Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 59

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sống trong huỷ diệt: Huyền thoại về Cụm tình báo H67

Một Cụm tình báo anh hùng trong chiến tranh chống Mỹ đã được những con người rất bình thường viết nên những chiến công như huyền thoại bởi trí thông minh và sự gan dạ của mình.
Loạt bài đăng trên báo Đất Việt về Cụm tình báo H67 và người Cụm trưởng anh hùng Bảy Vĩnh (Lê Văn Vĩnh, tên thật là tức Phạm Hữu Nghĩa).
_______________________________________________________

1. Đất thép Bời Lời

Từ cuối tháng 8/1962, sau khi A20 (tiền thân của H67) đứng chân tại mật khu Bời Lời, đã diễn ra cuộc thi gan giữa những người lính chân trần chí thép với đội quân viễn chinh được trang bị tối tân của Mỹ kéo dài tới 7 năm trời đằng đẵng, với hàng vạn tấn bom đạn được Mỹ, ngụy trút lên vùng đất thép này.

Xây dựng từ con số không

Tháng 4/1962, vừa vượt Trường Sơn vào Nam, Bảy Vĩnh được anh Ba Trần (thiếu tướng Trần Văn Danh, lúc bấy giờ phụ trách phòng 2 Bộ tham mưu Miền) đưa về bàn giao Cụm A20, đóng tại mật khu Bời Lời (thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh), lúc bấy giờ gọi bí mật là B210. Khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9/1962, B210 được tách ra làm 2 bộ phận là A20 và A24.

Phụ trách Cụm A20 lúc bấy giờ là thiếu tướng Sáu Trí. Nơi mà A20 trú chân là một khu rừng rộng thuộc xã Đôn Thuận, quận Trảng Bàng (phía Đông thị trấn Trảng Bàng), gồm nhiều Bàu và Trảng. Con suối Bời Lời chia cắt làm 2 khu vực, phía Nam là Trảng Cỏ, phía Nam là Bời Lời.
Ban đầu A20 chỉ có 11 cán bộ chiến sỹ, xây dựng căn cứ 2 ngay vùng mõm nhô của nông trường cũ, cơ ngơi chỉ có một căn nhà 12m2 thấp, một nhà bếp nhỏ, tự đào giếng nước. Còn ăn, ngủ thì mắc võng trong rừng cây tuy thấp nhưng dày, có cây cao 3m, đủ che khuất ngôi nhà. Sau 2 năm xây dựng lực lượng (1962 - 1964), tránh càn của địch, đến cuối năm 1964, Cụm đã hình thành hoàn chỉnh, các cơ sở phát huy hiệu lực tốt. Quân số toàn Cụm tăng lên 21 cán bộ chiến sỹ, với 7 súng trường (bá đỏ), 2 khẩu AK47, một quả mìn thổi.

Sau 3 năm, Cụm A20 đã hoàn thành cơ bản về cơ cấu, nối hoàn chỉnh đường chuyển hàng từ nội đô Sài Gòn về tới vùng căn cứ. Các nguồn tin từ giới cao cấp ngụy quyền Sài Gòn, về hoạt động của các lực lượng địch được báo cáo về thường xuyên liên tục. Các lưới hoạt động hiệu quả, giao thông thông suốt, nhiệm vụ bám trụ và bảo vệ căn cứ được đặt ra nặng nề, là yếu tố sống còn để tin tức được vận chuyển kịp thời về Bộ Tham mưu miền và ra tới Bộ

Tổng tham mưu, tiết kiệm được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sinh mạng của cán bộ, chiến sỹ giải phóng trước mỗi trận càn hay trước các thay đổi chiến lược chiến tranh của địch. 7 căn cứ chiến đấu được xây dựng hoàn chỉnh. Hầm chiến đấu, công sự, hàng trăm mét địa đạo được đào xong, chuẩn bị cho các trận đánh trở thành huyền thoại.

Hai lần suýt mất mạng

Tháng 1/1963, Bảy Vĩnh và Út Càng ra suối Bà Tươi, cách bìa Sở Điều chừng 400 - 700m thì gặp một đàn chừng 21 - 22 chiếc M113 của địch. Cả hai lủi sâu vào giữa đám dứa gai, đấu lưng nhau. Lúc đó hai người chỉ có một súng ngắn của Bảy Vĩnh và một khẩu Mas của Út Càng, thêm 1 quả lựu đạn. Đoàn xe đang hành quân thì tách đôi, một số ghim đầu vào rừng Mang Chà, một số dừng cách nơi hai người đang trốn chừng 6 - 7m.

Một đám lính nhào xuống, đi tiểu ngay lên đầu cả 2 người. Xác định nếu bị phát hiện thì chấp nhận đánh một trận, một đổi vài thằng địch, quyết không để địch bắt. May mắn, không bị phát hiện, một lúc chúng nổ máy bỏ đi. Cả hai rút về nơi giao dịch an toàn.

Kinh nghiệm chiến trường ở địa phương lạ mới là con số không, Bảy Vĩnh vừa thực hiện nhiệm vụ trên giao, vừa xây dựng căn cứ, vừa nghiên cứu cách đánh địch. Trước đó, từ 6/1962, khi vừa về tới Bời Lời, Vĩnh đã đụng ngay trận càn của Trung đoàn bộ binh sư 5 ngụy từ đường số 6, hướng vào Trảng Cỏ, càn Bời Lời. Bảy Vĩnh rủ mấy anh em ở lại chống càn, tính đánh địch một trận để cản đường cho anh em rút.
Nhưng sau địch đông quá, hơn 100 tên, đành rút êm, về sau bị phê bình, Vĩnh ấm ức lắm. Vốn xuất thân là lính pháo binh, tham gia chiến trận đã nhiều, thấy địch là ham đánh, nhưng lúc bấy giờ chủ trương trên chưa cho phép, nên đành phải chịu.

Đến tháng 7/1963, trung đoàn sư 5 ngụy lại càn vào căn cứ. Trinh sát báo về địch đã xuất hiện ở Trảng Sa. Sau khi cho anh em rút, 5 cán bộ chiến sỹ do Bảy Vĩnh dẫn đầu ở lại, vũ khí chỉ có 1 Mas, 1 mìn, 1 tiểu liên Sten và lựu đạn, chủ động chống càn đánh địch. Bị địch hành quân vậy bọc, Bảy Vĩnh bị bắn trúng cánh tay trái, may mắn chỉ bị thương phần mềm, còn cách vài phân nữa thì trúng tim.

Chỉ trong mấy tháng đã 2 lần suýt mất mạng, càng hun đúc cho vị chỉ huy Cụm A20 quyết tâm tìm cách đánh địch, chỉ với vũ khí thô sơ, và phương án rút lui an toàn. Quyết tâm là vậy, nhưng nhiệm vụ trên giao là giữ an toàn tuyệt đối để vận chuyển thông tin, nên Bảy Vĩnh tiếp tục bị phê bình.

Thắng lợi đầu tiên

Mùa khô 1964, vùng Lộc Thuận nếm trận càn trực thăng vận đầu tiên. Lúc này, Diệm - Nhu đã bị đảo chính, mất mạng, Mỹ càng ngày càng lấn sâu vào can thiệp chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Máy bay đánh bom dọc đường 15 đến vùng Sóc Lào, lấn dần ra Bời Lời đến cầu Cám. Căn cứ 3 của cụm bị bom quét hư hỏng nặng.

Thời gian này, máy bay Mỹ bắt đầu dùng thuốc hóa học diệt cỏ rải vùng căn cứ, cây rừng không mọc nổi. Đến giữa năm 1965, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam, trực tiếp can thiệp chiến tranh, du kích ở Phú Mỹ Hưng đã tổ chức đánh diệt bộ binh Mỹ, càng củng cố quyết tâm để Bảy Vĩnh tìm phương án đánh lính Mỹ đi càn.

Ngày 25/5/1965, Mỹ đưa 20 xe tăng M18 vào sát căn cứ 3 của Cụm, lần đầu tiên vào Bời Lời, theo hướng Trảng Sa cặp theo ven rừng Bời Lời vào cầu Cám. Bảy Vĩnh cho 2 cán bộ Cảng và Trọng mang theo súng chống tăng, men theo giao thông hào ra bắn, cự ly không quá 10m, diệt 1 xe M18 và 5 lính Mỹ.

Đến tháng 9/1965, xe tăng Mỹ lại vào, trúng mìn của A20 gài lại, thiệt hại thêm 1 chiếc M18. Tháng 12/1965, xe tăng Mỹ lại mò vào, trúng 1 quả mìn của A12 gài. 3 chiếc tăng M18 thiệt hại cùng một khu vực, Bảy Vĩnh nhận định, tuy đã củng cố được niềm tin cho anh em trong Cụm quyết tâm đánh được Mỹ trang bị tối tân, nhưng khu vực này địch đã “chấm”, sớm muộn cũng có đụng độ lớn.

2. Đón tiếp “Tia chớp nhiệt đới”

Năm 1965, Mỹ ào ạt đổ quân vào miền Nam. Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ đóng ở Lai Khê (Sông Bé), Sư 25 Mỹ ở Củ Chi phát triển tới Trảng Lớn (Tây Ninh), lực lượng Autralia, Thái Lan, Hàn Quốc, New Zeland… cũng lần lượt tham chiến.
Trước tình hình mới, tháng 1/1966, cấp trên chỉ thị các Cụm được tổ chức đánh càn chống Mỹ theo khả năng, bảo vệ căn cứ để thực hiện nhiệm vụ. Vũ khí cũng được trang bị tốt hơn: AK47, súng cạc-bin, lựu đạn, mìn chống tăng, mìn đánh bộ binh.

Đụng trận

Sáng sớm 22/2/1966, tức sáng mùng 4 Tết Bính Ngọ, “Tia chớp nhiệt đới” - biệt danh của Sư 25 Mỹ, càn vào Bời Lời theo hướng Trảng Sa băng qua nông trường. Toàn Cụm đã vào vị trí chiến đấu, chia làm 4 tổ, gồm 11 tay súng và 3 nữ liên lạc, vị trí xác định chiến đấu tại căn cứ 3.

Đến hơn 9h, quan sát không thấy địch xuất hiện ở bìa rừng, Bảy Vĩnh nhận định, địch cắt rừng đánh vòng vào sau lưng căn cứ, nên thông báo toàn bộ anh em cảnh giác. Hơn 10h, tổ 2 nổ súng, ngay loạt đạn đầu Tư Chất đã hạ gục một lính Mỹ ngay trên công sự, thu một súng AR15. Sau 2 đợt tấn công vào tổ 2, bị bẻ gãy, địch rút ra, chuẩn bị tấn công đợt 3.

Đợt 3, địch tấn công ồ ạt vào vị trí tổ 2. Tư Chất cho nổ mìn bộ binh. Bảy Vĩnh lôi khẩu súng chống tăng lên, dựng cao nòng súng, bắn cầu vồng cho đạn rơi gần, yểm trợ. Quả thứ nhất vướng cành cây không nổ, bắn tiếp 3 quả đạn nổ vào đội hình địch, lính Mỹ bị thương, la hét át cả tiếng đạn. Bị đánh rát, lại không phát hiện chính xác mục tiêu, lính Mỹ dạt sang vị trí tổ 3 thì dính mìn bộ binh, thiệt hại thêm nữa.

Mỹ ngừng bắn, lo đưa xác lính tử thương về và chuẩn bị tổ chức tấn công đợt khác. Mặt trận tạm yên lặng chừng hơn 1 giờ, Cụm trưởng Bảy Vĩnh phán đoán địch đang bí mật mở rộng đội hình, đánh vòng phía sau, nên lệnh cho đội hình tổ 1 xoay 180 độ. Toàn Cụm im lìm chờ đợi đợt tấn công tiếp theo của “Tia chớp nhiệt đới”.
Một lúc sau, tổ 2 phát hiện một tiểu đội lính Mỹ tiến vào, vừa đi vừa tìm hướng, không phát hiện vị trí của tổ 4 do Bảy Vĩnh chỉ huy chỉ nằm cách đó 10m. Tổ 2 của Tư Chất tiếp tục nổ súng, xua địch chạy dạt ngược lại co cụm. Toàn bộ đội hình lính Mỹ lọt vào vòng vây, nằm chính diện tổ 4 (trung tâm), tổ 1 của Trung Tuyến giữ cạnh sườn phải, tổ 2 giữ sườn trái, Bảy Vĩnh cho đưa quả ĐH10 lên phía trước mặt, chờ địch xung phong.

Toán địch đi đầu dính đạn gục xuống. Cả mặt trận rền vang tiếng tiểu liên AR15, M79, đất cát mù mịt. Khoảng cách quá gần, tổ 4 dùng lựu đạn đấu với lính Mỹ. Một quả lựu đạn Mỹ rơi xuống nhà ngầm, đồng chí Trung nhặt ném trả lại. Lính Mỹ nằm chết dí một chỗ, phơi mình trên mặt đất dùng M79 bắn vung vãi.

Giằng co tới 4 giờ, địch rút dần ra hướng cầu Cám, không còn tấn công vào tổ 4 nữa. Quả ĐH10 chờ địch xung phong chưa có dịp “lên tiếng”. Kiểm tra chiến trường, phát hiện trước công sự tổ 2 chỉ hơn 1m, địch bỏ lại một xác lính Mỹ với thắt lưng đầy đạn. Bảy Vĩnh thu lại quả đạn chống tăng chưa nổ. Nhặt vỏ đạn M79 lên xem, ông băn khoăn không biết là loại vũ khí gì mà uy lực mạnh thế, phá sập cả nhà hầm gia cố rất kiên cố của cụm.

Mãi đến năm 1967 Bảy Vĩnh mới biết M79 uy lực rất mạnh, cơ động, nhanh, gọn hơn cối 60, bắn thẳng hay bắn vòng cầu đều được, nên muốn kiếm được một khẩu để nghiên cứu. Sau khi bẻ gãy 4 đợt tấn công của địch, A20 tiêu diệt được khoảng 40 tên. Toàn bộ lực lượng của Cụm nguyên vẹn, không ai bị sây sát. Bảy Vĩnh quyết định cho toàn Cụm rút khỏi căn cứ 3 cách chừng 1km thì ẩn sâu vào rừng.

Hủy diệt

5h mùng 5 Tết (23/2/1966), sau khi cơm nước xong, toàn Cụm chuẩn bị đối phó với phản ứng của Mỹ sau trận đánh hôm trước. 6h30, 4 phản lực lao Sài Gòn bay lên cầu Cám, lượn một vòng rồi trút bom ào ào xuống vị trí căn cứ 3. Hết bom hạng nặng, tới bom xăng, bom napal, khói lửa bốc lên cuồn cuộn bao trùm căn cứ. Hết đợt bom hủy diệt, 3 tốp trực thăng với 21 chiếc từ hướng Củ Chi lên cầu Cám đổ tiểu đoàn quân biệt động ngụy, thay thế cho số lính Mỹ “Tia chớp nhiệt đới” còn sót lại rút về Củ Chi.

Hơn 9h, 3 tốp trực thăng quay trở lại, rút hết toàn bộ quân biệt động ngụy. 15h hôm ấy, toàn Cụm trở về căn cứ 3, chỉ còn lại một khung cảnh tan hoang. Một khoảng rộng rừng bị cày xới, san phẳng, đốt sạch bằng các loại bom. Giao thông hào sụp mấy đoạn, nhà hầm bay mất nóc, chỉ còn lại hố sâu.
Đến 7h ngày 24/2, các cán bộ Trong, Hóa, Lợi đi đường dây đưa khách trở về thuật lại: Hồi sáng ngày 22, khi đưa “khách” từ căn cứ băng qua cánh đồng Mang Chà thì gặp tốp trực thăng đổ bộ quân Mỹ. Một chiếc hạ độ cao để đáp xuống. Lợi đi chặn hậu, thấy “ngon ăn” quá, nấp sau thân cây, xả nguyên một loạt AK trúng chiếc trực thăng. Sau khi thấy nó rơi, Lợi mới chạy theo anh em, tất cả thoát vào rừng Suối Nhánh, cắt rừng đưa “khách” về Bến Củi an toàn. Lợi cứ tiếc hùi hụi không được dự trận đánh 2 ngày trước của Cụm.

Lần đầu tiên Cụm A20 đánh Mỹ thắng lợi, bắn rơi 1 trực thăng, thu nhiều vũ khí, bảo toàn lực lượng. Điện báo cáo cấp trên kết quả trận đánh, được tăng cường thêm súng CKC, AK kiểu mới, B40, ít mìn bộ binh và mìn chống tăng. Cụm càng củng cố quyết tâm bám trụ, chống càn. Trận đụng độ giữa Sư 25 Mỹ và A20 cho thấy, địch đã đặt khu vực Bời Lời vào tấm ngắm, nên Cụm vừa củng cố căn cứ cũ, xây dựng thêm căn cứ, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa thông suốt.

Chiến trường ngày càng ác liệt, mà số vũ khí thì có hạn, Cụm cử người đi tìm kiếm những đầu đạn pháo 105, 155 ly chưa nổ, đem về chế tác, dùng pin điện kích nổ, đánh đầu đạn thay mìn, chuẩn bị cho những trận càn sắp tới.

3. Đối diện “Anh cả Đỏ”

Bước sang năm 1967, Mỹ tăng cường quân ở miền Nam Việt Nam, đưa Sư đoàn 1 bộ binh, mệnh danh “Anh cả Đỏ” vào tham chiến.
Sau chiến dịch Cedar Falls đánh vào khu Tam giác sắt Củ Chi, mùa khô năm 1967, địch tập trung vào vùng Bến Súc, kéo dài cả tháng, với Sư 1 Mỹ thiện chiến, xe tăng thuộc lữ 195, thiết giáp lúc nhúc như đàn trâu, ủi san bằng địa hình. Không quân Mỹ đưa thần sấm F15, B57 ném bom hạng nặng, nơi nào có căn cứ là dùng bom hủy diệt. A20 lặng lẽ chuẩn bị lại căn cứ 3, sẵn sàng bước vào giai đoạn thử lửa mới.

Sẵn sàng đón địch

Trong thời gian ở Bời Lời (1962 - 1969), mỗi người trong A20 gánh trên mình không dưới 2 tấn bom đạn để bảo vệ căn cứ, bảo vệ đường dây thông suốt. Quân số thường trực của cụm A20 tại căn cứ lúc bấy giờ còn 16 người (10 tay súng, 5 dự bị và phục vụ chiến đấu), trong đó có 2 nữ. Vừa phải chuẩn bị sẵn sàng chống càn bảo vệ căn cứ, vừa phải đảm bảo đường dây thông suốt là nhiệm vụ chết sống trong gang tấc. Kinh nghiệm đánh Sư 25 Mỹ năm trước đã có, nhưng đối phó với “Anh cả Đỏ”, vốn vẫn được rêu rao là “đánh đâu thắng đó”, như thế nào thì thực tế chiến trường mới rút kinh nghiệm được.
6h sáng 24/4, một chiếc đầm già trinh sát bay dọc suối Bời Lời từ Trảng Sa vào khu vực căn cứ rồi bay ngược trở ra. Toàn bộ Cụm A20 trang bị gọn nhẹ, chuyển ra căn cứ 3 chờ địch. Số mìn tăng được gài xong, riêng quả mìn điện chế tác lại từ quả pháo 155 ly thu được, dùng pin đèn khoan đề tô kích nổ, vì là vũ khí tự chế tạo, chưa thử lần nào, nên Bảy Vĩnh trực tiếp gài, mà trống ngực dập thình thình.

Chập 2 đầu dây điện quấn ni lông lại, kiểm tra lại vòng điểm hỏa, rút bộ phận cách điện ra mà thấy quả mìn điện vẫn im thin thít, cụm trưởng Bảy Vĩnh lùi lại 2m mới thở phào quay lưng, trở về trận địa. 16 người chia làm 3 tổ chiến đấu. 9h sáng, bóng lính Mỹ từ mé rừng nhô tới, vừa đi vừa dò đường, cắm cờ trắng báo hiệu đường hành quân không bị gài mìn. Tốp Mỹ đi đầu cách trận địa chừng 20 - 30m, thấy địch rẽ trái vào khu vực bãi trống, sợ bị phát hiện bãi mìn tăng đã gài, Bảy Vĩnh nhô lên, khẩu CKC nổ liên tục 3 phát, tên lính Mỹ nằm im.

Liên tiếp đẩy lùi “Anh cả Đỏ”

Một trung đội lính Mỹ ào tới, từ bên phải tính cắt qua mé trái đánh bọc sườn trái, va phải tổ 2 của Trung và Lợi, dính AK bắn thẳng và lựu đạn. Bên cánh phải, một trung đội khác nhô lên, vừa xung phong được vài mét thì va phải quả mìn điện chế tạo bằng đầu đạn pháo 155 ly của Bảy Vĩnh, tiếng la hét vang trời. Toàn bộ phía quân Mỹ im bặt tiếng súng. Đến giờ nghỉ trưa, 3 trực thăng Mỹ lên tiếp vận và bốc thương vong về căn cứ. Lính Mỹ rút về chụm lại, ăn uống, nghỉ ngơi, theo đúng tác phong của “lính công tử”. Anh em A20 cũng tranh thủ lấy cơm nguội với khô chiên chuẩn bị từ hôm trước ra ăn.

Đến 13h, cành lá bên phải rừng xao động, một bóng lính Mỹ nhô ra, tay cầm dao phạt cành cây mở đường, cách tổ 1 chỉ 6m. Bảy Vĩnh nhô lên, khẩu CKC nhả đạn, tên lính ngã gục. Một tên phía sau nhào tới tính kéo xác, phát thứ 2 nổ, hắn đổ gục. Tên thứ 3 vừa ló dạng, thêm một phát nữa, nằm luôn. 3 phát đạn CKC chính xác tuyệt đối, rút kinh nghiệm ban sáng 3 phát mới được một mục tiêu. Bảy Vĩnh thụp xuống hầm, nghe tiếng đạn từ phía bìa rừng bắn vào nổ chát chúa trên những thân cây.
Đoán chắc lính Mỹ đang triển khai đội hình ngoài bìa rừng. Đến lượt khẩu súng chống tăng từ công sự bắn cầu vồng ra. Phát đầu rơi xuống ruộng, không nổ. 3 phát tiếp theo đã rút ngắn cự ly, nổ vang như tiếng cối 60, nghe tiếng la hét ầm ỹ vọng lại. Địch men theo giao thông hào tấn công vào cánh phải, trúng vị trí tổ 3 của Trung Tuyến, gồm 6 tay súng, bị đánh ngay trên mép công sự. 6 lần địch đánh vào là 6 lần chạm mìn, AK và lựu đạn, bị bật ra. 5h chiều toàn bộ lính Mỹ rút ra bìa rừng. Bảy Vĩnh đi kiểm tra trận địa, ước tính Mỹ thiệt hại hơn 40 người. Phía Cụm chỉ có 2 người bị thương.

Sau một ngày thử sức với Sư đoàn “Anh cả Đỏ”, vũ khí còn nhiều, bãi mìn tăng chưa nổ, mìn bộ binh mới dùng 1 quả, tinh thần anh em đang lên cao, Cụm trưởng Bảy Vĩnh quyết định đánh tiếp một ngày nữa. 9h sáng 25/4, phát hiện địch di chuyển vào, toàn cụm chờ địch đến thật gần mới nổ súng. Trận địa diễn ra ngay trên miệng công sự, chỉ dùng toàn lựu đoạn, súng AK. 3 đợt xung phong buổi sáng, Mỹ bị đánh bật ra, phải gọi pháo bắn.

Dứt đợt pháo cấp tập kéo dài 25 phút dập xuống mục tiêu, lính Mỹ ồ ạt theo giao thông hào tấn công. Khi địch còn cách 3m, Trung Tuyến cho nổ quả ĐH10, khói bụi mù mịt, quét hơn 10 tên nằm tại chỗ. Dưới giao thông hào, 5, 6 lính Mỹ bị diệt. Phía Tây, lựu đạn và AK loại khỏi vòng chiến đấu 5, 6 tên nữa. Đợt tấn công thứ 4 mãi tới 15h mới nổ súng ở hướng Tây. Lính Mỹ đụng phải quả mìn bộ binh ĐH5, một loạt lựu đạn, tốn thêm một băng AK nữa thì đến 5g chiều, lại rút về nghỉ ngơi. Sau khi kiểm tra trận địa, Bảy Vĩnh ước tính, trong ngày thứ 2 đụng độ với “Anh cả Đỏ”, A20 “thu hoạch” thêm 50 tên địch, một khẩu AR15, nhiều hộp đạn rời, mấy quả lựu đạn tấn công và rất nhiều đồ hộp.

4. Mai phục bắn “chim trời”

Ngày thứ 3 trong chiến dịch Mahattan, cụm trưởng Bảy Vĩnh quyết định bám trụ đánh tiếp.
Lý do rất đơn giản, sau 2 ngày tấn công liên tục, Mỹ sẽ cho rằng quân du kích sẽ cạn kiệt lương thảo, đạn dược, tất phải rút lui. Vì vậy, việc lực lượng vẫn bám trụ căn cứ sẽ cho Anh cả Đỏ thêm một đòn bất ngờ.

Sáng 26/4/1967, Mỹ tiến quân rất chậm, đến 9g mới nghe tiếng động của bước chân lính Mỹ chếch phía hướng Tây, hướng vào sườn phải trận địa. Sau đợt đầu, chờ Mỹ vào sát mới đánh bằng mìn bộ binh, lựu đạn.

Đòn đánh bất ngờ

Đến đợt tấn công thứ 2, mìn bộ binh ĐH5 và lựu đạn, AK nổ giòn giã phía cánh phải thuộc tổ Trung Tuyến. Tổ 1 của Bảy Vĩnh “thất nghiệp”, chẳng bắn được phát nào vì toàn bộ lực lượng địch chuyển qua hướng Tây. Thiệt hại nặng sau đợt 2, Mỹ tấn công đợt 3 một lúc nữa thì yếu dần, tới 12h trưa nghỉ ngơi. 5 chiếc trực thăng lên bốc số thương vong về hướng Sài Gòn.

Đến 13h30 chiều 26/4, phía Mỹ vẫn im phăng phắc. Thắc mắc, Bảy Vĩnh cùng Trung Tuyến vọt lên khỏi công sự, thấy máy bay trinh sát bay vè vè trên cao và phía căn cứ 5, có một làn khói xanh đỏ bốc lên phân tuyến hai bên. Tất cả nhào xuống hầm, pháo dội tới ầm ầm, rung chuyển đất đai, công sự. Một miểng pháo cắt trúng bắp vế cô giao liên tên Tài. Chịu đựng pháo dập hơn 20 phút, ngưng tiếng nổ, cụm trưởng Bảy Vĩnh nhào lên, thấy chiếc trinh sát vẫn bay vè vè trên cao, thêm tiếng phản lực ầm ỳ đang lượn vòng chuẩn bị bổ nhào tấn công.
Bảy Vĩnh thét to để toàn bộ anh em chui vào hầm ngầm thì đất rung lên bần bật. 5 lượt phản lực, mỗi lượt 2 chiếc, mỗi chiếc chứa 2 quả bom tạ đánh xuống. Chưa xong, tới 3 lượt phản lực gồm 6 chiếc nhào tới thả bom xăng, bom napal đốt trụi cả trận địa. Mùi khói, mùi chất lân tinh, mùi xăng bay xộc vào hầm. Tiếng máy bay trinh sát vẫn vè vè trên trời.

Người Mỹ có vẻ đã quá sức chịu đựng với sự gan lỳ của quân Việt Cộng mấy ngày qua chặn đường cả một đoàn quân “Anh cả Đỏ” nức tiếng, nên điều luôn một lượt B57 nữa tham chiến. Chiếc B57 thứ nhất vừa thả xong một đợt, Bảy Vĩnh xách khẩu CKC ra khỏi công sự, nhằm vào đầu chiếc B57 thứ 2 đang bổ nhào xuống cắt bom. Mục tiêu vừa hiện rõ, chưa kịp bóp cò súng thì Bảy Vĩnh đã thấy một vật đen lao thẳng vào mình, chỉ kịp thu súng chui tọt xuống hầm thì quả bom đã nổ sau lưng ông chừng 10m, tạo thành hố bom sâu hoắm.

Đợt oanh kích mang tính hủy diệt kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ, tới gần 16h30 mới chấm dứt. Máy bay trinh sát rút, Bảy Vĩnh hô anh em bung vào khu vực Mỹ đóng quân lúc sáng lục soát, thu được 3 khẩu AR15, 1 khẩu M79, hơn 300 viên đạn AR15, 20 viên M79, vố số đồ hộp, bình tông Inox. Ước mơ của Cụm trưởng A20 từ hơn 1 năm trước, là làm sao có được khẩu M79 để nghiên cứu giờ mới thành hiện thực. Ước tính ngày 26/4 toàn cụm tiêu diệt được 40 lính Mỹ.

Phục kích máy bay

Sau 3 ngày liên tục quần thảo với sư đoàn “Anh cả Đỏ”, nằm trên nắp hầm địa đạo thấy mùi khét, mùi cháy toàn trận địa. Nghĩ lại những cuộc đối đầu mấy ngày qua, thi gan thử sức với một đội quân chính quy, một sư đoàn nổi tiếng đánh đâu thắng đó của Mỹ, diệt hơn 100 tên mà toàn Cụm chỉ có 2 người bị thương… khiến cho Bảy Vĩnh không thể chợp mắt, nằm tính toán đánh vét thêm một trận nữa.

Mới hơn 4h sáng 27/4, cụm trưởng Bảy Vĩnh gọi Tuyến, Cảnh, Trong, Lợi ra khỏi hầm hầm. 5 bóng người cắt rừng mà đi, hướng về phía quân Mỹ đóng quân, phía căn cứ 5, nơi chiều hôm trước lính Mỹ rải khói phân tuyến gọi phản lực đánh bom hủy diệt căn cứ 3. 7h sáng, 2 chiếc trực thăng chở đồ tiếp tế bay lên, treo lơ lửng trên ngọn cây rồi từ từ đáp xuống.
Bảy Vĩnh ra hiệu cho Cảnh dùng khẩu M79 vừa thu được, nhắm hướng rừng có tiếng cánh quạt máy bay ầm ầm bắn liên tục 5 - 6 quả M79 hình cầu vồng vào. Bị tấn công bất ngờ, một chiếc trực thăng thoát vội lên, vừa lướt qua khoảng trống, đang ở tầm thấp thì dính loạt AK của Lợi bắn lên, cố rùng mình bay về hướng sông Sài Gòn. Chiếc thứ 2 vừa bốc lên khỏi ngọn cây thì Trong cho luôn 2 loạt AK, chiếc trực thăng chao đảo, đổi hướng bay 180 độ, ngược ra cánh đồng Suối Bà Tươi rơi xuống.

Hơn 8h sáng 27/4, một trực thăng hai cánh quạt đáp xuống cánh đồng Suối Bà Tươi, mấy phút sau bay lên, dưới bụng treo lủng lẳng xác chiếc trực thăng dính 2 loạt AK do Trong bắn lúc sáng. Chiếc bị thương còn lại không rõ số phận ra sao. Chừng 9h, thêm một chiếc trực thăng cập xuống khu rừng lúc sáng, bốc số lính bị thương do đạn M79 Cảnh bắn trúng, mang về Sài Gòn chữa trị. Cũng vào lúc này, có tiếng xe tăng rộ lên từ nông trường chạy vào khu vực lính Mỹ trú quân, vừa bị A20 dùng M79 tập kích hồi sáng.

Đoàn xe dừng lại khoảng 15 phút thì tiếp tục rộ máy, hướng căn cứ 3 khoảng vài chục mét thì ngoặt ra khu rừng nhô ra ở cầu Cám, theo đường ven rừng đi vào hướng Bời Lời. Đoàn xe đi hàng đôi, so le, có xe M41 đi đầu mở đường, tiếp đến là đoàn tăng M118, có xen kẻ mấy xe khoang sau rất to dùng chở bộ binh, tổng cộng hơn 80 chiếc. Như vậy, đến trưa 27/4/1967, toàn bộ cánh quân Sư đoàn 1 “Anh cả Đỏ” của Mỹ bị A20 chặn đánh mấy ngày qua đã được bốc theo đoàn xe tăng và bộ binh tăng viện, lọt vào mật khu Bời Lời.

5. Đi “săn” xe tăng Mỹ

Chỉ vài quả mìn chống tăng, một khẩu B40, "đàn trâu" M41, M118 tiếp tục bỏ mạng lại cửa ngõ Bời Lời bởi cách đánh sáng tạo nhưng cực kỳ dũng cảm của cán bộ, chiến sỹ Cụm A20.
Trưa 27/4/1967, toàn bộ cánh quân Sư đoàn 1 Anh cả Đỏ của Mỹ được bốc theo đoàn xe tăng và bộ binh tăng viện, lọt vào mật khu Bời Lời. Anh em A20 được rảnh rỗi một buổi chiều ngày 27. Cụm trưởng Bảy Vĩnh trở vào khu vực Mỹ vừa đóng quân nghiên cứu cách đánh chặn xe tăng Mỹ trên đường ra, ngụy trang lại bãi mìn tăng cài từ hôm 24/4 để chống càn, nhưng chưa nổ được quả nào.

Thắt thòng lọng bắt “trâu thép”

Sáng sớm 28/4, Bảy Vĩnh cùng Trung Tuyến, Cảnh, Trong xách theo một khẩu B40, 4 quả đạn, 3 khẩu AK lên đường về lại căn cứ 3, chặn đánh địch. Cụm trưởng Bảy Vĩnh dự tính chắc chắn hôm đó đoàn tăng phải trở ra sau khi bị chặn đánh sâu trong rừng Bời Lời. Đúng như dự tính, hơn 8h, tiếng máy xe tăng ầm ỳ từ hướng Bời Lời theo ven rừng đi ra.

Chiếc M41 dẫn đầu, xuyên qua mõm rừng nhô. Vừa thoát khỏi mõm rừng thì cán phải quả mìn do Bảy Vĩnh cài, đất cát tung lên phủ kín cả xe. Chiếc M118 đi sau lách vội sang trái, tính mở đường khác tiến lên, vượt quá nửa đầu chiếc M41 thì dính quả mìn điện. Một tiếng nổ vang lên, từ nơi quan sát chỉ cách bãi mìn 40 - 50m, có thể thấy mấy lính Mỹ từ trên xe văng xuống đất.
Chiếc M118 đi vị trí thứ 3 thấy vậy lách sang phải xác chiếc M41, chồm lên vừa quá một thân xe. Từ công sự, Cảnh đưa khẩu B40 lên. Một tiếng nổ, lửa bao trùm chiếc M118 thứ 2. Lúc này, thêm một chiếc M118 trờ tới ngay bên phải chiếc M118 vừa trúng đạn, Cảnh bắn thêm phát đạn thứ 2, diệt thêm 1 chiếc nữa. Nhờ khói trắng tỏa ra từ công sự, bọn địch phát hiện ra nơi Cảnh ngồi bắn.

Tất cả hỏa lực trên đoàn xe tăng còn lại đồng loạt hướng vào khai hỏa, cày tung đất đá. Còn 2 quả đạn, Cảnh tính nhào lên công sự diệt thêm 1 - 2 chiếc xe tăng nữa, nhưng Bảy Vĩnh ra lệnh rút. Bãi mìn cài 6 quả, mới nổ 2, còn 4, thế nào chúng cũng còn dính nữa. Một chiếc M41 từ phía sau trườn lên, lách sang phải, tưởng thoát ra ngoài bãi mìn, sẽ che chắn được cho đồng đội trọng thương, nhưng lại dính quả mìn thứ 3, nằm luôn tại trận sau một tiếng nổ rất ấm, bụi đất tung lên mù mịt.

Lợi dụng lúc bọn lính Mỹ chưa kịp hoàn hồn, đang loay hoay lo cứu thương, 4 người của A20 thoát khỏi công sự, chạy về địa đạo. 5 chiếc xe ra đến cửa rừng bị đánh gục chỉ trong vài chục phút, khiến toàn bộ đội hình hành quân rút lui của Mỹ phải thay đổi hướng đi, không dám men theo rừng nữa mà cắt thẳng vào rừng, vừa đi vừa bắn như vãi đạn cho đến khi thoát hết ra trảng trống phía Nông trường. Đoàn xe tăng lúc vào Bời Lời trưa 27/4 có hơn 80 chiếc, sáng hôm sau trở ra chỉ còn hơn 40 chiếc.

Đối diện “chuột chũi”

Sau trận đánh ngày 28/4 diệt 5 xe tăng Mỹ, căn cứ tạm yên một thời gian. Còn 3 quả mìn tăng chưa nổ, Bảy Vĩnh cho anh em đào lên, đem về cài lại gần căn cứ. Lúc này, căn cứ 3 của A20 đã bị hủy diệt nặng nề, nên tất cả di dời sang ở tạm căn cứ của A12 cách đó chừng 400m. Sau một thời gian chống càn, hàng phải ngưng lại, nay tiếp tục vận chuyển về Phòng.

9h ngày 7/5/1967, tiếng xe tăng ầm ỳ từ hướng Bời Lời vọng lại. Chừng một tiếng sau, một xe M41 đột ngột xuất hiện, cách tổ phục kích chỉ 10m. Còn 4 quả B40, đạn đã lên nòng, Trung Tuyến hướng thẳng khẩu B40 vào giữa thân xe, một tiếng nổ to vang lên, lính trên xe ngã nhào xuống đất. Súng từ các xe tăng phía sau bắn tới điên cuồng như vãi đạn chừng 10 phút, một chiếc M118 xông lên, định cán qua nóc hầm.

Khoảng cách còn 7 - 8m, Tuyến bồi quả B40, lửa bao trùm chiếc xe tăng M118. Mục tiêu B40 đã bị lộ, tất cả các loại súng trên các xe tăng còn lại tập trung bắn thẳng vào nóc nhà hầm, Trung Tuyến bị thương ở cánh tay. Tất cả rút vào sâu trong địa đạo.

Để đối phó với lực lượng giải phóng chuyên ẩn sâu trong địa đạo đánh du kích, Mỹ đã đưa sang miền Nam Việt Nam một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, gọi là chuột chũi, chuyên săn lùng du kích. Trận đánh sáng 7/5, Mỹ đưa lực lượng này để tìm kiếm các chiến sĩ A20. Khi Trung nâng nhẹ nắp hầm thì phát hiện 2 chuột chũi có súng và đèn pha sáng đang ở dưới hầm.

Trung rút chốt lựu đạn thả xuống, đậy cửa hầm lại. Sau một tiếng nổ trong lòng đất, tất cả lặng yên. Trong lòng địa đạo nóng hầm hập, mồ hôi túa ra ướt đẫm, Trung cởi áo ngồi canh cửa hầm. Khoảng 14h, tiếng động ầm ầm trên nóc hầm, rồi đất đá rơi xuống đầu. Mỹ dùng xe ủi phá hầm để cứu 2 tên lính bị trúng lựu đạn lúc trước. Một lính Mỹ nhào xuống bắt Trung, nhưng anh thoát được, chạy sâu vào trong địa đạo.

Lúc trời sẩm tối, khi đang gác cửa hầm, Châu thấy 2 lính Mỹ đầu gắn đèn pha bò vào, liền tiêu diệt bằng hai phát đạn, thu 1 súng AR15, 1 súng ngắn, 1 dao dài, đập vỡ đèn pha. 3h ngày 8/5/1967, để tránh đơn vị bị tiêu diệt, Bảy Vĩnh quyết định mở đường máu, dẫn một toán anh em bò thoát khỏi vòng vây xe tăng địch, về lại căn cứ 3, số còn lại giao cho Trung Tuyến chỉ huy nằm lại địa đạo.

Sáng, tất cả đội hình chui xuống nhà ngầm, nghe tiếng xe tăng địch nổ máy liền dùng M79 bắn về phía đội hình xe tăng. Sau mấy loạt bắn trả, lính Mỹ gọi thêm pháo dập vào khu vực căn cứ 3 hơn 20 phút rồi ngưng hẳn. Sau đó, chúng cho một trực thăng đáp xuống bốc xác 2 lính Mỹ bị tiêu diệt vừa tìm được, rồi cùng xe tăng đồng loạt nổ máy rút lui. 12h ngày 8/5/1967, toàn bộ A20 gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi.

6. Bí mật đến phút chót

Chiều 22/8/1968 là một ngày tang thương nhất trong lịch sử cụm A20. Khi đang phục vụ đợt 3 tổng công kích tại Sài Gòn, cụm trưởng Bảy Vĩnh nhận được tin căn cứ A20 trúng bom B52 rải thảm, 7 cán bộ, chiến sỹ hy sinh, mộ gửi lại đất thép Bời Lời bị bom rải thảm không tìm lại được dấu vết.
Sau hy sinh của 7 cán bộ, chiến sỹ, dù tổn thất là khá lớn, A20 bước vào trận chiến bám trụ địa bàn, lập căn cứ mới giữa tình hình địch tổ chức phản kích, đánh lấn ra trên toàn chiến trường, thiết lập vành đai trắng xung quanh Sài Gòn.

Bám trụ “vùng đất chết”

Cuối năm 1968 đến cuối năm 1969, Bời Lời là nơi địch đã thua đau, lữ thiết giáp 195 Mỹ vào tham chiến, dùng xe ủi có xe tăng bảo vệ san phẳng tất cả cây cối, gò đồi ở khu vực căn cứ. Biệt kích Mỹ luồn sâu vùng căn cứ phục kích. B52 ném bom hủy diệt tất cả những nơi nghi có người còn sống sót. Toàn vùng Bời Lời biến thành vùng đất chết, duy nhất còn cụm A20 bám trụ lại đến phút cuối cùng, ngày nằm dưới lòng đất, đêm đêm cài mìn săn xe tăng Mỹ. 12 xe tăng M48, M41 và M118 (5 chiếc bị bắn bằng B40 và 7 chiếc trúng mìn) tiếp tục bị A20 tiêu diệt.

Cuối tháng 11/1969, A20 nhận lệnh rút toàn cụm về Phòng để củng cố lực lượng. Sau 8 năm bám trụ kiên cường, đêm Noel 24/12, toàn cụm hành quân rút lui, vượt qua nhiều vòng vây của Mỹ, về Phòng tình báo Miền lúc bấy giờ đã ở đất bạn Campuchia. Đến tháng 2/1970, A20 nhận lệnh trở lại chiến trường, địa điểm được chọn là Bến Tre. Sau gần 2 tháng hành quân, vượt vùng Đồng Tháp Mười, 30/4/1970, toàn Cụm về đứng chân tại xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, bắt đầu xây dựng lại căn cứ và thiết lập đường dây, chuyển hàng về Phòng, sau một thời gian đứt đoạn.
Mới đặt chân lên xã An Phước hơn 20 ngày, thì quận trưởng Chi khu Trúc Giang đã chỉ huy lính tới càn, mục đích đóng bót cầu Đình, xóa căn cứ của xã, phía sau ấp chiến lược. Ba đại đội bảo an càn vào, kèm pháo chi viện, A20 (lúc này đổi thành H67) mới đến, chưa kịp xây dựng xong căn cứ, đã tổ chức đội hình chống càn. Kinh nghiệm đánh Mỹ ở Bời Lời nay dùng chống ngụy đi càn. 6 đợt tấn công của 3 đại đội bảo an trong ngày 24/5 bị bẻ gãy, 35 tên địch bị tiêu diệt.

Trận đánh này H67 đã củng cố lòng tin cho anh em mới và khiến địa phương tin cậy, vì từ trước tới nay ở xã chưa từng có trận chống càn nào diễn ra như vậy. 2 khẩu M16 và đạn thu được, H67 tặng luôn cho đội du kích xã. Trận chống càn 24/5/1970 chỉ mới là màn “chào hỏi” địa phương, còn suốt 5 năm bám trụ trên địa bàn xã An Phước, H67 với những trận chống càn kinh điển của mình đã khẳng định niềm tin trong lòng dân địa phương, giúp phong trào du kích từ chỉ “cài và rút” đến lúc mạnh dạn tấn công, vây hãm, bức rút nhiều đồn bốt địch.

Vẫn mãi là dấu hỏi

Tháng 11/1971, tiểu đoàn (D) 401 ngụy quân chủ lực của tỉnh Bến Tre, là tiểu đoàn quen tác chiến chống du kích khét tiếng, bí mật hành quân tiến đánh các vùng giải phóng Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Mõ Cày, Thạnh Phú. Trong vùng hành quân gặp bất kể dân thường hay du kích là bắt, chạy là bắn ngay. Một ngày tháng 4/1973, D401 phát hiện các dấu đường mòn dẫn đến căn cứ An Phước, nên tổ chức càn vào, cả trung đội địch tổ chức xung phong, bị H67 đánh bật ra, ngay loạt đạn đầu đã hạ gục 5 - 6 tên.

Địch phải gọi pháo từ Bến Tre chi viện. Trận đánh kéo dài mấy tiếng đồng hồ, địch bị thiệt hại 37 tên. Tháng 4/1973, D401 lại tổ chức càn vào, 4 đợt tấn công đều bị đánh bật ra, thiệt hại hơn 30 tên nữa. Bị 2 trận đòn đau, D401 càng cay cú. Gần 9h đêm 25/5, trời tối đen, D401 hành quân lặng lẽ, dùng 2 đại đội ép sát mép vườn dẫn vào căn cứ H67.

Trên máy PRC25, Cụm đã phát hiện có địch nên tổ chức phục chờ. Trời đổ mưa như trút, D401 không nhìn thấy đường, nên ém quân chờ trời sáng. Mãi 8h sáng, địch mới vào tầm bắn gần của các tay súng H67, chỉ cách 5m, loạt AK vang lên hất cả bọn xuống mương. Sau 2 đợt tấn công bị đánh bật ra, địch gọi pháo bắn chi viện. Dứt đợt pháo, đại đội đi đầu xung phong đợt 3, bị quét rụng gần hết, chỉ còn một ít lấp ló trong bụi chối, cụm trưởng Bảy Vĩnh “tặng” luôn một trái M79.

Qua đầu giờ chiều, đại đội 2 tiếp viện đi lạc hướng, vào chéo góc với căn cứ, làm mồi ngon cho Trung Tuyến cho nổ quả đạn 105 ly, hất 14 - 15 tên rơi xuống hố bom. Qua máy PRC25 nghe thấy tên Đại đội trưởng Đại đội 2 thều thào báo về Tiểu đoàn rằng đã bị thương. Tiểu đoàn trưởng 401 hạ giọng: “tụi bay chỉ còn nước năn nỉ tụi nó cho vào lấy xác”. Biết D401 đã xuống tinh thần, Cụm trưởng Bảy Vĩnh lệnh anh em ngưng bắn để đối phương vào lấy xác.

Trận đánh làm nức lòng quân dân địa phương, sơ bộ ước tính D401 thiệt hại 75 tên. Sau trận đòn phục thù này, suốt mấy năm sau, D401 những lần phải đi càn, đều tìm đường né qua căn cứ, càn lấy lệ. Từ 20/4/1975, chiến sỹ Tâm của H67 được biệt phái theo sát huyện ủy Châu Thành để giúp đỡ giải phóng huyện.

Sử dụng máy PRC 25 được phòng trang bị từ 1972, trong ngày 30.4, mặc dù Sài Gòn đã giải phóng, nhưng bọn lính tề, ấp còn chống đối, Tâm liên tục lên máy giả danh chi khu Trúc Giang kêu gọi các đồn, bốt, yếu khu trên đường tiến quân buông súng đầu hàng quân giải phóng, tiết kiệm xương máu cho du kích địa phương.

Ngày 1/5/1975, khi đã giải phóng hoàn toàn chi khu Trúc Giang, nhìn trên bản đồ quân sự, thấy địch chấm dấu hỏi to đùng màu đỏ về các vị trí căn cứ của H67, cho thấy địch vẫn chưa biết là đơn vị nào nhưng đã gây rất nhiều thiệt hại cho chúng. Suốt 5 năm bám trụ tại Bến Tre, H67 gây dựng được lòng tin tuyệt đối với địa phương về truyền thống bám trụ chống càn của mình. Đụng độ 17 trận càn cấp tiểu đoàn với D401, D415, D420 ngụy, H67 luôn bảo vệ vững chắc căn cứ, đường dây thông suốt, tự tăng gia sản xuất và giữ bí mật tuyệt đối về đơn vị cho đến ngày giải phóng.
HÀ TRƯỜNG (ĐẤT VIỆT ONLINE)





Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 90

(ĐC sưu tầm trên NET)

Triệt phá đường dây 'logo xe vua': Cảnh sát truy xét kẻ cầm đầu

VOV.VN -Trần Văn Thới là đối tượng cầm đầu đường dây in và bán logo bảo kê xe vi phạm đang bị lực lượng Cảnh sát truy xét.
Chiều 31/8, Đại tá Trần Văn Quý, Trưởng Công an huyện Bình Chánh, TP HCM cho biết: Sau nhiều ngày bị lực lượng chức năng truy xét, trưa cùng ngày Trần Văn Thới (tự Út) đã đến Công an xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh đầu thú. 
Đây là đối tượng cầm đầu đường dây in và bán logo bảo kê “Gara Thành Đô” cho xe vi phạm đang bị lượng lượng Cảnh sát của Bộ Công an truy xét.
triet pha duong day 'logo xe vua': canh sat truy xet ke cam dau hinh 0
Logo bảo kê xe vi phạm và các đối tượng tại cơ quan điều tra.
Theo Đại tá Trần Văn Quý, hiện Công an Bình Chánh đã cử cán bộ thu thập, ghi lời khai và chờ Lực lượng của Bộ Công an xuống để bàn giao đối tượng.
Trước đó, ngày 27/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội C45 - Bộ Công an đã giữ 7 đối tượng gồm: Lê Thị Cẩm Vân, Mai Văn Thái Em, Nguyễn Mai Hữu Nhân, Huỳnh Tấn Thắng, Trần Trọng Nhân, Trần Quốc Thái và Nguyễn Văn Phúc cùng ngụ huyện Bình Chánh.
Trong đó, Lê Thị Cẩm Vân (33 tuổi, ngụ xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) là người cầm đầu đường dây chuyên bán logo “Xe chở hàng”, “Doanh nghiệp tư nhân gạch Cẩm Vân” bảo kê cho các loại xe vi phạm trên địa bàn TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương.
Nhóm đối tượng này đã hoạt động từ đầu năm 2015 đến nay. In và bán logo bảo kê cho hơn 1.000 đầu xe các loại giá từ 2,5 đến 3 triệu đồng/1 logo/1 tháng. Mỗi tháng thu bất chính số tiền từ 2,5 đến 3 tỷ đồng từ việc bán logo bảo kê./.
Vinh Quang/VOV-TP HCM

Đụng độ sau phiên họp Quốc hội Ukraine

  • 6 giờ trước
 
Image copyright AFP
Một nhân viên cảnh sát bị giết chết và khoảng 100 người khác bị thương bên ngoài tòa nhà quốc hội Ukraine, sau khi các dân biểu vào lúc đầu biểu quyết ủng hộ việc cải tổ nhằm trao quyền tự trị nhiều hơn cho vùng miền đông đang bị các phiến quân nắm giữ, các quan chức nói.
Cảnh vệ quốc gia đã bị ném pháo bông và bom xăng, và người ta nghe thấy có tiếng nổ trong đám đông.
Các dân biểu đã biểu quyết trong một phiên họp huyên náo nhằm thông qua việc trao thêm quyền cho các vùng Donetsk và Luhansk hiện đang do các phiến quân thân Nga kiểm soát.
 Một thỏa thuận ngừng bắt mong manh đã được đưa ra.
Việc đòi có quyền tự trị lớn hơn ở các vùng do phiến quân kiểm soát là một phần quan trọng trong thỏa thuận Minsk vốn được ký hồi tháng Hai.
Trong mùa hè, cuộc giao tranh giữa các lực lượng an ninh Ukraine và các phiến quân đã leo thang. Nhưng cả hai bên hồi tuần trước đã đồng ý ngưng bạo lực kể từ ngày 1/9, ngày mà trẻ em trong khu vực đi học trở lại.
Tuy số các vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn có vẻ giảm trong những ngày gần đây, nhưng một quan chức cao cấp tại cơ quan giám sát quốc tế ở Ukraine, OSCE, ông Alexander Hug đã cảnh báo rằng chẳng bên nào tôn trọng thỏa thuận này.

Tiếng nổ lớn

Ngay sau khi 265 dân biểu ủng hộ cho lần xem xét vòng đầu dự luật tản quyền tại quốc hội Ukraine, các cuộc biểu tình phản đối bên ngoài đã trở nên căng thẳng hơn.
Một trái hỏa tiễn được ném ra từ đám đông người biểu tình, trong đó nhiều người mang theo băng-rôn ủng hộ đảng Svoboda theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
 
Một tiếng nổ lớn vang lên và một phóng viên AFP mô tả quang cảnh một số người nằm trong vũng máu.
Hãng tin Interfax của Ukraine thi nói chân của một nhân viên cảnh sát bị xé nát phần dưới đầu gối.
Các phóng viên có mặt để đưa tin cũng nằm trong số những người bị thương.
Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov nói khoảng 30 người đã bị bắt giữ và con số này sẽ còn tăng thêm.
Theo dự thảo hiến pháp sửa đổi, sẽ có đạo luật đặc biệt quy định về chính quyền địa phương ở các vùng do phiến quân đang nắm giữ. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Hroysman nói điều đó không có nghĩa là trao cho Donetsk và Luhansk quy chế đặc biệt.
Nếu như Tổng thống Petro Poroshenko thành công trong việc cải tổ, ông sẽ cần sự ủng hộ của 300 trong số 450 dân biểu tại Quốc hội.
 

Trung Quốc phủ nhận thiếu tôn trọng ông Giang Trạch Dân

(LĐO) V.A
    Ông Giang Trạch Dân (giữa).

    Việc tháo dỡ một tấm bia đá khắc bút tích của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân ở cổng vào Trường Đảng Trung Quốc không phải là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng - một quan chức cao cấp Trung Quốc khẳng định hôm 31.8, sau khi có những tin đồn về đấu đá nội bộ trong đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Năm 2002, ông Giang Trạch Dân thôi giữ chức Tổng Bí thư, thôi giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc năm 2003, song vẫn giữ chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương thêm một năm nữa. Đến nay, ông vẫn còn nhiều ảnh hưởng.

    Tuy nhiên gần đây có nhiều tin đồn trong giới lãnh đạo và ngoại giao về ông Giang, đặc biệt là mâu thuẫn giữa ông Giang và Chủ tịch Tập Cận Bình về chính sách, nhưng những tin đồn này không thể xác minh.

    Vì vậy, khi tấm bia đá đá của Trường Đảng trung ương có bút tích của ông Giang được dỡ bỏ khỏi cổng trường hồi đầu tháng 8, tin đồn lại lan truyền rằng đây là dấu hiệu mâu thuẫn nội bộ, cho thấy sự không hài lòng của Chủ tịch Tập Cận Bình với ông Giang Trạch Dân.

    Tờ Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn khuấy động bằng một bài bình luận chỉ trích một số quan chức cố bấu víu quyền lực sau khi nghỉ hưu và gây chia rẽ nội bộ đảng.

    Khi được hỏi liệu giới lãnh đạo đảng có phải đang muốn phát đi thông điệp khi loại bỏ bút tích của ông Giang hay không, ông Zhuo Zeyzuan, chủ nhiệm khoa luật và khoa học chính trị của trường Đảng nói rằng, ông biết việc này đã thu hút sự quan tâm ở cả trong và ngoài nước.

    Ông Zhuo cho biết, tấm bia đá đã được đưa vào bên trong sân trường, vì quá nhiều người dừng lại bên ngoài đường chính để chụp ảnh cùng, đặt ra vấn đề về an toàn.

    "Ngoài ra, trường Đảng cũng đang được tu sửa toàn diện. Việc di chuyển nói trên không có bất kỳ ý nghĩa thiếu tôn trọng đối với đồng chí Giang Trạch Dân. Chúng tôi vẫn kính trọng đồng chí như trước" - ông Zhuo nói.

    Trường Đảng, nơi đào tạo các quan chức đang lên, đã thiết lập "trục trung tâm" trưng bày trong quá trình cải tạo, trong đó có tượng ông Đặng Tiểu Bình, người đã mở đường cho những cải cách kinh tế mang tính bước ngoặt của Trung Quốc cuối những năm 70, và Mao Trạch Đông, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc - ông Zhou cho biết.

    Bút tích của ông Giang Trạch Dân được đặt ở trước "trục trung tâm" đó - ông Zhou nói trong một bình luận hiếm hoi về một chủ đề mà báo chí Trung Quốc nhìn chung thường ít thảo luận công khai.

    Một nguồn tin thân cận với lãnh đạo Trung Quốc cho Reuters hay, việc xuất hiện bức tượng Đặng Tiểu Bình muốn gửi đi một thông điệp rằng cần chú trọng hơn nữa về vấn đề kinh tế.

    Xem thêm bản tin ông Giang Trạch Dân rời Trung Quốc đi Mỹ (ngày 21.7.2015)

    Anh em ông Đoàn Văn Vươn được đặc xá: Vỡ òa hạnh phúc

    (LĐO) Việt Hòa
    Ông Đoàn Văn Vươn vui mừng trong vòng tay người thân

    Sáng 31.8, Trại giam Hoàng Tiến – Bộ Công an (xã Hoàng Tiến, thị xã Chí Linh – Hải Dương) tổ chức công bố quyết định của Chủ tịch nước, đặc xá tha tù trước thời hạn cho 491 phạm nhân đang cải tạo tại trại Hoàng Tiến. Trong số các phạm nhân được đặc xá có 2 anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý - là những người đã nổ súng chống lại lực lượng chức năng trong vụ cưỡng chế thu hồi đầm tại khu vực cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng).

      Từ sáng sớm cùng ngày, người thân, họ hàng gia đình các ông Vươn, Quý và chi hội Nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng đã bố trí nhiều người đi từ Hải Phòng tới Hải Dương để đón anh em ông Vươn.
      >>>XEM VIDEO GIÂY PHÚT VỠ ÒA HẠNH PHÚC CỦA GIA ĐÌNH ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN
      Trong khi gia đình ông Vươn, ông Quý cùng hàng trăm gia đình khác chờ đợi người thân ở cổng trại giam thì từ 8h30 tới 10h30 cùng ngày, tại hội trường trại diễn ra lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước về việc đặc xá, tha tù trước thời hạn cho 491 phạm nhân. Buổi lễ thu hút khá đông sự có mặt của các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó gần như mọi ống kính máy quay, máy ảnh đều tập trung vào 2 phạm nhân đặc biệt là anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
      Dự lễ công bố có ông Giang Sơn – Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, đại diện Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương cùng đại diện Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, Bộ Công an, đại diện các đơn vị, địa phương.
      Lễ công bố quyết định đặc xá diễn ra trang nghiêm, danh sách 491 phạm nhân lần lượt được đọc tên. Anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý ngồi hàng ghế đầu với nét mặt vui mừng xen lẫn hồi hộp. Ông Đoàn Văn Vươn là một trong 10 phạm nhân được đại diện lên nhận quyết định đặc xá do đại diện Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương cùng đại diện Ban giám thị trại giam trao tặng.
      10h30, sau các thủ tục nhận quyết định đặc xá, nhận tiền tàu xe và tiền lưu trú các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý bước ra khỏi cổng trại giam trong vòng tay chờ đợi của người thân, bạn bè. Ông Đoàn Văn Vươn xúc động tâm sự: "Kể từ ngày xảy ra vụ nổ súng trong vụ cưỡng chế đất đai gia đình, tôi bị kết án 5 năm tù, tôi đã trải qua 3 năm 7 tháng trong tù, nay được đặc xá tha tù trước thời hạn, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Suốt đêm qua tôi không ngủ, chỉ mong ngóng đến sáng để được trở về với gia đình, vợ con, gây dựng lại cuộc sống mới".


      Cùng trong tâm trạng vui mừng, bà Phạm Thị Hiền (cợ ông Quý) cho biết: Mấy năm anh em ông Vươn đi tù, tôi cùng chị Thương (vợ ông Vươn) tần tảo vất vả nuôi các con thay chồng. Tôi mong ngày này từ lâu lắm rồi, chỉ mong các anh ấy ra tù, chị em tôi sẽ giao lại toàn bộ công việc đầm bãi, nhà cửa cho các anh ấy để trở về với vai trò nội trợ.
      Từ sáng sớm, rất nhiều người dân có mặt trước cổng trại Hoàng Tiến (thị xã Chí Linh - Hải Dương) chờ đón người thân.

      Quang cảnh buổi công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước.



      Ông Đoàn Văn Quý đứng lên điểm danh khi được đọc tên đặc xá.

      Ông Đoàn Văn Vươn được trao giấy chứng nhận đặc xá.

      Làm thủ tục trước khi rời trại.

      Bắt tay cán bộ trại giam trước khi rời trại.

      Ông Đoàn Văn Vươn trong vòng tay người thân.



      Hạnh phúc bên vợ con ngày đoàn tụ.

      Ông Đoàn Văn Vươn trong vòng tay người thân.

      Đường dây đánh bạc hàng trăm tỉ 188bet bị đề nghị hơn 100 năm tù…

      (LĐO) Phùng Bắc

      Qua nhiều ngày xét xử vụ án hình sự sơ thẩm, TAND TPHCM hôm nay (31.8) tiếp tục phiên xét xử và bước vào phần tranh luận. Trong 64 bị cáo hầu tòa vụ án đánh bạc hàng trăm tỉ đồng này, “ông trùm” Vướng Chấn Thanh bị VKS đề nghị mức án từ 9 đến 10 năm tù… và hơn 60 bị cáo có tổng cộng mức án bị đề nghị lên đến hơn 100 năm tù!

      Hôm nay (31.8), sau 7 ngày xét xử và tạm nghỉ, phiên tòa xử vụ đánh bạc qua trạng mạng 188bet tiếp tục diễn ra, vị đại diện Viện KSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị mức án đối với 64 bị cáo. Trong nhóm bị cáo “tổ chức đánh bạc”, ngoài “ông trùm” Vương Chấn Thanh bị đề nghị mức án từ 9 đến 10 năm tù, thì 2 bị cáo còn lại là em ruột và vợ của Vương Chấn Thanh là Vương Thúy Hằng và Đàm Kim Tuyến cũng bị đề nghị mức án từ 7 đến 8 năm tù.
      64 bị cáo bị đề nghị tổng cộng mức án hơn 100 năm tù... Ảnh: P.B 
      Nhóm tội danh “kinh doanh trái phép” gồm 3 bị cáo bị đề nghị từ 1 đến 2 năm tù là các bị cáo Do Tứ Trường, Lai Siêu Na và Nguyễn Thị Biên. 58 bị cáo còn lại bị truy tố tội danh “đánh bạc” bị đề nghị từ 1 đến 3 năm tù. Như vậy, tổng cộng mức án mà VKS đề nghị cho các bị cáo trong vụ án này là hơn 100 năm tù và không đề nghị mức án tù treo cho bị cáo nào cả.

      Chị công nhân nhặt vàng được hưởng hơn một nửa

      TRẦN VŨ - T.TÙNG - Thứ Ba, ngày 1/9/2015 - 02:40
        (PL)- Công an TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã thống nhất áp dụng Điều 241 BLDS để xử lý số vàng do chị công nhân Phạm Tuyết Mai nhặt được như trên.
        Ngày 31-8, Công an TP Cà Mau cho biết đã thống nhất xử lý 5 lượng vàng mà chị Phạm Tuyết Mai nhặt được theo Điều 241 BLDS. Cụ thể, chị Mai sẽ nhận 10 tháng lương tối thiểu (tương đương 27 triệu đồng) cộng với 50% của phần vàng còn lại sau khi trừ đi 10 tháng lương tối thiểu (tương đương 41 triệu đồng). Tổng cộng, số tiền chị Mai nhận được khoảng 68 triệu đồng. Số tiền còn lại (5 lượng vàng trừ 10 tháng lương tối thiểu rồi chia 2, tức 41 triệu đồng) sẽ sung công quỹ nhà nước.
        Trước đó, lãnh đạo Nhà máy rác Cà Mau có văn bản đề nghị Công an TP Cà Mau toàn quyền xử lý số vàng nhặt được theo quy định của pháp luật.
        Không biết gặp may hay rủi
        Chị Mai (35 tuổi, thường trú xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) là công nhân Nhà máy rác Cà Mau. Cuộc sống gia đình chị tạm ổn định trong nhiều năm liền cho đến khi… chị nhặt được gần 5 lượng vàng trong rác.
        Hôm đó là ngày 4-8-2014, lúc 3 giờ chiều. Trong lúc đang phân loại rác tại một dây chuyền trong nhà máy, chị Mai bất ngờ phát hiện một cái ví mục nát, chị cầm lên nghe nặng tay. Chị nghi trong đó “có gì” nên để cái ví này qua một bên. Lúc sau, khi được giải lao, chị mở ra xem thì bất ngờ phát hiện có nhiều vàng gồm dây chuyền, nhẫn (sau này giám định được gần 2 chỉ vàng 24K và 47 chỉ vàng 18K, tức gần 5 lượng vàng). Ngoài vàng, trong ví còn có một số giấy tờ nhưng đã mục nát, không còn nhận ra tên người nữa.
        Nhà nghèo gặp của, chị Mai mừng rỡ hô lên rồi bỏ vàng vào túi.
        Tuy nhiên, khoảng 30 phút sau, bảo vệ nhà máy đến mời chị lên văn phòng và đề nghị đưa lại số vàng. Chị không đồng ý nên xảy ra đôi co. Sau đó, công an phường đến làm việc và cuối cùng số vàng trên được giao cho Công an TP Cà Mau tạm giữ. Công an thông báo trên báo Cà Mau để ai mất đến nhận lại.
        Theo thông báo của Công an TP Cà Mau, nếu sau 30 ngày không ai nhận thì sẽ xử lý số vàng trên. Chị Mai ôm tờ báo chờ hết 30 ngày đến Công an TP Cà Mau xin nhận lại vàng. Tuy nhiên, chị đi lại nhiều lần mà không được gì.
        Chị Phạm Tuyết Mai (phải) đang kể lại chuyện nhặt được vàng. Ảnh: TRẦN VŨ

        Chị Mai kể: “Do nghèo khó nên số vàng trên với tôi là tài sản khá lớn. Tôi mất ăn, mất ngủ, đi tới lui nhiều lần, tốn kém và tổn sức quá nhiều. Hơn thế nữa, vì cái vụ lượm vàng này mà tôi mất luôn việc làm. Hôm đó, sau khi tôi quyết liệt cự lại ban lãnh đạo nhà máy thì bị đề nghị đình chỉ công việc. Sau đó, tôi bị chấm dứt hợp đồng lao động luôn”.
        Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Tân (Giám đốc Nhà máy rác Cà Mau) khẳng định chị Mai bị sa thải vì đã tự ý bỏ việc nhiều ngày liền, vi phạm hợp đồng lao động.
        Phút chót lại xuất hiện người thứ ba!
        Về số vàng, Giám đốc Nhà máy rác Cà Mau Nguyễn Tiến Tân khẳng định quan điểm của ông thì đây là tài sản của đơn vị mình. Tuy nhiên, nhà máy đã đề nghị Công an TP Cà Mau xử lý theo pháp luật như công văn đã gửi trước đó.
        Chiều 31-8, Đại tá Nguyễn Quang Khởi, Trưởng Công an TP Cà Mau, đã chỉ đạo cho Đại úy Nguyễn Thu Thủy, cán bộ thụ lý vụ việc, cung cấp thông tin cho chúng tôi. Theo đó, Đại úy Thủy xác định mẩu thông báo trên báo Cà Mau về số vàng nhặt được để “sau 30 ngày nếu chủ sở hữu không đến nhận thì cơ quan chức năng sẽ xử lý số vàng trên” là do nhầm lẫn. Bởi theo đúng luật thì thời hạn trên phải là một năm.
        Công an TP Cà Mau đã chờ đúng một năm không có người nhận mới tiếp tục các bước xử lý tiếp theo. Theo Đại úy Thủy, ngày 27-8, Nhà máy rác Cà Mau có công văn đề nghị Công an TP Cà Mau toàn quyền xử lý số vàng trên với các gợi ý: Sung công quỹ nhà nước, cho các tổ chức từ thiện xã hội hoặc trả cho người nhặt.
        Đại úy Thủy thông tin Công an TP Cà Mau đã thống nhất hướng xử lý như đã nói trên. “Tuy nhiên, hôm nay (tức 31-8) vừa xuất hiện một cuộc điện thoại nói rằng họ là chủ số vàng. Chúng tôi sẽ xác minh thông tin này trước khi xử lý số vàng trên” - Đại úy Thủy cho biết.
        “Nhưng thời hạn một năm theo quy định đã hết rồi mà, thưa ông?” - PV hỏi. Đại úy Thủy: “Cũng phải xác minh xem sự thật như thế nào. Vì có khi người ta không đọc được báo mà chúng tôi đã thông tin”.
        Giao hết số vàng cho chị Mai là hợp lý, hợp tình
        Lẽ ra Công an TP Cà Mau nên áp dụng khoản 2 Điều 239 BLDS (xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu) để trả lại toàn bộ số vàng cho chị Mai. Bởi số vàng (trong ví) này dù có thể do người khác vô ý bỏ quên hoặc đánh rơi nhưng chị Mai không nhặt được trên đường hay nơi công cộng (để mà áp dụng Điều 241 BLDS về xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên). Chị Mai tình cờ phát hiện số vàng này trong rác, tức số vàng này khi đó đã trở thành vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu. Vì vậy, áp dụng Điều 239 để giao trả toàn bộ số vàng này cho chị Mai là điều vừa hợp lý vừa hợp tình.
        Luật sư NGUYỄN TOÀN THIỆN, Chủ nhiệm
        Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận
        Gần giống vụ chị Hồng ve chai nhặt 5 triệu yen Nhật
        Vụ việc của chị Mai ở Cà Mau cũng tương tự như vụ chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi) mà báo chí từng gọi là “tỉ phú ve chai”, phát hiện 5 triệu yen Nhật trong chiếc loa thùng cũ mà chị mua ve chai. Vụ này cũng từng gây ra tranh cãi pháp lý, rằng nên áp dụng Điều 239 BLDS để trả hết cho chị Hồng toàn bộ số tiền nhặt được hay áp dụng Điều 241 BLDS để cho chị hưởng hơn một nửa (như cách Công an TP Cà Mau áp dụng đối với chị Mai).
        Tuy nhiên, cuối cùng ngày 2-6, Công an quận Tân Bình (TP.HCM) đã áp dụng khoản 2 Điều 239 BLDS (trường hợp vật không xác định được chủ sở hữu) để trả toàn bộ số tiền cho chị Hồng. Cách xử lý này đã được dư luận hết sức đồng tình.
        TRẦN VŨ - T.TÙNG

        Loa phát thanh rơi trúng đầu bệnh nhân đang cấp cứu

        TPO - Ngày 31/8, bệnh nhân Trần Thị Hạnh (33 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai), đã tử vong sau hơn 10 ngày cấp cứu tại bệnh viện Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) do bệnh nặng cùng với việc gặp nạn do bị chiếc loa phát rơi trúng đầu trong quá trình nằm cấp cứu.
        Ngày 19/8 bệnh nhân Hạnh nhập viện điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân bị nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp do bệnh thông liên nhĩ, hở van 3 lá, nên ngày 27/8 đã được chuyển sang Khoa Can thiệp tim mạch để cấp cứu.
        Trong thời gian nằm cấp cứu, bệnh nhân Hạnh lại bị chiếc loa phát thanh của bệnh viện bất ngờ rớt xuống trúng đầu khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân thêm nguy kịch và tử vong.
        Theo bệnh viện đa khoa Thống Nhất, bệnh nhân Hạnh tử vong là do quá nhiều bệnh nặng. Chiếc loa rơi trúng đầu đã gây thêm thương tích cho bệnh nhân.  Đây là tai nạn rủi ro ngoài ý muốn. Đại diện bệnh viện đa khoa Thống Nhất  đã đến thăm cũng như hỗ trợ tiền mai táng cho gia đình bệnh nhân.

        Trung Quốc: Xôn xao bút tích của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân bị gỡ bỏ

        Dân trí Giới chức Trung Quốc ngày 31/8 đã lên tiếng bác bỏ tin đồn việc một tảng đá lớn mang bút tích của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đặt trước trường đảng trung ương bị di dời là dấu hiệu về “đấu đá quyền lực” trong nội bộ.

        large-stone-removed-1441004177383
        Một bức ảnh chụp khu vực đặt tảng đá có bút tích của ông Giang Trạch Dân bị di dời hôm 21/8 (Ảnh: The Epoch Times)
        Ông Giang Trạch Dân thôi giữ chức Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2002, trước khi chuyển giao vị trí Chủ tịch nước một năm sau đó cho ông Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục là chủ tịch Quân ủy trung ương cho tới năm 2004 và được tin là vẫn còn nhiều ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc.
        Thời gian qua, việc nhiều thân tín cũ của ông Giang bị “đả” trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó có cựu chủ nhiệm Ủy ban chính pháp Chu Vĩnh Khang và hai cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, đã làm dấy lên đồn đoán về việc ông Giang có thể là đối tượng tiếp theo trong tầm ngắm của cơ quan chống tham nhũng.
        Do đó, việc tảng đá mang bút tích ông Giang, được đặt trên thảm cỏ trường đảng trung ương của Trung Quốc, bị di dời đã làm dấy lên những đồn đoán.
        Theo trang tin The Epoch Times, từ hôm 21/8, một số trang tin Trung Quốc đã đưa tin về sự việc này. Theo đó tảng đá lớn khắc dòng chữ “Trường trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc” do ông Giang Trạch Dân viết đã bị di dời.
        Cư dân mạng Trung Quốc nhanh chóng bàn luận về việc liệu đây có phải dấu hiệu ông Giang đang bị đưa vào tầm ngắm hay không. Có thông tin cho thấy tảng đá được đưa vào bên trong sân trường, nhưng không có hình ảnh cụ thể.
        “Những người trong cuộc cho rằng nếu không có mâu thuẫn chính trị, tảng đá sẽ không bao giờ bị đụng tới”, The Epoch Times viết.
        Trả lời báo giới phương Tây về tin đồn này, ông Zhuo Zeyuan, trưởng khoa pháp luật và khoa học chính trị của ngôi trường cho biết, ông không ngờ sự việc này lại thu hút sự chú ý của cả dư luận trong nước và nước ngoài.
        Phát biểu bên lề cuộc họp báo về sự kiện duyệt binh sắp tới tại Bắc Kinh, ông Zhuo cho biết tảng đá được đưa vào trong sân trường bởi có nhiều người dừng lại trên đường để chụp ảnh cùng tảng đá, gây mất an toàn giao thông (!?)
        “Ngoài ra, trường đảng trung ương cũng đang được sửa chữa toàn diện, và việc đưa tảng đá ra phía trước tòa nhà chính không hề mang hàm ý thiếu tôn trọng đồng chí Giang Trạch Dân. Chúng tôi vẫn kính trọng đồng chí ấy như trước”, ông Zhou nói.
        Thanh Tùng
        Tổng hợp

        Xe đâm máy bay ở Tân Sơn Nhất: Thiệt hại 5-6 triệu USD?

        (TNO) Liên quan đến sự cố xe đụng máy bay tại Tân Sơn Nhất, giữa Tiags và China Airlines chưa thống nhất được phương án đền bù. Phía China Airlines cho rằng, thiệt hại ít nhất 5 - 6 triệu USD.

        Xe đâm máy bay ở Tân Sơn Nhất: Thiệt hại 5-6 triệu USD? - ảnh 1Vết đâm do xe băng chuyền gây ra đã được các kỹ sư của China Airlines dặm vá bằng đinh ốc (vùng khoanh đỏ)
        Xe đâm máy bay ở Tân Sơn Nhất: Thiệt hại 5-6 triệu USD? - ảnh 2Chiếc Airbus A330 của China Airlines đã được sửa xong vào chiều 31.8 và sẽ bay không tải về Đài Loan vào 10 giờ sáng mai (1.9) - Ảnh: CTV
        Ngày 31.8, nguồn tin của Thanh Niên Online cho hay, cuộc họp giữa lãnh đạo Xí nghiệp thương mại mặt đất (Tiags) và Hãng hàng không China Airlines diễn ra vào chiều cùng ngày vẫn chưa thể bàn phương án đền bù liên quan đến sự cố máy bay của China Airlines bị hư hỏng nặng sau cú đâm của xe băng chuyền trong sân bay Tân Sơn Nhất. Lý do, ngay thời điểm này, chi phí thiệt hại quá lớn cả về kỹ thuật và thương mại.
        “Hai bên chủ yếu phân tích nguyên nhân gây ra vụ tai nạn bằng cách xem lại video ghi hình trong sân bay. Theo đó, nguyên nhân là do tài xế xe băng chuyền xử lý sai quy trình và lỗi phương tiện. Xe băng chuyền có ba đời, 1996, 2004 và 2011. Chiếc xe đâm vào máy bay là đời cũ 1996, có cấu trúc bàn đạp phanh rất gần với chân ga, nên xác suất đạp nhầm cao. Do vậy phải cần tài xế có kinh nghiệm, nhanh nhạy. Trong khi tài xế đạp nhầm chân phanh với chân ga mới vào làm việc từ tháng 10.2014, hơn nữa lại vận hành loại xe khác trước khi điều khiển xe băng chuyền”, nguồn tin cho biết.
        Phía Tiags trước mắt đưa ra hướng khắc phục là sẽ thay đổi cấu trúc phương tiện xe băng chuyền bằng cách điều chỉnh bàn đạp thắng; các loại xe có mui sẽ được gỡ mui, thay bằng mui di động; cam kết tuân thủ quy trình.
        Về thiệt hại, trao đổi với Thanh Niên Online, đại diện China Airlines khẳng định, cho đến nay, tổng thiệt hại của sự cố chắc chắn lớn hơn con số 1 triệu USD.
        “Máy bay ngừng hoạt động từ ngày 27.8 đến chiều 31.8 mới được sửa xong, qua sáng 1.9 bay không tải về Đài Loan. Tại Đài Loan, máy bay vẫn chưa thể đưa vào khai thác ngay mà phải mất khoảng 15 ngày sửa chữa tiếp. Tổng cộng mất khoảng 20 ngày không được sử dụng. Một máy bay Airbus A330 một ngày mang lại doanh thu cho hãng hàng không từ 200.000 đến 300.000 USD. Với 20 ngày không bay, chỉ tính thiệt hại về thương mại, không tính thiệt hại về kỹ thuật, đã mất của China Airlines 5 - 6 triệu USD”, người này đưa ra con số.
        N.Trần Tâm
         

        70 năm cờ đỏ sao vàng tung bay trên kỳ đài Huế

        Anh Phương (Ban Thời sự)Cập nhật 21:14 ngày 30/08/2015

        VTV.vn - 70 năm trước đây, một sự kiện đã ghi dấu vào lịch sử dân tộc Việt Nam khi vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng.

        Vào đúng ngày này 70 năm trước đây, ngày 30/8/1945, một sự kiện đã ghi dấu vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là việc vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng, khép lại hơn 1000 năm phong kiến tại Việt Nam. Với câu nói lịch sử "Trẫm thà làm dân của một nước độc lập hơn vua của một nước nô lệ", sự kiện vua Bảo Đại thoái vị là lời khẳng định cho một quy luật tất yếu, một triều đại khi đánh mất chủ quyền của đất nước, lệ thuộc vào nước ngoài, triều đại đó chắc chắn sẽ dẫn đến suy vong.
        Trước cửa Ngọ Môn, buổi chiều 70 năm về trước. Nhà vua Bảo Đại trong triều phục đại lễ, áo hoàng bào. Sau khi đọc chiếu thoái vị, vua Bảo Đại trao quốc ấn, quốc kiếm cho chính quyền Cách mạng.
        Lịch sử không có chuyện nếu như nhưng hãy đặt vấn đề cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Huế nổ ra và thành công chậm một vài ngày. Lễ thoái vị của Bảo Đại diễn ra sau ngày 30/8 thêm ít ngày nữa thì Lễ tuyên ngôn độc lập 2/9 tại quảng trường Ba Đình sẽ kém đi phần trọn vẹn. Và cuộc đấu tranh 10.000 ngày sắp tới của dân tộc Việt Nam sẽ có thể gặp thêm những khó khăn.
        Bảo Đại là một vị vua được thực dân Pháp dựng lên. Con người ấy đã không làm gì nhiều cho dân tộc khi là một quân vương. Nhưng ngay khi là công dân Vĩnh Thụy, con người ấy đã đi theo tiếng gọi Hồ Chí Minh.
        Theo ông Vĩnh Mẫn, một hoàng thân của Triều Nguyễn đi theo Việt Minh, từ việc vua Bảo Đại thoái vị cho tới câu nói "thà làm dân của một nước tự do hơn vua của một nước nô lệ" là kết quả tất yếu của một quá trình đấu tranh tư tưởng khi lòng dân của cả nước lúc bấy giờ đã đặt cho Việt Minh.
        Thực tế, không nhiều cuộc Cách mạng làm được như Cách mạng Tháng Tám. Một cuộc Cách mạng đã không chỉ giải phóng được giai cấp công nông, tầng lớp cần lao mà còn thành công ở ngay trong những tầng lớp là đối tượng của Cách mạng. Các chuyên gia lịch sử cho rằng, đó là bởi cuộc Cách mạng đã thực sự đứng về phía dân tộc của mình.
        Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên kỳ đài Huế trong lễ thoái vị của vua Bảo Đại 70 năm về trước. Nhưng sau đó, lá cờ ấy và cả dân tộc Việt Nam đã phải trải qua thêm một cuộc đấu tranh 10.000 ngày chống lại các thế lực thực dân đế quốc, để sau đó lá cờ ấy mới có thể lại tung bay trên kỳ đài Huế. Trong suốt các cuộc đấu tranh bền bỉ để bảo vệ sự trường tồn của dân tộc suốt 70 năm qua, lá cờ đỏ sao vàng và cả dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục, bởi đó là sự kết tinh ý chí của một dân tộc có lịch sử cả nghìn năm chống giặc ngoại xâm, quyết không chịu lệ thuộc.

        Khách bỏ trốn khi bị phát hiện hơn 3.000 kíp nổ trên taxi

        VOV.VN -CSGT phát hiện trên xe taxi có 2 thùng giấy bên trong đựng 2.975 kíp nổ điện; 300 kíp nổ đốt số 8 và 150m dây cháy chậm.
        Sáng 31/8, Trạm CSGT Quốc lộ 1A (thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trong lúc làm nhiệm vụ, lực lượng CSGT phát hiện, bắt giữ một lượng lớn kíp nổ, dây cháy chậm.
        khach bo tron khi bi phat hien hon 3.000 kip no tren taxi hinh 0
        Hơn 3.000 kíp nổ và dây cháy chậm được đựng trong hai thùng giấy
        Khoảng 4h30’rạng sáng 31/8, khi đang làm nhiệm vụ trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa), lực lượng CSGT đã phát hiện và yêu cầu dừng phương tiện là xe taxi BKS 37A-065.40, do Lê Hồng Lâm (SN 1989, trú tại Diễn Phúc, Diễn Châu, Nghệ An) điều khiển để kiểm tra hành chính do vi phạm luật ATGT.
        Khi dừng xe thì có một người ngồi sau (chưa rõ danh tính) bước xuống xe sau đó lấy lý do đi vệ sinh rồi bỏ đi. Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện trên xe có 2 thùng giấy bên trong đựng 2.975 kíp nổ điện; 300 kíp nổ đốt số 8 và 150m dây cháy chậm.
        Theo lời khai ban đầu của tài xế Lê Hồng Lâm, hai thùng giấy đựng kíp nổ trên là của vị khách đi trên xe từ Nghệ An ra cầu Hổ của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Vì của khách nên tài xế xe cũng không rõ trong thùng chứa gì chỉ đến khi bị bắt giữ mới biết.
        Hiện vụ việc đã được lập biên bản, bàn giao cho cơ quan điều tra, làm rõ vụ việc./.
        CTV Nguyễn Hải/VOV.VN

        Người Kurd tuần hành phản đối các cuộc không kích do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ thị (VOA60)

        Phổ biến ngày 01.09.2015
        Thổ Nhĩ Kỳ: Người Kurd tuần hành phản đối các cuộc không kích do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ thị. Iraq: Doanh số bán quốc kỳ gia tăng vì các cuộc biểu tình phản đối tham nhũng và thiếu những dịch vụ tại thủ đô và các tỉnh phía nam. Trung Quốc: Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức buổi lễ chào đón người đồng cấp Kazakhstan Nursultan Nazarbayev của ông ở Bắc Kinh. Thái Lan: Cảnh sát nhận một khoản tiền thưởng lớn vì bắt được một nghi phạm mà họ vẫn chưa liên kết trực tiếp tới vụ đánh bom gần đây. Anh: Chính phủ thông báo chương trình nhiều triệu bảng Anh tân trang căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Scotland.

        Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Venezuela

        VOV.VN- Chiều 31/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro Moros.
        Tổng thống Nicolás Maduro bày tỏ vui mừng lần đầu dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Venezuela sang thăm đất nước Việt Nam anh hùng; thông báo với Tổng Bí thư về kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm, hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
        tong bi thu nguyen phu trong tiep tong thong venezuela hinh 0
        Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) và Tổng thống Venezuela Maduro (Ảnh: TTXVN).
        Tổng thống Nicolás Maduro cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Tổng Bí thư và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã dành cho cá nhân Tổng thống và Đoàn.
        Tổng thống Nicolás Maduro chúc mừng những thành tựu to lớn của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội; đánh giá cao vai trò, vị trí của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới; khẳng định quan hệ đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam.
        Tổng thống Nicolás Maduro  mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp, tăng cường quan hệ giữa hai đảng; thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, nhất là trong những lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng và có thể bổ trợ cho nhau; nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc.
        Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống, Chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) Nicolás Maduro; đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, coi đó là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
        Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, thành quả quan hệ giữa hai đảng, hai nước, hoan nghênh kết quả các cuộc hội đàm, hội kiến giữa Tổng thống Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
        Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Venezuela; bày tỏ tin tưởng nhân dân Venezuela anh em sẽ vượt qua mọi khó khăn và thách thức, đoàn kết xây dựng đất nước Venezuela hòa bình và ngày càng phồn vinh. 
        Tổng Bí thư đề nghị trong thời gian tới hai bên tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước thông qua trao đổi đoàn các cấp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trao đổi lý luận, nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của các hoạt động hơp tác, đặc biệt là trong các lĩnh vực thế mạnh như dầu khí, năng lượng của Venezuela và nông - lâm - thủy sản của Việt Nam.
        Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng sau chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Nicolás Maduro, quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Venezuela sẽ có bước phát triển mới, hiệu quả, thực chất hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
        Vũ Duy/VOV
         

        Mối tình đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

        Tuổi 20, ông Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp Nguyễn Thị Quang Thái (em gái ruột của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) trong chuyến tàu Vinh-Huế.


         

        Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Nguyễn Thị Quang Thái, Nguyễn Thị Minh Khai, cách mạng, Đặng Thai Mai
        Đại tướng nói chuyện với đồng bào Điện Biên năm 2004. Ảnh: Đoàn Hoài Trung.
        Không chỉ là người lính, Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, còn gần gũi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp bởi duyên phận "anh em đồng hao" (phu nhân Đặng Bích Hà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân của Trung tướng Phạm Hồng Cư là hai chị em ruột).
        Trong những ký ức riêng rẽ về tuổi trẻ, đặc biệt những ký ức về cuộc sống riêng, Đại tướng đã chọn người anh em đồng hao của mình nhờ phác bút hồi ký. Năm 2004, Trung tướng Phạm Hồng Cư - với sự cộng tác đặc biệt của bà Đặng Bích Hà - đã cho ra mắt tập sách "Đại tướng Võ Nguyễn Giáp thời trẻ" được đông đảo bạn đọc mến mộ.
        Một phần thú vị của cuốn sách này là những ký ức đặc biệt về "Tuổi 20 của Đại tướng", trong đó có chuyện kể về cuộc gặp gỡ định mệnh với bà Nguyễn Thị Quang Thái. Đó là người phụ nữ Võ Nguyên Giáp gặp lần đầu tiên trong chuyến tàu Vinh-Huế, gặp lại trong tù khi hoạt động cách mạng, rồi gặp lại Vinh và sau đó trở thành người yêu, người vợ đầu của ông - một người phụ nữ đặc biệt, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động cách mạng của Võ Nguyên Giáp, cho đến khi bà qua đời vì bị giặc bắt cầm tù.
        Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc:
        Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Nguyễn Thị Quang Thái, Nguyễn Thị Minh Khai, cách mạng, Đặng Thai Mai
        Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bà Nguyễn Thị Quang Thái thời trẻ. Ảnh tư liệu
        Gặp gỡ
        Cô tìm anh để xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng.
        Lúc ấy, anh Giáp ở trong một ngôi nhà khuất nẻo trong thành nội Huế. Từ cửa Đông Ba đi vào, rẽ trái, ngôi nhà nép sát thành Huế. Trong nhà treo la liệt các bức trướng phúng viếng cụ Phan Chu Trinh. Cô đi ngay vào nhà. Một cô học sinh xinh xắn, giọng nói nhẹ nhàng, âm ấm. Cô có dáng mảnh dẻ, hai con mắt to rất sáng.
        “Đôi mắt này mình đã gặp ở đâu nhỉ?”. Anh Giáp thầm nghĩ. Xem thư giới thiệu, anh nhận ra: Đây là Quang Thái, em chị Minh Khai.
        Anh Giáp nhớ lại hôm ở cơ quan Liên tỉnh ủy Nghệ - Tĩnh, cán bộ phụ trách cơ quan nói: “Chị Minh Khai có cô em đẹp người, đẹp nết, học giỏi, hoạt động cách mạng hăng hái không kém gì chị”. Lần đầu tiên anh Giáp nghe nói đến Quang Thái. Nhưng lúc đó, anh không chú ý.
        Hôm đi từ Hà Nội về, anh gặp hai cô nữ sinh trên chuyến xe lửa Vinh-Huế. Anh quen cô Cầm, em chị Hoàng Thị Hải Đường, và qua cô Cầm biết người cùng đi với Cầm là Quang Thái.
        Hôm ấy, anh Giáp mặc âu phục may theo lối ký giả. Anh vui vẻ nói chuyện với hai cô.
        Gặp Quang Thái lần đầu, anh Giáp có ngay mối cảm tình đặc biệt. Người thiếu nữ ấy có điều gì thu hút tâm hồn anh: dáng vẻ dịu hiền, điềm đạm nhưng không kém phần kiên định, khuôn mặt trái xoan, đặc biệt là hai con mắt rất thông minh. Chia tay, anh Giáp nhớ mãi hai con mắt ấy.
        Hôm nay gặp lại, anh Giáp gần như sững sờ. “Đúng là con người ấy, người con gái gặp trên chuyến tàu” - anh thầm nghĩ.
        Anh hỏi chuyện:
        - Tình hình dạo này thế nào?
        Quang Thái đáp:
        - Ngoài ấy cũng bị khủng bố. Nhiều cơ sở tan vỡ. Những người tích cực chuyển sang Cộng sản.
        Quang Thái vào Huế để đi học. Cô tìm bắt liên lạc với tổ chức để nhận công tác với đoàn thể. Anh Giáp giới thiệu Quang Thái với anh Lê Viết Lượng.
        Anh Giáp biết là Quang Thái đã tham gia sinh hoạt Hội học sinh đỏ. Anh mong có dịp gặp lại.
        Quang Thái vào học lớp Đệ nhất niên trường nữ học Đồng Khánh niên khóa 1929 - 1930. Quang Thái học giỏi, bài luôn luôn có điểm chín điểm mười về tất cả các môn học nhưng Quang Thái rất giản dị, kín đáo.

        Nhiệm vụ của đoàn thể giao cho Thái là phát triển tổ “nữ sinh đỏ”. Tâm trí của Thái dồn vào việc học và hoạt động bí mật. Thái có đến gặp anh Giáp vài lần ở nơi ở mới của anh tại Đông Ba, nhưng về phía Thái chưa nảy nở tình yêu đáp lại. Người mà Thái ngày đêm thương nhớ là chị Minh Khai, lúc này đã từ biệt gia đình lên đường cứu nước.

        Năm học 1930 - 1931 không yên lặng. Những cuộc bãi công của công nhân Bến Thủy, Trường Thi, những cuộc biểu tình của nông dân Nghệ Tĩnh, phong trào Xô viết dội vào trường. Học sinh chuyền tay nhau những tờ truyền đơn in thạch, giấu kín đem vào nhà xí đọc. Họ hào hứng góp tiền ủng hộ Nghệ Tĩnh đỏ.

        Thực dân Pháp đàn áp. Xe hòm đen xông vào trường bắt nhiều học sinh chở lên xe đóng kín đưa đi. Quang Thái bị bắt cùng với chị Nga, chị Lài, chị Lý. Khi anh Giáp hoạt động bị bắt rồi bị tống giam vào nhà lao Thừa Phủ, đi ngang qua trại giam nữ, anh Giáp giật mình: Quang Thái!
        Khi đó, trong tù, Quang Thái làm bài thơ, được lưu truyền khắp nhà lao:
        Mười sáu xuân qua sống ở đời
        Nhân tình nghĩ đến lệ đầy vơi
        Trông phường đế quốc lòng ngao ngán
        Thấy bạn cần lao dạ rối bời
        Quyết chí hy sinh thây kệ chết
        Đem lòng phấn đấu mặc đầu rơi
        Ngọn cờ vô sản bao giờ phất
        Chín suối hồn ta mỉm miệng cười.
        Bài thơ khiến anh Giáp càng mến phục Quang Thái.
        Tình yêu của họ nảy nở từ những lý tưởng chung về cách mạng...

        Theo Phạm Hồng Cư - VietNamNet

        Sống ở gầm cầu để dành tiền mua nhẫn kim cương cho vợ

        (TNO) Một công nhân tạp vụ ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) gần đây đã gây chú ý khi chọn cách tiết kiệm chi phí ăn ở bằng cách sống dưới gầm cầu để có tiền mua cho vợ một sợi dây chuyển vàng và một chiếc nhẫn kim cương mà bà luôn ước ao.
        Ông Xiong tại nơi ở dưới gầm cầu - Ảnh chụp màn hình trang tin ShanghaiistÔng Xiong tại nơi ở dưới gầm cầu - Ảnh chụp màn hình trang tin Shanghaiist
        Theo trang tin Shanghaiist, ông Xiong đã từng sống ở chỗ trọ do chính quyền địa phương cung cấp. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí ăn ở hằng ngày, ông quyết định dọn đến tá túc bên dưới một cây cầu.
        “Sống ở đây tôi có thể tiết kiệm khoảng 5 nhân dân tệ mỗi ngày, và tôi muốn mua cho vợ một sợi dây chuyền vàng và một chiếc nhẫn kim cương ở cửa hàng nữ trang tại một trung tâm mua sắm như những người khác trong thành phố”, ông nói với các phóng viên.
        Những người làm công việc như ông Xiong được gọi là Batman (Người dơi), vì họ luôn phải thức ở những thời điểm khác người.
        Trang tin NetEase cho biết ông Xiong thường thu nhặt đồ phế liệu đem cất trữ rồi bán kiếm lời.
        “Vợ tôi đã hơn 60 tuổi. Tôi thu nhặt phế liệu để kiếm thêm chút tiền trong khi bà ấy làm nông và chăn nuôi gia súc ở quê nhà”, ông Xiong nói. Ông cho biết thêm ông muốn làm cho vợ mình vui bằng cách gửi quà cho bà ấy để chứng minh rằng bà không lấy nhầm người.
        Trùng Quang

        Va chạm với xe đầu kéo, 1 người tử vong tại chỗ, 1 người bị thương

        (TNO) Tối 31.8, vụ va chạm giữa xe đầu kéo và xe máy trên đường Huỳnh Tấn Phát (phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM) đã làm 1 người tử vong tại chỗ và 1 người bị thương nặng.

        Va chạm với xe đầu kéo, 1 người tử vong tại chỗ, 1 người bị thương - ảnh 1Hiện trường vụ tai nạn
        Va chạm với xe đầu kéo, 1 người tử vong tại chỗ, 1 người bị thương - ảnh 2
        Vụ tai nạn khiến giao thông trên đường Huỳnh Tấn Phát ùn ứ nghiêm trọng
        Theo nhiều nhân chứng, khoảng 18 giờ 30, chiếc xe đầu kéo mang biển kiểm soát 51C - 064.07 kéo theo rơ moóc biển kiểm soát  51R - 002.11đang lưu thông trên đường Huỳnh Tấn Phát theo hướng Cầu Phú Mỹ đi Nhà Bè.
        Khi đến đoạn đường thuộc phường Tân Phú, xe đầu kéo va chạm với xe máy biển kiểm soát 51Z7- 4538 đang lưu thông cùng chiều. Cú va chạm mạnh làm một người đàn ông trên xe máy tử vong tại chỗ, người còn trong tình trạng nguy kịch được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện quận 7.
        Đến 20 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đã xử lý, giải tỏa hiện trường. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra.
        Tin, ảnh: Hoài Nhơn

        Tìm thấy thi thể thứ 3 vụ chìm tàu cá ở Bình Thuận

        Theo TTXVNCập nhật 21:14 ngày 31/08/2015
        Tàu SAR 413 chỉ huy công tác tìm kiếm. (Ảnh: VOV)

        VTV.vn - Sau nhiều ngày tìm kiếm, đến ngày 31/8, lực lượng chức năng đã tìm thấy được 3 trong số 7 thi thể trong vụ chìm tàu ở vùng biển Bình Thuận.

        Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III cho biết, lực lượng cứu hộ tại hiện trường tàu cá BV 95568 TS gặp nạn trên vùng biển Bình Thuận đã vớt được một thi thể nạn nhân gần với khu vực tàu chìm. Như vậy, tính đến thời điểm ngày 31/8, sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy được 3/7 thi thể trong vụ chìm tàu.
        Trước đó, vào tối 24/8, khi đang hành nghề trên vùng biển Bình Thuận, cách Mũi Né 16 hải lý và cách Vũng Tàu 90 hải lý thì tàu cá BV 95568 TS bị lốc xoáy đánh chìm. Thời điểm gặp nạn, tàu cá có 8 thuyền viên. Một tàu cá Quảng Ngãi chạy ngang qua khu vực gặp nạn đã cứu được 1 thuyền viên và đưa người này về đất liền. Còn lại, 7 thuyền viên của tàu BV 95568 TS mất tích.
        Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng điều động phương tiện ra hiện trường để thực hiện công tác cứu nạn. Ngay trong ngày 25/8, lực lượng chức năng đã phát hiện xác tàu cá gặp nạn. Đến ngày 29/8, thi thể thuyền viên Nguyễn Văn Cường (23 tuổi ngụ tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc) đã được một tàu cá phát hiện và đưa về đất liền bàn giao cho gia đình để mai táng. Khoảng 16h30 ngày 30/8, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể thứ hai trong vụ chìm tàu và khoảng 14h chiều 31/8, cũng tại khu vực gặp nạn, thi thể thuyền viên thứ 3 đã được đưa lên tàu cứu nạn SAR 413 để bảo quản.
        Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn 4 thuyền viên của tàu cá BV 95568 TS mất tích. Theo ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III: Dự kiến, trong ngày 1/9, tàu cứu nạn SAR 413 sẽ đưa thi thể hai thuyền viên xấu số về đất liền để bàn giao cho gia đình sau khi tiến hành nhận dạng. Công tác tìm kiếm những người còn lại vẫn sẽ được tiếp tục trên phạm vi rộng hơn. Ngoài hiện trường, liên tục có 3 tàu triển khai các phương án tìm kiếm.

        Việt Nam nguy cơ chưa giàu đã già và nặng nợ

        Thu nhập của người Việt đang kém nhiều nước trong khu vực, trong khi tỷ lệ nợ công trên GDP ngày càng tăng và ở mức cao.
        Theo bản tin được Bộ Tài chính công bố tháng tháng 11/2014, tỷ lệ nợ công của Việt Nam tính tới cuối năm 2013 là 54,2% GDP. Nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng ngưỡng nợ này chưa tính hết các yếu tố rủi ro ảnh hưởng khoản nợ của Việt Nam.
        Báo cáo với tiêu đề "Xác định phạm vi nợ công, trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020" cho hay nợ công cần tính thêm 3 khoản, trước hết là nợ phải trả của ngân sách trung ương và địa phương chưa được bố trí nguồn thanh toán (khoảng 165.000 tỷ đồng).
        Bên cạnh đó là nợ của Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội ngoài khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (khoảng 41.400 tỷ đồng) và khoảng 49.500 tỷ đồng Chính phủ sẽ phải chi để xử lý các khoản nợ ngầm định. Các khoản này bao gồm nợ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu các ngân hàng, nợ bất thường để xử lý chi phí phát sinh đột xuất về an ninh, quốc phòng, y tế dự phòng, thiên tai, dịch bệnh...
        no-cong-1393-1441012338.jpg
        Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ công trên tổng thu ngân sách của Việt Nam ngày càng tăng và ở mức cao so với Malaysia, Thái Lan, Philippines. Ảnh: Bá Đô
        Với cách tính này, Học viện Chính sách và Phát triển nhận định nợ công cuối năm 2013 phải lên 61,28%, tức cao hơn 7% so với ngưỡng công bố. Năm 2014, ước tính nợ công trên GDP là 66,4%, mặc dù thấp hơn mức trung bình của thế giới (79,7%) và các nước phát triển (108,5%) nhưng cao gấp 1,7 lần mức bình quân của các nước đang phát triển (35%) và cao nhất trong nhóm các nước đang phát triển ở Đông Nam Á.
        So sánh với các số liệu về thu nhập bình quân, dân số, năng suất lao động, nhóm nghiên cứu nhận xét "Việt Nam nguy cơ trở thành quốc gia chưa giàu, đã già lại nợ nần nhiều". Cụ thể, cuối năm 2013, thu nhập bình quân người Việt là 1.910 USD, nợ công là 61,28% GDP, trong khi các nước trong khu vực có mức nợ công thấp nhưng thu nhập bình quân cao hơn nhiều. Ví dụ, con số này ở Philippines lần lượt là 4.700 USD và 50,2%, Indonesia là 5.200 USD và 24,4%, Ấn Độ là 4.000 USD và 51,5%.
        Trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp (3.000 - 5.000 USD), Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ dân số già cao nhất, khoảng 7% dân số trên 65 tuổi, trong khi Lào và Philippines chỉ là 4%, Indonesia và Ấn Độ khoảng 5%. Theo đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam thuộc nhóm nước có năng suất lao động thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần. Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam lại có xu hướng giảm từ 4,1% một năm giai đoạn 2002 - 2007 xuống còn 3,2% giai đoạn 2008 - 2014...Có thể thấy, nợ nần nhiều đang trở thành vấn đề nhức nhối với Việt Nam, trong bối cảnh áp lực trả nợ ngày càng tăng. Nhóm nghiên cứu cho biết 
        Thu nhập của người Việt đang ở đâu so với khu vực
        500-x-300-4931-1441026459.jpg
        rủi ro vỡ nợ của Việt Nam vẫn ở mức thấp, song khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách Nhà nước còn hạn chế khiến nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức độ an toàn không bên vững.
        Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ công trên tổng thu ngân sách Nhà nước đang ở mức rất cao và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2013, tỷ lệ này là 33,39% (bao gồm cho vay lại), ước năm 2014 và 2015 lần lượt là 38,7% và 45,02%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, như Malaysia là 8,8%, Philippines 16,7%; Thái Lan 2,1%. Ở Nhật Bản, con số này là 24,7% dù nợ công lên tới 226%. GDP
        Trước vấn đề này, ông Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển đề xuất nên xác định một ngưỡng nợ công phù hợp hơn cho giai đoạn mới 2016 - 2020, thay cho mức 65% hiện nay, đó là 68-70% GDP. Nếu tính thêm cả sai số, ngưỡng nợ phù hợp có thể ở mức 63-77% GDP.
        Để kiểm soát nợ công, nhóm nghiên cứu của Học viện cũng khuyến nghị Chính phủ phải có cơ chế phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý trong tài trợ thâm hụt ngân sách, quản lý nợ vay nước ngoài. Theo đó, kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu dài hạn và Ngân hàng Nhà nước mua thay vì các ngân hàng thương mại mua trái phiếu kho bạc như hiện nay, điều này sẽ khắc phục được rủi ro kỳ hạn từ việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng để mua trái phiếu.
        Đồng thời, trong giai đoạn 2015 - 2017, Nhà nước cần thoái vốn tối thiểu khoảng 50% tổng vốn chủ sở hữu hiện nay trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh nhằm giảm áp lực nợ công và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, vốn bị đánh giá đang ở mức tương đối thấp.
        Việt Nam cũng cần ban hành cơ chế đặc biệt giải quyết các vướng mắc trong việc bán nợ xấu để ngân hàng đủ điều kiện mở rộng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, là điều kiện cốt lõi để đảm bảo an toàn nợ công. Đồng thời, một cơ quan độc lập chuyên trách quản lý nợ công ở cấp Chính phủ và Bộ Tài chính cũng phải được thành lập để tập trung quản lý, giám sát và thống kê nợ công, từ đó nâng cao trách nhiệm giải trình và hiệu quả quản lý giám sát nợ công.
        Phương Linh

        Hàng trăm người tung tin đồn thất thiệt vụ Thiên Tân (Trung Quốc) bị phạt

        Trung tâm Tin tức VTV24Cập nhật 20:43 ngày 31/08/2015

        VTV.vn - 197 người đã bị phạt do tung tin đồn thất thiệt liên quan đến thị trường chứng khoán cũng như vụ nổ tại Thiên Tân, Trung Quốc.

        Thông báo được Bộ An ninh công cộng Trung Quốc đưa ra ngày 30/8 cho biết, 165 tài khoản trực tuyến đã bị đóng do các vi phạm liên quan.
        Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát thông tin trên mạng nước này và truy tố người đã phát tán tin đồn nhảm, gây ra các rối loạn trên thị trường chứng khoán và xã hội.

        Nhiều chính sách kinh tế sát sườn có hiệu lực từ 1/9

        Dân trí Mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài; Ngân hàng được mua nợ khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; Bộ trưởng được đi xe công không quá 1,1 tỷ đồng; Mỗi lao động được vay tối đa 50 triệu đồng để tìm việc làm… là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 9.

        Nới “room” cho nhà đầu tư ngoại
        Nghị định 60/2015/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP, bãi bỏ Quyết định 55/2009/QĐ-TTg quy định, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng Việt Nam được thực hiện như sau: Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ thực hiện theo điều ước quốc tế.
        Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì áp dụng quy định đó, trường hợp chưa có quy định mà hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%.
        Công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu không vượt quá mức thấp nhất mà các ngành, nghề đó có quy định, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác;
        Đối với công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định trên, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
        Ngân hàng được mua nợ khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
        Theo Thông tư 09/2015/TT-NHNN, kể từ 1/9, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Trường hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.

        Ngân hàng được mua nợ khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

        Tương tự, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tổ chức tín dụng mẹ có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
        Bộ trưởng được đi xe công không quá 1,1 tỷ đồng
        Theo Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21/09/2015, ngoài Bộ trưởng, các chức danh khác như Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ; Bí thư tỉnh ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và TPHCM… cũng sẽ được sử dụng thường xuyên trong thời gian công tác 01 xe ô tô với giá mua tối đa 1,1 tỷ đồng/xe.
        Bên cạnh đó, các chức danh Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao… được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô trong thời gian công tác, không hạn chế mức giá. Riêng với chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội… được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô không hạn chế mức giá kể cả sau khi đã nghỉ công tác.
        Ở mức thấp hơn, các chức danh được sử dụng xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác với mức giá mua xe tối đa 920 triệu đồng đa phần gồm các cấp phó.
        Hướng dẫn cách thức giao dịch điện tử về thuế
        Thông tư 110 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, với các thủ tục như: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế… sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2015.
        Theo Thông tư, người nộp thuế đã thực hiện khai thuế điện tử thì phải thực hiện các giao dịch khác với cơ quan thuế cũng bằng phương thức điện tử, trừ trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
        Ngoài ra, người nộp thuế phải đáp ứng các điều kiện sau: Có chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hay công nhận. Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử, có số điện thoại di động (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế.
        Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.
        Mỗi lao động được vay tối đa 50 triệu đồng để tìm việc làm
        Theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm có hiệu lực từ 1/9/2015, cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay 1 dự án tối đa là 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.
        Đối với mức vay trên 50 triệu đồng từ Quỹ, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
        Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng (Thời hạn cụ thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận). Lãi suất vay vốn bằng với lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
        An Hạ (tổng hợp)
         
        Xem tiếp...