Tết luôn gắn liền với nghi thức thờ thần lửa. 

Nghi lễ cúng thần lửa. 
 Nghi lễ cúng thần lửa.

Dân tộc Dao ở Hà Giang mở đầu cho ngày Tết âm lịch của mình bằng nghi lễ cúng thần lửa. Từ nhiều ngày trước, người ta đã chuẩn bị đầy đủ các đồ cúng tế và thức ăn cho thời gian dự hội. Một đống củi to được đốt lên trước bàn cúng tế. Ông chủ lễ, với trang phục màu đỏ như lửa, bắt đầu bài cúng thần lửa, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mọi người khỏe mạnh và mời thần lửa về vui cùng lễ hội để mang lại hơi ấm mùa xuân cho dân làng. Sau đó, ông dùng gióng vầu (hay tre) gieo quẻ xin âm dương. Nếu gióng vầu cho ra một ngửa, một sấp thì phải cúng tế lại cho đến khi thần lửa đồng ý. Những người muốn tham gia hội nhảy lửa thì phải hầu lễ, đến khi chủ lễ gieo quẻ âm dương thấy thần lửa đồng ý nhảy thì từng đôi một bước vào lửa. Lễ hội “tắm lửa” bắt đầu, những chàng trai được thần linh ban cho sức mạnh diệu kỳ, đi chân trần trên đống than đỏ rực, họ nhảy, họ lăn trên than nóng một cách cuồng nhiệt, dũng cảm. Nhìn các chàng trai nhảy, các cô gái cũng rừng rực say mê, ánh mắt đượm lửa yêu đương. Để rồi khi lễ hội kết thúc, nhiều mối tình bén rễ, thành vợ chồng, rồi Tết năm sau họ lại địu con đến lễ hội lửa để xin thần luôn giữ cho họ hơi ấm của tình yêu hạnh phúc gia đình.
  Người Ê đê và Mnông xem lửa là vị thần may mắn luôn bảo vệ con người. Bởi vậy, lửa đóng một vai trò quan trọng trong ngày lễ hội của dân tộc. Người ta lấy ngọn lửa thiêng từ bàn thờ nhà Chung (nhà Rông), già làng khấn vái xin được phép đốt. Người châm lửa phải là người tốt, có uy tín trong dân làng. Ngọn lửa thiêng được thắp suốt mùa lễ hội để truyền hơi ấm và sức mạnh cho dân làng. Người Xê đăng thường tổ chức lễ lấy lửa trùng với lễ máng nước vào mùa xuân. Người ta dùng nước tinh khiết hoặc cát sạch để dập tắt tất cả lửa cũ trong các bếp và lấy lửa nguyên thủy từ nhà rông. Phương pháp tạo lửa là dùng đá cọ xát nhau hoặc siết sợi dây thật mảnh vào khúc tre để đốt cháy bùi nhùi. Lửa được rước từ nhà rông về từng gia đình. Chủ nhà hiến sinh một con gà trống với lời khấn: “Xin lửa hãy ở yên trong bếp… hãy nhận và ăn hết những gì người thích tại đây… đừng ăn ở nơi khác trong nhà hay ngoài kho…”. Người Kơ Ho cũng có lễ tục cúng thần lửa vào đầu năm mới. Sau lời khấn Yang của già làng, người ta cọ hai thanh tre vào nhau cho phát lửa và chia lửa cho các nhà, ngọn lửa thiêng ấy được giữ gìn suốt năm.
 Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta thờ thần lửa nói chung chứ không riêng gì vua Bếp nhưng người Việt xưa nay thờ thần lửa gắn liền với thờ ông Táo. Ở phương Tây, hình tượng của lửa gắn liền với truyền thuyết Promethee ăn cắp lửa thiêng của thần thánh đem về cho con người để rồi chàng phải chịu một hình phạt đau đớn. Hình tượng đó mang dấu ấn đậm nét trong văn hóa nghệ thuật phương Tây. Còn ở Việt Nam, hình tượng ông Táo cũng in dấu ấn đậm nét trong văn hóa nghệ thuật. Cứ mỗi dịp Tết đến, hàng loạt dịch vụ văn hóa ăn theo ông Táo: làm đồ mã, vẽ tranh, dựng kịch, sáng tác thơ văn…Báo viết, truyền hình, phát thanh…cũng đưa hàng loạt tin bài liên quan tới ông Táo. Thần lửa có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Đốt đống lửa lớn để chuẩn bị buổi lễ - Ảnh: sưu tầm
Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì.

Trong lúc thầy cúng làm lễ, các thanh niên chuẩn bị nhảy lửa người lắc rất mạnh - Ảnh: sưu tầm

Những ai chưa vào nhảy lửa trong lúc thầy cúng làm lễ người bị rung lên rất mạnh - Ảnh: sưu tầm

Thầy cúng cũng vào nhảy lửa - Ảnh: sưu tầm

Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”. Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng tai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.


Nhiều thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tuj tập xung quanh thầy mo và lần lượt thay nhau ngồi lên đầu chiếc ghế dài. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống v à bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Họ bắt đầu từ việc đưa tay vào bới đống lửa.

Nhảy múa với lửa - Ảnh: sưu tầm

Bất ngờ hơn nữa, họ đã nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung. Ngọn lửa lại bốc cao ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cụ Hoa Văn Tải, 80 tuổi người Pà Thẻn cho biết: Chỉ có nam giới mới được tham gia nhảy lửa, còn phụ nữ thì không.

Các tộc người ở Tây Nguyên cũng rất tôn sùng Thần Lửa. Người Ca Dong xem Thần Lửa như người chăm lo cho sự sống gia đình mình. Người Êđê và Mnông xem lửa là vị thần may mắn, luôn bảo vệ con người. Trong ngày lễ hội, họ lấy ngọn lửa được cho là thiêng liêng từ bàn thờ nhà chung (nhà rông), già làng đứng ra khấn vái xin được phép đốt, người châm lửa phải là người tốt, có uy tín trong dân làng. Ngọn lửa thiêng được thắp cháy suốt mùa lễ hội. Còn người Xêđăng thì thường tổ chức lễ lấy lửa trùng với lễ máng nước vào mùa xuân. Họ dùng nước sạch hoặc cát sạch để dập tắt tất cả lửa cũ trong các bếp và lấy lửa thiêng từ nhà rông về. Chủ nhà lúc đó sẽ hiến sinh một con gà trống và khấn: “Xin Lửa hãy ở yên trong bếp… hãy nhận và ăn hết những gì Người thích tại đây… đừng ăn ở nơi khác trong nhà hay ngoài kho…”. Người Kơho cũng có lễ tục cúng Thần Lửa vào đầu năm mới. Sau lời khấn của già làng, họ cọ hai thanh tre vào nhau để tạo ra lửa rồi chia lửa cho các nhà, ngọn lửa thiêng ấy được giữ gìn suốt năm.
Dân tộc Việt (người Kinh) đã chuyển hóa tục thờ Thần Lửa thành tục thờ Thổ Công - Ông Táo. Ngày xưa, từ mồng một Tết trở đi, mọi người dùng lửa mới và giữ lửa cẩn thận, không cho ai xin lửa trong suốt tháng Giêng. Ngoài ra có nhiều qui định nữa xung quanh việc thờ Ông Táo như không được bước qua bếp lửa, không được gõ đũa lên Ông Táo, không được nói những chuyện bậy bạ bên Ông Táo…

(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------



Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/137

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật 27/6: 6 giờ qua thêm 76 ca mắc mới, TPHCM tiếp tục chiếm đa số với 65 ca
 
Tin quốc tế 27/6, Trung Quốc vận hành giàn khoan nặng trăm ngàn tấn trên Biển Đông | FBNC
 
KQ Việt Nam có thể mua 24 tiêm kích tàng hình Su-57: Thông tin tích cực mới nhất | Quân Sự
 
Tin tức | Tin thời sự nóng nhất sáng 28/6 | Tin tức 24h mới nhất hôm nay
 
 
Những "Khoa Học" Virus Corona Mà Bạn Từng Nghe - Chúng Đã Bị Trung Quốc Kiểm Duyệt? | TQKKD
 
Mùa Thu Cho Em_Nhạc Ngô Thuỵ Miên_ Ca sĩ : Ngọc Lan

Vụ rò rỉ video bộ trưởng Anh ôm hôn trợ lý: Camera giấu trong máy báo khói

Tuổi Trẻ Online

Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Âu

Vietnamnet.vn
Xem tiếp...

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

TT&HĐ IV - 33/t

 

                                                                  Nhớ Tết quê xưa

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh


 

 

(Tiếp theo)

***
Coi như chúng ta đã vừa làm xong lễ cúng đưa Táo Công về Trời. Bây giờ phải quay ngay sang thực hiện cho xong công việc lo Tết còn dở dang. Vào những ngày này, nhà nào cũng bề bộn công chuyện, trăm thứ bà dằn phải lo toan. Trước mắt gia chủ ngày xưa còn phải hoàn thành nhiều chuyện, nào là Lễ tiễn ông bà ông vải, biếu thầy lang, đi Tết (con nợ và chủ nợ), gửi Tết, biếu Tết, rồi treo câu đối Tết, sắm tranh Tết… Ôi thôi, kể hết ra cũng đủ bở hơi tai huống chi là làm! Chỉ xin kể hai công việc làm chúng ta chú ý hơn cả là gói bánh - giã giò và trồng cây nêu.
Tết xưa, thiếu gì thì thiếu chứ không thể thiếu được:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
(Ngày nay vẫn thế, chỉ có “tràng pháo” là im hơi bặt tiếng. Người ta cho rằng đó là món ăn tinh thần gây lãng phí, một trò chơi gây nhiều nguy hiểm. Không quản lý được thì cứ cấm tiệt là tiện nhất! Dù sao, kể cũng tiếc, nhất là vào đêm Giao thừa và sáng mồng một Tết!).
Bắt đầu từ 26, 27 tháng Chạp, các nhà đã rục rịch nấu bánh chưng (hoặc bánh tét trong Nam), bánh dày. Đi trên đường làng, ngõ xóm vào những ngày này sẽ thấy người này người kia mang lá dong, lá chuối ra ao, chuôm rửa và lau lá; sẽ nghe tiếng giã giò đan xen nhau, văng vẳng từ một số sân nhà.
Gia đình - Lý giải bất ngờ về ngày Tết gắn với “thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh'
Có lẽ từ đời nào đến giờ, bánh chưng, bánh dày và giò lụa chỉ xuất hiện trong Tết của dân tộc Việt chứ không thấy ở bất cứ Tết âm lịch của bất cứ nước nào khác. Điều đặc biệt là bánh chưng, bánh dày chắc chắn đã có từ rất lâu rồi và có cả một sự tích về chúng.
Trước hết, về giò, chúng ta trích lời cụ Líu, nghệ nhân giã giò  trong “Cảnh sắc và hương vị đất nước” của nhà văn Nguyễn Tuân:
“… Cái bánh giò sỡ dĩ có hương vị bánh giò vì nó được chân quyện trong mùi thơm lá chuối luộc cho bằng chín tới đấy. Giò lụa thơm đậm vì mùi thịt tươi luộc cộng với mùi thơm chát ngậy của lá chuối tươi luộc chín”.
Và:
“Có phải thịt lợn nào cũng giã được giò lụa đâu. Thịt mà ướp tủ lạnh thì giời mới giã nổi. Nó phải tươi, để tay vào còn ấm, lúc thái ra miếng thịt còn phải như nhảy trên thớt, không cẩn thận thì thái vào ngón tay mình đấy… Đâu lại có cái kiểu nện chày chủng chẳng tiếng đực tiếng cái tiếng mẹ tiếng con như thế. Cái kiểu giã cho hết giờ ấy thật phí cả yến (10 kg) thịt tươi ấm. Ngày xưa, tôi giã giò làm gì có quạt máy, cứ mồ hôi trên mồ hôi dưới, hai tay nện vô hồi kỳ trận, muỗi nhặng đốt mép đốt mặt cũng kệ, cứ giã đều… Giã mạnh quá cũng không cần, nhưng cốt là giã đều và bền sức. Nghe nó đều đều như dây cung bật bông đệm… Này, nghe tiếng giã giò, có thể đoán được mẻ giò lụa là được hoặc là bỏ”.
Hay:
“… Cụ tổ nghề chúng tôi truyền nghề cho, không rõ từ thời vua nào, nhưng đền thờ tổ là phải có đôi chày gỗ mít sơn son thiếp vàng dài hai, ba thước ta… Giã giò mà nhịp chày kép không đặm, đều, tôi nói thật cho ông biết, nó sẽ không khác gì cái thằng đổ bê tông móng cầu chậm chạp lóng ngóng làm ôi xi măng đấy”.
Còn về sự tích bánh chưng, bánh dày là thế này:
Ngày xưa, Hùng Vương đã già, muốn tìm người xứng đáng nhất trong 22 người con để truyền ngôi, bèn gọi tất cả các hoàng tử về bảo: “Cha biết mình đã gần đất xa trời, muốn truyền ngôi. Bây giờ, mỗi con cố kiếm hoặc làm một món ăn lạ để cúng tổ tiên. Ai có món ngon, vừa ý ta thì ta sẽ chọn người đó”.
Nghe vua cha nói vậy, các hoàng tử đều cố gắng cho người đi khắp thiên hạ để tìm tòi thức ngon miếng quí để dâng lên vua cha.
Trong số đó, có hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu. Liêu thuở nhỏ mồ côi mẹ, quen sống đời dân dã. Chàng chẳng nghĩ ra được món nào đặc sắc để dâng gửi lên Hùng Vương. Chỉ còn 3 ngày nữa là hội thi diễn ra mà Liêu vẫn chưa chuẩn bị được gì.


Sự tích bánh chưng bánh dày đã có từ đời vua Hùng vương thứ 6
Đêm ấy, Liêu nằm nghĩ mãi về lễ hội và ngủ quên lúc nào không biết. Một vị nữ thần từ trên trời bay xuống bảo:
- To lớn nhất là trời và đất, quí báu nhất trần gian là gạo. Vậy, hãy làm hai cái bánh bằng gạo nếp. Một bánh là tượng trưng cho đất, hình vuông, có màu xanh của cây cỏ, núi rừng, ở giữa là thịt, đỗ để biểu thị muôn vật. Đem thứ nếp đó đồ lên cho dẻo, giã nhuyễn, rồi nặn thành cái bánh, nấu chín, tượng trưng cho Trời: trắng, tròn, khum khum như vòm trời.
Choàng tỉnh giấc, Liêu quyết định thực hiện điều trong mơ.
Đúng vào lúc mặt trời mọc thì Vua Hùng cùng tùy tùng đến làm lễ gia tiên. Chiêng, trống, cờ, quạt tưng bừng. Bao nhiêu của ngon vật lạ, bao nhiêu món “nem công, chả phượng, tay gấu, gan tê” của các hoàng tử đều được dâng lên. Nhìn cỗ dâng lên vua cha của chàng Liêu, nhiều người chạnh lòng vì sự biểu hiện hết sức quê mùa, đơn sơ của nó.
Ấy vậy mà quá trưa hôm ấy, Hùng Vương phán rằng sẽ truyền ngôi cho hoàng tử thứ 18 (tức chàng Liêu). Vua nói đại ý:
- Đó là những thứ bình thường nhưng hương thơm khác thường, chẳng những ngon mà còn mang ý nghĩa trọng đại: Con tôn thờ cha mẹ như trời - đất. Không những thế, nó còn chứa đầy tình quê hương, ruộng đồng. Và hơn nữa nó rất dễ làm vì chỉ bằng những hạt gạo quê nhà, ai cũng có thể thực hiện được. Phải là người có tài mới làm ra được hai loại bánh đó.
Sau khi vua cha mất, Lang Liêu lên ngôi, hiệu là Tiết Liêu Vương, tức là đời Hùng Vương thứ 7.
Các hoàng tử khác ganh ghét, ác cảm với Lang Liêu. Họ, người nào người nấy làm hàng rào gỗ giữ chặt lấy đất đai của mình, có ý cố thủ, cát cứ, chống lại Tiết Liêu Vương.
Tuy nhiên cũng từ ngày lễ hội dâng vua đó mà thành tục lệ: hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, mọi nhà đều làm hai thứ bánh đó, gọi là bánh chưng, bánh dày để bày lên bàn thờ, cúng gia tiên quốc tổ.
Sự tích bánh chưng, bánh dày là thế. Thật là một câu chuyện hay vì chúng ta có cảm giác như nó vẫn lưu giữ được khá rõ những hiện thực lịch sử. Hình như hơi thở của thời đại quá vãng xa xôi đó vẫn còn phảng phất đâu đây.
Có thể khi bước vào đời Hùng Vương thứ 7, nước Văn Lang đã phải chịu một cuộc phân tranh, huynh đệ tương tàn, xã hội can qua ly loạn. Đó là khoảng thời gian chuyển biến hình thái xã hội từ liên minh các bộ lạc sang liên bang nguyên thủy (thể chế này có thể không hẳn là phong kiến phân quyền và hơi giống với thể chế liên bang ngày nay: thủ lĩnh các bang cũng theo lệ cha truyền con nối, cũng được xác định cương vực lãnh thổ riêng, có quân đội riêng (như địa phương quân) nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu chung của nước Văn Lang, nằm trong thể chế ràng buộc chung mà quyền lực tối thượng là Nhà nước Văn Lang, đứng đầu là Hùng Vương)?
Trong sự tích bánh chưng, bánh dày có một chi tiết lạ gây cho chúng ta sự chú ý đặc biệt, đó là có một nữ thần từ trời xuống báo mộng cho Lang Liêu. Hỏi rằng vị nữ thần này chức danh là gì? Dù trong tín ngưỡng nhất thần hay đa thần thì con người cổ đại cũng không để cho vị thần linh nào bị khuyết danh. Có thể nào danh tính của vị nữ thần này đã bị “thất lạc” qua bề dày thời gian và từ đó đến nay đã từng có nhiều người cất công kiếm tìm nhưng chưa ra? Hay đơn giản, trong sự tích ấy, thuở đầu tiên chỉ có việc Lang Liêu mộng thấy bánh chưng, bánh dày, chứ chẳng có sự mách bảo của vị thần linh nào cả và mãi về sau mới có người nào đó thêm vào cho “long trọng”? Nhưng nếu thế thì sao không thêm vào thần Kim Qui, rất tiện mà cũng đáng tin hơn? Câu hỏi này tất nhiên dẫn đến câu hỏi nữa: Vậy thì thần Kim Qui ra đời trong trí não người Việt cổ vào khi nào? Và thêm nghi vấn: phải chăng vào thời câu chuyện bánh chưng, bánh dày ra đời, chưa có thần Kim Qui (động vật linh hóa) mà chỉ có các vị thần siêu hình như: thần Lửa, thần Nước, thần Sấm Sét, thần Đất… và thần của các thần là thần Mặt Trời, và vị nữ thần kia chính là thần Mặt Trời?
Tại sao thần Mặt Trời lại mang tính nữ trong khi ngày nay chúng ta gọi là Ông Mặt Trời (và cả Ông Trời)? Tại vì thần Mặt Trời ra đời trong chế độ Mẫu hệ - Mẫu quyền (chúng ta cho rằng chế độ này tồn tại rất lâu trong lịch sử loài người và được duy trì, nói riêng tại Việt Nam, đến tận thời đại Âu - Lạc). Có thể rằng đến cuối thời đại Âu - Lạc, đầu thời đại Hùng Vương, người Việt cổ vẫn gọi thần Mặt Trời là Bà Trời hay Bà Mặt Trời. Khi sang chế độ phụ quyền, Bà Mặt Trời phải “chuyển đổi giới tính” theo để thành Ông Mặt Trời.

Thần Mặt trời Huitzilopchtli chính là thần tối cao của người Aztec cổ đại. Theo những tài liệu cổ về nền văn minh này ghi chép, thần Mặt trời khi mới sinh ra đã vô cùng tàn bạo, hay giận dữ. Thần đã giết chị ruột của mình Coyolxauhqui, treo đầu lên trời tạo thành Mặt trăng, tàn sát những anh chị em còn lại và treo đầu họ thành các vì sao trên bầu trời. 

nhung-vi-than-dang-so-trong-than-thoai
Không chỉ dừng lại ở đó, giống như mọi vị thần Aztec khác, thần mặt trời luôn luôn đòi người Aztec phải tế lễ và món đồ lễ của thần phải là thịt người
. Vì thế, mỗi ngày, những đồ tế sống sẽ được chọn là moi tim trước đền thờ, dâng lên Huitzilopchtli để tránh khỏi sự trừng phạt bất cứ lúc nào của thần.
Bức tượng thần mặt trời vĩ đại được coi là biểu tượng cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại.  
Người Nhật gọi thần Mặt Trời là Amaterasu O Mikami (Thiên chiếu đại thần, Thái dương thần nữ). Về mặt âm thanh nó gợi cho chúng ta nhớ về tiếng A-U-M thiêng liêng đã từng vang vọng trên miền đất Ấn Độ từ thuở xa vời, đồng thời cả tiếng ÂU trong Âu - Lạc (Âu - Cơ). Khẩu khí của chúng xuất phát trực tiếp từ cùng một gốc, thậm chí, một trong hai tiếng là gốc của tiếng kia.
Theo các hiền triết của Ấn Độ cổ đại thì AUM là một âm thanh thiêng liêng và huyền bí. Đó là biểu hiện của Brahman (Vũ Trụ) ở cả hai trạng thái thể hiện và không thể hiện. Trong Katha Upanishad có câu chuyện về Nicheketas và Yama (Tử Thần). Nicheketas, con một tín đồ Bà La Môn nghèo nhưng sùng đạo. Chàng được Yama thương tình cho phép thỏa mãn 3 điều ước. Chàng bèn ước điều thứ nhất là được sống sót trở về với phụ thân, điều thứ hai là biết cách hưởng phúc thiên đàng và điều thứ ba là xin được giảng dạy về đời sống của linh hồn sau khi chết. Về điều ước thứ ba, Yama nói: “Ngay cả đến các thần linh cũng còn ngờ vực về chuyện ấy. Quả thật điều đó không dễ gì mà hiểu được vì chân lý này tinh tế quá. Hỡi Nicheketas, con hãy chọn một điều ước khác…”. Nhưng chàng trai vẫn cứ tha thiết khẩn cầu và cuối cùng, Yama nhượng bộ: “Tiếng nói mà mọi kinh Vêđa đều phát biểu, mọi công cuộc tu trì đều tuyên dương, tiếng mà những ai sống cuộc đời tu học đều mong ước thực hiện, ta nói cho con nghe: đó là AUM. Tiếng ấy chính là tinh thần hằng cữu; tiếng ấy chính là cứu cánh cùng tột. Người nào thấu triệt được tiếng ấy thì muốn gì cũng sẽ thực hiện được. Trụ cột này hoàn hảo nhất. Trụ cột này là cái tối cao. Biết được trụ cột ấy, con người sẽ sáng danh trong cõi Phạm Thiên (Vũ trụ). Tiếng ấy khi được phát ra từ Tự Ngã, nó trở thành âm thanh vô cảm, vô hình, vô vị, vô hương, vô thủy vô chung hơn cái lớn nhất. Nhận biết được điều ấy, con sẽ thoát khỏi tử thần.”
Tiếng AUM đúng là quá ư thiêng liêng và huyền bí! Nó thiêng liêng là nhờ có sự giảng giải của các bậc hiền triết Ấn Độ cổ đại. Nó huyền bí là vì không biết từ đâu và từ bao giờ, nó nghiễm nhiên xuất hiện trong Kinh Vêđa, phát ra từ miệng của các vị chủ tế trong những buổi lễ xướng ca, xưng tụng thành kính.
Có một linh cảm sâu xa, thầm thì mách bảo cho chúng ta biết (hay chính cái nỗi niềm tha thiết yêu thương xứ sở và các bậc tiên tổ của mình đã làm chúng ta nghĩ ngợi mê man?!), rằng tiếng ÂU cũng thiêng liêng cùng tột như AUM. Thế nhưng tiếng ÂU không lạnh lùng, huyền bí mà nghe thật gần gũi, dung dị và cả tự nhiên như vốn dĩ thế. Trong tất cả các bảng chữ cái có mẫu tự Latinh thì đứng đầu tiên là nguyên âm A. Sắp xếp thế thôi chứ A không phải là tiếng đầu tiên được phát ra từ thanh quản của con người để đóng vai trò như xuất phát điểm trong quá trình hình thành ngôn ngữ. Ngôn ngữ ngày nay chắc rằng đã kế thừa từ một dạng ngôn ngữ sơ khai chưa có phụ âm và phải kết hợp chặt chẽ (lệ thuộc) với “chỉ trỏ”, với điệu bộ các bộ phận thân thể mới có thể làm người “nghe” hiểu được. Trên bước đường tiến hóa thích nghi, đến một giai đoạn nào đấy, do sự bức thiết phải trao đổi với nhau bằng âm thanh phát ra từ thanh quản (với cấu trúc răng, hàm, lưỡi, môi… đã định hình và đặc thù hóa ở người), mà xuất hiện một tập hợp những âm thanh có tính hệ thống và hàm chứa khái niệm. Tiếng đầu tiên của hệ thống ngôn ngữ “ú a ú ớ” ấy, phát ra khi môi mở ở trạng thái tự nhiên nhất nhằm cố gây sự chú ý hoặc biểu lộ sự thảng thốt, có lẽ là tiếng Ơ, mạnh hơn nữa là tiếng Â. Thời nguyên thủy, để hú gọi nhau, tiếng  phải cao vang dài, miệng mở to hơn, rồi sau đó hạ thấp dần xuống (hết hơi), độ mở của miệng cũng nhỏ lại, môi hơi chu và như thế, tiếng  biến thái thành tiếng ÂU (ẤU, ẦU), còn nếu ngậm luôn môi lại thì sẽ là ÂUM. Phải chăng tiếng ÂUM chính là tiếng AUM thiêng liêng và huyền bí về sau đã xuất hiện trong thánh kinh Vêđa của Ấn Độ cổ đại? Còn tiếng ÂU? Có thể coi nó là hợp âm kế tiếp nhau của tiếng Ơ và U và cùng với tiếng Ơ và U hợp thành bộ ba ngôn từ cơ sở làm nên hệ thống ngôn ngữ “ú a ú ớ” nguyên thủy của người Việt tối cổ.

Huong Giang quyen ru tai hien hinh anh 'nu than mat troi' tren Remix New Generation ben trai dep sau mui - Anh 2
Với tạo hình ấn tượng này, một lần nữa nữ ca sĩ chinh phục khán giả ở hình ảnh đấy biến hóa của mình.
Huong Giang quyen ru tai hien hinh anh 'nu than mat troi' tren Remix New Generation ben trai dep sau mui - Anh 3
Không ngừng sáng tạo và khai thác triệt để lợi thế về hình thể và biểu cảm, Hương Giang Idol luôn mang đến hình ảnh mới mẻ dành cho khán giả yêu mến.
Huong Giang quyen ru tai hien hinh anh 'nu than mat troi' tren Remix New Generation ben trai dep sau mui - Anh 4
Người đẹp chọn cho mình hình ảnh của một nữ thần ấn tượng từ tạo hình, trang phục, trang điểm đến biểu cảm gương mặt.
Huong Giang quyen ru tai hien hinh anh 'nu than mat troi' tren Remix New Generation ben trai dep sau mui - Anh 5
Gợi cảm đầy tinh tế mang đến vẻ đẹp “thoát tục” chính là hình ảnh của Hương Giang hướng đến trong tạo hình lần này của mình.
Huong Giang quyen ru tai hien hinh anh 'nu than mat troi' tren Remix New Generation ben trai dep sau mui - Anh 6
Nữ ca sĩ chọn cho mình những thiết kế gợi cảm, khéo léo khoe vòng 1 “căng tràn” cùng những đường cong nóng bỏng.
Huong Giang quyen ru tai hien hinh anh 'nu than mat troi' tren Remix New Generation ben trai dep sau mui - Anh 7
Hương Giang còn chứng minh sức hút của mình ở khả năng tạo dáng, khai thác hình thể cùng biểu cảm không thua kém gì người mẫu chuyên nghiệp.
Huong Giang quyen ru tai hien hinh anh 'nu than mat troi' tren Remix New Generation ben trai dep sau mui - Anh 8

Hương Giang quyến rũ tái hiện hình ảnh 'nữ thần mặt trời' trên Remix New Generation bên trai đẹp sáu múi

Hương Giang Idol bị chế ảnh hài vì dùng hình tượng Nữ thần mặt trời quá giống của Beyoncé - Ảnh 3.
...được cho là "mượn ý tưởng" từ hình ảnh của Beyoncé
 

(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------



Xem tiếp...