ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 75
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguyễn Kỳ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Kỳ (chữ Hán: 阮琦, ? - ?), người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Hạ (nay là huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất (1541), đời Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải). Làm quan đến Hàn lâm thị thư.
- Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 18:26 ngày 8 tháng 3 năm 2015
Chuyện tình đẹp như cổ tích vị trạng nguyên kỳ lạ bậc nhất đất Việt
(ĐSPL)
- Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, hiếm vị trạng nguyên nào có xuất
thân kỳ lạ như Trạng Khiếu. Thân thế của ông cho tới giờ vẫn còn nhiều
tranh cãi và cần có sự kiểm nghiệm lịch sử.
Tuy nhiên, sự chung tình của vị trạng nguyên này cho tới giờ vẫn được sử sách và giai thoại dân gian lưu giữ như một minh chứng cho một mối tình đẹp...
Đi tìm thân thế của trạng nguyên bí ẩn
Học giả Phan Kế Bính trong cuốn sách Các cụ Trạng Việt Nam đã kể về một vị trạng đặc biệt có tên Khiếu Hữu Thanh ở đất Đồng Cống, làng Hữu Thanh, tỉnh Thái Bình. Chuyện kể rằng, thuở nhỏ ông tên Bé, là con của một người mõ còn gọi là lão Đốp. Bé từ nhỏ không được học hành, cả ngày chỉ vác mõ thay bố rao làng nước mỗi khi có tin tức gì cần loan báo và đi chia phần biếu cho các quan viên. Tuy nhiên, nhờ cơ duyên lạ lùng mà lấy được vợ đẹp, lại được đi học và sau này trở thành một vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Tìm trong sử sách, chúng tôi không thấy bất cứ tư liệu nào nói về vị trạng nguyên này. Để làm rõ những hoài nghi, chúng tôi tìm đến vùng đất làng Hữu Thanh xưa (nay thuộc khu vực xã Phú Xuân, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) và tìm gặp Tộc trưởng họ Khiếu là ông Khiếu Hữu Liêm để xác minh lại thông tin. Tuy nhiên, ông Liêm cho biết, những vị cao niên trong họ chưa từng nghe tới vị Trạng nguyên này. “Dòng họ Khiếu chúng tôi vốn quê ở làng Phú Lạc, xã Phú Xuân, TP.Thái Bình. Theo gia phả để lại, dòng họ chúng tôi có cụ tổ Khiếu Đình Tuân đỗ trạng nguyên chứ không có vị trạng nguyên nào là Khiếu Hữu Thanh cả”, ông nói.
Ấy thế nhưng khi đề cập tới câu chuyện tình yêu
của vị trạng nguyên này với người con gái tên Ngọc, vốn là con gái cụ
thượng Lê thì ông Khiếu Hữu Liêm lại cho hay: “Theo gia phả cũng như lời
các cụ truyền lại thì cụ tổ Khiếu Đình Tuân của chúng tôi cũng có mối
tình tương tự như vậy với con gái cụ thượng Lê. Trước đây, cụ cao niên
Khiếu Hữu Tam vẫn thường kể cho con cháu họ Khiếu nghe thời gian khó
khăn của cụ tổ, câu chuyện tương tự như trong giai thoại về trạng nguyên
Khiếu Hữu Thanh. Vì thế tôi cho rằng hai cụ trạng nhưng thực chất chỉ
là một mà thôi. Có thể khi lưu truyền trong dân gian thì tên của cụ bị
biến đổi đi chăng?”.
Thực tế là trạng nguyên Khiếu Đình Tuân cũng được dân gian gọi bằng Trạng Khiếu (trùng với cách gọi của trạng nguyên Khiếu Đình Thanh). Trong khi đó các tài liệu ghi chép về trạng nguyên Khiếu Đình Tuân cho biết, ông đỗ khoa thi cuối cùng của triều Mạc, đỗ xong cả vua tôi phải chạy khỏi kinh thành, chưa có lễ xướng danh. Ông có ý định phù Mạc, chống Lê nhưng sự nghiệp không thành, bỏ đi tu và mất sau đó. Điều đáng lưu ý là trong gia phả họ Khiếu cũng ghi lại, do cụ tổ sinh vào thời loạn ly lại đỗ đạt và làm quan đại thần nên buộc phải đổi họ tên, mai danh ẩn tích.
Gia phả cũng ghi lại cụ Khiếu Đình Tuân cuối đời đã về tu và mất ở chùa Vạn Linh, thuộc xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Theo thông tin mà ông Khiếu Hữu Liêm cho biết, năm 2011, ông đã cùng 37 người họ Khiếu đến chùa Vạn Linh để tìm lại mộ tổ. Sau nhiều ngày tìm kiếm, đoàn đã tìm được một bia mộ ngay dưới nền chùa ghi “Trạng nguyên Khiếu Tướng công thọ sở”. Nhưng ngặt một nỗi dưới nền chùa trước đây chôn rất nhiều tượng Phật con cháu cũng sợ động nên chưa thể đào tiếp lên để tìm mộ chí.
Như vậy, đến nay danh tính trạng nguyên Khiếu Hữu Thanh vẫn còn là một dấu hỏi. Những giả thuyết được đề cập ở trên cũng chỉ là những nghi ngờ mà chưa có sự kiểm nghiệm lịch sử. Cùng với những thăng trầm của thời cuộc, danh tính có thể thay đổi nhưng câu chuyện về vị trạng nguyên này, nhất là về cuộc tình nổi tiếng của ông vẫn là một tấm gương cho thế hệ sau này học tập và noi theo.
Giai thoại về sự chung tình nổi tiếng của trạng nguyên
Theo ghi chép của học giả Phan Kế Bính thì khi trạng nguyên Khiếu Hữu Thanh (tên tục là Bé) đến tuổi trưởng thành, tuy vẫn chưa biết chữ nhưng lại tỏ ra thông minh lạ thường. Lúc bấy giờ cụ thượng Lê là tiên chỉ trong làng có một người con gái đẹp tên Ngọc. Không hiểu nhân duyên thế nào mà con gái cụ thượng Lê lại đem lòng yêu Bé rồi ốm tương tư. Cô một hai nếu không lấy được Bé thì chết chứ không chịu lấy người khác. Cụ thượng Lê thấy thế thì xấu hổ vô cùng vì con gái một vị thượng quan mà lại đi say mê một gã thường đinh mù chữ. Thương con gái nên cụ đành chấp nhận nhưng sau đó đuổi cô Ngọc đi, nhất định không nhận con gái nữa.
Sau khi lấy chàng Bé, con gái cụ thượng Lê cùng chồng vào Thanh Hóa tìm cụ thượng Phùng (vốn là bạn cụ thượng Lê) để xin học cho chồng. Nàng nói dối Bé là em trai nhưng vì học dốt và lười biếng nên bị cụ thượng Lê đuổi đi. Vì thương xót em, Ngọc phải bán tư trang, đưa em lặn lội vào đây để xin thụ giáo.
Cụ
thượng Phùng thấy thế không nghi ngờ gì liền nhận lời và từ đó Ngọc
thắt lưng buộc bụng, buôn bán lấy tiền cho Bé đi học. Bé ở luôn nhà cụ
thượng, còn Ngọc thì dọn một quán nước ở riêng, một tháng đôi lần đến
thăm Bé và đem lương thực cho chàng. Điều lạ là sau khi vỡ trí, Bé học
đâu nhớ đấy, chẳng mấy chốc nổi tiếng thơ hay, phú giỏi, đứng đầu
trường. Bé học được ba năm, một hôm cụ thượng Phùng gọi Ngọc đến bảo
rằng: “Em cháu chắc khoa này đỗ đầu thiên hạ. Vậy cháu phải về thưa ngay
với cha làm tờ khai cho em cháu đi học để kịp ngày thi”. Bấy giờ Ngọc
phải thú thực Bé là chồng mình. Nàng kể lại đầu đuôi câu chuyện cho cụ
thượng Phùng nghe. Nghe xong, cụ thượng liền viết một bức thư cho cụ
thượng Lê kể lại mọi sự tình và quả quyết nếu Bé được đi thi kỳ này thì
thế nào cũng đoạt được khôi giáp.
Nhận được thư, cụ thượng Lê bèn vào Thanh Hóa để xem việc thực hư thế nào. Cụ thượng Phùng cho gọi Bé vào hầu. Cụ thượng Lê hỏi câu nào Bé đối đáp trôi chảy, mạch lạc, làm cho cụ rất đỗi ngạc nhiên và bất ngờ, sau đó cụ bảo rằng: “Ta không thể lấy họ Lê làm họ cho con rể, mày là con lão Đốp thì ta đặt cho mày họ Khiếu tên là Hữu Thanh". Sau đó ít lâu, cụ về làng bắt lý trưởng loại khai cho hạch thi. Khoa thi Hương năm ấy, Khiếu Hữu Thanh giật giải nguyên. Lúc xướng danh ban yến, cụ thượng Lê viết thư bảo Hữu Thanh về làng chơi, nhưng Hữu Thanh không chịu. Hữu Thanh về thẳng chỗ cụ thượng Phùng xin ở lại theo học nữa để chờ thi Hội và thi Đình. Sau đó, Hữu Thanh đỗ hội nguyên, được vua Lê sắc từ “Đệ nhật giấy tiến sỹ cấp đệ nhất danh”.
Lúc vào thượng uyển xem hoa, vua Lê ngỏ ý muốn gả công chúa Quỳnh Hoa cho Hữu Thanh. Hữu Thanh tâu lên rằng đã có vợ, không thể phụ nghĩa được. Vua khen ăn ở thủy chung. Cụ thượng Hà, bạn của cụ thượng Lê và cụ thượng Phùng cũng muốn gả con gái tên là Bích Châu cho Hữu Thanh, chàng cũng từ chối luôn.
Khiếu Hữu Thanh làm quan liêm chính, chỉ sáu, bảy năm thì lên được chức thượng thư, rồi tể tướng. Đến lúc cáo lão về làng, dân làng lập từ, nay là đền quan trạng
Khiếu tại quê cũ. Về sau, nói về trạng Khiếu xuất thân làm mõ, người ta có câu thơ rằng: Họ Khiếu vang trời kêu tiếng mõ kêu!
Tuy nhiên, sự chung tình của vị trạng nguyên này cho tới giờ vẫn được sử sách và giai thoại dân gian lưu giữ như một minh chứng cho một mối tình đẹp...
Đi tìm thân thế của trạng nguyên bí ẩn
Học giả Phan Kế Bính trong cuốn sách Các cụ Trạng Việt Nam đã kể về một vị trạng đặc biệt có tên Khiếu Hữu Thanh ở đất Đồng Cống, làng Hữu Thanh, tỉnh Thái Bình. Chuyện kể rằng, thuở nhỏ ông tên Bé, là con của một người mõ còn gọi là lão Đốp. Bé từ nhỏ không được học hành, cả ngày chỉ vác mõ thay bố rao làng nước mỗi khi có tin tức gì cần loan báo và đi chia phần biếu cho các quan viên. Tuy nhiên, nhờ cơ duyên lạ lùng mà lấy được vợ đẹp, lại được đi học và sau này trở thành một vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.
Tìm trong sử sách, chúng tôi không thấy bất cứ tư liệu nào nói về vị trạng nguyên này. Để làm rõ những hoài nghi, chúng tôi tìm đến vùng đất làng Hữu Thanh xưa (nay thuộc khu vực xã Phú Xuân, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) và tìm gặp Tộc trưởng họ Khiếu là ông Khiếu Hữu Liêm để xác minh lại thông tin. Tuy nhiên, ông Liêm cho biết, những vị cao niên trong họ chưa từng nghe tới vị Trạng nguyên này. “Dòng họ Khiếu chúng tôi vốn quê ở làng Phú Lạc, xã Phú Xuân, TP.Thái Bình. Theo gia phả để lại, dòng họ chúng tôi có cụ tổ Khiếu Đình Tuân đỗ trạng nguyên chứ không có vị trạng nguyên nào là Khiếu Hữu Thanh cả”, ông nói.
Họ Khiếu không có trạng nguyên Khiếu Hữu Thanh. |
Thực tế là trạng nguyên Khiếu Đình Tuân cũng được dân gian gọi bằng Trạng Khiếu (trùng với cách gọi của trạng nguyên Khiếu Đình Thanh). Trong khi đó các tài liệu ghi chép về trạng nguyên Khiếu Đình Tuân cho biết, ông đỗ khoa thi cuối cùng của triều Mạc, đỗ xong cả vua tôi phải chạy khỏi kinh thành, chưa có lễ xướng danh. Ông có ý định phù Mạc, chống Lê nhưng sự nghiệp không thành, bỏ đi tu và mất sau đó. Điều đáng lưu ý là trong gia phả họ Khiếu cũng ghi lại, do cụ tổ sinh vào thời loạn ly lại đỗ đạt và làm quan đại thần nên buộc phải đổi họ tên, mai danh ẩn tích.
Gia phả cũng ghi lại cụ Khiếu Đình Tuân cuối đời đã về tu và mất ở chùa Vạn Linh, thuộc xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Theo thông tin mà ông Khiếu Hữu Liêm cho biết, năm 2011, ông đã cùng 37 người họ Khiếu đến chùa Vạn Linh để tìm lại mộ tổ. Sau nhiều ngày tìm kiếm, đoàn đã tìm được một bia mộ ngay dưới nền chùa ghi “Trạng nguyên Khiếu Tướng công thọ sở”. Nhưng ngặt một nỗi dưới nền chùa trước đây chôn rất nhiều tượng Phật con cháu cũng sợ động nên chưa thể đào tiếp lên để tìm mộ chí.
Như vậy, đến nay danh tính trạng nguyên Khiếu Hữu Thanh vẫn còn là một dấu hỏi. Những giả thuyết được đề cập ở trên cũng chỉ là những nghi ngờ mà chưa có sự kiểm nghiệm lịch sử. Cùng với những thăng trầm của thời cuộc, danh tính có thể thay đổi nhưng câu chuyện về vị trạng nguyên này, nhất là về cuộc tình nổi tiếng của ông vẫn là một tấm gương cho thế hệ sau này học tập và noi theo.
Giai thoại về sự chung tình nổi tiếng của trạng nguyên
Theo ghi chép của học giả Phan Kế Bính thì khi trạng nguyên Khiếu Hữu Thanh (tên tục là Bé) đến tuổi trưởng thành, tuy vẫn chưa biết chữ nhưng lại tỏ ra thông minh lạ thường. Lúc bấy giờ cụ thượng Lê là tiên chỉ trong làng có một người con gái đẹp tên Ngọc. Không hiểu nhân duyên thế nào mà con gái cụ thượng Lê lại đem lòng yêu Bé rồi ốm tương tư. Cô một hai nếu không lấy được Bé thì chết chứ không chịu lấy người khác. Cụ thượng Lê thấy thế thì xấu hổ vô cùng vì con gái một vị thượng quan mà lại đi say mê một gã thường đinh mù chữ. Thương con gái nên cụ đành chấp nhận nhưng sau đó đuổi cô Ngọc đi, nhất định không nhận con gái nữa.
Sau khi lấy chàng Bé, con gái cụ thượng Lê cùng chồng vào Thanh Hóa tìm cụ thượng Phùng (vốn là bạn cụ thượng Lê) để xin học cho chồng. Nàng nói dối Bé là em trai nhưng vì học dốt và lười biếng nên bị cụ thượng Lê đuổi đi. Vì thương xót em, Ngọc phải bán tư trang, đưa em lặn lội vào đây để xin thụ giáo.
Đền thờ trạng nguyên Khiếu Đình Tuân ở xã Phú Xuân, TP. Thái Bình hiện nay. |
Nhận được thư, cụ thượng Lê bèn vào Thanh Hóa để xem việc thực hư thế nào. Cụ thượng Phùng cho gọi Bé vào hầu. Cụ thượng Lê hỏi câu nào Bé đối đáp trôi chảy, mạch lạc, làm cho cụ rất đỗi ngạc nhiên và bất ngờ, sau đó cụ bảo rằng: “Ta không thể lấy họ Lê làm họ cho con rể, mày là con lão Đốp thì ta đặt cho mày họ Khiếu tên là Hữu Thanh". Sau đó ít lâu, cụ về làng bắt lý trưởng loại khai cho hạch thi. Khoa thi Hương năm ấy, Khiếu Hữu Thanh giật giải nguyên. Lúc xướng danh ban yến, cụ thượng Lê viết thư bảo Hữu Thanh về làng chơi, nhưng Hữu Thanh không chịu. Hữu Thanh về thẳng chỗ cụ thượng Phùng xin ở lại theo học nữa để chờ thi Hội và thi Đình. Sau đó, Hữu Thanh đỗ hội nguyên, được vua Lê sắc từ “Đệ nhật giấy tiến sỹ cấp đệ nhất danh”.
Lúc vào thượng uyển xem hoa, vua Lê ngỏ ý muốn gả công chúa Quỳnh Hoa cho Hữu Thanh. Hữu Thanh tâu lên rằng đã có vợ, không thể phụ nghĩa được. Vua khen ăn ở thủy chung. Cụ thượng Hà, bạn của cụ thượng Lê và cụ thượng Phùng cũng muốn gả con gái tên là Bích Châu cho Hữu Thanh, chàng cũng từ chối luôn.
Khiếu Hữu Thanh làm quan liêm chính, chỉ sáu, bảy năm thì lên được chức thượng thư, rồi tể tướng. Đến lúc cáo lão về làng, dân làng lập từ, nay là đền quan trạng
Khiếu tại quê cũ. Về sau, nói về trạng Khiếu xuất thân làm mõ, người ta có câu thơ rằng: Họ Khiếu vang trời kêu tiếng mõ kêu!
Không có trạng nguyên Khiếu Hữu Thanh Đây là khẳng định của một vị lãnh đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình. Vị này khẳng định hiện nay không có tài liệu nào ghi về trạng nguyên Khiếu Hữu Thanh mà chỉ có một vị trạng nguyên họ Khiếu ở TP. Thái Bình là Khiếu Đình Tuân mà thôi. Cũng nhờ có hướng dẫn của vị này mà chúng tôi mới tìm được hậu nhân dòng họ Khiếu đang sinh sống ở đây. |
H. ANH – P. THIỆU
Những cái nhất của trạng nguyên triều Mạc
(Kienthuc.net.vn)
- Trạng nguyên có tuổi thọ cao nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên
có nhiều giai thoại ly kỳ nhất là Giáp Hải...
Là
một triều đại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nhưng triều Mạc
không được nhắc đến một cách thiện cảm do sau khi thất bại, rút chạy
khỏi Thăng Long và mất vai trò chính trị khi nhà Lê trung hưng nên các
sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách,
gọi là “ngụy triều”. Chính vì vậy nhiều thông tin về nhà Mạc chỉ được
đề cập rất sơ lược, trong đó có vấn đề thi cử, trọng dụng người tài và
tên tuổi của các bậc đại khoa của vương triều này cũng không được nhìn
nhận rõ nét.
Triều Mạc có bao nhiêu trạng nguyên?
Nhà
Mạc thành lập năm Đinh Hợi (1527) với sự kiện Thái tổ Mạc Đăng Dung
cướp ngôi nhà Lê, từ năm Quý Tị (1533) con cháu nhà Lê xây dựng chính
quyền riêng ở phía Nam (sử gọi là triều Lê Trung Hưng) tổ chức đánh nhà
Mạc, phục hồi sự thống trị trên toàn quốc, dẫn đến cục diện nội chiến
Nam - Bắc triều.
Để
cố kết nhân tâm và thu phục nhân tài, tăng cường sức mạnh cho triều
đại của mình, ngay từ khi mới thay thế triều Lê, các vua triều Mạc vẫn
đề cao Nho giáo và áp dụng hình mẫu giáo dục, thi cử như thời Lê. Cách
trân trọng nhân tài của nhà Mạc được tác giả Nguyễn Bá Trác thời
Nguyễn, trong cuốn Hoàng Việt Giáp tý niên biểu nhắc tới mấy chữ dư âm: “Mạc thị sùng Nho” - Họ Mạc sùng đạo Nho.
Để
thể hiện việc tôn sùng Nho giáo, trọng việc học nên nhà Mạc vẫn tiếp
tục duy trì việc thờ cúng các bậc Tiên hiền ở Văn miếu và cho lập Văn
chỉ ở các địa phương. Riêng tại Thăng Long, nhà Mạc nhiều lần cho tu
sửa Văn miếu, Quốc tử giám, xây dựng thêm nhiều công trình khác như
điện Sùng Nho, nhà Thái học, nhà Minh Luân và hành lang; đồng thời còn
có nơi cư trú cho học sinh, dưới tên gọi là Xá sinh, Thượng xá sinh và
Trung xá sinh... Các vua Mạc còn đến Văn Miếu tế lễ, khuyến khích việc
học cho các nho sinh.
Trong
lĩnh vực giáo dục, khoa thi đầu tiên của nhà Mạc mở năm Kỷ Sửu (1529).
Việc tổ chức giáo dục, thi cử này không ngoài mục đích xây dựng một
tầng lớp phong kiến trung thành với nhà Mạc, phò tá triều Mạc phát
triển. Trong 65 năm (1527-1592) tồn tại với tư cách là một vương triều,
đóng đô ở Thăng Long, nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi Hội, lấy đỗ
được 485 Tiến sĩ.
Bên
cạnh đó, theo lệ nhà Lê, nhà Mạc cũng cho dựng bia Tiến sĩ khắc tên
các vị đỗ đạt, mặc dù không duy trì ổn định lệ này nhưng điều đó cũng
là một hành động cổ vũ học tập và khuyến học có tác dụng rất lớn đối
với xã hội. Nội dung tấm bia Tiến sĩ đầu tiên của nhà Mạc dựng năm Kỷ
Sửu (1529) ngay sau khoa thi đầu tiên được tổ chức đã thể hiện rõ chính
sách khuyến khích người học và đề cao khoa cử. Văn bia có đoạn viết:
“… Dùng
văn giáo mà rèn luyện nhân tài, sửa trường học để mở rộng nền giáo
dục, ban học quy để cổ vũ lòng hăng hái. Nhân văn được trau dồi, thi cử
được đổi mới. Phàm những điều lệ về thi cử, ban ấn vinh theo cấp bậc,
so với thời xưa đều rõ ràng và đầy đủ hơn nhiều.
Kẻ
sĩ gặp gỡ thánh triều, được hấp thụ nền giáo hóa tốt đẹp mới, được thi
đậu, tiến lên con đường vẻ vang, lại khắc tên vào bia đá, há không
phải là vinh hạnh lắm ru! Vậy nên cảm phục đức lớn, gắng gỏi tiến lên,
lấy trung thành làm nếp, lấy lễ nghĩa làm khuôn; tâm thuật phải ngay
thẳng, làm nên sự nghiệp to lớn và lâu dài như Lã Văn Mục biết theo
chính đạo mà giữ mình để giúp ích cho sự thịnh vượng thái bình, như Hàn
Ngụy công biết dùng khoa mục mà giúp nước để giữ gìn nền trị an cho
thiên hạ. Được như vậy thì người đời mới khen là bậc trạng nguyên chân
chính, là vị tiến sĩ nổi danh, trên không phụ sự cất nhắc của thánh
thiên tử, dưới không phụ điều học hỏi của mình, công nghiệp to lớn rực
rỡ của mình sẽ sáng chói trên tấm bia đá vậy...”.
Đó
là thời kỳ hưng thịnh, đến thời kỳ suy tàn của nhà Mạc tính từ khi bị
đánh bại phải rút lên cát cứ ở Cao Bằng từ năm Mậu Tý (1528) đến năm
Đinh Tị (1677), do thế lực nhỏ yếu nên việc giáo dục không được chú
trọng như trước nhưng các vua Mạc cũng cố gắng tổ chức được một số khoa
thi, lấy đỗ nhiều người tài giỏi, trong đó phải kể đến Nguyễn Thị Duệ,
nữ Tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam.
Đánh giá về vấn đề này, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí
đã viết: “Nhà Mạc dẫu bận chiến tranh mà vẫn không bỏ thi cử, vì thế
được nhiều người tài giỏi giúp việc chống với nhà Lê, kéo dài hơn 60
năm. Ấy cũng là công hiệu của khoa cử đó”.
Tiễn người đi thi. Ảnh minh họa. |
Lại
nói về thời thịnh trị của mình, nhà Mạc qua 22 lần tổ chức khoa thi
Hội, trong số gần 500 vị Tiến sĩ, chỉ có 11 người xuất sắc nhất được
chấm đỗ Trạng nguyên. Trong lớp sĩ phu đỗ đạt thời Mạc sáng rực lên với
những trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Phạm Trấn, Nguyễn Tuấn
Ngạn,… họ đã chẳng những tiêu biểu cho một thời khoa cử mà còn tiêu
biểu cho cả lịch sử khoa cử, cho văn hoá Việt Nam. Các vị Trạng nguyên
của triều Mạc gồm có:
1. Đỗ Tông
(1504 - ?) người xã Lại Ốc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, trấn Kinh
Bắc (nay thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu
(1529) đời Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung). Làm quan đến chức Hình bộ tả
thị lang, Đông các Đại học sĩ.
2. Nguyễn Thiến
(1459 - 1557) hiệu là Cảo Xuyên, người làng Canh Hoạch, huyện Thanh
Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội). Đỗ Trạng nguyên
khoa Nhâm Thìn (1532) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Làm quan đến
chức Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, Đông các đại học sĩ, Nhập thị
kinh diên, tước Thư quận công.
3. Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491 - 1585) tên chữ là Hạnh Phú, hiệu là Bạch Vân tiên sinh, biệt
hiệu Tuyết Giang phu tử; người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ
Hồng, thừa tuyên Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Đỗ
Trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535), đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh).
Làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các đại học sĩ, rồi
Thượng thư bộ Lại, tước Trình tuyên hầu.
4. Giáp Hải
(1507 - 1586) sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng
Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Dũng,
Bắc Giang). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất (1538) đời Mạc Thái Tông (Mạc
Đăng Doanh). Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ,
Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê bá, hàm Thiếu bảo.
5. Nguyễn Kỳ
(1518 - ?) có tên khác là Nguyễn Thời Lượng, người xã Bình Dân, huyện
Đông Yên, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Khoái Châu,
Hưng Yên). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu ( 1541) đời Mạc Hiến Tông (Mạc
Phúc Hải). Làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư.
6. Dương Phúc Tư
(1505 - 1564) người xã Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh
Bắc (nay thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùi
(1547) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Làm quan đến chức Tham
chính.
7. Trần Văn Bảo
(1523 - 1586) người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, trấn
Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Nam Trực, Nam Định). Đỗ Trạng nguyên khoa
Canh Tuất (1550) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Làm quan đến
chức Thượng thư, tước Nghĩa Sơn bá.
8. Nguyễn Lượng Thái
(1525 - 1576) người xã Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận An, trấn
Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Đỗ Trạng nguyên khoa
Quý Sửu (1553) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Làm quan đến Tả
thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham hầu.
9. Phạm Trấn
(1523 - ?) người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, xứ Hải
Dương (nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Dương). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính
Thìn (1556) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Làm quan đến chức
Thừa chính sứ, kiêm Đông các đại học sĩ.
10. Phạm Duy Quyết
(1521 - ?); người xã Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, xứ Hải
Dương (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm
Tuất (1562) đời Mạc Mục Tông (Mạc Mậu Hợp). Làm quan đến chức Tả thị
lang bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê hầu.
11. Vũ Giới
(1541 - ?) người xã Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay
thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu
(1577) đời Mạc Mục Tông (Mạc Mậu Hợp). Làm quan đến chức Lại bộ Thượng
thư.
Vinh quy bái tổ. Tranh minh họa. |
Những cái nhất của Trạng nguyên triều Mạc
Các
vị Trạng nguyên triều Mạc đều là những nhân vật tài năng xuất chúng,
có vai trò và ảnh hưởng khác nhau. Ở họ, mỗi người đều mang các đặc
điểm, dấu ấn thú vị, dưới đây là một vài thí dụ điển hình:
-
Trạng nguyên duy nhất của triều Mạc được khắc tên trên bia Tiến sĩ là
Đỗ Tông, người xã Lại Ốc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc
(nay thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên) đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu
(1529). Khoa thi này được tổ chức vào đầu năm, sau khi chọn được hạng
xuất sắc gồm 27 người trong tổng số 4.000 người ứng thí, đến ngày 18
tháng 2 thi Đình, ngày 24 gọi loa xướng tên người đỗ và theo nội dung
trên bia thì tấm bia khắc tên những người đỗ được dựng vào tiết đông
chí, tháng trọng đông (tháng chạp) ngay trong năm khoa thi được tổ
chức. Vì triều Mạc chỉ dựng duy nhất một tấm bia này nên Đỗ Tông là vị
Trạng nguyên duy nhất của vương triều này có tên trên bia Tiến sĩ.
-
Trạng nguyên có tuổi thọ cao nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm, người làng
Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, TP Hải
Phòng). Năm 45 tuổi ông mới đi thi, đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi
(1535), làm quan 8 năm trải qua nhiều chức vụ quan trọng, được người
đời suy tôn ngưỡng mộ.Sau đó chán cảnh quan trường nên Nguyễn Bỉnh
Khiêm cáo bệnh xin từ quan, trở về quê hương ông mở trường dạy học. Năm
Ất Dậu (1585) Nguyễn Bỉnh Khiêm lâm bệnh mất, thọ 95 tuổi, triều Mạc
truy tặng ông chức Thái phó, tước Trình quốc công.
-
Trạng nguyên có nhiều giai thoại ly kỳ nhất là Giáp Hải, người làng
Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Lạng Giang, Bắc
Giang), đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất (1538). Tương truyền khi sinh ra
trên tay phải ông có chữ Văn, tay trái có chữ Mẫu, sau lưng có vết đỏ
tròn như đồng tiền, hai vai mỗi bên đều có 2 nốt ruồi. Khi còn đi trọ
học ở Thăng Long, có lần ông mua một con rùa đem về nuôi, thế rồi cứ đi
nghe giảng về lại thấy cơm nước dọn sẵn, ông rình và phát hiện trong
mai rùa chui ra một cô gái xinh đẹp; Giáp Hải đem dấu mai rùa đi, từ đó
cô gái sống với ông như vợ chồng. Cô gái cho biết mình là con Long
vương, mấy tháng sau cô đưa ông xuống thủy phủ chơi, được ít lâu ông
trở về gặp đúng kỳ thi Hội bèn tham gia và đỗ Trạng nguyên.
Khi
làm quan, có lần Giáp Hải giết oan một người nên bị quả báo, lần lượt 5
người con trai và 2 người con gái của ông đều chết. Có vị đạo nhân
dùng bùa chú giúp ông xuống âm phủ tìm nguyên nhân, một ngày sau ông
tỉnh lại biết mình mắc nợ, lại thấy thuyết báo ứng của nhà Phật bèn làm
lễ tẩy oan cho người xấu số, đem tiền bạc chu cấp cho thân nhân họ, từ
đó về sau nhà ông mới bình yên, vô sự.
-
Trạng nguyên duy nhất vinh quy về chùa đó là Nguyễn Kỳ, người xã Bình
Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc Khoái
Châu, Hưng Yên), đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu (1541). Từ khi có lệ
vinh quy, các tân khoa đều về nhà thờ lễ tạ tổ tiên sau đó là lễ tạ cha
mẹ, thầy học. Còn Nguyễn Kỳ, từ năm 3 tuổi đã được gửi vào chùa làm
con nuôi sư thầy, được sư trụ trì dạy chữ, học kinh sách nên khi vinh
quy ông yêu cầu dân làng đón mình tại chùa làng để ông tạ ơn Phật, sư
trụ trì đã có ơn giáo dưỡng thành tài, sau đó ông mới về lễ tạ tổ tiên,
cha mẹ. Biết chuyện đó, triều đình và dân chúng đều khen ngợi Nguyễn
Kỳ là người tận trung, tận hiếu.
-
Trạng nguyên có phương pháp học khoa học nhất là Trần Văn Bảo, người
xã Cổ Chử, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ (nay
thuộc Nam Trực, Nam Định). Ông đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Canh Tuất
(1550); Trần Văn Bảo học đâu chắc đó, đọc cuốn sách nào ông cũng ghi
tóm tắt nội dung cuốn sách ấy vào sổ tay của mình nên không có gì không
biết, thầy học hỏi bài ông đều đáp trôi chảy.
-
Trạng nguyên có nhiều tên gọi nhất là Phạm Duy Quyết, người xã Xác
Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, xứ Hải Dương (nay thuộc Chí Linh,
Hải Dương) đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Nhâm Tuất (1562). Ông có tên
gọi khác là Phạm Đăng Quyết, Phạm Duy Áng, Phạm Duy Ưởng, Phạm Duy Trĩ.
Có
thể nói trong điều kiện lịch sử khó khăn phức tạp lúc bấy giờ, để tồn
tại và thực hiện được mục tiêu của của mình, nhà Mạc phải lo tổ chức
bộ máy chính quyền, tổ chức lực lượng quân sự và các lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, giáo dục. Đặc biệt sự nghiệp giáo dục lấy học tập và khoa cử
là nội dung trọng yếu liên quan đến việc bồi dưỡng tuyển chọn và sử
dụng trí thức, cung cấp người tài cho toàn bộ vương nghiệp được các vua
của triều đại này hết sức chú trọng. Những nhân tài đã được tuyển
dụng, nổi bật nhất chính là các vị Trạng nguyên, họ đã có đóng góp quan
trọng trong xây dựng, tổ chức của Nhà nước triều Mạc giúp cho vương
triều tồn tại trong nhiều năm; bên cạnh đó đóng góp của họ vào đời sống
chính trị, tư tưởng, văn hóa của dân tộc cũng không hề nhỏ.
Lê Thái Dũng- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét