Chuyển đến nội dung chính

ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 22

ĐỊNH HƯỚNG XHCN

-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa quan tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng  học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản.  Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế?  Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, thấm đẫm lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ", đi đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu được cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải thay đổi tư duy một chút.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy.
-Cuối cùng, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo  XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường cộng sản chủ nghĩa", tức là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh". Ngày nay, hầu như tất cả các nước phát triển hay không phát triển, cộng sản hay không cộng sản, nhiều hay ít, nhất là các nước bắc Âu như Đan Mạch, Bỉ, Phần Lan... đều xây dựng xã hội thỏa mãn mục đích ấy.
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân. Do đó, mục tiêu trước hết và trên hết tạo dựng các công trình công cộng là phục vụ xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn dân chứ không ưu tiên cho tầng lớp có của.
-Giãn cách giàu - nghèo càng xa, càng khuếch trương tính không tốt của tư bản chủ nghĩa! 
-Vì "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN" thực chất là nền kinh tế hàng hóa - thị trường vì dân giàu nước mạnh, nên không phải thấy nó phát triển bành trướng mù quáng là tưởng tốt! 
-Muốn xây dựng thành công "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng vì dân giàu nước mạnh" tiên quyết phải có đội ngũ lãnh đạo đủ tài - đức, không màng danh lợi, hoạt động trung thành với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh".
-Không phải chỉ bằng tuyên truyền suông mà có được đội ngũ lãnh đạo hoạt động trung thành và tận tâm với lý tưởng "vì dân giàu nước mạnh"!
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Anh Chí Râu Đen Dec20 - Vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án AVG (Trần Quang Vũ)
 
GÓC KHUẤT ĐÁNG NGỜ của bộ trưởng nghi án nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ – Tiểu sử NGUYỄN BẮC SON

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí: DNNN làm gì cũng phải xin, không ưu ái gì...

15-11-2019 - 03:36 PM | Trích dẫn nóng

"Doanh nghiệp (DN) tư nhân mong được như doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), nhưng DNNN như chúng tôi lại mong được như DN tư nhân...

... Như ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), làm được bao nhiêu nộp bấy nhiêu. Chúng tôi chỉ giữ một phần lại để tái đầu tư thôi, còn lại nộp hết, chả giữ gì cả, cũng không thấy ưu ái gì hơn cả.
Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí: DNNN làm gì cũng phải xin, không ưu ái gì... - Ảnh 1.
Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN Ảnh: QUỐC HỘI
Trong khi đó thủ tục thì vô cùng phức tạp, kiểu như sống trong một ngôi nhà ngũ đại đồng đường. Mặc dù thế hệ thứ 5 cũng lớn, trưởng thành đến 40-50 tuổi rồi, làm ăn tốt rồi, va đập rồi nhưng động cái gì cũng phải xin, không phải xin bố mình mà xin đến ông cố. Chuyện đó là có thật. Cho nên DNNN chỉ mong muốn được như DN tư nhân.
Đối với Luật DN (sửa đổi), chúng ta có kinh nghiệm rồi, nhiều khi không sửa thì ít sai, càng sửa càng sai. Khi đưa ra bàn, mỗi người chỉ tiếp cận một góc vấn đề, hoặc một hiện tượng, nhưng không hiểu được rằng để vận hành cả bộ máy hành chính, bộ máy của các DN, thậm chí của cả cơ quan tư pháp, khối nội chính, nếu sửa mà không chạy mô hình thử thì rất khó.
Chúng ta có Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn… Tất cả đều chi phối vào một hành vi của DN, từ khi khai sinh cho đến khai tử. Chính phủ nên dành thời gian, công sức để thiết lập các mô hình giả định, giao cho nhóm công tác của các bộ ngành chạy song song mộ cái đối với luật cũ, một cái đối với luật mới. Sau đó, xem cái mới có ưu việt hay không, có đạt mong muốn quản lý không. Trước khi ban hành luật mà làm như vậy, tôi tin rằng sẽ phát hiện ngay xung đột pháp luật và để luật mới ban hành chặt chẽ.
Một công ty cổ phần thuộc ngành dầu khí, có việc từ năm ngoái đến giờ, đã chuyển tiền 40 triệu USD (khoảng 800 tỉ đồng) về Việt Nam trong một hợp đồng liên doanh ở bên kia. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi rút tiền về thôi, mà từ năm ngoái đến năm nay không lấy tiền ra tiêu được. 800 tỉ với đơn vị này không phải lớn nhưng với đơn vị khác thì lớn. Một năm trời lãi tiền gửi ngân hàng, người ta đi vay thì thiệt hại bao nhiêu tiền? Họ thậm chí nhờ tôi tác động đến các bộ, ngành nhưng đến giờ vẫn chưa xong. Hệ thống luật của mình cực kỳ phức tạp đến như vậy, rút về thôi mà không chi được, 40 triệu USD ở ngân hàng không lấy ra được".
(Ông TRẦN SỸ THANH, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, nêu ý kiến khi Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật DN (sửa đổi) ngày 15-11).

Tuyến đường sắt 100.000 tỷ: Hãy sử dụng đồng tiền khôn ngoan

(Tài chính) - Dẫn lại quy luật Pareto 80/20, ĐBQH Lê Công Nhường cho rằng, Việt Nam chỉ nên đầu tư đến 20% nguồn lực để tạo ra 80% hiệu quả.

Thời gian qua, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng với tổng mức đầu tư 100.000 tỷ đồng (khái toán) nhận được sự quan tâm của dư luận và giới chuyên gia với câu hỏi: tuyến đường sắt này có thực sự cần thiết?
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GTVT nên cân nhắc lại này, thậm chí không ủng hộ kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt nói trên bởi chúng ta đã có tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, lại có cao tốc Lào Cai - Hà Nội và Hà Nội - Hải Phòng nối thông với nhau rất hiệu quả, tiết giảm rất nhiều thời gian vận chuyển hàng hóa từ biên giới cửa khẩu đến tận cảng Lạch Huyện.
Trao đổi với Đất Việt, Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định), Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, ông nhất trí với quan điểm của nhiều chuyên gia rằng Việt Nam chưa cần thiết xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
Lý giải cho ý kiến của mình, đại biểu Lê Công Nhường nhắc lại góp ý của ông cho Luật Đầu tư, rằng đừng để đất nước ta nghèo đi vì không biết tiêu tiền, chúng ta phải giàu lên nhờ biết dùng tiền, nhất là tiền đầu tư.
Tuyen duong sat 100.000 ty: Hay su dung dong tien khon ngoan
Theo đại biểu Quốc hội, phải làm cho đất nước giàu lên nhờ biết cách sử dụng tiền đầu tư. Ảnh minh họa
"Theo Quy luật Pareto 80/20, có những việc chúng ta đầu tư 80% nguồn lực công sức nhưng chỉ mang lại 20% hiệu quả và ngược lại có những việc chúng ta đầu tư chỉ 20% nguồn lực nhưng mang 80% hiệu quả. 
Quy luật này luôn đúng trong mọi trường hợp. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chỉ nên đầu tư 20% nguồn lực để tạo ra 80% hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan đến 80% nguồn lực mà chỉ đem lại 20% hiệu quả. Nếu đầu tư đến 80% nguồn lực mà chỉ đêm lại 20% hiệu quả thì khoảng cách giữa Việt Nam với các nước tiên tiến ngày càng xa, thậm chí chúng ta còn bị nhiều nước đi sau vượt mặt", đại biểu Lê Công Nhường chỉ rõ.
Nhấn mạnh đồng tiền phải được sử dụng khôn ngoan, vị Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, chúng ta có tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, cao tốc Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng thì nên tận dụng những tuyến đường hiện có ấy để vận chuyển hành khách và hàng hóa. Còn để giải phóng áp lực cho vận tải đường bộ, đường không thì nên làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Công Nhường cũng nhấn mạnh lại quan điểm của ông đã phát biểu trước diễn đàn Quốc hội và các phương tiện truyền thông, đó là ông ủng hộ làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam với chi phí tương đương các nước chứ không phải với chi phí quá cao như Bộ GTVT đang trình (hơn 58 tỷ USD).
"Như mức đầu tư đường sắt cao tốc từ Nong Khai đi Bangkok (Thái Lan) là 13,9 tỷ USD trên 874km.Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á, tỷ lệ lạm phát không quá cao, do vậy cần tham khảo mức đầu tư của các nước", ông nói.
Một lý do khác khiến vị đại biểu tỉnh Bình Định đề nghị phải cân nhắc tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đó là, Trung Quốc đang mời chào nhiều quốc gia Đông Nam Á xây dựng đường sắt, trong đó có Philippines, Malaysia và hai quốc gia này đã hủy dự án đường sắt do Trung Quốc đầu tư.
Công nghệ đường sắt của Trung Quốc rất mạnh và đem lại lợi nhuận cũng như đóng góp cho ngân sách Trung Quốc hàng tỷ USD. Bởi vậy, đại biểu Lê Công Nhường đặt vấn đề: Phải chăng đây là cách để Trung Quốc tìm kiếm thị trường, buôn bán công nghệ đường sắt?
"Sau khi chính quyền của Thủ tướng Malaysia Mahathir từ chối dự án đường sắt của Trung Quốc, có khi nào Trung Quốc muốn xây dựng đường sắt ở Việt Nam để tiêu thụ những sản phẩm đường sắt đó?", đại biểu Nhường đặt câu hỏi.
Từ những phân tích trên, vị đại biểu cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ GTVT, Bộ KH-ĐT phải tính toán để sử dụng đồng tiền một cách thông minh, không nên lãng phí nguồn lực của đất nước.
"Theo một thống kê, khi một doanh nghiệp tư nhân với một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cùng xây trụ sở như nhau thì bản thân DNNN đã vượt quá 30% chi phí xây dựng. Đó mới là chỉ là phần chi phí thủ tục, chưa kể nếu trong đó có những chuyện không lành mạnh thì con số còn chênh hơn nữa.
Trong khi nguồn lực Nhà nước có hạn thì chúng ta phải sử dụng nguồn lực tập trung vào những việc nào mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước, giúp ích cho xã hội, tránh gây lãng phí", đại biểu Lê Công Nhường lưu ý.
Thành Luân

Trung Quốc “xin đám” tài trợ Việt Nam chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng

Dân trí Liên danh tư vấn Trung Quốc vừa gửi Bộ Giao thông vận tải Việt Nam về báo cáo nghiên cứu cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Trung Quốc, với tổng mức đầu tư tạm tính 100.000 tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do phía Trung Quốc tài trợ.
>>Đề xuất làm đường sắt tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, Châu Âu
>>Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Có liên quan đến kế hoạch "Vành đai - Con đường"?
>>Tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng: Bà Phạm Chi Lan hỏi thẳng

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tổng mức đầu tư 100.000 tỷ đồng mới là tạm tính. Hiện tuyến đường sắt mới dừng ở bước nghiên cứu quy hoạch, theo quy hoạch GTVT đường sắt đã được Chính phủ phê duyệt. Phía Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt này.

Trung Quốc “xin đám” tài trợ Việt Nam chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Tuyến đường sắt liên vận Hải Phòng - Lào Cai kết nối với Trung Quốc được Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu quy hoạch
Tuyến đường sắt được nghiên cứu xây dựng trên hành lang Đông - Tây, đi qua 8 tỉnh và thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng (kết thúc tại cảng Lạch Huyện). Từ Lào Cai kết nối với đường sắt Hà Khẩu của Trung Quốc, từ đó đi Trung Á, châu Âu.
Cụ thể, hướng tuyến đường sắt mới này xuất phát từ ga Lào Cai hiện hữu, vượt sông Hồng, chạy dọc theo cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi theo hướng Nam sông Hồng về ga Đông Anh.
Rời khỏi ga Đông Anh, tuyến đường vượt đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, về Yên Viên, vượt sông Đuống đến huyện Gia Lâm (Hà Nội), qua khu vực Hưng Yên, chạy dọc theo đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa bàn tỉnh Hải Dương. Về khu vực Hải Phòng, tuyến đường tiếp tục chạy dọc theo đường cao tốc (không vào khu vực ga Hải Phòng hiện hữu), qua cầu Tân Vũ - Lạch Huyện tới cảng Lạch Huyện.
Quy hoạch diện tích sử dụng đất toàn dự án khoảng 1.654 ha. Trên tuyến có 73 cây cầu lớn với chiều dài hơn 130 km, 25 hầm dài 25 km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga. Dự báo năng lực vận tải là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày.
Hiện nay, tuyến đường sắt từ Lào Cai đến Hải Phòng có tiêu chuẩn và năng lực thấp, vận tốc trung bình là 50 km/h, vận tốc tối đa là 80 km/h. Đơn vị tư vấn đã nghiên cứu 2 phương án là cải tạo đường hiện có thành khổ lồng (thêm khổ đường 1.435 mm) và giữ nguyên hiện trạng tuyến cũ, xây dựng tuyến mới khổ tiêu chuẩn 1.435 mm.
Qua phân tích ưu nhược điểm của từng phương án, tư vấn kiến nghị xây dựng tuyến mới với quy mô tuyến chính là đường sắt cấp I, đường đơn tốc độ chạy tàu thiết kế 160 km/h, loại hình dẫn kéo điện lực, sử dụng trạm đóng tự động để đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, kinh phí cho việc nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được Chính phủ Trung Quốc viện trợ. Đơn vị tư vấn đã ước tính tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) khoảng 100.000 tỷ đồng.
Theo đơn vị tư vấn đề xuất, phương án phân kỳ chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2020 -2025 và bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt này vào giai đoạn sau năm 2025. 
Được biết, mới đây Bộ GTVT đã có các cuộc làm việc bước đầu với một số địa phương nằm trong quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng.
Châu Như Quỳnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MIỀN TÂY HOANG DẠI

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

VẪN THẾ MÀ!