Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ
nhân Trung Quốc thời cổ đại, cả đời được hưởng vinh hoa phú quý. Tuy
sủng phi của Lý Long Cơ nhưng bà lại chưa hề sinh nở một lần nào.
Dương Ngọc Hoàn (tên gọi của Dương Quý Phi)
bẩm sinh xinh đẹp, có khí chất hơn người và tài năng xuất chúng. Sau
này, trong hôn lễ của Hàm Nghi công chúa, Ngọc Hoàn được Thọ Vương để
mắt tới, trở thành Thọ Vương Phi.
Khi mẹ của Thọ Vương cũng là phi tử được sủng ái nhất của Lý Long
Cơ qua đời, Lý Long Cơ vô cùng đau khổ, có rất nhiều người đã giới
thiệu Dương Ngọc Hoàn có diện mạo như tiên nữ với Hoàng đế. Chính vì
thế, Lý Long Cơ liền triệu con dâu đến bên cạnh mình. Ảnh:
image.baidu.com.
Sau này để cầu phúc cho Thái Hậu, Dương Ngọc Hoàn phụng chỉ xuất gia.
Khi trở lại hoàng cung lần
nữa, thì được phong làm Dương Quý Phi, hậu cung lúc này lại không lập
Hoàng hậu, nên địa vị của Dương Quý Phi không khác gì Hoàng hậu. Vậy tại
sao là người từng hầu hạ hai đời chồng, Dương Quý Phi lại chưa từng
mang thai? Ảnh: image.baidu.com.
Trước tiên phải loại trừ
nguyên nhân từ hai người chồng là Thọ Vương và Đường Minh Hoàng, bởi hai
người này đều có rất đông con nhưng lại không phải do Dương Ngọc Hoàn
sinh ra. Vậy vấn đề xuất phát từ Dương Quý Phi. Có người nói do bà quá
béo nên khó có con, lại có người nói do bà nghiện rượu nên không thể
mang thai. Ảnh: image.baidu.com.
Nhưng những điều trên chỉ là phỏng đoán,
không có căn cứ. Mọi người đều biết tuy Dương Ngọc Hoàn rất đẹp nhưng
lại có một nhược điểm là cơ thể có mùi hôi. Để giấu đi mùi cơ thể, Dương
Quý Phi phải tắm bằng cánh hoa, và phải dùng một loại hương liệu là
Hương Cơ Hoàn. Ảnh: image.baidu.com.
Loại thuốc này không chỉ
giúp cơ thể có mùi thơm mà còn có thể làm trắng da. Đương nhiên đồ vật
tốt như thế này, Dương Quý Phi không thể bỏ qua và Lý Long Cơ cũng rất
mê đắm mùi hương này.
Và trong loại thuốc này có
chứa một chất đó chính là xạ hương. Xạ hương gây ra việc khó mang thai
của phụ nữ. Ảnh: image.baidu.com.
Dương Ngọc Hoàn biết rõ điều này nhưng bà không còn cách nào khác, bởi Lý Long Cơ đã quá yêu thích mùi hương này.
Và để có được sự sủng ái lâu dài, đồng
thời che giấu mùi hôi cơ thể nên không thể dừng thuốc. Chính vì thế
Dương Quý Phi cả đời không thể mang thai và sinh con. Ảnh:
image.baidu.com.
Theodoanhnghiepvn.vn
Những bí ẩn xoay quanh cái chết của Dương Quý phi
Trần Quỳnh |
0
Những bí ẩn về cuộc đời, kết cục của Dương Quý phi là nguyên nhân gây nên nhiều tranh cãi đối với hậu thế.
Dương Quý phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn – ái phi rất được yêu mến của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Tương truyền rằng mỗi khi nàng ngắm hoa, hoa đều héo rũ vì hổ thẹn
trước vẻ đẹp của mỹ nhân. Bởi vậy, Ngọc Hoàn được xếp trong hàng ngũ “Tứ
đại mỹ nhân” Trung Quốc với mỹ danh “tu hoa”. Quý phi mang tội “hồng nhan”?
Có hai dòng quan điểm chính xoay quanh vấn đề “định tội” Dương Quý phi trước những biến cố của Đường triều.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “hồng nhan” chính là đại họa. Những
người theo ý kiến này cũng một mực khẳng định Dương Quý phi dụ dỗ Hoàng
đế, hại nước, hại dân, có chết cũng không đền hết tội.
Quan điểm đối lập lại chỉ ra: “hồng nhan” vô tội, bởi bản thân nàng
cũng là một nạn nhân của thời thế. Những người này bênh vực cho Ngọc
Hoàn, khẳng định Quý phi là một cô gái yếu đuối, số phận của nàng cũng
chỉ là một quân cờ hi sinh trên bàn cờ chính trị mà thôi.
Sinh thời, Dương Ngọc Hoàn là ái thiếp được Đường Huyền Tông vô cùng yêu mến. (Ảnh minh họa).
Như vậy, có thể thấy rõ: quan điểm thứ nhất một mặt định tội cho Dương Quý phi, mặt khác lại ngầm đề cao năng lực của “mỹ nữ”.
Xưa nay có câu: Đàn ông chinh phục cả thế giới để chinh phục người
đẹp, mà người đẹp lại thông qua việc chinh phục đàn ông để nắm lấy cả
thế giới. Đường Huyền Tông Lý Long Cơ một đời anh hùng, nhưng cuối cùng
vẫn phải khuất phục dưới gấu váy mỹ nhân là vì vậy.
Nhờ vị quý phi họ Dương được sủng ái, Dương Quốc Trung, Vi Kiến Tố,
Ngụy Phương mới dựa vào nàng mà thâu tóm được quyền lực trong triều
đình.
Cũng theo lý luận trên đây, Dương Quý phi chính là một nhân vật gián
tiếp có ảnh hưởng đến chính trị. Nàng đã khuyên Huyền Tông xuất chinh và
nhập Thục. Hai hành động này của nhà vua đã đủ để chứng minh sức ảnh
hưởng từ Ngọc Hoàn.
Trong khi các đại thần túc trí, đa mưu đều không thuyết phục được
Hoàng đế thì đôi ba câu của người đẹp lại có thể nhanh chóng trở thành
quyết sách. Vậy mới thấy, mặc dù đứng ngoài chính trị, nhưng Dương Quý
phi hoàn toàn có năng lực tác động tới việc triều chính của nhà Đường
lúc bấy giờ.
Đó chính là thứ gọi là “họa hồng nhan”, là “năng lực của mỹ nữ” mà quan điểm thứ nhất thể hiện.
Dương Quý phi là "mối họa hồng nhan" hay chỉ là một nạn nhân của những toan tính chính trị? (Tranh minh họa).
Ngược lại, quan điểm thứ hai tuy bênh vực Dương Quý phi nhưng cũng đồng nghĩa với việc đánh giá không cao năng lực của mỹ nữ.
Chủ nghĩa Mác – Lênin từng khẳng định: Nguyên nhân bên trong bao giờ
cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của các kết cấu vật
chất. Còn nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thông qua
những nguyên nhân bên trong.
Vận dụng lý thuyết trên vào Đường Huyền Tông và Dương Quý phi, ta có
thể dễ dàng nhận thấy Huyền Tông được xếp vào “nguyên nhân bên trong”,
còn Quý phi chính là “nguyên nhân bên ngoài”.
Bởi vậy, ngay cả khi có năng lực ảnh hưởng tới triều chính, những ý
kiến của Dương Quý phi vẫn phải được Hoàng đế thông qua mới có thể trở
thành hiện thực.
Hơn nữa, Huyền Tông là Thiên tử, là Hoàng thượng, là vua của một
nước. Ngay cả khi Dương Quý phi có sở hữu dung mạo đẹp hay cốt cách mỹ
nhân thì việc gây ảnh hưởng tới quyết sách của nhà vua và cả một vương
triều cũng là điều không hề dễ dàng.
Đối với “loạn An Sử”, Dương Ngọc Hoàn cũng phải chịu một phần trách
nhiệm. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng đây không phải là trách nhiệm chủ
chốt nhất. Quan điểm thứ hai bênh vực Dương Quý phi và coi nhẹ năng lực
của mỹ nhân chính là vì những lý lẽ này. Bí ẩn về kết cục của vị đại mỹ nhân họ Dương
Những quan điểm chính thống về kết cục của Dương Quý phi chủ yếu đến
từ “Cựu Đường thư”, "Tân Đường thư" và “Tư trị thông giám”. Theo đó, sử
sách và nhiều tác phẩm văn học vẫn khẳng định Dương Quý phi chết do tự
vẫn.
“Đường
thư” bản cũ do Lưu Hu biên soạn, “Tân Đường thư” được chỉnh sửa bởi Âu
Dương Tu và “Tư trị thông giám” được Tư Mã Quang biên soạn đều là ba
cuốn sách có uy tín trong lịch sử Trung Hoa.
Mặc dù miêu tả có một số sai biệt, nhưng ba nguồn sử liệu này đều ghi chép việc Dương Ngọc Hoàn tự vẫn ở sườn núi Mã Ngôi.
Bên cạnh đó, đa số những tác phẩm văn học viết về Đường triều như
“Trường Hận Ca” (Bạch Cư Dị), “Ngoại truyện Cao Lực Sĩ” (Quách Thực),
“An Lộc Sơn sự tích” (Diêu Nhữ Năng)…đều cùng chung ý kiến này.
Giả thuyết Dương Quý phi bỏ mạng vì tự vẫn được nhiều nguồn sử liệu và tác phẩm văn học công nhận. (Tranh minh họa).
Tuy nhiên, các dòng quan điểm “không chính thống” lại đưa ra nhiều
giả thuyết gây được tiếng vang và thu hút sự chú ý của dư luận nhiều
hơn. Những quan điểm này chủ yếu được chia thành hai giả thuyết lớn:
Ý kiến thứ nhất cho rằng Dương Quý phi không phải bỏ mạng vì tự vẫn mà chết trong tay loạn quân.
Giả thuyết này được đưa ra sớm nhất từ triều đại nhà Đường, xuất phát
bởi một số văn nhân, thi nhân sống cùng thời với Dương Quý phi. Đại
biểu lớn nhất của giả thuyết này phải kể tới “Thi thánh” Đỗ Phủ. Trong
bài thơ “Ai giang đầu”, ông từng viết:
“Mắt ngọc mày ngài nay ở đâu, vết máu du hồn về không được.”
Có thể thấy trong câu thơ của ông xuất hiện chữ “máu”. Một số bài thơ
của Lý Ích, Đỗ Mục, Trương Hựu…viết về cái chết của Quý phi cũng đều
xuất hiện cảnh đổ máu.
Nếu có máu chảy, ắt không phải do thắt cổ mà chết. Bản thân Đường
Huyền Tông cũng không đủ nhẫn tâm để xuống tay với ái thiếp. Như vậy,
giải thích hợp lý nhất chính là việc Ngọc Hoàn bị đám loạn quân giết
chết.
Giả thuyết thứ hai cho rằng: Dương Quý phi không chết mà tới Nhật Bản
sống đến cuối đời. Đứng đầu quan điểm này chính là người Nhật.
Theo đó, Trần Huyền Lễ năm xưa vì thương cảm cho vị quý phi xinh đẹp
nên không đành lòng sát hại. Ông bàn với Cao Lực Sĩ, dàn xếp kế sách
“thay mận đổi đào”, tìm một cung nữ có ngoại hình gần giống Quý phi để
thế mạng cho nàng.
Sau khi kế hoạch tráo đổi này thành công, Trần Huyền Lễ phái tâm phúc
hộ tống Quý phi trốn về Nam Triệu (gần Thượng Hải ngày nay) rồi căng
buồm ra biển, cuối cùng cập bến tại thị trấn Yuya (quận Otsu – tỉnh
Yamaguchi).
Như vậy, điểm khởi đầu và đích đến trong cuộc hành trình “xuất ngoại”
của Dương Quý phi rất rõ ràng, khiến nhiều người khó có thể không tin.
Đến nay, tại địa phương này vẫn còn tồn tại một ngọn bảo tháp được
khẳng định là mộ của Dương Quý phi. Trong sân của ngôi chùa có ngọn bảo
tháp này còn lưu lại hai bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A
Di Đà.
Người Nhật Bản khẳng định rằng quốc đảo của họ chính là nơi Dương Quý phi đã sống những năm tháng cuối đời. (Tranh minh họa).
Căn cứ theo cuốn “Cố sự truyền từ Trung Hoa” của Nhật Bản, một lá thư trong đó từng ghi chép:
Đường Huyền Tông sau khi bình định loạn An Lộc Sơn đã quay về Trường
An, vì tưởng nhớ Dương Quý phi nên hạ lệnh cho thân tín vượt biển tìm
kiếm, mang theo hai bức tượng Phật của nhà vua để gửi tặng nàng.
Quý phi sau khi nhận được cũng tặng trâm ngọc để đáp lễ, sai người đó gửi về cho Huyền Tông.
Như vậy, mặc dù vẫn giữ liên lạc với Tổ quốc, nhưng Dương Quý phi
không trở về quê cũ mà ở lại Nhật Bản cho tới cuối đời. Giả thuyết này
thậm chí còn có hai bức tượng Phật là bằng chứng lưu lại tới ngày nay.
Năm 1963, một phụ nữ Nhật Bản từng công bố gia phả của dòng họ trên
truyền hình và khẳng định mình là hậu duệ của Dương Quý phi. Sự kiện này
đã gây nên tiếng vang lớn tại hai nước lúc bấy giờ.
Bên cạnh hai giả thuyết trên, còn có một vài quan điểm nhỏ lẻ khác.
Tác giả Du Bình Bá cho rằng Dương Quý phi không chết mà xuất gia. Học
giả Đài Loan Ngụy Tụ Hiền trong cuốn “Người Trung Quốc phát hiện châu
Mỹ” thì khẳng định Dương Ngọc Hoàn đi tới châu Mỹ.
Chết vì binh đao loạn lạc là do văn nhân, thi nhân nói ra, khó có thể
tin được. Thủ pháp văn học rất linh động, thường thường sẽ vì cái đẹp
mà hư cấu sự thật.
Bởi vậy kết cục của Quý phi trong những bài thơ của họ tuy vô cùng sinh động, nhưng tính thực tế lại không cao.
Việc vượt biên sang Nhật Bản tuy rằng có bằng chứng, nhưng lại có vẻ
khiên cưỡng, gán ghép. Quá nhiều nhân chứng, vật chứng, lại trùng hợp
như vậy, chỉ sợ đều là ngụy tạo, do đó cũng không được nhiều người công
nhận.
Về phần “xuất gia”, “đi tới châu Mỹ”, những giả thuyết này nói ra
khiến ai nấy đều giật mình, có ý cố tình gây tranh cãi, hiềm nghi, độ
tin cậy cũng không được đánh giá cao.
Bởi vậy, cho tới ngày nay, giả thuyết Dương Quý phi tự vẫn ở sườn núi vẫn được hậu thế tin tưởng hơn cả.
Nhưng Dương Ngọc Hoàn dù qua đời hay tiếp tục sống, dù đi Nhật hay đi
Mỹ, nàng vẫn được hậu thế nhắc tới như một biểu tượng cho vẻ đẹp của
phụ nữ thời Đường nói riêng và phụ nữ Trung Hoa cổ đại nói chung.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét