ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 25
(ĐC sưu tầm trên NET)
"Kền kền chờ đợi" - bức ảnh nổi tiếng nhất về nạn đói ở Châu Phi
Phóng viên ảnh đã quá cố Kevin Carter - chủ nhân bức ảnh "Kền kền chờ đợi"

Mỗi năm, khoảng 8 triệu người ra đi vì các căn bệnh như AIDS, lao, phong… trong đó suy dinh dưỡng và cái đói góp phần không nhỏ.
Khung hình ám ảnh về nạn đói ở Châu Phi
(Tin tức giải trí) - Ngày 27/7/2014 vừa qua là kỉ niệm 20 năm ngày mất của phóng viên ảnh Kevin Carter, chủ nhân bức ảnh "Kền kền chờ đợi".
bức ảnh nổi tiếng nhất về nạn đói ở
Châu Phi giai đoạn đầu những năm 1990. Bức ảnh đã mang tới cho tác giả
giải thưởng Pilitzer cao quý nhất trong giới nhiếp ảnh, nhưng cũng là
nguyên nhân cho những khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng dẫn tới việc tự
tử vào ngày 27/7/1994 của Kevin Carter.
Nhân
sự kiện trên, hãy cùng Depplus nhìn lại những hình ảnh gây nhiều ám ảnh
về nạn đói tại Đông Phi năm 2011, nạn đói tồi tệ nhất trong suốt 25 năm
tại khu vực này, nguyên nhân gây nên cái chết cho hàng trăm nghìn
người, chủ yếu là trẻ em.
Châu Phi nói chung và khu vực Đông Phi nói
riêng luôn phải hứng chịu những hậu quả to lớn từ điều kiện thiên nhiên
khắc nghiệt và kinh tế chậm phát triển. Một trong những hậu quả trầm
trọng nhất mà người dân nơi đây phải gánh chịu là nạn đói. Thiếu lương
thực luôn là nỗi ám ảnh với bất kì người dân nào tại khu vực có mức sống
khó khăn bậc nhất trên thế giới này.
Những ngày hạn
hán tồi tệ nhất trong 60 năm lịch sử đã ảnh hưởng tới hơn 11 triệu người
dân tại Đông Phi. Các trại tị nạn đông đúc ở Kenya và Ethiopia trong
thời kì cao điểm tiếp nhận tới 3.000 người tị nạn mỗi ngày. Các gia đình
tới đây những mong chạy trốn khỏi nạn đói tại các vùng bị ảnh hưởng bởi
chiến tranh tàn phá. Nhiều người thậm chí không thể sống sót trong các
cuộc di cư tới các trại tị nạn bởi những nhu yếu phẩm cần thiết như thức
ăn và nước uống đều không được đảm bảo.
Các
quan chức quốc tế đã cảnh báo, 800.000 đứa trẻ có thể chết vì suy dinh
dưỡng trên khắp các quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Eritrea, và
Kenya. Dưới đây là một số hình ảnh đau lòng về nạn đói đang gieo rắc
nỗi khốn cùng lên người dân các quốc gia này.
Mihag
Gedi Farah, em bé 7 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nặng với trọng lượng
chỉ đạt khoảng 3.4 kg trong vòng tay mẹ tại một bệnh viện dã chiến cảu
Ủy ban cứu hộ quốc tế tại tại thị trấn Dadaab, Kenya.
Phụ
nữ và trẻ em chống chọi trong một cơn bão cát nhỏ khi đang trên đường
tìm nước cho gia đình. Nhiều vùng rộng lớn ở phía Đông châu Phi, bao gồm
Kenya và Ethiopia đã bị ảnh hưởng bởi nhiều năn hạn hán nghiêm trọng.
Dân cư khu vực miền nam Somalia đã phải hứng chịu hậu quả bi thảm của
nạn đói tồi tệ nhất trong 20 năm qua.
Kadija Ibrahim Yousef, 67 tuổi, một người tị nạn Somali trong túp lều tạm bợ của mình tại trại tị nạn Hagadera.
Một bà mẹ đang được kiểm tra các dấu hiệu suy dinh dưỡng tại một trung tâm y tế gần Lodwar, Turkana, Kenya.
Một cậu bé tị nạn Somalia thu nhặt củi ở vùng ngoại ô của trại tị nạn Ifo, Kenya.
Một nhân viên cứu trợ sử dụng iPad bức ảnh xác chết thối rữa của một con bò tại Wajir, gần biên giới Kenya-Somalia.
Hàng ngày vẫn có rất nhiều người tị nạn Somalia mới tới các trại tị nạn Ifo.
Cô
Nado Mahad Abdilli dựng nơi trú ẩn tạm thời cho gia đình mình tại Ifo
2, khu vực dành cho việc mở rộng trại tị nạn nhưng chưa được sự chấp
thuận của chính phủ Kenya.
Người
đàn ông Somali mang một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, dưới sự
hướng dẫn của một Phái đoàn Liên minh Hoà bình châu Phi tại Somalia
(Amisom) từ một trại dành cho người di tản đến trụ sở hoạt động gìn giữ
hòa bình nhập viện để điều trị y tế khẩn cấp.
Người tị nạn Somalia chờ đợi trong khu vực đăng ký của trại tị nạn Dagahaley.
Hộp
thực phẩm đã qua sử dụng nằm xếp chồng lên nhau gần một bệnh viện dã
chiến của Ủy ban quốc tế cứu hộ, IRC, tại thị trấn Dadaab, Kenya.
Trẻ em tị nạn đi qua gia súc gầy mòn trong vùng ngoại ô của trại tị nạn Dagahaley.
Cơ
thể một em nhỏ 4 tuổi người Somalia chết bởi suy dinh dưỡng được tắm
rửa lần cuối trước khi tiến hành nghi lễ chôn cất truyền thống tại trại
tị nạn Ifo. Các bác sĩ đã không thể cứu em sau 4 ngày điều trị chứng
tiêu chảy. Em tử vong vì mất nước quá nhiều.
Một người tị nạn Somali đưa đàn dê qua trại tị nạn Ifo.
Abdirisak
Mursal, 3 tuổi, một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ miền nam Somalia, được
điều trị tại bệnh viện Banadir ở Mogadishu. Hạn hán tồi tệ ở Đông Phi
đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng và tỉ lệ suy dinh dưỡng
ở mức đáng báo động.
Cậu
bé trong một gia đình 15 người chống chọi trong gió bụi, khi gia đình
cậu thực hiện cuộc hành trình 5 ngày để tới trại tị nạn. Họ cũng mất 2
đêm ngủ ngoài trời, dưới gốc cây trước khi nhận được sự chấp thuận vào
trại tị nạn.
Một người tị nạn Somalia đào một nhà vệ sinh ở vùng ngoại ô của trại tị nạn Ifo tại Dadaab, Kenya.
Một người phụ nữ Somali chờ đợi để được đăng ký như một người tị nạn Dagahaley tại Camp, bên ngoài Dadaab, Kenya.
Eden
Salaad, 4 tuổi mải miết tìm mẹ khi đang được tắm rửa trong một chiếc
chậu vỡ tại bệnh viện Medecins Sans Frontieres, nơi Eden đang được điều
trị suy dinh dưỡng.
Một đứa trẻ khác đang chờ đợi được điều trị tại bệnh viện Medecins Sans Frontieres, tại thị trấn Dadaab, Kenya.
Người tị nạn Somalia nhận ngũ cốc và dầu ăn từ Tổ chức Hợp tác Hồi giáo OIC, phía Nam thủ đô Mogadishu của Somalia.
Trẻ
tị nạn Somali mới đến đang chờ kiểm tra y tế tại các trại tị nạn
Dadaab. Các cơ quan viện trợ không thể hỗ trợ được nhiều cho người dân
Somalia, bởi quân nổi dậy đã kiểm soát phần lớn các khu vực.
Một
người phụ nữ tị nạn Somali giữ chặt khẩu phần ăn của mình là một chiếc
bánh quy cao năng lượng ở lối vào khu vực đăng ký của trại tị nạn Ifo
tại Dadaab, Kenya.
Một người đàn ông ngồi trước nơi trú ẩn tạm thời của mình tại một trại dành cho người di tản ở Somalia Mogadishu.
Cô
Suldana Mohamed 28 tuổi và có 6 người con, 3 trong số đó không được đi
học. Họ nhận được trợ cấp 1 bữa ăn 1 ngày tại trại tị nạn.
Bác sỹ Somali thăm khám cho một trẻ suy dinh dưỡng tại bệnh viện Banadir ở Mogadishu.
Phóng to |
Bác sỹ không thể cứu được đứa trẻ, người mẹ là một phụ nữ Somali khóc ròng bên đứa con đã chết vì suy dinh dưỡng của mình.
(DPL)Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí
Khi đổ thức ăn thừa đi, bạn có nghĩ, rất nhiều người đang cần nó để sinh tồn?
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn có nhớ mình đã bỏ đi bao nhiêu thức
ăn không? Có thể lượng thức ăn bỏ phí trong một bữa không đáng kể nhưng
khi nhiều người trên thế giới cũng như bạn, thì vô tình một lượng lớn
thực phẩm đã bị bỏ đi. Trong khi đó, ở nơi nào đó trên thế giới, vẫn còn
những em nhỏ đang cần lắm một bát cơm.
Từ tình trạng lãng phí thức ăn…
Theo
thống kê năm 2012, trung bình, con người đã lãng phí tới khoảng 40%
lượng lương thực và thực phẩm trong quá trình vận chuyển từ trang trại
tới bàn ăn. Nếu tính tất cả lại thì tổng lượng thực phẩm lãng phí lên
tới 1,3 triệu tấn mỗi năm.
Đáng ngạc nhiên hơn là tỉ lệ lãng phí thức ăn ở những nước nghèo
với nước giàu là tương đương nhau. Nguyên nhân là vì ở các nước kém phát
triển, điều kiện thu hoạch, bảo quản và vận chuyển không tốt. Do đó, ở
rất nhiều công đoạn, thức ăn bị lãng phí vì hỏng và không thể sử dụng
được.
Theo thống kê của Bộ Môi trường Hồng Kông, trong năm 2009, người
Hồng Kông thải trung bình hơn 8.900 tấn rác thải rắn mỗi ngày, trong đó
khoảng 3.200 tấn (chiếm 37%) là thức ăn thừa. Điều đó cũng có nghĩa, một
người ở đây vứt đi khoảng 0,5kg thức ăn mỗi ngày.
Một điều tra của tổ chức môi trường "Người bạn của Trái đất" phát
hiện ra rằng, mỗi bữa tiệc cưới thải ra khoảng 105kg thức ăn thừa, trong
đó có những món ăn không hề được thực khách đụng đũa vào.
Michelle Au - một quan chức của tổ chức nói trên cho biết, số thức ăn đó có thể đủ cho khoảng 200 trẻ em đang bị đói.
Ước tính khoảng 1/3 lượng thực phẩm được các hộ gia đình mua về mỗi
năm được đổ vào thùng rác và việc lãng phí thức ăn càng tệ hơn vào các
mùa lễ hội như năm mới, Giáng sinh…
Điển hình
như người dân Úc, mỗi năm, nước này mất khoảng 5,2 tỷ đô Úc (khoảng
74.360 tỷ VNĐ) cho thức ăn thừa, nhiều hơn cả ngân sách chi tiêu cho
quốc phòng trong nước năm 2012.
Ở Mỹ, Canada, Australia và New Zealand, trung bình người dân lãng
phí khoảng 50% lượng hải sản, 38% các loại ngũ cốc, 22% thịt và 20% sữa
mỗi năm.
Riêng Mỹ, thực phẩm lãng phí chiếm tỉ
lệ cao nhất trong rác thải ở thành phố. Việc tiêu hủy thức ăn thừa chiếm
khoảng ¼ lượng khí thải metan.
Ví dụ: Ở chuỗi
cửa hàng thức ăn nhanh, khoai tây chiên và bánh kẹp chưa kịp bán hết
phải bỏ đi lần lượt trong vòng 7 phút và 20 phút. Khoảng 10% thức ăn
nhanh phải bỏ đi sau khi chế biến cũng đóng góp thêm vào tình trạng lãng
phí thức ăn.
… tới nạn đói đe dọa loài người…
Trong lúc đó, phần còn lại của thế giới đang bị nạn
đói bao vây và đẩy tới bờ vực sống - chết. Theo thống kê, năm 2012, trên
hành tinh có khoảng 870 triệu người đang chịu cảnh sống trong đói
nghèo, không có đủ thức ăn.
Nghiên cứu của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) cho thấy, các nước
ở thế giới thứ 3 và đặc biệt là châu Phi chính là khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất bởi nạn đói. Đây cũng là nhà của khoảng 30% người đói
kinh niên trên Trái đất.
Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, năm 2011 có khoảng 12 triệu người
đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực tại vùng Sừng châu Phi
(bao gồm các nước như Somalia, Kenya, Ethiopia, Djibouti…) với tỷ lệ
người suy dinh dưỡng và trẻ em tử vong cao đáng kinh ngạc.
Nguyên
nhân là do nạn hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm trở lại đây ở khu vực
châu Phi diễn ra trước đó. Somalia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất. Mỗi ngày có khoảng 4.000 người buộc phải di dời khỏi đất nước này
và trở thành người tị nạn ở Kenya và Ethiopia.
Từ tháng 6/2010 số người trên thế giới sống dưới mức nghèo khổ (dưới 26.000 VNĐ/ngày) đã tăng lên đến 44 triệu người.
Giá
cả lương thực, thực phẩm tăng cao đã kích động nhiều cuộc biểu tình ở
Bắc Phi và Trung Đông. Đây là kết quả tất yếu của việc thiếu lương thực
thực phẩm nghiêm trọng gây nên.
Nguy hiểm hơn, đối với mỗi cá nhân, không đủ thức ăn là nguyên nhân
khiến cơ thể suy kiệt, mất dần sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
Nghị viện châu Âu đã lấy năm 2014 là "Năm châu Âu chống lãng phí
thực phẩm’" và quyết tâm giảm 50% lượng thức ăn thừa vào năm 2020.
Quãng
đường vận chuyển thức ăn từ trang trại tới bàn ăn qua rất nhiều công
đoạn kém hiệu quả trong khi chúng ta có thể cải thiện các khâu này mà
không tốn mấy công sức và con người cần phải làm điều đó.
Lãng
phí thức ăn chính là tiếp tay giết chết đồng loại. Chúng ta hãy sống
sao cho người khác cùng sống, cần biết tiết kiệm và trân trọng những gì
mình đang có.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo của các nguồn: CreativeGreed, RadioAustralia, Wikipedia...
Nhận xét
Đăng nhận xét