GIỮA ĐỜI ẢO - THỰC

 
Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Tuấn Ngọc)


GIỮA ĐỜI ẢO - THỰC

Ta lớn lên thành nam nhi đất Bắc                                                                                                        Nhưng lập gia đình, kiếm sống đất phương Nam                                                                                     Qua biết bao vấp váp, thăng trầm                                                                                                                 Giờ đã thành lão già tóc bạc!

Xa Hà Nội từ ngày thắng giặc                                                                                                                 Non sông một dải nối liền                                                                                                                          Ta di trú vào Sài Gòn                                                                                                                                 Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở

Năm mươi năm bóng câu qua cửa                                                                                                          Chưa một lần thăm lại Hồ Gươm                                                                                                             Vãn đền Ngọc Sơn                                                                                                                                    Âu cũng là phận số!

“Văn Như Siêu, Quát Vô Tiền Hán
Thi Đáo Tùng, Tuy Thất Thịnh Đường”*                                                                                              
Người Tràng An, ba mươi sáu phố phường?                                                                                          Còn không vườn tinh hoa Quốc Tử Giám?

Mối tình đầu thương nhớ lắm                                                                                                                   Đến bây giờ còn nồng ấm trong tim                                                                                                       Cuộc đời bảy nổi ba chìm                                                                                                                            Có ai qua định mệnh!?

Âu là số phận.                                                                                                                                         Sinh Bắc, tử Nam                                                                                                                                   Vĩnh biệt Thăng Long                                                                                                                              Ngàn năm văn vật!

Ơi cô gái tung tăng nhảy nhót                                                                                                                 Một sáng tựu trường dưới bóng hàng cây                                                                                                   Sao sáng mai nay hiển hiện tràn đầy                                                                                                       Thực tại đang mơ hay mơ vào thực tại?

Nhớ em lắm ơi người em gái                                                                                                                       Sao bao tháng năm em vẫn như xưa                                                                                                        Vẫn líu lo trong thầm lặng, đợi chờ                                                                                                           Vẫn xinh xắn, mắt biếc buồn vời vợi!

Em vào đây từ ngoài Hà Nội?                                                                                                                 Vàng vàng vội vội đi đâu?                                                                                                                    Miệng ngậm nụ cười, mắt thoảng ưu sầu                                                                                                Hình bóng mờ dần giữa ôn ào phố hội!

Ta cuồng lên vẫy gọi                                                                                                                              Muốn dãi bày tâm sự từ lâu                                                                                                                       Cuộc tình ngày xưa dang dở trong nhau                                                                                                   Còn ẩn chứa biết bao điều ấm ức!...

Xin tạ từ mối tình đất Bắc                                                                                                                              Ta đã lập thân thương nhớ trời Nam                                                                                                          Nhưng vẫn sắt son như nhất dải non sông                                                                                                    Sống với cả hai mối tình ảo - thực

Ta mơ thấy ông cha thuở trước                                                                                                              Thương lắm những hồn hóa đá vọng phu                                                                                              Những bước đầu tiên đi khai phá hoang vu                                                                                               Hào sảng mang gươm đi mở nước                                                                                                          Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long!...**

Trần Hạnh Thu

Không có mô tả.

CT: * Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch rõ và thanh thoát:

"Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thời Tiền Hán phải thua
Thơ như Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương thời Thịnh Đường còn kém"
.

Sách Đại Nam Chính Biên Liệt truyện có đoạn: 

“Cao Bá Quát, người huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh, cùng với anh là Bá Đạt đẻ sinh đôi nên đặt tên như thế, nhỏ kháu khỉnh thông minh đều có văn tài, Quát sau làm nhà ở trong thành Đại La tỉnh Hà Nội. Minh Mạng năm thứ 12 (1831) về khoa thi Hương đỗ Á nguyên, khi bộ duyệt đánh vào hạng chưa được Á nguyên mà thi Tiến sĩ thường bị hỏng. Bá Quát tức giận ngày thêm dùi mài, văn càng mạnh, cùng với Phó bảng huyện Thọ Xương là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đều nổi tiếng”.

“Tùng Thiện Vương, tên là Miên Thẩm, tự là Thận Minh, con trai thứ mười vua Minh Mạng, người Huế quen gọi ngài Tùng, hay là Thương Sơn (Thương Sơn là biệt hiệu ngài), có tiếng hay chữ nhất trong thời ấy, mà sở trường về nghề làm thơ. Có em là Tuy Lý Vương cũng học rộng và hay thơ, nổi tiếng ngang nhau”.

(Trích Wikipedia) 

         **Thơ Huỳnh Văn Nghệ:        

Ai về xứ Bắc ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

 
Tình Em Xứ Quảng

29/12/2014 09:36 69398
Điểm: 4.67/5 (3 đánh giá)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia. Đây là nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, lưu giữ và thể hiện đặc sắc nhất những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam. Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa ngày 28/4/1962.

Lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Sự kiện dựng Văn Miếu được Đại Việt sử ký toàn thư ghi như sau: "Năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây".

Đến tháng tư, mùa hạ năm Bính Thìn, niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất (1076) vua Lý Nhân Tông cho lập nhà Quốc Tử Giám, tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học để học tại đó. Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.

Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến 1779.

Đến đầu thời Nguyễn, vua Gia Long bãi bỏ trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đổi nhà Thái Học làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và xây dựng Khuê Văn Các ở trước Văn Miếu. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.

Ngày 13/7/1999, thành phố Hà Nội khởi công xây dựng công trình nhà Thái Học trong khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khu nhà Thái Học rộng 1.530 m2 trên nền đất cũ của Quốc Tử Giám sau Văn Miếu.

Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám có diện tích 54.331m2 gồm: Hồ Văn, vườn Giám và Nội Tự được bao quanh bằng tường gạch vồ.

Phía trước cổng lớn là tứ trụ (bốn cột lớn). Hai bên tứ trụ có hai bia "Hạ mã" (xuống ngựa). Văn Miếu môn cao rộng, hai bên bậc tam cấp, phía ngoài có đôi rồng đá mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nội tự được chia làm năm khu vực:

Khu thứ nhất (Nhập đạo): bắt đầu từ cửa Văn Miếu đến cửa Đại Trung; cửa Đại Trung ba gian lợp ngói. Hai bên cửa Đại Trung là hai cửa nhỏ Thành Đức và Đạt tài.

Văn Miếu Môn.

Khu thứ hai (Thành đạo): từ cửa Đại Trung đến Khuê Văn Các – một công trình kiến trúc độc đáo là biểu tượng của lịch sử văn hóa Hà Nội. Khuê Văn Các được dựng năm 1805. Tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn, trên mái lợp ngói ống. Hai bên Khuê Văn Các là hai cửa Bí văn và Súc văn – là những tên gọi với ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của văn chương.

Khuê Văn Các.

Khu thứ ba: hai dãy nhà bia với 82 bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 đến năm 1780 ghi tên quê quán của 1304 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi. Nằm đối xứng hai bên Thiên cung tỉnh là cửa Đại Thành mở sang khu thứ tư. Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn là hai cửa nhỏ nằm hai bên của Đại Thành.

Khu thứ tư (Đại Thành Điện): hai bên sân Đại Bái có hai dãy nhà Tả vu và Hữu vu, là nơi thờ bài vị 72 người học trò xuất sắc của Khổng Tử và Chu Văn An – danh nhân văn hóa thế giới và nhà giáo dục Việt Nam nổi tiếng thời Trần. Ở chính giữa là Bái đường – nơi hành lễ trong các kì tế tự. Nơi đây có nhiều bức hoành phi, câu đối ca ngợi Nho học, ca ngợi Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Hồi, Tử Tư, Tăng Sâm và Mạnh Tử) cùng bài vị của 10 vị hiền triết. Các công trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách dân tộc của các triều đại Lê, Nguyễn; nơi đây còn lưu giữ cây đa, cây đại cổ thụ hàng trăm năm.

Khu thứ năm: khu Thái Học vốn là trường Quốc Tử Giám xưa – trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Đầu thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn dời Quốc Tử Giám vào Huế, nơi đây dựng điện Khải Thánh thờ song thân phụ mẫu của Khổng Tử.

Hệ thống bia tiến sỹ Quốc Tử Giám Thăng Long

Trong khuôn viên di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám có một khu vườn từ Khuê Văn Các đến cửa Đại Thành thường gọi là Vườn Bia. Phần giữa khu vườn này là một hồ nước hình vuông gọi là Phương Tỉnh hay Thiên Quang Tỉnh. Sát bờ hồ là lối đi, rồi đến những dãy bia trang nghiêm cổ kính dựng thành hai khu phía Đông và phía Tây, mỗi khu chia làm hai dãy, tất cả gồm 82 tấm bia ghi họ tên, quê quán của các vị đã thi đỗ các khoa thi Tiến sĩ triều Lê (chính xác là 81 bia Tiến sĩ triều Lê và 1 bia Tiến sĩ triều Mạc), thường gọi là bia Tiến sĩ Văn Miếu.

Hàng bia Tiến sĩ.

Tham quan khu bia đá, chúng ta có thể tìm thấy tên tuổi của nhiều danh nhân từng được nhắc đến trong các sách sử Việt Nam như: nhà sử học Ngô Sĩ Liên - Tiến sĩ năm 1442 đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư; nhà bác học Lê Quý Đôn - Tiến sĩ năm 1752, tác giả của Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ…; nhà chính trị, ngoại giao lỗi lạc Ngô Thì Nhậm đỗ Tiến sĩ khoa 1775, đã giúp vua Quang Trung chiến thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử… Điều đặc biệt, qua các tấm bia đá này, chúng ta không chỉ biết đến thân thế sự nghiệp của các sử thần Việt Nam mà chúng ta còn được hiểu hơn về mối quan hệ bang giao giữa các nước vùng Đông Nam Á.

Trong số 1.304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia đá, có 225 vị từng được cử đi sứ sang Trung Quốc vào các triều Minh (1368-1644), triều Thanh (1644-1911). Lê Quý Đôn (1726-1784) đỗ tiến sĩ năm 1752, đã để lại nhiều ấn tượng khi đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã tiếp xúc, giao lưu, trao đổi về văn chương, học thuật với các học giả, nhà thơ Trung Quốc và Triều Tiên. Tri thức và tài văn chương của Lê Quý Đôn được các sứ thần Triều Tiên và Trung Quốc ca ngợi.

Không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc, Bia Tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam được thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài của cha ông ta. Chế độ quân chủ tập quyền Việt Nam thời Lê rất trọng dụng nhân tài, coi “nhân tài là nguyên khí quốc gia”, là nguồn gốc sự hưng thịnh của đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ ngay ở tấm bia đầu tiên (khoa 1442): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”. Tấm bia năm 1448 lại nhắc “Nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “Phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Nhiều tấm bia sau cũng nhắc đi nhắc lại ý “nhân tài là nguyên khí quốc gia”. Các vị vua nhà Lê, nhà Mạc đã dựa vào Nho giáo, sử dụng tri thức Nho giáo để đào tạo và tuyển chọn nhân tài. Tiêu chuẩn “Hiền”, “Tài” để tuyển chọn cũng theo quan niệm của Nho giáo. Nhà nước lấy thi cử làm cách thức chủ yếu để tuyển chọn nhân tài. Năm 1484, vua Thái Tông nhà Lê xuống chiếu: “Muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử làm đầu”. Năm 1499, vua Lê Hiến Tông cũng có sắc dụ rằng: “Nhân tài là nguyên khí của Nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”... Bia các năm 1556, 1604, 1703, 1763, 1772 nhấn thêm ý “phải vun trồng, bồi dưỡng nhân tài”. Những điều trên đây cho thấy rằng, chủ trương phát triển giáo dục, trọng dụng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước là một chủ trương được coi trọng hàng đầu, cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ thời đại nào trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia cường thịnh.

Giá trị và nét độc đáo của 82 bia Tiến sĩ chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất Bia Tiến sĩ Văn Miếu có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Những bài ký trên bia Tiến sĩ được viết bằng chữ Hán với những cách viết khác nhau, khiến cho mỗi tấm bia như một tác phẩm thư pháp. Những bài văn bia này phần lớn đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn, nên về cơ bản là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt Nam.

Tượng thờ Chu Văn An trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Cho đến nay, phần lớn các hoa văn và văn tự trên mỗi bia đá còn rõ, có khả năng đọc được. Các bài văn bia cho biết rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng.

Bia Tiến sĩ có tác động xã hội to lớn đối với người đương thời và hậu thế. Được ghi tên trên bia đá đó là niềm khích lệ lớn đối với việc học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước và xã hội. Bia Tiến sĩ cũng là biểu tượng và niềm tự hào của sự thành đạt và trí tuệ. Có thể thấy việc tổ chức UNESCO công nhận bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di sản tư liệu của quốc tế là một trong những sự kiện lớn và là niềm tự hào của toàn thể nhân dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám xưa là chốn "cửa Khổng sân Trình" là "Thánh đường của Nho học", nơi đào tạo và biểu dương nhân tài của đất nước; nay là một khu di tích lịch sử - văn hóa lớn nhất ở trung tâm Thủ đô, biểu trưng cho tiến trình văn hóa Việt Nam, với những hoạt động văn hóa, khoa học năng động của mình, đang góp phần to lớn vào công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho Thủ đô xứng đáng là viên ngọc "Ngàn năm văn hiến" của đất nước.

Lan Phương (tổng hợp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH