BỘ MẶT CHIẾN TRANH 78
Sau Cuộc Chiến ‣ Sáng tác & Trình bày: Randy
Vết Thương Vô Hình ‣ Sáng tác & Trình bày: Randy
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
WWII sad song
World War II : Intense Combat Footage
------------------------------------------------------- (ĐC sưu tầm trên NET)
Sự Thật Nguyên Nhân Nhật Bản Đầu Hàng
Chiến sự Syria: Liều lĩnh chớp cơ hội thời tiết xấu để tấn công chớp nhoáng quân đội Syria, phiến quân chuốc thất bại cay đắng ở Idlib
Vũ Thu Hương |

Các phiến quân đã nỗ lực tiến thêm một bước tấn công vào ngoại ô phía Đông của tỉnh Idlib trong tuần này sau khi mở đợt tấn công bất ngờ vào các nhóm quân của quân đội Syria ở căn cứ bị bỏ hoang.
Theo AMN, các phiến
quân đã nỗ lực tiến thêm một bước tấn công vào ngoại ô phía Đông của
tỉnh Idlib trong tuần này sau khi mở đợt tấn công bất ngờ vào các nhóm
quân của quân đội Syria ở căn cứ bị bỏ hoang.
Theo
các báo cáo từ mặt trận chiến đấu, Hay’at Tahrir Al-Sham đã tìm cách
chiếm lại căn cứ này ở Tây Idlib sau khi thắng thế trước các nhóm quân
Syria vì sử dụng súng và hỏa lực.
Lực
lượng ủng hộ phiến quân loan tin rằng hơn 20 binh sĩ Syria đã bị thiệt
mạng trong trận chiến nhưng nguồn tin quân sự phủ nhận con số người
thiệt mạng và cho rằng tổng số thương chỉ ở khoảng 10-15 người.
Nguồn
tin cũng cho biết thêm rằng Hay’at Tahrir Al-Sham tận dụng thời tiết
xấu để tấn công quân đội Syria. Thời tiết đóng vai trò quan trọng trong
các cuộc tấn công của phiến quân bởi lực lượng không quân Syria và Nga
không thể hỗ trợ cho lực lượng mặt đất Syria.
Chiến
sự Syria vẫn diễn biến phức tạp. Quân đội Syria đã bắn hạ một máy bay
không người lái chở bom nhắm vào thị trấn Al-Frika ở ngoại ô phía Tây
Bắc Hama.
Báo cáo từ Al-Ghaab, quân
đội Syria đã bắn hạ máy bay chiến đấu của phiến quân thánh chiến trước
khi máy bay tấn công vào các vị trí ở Tây Bắc Hama.
Quân
đội Syria đã theo dõi máy bay không người lái sau khi thấy máy bay tiếp
cận vị trí của quân đội Syria từ các khu vực do chiến binh thánh chiến
nắm giữ.

Phiến quân chuốc thất bại vì tấn công quân đội Syria
Quân đội Syria sau đó cho biết lực lượng này đã hạ gục máy bay không người lái bằng vũ khí hạng nặng.
Cuộc
tấn công bằng máy bay không người lái được Syria tiến hành khi lực
lượng Hay’at Tahrir Al-Sham chiếm được căn cứ của một tiểu đoàn của quân
đội Syria bỏ hoang ở vùng nông thôn Đông Idlib.
Không quân Nga bước vào trận chiến lớn ở Idlib
Sau khi tạm ngừng chiến đấu vì thời tiết xấu, không quân Nga đã nối lại cuộc tấn công vào Idlib hôm qua.
Báo
cáo quân sự Syria từ Idlib cho thấy máy bay Nga đã tấn công vào các vị
trí của phiến quân ở các căn cứ gần sân bay Abu Dhuhour.
Báo
cáo cho biết máy bay Nga đã tấn công vào các vị trí của khủng bố Hay’at
Tahrir Al-Sham khi nổ ra nhiều trận chiến khốc liệt giữa quân đội Syria
và các nhóm phiến quân có vũ trang.
Tối
trước đó, quân đội Syria mở trận tấn công lớn vào căn cứ bị bỏ hoang
sau khi lực lượng bị chiếm đất trong cuộc tấn công bất ngờ từ lực lượng
đặc biệt Abu Bakr của HTS.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran quan ngại về gia tăng sự hiện diện của các nhóm khủng bố tại tỉnh Idlib, Syria.
Đây là nhận định được đưa ra trong một tuyên bố chung sau cuộc thảo luận đa phương về Syria tại Nur-sultan, Kazakhstan.
Trong
tuyên bố chung, các quan chức Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã nhấn mạnh sự
cần thiết phải thiết lập hòa bình trên thực địa. Đại diện ba nước trên
đồng thời phản đối âm mưu tạo dựng "thực tế mới trên thực địa, trong đó
có việc thành lập chính phủ tự trị bất hợp pháp", cũng như việc chiếm
đoạt bất hợp pháp nguồn thu từ dầu mỏ tại Syria.
Liên
quan đến Ủy ban Hiến pháp Syria, cả ba nước cho rằng cơ quan này nên
hoạt động dựa trên cam kết mang tính xây dựng và thỏa hiệp mà không có
sự can thiệp của nước ngoài và sự áp đặt về thời gian từ bên ngoài.
Ngoài
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, đại diện của Chính phủ Syria và của phe đối
lập vũ trang tại Syria cũng tham gia cuộc thảo luận về Syria, vốn diễn
ra trong hai ngày 10-11/12 tại Kazakhstan.
Chán nản xe tăng Đức, Thổ Nhĩ Kỳ tuồn Leopard 2 cho phiến quân đánh Quân đội Syria?
Bảo Lam |

Có nhiều thông tin cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã chuyển giao xe tăng Leopard 2A4 cho các phần tử khủng bố ở Idlib, để đối phó với Quân đội Syria (SAA).
Truyền thông Nga dẫn
một số hình ảnh từ các trang tin chuyên quan sát chiến sự ở Syria cho
thấy, có ít nhất hai chiếc Leopard 2A4 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang được
các nhóm phiến quân sử dụng ở Idlib - hang ổ cuối cùng của các phần tử
khủng bố ở Syria.
Tại khu vực Trung Đông, chỉ có quân đội hai nước sở hữu những chiếc xe tăng Leopard 2 do Đức chế tạo – đó là Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Cả hai quốc gia này từ lâu đã được biết tới như các "nhà tài trợ" chính cho nhóm phiến quân ở Syria.
Nhưng khả năng Riyad bí mật đưa Leopard 2 tới Syria là không lớn, mặc dù ở khía cạnh kỹ thuật điều này hoàn toàn có thể.

Xe tăng Leopard 2A4 trong biên chế Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: pinterest.ch.
Ankara
thì lại khác, khi họ có đường biên giới chung với Syria cũng như đang
kiểm soát hoàn toàn một phần tuyến biên giới giữa Idlib và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng
xin lưu ý rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 hiện là một trong
những phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại nhất của Lục quân Thổ Nhĩ
Kỳ. Tổng cộng người Thổ đang sở hữu 325 cỗ xe tăng loại này.
Lính
xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ được cho là rất thích nhưng chiếc Leopard 2A4 vì sự
tiện nghi cũng như khả năng chiến đấu của dòng xe tăng này. Tuy nhiên,
trong cuộc chiến ở Syria Leopard 2 đã không thể hiện được mình là một
chiếc xe tăng tốt.
Là một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới, vậy tại sao phiến quân Syria lại có trong tay Leopard 2A4?
Để
trả lời câu hỏi này phải quay lại 3 năm trước, tức vào cuối năm 2016,
khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành Chiến dịch Lá chắn Euphrates ở miền
Bắc Syria. Tổng cộng có 30 chiếc Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia
chiến dịch này, trong đó có tới 1/3 bị hư hỏng trên chiến trường.
Trong
cuộc chiến giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược Al-Bab, chỉ trong
một ngày Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã để mất tới 10 chiếc Leopard 2A4. Trong
đó có 8 chiếc bị phá hủy, còn hai chiếc bị phiến quân IS bắt sống.

Một chiếc Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị phiến quân IS bắt sống năm 2016. Ảnh: defence-blog.
Không
loại trừ khả năng hai chiếc Leopard 2A4 mới xuất hiện trở lại ở Idlib
chính là những chiếc xe tăng bị IS bắt sống năm xưa.
Để
bổ sung cho giả thuyết này, có thể dẫn chứng rằng nhiều nhóm phiến quân
IS sau khi bị đánh bại ở Syria đã "thay tên đổi họ" biến thành các phần
tử khủng bố "ôn hòa" chuyển sang nương nhờ Ankara ở Idlib.
Căn
cứ vào tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib, khá ngạc nhiên khi người
Thổ không yêu cầu các nhóm phiến quân này trả lại hai chiếc Leopard 2A4
bị mất trước đó. Không những thế Ankara còn tiếp tục cung cấp vũ khí
cho các "đệ tử thân tín" của mình ở Idlib để có thể sử dụng hai chiếc xe
tăng trên một cách hiệu quả.
Còn nếu
các xe tăng này không phải là những chiến lợi phẩm của IS như đề cập ở
trên, mà mới được Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao cho phiến quân, thì điều đó có
thể có nghĩa là giới tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ đã quá chán những cỗ xe tăng
Đức.
Quân đội Syria tái kiểm soát nhiều vị trí gần khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ từ tay Lực lượng Dân chủ Syria.
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 Nga: Công to nhưng tội lớn ở Syria
Bảo Lam |

Câu chuyện liên quan tới chiếc F-16 của Israel bị tiêu diệt hồi tháng 2/2018, khi các tổ hợp phòng không Syria bắn loạn xạ mà không liên kết với nhau, trong đó có cả Pantsir-S1.
Tổ hợp 96К6
"Pantsir-S1", một trong số những tổ hợp pháo tên lửa phòng không nổi
danh hơn cả và được quảng cáo rất rầm rộ trên các phương tiện truyền
thông, có có đủ kinh nghiệm chiến đấu, nhất là so với đa số các tổ hợp
phòng không hiện đại khác của Nga.
Pantsir-S1 được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch trên lãnh thổ Syria.
Những tổ hợp này được cả lực lượng viễn chinh Nga sử dụng để bảo đảm an
toàn cho căn cứ không quân Khmeimim, lẫn các đơn vị phòng không của
Syria.
Thế nhưng, nếu như các tổ
hợp Pantsir-S1 của Nga đánh chặn thành công nhiều cuộc tấn công ồ ạt
bằng đạn phản lực và tên lửa tự chế của quân khủng bố, thì những tổ hợp
Pantsir-S1 của Syria lại cho thấy hiệu quá rất thấp trong việc chặn đứng
các cuộc tấn công của Không quân Israel.
Những
cuộc không kích của Israel bằng tên lửa hành trình và bom định vị nhằm
vào các cơ sở quân sự trên lãnh thổ do chính phủ Syria kiểm soát, cũng
như tiêu diệt hai tổ hợp Pantsir-S1 đã làm dấy lên câu hỏi về hiệu quả
thực sự của hệ thống phòng không này.
Thậm
chí trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng internet thường xuyên
xuất hiện ý kiến khẳng định về việc Pantsir-S1 hoàn toàn không đúng với
những tính năng được quảng cáo và không hiệu quả trong cuộc đối đầu với
các phương tiện tấn công từ trên không.
Thậm
chí, trong các khu vực trên lãnh thổ Syria được những tổ hợp này bảo
vệ, không quân Israel cảm thấy như đang ở nhà mình. Hãy thử tìm hiểu do
đâu mà Pantsir-S1 và các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại khác do Nga
sản xuất lại có hiệu quả thấp đến thế trong thành phần hệ thống phòng
không Syria.
Những vấn đề của hệ thống phòng không Syria
Pantsir là hệ thống phòng không hiện đại đông quân số nhất trong thành phần phòng không Syria - tổng cộng có khoảng 36 tổ hợp.
Những
tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại khác do Nga sản xuất trong thành
phần lực lượng phòng không Syria là những tổ hợp tầm trung Buk-M2E –
theo các đánh giá, Syria có gần 20 bệ phóng.

Tổ hợp 96К6 "Pantsir-S1"
Ngoài
những tổ hợp phòng không hiện đại, Syria còn sở hữu số lượng lớn các tổ
hợp phòng không của Liên Xô – vài chục tổ hợp phòng không S-75 và
S-125, trên 10 tổ hợp tên lửa phòng không "Kub" và vài tiểu đoàn tên lửa
phòng không tầm xa S-200.
Phần lớn
các tổ hợp phòng không của Liên Xô sản xuất chỉ ghi trên giấy, còn gần
như không còn khả năng chiến đấu. Ngoài ra, những tính năng kỹ thuật của
các tổ hợp này không thể chống lại những máy bay chiến đấu hiện đại.
Nhưng
thậm chí không tính đến các tổ hợp phòng không của Liên Xô sản xuất,
lực lượng phòng không hiện đại do Nga sản xuất, dường như, phải bảo vệ
an toàn được lãnh thổ của Syria. Vậy tại sao các cuộc không kích của
Israel, hết lần này đến lần khác, đều tới được những mục tiêu?
Ngay
lập tức cần phải lưu ý rằng ý kiến về việc các máy bay của Israel bay
trên không phận của Syria để thực hiện không kích là hoàn toàn không
chính xác. Thông thường, các máy bay của lực lượng không quân Israel
thậm chí còn không đi vào không phận Syria.
Chiến
thuật không kích chuẩn của không quân Israel là bí mật tiếp cận lãnh
thổ Syria từ phía Li-băng, quốc gia ngăn cách với Syria bởi địa hình đồi
núi hiểm trở, "nhao lên" thật nhanh, phóng bom định vị và các tên lửa
hành trình hàng không và rút khỏi khu vực có thể bị các tổ hợp phòng
không Syria bắn hạ.
Như vậy, lực
lượng phòng không Syria phải đối mặt với các vũ khí tấn công từ trên
không – đó là những tên lửa hành trình và bom định vị. Tầm bay thấp (đối
với các tên lửa hành trình) và độ tán xạ hiệu quả vô cùng nhỏ của các
vũ khí tấn công từ trên không này làm hạn chế tối đa tầm phát hiện của
chúng.
Tên lửa hành trình hiện đại,
căn cứ vào tầm quét của radar, có thể bị phát hiện ở khoảng cách không
quá 20-40km. Trong trường hợp của Syria, tình hình còn khó khăn hơn do
địa hình phức tạp.
Như vậy, thậm chí
cả trong trường hợp phát hiện được các tên lửa hành trình của Israel,
thời gian để phản ứng là rất ít. Ngoài ra, sự vô trách nhiệm mang tính
truyền thống của binh lính các nước Ả Rập cũng là một yếu tố không kém
phần quan trọng.

Pantsir-S1 Nga trực chiến tại sân bay Khmeimim, Syria.
Nhưng
lỗ hổng chủ yếu của hệ thống phòng không Syria là thiếu các trạm quan
sát radar định vị hiện đại và phù hợp, mà sẽ phải thực hiện nhiệm vụ
cung cấp chỉ dẫn mục tiêu trước tiên cho tổ hợp tên lửa phòng không, và
cảnh báo sớm về cuộc không kích.
Điều
đặc biệt quan trọng đó là căn cứ vào tình hình thực tế, chỉ có một phần
các tổ hợp tên lửa phòng không ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Ngoài
những hệ thống radar định vị hiện đại, Syria còn thiếu cả hệ thống điều
khiển phòng không tự động, khiến việc điều khiển không được tập trung.
Điều
này được chứng minh bằng câu chuyện liên quan tới chiếc F-16 của Israel
bị tiêu diệt hồi tháng 2/2018, khi các tổ hợp tên lửa phòng không Syria
bắn loạn xạ mà không liên kết với nhau.
Tuy
nhiên, một phần các tên lửa hành trình đã bị những tổ hợp tên lửa phòng
không Syria ngăn chặn trong một số lần, và đó có thể coi là thành công
đối với hệ thống phòng không Syria.
Cần
phải nêu rõ rằng hệ thống phòng không được coi là hiệu quả chỉ khi nó
được tích hợp tất cả những thành phần cần thiết. Nếu không, dù có sở hữu
những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất cũng không đảm bảo được
sự thành công.
Điều này đã được chứng
minh bởi cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các nhà máy lọc dầu của Ả
Rập Xê Út hồi tháng 9/2019 bằng các UAV cảm tử và tên lửa hành trình.
Bất
chấp có tối thiểu vài khẩu đội tên lửa phòng không Patriot do Mỹ sản
xuất được bố trí xung quanh các nhà máy, gần như tất cả UAV và tên lửa
hành trình được phóng ra đều bắn trúng những mục tiêu của chúng.
Pantsir-S1 cần để làm gì?
Ngoài kinh nghiệm triển khai chiến đấu của các đơn vị phòng không Syria, chính Pantsir cũng hứng chịu sự chỉ trích.
Lấy
ví dụ, có thể gặp không ít ý kiến cho rằng tổ hợp này có tính hiệu quả
thấp trong cuộc chiến chống lại các mục tiêu lượn vòng qua trận địa, và
những muc tiêu có tham số lớn (góc vuông từ điểm bố trí tổ hợp tên lửa
phòng không đến mặt cắt ngang của hướng mục tiêu bay). Cũng có ý kiến
cho rằng tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần tương tự là Tor-M2 còn hiệu
quả hơn.
Khó có thể đồng tình với ý kiến này, bởi vì Pantsir-S1 và Tor-M2 có hai nhiệm vụ khác nhau.
Nếu
như Tor-M2 là tổ hợp phòng không của lục quân và thực hiện chức năng
bảo vệ các cụm quân trước những cuộc tấn công của không quân cũng như
những vũ khí tấn công từ trên không của địch, thì Pantsir là tổ hợp
phòng không với chức năng bảo vệ các công trình của nhà nước và căn cứ
quân sự.

Pantsir-S1 bị Israel tiêu diệt.
Những
mục tiêu chính của Pantsir là các tên lửa hành trình và những loại bom
điều khiển, UAV,… Các phương tiện tấn công từ trên không này, ngoại trừ
những tên lửa hành trình, có chi phí thấp và khả năng sử dụng số đông.
Trong
khi đó, những phương tiện tấn công từ trên không kiểu này rất dễ tiêu
diệt, còn đối với tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ căn cứ bị chúng tấn
công, lại có tham số rất nhỏ. Và để chiến đấu chống lại chúng, không gì
phù hợp bằng Pantsir-S1.
Đặc điểm
mang ý nghĩa then chốt của Pantsir là hệ thống radar định vị theo dõi và
dẫn hướng tần sóng milimet, bảo đảm độ chính xác cực cao để xác định
toạ độ của mục tiêu, cũng như việc sử dụng những tên lửa phòng không đơn
giản.
Các tên lửa của Pantsir sử
dụng hình thức dẫn hướng đơn giản nhất – chỉ huy vô tuyến, mà nhờ việc
sử dụng hệ thống radar định vị đã đề cập ở trên, sẽ bảo đảm được độ
chính xác cực cao khi dẫn hướng.
Bằng
cách này, đã giảm thiểu tối đa giá thành của một lần bắn, thứ rất cấp
thiết trong bối cảnh phải tốn rất nhiều các tên lửa phòng không khi thực
hiện đánh chặn những cuộc tấn công của các phương tiện tấn công hiện
đại từ trên không.
Như vậy, Pantsir
là một tổ hợp có giá thành thấp, nhưng cũng rất phù hợp với những phạm
vi hẹp của các nhiệm vụ mà nó được chế tạo ra để thực hiện.
Các
sự kiện trong thời gian gần đây cho thấy rõ hơn về mức độ của mối hiểm
hoạ ngày càng tăng từ việc các băng nhóm vũ trang, thậm chí là phi chính
quy, sử dụng ồ ạt những phương tiện tấn công từ trên không rẻ tiền,
nhưng rất hiệu quả.
Và nếu những nước
khác chỉ nghĩ tới việc chế tạo các phương tiện phòng không mới, có khả
năng chống trả có hiệu quả trước những mối đe doạ này, thì Nga không chỉ
đã chế tạo thành công tổ hợp tương tự, mà còn trang bị chúng với số
lượng lớn cho những đơn vị phòng không của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét