Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

GIỮA ĐỜI ẢO - THỰC

 
Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Tuấn Ngọc)


GIỮA ĐỜI ẢO - THỰC

Ta lớn lên thành nam nhi đất Bắc                                                                                                        Nhưng lập gia đình, kiếm sống đất phương Nam                                                                                     Qua biết bao vấp váp, thăng trầm                                                                                                                 Giờ đã thành lão già tóc bạc!

Xa Hà Nội từ ngày thắng giặc                                                                                                                 Non sông một dải nối liền                                                                                                                          Ta di trú vào Sài Gòn                                                                                                                                 Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở

Năm mươi năm bóng câu qua cửa                                                                                                          Chưa một lần thăm lại Hồ Gươm                                                                                                             Vãn đền Ngọc Sơn                                                                                                                                    Âu cũng là phận số!

“Văn Như Siêu, Quát Vô Tiền Hán
Thi Đáo Tùng, Tuy Thất Thịnh Đường”*                                                                                              
Người Tràng An, ba mươi sáu phố phường?                                                                                          Còn không vườn tinh hoa Quốc Tử Giám?

Mối tình đầu thương nhớ lắm                                                                                                                   Đến bây giờ còn nồng ấm trong tim                                                                                                       Cuộc đời bảy nổi ba chìm                                                                                                                            Có ai qua định mệnh!?

Âu là số phận.                                                                                                                                         Sinh Bắc, tử Nam                                                                                                                                   Vĩnh biệt Thăng Long                                                                                                                              Ngàn năm văn vật!

Ơi cô gái tung tăng nhảy nhót                                                                                                                 Một sáng tựu trường dưới bóng hàng cây                                                                                                   Sao sáng mai nay hiển hiện tràn đầy                                                                                                       Thực tại đang mơ hay mơ vào thực tại?

Nhớ em lắm ơi người em gái                                                                                                                       Sao bao tháng năm em vẫn như xưa                                                                                                        Vẫn líu lo trong thầm lặng, đợi chờ                                                                                                           Vẫn xinh xắn, mắt biếc buồn vời vợi!

Em vào đây từ ngoài Hà Nội?                                                                                                                 Vàng vàng vội vội đi đâu?                                                                                                                    Miệng ngậm nụ cười, mắt thoảng ưu sầu                                                                                                Hình bóng mờ dần giữa ôn ào phố hội!

Ta cuồng lên vẫy gọi                                                                                                                              Muốn dãi bày tâm sự từ lâu                                                                                                                       Cuộc tình ngày xưa dang dở trong nhau                                                                                                   Còn ẩn chứa biết bao điều ấm ức!...

Xin tạ từ mối tình đất Bắc                                                                                                                              Ta đã lập thân thương nhớ trời Nam                                                                                                          Nhưng vẫn sắt son như nhất dải non sông                                                                                                    Sống với cả hai mối tình ảo - thực

Ta mơ thấy ông cha thuở trước                                                                                                              Thương lắm những hồn hóa đá vọng phu                                                                                              Những bước đầu tiên đi khai phá hoang vu                                                                                               Hào sảng mang gươm đi mở nước                                                                                                          Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long!...**

Trần Hạnh Thu

Không có mô tả.

CT: * Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch rõ và thanh thoát:

"Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thời Tiền Hán phải thua
Thơ như Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương thời Thịnh Đường còn kém"
.

Sách Đại Nam Chính Biên Liệt truyện có đoạn: 

“Cao Bá Quát, người huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh, cùng với anh là Bá Đạt đẻ sinh đôi nên đặt tên như thế, nhỏ kháu khỉnh thông minh đều có văn tài, Quát sau làm nhà ở trong thành Đại La tỉnh Hà Nội. Minh Mạng năm thứ 12 (1831) về khoa thi Hương đỗ Á nguyên, khi bộ duyệt đánh vào hạng chưa được Á nguyên mà thi Tiến sĩ thường bị hỏng. Bá Quát tức giận ngày thêm dùi mài, văn càng mạnh, cùng với Phó bảng huyện Thọ Xương là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đều nổi tiếng”.

“Tùng Thiện Vương, tên là Miên Thẩm, tự là Thận Minh, con trai thứ mười vua Minh Mạng, người Huế quen gọi ngài Tùng, hay là Thương Sơn (Thương Sơn là biệt hiệu ngài), có tiếng hay chữ nhất trong thời ấy, mà sở trường về nghề làm thơ. Có em là Tuy Lý Vương cũng học rộng và hay thơ, nổi tiếng ngang nhau”.

(Trích Wikipedia) 

         **Thơ Huỳnh Văn Nghệ:        

Ai về xứ Bắc ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

 
Tình Em Xứ Quảng

29/12/2014 09:36 69398
Điểm: 4.67/5 (3 đánh giá)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia. Đây là nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, lưu giữ và thể hiện đặc sắc nhất những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam. Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa ngày 28/4/1962.

Lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Sự kiện dựng Văn Miếu được Đại Việt sử ký toàn thư ghi như sau: "Năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây".

Đến tháng tư, mùa hạ năm Bính Thìn, niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất (1076) vua Lý Nhân Tông cho lập nhà Quốc Tử Giám, tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học để học tại đó. Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.

Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến 1779.

Đến đầu thời Nguyễn, vua Gia Long bãi bỏ trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đổi nhà Thái Học làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và xây dựng Khuê Văn Các ở trước Văn Miếu. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.

Ngày 13/7/1999, thành phố Hà Nội khởi công xây dựng công trình nhà Thái Học trong khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khu nhà Thái Học rộng 1.530 m2 trên nền đất cũ của Quốc Tử Giám sau Văn Miếu.

Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám có diện tích 54.331m2 gồm: Hồ Văn, vườn Giám và Nội Tự được bao quanh bằng tường gạch vồ.

Phía trước cổng lớn là tứ trụ (bốn cột lớn). Hai bên tứ trụ có hai bia "Hạ mã" (xuống ngựa). Văn Miếu môn cao rộng, hai bên bậc tam cấp, phía ngoài có đôi rồng đá mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nội tự được chia làm năm khu vực:

Khu thứ nhất (Nhập đạo): bắt đầu từ cửa Văn Miếu đến cửa Đại Trung; cửa Đại Trung ba gian lợp ngói. Hai bên cửa Đại Trung là hai cửa nhỏ Thành Đức và Đạt tài.

Văn Miếu Môn.

Khu thứ hai (Thành đạo): từ cửa Đại Trung đến Khuê Văn Các – một công trình kiến trúc độc đáo là biểu tượng của lịch sử văn hóa Hà Nội. Khuê Văn Các được dựng năm 1805. Tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn, trên mái lợp ngói ống. Hai bên Khuê Văn Các là hai cửa Bí văn và Súc văn – là những tên gọi với ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của văn chương.

Khuê Văn Các.

Khu thứ ba: hai dãy nhà bia với 82 bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 đến năm 1780 ghi tên quê quán của 1304 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi. Nằm đối xứng hai bên Thiên cung tỉnh là cửa Đại Thành mở sang khu thứ tư. Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn là hai cửa nhỏ nằm hai bên của Đại Thành.

Khu thứ tư (Đại Thành Điện): hai bên sân Đại Bái có hai dãy nhà Tả vu và Hữu vu, là nơi thờ bài vị 72 người học trò xuất sắc của Khổng Tử và Chu Văn An – danh nhân văn hóa thế giới và nhà giáo dục Việt Nam nổi tiếng thời Trần. Ở chính giữa là Bái đường – nơi hành lễ trong các kì tế tự. Nơi đây có nhiều bức hoành phi, câu đối ca ngợi Nho học, ca ngợi Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Hồi, Tử Tư, Tăng Sâm và Mạnh Tử) cùng bài vị của 10 vị hiền triết. Các công trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách dân tộc của các triều đại Lê, Nguyễn; nơi đây còn lưu giữ cây đa, cây đại cổ thụ hàng trăm năm.

Khu thứ năm: khu Thái Học vốn là trường Quốc Tử Giám xưa – trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Đầu thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn dời Quốc Tử Giám vào Huế, nơi đây dựng điện Khải Thánh thờ song thân phụ mẫu của Khổng Tử.

Hệ thống bia tiến sỹ Quốc Tử Giám Thăng Long

Trong khuôn viên di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám có một khu vườn từ Khuê Văn Các đến cửa Đại Thành thường gọi là Vườn Bia. Phần giữa khu vườn này là một hồ nước hình vuông gọi là Phương Tỉnh hay Thiên Quang Tỉnh. Sát bờ hồ là lối đi, rồi đến những dãy bia trang nghiêm cổ kính dựng thành hai khu phía Đông và phía Tây, mỗi khu chia làm hai dãy, tất cả gồm 82 tấm bia ghi họ tên, quê quán của các vị đã thi đỗ các khoa thi Tiến sĩ triều Lê (chính xác là 81 bia Tiến sĩ triều Lê và 1 bia Tiến sĩ triều Mạc), thường gọi là bia Tiến sĩ Văn Miếu.

Hàng bia Tiến sĩ.

Tham quan khu bia đá, chúng ta có thể tìm thấy tên tuổi của nhiều danh nhân từng được nhắc đến trong các sách sử Việt Nam như: nhà sử học Ngô Sĩ Liên - Tiến sĩ năm 1442 đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư; nhà bác học Lê Quý Đôn - Tiến sĩ năm 1752, tác giả của Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ…; nhà chính trị, ngoại giao lỗi lạc Ngô Thì Nhậm đỗ Tiến sĩ khoa 1775, đã giúp vua Quang Trung chiến thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử… Điều đặc biệt, qua các tấm bia đá này, chúng ta không chỉ biết đến thân thế sự nghiệp của các sử thần Việt Nam mà chúng ta còn được hiểu hơn về mối quan hệ bang giao giữa các nước vùng Đông Nam Á.

Trong số 1.304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia đá, có 225 vị từng được cử đi sứ sang Trung Quốc vào các triều Minh (1368-1644), triều Thanh (1644-1911). Lê Quý Đôn (1726-1784) đỗ tiến sĩ năm 1752, đã để lại nhiều ấn tượng khi đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã tiếp xúc, giao lưu, trao đổi về văn chương, học thuật với các học giả, nhà thơ Trung Quốc và Triều Tiên. Tri thức và tài văn chương của Lê Quý Đôn được các sứ thần Triều Tiên và Trung Quốc ca ngợi.

Không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc, Bia Tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam được thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài của cha ông ta. Chế độ quân chủ tập quyền Việt Nam thời Lê rất trọng dụng nhân tài, coi “nhân tài là nguyên khí quốc gia”, là nguồn gốc sự hưng thịnh của đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ ngay ở tấm bia đầu tiên (khoa 1442): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”. Tấm bia năm 1448 lại nhắc “Nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “Phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Nhiều tấm bia sau cũng nhắc đi nhắc lại ý “nhân tài là nguyên khí quốc gia”. Các vị vua nhà Lê, nhà Mạc đã dựa vào Nho giáo, sử dụng tri thức Nho giáo để đào tạo và tuyển chọn nhân tài. Tiêu chuẩn “Hiền”, “Tài” để tuyển chọn cũng theo quan niệm của Nho giáo. Nhà nước lấy thi cử làm cách thức chủ yếu để tuyển chọn nhân tài. Năm 1484, vua Thái Tông nhà Lê xuống chiếu: “Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử làm đầu”. Năm 1499, vua Lê Hiến Tông cũng có sắc dụ rằng: “Nhân tài là nguyên khí của Nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”... Bia các năm 1556, 1604, 1703, 1763, 1772 nhấn thêm ý “phải vun trồng, bồi dưỡng nhân tài”. Những điều trên đây cho thấy rằng, chủ trương phát triển giáo dục, trọng dụng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước là một chủ trương được coi trọng hàng đầu, cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ thời đại nào trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia cường thịnh.

Giá trị và nét độc đáo của 82 bia Tiến sĩ chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất Bia Tiến sĩ Văn Miếu có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Những bài ký trên bia Tiến sĩ được viết bằng chữ Hán với những cách viết khác nhau, khiến cho mỗi tấm bia như một tác phẩm thư pháp. Những bài văn bia này phần lớn đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn, nên về cơ bản là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt Nam.

Tượng thờ Chu Văn An trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Cho đến nay, phần lớn các hoa văn và văn tự trên mỗi bia đá còn rõ, có khả năng đọc được. Các bài văn bia cho biết rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng.

Bia Tiến sĩ có tác động xã hội to lớn đối với người đương thời và hậu thế. Được ghi tên trên bia đá đó là niềm khích lệ lớn đối với việc học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước và xã hội. Bia Tiến sĩ cũng là biểu tượng và niềm tự hào của sự thành đạt và trí tuệ. Có thể thấy việc tổ chức UNESCO công nhận bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di sản tư liệu của quốc tế là một trong những sự kiện lớn và là niềm tự hào của toàn thể nhân dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám xưa là chốn "cửa Khổng sân Trình" là "Thánh đường của Nho học", nơi đào tạo và biểu dương nhân tài của đất nước; nay là một khu di tích lịch sử - văn hóa lớn nhất ở trung tâm Thủ đô, biểu trưng cho tiến trình văn hóa Việt Nam, với những hoạt động văn hóa, khoa học năng động của mình, đang góp phần to lớn vào công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho Thủ đô xứng đáng là viên ngọc "Ngàn năm văn hiến" của đất nước.

Lan Phương (tổng hợp)

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/828

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 8/6: ‘Hỗn chiến’ tại khu nhà trọ khiến 2 người thương vong | ANTV
 
Toàn cảnh Thời sự quốc tế chiều 8/6 Quân Ukraine ào ào xung trận, Nga bẻ gãy 8 đợt tấn công | TV24h
 
BẢN TIN SÁNG ngày 9/6 - Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | VTVcab Tin tức
 
Tình Khúc Vàng | Hoà Tấu.

Nga - Ukraine cáo buộc nhau nổ súng vào lực lượng cứu hộ ở Kherson

 

Xem tiếp...

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2023

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 36

(Tiếp)

 
Cô Gái Trẻ Nhập Hồn Vào Đồng Nghiệp Giúp Cảnh Sát Phá Án Tại Philippines

                               CÓ LINH HỒN KHÔNG?

58 - Hiện tượng đầu thai tìm lại người yêu cũ
2021-03-07 14:00
  - Rất nhiều đôi lứa yêu nhau thắm thiết bị chia lìa bởi cái chết. Thời gian trôi qua, bỗng có những đứa trẻ tự nhận mình là người tình, người vợ đã khuất, khao khát gặp lại ‘cố nhân’. 
 

1. “Lộn kiếp” để bám theo tình cũ

Vào tháng 9 năm 1978, bà Catherine Wright sống ở Texas, Mỹ, gọi điện đến Đại học Virginia xin gặp giáo sư Ian Stevenson, người đang nổi tiếng vì những cuộc khảo cứu hiện tượng luân hồi đương đại. Bà muốn ông kiểm tra xem có đúng Michael, con trai bà, chính là anh bạn trai đã chết đầu thai trở lại như cậu bé nói hay không. Chồng bà thì dứt khoát coi đó là chuyện nhảm nhí, làm sao chấp nhận nổi thằng con vàng ngọc lại chính là “tình địch” của mình?

Theo lời kể của bà Catherine Wright, trước khi lấy chồng, bà yêu một chàng trai tên là Walter Miller. Một đêm năm 1967 sau khi đi khiêu vũ về với người bạn, do quá chén, anh đã ngủ gục sau tay lái khiến xe đâm xuống ruộng và chết ở tuổi 18. Lúc đó, Catherine và Walter đã có 3 năm yêu nhau thắm thiết và đã đính ước với nhau. Điều này khiến Catherine vô cùng đau khổ, và để quên đi bất hạnh đó, một năm sau, Catherine lấy người bạn là Frederick Wright làm chồng. Và cậu bé Michael là đứa con thứ hai của họ.

Hiện tượng đầu thai tìm lại người yêu cũ 

Cũng vào khoảng một năm sau khi Walter Miller mất, Catherine mơ thấy hồn anh về báo sẽ tái sinh “để tiếp tục vẽ chân dung cho em” - Miller vốn có năng khiếu hội họa. Catherine nghĩ biết đâu điều đó là thật, nhưng chẳng bao giờ nghĩ bạn trai cũ trở lại chính gia đình mình.

Cậu bé Michael bắt đầu nói về tiền kiếp từ năm 3 tuổi, kể những chuyện mà một đứa trẻ tuổi đó không thể biết, khiến người mẹ hãi hùng. Một hôm, bà Catherine Wright rụng rời khi nghe con trai gọi “Carole Miller”, đó là tên thời con gái của chị ruột Walter, người mà Michael đã gặp 2 lần nhưng luôn được giới thiệu theo họ của chồng là Carole Davis.

Vì sợ hãi, bà Catherine Wright không khuyến khích con mình nói chuyện luân hồi, chuyển kiếp, nhưng cậu bé không chịu thôi. Để chứng minh mình chính là Walter, Michael kể với mẹ chi tiết về vụ tai nạn: “Tôi và bạn cùng đi trên một chiếc xe, xe đâm xuống ruộng, bị lăn nhiều vòng, cửa xe bật mở, tôi văng ra ngoài và chết ngay tại chỗ”. Michael nói chính xác tên người bạn, kể rằng hai người đã dừng xe đi vệ sinh ra sao, cửa kính vỡ như thế nào, xác “của cậu” được chở qua cầu ra sao… Các bài báo và hồ sơ về vụ tai nạn đã cho thấy, những điều Michael nói là chính xác. Và chuyên gia về luân hồi Ian Stevenson sau khi nghiên cứu cũng tin rằng cậu bé chính là hiện thân của Walter.

2. Ngậm ngùi gặp lại người chồng kiếp trước

Một ngày năm 1952, khi đi cùng bố qua thị trấn Katni (Ấn Độ) cách nhà mấy chục cây số, cô bé 3 tuổi Swarnlata Mishra bỗng nhiên bảo bác lái xe “rẽ qua nhà cháu uống trà và nghỉ ngơi”.Ai nấy ngơ ngác khi cô bé nói mình chính là Biya Pathak, sống ở khu Zhurkutia thuộc Katni cùng chồng và 2 con trai, trong ngôi nhà sơn trắng có cửa sắt đen, 4 phòng trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá, sau nhà là một trường nữ sinh, trước nhà là đường ray tàu hỏa. Cô bé nói mình đã chết vì “đau họng” và người chữa là bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur.

Hiện tượng đầu thai tìm lại người yêu cũ

Swarnlata Mishra lúc trẻ và khi đã già

 

Câu chuyện về Swarnlata Mishra đầu thai nhanh chóng lan truyền và vào năm 1959, nó đến tai một chuyên gia về tâm linh là giáo sư Sri H.N. Banerjee. Để kiểm chứng, giáo sư đã đi tìm nhà Biya Pathak – người mà Swarnlata Mishra nhận là tiền kiếp của mình – chỉ dựa trên những thông tin cô bé cung cấp. Ông đã tìm được ngôi nhà của gia đình Pathak với những đặc điểm y hệt, gia cảnh nhà ấy cũng đúng như cô bé miêu tả.

Mấy tháng sau đó, giữ bí mật với tất cả, chồng, em trai và con cả của Biya Pathak đột ngột đến nhà Swarnlata cùng với 9 người đàn ông khác để thử Swarnlata. Cô bé 10 tuổi lập tức nhận ra cậu em trai, gọi đúng cái biệt danh “Baboo” mà Biya đặt cho cậu hồi nhỏ.

Cô bé đi quanh một vòng, nhận ra vài người cùng quê, rồi đến trước mặt chồng, Sri Pandey, gọi tên anh và nhìn xuống đầy e thẹn như mọi người vợ Hindu khác khi đứng trước lang quân. Cô nhắc chuyện Sri Pandey từng lấy trộm 1.200 rupi mà Biya cất trong hộp, khiến người chồng sửng sốt vì chuyện này chỉ vợ chồng anh biết.

Swarnlata cũng âu yếm gọi Murli, con trai cả mà khi Biya, mồ côi mẹ khi 13 tuổi, lúc này đã là một thanh niên. Mặc dù anh chàng chỉ một người bạn, bảo đây mới chính là Murli nhưng “người mẹ” vẫn khăng khăng chỉ “đúng người”. Vẫn chưa tin, Murli chỉ vào một cậu bạn khác, nói đó là Naresh, con út của Biya, nhưng Swarnlata bảo không phải.

Swarnlata cũng được bố đưa về “nhà cũ” ở Katni vài tuần sau đó. Cô bé nhận ra những ngôi nhà đã được tu sửa những chỗ nào so với hồi Biya còn sống, rồi tự tìm đến căn phòng riêng của mình kiếp trước, và căn phòng nơi cô nằm lúc lâm chung. Cô nhận diện chính xác từng người em, người cháu, những người họ hàng của chồng mình. Cậu cả Murlir lại đưa đến một chàng trai, giới thiệu là bạn, nhưng Swarnlata khẳng định đây chính là đứa con út của mình, Naresh.

Tất cả mọi người càng tin chắc Swarnlata chính là Biya khi cô bé kể thêm nhiều chuyện “thâm cung bí sử” mà chỉ một vài người trong gia đình biết được. Cả gia đình Pathak coi cô bé 10 tuổi ấy là người nhà mình. Thậm chí sau này, khi Swarnlata đến tuổi lấy chồng, bố cô còn bàn bạc với gia đình Pathak xem nên chọn ai làm rể.

Sau này khi đã lập gia đình, Swarnlata Mishra thú nhận rằng đôi khi cô vẫn nhớ đến nhà cũ ở Katni, luyến tiếc và muốn quay lại cuộc sống giàu sang trong gia đình Pathak, nhưng rồi cô vẫn an vui với cuộc sống hiện tại.

3. Cô bé 6 tuổi bỏ nhà đi tìm người chồng kiếp trước

Lên 4 tuổi, cô bé Shanti Dévi, sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ, bắt đầu khiến bố mẹ từ buồn cười đến lo ngại khi nói rằng “nhà của con ở thành phố Mathura, nơi chồng con đang sống”.Trong 2 năm, cô bé nói đi nói lại điều này rất nhiều lần khiến bố mẹ khó chịu, giận dữ.

Năm lên 6 tuổi, Shanti Dévi trốn khỏi nhà, quyết định đi bộ đến Mathura, cách Delhi 150 km, nhưng không làm nổi. Có hôm, Shanti nói với bạn cùng lớp rằng sự thực mình tên là Lugdi Dévi, đã có chồng, thậm chí còn có một đứa con nhưng không được chăm sóc nó vì cô chết sau khi sinh 10 ngày. Bị cả trường chế giễu, cô bé khóc tức tưởi, bỏ đi lang thang khắp nơi khiến cả nhà bổ đi tìm. Từ đó cho đến năm 8 tuổi, Shanti sống khép mình vì không ai thực sự tin cô

Hiện tượng đầu thai tìm lại người yêu cũ

Cuối cùng, lung lay trước sự kiên định ấy, các thầy giáo đã đến nhà Shanti, nói chuyện với bố mẹ và hỏi cô bé rất kỹ. Bằng thứ phương ngữ vùng Mathura mà người Delhi không ai dùng, Shanti nói chồng cô ở Mathura làm nghề buôn bán. Khi được hỏi tên chồng, cô bé ngập ngừng mãi rồi lấy tay che mặt, thì thầm cái tên Kedernath Chowbey.

Thầy hiệu trưởng bèn viết một lá thư cho Kedernath Chowbey theo đúng địa chỉ mà Shanti đã nói, và vô cùng sửng sốt khi nhận được thư trả lời từ Mathura của thương gia Kedernath. Anh ta cho biết cách đây 9 năm, vợ anh chết sai khi sinh con trai 10 ngày. Có lẽ cũng vì sốt ruột, thương gia này nhờ một em họ đến nhà Shanti ở Delhi tìm hiểu xem sao, và cô bé lập tức nhận ra người quen cũ, thân mật tiếp đón, thậm chí còn nhận xét anh ta béo lên so với trước.

Vị khách vốn nghĩ sẽ giúp Kedernath bóc trần một trò bịp bợm, đã sửng sốt khi nghe Shanti hỏi han nhiều chuyện ngày xưa. Để thử kỹ hơn, anh vặn hỏi nhiều câu, rồi sau đó phải van xin Shanti đừng nói nữa, khi cô bé bắt đầu nhắc đến chuyện anh ta đã tán tỉnh mình thế nào khi chồng cô đi vắng.
Nghe kể lại mọi chuyện, thương gia Kedernath Chowbey suýt ngất xỉu. Anh mang con trai đến gặp Shanti, nhưng lại tự xưng là em trai của Kedernath Chowbey.

Nhưng cô bé kêu lên: “Anh không phải che giấu, anh là chồng em” rồi ngã vào vòng tay anh khóc nức nở. Và khi cậu con trai, cũng xấp xỉ tuổi Shanti, đi vào, cô bé ôm hôn cậu như một người mẹ ôm hôn con mình.

Và một chuyến đi trở về hội ngộ gia đình “kiếp trước” đã được diễn ra. Mọi người cùng cô bé Shanti Devi ngồi lên chiếc xe ngựa, đi theo chỉ dẫn của cô bé. Trên đường đi cô kể lại cho mọi người những thay đổi so với trước đây, những lời cô bé kể đều hoàn chính xác. Cô nhận ra những biển báo giao thông quan trọng mà cô từng nhắc đến, cho dù trong kiếp này cô bé chưa từng đến đây.

Phản ứng của cô bé khi gặp lại những người thân trong “gia đình kiếp trước” là rất vui. Mọi người đều cảm thấy chuyến đi có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nhưng cuối cùng họ cũng đành phải cho cô bé chia tay những người thân của kiếp trước. Ai nấy đều cảm thán: “Có thể quên đi tiền kiếp là điều hạnh phúc”.

Theo Beforeitsne

59 -  Lý giải hiện tượng luân hồi chuyển kiếp bằng khoa học

Nhiều nhà khoa học đã tìm cách lý giải hiện tượng nhiều người có thể kể lại những chuyện tưởng như chỉ xảy ra trong kiếp trước.

luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc

Minh họa về luân hồi chuyển kiếp, một ý niệm phức tạp hiện diện trong nhiều tôn giáo.

Thỉnh thoảng con người có cảm giác ngờ ngợ như từng ở một nơi mới đặt chân tới lần đầu, hoặc dường như "biết" về một sự vật dù chỉ vừa mới gặp. Các báo cáo về những trải nghiệm lạ lùng này được cho là biểu hiện của hiện tượng "déjà vu" hoặc đơn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, theo Acient Origins.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà số lượng các trải nghiệm tương tự tăng lên gấp nhiều lần, tới mức một người khẳng định họ nhớ chính xác từng chi tiết về một người hoặc nơi chốn chưa hề viếng thăm trong đời, hay có thể nói thông thạo ngôn ngữ chưa từng học qua trước đây.

Sự kỳ bí của hiện tượng này đã thu hút mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, với không ít nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu mức độ xác thực của những trường hợp đó. Song, vẫn còn những trường hợp trở thành thách thức với khoa học, để lại câu hỏi khiến các chuyên gia lúng túng: Liệu luân hồi có thực sự tồn tại trên thế giới hay không?

Định nghĩa luân hồi

Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp (PLR) hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.

Một định nghĩa đơn giản của luân hồi trong số rất nhiều khái niệm từng được đưa ra chính là sự đầu thai hay tái sinh của linh hồn vào một thân xác mới sau cái chết. Những người tin vào luân hồi xem thể xác và linh hồn là hai thực thể riêng biệt, trong đó chỉ có thân xác chết đi, còn linh hồn là bất diệt. Sau cái chết, linh hồn sẽ rời khỏi thân thể và tiếp tục hành trình của bánh xe luân hồi tới kiếp sống khác.

Trong một số tôn giáo, luân hồi có mối liên hệ mật thiết với nghiệp chướng, tức niềm tin cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình nơi mà quá khứ và hiện tại nối kết nhau dựa trên những lựa chọn mà con người đưa ra trong cuộc sống.

Không ít người bác bỏ hoàn toàn sự hiện hữu của luân hồi. Họ tin rằng mỗi người chỉ có duy nhất một cuộc đời, do đó, con người cần nỗ lực sống tốt nhất có thể. Những người theo trường phái này cũng quan niệm, khi chết đi con người cuối cùng sẽ tới được "nơi yên nghỉ", dù tốt, xấu hay trung lập.

Lịch sử từng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em bỗng dưng nhớ lại những ký ức trong cuộc đời được cho là kiếp trước của mình. Hiện tượng này thu hút nhiều nhà khoa học cất công làm sáng rõ những điều lạ thường bằng lý giải khoa học, trong đó có tiến sĩ Stevenson.

Tiến sĩ Stevenson, qua đời năm 2007, đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Trong sự nghiệp của mình, Stevenson đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em kể chuyện kiếp trước. Trong số này, tiến sĩ khẳng định có tới 1.200 ca được chứng thực hoàn toàn khách quan.

Các ca nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson chủ yếu tập trung ở những khu vực nơi dân cư duy trì niềm tin lớn vào luân hồi (như châu Á, Ấn Độ…). Sau 40 năm nghiên cứu, Stevenson xác định 7 đặc điểm thường gặp về ký ức tiền kiếp ở trẻ em, mà chính ông khẳng định chỉ là bằng chứng chứ chưa đủ để chứng minh bất cứ điều gì.

Đó là những đặc điểm: Đứa trẻ bắt đầu mô tả những hồi ức trong kiếp trước ngay khi có thể giao tiếp; đứa trẻ nhớ được những chi tiết về cái chết của mình trong kiếp trước; có đủ mô tả được đưa ra để xác định gia đình trong tiền kiếp; có sự tiếp nối trong đặc điểm tính cách, sở thích và thói quen sau khi đầu thai. 90% các trường hợp giới tính trong hai kiếp sống là không thay đổi; ngoại hình, đặc biệt là các đặc điểm trên khuôn mặt, có xu hướng giống nhau giữa thân xác của kiếp trước và kiếp này; luân hồi làm mới các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Câu chuyện tiền kiếp của Hanan Monsour/Suzanne Ghanem

Một trong những trường hợp trẻ em kể lại kiếp trước nổi tiếng nhất là câu chuyện của Hanan Monsour/Suzanne Ghanem. Vào giữa thập niên 30 của thế kỷ trước, Hanan chào đời tại Lebanon. Ở tuổi 20, cô kết hôn với người đàn ông tên Farouk Monsour, từ đó mang họ Monsour của chồng. Đôi vợ chồng có với nhau hai con gái tên là Leila và Galareh. Sau khi sinh Galareh, Hanah mắc bệnh tim và được khuyên không nên sinh thêm con. Tuy nhiên, phớt lờ cảnh báo của bác sĩ, Hanan tiếp tục sinh một cậu con trai năm 1962.

luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-1

Chân dung Hanan Monsour và Suzanne Ghanem. Những người tin vào các đặc điểm về ký ức tiền kiếp ở trẻ em nhìn thấy nét tương đồng trên khuôn mặt giữa hai người phụ nữ.

Một năm sau, bệnh tình trở nặng, ở tuổi 36, cô tới bang Virginia, Mỹ, để phẫu thuật tim. Trước ca phẫu thuật quan trọng, Hanan cố gắng liên lạc với con gái Leila nhưng không thành. Di nguyện chia đôi số đồ trang sức cho hai con gái một khi cô không qua khỏicủa Hanan không bao giờ được nhắn nhủ tới con gái Leila bởi Hanan đã qua đời sau phẫu thuật vì biến chứng.

10 ngày sau cái chết của Hanan, bé gái Suzanne Ghanem chào đời. 16 tháng tuổi, bé gái liên tục nhấc ống nghe điện thoại và lặp đi lặp lại câu nói: "Xin chào, Leila đấy à?" Hành động của cô con gái nhỏ khiến bố mẹ bé cảm thấy rất kỳ quặc vì gia đình không hề quen biết ai có tên Leila.

Lớn thêm một chút, bé gái Suzanne kể với cha mẹ Leila là con gái mình và cô bé không phải là Suzanne mà là Hanan. Tới khi tròn 2 tuổi, Suzanne càng khiến bố mẹ bất ngờ vì có thể đọc vanh vách tên 13 thành viên trong gia đình kiếp trước của mình.

Những biểu hiện lạ lùng liên tiếp của cô con gái khiến vợ chồng Ghanem bắt đầu tìm kiếm nhà Monsour. Lần đầu gặp mặt, gia đình Monsour tỏ ra nghi ngờ câu chuyện khó tin. Tuy nhiên tâm lý ngờ vực dần biến mất khi Suzanne gọi tên chính xác nhiều thành viên gia đình Hanan trong ảnh.

Lên 5 tuổi, Suzanne gọi cho người chồng trong tiền kiếp Farouk ít nhất ba lần một ngày. Khi tới thăm "chồng kiếp trước", Suzanne thích ngồi lên đùi và ngả đầu vào ngực Farouk. Người chồng cuối cùng cũng chấp nhận sự thực Suzanne chính là kiếp sống mới sau đầu thai của người vợ quá cố, sau khi anh được nghe chính Suzanne kể những chuyện chỉ có Hanan mới biết.

Thôi miên tìm lại kiếp trước (Past Life Regression-PLR)

Để hồi tưởng tìm lại kiếp trước, một người sẽ được đưa vào trạng thái thôi miên nhằm nhớ lại và sửa chữa những vấn đề trong quá khứ, hiện tại hoặc cố tìm kiếm mục đích cho sự đầu thai của mình. Người tham gia vào liệu pháp này được cho là sẽ thấy, trải nghiệm và cảm nhận được kiếp trước, với hành trình vượt thời gian theo dẫn dắt của các chuyên gia trị liệu.

luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-2

Hình mô tả một buổi thực hiện thôi miên tìm lại kiếp trước của Richard Bergh năm 1887.

Với những nét đặc trưng trong tâm trí, không có gì đáng ngạc nhiên khi thôi miên tìm lại kiếp trước thường phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nhóm theo chủ nghĩa hoài nghi (bao gồm cả tiến sĩ Stevenson), tin rằng chuyện tiền kiếp thường khó để chứng thực ở người lớn hơn là trẻ nhỏ. Do đó, thôi miên tìm lại tiền kiếp ở người lớn có thể bị "sai lệch" do các ký ức được hình thành một cách vô thức hoặc cố ý trong đời sống, hoặc các ký ức "giả" do nhà trị liệu gieo vào đầu người bệnh vì mục đích tốt.

Dù vậy, theo khẳng định của nhiều người từng tham gia liệu pháp chữa trị đặc biệt này, hồi tưởng tìm lại tiền kiếp tỏ ra rất có ích cho cuộc sống hiện tại của họ về cả tâm lý và đời sống cá nhân. Vì liệu pháp này gồm những ghi chép về lời hứa, thất bại và thành công, chấn động tâm lý, trí tuệ cùng những đặc điểm sống cả tích cực lẫn tiêu cực, các nhà trị liệu giúp người tham gia tìm lại không chỉ ký ức mà cả những thói quen trong quá khứ, cũng như cách thức phá vỡ thói quen, tính cách xấu và khơi dậy sức mạnh nằm sâu trong mỗi người. Liệu pháp này được cho là có hiệu quả với những trường hợp bị chứng sợ hãi ám ảnh nặng nề.

Mức độ hữu ích của thôi miên tìm lại kiếp trước PLR so với những liệu pháp tâm lý khác vẫn còn nhiều nghi vấn. Giới khoa học vẫn phải tiếp tục hành trình chứng minh tính xác thực của những trải nghiệm mà mỗi người thuật lại trong trạng thái thôi miên.

Ký ức chấn động có thể để lại dấu vết trên gene

Trong một nghiên cứu khác có liên quan tới ký ức và những vòng đời khác nhau, các nhà khoa học cũng nghiên cứu khả năng ký ức có thể "di truyền" trực tiếp qua gene.

Trong nghiên cứu đăng trên Tập san Khoa học thần kinh tự nhiên năm 2013, các nhà khoa học huấn luyện các con chuột sợ một loại mùi hương nhất định bằng cách gây sốc cho chuột khi mùi hương xuất hiện.

Kết quả cho thấy, lứa chuột thế hệ tiếp theo biểu hiện ác cảm với mùi hương đó mà không cần tác nhân kích thích nào. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những thay đổi trong cấu trúc não của chúng. Bên cạnh đó, họ còn tìm thấy mối tương quan giữa chấn thương trong ký ức với ADN trong tinh trùng của chuột.

Hiện tượng nhớ lại những ký ức tiền kiếp là một trong những chủ đề đầy thu hút, khơi dậy sự tò mò của rất nhiều người mà tới nay ánh sáng khoa học vẫn chưa thể làm sáng rõ. Dù vậy, cũng giống như các nhiều hiện tượng vượt qua biên giới giữa tâm linh và khoa học, hiện tượng luân hồi không nhất thiết phải được chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn. Luân hồi và những ký ức về nhiều kiếp sống là một lĩnh vực còn nhiều khoảng mở cần được khoa học giải mã.

(Còn tiếp)
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/827

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 7/6: Khởi tố 'nữ quái' U50 liên tục trộm cắp tài sản | ANTV
 
Thời sự quốc tế tối 7/6 | Ukraine đại bại, 3700 quân chết oan uổng; Kiev tính dùng ‘bom bẩn’? | TGN
 
Mỹ, Nhật Bản, Philippines tập trận chung trên Biển Đông - VNEWS
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin 11h30 ngày 7-6-2023
 
Hòa tấu Thành Phố Buồn có chạy chữ - PHONG BẢO Official

Ukraine đột kích chọc sườn tại Bakhmut, bắn hạ cường kích Su-25 của Nga

 

Xem tiếp...

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/826

 (ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 6/6: Bắt giam, khám xét nhà nguyên Hiệu trưởng Đại học Đồng Nai
 
Thời sự quốc tế 6-6: 1500 quân bỏ mạng ở Donbass, Ukraine phản công thất bại? | PLO
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin 11h30 ngày 6-6-2023
 
Trung Quốc Đâm Sau Lưng Nga | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Mấy Nhịp Cầu Tre - Hòa tấu Không lời - PHONG BẢO Official

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cách chức Trưởng công an P.Bãi Cháy

 

 

Xem tiếp...

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/825

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 5/6: Bắt kẻ vác dao chém thuê cho ‘người lạ’ với giá 5 triệu đồng
 
Thời sự quốc tế 5-6: Tổng thống Putin sẵn sàng đàm phán trong khi Ukraine tuyên bố phản công | PLO
 
Căng thẳng leo thang, Tàu chiến Mỹ - Trung Quốc suýt đụng độ ở eo biển Đài Loan | VTC News
 
Bản tin sáng ngày 5-6-2023 | Tin tức thời sự mới nhất hôm nay
 
Trung Quốc Không Kiểm Duyệt bị Truth Social CẤM CỬA! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ - Hòa Tấu có lời - Nhạc Sống PHONG BẢO

Nga nêu tổn thất nặng nề của Ukraine trong trận phản công ở Donbass

 


 

Xem tiếp...