Tích xưa 20
Anh Chàng Nghèo Bỗng Được Làm Quan - Phim Cổ Tích Việt Nam Xưa Cũ, Truyện Cổ Tích Ngày Xưa
70. Theo Ai Phải Cẩn Thận
Đức Khổng Tử thấy kẻ đánh lưới chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng mép. Ngài bèn hỏi rằng: "Không đánh được sẻ già là tại làm sao?
Đức Khổng Tử nghe đoạn, quay lại bảo học trò rằng: Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong, đó là tâm tính tự nhiên vậy. Song phúc hay hoạ lại do như cái theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử, trước khi theo ai, phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như bực trưởng giả, thì được toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như kẻ tiểu nhân thì bại hoại.
GIA NGỮ
Lời Bàn
Chim sẻ thế, người ta cũng thế, thường chỉ vì theo khôn, theo dại mà gặp phúc hay hoạ. Cho nên trước khi theo ai, ta phải xem xét cho cẩn thận. Chớ có nhắm mắt theo liều, đến khi hối lại, thì sự đã rồi, ăn năn không kịp. Cò đã theo vào lưới, thì dù nói phải trái làm sao, người đánh lưới cũng không thả ra được nữa
Chú thích
- Thuần: chỉ có một thứ thôi.
- Vàng mép: chim sẻ con khi còn phải mớm thì mép vàng.
- Nguy vong: nguy: không được yên; vong: mất, chết.
- Phúc: sự tốt lành, sung sướng.
- Hoạ: sự tội vạ không may.
- Cẩn thận: kín đáo, chu chí, không cẩu thả.
- Trưởng giả: bực người nhiều tuổi, từng trải việc đời.
- Toàn thân: giữ trọn vẹn được tính mệnh.
- Tiểu nhân: đây nói người trẻ, người non dạ.
- Bại hoại: hư hỏng, đổ nát.
71. Say, Tỉnh, Đục, Trong
Khuất Nguyên làm quan đại phu cho vua Hoài Vương nước Sở, bị kẻ sàm báng mà phải phóng khí. Mặt mũi tiều tụỵ, hình dong khô héo, Khuất Nguyên vừa đi, vừa hát ở trên bờ đầm.
Có ông lão đánh cá trông thấy, hỏi rằng:
"Ông có phải là Tam lư đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?
- Khuất Nguyên nói: Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh, bởi vậy cho nên ta phải phóng khí.
- Ông lão đánh cá nói: Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tuỳ thời. Có phải cả đời đục cả, sao ông không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả men, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?
- Khuất Nguyên nói: Tôi nghe: mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có dân lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào trong bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để dây phải bụi dơ".
Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay bơi chèo đi, rồi hát ràng:
Sông Thương nước chảy trong veo,
Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.
Sông Thương nước đục chảy ra,
Thì ta lội xuống để mà rửa chân.
Hát xong, đi thẳng, không nói gì nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét